Giáo trình Giản yếu về ngữ dụng học

pdf 22 trang huongle 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giản yếu về ngữ dụng học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_gian_yeu_ve_ngu_dung_hoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giản yếu về ngữ dụng học

  1. đại học huế trung tâm đμo tạo từ xa GS.TS. Đỗ Hữu Châu Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học (Sách dùng cho hệ đμo tạo từ xa) Tái bản lần thứ nhất Huế - 2007
  2. Mục lục trang Lời nói đầu 4 Mở đầu: khái quát về ngữ dụng học 5 I − ngữ dụng học lμ gì ? 5 II − các bộ phận trong ngữ dụng học 11 Ch−ơng I: chiếu vật vμ chỉ xuất 12 I − chiếu vật lμ gì ? 12 II − các dạng chiếu vật 12 III − các ph−ơng thức chiếu vật 13 Ch−ơng II: hμnh động (hμnh vi) ngôn ngữ 16 I − Ngôn ngữ vμ hμnh động ngôn ngữ 16 II − các loại hμnh động ngôn ngữ 17 III − hμnh động ở lời lμ biểu thức ngữ vi 17 IV − Điều kiện sử dụng các hμnh động ở lời 19 V − Hiệu lực ở lời (lực ở lời) của các câu (các phát ngôn) 20 VI − phân loại các hμnh vi ở lời 21 VII − hμnh động ở lời vμ hội thoại 21 VIII − hμnh động ở lời gián tiếp 22 Ch−ơng III: Lập luận 23 I − Lập luận lμ gì ? 23 II − Lập luận vμ lôgic 24 III − Đặc tính của quan hệ lập luận 26 IV − Tác tử lập luận vμ kết tử lập luận() 27 V − Các "lẽ th−ờng" cơ sở của lập luận 29 Ch−ơng IV: lí thuyết hội thoại 31 2
  3. I − các vận động hội thoại 31 II − Các quy tắc hội thoại 33 III − th−ơng l−ợng hội thoại 36 IV − cấu trúc hội thoại 36 Ch−ơng V: ý nghĩa hμm ẩn vμ ý nghĩa t−ờng minh (hiển ngôn) 47 I − Khái quát về ý nghĩa t−ờng minh vμ hμm ẩn 47 II − phân loại tổng quát ý nghĩa hμm ẩn 47 III − tiền giả định vμ hμm ngôn 49 IV − cơ chế tạo ra các ý nghĩa hμm ẩn cố ý 54 V− Phân loại tiền giả định 59 Phụ lục 67 3
  4. Lời nói đầu "Ngữ dụng học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ của ng−ời nói, việc sử dụng nμy không thể lí giải đ−ợc bằng các lí thuyết ngữ nghĩa học tiền dụng học cũng nh− không thể lí giải đ−ợc chỉ bằng những tri thức về ngôn ngữ tách riêng (nói đúng hơn lμ bằng những hiểu biết về ngôn ngữ tiền dụng học). Theo một cách hiểu hẹp hơn, ngữ dụng học quan tâm tới việc ng−ời nghe lμm thế nμo mμ nắm bắt đ−ợc cái ý nghĩa mμ ng−ời nói có ý định nói ra. Theo nghĩa rộng nhất, nó quan tâm tới những nguyên tắc chung chi phối sự giao tiếp giữa ng−ời với ng−ời.". Trên đây lμ định nghĩa của Jean Aitchison(1) về ngữ dụng học. Ngữ dụng học lμ một ngμnh học mới của ngôn ngữ học, với nó, ngôn ngữ học đã v−ợt ra khỏi cái tháp ngμ của quan điểm cấu trúc luận nội tại để đi vμo cuộc sống. Mặc dầu đ−ợc giới thiệu vμo Việt Nam ch−a bao lâu nh−ng hiện nay ngữ dụng học đã thu hút đ−ợc sự chú ý của nhiều nhμ Việt ngữ học, đ−ợc đ−a vμo giảng dạy trong các tr−ờng đại học, ở bậc Cao học vμ đã có những luận án Thạc sĩ đầu tiên lấy những đề tμi thuộc ngữ dụng. Quan trọng hơn, những quan niệm vμ những khái niệm b−ớc đầu về ngữ dụng đã đ−ợc đ−a vμo giảng dạy ở ch−ơng trình Tiếng Việt thực nghiệm phân ban Khoa học xã hội. Cuốn sách nμy đ−ợc viết ra, đơn giản hơn vμ gần với thực tiễn sử dụng tiếng Việt hơn so với phần Dụng học trong cuốn Đại c−ơng ngôn ngữ học nhằm cung cấp một tμi liệu giảng dạy môn học nμy ở bậc Đại học, lμm tμi liệu tham khảo cho các học viên cao học vμ các nghiên cứu sinh ngμnh Lí luận ngôn ngữ. Nó cũng có thể lμ một tμi liệu phục vụ cho việc bồi d−ỡng giáo viên Trung học phổ thông , cung cấp cho các thầy giáo, cô giáo cấp học nμy có vốn hiểu biết về ngữ dụng học cần thiết để dạy tốt phần Tiếng Việt trong cấp học mμ mình phải đảm đ−ơng. Cuốn sách chắc chắn ch−a phản ánh một cách t−ơng đối đầy đủ những thμnh tựu hiện nay về ngữ dụng học trên thế giới vμ còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc. Tác giả (1) Jean Aitchison, Linguistcs Hodder & Stoughton, London Sydney Auckland, 1992. 4
  5. Mở đầu: khái quát về ngữ dụng học I − ngữ dụng học lμ gì ? 1. Giả định chúng ta có câu sau đây : Tiến tặng Mai cuốn "Tắt đèn". Nghe câu nói đó, liệu chúng ta có dám bảo đảm rằng chúng ta đã hiểu đúng đắn nó ch−a ? Có thể trả lời rằng ch−a nếu nh− chúng ta không nắm đ−ợc ít ra lμ những hiểu biết sau đây : a) Câu nói nμy do ai nói ra ? Nói trong hoμn cảnh nμo, vì sao lại nói nó ra ? Nói ra để nhằm mục đích gì ? b) Tiến lμ ai ? Mai lμ ai ? Quan hệ Tiến − Mai nh− thế nμo vμ quan hệ giữa ng−ời nói câu đó với Tiến vμ Mai ra sao ? Nếu nh− câu nói đó do Tiến nói ra (tr−ờng hợp nμy thì Tiến lμ ngôi thứ nhất vμ lμ chủ ngữ) thì ý nghĩa của nó thế nμo ? Nếu nh− nó do Mai nói ra (trong tr−ờng hợp nμy thì Mai lμ ngôi thứ nhất, ngôi nói đóng vai nói nh−ng về quan hệ cú pháp thì lμ bổ ngữ vμ lμ tham thể thụ h−ởng) thì ý nghĩa ra sao ? c) Câu nói nμy đ−ợc nói ra để trả lời cho câu hỏi nμo trong các câu hỏi sau đây : − Tiến lμm gì ? − Ai tặng Mai cuốn "Tắt đèn" ? − Tiến tặng cho ai cuốn "Tắt đèn" ? − Tiến tặng cho Mai cái gì ? Khi câu đó đ−ợc dùng để trả lời cho từng câu hỏi trên thì ý nghĩa của nó có khác nhau không ? Khác nhau nh− thế nμo ? d) Bây giờ so sánh câu nói trên với các câu sau đây : − Chính Tiến tặng cho Mai cuốn "Tắt đèn". − Chính Mai đ−ợc Tiến tặng cuốn "Tắt đèn". − Chính cuốn "Tắt đèn" đ−ợc Tiến tặng cho Mai. thì giữa nó vμ các câu sau có gì đồng nhất ? Có gì khác biệt về ý nghĩa ? Ví dụ trên đây cho ta thấy đ−ợc những hạn chế của việc nghiên cứu vμ giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt lμ dạy cú pháp theo quan điểm độc lập với ngữ cảnh, có nghĩa lμ dạy câu (câu đơn, câu ghép, cả dạy văn bản nữa) không tính đến các điều kiện trong đó nó đ−ợc tạo ra vμ đ−ợc hiểu. Đó lμ quan điểm nghiên cứu vμ giảng dạy ngôn ngữ tiền ngữ dụng. Những hiểu biết đ−ợc nêu ra d−ới dạng các câu hỏi a, b, c, d cần thiết để hiểu đúng đắn ý nghĩa của câu "Tiến tặng Mai cuốn "Tắt đèn"." lμ những hiểu biết về các điều kiện ngữ dụng của việc tạo ra vμ lĩnh hội nó. 2. Ngôn ngữ vμ ngữ cảnh Những lời đ−ợc nói ra hoặc đ−ợc viết ra khi chúng ta giao tiếp với nhau đ−ợc gọi lμ ngôn bản (discourse − có thể dịch lμ diễn ngôn). Trong một hoạt động giao tiếp, loại trừ ngôn bản 5
  6. ra, các nhân tố tham gia vμo hoạt động giao tiếp đ−ợc gọi chung lμ ngữ cảnh. Ngữ cảnh bao gồm những hiểu biết về : a) Nhân vật giao tiếp. Nhân vật giao tiếp đ−ợc chia thμnh vai nói (vai phát) vμ vai nghe (vai nhận). b) Hiện thực đ−ợc nói tới. Đó lμ những hiện thực trong thực tế khách quan bên ngoμi con ng−ời hoặc những hiện thực thuộc con ng−ời, thuộc nội tâm con ng−ời kể cả nội tâm vai nói, vai nghe. Nó cũng có thể lμ chính ngôn ngữ vμ các hμnh động ngôn ngữ hay bản thân cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Cũng nên phân biệt hiện thực có thực vμ hiện thực h− cấu, bao gồm hiện thực ảo t−ởng trong các truyện cổ tích, thần thoại hay các huyền thoại hiện đại. Hiện thực đ−ợc nói tới lμ hệ quy chiếu. Có thể nói ngôn bản chỉ có nghĩa khi chúng ta đối chiếu nói với hệ quy chiếu của nó. Ví dụ câu nói : "Bác thợ săn mổ bụng sói ra cứu đ−ợc bμ cháu Cô bé quμng khăn đỏ. Cô bé v−ơn vai nói : gớm ở trong ấy tối tối lμ." sẽ lμ vô lí nếu đối chiếu với hiện thực nh−ng chúng ta thấy nó tự nhiên bởi vì chúng ta biết rằng nó đ−ợc viết trong truyện cổ tích. Hiện thực đ−ợc nói tới khi đi vμo ngôn bản trở thμnh thế giới của ngôn bản (univers du discours). Hiện thực đ−ợc nói tới đ−ợc phản ánh vμo ngôn bản (hay đ−ợc xây dựng lại trong ngôn bản) thμnh thế giới ngôn bản. c) Hoμn cảnh giao tiếp. Hoμn cảnh giao tiếp đ−ợc chia thμnh : − Hoμn cảnh giao tiếp rộng, bao gồm những hiểu biết về lịch sử, xã hội, văn hoá, thời đại, kinh tế, chính trị, của cộng đồng ngôn ngữ trong đó cuộc giao tiếp đ−ơng diễn ra. − Hoμn cảnh giao tiếp hẹp, bao gồm những hiểu biết vμ cách ứng xử về nơi chốn cụ thể trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra nh− trong chùa, trong lớp học, ở quán n−ớc, d) Hệ thống tín hiệu − trong tr−ờng hợp của chúng ta lμ ngôn ngữ, đ−ợc sử dụng để tạo nên ngôn bản. Cần chú ý đến đặc tính của kênh giao tiếp : kênh thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác qua đó mμ các tín hiệu đ−ợc truyền đi. Trong tr−ờng hợp ngôn ngữ thì hiểu biết về phong cách ngôn ngữ vμ thể loại ngôn bản (văn xuôi hay văn vần, ) cũng ảnh h−ởng không nhỏ đối với ngôn bản. Có những lối dùng từ, đặt câu chỉ chấp nhận đ−ợc khi ta biết nó thuộc lối nói thông th−ờng hay lμ lối nói nghệ thuật, thuộc thơ hay văn xuôi. Cần nhắc lại, nói đến ngữ cảnh lμ nói đến những hiểu biết : hiểu biết về những yếu tố tạo nên ngữ cảnh vμ hiểu biết về cách ứng xử trong từng kiểu ngữ cảnh. Ngữ cảnh có thể lμ một (nh− trò chuyện tr−ớc bμn thờ Phật) nh−ng do hiểu biết khác nhau nên ng−ời ta vẫn có thể nói năng thμnh kính, nhẹ nhμng hay ồn μo, thô lỗ khác nhau. Những ng−ời tâm thần tuy trong cùng một ngữ cảnh nh−ng do không còn hiểu biết về ngữ cảnh nữa nên nói năng không ăn nhập gì với ngữ cảnh. Ngoμi khái niệm ngữ cảnh, còn có khái niệm tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp lμ trạng thái trực tiếp do tác động tổng hợp của các nhân tố giao tiếp trong một cuộc giao tiếp cụ thể mμ có. Ví dụ, cuộc giao tiếp diễn ra trong tình huống mμ nhân vật giao tiếp rảnh rỗi, cần th− giãn, đang vui vẻ hay cáu kỉnh, cuộc giao tiếp diễn ra đã lâu hay mới bắt đầu, giữa môi tr−ờng ầm ĩ tiếng xe cộ hay yên tĩnh, 6
  7. Ngữ cảnh sẽ tác động đến giao tiếp, đến ngôn bản thông qua tình huống. Nói chung, các nhân tố của ngữ cảnh tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau vμ cùng tác động đến ngôn bản cả về hình thức vμ nội dung. Ngôn bản không chỉ do vai nói quyết định (kể cả các nhμ văn khi sáng tác) mμ chịu ảnh h−ởng sâu sắc, có khi không ý thức, của ngữ cảnh. Đọc đoạn văn đối thoại sau đây : A (ng−ời mua gạo) − ối trời ơi, chen chi mμ khiếp quá ! B (mậu dịch viên) − Đề nghị mọi ng−ời dãn ra một chút, tôi nhức đầu quá. A − Chị gọi thật to vμo, ồn lắm, ở d−ới nμy chúng tôi chẳng nghe thấy gì sất. B − Nguyễn Thị Bích. Số m−ời tám đâu ? A − Vâng. Tôi đây. B − Ba t− kg hết tám đồng ba hμo. Tiền đâu ? A − Đây. Chị trả lại. B − Xong. Cầm lấy sổ, tích kê, sang kia xúc gạo. A − Chị ơi, số m−ời tám. Chị cân giúp. B − Xúc gì mμ tham thế. Xúc thật nhiều ra. A − Đ−ợc ch−a chị ? B − Đã bảo thừa nhiều, xúc nhanh lên. A − Đ−ợc ch−a ? B − Rồi. ta sẽ thấy thời kì bao cấp đã ảnh h−ởng nh− thế nμo đến nội dung vμ lối nói năng của con ng−ời. Trong nhμ tr−ờng, th−ờng chúng ta chỉ chú ý tới các ngôn bản viết. Dạy ngữ pháp cho học sinh cũng chỉ dạy ngữ pháp "viết". Luyện vμ đánh giá kĩ năng tiếng Việt cho học sinh cũng chỉ chú ý đến các bμi viết − các văn bản, với cách hiểu văn bản lμ ngôn bản dạng viết liên tục. Thực ra giao tiếp tr−ớc hết lμ giao tiếp miệng. Ngữ cảnh, trong giao tiếp miệng lμ động chứ không phải lμ tĩnh. Cả giao tiếp bằng văn bản cũng thế. Các nhân tố ngữ cảnh không giữ nguyên, bất biến trong quá trình giao tiếp. Hiểu biết về ngữ cảnh có thể thay đổi trong khi giao tiếp, quan hệ giữa các vai cũng vậy, cho nên ngữ cảnh vận động theo giao tiếp. Trong sách Tiếng Việt 10 ban Khoa học xã hội có trích đoạn thoại Hμn − Tơ(1). Đọc lại đoạn đó chúng ta sẽ thấy ngữ cảnh thay đổi nh− thế nμo vμ sự thay đổi đó đã ảnh h−ởng đến lời nói của Tơ vμ Hμn nh− thế nμo. Cuối cùng lμ khái niệm ngôn cảnh. Ngôn cảnh, đối với một câu hay một đơn vị nμo đó lμ những câu tiền văn vμ hậu văn. Còn đối với cả văn bản lμ những văn bản khác có tr−ớc vμ có sau nó. Ví dụ, ngôn cảnh của bμi thơ Tiếng thu của L−u Trọng L− lμ các bμi thơ về mùa thu tr−ớc nó vμ sau nó (đó lμ căn cứ để các nhμ nghiên cứu nói đến tính liên văn bản của một văn bản). Còn đối với lời nói trong một cuộc hội thoại thì ngôn cảnh lμ những lời nói tr−ớc một lời (1) Xem phần trích dẫn ở cuối sách. 7
  8. đang xem xét. Về nguyên tắc, trừ tr−ờng hợp ghi âm một cuộc hội thoại từ đầu cho đến lúc kết thúc, ngôn cảnh của một lời chỉ lμ những lời nói (vμ cách nói − các hμnh động ngôn ngữ) tr−ớc đó. Ngôn cảnh trong hội thoại chỉ có tiền ngôn cảnh. Bởi cuộc hội thoại đang tiếp diễn nên chúng ta ch−a biết (dù có thể dự đoán) ng−ời hội thoại với ta sẽ nói gì cho nên ngôn cảnh trong hội thoại th−ờng không có hậu ngôn cảnh. Vì chúng ta xem văn bản lμ biến thể dạng viết của ngôn bản cho nên có thể dùng thuật ngữ văn cảnh chỉ ngôn cảnh của một đơn vị trong văn bản. Văn cảnh lμ một biến thể dạng viết của ngôn cảnh. 3. Các thμnh phần nội dung của ngôn bản Nội dung miêu tả vμ nội dung liên cá nhân (interpersonnel) 3.1. Các chức năng của giao tiếp vμ đích của ngôn bản Giao tiếp lμ một hoạt động xã hội bằng ngôn ngữ bằng tiếng Việt. Nó lμ một hoạt động đa kênh. Đặc biệt khi chúng ta giao tiếp bằng lời − tức hội thoại với nhau thì ngoμi kênh thính giác, chúng ta còn dùng kênh thị giác (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, vị trí ngồi, dáng điệu của cơ thể) cả kênh khứu giác − n−ớc hoa chẳng hạn, cả kênh vị giác : mời hút thuốc, uống n−ớc trμ, uống bia r−ợu, cả kênh xúc giác : bắt tay, vỗ vai, Nói khác đi, trong giao tiếp, bên cạnh ngôn bản bằng lời còn có các ngôn bản phi lời, các ngôn bản kèm ngôn ngữ. Trong giao tiếp bằng lời, ngôn bản bằng lời vμ ngôn bản kèm ngôn ngữ đồng thời diễn ra, hỗ trợ cho nhau để thực hiện các chức năng của giao tiếp, để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả, tức đạt đích mong muốn. Giao tiếp có những chức năng sau đây : a) Thông tin, còn gọi lμ thông báo. Theo chức năng nμy chúng ta qua giao tiếp đem đến cho nhau những hiểu biết có tính chất trí tuệ, lí tính về hiện thực đ−ợc nói tới. Qua giao tiếp, vai nói vμ vai nghe có đ−ợc những nhận thức mới mμ về nguyên tắc tr−ớc khi trò chuyện họ ch−a có. b) Tạo lập quan hệ. Qua giao tiếp, vai nói, vai nghe hình thμnh những quan hệ (hoặc mất đi những quan hệ) tr−ớc đó ch−a có. Cuộc thoại Hμn − Tơ đã hình thμnh nên quan hệ luyến ái giữa hai ng−ời. Ng−ợc lại, cuộc thoại mμ ông Tham cố tình dựng nên trong truyện ngắn Mất cái ví (Nguyễn Công Hoan, trích theo Văn học 11) đã cắt đứt quan hệ cậu − cháu giữa ông Tham vμ ông cậu của mình. Có những cuộc hội thoại ng−ời ta không nói cho nhau những thông tin mới, mμ nói những điều cả vai nói, vai nghe đều đã biết. Lúc nμy ng−ời ta nói để lμm quen, nói để giữ cho đ−ợc quan hệ hay để hình thμnh quan hệ còn nói cái gì lμ rất phụ. c) Biểu hiện, trong khi trò chuyện vai nói bộc lộ một cách vô tình hay hữu ý đặc điểm của mình, sở thích, mặt mạnh hay yếu của mình, bộc lộ nguồn gốc địa ph−ơng của mình. Có khi anh ta trực tiếp bộc lộ trạng thái tâm lí của mình bằng lời than thở. Qua lời nói anh ta có thể bộc lộ tình cảm, thái độ, cách đánh giá của mình về hiện thực đ−ợc nói tới hay với ng−ời cùng hội thoại với mình. Trong truyện Chí Phèo, Thị Nở đã biểu hiện sự đánh giá của mình về Chí Phèo trong lời đối thoại nội tâm (interior dialogue) sau đây : − Gớm ! Sao lại có thứ ng−ời đâu mμ lì quá thế ! d) Giải trí : chúng ta trò chuyện với nhau không hiếm khi lμ để tiêu khiển, để giải toả những căng thẳng, để th− giãn. Chuyện phiếm, tán gẫu (đấu hót) lμ một cách giải trí tiện lợi vμ 8
  9. không tốn kém nhất trong những hình thức giải trí mμ con ng−ời cần đến (dĩ nhiên đừng lạm dụng, đừng lợi dụng những cuộc chuyện phiếm để trốn việc cơ quan hay để nói xấu nhau). Bốn chức năng trên th−ờng đ−ợc thực hiện đồng thời, thống hợp (intégrées, intergrated) trong giao tiếp vμ trở thμnh đích của giai tiếp. Đích của giao tiếp đ−ợc cụ thể hoá thμnh đích của các ngôn bản trong giao tiếp. 3.2. Các thμnh phần nội dung của ngôn bản Ngôn bản có hình thức vμ nội dung. Trở lại hai câu : − Tiến tặng Mai cuốn "Tắt đèn". − Chính Tiến tặng Mai cuốn "Tắt đèn". vμ các câu nh− : − Mai đ−ợc Tiến tặng cuốn "Tắt đèn". − Chính Mai đ−ợc Tiến tặng cuốn "Tắt đèn". Các câu nμy có cùng nội dung phản ánh hiện thực, chúng đều nói tới sự kiện, một ng−ời tên lμ Tiến (th−ờng lμ đμn ông) cho một ng−ời tên lμ Mai (th−ờng lμ đμn bμ) lμm của riêng một cách trân trọng vμ thân mật một cuốn sách mμ đã lμ ng−ời Việt Nam có học đều biết lμ của nhμ văn Ngô Tất Tố viết tr−ớc 1945. Tuy nhiên, ngoμi cái nội dung phản ánh hiện thực đó, mμ ta gọi lμ nội dung miêu tả (hay nội dung sự vật, nội dung tái hiện, phản ánh hiện thực − sens descriptif, représer ationnel, référentiel) còn gọi lμ nội dung mệnh đề, nội dung biểu niệm (sens propositionnel, idéationnel) còn có thêm những nội dung sau đây : − Khẳng định rằng Tiến đã lμm một việc gì đó nếu nh− nó đ−ợc dùng để trả lời cho câu hỏi : Tiến lμm gì ? − Khẳng định Mai lμ ng−ời đ−ợc h−ởng kết quả hμnh động "tặng" của Tiến nếu nó trả lời câu hỏi : Tiến tặng ai cuốn "Tắt đèn "? − Khẳng định cuốn Tắt đèn lμ vật mμ Tiến tặng cho Mai nếu nó trả lời câu hỏi : Tiến tặng Mai cái gì ? Ví dụ nμy cho ta thấy, để nắm đ−ợc thực sự ý nghĩa của một câu, một lời, chúng ta phải biết ngoμi nội dung miêu tả, nội dung mệnh đề ra, còn phải biết ý định của ng−ời nói lμ gì. ý định của ng−ời nói khi đ−a ra một nội dung miêu tả có thể dẫn tới những ý nghĩa rất khác nhau của cùng một câu nói mμ hình thức bề mặt về cơ bản lμ giống nhau. Câu ngoμi việc cùng nội dung miêu tả với câu cùng ý khẳng định rằng Tiến tặng mai cuốn Tắt đèn, còn thêm ý nghĩa sau đây : tr−ớc hết nó lμ câu xuất hiện một cách bắt buộc sau một lời của một ng−ời nμo đó vμ ng−ời đó tỏ ra còn hồ nghi về hμnh động của Tiến hoặc hồ nghi về sự thông báo rằng Tiến tặng Mai. Các câu vμ cũng cùng một nội dung sự vật nh− vμ , có điều ở hai câu nμy, tham thể thụ h−ởng Mai đ−ợc xem lμ điểm xuất phát của thông báo. ý nghĩa khẳng định giữa vμ cũng khác nhau nh− ta đã phân tích sự khác nhau giữa vμ . Các ý nghĩa khẳng định, các ý nghĩa liên quan tới vị trí của câu trong ngôn cảnh vμ các ý nghĩa biểu hiện, ý nghĩa giải trí, ý nghĩa tạo lập quan hệ cùng xuất hiện đồng thời với ý nghĩa 9
  10. miêu tả hợp thμnh ý nghĩa hay nội dung liên cá nhân của thông điệp. Nói tổng quát, nội dung liên cá nhân lμ nội dung đi kèm với nội dung miêu tả, có khi lμ nội dung chủ yếu của câu. Nói cách khác ý nghĩa thực sự của một câu, một phát ngôn lμ thể thống nhất giữa nội dung miêu tả vμ nội dung liên cá nhân. Không một câu nμo trong thực tế giao tiếp lại chỉ thuần tuý có nội dung thực sự của câu, của lời. Đây lμ nói về câu, lời thực có trong giao tiếp, không phải lμ các câu mμ nhμ nghiên cứu hoặc sách giáo khoa th−ờng "đặt" ra để minh hoạ cho mô hình của mình. Khi đặt câu vμo thực tế giao tiếp thì có một câu hỏi đặt ra lμ : Thế nμo lμ hiểu một câu, căn cứ vμo đâu để xác định nghĩa thực sự của câu ? Câu trả lời lμ : Hiểu nghĩa thực sự của một câu có nghĩa lμ ứng xử một cách đúng đắn, chấp nhận đ−ợc theo những chuẩn tắc của ngôn ngữ vμ của một nền văn hoá nhất định, thể hiện qua những câu hỏi đáp của mình đối với câu đang xem xét hay thể hiện qua những câu mμ chúng ta có thể nối kết sau câu đang xem xét thμnh một ngôn bản hay văn bản chấp nhận đ−ợc. Bởi vậy, căn cứ để xác định vμ để thử nghiệm nghĩa của câu đang xem xét lμ sự ứng xử của ng−ời tiếp nhận nó sau khi nghe nó. Giả định chúng ta đ−a ra một bμi tập nh− sau : Hãy viết thêm các câu sau hai câu : − Tiến tặng Mai cuốn "Tắt đèn". − Chính Tiến tặng Mai cuốn "Tắt đèn". sao cho thμnh một đoạn văn có tính liên kết. Chắc chắn rằng có những câu chỉ có thể đi sau mμ không thể đi sau vμ ng−ợc lại. H−ớng phát triển vμ thμnh một ngôn bản hay văn bản do nội dung liên cá nhân khác nhau của chúng quyết định. Nội dung liên cá nhân của một câu hay một ngôn bản th−ờng đa loại vμ phức tạp, chúng ít nhiều đ−ợc thể hiện bằng những dấu hiệu nhất định trong mặt hình thức của câu. Nếu nh− nội dung miêu tả của câu lμ do quan hệ giữa câu với hiện thực đ−ợc nói tới quyết định, lμ kết quả của sự phản ánh hiện thực đ−ợc nói tới vμo ngôn bản thì nội dung liên cá nhân lμ do các nhân tố nhân vật giao tiếp, do hoμn cảnh vμ do chính hoạt động giao tiếp đang diễn ra quyết định. Trong các nhân tố đó, cần đặc biệt chú ý tới nhân tố văn hoá. Khi ông Tham trong truyện Mất cái ví nói : − Hôm nay phiên chợ Đồng Xuân, mời ông lên chơi chợ. mμ ông cậu cμng thêm tức, cho rằng ông Tham nói cạnh mình lμ kẻ cắp, thì có nghĩa lμ ông cậu đã lí giải câu nói của ông Tham theo lối nói cạnh khoé th−ờng gặp ở lời ăn tiếng nói của ng−ời Việt Nam vμ đã xuất phát từ hiện t−ợng xã hội phổ biến thời đó : kẻ cắp chợ Đồng Xuân. Khi Hμn nghe Tơ hỏi về cô Hán em của mình : − Th−a cậu cô Hán đi đâu ạ ? Mμ suy ra ý nghĩa liên cá nhân : "Hμn hiểu ý Tơ ngỏ một cách kín đáo, muốn để em gái hắn ra đánh chó cho." thì cũng đã dựa vμo các chuẩn tắc ngôn ngữ Việt Nam thông th−ờng vμ dựa vμo tập quán Việt Nam : nam nữ mới gặp nhau lần đầu thì tránh đứng riêng với nhau, sợ thiên hạ dị nghị vμ ng−ời con gái sợ bị con trai coi th−ờng. 10
  11. 4. Định nghĩa ngữ dụng học Căn cứ vμo những điều nói trên có thể định nghĩa ngữ dụng học nh− sau : Ngữ dụng học lμ một lĩnh vực nghiên cứu mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ vμ các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, với hoμn cảnh giao tiếp vμ với các hoạt động giao tiếp thực sự của ngôn ngữ trong xã hội. Theo định nghĩa nμy thì các nhân tố ngữ dụng lμ một bộ phận không thể tách rời trong cấu trúc hình thức vμ nội dung của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ (trong hình vị, trong từ, trong các kiểu câu) vμ của các ngôn bản. Sự hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp cũng lμ một bộ phận của ngữ dụng học. Ngữ dụng học quan tâm tr−ớc hết đến nội dung liên cá nhân vμ đến cách thức phản ánh hiện thực đ−ợc nói tới thμnh nội dung miêu tả của ngôn bản. Các nhân tố ngữ dụng học có mặt khắp nơi trong ngôn ngữ vμ trong hoạt động ngôn ngữ. Không thể hiểu đ−ợc đầy đủ các yếu tố của ngôn ngữ, không thể lí giải một cách thoả đáng các ngôn bản nếu không tính đến các nhân tố ngữ dụng thống hợp với các nhân tố thuộc cấu trúc của ngôn ngữ. Cần nhắc lại : không lí giải đ−ợc đúng ngôn bản tức lμ không ứng xử đ−ợc thích hợp trong giao tiếp. Có định nghĩa cho rằng, ngữ dụng học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ, cụ thể hơn nghiên cứu cách sử dụng các câu trong ngữ cảnh. Hiểu nh− thế lμ gián tiếp cho rằng ngôn ngữ, câu độc lập với ngữ cảnh ; ngôn ngữ, câu tồn tại ngoμi ngữ cảnh. Khi giao tiếp, ng−ời ta vận dụng chúng vμo các ngữ cảnh thích hợp. Định nghĩa của cuốn sách nμy bác bỏ quan niệm đó. Ngữ dụng có mặt trong ngôn ngữ, trong câu. Không có câu nμo mμ không chịu sự chi phối của các yếu tố ngữ dụng. II − các bộ phận trong ngữ dụng học Ngữ dụng học lμ một phân ngμnh mới của ngôn ngữ học. Cho đến nay, ngữ dụng học gồm các bộ phận sau đây : 1. Chiếu vật vμ chỉ xuất 2. Các hμnh động (hμnh vi) ngôn ngữ 3. Lí thuyết lập luận 4. Lí thuyết hội thoại 5. Nghĩa t−ờng minh (hiển ngôn) vμ hμm ẩn (hμm ngôn) Tμi liệu nμy sẽ lần l−ợt giới thiệu một cách vắn tắt các bộ phận nói trên. 11
  12. Ch−ơng I: chiếu vật vμ chỉ xuất I − chiếu vật lμ gì ? Từ trong hệ thống ngôn ngữ có ý nghĩa biểu vật. ý nghĩa biểu vật của từ lμ loại sự vật, ng−ời, hμnh động, tính chất rất chung ch−a cụ thể hoá. Trong ngôn bản từ phải ứng với một sự vật, hμnh động, tính chất vμ trạng thái cụ thể vμ cá thể. Chúng ta nói chiếu vật lμ sự t−ơng ứng giữa từ (vμ mở rộng ra lμ giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, ng−ời, hoạt động, trạng thái, trong hiện thực đ−ợc nói tới. Có những câu nếu chúng ta không nắm đ−ợc cái sự vật mμ từ ngữ trong câu quy chiếu thì ta vẫn ch−a hiểu đ−ợc nghĩa thực sự của câu đó. Ví dụ : − Con mèo mμu xanh. − Hôm nay m−a. Câu chỉ có ý nghĩa nếu từ mèo có ý nghĩa chiếu vật lμ con mèo đồ chơi hay bằng sμnh, bằng sứ. Nó sẽ vô nghĩa nếu nghĩa chiếu vật của mèo lμ con mèo sinh vật hay bắt chuột. Cũng t−ơng tự, câu chỉ xác định đ−ợc nghĩa nếu chúng ta xác định đ−ợc từ hôm nay chiếu vật ngμy nμo cụ thể. Câu : Anh đi Hμ Nội hôm qua rồi. có những nghĩa khác nhau nếu anh ứng với ngôi thứ nhất (vai nói) hay ngôi thứ hai (vai nghe) hay ứng với ngôi thứ ba (ng−ời đ−ợc nói tới trong ngôn bản). II − các dạng chiếu vật 1. Chiếu vật vμ hiện thực đ−ợc nói tới Nói chiếu vật lμ nói tới hiện thực đ−ợc nói tới. Nghĩa chiếu vật của một từ lμ một sự vật (hay hoạt động, tính chất, ) thuộc thế giới hiện thực có thực hay thuộc thế giới ảo t−ởng. Một từ ngữ có nghĩa chiếu vật chấp nhận đ−ợc trong hiện thực nμy nh−ng vô nghĩa nếu quy chiếu với hiện thực khác. Vì thế ở trên chúng ta mới nói hiện thực đ−ợc nói tới lμ hệ quy chiếu của ngôn bản. Từ hệ quy chiếu mμ từ ngữ, câu rút đ−ợc ý nghĩa của mình. Tuy nhiên, ngay một thế giới hiện thực nhất định (hiện thực thực hay hiện thực ảo t−ởng) lại có những phạm vi hiện thực khác nhau do đó từ ngữ có nghĩa chiếu vật nμy trong phạm vi nμy, nh−ng có nghĩa chiếu vật khác trong phạm vi hiện thực khác. Ví dụ, câu ở trên, có nghĩa chiếu vật chấp nhận đ−ợc trong phạm vi đồ vật nhân tạo, trái lại không chấp nhận đ−ợc trong phạm vi thế giới động vật mặc dầu đồ vật nhân tạo vμ thế giới động vật đều thuộc hiện thực có thật. Các câu sau đây : − Lμn da t− duy vμ tìm cách biểu hiện. − Khi cánh tay nói, khi cặp chân suy nghĩ, khi các ngón tay trò chuyện với nhau không cần mọi thứ trung gian. 12
  13. sẽ rất quái gở nếu quy chiếu chúng với phạm vi da, tay, chân trong cơ thể sinh lí của con ng−ời. Nh−ng chúng sẽ rất hay nếu chúng ta biết rằng hệ quy chiếu của chúng lμ nghệ thuật vũ ba lê ; da, tay, chân ở đây lμ các ph−ơng tiện biểu hiện của nghệ thuật đó. Gặp một câu bất th−ờng, đừng vội kết luận lμ nó quái gở hay không. Tr−ớc hết phải tìm đ−ợc hệ quy chiếu của nó, tức lμ tìm đ−ợc nghĩa chiếu vật của nó. Từ ngữ trong văn bản văn học nói chung có nghiều nghĩa. Đó lμ do tr−ớc hết chúng có nhiều nghĩa chiếu vật vμ ứng với một số hệ quy chiếu khác nhau. 2. Chiếu vật cá thể vμ chiếu vật loại Trong ngôn bản, từ ngữ có thể ứng với một sự vật (ng−ời, hμnh động, tính chất, ) cá thể, cụ thể. Đó lμ nghĩa chiếu vật cá thể. Chúng có thể ứng với cả loại sự vật nh− trong các câu : Mèo lμ động vật ăn thịt. Ng−ời khôn hơn loμi vật. các từ mèo, ng−ời có nghĩa chiếu vật loại. Cần l−u ý, không phải chỉ các danh từ mới có nghĩa chiếu vật. Các tính từ, động từ cũng có nghĩa chiếu vật cá thể hay chiếu vật loại. 3. Nghĩa chiếu vật của các đơn vị lớn hơn từ ở trên chúng ta nói chủ yếu nghĩa chiếu vật của từ. Nghĩa chiếu vật không chỉ hạn chế trong từ mμ cả một câu, một văn bản cũng có nghĩa chiếu vật. ở cuốn Tiếng Việt 10 − sách thực nghiệm phân ban KHXH, chúng ta đã nói đến tính đa chiếu vật của các bμi thơ nh− bμi Bánh trôi n−ớc, bμi Vịnh con sấu đá. III − các ph−ơng thức chiếu vật Chúng ta đã biết qua chiếu vật mμ ngôn bản gắn với ngữ cảnh cho nên chiếu vật lμ ph−ơng diện đầu tiên của ngữ dụng. Chúng ta cũng biết rằng trong ngôn ngữ chỉ có cái chung, vậy lμm thế nμo mμ ngôn bản có thể cho ta biết các đơn vị của nó hay chính nó ứng với sự vật, hiện t−ợng nμo, có nghĩa chiếu vật nμo ? Bμn đến vấn đề nμy lμ bμn đến các ph−ơng thức chiếu vật trong ngôn bản. Có những ph−ơng thức chiếu vật nh− sau : 1. Dùng danh từ riêng Các danh từ riêng lμ những tên gọi cá thể của từng sự vật cá thể nh− Hồ Chí Minh, Việt Nam. Do đó trong ngôn bản, khi đ−a ra một danh từ riêng lμ chúng ta đã biết ngay sự vật cá thể nμo đ−ợc nói đến rồi. Tất nhiên, tên ng−ời, tên các lμng xã, có thể trùng. Th−ờng thì nhờ ngữ cảnh, sự trùng tên không gây nên trở ngại cho chiếu vật. Tuy nhiên, để khắc phục hiện t−ợng trùng tên, chúng ta có thể thêm tiểu danh sau tên riêng chính thức nh− Tuấn kính, Lan Chích choè 2. Dùng miêu tả xác định Nh− đã biết, trong hệ thống từ vựng, các từ có nghĩa biểu vật loại, khái quát. Trong ngôn bản, một từ nh− mèo ch−a cho ta biết nó ứng với con mèo nμo đang đ−ợc nói tới. Lúc nμy, th−ờng phải dùng đến cách nêu ra những đặc điểm riêng của con mèo đang đ−ợc nói tới để 13
  14. phân biệt nó với các con mèo khác, nh− "con mèo nhμ ông D−", "con mèo cụt đuôi", "con mèo tam thể", Đó lμ ph−ơng thức chiếu vật bằng miêu tả xác định. Miêu tả xác định đ−ợc thực hiện bằng định ngữ nếu lμ danh từ chiếu vật, bằng các trạng từ nếu cần xác định nghĩa chiếu vật của động từ hay tính từ. 3. Dùng chỉ xuất Chỉ xuất có nghĩa lμ dùng những ph−ơng tiện ngôn ngữ sẵn có để tách vật đ−ợc quy chiếu khỏi các cá thể trong cùng loại. Chỉ xuất đ−ợc thực hiện bằng con đ−ờng định vị. Định vị có nghĩa lμ chỉ rõ vị trí không gian vμ thời gian của sự vật, sự kiện, hiện t−ợng đ−ợc nói tới. Định vị không gian vμ thời gian bao giờ cũng phải có toạ độ mốc, toạ độ chuẩn. Toạ độ đó lμ không gian vμ thời gian trong đó cuộc hội thoại đang diễn ra. Chúng ta sẽ gọi sự định vị lấy không gian, thời gian hội thoại lμm mốc lμ định vị chủ quan. Có những cách định vị sau đây : a) Định vị x−ng hô Đây lμ lối định vị vai nói, vai nghe mμ vai nói đ−ợc lấy lμm mốc. "Tôi ng−ời Hμ Nội.", nếu chúng ta không biết tôi lμ ai thì câu nói đó ch−a biết đúng hay sai. Tôi bao giờ cũng lμ ng−ời nói, khi dùng từ tôi lμ ng−ời nói tự quy chiếu. Lấy vai nói lμm mốc thì vai nghe đang tham gia vμo cuộc hội thoại với tôi sẽ lμ ngôi thứ hai. Còn ng−ời đ−ợc cả vai nói, vai nghe biết vμ đ−ợc đ−a vμo ngôn bản lμ ngôi thứ ba. Trong nhiều ngôn ngữ định vị x−ng hô đ−ợc thực hiện bằng các đại từ x−ng hô. Tuy nhiên cần phân biệt đại từ x−ng hô với các ph−ơng tiện x−ng hô để định vị trong hội thoại. Tiếng Việt vì hệ thống đại từ có nhiều hạn chế nên để chỉ ngôi thứ hai có các cách dùng các danh từ chỉ ng−ời có quan hệ họ hμng, gia đình, nh− cậu, bố, mẹ, ông, chú, hoặc các cách gọi bố thằng Tí, má sắp nhỏ, để thay thế. b) Định vị không gian chủ quan Vai nói có thể chiếu vật bằng cách dùng một danh từ chung hoặc một cụm danh từ miêu tả xác định kèm theo các từ chỉ xuất không gian nμy, kia nh− : cái áo nμy, cái áo kia, cái áo trắng kia, Định vị không gian th−ờng nằm trong cặp đối lập gần / xa. Gần lμ gần với vị trí của vai nói khi nói. Xa cũng lμ xa so với vị trí đó. c) Định vị thời gian chủ quan Để định vị thời gian, chúng ta dùng các từ chỉ xuất thời gian nh− nay, qua, mai, năm ngoái, ngμy kia, hôm sau, tháng sau, tuần nμy, thứ t− nμy, Thời gian lấy lμm căn cứ lμm mốc để định vị thời gian khác vẫn lμ thời gian của cuộc hội thoại đang tiếp diễn, nói cho chính xác hơn lμ thời gian mμ vai nói nói lời của mình ra. 4. Định vị theo nhận thức Trong các ngôn ngữ nh− tiếng Pháp, tiếng Anh có các mạo từ xác định vμ mạo từ ch−a xác định. Mạo từ xác định có nghĩa lμ các mạo từ đứng tr−ớc (hoặc sau) danh từ chỉ những sự vật, sự việc, ng−ời mμ cả vai nói, vai nghe đã biết, đã đ−ợc nói đến trong tiền ngôn bản. Mạo từ ch−a xác định đ−ợc dùng với các danh từ chỉ sự vật mμ vai nghe ch−a biết, lần đầu tiên đ−ợc đ−a vμo ngôn bản. T−ơng tự nh− vậy, ngôi thứ ba có tính chất nh− một mạo từ xác định bởi vì nó quy chiếu với ng−ời, vật đã đ−ợc vai nói, vai nghe biết, đã đ−ợc nói đến trong tiền ngôn bản. 14
  15. Trong tiếng Việt, các từ chỉ xuất nh− ấy, đó, nọ, vậy, thế đ−ợc dùng với sự vật, thời gian, sự việc, ng−ời đã đ−ợc vai nói, vai nghe biết. Quyển sách ấy, ngμy hôm ấy, ng−ời đó (ngμy hôm đó), lμ quyển sách, ngμy, ng−ời, mμ cả vai nói, vai nghe đều biết. Đó lμ cách định vị theo nhận thức. Nắm đ−ợc đặc điểm nμy, chúng ta mới bình giá đ−ợc cách dùng thẩm mĩ của các từ chỉ xuất theo nhận thức nμy trong tác phẩm văn học nh− : Ng−ời ấy th−ờng hay vuốt tóc tôi mặc dầu ng−ời ấy có thể ch−a đ−ợc nói tới ở tiền văn. 5. Định vị khách quan Sự kiện, sự vật diễn tiến vμ tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vμo ng−ời miêu tả, t−ờng thuật lại. Chúng có thời gian vμ không gian độc lập, khách quan so với thời gian hội thoại. Ví dụ công cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra từ năm 1956 đến năm 1975 ở Việt Nam. Thμnh phố Hồ Chí Minh ở phía nam n−ớc Việt Nam, đó lμ thời gian, không gian khách quan. Khi muốn chiếu vật một sự kiện, một sự vật nμo đó, chúng ta phải định vị chúng theo một mốc thời gian hay không gian nμo đấy rút từ cấu trúc thời gian vμ không gian khách quan của chúng. Ví dụ, để t−ờng thuật lại cuộc kháng chiến có thể lấy mốc 1968 rồi kể giật lùi vμ kể tiếp theo. Để xác định một con đ−ờng trong thμnh phố Hμ Nội, chúng ta có thể lấy hồ Hoμn Kiếm lμm gốc. Đó lμ cách định vị khách quan. Thực ra định vị theo nhận thức vμ định vị khách quan vẫn dựa vμo cách định vị chủ quan lấy thời gian vμ không gian hội thoại lμm căn cứ. 6. Định vị trong ngôn bản Nh− đã biết, một sự vật, sự việc, ng−ời có thể đã đ−ợc nói tới trong ngôn bản. Chúng ta có thể định vị nó trong những lời nói tiếp theo mμ không cần miêu tả xác định, không cần đến các ph−ơng thức định vị thời gian vμ không gian nh− đã nói trên. Bằng các phép thế đại từ chúng ta có thể định vị sự vật, sự kiện theo ngôn bản. Định vị trong ngôn bản có hai dạng : dạng hồi chỉ, tức lμ định vị theo sự vật, sự việc đã nói trong tiền ngôn bản. Dạng khứ chỉ lμ định vị theo những ngôn bản tiếp theo ngôn bản đang xem xét. Ví dụ câu sau đây : Về việc ấy, tôi có ý kiến nh− sau : "Việc ấy" lμ định vị hồi chỉ. "Nh− sau" lμ định vị khứ chỉ. Thực ra định vị trong ngôn bản lμ một biến thể của định vị theo nhận thức. 15
  16. Ch−ơng II: hμnh động (hμnh vi) ngôn ngữ I − Ngôn ngữ vμ hμnh động ngôn ngữ Ngôn ngữ, nh− tiếng Việt chẳng hạn, lμ một hệ thống gồm những đơn vị có quan hệ quy định lẫn nhau. Nh−ng ngôn ngữ hình thμnh vμ tồn tại đ−ợc không phải chỉ để thμnh một hệ thống đứng yên. Cũng nh− mọi hệ thống xã hội khác, lí do tồn tại của ngôn ngữ lμ để lμm công cụ thực hiện các chức năng h−ớng ngoại, chức năng phục vụ xã hội, tr−ớc hết lμ chức năng lμm công cụ giao tiếp mμ xã hội đã quy định cho nó. Khi ngôn ngữ đ−ợc vận dụng trong giao tiếp, chúng ta nói nó hμnh chức. Ngôn ngữ hμnh chức khi con ng−ời nói năng bằng ngôn ngữ đó. Nói năng lμ hμnh động, con ng−ời hμnh động bằng ngôn ngữ khi nói năng. Ngôn ngữ về bản chất lμ một dạng hμnh động của con ng−ời. Ngôn ngữ học tiền dụng học, đặc biệt ngôn ngữ học cấu trúc luận, ngôn ngữ học đ−ợc dạy trong các nhμ tr−ờng cho đến nay không thấy mặt hμnh động của ngôn ngữ. 1. Hμnh động, hμnh động xã hội Muốn sống đ−ợc, con ng−ời nh− một sinh thể tự nhiên, ch−a nói đến con ng−ời nh− một sinh thể xã hội, phải hμnh động. ít ra con ng−ời phải ăn uống, phải đi lại, nghĩa lμ phải thực hiện những hμnh động đơn ph−ơng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ hμnh động đơn ph−ơng thôi, con ng−ời cũng không thể tồn tại đ−ợc. Con ng−ời phải cùng nhau đồng thời thực hiện những hμnh động chung nμo đó, ví dụ cùng nhau xây cái nhμ, cùng nhau chữa một chiếc xe, dịch chuyển một cái tủ, cái gi−ờng. Khi ít nhất có hai ng−ời cùng nhau thực hiện một hμnh động nhằm đạt một mục đích nμo đó, ta có một hμnh động xã hội. Đặc điểm của hμnh động xã hội lμ : ít nhất có hai ng−ời trở lên tham gia, hμnh động đó có đích chung cho cả hai thμnh viên, vμ để đạt đ−ợc đích, có nghĩa lμ để hμnh động xã hội đạt kết quả mong muốn thì các thμnh viên phải cộng tác với nhau. Cộng tác lμ nguyên tắc cơ bản của hμnh động xã hội. Hμnh động lμ một thuật ngữ chung chỉ hoạt động tổng thể nhằm một đích chung. Một hμnh động tổng thể do những hμnh động bộ phận hợp thμnh. Ví dụ một hμnh động đơn ph−ơng nh− đóng một cái đinh cũng ít nhất gồm các hμnh động bộ phận nh− sau : lấy đinh, lấy búa, đặt đinh vμo vị trí cần đóng, cầm búa vμ nện vμo đầu đinh, Một hμnh động xã hội cũng đ−ợc phân tách thμnh những hμnh động bộ phận nh− vậy. 2. Hμnh động ngôn ngữ Khi chúng ta giao tiếp với nhau, nh− đã biết, ít ra lμ phải có hai ng−ời, vai nói, vai nghe luân phiên nhau nói − nghe. Nh− thế giao tiếp lμ một dạng hμnh động xã hội của con ng−ời bằng ngôn ngữ. Trong các hoạt động xã hội bằng ngôn ngữ đó, vai nói có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả một hiện thực nμo đó, để kể lại một sự việc nμo đó, để khẳng định một nhận xét nμo đó, để hỏi, để yêu cầu, khuyên nhủ, Miêu tả, kể (trần thuật, tự sự), khẳng định, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ, lμ những hμnh động bộ phận nằm trong hoạt động giao tiếp nói chung. Khi miêu tả, kể, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ, lμ chúng ta hμnh động, chúng ta thực hiện những 16
  17. hμnh động đơn ph−ơng trong lòng hoạt động xã hội tổng quát lμ giao tiếp. Có thể tạm dùng thuật ngữ hμnh vi ngôn ngữ để chỉ những hμnh động bộ phận bằng ngôn ngữ nμy. II − các loại hμnh động ngôn ngữ Tiếp nhận những kiến giải của tr−ờng phái triết học phân tích Anh, Austin lμ ng−ời đầu tiên xây dựng những cơ sở cho lí thuyết hμnh động ngôn ngữ. Austin chia các hμnh động ngôn ngữ thμnh ba nhóm lớn : 1. Hμnh động tạo lời Lμ hμnh động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nh− âm, từ, cấu trúc câu, cấu trúc ngôn bản, để tạo ra những thông điệp, những ngôn bản có nghĩa vμ hiểu đ−ợc. 2. Hμnh động m−ợn lời Lμ hμnh động nhằm gây ra những kết quả hay những hiệu quả ngoμi lời, những hiệu quả tâm lí hay vật lí ở những ng−ời tiếp nhận ngôn bản bằng chính những ngôn bản, những lời đ−ợc nói ra. Ví dụ trong lớp học, các học sinh đang c−ời đùa ầm ĩ. Một em nói "Cô giáo đến rồi.". Các em thôi c−ời nói, chạy vội về chỗ ngồi của mình. Em học sinh nói "Cô giáo đến rồi" đã thực hiện một hμnh động m−ợn lời. 3. Hμnh động ở lời (ngôn trung) Lμ những hμnh động đ−ợc thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong lời nói vμ gây ra đ−ợc một hμnh động cũng bằng lời nói của ng−ời tiếp nhận. Ví dụ khi tôi nói : "Tôi hứa với anh mai tôi sẽ đến." lμ tôi đã thực hiện hμnh động ở lời hứa hẹn vμ ng−ời nghe khi nghe tôi hứa nh− vậy sẽ phải đáp lại bằng lời ví dụ nh− "Vâng ! Tôi chờ anh đấy !". Ngữ dụng học quan tâm chủ yếu đến các hμnh động ở lời. III − hμnh động ở lời lμ biểu thức ngữ vi 1. Biểu thức ngữ vi Biểu thức ngữ vi lμ những công thức nói năng mμ khi nói nó ra lμ ta nhằm thực hiện một hμnh động ở lời nμo đó. Có những dấu hiệu giúp ta nhận ra hμnh động ở lời do biểu thức đó thực hiện. Các dấu hiệu đó lμ kiểu kết cấu, ngữ điệu vμ những từ ngữ chuyên dụng. Ví dụ biểu thức ngữ vi "Anh có đi Hμ Nội không ?" có kiểu kết cấu " có không ?" kèm theo ngữ điệu hỏi. Nhờ các dấu hiệu nμy ta biết biểu thức nμy thực hiện hμnh động ở lời "hỏi". Cũng nh− vậy, biểu thức ngữ vi "Anh đóng giùm cái cửa lại.", nhờ từ giùm chúng ta biết rằng ng−ời nói thực hiện hμnh động ở lời yêu cầu (ra lệnh) một hμnh động ở ng−ời nghe. Chúng ta gọi các dấu hiệu đó lμ các dấu hiệu ngữ vi. 2. Động từ ngữ vi a) Trong số những dấu hiệu ngữ vi có một số động từ đặc biệt đ−ợc gọi lμ động từ ngữ vi. Động từ ngữ vi lμ những động từ mμ khi nói nó ra, ng−ời nói thực hiện ngay tức khắc cái hμnh động ở lời do chúng biểu thị. Ví dụ, khi tôi nói : "Tôi hỏi anh điều nμy" lμ tôi đã thực hiện luôn hμnh động hỏi rồi. Có những hμnh động ở lời không thể thực hiện đ−ợc bằng con đ−ờng nμo khác ngoμi việc sử dụng ngôn ngữ, chủ yếu bằng các động từ ngữ vi. Đó lμ hμnh động ở lời hứa hẹn, với động từ ngữ vi hứa, cám ơn, cảm tạ, đa tạ; hμnh động ở lời khyên nhủ với 17
  18. động từ ngữ vi khuyên, bảo, Chúng ta không thể hứa với ai, hỏi ai, cám ơn ai, khuyên ai ngoμi việc dùng các động từ hứa, hỏi, cám ơn, khuyên kèm theo các nội dung thích hợp. b) Biểu thức ngữ vi t−ờng minh vμ biểu thức ngữ vi nguyên cấp So sánh các câu trong các cặp sau đây : − Mai tôi sẽ đến. − Tôi hứa mai tôi sẽ đến. − Anh nên tập thể dục buổi sáng. − Tôi khuyên anh nên tập thể dục buổi sáng. Mỗi cặp câu đều lμ những biểu thức ngữ vi thực hiện một hμnh động ở lời nh− nhau. Có điều ở câu thứ hai có dùng động từ ngữ vi còn câu thứ nhất thì không. Ta nói biểu thức ngữ vi có dùng động từ ngữ vi lμ biểu thức ngữ vi t−ờng minh. Biểu thức ngữ vi không có động từ ngữ vi lμ các biểu thức ngữ vi nguyên cấp (primaire). Theo cách phân biệt trên thì một lời xác nhận một sự kiện nμo đấy cũng lμ biểu thức ngữ vi t−ờng minh, nếu nói : − Tôi xác nhận anh ấy không có mặt ở đây lúc 20 giờ tối qua. vμ lμ biểu thức ngữ vi nguyên cấp nếu nói : − Anh ấy không có mặt ở đây lúc 20 giờ tối hôm qua. vì không có động từ ngữ vi xác nhận. c) Động từ ngữ vi vμ các động từ miêu tả thông th−ờng Từ tr−ớc cho đến khi Austin phát hiện ra các động từ ngữ vi, chúng ta không để ý đến sự khác nhau về chức năng giữa các động từ. Thông th−ờng các động từ có chức năng miêu tả, có nghĩa lμ có chức năng đ−a hoạt động, hμnh động ngoμi ngôn ngữ vμo ngôn ngữ vμ vμo ngôn bản. Đó lμ những động từ thuật lại một hμnh động, một hoạt động nμo đó. Ví dụ động từ đi, c−a, bμo, đục, đấm, chém, Những động từ miêu tả nμy khi nói ra, chúng ta chỉ thuật lại một hμnh động nμo đó còn chính hμnh động đó phải đ−ợc thực hiện bằng những ph−ơng tiện khác ngoμi ngôn ngữ. Ví dụ, khi ta nói "Tôi ăn cơm." thì chúng ta không "ăn". Muốn ăn chúng ta phải thực hiện những hμnh động vật lí nh− xới cơm, gắp thức ăn, vμ vμo miệng, nhai, nuốt, Nếu nh− chỉ phát âm /ăn/ đã lμ ăn rồi thì trên thế giới nμy không còn nạn đói nữa. Động từ ngữ vi khác các động từ miêu tả ở chỗ đó : khi chúng ta nói động từ ngữ vi thì ta đồng thời thực hiện luôn hμnh động đó bằng ngôn ngữ. d) Điều kiện để động từ ngữ vi thực hiện đúng chức năng ngữ vi của chúng Thực ra, không phải bao giờ động từ ngữ vi cũng đ−ợc dùng với chức năng ngữ vi. Muốn đ−ợc dùng trong chức năng ngữ vi thì : − Động từ đó phải đ−ợc dùng với ngôi thứ nhất. − Phải đ−ợc dùng trong thời hiện tại. − Không có những từ chỉ các tình thái khác nhau của động từ đó. Nếu không hội đủ các điều kiện trên thì động từ ngữ vi vẫn đ−ợc dùng nh− các động từ miêu tả thông th−ờng. Ví dụ, so sánh : − Tôi hứa tôi sẽ đến. 18
  19. − Anh đã hứa sẽ đến (mμ không đến). − Nó hứa nó sẽ đến. − Tôi đã hứa tôi sẽ đến. chỉ ở động từ hứa mới đ−ợc dùng trong chức năng ngữ vi còn ở , , nó chỉ kể lại, nhắc lại, thuật lại, miêu tả lại một hμnh động bằng lời mμ anh, hắn, tôi đã thực hiện trong quá khứ. Cũng nh− vậy, một biểu thức ngữ vi có thể có hiệu lực ở lời ngữ vi mμ cũng có thể lμ một biểu thức miêu tả thông th−ờng. Ví dụ, mẹ bảo con : − Mẹ bảo con đi học đi. lμ một biểu thức ngữ vi vì khi mẹ (ngôi thứ nhất) nói bảo lμ đã thực hiện đồng thời hμnh động bảo rồi. Nh−ng nếu mẹ lμ ngôi thứ hai (một ng−ời ngoμi cuộc nμo đó quan sát vμ kể lại) thì câu nμy không phải lμ biểu thức ngữ vi nữa. Cũng nh− vậy, nếu mẹ vẫn lμ ngôi thứ nhất nh−ng thêm vμo các từ ngữ tình thái nh− đã, bao nhiêu lần rồi, thμnh câu : − Mẹ đã bảo con (bao nhiêu lần rồi) học đi (thế mμ con cứ chơi). thì nó lμ một biểu thức miêu tả thông th−ờng, mất chức năng ngữ vi bảo đi rồi. Trong tiếng Việt có những động từ đ−ợc xem lμ đồng nghĩa nh−ng rất khác nhau xét về chức năng ngữ vi. Ví dụ : − Động từ mời, xin vừa đ−ợc dùng nh− động từ ngữ vi vừa đ−ợc dùng nh− động từ miêu tả thông th−ờng. Động từ mời mọc, xin xỏ, chỉ đ−ợc dùng trong chức năng miêu tả, không thể dùng trong chức năng ngữ vi (không ai nói "Tôi mời mọc ông vμo nhμ.", "Tôi xin xỏ anh giúp tôi một việc."). Cặp động từ hứa vμ hứa hẹn cũng khác nhau nh− vậy. − Động từ cảm ơn vừa có thể dùng trong chức năng ngữ vi, vừa có thể đ−ợc dùng trong chức năng miêu tả. Trái lại động từ đa tạ, cảm tạ chỉ dùng trong chức năng ngữ vi. Không khi nμo chúng ta dùng chúng trong chức năng miêu tả. IV − Điều kiện sử dụng các hμnh động ở lời Con ng−ời khi muốn thực hiện một hμnh động nμo đấy, không phải cứ muốn lμ lμm đ−ợc. Phải hội đủ những điều kiện thích hợp thì mới thực hiện đ−ợc một hμnh động nhất định. Ví dụ, muốn đóng một cái đinh, ít nhất phải có đinh, có búa (hay một vật có trọng l−ợng đủ rắn vμ cầm đ−ợc trên tay), phải có đủ sức, có thì giờ. Vì lμ hμnh động cho nên các hμnh động ở lời cũng phải có những điều sử dụng riêng phù hợp với từng kiểu hμnh động một. Ví dụ không ai lại thực hiện một hμnh động hứa hẹn nh− sau : − Tôi hứa lμ mặt trời sẽ lặn hôm nay. bởi vì ng−ời ta chỉ hứa thực hiện những việc lμm trong t−ơng lai nằm trong khả năng thực hiện của mình. Nh− đã nói, mỗi hμnh động ở lời nh− kể, khẳng định, bác bỏ, từ chối, hỏi, ra lệnh, khuyên, hứa, dặn dò, nhắc nhở, tuyên ngôn, bảo đảm, đánh cuộc, cảm thán, xác nhận, có điều kiện sử dụng riêng. D−ới đây chỉ lấy điều kiện sử dụng của hμnh động ở lời hứa hẹn để minh hoạ. Các điều kiện sử dụng của hμnh động nμy lμ : a) Phải có một câu nói ra để trình bμy một hμnh động trong t−ơng lai của ng−ời nói. b) Ng−ời nói phải có khả năng thực hiện hμnh động nêu ra ở trên. 19
  20. c) Ng−ời đ−ợc hứa (ng−ời nghe) mong muốn hμnh động đó đ−ợc thực hiện hơn lμ mong muốn nó không đ−ợc thực hiện. d) Ng−ời nói chân thμnh muốn thực hiện hμnh động đó. e) Nếu không nói ra thì ch−a chắc ng−ời nói đã thực hiện hμnh động mình đã hứa. g) Ng−ời nói, ng−ời nghe phải có đủ năng lực nói vμ nghe − hiểu lời nói. Nếu những điều kiện trên không đầy đủ mμ ng−ời nói vẫn cứ hứa thì hoặc giả lμ anh ta khoác lác, giả dối, hoặc anh ta muốn thông qua hμnh động hứa mμ thực hiện hμnh động ở lời khác. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề nμy khi nói về các hμnh động ở lời gián tiếp, hμnh động ở lời phái sinh. V − Hiệu lực ở lời (lực ở lời) của các câu (các phát ngôn) ở trên chúng ta đã biết ngôn bản có hai thμnh phần : nội dung miêu tả vμ nội dung liên cá nhân. Một trong những nhân tố tạo hợp thμnh nội dung liên cá nhân lμ hiệu lực ở lời do các hμnh vi ở lời tạo ra các ngôn bản (các câu, các phát ngôn) đó quyết định. Ví dụ : chúng ta có nội dung miêu tả (nội dung mệnh đề, lõi mệnh đề) sau đây : − Thắng hút thuốc lá. Nếu lõi mệnh đề đó lần l−ợt đ−ợc phát ngôn với các hμnh động ở lời hỏi, kể, cảm thán, khuyên, bác bỏ, ra lệnh, thì ta có các câu khác nhau với những hiệu lực ở lời khác nhau nh− : (hỏi) Thắng hút thuốc lá. (kể) Thắng hút thuốc lá. (cảm thán) Thắng hút thuốc lá. (khuyên) Thắng hút thuốc lá. (bác bỏ) Thắng hút thuốc lá. (ra lệnh) Thắng hút thuốc lá. với các dạng cụ thể nh− sau : − Có phải Thắng hút thuốc lá không ? − Thắng hút thuốc lá (đấy). − Trời ơi, Thắng hút thuốc lá. − Không nên hút thuốc lá, Thắng ! − Thắng có hút thuốc lá đâu ! − Đừng hút thuốc lá nữa, Thắng ! − Mời Thắng hút thuốc. Mỗi câu nói đ−ợc phát ngôn ra với một hμnh động ở lời nhất định nh− trên đòi hỏi vai nghe phải có một câu đáp lại với một hμnh động ở lời t−ơng ứng, dù miễn c−ỡng đi nữa cũng đáp lại, nếu không sẽ tỏ ra lμ ng−ời không biết giao tiếp. Ví dụ, khi nghe câu : − Có phải Thắng hút thuốc lá không ? vai nghe (có thể lμ Thắng, có thể không phải lμ Thắng) thế nμo cũng phải trả lời dù trả lời lμ "không biết, không rõ". 20
  21. Khi nghe lời mời : − Mời Thắng hút thuốc lá. nhất định vai nghe (lμ Thắng) phải đáp lại bằng lời nh− "Vâng ạ, cám ơn bác." hoặc "Vâng, bác cho cháu xin." hoặc "Dạ, bác để mặc cháu." hoặc từ chối nh− "Cháu cám ơn bác, nh−ng cháu không biết hút.", Dĩ nhiên, có tr−ờng hợp vai nghe cố tình không đáp, cố tình vi phạm phép lịch sự trong giao tiếp, nh−ng đó lμ sự vi phạm có ý nghĩa mμ chúng ta sẽ biết sau khi nói về nghĩa t−ờng minh vμ nghĩa hμm ẩn. Tác động hầu nh− buộc vai nghe phải hồi đáp lại đối với một hμnh động ở lời ở câu nói ra đ−ợc gọi lμ hiệu lực ở lời, gọi tắt lμ lực ở lời. Nh− vậy, nghĩa thực sự của một câu, một phát ngôn lμ sự tổ hợp giữa lực ở lời với lõi miêu tả (lõi mệnh đề). Điều nμy ngữ pháp tiền dụng học ch−a phát hiện ra. VI − phân loại các hμnh vi ở lời Có rất nhiều hμnh động ở lời, tuy nhiên giữa chúng vẫn có những hiệu lực chung. Vì thế có thể quy chúng về một số nhóm hμnh động ở lời nhất định. D−ới đây lμ bảng phân loại của nhμ triết học Anh − Searle : 1. Cam kết Cam kết lμ hμnh động ở lời rμng buộc vai nói vμo trách nhiệm thực hiện một hμnh động nμo đó trong t−ơng lai. Đó lμ các hμnh động nh− hứa, bảo đảm, đe doạ. 2. Tuyên bố Tuyên bố lμ hμnh động ở lời mμ khi nói ra thì thay dổi trạng thái của sự việc trong thực tế khách quan, nh− buộc tội, tuyên án, tuyên ngôn, đánh giá, phê bình, chấp thuận, 3. Biểu cảm Biểu cảm lμ hμnh động ở lời nhờ đó mμ vai nói trực tiếp bμy tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với ng−ời, sự vật, sự việc nμo đó. Những hμnh động xin lỗi, cám ơn, tặng, kêu ca, phμn nμn, trách cứ, vμ những lời cảm thán các kiểu đều thuộc nhóm nμy . 4. Điều khiển Điều khiển lμ những hμnh động ở lời h−ớng vai nghe thực hiện một hμnh động nμo đó, nh− : ra lệnh, mời, xin, chỉ huy, đặt hμng, gợi ý, 5. Xác tín (còn gọi lμ miêu tả, trần thuật) Xác tín lμ hμnh động ở lời miêu tả, thuật lại một trạng thái, sự kiện nμo đó trong thực tế. Đó lμ những hμnh động nh− trần thuật, kể, miêu tả, báo cáo, khẳng định. Các hμnh động ở lời nμy cung cấp cho vai nghe chủ yếu nội dung miêu tả hay lõi mệnh đề của câu kèm theo trách nhiệm về tính chân lí của nội dung mμ mình đ−a ra. VII − hμnh động ở lời vμ hội thoại Ngữ dụng học hiện nay đã chuyển sang lĩnh vực hội thoại. lí thuyết hội thoại đã ra đời, còn đ−ợc gọi lμ lí thuyết t−ơng tác bằng lời. Ngữ dụng học ,do sự xuất hiện lí thuyết hội thoại đ−ợc chia thμnh hai thời kì. Ngữ dụng học tiền hội thoại vμ ngữ dụng học hội thoại. Các hμnh 21
  22. động ở lời nh− vừa trình bμy ở trên thuộc thời kì tiền hội thoại. Có thể gọi đó lμ lí thuyết hμnh động ở lời tiền hội thoại. ở thời kì nμy, các hμnh động ở lời đ−ợc nghiên cứu một chiều, từ vai nói phát ra mμ không đ−ợc đặt trong khuôn khổ của một cuộc hội thoại, do đó ch−a phát hiện đ−ợc đầy đủ hiệu lực ở lời của chúng, cũng nh− vị trí, chức năng của chúng trong hội thoại. Mặt khác, có nhiều hμnh động ở lời chỉ xuất hiện trong hội thoại nh− : giảng giải, chú thích, lặp lại, nhấn mạnh, viện dẫn, ch−a đ−ợc nghiên cứu. Cần phải hội thoại hoá các hμnh động ở lời thì mới v−ợt hẳn khỏi ph−ơng pháp nghiên cứu độc lập với ngữ cảnh mμ chúng ta đã nói ở trên, trong phần Mở đầu. VIII − hμnh động ở lời gián tiếp Các hμnh động ngôn ngữ trình bμy trên đây đ−ợc dùng trong hiệu lực ở lời đích thực của chúng, có nghĩa lμ mỗi hμnh động ở lời phát ra nhằm cái đích vốn có của nó, phù hợp với các điều kiện sử dụng bình th−ờng của nó. Ví dụ, khi đ−a ra một câu hỏi, ng−ời hỏi tự mình có điều ch−a rõ, bằng câu hỏi, anh ta mong muốn đ−ợc cung cấp một hiểu biết giải đáp điều anh ta ch−a rõ. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, có khi chúng ta không cần biết hoặc biết rõ rồi nh−ng ta vẫn hỏi. Ví dụ khi chúng ta gặp một ng−ời bạn lμ giáo viên ra khỏi nhμ vμo giờ lên lớp, trong tay anh ta cầm cặp. Ta biết rõ rằng anh ta lên lớp. Thế nh−ng ta vẫn hỏi : − Đi dạy đấy μ ? Hμnh vi ở lời hỏi lúc nμy không nhằm đích đ−ợc giải đáp một điều ch−a biết nμo cả vì điều đó chúng ta đã biết rồi. Thế mμ chúng ta vẫn hỏi. Hμnh động ở lời hỏi lúc nμy thay cho hμnh động ở lời chμo. Chúng ta nói hμnh động ở lời hỏi lúc nμy đ−ợc dùng theo lối gián tiếp. Hμnh động ở lời gián tiếp lμ hμnh động vốn có hiệu lực ở lời nμy đ−ợc dùng thay cho một hμnh động ở lời khác, nhằm đạt hiệu lực ở lời của hμnh động ở lời ấy. Hμnh động hỏi có thể có hiệu lực ở lời yêu cầu (điều khiển) nh− khi chúng ta hỏi : − Anh có thể chuyển giúp hộ tôi lá th− nμy đ−ợc không ? có khi lμ một lời đe doạ : − Mμy có muốn biết thế nμo lμ lễ độ không ? có khi lμ một lời khẳng định : − Mμy không đánh vỡ thì còn ai vμo đây ? Cũng t−ơng tự nh− vậy, hμnh động xác tín có thể lμ một mệnh lệnh : − N−ớc trong bể hết rồi. (có nghĩa lμ : đi gánh n−ớc đi) có khi lμ một sự mong muốn : − Chị Liên vừa mua đ−ợc sợi dây chuyền rất đẹp. (Em cũng muốn có sợi dây chuyền nh− vậy.) có khi lμ một lời cảnh cáo : − Cô giáo ở trong nhμ đấy. , Chúng ta sẽ trở lại với các hμnh vi gián tiếp khi nói đến nghĩa t−ờng minh vμ hμm ẩn. 22