Giáo trình Động học xúc tác

pdf 104 trang huongle 8470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Động học xúc tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dong_hoc_xuc_tac.pdf

Nội dung text: Giáo trình Động học xúc tác

  1. Giáo trình Động học xúc tác
  2. MỞ ĐẦU Từ rất lâu, ngành hóa học đã quan tâm nghiên cứu đến hiện tượng làm thay đổi vận tốc phản ứng khi có mặt một lượng rất bé của một chất nào đấy. Có lẽ hiện tượng này xuất phát từ những điều hết sức tình cờ. Vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, nhà bác học Nga M. A. Ilinski đã nghiên cứu để điều chế axit sulfurnic thơm (là sản phẩm trung gian để tổng hợp phẩm nhuộm) từ hợp chất hữu cơ o antraquinon C6H4(CO)2C6H4. Theo tính toán của ông, antraquinon khi được đun nóng ở 100 C với axit sulfuric H2SO4 sẽ tạo thành axit sulfurnic có cấu tạo xác định. Ông đã tiến hành nhiều thí nghiệm nhưng vẫn không thành công. Một hôm, ông đang tiến hành thí nghiệm thì nhiệt kế bị vỡ, một giọt thủy ngân rơi vào bình cầu. Và chẳng khác gì phép lạ, trong bình cầu tạo thành chất axit sulfurnic. Điều này có nghĩa rằng giọt thủy ngân đã hướng quá trình đi theo chiều mong muốn. Thật khó nói câu chuyện này có đáng tin hay không nhưng có một điều rõ là, một lượng nhỏ tạp chất – thủy ngân – có tác động rõ rệt đến phản ứng, có nghĩa là Hg đã xúc tác cho phản ứng. Cũng đầu thế kỷ XVIII, nhà bác học Anh Đêvi đã thực hiện một thí nghiệm làm các nhà bác học nhiều nước phải chú ý. Ông thổi hỗn hợp CH4 với không khí vào một dây Pt nung nóng, thì thấy dây Pt bị nóng đỏ lên trong hỗn hợp đó và tiếp tục nóng đỏ trong thời gian dài. Nhiều lần ông lấy sợi dây ra để nguội trong không khí rồi lại đưa vào hỗn hợp khí, sợi dây Pt lại nóng đỏ lên và phát sáng. Dây Pd cũng cho hiện tượng tương tự, còn Cu, Ag, Fe thì không có. Thì ra Pt và Pd đã gia tốc cho phản ứng oxy hóa metan bằng oxy của không khí, có nghĩa chúng là chất xúc tác. CH4 bị đốt cháy biến thành CO2 và H2O, giải phóng một lượng nhiệt lớn làm nhiệt độ kim loại tăng lên và kim loại phát sáng. Gần 300 năm trôi qua kể từ khi phát minh phản ứng đốt cháy CH4 trên Pt, cho đến bây giờ chất xúc tác đó vẫn chưa mất giá trị của nó. Trong chiến tranh thế giới I và II các nhà bác học Nga đã ứng dụng phản ứng này bằng cách cho đầy sợi amiăng tẩm Pt vào vỏ đạn dạng lưới và giữ vỏ đạn bên trên một bình nhỏ chứa xăng. Hơi xăng khi xâm nhập vào Pt sẽ bị oxy hóa dần dần thành khí CO2 và H2O. Quá trình hóa học này tỏa ra rất nhiều nhiệt làm cho sợi amiăng nóng lên và bức xạ nhiệt. Nhờ thiết bị như vậy đã cứu các chiến sĩ Xô viết khỏi bị rét cóng trong những ngày đông ác nghiệt của cuộc chiến tranh Vệ quốc. 1
  3. Và rất nhiều thí nghiệm xúc tác được nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất tác dụng xúc tác của nhiều chất. Năm 1836 nhà bác học Thuỵ Điển Berselius lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “xúc tác” vào khoa học. Vậy hiện tượng xúc tác là gì? Hiện tượng xúc tác là làm tăng nhanh vận tốc phản ứng dưới tác dụng của một chất, chất đó gọi là xúc tác. Chất xúc tác tạo thành hợp chất trung gian với chất phản ứng. Cuối cùng xúc tác được hoàn nguyên (tức không có sự thay đổi về phương diện hóa học). Hiện tượng đó gọi là hiện tượng xúc tác và phản ứng được gọi là phản ứng xúc tác. Nếu chất xúc tác không hoàn nguyên thì gọi là "chất xúc tiến". Ví dụ quá trình lưu hóa cao su (cao su kết hợp với S): khi thêm Na thì vận tốc lưu hóa tăng và cuối quá trình thì Na nằm trong cao su. Vậy Na là chất xúc tiến cho quá trình lưu hóa cao su. Chất xúc tác sau khi tham gia vào quá trình không bị thay đổi về phương diện hóa học nhưng có thể thay đổi tính chất vật lý (chẳng hạn như thay đổi hình dạng: từ dạng hạt sang dạng bụi nhỏ ) Ảnh hưởng của chất xúc tác rất mạnh và dưới tác dụng của chúng, tốc độ phản ứng có thể tăng hàng trăm lần, hàng nghìn lần và hơn nữa. Chất xúc tác có thể kích thích những phản ứng mà nếu không có chúng thì thực tế phản ứng không xảy ra trong điều kiện khảo sát nhất định. Nhiều chất hóa học tham gia phản ứng rất chậm; để phản ứng xảy ra cần phải tiến hành ở nhiệt độ và áp suất rất cao. Còn nếu chờ phản ứng trong điều kiện thường sẽ mất rất nhiều thời gian, không phải hàng giờ mà hàng ngày, hàng tháng. Những quá trình như vậy không thích hợp cho công nghiệp. Nhưng nếu nhờ đến các chất xúc tác thì phản ứng trở nên hoàn toàn thực hiện được ở điều kiện nhiệt độ và áp suất không cao. Điều đó có nghĩa là chất xúc tác làm tăng nhanh tốc độ phản ứng và làm giảm năng lượng hoạt hóa. Ví dụ như hỗn hợp các chất tinh khiết CO và O2 không phản ứng ngay cả khi đun nóng, nhưng nếu thêm một lượng rất nhỏ Mangan dioxyt MnO2 thì toàn bộ CO biến rất nhanh thành CO2. Ngoài tính chất đẩy mạnh tốc độ phản ứng, giảm năng lượng hoạt hóa, xúc tác còn có tính chọn lọc, hướng quá trình đi vào phản ứng chính, giảm tốc độ phản ứng phụ, làm tăng hiệu suất sản phẩm chính. 2
  4. Ví dụ: rượu isopropyl có thể chuyển hóa thành aceton và hydro, hoặc thành propylen và nước CH COCH + H (1) 3 3 2 C3H7OH C3H6 + H2O (2) * Nếu xúc tác là ZnO: phản ứng xảy ra chủ yếu theo hướng (1) * Nếu xúc tác là Al2O3: phản ứng xảy ra chủ yếu theo hướng (2) Thông thường chất xúc tác chỉ làm nhiệm vụ cho một phản ứng; đặc biệt xúc tác men chỉ làm xúc tác cho một hay vài giai đoạn trong một phản ứng; nhưng cũng có những loại xúc tác có hoạt tính cho một vài nhóm phản ứng; chẳng hạn như xúc tác axit làm xúc tác cho các phản ứng cracking, isome hóa, thuỷ phân, đề hydrat, alkyl hóa Xúc tác được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, có thể là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều oxyt như zeolit, đất sét, aluminosilicat ; hoặc là một chất tinh khiết như xúc tác kim loại Ag, Cu, Pt ; hoặc là một hợp chất đơn giản như các oxyt, sulfur ; hoặc dưới dạng một hợp chất phức tạp như xúc tác men. Vì có rất nhiều ưu việt nên hiện nay trong kỹ thuật hóa học, đặc biệt là trong lĩnh vực lọc hóa dầu và ngành tổng hợp hữu cơ, hầu hết các phản ứng đều dùng xúc tác. Hiện nay tất cả các nhà máy lọc hóa dầu hiện đại đều dùng phương pháp cracking xúc tác, reforming xúc tác, thay cho các quá trình cracking nhiệt, reforming nhiệt trước đây. Để hỗ trợ đắc lực cho việc tìm loại xúc tác mới, các nhà nghiên cứu đã kết hợp các phương pháp vật lý cùng với phương pháp động học. Vậy nhiệm vụ của động học là nhiên cứu tốc độ của phản ứng hóa học, các yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ, áp suất và cả cơ chế phản ứng khi có sự tham gia của xúc tác. Để giải thích các hiện tượng xúc tác, thì còn có nhiều điều chưa hiểu rõ nhưng người ta đã xác định được những nét chủ yếu của hiện tượng. Xúc tác có vai trò lớn trong hóa học. Sự xâm nhập sâu sắc vào bản chất của xúc tác, sự sáng tạo những cơ sở lý thuyết, cho phép tiên đoán chất xúc tác này hay chất xúc tác khác lên các quá trình hóa học cho trước, sẽ trao cho con người công cụ để làm giàu thêm cơ sở vật chất cho nhân loại ngày càng tốt hơn. 3
  5. CHƯƠNG I: PHẢN ỨNG XÚC TÁC ĐỒNG THỂ I. Khái niệm • Xúc tác đồng thể là chất xúc tác cùng pha với các chất tham gia phản ứng • Phản ứng xúc tác đồng thể chỉ xảy ra trong pha khí và pha lỏng; không có xúc tác đồng thể trong pha rắn. Ví dụ: 1) Pha khí: phản ứng oxy hóa SO2 bằng xúc tác NO tạo thành SO2 để sản xuất axit sulfuric NO công nghiệp SO2 + O2 SO3 → H2SO4 Phản ứng xảy ra qua các giai đoạn sau: O2 + 2 NO → 2 NO2 2 SO2 + 2 NO2 → 2 SO3 + 2 NO 2 SO + O → 2 SO 2 2 3 Trong đó: NO2 là hợp chất trung gian 2) Pha lỏng: phản ứng xúc tác đồng thể trong pha lỏng phần lớn là phản ứng xúc tác axit - - bazơ. Ví dụ phản ứng oxy hóa ion thiosulfat bằng H2O2 với ion I làm xúc tác. 2- + I- 2- 2 S2O3 + H2O2 + 2 H S4O6 + 2 H2O Phản ứng xảy ra qua 3 giai đoạn như sau: - - H2O2 + I → IO + H2O - - + I + IO + 2 H → I2 + H2O 2- 2- - I2 + 2 S2O3 → S4O6 + 2 I 2- + 2- 2 S2O3 + H2O2 + 2H → S4O6 + 2 H2O - Trong đó: IO và I2 là các hợp chất trung gian • Phản ứng xúc tác đồng thể tự xúc tác : thông thường là các phản ứng xảy ra trong môi trường H+ Ví dụ: 1) Phản ứng có sinh ra chất xúc tác: Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit H+ CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH Giai đoạn đầu cần thêm axit để xúc tác nhưng sau đó nhờ a. acetic sinh ra làm xúc tác 4
  6. 2) Phản ứng tự xúc tác với chất phản ứng đóng vai trò xúc tác: phản ứng este hóa H+ C6H5COOH + C2H5OH C6H5COOC2H5 + H2O Chất xúc tác cho phản ứng này là ion H+ nhưng ở đây môi chất đầu là axit nên nó đồng thời đóng vai trò là chất xúc tác. II. Thuyết xúc tác đồng thể của Spitalski - Kodozeb Năm 1926, Spitalski đã đưa ra thuyết xúc tác đồng thể như sau: 1) Tồn tại giai đoạn tạo thành HCTG giữa chất xúc tác và chất phản ứng Ví dụ: Phản ứng oxy hóa H3PO3 thành a. H3PO4 với tác nhân oxy hóa là K2S2O8 trên xúc tác HI. HI H3PO3 + K2S2O8 + H2O H3PO4 + K2SO4 + H2SO4 Theo dõi quá trình thấy xuất hiện màu tím và khi quá trình kết thúc thì mất màu tím. Màu tím này chính là do sự hình thành HCTG I2. K2S2O8 + 2 HI I2 + K2SO4 + H2SO4 H3PO3 + I2 + H2O H3PO4 + 2 HI 2) Quá trình hình thành sản phẩm trung gian là thuận nghịch và xảy ra với vận tốc khá nhanh vì khi ấy có tác dụng của chất xúc tác, và vận tốc này không phụ thuộc vào bản chất của HCTG. 3) HCTG hoạt động kém bền sẽ phân huỷ tương đối chậm cho sản phẩm phản ứng và giải phóng chất xúc tác. Vận tốc chung của quá trình chủ yếu phụ thuộc vào vận tốc phân huỷ HCTG : vc = f (vphân huỷ HCTG) 4) Sự tạo thành HCTG là do sự kết hợp giữa phân tử chất phản ứng hoặc nhóm hoạt động của phân tử chất phản ứng với nhóm hoạt động của phân tử chất xúc tác. 5) Phản ứng xúc tác tạo nhiều HCTG có độ hoạt động khác nhau và sự phân huỷ các HCTG diễn ra khác nhau. Ví dụ: Phản ứng phân huỷ H2O2 5
  7. Xúc tác HCTG Hợp chất hoạt động Hợp chất ít hoạt động 2- 2- 2- 2- MoO4 MoO8 MoO6 MoO5 ↓ hoạt động trung bình 2- 2- 2- WO4 WO8 WO5 6) Phản ứng xúc tác đồng thể khi có mặt của xúc tác sẽ làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng nên làm tăng giá trị hằng số vận tốc k và dẫn đến làm tăng vận tốc phản ứng ở cùng điều kiện (so với khi không có mặt xúc tác) Phản ứng: E X A + B C k1 A + X [AX] B [ABX] C + X k2 Eo: năng lượng của hỗn hợp A + B ∆E I 1 E1: năng lượng của sản phẩm C Đườ ng (1): phản ứng không xúc tác (2): phản ứng có xúc tác E 2 ∆EI: năng lượng hoạt hóa cho phản ứng không O ∆E ∆E xúc tác 1 2 E1 ∆EII: năng lượng hoạt hóa cho phản ứng xúc tác ∆EII = ∆E1 (nếu ∆E1 > ∆E2) chiều phản ứng ∆E (nếu ∆E > ∆E ) 2 2 1 Đối với phản ứng không xúc tác, phương trình Arrhenius có dạng: - ∆E /RT kkxt = z1. e I Đối với phản ứng có xúc tác, phương trình Arrhenius có dạng: - ∆E /RT kxt = z2. e II trong đó: kkxt , kxt : hằng số tốc độ của phản ứng không xúc tác và có xúc tác Nếu z1 ≈ z2 ta có: kxt ∆E/RT = e với ∆E = ∆EI - ∆EII kkxt 6
  8. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng có xúc tác giảm so với phản ứng không xúc tác khoảng 10000 cal/ mol hoặc có thể lớn hơn. Nếu phản ứng xảy ra ở 300K thì khi thay gía trị bằng số ta được: ∆E/RT 10 000/ 1,987. 300 8 e = e ≈ 2,0. 10 Tức là phản ứng xúc tác xảy ra nhanh hơn phản ứng không xúc tác hàng trăm triệu lần. 7) Một vài ví dụ để tính phương trình động học của phản ứng 1/ Phản ứng có dạng: n A X C Quá trình phản ứng: k1 k3 n A + X Z : HCTG C + X k2 Tính vận tốc chung của phản ứng vc: Vì vc chủ yếu phụ thuộc vào phản ứng phân huỷ HCTG nên ta có: vc = k3. Cz (1) trong đó Cz: nồng độ của HCTG được tính thông qua hằng số cân bằng của phản ứng tạo thành HCTG là K CZ CZ K = n = n (2) CA . CX cân bằng CA . (CX o- CZ) (CX o : nồng độ ban đầu của chất xúc tác ) Từ (2): n n K. CA . CXo - K. CA . CZ = CZ n K. CA . CXo CZ = n K. CA + 1 Từ (1): K. C n. C v = k A Xo c 3 K. C n + 1 A Xét 2 trường hợp: *1. K rất lớn: tức là phản ứng mau đạt tới cân bằng n n n Khi đó: K. CA >> 1 ⇒ K. CA + 1 ≈ K. CA 7
  9. K .C n .C v = k A X o = k .C ⇒ c 3 n 3 X o K.C A ⇒ vc = f(CXo) Nhận xét: tốc độ phản ứng chung không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng mà chỉ phụ thuộc nồng độ của xúc tác trong trường hợp phản ứng xảy ra theo chiều hình thành một lượng lớn HCTG. *2. K rất nhỏ: tức là phản ứng lâu đạt tới cân bằng n n Khi đó: K. CA > 1 ⇒ K. CA . CH+ + 1 ≈ K. CA . CH+ 8
  10. n K. CA . CH+. CXo ⇒ vc = k3 n = k3. CXo K. CA . CH+ ⇒ vc = f(CXo) Nhận xét: tốc độ phản ứng chung không phụ thuộc môi trường, không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng mà chỉ phụ thuộc nồng độ của xúc tác trong trường hợp phản ứng xảy ra theo chiều hình thành một lượng lớn HCTG. *2. K rất nhỏ: tức là phản ứng lâu đạt tới cân bằng n n Khi đó: K. CA . CH+ << 1 ⇒ K. CA . CH+ + 1 ≈ 1 n ⇒ vc = k3. K. CA . CH+. CXo ⇒ vc = f(CA. CXo. CH+) Nhận xét: tốc độ phản ứng chung không những phụ thuộc nồng độ chất phản ứng, nồng độ của chất xúc tác mà còn phụ thuộc nồng độ của môi trường và môi trường giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. III. Phản ứng xúc tác đồng thể với xúc tác axit - bazơ Xúc tác axit - bazơ thường được nghiên cứu trong pha lỏng và chiếm 90% xúc tác đồng thể. Theo thuyết cổ điển về xúc tác axit - bazơ thì chất làm xúc tác hiệu ứng duy nhất là proton (H+) và hydroxyl (OH-). Vận tốc phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của các ion này trong môi trường phản ứng. Nhưng hiện nay có nhiều loại phản ứng không có các ion này nhưng vẫn tiến hành theo cơ chế xúc tác axit - bazơ. Như vậy khái niệm cổ điển về axit - bazơ không đủ để giải thích các quá trình xúc tác loại này. Để hiểu rõ được cơ cấu loại phản ứng này cần tìm hiểu các định nghĩa về axit - bazơ. 1/ Định nghĩa cổ điển Axit là chất có khả năng phân ly cho proton và khi kết hợp với bazơ tạo ra muối và nước. Số proton có khả năng phản ứng xác định số chức axit. Bazơ là chất có khả năng phân ly cho hydroxyl và khi kết hợp với axit tạo ra muối và nước. Số ion OH- có khả năng phản ứng xác định số chức bazơ. 9
  11. Định nghĩa trên đây rất hạn chế, nó chỉ giải thích một số trường hợp axit hoặc bazơ điện phân mạnh. 2/ Định nghĩa Bronsted - Loiry Axit là chất có khả năng cho proton H+ và bazơ là chất có khả năng nhận proton đó. Ví dụ: Axit Bazơ + H3O H2O - H2O OH - CH3COOH CH3COO + NH4 NH3 - H2SO4 HSO4 - 2- HSO4 SO4 2- 3- HPO4 PO4 Qua đây nhận thấy một chất có thể vừa là axit vừa là bazơ. + - Ví dụ như H2O: đối với H3O thì nó là bazơ nhưng đối với OH thì nó là axit Như vậy trong quá trình vận chuyển proton bao giờ cũng tồn tại axit và bazơ, chúng liên hệ với nhau thành những hệ nhất định và gọi là cặp axit - bazơ Bronsted - Loiry. 3/ Định nghĩa Lewis Bazơ là chất có cặp điện tử tự do có khả năng chuyển vào vòng điện tử của chất khác để tạo thành một mối nối liên kết. Còn axit là chất có khả năng nhận cặp điện tử đó vào vỏ điện tử của mình. Khái niệm axit - bazơ tổng quát của Lewis đã giải thích những quá trình thực tế không tồn tại proton hoặc hydroxyl song cơ chế phản ứng thuộc loại axit - bazơ. Ví dụ: H 3 N + BF3 F3BNH3 Ở đây cặp điện tử tự do của Nitơ được đem ra góp chung với BF3 tạo thành liên kết cho nhận điện tử, Cơ chế phản ứng như sau: 10
  12. H F H : N : B : F : N B : H F Cặp điện tử tự do này có thể chạy qua chạy lại giữa N và B và gọi là mối nối cho nhận điện tử, hay mối nối acepto - dono. Khi tăng năng lượng hoạt hóa mối nối này trở nên hoạt động mạnh hơn ban đầu. Như vậy: BF3 là chất axit, NH3 là chất bazơ. Hiện nay định nghĩa Lewis cũng được áp dụng để giải thích hiện tượng xúc tác trong xúc tác dị thể. 4/ Bản chất hóa học của phản ứng xúc tác axit - bazơ Ta xét trường hợp chất xúc tác là axit phân ly cho proton H+, còn xúc tác là bazơ sẽ phân ly cho ion OH-. H+ và OH- có trường tĩnh điện mạnh, thu hút các chất phản ứng xung quanh và phân cực trái dấu, làm cho các ion của các chất phản ứng xích lại gần nhau và làm tăng khả năng phản - + ứng. - - + + - - + + + + - + - ⎯ - - + + - - + + - + Như vậy các ion H+ và OH- đều có tác dụng làm tăng vận tốc phản ứng và trực tiếp tham gia vào phản ứng tạo thành các HCTG. + Để xét động học của phản ứng ta tượng trưng: - lực axit là [H3O ] - lực bazơ là [OH-] Ví dụ: S + HA SH+ + A- Bởi vì một chất axit bao giờ cũng có một số tính chất bazơ và ngược lại một chất bazơ bao giờ cũng có tính axit. + Khi xúc tác thể hiện tính axit, ta có: vH+= kH+ .[S].[H3O ] Khi xúc tác thể hiện tính bazơ, ta có: vOH-= k OH- .[S].[ OH-] Bên cạnh đó có những phản ứng không cần xúc tác , ta có: vo = ko .[S] 11
  13. Khi đó vận tốc chung của quá trình: vc = vH+ + vOH- + vo + = kH+ .[S].[H3O ] + k OH- .[S].[ OH-] + ko .[S] + = [S] . (kH+ .[H3O ] + k OH- .[ OH-] + ko) = k . [S] + với k = kH+ .[H3O ] + k OH- .[ OH-] + ko : còn gọi là hằng số vận tốc chung (1) (2) (3) Gọi các thành phần trên là (1), (2) và (3) Phân tích tính gần đúng: • Trường hợp xúc tác là axit mạnh: thành phần (1) >> (2), (3) ⇒ có thể bỏ qua (2), (3) + Khi đó: k = kH+ . [H3O ] + ⇒ log k = lg kH+ + lg[H3O ] Nếu axit cho sẵn, biết được: lg kH+ = const = A ⇒ log k = A - pHmt • Trường hợp xúc tác là bazơ mạnh: thành phần (2) >> (1), (3) ⇒ có thể bỏ qua (1), (3) - Khi đó: k = kOH- . [OH ] (*) + - Biết rằng phản ứng phân ly : 2 H2O ↔ [H3O ] + [OH ] xảy ra với vận tốc nhanh nên có hằng số cân bằng KD. [H O+]. [OH-] K = 3 D 2 [H2O] K + - [OH-]= D Vì [H2O] = 1 ⇒ KD = [H3O ]. [OH ] + [H3O ] K Thay vào (*): k = k . D OH- + [H3O ] + ⇒ lg k = lg kOH- + lg KD - lg[H3O ] Đặt B = lg kOH- + lg KD = const ⇒ lg k = B + pHmt Tóm lại: sự phụ thuộc hằng số tốc độ bởi độ pH của môi trường được thể hiện trên sơ đồ hình 1. Đối với loại phản ứng xúc tác axit - bazơ không có ion proton và hydroxyl thì phương trình hàng số vận tốc chung được thay bằng phương trình chung hơn: 12
  14. k = ko + Σ ki [AiH] + Σ kj [Bj] tức là có mặt nồng độ của tất cả các chất tham gia phản ứng. Hình 1: Sự phụ thuộc lg k bởi pH lg k a_a’ : xúc tác là axit k k' b_b’ : xúc tác là bazơ a d' c_c’ : giai đoạn 1: xúc tác là axit giai đoạn 2: xúc tác là bazơ c b' e d_d’ : giai đoạn 1: không xúc tác c' giai đoạn 2: xúc tác là bazơ d e_e’ : giai đoạn 1: xúc tác là axit h h' giai đoạn 2: không xúc tác h_h’ : giai đoạn 1: xúc tác là axit giai đoạn 2: không xúc tác e' giai đoạn 3: xúc tác là bazơ a' k_k’ : không xúc tác b pH IV. Động học của phản ứng xúc tác axit - bazơ Nhiệm vụ của động học: • Giả thiết một cơ chế phản ứng • Từ đó tìm ra phương trình động học Nếu phương trình động học phù hợp với thực tế thì cơ chế đã giả thiết là cơ chế đúng và từ cơ chế này tìm ra xúc tác mới. Nếu phương trình động học không phù hợp thì phải giả thiết một cơ chế mới và tìm phương trình động học khác. 1/ Xúc tác là axit AH Phản ứng: S1 + S2 P1 + P2 Giả thiết cơ chế phản ứng chia làm các giai đoạn: k + - S1 + AH 1 S1H + A (1) + k + S1H + S2 2 P1 + P2H (2) + - k P2H + A 3 P2 + AH (3) + k + Hay là: P2H + H2O 4 P2 + H3O (4) + - k H3O + A 5 HA + H2O (5) 13
  15. Cơ chế phản ứng là : (1), (2), (3) hoặc là : (1), (2), (4), (5) Giai đoạn (3) và (4), (5) là những giai đoạn hoàn nguyên xúc tác theo hai cơ chế khác nhau. Vận tốc chung của phản ứng là vận tốc của giai đoạn chậm nhất. Giả thiết các trường hợp sau: • Trường hợp I: giai đoạn (1) chậm, giai đoạn (2), (3) nhanh Khi đó: vc = v1 = k1 . [S1].[AH] vc = f([AH]) Nhận xét: nếu tăng nồng độ xúc tác thì tăng vận tốc phản ứng • Trường hợp II: giai đoạn (2) chậm, giai đoạn (1), (3) nhanh + Khi đó: vc = v2 = k2 . [S2].[S1H ] Nhờ giai đoạn (1) nhanh nên ta có hằng số cân bằng của giai đoạn (1) như sau: + − []S1H .[A ] + [S1 ].[AH ] K I = [S1H ]= K I − []S1 .[AH ] []A - Tìm [A ]: từ điều kiện cân bằng giai đoạn proton hóa xúc tác với dung môi (H2O) của axit. Ta có: - + AH + H2O A + H3O Hằng số cân bằng Ka: + − []H 3O .[A ] − [AH ] Ka = [A ]= Ka + []AH [H 3O ] + K I []S1 .[AH ] K I + []S1H = . = .[]S1 .[H 3O ] Ka []AH Ka + []H 3O K I + vc = k2 . []S1 .[S2 ].[]H 3O Ka Nhận xét: vc tỷ lệ với lực axit, nếu muốn tăng vận tốc phản ứng thì phải dùng xúc tác có lực axit mạnh • Trường hợp III: giai đoạn (3) chậm, giai đoạn (1), (2) nhanh 14
  16. + - Khi đó: vc = v3 = k3 . [P2H ].[A ] Nhờ giai đoạn (2) nhanh nên ta có hằng số cân bằng của giai đoạn (2) như sau: + + []P2 H .[]P1 + [S1H ].[S2 ] K II = + []P2 H = K II [S1H ].[S2 ] []P1 + Thay [S1H ] ở giả thiết II vào: + []S1 .[AH ] + [S2 ] []S1 .[AH ] []S1H = K I − [P2 H ]= K II .K I . − []A []P1 []A []S1 .[S2 ].[AH ] vc = k3.K I .K II . []P1 ⎛[]AH ⎞ vc = f ⎜ ⎟ ⎝ [P1 ]⎠ Nhận xét: vc phụ thuộc nồng độ của xúc tác axit và nồng độ sản phẩm tạo thành, tuy nhiên sự có mặt của sản phẩm làm giảm vận tốc phản ứng. • Trường hợp IV: giai đoạn (4) chậm, giai đoạn (1), (2) và (5) nhanh Giai đoạn (5) không chậm vì là phản ứng trung hòa. + Khi đó: vc = v4 = k4 . [P2H ] + + + [S1H ].[S2 ] Thay [P2H ] ở giả thiết III: []P2 H = K II . []P1 + + K I + Thay [S1H ] ở giả thiết II vào: [S1H ]= .[]S1 .[H 3O ] Ka + K I .K II []S1 .[S2 ] + []P2 H = . .[H 3O ] Ka []P1 + K .K []S .[S ] + ⎛ H O ⎞ v = k . I II . 1 2 . H O v = f [ 3 ] c 4 [ 3 ] c ⎜ [P ]⎟ Ka []P1 ⎝ 1 ⎠ Nhận xét: vc phụ thuộc vào lực axit của xúc tác axit và nồng độ sản phẩm tạo thành, tuy nhiên sự có mặt của sản phẩm làm giảm vận tốc phản ứng. 2/ Xúc tác là bazơ: Phản ứng: B S1H + S2 P1 + P2H 15
  17. Giả thiết cơ chế phản ứng chia làm các giai đoạn: k - + S1H + B 1 S1 + BH (1) - k - S1 + S2 2 P1 + P2 (2) - + k3 P2 + BH P2H + B (3) Hay là: - k - P2 + H2O 4 P2H + OH (4) - + k OH + BH 5 B + H2O (5) Cơ chế phản ứng là : (1), (2), (3) hoặc là : (1), (2), (4), (5) Giả thiết các trường hợp sau: • Trường hợp I: giai đoạn (1) chậm, giai đoạn (2), (3) nhanh Khi đó: vc = v1 = k1 . [S1H].[B] vc = f([B]) Nhận xét: nếu tăng nồng độ xúc tác bazơ thì tăng vận tốc phản ứng • Trường hợp II: giai đoạn (2) chậm, giai đoạn (1), (3) nhanh - Khi đó: vc = v2 = k2 . [S2].[S1 ] Nhờ giai đoạn (1) nhanh nên ta có hằng số cân bằng của giai đoạn (1) như sau: − + [S1 ].[]BH − [S1H ].[B] K I = [S1 ]= K I . + []S1H .[B] []BH + Tìm [BH ]: từ điều kiện cân bằng giai đoạn proton hóa xúc tác với dung môi (H2O) của bazơ. Ta có: + - B + H2O BH + OH Hằng số cân bằng: + − []BH .[OH ] + [B] K = [BH ]= K . b []B b []OH − − K []S H .[B]K S = I . 1 = I [S H + ].[OH − ] []1 B 1 Kb [] Kb []OH − K I − − vc = k2 . .[]S1H .[S2 ].[OH ] vc = f ([OH ]) Kb 16
  18. Nhận xét: vc tỷ lệ với lực bazơ, nếu muốn tăng vận tốc phản ứng thì phải dùng xúc tác có lực bazơ mạnh • Trường hợp III: giai đoạn (3) chậm, giai đoạn (1), (2) nhanh - + Khi đó: vc = v3 = k3 . [P2 ].[BH ] Nhờ giai đoạn (2) nhanh nên ta có hằng số cân bằng của giai đoạn (2) như sau: − − [P2 ].[]P1 − [S1 ].[S2 ] K II = − []P2 = K II . []S1 .[S2 ] []P1 - Thay [S1 ] ở giả thiết II vào: − []S1H .[B] − [S2 ] [S1H ][. B] []S1 = K I . + [P2 ]= K II . .K I . + [BH ] []P1 []BH []S H .[S ].[B] v = k .K .K . 1 2 v = f ⎛[B] ⎞ c 3 I II c ⎜ [P ]⎟ []P1 ⎝ 1 ⎠ Nhận xét: vc phụ thuộc nồng độ của xúc tác bazơ và nồng độ sản phẩm tạo thành, tuy nhiên sự có mặt của sản phẩm làm giảm vận tốc phản ứng. • Trường hợp IV: giai đoạn (4) chậm, giai đoạn (1), (2) và (5) nhanh Giai đoạn (5) không chậm vì là phản ứng trung hòa. - Khi đó: vc = v4 = k4 . [P2 ] − - − [S1 ].[S2 ] Thay [P2 ] ở giả thiết III: []P2 = K II . []P1 - − K I − Thay [S1 ] ở giả thiết II vào: [S1 ]= .[]S1H .[OH ] Kb − K I .K II []S1H .[S2 ] − []P2 = . .[OH ] Kb []P1 K .K []S H .[S ] − v = k . I II . 1 2 . OH − v = f ⎛[OH ] ⎞ c 4 [ ] c ⎜ [P ]⎟ Kb []P1 ⎝ 1 ⎠ Nhận xét: vc phụ thuộc vào lực bazơ của xúc tác bazơ và nồng độ sản phẩm tạo thành, tuy nhiên sự có mặt sản phẩm làm giảm vận tốc phản ứng. V. Phản ứng xúc tác axit - bazơ trong môi trường không nước 17
  19. Đây là trường hợp khá phổ biến trong loại phản ứng xúc tác axit - bazơ, nếu phản ứng có nước thì sản phẩm sẽ bị phân huỷ ngay. Ví dụ phản ứng sản xuất xúc tác BF3 cho tổng hợp polyme hay sản xuất một số hợp chất kỵ nước khác. a) Với dung môi sinh ra proton, hydroxyl, sự phân ly theo cơ cấu sau: + - 2 HB ' H2B + B + Trong môi trường kỵ nước: H2B gọi là lion B- gọi là liat • Môi trường kỵ nước có thể là các dung môi như amin, BTX (Benzen – Toluen – Xylen), cloroform, rượu (bậc 1, 2, 3), axit acetic Trong các dung môi đó thể hiện tính chất vừa theo những quy tắc chung của xúc tác axit - bazơ; vừa có những tính chất riêng biệt của + - các ion lion H2B , liat B . • Đối với những phản ứng trong các dung môi này thì có thể áp dụng các phương trình động học đã tính ở trên, nhưng cần thiết phải thay: + - o Nồng độ [H3O ] và [OH ] bằng nồng độ lion và liat o Hoạt tính của nước bằng hoạt tính của dung môi o Phương trình proton hóa với nước thay bằng phương trình proton hóa với dung môi • Một điều chú ý rằng lực axit trong các dung môi khác nhau như nước, rượu, amin, axit acetic thì gần bằng nhau. Vì vậy để thể hiện lực axit có thể dùng các số liệu đo trong môi trường nước. b) Với dung môi không sinh ra proton, hydroxyl thì phức tạp hơn, phương trình động học phải tính toán khác: AH S1 + S2 P1 + P2 Phản ứng: Giả thiết cơ chế phản ứng: S + AH k1 S H+ + A- (1) 1 1 + k2 + S1H + S2 P1 + P2H (2) + - k3 P2H + A P2 + AH (3) Giả thiết các trường hợp sau: 18
  20. • Trường hợp I: giai đoạn (1) chậm, giai đoạn (2), (3) nhanh Khi đó: vc = v1 = k1 . [S1].[AH] vc = f([AH]) Nhận xét: nếu tăng nồng độ xúc tác thì tăng vận tốc phản ứng • Trường hợp II: giai đoạn (2) chậm, giai đoạn (1), (3) nhanh + Khi đó: vc = v2 = k2 . [S2].[S1H ] Nhờ giai đoạn (1) nhanh nên ta có hằng số cân bằng của giai đoạn (1) như sau: + − [S1H ].[A ] K I = []S1 .[AH ] Tìm [A-]: * Đầu tiên ở thời điểm τ = 0: phản ứng chưa xảy ra [A-] = 0 {Ngược lại trong môi trường nước, cho dù phản ứng chưa xảy ra, axit luôn tác dụng với môi trường theo phản ứng: - + - AH + H2O A + H3O nên [A ]τ = 0 ≠ 0 } - + * Ở thời điểm τ = 1, 2, 3 : [A ] = [S1H ] + []S1H = KI .[]S1 .[AH] 0,5 0,5 0,5 vc = k2 .K I .[]S1 .[S2 ].[AH ] vc = f ()[]AH Nhận xét: vc phụ thuộc nồng độ của xúc tác axit nhưng theo lũy thừa 0,5 nên nồng độ của xúc tác không ảnh hưởng nhiều đến vc như trong môi trường nước. • Trường hợp III: giai đoạn (3) chậm, giai đoạn (1), (2) nhanh + - Khi đó: vc = v3 = k3 . [P2H ].[A ] Nhờ giai đoạn (2) nhanh nên ta có hằng số cân bằng của giai đoạn (2) như sau: + + []P2 H .[]P1 + [S1H ].[]S2 K II = + []P2 H = K II . [S1H ].[S2 ] []P1 + + − Thay [S1H ] ở giả thiết II vào: [S1H ]= [A ]= K I .[S1 ].[AH ] 19
  21. [AH ] v = k .K .K .[]S .[S ]. v = f ⎛[AH ] ⎞ c 3 I II 1 2 c ⎜ [P ]⎟ []P1 ⎝ 1 ⎠ Nhận xét: vc phụ thuộc nồng độ của xúc tác axit và nồng độ sản phẩm tạo thành, tuy nhiên sự có mặt của sản phẩm làm giảm vận tốc phản ứng. VI. Phản ứng xúc tác axit - bazơ với axit Lewis 1/ Quan điểm của Lewis: Theo Lewis, axit - bazơ có những tính chất sau: 1. Axit Lewis cũng bị trung hòa nhưng có chọn lọc tức khi là một cặp axit - bazơ nhất định. + Ví dụ: 1/ H3O + : OH H2O + H : OH 2/ H H + H3O + : N : H H2O + H : N : H : đây là nguyên tử H linh động H H - phản ứng (1): trung hòa proton bằng cặp điện tử không tách của Oxy - phản ứng (2): trung hòa proton bằng cặp điện tử không tách của Nitơ Tuy nhiên cặp điện tử không tách ngoài khả năng tác dụng với proton còn có thể tác dụng với các phân tử khác. Ví dụ: cặp điện tử không tách của amin có thể tác dụng với phân tử không chứa Hydro như phân tử BF3. R F R F R : N : + B : F R : N : B : F R F R F Như vậy các chất có cặp điện tử tự do không tách có khả năng tác dụng với một axit, ta có thể xem chất đó là một bazơ. 2. Axit Lewis có thể tách ra thành axit và bazơ yếu 3. Axit Lewis có thể làm xúc tác cho những phản ứng mà trước đây dùng axit Bronsted và hoạt tính của axit Lewis tương đương hoạt tính của axit Bronsted; ngược lại độ chọn lọc của axit Lewis lớn hơn độ chọn lọc của axit Bronsted. Các loại xúc tác Lewis hay gặp: AlCl3 , BF3 , AlBr3 , BCl3 , SnCl4 , ZnCl2 , Al2O3 20
  22. 4. Lực axit Lewis cũng có thể nhận biết bằng chất chỉ thị màu theo mức độ ion hóa bằng bazơ (kèm theo nhiệt độ khoảng 1000C). 5. Quá trình trung hòa bằng axit Bronsted thì không đòi hỏi năng lượng mà còn toả ra một năng lượng mà không phụ thuộc môi trường. Trái lại, quá trình trung hòa axit Lewis cần một năng lượng nhỏ phụ thuộc vào môi trường tức là phụ thuộc chất cặp đôi với nó. 6. Trong môi trường nước, axit Lewis kết hợp với nước cho proton: Cl − Ví dụ: + AlCl3 + H2O Cl − Al − OH + H Cl Kết quả tạo ra axit proton có tính axit mạnh hơn so với hợp chất axit khác. 2/ Một số cơ chế của phản ứng với xúc tác axit Lewis: Tiêu biểu là các phản ứng Friedel - Crafts: tức là các phản ứng alkyl hóa hay axyl hóa vòng thơm (kết hợp gốc − CO − tạo thành RCO) có mặt xúc tác AlCl3. Xét phản ứng alkyl hóa: • Alkyl hóa vòng thơm bằng hợp chất có chứa halogen RX (X: halogen) Cơ chế như sau: : Cl : : Cl : : Cl : − + R : X : + Al : Cl : R : X : Al : Cl : R + X : Al : Cl : : Cl : : Cl : : Cl : + - (tức là R + X :AlCl3) Ion cacboni R+ tạo thành sẽ kết hợp với vòng thơm: + R R+ + AlCl3 H Giai đoạn cuối cùng xúc tác được hoàn nguyên: + R : Cl : − R X : Al : Cl : + + HX + AlCl3 H : Cl : Hợp chất trung gian hoạt động trong trường hợp này là ion cacboni R+ 21
  23. Hiện nay phương pháp alkyl hóa này không dùng vì điều chế tác nhân RX phức tạp, đắt mà dùng phương pháp alkyl hóa vòng thơm bằng olefin. • Alkyl hóa vòng thơm bằng olefin: R RH= + AlCl3 Cơ chế như sau: H H H : Cl : H C−R + Al : Cl : C − R + C − R : Cl : H−C H − C AlCl3 CH2 − AlCl3 H H H dịch chuyển hydro C − R + AlCl3 CH 3 Ngoài AlCl3 làm xúc tác cho các phản ứng đó, chúng ta còn thấy các xúc tác khác là các hợp chất halogen của Br, Fe, Zn, Ti, Sn 22
  24. CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG XÚC TÁC DỊ THỂ I. Khái niệm 1/ Thế nào là phản ứng xúc tác dị thể: Phản ứng xúc tác dị thể là phản ứng mà trong đó chất xúc tác và chất phản ứng là hai pha khác nhau, và phản ứng xảy ra trên bề mặt phân chia giữa 2 pha. Có thể chia thành các phản ứng xúc tác dị thể sau: Chất phản ứng Chất xúc tác lỏng - lỏng rắn lỏng - khí rắn khí - khí rắn * khí - khí lỏng lỏng - lỏng khí Hiện nay trong kỹ thuật cũng như trong phòng thí nghiệm ta thường gặp chất phản ứng là khí và chất xúc tác là rắn {phản ứng (*)}. Ví dụ: phản ứng tổng hợp Vinyl clorua (VCM) * HgCl2/C C2H2 + HCl CH2 = CHCl khí khí rắn khí 2/ Tại sao chuyển từ đồng thể sang dị thể: có 3 lý do chính • Quá trình đồng thể tiến hành không liên tục nên năng suất thiết bị kém Quá trình dị thể tiến hành phản ứng liên tục, năng suất thiết bị cao hơn hẳn, dễ dàng tự động hóa. • Quá trình dị thể thu hồi xúc tác dễ hơn nhiều so với quá trình đồng thể • Năng lượng hoạt hóa cho quá trình dị thể bé hơn năng lượng hoạt hóa cho quá trình đồng thể, do đó vận tốc phản ứng dị thể nhanh hơn. 23
  25. Năng lượng hoạt hóa được tính theo phương trình Arrhenius sau: -E1/RT E −E ∆E Đồng thể: k1 = A. e k 1 2 1 = e RT = e RT -E2/RT k2 Dị thể: k2 = A. e Bảng dưới đây so sánh năng lượng hoạt hóa của phản ứng dị thể (Edị thể) với năng lượng hoạt hóa cũng của phản ứng đó tiến hành trong môi trường đồng thể (Eđồng thể): ∆E/RT Phản ứng Eđồng thể Xúc tác Edị thể ∆E = EĐT - EDT e (kcal/mol) (kcal/mol) (T=600K) 44 Pt 14 30 8,8 .1010 2 HI J H2 + I2 44 Au 25 19 8,4 .106 58,5 Au 29 29,5 5,9 .109 2 N2O J 2N2 + O2 58,5 Pt 32,5 26 2,1 .109 78 W 39 39 1,6 .1014 13 2 NH3 J 3H2 + N2 78 Mo 42 36 1,3 .10 78 Os 47 31 1,9 .1011 60 Pt 15 45 2,6 .1016 2 SO2 + O2 J 2 SO3 60 Pd 32 28 1,6 .1010 Nhận xét: Qua bảng nhận thấy rằng mặc dù các chất xúc tác khác nhau thể hiện những tính chất đặc trưng và năng lượng hoạt hóa của một phản ứng là khác nhau trên những chất xúc tác khác nhau, nhưng trong mọi trường hợp năng lượng hoạt hóa giảm đi rất mạnh trong quá trình dị thể so với quá trình đồng thể. 3/ Cách phân chia các giai đoạn phản ứng xúc tác dị thể: Bởi vì quá trình xúc tác dị thể là quá trình tiến hành ở các pha khác nhau nên phức tạp, phải xét đến nhiều vận tốc khác nhau (vận tốc phản ứng chính, vận tốc khuếch tán trong và ngoài ). Để xét quá trình được đơn giản ta phân chia ra các giai đoạn khác nhau trong phản ứng xúc tác dị thể. a) Phân chia theo giai đoạn Cách 1: Chia làm 3 giai đoạn III I II bề mặt xúc tác 24
  26. Giai đoạn I : chất phản ứng khuếch tán đến bề mặt xúc tác Giai đoạn II : hấp phụ lý học và hóa học Giai đoạn III : khuếch tán thành phẩm ra môi trường (cách phân chia này không rõ ràng lắm) Cách 2: Chia làm 5 giai đoạn I V II l III IV bề mặt xúc tác l: khoảng hấp phụ vật lý, có thể tính bằng đường kính phân tử của chất phản ứng nhân với hệ số n Giai đoạn I : chất phản ứng khuếch tán đến bề mặt xúc tác Giai đoạn II : hấp phụ lý học trên bề mặt xúc tác Giai đoạn III : phản ứng xảy ra Giai đoạn IV : nhả hấp phụ sản phẩm Giai đoạn V : khuếch tán sản phẩm ra môi trường Cách 3: Chia làm 7 giai đoạn (cách chia này có xét đến đến yếu tố mao quản của xúc tác) Bề mặt xúc tác có các mao quản sẽ làm diện tích bề mặt tăng lên đáng kể. 2 Ví dụ: Than hoạt tính: Sngoài = 2 m /g 2 Strong = 1200 m /g 2 Zeolit: Strong = 800 ÷ 1200 m /g I I : khuếch tán cơ chất ngoài mao quản VII II : khuếch tán cơ chất trong mao quản II III : hấp phụ lên xúc tác III VI IV : quá trình phản ứng xảy ra IV V : nhả hấp phụ sản phẩm V VI : khuếch tán sản phẩm trong mao quản VII: khuếch tán sản phẩm ngoài mao quản 25
  27. b) Phân chia theo lớp: chia thành 5 lớp lớp khuếch tán lớp quá độ lớp nguyên tử hoạt động chất phản ứng bề mặt xúc tác lớp nguyên tử hoạt động chất xúc tác lớp chất mang Loại xúc tác trên chất mang được dùng với những xúc tác kim loại quí hiếm Au, Pt, Ag Chất mang có thể là than hoạt tính, Al2O3, zeolit c) Phân chia theo vùng: chia thành 3 vùng - vùng khuếch tán - vùng động học - vùng quá độ * cách phân chia này nhằm để xác định phương trình động học II. Động học chung của phản ứng xúc tác dị thể Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào tốc độ chậm nhất của một trong những quá trình trên. Bởi vì thông thường cân bằng hấp phụ thiết lập rất nhanh, nghĩa là tốc độ hấp phụ nhanh hơn vận tốc động học và vận tốc khuếch tán nên thường chỉ chú ý phân biệt hai miền động học và khuếch tán. 1/ Tốc độ vùng động học: Phản ứng xảy ra ở vùng động học khi mà vận tốc động học của phản ứng nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc khuếch tán: vđộng học << vkhuếch tán Khi đó vận tốc chung của phản ứng : vc ≈ vđộng học (tức là không phụ thuộc vận tốc khuếch tán) Để làm tăng vận tốc phản ứng thì phải làm tăng vận tốc động học đến khi nào: vđộng học ≈ vkhuếch tán Các phương pháp làm tăng vận tốc động học: 26
  28. • Tăng thời gian tiếp xúc giữa chất phản ứng và xúc tác , tạo điều kiện cho phản ứng xảy ra đầy đủ: bằng cách tăng chiều cao lớp xúc tác hoặc giảm vận tốc dòng. (thông thường không dùng biện pháp giảm vận tốc dòng vì sẽ làm giảm năng suất thiết bị) • Tăng hoạt tính của xúc tác : bằng cách dùng xúc tác mới hoặc dùng thêm chất kích động • Tăng độ phân tán và độ xốp của xúc tác • Chọn nhiệt độ thích hợp cho phản ứng Để tăng chiều cao lớp xúc tác trong thực tế thường dùng các thiết bị phản ứng sau: chất phản ứng chất phản ứng sản phẩm sản phẩm 2/ Tốc độ vùng khuếch tán: Phản ứng xảy ra ở vùng khuếch tán khi mà vận tốc khuếch tán của phản ứng nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc động học: vkhuếch tán << vđộng học Khi đó vận tốc chung của phản ứng : vc ≈ vkhuếch tán (tức là không phụ thuộc vận tốc động học) Để làm tăng vận tốc phản ứng thì phải làm tăng vận tốc khuếch tán đến khi nào: vkhuếch tán ≈ vđộng học Các phương pháp làm tăng vận tốc khuếch tán: • Giảm thời gian tiếp xúc giữa chất phản ứng và xúc tác bằng cách giảm chiều cao lớp xúc tác hoặc tăng vận tốc dòng. • Tăng mức độ khuấy trộn hoặc tăng số lần tuần hoàn • Tăng nhiệt độ quá trình 27
  29. Để tăng tốc độ khuấy trộn trong thực tế thường dùng các thiết bị phản ứng sau: khói sản phẩm chất phản ứng các lưới xúc tác thiết bị thiết bị tái sinh phản ứng sản phẩm Mục đích sử dụng thiết bị: tăng vận tốc khuếch tán bằng cách giảm thời xúc tác xúc tác mới + xúc nguyên gian tiếp xúc. đưa đi tái tác đã tái sinh liệu Ứng dụng: sinh * sản xuất NH3 Mục đích sử dụng thiết bị: tăng vận N + 3 H Fe 2 NH 2 2 3 tốc khuếch tán bằng cách tăng mức độ * oxy hóa metanol tổng hợp khuấy trộn formaldehyd Ứng dụng: thiết bị xúc tác tầng sôi dùng trong quá trình cracking xúc tác Ag CH3OH + 1/2 O2 HCHO + H2O sản xuất xăng có trị số octan cao 3/ Vận tốc vùng quá độ Phản ứng xảy ra ở vùng quá độ khi mà vận tốc phản ứng không phụ thuộc vận tốc khuếch tán hay vận tốc động học. Khi đó vận tốc chung của phản ứng : vc ≈ vkhuếch tán ≈ vđộng học 4/ Biểu diễn đồ thi Arrhenius Trong phản ứng xúc tác dị thể nhiệt độ ảnh hưởng khá nhiều đến vùng phản ứng. Vận tốc khuếch tán và vận tốc động học bị ảnh hưởng khác nhau. • Vận tốc khuếch tán tăng chậm khi tăng nhiệt độ • Vận tốc động học tăng nhanh khi tăng nhiệt độ Thực nghiệm chứng tỏ rằng: Khi tăng nhiệt độ lên 10oC: J vận tốc động học tăng lên 2 ÷ 3 lần J vận tốc khuếch tán tăng lên 1 ÷1,5 lần 28
  30. Giải thích: Đó là vì năng lượng hoạt hóa cho quá trình động học lớn hơn cho quá trình khuếch tán, cho nên ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc quá trình động học mạnh hơn. Kết luận: • ở vùng nhiệt độ cao giai đoạn chậm nhất là giai đoạn khuếch tán và như vậy phản ứng xảy ra trong vùng khuếch tán. • ở vùng nhiệt độ thấp giai đoạn chậm nhất là giai đoạn động học và như vậy phản ứng xảy ra trong vùng động học. Biểu diễn vận tốc phản ứng biến đổi qua các vùng theo sự thay đổi nhiệt độ qua phương trình hằng số vận tốc của Arenius như sau: k = A . e-E/RT I: vùng động học II: vùng quá độ lg k III: vùng khuếch tán (1) • Đường (1): đối với xúc tác có độ xốp (2) cao, vận tốc phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, nhất là vận tốc động học và α E = 2,3Rtgα • Đường (2): đối với xúc tác có độ xốp bé, ít mao quản như xúc tác kim loại, III II I có giai đoạn quá độ rất nhỏ nên đường biểu diễn chỉ còn lại 2 đường. 0 1/T 5/ Động học của các vùng 5.1/ Phương trình vận tốc khuếch tán Định luật Fick: Một lượng chất rất nhỏ dq khuếch tán qua bề mặt σ trong thời gian dt và với một chênh lệch nồng độ gradC thì: dq = - D. σ. GradC. dt A (Cx) trong đó: D: hệ số khuếch tán dx C − C gradC = = X S δ dl δ B (Cs) bề mặt xúc tác 29
  31. C − C ⇒ dq = D.σ. S X .dt δ Với: Cx: nồng độ chất phản ứng trong môi trường Cs: nồng độ chất phản ứng trên bề mặt xúc tác δ : khoảng cách giữa Cx và Cs Gọi V: thể tích của hệ dq D.σ C − C ⇒ dC = = . S X .dt V V δ Phương trình vận tốc khuếch tán: dC D.σ C − C v = − = − . S X kt dt V δ D.σ Đặt: = β : hằng số vận tốc khuếch tán V.δ Suy ra: vkt = β.()C X − CS 5.2/ Phương trình vận tốc động học Phương trình vận tốc động học: n vđh = k. Cs Trong đó: k: hằng số vận tốc động học Cs: nồng độ chất phản ứng trên bề mặt xúc tác n: bậc phản ứng Để đơn giản thường lấy n = 1, khi đó: vđh = k. Cs 5.3/ Động học miền quá độ Ở miền quá độ, ta có: vkt ≈ vđh ⇒ β(Cx – Cs) = kCs ⇒ Cs(k + β) = βCx β ⇒ C = .C S k + β X 30
  32. Vì vận tốc chung của phản ứng : vc ≈ vkt ≈ vđh ⇒ vc = vđh = kCs k.β ⇒ vc = .C k + β X ⇒ vc = kcCx trong đó kc: hằng số vận tốc chung Xét 2 trường hợp sau: • Nếu k >>β: phản ứng nằm trong vùng khuếch tán β β Khi đó C = .C ≈ .C S k + β X k X ⇒ kCs = βCx Vì k >> β ⇒ Cs > (rất lớn) A (Cx) Chứng tỏ nồng độ chất phản ứng trên bề mặt xúc tác rất bé, chủ yếu nằm ở vùng khuếch tán và vận tốc chung vkt rất chậm phụ thuộc vào vận tốc khuếch tán. B (Cs) k.β k.β bề mặt xúc tác Vì vậy: k = ≈ = β C k + β k ⇒ hằng số vận tốc chung = hằng số khuếch tán • Nếu k <<β: phản ứng nằm trong vùng động học β β Khi đó: C = .C ≈ .C = C S k + β X β X X ⇒ ∆C = Cx - Cs ≈ 0 k.β k.β và k = ≈ = k C k + β β ⇒ hằng số vận tốc chung = hằng số vận tốc động học III. Chất kích động xúc tác (hay còn gọi là chất trợ xúc tác ) 1/ Khái niệm: 31
  33. Chất kích động là chất mà bản thân nó không có tác dụng xúc tác , không làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng nhờ có nó mà chất xúc tác có thể phát huy tối đa khả năng xúc tác của mình. 2/ Tác dụng của chất kích động: 1) Bản thân chất kích động không tác dụng với xúc tác hoặc tác dụng rất ít 2) Khi cho vào một lượng rất nhỏ chất kích động có thể làm tăng hoạt tính xúc tác lên hàng trăm lần thậm chí hàng ngàn lần. Ví dụ1: Khi thêm 0,5% CeO2 vào xúc tác Ni cho quá trình hydro hóa thì vận tốc tăng 10 lần. Cứ 1130 nguyên tử Ni chỉ cần 1 phân tử CeO2. 3) Lượng chất kích động tối ưu cho mỗi xúc tác khác nhau thì khác nhau Ví dụ 2: Xét phản ứng oxy hóa C8H18 thành CO2 và H2O; xúc tác là V2O5; chất kích động là NaOH. A Trên hình là sự thay đổi hoạt tính xúc tác khi cho thêm NaOH vào V2O5 ở 2 mức nhiệt độ o o 230 C và 170 C. Nhận thấy rằng khi thêm T = 2300C NaOH thì hoạt tính xúc tác tăng lên rất T = 1700C nhanh và lượng tối ưu của NaOH là 1% không thay đổi theo nhiệt độ 1% [NaOH] Ví dụ 3 Xét phản ứng hydro hóa aldehyd trên xúc tác là Ni: khi cho thêm 0,01% FeCl3 thì hoạt tính của Ni tăng lên nhiều lần và lớn hơn lượng này thì hoạt tính của Ni giảm. 4) Chất kích động làm giảm điều kiện khắc nghiệt của phản ứng Ví dụ 4: phản ứng sản xuất khí tổng hợp (CO + H2) Với xúc tác là Fe3O4: áp suất làm việc ở 150 ÷ 200 at Với xúc tác là Fe3O4 + Cr2O3 : áp suất làm việc ở 35 at 5) Chất kích động làm tăng độ bền của xúc tác • Tăng độ bền cơ học: với những xúc tác làm việc trong môi trường tầng sôi hoặc trong môi trường mà chất phản ứng và chất xúc tác đi ngược chiều nhau thì cần phải có độ bền cơ học cao nếu không sẽ bị hóa bụi hoặc bị cuốn theo dòng khí • Tăng độ bền nhiệt: khi xúc tác làm việc trong môi trường nhiệt độ cao hoặc khi phản ứng toả nhiệt lớn sẽ xảy ra hiện tượng gradient nhiệt độ dễ làm xúc tác bị hỏng. Nếu 32
  34. xúc tác không bền nhiệt có khi làm thay đổi cả bản chất xúc tác, xúc tác dễ bị nóng cục bộ dẫn đến bị vón cục (tức các phân tử nhỏ kết hợp với nhau thành những phần tử lớn), bề mặt xúc tác giảm dẫn đến hoạt tính xúc tác giảm. Việc thêm chất kích động sẽ ngăn cản quá trình thiêu kết, giúp kéo dài tuổi thọ của bề mặt tiếp xúc. Ví dụ 5: ZnO là một xúc tác vô định hình có hoạt tính khá lớn nhưng ở 600oC thì ZnO trở thành kết tinh và hoạt tính xúc tác mất hẳn. Nếu thêm Cr2O3 thì xúc tác (ZnO + Cr2O3) vẫn ở dạng vô định hình • Tăng độ bền hóa học, giảm ngộ độc xúc tác 3/ Phân loại chất kích động : Theo quan điểm mới hiện nay, người ta phân loại chất kích động theo 3 chức năng sau: 1) Chất kích động hình học (Textural promoter): có vai trò cản trở sự tăng kích thước của các tiểu phân xúc tác trong quá trình sử dụng Ví dụ: Al2O3 trong xúc tác Fe cho phản ứng tổng hợp NH3 Al2O3 trong xúc tác cho quá trình reforming Pt/Al2O3 2) Chất kích động điện tử hoặc cấu trúc (Electronic or structural promoter): là chất có thể đi vào mạng cấu trúc của pha hoạt động xúc tác và làm thay đổi đặc trưng điện tử của nó. Ví dụ: K2O trong xúc tác Fe tổng hợp NH3 3) Chất kích động chống ngộ độc (Poison − resistant promoter): là chất bảo vệ pha hoạt động xúc tác khỏi bị ngộ độc vì tạp chất hoặc vì sản phẩm phụ. Ví dụ: Re làm giảm sự tạo cốc trên bề mặt xúc tác Pt/Al2O3 Như vậy, một xúc tác có thể gồm một pha hoạt động xúc tác và một hay vài chất kích động, chẳng hạn như xúc tác cho quá trình reforming xúc tác trong đó: - Pt: chất hoạt động xúc tác - Re: chất kích động chống ngộ độc - Al2O3: chất kích động hình học 4/ Một số quan điểm giải thích hiện tượng chất kích động : 33
  35. 1) Chất kích động khi cho vào xúc tác sẽ kết hợp với trung tâm hoạt động cũ và cho một trung tâm hoạt động mới có hoạt tính cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hình thành và phân huỷ HCTG. Do đó làm tăng vận tốc phản ứng. Lượng chất kích động nhỏ và tối ưu (nhỏ vì thế giới đã công nhận số trung tâm hoạt động nhỏ và chỉ bằng 10-23, tức là có 1 trung tâm hoạt động thì sẽ có 1023 trung tâm không hoạt động) 2) Chất kích động cho vào sẽ làm tăng tốc độ của giai đoạn chậm nhất của quá trình, có thể làm tăng vận tốc hấp phụ chất này, làm giảm vận tốc hấp phụ chất kia, tạo điều kiện cho phản ứng chính xảy ra. Ví dụ: phản ứng tổng hợp NH3: N2 + 3H2 ⇒ 2 NH3 Xúc tác là Fe, nếu được cho thêm chất kích động K2O thì hoạt tính tăng lên nhiều lần. Điều này được giải thích rằng khi có mặt K2O thì vận tốc hấp phụ H2 được tăng lên trong đó vận tốc của N2 giảm xuống vừa phải để phản ứng xảy ra thuận lợi. 3) Chất kích động làm thay đổi cấu trúc xúc tác làm cho mạng lưới tinh thể trên bề mặt xúc tác linh động hẳn lên, hoạt động hơn. Có 2 loại chất kích động: chất kích động điện tử và chất kích động lỗ khuyết • Chất kích động điện tử là chất kích động thừa đ iện tử, có ít ái lực điện tử hơn so với xúc tác; khi đó điện tử tự do của chất kích động sẽ nhường cho xúc tác, làm khuấy động mạng lưới tinh thể c ủa xúc tác, làm xúc tác linh động hẳn lên, hoạt độ ng hơn. • Chất kích động lỗ khuyết là chất kích động thiếu Ví dụ: mạng lưới tinh thể của Al2O3 đ iện tử nên có ái lực điện tử lớn hơn so với xúc tác, sẽ lấy điện tử của xúc tác làm bề mặt xúc tác : cầu oxy : Al linh động hơn, xúc tác trở nên hoạt động hơn. 4) Chất kích động cho vào làm thay đổi khoảng cách của nguyên tử xúc tác cho phù hợp với yếu tố tương đương hình học 5) Chất kích động là chất khí: Chất khí đưa vào tạo màng khí bao phủ trên bề mặt xúc tác và tạo trung tâm hoạt động trên bề mặt, khí trở thành phân cực làm cho xúc tác hoạt động hơn. 34
  36. IV. Chất độc xúc tác 1/ Khái niệm: Chất độc xúc tác là chất khi cho vào một lượng rất nhỏ thì hoạt tính xúc tác giảm mạnh đến độ không dùng được trong sản xuất. Một số chất độc thường gặp: • Các Halogen tự do: Cl2 , I2 , Br2 • Thuỷ ngân và muối Hg: HgCl2 , Hg(CN)2 • HCN, CO • Các hợp chất có nhiều hóa trị: do hóa trị dễ thay đổi nên xúc tác cho những phản ứng không mong muốn tức là làm ngộ độc xúc tác -2 +6 - Các hợp chất của S: H2S (S ) ; H2SO4 (S ) -3 +5 - Các hợp chất của P: H3P (P ) ; H3PO4 (P ) -3 +2 - Các hợp chất của N: NH3 (N ); tiofen (N ) - Các hợp chất của Fe: Feo ; Fe+2 ; Fe+3 • Hợp chất của Asen: có số điện tử tự do lớn, độc cho tất cả các xúc tác và kể cả người. • Các kim loại nặng 2/ Các hiện tượng ngộ độc: 1) Ngộ độc do chính bản thân xúc tác mang vào Có 2 loại xúc tác: xúc tác thiên nhiên và xúc tác tổng hợp • Xúc tác thiên nhiên: nghiên cứu tổng hợp cao su nhân tạo Butadien_1,3 từ rượu C2H5OH với xúc tác là đất sét aluminosilicat vô định hình 2 C2H5OH J CH2 = CH - CH = CH2 Nếu trong Aluminosilicat vô định hình có chứa Fe thì hiệu suất Butadien giảm đáng kể. Điều đó chứng tỏ Fe là chất độc của xúc tác aluminosilicat vô định hình. • Xúc tác tổng hợp: trong quá trình điều chế xúc tác, nếu để kết tủa nhanh quá thì sẽ kéo theo các chất lạ, làm ngộ độc xúc tác 2) Ngộ độc do chất phản ứng mang vào 35
  37. Khi chất phản ứng chứa các tạp chất như các hợp chất sulfur, photphua, asenua thì xúc tác sẽ hấp phụ các chất độc này trước làm cho chất phản ứng không thể tiếp xúc được với bề mặt xúc tác. Và sự hấp phụ này có thể là thuận nghịch hoặc không thuận nghịch. Ví dụ: xúc tác Pt bị ngộ độc bởi CO và CS2, nhưng khi thổi luồng khí phản ứng hoàn toàn sạch CO và CS2 thì hoạt tính xúc tác được khôi phục vì xúc tác đã được hoàn nguyên. Nhưng khi xúc tác Pt bị ngộ độc bởi H2S và H3P thì hoạt tính của Pt không thể hoàn nguyên một cách dễ dàng như vậy. Muốn tái sinh nó cần có chất oxy hóa mạnh và nhiệt độ cao. o Ví dụ: Điều chế NH3 từ N2 và H2 trên xúc tác Fe ở áp suất 300at, 450 C Nếu trong hỗn hợp phản ứng có 0,5%O2 hoặc CO thì hoạt tính của Fe sẽ giảm đi rất nhiều lần. Hoàn nguyên Fe bằng cách thổi hỗn hợp N2 + H2 sạch đi qua Fe thì O2 sẽ phản ứng với H2 tạo thành H2O tách ra khỏi bề mặt của Fe và chất xúc tác lại bắt đầu làm việc như lúc chưa bị nhiễm độc Nhưng nếu có các hợp chất Sulfur hấp phụ lên bề mặt Fe thì hoạt tính của Fe giảm và khi xử lý bằng hỗn hợp N2 + H2 thì xúc tác không trở lại trạng thái ban đầu. 3) Ngộ độc do các chất sinh ra trong quá trình phản ứng Chính là ngộ độc do sự hình thành túi Cacbon hoặc do sự hình thành cốc. Hiện tượng hình thành túi cacbon thường xảy ra do các phản ứng cracking parafin tạo thành lượng cacbon rất lớn và sẽ kết hợp tạo ra túi cacbon bít lỗ mao quản xúc tác đồng thời làm cho các phần tử xúc tác bị phủ một lớp áo cacbon và khi phần lớn bề mặt xúc tác bị các hợp chất hữu cơ đó che kín thì hoạt tính chất xúc tác giảm. Tương tự như vậy, cốc hình thành là do sự ngưng tụ của các hợp chất đa vòng và làm bít các lỗ mao quản của xúc tác. Để phục hồi hoạt tính xúc tác thường dùng biện pháp thổi hơi nước hoặc không khí ở nhiệt độ cao để đốt cháy cốc, cacbon làm sạch bề mặt xúc tác . C + H2O ⇒ CO + H2 C + O2 ⇒ CO2 H-C + O2 ⇒ CO2 + H2O 36
  38. Biện pháp này dễ thực hiện nên thường bố trí thiết bị phản ứng và thiết bị tái sinh xúc tác gần nhau, làm việc liên tục. 4) Ngộ độc có lợi Đôi khi người ta dùng hiện tượng ngộ độc xúc tác để tăng tính chọn lọc xúc tác. Hiện tượng này gọi là ngộ độc có lợi. Ví dụ: phản ứng hydro hóa C6H5COCl trong dung dịch benzen trên xúc tác là Pt để tổng hợp benzaldehyd C6H5CHO. Quá trình xảy ra nhiều phản ứng nối tiếp tạo nhiều sản phẩm phụ. H2 H2 H2 C6H5COCl C6H5CHO C6H5CH2OH C6H5CH3 Benzoyl chloride Benzyl alcohol Nếu cho vào một lượng nhỏ hợp chất lưu huỳnh trong dung dịch phản ứng thì quá trình sẽ dừng lại ở sản phẩm benzaldehyd. Đó là do hợp chất lưu huỳnh làm ngộ độcrượu và toluen. Tóm lại trong kỹ thuật sản xuất vấn đề làm sao giảm được sự ngộ độc xúc tác rất cần được chú ý đặc biệt để làm tăng hiệu suất phản ứng, tăng thời gian làm việc của xúc tác 3/ Các yếu tố ảnh hưởng sự ngộ độc xúc tác : Có hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự ngộ độc xúc tác • Nhiệt độ : nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự ngộ độc xúc tác Ví dụ: phản ứng oxy hóa SO2 thành SO3 V ớ i xúc tác : V2O5 và chất độc: H2S A 2500C Tiến hành phản ứng ở các điều kiện nhiệt A0 2300C độ khác nhau, nhận thấy rằng: 2100C + ở 130oC : hoạt tính giảm nhiều 0 + ở 250oC : hoạt tính xúc tác được khôi 190 C phục như ban đầu 1700C Nguyên nhân là do ở nhiệt độ cao sự hấp phụ giữa V O và H S không bền vững dẫn 0 2 5 2 130 C đến sự giải hấp nên không ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác. [H2S] • Chất kích động, chất mang: khi xuất hiện chất độc thì chất kích động, chất mang sẽ hấp phụ chất độc đầu tiên, giải phóng trung tâm hoạt động của xúc tác 4/ Trung tâm hoạt động của xúc tác : Pt H2O2 H2O + ½ O2 37
  39. • Khi nghiên cứu phản ứng : Người ta nhận thấy rằng một lượng vô cùng bé chất độc H2S đủ để làm cho hoạt tính của Pt giảm mạnh. Từ đấy đặt vấn đề tại sao hàng trục triệu nguyên tử xúc tác như vậy mà chỉ một lượng nhỏ bé chất độc cũng có thể làm cho xúc tác mất hoạt tính. Điều đó chứng tỏ rằng không phải tất cả các nguyên tử chất xúc tác đều làm xúc tác cho phản ứng mà trong đó chỉ có một phần rất nhỏ số nguyên tử hoạt động xúc tác cho phản ứng . Số nguyên tử hoạt động đó ta gọi là tâm hoạt động. • Khi nghiên cứu sự hấp phụ chất khí trên bề mặt xúc tác rắn, người ta nhận thấy: mỗi một nguyên tử xúc tác trên bề mặt có thể hấp phụ một nguyên tử khí và nguyên tử xúc tác đó gọi là tâm hấp phụ ; khi đó sẽ tạo thành một lớp hấp phụ nguyên tử khí trên bề mặt xúc tác • Như vậy, số tâm hấp phụ và tâm hoạt động không tương đương nhau. • Nếu thừa nhận rằng: tâm hấp phụ hoạt hóa là loại tâm có tác dụng tạo điều kiện cho phản ứng hóa học tiến hành thì số tâm hấp phụ hoạt hóa được gọi là số tâm hoạt động xúc tác. Và như vậy, số tâm hấp phụ hoạt hóa chiếm một phần rất bé so với tâm hấp phụ nói chung. • Với những phản ứng khác nhau, với những xúc tác khác nhau thì số trung tâm hoạt động xúc tác cũng khác nhau. Thế giới người ta công nhận số trung tâm hoạt động xúc tác là 10-23. • Cho đến nay việc thừa nhận có tâm hoạt động xúc tác vẫn chưa hoàn toàn được công nhận. Tâm hoạt tính là gì? Nó có tác dụng gì với chất phản ứng ? thì đến nay các ý kiến đó vẫn chưa thống nhất nhưng có thể định nghĩa một cách tổng quát: “Trung tâm hoạt động là những trung tâm có hóa trị tự do lớn nên có thể hấp phụ chất phản ứng và tiến hành phản ứng.” Dưới đây là một vài thuyết giải thích trung tâm hoạt động. 1/ Thuyết Taylor: Năm 1962, Taylor làm thí nghiệm: trong một cốc đựng các hạt Ni, cho dung dịch I2 vào. Quan sát trên kính hiển vi thì thấy có một số điểm bị nhuốm màu nhưng sau đó loang dần và nhuốm màu không đều. 38
  40. Để giải thích hiện tượng này, ông đã làm thí nghiệm khác: cho hấp phụ CO trên bề mặt Ni, thì thấy: bề mặt Ni không phẳng mà lồi. Giải thích: Ở vị trí 1: Ni có 3 hóa trị tự do ⎜ 2: Ni có 2 hóa trị tự do −Ni1− ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ 3: Ni có 1 hóa trị tự do 3 2 −Ni−Ni −Ni−Ni − 4: Ni có 0 hóa trị tự do ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ 4 −Ni−Ni −Ni−Ni− Như vậy, trên bề mặt Ni, cũng cùng là nguyên tử Ni cả nhưng chúng ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ có hóa trị tự do khác nhau nên có khả năng hóa học khác nhau −Ni−Ni−Ni−Ni− ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ Theo Taylor, ở vị trí 1, Ni có 3 hóa trị tự do nên có thể kết hợp 3 Sơ đồ bề mặt Ni theo nguyên tử CO hinh thành Ni(CO)3 trên bề mặt Ni. quan điểm Taylor Tương tự, ở vị trí 2: hình thành Ni(CO) 2 ở vị trí 3: hình thành NiCO ở vị trí 4: không hình thành gì cả. Qua đây có thể thấy tâm hoạt động Ni chỉ chiếm một phần rất bé so với tổng số nguyên tử Ni. Và Taylor đã kết luận: vị trí 1 là trung tâm hoạt động mạnh nhất (nhưng thực ra vị trí 1 là trung tâm hấp phụ mạnh nhất) Quan điểm của Taylor mới đưa ra được một khái niệm sơ bộ về tâm hoạt tính, không cho một phương pháp phân tích để xác định và phân biệt đó là tâm hoạt động. 2/ Thuyết Dankov: Hoàn toàn trái ngược với Taylor, Dankov cho rằng tâm hoạt tính là các điểm lõm và âm. Sơ đồ của Dankov như sau: Theo Dankov trên bề mặt kim loại có 5 vị trí: • Nếu lõm ở vị trí 1: có 5 bề mặt tự do 5 4 1 • Nếu lõm ở vị trí 2: có 4 bề mặt tự do 2 • Nếu lõm ở vị trí 3: có 3bề mặt tự do • Nếu lõm ở vị trí 4: có 2 bề mặt tự do • Nếu lõm ở vị trí 5: có 1 bề mặt tự do Ở vị trí số 1: CO bị hấp phụ bởi 5 bề mặt tự do ⇒ 3 kéo dãn liên kết C=O về phía 5 bề mặt tự do. Tương tự ở vị trí 2, 3, 4 thì CO bị hấp phụ bởi 4, 3, 2 bề mặt tự do 39
  41. Như vậy ở vị trí càng lõm hình thành càng nhiều mối nối liên kết giữa 1 nguyên tử CO và các bề mặt tự do. Cụ thể ở vị trí số 1 cho khả năng hấp phụ khoẻ nhất, có hoạt tính cao nhất. Dankov đã đưa ra một hình tượng về tâm hoạt tính khác Taylor nhưng cũng chưa giải thích được một cách rõ ràng về tâm hoạt tính. Theo Dankov ở vị trí 1 là hoạt động nhất vì tạo ra được 5 mối nối liên kết. Nhưng chưa phải tạo ra được nhiều mối nối liên kết là có nhiều khả năng phản ứng hóa học. Để giải thích được tâm hoạt động của xúc tác một cách đầy đủ hơn cần nghiên cứu các yếu tố khác như năng lượng liên kết, liên kết hình học, trao đổi điện tử trong liên kết (được giải thích bằng các thuyết xúc tác) 40
  42. CHƯƠNG IV: THUYẾT HẤP PHỤ Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về xúc tác, ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ và hướng phản ứng, cho đến nay vẫn chưa có một lý thuyết chung về hiện tượng xúc tác. Có lẽ không thể xây dựng một lý thuyết chung về hiện tượng xúc tác vì các chất xúc tác ảnh hưởng rất khác nhau đến biến đổi hóa học. Dựa trên tài liệu thực nghiệm tích luỹ dược các nhà bác học đã sáng tạo nhiều lý thuyết và giả thuyết khác nhau làm rõ nhiều khía cạnh của hiện tượng xúc tác. Dưới đây là một số thuyết có tính chất hiện đại: 1/ Thuyết hóa học - tức là thuyết hợp chất trung gian 2/ Thuyết lý học - tức là thuyết hấp phụ 3/ Thuyết đoàn hoạt động Kobozeb 4/ Thuyết đa vị Baladin 5/ Thuyết điện tử Trong phạm vi môn học này, chúng ta chỉ nghiên cứu THUYẾT HẤP PHỤ VÀ THUYẾT ĐA VỊ BALADIN . Bởi vì hiện tương hấp phụ là một giai đoạn đầu của quá trình xúc tác dị thể. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chung và trong nhiều trường hợp hấp phụ đã quyết định quá trình xúc tác. Vì vậy khi nghiên cứu xúc tác dị thể phải nghiên cứu sự hấp phụ trên xúc tác rắn. I. Khái niệm - Định nghĩa: “Hấp phụ là quá trình hút khí (hơi) hay chất lỏng bằng bề mặt chất rắn xốp. Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ, chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là chất hấp phụ và những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ” - Trong quá trình hấp phụ có toả ra một nhiệt lượng, gọi là nhiệt hấp phụ. Bề mặt càng lớn tức độ xốp của xúc tác càng cao thì nhiệt hấp phụ toả ra càng lớn. - Có 2 quá trình hấp phụ: hấp phụ lý học và hấp phụ hóa học. Giữa hấp phụ lý học và hấp phụ hóa học thật ra khó phân biệt, có khi nó tiến hành song song, có khi chỉ có giai đoạn hấp phụ lý học tuỳ thuộc tính chất của bề mặt xúc tác và chất bị hấp phụ, tuỳ thuộc vào điều kiện quá trình (nhiệt độ, áp suất ) II. Phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học 41
  43. Có thể phân biệt hấp phụ hóa học và lý học ở những điểm sau: 1/ Nhiệt hấp phụ • Nhiệt hấp phụ hóa học khá lớn, từ 40 ÷ 800 kJ/mol, nhiều khi gần bằng nhiệt của phản ứng hóa học. Vì vậy nó tạo thành mối nối hấp phụ khá bền và muốn đẩy chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt xúc tác rắn cần nhiệt độ khá cao. • Nhiệt hấp phụ lý học thường không lớn, gần bằng nhiệt hóa lỏng hay bay hơi của chất bị hấp phụ ở điều kiện hấp phụ và thường nhỏ hơn 20 kJ/mol. 2/ Lượng chất bị hấp phụ • Hấp phụ hóa học xảy ra rất ít, không hơn một lớp trên bề mặt xúc tác (đơn lớp) • Hấp phụ lý học có thể tạo thành nhiều lớp (đa lớp) 3/ Sự chọn lọc hấp phụ • Hấp phụ hóa học có tính chất chọn lọc cao, phụ thuộc vào tính chất bề mặt chất rắn và tính chất của chất bị hấp phụ • Hấp phụ lý học không có sự chọn lọc, tất cả các bề mặt chất rắn đều có tính chất hấp phụ lý học. 4/ Sự phụ thuộc của nhiệt độ • Hấp phụ lý học thường xảy ra ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng thì lượng chất hấp phụ giảm lượng chất hấp phụ Ví dụ:N được hấp phụ mạnh nhất HPVL 2 HPHH 0 ở - 193 C là nhiệt độ hóa lỏng của VLJHH N , khi nhiệt độ tăng thì hấp phụ lý 2 học giảm -193oC 0oC 100oC T • Hấp phụ hóa học thường tiến hành ở nhiệt độ cao hơn hấp phụ lý học, ở nhiệt độ thấp thì lượng chất hấp phụ hóa học giảm và khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tối ưu thì lượng chất hấp phụ hóa học cũng giảm o ⇒ Đối với N2: nhiệt độ HPHH tối ưu là 100 C. 5/ Tính chất của các mối nối hấp phụ 42
  44. • Hấp phụ hóa học tạo thành mối nối bền vững và tính chất gần giống như mối nối hóa học. Chúng có thể là mối nối hóa trị, ion, đồng hóa trị Trong quá trình tạo thành mối nối có sự di chuyển điện tử giữa chất bị hấp phụ và chất hấp phụ, tức là có tác dụng điện tử phần tử hấp phụ và bề mặt chất rắn. • Hấp phụ lý học không hình thành mối nối. Sự tương tác giữa phân tử bị hấp phụ với các electron của chất rắn rất yếu. Giữa chất rắn và phân tử bị hấp phụ được coi như là 2 hệ thống, không phải là một hợp chất thống nhất. 6/ Năng lượng hoạt hóa hấp phụ • Hấp phụ hóa học tiến hành chậm và có năng lượng hoạt hóa khá lớn gần bằng năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học, phụ thuộc bởi khoảng cách giữa các nguyên tử trong chất bị hấp phụ và các trung tâm trên bề mặt chất rắn. • Hấp phụ lý học tiến hành rất nhanh và năng lượng hoạt hóa bằng không. 7/ Tính thuận nghịch của hấp phụ • Hấp phụ lý học bao giờ cũng là thuận nghịch, nói cách khác quá trình ở trạng thái cân bằng động: hấp phụ ⇔ nhả hấp phụ • Hấp phụ hóa học không phải bao giờ cũng là quá trình thuận nghịch. Tuỳ theo đặc tính mối nối liên kết hóa học mà tính chất thuận nghịch ở quá trình hấp phụ khác nhau. Có những quá trình hóa học khá bền vững, tạo thành các hợp chất hóa học, ví dụ như sự hấp phụ Oxy lên kim loại tạo Oxyt kim loại, hoặc khi hấp phụ lên than cho CO2, CO. 8/ Trạng thái của chất bị hấp phụ • HPVL: trạng thái và tính chất hóa lý của chất bị hấp phụ không thay đổi. Lực giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ là lực Van der Waals. • HPHH: trạng thái của chất bị hấp phụ thay đổi hoàn toàn Nhiệt hấp phụ : Qhp = nϕ - mD Trong đó: D: năng lượng tạo thành mối nối ϕ: năng lượng phá vỡ mối nối m,n: số mối nối tạo thành và bị phá vỡ tương ứng 43
  45. Ví dụ: khi HPHH trên kim loại, các phân tử phân ly thành nguyên tử:: H2/ Me: H2 + 2 Me J 2 MeH - O2/ Me: O2 + 1e J O2 hphụ / Me - O2 + 2e J 2O hphụ / Me J 2 MeO Các hợp chất hữu cơ hấp phụ trên kim loại cũng bị phân ly, như CH4/ Me CH4 + 2 Me J MeH + CH3Me 9/ Đường biểu diễn thế năng hấp phụ Xét trường hợp hấp phụ H2/ Ni. Trên hình vẽ mô tả sự biến thiên năng lượng trong quá trình tương tác giữa H2 và Ni bề mặt. Quy ước: - Trên đường nằm ngang thế năng bằng 0. Một phân tử nằm xa bề mặt rắn sẽ có thế năng bằng 0, nghĩa là nằm trên đường nằm ngang đó. - Một phân tử được cung cấp năng lượng sẽ chiếm một vị trí cao hơn đường nằm ngang - Ngược lại khi một phân tử giải phóng năng lượng sẽ chiếm một vị trí thấp hơn đường nằm ngang. 44
  46. Từ hình vẽ nhận thấy rằng: • Khi phân tử H2 tiến đến gần bề mặt Ni, thoạt tiên xảy ra sự HPVL. Năng lượng của H2 biến đổi theo đường cong (P) (hấp phụ toả nhiệt, năng lượng của hệ giảm); tuy nhiên ∆Hp: là entalpi HPVL rất nhỏ. Vị trí cực tiểu của đường cong thế năng tương ứng với HPVL còn cách tâm nguyên tử Ni một khoảng cách xấp xỉ L: L = rNi + rNi, vdw + rH + rH, vdw = 0,125 + 0,08 + 0,035 + 0,08 = 0,32 (nm) trong đó: rvdw : bán kính Van der Waals của các nguyên tử là bằng nhau. r : bán kính thực của nguyên tử • Đường (C) biểu diễn sự biến đổi thế năng trong HPHH, ứng với quá trình : 2 Ni + 2 H → 2 NiH Trước hết phân tử H2 bị phân ly thành 2 nguyên tử H tương ứng với sự cung cấp năng lượng DHH = 434 kJ. Sau đó H tiến đến gần bề mặt Ni, quá trình HPHH xáy ra tương ứng với sự giảm thế năng của nguyên tử H. Tại vị trí cực tiểu của đường (C) , một liên kết hóa học được hình thành với độ dài L1: L1 = rNi + rH = 0,125 + 0,035 = 0,16 (nm) Entalpi HPHH ∆Hhp ≈ 125 kJ/ mol • Như vậy một phân tử H2 muốn tham gia quá trình HPHH với Ni thì cần vượt qua một năng lượng hoạt hóa EC < DHH (EC là giao điểm của 2 đường cong (P) và (C)) • Tóm lại, HPVL đã đưa phân tử H2 tiến đến gần bề mặt Ni kim loại mà không đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng và sau đó có sự chuyển dịch từ HPVL sang HPHH thông qua một trạng thái chuyển tiếp như hình vẽ sau: 45
  47. III. Phương trình hấp phụ lý tưởng 1/ Thế nào là hấp phụ lý tưởng? Hấp phụ lý tưởng là quá trình hấp phụ thoả mãn các điều kiện: • nhiệt hấp phụ không thay đổi theo không gian và thời gian: Q = const ; nghĩa là nhiệt hấp phụ trong suốt quá trình không đổi, không phụ thuộc vào độ che phủ bề mặt. Nói một cách khác các tâm hấp phụ hoàn toàn tương đương nhau về mặt năng lượng. • Không tồn tại lực tương tác giữa các phân tử đã được hấp phụ , nghĩa là các phân tử trên bề mặt chất rắn thì độc lập nhau, không có sự cạnh tranh, không cản trở lẫn nhau trong quá trình hấp phụ . • Trong quá trình hấp phụ và nhả hấp phụ , số tâm hấp phụ không đổi. 2/ Động học của quá trình hấp phụ - Phương trình Langmuir 2.1/ Trường hợp có một chất hấp phụ A A Vận tốc hấp phụ của chất A: vh = kh . PA .(1 - θA) A Vận tốc nhả hấp phụ : vn = kn . θA Trong đó: kh: hằng số vận tốc hấp phụ kn: hằng số vận tốc nhả hấp phụ PA: áp suất riêng phần của A θA: bề mặt bị chiếm bởi A Vận tốc hấp phụ chung: vc A A vc = dθ/dτ = vh - vn = vh - vn dθ ⇒ = k .P .()1 − θ − k .θ dτ h A A n A dθ ⇒ = k .P − θ .()k .P + k dτ h A A h A n dθ ⎛ k .P ⎞ ⎜ h A ⎟ ⇒ = ()kh .PA + kn .⎜ − θ A ⎟ (*) dτ ⎝ kh .PA + kn ⎠ Ở trạng thái cân bằng: vh = vn ( ) 46
  48. Gọi θ∞: là phần bề mặt bị chiếm bởi A tại thời điểm cân bằng Từ ( ) ta có: kh. PA (1 - θ∞) = kn. θ∞ kh .PA ⇒ θ∞ = kh .PA + kn dθ Từ (*) ta có: = ()k .P + k .(θ − θ ) dτ h A n ∞ A dθ ⇒ = ()kh .PA + kn .dτ θ∞ − θ A Lấy tích phân 2 vế ta được: - ln(θ∞ - θA) = (kh. PA + kn )τ + C Ở thời điểm τ = 0: θA = 0 ⇒ C = - lnθ∞ ⇒ - ln(θ∞ - θA) = (kh. PA + kn )τ - lnθ∞ θ∞ − θ A ⇒ ln = −()kh .PA + kn .τ θ∞ ⎛ ⎞ θ A −()kh .PA +kn .τ ⇒ ⎜1− ⎟ = e ⎝ θ∞ ⎠ −(kh.PA+kn ).τ ⇒ θA =θ∞.(1−e ) Như vậy nếu chỉ xét ở thời điểm cân bằng thì ta có bề mặt bị chiếm bởi chất A là: kh .PA θ∞ = θ A = kh .PA + kn kh Gọi KA: hằng số cân bằng hấp phụ chất A: K A = kn K A.PA ⇒ θ A = K A.PA + 1 2.2/ Trường hợp có 2 chất hấp phụ A và B Gọi θA, θB : phần bề mặt bị chiếm bởi A, B ở thời điểm cân bằng A B vh , vh : tốc độ hấp phụ của chất A và B A B vn , vn : tốc độ nhả hấp phụ của chất A và B 47
  49. A A Với chất hấp phụ A: vh = kh . PA(1 - θA - θB) A A vn = kn . θA Ở điều kiện cân bằng: A A kh . PA(1 - θA - θB) = kn . θA A 1 − θ A − θ B kn 1 ⇒ = A = (1) θ A kh .PA K A.PA B B Với chất hấp phụ B: vh = kh . PB(1 - θA - θB) B B vn = kn . θB Ở điều kiện cân bằng: B B kh . PB(1 - θA - θB) = kn . θB B 1 − θ A − θ B kn 1 ⇒ = B = (2) θ B kh .PB K B .PB θ K .P Từ (1) và (2): A = A A (3) θ B K B .PB K A.PA Từ (1), (2), (3), ta được: θ A = 1 + K A.PA + K B .PB K B .PB θ B = 1 + K A.PA + K B .PB 2.3/ Trường hợp có n chất hấp phụ Khi có n chất bị hấp phụ : Ki .Pi θi = 1 + ∑ Ki .Pi 2.4/ Trường hợp chất hấp phụ bị phân ly Ví dụ: H2 bị hấp phụ thì phân ly H2 ↔ 2 H H2 2 Ta có: vh = kh. PH2.(1 - θH) H2 2 vn = kn. θH 48
  50. 2 2 Ở điều kiện cân bằng: kh. PH2.(1 - θH) = kn. θH 1/ 2 1/ 2 1 − θ ⎛ k ⎞ ⎛ 1 ⎞ ⇒ H = ⎜ n ⎟ = ⎜ ⎟ θ ⎜ k .P ⎟ ⎜ K .P ⎟ H ⎝ h H2 ⎠ ⎝ H H2 ⎠ (K .P )1/ 2 ⇒ θ = H H2 H 1 + ()K .P 1/ 2 H H2 Trường hợp tổng quát: chất hấp phụ bị phân ly thành n phần tử 1/ n ()Ki .Pi θi = 1/ n 1 + ()Ki .Pi 2.5/ Đánh giá phương trình Langmuir bP θ = với b = K: hằng số cân bằng hấp phụ bP + 1 Phương trình Langmuir là phương trình đầu tiên về quá trình hấp phụ nên được áp dụng nhiều vào thực tế và kết quả tính toán có thể chấp nhận được, mặc dù so với thực nghiệm không chính xác lắm. Bởi vì: bP 1 bP + 1 1 θ = ⇒ = = 1 + bP + 1 θ bP bP 1/θ Thấy rằng, theo lý thuyết đồ thị đường lý thuyết giữa 1/θ và 1/P là đường thẳng. Nhưng từ những số liệu thực đường thực nghiệm nghiệm cho phương trình là đường cong. Điều này chứng tỏ phương trình không chính xác lắm. 1/P Ứng dụng: các phương trình hấp phụ đẳng nhiệt • Phương trình Henry: V = KP = bP V: thể tích chất bị hấp phụ tại thời điểm vào đấy K = b: hằng số cân bằng hấp phụ 49
  51. V .KP • Phương trình Langmuir: V = m 1 + KP Vm: thể tích của một lớp hấp phụ đơn phân tử chất bị hấp phụ tính cho 1 g chất rắn V KP Suy ra: θ A = = Vm 1 + KP • Phương trình Preundlich: V = KP1/n = bP1/n n: số phân tử bị hấp phụ n 5: V = C1 + C2 lnP (C1, C2: hằng số thực nghiệm) • Phương trình Temkin: V = K1 . lgKP (K1: hằng số thực nghiệm) • Phương trình BET: (Brunauer - Emmette - Teller) V .C.x V = m ()1 − x .(1 − x + C.x) C: hằng số thực nghiệm x = P/Ps (Ps: áp suất hơi bão hòa của A ở nhiệt độ hấp phụ ) Tức là phương trình BET có dạng: P 1 C −1 P = + . V.()Ps − P Vm .C Vm .C Ps III. Hấp phụ thực Trong thực tế do bề mặt chất rắn không bằng phẳng, các lỗ xốp không đồng nhất cho nên: • Số tâm hấp phụ có thể thay đổi nếu thay đổi điều kiện hấp phụ như nhiệt độ , nồng độ • Nhiệt hấp phụ Q không phải là một hằng số, mà giảm dần theo độ che phủ bề mặt. Đầu tiên các tâm hấp phụ hoạt động mạnh nhất thì nhiệt hấp phụ lớn, sau cùng tâm hấp phụ kém hoạt động hơn thì nhiệt hấp phụ giảm. Nếu chia tâm hấp phụ ra nhiều loại và mỗi loại có một nhiệt hấp phụ khác nhau, ta có: Loại tâm n1 có nhiệt hấp phụ là λ1, chiếm bề mặt là θ1 Loại tâm n2 có nhiệt hấp phụ là λ2, chiếm bề mặt là θ2 50
  52. Loại tâm nn có nhiệt hấp phụ là λn, chiếm bề mặt là θn Ta có: θ θ = θ1 + θ2 + + θ θ = Σ θi n1 , λ1 n2 , λ2 Trong trường hợp phức tạp: b .P θ = ∫ W W dW 1 + bW .PW nn , λn λ Trong đó: dw: xác suất bề mặt bị chiếm có λ giống nhau 51
  53. CHƯƠNG IV: THUYẾT ĐA VỊ BALADIN I. Đặt vấn đề Sau những nghiên cứu về xúc tác, Baladin nhận xét rằng: 1/ Xúc tác là một hiện tượng hóa học, xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng là do làm giảm năng lượng hoạt hóa 2/ Không phải tất cả các thành phần của phân tử chất phản ứng bị hấp phụ lên bề mặt chất xúc tác mà chỉ có những nhóm định chức bị hấp phụ và chỉ một lớp mà thôi. 3/ Với những xúc tác khác nhau sẽ hấp phụ các nhóm định chức khác nhau, cho các hướng phản ứng khác nhau Ví dụ: khi muốn khử H của nhóm rượu thì nhóm OH của rượu phải nằm ngay trên bề mặt xúc tác; hoặc muốn khử H của cyclohexan thì toàn bộ vòng cyclohexan phải nằm trên bề mặt xúc tác. 4/ Khi các nhóm được hấp phụ lên bề mặt xúc tác thì có kèm theo sự chuyển dịch điện tử, cắt đứt mối nối cũ tạo thành mối nối mới. Ví dụ: Cu đỏ 1. CH3CH2OH CH3CHO + H2 H ⏐ 1, 2: là những trung tâm hoạt động làm đứt mối nối CH3 − C − O của H và hình thành H2. ⏐1 2⏐ H H Al2O3 2. CH3CH2OH CH2=CH2 + H2O H H ⏐ ⏐ H − C − C − H ⏐ ⏐ H OH Như vậy chất xúc tác có tác dụng lựa chọn rõ rệt. 3. C6H12 C6H6 + 3 H2 52
  54. Phản ứng đề H2 của cyclohexan chỉ xảy ra trên những xúc tác có mạng lưới tinh thể lục giác. 5/ Các nhóm được hấp phụ có nhiều nguyên tử vì vậy phải cần một lúc nhiều trung tâm hoạt động để làm giãn và kéo đứt mối nối cũ, hình thành mối nối mới. Ví dụ: AB + CD → AC + BD A C A C A C 3 1 2 B 4 D B D B D 1, 2: là các trung tâm hoạt động có nhiệm vụ kéo đứt mối nối 3, 4: là các trung tâm hoạt động có nhiệm vụ hình thành mối nối mới Ví dụ: 3 C2H4 → C6H12 A B 1 6 F 1, 3, 5: trung tâm kéo dãn mối nối 2 5 2, 4, 6: trung tâm hình thành mối nối mới C 3 4 E D Như vậy ở đây tồn tại 2 yếu tố: • Giữa các nguyên tử xúc tác và nguyên tử của chất phản ứng hình thành mối nối, năng lượng mối nối vừa phải, không bền quá cũng không yếu quá , chỉ cần đạt tới một năng lượng nào đó. Vậy theo Baladin, xúc tác có hoạt tính cao nhất nếu mối nối có năng lượng thích hợp, tức là phải tương đương năng lượng. • Khoảng cách giữa các nguyên tử xúc tác và khoảng cách giữa các nguyên tử chất phản ứng phải thích hợp, tức là phải tương đương hình học. Vậy muốn phản ứng tiến hành với vận tốc nhanh và năng lượng hoạt hóa thấp thì giữa chất phản ứng và chất xúc tác cần phải đạt được 2 yếu tố là tương đương hình học và tương đương năng lượng. II. Yếu tố tương đương hình học 53
  55. Yếu tố này nói lên sự tương đương về khoảng cách giữa các nguyên tử xúc tác và khoảng cách giữa các nguyên tử chất phản ứng. Nếu sự tương đương hình học không đạt được thì theo Baladin sẽ không làm biến dạng các mối nối và do đó không đưa đến phản ứng. Sự tương đương hình học có thể được mô tả như sau: L C 1 C L1= C-C: khoảng cách giữa các nguyên tử chất phản ứng o 109 L = K-K: khoảng cách giữa các nguyên tử xúc tác 2 Theo Plat - Erin thì giữa L1 và L2 phải có sự tương đương hình học và góc θ tạo thành phải đạt 109o thì K K L2 vận tốc hấp phụ là lớn nhất. Dựa trên quan điểm này Baladin đã đưa ra quy tắc tương đương hình học như sau: * Quy tắc tương đương hình học của Baladin: Giữa C và K có lực F gọi là lực hấp phụ biểu kiến và có thể phân thành 2 lực: F F : lực hấp phụ thực 1 F2 C F2: lực kéo dãn mối nối o 109 F1 phải đủ độ bền thì mới trở thành hấp phụ F hóa học; nhưng nếu bền quá thì có sự ngộ 1 độc do chất phản ứng sẽ hấp phụ không thuận nghịch. K Nếu khoảng cách giữa các nguyên tử có dạng: F2 C o 1/ θ: quá bé 109o θ F1: quá bé ⇒ dễ dàng nhả hấp phụ F F2: quá lớn ⇒ làm phân ly chất phản ứng K 1 Như vậy, giữa khoảng cách các nguyên tử chất phản ứng và khoảng cách các nguyên tử xúc tác phải có sự tương đương hình học thì vận tốc hấp phụ sẽ cao nhất và hoạt tính xúc tác cao nhất. 54
  56. Một vài ví dụ: Ví dụ 1: Baladin nghiên cứu tính chọn lọc cho phản ứng đề hydro hóa của các napten hoặc alkyl napten trên xúc tác Ni, Pt, Pd thì thấy trên xúc tác Ni phản ứng tiến hành tốt nhất. Ni, Pt, Pd + 3 H2 R R Ni, Pt, Pd + 3 H2 Ni, Pt, Pd + 3 H2 Vấn đề đặt ra vì sao vòng 6 cạnh ở đây lại bị khử H trên xúc tác của Ni là tốt nhất ? Sau khi nghiên cứu cấu trúc tinh thể của Ni, Pt và Pd, Baladin đi đến kết luận là giữa các xúc tác Ni, Pt, Pd có sự phụ thuộc hình học với chất phản ứng. Cấu trúc mạng lưới tinh thể Ni có 3 loại như sau: a b a = 3,51 Ao o b = 2,48 A Khoảng cách C-C trong cyclohexan là 1,53 Ao; trong lúc đó khoảng cách Ni-Ni = 2,48 Ao. Như vậy tương đối phù hợp. Trong trường hợp này nếu khoảng cách giữa các nguyên tử xúc tác càng lớn thì tính phù hợp càng kém và hoạt tính xúc tác càng bé. Lưu ý: gốc R là CnH2n+1 – (như C2H5 –, C3H7 – ) o R ≠ CnH2n-1 – vì khoảng cách C=C là 1,54 A nên C=C cũng bị hấp phụ trên Ni Bảng dưới đây so sánh hoạt tính xúc tác cho phản ứng đề hydro hóa của Ni, Pt, Pd như sau: o Xúc tác K-K (A ) Ehh (kcal/mol) Ni 2,48 9,7 Pd 2,74 15,3 Pt 2,77 18,0 55
  57. Qua bảng nhận thấy rằng: + Ni vừa đảm bảo yếu tố tương đương hình học, vừa có năng lượng hoạt hóa thấp nhất nên có hoạt tính cao nhất; như vậy hoạt tính của các xúc tác được sắp xếp theo thứ tự giảm dần sau: ANi > APd > APt + Chỉ có vòng 6 cạnh là bị đề hydro hóa còn vòng 5 cạnh và nhánh alkyl không bị đề hydro hóa vì không đủ tương đương hình học để hấp phụ lên bề mặt xúc tác. Ví dụ 2: phản ứng hydro hóa axit oleic CH3-(CH2)7-CH=CH-(CH2)7-COOH + nếu dùng xúc tác Ni thì nối đôi C=C bị hấp phụ : CH3 COOH (CH2)7 H H (CH2)7 CH3 − (CH2)16 − COOH C = C 1 2 H H + nếu dùng xúc tác CuCrO4 thì mối nối C=O bị hấp phụ : CH3-(CH2)7-CH=CH-(CH2)7 OH C CH -(CH ) -CH=CH-(CH ) − OH + H O H H 3 2 7 2 8 2 H H O Sự khác nhau giữa 2 phản ứng trên là vì khoảng cách C=C tương ứng với tâm của Ni, còn khoảng cách C=O tương ứng với tâm của CuCrO4. Ví dụ 3: Phản ứng của vòng cyclohexan + với xúc tác Pt, Ni ở nhiệt độ 300oC, phản ứng xảy ra theo hướng sau: H2 C6H12 → C6H6 + 3 H2 5 - 4, 5, 6: là những trung tâm hoạt động có nhiệm vụ làm cắt đứt mối nối C-H tạo thành 3 1 2 phân tử H2. - 1, 2, 3: là những trung tâm hoạt động có nhiệm vụ hình thành mối nối C=C 4 3 6 H2 H2 56
  58. o + với xúc tác là oxyt kim loại (Cr2O3, V2O5 ) ở nhiệt độ 500 C, phản ứng xảy ra theo hướng sau: C6H12 → 3 CH4 + 3 C CH4 5 - 4, 5, 6: là những trung tâm hoạt động có nhiệm vụ làm cắt đứt mối nối C-C tạo thành 3 C C phân tử CH4. 1 2 - 1, 2, 3: là những trung tâm hoạt động có nhiệm vụ cắt đứt mối nối C-H tạo thành 3 nguyên tử C. 4 3 6 CH C CH 4 4 Ví dụ 4: phản ứng tạo vòng của parafin C9H20. Khả năng tạo vòng của mạch càng dài thì càng lớn nhưng cũng phụ thuộc vào tâm hấp phụ mà cho các vòng khác nhau. C3 5 6 5 6 1 2 3 4 7 1 2 3 4 7 9 8 9 8 5 6 4 5 C2 1 2 3 4 7 1 2 3 6 C1 9 8 8 7 9 III. Yếu tố tương đương năng lượng Theo Baladin, ngoài yếu tố tương hình học, khả năng phản ứng còn phụ thuộc năng lượng mối nối giữa các nguyên tử xúc tác và các nguyên tử chất phản ứng. Baladin chia quá trình phản ứng thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: đứt mối nối giữa các chất phản ứng và tạo ra mối nối giữa nguyên tử chất phản ứng với nguyên tử xúc tác. Giai đoạn này đòi hỏi một năng lượng là E1. + Giai đoạn 2: đứt mối nối giữa các nguyên tử chất xúc tác và chất phản ứng; tạo ra mối nối giữa các nguyên tử sản phẩm. Giai đoạn này đòi hỏi một năng lượng là E2. Trong thực tế có khi E1 > E2 và có khi E2 > E1. Như vậy năng lượng chung của phản ứng là Ec = E1 nếu E1 > E2 Ec = E2 nếu E2 > E1 57
  59. Để Ec nhỏ nhất thì E2 ≈ E1: gọi là tương đương năng lượng K Phản ứng như sau: AB + CD AC + BD Qui ước: năng lượng phá vỡ tức là năng lượng mất đi, ký hiệu là (-) năng lượng tạo thành tức là năng lượng toả ra, ký hiệu là (+) + Giai đoạn 1: AB + 2 K AK + BK + q1 CD + 2 K CK + DK + q2 AB + CD + 4 K AK + BK + CK + DK + q1 + q2 E1 ⇒ E1 = - QAB - QCD + QAK + QBK + QCK + QDK + Giai đoạn 2: AK + CK AC + 2K + q3 BK + DK BD + 2K + q4 AK + BK + CK + DK AC + BD + 4 K + q3 + q4 E2 ⇒ E2 = - QAK - QBK - QCK - QDK + QAC + QBD Đặt u : nhiệt phản ứng u = - QAB - QCD + QAC + QBD s : tổng năng lượng mối nối của chất phản ứng và của sản phẩm s = QAB + QCD + QAC + QBD q : thế năng hấp phụ q = QAK + QBK + QCK + QDK Như vậy: E1 = q - s/2 + u/2 E2 = - q + s/2 + u/2 Trong đó: u, s: đối với một chất phản ứng thì u, s = const q : đối với các xúc tác khác nhau thì q ≠ nhau Đặt q = x ⇒ y1 = x - a (-a = - s/2 + u/2) E = y ⇒ y2 = - x + b (b = s/2 + u/2) Xây dựng trên cùng đồ thị 2 phương trình này: đồ thị là 2 đường thẳng vuông góc nhau và tạo với trục tung một góc 45o. 58
  60. y y1 Tại M: y1 = y2 tức là E1 = E2 ⇒ M: điểm tương đương năng lượng M Mà E1 + E2 = u u/2 ⇒ E = E = u/2 x 1 2 qo1 s/2 qo2 ⇒ q = s/2 ⇒ M (s/2; u/2) y2 Khi đó tại M ta tìm được xúc tác có thế năng hấp phụ là: q = QAK + QBK + QCK + QDK = 1/2 (QAB + QCD + QAC + QBD) Trong thực tế khó chọn xúc tác có thế năng hấp phụ thoả mãn yêu cầu này. Vì vậy ta tìm những xúc tác có thế năng hấp phụ nằm trong vùng tối ưu từ qo1 ÷ qo2. Khi y1 = 0: x = a ⇒ qo1 = a = 1/2 (s - u) Khi y2 = 0: x = b ⇒ qo2 = b = 1/2 (s + u) ⇒ * a = 1/2 (QAB + QCD + QAC + QBD + QAB + QCD - QAC - QBD) = QAB + QCD -a = - QAB - QCD : nhiệt phá vỡ mối nối của chất phản ứng * b = 1/2 (QAB + QCD + QAC + QBD - QAB - QCD + QAC + QBD) = QAC + QBD b = QAC + QBD : nhiệt tạo thành mối nối của sản phẩm Nếu ⏐a⏐> b : nhiệt phá huỷ > nhiệt tạo thành : phản ứng thu nhiệt Nếu ⏐a⏐< b : nhiệt phá huỷ < nhiệt tạo thành : phản ứng toả nhiệt IV. Đánh giá thuyết Baladin 1/ Ưu điểm • Nêu lên được sự hấp phụ đơn lớp thì mới trở thành HPHH • Chỉ có những nhóm hoạt động bị hấp phụ lên trên bề mặt xúc tác và phản ứng chỉ xảy ra với các nhóm đó thôi. Từ đó có thể giải thích nhiều hướng xảy ra của phản ứng • Phản ứng tiến hành với tốc độ cao khi thoả mãn 2 yếu tố tương đương hình học và tương đương năng lượng 2/ Nhược điểm 59
  61. • Nếu một trong hai yếu tố là đạt còn yếu tố khác không đạt thì phải xét từng trường hợp cụ thể, với mỗi loại xúc tác thì yếu tố hình học hay năng lượng là quan trọng Ví dụ: + Zeolit thiên về yếu tố tương đương hình học vì có hệ mao quản đồng đều. + Với xúc tác không có mao quản thì thiên về yếu tố năng lượng • Bề mặt xúc tác thực tế là không đồng đều nên thế năng hấp phụ q thay đổi theo bề mặt xúc tác, nên phải lấy giá trị trung bình là qtb. 3/ Tính nhiệt hấp phụ của từng mối nối: QAK, QBK, QCK, QDK • Nếu bề mặt của xúc tác đồng đều, ví dụ là Ni. Đo phổ hồng ngoại khi cho H2 hấp phụ trên Ni thì thấy : Ni H 2080 cm-1 2110 cm-1 Hω Hω 2080 cm-1 -1 2110 cm Ni Hs Ni Vì vậy do các cách hấp phụ khác nhau nên bản thân các QAK, hấp phụ khác nhau. Do đó phải tính giá trị trung bình của các QAK, hấp phụ . • Nếu bề mặt xúc tác không đồng đều thì: QAK, hp ≠ QAK (QAK : là nhiệt taọ thành hợp chất AK, có thể tra trong sổ tay nhiệt động học) Ví dụ: + O2 hấp phụ trên than hoạt tính [O2/C*] Khi đó: Q(C-O), hp ≠ QCO (nhiệt tạo thành hợp chất CO, tra được từ sổ tay) Do đó phải tính giá trị Q(C-O), hp . + Tương tự, khi H2 hoặc CO hấp phụ lên kim loại (Me) thì phải tính các giá trị là Q(Me - H)hp , Q(Me - C)hp , Q(Me - O)hp . Tóm lại trong 2 trường hợp trên bề mặt xúc tác đồng đều hay không đồng đều thì phải tính các giá trị trung bình của QAK, hp mà không thể lấy giá trị trong sổ tay nhiệt động học. 60
  62. 4/ Ví dụ: cần xác định năng lượng liên kết giữa các nguyên tử H, C, O với xúc tác là K, ta lấy 3 nhóm hoạt động sau: ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ − C − C − − C − O − C − C − ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ H H H H H O Bề mặt xúc tác (1) (2) (3) Ta có: E1 E2 E3 (E1, E2, E3: năng lượng cần có ở giai đoạn 1) E1 = - 2 QCH + 2 QCK + 2 QHK E2 = - QCH - QOH + QCK + QOK + 2 QHK E3 = - QCH - QCO + 2 QCK + QHK + QOK Tra bảng nhiệt động học Kapaneutri (Nga): QCH = 98,7 kcal/mol QOH = 110,5 kcal/mol QCO = 85,5 kcal/mol Thay các giá trị vào ta được: QHK = 1/2 (1/2 E1 + E2 + E3) + 62 QCK = 1/2 (1/2 E1 - E2 + E3) + 36,8 QOK = 1/2 (- 3/2 E1 + E2 + E3) + 46,8 Ở đây vấn đề cần chú ý là E1, E2, E3 nhiệt phản ứng không giống nhau hoàn toàn với năng lượng hoạt hóa (chỉ của giai đoạn 1). Theo Baladin, tồn tại công thức liên hệ giữa chúng (E và ε) như sau: ε = 3/4 E (ε: năng lượng hoạt hóa thực) (*) Công thức này dùng cho phản ứng thu nhiệt và hệ số 3/4 chứng tỏ các mối liên kết không phân huỷ hoàn toàn mà chỉ biến dạng. Từ công thức thực nghiệm (*) tính được E1, E2, E3 ; sau đó thay vào hệ 3 phương trình trên để xác định QHK, QCK, QOK. Bằng phương pháp tương tự như trên ta xác định được năng lượng liên kế của các mối nối liên kết khác nhau. 61
  63. CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT XỐP CỦA XÚC TÁC Hầu hết các phản ứng xúc tác được sử dụng trong công nghiệp hóa học đều là phản ứng xúc tác dị thể, trong đó các chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng thường là ở trạng thái khí (hơi) hoặc lỏng; còn chất xúc tác ở trạng thái rắn mà hầu hết là vật liệu mao quản (VLMQ). Do đó việc nghiên cứu tính chất xốp của xúc tác là hết sức cần thiết vì nó giúp cho chúng ta nắm vững các kiến thức cơ bản trong việc sử dụng, chế tạo và tìm kiếm các chất xúc tác hiệu quả trong nhiều quá trình hóa học I. Khái niệm về cấu trúc của VLMQ Thông thường người ta sử dụng các đại lượng sau đây để đặc trưng cho cấu trúc của vật liệu rắn: • Sự phân bố kích thước hạt • Hình dáng và kích thước các tập hợp hạt • Bề mặt riêng: là diện tích bề mặt tính cho một đơn vị khối lượng; bao gồm diện tích bề mặt bên trong và bên ngoài các hạt Schung 2 Sriêng = (m /g) G • Thể tích lỗ xốp riêng (mao quản riêng) : là không gian rỗng tính cho một đơn vị khối lượng; bao gồm độ rỗng giữa các hạt và bên trong mỗi hạt (m3/g) • Hình dáng mao quản : trong thực tế rất khó xác định chính xác hình dáng của các mao quản; song có 4 loại mao quản chính thường được thừa nhận: mao quản hình trụ, hình cầu, hình khe và hình chai. Trong đó loại mao quản thông 2 đầu với bên ngoài là có lợi nhất, tính chất xúc tác tăng. Còn đối với mao quản chỉ thông một đầu với bề mặt bên ngoài thì ít hiệu quả, dễ xảy ra phản ứng phụ ở bên trong (vì sản phẩm chính tạo thành chưa kịp đi ra ngoài thì bị chuyển hóa tiếp) • Phân bố kích thước của các mao quản hoặc phân bố lỗ xốp dựa trên những giả thiết về hình dáng mao quản . Sự phân bố đó được xác định theo sự biến đổi của thể tích hoặc bề mặt của lỗ xốp với kích thước mao quản Theo qui định của IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry), có thể phân chia VLMQ thành 3 loại sau đây: 62
  64. VLMQ lớn: d > 50 nm (d: đường kính trung bình của mao quản ) VLMQ trung bình: 2 < d < 50 nm VLMQ vi mao quản : d < 2 nm Kích thước trung bình của mao quản được xác định theo sự phân bố diện tích hay thể tích nói trên. Song trong một số trường hợp có thể tính toán một cách gần đúng theo công thức: V d = nS Trong đó: n: thừa số hình dáng Với mao quản hình trụ: n = 0,5 S: bề mặt riêng của VLMQ V: thể tích mao quản II. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Khi một chất rắn để trong môi trường lỏng hoặc khí thì nó sẽ hấp phụ vào một lượng x chất bị hấp phụ. Lượng x này phụ thuộc áp suất cân bằng P, nhiệt độ T, bản chất của chất bị hấp phụ và bản chất của vật liệu rắn; tức là: x = f( P, T, chất hấp phụ, chất bị hấp phụ ) x (gam hoặc g/mol hoặc cm3) Khi T là một hằng số: x là một hàm đồng biến với áp suất cân bằng. Khi áp suất P tăng đến áp suất hơi bão hoà của chất khí bị hấp phụ Ps tại một nhiệt độ đã cho thì mối quan hệ giữa x và P được gọi là “đẳng nhiệt hấp phụ “ x = f( P) Sau khi đã đạt đến áp suất bão hòa Ps, người ta cho nhả hấp phụ bằng hút chân không, và đo các giá trị lượng khí bị hấp phụ x ở các giá trị P/Ps giảm dần (P/Ps = 1 J 0) và nhận được “đường đẳng nhiệt nhả hấp phụ”. Trong thực tế rất ít khi thấy đường x đẳng nhiệt hấp phụ (1) và đường 2 đẳng nhiệt nhả hấp phụ (2) trùng 1 nhau, mà thường thấy một “vòng khuyết” đặc trưng cho các VLMQ có hệ mao quản trung bình. Hiện tương này gọi là hiện tượng “trễ” 0 P/Ps 63
  65. Hình dạng của đường đẳng nhiệt hấp phụ và “vòng trễ” thể hiện những đặc điểm về bản chất và hình dáng mao quản. Các nhà khoa học Brunauer, L.Deming, W.Deming và Teller (BDDT) đã phân loại các dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ - nhả hấp phụ tương ứng với các VLMQ khác nhau và đã được quy chuẩn hóa bởi IUPAC. Các dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ đặc trưng được phân loại bởi IUPAC: Loại I: VLMQ không có mao quản hoặc vi mao quản (d<2 nm) Loại II và III: VLMQ có mao quản lớn (d ≥ 50 nm) Loại IV và V: VLMQ có mao quản trung bình (2<d < 50 nm) Loại VI: VLMQ có nhiều mao quản và mao quản bé, không đồng đều Kiểu III và V rất hiếm thấy vì chúng tương ứng với các entalpi hấp phụ rất nhỏ. Kiểu bậc thang VI cũng rất ít gặp, đại diện cho các bề mặt tương đối lớn như muội cacbon graphit. Đối với kiểu IV và V , De Boer đã đề nghị các dạng vòng trễ khác nhau cho các loại vật liệu có cấu trúc mao quản trung bình khác nhau. Như dưới đây: 64
  66. x Mao quản trung Mao quản trung Mao quản trung Mao quản trung Mao quản trung bình, hình trụ bình, hình lớp, bình, hình trụ bình, hình khe bình hình chai Các phương trình hấp phụ đẳng nhiệt: Các phương trình hấp phụ đẳng nhiệt có thể tất cả các phương trình hấp phụ đã đề cập trong chương III. Tuy nhiên phương trình hấp phụ đẳng nhiệt thường dùng nhất là phương trình BET. P 1 C − 1 P = + . V.()Ps − P Vm .C Vm .C Ps V: thể tích chất bị hấp phụ tại thời điểm vào đấy C: hằng số thực nghiệm Vm: thể tích của một lớp hấp phụ đơn phân tử chất bị hấp phụ tính cho 1 gam chất rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Nó tương ứng với một lớp phủ đặc khít của các phân tử bị hấp phụ nằm trên bề mặt. Có thể xem một cách gần đúng, Vm tương ứng với đoạn nằm ngang của đường đẳng nhiệt hấp phụ trong khoảng P/Ps = 0,3 ÷ 0,4. Bằng cách đo entalpi hấp phụ vi phân theo sự biến đổi lượng khí bị hấp phụ người ta đã thừa nhận sự hợp lý của giả thiết trên. III. Nghiên cứu cấu trúc xốp của VLMQ Chỉ những vật liệu có cấu trúc vi mao quản và mao quản trung bình mới thể hiện sự phức tạp trong quá trình hấp phụ và khử hấp phụ . Do đó chúng ta sẽ đánh giá 2 loại vật liệu này. 1/ Vật liệu vi mao quản (microporosity) Các zeolit, than hoạt tính, vật liệu khoáng sét và nhiều chất mang xúc tác có lỗ xốp bao gồm chủ yếu là các vi mao quản. Kích thước của chúng xấp xỉ với kích thước của các phân tử bị 65
  67. hấp phụ. Do kích thước vi mao quản và quá trình thực hiện ở áp suất tương đối nhỏ nên không có sự ngưng tụ hay hấp phụ đa lớp trong mao quản . Do đó khi nhả hấp phụ không có đường trễ. Vì vậy phương trình BET không còn đầy đủ giá trị để xác định Sriêng của vật liệu. Tuy nhiên trong thực tế và vì lý do thuận tiện người ta vẫn sử dụng diện tích BET để đặc trưng cho vật liệu vi mao quản. Và dù sao nó cũng cho phép so sánh và phân loại nhanh chóng các vật liệu mao quản với nhau. Nhiều phương pháp dựa vào sự phân tích đường đẳng nhiệt hấp phụ để tìm kiếm các thông tin định lượng về lỗ xốp vi mao quản mà đặc trưng của nó là đường đẳng nhiệt hấp phụ kiểu I. Tuy nhiên người ta không chỉ áp dụng những kết quả tìm được từ đường hấp phụ đẳng nhiệt kiểu I cho các vật liệu vi mao quản mà còn cho cả những vật liệu khác chứa một phần lỗ xốp là vi mao quản. Một số phương pháp nghiên cứu đặc trưng cấu trúc các hệ VL vi mao quản : - Phương pháp Dubinin - Raduskhevich (DR) - Phương pháp “t” của De Boer (t: độ dày của lớp hấp phụ ) - Phương pháp “αs” của Sing (αs = V/Vs ; với Vs là thể tích hấp phụ do một chất rắn chuẩn không mao quản tại một áp suất tương đối đã cho) - Phương pháp “n” của Lecloux - Phương pháp Hovarth và Kawazoe 2/ Vật liệu mao quản trung bình (mesoporosity) 2.1/ Sự ngưng tụ mao quản và định luật Kelvin Đối với VLMQ trung bình, trong quá trình hấp phụ, khi áp suất còn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa Ps thì có xảy ra hiện tượng chất bị hấp phụ ngưng tụ. Hơn nữa khi khử hấp phụ, sự bay hơi chất lỏng từ mao quản thường xảy ra ở áp suất thấp hơn Ps. Và do đó đường khử hấp phụ không trùng với đường hấp phụ . Sự sai khác đó là do áp suất mao quản đã cản trở sự khử hấp phụ của hơi ngưng đúng như ở áp suất hấp phụ. Phương trình Kelvin đã xác định mối quan hệ giữa tỷ số P/Ps và rk là bán kính của giọt lỏng hình thành ở bên trong mao quản. 66
  68. P ⎛ − f .g.VL .cosθ ⎞ ln = ⎜ ⎟ PS ⎝ rk .R.T ⎠ Trong đó: g: sức căng bề mặt của chất lỏng ngưng tụ VL: thể tích mol của chất lỏng ngưng tụ θ: góc thấm ướt rk: bán kính Kelvin được định nghĩa như sau: 1 1 1 = + rk r1 r2 r1, r2: các bán kính cong của màng lỏng f: thừa số phụ thuộc hình dáng của màng lỏng, như vậy gián tiếp phụ thuộc vào hình dáng của mao quản f = 1 : màng hình trụ hoặc bán trụ f = 2 : màng bán cầu f = 3: màng hình cầu Hình vẽ dưới đây thể hiện các hình dáng khác nhau của màng lỏng khi hấp phụ và nhả hấp phụ. 1 2 3 ∞ r1 r 2 ∞ lớp khí bị hấp phụ Hình dáng của màng lỏng (1): hình trụ : hấp phụ trong mao quản hình trụ hở (2): hình bán cầu : khử hấp phụ trong mao quản hình trụ (3): hình bán trụ : khử hấp phụ trong mao quản hình khe 67
  69. Như trên hình vẽ, khi hấp phụ trong mao quản hình trụ hở hai đầu, thành mao quản được che phủ bởi một màng chất bị hấp phụ cho đến khi xảy ra ngưng tụ mao quản. Trong quá trình hấp phụ màng lỏng có dáng kiểu hình trụ. Ngược lại sau khi xảy ra ngưng tụ, mao quản màng lỏng có dáng bán cầu. Từ phương trình Kelvin có thể thấy rằng: P/Ps của quá trình thoát hơi từ mao quản ngưng tụ luôn luôn nhỏ hơn P/Ps của quá trình hấp phụ. Chẳng hạn như, xét quá trình xảy ra trong mao quản hình trụ hở: • Khi hấp phụ màng lỏng có: 1 1 1 = + rk r1 r2 Vì r2 → ∞ : do đó rk = r1 ⎛ P ⎞ − f .g.V .cosθ − f .g.V .cosθ ⇒ ln⎜ ⎟ = L = L (1) ⎜ P ⎟ r .R.T r .R.T ⎝ S ⎠hp k 1 • Khi thoát hơi từ mao quản: 1 1 1 = + rk r1 r2 Màng lỏng hình bán cầu nên có thể xem: r1 = r2 do đó rk = r1/2 ⎛ P ⎞ − f .g.V .cosθ − 2 f .g.V .cosθ ⇒ ln⎜ ⎟ = L = L (2) ⎜ P ⎟ r .R.T r .R.T ⎝ S ⎠khp k 1 So sánh (1) và (2): vì f, g, VL, cosθ, r1 đều dương nên: ln (P/Ps)khp < ln (P/Ps)hp hay (P/Ps)khp < (P/Ps)hp Chính sự sai khác này gây nên “vòng trễ” trên đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ của các VLMQ trung bình. 2.2/ Sự phân bố kích thước trong VLMQ trung bình Phương pháp được ứng dụng nhiều nhất là phương pháp của Barrett, Joyner và Halenda, gọi tắt là phương pháp BJH. Nó áp dụng cho nhánh khử hấp phụ trên đường đẳng nhiệt. 68
  70. Cơ sở của phương pháp là căn cứ vào phương trình Kelvin với điều kiện cho rằng, sau khi bay hơi chất lỏng ngưng tụ, chất lỏng còn lưu lại trên thành mao quản một màng hấp phụ đa lớp có chiều dày “t”. Chiều dày “t” được xác định theo công thức sau: x.V t = L (m) Sr x: lượng chất bị hấp phụ ở P/Ps tương ứng (mol/g) 3 VL: thể tích của một mol chất bị hấp phụ (m /mol) 2 Sr: bề mặt riêng của chất hấp phụ xác định theo phương trình BET (m /g) Bán kính của mao quản rp được tính theo biểu thức: rp = rk + t IV. Xác định bề mặt riêng của xúc tác Không một quá trình nghiên cứu xúc tác dị thể nào hoàn thành mà không đánh giá độ xốp của xúc tác, bề mặt riêng và mức phân bố mao quản của xúc tác. Để đánh giá các đại lượng trên phương pháp tốt nhất là dùng phương pháp hấp phụ. Công thức tính bề mặt riêng của xúc tác : 2 Sr = nm . N . Sm (m /g) 2 Với : Sm: diện tích bề mặt của một phân tử chất bị hấp phụ (m ) Gần đúng có thể xem: Sm = tiết diện ngang của chất bị hấp phụ N: số Avogadro = 6,022. 1023 mol-1 nm: số mol chất bị hấp phụ tạo ra một lớp đơn phân tử trên bề mặt 1 gam xúc tác Chất bị hấp phụ thường dùng dưới dạng lỏng - khí. Giá trị Sm của chất bị hấp phụ không phải là đại lượng tuyệt đối. Hiện nay thường dùng nhất là khí trơ như N2, Ar, He, Kr Còn dùng các chất hữu cơ cần phải thận trọng bởi vì nó phụ thuộc tính chất của chất hấp phụ và nhiệt độ. Bảng 1 và 2 dưới đây cho biết của một số phân tử. o 2 Bảng 1: Tiết diện ngang Sm của một số khí ở trạng thái hấp phụ (A ) o 2 Chất bị hấp phụ Nhiệt độ (K) Sm [A ] N2 77 16,2 O2 90 14,1 69
  71. 77 13,8 Ar 90 14,4 77 20,2 Kr 90 18,5 195 21,7 Xe 273 22 CO 90 16,8 195 20,7 CO 2 298 25,3 o 2 Bảng 2: Tiết diện ngang Sm của một số khí ở trạng thái hấp phụ (A ) o 2 Chất bị hấp phụ Chất hấp phụ Sm [A ] Than 51,5 n - C H 6 14 Silicagel 70,0 C4H10 Than 51,5 Al O 21,6 CH OH 2 3 3 Silicagel 28,5 ÷ 32,5 C6H6 Silicagel 31,0 Mặt khác cũng cần hết sức thận trọng đối với những trường hợp mà chất bị hấp phụ có tương tác hóa học với bề mặt chất hấp phụ. Chính vì lý do đó người ta thường lựa chọn các khí trơ và nhiệt độ thấp để xác định bề mặt riêng. N2 là chất khí được sử dụng nhiều nhất. Trong một số trường hợp cần có sự khuếch tán tốt trong các vi mao quản, người ta phải chọn các nguyên tử hay phân tử bé hơn N2. Ar là ứng cử viên số một, sau đó là He hoặc H2. Tuy nhiên H2 có thể hấp phụ hóa học, còn He thì khó thao tác thực nghiệm, do đó việc ứng dụng chúng bị hạn chế. Việc ứng dụng phương trình BET để tính bề mặt riêng đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn trong nghiên cứu VLMQ. Từ phương trình BET ta xác định số mol nm từ giá trị Vm như sau: P 1 C − 1 P = + . V .()Ps − P Vm .C Vm .C Ps Phương trình này được ứng dụng trong khoảng P/Ps= 0,05 ÷ 0,35 và C>1 P Từ các số liệu thực nghiệm, xây V(Ps-P) dựng biểu đồ mà P/V(Ps-P) phụ thuộc vào α P/Ps sẽ nhận được một đoạn thẳng như trên hình vẽ. Khi đó phương trình BET được A ứng dụng trong khoảng P/Ps= 0,05 ÷ 0,35 và C>1 O P/P70s
  72. Độ nghiêng tgα và tung độ của đoạn thẳng OA cho phép xác định thể tích của lớp phủ đơn lớp (lớp đơn phân tử) Vm và hằng số C. Ta có: C −1 tgα = Vm .C ⇒ Vm và C ⇒ nm ⇒ Sr 1 OA = Vm .C Ngoài ra có thể tính C theo công thức: ⎛ λ −λ ⎞ ⎜ 1 2 ⎟ Với: λ1: nhiệt hấp phụ đơn lớp ⎝ RT ⎠ C = e λ2: nhiệt ngưng tụ của chất bị hấp phụ Nghiên cứu với chất bị hấp phụ là N2, giá trị thực nghiệm của (λ1 - λ2) trên các VLMQ khác nhau là: - Hợp kim Cu : λ1 - λ2 = 776 cal / mol - Gel Cr2O3 : = 738 - Cr2O3 nung đỏ : = 835 - SiO2 : = 794 Tóm lại phương trình BET nói chung đều có thể áp dụng để xác định Sr của tất cả mọi chất rắn trong phạm vi giá trị P/Ps của chất bị hấp phụ = 0,05 ÷ 0,35 và hằng số C >1. V. Xác định độ xốp của xúc tác Để đánh giá độ xốp của xúc tác và chất mang, đặc biệt là xúc tác và chất mang có độ xốp kém, người ta dùng phương pháp gần đúng. Dùng phương pháp này có thể đánh giá được “độ xốp mở” bằng sự hấp phụ nước. Độ xốp mở là đại lượng phần độ xốp so với bề mặt chung. Phương pháp được tiến hành như sau: Cân xúc tác rồi đem sấy khô đến khi nào trọng lượng không đổi. Cân phải chính xác đến 0,01 gam. Sau đó cho vào chén nung và đậy bằng vải hay lưới kim loại. Chén được nhúng vào trong cốc nước, đun sôi trong 2h. Sau đó mẫu được làm lạnh đến nhiệt độ phòng, gạn khô trong phễu lọc 20 phút. - Lượng hấp phụ nước W tính theo công thức: 71
  73. g − g W = 1 0 ×100% g0 g1: trọng lượng mẫu sau khi hấp phụ go: trọng lượng mẫu trước khi hấp phụ - Độ xốp mở được xác định theo công thức: g − g B = 1 0 ×100% g2 − g0 g2: trọng lượng vật thể trong nước được cân bằng thuỷ lực tĩnh VI. Xác định miền phân bố mao quản Sự phân bố mao quản theo kích thước đóng vai trò quan trọng trong quá trình khuếch tán bên trong của phản ứng hóa học xúc tác. Để xác định phân bố mao quản xúc tác theo kích thước thì trước hết cần phải xác định kích thước mao quản của xúc tác. Theo phương pháp BJH áp dụng cho nhánh khử hấp phụ trên đường đẳng nhiệt, ta có công thức: r = rk + t trong đó: r: bán kính mao quản của xúc tác rắn rk: bán kính Kelvin được xác định theo công thức ⎛ P ⎞ − f .g.V .cosθ ln⎜ ⎟ = L (1) ⎜ P ⎟ r .R.T ⎝ S ⎠khp k t: chiều dày màng hấp phụ đa lớp trên thành mao quản x.V t = L (2) Sr x: lượng chất bị hấp phụ ở P/Ps tương ứng VL: thể tích của một mol chất bị hấp phụ Sr: bề mặt riêng của chất hấp phụ xác định theo phương trình BET Xác định rk: 72
  74. − f .g.V .cosθ (1) ⇒ r = L k ⎛ P ⎞ R.T.ln⎜ ⎟ ⎜ P ⎟ ⎝ S ⎠khp Trong đó: f: thừa số phụ thuộc hình dáng của màng Để đơn giản, phương pháp BJH giả thiết rằng màng bán cầu nên f = 2 g: sức căng bề mặt của chất lỏng ngưng tụ θ: góc thấm ướt. Để đơn giản thường chọn θ = 0 ⇒ cosθ = 1 Khi g = const, ta có sự phụ thuộc: ∆V = f (r) (3) ∆r ∆V = Vi - Vi+1 : chênh lệch thể tích chất bị hấp phụ ở (P/Ps)i và (P/Ps)i+1 ∆V: biểu diễn sự tăng thể tích của mao quản ∆r = ri - ri+1 : chênh lệch đường kính mao quản chất bị hấp phụ ở (P/Ps)i và (P/Ps)i+1 Phương trình (3) biểu diễn sự phân bố thể tích mao quản của chất hấp phụ. Hai đồ thị sau đây biểu diễn sự phân bố thể tích mao quản của Al2O3 và SiO2 ∆V ∆V ∆r ∆r Al2O3 SiO2 10 40 30 5 20 10 r (Ao) r (Ao) 0 50 100 0 50 100 Đường cong phân bố mao quản Al2O3 Đường cong phân bố mao quản SiO2 73
  75. o Trường hợp đối với Al2O3 có 2 cực đại tương ứng với đường kính mao quản là 22 A và o o 41 A . Đối với SiO2 có 1 cực đại tương ứng với đường kính mao quản là 50 A . 74
  76. CHƯƠNG V: XÚC TÁC CÔNG NGHIỆP Xúc tác công nghiêp thường dùng ở dạng rắn hay lỏng, ít dùng ở dạng khí. Xúc tác lỏng thường là xúc tác axit hoặc bazơ là loại đã có sẵn. Hiện nay trong công nghiệp, xúc tác rắn được dùng rất nhiều, dưới nhiều dạng khác nhau, vì vậy các phương pháp điều chế cũng rất phức tạp. I. Yêu cầu xúc tác công nghiệp Xúc tác công nghiệp cần phải đạt các yêu cầu sau: 1/ Hoạt tính cao, ổn định (A) C% C: độ chuyển hóa (%) A = g : số gam xúc tác gxt xt 2/ Độ chọn lọc cao (S %) sản phẩm chính S = x 100 tổng sản phẩm 3/ Thời gian sống của xúc tác phải dài A Có những xúc tác có hoạt tính cao ở thời gian đầu, sau đó giảm xuống nhanh (ví dụ như 2 đường 1). Như vậy không thể dùng trong công nghiệp được. Xúc tác công nghiệp đòi hỏi 1 phải có hoạt tính cao và đồng thời phải có thời gian sống dài (ví dụ như đường 2) τ Thời gian sống lv 4/ Độ bền hóa, bền cơ, bền nhiệt cao • Bền hóa: không bị ngộ độc bởi chất độc • Bền nhiệt: không bị phá huỷ khi phản ứng ở nhiệt độ cao. Ví dụ như phản ứng cracking xúc tác , nhiệt độ làm việc cao, khoảng 500oC; do yêu cầu phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao như vậy nên yêu cầu xúc tác phải bền nhiệt, không bị vón cục, không bị đốt nóng cục bộ. • Bền cơ: không bị biến dạng khi chịu va đập, không bị cuốn theo dòng khí. Ví dụ như khi xúc tác được dùng trong môi trường động (tầng sôi) cần phải chịu sức cơ học cao để tránh bị hóa bụi; hoặc trong lò phản ứng xúc tác tĩnh nhưng vận tốc khí phản ứng lớn, nếu xúc tác không bền cơ học sẽ bị cuốn theo dòng khí. 75
  77. 5/ Xúc tác phải dễ điều chế và có khả năng tái sinh được 6/ Giá thành hợp lý Xúc tác phải điều chế từ những nguyên liệu thông dụng và rẻ tiền. Thông thường vấn đề hoạt tính cao và rẻ tiền là hai vấn đề đối lập nhau. Khi chọn xúc tác cần phải quan tâm cả hai mặt để có hiệu suất kinh tế cao nhất. 7/ Xúc tác ít độc với người Tóm lại, hai tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với xúc tác công nghiệp là hoạt tính và tuổi thọ xúc tác. Thời gian xúc tác làm việc càng lâu thì giá thành xúc tác (và do đó giá thành sản phẩm) càng rẻ. Một chất xúc tác đắt tiền mà có thời gian làm việc lâu lại rẻ hơn loại xúc tác rẻ tiền nhưng có thời gian làm việc ngắn. Những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ xúc tác là: + ngộ độc thuận nghịch hoặc bất thuận nghịch vì các tạp chất trong chất phản ứng hoặc sản phẩm phụ + biến đổi bất thuận nghịch trạng thái vật lý, như giảm bề mặt riêng do kết dính hoặc do độ bền cơ học thấp. II. Thành phần xúc tác công nghiệp Trong công nghiệp, chất xúc tác có thể chỉ bao gồm 1 pha hoạt động xúc tác. Nhưng đó là trường hợp rất hiếm. Ví dụ Al2O3 hoặc TiO2 được sử dụng riêng lẽ để làm xúc tác cho phản ứng dehydrat. Nói chung, xúc tác công nghiệp thường bao gồm 2 hoặc nhiều hợp phần đôi khi rất nhiều hợp phần. Chúng đóng các vai trò sau: chất hoạt động xúc tác, chất kích động xúc tác và chất mang. • Chất hoạt động xúc tác : đó là chất chịu trách nhiệm làm tăng tốc độ phản ứng • Chất kích động xúc tác : là chất không có khả năng xúc tác nhưng nó làm cho chất xúc tác phát huy tối đa khả năng xúc tác của mình. • Chất mang: là phần chứa đựng các pha hoạt động xúc tác và pha kích động xúc tác. Chất mang giữ một vài chức năng sau: 76
  78. o Tăng đến mức tối đa diện tích bề mặt của pha hoạt động và kích động xúc tác nhờ bản thân chất mang có bề mặt riêng lớn mà trên đó các tiểu phân xúc tác có thể phân tán và cố định một cách tốt nhất. o Chất mang giúp cho quá trình trao đổi nhiệt thuận lợi, không gây sự quá nóng cục bộ. Do đó ngăn cản sự hình thành các tiểu phân xúc tác lớn từ các tiểu phân kích thước nhỏ. o Chất mang làm giảm giá thành của xúc tác : kết quả nghiên cứu cho thấy, xúc tác chỉ có tác dụng bởi một lớp bề mặt ngoài rất mỏng khoảng 200 ÷ 300 Ao. Còn lớp xúc tác phía trong chỉ làm nhiệm vụ liên kết thành mạng lưới tinh thể. Vì vậy ta có thể thay lớp phía trong này bằng các chất mang rẻ tiền để hạ giá thành xúc tác. o Chất mang làm tăng độ bền hóa, bền cơ của xúc tác. Chất mang hấp phụ chất độc nên tránh sự ngộ độc xúc tác . o Chất mang làm thay đổi hướng phản ứng Ví dụ: Cu CH3CH2OH CH3CHO + H2 Cu/C* CH2 = CH2 + H2O III. Điều chế xúc tác Xúc tác rắn hiện nay được dùng rất phổ biến trong công nghiệp, ở nhiều dạng khác nhau, vì vậy phương pháp điều chế rất phức tạp. Ở đây chỉ nêu ra một số phương pháp chung, có tính chất lý thuyết vì đi vào thực tế còn rất nhiều thủ thuật khác mới điều chế ra được loại xúc tác như mong muốn. 1/ Xúc tác không có chất mang 1.1/ Xúc tác kim loại: có 2 phương pháp sau • Phương pháp khử các oxyt kim loại o Tác nhân khử : H2 o Kim loại thu được có hoạt tính cao o Kích thước hạt kim loại phụ thuộc vào điều kiện khử o Đối với mỗi một loại xúc tác thì điều kiện khử có thể khác nhau 77