Giáo trình Giới thiệu nghề công tác xã hội (Bản đẹp)

pdf 58 trang huongle 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giới thiệu nghề công tác xã hội (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_gioi_thieu_nghe_cong_tac_xa_hoi_ban_dep.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giới thiệu nghề công tác xã hội (Bản đẹp)

  1. TrTrung tâm NgTruTrihiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Dự án “NângTrung cao tâm năng Nghiên lực cho cứu Nhân - Tư vivấnên CTXHXã hội C &ơ PTCĐsở ở TP.HCM” Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” NĂNG ĐỘNG NHÓM GIỚI THIỆU NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
  2. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 2 I. Khái quát nghề Công tác xã hội 2 1. Các khái niệm về Công tác xã hội 2 2. CTXH như là ngành khoa học 3 II. Lịch sử hình thành nghề CTXH 4 1. Quá trình hình thành CTXH như một khoa học 4 2. Sự hình thành ngành CTXH ở Việt Nam 7 3. Những thách thức và cơ hội của nghề CTXH tại Việt Nam . 7 Bài 2: MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI . 11 I. Mục đích của CTXH 11 1. Mục đích của CTXH . 11 2. Mục tiêu của CTXH 12 3. Các nhiệm vụ của CTXH 13 II. Chức năng của CTXH 13 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 1
  3. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI III. Những vai trò khác nhau của CTXH 15 IV. Thực hành CTXH . 16 1. Khái niệm thực hành CTXH . 16 2. Các mô hình can thiệp của CTXH thực hành 17 3. Các yêu cầu đối với NVXH 19 Bài 3: TRIẾT LÝ, GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ CTXH . 20 I. Nền tảng triết lý của CTXH 20 1. Các quan điển cơ bản trong CTXH 20 2. Các quy điều đạo đức trong CTXH 21 II. Các giá trị của CTXH . 22 1. Khái niệm các giá trị 22 2. Những vấn đề khó xử về giá trị . 23 3. Các hướng dẫn trong việc giải quyết những vấn đề khó xử 23 III. Các nguyên tắc của CTXH 24 Bài 4: CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 28 I. Các lĩnh vực hoạt động trong CTXH 28 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 2
  4. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI II. Các dịch vụ xã hội . 34 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 3
  5. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI I. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (CTXH) CTXH được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng Tuy nhiên, ở Việt Nam CTXH thường còn một số người nghĩ như là một việc làm từ thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như công tác từ thiện, cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dưới đây là một số định nghĩa về CTXH: 1. Các khái niệm CTXH - Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004)  Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình. - Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW)  CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ, để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).  CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: )1. 1 Charles H, Zastrow, CTXH thực hành,Cole Publishing Company, 1999. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4
  6. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada tháng 7/2000:  CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, hướng tới sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. CTXH vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, nhằm vào vô số các tương tác phức hợp giữa con người và các môi trường của họ. Sứ mạng của CTXH là tạo năng lực giúp người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của họ và ngăn ngừa các trục trặc. CTXH chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải quyết các vấn đề và sự thay đổi. Do đó, nhân viên CTXH (hay được gọi là NVXH-NVCTXH) là những tác nhân đổi mới trong xã hội, trong đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà họ phục vụ. CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. 2. CTXH như là ngành khoa học CTXH phát triển như là một chuyên ngành khoa học ứng dụng, cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn bao gồm: các giá trị, nguyên tắc, và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những thành phần yếu kém trong xã hội có được các dịch vụ xã hội mong muốn, và các liệu pháp tâm lý cho cá nhân, gia đình, và nhóm có vấn đề, hỗ trợ cộng đồng cải thiện các dịch vụ y tế và xã hội. Mô hình CTXH chuyên ngành: THÚC ĐẨY Chức năng XÃ HỘI CTXH - Công cụ SỰ THAY ĐỔI - Kỹ thuật Qui điều CÓ KẾ HOẠCH - Kỹ năng đạo đức Nhân viên Kiến thức TRIẾT CTXH cơ bản TIẾN TRÌNH LÝ An sinh XH GIÚP ĐỠ Dự án “Nâng cao năng lựcCTX cho NVCTXHH cơ sDởịch ở Tp.HCM”vụ xã hội - tháng 7/2012 Trang 5 Phát triển XH
  7. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Các yếu tố CTXH Nguyên tắc Giá trị Đánh giá CTXH CTXH Kết thúc Kế hoạch Lượng giá Thực hiện Phân biệt CTXH với công tác từ thiện Nội dung Hoạt động từ thiện CTXHchuyên nghiệp so sánh - Xuất phát từ thiện tâm, thiện - Xuất phát từ thiện tâm, chí và nhân đạo mà giải quyết thiện chí và nhân đạo mà vấn đề khó khăn của đối giải quyết vấn đề khó khăn 1. Mục đích tượng. của đối tượng. - Nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lí - Xem đối tượng và lợi ích cá nhân (làm phước, để đức, của họ là mối quan tâm duy khẳng định vị trí xã hội, ) nhất. - Vận động sự đóng góp của - Giúp đối tượng “có vấn đề” 2. Phương người khác rồi phân phối vật phát huy tiềm năng của pháp chất quyên góp được hay hàng mình để tự giải quyết vấn Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 6
  8. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Nội dung Hoạt động từ thiện CTXHchuyên nghiệp so sánh hóa viện trợ đến đối tượng đề của chính họ và đóng hưởng lợi. góp cho xã hội. - Giải quyết vấn đề có tính - Giải quyết vấn đề cấp bách lâu dài, toàn diện và tận như cứu trợ thiên tai, hỏa gốc. hoạn - Phương pháp khoa học xã - Mang hình thức xin - cho, ban hội dựa trên kiến thức và kỹ phát. năng chuyên môn để giúp cho đối tượng “tự giúp” và “tự cứu” mình. - Lỏng lẻo, nhất thời, hoặc - Là mối quan hệ nghề không có mối quan hệ nào nghiệp chặt chẽ, mật thiết - Từ trên xuống với thái độ ban - Bình đẳng, tôn trọng lẫn 3. Mối ơn nhau quan hệ giữa người - Chủ động, quyết định, áp đặt, - Tìm hiểu nhu cầu, tôn trọng giúp đỡ và làm thay quyền tự quyết và phát huy được giúp - Thụ động. tiềm năng của đối tượng, đỡ gây ý thức và “làm với” đối tượng - Chủ động tham gia giải quyết vấn đề của chính mình. - Vấn đề khó khăn thực sự chỉ - Vấn đề khó khăn thực sự được giải quyết tạm thời, được giải quyết. Đối tượng 4. Kết quả không triệt để. Đối tượng có được giúp đỡ khắc phục thể trông chờ, đòi hỏi hoặc ỷ khó khăn và tự lực vươn Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 7
  9. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Nội dung Hoạt động từ thiện CTXHchuyên nghiệp so sánh lại. lên. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGHỀ CTXH 1. Quá trình hình thành CTXH như một khoa học - Năm 1800, Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) và các cơ quan tư nhân cùng tham gia để (1) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các cá nhân và gia đình - đây là tiền thân của CTXH cá nhân - một cách tiếp cận của CTXH; (2) lập kế hoạch và phối hợp những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân để đáp ứng các vấn đề xã hội tại cộng đồng - Đây là tiền thân của tổ chức cộng đồng và cách tiếp cận lập kế hoạch xã hội.  Đồng thời với phong trào COS thành lập nhà ở định cư vào cuối những năm 1800. Nhà ở định cư được sử dụng nhằm thay đổi kỹ thuật được gọi là nhóm hành động xã hội, hoạt động xã hội, và tổ chức cộng đồng.  Những NVCTXH đầu tiên được trả lương là thư ký điều hành của tổ chức từ thiện xã hội vào cuối những năm 1800. Vào thời điểm đó COS nhận được một số hợp đồng từ các thành phố, trong đó họ được yêu cầu quản lý quỹ cứu trợ. Sau đó, họ thuê những người thư ký điều hành tổ chức và đào tạo các "người viếng thăm thân thiện" và thiết lập các chế độ sổ sách kế toán để giải trình các khoản tiền nhận được.  Đào tạo CTXH thực sự bắt đầu từ năm 1898 khi Tổ chức Từ thiện đưa ra một khóa đào tạo mùa hè cho người làm công tác từ thiện. - Năm 1900, Gốc rễ của CTXH có thể được tìm thấy qua những trợ giúp định cư và các hoạt động tổ chức từ thiện.  Năm 1917, Mary Richmond xuất bản cuốn Chẩn đoán Xã hội, lần đầu tiên một cuốn sách mô tả lý thuyết và các phương pháp của công tác xã hội. Cuốn sách tập trung vào làm thế nào để NVCTXH can thiệp giúp đỡ cá nhân. Quy trình bao gồm: thu thập thông tin, chẩn đoán kế Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 8
  10. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI hoạch giải quyết (những gì cần làm để trợ giúp thân chủ). Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng bởi nó đưa ra cách thức trợ giúp cá nhân/trường hợp. - Vào cuối Chiến tranh Thế giới I, CTXH bắt đầu được xem như là một nghề nghiệp riêng biệt.  Thành lập Hiệp hội Mỹ các NVCTXH Y khoa (1918)  Thành lập Hiệp hội các Trường học Đào tạo cho CTXH sau này trở thành Hiệp hội trường học và CTXH (AASSW)  Thành lập Hiệp hội Quốc gia CTXH (1919)  Thành lập Hiệp hội Mỹ các NVCTXH (1920)  Thành lập Hiệp hội NVCTXH Mỹ (1926)  AASSW phát triển các yêu cầu về giáo dục để đảm bảo các tiêu chuẩn trong đào tạo. - Cuộc Đại suy thoái mở ra nhiều con đường cho các NVCTXH trong khối nhà nước (1929)  Cuộc suy thoái những năm 1930 và việc ban hành bộ luật An ninh Xã hội năm 1935 đã mang lại sự phát triển các dịch vụ xã hội công và cơ hội nghề nghiệp cho các nhân viên xã hội (NVXH).  Thành lập Hiệp hội của Nhóm NVXH(1936) Mỹ và các nhóm khác  Thừa nhận NASSA như là một cơ quan cung cấp chương trình cử nhân (1943)  Thành lập Hội đồng Quốc gia về Giáo dục NVCTXH (NCSWE) để phối hợp với các hoạt động của ASSW và NASSA (1946)  Thành lập Hiệp hội của tổ chức Cộng đồng và Nghiên cứu (1946)  Thành lập Nhóm Nghiên cứu NVCTXH(1949)  Thành lập Hội đồng CTXH (CSWE) sát nhập AASSWW và NASSA (1952)  Soạn thảo ra Văn bản Chính sách CSWE đầu tiên (1952) Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 9
  11. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Thành lập Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW) (1955). Mục đích của hiệp hội này là nâng cao điều kiện sống của xã hội và nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động xã hội.  Thành lập Hiệp hội Quốc gia NVCTXH Tây Ban Nha (1955)  Xuất bản cuốn sách Nghề CTXH đầu tiên (1956)  NASW chấp nhận Bộ luật Dân tộc thiểu số (1960)  Chiến tranh chống lại nạn đói tập trung chú ý vào những thay đổi xã hội (những năm1960)  CSWE phát triển các tiêu chí cho chương trình BSW (1962)  Thành lập Hiệp hội quốc gia NVCTXH da đen (NABSW) (1968)  Thành lập Hiệp hội các NVCTXH Puetto Rico (NAPRSSW) (1968)  Thành lập hiệp hội NVCTXH Ấn độ gốc Mỹ (1969)  Thành lập tổ chức NVCTXH Hoa Kỳ (1969)  CSWE với chương trình BSW (1974)  NASW thành lập Hoạt động Chính trị cho cuộc bình bầu Đại biểu (PACE) (1976)  Hợp nhất Hiệp hội Hoa Kỳ của các Ủy ban NVCTXH (AASSWB) nhằm thống nhất chứng chỉ, văn bằng, các quy trình cấp (1979)  Thành lập Tổ chức các Nhóm NVCTXH Tiến bộ (AASWG) (1982)  CSWE tuyên bố thành lập nền tảng phổ biến chung cho cả hai chương trình BSW và MSW (1984)  NASW xây dựng Trung tâm Chính sách và Hành động xã hội nhằm tuyên truyền các thông tin về chính sách phúc lợi xã hội (1987)  Thành lập của trường đào tạo Chứng chỉ tú tài cho các NVCTXH (ACBSW) (1991)  NASW chấp thuận việc chỉnh sửa Bộ luật dân tộc Thiểu số (1996). - NVCTXH của Hoa Kỳ kỷ niệm hơn 100 năm lao động xã hội. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 10
  12. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Sự phát triển phúc lợi xã hội và CTXH có thể được nguồn gốc từ những thay đổi xảy ra trong một xã hội cụ thể tại một đất nước giàu mạnh cùng với những tác động xảy ra trong mối quan hệ quốc tế của đất nước đó đối với các nước khác. - CTXH với vai trò là một nghề gần đây. Đào tạo chính thức CTXH lần đầu tiên được đưa ra trong trường đại học từ đầu những năm 1900, và NVXH được sử dụng là vào khoảng năm 1900. - Năm 1901 trường CTXH chính quy đầu tiên được thành lập ở New York (Mỹ) với thời gian học 8 tháng. Sau đó, có các trường khác ở Philadelphia, Boston, Chicago. - Ở Châu Á, Ấn Độ là nước đầu tiên du nhập ngành CTXH khoa học, với việc thành lập trường CTXH Bombay, năm 1939. - Trung Quốc cũng đã tiếp cận ngành CTXH khoa học từ tháng 4 năm 1950. - CTXH được công nhận là một nghề ở Vương quốc Anh, Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, và nhiều nước khác. Người ta ngày càng công nhận rằng người dân ở mọi quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau. Những khó khăn và vấn đề xảy ra ở quốc gia này có thể sẽ ảnh hưởng đến các nước khác. Tại một số các trường cao đẳng và đại học ở nhiều quốc gia có xuất hiện xu hướng "quốc tế hóa" các chương trình giảng dạy. Học sinh, sinh viên cần có hiểu biết và đánh giá cao về tính đa dạng mang tầm quốc tế. Người dân của tất cả các quốc gia đều đang gặp các vấn đề về xã hội như nghèo đói, bệnh tâm thần, tội phạm, ly dị, bạo lực gia đình, HIV/AIDS,.v.v. Một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi có các nỗ lực phối hợp mang tính quốc tế. NVXH trong tương lai sẽ ngày càng cần thiết và các quan điểm quốc tế trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội cần được chú ý (Zastrow, 1996: 61-62). 2. Sự hình thành ngành CTXH ở Việt Nam - Sự phát triển của CTXH như một ngành chuyên môn là một quá trình tự phát, vì cơ quan chính quyền có liên quan là ngành Lao động Thương binh Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11
  13. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Xã hội lúc đầu không có khái niệm nào về An sinh Xã hội (ASXH), và CTXH như những ngành khoa học. Nó xuất phát từ nhu cầu bức bách của xã hội với những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó là sự hiện diện của nhóm NVCTXH sẵn sàng đáp ứng. - Năm 1949, với sự giúp đỡ của Hội Hồng Thập Tự và Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn, trường Cán sự xã hội Caritas được thành lập do các nữ tu dòng Vinh Sơn thành lập, thời gian học 3 năm. - Năm 1968, Trường CTXH Quốc gia, thuộc Bộ Xã hội (cũ) được thành lập với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc (UNICEF và UNDP), chương trình học 2 năm cho chức danh Cán sự xã hội và cấp Kiểm sự xã hội và 1 năm cho phó kiểm sự xã hội. Bên cạnh đó là một số tổ chức như các tổ chức tôn giáo, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số cở ban ngành như UBDSGĐ và TE, Hội chữ thập đỏ gửi người đi học các khóa cán sự xã hội ngắn hạn và các khóa tập huấn về công tác Phát triển cộng đồng. - Năm 1975, cả hai trường đều giải thể. Song vẫn còn một nhóm các nhà khoa học tâm huyết đã cố gắng duy trì ngành học này tại một vài cơ sở đào tạo ở TP.HCM. - Đến năm đến năm 1992, bộ môn CTXH mới được thành lập trở lại tại Khoa Phụ nữ học thuộc trường Đại học Mở - Bán Công TP.HCM, với hệ cử nhân và cao đẳng. Thành phần giảng viên từ các anh chị NVCTXH từ trường CTXH và Caritas. CTXH được giảng dạy với đầy đủ các tiết về lý thuyết và thực hành để sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành một NVCTXH chuyên nghiệp. Các tổ chức tôn giáo, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số cơ sở ban ngành như Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Hội chữ thập đỏ gửi người đi học các khóa cán sự xã hội ngắn hạn và các khóa tập huấn về công tác Phát triển cộng đồng. - Tháng 10 năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã ngành với chương trình khung đào tạo cử nhân ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng tạo bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của nghề CTXH ở Việt Nam. Đến nay đã có 38 trường ĐH, cao đẳng đào tạo ngành CTXH. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12
  14. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Đặc biệt, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về việc phê duyệt Đề án phát triễn ngành CTXH giai đoạn 2010 - 2020. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Ngày 15/7/2011 Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 2514/QĐ- BYT về Đề án Phát triển nghề CTXH trong ngành Y giai đoạn 2011 - 2020. Đề án này nhằm cụ thể Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn của lĩnh vực y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sự dụng các dịch vị y tế. 3. Những thách thức và cơ hội của nghề CTXH tại Việt Nam - Những bước tiến đột phá:  Tháng 10/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê chuẩn mã ngành học CTXH.  Tháng 3/2010: Thủ tưởng phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH  Tháng 8/2010: Ban hành mã ngạch CTXH cùng với chức danh tiêu chuẩn  Hội CTXH ở Việt Nam được thành lập và ra mắt vào 23/6/2011 Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành CTXH đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong thời gian tới.Về cơ hội thì các tổ chức xã hội quốc tế sẽ tăng cường đầu tư vào VN thông qua các dự án phát triển và sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành CTXH, nhà nước quan tâm nhiều hơn về ngành này nhất là chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực trong các hoạt động của các đoàn thể xã hội và của ngành Lao động - Thương Binh Xã hội. Hợp tác quốc tế sẽ mở rộng hơn trong nghiên cứu và đào tạo. Một hội đoàn chuyên nghiệp sẽ hình thành để bảo vệ quyền lợi và tăng cường chuyên môn cho các thành viên của mình. - Cơ hội Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13
  15. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các phương hướng phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ, CTXH nói chung và ngành CTXH nói riêng ngày càng được chú trọng. Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung chương trình quốc gia đào tạo CTXH bậc đại học và cao đẳng và giúp các trường đại học, cao đẳng làm cơ sở thiết kế chương trình đào tạo và cấp mã ngành cho ngành CTXH.  Tiếp theo sự phê duyệt của Chính phủ về đề án phát triển nghề CTXH là phê duyệt mã nghề CTXH vào ngày 25/8/2010 theo Thông tư số 08/2010/TT-BNV, các chức danh CTXH viên chính (mã số 24191), CTXH viên (mã số 24292), và NVXH (mã số 24293) nghề còn rất mới lạ trong xã hội.  Vấn đề đào tạo CTXH đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức quốc tế, các trường đào tạo CTXH trên thế giới. - Thách thức Những người tâm huyết với sự phát triển ngành CTXH ở Việt Nam vui mừng trước những bước tiến trong thời gian qua, tuy nhiên chúng ta cũng đang đối mặt với nhiều thách thức hiện hữu lẫn tiềm ẩn.  Nhu cầu nghề CTXH tại Việt Nam: Thực tế hiện nay chúng ta có khoảng 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên 81% chưa qua đào tạo, chưa được học những kỹ năng cần thiết về CTXH. Tính đến thời điểm năm 2009, toàn quốc mới có khoảng 1.500 sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành CTXH. Do chương trình đào tạo CTXH trong các trường đại học, cao đẳng mới được biên soạn, đội ngũ giảng viên tiếp cận môn khoa học mới này chưa lâu, còn thiếu nhiều kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tiễn nên chất lượng của chính số sinh viên được đào tạo chính quy trên cũng không được bảo đảm tốt.  Sự thừa nhận của xã hội đối với nghề công tác xã hội: CTXH chuyên nghiệp chưa có được sự thừa nhận rộng rãi của xã hội từ người dân cho đến phần lớn cán bộ nhà nước trong bộ máy quản lý từ trung Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14
  16. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI ương đến cơ sở. Ngay trong ngành lao động thương binh và xã hội vẫn còn nhiều người chưa từng nghe đến CTXH chuyên nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu vì trong các ngành nghề hiện hữu chưa có nghề làm CTXH chuyên nghiệp. Vả lại theo suy nghĩ của xã hội từ trước đến nay cho rằng làm CTXH là làm những việc công ích hoặc làm từ thiện cứu trợ. Vì vậy, có người đồng hóa CTXH là từ thiện. Từ đó, xã hội cho rằng ai cũng có thể làm CTXH được. Nhận thức này là phổ biến trong đội ngũ những người xem CTXH là việc làm thêm khi nghỉ hưu, hay công tác đoàn thể ở khu phố  Sự nở rộ của việc mở ngành đào tạo CTXH ở các trường đại học cao đẳng: Trước sự lớn mạnh của ngành CTXH ai cũng mừng nhưng đồng thời lại lo âu về nhiều mặt về hiện tượng phát triển không cân đối này. Ai cũng thấy được những thách thức trong quá trình đào tạo CTXH phải đối mặt như về sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; về thực tập và cơ sở thực tập.  Công tác thực tập CTXH cho sinh viên: Thực tập là một phần không thể thiếu trong công tác đào tạo công tác xã hội. Hiện nay, các trường đang đứng trước những khó khăn về cơ sở thực tập, về đội ngũ kiểm huấn viên, về tài liệu hướng dẫn thực tập. Chúng ta đang thiếu các cơ sở xã hội sẵn sàng tiếp nhận sinh viên đến thực tập do nhiều nguyên nhân như cơ sở chưa chuẩn bị, cơ sở không hiểu mục đích thực tập CTXH là gì, cơ sở không có người chuyên môn CTXH để hướng dẫn sinh viên; và có cơ sở ngại nhận sinh viên đến vì sợ bận rộn Bản thân kiểm huấn viên có người chưa được tập huấn công tác kiểm huấn. Có nơi lấy cán bộ tại cơ sở làm kiểm huấn viên trong khi họ không phải NVXH chuyên nghiệp.  Đầu vào của sinh viên CTXH: Một mâu thuẫn trong tình hình đào tạo hiện nay là giữa số lượng đầu vào và chất lượng đầu ra của sinh viên ngành CTXH. Trường nào cũng mong muốn tuyển sinh nhiều, trong khi năng lực đào tạo không đáp ứng. Đó cũng là thách thức và nguy cơ của giáo dục đào tạo CTXH ở Việt Nam. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
  17. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Nhận thức của xã hội đối với nghề CTXH đã tạo ra không ít khó khăn, do đó cần có lộ trình nâng cao nhận thức của người dân và đồng thời cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn cho NVCTXH để nghề CTXH được chuyên môn hóa và phát triển bền vững. - Vai trò của tổ chức phi chính phủ quốc tế trong phát triển nghề CTXHtại Việt Nam Các tổ chức phi chính phủ Quốc tế (INGOs) góp phần thúc đẩy và phát triển ngành CTXH - mở nhiều dự án phát triển, kéo theo nhiều chuyên gia tư vấn về phương pháp và kỹ năng CTXH. Nhiều mô hình ứng dụng CTXH thành công tạo tiền đề cho thực hành CTXH chuyên nghiệp.  Vai trò của các tổ chức này rất nổi trội trong hoạt động giảm nghèo, phát triển cộng đồng, trợ giúp nhân đạo, cung cấp dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ công và dịch vụ xã hội cơ bản, không vì mục tiêu lợi nhuận. Những năm vừa qua các tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động tại Việt nam liên tục tăng và hoạt động rất tích cực, đem lại hiệu quả tích cực.  Số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam tăng từ 560 tổ chức năm 2004, tăng lên 750 tổ chức năm 2009. Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên cũng rất đa dạng và không phải tổ chức nào cũng có lĩnh vực hoạt động trong ngành CTXH như: bảo vệ và chăm sóc trẻ em; y tế, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, người nhiễm HIV; giới; xóa đói giảm nghèo và Phát triển cộng đồng Tóm tắt ý chính - CTXH là một ngành nghề ứng dụng thực hành và mang tính khoa học nhằm thúc đẩy sự thay đổi xã hội qua việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở những nhóm người dễ bị tổn thương. - CTXH đã được hình thành ở Việt Nam từ trước 1975 và sau đó năm 1992 CTXH được khôi phục và phát triển ngày càng chính thống bởi sự cho phép đào tạo (có mã ngành) và sự phát triển Đề án 32 (có mã nghề) là những nỗ lực Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
  18. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI không ngừng của Đảng và Nhà nước. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
  19. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Bài 2: MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI I. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Mục đích của công tác xã hội - Theo các định nghĩa, mục đích của CTXH là giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn có khả năng phục hồi các chức năng xã hội và để tạo các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được các mục đích cá nhân (NASW, 1973), cụ thể là:  Giúp đối tượng đáp ứng được nhu cầu và tăng cường chất lượng cuộc sống, thông qua việc tìm ra những tiềm năng, nội lực của họ, và tiềm năng trong xã hội để giải quyết vấn đề của chính họ.  Giúp cho việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hỗ trợ cho nhu cầu của đối tượng.  Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân. - CTXH ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới hướng tới các can thiệp xã hội vì mục đích phát triển, bảo vệ, ngăn ngừa và/ hoặc chữa trị. Dựa vào các tài liệu có sẵn, các phản hồi từ các đồng nghiệp trong quá trình tư vấn và các bài bình luận về định nghĩa quốc tế của công tác xã hội, các mục đích chính của CTXH (www.ifsw.org/p38000255.html, 4/4/2003) được xác định như sau:  Tạo điều kiện thuận lợi hòa nhập cộng đồng cho những nhóm người bị cách ly khỏi xã hội, bị xã hội xua đuổi, bị tước đoạt tài sản, dễ bị tổn thương và đang trong nguy hiểm.  Xóa bỏ những rào cản, thách thức, không bình đẳng và không công bằng tồn tại trong xã hội. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
  20. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Hỗ trợ và huy động các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao chất lượng sống và năng lực giải quyết vấn đề của họ.  Khuyến khích con người tham gia vào các hoạt động liên quan tới các mối quan tâm của vùng, quốc gia, khu vực và thế giới.  Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp với các nguyên tắc đạo đức của nghề.  Hỗ trợ sự thay đổi các điều kiện để trợ giúp cá nhân trong tình trạng cách ly với xã hội, không có tài sản và dễ bị tổn thương.  Làm việc theo hướng bảo vệ những người có hoàn cảnh không tự bảo vệ được bản thân họ, như trẻ em có nhu cầu chăm sóc và những người bị tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ, trong khuôn khổ của pháp luật được thừa nhận và hợp với luân thường đạo lý. - DuBois and Miley, (2005) đề xuất các mục đích của CTXH như sau:  Hiệp hội NVXH Quốc gia định nghĩa mục đích của CTXH là thúc đẩy hoặc khôi phục sự tương tác lẫn nhau về lợi ích giữa các cá nhân và xã hội nhằm nâng cao chất lượng sống của mỗi người. CTXH được biết đến như một quan điểm tích hợp mà nó tập trung vào xem xét con người trong bối cảnh của môi trường tự nhiên và xã hội của họ.  Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, NVCTXH củng cố chức năng con người và nâng cao hiệu quả của các cấu trúc trong xã hội mà chúng cung cấp các nguồn lực và cơ hội cho người dân. NVCTXH phấn đấu giải phóng sức mạnh con người, do đó con người có thể hiện thực hóa tiềm năng của mình và đóng góp vào nâng cao chất lượng sống của xã hội (Dubois and Miley, 2005:10). 2. Mục tiêu của CTXH - Các mục tiêu của nghề CTXH biến mục đích chung của CTXH thành các phương hướng cụ thể hơn để hành động. Các mục tiêu này hướng NVCTXH đến việc nâng cao ý thức của thân chủ về khả năng, kết nối họ với các nguồn lực và khuyến khích sự thay đổi, làm cho các tổ chức và các Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
  21. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI thể chế xã hội đáp ứng nhiều hơn đối với các nhu cầu của người dân (NASW, 1981). - CTXH chú trọng mối tương tác giữa con người và môi trường vì vấn đề của thân chủ có liên quan đến nhiều yếu tố tác động: gia đình, công việc, cộng đồng hoặc yếu tố tâm lý, sức khỏe, kinh tế Do đó, để thực hiện được mục đích nói trên, NVCTXH cùng làm việc với thân chủ để đạt các mục tiêu sau:  Giúp thân chủ nâng cao năng lực và tăng cường khả năng đối phó hay giải quyết vấn đề của họ. NVCTXH hỗ trợ thân chủ các kỹ năng cá nhân, hướng dẫn các chiến thuật giải quyết vấn đề.  Giúp thân chủ tiếp cận các nguồn tài nguyên cộng đồng như các dịch vụ công cộng, trung tâm y tế, trường học  Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của thân chủ.  Tạo điều kiện thuận lợi cho những tác động hỗ tương giữa con người thân chủ và môi trường.  Tác động đến các mối quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế.  Tác động đến chính sách xã hội và môi trường. Phương châm của CTXH “Cho cần NVCTXH cần xác câu để câu cá”, phát huy tối đa định: nguồn tiềm năng của đối tượng, Làm gì? giúp họ thấy được trách nhiệm Làm như thế nào tham gia và đóng góp tích cực cho trong quá trình giúp quá trình giải quyết vấn đề vì an đỡ đối tượng giải sinh của họ nói riêng và của toàn xã quyết vấn đề hội nói chung Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
  22. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21
  23. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI 3. Các nhiệm vụ của CTXH - Nâng cao năng lực của con người trong giải quyết vấn đề, đương đầu và hành động có hiệu quả. Để hoàn thành mục tiêu này, NVCTXH đánh giá những cản trở đối với khả năng thực hiện chức năng của thân chủ. NVCTXH cũng xác định các nguồn lực và những thế mạnh, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát triển các kế hoạch để giải quyết và ủng hộ các nỗ lực của thân chủ để tạo ra những thay đổi trong cuộc sống và hoàn cảnh của họ. - Nối kết thân chủ với các nguồn lực cần thiết. Giúp đỡ thân chủ sử dụng các nguồn lực mà họ cần thiết để thay đổi có hiệu quả tình trạng của họ. NVCTXH ủng hộ các chính sách và dịch vụ cung cấp phúc lợi tốt nhất, nâng cao giao tiếp giữa các nhà chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ, xác định những lỗ hổng, những trở ngại trong các dịch vụ xã hội cần phải giải quyết. - Thúc đẩy chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội. Mục tiêu này có nghĩa là NVCTXH cần đảm bảo rằng hệ thống cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính nhân đạo và cung cấp các nguồn lực và dịch vụ cho con người. Để hoàn thành mục tiêu này, NVCTXH tham gia và ủng hộ các kế hoạch tập trung vào thân chủ, có hiệu lực và hiệu quả, kết hợp với các biện pháp trách nhiệm giải trình. - Thúc đẩy sự công bằng xã hội thông qua phát triển chính sách xã hội. Đối với việc phát triển các chính sách xã hội, NVCTXH nghiên cứu các vấn đề xã hội để thực hiện chính sách, đưa ra những đề xuất các chính sách mới và biện hộ để đừng áp dụng thực hiện các chính sách không hữu ích. Ngoài ra, NVCTXH cụ thể hóa các chính sách chung thành các chương trình và các dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. II. CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Như đã trình bày, CTXH là các hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đối với việc thực hiện các chức năng xã hội và cải thiện cuộc sống. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22
  24. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Do đó, CTXH thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng như phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và hướng tới sự phát triển, cụ thể như sau: - Chức năng Phòng ngừa: Ngăn ngừa các vấn đề xã hội nảy sinh bằng các chương trình với những giải pháp cụ thể phù hợp từng loại đối tượng, giúp họ không rơi vào tình huống cần có sự can thiệp của NVCTXH. Ví dụ: Tạo nên các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm ngăn chặn trẻ em hư hỏng. Phát triển dịch vụ tư vấn gia đình để tránh rạn nứt, đổ vỡ - Chức năng Giải quyết vấn đề của đối tượng (chức năng chữa trị): Giúp đối tượng giải quyết các vấn đề xã hội theo một quy trình giúp đỡ. Ví dụ: Trẻ bị lạm dụng tình dục đã và đang phải trải qua sự khủng hoảng về cả thể lý và tâm lý. NVCTXH cần phải thực hiện tiến trình giúp đỡ như tiếp cận và tìm hiểu rõ vấn đề bằng các kỹ thuật vấn đàm, tham vấn, vãng gia - Chức năng Phục hồi: giúp đối tượng đã và đang bị thiệt thòi có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội. Ví dụ: Giúp đỡ những người khuyết tật, các cụ già neo đơn, các đối tượng tệ nạn xã hội không những trở lại cuộc sống bình thường mà còn hòa nhập vào xã hội một cách hài hòa. - Chức năng Phát triển: + Giúp đối tượng phát triển thành con người mới toàn diện với đầy đủ năng lực về thể chất, tinh thần và sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ví dụ: Dạy học và dạy nghề phù hợp cho trẻ khuyết tật nhằm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình các em. + Giúp cộng đồng nâng cao năng lực và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề xã hội. Ví dụ: Cho vay vốn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để đối tượng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu một cách bền vững. Chức năng Chức năng Giải Chức năng Chức năng Phòng ngừa quyết vấn đề Phục hồi Phát triển Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23
  25. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI NVCTXH THÂN CHỦ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CTXH Năm 1958 Ủy ban Thực hành của Hiệp hội NVCTXH Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một công bố về những vấn đề đã được chấp nhận là ba mục đích, cũng là chức năng của công tác xã hội. - Chức năng phục hồi của CTXH. Khía cạnh phục hồi chức năng nhằm đưa con người về trạng thái bình thường trong thực hiện chức năng xã hội của họ. Ví dụ: giúp đỡ cô gái mại dâm thay đổi thông qua tham vấn giúp cô gái ấy tận dụng cơ hội học tập, đào tạo kỹ năng và việc làm hợp pháp. - Chức năng phòng ngừa của CTXH liên quan đến việc phát hiện sớm, kiểm soát, và loại bỏ những điều kiện có hại về đến việc thực hiện chức năng xã hội. Ví dụ: tư vấn về các vấn đề trước hôn nhân và gia đình khác, giáo dục giới tính cho thanh niên để ngăn chặn cuộc hôn nhân sớm, lạm dụng tình dục và thực hiện hỗ trợ việc ban hành pháp luật và chính sách có thể giúp ngăn ngừa lạm dụng phụ nữ và trẻ em. - Chức năng phát triển của CTXH. Mục đích là để giúp các cá nhân sử dụng tối đa tiềm năng và năng lực của mình, đồng thời tăng cường hiệu quả các nguồn lực xã hội hoặc cộng đồng sẵn có. Chức năng này thường mang khía cạnh giáo dục. Ví dụ: giúp những người lao động chính trong gia đình bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm tận dụng những cơ hội đào tạo kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24
  26. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI (Mendoza, 2008: 76-77) bổ sung thêm một chức năng khác của CTXH là chức năng biến đổi. Theo bà CTXH có các chức năng sau đây: - Chức năng biến đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao quyền tự quyết cho con người và cộng đồng để vượt qua và làm thay đổi các điều kiện và các mối quan hệ mà chúng đè nén, lạm dụng và vô nhân đạo thông qua các quá trình hòa bình và thúc đẩy sự phát triển. Chức năng này còn bao gồm làm việc với những người và các thể chế trong các hoàn cảnh thay thế sáng tạo và tương lai tích cực. III. NHỮNG VAI TRÒ KHÁC NHAU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Vai trò của CTXH là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội. Để đạt được các điều này, ngành CTXH phải thực hiện các nhiệm vụ tham vấn, trị liệu, giáo dục, thương lượng, hòa giải, hỗ trợ, hoạch định và nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ví dụ như tùy thuộc vào nhu cầu của người nhận dịch vụ và nguồn lực có được, cũng như tùy vào vai trò cụ thể của mình trong cơ quan, tổ chức mà NVCTXH sẽ phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trên cũng như chọn phương pháp thực hiện phù hợp. - Làm việc trực tiếp với cá nhân:  Một giáo dục viên  Một nhân viên làm việc với cá nhân  Một nhân viên làm việc trong nhóm  Làm việc trực tiếp cung cấp những dịch vụ  Trị liệu/tham vấn hôn nhân và gia đình - Làm vai trò cầu nối với liên kết các hệ thống:  Quản lý ca, điều phối  Cầu nối thân chủ với các hệ thống, chương trình hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 25
  27. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Truyền thông vận động, các hệ thống XH có lợi cho thân chủ. - Làm việc với nhóm (tự nhiên và nhóm thành lập):  Người điều hành  Người tổ chức  Người hòa giải - Nghiên cứu và phát triển chính sách:  Nhà nghiên cứu  Người hoạch định chính sách  Cố vấn  Người biện hộ NVCTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chính phủ. Khi NVCTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm đối tượng mà họ làm việc. Theo quan điểm của Feyerico (1973), NVCTXH có những vai trò sau đây: - Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, cộng đồng ) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm - Vai trò là người kết nối: còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối tượng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề. - Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 26
  28. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng. - Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ tuyên truyền. Ví dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người khuyết tật được hưởng chính sách hoà nhập. - Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. - Vai trò người tạo sự thay đổi: NVCTXH được xem như người tạo ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn. - Vai trò là người tư vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn cho các đối tượng cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay người già. - Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như, NVCTXH tham gia tham vấn giúp trẻ em bị xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng. - Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng. - Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 27
  29. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH nhiều khi phải nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho đối tượng để họ đưa ra những quyết định đúng đắn. - Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: NVCTXH đi vào cộng đồng để xác định vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo dõi, giới thiệu chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng. IV. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Khái niệm thực hành CTXH tổng quát Thuật ngữ “NVCTXH thực hành tổng quát” là người có kiến thức và kỹ năng sâu rộng, họ dựa trên một số quan điểm, lý thuyết và các mô hình để thực hành nghề nghiệp. Họ có thể chuyển từ lĩnh vực thực hành này sang lĩnh vực thực hành khác. Đối lập với thực hành tổng quát là thực hành chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Mục đích: Để đáp ứng được yêu cầu công việc giải quyết vấn đề ở nhiều cấp độ can thiệp, từ vi mô đến vĩ mô, nên NVCTXH cần có khả năng trợ giúp được nhiều loại thân chủ ở nhiều tình huống, vì vậy họ cần có kiến thức, kỹ năng tổng quát. Thực hành CTXH tổng quát: là sự thực hành song song cùng một lúc với gia đình và cộng đồng. Hoàn cảnh của cá nhân, vẫn làm việc với cá nhân, vận động nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợ cá nhân. Những quan điểm liên quan đến thực hành CTXH tổng quát: làm việc với từng cá nhân, sau đó phát triển ra làm việc với nhóm và cộng đồng. - Trong quá trình thực hành CTXH tổng quát, NVCTXH phải có đầu óc tự đánh giá tự nhận xét về những dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ: có hiệu quả, phù hợp với thân chủ có những thay đổi trên tinh thần xây dựng, tích cực. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 28
  30. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI NVCTXH có thể cải thiện hoặc tìm kiếm những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thân chủ. - Làm việc trực tiếp với hệ thống thân chủ: qua hệ trực tiếp của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức) và NVCTXH. - NVCTXH giúp thân chủ nối kết với các nguồn lực hỗ trợ. - NVCTXH thúc đẩy, góp ý cho những cơ quan, tổ chức thay đổi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thân chủ - NVCTXH có thể nghiên cứu có thể làm được điều này, sử dụng thông tin nghiên cứu để đi vận động, biện hộ cho quyền lợi của thân chủ. Ví dụ: với trường hợp một đứa trẻ mồ côi và phải được tìm một người nhận làm con nuôi. Muốn được điều này, tòa án phải chính thức tuyên bố rằng điều này sự thật. Thời gian đợi toà án tuyên bố rất lâu. NVCTXH thấy được điều đó, NVCTXH sẽ đưa ra những thông tin trong quá trình làm việc với trẻ trình lên người làm chính sách họ sẽ có điều kiện, biết được để thay đổi chính sách sao cho phù hợp với đứa trẻ: có quyết định sớm hơn, có ảnh hưởng tích cực đến nhiều đứa trẻ khác cùng hoàn cảnh. 2. Các mô hình can thiệp của CTXHthực hành Trọng tâm Lĩnh vực Vai trò và nhiệm vụ can thiệp Cộng đồng Sự phát triển xã hội Đánh giá nhu cầu trong phát Các tổ chức Giảm nghèo triển xã hội và lên kế hoạch can thiệp. Xã hội Cứu trợ sau thiên tai Sự phát triển cộng đồng và Các dịch vụ xã hội hành động của cộng đồng để huy động và phát triển nguồn lực Truyền thông vận động và thương thuyết với và thay Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 29
  31. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Trọng tâm Lĩnh vực Vai trò và nhiệm vụ can thiệp mặt cho những nhóm người/cộng đồng dễ bị tổn thương/có hoàn cảnh khó khăn. Nghiên cứu và cố vấn về chính sách nhằm hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng, các cấp chính quyền thúc đẩy phát triển xã hội. Cá nhân Trẻ em/ bảo vệ trẻ em Đánh giá nhu cầu xã hội và Gia đình Bảo trợ xã hội lập kế hoạch can thiệp. Nhóm Phòng ngừa các tệ nạn xã Tham vấn cho cá nhân, và hội làm việc theo nhóm nhằm thúc đẩy sự thay đổi. Giáo dục Quản lý ca đối với những Y tế trường hợp phức tạp Tư pháp người chưa thành Giáo dục xã hội nhằm tăng niên cường khả năng giải quyết vấn đề. Vận động và thương thuyết cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Phát triển dịch vụ Nghiên cứu và phát triển chính sách. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 30
  32. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI 3. Các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên CTXH - Yêu cầu về đạo đức: CTXH là hoạt động chịu ảnh hưởng rất nhiều của mối quan hệ tương tác với con người do vậy hoạt động của nghề nghiệp này mang tính chất khá phức tạp. Chất lượng và hiệu quả của thực hành CTXH được quyết định một phần bởi phẩm chất đạo đức của người NVCTXH. - Có thể kể tới những phẩm chất đạo đức sau đây cần có ở họ:  Cần có sự cảm thông và tình yêu thương con người, sự sẵn sàng giúp đỡ người khác.  Cần có niềm đam mê nghề nghiệp, sự cam kết với nghề nghiệp. Sự tâm huyết nghề nghiệp giúp cho họ có niềm tin, có ý chí để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong quá trình giúp đỡ đối tượng.  Trung thực là một yếu tố đạo đức quan trọng mà NVCTXH cần có.  Thái độ cởi mở cũng được xem như một yếu tố nhân cách cần có đối với NVCTXH, bởi đó là yếu tố tiên quyết tạo nên niềm tin và sự chia sẻ từ phía đối tượng đối với NVCTXH.  Cần có tính kiên trì, nhẫn nại. Trong hoạt động trợ giúp không phải ca trợ giúp nào cũng thành công như mong muốn của họ. Không ít trường hợp sự thất bại của đối tượng cũng bị xem như sự thất bại của chính họ.  Cần có lòng vị tha, sự rộng lượng. Làm việc với những đối tượng thường có những vấn đề, đặc biệt vấn đề liên quan tới đạo đức như vi phạm pháp luật, mại dâm, ma túy  Cần là con người luôn có quan điểm cấp tiến và hoạt động hướng tới sự thay đổi trong trật tự xã hội.  Cần là người người tỏ ra cương trực, sẵn sàng từ chối sự gian lận trong người quản lý. - Yêu cầu về kiến thức: NVCTXH cần có kiến thức khá rộng. Bên cạnh họ cần có những kiến thức nghề nghiệp họ còn cần tới những kiến thức liên Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 31
  33. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI quan khác phục vụ cho công việc của mình. Có thể liệt kê những kiến thức mà NVCTXH cần có như sau:  Chính sách xã hội  Tâm lý học  Xã hội học  Kiến thức bổ trợ khác như kinh tế, pháp luật - Yêu cầu về kỹ năng đối với nhân viên xã hội Trong tiến trình trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề, NVCTXH cần có những kỹ năng cụ thể về đảm bảo hiệu quả công việc, tuỳ theo chức năng và hoạt động. Sau đây là một số kỹ năng cụ thể:  Kỹ năng lắng nghe tích cực  Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin  Kỹ năng nhận xét, đánh giá  Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng  Kỹ năng quan sát đối tượng  Kỹ năng diễn giải vấn đề, thuyết trình trước quần chúng  Kỹ năng giúp đối tượng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề  Kỹ năng đưa ra các giải pháp và dự đoán hiệu quả sử dụng  Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân như giữ được bình tĩnh, tự tin trước mọi tình huống  Kỹ năng làm việc với nhiều tổ chức khác nhau, kể cả những tổ chức chính phủ và phi chính phủ  Kỹ năng biện hộ cho nhu cầu của đối tượng  Kỹ năng giao tiếp  Kỹ năng tư vấn  Kỹ năng tham vấn. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 32
  34. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Bài 3: TRIẾT LÝ, GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CTXH xuất phát các lý tưởng nhân văn và dân chủ, các giá trị của nó dựa trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng, phẩm giá, và sự xứng đáng của mọi dân tộc. Từ những ngày khởi đầu của nó cách đây một thế kỷ, CTXH thực hành nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu và phát triển tiềm năng của con người. Nhân quyền và công bằng xã hội là động lực và sự biện giải cho hoạt động CTXH. Trong sự liên đới với những người bị thiệt thòi, nghề CTXH cố gắng giảm thiểu sự nghèo khó và giải phóng những người bị tổn thương hay bị áp bức để thúc đẩy sự hòa nhập xã hội (đúng như định hướng giải phóng con người của Chủ nghĩa Xã hội). Các giá trị của CTXH được thể hiện trong các quy điều đạo đức nghề nghiệp quốc gia và quốc tế. I. TRIẾT LÝ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Các quan điểm cơ bản trong Công tác xã hội Theo Thelma Lee-Mendoza (2008) triết lý về CTXH có nguồn gốc từ xã hội. CTXH dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có giá trị và phẩm giá. Mọi cá nhân đều có giá trị, bởi vì họ có khả năng đưa ra lý do, phân tích lý trí và chọn lựa. Các cá nhân đều có phẩm giá và tồn tại với sự tồn tại của chính họ. Quan điểm nghề nghiệp của ngành CTXH là những quan điểm về con người, về mục đích cho sự an sinh của họ và những biện pháp đi đến mục đích đó. Có 6 quan điểm cơ bản của CTXH: - Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội - Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc. - Mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau. - Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người là độc nhất không giống người khác Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 33
  35. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Mỗi người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. - Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy của cá nhân, những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội. CTXH là một nghề mang lại sự đổi mới cho xã hội, chứ không phải là hoạt động từ thiện, do đó khi hành nghề người NVCTXH phải ý thức được thái độ nghề nghiệp một cách vững vàng về các quan điểm và nguyên tắc nghề nghiệp. Các quan điểm nghề nghiệp của CTXH được xây dựng trên nền tảng triết lý mang tính khoa học. Những giá trị triết học CTXH là : Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 34
  36. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Con người sống lệ thuộc lẫn nhau. Quyền và Mỗi con người được xem nhĩa vụ chi phối các là một người với phẩm tương tác giá và giá trị GIAÙ TRÒ TRIEÁT LYÙ CUÛA CTXH Xã hội có nhiệm vụ Mỗi cá nhân có giúp đỡ những người trong mình một không có phương tiện tiềm năng để để biến các tiềm năng vươn lên và của họ thành hiện thực thành đạt Con người có chung những nhu cầu cho sự phát triển và lớn lên của mỗi cá nhân 2. Các quy điều đạo đức trong ngành CTXH Các tiêu chuẩn đạo đức chung của các NVXH được dựa trên Quy tắc Đạo đức Quốc tế dành cho NVCTXH chuyên nghiệp được IFSW thông qua vào năm 1976. ISFW đưa ra Các tiêu chuẩn Đạo đức Quốc tế theo năm hạng mục chung: các tiêu chuẩn chung về ứng xử đạo đức, các tiêu chuẩn CTXH ứng xử với thân chủ, các tiêu chuẩn CTXH ứng xử tại các cơ quan và các tổ chức, các tiêu chuẩn CTXH ứng xử với các đồng nghiệp, và các tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp. Mục đích của các quy điều đạo đức trong ngành CTXH là quy định các trách nhiệm và hành vi cần có ở NVCTXH với thân chủ của mình, với đồng nghiệp và với xã hội - Vai trò và trách nhiệm của nhân viên xã hội: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 35
  37. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc.  Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn  Rèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năng  Liêm chính  Luôn học tập để đổi mới chính mình - Trách nhiệm đối với thân chủ:  Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu.  Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủ  Đảm bảo sự riêng tư của thân chủ - Trách nhiệm đối với đồng nghiệp:  Tôn trọng, bình đẳng  Trách nhiệm liên đới với các thân chủ của đồng nghiệp. - Trách nhiệm đối với xã hội :  NVCTXH làm việc vì lợi ích xã hội, thể hiện sự hòa hợp giữa các cấp độ giá trị: giá trị của xã hội, giá trị của nghề nghiệp, giá trị của cơ quan làm việc, giá trị của thân chủ và giá trị của chính mình. II. CÁC GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI (DuBois, Brenda and Miley, Karla Krogsrud, 2005: 50) 1. Khái niệm các giá trị Được định nghĩa là những sự hình thành các hành vi được yêu thích của các cá nhân hoặc nhóm xã hội, những giá trị đó là những hành vi được mong muốn. Các giá trị này bao hàm một sự yêu thích bình thường đối với các phương tiện và kết quả bất kỳ, và các điều kiện của cuộc sống, thường được đi kèm với cảm giác mạnh mẽ, có một khía cạnh về cảm xúc hay cảm giác về những giá trị này và những giá trị này thường đưa đến hành động. Là một tiêu chuẩn hay các chuẩn mực được tổ chức bởi một phần đáng kể của xã hội được phản ánh qua các kiểu mẫu của hành vi được thể chế hóa, và dẫn dắt Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 36
  38. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI những người tham gia hành động trong quan hệ tương tác với nhau trong khuôn khổ của hiểu biết thông thường mặc dù đó không phải là hệ thống được kiểm soát có chủ ý hay được tham khảo một cách hợp lý. - Các giá trị được xem như là:  Những hướng dẫn cho hành vi  Phát sinh từ kinh nghiệm của cá nhân  Được điều chỉnh khi có nhiều kinh nghiệm được tích lũy  Phát triển theo tự nhiên Các giá trị của CTXH tập trung vào ba lĩnh vực chung: các giá trị về con người, các giá trị về CTXH trong mối quan hệ với xã hội, và các giá trị về ứng xử chuyên môn. - Các giá trị về con người Những giá trị chung của nghề nghiệp phản ánh các ý tưởng cơ bản của các NVXH về bản chất của nhân loại và bản chất của sự thay đổi, “các giá trị cốt lõi của dịch vụ, công bằng xã hội, phẩm giá và giá trị của con người, tầm quan trọng của các mối quan hệ, tính nguyên vẹn và năng lực của con người”. Đánh giá phẩm giá và giá trị của tất cả mọi người bất kể ở giai đoạn nào trong cuộc đời, di sản văn hóa, lối sống và những sự tín ngưỡng của họ là điều cần thiết khi thực hiện công tác xã hội. Các NVCTXH ủng hộ các quyền tiếp cận các dịch vụ và tham gia đưa ra quyết định của các thân chủ. Họ kết hợp các nguyên tắc tự quyết định, không phán xét, đảm bảo tính bí mật trong khi làm việc với các thân chủ. - Các giá trị mối quan hệ với xã hội Các NVCTXH đấu tranh cho công bằng xã hội và đánh giá quá trình dân chủ. Các NVCTXH đảm đương trách nhiệm đấu tranh cho sự không công bằng và bất công xã hội. Họ phải cam kết thực hiện theo đúng nghề nghiệp để làm cho cuộc sống, sự ứng xử trong xã hội nhân đạo hơn và đáp được nhiều hơn các nhu cầu của con người. Nâng cao các chương trình xã hội và cải tiến các chính sách xã hội phản ánh hoạt động của NVXH. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 37
  39. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Các giá trị ứng xử nghề nghiệp Các giá trị hướng các hoạt động chuyên môn của các NVCTXH theo các nỗ lực của họ với các hệ thống thân chủ. Các NVCTXH đánh giá sức mạnh và năng lực và công việc cộng tác với các thân chủ để phát triển các giải pháp sáng tạo. Các NVCTXH cũng đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời cần liên tục kiểm nghiệm lại hiệu quả hoạt động của mình. Thêm vào đó, NVCTXH cũng chịu trách nhiệm về những hành vi đạo đức và luôn có ý thức phát triển chuyên môn. 2. Những vấn đề khó xử về Giá trị - những sự xung đột hay mâu thuẫn giữa các giá trị NVCTXH bị ảnh hưởng bởi các hệ thống giá trị khác nhau. Những hệ thống này bao gồm các giá trị cá nhân của chính người nhân viên hoạt động xã hội đó, các giá trị của các nhóm mà họ tham gia vào như nhóm tôn giáo, xã hội và văn hóa, và giá trị nghề nghiệp của mình. (Mendoza, 1999: 20). - Khi NVCTXH gặp phải những mâu thuẫn giữa các giá trị cá nhân/văn hóa và nghề nghiệp. - Khi các giá trị của thân chủ không tương thích với các giá trị của NVCTXH - Khi giá trị của thân chủ được xem là bất lợi cho chính phúc lợi của bản thân họ hay là những vấn đề khó xử liên quan đến KH. - Một vài ghi chú:  CTXH thực hành thường gặp những tình huống khó xử về giá trị. CTXH là một khoa học và nghệ thuật - NVCTXH thường đưa ra quyết định dựa trên các giá trị hơn là dựa vào kiến thức (ví dụ như giả định giá trị dựa vào nguyên tắc của quyền tự quyết)  Không có sự tuyệt đối trong việc ứng dụng các nguyên tắc thực hành CTXH - chỉ có các hướng dẫn đơn giản  Tầm quan trọng của sự đánh giá chuyên nghiệp (kiến thức + các giá trị). 3. Các hướng dẫn trong việc giải quyết những vấn đề khó xử về giá trị Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 38
  40. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Nhận biết được sự hiện hữu của những mâu thuẫn về giá trị. Nhận thức này thường khó mà có được. Những câu hỏi về đạo đức thường mơ hồ và làm ta cảm thấy không thoải mái. - Tự nhận thức bản thân thì KHÔNG đủ, NVCTXH nên “đưa ra các giá trị của bản thân” anh ta cho thân chủ thảo luận và cho phép thân chủ “tranh cãi” theo hình thức của một tình huống có sự tác động qua lại của cả hai bên. - Lưu ý những giá trị của NVCTXH có thể không phải là điều mà thân chủ quan tâm nhất, do vậy, trong việc chia sẻ giá trị bản thân, NVCTXH có thể ảnh hưởng (điều khiển) thân chủ. - Trong việc ra quyết định, khi cần phải chia sẻ giá trị của chính bản thân với thân chủ, NVCTXH phải thực hiện một sự đánh giá chuyên môn về những giá trị sẽ có tính xây dựng và hữu ích nhất cho thân chủ. - Khi các giá trị cá nhân của một NVCTXH mâu thuẫn với các giá trị của chuyên môn CTXH trong lúc cung cấp các dịch vụ cho thân chủ, lời khuyên chung là nên sử dụng các giá trị nghề nghiệp theo quy chuẩn đạo đức và xem chúng như là kim chỉ nam. - Các thân chủ nên được khuyến khích khám phá các giá trị bản thân của riêng họ và liên hệ đến các hành động có chọn lựa khác trong hệ thống giá trị riêng của họ. Thân chủ cần được bảo vệ theo cách chọn lựa các giá trị ưu tiên mà có thể ảnh hưởng đến sự tự lựa chọn giá trị bản thân của thân chủ. Ví dụ thân chủ nói muốn tự tử, NVCTXH cần phân tích cho thân chủ về sự lựa chọn này có ảnh hưởng gì đến sự sống còn của bản thân và sự ảnh hưởng đến người khác ra sao. - CÁC GIÁ TRỊ ĐƯỢC ƯU TIÊN  Bảo vệ sự sống (nhu cầu sinh tồn cơ bản của cá nhân và/hoặc xã hội)  Duy trì sự tự quyết, độc lập, và tự do  Nuôi dưỡng sự công bằng về cơ hội và sự bình đẳng trong việc tiếp cận Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 39
  41. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn  Củng cố quyền được bảo vệ sự riêng tư và bí mật của mỗi cá nhân  Nói sự thật và trình bày đầy đủ mọi thông tin liên quan  Thực hành theo đúng với luật lệ và quy định đã được tự nguyện chấp nhận. III. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CTXH Các nguyên tắc của CTXH được xây dựng trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị của CTXH, các nguyên tắc này được xem là kim chỉ nam cho hành động tương tác của NVXHvới đối tượng trong quá trình trợ giúp. Sau đây là những nguyên tắc của CTXH trong quá trình tiến hành hoạt động trợ giúp. - Chấp nhận đối tượng Khái niệm chấp nhận thân chủ là một khái niệm khá trừu tượng, nhưng có thể biến thành hành động cụ thể qua việc sử dụng các kỹ thuật. Chấp nhận đòi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bóng và nghĩa đen, không tính toán, không thành kiến và không đưa ra phán quyết nào về hành vi của anh ta. Nguyên tắc chấp nhận thân chủ dựa trên nến tảng của giả định triết học mỗi cá nhân đều có giá trị bẩm sinh, bất kể địa vị xã hội hay hành vi của anh ta. Thân chủ được chú ý và nhìn nhận là một con người dù anh ta có thể phạm tội. Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho hành vi xã hội không thể chấp nhận, nhưng là quan tâm và có thiện chí với con người phía sau hành vi. Đối tượng phục vụ của ngành CTXH là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người, dù là bình thường hay bất bình thường họ đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, NVCTXH cần có thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của đối tượng không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay suy nghĩ của họ. Chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt hoặc xấu, điểm mạnh hay điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Thái độ này có ý nghĩa rất gần Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 40
  42. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI với câu dạy của hầu hết các tôn giáo “Yêu người phạm lỗi, ghét hành vi tội”. Nguyên tắc này diễn đạt thái độ thân thiện đối với thân chủ một sự rộng lượng và mong muốn giúp đỡ. Sự thực hiện nguyên tắc này giúp cho NVCTXH tạo được lòng tin từ đối tượng, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ. - Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề Nguyên tắc để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của NVCTXH. Vấn đề là của đối tượng, họ hiểu hoàn cảnh và khả năng của mình hơn ai hết nếu được sự trợ giúp. Và vì vậy họ cần là người tham gia chủ yếu từ khâu đánh giá vấn đề tới ra quyết định, lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả của giải pháp đó. Việc để đối tượng tham gia vào hoạt động giải quyết vấn đề sẽ giúp cho họ học hỏi cách thức từ đó họ tăng cường khả năng đối phó với tình huống có vấn đề. NVCTXH chỉ đóng vai trò xúc tác, vai trò định hướng trong quá trình trợ giúp đối tượng thực hiện giải pháp cho vấn đề của họ mà không làm thay, làm hộ chủ yếu khích lệ họ có niềm tin để tự giải quyết vấn đề. - Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ. Trong các tình huống, NVCTXH không nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả năng tự quyết định về mình. Trong một số trường hợp đặc biệt đối tượng không tự quyết định được như trường hợp trẻ còn quá nhỏ, người có rối loạn tâm thần NVCTXH cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ. Trong trường hợp quyết định của đối tượng có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân đối tượng hay của người khác thì NVCTXH cũng không cần phải chấp thuận quyết định của đối tượng mà cần thông báo cho đối tượng về quy định của luật pháp. Nguyên tắc Tự quyết định, giống như sự tự do, cũng có những giới hạn của nó, nó không mang nghĩa tuyệt đối. Quyết định của thân chủ được đặt trong mốt số Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 41
  43. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI những qui định như hậu quả của quyết định đó không được gây tác hại đến người khác và hại đến chính thân chủ. Hơn nữa hành vi tự quyết phải nằm trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận. Mỗi hành vi tự quyết còn có nghĩa là thân chủ lãnh trách nhiệm thực thi quyết định đó và đón nhận hoặc gánh các lấy kết quả theo sau quyết định. Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà NVCTXH giúp cho đối tượng trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống. - Đảm bảo tính cá nhân hóa Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau. Mỗi gia đình cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống gia đình. Người ta thường có câu "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Từng cộng đồng có những vấn đề riêng của họ, có nhu cầu riêng của cộng đồng. Mỗi cộng đồng cũng có đặc điểm văn hóa vùng miền, đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội khác nhau. Việc cá biệt hóa trường hợp của đối tượng (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) giúp NVCTXH đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp đối tượng thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có. Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép NVCTXH đảm bảo lợi ích thiết thực của các nhóm đối tượng, đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp. - Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp của đối tượng Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản không chỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như: ngành luật, tài chính, y tế Nó thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của đối tượng và Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 42
  44. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI không được chia sẻ những thông tin của đối tượng với người khác khi chưa có sự đồng ý của đối tượng. Nếu NVCTXH quán triệt tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để đối tượng chân thành cởi mở, bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ. NVXH chỉ chia sẻ thông tin khi được đối tượng đồng ý. Đảm bảo tính riêng tư của trường hợp còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. NVCTXH cần lưu trữ hồ sơ của đối tượng cẩn thận, có khóa tủ hay có mật khẩu trong máy tính. Khi tham vấn hay phỏng vấn cần đảm bảo không gian yên tĩnh và riêng tư cho cuộc trò chuyện, NVCTXH tránh trao đổi hay hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế nhị của đối tượng ở những chỗ đông người. Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi thảo luận ca cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận về trường hợp cụ thể. NVCTXH tránh quay phim chụp ảnh khi đối tượng không đồng ý, cũng không nên sử dụng băng hình hay ghi âm trong khi trò chuyện với đối tượng nếu họ không chấp nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này nếu như những hành vi của đối tượng đe dọa tính mạng của bản thân họ hay của những người khác thì NVCTXH có quyền trao đổi thông tin với những người có thẩm quyền. Trong một số trường hợp khi cơ quan thẩm quyền như toà án, người quản lý có thẩm quyền yêu cầu người NVCTXH có thể cung cấp thông tin mà không cần có sự chấp thuận ý kiến của đối tượng. Việc đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng sẽ giúp cho đối tượng tin tưởng vào nhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó việc đảm bảo bí mật của đối tượng còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp. - Tự ý thức về bản thân Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội, NVCTXH cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề. Phục vụ đối tượng là trách nhiệm của NVCTXH, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời NVCTXH cũng cần phải ý thức được khả năng trình độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng yêu cầu của công việc được giao hay không (tức là cần nhận biết được trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình tới đâu) Khi gặp trường hợp quá phức tạp và vượt quá Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 43
  45. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI giới hạn khả năng cá nhân thì chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho NVCTXH khác giúp đỡ. Tự nhận thức về bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu được đối với v. Nó giúp NVCTXH biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó. Việc nhận thức về bản thân NVCTXH còn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của đối tượng trong trường hợp vấn đề vượt quá khả năng của NVCTXH và cần chuyển tuyến. Việc ý thức được yếu tố này giúp cho NVCTXH trung thực trong công việc, trung thực với khả năng của bản thân. Đồng thời, NVCTXH phải có khả năng nắm bắt suy nghĩ của mình, cảm xúc của thân chủ, mà không để cho các cảm xúc này chi phối quá trình suy nghĩ của mình. Vì thế, nếu có thể, NVCTXH nên duy trì một mức độ khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồng cảm và mức độ cảm xúc nào đó để có thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề một cách khách quan và lập kế hoạch một cách thực tế. - Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp Công cụ chính trong các hoạt động CTXH là mối quan hệ giữa NVCTXH và thân chủ. Do đối tượng tác động của CTXH là con người nên NVCTXH cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp của NVCTXH như tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự hàm ơn của đối tượng, không nên có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp. Mối quan hệ giữa NVCTXH và đối tượng cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn. Nguyên tắc này giúp cho NVCTXH đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi đối tượng. Để có thể giúp các thân chủ của mình theo các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, NVCTXH là người cần có các yếu tố: thiện chí, quyết tâm, kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 44
  46. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Bài 4: CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Nguồn: Mendoza, T. (2008). Phúc lợi xã hội và công tác xã hội. Chương 10 - “Các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội” Thành phố Quezon: Cung cấp sách trung tâm, Inc. pp. 455- 493. I. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CTXH “Lĩnh vực hoạt động của CTXH” là một môi trường mà ở đó CTXH được thực hành, hoặc nơi kiến thức chuyên nghiệp của NVCTXH được sử dụng. Việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động hay môi trường làm việc của NVCTXH chịu tác động bởi các yếu tố sau đây: - Cơ hội về việc làm - Các yếu tố có liên quan về lương bổng và các chế độ khen thưởng; - Điều kiện lao động, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. - Ý muốn/sở trường của cá nhân Lĩnh vực hoạt động của CTXH được hình thành ở nhiều nước mà ở đó cần có NVCTXH có kỹ năng. Ở một số nước nơi mà CTXH còn sơ khai, vẫn tồn tại các chương trình và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động, các nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp thì họ cần được huấn luyện về CTXH chuyên nghiệp. Một số lĩnh vực cụ thể: 1. Phúc lợi trẻ em - Lĩnh vực hoạt động phúc lợi trẻ em tồn tại nhằm nâng cao chất lượng sống của trẻ em và thanh niên thông qua việc cung cấp các chương trình và dịch vụ vì sự phát triển về thể chất, xã hội, tâm lý, tinh thần và văn hóa cho trẻ. - Các nhóm trẻ thường là thân chủ được đặc biệt quan tâm đó là những trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em bị lạm dụng, trẻ bị vi phạm các quyền và không có điều kiện thích hợp để tồn tại và phát triển. Bao gồm: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 45
  47. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Trẻ em bị bỏ rơi, sao nhãng, mồ côi,  Trẻ em bị khuyết tật về thể chất và về các mặt khác,  Trẻ em bị bóc lột sức lao động, làm việc nguy hiểm,  Rẻ em lang thang, trẻ em nghiện hút,  Trẻ em bị lạm dụng về thể chất và tình dục,  Trẻ em trong hoàn cảnh có xung đột vũ trang hoặc  Vô gia cư do thảm họa thiên tai,  Trẻ em trong các cộng đồng văn hóa bản xứ,  Trẻ em có cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo như bị HIV, người phạm tội trẻ tuổi bị tù và kết tội .v.v. (trang 457). - Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em, lĩnh vực hoạt động phúc lợi trẻ em là lĩnh vực phổ biến của thực hành CTXH. Trẻ em lệ thuộc và bị bỏ rơi cần được cung cấp dự phòng ngắn hạn hay dài hạn ở cơ quan chức năng. 2. Phúc lợi gia đình - Phúc lợi gia đình như một lĩnh vực hoạt động của CTXH có liên quan tới hoàn thiện, tăng cường và ủng hộ gia đình đáp ứng các nhu cầu của họ. - Các hoạt động của NVCTXH trong phúc lợi gia đình bao gồm:  Giúp gia đình giải quyết vấn đề;  Huy động các nguồn lực hiện có và nếu có thể tạo lập các nguồn lực mà gia đình cần;  Làm việc với các cá nhân, nhóm để giúp đỡ gia đình có hiệu quả;  Thường xuyên/ liên tục đánh giá sự thích hợp và hiệu quả của các chính sách, chương trình và dịch vụ hiện hành có liên quan đến gia đình  Giám sát NVCTXH trong các hoạt động khác nhau trong mối quan hệ với gia đình được phục vụ. 3. CTXHvề sức khỏe và y tế Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 46
  48. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Cũng giống như các lĩnh vực hoạt động khác, NVCTXH trong lĩnh vực về sức khỏe, dù ở cấp độ quản trị, xây dựng kế hoạch hay thực hiện đều liên quan đến xác định và giải quyết vấn đề vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh của cá nhân và môi trường của họ. Nói một cách cụ thể hơn, mối quan tâm chính của NVCTXH là tạo ra sự tương tác của các yếu tố kinh tế, xã hội và tâm lý trong chăm sóc người bệnh tại cở sở chăm sóc y tế, và NVCTXH tìm kiếm hoặc phát triển các cách thức và công cụ để giải quyết vấn đề đi kèm với chữa trị bệnh tật. - Các dịch vụ xã hội về y tế nhằm mục đích sau:  Tạo sự chấp nhận điều chỉnh tốt hơn, phản ứng tốt của người bệnh, bệnh viện hơn trong khi điều trị;  Có sự hiểu biết nhiều hơn, về phía nhân viên y tế, về hoàn cảnh của bệnh nhân, nhằm để tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán nhanh và chính xác, tăng cường sự hợp tác của gia đình trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe người bệnh;  Giáo dục về sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình của họ;  Sử dụng các dịch vụ cộng đồng tạo thuận lợi cho phục hồi và ngăn ngừa bệnh tật;  Giúp đỡ người bệnh và gia đình họ giải quyết các khía cạnh tâm lý - xã hội khi họ ốm đau về thể chất. 4. CTXH trong trong giáo dục giáo dưỡng/cải tạo - Sự giáo dưỡng được định nghĩa như là “sự quản lý hình phạt theo phương thức tại chỗ của người phạm tội trong phạm vi nhất định, cùng với những can thiệp điều chỉnh để họ thay đổi”. Đây là biện pháp giúp họ được sử dụng các biện pháp phục hồi đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng, đồng thời đưa họ trở lại trạng thái bình thường khi họ đã hết hạn cấm đoán. Các chức năng của điều chỉnh và phục hồi được tiến hành bởi các cơ quan đưa ra những thử thách như đối với người vị thành niên và người lớn phạm tội. - Thực hành CTXH trong hệ thống trợ giúp người vị thành niên trong thời gian quản chế đã hoạt động khá hiệu quả. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 47
  49. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI - Một số chức năng của NVCTXH liên quan tới thực hiện thử thách người vị thành niên là:  Chuẩn bị nghiên cứu trường hợp/ca xã hội để tạo thuận lợi cho việc đưa ra quyết định hợp pháp;  Cung cấp tham vấn và các dịch vụ cần thiết khác cho thanh niên và gia đình họ trải qua giai đoạn thanh niên chịu thử thách;  Chuyển giao và huy động các nguồn lực cộng đồng cho thanh niên và/ hoặc gia đình họ;  Cộng tác với các nhóm/ cơ sở khác đang tham gia vào các hoạt động liên quan đến những người thử thách;  Chuẩn bị báo cáo/ đề xuất về những người thử thách chuẩn bị cho việc đưa ra quyết định bởi toàn án (464- 468) 5. CTXH trong tòa án đặc biệt Trong nhiều quốc gia, tòa án đặc biệt được tạo ra để giải quyết các trường hợp đặc biệt như là xung đột vợ chồng và ly hôn, các trường hợp liên quan đến trẻ em và thanh niên, bạo lực đối với phụ nữ, buôn bán người và lạm dụng tình dục, nhập cư và các trường hợp có yếu tố người nước ngoài, các trường hợp sửa đổi về đất và các tranh chấp về đất đai tổ tiên để lại NVCTXH hỗ trợ tòa án trong điều tra, cung cấp hỗ trợ hợp pháp và tham vấn, các dịch vụ hòa giải và chuyển tuyến. 6. CTXH trường học - CTXH trường học chủ yếu để cung cấp dịch vụ giúp đỡ cho những học sinh mà vấn đề của họ xuất phát từ các nguyên nhân xã hội ảnh hưởng đến thành tích học tập trong môi trường học đường. Các vấn đề này có thể được gây ra bởi yếu tố bản thân học sinh, các yếu tố trong gia đình hay ngoài xã hội. - Mục đích của CTXH trường học là cung cấp các dịch vụ nhằm đạt được các kết quả sau đây:  Phục hồi  Hòa giải Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 48
  50. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Huy động các tiềm năng của học sinh, cha mẹ, gia đình họ và trường học và cộng đồng; ngăn ngừa sự điều chỉnh không tích cực. Những mục đích này xác địch chức năng đặc biệt của NVCTXH trường học, cụ thể là, như là nhà chuyên gia, thông qua khả năng nghề nghiệp của họ, tạo sự nỗ lực của các giáo viên, các nhà quản lý, và các chuyên gia khác trong quá trình trợ giúp các học sinh phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục (trang 469). 7. Dịch vụ xã hội cho nhóm người đặc biệt - Nhiều NVCTXH làm việc trong các cơ sở xã hội dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Những người này bao gồm người nghiện, phụ nữ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người được tha tù và bệnh nhân của các trại tâm thần, người già và người tàn tật. (trang 472- 482)  Người nghiện: Làm việc với người nghiện là một trong các lĩnh vực hoạt động của nhiều CTXH. Lạm dụng thuốc là thuật ngữ chung bao gồm tất cả các dạng sử dụng thuốc. Mục đích của trị liệu và phục hồi những người nghiện thuốc là phục hồi về xã hội, tâm lý, hướng nghiệp và nghề nghiệp cho người nghiện thuốc với mức độ phù hợp với tiềm năng của thân chủ.  Phụ nữ bị thiệt thòi về mặt xã hội: Phụ nữ bị thiệt thòi về mặt xã hội bao gồm phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới (như bạo lực trong gia đình hoặc đánh vợ, hãm hiếp vợ, tội loạn luân, hãm hiếp, quấy rối tình dục), phụ nữ mại dâm , nạn nhân của xung đột vũ trang và quân sự hóa (gây ra hãm hiếp, tra tấn và tù đày và suy sụp về tài chính do chồng họ bị giam cầm hay bị chết), cha mẹ đơn thân (nghĩa là người mẹ độc thân, góa/ quả phụ, người vợ bị bỏ rơi hay bị sống li thân, người vợ có chồng làm việc ở nước ngoài, người vợ có chồng bị giam cầm, người vợ có chồng là bệnh nhân bị giữ trong bệnh viện với thời gian dài).  Người già: Người già, cũng giống như những thành viên khác của xã hội, cần được có cơ hội để sống hữu ích. Cần có các dịch vụ xã hội cho những người già vì họ không có khả năng tự chăm sóc. Họ cần sự Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 49
  51. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI giúp đỡ về kinh tế, các vấn đề về sức khoẻ và y tế, các nhu cầu và vấn đề về tình cảm, các vấn đề xã hội như các mối quan hệ gia đình và cộng đồng, chăm sóc cá nhân, các nhu cầu giải trí và bố trí sắp đặt cuộc sống.  Người khuyết tật: Như một lĩnh vực hoạt động của thực hành công tác xã hội, làm việc với người khuyết tật nghĩa là làm việc với người như người mù, người điếc, người câm điếc, người bị cụt chân tay, và những người là nạn nhân của các khiếm khuyết thân thể khác bao gồm các bệnh như bệnh hủi, người đau yếu về tâm thần và người tật nguyền. 8. Phúc lợi và Phát triển cộng đồng Thực hành CTXH trong tất cả các môi trường, bao gồm cung cấp các dịch vụ cộng đồng, hoạt động và cộng tác với các nhóm và tổ chức khác nhau, tổ chức cộng đồng để giải quyết vấn đề riêng của cộng đồng. 9. Công nghiệp, Lao động và Việc làm Các dịch vụ phúc lợi xã hội trong lĩnh vực hoạt động các hoạt động công nghiệp hiện đại có liên quan đến các nội dung sau: a) các nỗ lực thiết lập và nâng cao an sinh xã hội, phúc lợi sức khỏe và phúc lợi chung cho người lao động và gia đình họ; b) tìm người lao động thích hợp nhất cho các chủ lao động và công việc phù hợp cho người lao động đang tìm việc làm; c) sử dụng NVCTXH để hỗ trợ người lao động và gia đình họ trong các vấn đề và khó khăn về cá nhân, sức khỏe và tài chính; d) phát triển và duy trì các dịch vụ phúc lợi cộng đồng. 10. Dịch vụ xã hội và hỗ trợ cộng đồng trong quản lý khu vực Xu hướng hiện nay của phi tập trung quản lý và “khu vực hóa các dịch vụ quản lý” trong nhiều quốc gia đã mở ra nhiều hướng hơn cho NVCTXH làm việc với các đơn vị quản lý khu vực. Văn phòng dịch vụ và phát triển xã hội nhận các NVCTXH để cung cấp trợ giúp, khủng hoảng và hỗ trợ khẩn cấp, thực hiện các chương trình Dịch vụ xã hội trong các thôn xã khác nhau, tham gia trợ giúp các nhóm thiệt thòi cùng với các trung tâm và cơ sở khác trong các chương trình giảm Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 50
  52. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI nghèo, hỗ trợ ổn định nơi ở cho các gia đình và cộng đồng và các dịch vụ liên quan khác. 11. Giáo dục và đào tạo công tác xã hội Giáo dục và huấn luyện có thể được xem xét là một lĩnh vực hoạt động của thực hành CTXH vì nó bao gồm việc chuyển tải các kiến thức và kỹ năng của CTXH. Công việc của NVCTXH trong lĩnh vực hoạt động giáo dục CTXH không giới hạn trong phạm vi lớp học. Kiến thức của lĩnh vực hoạt động, là một thành phần chính của giáo dục CTXH chuyên nghiệp, cung cấp nhiều cơ hội cho sự tiếp xúc liên tục với thực hành, thông qua sự giám sát các sinh viên thực hành trong các môi trường CTXH phong phú, đa dạng. 12. Xây dựng kế hoạch phát triển xã hội Một số NVCTXH, thường là người đứng đầu hay quản trị cơ sở tư nhân, có cơ hội tham gia vào xây dựng kế hoạch xã hội, do các tổ chức phúc lợi tự nguyện cũng được giới thiệu trong các hội đồng liên quan tới sự phối hợp và liên kết khu vực. Xây dựng kế hoạch xã hội là một trách nhiệm, là chiến lược của quốc gia vì sự phát triển xã hội bao gồm các hoạt động phúc lợi giúp đảm bảo rằng các kế hoạch và chính sách đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mong muốn của con người; làm giảm các vấn đề xã hội, ngăn cản sự bất ổn xã hội, đạt sự phân phối công bằng các lợi ích, đưa quốc gia đến sự phát triển. Đây là các lĩnh vực hoạt động của CTXH nói chung, nhưng không phải ở quốc gia cũng thực hiện tất cả trong các lĩnh vực kể trên. Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành CTXH khác nhau, sự phát triển khác nhau. Như Phi - lip - pin là một quốc gia phát triển CTXH từ khá sớm và được công nhận là một nghề nghiệp cần phải có nên họ có xây dựng CTXH thành mạng lưới bao gồm tất cả các lĩnh vực. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã hình thành CTXH từ lâu (xem lại phần lịch sử) nhưng do bối cảnh lịch sử riêng biệt mà CTXH trước đây được xem như là công tác từ thiện và thực hiện theo hình thức “phong trào”. Chính vì vậy mà Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 51
  53. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI CTXH ở Việt Nam chưa được xây dựng thành mạng lưới và chỉ thực hiện hạn hẹp trong một vài lĩnh vực. Theo Th.s Nguyễn Thị Oanh2 trong thời gian tới Việt Nam cần có sự quan tâm đặc biệt các lĩnh vực sau:  Gia đình và trẻ em: Tuy rằng, hiện nay trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm, hỗ trợ và quy tụ nhiều NVCTXH nhất nhưng các cách làm của nhà mở, mái ấm chỉ giải quyết cái ngọn. Gia đình nông thôn cũng như thành thị, giàu như nghèo đều đang trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng, cha mẹ đang hụt hẫng trong vai trò của mình trong một xã hội chuyển biến quá nhanh. Do đó, việc đẩy mạnh công tác an sinh gia đình và trẻ em là hết sức bức bách.  Phát triển cộng đồng và Xóa đói giảm nghèo: Đây là lĩnh vực chuyên nghiệp nhất mà ta đã thực hiện từ lâu và cũng đã gặt hái được không ít sự thành công. Tuy nhiên, phương thức phát triển cộng đồng còn phải được phổ biến rộng rãi hơn nữa để phát triẻn địa phương các vùng sâu vùng xa.  Thanh thiếu niên: Tệ nạn xã hội, nạo phá thai, HIV/AIDS, tội phạm, bạo lực đang lan tràn. Stress trong học sinh TP.HCM ngày càng tăng do sự chạy đua theo chỉ tiêu của nhà trường và nhu cầu đòi hỏi cao ở cha mẹ. Giáo dục kỹ năng sống được đưa vào Việt nam từ đầu những năm 90 đến nay nhưng chỉ ở dạng thí điểm ở một số trường.  CTXH học đường: Đây là hoạt động không thể thiếu ở các nước để giải quyết các vấn đề như bỏ học, kỷ luật, bạo lực, quan hệ nhà trường với phụ huynh. Do nhu cầu của thực tế, các phòng tư vấn tâm lý học đường ở TP.HCM được hình thành nhưng cũng chỉ mang tính thí điểm.  CTXH với người khuyết tật: Những hoạt động với người khuyết tật mang tính ban bố và bao cấp khiến cho họ mất cơ hội phát huy tính tự 2 Trích từ Tài liệu Hội thảo Khoa học “Liên kết và Đào tạo CTXH ở Việt Nam”, Đà Lạt, 2004 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 52
  54. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI lực. Cần có sự thay đổi về cái nhìn cũng như cách thực hiện mang tính chuyên nghiệp. - Theo đề án 32 thì Việt Nam phạm vi thực hiện CTXH là:  Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: NVCTXH đánh giá tình hình của thân chủ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ngược đãi, bị bạo hành, bị lạm dụng hoặc bị sao nhãng, bao gồm cả chính bản thân các em và tiềm năng của các mối quan hệ gia đình. NVCTXH có thể can thiệp vào đời sống của gia đình, cộng đồng, sử dụng các phương pháp như tham vấn, liệu pháp gia đình và giáo dục về mặt xã hội để giúp họ hiểu được nhu cầu của con em mình và nâng cao kỹ năng làm cha mẹ và tăng cường khả năng ứng phó.  Đối với các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng hoảng: NVCTXH giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình thông qua việc sử dụng các phương pháp như tham vấn, làm việc với gia đình hoặc liệu pháp gia đình.  Lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên: NVCTXH được quyền hạn trong việc cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ về tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên trước toà án, cho dù trẻ là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo. Họ có thể đi cùng với trẻ em hoặc người chưa thành niên thay cho cha mẹ và người giám hộ. Các NVCTXH cũng góp phần giáo dục định hướng, hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên phạm tội phục hồi nhân phẩm sau khi ra khỏi trường giáo dưỡng hoặc tìm việc làm cho các em.  Trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học: các vấn đề trong cuộc sống gia đình hoặc trong trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh, sinh viên. NVCTXH sẽ tiến hành giáo dục và tham vấn cho những học sinh, sinh viên gặp phải những vấn đề trong học tập. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 53
  55. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI  Lĩnh vực sức khỏe, bao gồm cả sức khoẻ tâm thần (tại các bệnh viện và phòng khám): NVCTXH hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc (nếu sẵn có những dịch vụ đó). Đồng thời, NVCTXH cũng đóng vai trò là cán bộ quản lý trường hợp để điều phối dịch vụ cho người già cô đơn, giám sát những thay đổi trong nhu cầu của họ để tìm kiếm dịch vụ cần đáp ứng. Bảo trợ xã hội cho người tàn tật: NVCTXH đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người tàn tât. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người tàn tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, NVCTXH cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người tàn tật và gia đình của học.  Phát triển cộng đồng tại các khu phố, cụm dân cư: NVCTXH giúp đỡ khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề trong cộng đồng của mình và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề của khu phố, cụm dân cư của mình.  Nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách xã hội: NVCTXH tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác động đến xã hội. Họ cũng hỗ trợ chính quyền xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội, ví dụ như đóng vai trò là tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình tại các cơ quan nhà nước. II. CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI 1. Dịch vụ xã hội Là các tổ chức cá nhân và xã hội thực hiện các hoạt động xã hội đáp ứng cả nhu cầu bình thường và đặc biệt của cá nhân và gia đình đảm bảo các quyền cơ bản của con người nhằm đem lại sự phát triển và cải thiện cuộc sống. Hệ thống dịch vụ xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, an sinh, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở Trong mọi xã hội đều xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản nhưng có một bộ phận không nhỏ dân chúng ở các vùng xa xôi, dân tộc thiểu số, những người Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 54
  56. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI nghèo ở thành thị và nông thôn, những người HIV/AIDS, những người khuyết tật không có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ mà họ mong muốn. Trong CTXH, người NVCTXH đóng vai trò làm cầu nối cho các thành phần kể trên có được cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội. 2. An sinh xã hội Theo tác giả B.R Compton (Introduction to Social Welfare and Social work – Nhập môn an sinh xã hội (ASXH) và CTXH, 1980), ASXH:  Một thiết chế  Bao gồm các chính sách và luật pháp  Thực thi bởi các tổ chức tự nguyên hay của nhà nước  Thông qua đó một mức độ tối thiểu được xác định về dịch vụ xã hội, tiền và các quyền lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở )  Được phân phối cho cá nhân, gia đình và cộng đồng  Nhằm mục đích phòng ngừa, giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội để cải tiến anh sinh của các nhân, nhóm và cộng đồng một cách trực tiếp. - ASXH là hệ thống các biện pháp và dịch vụ xã hội nhằm giúp cá nhân, tập thể và cộng đồng vươn tới các tiêu chuẩn tốt đẹp của cuộc sống, sức khỏe và mội quan hệ cá nhân và xã hội giúp phát triển tối đa các khả năng và tăng phúc lợi hài hòa với nhu cầu của gia đình và cộng đồng3. - Ở các nước đang phát triển, nó liên quan đến các vấn đề nghèo đói, thất học, bệnh tật, thất nghiệp, suy dinh dưỡng, nhà ở và các vấn đề khác của xã hội. Ví dụ: Việt Nam, Nhà nước thực hiện rất nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ các thành phần yếu kém trong xã hội như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo công ăn việc làm, chương trình tín dụng trợ vốn sản xuất, cải tạo nhà ổ chuột, phát triển nông thôn 3 Lê Chí An, Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Thị Nhẫn - Các thuật ngữ trong CTXH - ĐH Mở Bán công TP.HCM, 1995 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 55
  57. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 56
  58. Giới thiệu nghề Công tác Xã hội SDRC - CFSI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Charles H, Zastrow (1999). The Practice of Social Work – CTXH Thực hành. Cole Publishing Company, United States of America. [2] Dean H. Hepworth & Jo Ann Larsen (1993). Direct Social Work Practice – Hướng dẫn CTXH Thực hành. Cole Publishing Company, Pacific Grove, California. [3] Nguyễn Thị Oanh, CTXHđại cương, NXB Giáo dục, 1998. [4] Th.s Đoàn Tâm Đan và Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích (2005), Tài liệu Tập huấn CTXHcá nhân, Tài liệu của SDRC lưu hành nội bộ. [5] Th.s Chu Dũng và Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009), Tài liệu Tập huấn CTXHcá nhân, SDRC Tài liệu của SDRC lưu hành nội bộ. [6] Prof. Rosetta (2011), Tài liệu Tập huấn CTXH cá nhân, Dự án Thúc đẩy ngành CTXH phát triển bền vững ở Việt Nam. [7] Tài liệu tập huấn - Khoá đào tạo CTXH cho các nhà quản lý trong lĩnh vực CTXH (CSWA), Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam MOLISA-ULSA-CFSI- ASI - AP-UNICEF 2011 [8] Tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học “CTXH – Kết nối và Chia sẻ”, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011. [9] Tài liệu Hội nghị Triển khai Đề án phát triển nghề CTXH trong lĩnh vực Y tế, 2011. [10] Tài liệu Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ, 2011. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 57