Giáo trình Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

pdf 58 trang huongle 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoc_phan_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_2_tu_tuong_h.pdf

Nội dung text: Giáo trình Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

  1. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN 
  2. I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
  3. Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương Chế Lan Viên Con tàu Latuso Torevin
  4. I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. -Cộng đồng về lãnh thổ -Cộng đồng về kinh tế -Cộng đồng về ngôn ngữ - Cộng đồng về văn hóa, tâm lý
  5. 1. Vấn đề dân tộc thuộc địa a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc đ-ịaĐấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc + Lên án chủ nghĩa thực dân: chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo + Mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân. - Lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Cái quý nhất của người dân mất nước là độc lập của Tổ Lên án chủ nghĩa thực dân đã quốc, là tự do của chà đạp và thủ tiêu quyền nhân dân. dân tộc, kìm hãm sự phát triển của các dân tộc thuộc địa.
  6. b. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa - Cách tiếp cận từ quyền con người “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”.
  7. - Nội dung của độc lập dân tộc “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!” Tư tưởng đó được thể hiện trong bản yêu sách, mà Người gửi đến Hội nghị hoà bình Vécxây năm 1919, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
  8. TUYÊN NGÔN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 9/1945
  9. Thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau CMT8, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.
  10. c. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập Xuất phát từ vị trí Xuất phát từ của người dân truyền thống dân CHỦ NGHĨA DÂN TỘC thuộc địa mất tộc Việt Nam nước Bác đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc theo nghĩa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn.
  11. c. Chủ nghĩa dân tộc – Một động lực lớn của đất nước  Xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước  Xuất phát từ truyền thống dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa dân tộc – Một động lực lớn của đất nước Chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính, là sức mạnh, động lực lớn nhất để chiến đấu và giành thắng lợi trước thế lực ngoại xâm. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Cần phát huy sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc.
  12. 2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên chủ nghĩa xã hội ”.
  13.  Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCS trong quá trình CM Việt Nam  Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công – nông – trí  Sử dụng bạo lực CM quần chúng để chống lại bạo lực phản CM của kẻ thù  Thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân  Gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
  14. b. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Xóa bỏ tận ỉ ớ Độc lập dân tộc “Ch có CNXH, CNCS m i gốc áp bức, ả ợ gi i phóng đư c các dân bóc lột, xây + tộc bị áp bức và những dựng nhà Chủ nghĩa xã hội người lao động trên thế nước XHCN ớ ỏ ệ gi i kh i ách nô l ”. mới có thể thực hiện Độc lập cho Nếu nước độc lập mà GP dân tộc, dân tộc mình dân không được hưởng GP giai cấp, + hạnh phúc, tự do, thì GP con Độc lập cho độc lập cũng chẳng có người tất cả các dân tộc ý nghĩa gì.
  15. “Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” (Hồ Chí Minh toàn tập, t9, tr 173)
  16. c. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Bởi vì “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc ”
  17. d. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. “Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”.
  18. Những khung cảnh hữu tình
  19. Những con người hồn hậu
  20. Tự hào về quê hương, dân tộc
  21. Tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm “Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”
  22. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Bao gồm một hệ thống gồm 6 luận điểm được thể hiện trong các văn kiện: * Bản án chế độ thực dân Pháp * Chánh cương vắn tắt * Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng
  23. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 4. Lực lượng CMGPDT bao gồm toàn dân tộc 5. CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 6. CMGPDT phải được tiến hành bằng con đường CM bạo lực
  24. 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc a. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa . Xác định tính chất khác nhau của cuộc đấu tranh CM - Ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. . Đối tượng của CM ở thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. . CM ở thuộc địa trước hết là “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chưa phải là CM xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung. . Yêu cần bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là ĐỘC LẬP DÂN TỘC.
  25. Tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất , độc lập nhất định thành công”. “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
  26. b. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc Đánh đổ ách thống trị của CNTD MỤC TIÊU Giành độc lập dân tộc Thiết lập chính quyền của nhân dân “Cuộc CM Đông Dương” hiện tại không phải là cuộc CM tư sản dân quyền (cuộc CM phải giải quyết 2 vấn đề: phản đế và điền địa). Mà là cuộc CM giải quyết vấn đề cần kíp là “dân tộc giải phóng” – Đó là cuộc CM dân tộc giải phóng.
  27. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản a. Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó Tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đánh giá về con đường cứu nước của: +Phan Bội Châu: “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. +Phan Chu Trinh: “Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”. +Hoàng Hoa Thám: “ Vẫn nặng về cốt cách phong kiến”.
  28. b. Cách mạng tư sản là không triệt để “CM Pháp cũng như CM Mỹ, nghĩa là CM tư sản, CM không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) đã kết thúc bằng sự ra đời của nền Cộng hòa Pháp
  29. “ Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật ” ( Hồ Chí Minh toàn tập, t 2, tr 280) Sáng lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Lênin đã đề ra những nguyên tắc xây dựng Đảng Mác xít cách mạng kiểu mới và chính Người đã hết lòng chăm lo xây dựng Đảng theo những nguyên tắc đã đề ra. Đó là những nguyên tắc: Đảng phải là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân; Đảng phải đề ra được chiến lược, sách lược đúng đắn; Đảng được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; đảng viên phải có trình độ hiểu biết và có năng lực tập hợp quần chúng; chi bộ Đảng phải là bộ tham mưu chính trị của quần chúng ở cơ sở. CM tháng Mười Nga 1917
  30. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười là một sự kiện quốc tế vĩ đại. Đó không phải chỉ là thắng lợi riêng của nhân dân Nga, mà còn là thắng lợi chung của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã nêu lên cho chúng ta một mẫu mực kiệt xuất về chiến lược, sách lược tiến hành đấu tranh cách mạng.
  31. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong hơn 70 năm sau đó, cùng với tác động sâu sắc của những thắng lợi ấy đến các phong trào cách mạng trên thế giới, đã thật sự làm thay đổi số phận của nước Nga và nhiều dân tộc khác, đánh dấu một bước tiến lớn của nhân loại trong tiến trình lịch sử.
  32. c. Con đường giải phóng dân tộc CMT10 Nga không chỉ là một cuộc CM vô sản mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc, “mở ra trước mắt thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của CM thế giới”. Bản Sơ thảo Bản Sơ thảo Lần thứ nhất Lần thứ nhất Những Những luận cương luận cương về vấn đề về vấn đề dân tộc và thuộc địa dân tộc và thuộc địa V.I. Lênin V.I. Lênin “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CM vô sản”
  33. 3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo a. Cách mạng trước hết phải có Đảng Muốn làm cách mệnh “trước phải làm cho dân giác ngộ phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “cách mệnh phải hiểu phong trào thế giới, phải bày sách lược cho dân Vậy nên, sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh’’ “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững CM mới thành công, cũng như người lái đò có vững thuyền mới chạy”.
  34. b. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
  35. b. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
  36. “Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng Sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng” ( Hồ Chí Minh, BNTS, t1, tr 224)
  37.  Mọi người Việt Nam yêu nước đều thật sự cảm nhận ĐCS Việt Nam là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình và đều gọi Đảng là “Đảng ta”. Đảng là ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với CMVN và trở thành nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của CM.  Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. “là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân” quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam.
  38. 4. Lực lượng CMGPDT bao gồm toàn dân tộc a. Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr. 480 -
  39. “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. “Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”. “Chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc”.
  40. b. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc “Dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Hồ Chí Minh xác định lực lượng CM bao gồm cả dân tộc, vai trò động lực CM thuộc về giai cấp công nhân và nông dân. “Công nông là gốc cách mệnh”. Các giai cấp khác trong xã hội là đồng minh của CM.
  41. “Cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người ” “ Dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là, sĩ, nông, công thương đều nhất trí chống lại cường quyền ” (Hồ Chí Minh toàn tập, t 2, tr 262 – 266) Xô Viết - Nghệ Tĩnh, đỉnh cao của cao trào 1930 - 1931
  42. 5. CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc a. CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo “Làm cho dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của CM vô sản”. “Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực tự giải phóng”. “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.
  43. “ Chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời phải cắt cả hai vòi” ( Hồ Chí Minh toàn tập, t 1, tr 298) “Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được”. “Chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kể yếu”. Hồ Chí Minh
  44. b. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr. 298 -
  45. CMGPDT ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CN đế quốc.
  46. 6. CMGPDT phải được tiến hành bằng con đường CM bạo lực a. Tính tất yếu của bạo lực cách mạng “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”. “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực CM chống bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Bạo lực CM có cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, không tách biệt nhau. Tùy tình hình mà quyết định hình thức phù hợp. Các đoàn thể CM càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ tranh và tiến hành đấu tranh vũ trang.
  47. thực hiện bằng con đường bạo lực “Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được”. “Chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”. Hồ Chí Minh %2Fwatch_popup%3Fv%3DSEXiu1AfpCs&feature=player_detailpage
  48. Nhân dân Miền Nam phá ấp chiến lược
  49. Cuộc cách mạng nổ ra khắp nơi
  50. b. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng  Yêu thương con người  Yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý Đánh giặc không phải tiêu diệt hết lực lượng mà chủ yếu đánh bại ý chí xâm lược của giặc, giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao kết thúc chiến tranh. c. Hình thái bạo lực CM Khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, đánh lâu dài và dựa vào sức mình. Đấu tranh ngoại giao Đấu tranh kinh tế, văn hóa Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường (tự lực cánh sinh)
  51. “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Việt và người Pháp ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau. Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước”. Hồ Chí Minh "LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA HỒ CHÍ MINH" là văn kiện chính trị công bố đêm 19.12.1946 nhằm phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc của nhân dân Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.
  52. MỘT THOÁNG CUBA
  53. Nước Nga luôn gần gũi thân quen với người dân Việt Nam. Búp bê gỗ Matrioska. Nhà thờ thánh Basil biểu tượng của nước Nga.
  54. Nước Nga luôn gần gũi thân quen với người dân Việt Nam. Vàng thật được trang trí trên trần nhà và ở cầu thang dẫn lên các phòng chính của cung điện mùa đông. Bên ngoài Cung điện Mùa đông.
  55. Nước Nga luôn gần gũi thân quen với người dân Việt Nam. Bên ngoài điện Kremlin, nhìn từ sông Moskva. Nhà thờ trong điện Kremlin.
  56. Nước Nga luôn gần gũi thân quen với người dân Việt Nam. Đài phun nước bên ngoài cung điện Mùa hè tại TP Saint Peterburg.
  57. Nước Nga luôn gần gũi thân quen với người dân Việt Nam. Với hệ thống kênh đào chằng chịt cùng nhiều chiếc cầu nên St. Peterburg được gọi là Venice của vùng Đông Âu.