Giáo trình Giới và đói nghèo

pdf 46 trang huongle 4410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giới và đói nghèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_gioi_va_doi_ngheo.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giới và đói nghèo

  1. SÁNG KIẾN QUẢN LÝ VỀ GIỚI VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ ở Châu Á và Thái Bình Dương 6 GIỚI VÀ ĐÓI NGHÈO
  2. SÁNG KIẾN QUẢN LÝ VỀ GIỚI VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG: GIỚI VÀ ĐÓI NGHÈO Quan điểm trình bày trong tài liệu này là của các tác giả và không nhất thiết đại diện cho Liên Hợp Quốc, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc hợp tác với nhiều đối tác trong xã hội nhằm hỗ trợ các quốc gia vững vàng trong khủng hoảng, chèo lái và duy trì tăng trưởng nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. Có mặt tại 177 quốc gia và vùng lãnh thổ, chúng tôi mang đến triển vọng toàn cầu cũng như sự hiểu biết địa phương nhằm thúc đẩy trao quyền sống và xây dựng quốc gia vững mạnh. Ấn phẩm do Trung tâm Vùng Châu Á – Thái Bình Dương xuất bản Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Bangkok Thái lan Trang bìa: Nhóm phụ nữ nông thôn Ấn Độ nghỉ ngơi sau công việc (Devendra/ UNDP) Thiết kế: Inís Communication © UNDP, tháng 9 năm 2012
  3. GIỚI THIỆU Học phần này giới thiệu những định nghĩa và thước đo về đói nghèo, đồng thời tìm hiểu sự tương tác về giới ảnh hưởng tới đói nghèo như thế nào – trong khi khái niệm này đang được những nhà hoạch định chính sách định nghĩa một cách cơ bản thông qua nhấn mạnh tầm quan trọng của hộ gia đình như một thiết chế xã hội. Học viên sẽ tìm hiểu những khía cạnh giới của đói nghèo và những khái niệm như là sự nữ hoá đói nghèo, hay đói nghèo về thời gian. Học phần kết thúc bằng một phiên thảo luận ngắn gọn về các mối liên hệ giữa chính sách việc làm, các mối quan hệ giới và đói nghèo. 6 1
  4. mục tiêu học tập 1. Giúp học viên hiểu được định nghĩa và thước đo đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng. 2. Đảm bảo rằng học viên nhận thức được mối quan hệ giữa đói nghèo và cấu trúc hộ gia đình. 3. Giúp học viên có thể tháo gỡ, bóc tách những khía cạnh giới trong sự vận động của đói nghèo. 4. Giúp học viên có thể đưa ra những gợi ý chính sách liên quan đến các quá trình đói nghèo trong khuôn khổ tương tác về giới. Nội dung I. Định nghĩa và đo lường đói nghèo A. Đói nghèo: Một khái niệm phức tạp. B. Đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng. C. Tính dễ bị tổn thương. D. Đói nghèo tương đối. II. Đói nghèo và các cấu trúc hộ gia đình. III. Giới và nghèo đói. A. Tính nữ trong đói nghèo. B. Những tương tác bên trong hộ gia đình. IV. Xoá đói giảm nghèo và giới: vấn đề và các yếu tố tác động. A. Tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. B. Việc làm và đói nghèo. C. Giới, việc làm và đói nghèo. D. Điều chỉnh kinh tế, các chiến lược trong chính sách xoá đói giảm nghèo và giới. 2
  5. Thời lượng Một ngày. BÀI TẬP 1 Mục tiêu: trực tiếp tham gia bài trình bày và phiên thảo luận về định nghĩa và cách thức đo lường đói nghèo trong Phần 1 của học phần này. Học viên tự chia thành các nhóm từ bốn đến năm người. Nhiệm vụ của họ là suy nghĩ dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân về chính quốc gia của mình để thảo luận về chủ đề đói nghèo thực sự là gì. Học viên được khuyến khích nghĩ về đói nghèo không chỉ theo nghĩa thông thường khi xét về mặt thiếu thu nhập, mà còn về những khía cạnh khác của đói nghèo chẳng hạn như thiếu lương thực, nước và chỗ ở, tình trạng sức khoẻ, thiếu cơ hội, thiếu nguồn nhân lực trong các ngành, ví dụ như ngành y tế, thiếu năng lực ở chính quyền cấp trung 6 ương và địa phương, sự cô lập xã hội và các vấn đề khác. Mỗi nhóm nên dành 20 phút để đưa ra định nghĩa riêng về đói nghèo trong đó có các khía cạnh về thu nhập và phi thu nhập. Học viên được khuyến khích suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ của các cách thức xác định đói nghèo điển hình. Khi đã đưa ra được định nghĩa, học viên nên dành thêm 20 phút nữa để suy nghĩ và thảo luận về những câu hỏi sau đây: „„ Đã có khía cạnh giới trong định nghĩa về đói nghèo của họ chưa? „„ Nữ giới hay những người giới tính thứ thứ ba trải nghiệm đói nghèo có khác với nam giới không? „„ Nữ giới và những người giới tính thứ ba ứng phó với đói nghèo theo các cách khác với nam giới hay không? „„ Nữ giới và nam giới trong một gia đình ứng phó với đói nghèo bằng cách nào? 3
  6. „„ Khi xem xét khu vực Châu Á và Thái Bình Dương một cách riêng biệt, có sự khác nhau đáng kể nào trong việc xác định ý nghĩa thực sự của ‘đói nghèo’ tại mỗi khu vực không? Các nhóm sẽ trình bày định nghĩa về đói nghèo và các khía cạnh giới trong đói nghèo trước cả lớp, sau đó sẽ là phiên thảo luận nhóm về những vấn đề được nêu ra ở trên. I. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƯỜNG ĐÓI NGHÈO Mục tiêu: giúp học viên hiểu được định nghĩa và thước đo đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng. A. Đói nghèo: Một khái niệm phức tạp A. Đói nghèo là một khái niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó để định nghĩa. Đói nghèo thường được mô tả như một tình trạng theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Theo cách tiếp cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất. B. Sự thiếu thốn vật chất còn có thể được thể hiện qua những nét đặc trưng của những khu vực mà người nghèo thường sinh sống, là những nơi thường thiếu điện, nước sạch hay nhà vệ sinh và các dịch vụ khác. Tại các khu vực này, ngay cả một hộ gia đình có điều kiện kinh tế chi trả cho những dịch vụ kể trên cũng có thể gặp khó khăn về nguồn cung. Nói một cách khác, sự thiếu thốn vật chất còn thể hiện ở những khía cạnh về địa lý. 4
  7. Bảng 1:1 số liệu về số dân không tiếp cận được nguồn nước sạch ở nông thôn 1990 1995 2000 2005 2008 Đon vị tính: nghìn Đông và Đông-Bắc Á 386,978 321,048 257,862 185,633 147,705 Đông-Nam Á 125,065 116,916 103,361 87,716 83,701 Nam và Tây-Nam Á 319,634 313,647 279,855 245,905 214,703 Bắc và Trung Á 21,197 19,421 17,634 15,327 15,303 Thái Bình Dương 2,714 3,112 3,580 3,971 4,251 Châu Á và Thái Bình Dương 855,699 774,223 662,332 538,556 465,644 LLDC 30,634 36,783 35,615 32,900 31,760 LDC 66,881 76,704 74,859 70,856 70,394 Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) 124,549 116,411 102,962 87,342 83,367 ECO 50,832 56,336 53,986 49,336 46,470 SAARC 306,577 302,392 270,827 239,554 209,860 6 Trung Á 10,820 10,499 10,296 9,573 9,576 Các quốc đảo phát triển ở Thái 3,025 3,445 3,929 4,315 4,602 Bình Dương Các nước có thu nhập bình quân 70,077 79,484 77,674 73,113 72,443 thấp Các nước có thu nhập bình quân 748,777 665,315 561,462 448,713 378,966 trung bình Các nước có thu nhập bình quân 28,514 24,786 19,825 14,724 13,174 trung bình cao Các nước có thu nhập bình quân 8,154 4,473 3,224 1,885 956 cao Châu Phi 280,618 301,860 318,765 332,328 343,650 Châu Âu 4,995 3,789 2,641 1,897 1,825 1 Niên giám thống kê Châu Á và Thái Bình Dương năm 2011. Table 1.40 Access to water-people affected. affected.pdf 5
  8. Châu Mỹ Latin và vùng Caribe 65,459 58,167 52,550 43,904 37,982 Bắc Mỹ 2,533 2,663 2,825 2,968 3,050 Các nước/khu vực khác 11,307 13,719 15,791 18,131 20,138 Thế giới 1,226,674 1,159,647 1,059,569 941,647 875,734 6
  9. Bảng 2:2 số liệu về số dân không tiếp cận được hệ thống vệ sinh, TỔNG SỐ 1990 1995 2000 2005 2008 Đon vị tính: nghìn Đông và Đông-Bắc Á 685,053 677,795 657,866 625,604 608,950 Đông-Nam Á 250,833 235,509 214,327 192,268 182,019 Nam và Tây-Nam Á 916,588 975,944 1,011,398 1,044,310 1,042,384 Bắc và Trung Á 27,713 28,375 26,469 23,627 25,392 Thái Bình Dương 3,259 3,649 4,153 4,632 5,003 Châu Á và Thái Bình Dương 1,884,985 1,922,816 1,915,679 1,891,871 1,865,129 LLDC 39,963 46,347 46,865 47,112 49,714 LDC 140,014 141,693 138,128 131,375 129,985 Hiệp hội Đông Nam Á 250,205 234,850 213,762 191,702 181,479 (ASEAN) ECO 115,904 126,816 132,786 135,267 136,527 SAARC 898,599 956,955 992,018 1,024,960 1,023,002 6 Trung Á 8,441 9,044 7,390 4,927 6,780 Các quốc đảo phát triển ở 2,836 3,174 3,622 4,043 4,380 Thái Bình Dương Các nước có thu nhập bình 148,318 150,525 147,536 140,979 139,742 quân thấp Các nước có thu nhập bình 1,690,790 1,725,081 1,721,906 1,706,731 1,678,542 quân trung bình Các nước có thu nhập bình 43,742 45,014 44,106 42,018 44,719 quân trung bình cao Các nước có thu nhập bình 31 36 0 0 0 quân cao Châu Phi 406,777 451,882 496,512 545,200 576,163 Châu Âu 21,189 19,819 18,933 18,240 17,928 Châu Mỹ Latin và vùng Caribe 137,014 132,511 129,025 120,108 114,621 2 Niên giám thống kê Châu Á và Thái Bình Dương năm 2011. Table 1.42 Access to sanitation- people affected. sanitation-people-affected.pdf 7
  10. Bắc Mỹ 0 0 0 0 0 Các nước/khu vực khác 23,885 26,126 26,448 26,840 26,101 Thế giới 2,502,839 2,581,501 2,614,680 2,630,636 2,628,709 8
  11. C. Thiếu thốn vật chất thể hiện ở khía cạnh địa lý là một vấn đề lâu đời trong lịch sử loài người. Điểm khác biệt về đói nghèo trong thế kỷ 21 là vì các cá nhân: „„ Có ý thức hơn về sự thiếu thốn vật chất của bản thân. „„ Nhìn nhận sự thiếu thốn vật chất một cách tiêu cực. „„ Cảm thấy khó khăn trong việc vượt qua sự thiếu thốn vật chất Điều này đúng cho khu vực Châu Á và Thái Bình Dương cũng như đúng cho toàn thế giới. Việc không được đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản trong cuộc sống đã khiến cho con người có cảm giác không an toàn, dễ bị tổn thương và cảm thấy ‘thấp cổ bé họng’ trong mối quan hệ với người khác, là những dấu hiệu điển hình của những người thiếu thốn về vật chất. D. Những dấu hiệu này cho thấy đói nghèo là kết quả của một loạt các tác động về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoá - những tác động có nguồn gốc nội tại và phát sinh trong quá trình vận hành giữa các cộng đồng và xã hội, những tác động này đồng thời cũng tạo ra sự giàu có cùng tồn tại song song với sự thiếu thốn 6 vật chất và sự xa lánh của xã hội. 9
  12. B. Đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng A. Hầu hết những phân tích và can thiệp trong đói nghèo đều không giải quyết được những vấn đề đa chiều của đói nghèo, mà chỉ tập trung vào khía cạnh thiếu thốn vật chất. Vì vậy khi mọi người nói về xoá đói giảm nghèo, có nghĩa là sự suy giảm trong thu nhập hay đói nghèo trong tiêu dùng ở mức độ hộ gia đình. Có rất nhiều những khái niệm liên quan như sau: „„ Đói nghèo trong thu nhập là khi tổng thu nhập của cả gia đình ở dưới một ngưỡng nhất định nào đó, còn gọi là ngưỡng đói nghèo. Ngưỡng này thường được điều chỉnh theo quy mô và thành phần hộ gia đình (‘số lượng người trưởng thành tương ứng’) và thường được thể hiện qua các thuật ngữ về tiền (‘thước đo bằng tiền’) „„ Đói nghèo trong tiêu dùng là khi tổng chi tiêu của cả gia đình ở dưới một ngưỡng nhất định. Và ngưỡng này cũng được thể hiện qua số lượng người trưởng thành tương ứng trong một hộ gia đình và các thước đo bằng tiền. „„ Đói nghèo tính theo đầu người là số lượng những cá nhân sống trong các hộ gia đình ở một quốc gia hoặc một khu vực, mà thu nhập hay mức tiêu dùng của họ ở dưới một ngưỡng đói nghèo cụ thể. Đói nghèo tính theo đầu người là thước đo chính xác về số lượng người nghèo. „„ Tỷ lệ đói nghèo là đói nghèo tính theo đầu người được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trên toàn dân số. „„ Chiều sâu đói nghèo là một thước đo nhằm xác định xem các cá nhân trong hộ gia đình ở một quốc gia hay một khu vực ở dưới ngưỡng đói nghèo bao nhiêu, đồng thời đây cũng là thước đo mức độ nghiêm trọng của tình trạng đói nghèo. „„ Đói nghèo về thời gian là khi các cá nhân không có đủ thời gian cần thiết để tham gia vào các hoạt động như chăm sóc bản thân, giáo dục, giải trí và các hoạt động khác nhằm duy trì một cuộc sống cân bằng sau khi đã thực hiện các công việc có thu nhập (SNA) cũng như không có thu nhập. Khái niệm nghèo đói về thời gian rất hữu dụng khi bàn về việc sử dụng thời gian và 10
  13. những công việc không được trả công, và khái niệm này có thể được đo bằng cách tiến hành khảo sát về việc sử dụng thời gian như đã đề cập trong Học phần 4 (Giới, Số liệu và Các chỉ số). B. Đói nghèo trong tiêu dùng cũng đôi khi được đo bằng một nhóm hàng hoá cụ thể để nhấn mạnh nhận thức về sự thiếu thốn một nhu cầu thiết yếu nào đó. Ví dụ như, những hộ nghèo không có vườn, đất đai của riêng mình để sản xuất tự cung tự cấp, có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn vào lương thực. Thiếu nước cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh cho sự thiếu thốn một nhu cầu thiết yếu căn bản. C. Tình trạng nghèo đói và tỷ lệ nghèo đói thường được ước tính bằng việc sử dụng các số liệu khảo sát thu thập được qua nhiều cách được mô tả trong Học phần 4, mặc dù những người tham gia trả lời khảo sát thường khai không đầy đủ về thu nhập của mình, khiến cho mức đói nghèo thường cao hơn thực tế. Hơn nữa, những số liệu báo cáo về thu nhập là không đáng tin cậy khi nó liên quan tới loại thu nhập không ổn định, như là thu nhập hay tiền lương không thường xuyên. Vì lý do này, nhiều nhà nghiên 6 cứu thích sử dụng các công cụ đã được xây dựng một cách chi tiết để đo lường về nghèo đói trong tiêu dùng, mặc dù tiêu dùng cũng thường không được đo lường một cách chính xác và đòi hỏi một thiết kế phiếu điều tra cực kỳ tỉ mỉ. Các khảo sát được sử dụng để ước tính tình trạng và tỷ lệ đói nghèo cũng có thể bỏ sót những khu vực nghèo nhất (như là những người di cư bất hợp pháp) vì họ không được tính tới trong bản đồ nghèo đói, những người du canh, du cư và những người lang thang vì họ không được tính là hộ gia đình. Các cộng đồng ở nông thôn hay ở vùng xa xôi hẻo lánh thường không được tính tới bởi các nghiên cứu về đói nghèo vẫn chưa được cấp vốn để tiếp cận những khu vực hẻo lánh hơn, bởi những hạn chế do di chuyển theo mùa vẫn chưa được chú ý, bởi có vẻ khó khăn để triển khai hậu cần và/hoặc chúng quá gây bất tiện cho các nhà nghiên cứu. Ở Châu Á và Thái Bình Dương, có một vấn đề phức tạp nữa đó là số lượng các ngôn ngữ được sử dụng tại đây. Các nhà nghiên cứu cũng gặp khó khăn khi thực hiện nghiên cứu về đói 11
  14. nghèo ở những khu vực có nội chiến. Những nhóm người thường xuyên được nghiên cứu là đối tượng chủ chốt và được dùng để khái quát hóa cho tất cả các nhóm khác. Mặc dù vậy, nghiên cứu về bạo lực ở Châu Á và Thái Bình Dương do Tổ chức Y tế Thế giới WHO thực hiện là một ngoại lệ cho phương pháp này. Ảnh do Dr. Abul Hossain chụp. D. Tỷ lệ nghèo đói có thể được áp dụng cho toàn bộ dân số cũng như cho nữ giới và nam giới. Nếu được áp dụng cho nhóm đối tượng là nữ giới và nam giới thì những số liệu phân tách giới đã thảo luận trong Học phần 4 sẽ cần được thu thập. Ví dụ như tỷ lệ nghèo của phụ nữ có thể được tính bằng tỷ lệ phần trăm phụ nữ và trẻ em gái sống trong những hộ gia đình nghèo trên tổng dân số nữ. Thông thường, tỷ lệ nghèo của nữ giới được dùng để mô tả những rủi ro về đói nghèo mà phụ nữ phải đối mặt. Tuy nhiên, cần thận trọng cân nhắc sử dụng tỷ lệ đói nghèo ở nữ giới: „„ Nếu đói nghèo được định nghĩa theo cách truyền thống xét theo hộ gia đình, thì nữ giới, nam giới, những người thuộc giới tính thứ ba và trẻ em sống trong một hộ gia đình nghèo đều bị coi là nghèo. Điều này không được tính tới trong phân chia của cải vật chất và thu nhập trong gia đình, nhưng lại liên 12
  15. quan tới việc kiểm soát của cải tích luỹ cũng như các nguồn thu nhập của gia đình. Những vấn đề này sẽ được bàn luận thêm ở phần sau. „„ Thể hiện tỷ lệ nghèo đói theo các nhóm cá nhân cụ thể, như nữ giới, những người thuộc giới tính thứ ba hay nam giới có thể không cho ta biết nhiều về rủi ro đói nghèo mà các cá nhân phải đối mặt nếu không hiểu về cấu trúc hộ gia đình. a. Hộ gia đình có quy mô lớn chừng nào? b. Ai là người kiểm soát các nguồn lực? c. Ai là người có thể tiếp cận các nguồn lực? d. Có bao nhiêu người tham gia các vào các công việc được đề cập trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)? e. Có bao nhiêu người tham gia vào loại hình công việc mà căn cứ theo các quy định của hệ thống tài khoản quốc gia, được tính tới trong đó? f. Có bao nhiêu người tham gia vào những công việc không 6 được trả lương ngoài quá trình sản xuất? g. Có phải trẻ em, người mang bệnh, người khuyết tật hay những người cao tuổi trong gia đình đang ngày càng phụ thuộc vào những công việc chăm sóc không được trả công? h. Ở một số cộng đồng, phụ nữ trở thành một phần trong đại gia đình của người đàn ông sau khi kết hôn. Ở một số cộng đồng khác, phụ nữ và đàn ông xây dựng gia đình riêng sau khi kết hôn. Và tại một số cộng đồng khác thì phụ nữ và đàn ông trở thành một phần của đại gia đình của cả hai sau khi kết hôn. Những nguyên tắc và nghi lễ ở cộng đồng xoay quanh việc hình thành các hộ gia đình và do vậy cấu trúc hộ gia đình gắn liền với các mối quan hệ giới, điều này chứa đựng các rủi ro về đói nghèo mà nữ giới và nam giới phải đối mặt, gồm cả các nguy cơ đói nghèo khác nhau của hai giới. Chưa có nghiên cứu nào về việc xây dựng hộ gia đình của những người thuộc giới tính thứ ba. 13
  16. C. TÍNH dễ bị tổn thương Nguy cơ dễ bị tổn thương tập trung vào những thay đổi trong địa vị kinh tế-xã hội và một số nhóm kinh tế-xã hội nhất định đặc biệt dễ bị tổn thương hơn, ví dụ như những cú sốc về địa-vật lý hay trước những chương trình điều chỉnh cơ cấu (xem Học phần 8). Nguy cơ dễ bị tổn thương khác với đói nghèo ở chỗ đây là một quá trình, là tình trạng thiếu an toàn và không ổn định. Người nhập cư hay công nhân thời vụ là những đối tượng dễ bị tổn thương. Những người dân ở Maldives hay Kiribati - hai quốc gia đang bị đe dọa từ sự thay đổi mực nước biển có nguyên nhân do sự nóng lên toàn cầu – là những đối tượng dễ bị tổn thương. Nguy cơ dễ bị tổn thương là một khái niệm linh hoạt và không giống nhau giữa các hộ gia đình. Những nhà nghiên cứu ở Peru đã đưa ra bảng sau để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Bảng 3:3 Đặc điểm của các hộ gia đình và cá nhân và sự dễ bị tổn thương về mặt kinh tế4 5 Nguy cơ Đặc điểm dễ bị tổn Lý do thương Sinh sống ở khu vực nông Giảm Ít bị phụ thuộc lẫn nhau; nhiều khả thôn năng tự sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân Những hộ gia đình nhỏ Tăng Không đa dạng về nguồn thu nhập Lao động trí óc5 Giảm Công việc ổn định hơn 3 Glewwe, P., Hall, G. (1998), “Liệu có nhóm dân số nào bị tổn thương do khủng hoảng kinh tế vĩ mô hơn những nhóm khác không? Kiểm chứng giả thuyết dựa trên dữ liệu thu được từ Peru”, Journal of Development Economics, Volume 56: 181–206 4 Số liệu của Peru không bao gồm số liệu ở nông thôn, đồng thời không làm rõ số liệu về các hộ gia đình thiểu số người gốc Anh-điêng 5 Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và các kết quả cho thấy không có “công việc ổn định“ lâu dài 14
  17. Những người làm việc cho Giảm Lý do như trên nhà nước6 Lao động chân tay Tăng Công việc thiếu ổn định Những gia đình có nhiều tài Giảm Có thể bán tài sản đi, cầm cố, thế sản chấp tài sản Các thành viên nữ trong hộ Tăng Hạn chế sự tham gia vào thị trường gia đình lao động Người cao tuổi Tăng Như trên Người ốm hoặc khuyết tật Tăng Như trên Trẻ em Tăng Như trên Dân tộc thiểu số Tăng Như trên Những hộ gia đình có nhiều Giảm Có sự đảm bảo phi chính thức trong họ hàng, người thân nội bộ gia tộc, những nghĩa vụ lâu dài Tiếp cận với tín dụng Giảm Vay mượn để tiêu dùng Công nhân có kinh nghiệm Cả tăng và Ít khả năng bị mất việc; Nguồn nhân (lớn tuổi) giảm lực không còn khi công việc không còn (tuỳ theo từng công việc cụ thể) Người có học vấn cao Giảm Thuận lợi hơn nhờ công nghệ phát triển; thích nghi tốt hơn 6 Sự thiếu ổn định của công việc làm phụ nữ dễ bị tổn thương. Một số nhà máy sử dụng công nhân nữ trong tình trạng là “người học việc” trong thời gian dài để duy trì chi phí ở mức thấp, sau đó cho những người này làm việc tại nhà với chế độ khoán sản phẩm và tuyển dụng thêm 1 đợt “người học việc” khác. Khảo sát về sự linh hoạt trong việc làm ở Phillipines cho thấy mức độ thiếu ổn định càng cao thì công việc đó càng có nhiều lao động nữ, và những người phụ nữ này lại càng dễ bị tổn thương trước những điều kiện làm việc bị bóc lột sức lao động.6 Đói nghèo có thể chỉ mang tính tạm thời hoặc kéo dài triền miên. Đặc trưng của đói nghèo được thể hiện cả ở sự thiếu thốn vật chất và sự xa lánh của xã hội, đồng thời được thể hiện sâu sắc ở khía cạnh địa lý. 6 Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và các kết quả cho thấy không có “công việc ổn định“ lâu dài 15
  18. D. ĐÓI Nghèo tương đối A. Mặc dù thước đo đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích về đói nghèo trong kinh tế, thì đói nghèo tương đối lại là một khái niệm được sử dụng rộng rãi như một khái niệm thay thế, tập trung vào sự bất bình đẳng. Khi bất bình đẳng gia tăng thì đói nghèo tương đối cũng gia tăng. Đói nghèo tương đối có thể được đo bằng cách sử dụng các công cụ đo lường thu nhập và tiêu dùng. B. Thước đo phổ biến nhất được sử dụng để đo bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu dùng là hệ số Gini - hệ số này thay đổi trong khoảng từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). C. Giới là một yếu tố quyết định trong bất bình đẳng về thu nhập và tiêu dùng trong nội bộ và giữa các hộ gia đình, khi mà phụ nữ và đàn ông có quyền tiếp cận và kiểm soát khác nhau đối với thu nhập và của cải, như đã thảo luận ở Học phần 5 (Việc làm và Thị trường Lao động). Vẫn chưa có một nghiên cứu đáng tin cậy nào về yếu tố giới trong các hộ gia đình, bao gồm cả những người thuộc giới thứ ba. D. Không có mối quan hệ cố định nào giữa tỷ lệ nghèo và sự bất bình đẳng. Có thể xảy ra tỷ lệ nghèo giảm so với chuẩn nghèo cố định trong khi nghèo tương đối tăng. Điều đã từng xảy ra ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Cũng có khả năng tỷ lệ nghèo tăng lên so chuẩn nghèo cố định trong khi nghèo tương đối tăng; tình trạng có thể đã xảy ra ở Bắc Triều Tiên. Và cũng có khả năng tỷ lệ nghèo so với chuẩn nghèo giảm đi, đồng thời nghèo tương đối cũng giảm, mặc dù ở Châu Á và Thái Bình Dương chưa ghi nhận hiện tượng này nhưng ở Brazil thì có. e. Đói nghèo ở Thái Bình Dương Đói nghèo ở Thái Bình Dương bộc lộ qua một số hình thức như sự xa lánh của xã hội, thiếu các cơ hội tham gia (khả năng tiếp cận các nguồn 16
  19. lực), cũng như nghèo đói về khía cạnh tài chính. Nghèo đói ở khu vực này tác động lên một số lĩnh vực do thiếu các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, nước, điện và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thiếu các cơ hội để tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế-xã hội của cộng đồng.7 Nghèo đói còn là kết quả của quá trình di cư của rất nhiều người lao động lành nghề khỏi các hòn đảo ở Thái Bình Dương, họ mang theo những kỹ năng và hậu quả là gây ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ tại nhiều hòn đảo và quốc gia trong khu vực này. Trong những nền văn hoá mang nặng tính cộng đồng ở Thái Bình Dương, sự kỳ thị cũng dễ nhận ra khi một người không thể đáp ứng những trách nhiệm truyền thống với gia đình, làng xã cũng như trách nhiệm tôn giáo với nhà thờ. Các dữ liệu dùng để để đo chuẩn nghèo (1.25 đô la Mỹ một ngày) theo Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) (theo điều chỉnh của Ngân hàng Thế giới) không sẵn có ở khu vực Thái Bình Dương, và cần bổ xung thêm các chỉ số khác cho phù hợp với bối cảnh của Thái Bình Dương. Rất nhiều nhu cầu và trách nhiệm của người dân đã được đáp ứng thông qua nền nông nghiệp tự cung tự cấp và hoạt động đánh bắt cá, hàng hoá và dịch vụ vẫn được cung cấp mà không cần tới trao đổi tiền tệ. Tuy vậy, nền kinh 6 tế tiền tệ đang phát triển và mong muốn được sở hữu những hàng hoá hiện đại đã thay đổi cơ cấu gia đình truyền thống và tạo ra các kỳ vọng về những phần thưởng bằng tiền nhờ ‘lao động’. Người dân cũng ngày càng kỳ vọng là chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp nhiều dịch vụ hơn, đặc biệt là ở những nơi có tham nhũng và các chính trị gia sử dụng ngân khố quốc gia cho lợi ích cá nhân. Trong khi chưa có đầy đủ số liệu thích hợp để đo lường đói nghèo trong khu vực thì các bằng chứng đã chỉ ra rằng việc không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản đang ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia thuộc Thái Bình Dương, với tổng số 1/3 dân số ở khu vực này không có thu nhập hay không được tham gia vào nền sản xuất tự cung tự cấp để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.8 Dễ dàng nhận thấy hình thức và mức độ đói 7 Abbott, D. (2006), Poverty in the Pacific: Definitions, trends and issues. 8 AusAID (2009b), Tracking development and governance in the Pacific. http:/www.ausaid.gov.au/ hottopics/topic.cmf?ID=2727_6779_5813_3449_2537%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20 17
  20. nghèo khác nhau ở các khu vực thành thị nơi mà nền kinh tế tự cung tự cấp không thực sự mạnh mẽ và việc làm thì không phải lúc nào cũng sẵn có. Số lượng người nghèo trong các khu ổ chuột đang tăng lên ở Suva (Đảo Fiji), Honiara (Đảo Solomon) và Port Moresby (PNG) bổ sung thêm nhiều đặc trưng về đói nghèo trên toàn thế giới, ví dụ như người ăn xin/trông chờ vào cứu trợ và người vô gia cư. Những người sinh sống trong khu ổ chuột cũng ‘nghèo’ bởi họ không có đất đai để trồng trọt. Ngay cả đối với những người có việc làm thì tiền lương thường thấp, khiến cho việc duy trì những nhu cầu thiết yếu trở nên rất khó khăn, bao gồm cả việc đảm bảo giáo dục và y tế cho trẻ em.9 Tìm kiếm việc làm với tiền công cao hơn vẫn là động lực để mọi người rời bỏ Thái Bình Dương để tìm kiếm các công việc có thu nhập cao hơn ở các quốc gia phát triển hơn. Phụ nữ đặc biệt là những phụ nữ ở khu vực nông thôn đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước đói nghèo và các tác động của nó. Phụ nữ phải hứng chịu rủi ro đói nghèo cao hơn do có sự phân biệt đối xử trong lực lượng lao động, thiếu quyền sở hữu, và phải gánh trách nhiệm nặng nề liên quan tới việc đồng áng tự cung tự cấp, trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng. Những hộ gia đình có phụ nữ làm chủ đang trở nên phổ biến hơn và đặc biệt dễ bị tổn thương trước đói nghèo.10 Song song với khó khăn và đói nghèo là nền công nghiệp tình dục đang phát triển, sử dụng phụ nữ địa phương, cả trẻ em nam và nữ, cũng như nạn buôn bán phụ nữ từ Châu Á. Tình trạng lạm dụng tình dục đang diễn ra hết sức phổ biến trong ngành khai thác gỗ, đánh cá và khai mỏ ở các quốc gia như PNG, Quần đảo Solomon và Kiribati, nơi mà lực lượng lao động do các nhà thầu nước ngoài sử dụng thường không phải người Thái Bình Dương và các loại hình khiêu dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, tình trạng mang thai ở thanh thiếu niên và sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng được ghi nhận tại các quốc gia này. 9 Connell,J. (2009), Pacific Urbanization and Its Discontents: Is there a way forward? (Draft). School of Geosciences, University of Sydney, NSW 10 Nelson, G. (2008), Gender Profiles of Asian Development Bank’s Pacific Developing Member Countries. 18
  21. Trong khi tất cả các hình thức vĩ mô của đói nghèo và thiếu thốn - ví dụ như không có cán bộ chuyên môn y tế trên đảo hay không có cơ hội nghề nghiệp - đều sẽ ảnh hưởng tới những người thuộc giới tính thứ ba, thì vẫn chưa có một chỉ số đói nghèo nào cụ thể nào được xây dựng dành cho đối tượng này. Tại những khu ổ chuột đang mọc lên nhanh chóng ở hầu hết các quốc đảo và vùng lãnh thổ Thái Bình Dương (PICTs) do quá trình đô thị hoá nhanh chóng, phụ nữ và gia đình họ cũng đang phải trải qua tình trạng thiếu thốn tiền bạc và sự vất vả - hậu quả của nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, trong khi họ lại chỉ có rất ít đất để trồng trọt hay nơi đánh bắt cá, và không có đất để trồng cây nhiên liệu và cây thuốc. Rất nhiều gia đình trong số đó đang phải sống trong tình trạng chật chội với điều kiện hết sức tồi tàn, thiếu nước sạch, nhà vệ sinh và dịch vụ xử lý rác. Phụ nữ bị hạn chế trong tiếp cận những khoản vay nhỏ để kinh doanh, phần lớn là do họ không có các khoản thế chấp, như đất đai để đảm bảo cho khoản vay, và đây là rào cản lớn đối với họ. 6 f. Đói nghèo về thời gian Tại những nơi phụ nữ không được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm thời gian và với cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại, công việc không được trả công chiếm rất nhiều thời gian của phụ nữ, dẫn đến sự thiếu hụt trong quỹ thời gian để đảm nhiệm những công việc được trả công và nghỉ ngơi. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “đói nghèo về thời gian” để mô tả sự thiếu thốn thời gian như là hậu quả khi cân đối các nhu cầu bức thiết trong quỹ thời gian của một người. Đói nghèo về thời gian có những ngụ ý quan trọng về khả năng hoàn thành công việc của cá nhân và gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ gia đình theo đó thoát khỏi tình trạng đói nghèo trong thu nhập. Đo lường đói nghèo chỉ tập trung hoàn toàn vào đói nghèo trong thu nhập đã bỏ qua một vấn đề hết sức nghiêm trọng là đói nghèo về thời gian. 19
  22. Các khoản chi của chính phủ vào các dịch vụ xã hội, bao gồm y tế, nước và năng lượng đã nâng cao đời sống của người dân, và đồng thời làm giảm khối lượng công việc chăm sóc không được trả công của phụ nữ. Ngược lại, cắt giảm chi tiêu trong những dịch vụ này do chính sách thắt lưng buộc bụng đã chuyển gánh nặng từ khu vực công sang khu vực tư làm gia tăng khối lượng công việc không được trả công và tình trạng đói nghèo của phụ nữ và trẻ em gái. g. Tăng trưởng vì người nghèo BÀI TẬP 2 Mục tiêu: giúp học viên xem xét mối quan hệ giữa xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng Học viên được chia thành các nhóm nhỏ và dành khoảng 15 phút để thảo luận về nội dung: thế nào là tăng trưởng vì người nghèo, sử dụng hai câu hỏi sau: „„ Thế nào là xoá đói giảm nghèo? „„ Thế nào là tăng trưởng vì người nghèo? Sau 15 phút, đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của nhóm và phiên thảo luận toàn thể sau đó nên dành để tóm tắt các ý kiến khác nhau đã được trình bày. Những câu trả lời cho hai câu hỏi trên có thể là: „„ Một đáp án là: Sự phát triển làm giảm thiểu tỷ lệ nghèo đói trong thu nhập và tiêu dùng so với ngưỡng nghèo cố định có thể giúp xoá đói giảm nghèo. „„ Đáp án khác: Sự tăng trưởng kinh tế giúp ích cho những người nghèo nhất bằng cách giảm thiểu những bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu dùng có thể được định nghĩa là sự tăng trưởng vì người nghèo. 20
  23. „„ Đáp án khác nữa: Sự tăng trưởng kinh tế có lợi cho những người nghèo nhất thông qua việc giảm thiểu sự bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu dùng đồng thời làm giảm tỷ lệ nghèo đói về thu nhập và tiêu dùng so với chuẩn đói nghèo nên được định nghĩa là sự tăng trưởng vì người nghèo nhờ tái phân phối thu nhập. „„ Lựa chọn thứ tư: Sự tăng trưởng kinh tế làm giảm thiểu việc thải khí các-bon, nâng cao tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, những thành quả trong giáo dục và lựa chọn nghề nghiệp tốt sẽ giúp giải quyết các vấn đề còn kém ở các khía cạnh phi vật chất có thể được định nghĩa là tăng trưởng vì người nghèo. „„ Đáp án khác là: giảm tăng trưởng kinh tế trong đó rừng được hồi sinh, không khí và nước được làm sạch, trái đất không còn là thùng chứa rác thải độc hại; an ninh lương thực được đảm bảo và nền sản xuất tự cung tự cấp có thể dễ dàng cải thiện đáng kể an sinh bền vững. Về mặt này, ‘tăng trưởng’ có thể là nguyên nhân gây nên đói nghèo. „„ Tăng trưởng toàn diện cho người nghèo có nghĩa là giảm thiểu sự bất bình đẳng. Nếu tăng trưởng không tạo thêm việc làm, hoặc những việc làm tốt hơn thì đó không thể được coi là vì người nghèo. 6 Nhiều bằng chứng cho thấy cải thiện trong lĩnh vực nông nghiệp là rất cần thiết để giảm đói nghèo tại Châu Á và Thái Bình Dương. Vào cuối phiên thảo luận, cần nhấn mạnh rằng dù tăng trưởng kinh tế không là nguyên nhân giúp xoá đói giảm nghèo, người ta vẫn nhận thấy có mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong rất nhiều trường hợp, các yếu tố ngoại lai không xét đến trong các trường hợp này. Những thông tin cơ bản dưới đây nên được sử dụng làm tư liệu cho phiên thảo luận toàn thể. Mối liên kết giữa Tăng trưởng Kinh tế với Xoá đói Giảm nghèo11: Một cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra xung quanh định nghĩa về tăng trưởng vì người nghèo. Tăng trưởng thực sự là vì người nghèo khi nó làm tăng thu nhập của người nghèo. Tuy vậy, còn chưa rõ ràng trong xác 11 21
  24. định thu nhập của người nghèo cần là tăng bao nhiêu là đủ để sự tăng trưởng đó được định nghĩa là tăng trưởng vì người nghèo, và sự tăng lên này nên được đo như thế nào. „„ Đây là một thước đo tương đối, chỉ ra rằng sự tăng trưởng chỉ vì người nghèo khi thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn thu nhập của những người khá giả. „„ Đây là một thước đo tuyệt đối, chỉ quan tâm tới việc liệu rằng các điều kiện kinh tế của người nghèo có cải thiện hay không. „„ Đòi hỏi thước đo tuyệt đối có nghĩa người nghèo sẽ thấy thu nhập của họ tăng lên ở mức độ đáng kể. Sự tăng trưởng kinh tế thường là điều kiện cần cho quá trình xoá đói giảm nghèo, nhưng nó không phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng kinh tế chỉ gắn kết một cách yếu ớt với việc xoá đói giảm nghèo. BẢNG 4:12 Xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng thu nhập ở ấn độ, 1960-2000 60 40 Andhra Pradesh West Bengal Gujarat Tamil Nadu Orissa Karnataka Punjab 20 Maharashtra Haryana Madhaya Pradesh Rajasthan Bihar Uttar Pradesh 0 Jammu & Kashmir Assam Tỷ lệ giảm nghèo tính theo đầu người lệ giảm Tỷ -20 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 Tăng trưởng thu nhập theo đầu người Ví dụ trong bảng 4, thu nhập đầu người ở bang Haryana và bang Punjab tăng trưởng nhanh chóng, nhưng có thành tích khiêm tốn trong xoá 90 12 80 70 22 60 50 40 30 20 10 0 Nhà ở Thiết bị Vật nuôi Dụng cụ Đồ trang sức Tài sản cố định Doanh nghiệp Đất nông nghiệp nông nghiệp nhỏ nông nghiệp lớn % Nam giới % Nữ giới % Các hộ gia đình Agricultufal plots, rural Thứ nhất Thứ hai 90 90 80 80 70 70 60 60 50 50 40 40 30 30 20 20 10 10 0 0 đã mất đã mất Tự làm được Tự làm được Phân phốichính của phủ Phân phốichính của phủ Thừa kế tự nhiên Thừa kế tự nhiên Thừa kế doThừa hôn nhânkế từ vợ/chồng Thừa kế doThừa hôn nhânkế từ vợ/chồng % Nam giới sở hữu % Nữ giới sở hữu % Nam giới sở hữu % Nữ giới sở hữu
  25. đói giảm nghèo, trong khi bang Andhra Pradesh và bang Kerala tăng trưởng chậm hơn nhưng lại gặt hái nhiều thành công hơn trong xoá đói giảm nghèo. Tại sao tăng trưởng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho người nghèo? „„ Thiếu tiếp cận về mặt cơ học – một số người không thể tận dụng hiệu quả các cơ hội do những chi phí để tiếp cận thị trường. „„ Những thất bại trên thị trường – đặc biệt trong các trường hợp về tài chính, đất đai và lao động, những thất bại này có nghĩa người nghèo không thể có được những nguồn lực cần thiết để đầu tư và đổi mới. „„ Người nghèo không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động - trình độ học vấn cơ bản và các kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, sức khoẻ kém thường là những lý do khiến người nghèo không có được các công việc được trả lương tốt. „„ Sự loại trừ - phân biệt đối xử trên cơ sở sắc tộc và màu da, ngôn ngữ, 6 tôn giáo, đẳng cấp, và giới - điều này có nghĩa nhiều người bị gạt ra khỏi các cơ hội việc làm và dịch vụ công. Không có những kế hoạch chi tiết nhằm tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo - mỗi quốc gia cần có những phân tích cụ thể và chi tiết về tình trạng của đất nước mình. Hai công cụ chính sách hữu dụng cho sự phát triển vì người nghèo là: „„ Đánh giá tác động đói nghèo (PIA): được Mạng lưới Xoá đói Giảm nghèo DAC (POVNET) khuyến khích sử dụng, đây là hình thức đơn giản hoá của Đánh giá về Đói nghèo và Tác động Xã hội, tập trung vào quá trình chuyển hóa từ chính sách tới các tác động lên người nghèo. „„ Phân tích đói nghèo có sự tham gia (PPA): sử dụng số liệu định tính để nâng cao hiểu biết về các quá trình dẫn tới và duy trì đói nghèo cũng như nắm bắt được quan điểm đa chiều của người nghèo. PPA có thể giúp người nghèo lên tiếng và góp phần nâng cao vị thế của họ. Các kết quả của PPA đã và đang không ngừng đóng góp vào các tranh luận về chiến lược xoá đói giảm nghèo cho thế hệ thứ hai. 23
  26. II. ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC CẤU TRÚC HỘ GIA ĐÌNH BÀI TẬP 3 Mục tiêu: đảm bảo học viên nhận thức được mối quan hệ giữa cấu trúc hộ gia đình, các yếu tố tác động trong hộ gia đình và các hệ quả của đói nghèo. Học viên được chia thành cặp và xem xét, đánh giá một số các tình huống khác nhau như dưới đây. Nhiệm vụ của các nhóm là dành khoảng 20 phút để đánh giá các tình huống này theo tiêu chí từ mức rủi ro đói nghèo cao nhất tới thấp nhất. Trọng tâm của bài tập này là khái niệm đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng xét theo góc độ thứ hạng, tuy nhiên học viên cũng có thể đưa vào các khía cạnh phi thu nhập trong đói nghèo như các vấn đề bổ sung nếu thấy cần thiết. Bởi vì các tình huống không đủ thông tin chi tiết, do vậy mơ hồ trong khi xếp thứ hạng là hoàn toàn có thể xảy ra do những giả định mà học viên đặt ra. Học viên cũng cần biết rằng không có một câu trả lời đúng duy nhất và nên chuẩn bị để thảo luận tại sao họ lại đưa ra quyết định như vậy. Các kịch bản (giảng viên có thể có kịch bản riêng của mình): A. Một gia đình thành thị gồm một cặp vợ chồng và ba đứa con (có một đứa dưới 5 tuổi). Người đàn ông có mức lương tốt, ổn định trong cơ quan nhà nước. Người phụ nữ làm công việc nội trợ, hoạt động cộng đồng và dành nhiều thời gian chăm sóc con cái. Họ hàng của người chồng sống trong cùng thành phố. Họ hàng của người vợ sống ở một vùng nông thôn xa xôi. Người vợ cũng thỉnh thoảng chăm sóc con cái của họ hàng nhà chồng. B. Một gia đình nông thôn gồm một cặp vợ chồng, hai đứa trẻ dưới 5 tuổi và một người cao tuổi (mẹ vợ; bố vợ đã mất). Người chồng đã di cư đến thủ đô và làm việc trong ngành xây dựng. Người vợ ở lại nông thôn cày cấy trên một mảnh đất nhỏ chủ yếu để đáp 24
  27. ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình, cùng với sự giúp đỡ của mẹ mình. Người chồng đều đặn gửi tiền về nhà. Bố mẹ của người chồng cũng sống ở rất gần gia đình hai vợ chồng, và do vậy có sự chia sẻ về vật chất và lao động giữa hai gia đình, bao gồm những công việc không được trả công như giúp chăm sóc bọn trẻ. C. Một gia đình thành thị gồm một người mẹ đơn thân nuôi hai đứa con, một đứa 3 tuổi còn đứa kia 7 tuổi. Người mẹ bán hoa quả và rau ở một khu chợ cách xa khu vực mà cô sống khoảng 1 giờ đi lại. Cô không có gia đình để hỗ trợ chăm sóc con cái hàng ngày và do vậy, cô ấy phải mang đứa nhỏ hơn đến chợ cùng mình. Đứa lớn hơn đang đi học, nhưng người mẹ rất vất vả để xoay sở tiền học cho con, dù khoản tiền không lớn nhưng lại đáng kể so với thu nhập của cô ấy, ngoài ra cô ấy còn gặp khó khăn đưa đón con đến trường. D. Một khu nhà ở thành phố sinh hoạt như một khu tập thể. Nhiều phụ nữ và người thuộc giới tính thứ ba hành nghề mại dâm. Một vài người có con, một vài người bị nhiễm HIV tuy nhiên tất cả họ đều được cung cấp thuốc ức chế HIV. 6 E. Một gia đình thành thị gồm hai vợ chồng và bốn đứa con. Hai đứa út lần lượt là 3 và 4 tuổi còn cặp sinh đôi lên 7 tuổi. Cả hai bố mẹ đều nhiễm HIV; người chồng khá ốm yếu còn người vợ thì khoẻ mạnh hơn. Người đàn ông đã mất công việc tương đối tốt là làm công nhân sản xuất ở một doanh nghiệp tư khoảng 6 tháng trước vì sức khoẻ quá kém. Khoản tiết kiệm ít ỏi của họ cũng đã cạn kiệt. Một phòng khám ở gần đó cung cấp dịch vụ chăm sóc khá tốt nhưng không thể kéo dài. Gia đình, họ hàng hai bên đã cắt đứt liên lạc với họ do lo ngại bệnh HIV. F. Một đại gia đình ở nông thôn, gồm sáu người lớn, (ba phụ nữ - một người trên 60 tuổi và ba người đàn ông - một người cũng trên 60 tuổi) và bảy đứa trẻ (bao gồm 4 đứa tuổi trong độ tuổi từ 10 đến 16). Các thành viên trong hộ gia đình đều có quan hệ họ hàng với nhau. Gia đình có một mảnh đất tuy nhỏ nhưng sản lượng vẫn lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu của gia đình và họ sản xuất lương thực cho cả gia đình và phần còn thừa đem ra chợ 25
  28. bán. Mảnh đất đó là một phần của hợp tác xã. Những người phụ nữ và trẻ em gái lớn trong nhà trồng trọt trên một phần diện tích đất và đan rổ để mang bán ở chợ cách nhà vài giờ đi xe. Những người đàn ông thì trồng chè và đánh cá ở một hồ gần nhà. G. Một hộ ở thành thị gồm một nam thanh niên đã tốt nghiệp đại học, đã đính hôn nhưng sống một mình và không có con. Anh ta đang làm việc cho một ngân hàng thương mại ở thủ đô. Học viên được yêu cầu xem xét lần lượt từng kịch bản theo cặp - sử dụng bảng trắng để viết những đánh giá của họ về độ rủi ro đói nghèo. Viết thứ hạng lên bảng trắng cho phép so sánh thứ hạng mà các nhóm lựa chọn. Trong phiên toàn thể, các nhóm nên viết ra những yếu tố nào quyết định rủi ro đói nghèo và thảo luận những yếu tố này một cách ngắn gọn. Kết thúc bài tập bằng phần nhận định và tóm tắt những vấn đề được nêu ra do một học viên xung phong thực hiện. 26
  29. III. GIỚI VÀ ĐÓI NGHÈO13 Mục tiêu: tăng cường khả năng của học viên để tháo gỡ và bóc tách các khía60 cạnh giới trong các yếu tố dẫn tới đói nghèo. 40 Andhra Pradesh Bất bình đẳng giới góp phầnWest Bengal tăng GujaratnguyTamil cơ Nadu đói nghèo cao ở phụ nữ, là Orissa Karnataka hậu quả của những điều luật phân biệt đối xử, đặc biệtPunjab là về việc làm và 20 Maharashtra Haryana tài sản, cũng như cácMadhaya phong Pradesh tục tập quán và sự bạo lực của nam giới. Rajasthan Như đãBihar đề cậpUttar trong Pradesh các học phần trước, phụ nữ sở hữu ít tài sản hơn 0 Jammu & Kashmir đàn ông chỉAssam ở mức duy trì mức tiêu dùng. Tỷ lệ giảm nghèo tính theo đầu người lệ giảm Tỷ Bảng-20 5 trình bày những bằng chứng khảo sát liên quan tới các hình thức sở hữu0.5 tài sản khác1.0 nhau ở 1.5vùng nông2.0 thôn Karnataka,2.5 Ấn Độ (trích từ Khảo sát về Tài sản củaTăng Hộ trưởng gia thu đình nhập theoở Karnataka, đầu người 2010-2011). Bảng 5: các hình thức sở hữu tài sản ở nông thôn Karnataka, Ấn Độ: 6 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Nhà ở Thiết bị Vật nuôi Dụng cụ Đồ trang sức Tài sản cố định Doanh nghiệp Đất nông nghiệp nông nghiệp nhỏ nông nghiệp lớn % Nam giới % Nữ giới % Các hộ gia đình 13 Không có dữ liệu hợp lệ hay đáng tin cậy sẵn có về người thuộc giới tính thứ ba. Khá nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về HIV và sức khỏe của người thuộc giới tính thứ ba, nhưng những điểm khái quát suy rộng dựa trên hồ sơ của người nghèo là đàn ông và / hoặc phụ nữ và người nhiễm HIV không thể coi là hợp lệ khi áp dụngAgricultufal cho những plots, người rural thuộc giới tính thứ ba. Thứ nhất Thứ hai 90 90 80 27 80 70 70 60 60 50 50 40 40 30 30 20 20 10 10 0 0 đã mất đã mất Tự làm được Tự làm được Phân phốichính của phủ Phân phốichính của phủ Thừa kế tự nhiên Thừa kế tự nhiên Thừa kế doThừa hôn nhânkế từ vợ/chồng Thừa kế doThừa hôn nhânkế từ vợ/chồng % Nam giới sở hữu % Nữ giới sở hữu % Nam giới sở hữu % Nữ giới sở hữu
  30. 60 40 Andhra Pradesh West Bengal Gujarat Tamil Nadu Orissa Karnataka Punjab 20 Maharashtra Haryana Madhaya Pradesh Rajasthan Bihar Uttar Pradesh 0 Jammu & Kashmir Assam Tỷ lệ giảm nghèo tính theo đầu người lệ giảm Tỷ -20 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 Tăng trưởng thu nhập theo đầu người 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Nhà ở Thiết bị Vật nuôi Dụng cụ Đồ trang sức Tài sản cố định Doanh nghiệp Đất nông nghiệp nông nghiệp nhỏ nông nghiệp lớn Bảng 6 cung cấp% Nam thông giới tin %chi Nữ giớitiết về các% hình Các hộ giathức đình sở hữu đất đai trong hộ gia đình nông thôn ở Karnataka, Ấn Độ, do đàn ông và phụ nữ trả lời:14 bảng 6: đất nông nghiệAgricultufalp, ở nông thplots,ôn rural Thứ nhất Thứ hai 90 90 80 80 70 70 60 60 50 50 40 40 30 30 20 20 10 10 0 0 đã mất đã mất Tự làm được Tự làm được Phân phốichính của phủ Phân phốichính của phủ Thừa kế tự nhiên Thừa kế tự nhiên Thừa kế doThừa hôn nhânkế từ vợ/chồng Thừa kế doThừa hôn nhânkế từ vợ/chồng % Nam giới sở hữu % Nữ giới sở hữu % Nam giới sở hữu % Nữ giới sở hữu Các tập quán gia trưởng là yếu tố then chốt gây nên đói nghèo ở phụ nữ. „„ Ở Uzbekistan, phụ nữ có ít của cải, địa vị xã hội, quyền lực và cơ hội để tự khẳng định mình hơn so với đàn ông có cùng vị trí xã hội - được xác định dựa trên tầng lớp, sắc tộc, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, học vấn, quốc tịch hay bất cứ điểm chung nào trong các yếu tố này. Quá trình nữ hoá đói nghèo ở Trung Á và Uzbekistan liên 14 Swaminathan H., Suchitra JY, Lahoti R., Dưới tên của cô: đo lường khoảng cách về tài sản có yếu tố giới ở Ecuador, Ghana và Ấn Độ, là công trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Chính sách Công (CPP) thuộc Viện quản lý Bangalore Ấn Độ (IIMB ), Đại học Ghana, Đại học Hoa Kỳ, Đại học Yale, Đại học Florida và Khoa Khoa học Xã hội Mỹ Latinh (FLACSO), Ecuador. Được thực hiện ở IIMB, nghiên cứu này xem xét tỷ lệ sở hữu tài sản của nam giới và nữ giới một cách riêng biệt trong cùng một gia đình để ước tính khoảng cách tài sản và khoảng cách giàu nghèo có yếu tố giới. EXTABCDE/Resources/7455676–1292528456380/7626791–1303141641402/ 7878676–1306699356046/Parallel-Session-3-Hema-Swaminathan.pdf 28
  31. hệ mật thiết với những hạn chế về văn hóa và thể chế - chính điều này đã tạo ra bức trần cản trở sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế.15 „„ Khi các cuộc khủng hoảng xảy ra, bất bình đẳng đã tồn tại từ trước đó – như thiếu sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp độ trong quyền sở hữu tài sản và các quyết định kinh tế, và sự tham gia quá nhiều của phụ nữ trong các lĩnh vực chưa được quy hoạch và các ngành nghề truyền thống do thiếu đào tạo và các kỹ năng cần thiết – đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên bất bình đẳng giới lại càng gia tăng khi các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Không chỉ có người nghèo bị ảnh hưởng mà cả những người cận nghèo và những người nghèo có việc làm cũng bị ảnh hưởng vì khủng hoảng. „„ Tại Iran, vị thế của phụ nữ cũng bị giới hạn bởi những rào cản văn hoá tương tự, hạn chế họ tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ y tế. Những đặc điểm văn hoá này đã gây ra những hạn chế rất nghiêm trọng đối với sự tự chủ, đi lại, và các loại hình sinh kế sẵn có dành cho phụ nữ.16 „„ Các chính sách điều chỉnh cơ cấu cắt giảm chi tiêu xã hội trong đó 6 có chi tiêu dành cho y tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đói nghèo và nợ nần. Quá trình tư nhân hoá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chi phí sử dụng dịch vụ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các cộng đồng bên lề xã hội.17 Những nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người thuộc giới thứ ba cũng cho thấy rằng họ cũng bị tác động tương tự. „„ Tại Ấn Độ, quá trình toàn cầu hoá đã gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối các nguồn lực theo địa vị, giới và các dòng tộc. Phụ nữ nghèo ở khu vực nông thôn và trong các khu vực phi chính thức 15 Bhat, B.A. (2011) “Thu nhập theo giới và xóa đói giảm nghèo: Ở Uzbekistan thời hậu cộng sản”, Journal of Asian and African Studies 46 (6), pp. 629–649. 16 Allahdadi, F. (2011) “Hướng đến trao quyền cho nữ giới ở nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở Iran”, Life Science Journal 8 (2), pp. 213–216. 17 Logie, D., Rowson, M (1998), “Đói nghèo và Y tế: Viện trợ có thể giúp đạt được các mục tiêu về nhân quyền”, Health and Human Rights 3 (2), pp. 83–97. 29
  32. bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các làn sóng chuyển đổi kinh tế gần đây.18 „„ Có một mối tương quan rõ ràng giữa tỷ lệ sinh thấp hơn, tỷ lệ tăng dân số thấp hơn và tỷ lệ đói nghèo thấp hơn. Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, và tương tự như vậy, có một mối tương quan giữa học vấn của phụ nữ và tỷ lệ sinh đẻ thấp hơn. Ở các quốc gia mà nữ giới không được tiếp cận với giáo dục ngang bằng với nam giới, nơi mà công việc dành cho phụ nữ bị hạn chế và ở những nơi không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, có thể nhận thấy sự tăng trưởng kinh tế bị kéo lùi lại, và các viễn cảnh đưa người dân thoát khỏi đói nghèo trở nên mờ mịt hơn.19 Tại một số vùng ở Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo nam còn tin rằng vị thế của họ phụ thuộc vào việc họ có bao nhiêu con. Hoạt động phân phát thuốc tránh thai không đều đặn ở các quốc gia ở Thái Bình Dương đã làm cho kế hoạch hóa gia đình trở nên không hiệu quả. „„ Các nguồn thu nhập cá nhân trong gia đình có thể không được phân chia một cách công bằng, dẫn đến khoảng cách về giới rất đáng kể trong cách thức tiêu dùng của cá nhân trong hộ gia đình. Tuy nhiên, cần luôn thận trọng với các kết luận khái quát cũng như lối suy nghĩ khuôn mẫu. Phụ nữ đảm nhận vai trò quản lý tài chính trong gia đình ở vùng nông thôn Fiji, và rõ ràng họ cho thấy mình làm công việc quản lý tài chính và tiết kiệm tốt hơn nhiều so với đàn ông.20 „„ Với nguy cơ đói nghèo cao hơn, phụ nữ có xu hướng bị ảnh hưởng nặng hơn do biến đổi khí hậu.21 18 Pande, R. (2007) “Giới, đói nghèo và toàn cầu hóa ở Ấn Độ”, Development 50 (2), pp. 134–140. 19 Jones, G.W. (2009), “Dân số và Đói nghèo: tình hình ở Châu Á và Thái Bình Dương”, Asia Pacific Population Journal, Vol 24: 1 (April) pp.65–86. 20 Sibley, Jonathon (2011), Khả năng tài chính, năng lực tài chính và Sống sung túc ở các nông hộ người Fiji. UNDP web.pdf 21 Singh, A., Svensson, J., Kalyanpur,A. (2010), “Dữ liệu phân tách giới quốc gia phục vụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu”, UNDP Division of Early Warning and Assessment – North America Washington, DC, United States. Procedia Environmental Sciences Volume 1: 1, pp. 395–404. 30
  33. Do vậy, giải quyết đói nghèo trong hoạch định chính sách không tự động làm giảm thiểu bất bình đẳng giới. Mối quan hệ giữa giới và các yếu tố tác động tới đói nghèo rất cần được đánh giá và nhìn nhận từ góc độ chính sách. 6 31
  34. a. TÍNH nữ trong đói nghèo Những vấn đề giới liên quan tới đói nghèo thường được đề cập như là tình trạng nữ hoá đói nghèo. Tuy nhiên sự nữ hoá đói nghèo còn bao hàm nhiều vấn đề khác: A. Khái niệm ban đầu về sự nữ hoá đói nghèo cho rằng những gia đình mà phụ nữ làm chủ hộ thường gặp rủi ro đói nghèo cao hơn các hộ khác. Tuy nhiên ở rất nhiều quốc gia thì điều này không đúng. Nhóm gia đình có phụ nữ làm chủ hộ rất không đồng nhất: „„ Gia đình có phụ nữ làm trụ cột thường có nghĩa là gia đình gồm một bà mẹ độc thân và các con nhỏ, những rủi ro đói nghèo rõ ràng thường cao hơn - và đặc biệt có thể cao hơn. Tuy vậy, không phải tất cả gia đình có phụ nữ làm chủ hộ đều rơi vào nhóm này. Ảnh do Dr. Abul Hossain chụp. „„ Tại nhiều quốc gia, góa phụ có thể được xếp là gia đình có phụ nữ làm chủ hộ. Nhưng khả năng những goá phụ này có nghèo hay không phụ thuộc vào quỹ tiết kiệm của gia đình, luật thừa kế và các tập quán xã hội. Phụ nữ trong các gia đình 32
  35. có đàn ông mắc HIV/AIDS ở giai đoạn cuối cũng được xếp vào diện gia đình có phụ nữ làm chủ hộ. Tình trạng nghèo đói của một hộ gia đình như trên phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai và các tài sản ngoài đất, và các nguồn thu từ các loại tài sản đó. Cũng bởi nếu xếp các gia đình có nữ làm chủ hộ vào cùng một nhóm thì vẫn có sự khác biệt giữa các trường hợp, do vậy cách xác định khái niệm nữ hoá đói nghèo này không thực sự hữu ích. B. Cách hiểu thứ hai về khái niệm nữ hoá đói nghèo cho rằng phụ nữ thường có tỷ lệ đói nghèo cao hơn so với mức trung bình của dân số. Cách hiểu này bộc lộ một số vấn đề: „„ Mặc dù có thể tính được tỷ lệ đói nghèo của các nhóm cá nhân, nhưng cũng có thể gặp khó khăn khi diễn giải những thông tin như vậy bởi tỷ lệ đói nghèo phụ thuộc vào vị thế của mỗi cá nhân trong cấu trúc hộ gia đình, mà điều này không thể rút ra trực tiếp từ những số liệu đói nghèo. „„ Còn có những khác biệt rất lớn giữa phụ nữ xét trên khía cạnh 6 địa vị tầng lớp của cá nhân họ, và địa vị của gia đình mà họ sống. Do phụ nữ bị phân biệt dựa trên các tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau, những vị thế mang tính giai cấp này ảnh hưởng tới việc các yếu tố giới tác động như thế nào đến những khác biệt trong rủi ro đói nghèo. „„ Cách tiếp cận này cũng có thể hiểu sai tỷ lệ nghèo với nguy cơ đói nghèo. Rất dễ để nghĩ ra các trường hợp trong đó phụ nữ có cùng tỷ lệ nghèo với đàn ông, hoặc thậm chí có tỷ lệ nghèo thấp hơn đàn ông, nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ rơi vào đói nghèo cao hơn nếu hoàn cảnh thay đổi. Ví dụ như, khi người chồng rời bỏ gia đình và không nhận trách nhiệm hỗ trợ chi phí nuôi dạy con cái, nguy cơ đói nghèo mà người vợ phải đối mặt tăng lên nghiêm trọng. Những trường hợp như vậy thường không được xem xét nếu cắt nghĩa khái niệm nữ hoá đói nghèo theo cách này. Do vậy, giải thích khái niệm nữ hóa đói nghèo theo cách này cũng không thực sự hữu ích. 33
  36. C. Cách hiểu thứ ba về khái niệm nữ hoá đói nghèo đó là phụ nữ phải đối mặt với rủi ro đói nghèo đang tăng lên do những thay đổi đang xảy ra trong cấu trúc gia đình, cơ hội việc làm, hệ thống an sinh xã hội, một hình thức trợ cấp xã hội quan trọng, và biến đổi khí hậu. „„ Cách tiếp cận này không nhất thiết cho rằng tỷ lệ nghèo ở phụ nữ, theo những thuật ngữ tuyệt đối, phải tăng lên khi phụ nữ đối mặt với nhiều nguy cơ đói nghèo hơn. Do vậy, đây có lẽ là cách tiếp cận hữu ích nhất bởi nó còn liên quan tới các quá trình thay đổi trong xã hội và sự thay đổi kinh tế đẩy phụ nữ tới những nguy cơ đói nghèo lớn hơn. Ví dụ như, những thay đổi trong cấu trúc gia đình do HIV/ADIS hay những thay đổi trong cơ hội việc làm ở ngành nông nghiệp phát sinh từ quá trình tự do hoá thương mại có thể khiến phụ nữ hứng chịu nhiều rủi ro hơn bởi vì, một mặt phụ nữ gánh vác trách nhiệm với các công việc không được trả lương, một mặt khác vì phụ nữ tham gia rất nhiều vào các hoạt động nông nghiệp quy mô nhỏ. Nhưng ngay cả khái niệm nữ hóa đói nghèo này cũng không nên được xem là đúng trong mọi trường hợp. Một số thay đổi trong cấu trúc gia đình, cơ hội việc làm và hệ thống an sinh xã hội có thể làm giảm rủi ro cho phụ nữ. D. Bài học từ cuộc tranh luận về khái niệm nữ hoá đói nghèo tập trung vào tầm quan trọng của cấu trúc gia đình và những thay đổi trong cấu trúc gia đình; tầng lớp kinh tế xã hội; các cơ hội việc làm và trợ cấp xã hội, khi các phân tích bị giới hạn trong khuôn khổ kinh tế. Như đã mô tả, các điều luật và tập quán nặng tính gia trưởng vượt ra xa khỏi khuôn khổ kinh tế. Tập trung vào kinh tế sẽ không bao giờ có giá trị giải thích đầy đủ, và đó là một khung phân tích mang nặng tính lựa chọn. E. Cũng cần hiểu rằng bản thân sự tương tác giữa giới và đói nghèo là một quá trình tương tác đa dạng; phân cách bởi nhiều yếu tố như tình trạng môi trường, địa vị, giới tính, khuyết tật hay các tập quán tôn giáo, do kỳ thị và phân biệt đối xử, do ở nông thôn hay thành thị, do tham nhũng, do gia đình trị hay quản trị yếu kém, và do thiếu năng lực chính trị và bệnh quan liêu. 34
  37. b. NHững tương tác bên trong hộ gia đình A. Định nghĩa về đói nghèo ở mức độ hộ gia đình có nghĩa các nguồn thu nhập được gộp lại và phân phối đều trong gia đình. Hầu hết các định nghĩa về đói nghèo đều bỏ qua các yếu tố trong nội bộ gia đình. „„ Trong rất nhiều xã hội, đàn ông thường kiểm soát toàn bộ hay có tiếng nói quan trọng hơn trong phân phối thu nhập và chi tiêu trong gia đình. Điều này có nghĩa một hộ gia đình được phân loại là không nghèo có thể có sự phân chia nguồn lực rất không công bằng giữa các thành viên; những hộ không nghèo có thể có những thành viên nghèo (xem bảng 4 và 5). „„ Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển con người trong một gia đình với những hậu quả lâu dài. Ví dụ như, nếu đàn ông kiểm soát chi tiêu, thì những khoản chi cho con cái có thể bị giảm và chỉ được bù đắp một phần từ các công việc không được trả lương. B. Khi phụ nữ làm các công việc có lương, điều này có thể ảnh 6 hưởng tới các tương tác trong nội bộ gia đình. „„ Phụ nữ kiểm soát thu nhập của chính mình từ việc làm có lương có thể ảnh hưởng tới mô hình chi tiêu trong hộ gia đình. Từ lâu đã thành lệ đó là phụ nữ có thu nhập thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm trong gia đình và con cái, trong khi đàn ông kiểm soát thu nhập thường có xu hướng tiêu nhiều vào đồ dùng dành cho đàn ông. „„ Tự chủ đầy đủ về mặt kinh tế xuất phát từ việc làm có thu nhập có thể giúp người phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn để thoát khỏi những hoàn cảnh gia đình không mong muốn. „„ Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ không được kiểm soát thu nhập mà họ kiếm được, và sự thiếu kiểm soát này ảnh hưởng tới cách thức chi tiêu trong gia đình. Nó cũng có thể gây ra tình trạng các công việc có lương càng củng cố thêm sự bất bình đẳng giới. 35
  38. „„ Không thể giả định rằng được tiếp cận với việc làm có thu nhập sẽ thay đổi các tương tác về giới, vốn là một phần trong cấu trúc hộ gia đình, đồng thời là sự phân phối quyền lực giữa các thành viên nam và nữ trong gia đình. Vai trò của Chính sách Xã hội và Kinh tế BÀI TẬP 4 Mục tiêu: nhằm khuyến khích học viên chia sẻ kinh nghiệm bản thân về các tương tác giữa giới và đói nghèo. Học viên được yêu cầu suy nghĩ về kinh nghiệm của bản thân về các tương tác giữa giới và đói nghèo thông qua các câu hỏi sau đây: 1. Học viên đánh giá sự nữ hoá đói nghèo ở quốc gia hay khu vực mà họ sinh sống hay làm việc ở mức độ nào? Bằng chứng minh họa sự nữ hoá đói nghèo? 2. Những người thuộc giới tính thứ ba trải nghiệm về đói nghèo như thế nào? Có tương đồng với trải nghiệm của phụ nữ không, hay thực sự khác biệt? 3. Học viên đánh giá những tương tác trong nội bộ hộ gia đình tác động tới tình trạng đói nghèo của các cá nhân tại các quốc gia hay vũng lãnh thổ họ đang làm việc ở mức độ nào? 4. Có bằng chứng có sẵn nào chứng minh cho quan điểm của học viên không? 36
  39. iv. XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIỚI: VẤN ĐỀ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG Mục tiêu: nhằm giúp học viên xây dựng những khuyến nghị chính sách đối với các quá trình đói nghèo trong bối cảnh có các tương tác về giới. a. Tăng trưởng kinh tế và Xoá đói giảm nghèo A. Trong khi tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để xoá đói giảm nghèo, thì điều kiện cần của xoá đói giảm nghèo là hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những động lực tăng trưởng được tìm hiểu trong Học phần 7 về Giới và Kinh tế học Vĩ mô. B. Nguồn việc làm chủ yếu được ghi nhận trong SNA ở Châu Á và Thái Bình Dương là từ nông nghiệp. Và nơi định cư chủ yếu của 6 người nghèo thuộc Châu Á và Thái Bình Dương là tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên có thể cải thiện quá trình sản xuất và năng suất nông nghiệp ở khu vực này. Có một thách thức hiển nhiên là: làm sao để đầu tư một cách chiến lược vào một lĩnh vực nơi những công nhân hay sản phẩm đầu ra không được tính đến tương xứng trong các hoạt động kinh tế và việc làm, hay nơi mà nền sản xuất này không được công nhận một cách đầy đủ trong mối quan hệ phức tạp của nó với các ngành khác. Về mặt này, không ngạc nhiên khi thấy thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp thường gây ra tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. C. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế xuất phát từ hoạt động nông nghiệp có tác động lớn hơn đối với xoá đói giảm nghèo so với sự tăng trưởng kinh tế xuất phát từ các hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, có vẻ như điều kiện cần của xoá đói giảm nghèo ở một số nơi của Châu Á – Thái Bình Dương là hỗ trợ tăng trưởng nông nghiệp. Về phương diện này, cần phải tính đến các 37
  40. tác động của biến đổi khí hậu khi xem xét các chiến lược khả thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. D. Tăng trưởng kinh tế không thể được coi là trung lập về giới. Tác động của tăng trưởng kinh tế và nông nghiệp lên sự vận động của nghèo đói xét theo khía cạnh giới phụ thuộc vào cấu trúc hộ gia đình và sự tương tác trong nội bộ gia đình, việc phân chia tài sản, phân công các công việc không được trả lương và phân chia thu nhập, tác động của tất cả các yếu tố trên đối với các cơ hội việc làm, cũng như cơ chế an sinh xã hội trong gia đình, cộng đồng và chính phủ. Những quá trình này được tìm hiểu trong Học phần 7 về Giới và Kinh tế học Vĩ mô. E. Một phần giải pháp xóa đói giảm nghèo nên được dành để xem xét các biện pháp đầu tư ngân sách để giảm khối lượng công việc không được trả công, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các công việc tự cung tự cấp có lương hay không lương, hay làm việc trong lĩnh vực phi chính thức, hay làm việc trong ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, nếu không có những thay đổi lớn trong tập quán văn hoá và truyền thống trọng nam, thì các khoản đầu tư này sẽ không đem lại bất kỳ thay đổi rõ rệt nào. Những khoản đầu tư như vậy sẽ không hiệu quả nếu các vấn đề lớn trong chính sách không được giải quyết. F. Chính vì vậy, các can thiệp chính sách được xây dựng nhằm tăng cơ hội việc làm cho phụ nữ trước hết cần nỗ lực để giảm hay phân bổ lại khối lượng việc làm không được trả lương trong gia đình, cộng đồng và chính phủ. Và điều này cần được thực hiện cùng với những thay đổi trong các điều khoản của luật, chính sách và các tập quán có tính phân biệt đối xử tại mỗi quốc gia. G. Tuy nhiên, sự suy giảm trong khối lượng công việc không được trả công sẽ không có lợi cho xã hội nếu nó gây ra sự suy giảm của toàn xã hội bởi vẫn cần phải cân nhắc những lợi ích tích cực từ các công việc không được trả công này, như đã thảo luận trong Học phần 1 về Giới và Kinh tế. Các chính sách nên được xây dựng để đảm bảo rằng cắt giảm khối lượng công việc không được trả công sẽ không gây ra suy giảm lợi ích từ những công việc này của toàn xã hội. 38
  41. B. VIỆC LÀM VÀ ĐÓI NGHÈO A. Sức lao động là một yếu tố sản xuất mà hầu hết các hộ gia đình nghèo đều sở hữu một cách tương đối dồi dào, trừ khi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hay bị khuyết tật hoặc bị bệnh nào đó. Tăng nguồn thu của lực lượng lao động này bằng cách tăng các cơ hội việc làm, di cư lao động và các điều kiện công việc sẽ giúp làm giảm tình trạng đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng, đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu thốn vật chất – vấn đề cốt lõi trong việc tách biệt với xã hội và sự vận động của nghèo đói. Vì vậy, ở đây có một mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng việc làm và đói nghèo về thu nhập và tiêu dùng. B. Tuy nhiên, những thước đo đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng đã không tính tới những dịch vụ thiết yếu được cung cấp thông qua các công việc không được trả lương trong gia đình và cộng đồng. Những thước đo này thường chỉ tính tới một khoản phụ cấp cho việc sản xuất tại nhà một số hàng hoá nhất định, đặc biệt là lương thực, mà không tính tới những giá trị của những 6 hàng hoá và dịch vụ thiết yếu được những công việc không được trả lương trong gia đình và cộng đồng cung cấp. Những thước đo này cũng không tính tới những khía cạnh quan trọng chẳng hạn như các hợp tác xã ngư nghiệp, lâm nghiệp hay nông nghiệp tại Thái Bình Dương. Mô hình ‘tăng trưởng’ cho rằng tất các cộng đồng này đều sẽ giàu có hơn nếu đất đai được tư hữu hoá. C. Do vậy, nếu một chính sách được xây dựng nhằm tăng thời lượng dành cho các công việc trong SNA (hiển nhiên là trái với các hoạt động sản xuất trong SNA), và giảm thời lượng dành cho công việc không được trả công, thì tốt nhất là những thay đổi trong việc phân phối lao động này sẽ được được tính đến khi tính toán về hiệu quả của việc tái phân phối lao động trong nghèo đói nếu điều này vẫn đang được sử dụng để đo lường tăng trưởng. Bởi vì giảm lượng công việc không được trả công có thể có lợi cho nền kinh tế, nhưng không hẳn là cần thiết cho xã hội nếu sự cắt giảm này gây ra sự cắt giảm các dịch vụ chăm sóc, an ninh lương thực, hay một môi trường sạch hơn trong cộng đồng. 39
  42. D. Vì vậy, cần nhắc lại một lần nữa là các chính sách nên được xây dựng để đảm bảo rằng việc cắt giảm khối lượng công việc không được trả lương sẽ không gây ra việc cắt giảm các dịch vụ trong cộng đồng. E. Trong nông nghiệp, việc làm thường được xác định dựa trên sự tiếp cận và kiểm soát những tài sản mà phụ nữ thường không được sở hữu một cách chắc chắn, mặc dù những mô hình hợp tác xã trong rất nhiều xã hội khiến cho việc sở hữu trở nên dễ dàng. Sự gia tăng sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp hay mua bán các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phụ nữ phải có kiểm quyền soát nhiều hơn với đất cũng như các loại tài sản khác ngoài đất để làm sản xuất. C. Giới, Việc làm và Đói nghèo A. Học phần 5 (Việc làm và Thị trường Lao động) đã chứng minh rằng phụ nữ và những người thuộc giới thứ ba phải chịu thiệt thòi về các cơ hội việc làm. Hai nhóm này thường bị xếp làm các công việc có thu nhập thấp và thiếu ổn định. Ngay cả trong một công việc cụ thể nào đó mà cả đàn ông và phụ nữ cùng tham gia thì vẫn có những bằng chứng rõ ràng về khoảng cách trong thu nhập giữa hai giới. B. Khi biến đổi khí hậu xảy ra, các hoạt động tạo thu nhập cho phụ nữ như nông nghiệp và du lịch bị tác động nhiều hơn so với các ngành khác, điều này có thể tạo gây thêm những tác động tiêu cực lên việc làm của phụ nữ. C. Tuy nhiên, các dự đoán về tỷ lệ nghèo ở những phụ nữ có việc làm có thể thấp hơn dự đoán về tỷ lệ nghèo ở những nam giới có việc làm. Điều này xảy ra là do ở các hộ gia đình mà phụ nữ không tham gia vào thị trường lao động thì nguy cơ đói nghèo có thể cao hơn đối với cả nữ giới và nam giới. Do vậy, thu nhập của phụ nữ tạo ra một sự khác biệt cho dù hộ gia đình đó nghèo hay không, xét trên khía cạnh đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng. 40
  43. D. Sự vận động của đói nghèo phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hộ gia đình. Những hộ gia đình chỉ có một người kiếm tiền – ví dụ như bà mẹ đơn thân – phải đối mặt với rủi ro đói nghèo rất cao. Sự vận động này cũng phụ thuộc vào các mối tương tác trong gia đình – là một chức năng của cấu trúc gia đình. E. Mối quan hệ nhân quả giữa việc làm của phụ nữ và đói nghèo có thể hình dung theo các hướng sau: „„ Đói nghèo có thể khiến phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động hoặc làm nhiều giờ hơn trong các công việc của SNA. „„ Đồng thời, thu nhập từ việc làm của phụ nữ có thể làm giảm phạm vi ảnh hưởng và chiều sâu của đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng. „„ Phụ nữ và đàn ông đều tham gia vào lĩnh vực sản xuất tự cung tự cấp đồng nghĩa với việc gia đình và cộng đồng đó có ít tiền mặt, nhưng trong số đó thì chỉ có một vài chỉ số bị gắn liền với đói nghèo. F. Do vậy, mối quan hệ giữa việc làm của phụ nữ với đói nghèo khá 6 phức tạp. Cấu trúc hộ gia đình và các mối tương tác giới trong gia đình là những yếu tố trung gian quan trọng trong việc tạo nên nên hiện tượng nữ hóa đói nghèo. d. ĐIều chỉnh kinh tế, Các chiến lược TRONG chính sách xoá đói giảm nghèo và Giới A. Phương tiện chủ yếu mà các tổ chức phát triển quốc tế, các đối tác song phương và các chính phủ nỗ lực tìm kiếm để giảm tình trạng đói nghèo là thông qua các biện pháp điều chỉnh kinh tế giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như một điều kiện tiên quyết để tăng thu nhập. Tại một số quốc gia ở Châu Á như Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Pakistan, và Philippin, những nghiên cứu chiến lược về các hình thức xoá đói giảm nghèo (PRSPs) – được thực hiện một cách chi tiết trong Học phần 8 về Giới và các Chiến lược 41
  44. Kinh tế Vĩ mô ở Châu Á và Thái Bình Dương - đã được xây dựng và triển khai thực hiện. B. Tuy nhiên, ở những nơi áp dụng các biện pháp này, PRSPs giải quyết đói nghèo bằng cách sử dụng chính sách kinh tế nhằm nâng cao thu nhập. Tương tự như vậy, ở các quốc gia đang điều chỉnh nền kinh tế của họ nhưng không áp dụng cách tiếp cận theo kiểu PRSP, người ta kỳ vọng việc xoá đói giảm nghèo sẽ được thực hiện nhờ kết quả của việc tăng số lượng việc làm có lương. Nếu việc điều chỉnh kinh tế và/hoặc PRSPs thành công trong việc tăng thời gian phụ nữ dành cho các công việc được trả lương, thì thời gian cho những việc không được trả lương trong gia đình và cộng đồng sẽ ít đi, nhưng thường thì tổng thời gian dành cho công việc sẽ tăng lên. C. Giảm bớt lượng công việc không được trả lương có thể có lợi cho tăng trưởng, nhưng không hẳn đã có lợi cho xã hội nếu việc giảm bớt này không đi cùng với các cơ chế an sinh xã hội giúp thay thế khối lượng công việc này. Về cơ bản, điều chỉnh kinh tế và/hoặc PRSPs không gắn liền với việc xây dựng một cơ chế an sinh xã hội cụ thể để đảm bảo tính bền vững, ví dụ một tỷ lệ thích hợp dành cho các dịch vụ chăm sóc, an ninh lương thực, chăm sóc môi trường và giám sát sinh sản. Do vậy, những chiến lược trong chính sách xoá đói giảm nghèo hiện tại, bất chấp những cam kết hùng hồn về bình đẳng giới, đã thất bại trong việc đưa những khía cạnh giới trong quá trình vận động của nền kinh tế vào trong các cách tiếp cận và khuôn khổ của mình. Do vậy, những chính sách trên vẫn không mang tính giới. D. PRSPs vẫn luôn luôn không tính tới những người thuộc giới tính thứ ba. 42
  45. tài liệu tham khảo Chant, S. 2003. New Contributions to the Analysis of Poverty: Methodological and Conceptual Challenges to Understanding Poverty from a Gender Perspective. Santiago: Work and Development Unit, Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC). Razavi, S. 1999. ‘Gendered Poverty and Well-Being: Introduction.’ Development and Change. Volume 30, No. 3, Pages 409–433. Sen, A. 1992. Inequality Reexamined. Cambridge, MA: Harvard University Press. 6 43
  46. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 25-29 Phan Bội Châu Hà Nội, Việt Nam Tel: (84 4) 3942 1495 Fax: (84 4) 3942 2267 Email: registry.vn@undp.org www.undp.org.vn Tháng 2, 2014 Tháng 44