Giáo trình Để hết sợ “sếp” khi đối mặt Bí quyết xây dựng mối quan hệ cho người nhút nhát

pdf 10 trang huongle 2110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Để hết sợ “sếp” khi đối mặt Bí quyết xây dựng mối quan hệ cho người nhút nhát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_de_het_so_sep_khi_doi_mat_bi_quyet_xay_dung_moi_q.pdf

Nội dung text: Giáo trình Để hết sợ “sếp” khi đối mặt Bí quyết xây dựng mối quan hệ cho người nhút nhát

  1. Để hết sợ “sếp” khi đối mặt Bí quyết xây dựng mối quan hệ cho người nhút nhát
  2. Đối diện với sếp luôn luôn là một vấn đề đối với bất kỳ nhân viên nào. Tại sao vậy? Đơn giản vì sếp là người trực tiếp quản lý cũng như đánh giá công việc của bạn. Hay nói cách khác, bạn có đôi phần nể sợ sếp vì sếp là người trực tiếp thưởng phạt hay ra mọi quyết định đối với bạn. Với bản thân tôi, việc đối diện với sếp cũng là một việc rất khó khăn và nặng nề trong một thời gian dài. Mặc dù có thể tôi có năng lực, có sự sáng tạo tuy nhiên tôi luôn gặp một số vấn đề khó khăn trong cách đưa vấn đề hoặc trao đổi thẳng thắn với sếp. Đôi lúc khi đối mặt với sếp, mọi ý tưởng và những điều muốn nói đều bay sạch, đầu óc trống rỗng, chỉ biết ngồi nghe sếp nói cũng như ra lệnh. Thực sự điều đó làm tôi cảm thấy rất khó chịu sau mỗi lần tiếp xúc với sếp. Cũng chính sự khó chịu đó đã thôi thúc tôi đi tìm ra bí kíp mà tôi gọi là bí kíp “đối mặt với sếp”. 1. Suy nghĩ bình đẳng Bạn thường nghĩ rằng sếp là “ông chủ” còn bạn là “người làm thuê” ? Vâng, chính điều đó tạo ra khoảng cách giữa bạn và sếp. Cũng chính điều đó làm bạn cảm thấy “thấp kém” hơn sếp của bản và vì vậy bạn đều “sợ” sếp mỗi khi tiếp xúc. Hãy quan niệm theo cách khác, như cách tôi quan niệm chẳng hạn. Với tôi, sếp là người có tầm nhìn, người hoạch định chiến lược, người đưa ra ý tưởng và đưa ra quyết định thực hiện. Còn tôi hay những nhân viên dưới quyền sếp mới chính là những người
  3. thực hiện, triển khai công việc trực tiếp. Điều đó có nghĩa là, không có sếp nhân viên không biết làm việc gì nhưng ngược lại, không có nhân viên sếp cũng chẳng thể tự làm tất cả mọi việc. Bạn phải tạo cho mình một thói quen trong suy nghĩ về mối quan hệ giữa bạn và sếp. Nó không phải là “ông chủ” và “người làm thuê” mà là cùng hợp tác để phát triển. Bạn cũng có thể làm được những việc như sếp của bạn đang làm nếu như bạn mong muốn sự phát triển ở bản thân mình. 2. Hãy dám đối mặt Bạn làm việc trong một văn phòng hiện đại với đầy đủ phương tiện liên lạc nhưng đừng lạm dụng nó. Đừng sử dụng email hay điện thoại để trình bầy với sếp bất cứ điều gì trừ tình huống bắt buộc. Theo kinh nghiệm bản thân tôi, các hưu hiệu nhất là gặp mặt và trao đổi thẳng thắn với sếp. Từ trình bầy ý tưởng mới đến việc thanh
  4. minh cho việc không đạt chỉ tiêu doanh số hay bất cứ điều gì. Việc gặp sếp thường xuyên sẽ làm cho bạn quen dần và một khi đã quen bạn sẽ không còn sợ đối mặt với sếp nữa đâu. Thậm chí gần “sếp” lại mở ra cho bạn nhiều cơ hội mở mang nữa đấy ! 3. Không phán xét Có thể sếp của bạn là một người rất tuyệt vời và bạn luôn lấy đó làm hình ảnh để mình hướng tới. Nhưng hãy nhớ rằng, dù có giỏi giang thế nào thì sếp của bạn cũng là một người bình thường như bạn ở những khía cạnh nào đó. Bạn luôn mong muốn có nhiều người hiểu mình, và cảm thông cho những yếu điểm của bạn thì sếp bạn cũng vậy. Dù rằng việc nhìn nhận công bằng là một điều không dễ và để đưa ra đánh giá khách quan về vấn đề bạn đang gặp phải cũng là điều không dễ, nhưng hãy cố gắng để chắc rằng bạn không đánh giá thiếu công bằng hay thiên vị. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của công việc, lợi ích cho sự phát triển chung chứ không phải của riêng sếp hay riêng bạn. 4. Mạnh dạn “dám” góp ý Bạn thường góp ý với ai? Đó chính là những người bạn hay người thân của bạn. Việc góp ý với sếp thực sư là không hề dễ dàng. Nếu họ không hiểu được động cơ và suy nghĩ của bạn khi nói chuyện thì có thể sẽ bị hiểu lầm. Tuy nhiên đừng làm
  5. một anh nhân viên nhút nhát, hãy dũng cảm đóng góp ý kiến của bạn. Nhưng theo bản thân tôi, hay chú ý trước khi muốn góp ý một điều gì đó, hãy coi như một sự chia sẻ chân tình của bạn về việc bạn đang quan tâm. Bạn nên chia sẻ những điều từ bản thân mình trước rồi mới nói đến ý kiến của bạn trong sự góp ý. Điều này cho thấy bạn khiêm tốt và tôn trọng sếp mặc dù “dám” góp ý với sếp nhưng sếp cũng sẽ không bao giờ trách một người khiêm cung lễ độ cả. Ngoài ra, một cách đơn giản nhất để góp ý và thuyết phục được sếp đó chính là nêu ra ví dụ cụ thể. Chẳng hạn khi nói rằng “NLL là một công ty đào tạo kỹ năng có uy tín”, hãy liệt kê một vài dẫn chứng đặc biệt như những hội thảo với chủ đề nóng hổi và bổ ích, số người tham gia đông đảo hay những diễn giả, giảng viên của NLL đều là nhưng người có uy tín và chuyên môn Thông tin cụ thể, xác thực sẽ là tăng sức thuyết phục cho những điều bạn nói. 5. Hiểu rõ ranh giới Ở điều 1 tôi có nói rằng hãy bình đẳng hóa suy nghĩ về vị trí giữa nhân viên và sếp, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không có ranh giới giữa bạn và sếp. Hãy hiểu rõ phạm vi của bạn. Sếp bạn đạt được vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì lý do này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của phạm vi bạn đang làm việc, hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không có quyền chỉ trích định hướng chiến lược hay kế
  6. hoạch dài hạn của tập thể. Đây là những vấn đề do cấp trên của bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp. Sếp là người có chức vụ cao hơn bạn, nhưng không có nghĩa là bạn luôn phải “sợ” sếp hay ngại đối mặt với sếp. Hãy tạo tâm lý thoải mái nhất khi giao tiếp với sếp, điều đó giúp bạn làm việc với tâm lý thoải mái nhất từ đó hiệu quả công việc của bạn chắc chắn sẽ đạt cao nhất. Bí kíp xây dựng mối quan hệ cho người nhút nhát Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, Việt Nam đất nước bạn sinh sống có gần 90 triệu dân, nhưng bạn quen biết và duy trì mối quan hệ được với bao nhiêu người trong số đó? Thực tế cho thấy các mối quan hệ xã hội thực sự cần thiết cho sự phát triển của con người cũng như sự phát triển của sự nghiệp. Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của trang Hotjobs, 58% người tham gia cho biết chính mạng lưới quan hệ đã giúp họ có được công việc hiện tại. Bạn cũng biết rằng, về tính cách có 2 kiểu người là người hướng ngoại và người hướng nội. Với những người hướng ngoại, thật dễ dàng để họ tự xây dựng các mối quan hệ. Còn với những người hướng nội hay với những người có xu hướng sống khép mình và nhút nhát thì việc xây dựng mạng lưới quan hệ là cả một vấn đề. Họ sợ xuất hiện trước đám đông, ngại giao tiếp Vậy đâu là giải pháp cho họ? NLL
  7. xin gợi ý một số điểm nhỏ giúp những người nhút nhát xây dựng mạng lưới quan hệ cho chính mình như sau: Xây dựng quan hệ hai chiều “Mạng lưới quan hệ là một công cụ hữu ích cho quá trình tìm việc nhưng không luôn là một đường thẳng” - Wendy Gelberg, tác giả cuốn sách Người hướng nội thành công: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả tìm việc và phát triển sự nghiệp? - nhận xét. Bà khuyên người nhút nhát: “Hãy định nghĩa lại về mạng lưới quan hệ như một sự trao đổi chung, là con đường hai chiều”. Theo Gelberg, thay vì gặp một người bạn và hỏi xem họ có biết công ty nào đang tuyển người, bạn hãy chia sẻ với họ những bài học thăng tiến trong công việc của những người bạn quen biết, cho họ lời khuyên đáng giá về trang phục công sở Họ có thể giúp bạn tìm việc hoặc phát triển nghề nghiệp. Là người nhút nhát, bạn sẽ cảm thấy việc đề nghị giúp đỡ người khác dễ dàng hơn là nhận sự trợ giúp. Và như thế bạn sẽ có thêm liên lạc cho mạng lưới nghề nghiệp của mình.
  8. Làm tình nguyện viên cho các sự kiện lớn Thay vì tới một cuộc họp và cố gắng bắt chuyện với những người lạ, hãy tình nguyện giúp tổ chức và điều hành cuộc họp. “Nhiều người sẽ thấy thoải mái hơn khi làm quen người khác với tư cách là ban tổ chức”, Janet Cevitell – một nhà tâm lý học về công sở và người sáng lập trang web VocationVillage.com, chia sẻ. Theo Cevitell, bạn có thể tình nguyện làm người hướng dẫn hay xin một chân phục vụ hội thảo Khi ấy bạn sẽ có cái cớ phù hợp để tìm hiểu, làm quen với những người dự hội thảo, qua đó mở rộng thêm liên lạc cho mạng lưới quan hệ của mình. Đến sớm trong các sự kiện nhóm
  9. Người hướng nội thường có xu hướng chần chừ đi tới những sự kiện lớn. Họ cảm thấy căng thẳng khi xuất hiện, ngần ngại khi phải đi tới một nhóm đã hình thành từ trước và bắt chuyện. Giải pháp của Gelberg là hãy đến sớm hơn trong các sự kiện nhóm bởi: “Khi đó các nhóm vẫn chưa được hình thành. Chỉ một số ít người đến sớm và mong muốn có người để nói chuyện cùng. Như vậy, bạn có thể trở thành một phần trong nhóm đó”. Không đặt ra những mục tiêu thiếu thực tế Ví dụ, đừng đặt áp lực lên bản thân rằng mình phải gặp mặt và nói chuyện với tất cả mọi người trong cuộc họp. Thay vào đó, hãy thiết lập những mục tiêu thực tế hơn như bạn sẽ nói chuyện và có thông tin liên lạc của 5 người mới. Dù ít nhưng đó là những liên lạc chắc chắn, thiết thực hơn là bắt chuyện với tất cả và rốt cuộc là không thêm được ai vào mạng lưới. Xây dựng mạng lưới trên mạng một cách thích hợp Các mạng xã hội trực tuyến có vai trò quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ của bạn. Chúng giúp bạn bắt nhịp với mọi người và không căng thẳng như gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn không dành quá nhiều thời gian kết nối online mà không bao giờ gặp mặt trực tiếp những người đó.
  10. Không có việc gì khó, chỉ sợ bạn không làm. Việc xây dựng mạng lưới quan hệ cũng vậy, bạn càng bắt đầu sớm thì bạn sẽ càng thu được nhiều kết quả và mạng lưới quan hệ của bạn càng rộng. Đối với những người hướng nội, việc xây dựng mối quan hệ là một trở ngại thì hãy bắt tay vào dẹp tan trở ngại đó bằng những bí quyết NLL chia sẻ ở trên. Việc sẽ càng khó nếu ta không bắt tay vào làm, hãy bắt đầu ngay và chúng bạn thành công !