Giáo trình Hỏi đáp về quyền con người - Phần 2: Luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của liên hợp quốc về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền

pdf 237 trang huongle 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hỏi đáp về quyền con người - Phần 2: Luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của liên hợp quốc về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_dap_ve_quyen_con_nguoi_phan_2_luat_nhan_quyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hỏi đáp về quyền con người - Phần 2: Luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của liên hợp quốc về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền

  1. KHÁI LƯỢC VỀ Q UYỀN CON NGƯỜI P h ầ n II LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ CƠ CHẾ CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BẢO VỆ, THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN – 79 –
  2. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 32 Luật nhân quyền quốc tế là gì? Ngành luật này có vị trí như thế nào trong hệ thống luật quốc tế? Trả lời Có nhiều định nghĩa khác nhau về Luật nhân quyền quốc tế (international human rights law), tuy nhiên, từ một góc độ khái quát, có thể hiểu đó là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Về mặt hình thức, Luật nhân quyền quốc tế được thể hiện qua hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế, bao gồm những văn kiện mang tính ràng buộc (các công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị, hướng dẫn ) Khái niệm Luật nhân quyền quốc tế hẹp hơn khái niệm Luật nhân quyền (human rights law). Cụ thể, trong khi Luật nhân quyền quốc tế chỉ bao gồm các văn kiện pháp lý quốc tế (toàn cầu và khu vực) thì Luật nhân quyền bao gồm cả các văn kiện pháp lý quốc tế, khu vực và quốc gia đề cập đến quyền con người. Quan điểm chung cho rằng Luật nhân quyền quốc tế là một ngành luật nằm trong hệ thống luật quốc tế chung (hay còn gọi là công pháp quốc tế - public international law) cùng với các ngành luật quốc tế khác như Luật nhân đạo quốc tế, Luật hình sự quốc tế, Luật biển quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự, Luật tổ chức quốc tế bởi hai lý do cơ bản sau đây: – 80 –
  3. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Thứ nhất, Luật nhân quyền quốc tế mở rộng phạm vi chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế. Trước đây, luật quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, tuy nhiên hiện nay, cùng với sự ra đời của Luật nhân quyền quốc tế, mặc dù chủ thể chính của luật quốc tế vẫn là các quốc gia và tổ chức quốc tế nhưng trong một số bối cảnh, luật quốc tế còn điều chỉnh cả mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhà nước, liên quan đến các quyền con người mà đã được các văn kiện quốc tế ghi nhận và bảo vệ. Thứ hai, Luật nhân quyền quốc tế làm thay đổi quan niệm truyền thống về tính bất khả xâm phạm về phương diện đối nội của chủ quyền quốc gia. Trong luật quốc tế trước đây, về phương diện đối nội, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền toàn vẹn và bất khả xâm phạm của các nhà nước được tự do hành động trong đối xử với công dân và xử lý các công việc nội bộ của nước mình. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật nhân quyền quốc tế, quan niệm này đã thay đổi. Hiện nay, mặc dù các nhà nước vẫn có quyền đầu tiên và vai trò hàng đầu trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến công việc nội bộ và công dân của nước mình, song trong nhiều bối cảnh, quyền hành động của nhà nước với các công dân không phải là một quyền tuyệt đối. Nói cách khác, với sự ra đời của Luật nhân quyền quốc tế, các nhà nước không còn có quyền tự do hoàn toàn trong việc đối xử với công dân của nước mình như trước kia. Trong mối quan hệ với công dân của mình, các nhà nước hiện đại không chỉ phải tuân thủ những quy định trong pháp luật do chính mình đề ra, mà còn phải tuân thủ những tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người mà mình đã tự nguyện tuân thủ (qua việc tham gia các điều ước quốc tế về vấn – 81 –
  4. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI đề này), và bị bắt buộc phải tuân thủ (các tập quán quốc tế về quyền con người). Hiện nay, việc một nhà nước vi phạm các quyền con người của công dân nước mình đã được pháp luật quốc tế ghi nhận sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ quốc tế của nhà nước đó19. Câu hỏi 33 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật nhân quyền quốc tế là gì? Trả lời Là một ngành luật quốc tế độc lập nằm trong hệ thống luật quốc tế chung, Luật nhân quyền quốc tế có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Về đối tượng điều chỉnh, Luật nhân quyền quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể truyền thống của luật quốc tế chung (các nhà nước và tổ chức quốc tế ) trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Bên cạnh đó, trong nhiều bối cảnh, Luật nhân quyền quốc tế còn điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà nước và công dân của họ liên quan đến việc bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người (ví dụ, việc các Ủy ban giám sát công ước xem xét đơn khiếu nại, tố cáo của các cá nhân cho rằng họ là nạn nhân của những hành động vi phạm quyền con người do các chính phủ của họ gây ra ) 19 Xem Sieghart Paul, The International Law of Human Rights, OUP, Oxford, 1992, tr.11-12. – 82 –
  5. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Về phương pháp điều chỉnh, Luật nhân quyền quốc tế cũng áp dụng những phương pháp điều chỉnh chung của luật quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung Luật nhân quyền quốc tế đặt trọng tâm vào các biện pháp vận động, gây sức ép quốc tế. Các biện pháp cưỡng chế (trừng phạt về quân sự, ngoại giao, kinh tế) mặc dù về nguyên tắc có thể sử dụng nhưng rất ít khi được áp dụng. Câu hỏi 34 Nguồn của Luật nhân quyền quốc tế là gì? Trả lời Nguồn của Luật nhân quyền quốc tế trước hết cũng là nguồn của luật quốc tế nói chung, trong đó bao gồm: Các điều ước quốc tế (chung hoặc riêng); Các tập quán quốc tế; Các nguyên tắc pháp luậ t chung được các dân tộc văn minh thừa nhận ; Các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế; và Quan điểm của các chuyên gia pháp luật có uy tín cao20. Trong thực tế, những nguồn cụ thể sau đây thường được viện dẫn khi đề cập đến Luật nhân quyền quốc tế: - Các điều ước quốc tế (công ước, nghị định thư, có hiệu lực toàn cầu hay khu vực) về quyền con người do các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và thành viên của các tổ chức liên chính phủ khác thông qua. Đây là những văn kiện có hiệu lực ràng buộc với các quốc gia đã tham gia. 20 Xem Điều 38(1) Quy chế của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). – 83 –
  6. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI - Các nghị quyết có liên quan đến vấn đề quyền con người do các cơ quan chính và cơ quan giúp việc của Liên Hợp Quốc thông qua. Trong số này, chỉ có các nghị quyết của Hội đồng Bảo an là có hiệu lực pháp lý bắt buộc21. - Các văn kiện quốc tế khác về quyền con người (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị, nguyên tắc, hướng dẫn ) do Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên chính phủ khác thông qua. Hầu hết các văn kiện dạng này không có hiệu lực ràng buộc pháp lý với các quốc gia, tuy nhiên, có một số văn kiện, cụ thể như UDHR, được xem là luật tập quán quốc tế, và do đó có hiệu lực thực tế như các điều ước quốc tế. - Những bình luận, khuyến nghị chung (với mọi quốc gia) và những kết luận khuyến nghị (với những quốc gia cụ thể) do Ủy ban giám sát các công ước quốc tế về quyền con người đưa ra trong quá trình xem xét báo cáo của các quốc gia về việc thực hiện những công ước này, cũng như trong việc xem xét các đơn khiếu nại về việc vi phạm quyền con người của các cá nhân, nhóm cá nhân. Mặc dù về mặt pháp lý, những tài liệu dạng này chỉ có tính chất khuyến nghị với các quốc gia, song trên thực tế, chúng được xem là những ý kiến chính thức giải thích nội dung của các điều ước quốc tế về quyền con người và thường được các quốc gia tôn trọng, tuân thủ. 21 Tuy nhiên, một số Nghị quyết của Đại hội đồng các vấn đề nội bộ của Liên Hợp Quốc có hiệu lực bắt buộc. Về Nghị quyết của Hội đồng Bảo an, xem thêm Điều 25 và Chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc. – 84 –
  7. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ - Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế và một số tòa án khu vực về quyền con người (đặc biệt là Tòa án quyền con người châu Âu). - Quan điểm của các chuyên gia có uy tín cao về quyền con người (được thể hiện trong các sách và tài liệu chuyên khảo được thường xuyên trích dẫn). Câu hỏi 35 Luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào? Trả lời Về cơ bản, mối quan hệ giữa Luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia cũng là mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế nói chung với pháp luật quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, quan điểm phổ biến cho rằng, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống khác nhau nhưng không đối lập mà có mối quan hệ, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Pháp luật quốc tế có thể tác động, thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc gia trong khi pháp luật quốc gia đóng vai trò là phương tiện truyền tải và điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc tế được thực hiện trên thực tế. Trong lĩnh vực nhân quyền, ở thời kỳ đầu, pháp luật quốc gia là nền tảng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc tế. Thực tế cho thấy, các văn kiện quốc tế cơ bản về nhân quyền đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn bản pháp luật quốc gia nổi tiếng thế giới như: Hiến chương Magna Carta của – 85 –
  8. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI nước Anh, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp trong đó chứa đựng những quy phạm rất tiến bộ, được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là những giá trị phổ biến, chung cho toàn nhân loại, vượt ra khỏi phạm vi mọi biên giới quốc gia. Nhiều nguyên tắc cơ bản của Luật nhân quyền quốc tế như nguyên tắc về bình đẳng, tự do, suy đoán vô tội, xét xử công bằng, quyền dân tộc tự quyết đều xuất phát từ pháp luật quốc gia. Mặt khác, Luật nhân quyền quốc tế cũng có tác động mạnh đến sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia. Sự hình thành và phát triển của hệ thống văn kiện Luật nhân quyền quốc tế kể từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập đã đồng thời thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quyền con người vào hệ thống pháp luật quốc gia. Trong hơn một nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới đã được sửa đổi, bổ sung một cách đáng kể theo hướng hài hòa với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Hiện tại, pháp luật của hầu hết quốc gia đóng vai trò là phương tiện truyền tải Luật nhân quyền quốc tế, là điều kiện đảm bảo cho Luật nhân quyền quốc tế được thực hiện trên thực tế. Thông thường pháp luật quốc tế không được áp dụng trực tiếp bởi tòa án của các quốc gia. Để pháp luật quốc tế được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, các nhà nước phải „nội luật hoá‟ những quy phạm pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật nước mình, tức là sửa đổi hoặc bổ sung hệ thống pháp luật nước mình để làm hài hòa với pháp luật quốc tế. Trong trường hợp pháp luật quốc gia chưa hài hòa với một điều ước quốc tế về – 86 –
  9. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ quyền con người mà quốc gia đó là thành viên thì hầu hết các quốc gia ưu tiên áp dụng các điều ước quốc tế. Đây cũng chính là một nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế - pacta sunt servanda) được nêu trong Công ước Viên về Luật Điều ước năm 196922. Ở một góc độ khái quát nhất, có thể miêu tả sự tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong vấn đề nhân quyền như sơ đồ dưới đây: Câu hỏi 36 22 Về vấn đề này, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam cũng xác định, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế (Điều 6, khoản 1). – 87 –
  10. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Luật nhân quyền quốc tế và Luật nhân đạo quốc tế có quan hệ với nhau như thế nào? Trả lời Có nhiều định nghĩa về Luật nhân đạo quốc tế (còn được gọi là Luật về xung đột vũ trang, hay Luật về chiến tranh), tuy nhiên, từ góc độ khái quát, có thể hiểu đây là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực được thiết lập bởi các điều ước và tập quán quốc tế nhằm điều chỉnh những mối quan hệ giữa các bên tham chiến trong các cuộc xung đột vũ trang (kể cả xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và không mang tính chất quốc tế) để bảo vệ những nạn nhân chiến tranh (bao gồm dân thường và những chiến binh bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, bị bắt làm tù binh). Về mặt hình thức, Luật nhân đạo quốc tế được thể hiện qua hàng trăm văn kiện, trong đó các văn kiện trụ cột hiện nay là bốn Công ước Geneva năm 1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh và hai Nghị định thư năm 1977 bổ sung các công ước này. Luật nhân đạo quốc tế và Luật nhân quyền quốc tế là hai ngành luật có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, mặc dù giữa chúng có một số điểm khác biệt quan trọng. Những điểm giống nhau cơ bản giữa Luật nhân đạo quốc tế và Luật nhân quyền quốc tế đó là: Thứ nhất, cả hai ngành luật này đều nhấn mạnh việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Cụ thể, cả hai ngành luật đều có những quy định về cấm tra tấn, đối xử vô nhân đạo hoặc nhục hình, về các quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự, về việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em – 88 –
  11. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Thứ hai, hai ngành luật có chung một số nguyên tắc cơ bản, cụ thể như nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc tôn trọng tính mạng, phẩm giá con người Thứ ba, hai ngành luật có một số điều ước và văn kiện áp dụng chung (toàn bộ hoặc một số điều khoản), ví dụ như Công ước về quyền trẻ em, Nghị định thư tùy chọn bổ sung công ước này về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang hay Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế Thứ tư, cả hai ngành luật đều xác định chủ thể có nghĩa vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong việc thực thi luật là các quốc gia thành viên. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Luật nhân đạo quốc tế và Luật nhân quyền quốc tế đó là: Thứ nhất, hai ngành luật này có lịch sử phát triển không giống nhau, mỗi ngành luật được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau, theo những cách thức khác nhau. Cụ thể, Luật nhân đạo quốc tế được hình thành và phát triển từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XIX bởi những nỗ lực của Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế - một tổ chức có tư cách phi chính phủ. Các văn kiện của ngành luật này chủ yếu được thông qua tại các Hội nghị ngoại giao quốc tế. Trong khi đó, Luật nhân quyền quốc tế mới được hình thành và phát triển từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, chủ yếu do những nỗ lực của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc - một tổ chức có tư cách liên chính phủ. – 89 –
  12. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Thứ hai, Luật nhân đạo quốc tế chỉ áp dụng trong bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang (có hoặc không có tính chất quốc tế), trong khi Luật nhân quyền quốc tế được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong bối cảnh hòa bình hoặc xung đột vũ trang. Thứ ba, một số nguyên tắc của Luật nhân đạo quốc tế liên quan đến những vấn đề nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật nhân quyền quốc tế. Ví dụ, những quy tắc về hành vi thù địch, hành động tham chiến, địa vị của tù binh chiến tranh và của thường dân, quy chế bảo vệ của biểu tượng chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ Tương tự, một số nội dung của Luật nhân quyền quốc tế không thuộc về phạm vi điều chỉnh của Luật nhân đạo quốc tế. Ví dụ, các quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền bầu cử hay quyền đình công Thứ tư, Luật nhân đạo quốc tế bảo vệ các nạn nhân chiến tranh bằng cách cố gắng giảm thiểu những thiệt hại và đau khổ do chiến tranh gây ra với con người; trong khi đó, Luật nhân quyền quốc tế bảo vệ mọi con người bằng cách thúc đẩy sự phát triển và sự tham gia của họ vào mọi mặt của đời sống xã hội. Thứ năm, Luật nhân đạo quốc tế quan tâm trước hết tới việc đối xử với những người nằm trong vòng kiểm soát của đối phương và việc giới hạn những phương pháp, phương tiện tiến hành chiến tranh của các bên tham chiến. Trong khi đó, Luật nhân quyền quốc tế quan tâm trước hết đến việc hạn chế những hành động tùy tiện của các nhà nước đối với công dân và những người khác đang sinh sống trên lãnh thổ hay thuộc quyền tài phán của họ. Thứ sáu, Luật nhân đạo quốc tế bảo vệ những thường dân bị kẹt – 90 –
  13. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ trong hoàn cảnh xung đột vũ trang thông qua các nguyên tắc về tiến hành chiến tranh (ví dụ, nguyên tắc phân biệt giữa chiến binh và dân thường, giữa các mục tiêu quân sự và mục tiêu dân sự; nguyên tắc cấm tấn công dân thường và các mục tiêu dân sự, cấm tấn công các mục tiêu quân sự nếu có thể gây ra những tổn hại không cân xứng đối với dân thường hay các mục tiêu dân sự ), trong khi đó, Luật nhân quyền quốc tế bảo vệ tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, thông qua những tiêu chuẩn quốc tế về các quyền và tự do của con người. Câu hỏi 37 Luật nhân quyền quốc tế được hình thành và phát triển như thế nào? Liên Hợp Quốc có vai trò như thế nào trong quá trình này? Trả lời Luật nhân quyền quốc tế là một trong những ngành luật mới của hệ thống luật quốc tế. Mặc dù những tiền đề của ngành luật này đã xuất hiện từ thế kỷ XIX, và một số quyền và cơ chế bảo vệ quyền con người đã được đề cập từ đầu thế kỷ XX trong một số văn kiện pháp lý của Hội Quốc Liên (1919-1939), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tuy nhiên, xét về mọi mặt, có thể khẳng định rằng, Luật nhân quyền quốc tế chỉ mới chính thức hình thành và phát triển sau khi Liên Hợp Quốc ra đời (1945). Sự vi phạm nhân quyền một cách cực kỳ tàn bạo (mà nổi bật là hành động diệt chủng người Do Thái) của bè lũ phát-xít trong – 91 –
  14. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Chiến tranh thế giới II đã thúc đẩy các nước trong phe Đồng minh xúc tiến thành lập Liên Hợp Quốc. Hiến chương Liên Hợp Quốc (năm 1945), với những quy định cụ thể về việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là việc khẳng định thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên Hợp Quốc, đã tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc tế. Tiếp theo Hiến chương, kể từ năm 1945 đến nay, Liên Hợp Quốc đã lần lượt xây dựng và thông qua hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền, trong đó xương sống của hệ thống là Bộ luật Nhân quyền quốc tế (The International Bill of Human Rights - là tập hợp của ba văn kiện quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này bao gồm UDHR, ICCPR và ICESCR). Hệ thống văn kiện này đã xác lập những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (international human rights standards), bắt đầu từ những tiêu chuẩn cơ bản, phổ biến áp dụng với mọi cá nhân đến những tiêu chuẩn chuyên biệt áp dụng cho những nhóm, cộng đồng đặc biệt. – 92 –
  15. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Ảnh: Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân cựu Tổng thống Hoa Kỳ F.D.Roosevelt, người đứng đầu Ủy ban dự thảo Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Mặc dù không phải tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền đều do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua, tuy nhiên số lượng này chiếm một phần lớn. Thêm vào đó, nếu xem xét Liên Hợp Quốc như là một hệ thống bao gồm các tổ chức thành viên như ILO, UNESCO thì số lượng các văn kiện quốc tế về nhân quyền do Liên Hợp Quốc ban hành chiếm đại đa số trong hệ thống văn kiện nhân quyền quốc tế. Thực tế này cùng với các yếu tố khác cho phép khẳng định rằng Liên Hợp Quốc có vai trò chủ chốt đối với việc hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc tế tính đến thời điểm hiện nay. – 93 –
  16. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 38 Hệ thống văn kiện của Luật nhân quyền quốc tế đề cập đến những vấn đề gì? Những văn kiện nào là quan trọng nhất? Trả lời Như đã đề cập ở trên, hệ thống văn kiện quốc tế về nhân quyền bao gồm những văn kiện đề cập đến những tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản, phổ biến áp dụng với mọi cá nhân (những tiêu chuẩn này được thể hiện chủ yếu trong UDHR, ICCPR và ICESC) và những văn kiện đề cập đến những tiêu chuẩn chuyên biệt áp dụng cho những nhóm, cộng đồng đặc biệt, được coi là dễ bị tổn thương. Tính đến nay, ở những mức độ khác nhau, Luật nhân quyền quốc tế đã đề cập đến những quyền đặc thù của các nhóm xã hội như: phụ nữ, trẻ em, người thiểu số, người bản địa, người lao động di trú, người sống chung với HIV/AIDS, người bị tước tự do, người khuyết tật, người tị nạn, người tìm kiếm nơi lánh nạn, người nước ngoài, người không quốc tịch, người cao tuổi, người hoạt động thúc đẩy nhân quyền Bên cạnh đó, Luật nhân quyền quốc tế cũng bao gồm một số văn kiện đề cập đến những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực này, cụ thể như: quyền phát triển, ngăn ngừa sự phân biệt đối xử, bình đẳng giới, chống tra tấn, xóa bỏ hình phạt tử hình, bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp, ngăn ngừa và xóa bỏ buôn bán người, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ đói nghèo, xóa bỏ chế độ nô lệ và các thực tiễn tương tự như nô lệ, xóa bỏ lao động cưỡng bức, bảo vệ quyền con người trong hoàn cảnh xung – 94 –
  17. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ đột vũ trang, xử lý những tội phạm nhân quyền Trong hệ thống các văn kiện quốc tế về nhân quyền, những điều ước quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện tại có hơn 30 điều ước quốc tế về nhân quyền, trong đó những điều ước sau đây được xem là các văn kiện cốt lõi: ICCPR; ICESCR; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965 (ICERD); Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979 (CEDAW); Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (CAT); Công ước về quyền trẻ em, 1989 (CRC); Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ, 1990 (ICRMW); Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích, 2006 (ICPPED); Công ước về quyền của những người khuyết tật, 2006 (ICRPD). Câu hỏi 39 Luật nhân quyền quốc tế đề cập đến những quyền và tự do cụ thể nào? Trả lời Luật nhân quyền quốc tế là một tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế về các quyền và tự do cơ bản cho mọi cá nhân và những quyền đặc thù áp dụng cho một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Do tính chất rộng lớn của vấn đề và quy định tổng quát trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền nên quan điểm về số lượng (và kèm theo đó là – 95 –
  18. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI tên gọi) của các quyền ít nhiều khác nhau; tuy nhiên, dưới đây là danh mục những quyền và tự do cơ bản của cá nhân đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Danh mục này được chia thành hai nhóm lớn là nhóm quyền dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Nhóm quyền dân sự, chính trị 1) Quyền sống; 2) Quyền tự do và an ninh cá nhân (không bị bắt giữ, giam cầm tùy tiện, không bị bắt làm nô lệ, nô dịch hay bị cưỡng bức lao động); 3) Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng; 4) Quyền có quốc tịch; 5) Quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình, đi lại và cư trú; 6) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; 7) Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; 8) Quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước; 9) Quyền được bảo vệ đời tư; 10) Quyền không bị tra tấn, đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục; 11) Quyền được xét xử công bằng. – 96 –
  19. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 12) Quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và công bằng; 13) Quyền được hưởng mức độ sức khỏe cao nhất có thể đạt được; 14) Quyền được học tập; 15) Quyền có mức sống thích đáng; 16) Quyền được tham gia đời sống văn hóa của cộng đồng và được hưởng thành quả của các tiến bộ khoa học, công nghệ.  Câu hỏi 40 Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc gồm những cơ quan nào? Trả lời Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations human rights machinery) là khái niệm chỉ hệ thống những cơ quan của Liên Hợp Quốc tham gia vào việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới, bao gồm sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc là Đại hội đồng (General Assembly), Hội đồng Bảo an (Security Council), Hội đồng kinh tế - xã hội (Economic and Social Council - ECOSOC), Hội đồng quản thác (Trusteeship Council) và Toà án quốc tế (International Court of Justice - ICJ). Các cơ quan này được giúp việc bởi một hệ thống các cơ quan chuyên trách về nhân quyền của Liên Hợp Quốc mà đứng đầu là Hội đồng nhân quyền – 97 –
  20. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Liên Hợp Quốc (trước kia là Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc) và Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, bộ máy này còn có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc như ILO, UNESCO, UNDP, UNICEF, UNIFEM, WHO và hệ thống ủy ban công ước được thành lập để giám sát việc thực hiện một số điều ước quốc tế quan trọng về nhân quyền. Mỗi cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc có những chức năng, nhiệm vụ và đóng vai trò khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới23 (xem Sơ đồ dưới đây). Sơ đồ Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc HỘI ĐỒNG BẢO AN ĐẠI HỘI ĐỒNG BAN THƯ KÝ Các ủy ban công ước HỘI ĐỒNG KINH TẾ - Uỷ ban các quyền Tổng Thư ký XÃ HỘI kinh tế, xã hội, văn hóa Uỷ ban quyền con người Các cơ quan cấp Uỷ ban dưới khác chống tra tấn Uỷ ban chống tội Uỷ ban xóa bỏ phân phạm biệt chủng tộc và Tư pháp Uỷ ban xóa bỏ phân 23 Cao ủy Nhân Uỷ ban địa vị biệt Cụ thể quyềnvề vấn đề này, xem Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người của phụ nữ với phụ nữ (Chương VII, từ trang 427-566), NXB CTQG, Hà Nội, 2009.Uỷ ban quyền trẻ em Hợp tác Uỷ ban về người Kỹ thuật – 98 – lao động di trú Các thủ tục đặc biệt Đại diện về nhân HỘI ĐỒNG quyền tại NHÂN QUYỀN các quốc gia Các nhóm công tác
  21. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ – 99 –
  22. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 41 Cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên Công ước là gì? Hai cơ chế này có điểm gì khác nhau? Trả lời Cơ chế dựa trên Hiến chương (Charter-based mechanism) là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc (được thành lập theo Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945) trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Như đã đề cập ở trên, do bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên Hợp Quốc nên cả sáu cơ quan chính của tổ chức này đều có trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Một số cơ quan chính thiết lập một hệ thống các cơ quan giúp việc về quyền con người, đồng thời xây dựng một quy chế để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (quốc tế, khu vực và quốc gia) vào hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Cơ chế dựa trên Công ước (treaty-based mechanism) là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các Ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về quyền con người (thường được gọi tắt là các Ủy ban công ước, hay treaty bodies), mà được thành lập theo quy định của chính các công ước đó (ngoại trừ Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC). Nếu như các cơ quan trong cơ chế dựa trên Hiến chương có – 100 –
  23. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ những chức năng đa dạng, bao gồm cả việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩm định, theo dõi, giám sát và điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con người thì hệ thống Ủy ban công ước có chức năng hẹp hơn. Các ủy ban này được thành lập chỉ để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện một số điều ước quốc tế về quyền con người nhất định, thông qua việc nhận, xem xét các báo cáo quốc gia và ra khuyến nghị với các quốc gia liên quan về việc thực hiện những công ước này (một số ủy ban còn có thẩm quyền nhận, xem xét và xử lý những đơn khiếu nại của các cá nhân và nhóm vi phạm các quyền được ghi nhận trong Công ước). Câu hỏi 42 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền? Trả lời Đại hội đồng (sau đây viết tắt ĐHĐ) là cơ quan đại diện chính của Liên Hợp Quốc, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên (Điều 9 Hiến chương). Trách nhiệm của ĐHĐ trong vấn đề quyền con người được đề cập trong Điều 13 Hiến chương, theo đó, ĐHĐ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm: “ (b) thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo”. Liên quan đến khía cạnh này, Điều 10 Hiến chương quy định ĐHĐ có quyền thảo luận về tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương, hoặc thuộc quyền hạn và chức – 101 –
  24. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI năng của bất kỳ cơ quan nào được ghi trong Hiến chương, trừ trường hợp quy định ở Điều 12 (khi Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng duy trì hoà bình và an ninh quốc tế). ĐHĐ họp khóa thường kỳ hàng năm và họp những khoá bất thường nếu tình hình đòi hỏi. Các đề mục về quyền con người trong chương trình nghị sự của ĐHĐ có thể xuất phát từ các nguồn sau: (a) những quyết định của ĐHĐ tại các khóa họp trước nhằm xem xét những vấn đề đặc biệt; (b) từ những báo cáo của ECOSOC; (c) những đề nghị của Tổng Thư ký; (d) những đề nghị của các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc; (e) những đề nghị của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc; (f) những đề nghị của các quốc gia thành viên. Tùy tính chất và nội dung, ĐHĐ có thể trực tiếp xem xét hoặc chuyển cho các ủy ban giúp việc xem xét các đề mục về quyền con người dự kiến đưa ra trong chương trình nghị sự. Câu hỏi 43 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền? Trả lời Hội đồng Bảo an (sau đây viết tắt là HĐBA) bao gồm 15 thành viên, trong đó có năm thành viên thường trực (Điều 23 Hiến chương). Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, HĐBA có các chức năng chính là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 24) và xem xét, giải quyết các tranh chấp hoặc tình huống có thể gây tổn hại tới việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 34, 35). Các quyết định của HĐBA có hiệu lực bắt buộc với mọi quốc gia thành – 102 –
  25. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ viên Liên Hợp Quốc. Trên lĩnh vực quyền con người, HĐBA có thẩm quyền xem xét những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người mà đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế theo quy định tại Điều 39 Hiến chương và có thể đưa ra những biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết. HĐBA đã thành lập một số tòa án hình sự quốc tế lâm thời để xét xử những vi phạm nghiêm trọng Luật nhân đạo quốc tế mà thực chất là những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong bối cảnh xung đột vũ trang. Hiện nay theo Quy chế Rome, HĐBA có thể chuyển giao các vụ việc như vậy cho Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nếu thấy thích hợp. Về nguyên tắc, HĐBA là cơ quan duy nhất trong các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có các vi phạm quyền con người, trên cơ sở quy định tại chương VII Hiến chương. Theo Hiến chương, tuy các biện pháp cưỡng chế này chỉ được phép áp dụng khi có mối nguy cơ chắc chắn đe dọa hoà bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược (Điều 39) nhưng trong một số trường hợp, quy định này cũng được áp dụng khi: " sự vi phạm quyền con người dẫn đến tình huống đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế hoặc xâm lược"24. Các biện pháp cưỡng chế có thể là: " cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao" (Điều 41), hoặc can thiệp quân sự (Điều 42). Ngoài ra, ở góc độ khác, quy định ở các Điều 24 Xem Sydney D. Bailey: The UN Security Council and Human Rights. St.Martin's Press, INC, New York, 1994, tr.40. – 103 –
  26. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 34 và Điều 35 Hiến chương cho phép HĐBA đóng vai trò trọng tài phân xử những tranh chấp giữa các quốc gia trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề quyền con người. Ngoài biện pháp cưỡng chế, HĐBA có thể thông qua các nghị quyết lên án những vi phạm quyền con người nghiêm trọng trên thế giới. Chỉ tính từ năm 1977 đến năm 1991, cơ quan này đã thông qua 10 nghị quyết chỉ trích, lên án những hành động vi phạm quyền con người ở một số khu vực. Nói tóm lại, hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tuy về mặt hình thức không thuộc chức năng chính của HĐBA, song thực tế cơ quan này có một vai trò đặc biệt trong cơ chế của Liên Hợp Quốc về quyền con người, thể hiện trong việc xử lý các vi phạm quyền con người. Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, khi việc xử lý các vi phạm quyền con người được gắn với chức năng duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, chúng sẽ có hiệu lực cưỡng chế, điều mà thuộc vào quyền lực riêng của HĐBA. Chính vì vậy, khi đề cập đến bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc, một số tài liệu thậm chí đã xếp HĐBA lên trên ĐHĐ25. 25 Tài liệu tập huấn của Minnesota Advocates for Human Rights, tr.993. – 104 –
  27. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Ảnh: Một phiên họp Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 12/2009, trong đó thông qua Nghị quyết về cấm vận vũ khí đối với Eritrea. Câu hỏi 44 Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền? Trả lời Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc (sau đây viết tắt là ECOSOC) bao gồm 54 nước thành viên, do ĐHĐ bầu ra (Điều 61 Hiến chương). Các chức năng cơ bản của ECOSOC (Điều 62 Hiến chương) bao gồm: (a) thực hiện những nghiên cứu và báo cáo về những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và kiến nghị về các vấn đề này cho ĐHĐ, các nước thành viên Liên – 105 –
  28. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn hữu quan; (b) đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; (c) chuẩn bị dự thảo các điều ước quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để trình lên ĐHĐ”; (d) triệu tập các hội nghị quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, theo các thủ tục do Liên Hợp Quốc quy định”. ECOSOC đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Trong việc xây dựng bộ máy, cơ quan này là đã thành lập ra Ủy ban quyền con người (Commission on Human Rights - sau đây viết tắt là CHR)26, Ủy ban về vị thế của phụ nữ và Ủy ban ngăn ngừa tội ác và tư pháp hình sự. Đây là những cơ quan chuyên môn đã và đang đóng vai trò như những "động cơ" trong bộ máy quyền con người Liên Hợp Quốc. Những cơ quan này có chức năng rất rộng, từ việc nghiên cứu các vấn đề; đề xuất xây dựng bộ máy, các chương trình, hoạt động, soạn thảo các văn kiện cho đến giám sát thực hiện các văn kiện quốc tế về quyền con người. ECOSOC còn có một chức năng quan trọng được quy định trong Điều 60 Hiến chương, đó là điều hành cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, mà một trong những mục tiêu của cơ chế này là thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ trên phạm vi toàn cầu các quyền và tự do cơ bản của mọi người (điểm c Điều 55 Hiến chương). Cơ chế này bao gồm rất nhiều cơ quan, tổ chức liên chính phủ thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc như Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Chương trình 26 Hiện nay CHR đã được thay thế bằng Hội đồng quyền con người (Human Rights Council – sau đây viết tắt là HRC) và không còn trực thuộc ECOSOC. – 106 –
  29. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, ECOSOC là cơ quan chính tổ chức hoạt động nghiên cứu, soạn thảo các văn kiện quốc tế về quyền con người (thông qua các cơ quan giúp việc) để trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, cơ quan này cũng có quyền thông qua các nghị quyết về quyền con người mà có liên quan đến chức năng, thẩm quyền của mình. Trong hoạt động giám sát, ECOSOC đã thiết lập và điều hành việc thực hiện những thủ tục giám sát quan trọng về quyền con người theo các Nghị quyết 728 F (XXVIII), 227 (X), 474 A (XV), 607 (XXI), 1235 (XLII) và 1503 (XLCIII) (hiện các thủ tục này đã được thay đổi hoặc chuyển sang trực thuộc chức năng của Hội đồng Quyền con người Liên Hợp Quốc). Ngoài ra, ECOSOC cũng là cơ quan thiết lập Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá - một trong các Ủy ban công ước - có trách nhiệm giám sát thực hiện ICESCR. Câu hỏi 45 Hội đồng Quản thác của Liên Hợp Quốc có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền? Trả lời Hội đồng Quản thác (sau đây viết tắt là HĐQT) là một trong các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, được thành lập để trợ giúp ĐHĐ trong việc thực hiện các chức năng của Liên Hợp Quốc liên – 107 –
  30. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI quan đến hệ thống quản thác quốc tế, trừ những khu vực được xác định là có tính chiến lược thuộc trách nhiệm của HĐBA. Theo Điều 86 Hiến chương, cơ quan này bao gồm tất cả các nước thành viên quản lý các lãnh thổ quản thác và các thành viên được ghi rõ tên trong Điều 23, nhưng không quản lý các lãnh thổ quản thác27. Chức năng của HĐQT là thực hiện các mục tiêu cơ bản của chế độ quản thác được quy định trong Điều 76 Hiến chương, trong đó có một quy định trực tiếp liên quan đến quyền con người (điểm c Điều 76). Ngoài ra, trên thực tế, các mục tiêu khác (bao gồm tạo điều kiện phát triển về mọi mặt cho nhân dân các lãnh thổ quản thác để họ tiến tới khả năng tự quản và độc lập; đảm bảo cho nhân dân ở các lãnh thổ này có quyền bình đẳng về mọi mặt với công dân các nước quản thác) cũng liên quan mật thiết đến quyền con người. HĐQT có trách nhiệm xem xét báo cáo của các nước quản lý các lãnh thổ quản thác trình lên và báo cáo với HĐBA. Nó cũng xem xét các đơn đề nghị và khiếu nại của các cá nhân và nhóm xã hội tại các lãnh thổ này gửi tới liên quan đến tình hình của các lãnh thổ quản thác; đồng thời, đưa ra những ý kiến tư vấn với các nước quản lý các lãnh thổ này. HĐQT có thể thực hiện các chuyến khảo sát tới các lãnh thổ quản thác để thu thập tình hình và thực hiện những hành động khác phù hợp với các hiệp định về quản thác. HĐQT bao gồm các nước Trung Quốc, Pháp, Liên bang Nga, Anh và Hoa Kỳ. Khi mới thành lập, cơ quan này giám sát 11 lãnh thổ quản thác ở nhiều khu vực trên thế giới, tuy nhiên, hiện tại các 27 Các thành viên ghi rõ tên ở Điều 23 của Hiến chương là năm nước thành viên thường trực của HĐBA Liên Hợp Quốc. – 108 –
  31. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ lãnh thổ này đều đã được trao trả độc lập nên trên thực tế HĐQT đã chấm dứt hoạt động. Câu hỏi 46 Tòa án Công lý Quốc tế có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền? Trả lời Toà án Công lý Quốc tế (sau đây viết tắt là ICJ) là cơ quan tài phán chính của Liên Hợp Quốc28. Theo Điều 36 Quy chế Tòa án, ICJ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp pháp lý mà các bên nêu ra liên quan đến Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế do Liên Hợp Quốc ban hành. Như vậy, về nguyên tắc, ICJ cũng có chức năng xem xét, xử lý các tranh chấp về quyền con người. Tuy nhiên, khác với các cơ chế khác, chủ thể đưa các tranh chấp về quyền con người ra ICJ giải quyết phải là các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (chứ không thể là các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ ) Thêm vào đó, việc xử lý tranh chấp bởi ICJ được dựa trên cơ sở tranh tụng giữa các 28 Cần phân biệt ICJ với Tòa án Hình sự quốc tế (International Criminal Court - ICC). ICC về danh nghĩa không phải là cơ quan thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, mặc dù nó được thành lập theo một điều ước (Quy chế Rome 1998 về Tòa án Hình sự quốc tế) được thông qua tại một hội nghị ngoại giao quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Về chức năng, ICC là cơ quan tài phán hình sự quốc tế thường trực, chỉ nhằm xét xử các tội ác quốc tế mà xét bản chất đều là những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người (bao gồm các tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và tội xâm lược). Về hoạt động, ICC tuân theo nhiều thủ tục tố tụng khác hẳn ICJ. – 109 –
  32. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI bên có liên quan trước phiên toà, trong khi việc xử lý các tình huống về quyền con người bởi ĐHĐ và HĐBA dựa trên cơ sở thảo luận và biểu quyết trong tập thể các thành viên của hai cơ quan này. Thông thường, các vụ việc chỉ đưa ra ICJ giải quyết nếu được cả hai bên tranh chấp đồng ý. Ngoài ra, ICJ có thẩm quyền thụ lý các vụ việc trong hai tình huống sau: (i) Khi hai bên tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của tòa án được giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện một điều ước quốc tế mà cả hai bên là thành viên; (ii) Khi cả hai bên tranh chấp đã tuyên bố chấp thuận “điều khoản lựa chọn ở Điều 36 Quy chế của Tòa án mà trao quyền cho Tòa án giải quyết các tranh chấp trong việc áp dụng luật pháp quốc tế. Hiện tại có 16 (trên tổng số hơn 30 điều ước quốc tế về quyền con người) có quy định việc một nước thành viên có thể đệ trình lên ICJ yêu cầu giải quyết các tranh chấp của nước mình với các quốc gia thành viên khác, liên quan đến việc giải thích, áp dụng hoặc tuân thủ các điều ước đó. Trên thực tế, đã có một số vụ tranh chấp và các vấn đề phức tạp về quyền con người được đưa ra trước ICJ, cụ thể như vấn đề quyền có nơi cư trú, quyền của những người ngoại kiều, quyền của trẻ em, vấn đề duy trì chế độ quản thác với Tây Nam Phi, vấn đề bắt giữ các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở I-ran và vấn đề tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật nhân đạo quốc tế Ngoài chức năng tài phán, Điều 96 Hiến chương còn quy định ICJ có chức năng tư vấn; theo đó, ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu ICJ đưa ra những kết luận tư vấn về bất kỳ vấn đề pháp lý nào. Các – 110 –
  33. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, nếu được ĐHĐ cho phép, cũng có thể hỏi ý kiến ICJ về những vấn đề pháp lý đặt ra trong phạm vi hoạt động của mình. Từ trước đến nay đã có một số lần ĐHĐ và HĐBA yêu cầu và nhận được ý kiến tư vấn của ICJ về các vấn đề quyền con người, trong đó có vấn đề tính pháp lý của các bảo lưu với Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; vị thế của các báo cáo viên đặc biệt do Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ quyền con người chỉ định Câu hỏi 47 Ban Thư ký Liên Hợp Quốc có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền? Trả lời Ban Thư ký là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc. Người đứng đầu cơ quan này là Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Với vị thế là cơ quan hành chính cao nhất của Liên Hợp Quốc, Ban Thư ký có chức năng cung cấp dịch vụ hành chính cho tất cả các cơ quan của Liên Hợp Quốc, trong đó có các cơ quan về quyền con người. Trong số các cơ quan thuộc Ban Thư ký, có các đơn vị trực tiếp hoạt động trên lĩnh vực quyền con người, trong đó quan trọng nhất là Bộ phận vì sự tiến bộ của phụ nữ của Cục Phát triển xã hội và các vấn đề nhân đạo và Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người. Những cơ quan này cung cấp những dịch vụ văn phòng và điều phối các chương trình hoạt động về quyền con người trong cả hệ thống Liên Hợp Quốc. – 111 –
  34. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Tổng Thư ký, với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất của Liên Hợp Quốc, có thẩm quyền chỉ đạo mọi công việc và hoạt động của Ban Thư ký. Tổng thư ký có thể đưa ra những định hướng về các hoạt động quyền con người; tham gia và điều khiển các cuộc hội nghị, hội thảo hoặc các cuộc họp của các cơ quan Liên Hợp Quốc về quyền con người; chỉ định các đại diện đặc biệt của mình để xem xét, nghiên cứu tình hình quyền con người ở một quốc gia, khu vực Câu hỏi 48 Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc là gì và có vai trò gì trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người? Trả lời Sau Hội nghị thế giới lần thứ hai về quyền con người tổ chức tại Viên (Áo) vào tháng 6/1993 trong đó đưa ra các cam kết của cộng đồng quốc tế về việc tăng cường bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu, ĐHĐ Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết A/RES/48/141 ngày 20/12/1993 thành lập chức vụ Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người (High Commissioner for Human Rights). Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền có hàm Phó Tổng thư ký, do Tổng thư ký chỉ định và được ĐHĐ chấp thuận, làm việc với nhiệm kỳ bốn năm, có thể được gia hạn thêm một nhiệm kỳ. Theo Điều 4 Nghị quyết nêu trên, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền có các nhiệm vụ: (i) Thúc đẩy và bảo vệ các quyền – 112 –
  35. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ con người cho tất cả mọi người; (ii) Đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; (iii) Thúc đẩy và bảo vệ quyền được phát triển; (iv) Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động về quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc; (v) Điều phối các chương trình giáo dục và thông tin về quyền con người của Liên Hợp Quốc; (vi) Đóng vai trò tích cực nhằm loại bỏ những trở ngại cho việc hiện thực hóa các quyền con người; (vii) Đóng vai trò tích cực nhằm ngăn chặn những vi phạm quyền con người; (viii) Tham gia vào đối thoại với các chính phủ với mục đích tăng cường tôn trọng các quyền con người; (ix) Hỗ trợ các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; (x) Điều phối các hoạt động về quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc; (xi) Xây dựng, củng cố hoạt động của bộ máy quyền con người của Liên Hợp Quốc. – 113 –
  36. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ảnh: Chủ tịch Đại hội đồng LHQ (kỳ 63), ngài Miguel d'Escoto Brockmann (bên phải), trao giải Nhân quyền cho ông Denis Mukwege, bác sỹ người Công-gô (ngày 10/12/2008 tại New York). Người đứng giữa là bà Navanethem Pillay, Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ bốn năm bắt đầu từ ngày 1/9/2008). Dưới quyền điều hành trực tiếp của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền là Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (Office of the High Commissioner for Human Rights - sau đây viết tắt là OHCHR). Theo chương trình cải cách bộ máy Liên Hợp Quốc, ngày 15/9/1997, Trung tâm quyền con người của Liên Hợp Quốc (the UN Centre for Human Rights) được sáp nhập trở thành một bộ phận của OHCHR. Về mặt nhân sự lãnh đạo, ngoài Cao ủy, OHCHR còn có một Phó Cao ủy (mang hàm tương đương trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc) giúp việc. Phó Cao ủy chịu trách nhiệm điều hành OHCHR khi Cao ủy vắng mặt cũng như thực hiện một số công việc về chuyên môn và hành chính do Cao ủy giao phó. – 114 –
  37. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Về tổ chức, ngoài văn phòng chính ở Geneva, OHCHR có một văn phòng ở New York, thực hiện nhiệm vụ đại diện cho Cao ủy và triển khai các hoạt động của OHCHR tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, OHCHR còn có các văn phòng ở những khu vực chính trên thế giới và ở một số quốc gia. Câu hỏi 49 Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc là gì? Tại sao cơ quan này được thành lập? Trả lời Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc (HRC) là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 3/4/2006 của ĐHĐ để thay thế Ủy ban quyền con người Liên Hợp Quốc (CHR). Việc thành lập HRC xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động của CHR, mà xét tổng quát cũng là những hạn chế chung của bộ máy quyền con người của Liên Hợp Quốc trong những thập niên vừa qua, đó là thất bại trong việc cải thiện tình hình và xử lý những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Về vấn đề này, trong một số báo cáo công bố đầu những năm 2000, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã chỉ ra những hạn chế của CHR, và trong báo cáo công bố vào tháng 3/2005, đã chính thức đề xuất ĐHĐ bỏ phiếu thay thế CHR bằng một cơ quan mới là HRC. Trong Hội nghị thượng định thế giới tổ chức vào tháng 9/2005, ý tưởng về việc thành lập HRC được đa số quốc gia tán thành. Các khía cạnh về tính chất và cấu – 115 –
  38. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI trúc của HRC được đưa ra thảo luận thêm ở ĐHĐ trong suốt năm tháng sau đó. Cuối cùng, dự thảo nghị quyết về việc thành lập HRC được công bố vào tháng 3/2006 và được thông qua bởi ĐHĐ vào ngày 3/4/2006, với 170 phiếu thuận, bốn phiếu chống (Israel, Quần đảo Marshall, Palau, Hoa Kỳ) và ba phiếu trắng (Belarus, Iran, Venezuela). Biểu trưng của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc Ảnh: Một kỳ họp của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Câu hỏi 50 – 116 –
  39. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc có những chức năng, nhiệm vụ gì? Cơ quan này được tổ chức như thế nào? Trả lời Theo Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, HRC có những chức năng, nhiệm vụ sau: - Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia; - Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia; - Đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những vấn đề nhân quyền cụ thể; - Đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của Luật nhân quyền quốc tế; - Thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của các quốc gia; - Thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm nhân quyền và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về nhân quyền; - Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự trong những hoạt động về nhân quyền; - Báo cáo công tác hàng năm với Đại hội đồng. Về cơ cấu tổ chức, theo Điều 5 Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, – 117 –
  40. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI HRC bao gồm 47 nước thành viên (CHR trước đây có 53 nước thành viên). Các nước thành viên được bầu trực tiếp bằng phiếu kín bởi đa số thành viên ĐHĐ, phục vụ với nhiệm kỳ ba năm và chỉ được bầu lại sau hai nhiệm kỳ kế tiếp. Các nước thành viên được phân bổ theo khu vực địa lý, cụ thể như sau: Nhóm các nước châu Phi: 13 ghế; Nhóm các nước châu Á: 13 ghế; Nhóm các nước Đông Âu: 6 ghế; Nhóm các nước châu Mỹ Latinh và Caribe: 8 ghế; Nhóm các nước Tây Âu và các quốc gia khác: 7 ghế. Đứng đầu HRC là một Chủ tịch làm việc với nhiệm kỳ một năm, do các nước thành viên của HRC bầu ra. Câu hỏi 51 Thế nào là Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về nhân quyền (UPR)? Trả lời Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (hay phổ quát - Universal Periodic Review - sau đây gọi tắt là UPR) về nhân quyền là phương thức giám sát nhân quyền mới được Liên Hợp Quốc thông qua, do HRC thực hiện. Cơ chế này thay thế cho phương thức hoạt động của CHR trước đây là hàng năm chọn ra những quốc gia có vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền để đưa ra xem xét, đánh giá. Với UPR, HRC có thể đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về nhân quyền của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc dựa trên các báo cáo từ các nguồn khác nhau. – 118 –
  41. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Cùng với những cải tổ khác, việc xác lập UPR được Liên Hợp Quốc hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, khắc phục tình trạng chính trị hóa nặng nề trong hoạt động nhân quyền của tổ chức này mà thể hiện ở những vấn đề như tính cấu kết khu vực (regional alliance), sử dụng chuẩn mực kép (double standard), phân biệt đối xử trong lựa chọn và xử lý các tình huống (selectivity), hay tình trạng lợi dụng khe hở của các thủ tục để ngăn chặn việc đưa ra thảo luận những vụ việc bất lợi cho một hay một số quốc gia nhất định. Câu hỏi 52 Tiến trình thực hiện UPR như thế nào? Trả lời Để thực hiện UPR, một Nhóm công tác (working group) do HRC thành lập sẽ tiến hành ba kỳ họp mỗi năm, mỗi kỳ họp kéo dài hai tuần để đánh giá 16 quốc gia. Như vậy, mỗi năm UPR sẽ đánh giá được 48 quốc gia và phải mất bốn năm để hoàn tất một vòng thủ tục này với toàn bộ 192 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (dự tính đến hết 2011, với 12 kỳ họp mới có thể kết thúc vòng đánh giá đầu tiên theo UPR). Tiến trình áp dụng UPR với mỗi quốc gia về cơ bản bao gồm các bước như sau: - Chuẩn bị thông tin làm cơ sở cho việc xem xét: Trong bước này, các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm: (i) Báo cáo của quốc gia được xem xét (không quá 20 trang); (ii) Báo cáo tổng hợp của – 119 –
  42. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI OHCHR về tình hình nhân quyền ở quốc gia có liên quan được thể hiện qua báo cáo của các cơ quan giám sát điều ước, các thủ tục đặc biệt và các tài liệu khác (không quá 10 trang); (iii) Bản tóm tắt do OHCHR thực hiện từ những báo cáo của các chủ thể liên quan khác (các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu, cơ quan nhân quyền quốc gia) (không quá 10 trang). - Xem xét đánh giá: Được thực hiện ở Geneva dưới dạng đối thoại trong ba giờ giữa đoàn đại biểu của quốc gia được xem xét với các thành viên Nhóm công tác về UPR, cùng đại diện của các quốc gia thành viên và quan sát viên của HRC. - Kết luận, đánh giá: Nhóm công tác về UPR sẽ thông qua văn bản kết luận (dưới hình thức một báo cáo) sau khi kết thúc việc xem xét, đánh giá, trong đó tóm tắt trình tự xem xét, các cam kết đưa ra bởi quốc gia liên quan và các kết luận, khuyến nghị với quốc gia đó. HRC sẽ xem xét và thông qua báo cáo này, thường là vào kỳ họp tiếp theo. - Thực hiện các khuyến nghị: Quốc gia được xem xét sẽ áp dụng những khuyến nghị nêu trong báo cáo kể trên và thông báo về kết quả của việc áp dụng những khuyến nghị đó trong lần báo cáo định kỳ tiếp theo của nước mình. Câu hỏi 53 Ủy ban nhân quyền trước đây và Hội đồng nhân quyền hiện nay giống và khác nhau ở những điểm gì? – 120 –
  43. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Trả lời So với Ủy ban nhân quyền (CHR) trước đây, những quy định về vị thế, chức năng nhiệm vụ và thủ tục hoạt động của Hội đồng nhân quyền (HRC) hiện nay đều có những điểm thay đổi, nhằm tạo cho cơ quan này một thế và lực mới trong các hoạt động về nhân quyền và khắc phục những hạn chế trước đây của CHR, cụ thể như sau: Thứ nhất, chế độ hoạt động thường trực: Nếu như trước đây CHR hoạt động với tính chất không thường trực, thì HRC hiện là cơ quan gần như thường trực (quasi-standing body). Điều này tạo điều kiện cho HRC giải quyết kịp thời những vấn đề về nhân quyền trên thế giới. Thứ hai, thủ tục bầu cử mới: Nếu như trước đây các thành viên của CHR được bầu ra chỉ bởi các quốc gia thành viên ECOSOC (53 nước) và thông qua biểu quyết, thì hiện nay các thành viên của HRC được bầu ra bởi toàn thể các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (192 nước) bằng cách bỏ phiếu kín. Thêm vào đó, cơ chế bầu cử mới cho phép các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có cơ hội tham gia vào tiến trình tuyển chọn các thành viên của HRC. Cụ thể, các tổ chức phi chính phủ có thể gián tiếp vận động các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc bỏ phiếu cho nước nào mà họ cho rằng “xứng đáng”, thông qua việc công bố thông tin về những thành tích và hạn chế trong lĩnh vực nhân quyền của các nước ứng cử viên, đồng thời vận động các quốc gia ứng cử viên cam kết công khai về chương trình hành động của mình nếu được bầu là thành viên của HRC. – 121 –
  44. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở mức độ nhất định, quy trình bầu chọn này cho phép tránh được tình trạng bỏ phiếu theo khối và nể nang, „mua phiếu‟ như trước kia mà dẫn tới việc CHR bị chỉ trích là bao gồm cả những nước thành viên „không đủ tư cách‟. Thứ ba, vị thế mới trong hệ thống Liên Hợp Quốc: Xuất phát từ quy trình bầu cử, nếu như CHR chỉ là một cơ quan giúp việc (subsidiary organ) cho ECOSOC thì HRC là một cơ quan giúp việc của ĐHĐ nằm trong khối các cơ quan dựa trên Hiến chương (charter body) mà về hình thức có vị thế tương đương với ECOSOC. Điều này chi phối chế độ báo cáo; nếu như trước đây CHR phải báo cáo với ECOSOC thì hiện nay HRC báo cáo thẳng lên ĐHĐ. Vị thế mới như vậy cho phép HRC có quyền lực cao hơn và tiếng nói trọng lượng hơn trong các hoạt động nhân quyền so với CHR. Thứ tư, số lượng thành viên ít hơn: Nếu như trước đây CHR có 53 thành viên thì HRC hiện chỉ có 47. Mặc dù sự chênh lệch không lớn nhưng theo các chuyên gia, số lượng thành viên ít hơn cho phép các cuộc thảo luận trong HRC tập trung và dễ đạt đồng thuận hơn so với CHR. Thứ năm, thời gian họp dài hơn: Nếu như trước đây CHR chỉ họp mỗi năm một phiên trong sáu tuần thì hiện nay HRC họp ít nhất ba phiên, với tổng thời gian không ít hơn 10 tuần mỗi năm. Thời gian họp dài hơn cho phép HRC giải quyết công việc kịp thời hơn cũng như xem xét và thảo luận các vấn đề nảy sinh một cách kỹ lưỡng, toàn diện hơn. – 122 –
  45. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Thứ sáu, UPR: Như đã nêu ở trên, HRC được giao một nhiệm vụ mới là tổ chức thực hiện UPR thay cho phương thức lựa chọn một số nước „có vấn đề‟ về nhân quyền để đưa ra ‟phán xử‟ như CHR đã làm trước đây. Thủ tục mới hứa hẹn làm tăng thêm đáng kể quyền lực và hiệu lực hoạt động của HRC so với CHR, đồng thời khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử và áp dụng chuẩn mực kép trong xem xét, đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia như CHR từng bị phê phán. Thứ bảy, thủ tục xem xét khiếu nại kín: Thủ tục 1503 do CHR tổ chức thực hiện trước kia được thay thế bằng thủ tục giải quyết khiếu nại kín (confidental complain procedure) do HRC tiến hành. Mặc dù những điểm cơ bản trong nội dung của thủ tục mới được kế thừa từ thủ tục 1503, song thủ tục mới hướng vào nạn nhân nhiều hơn (more victim-oriented) và xử lý vụ việc nhanh chóng hơn (more timely manner). Cụ thể, thủ tục 1503 trước đây thường kéo dài và chủ yếu tập trung vào xem xét các tình huống về nhân quyền ở quốc gia chứ không chú trọng đến giải quyết các khiếu nại cá nhân (individual‟s complains). Về mặt thông tin, theo thủ tục mới, cá nhân khiếu nại và quốc gia có liên quan được thông báo về tình hình xử lý khiếu nại ở những giai đoạn chính, trong khi theo thủ tục 1503, người khiếu nại chỉ được thông báo về việc xử lý khiếu nại sau khi mọi việc đã xong và công bố công khai. Về mặt tổ chức, theo thủ tục 1503 chỉ có một nhóm công tác được thành lập để giải quyết khiếu nại và chỉ họp mỗi năm một lần, trong khi theo thủ tục mới, có hai nhóm công tác phụ trách việc này và họp mỗi năm hai phiên. Thêm vào đó, theo thủ tục mới, HRC có nhiều biện – 123 –
  46. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI pháp xử lý vụ việc để lựa chọn hơn so với HRC. Thứ tám, việc thực hiện các thủ tục điều tra đặc biệt được tăng cường: Mặc dù vẫn duy trì các thủ tục điều tra đặc biệt (special procedures - xem câu hỏi - đáp dưới đây) như CHR từng làm, nhưng khi được chuyển sang HRC, việc thực hiện những thủ tục này có những cải tiến nhất định theo hướng làm tăng hiệu quả của chúng. Điều đó trước hết thể hiện ở việc các thành viên HRC đã nhất trí được về một tiến trình và các tiêu chuẩn chung cho việc lựa chọn người thực thi các thủ tục (mandate-holder), từ đó cho phép lựa chọn được những chuyên gia thực sự có chuyên môn, kinh nghiệm và có tính độc lập, vô tư. Thêm vào đó, các thành viên HRC cũng đã nhất trí được về một “Bộ quy tắc đạo đức” (Code of Conduct) áp dụng cho những chuyên gia thực hiện các thủ tục đặc biệt đó, giúp tăng cường trách nhiệm nghề nghiệp và tính tin cậy trong hoạt động của những chuyên gia này. Thứ chín, Ủy ban tư vấn thay thế cho Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền: Một Ủy ban tư vấn cho HRC (Human Rights Council Advisory Committee) được thành lập để thay thế cho Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Sub-Commission on the Promotion and Protection of Human Rights) dưới quyền HRC trước đây. Giống như Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, Ủy ban này có chức năng tư vấn chuyên môn và thực hiện những nghiên cứu quan trọng về những vấn đề cụ thể cho HRC, tuy nhiên, về mặt thời gian làm việc, Ủy ban này họp hai phiên với ít nhất là 10 ngày một năm, so với một phiên của – 124 –
  47. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Tiểu ban. Bên cạnh những khác nhau kể trên, giữa CHR và HRC vẫn còn một số điểm không thay đổi, đó là: (i) các quy tắc thủ tục làm việc (rules of procedures); (ii) chức năng là diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền; (iii) việc duy trì các thủ tục đặc biệt; (iv) tính chất không ràng buộc (non-binding) của các nghị quyết và quyết định. Câu hỏi 54 Hiện có bao nhiêu Ủy ban giám sát việc thực hiện các công ước quốc tế về nhân quyền? Trả lời Như đã nêu ở trên, có chín công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, trong đó có một công ước mới có hiệu lực kể từ ngày 23/12/2010 (Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích). Các công ước này được giám sát thực hiện bởi các ủy ban thành lập theo quy định của các công ước (còn gọi là các Ủy ban công ước). Cụ thể, các Ủy ban công ước đang hoạt động bao gồm: 1) Ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, 1965); 2) Ủy ban nhân quyền (thành lập theo Công ước quốc tế về – 125 –
  48. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI các quyền dân sự, chính trị, 1966); 3) Ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Công ước quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979); 4) Ủy ban chống tra tấn (thành lập theo Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo,vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác, 1987); 5) Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC); 6) Ủy ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em, 1989); 7) Ủy ban bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ (thành lập theo Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ, 1990); 8) Ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo Công ước về quyền của người khuyết tật, 2007). 9) Ủy ban về chống cưỡng bức đưa đi mất tích (thành lập theo Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích, 2006) Câu hỏi 55 Các Ủy ban công ước được thành lập như thế nào? Trả lời – 126 –
  49. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Các Ủy ban công ước bao gồm những chuyên gia được thừa nhận là có uy tín, đạo đức và năng lực trong các lĩnh vực của từng công ước. Những chuyên gia này được lựa chọn thông qua bỏ phiếu từ những người được các quốc gia thành viên đề cử, tuy nhiên, khi trở thành thành viên các ủy ban thì họ hoạt động với tư cách cá nhân chứ không phải với tư cách đại diện cho các quốc gia đã đề cử mình. Số lượng thành viên của các Ủy ban công ước được quy định trong mỗi công ước là khác nhau, nhưng thông thường không ít hơn 10 người và không nhiều hơn 30 người. Câu hỏi 56 Các Ủy ban công ước có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể gì? Trả lời Chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban công ước có sự khác nhau nhất định, căn cứ vào quy định cụ thể của mỗi công ước, tuy nhiên, nhìn chung các ủy ban này cùng có những chức năng sau đây: 1) Xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên: Thông thường, các quốc gia thành viên những công ước được liệt kê ở trên phải đệ trình báo cáo đầu tiên sau một hoặc hai năm kể từ khi công ước có hiệu lực đối với quốc gia đó. Sau đó, các quốc gia tiếp tục phải nộp báo cáo theo định kỳ (thông thường là bốn hoặc năm năm) về những biện pháp đã được áp dụng để thực hiện công ước. Các báo cáo phải – 127 –
  50. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI nêu ra những biện pháp pháp lý, hành chính và tư pháp đã được quốc gia thành viên áp dụng để thực hiện những quy định của công ước, đồng thời đề cập đến những thuận lợi, khó khăn mà quốc gia đã và đang đối mặt trong việc thực hiện công ước. 2) Bên cạnh báo cáo của các quốc gia thành viên, các ủy ban công ước cũng tiếp nhận thông tin về tình hình nhân quyền của các quốc gia từ những nguồn khác, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức liên chính phủ khác, các viện nghiên cứu và qua báo chí. Từ những thông tin thu được, các ủy ban xem xét báo cáo cùng với đại diện của quốc gia thành viên. Trên cơ sở đối thoại xây dựng, các ủy ban công bố những nhận xét và khuyến nghị về những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện công ước tại các quốc gia thành viên. 3) Xem xét khiếu nại của các quốc gia và cá nhân: Bên cạnh thủ tục báo cáo, một số ủy ban công ước còn được giao chức năng giám sát phụ thông qua ba cơ chế khác nhau, đó là: thủ tục điều tra (inquiry), xem xét khiếu kiện liên quốc gia và xem xét khiếu nại cá nhân. Hiện tại có sáu ủy ban công ước là: Ủy ban nhân quyền, Ủy ban chống phân biệt chủng tộc, Ủy ban chống tra tấn, Ủy ban xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Ủy ban bảo vệ người lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ và Ủy ban về chống cưỡng bức đưa đi mất tích có thể nhận và xem xét khiếu kiện từ các cá nhân - những người cho rằng các quyền của họ theo công – 128 –
  51. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ ước bị quốc gia vi phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý là một khiếu nại cá nhân chỉ có thể được tiếp nhận sau khi thoả mãn một số điều kiện, trong đó có hai điều kiện tiền đề đó là: (i) Quốc gia bị khiếu nại phải là thành viên của công ước; và (ii) Quốc gia bị khiếu nại đã công nhận thẩm quyền của Ủy ban công ước được tiếp nhận và xem xét các khiếu nại cá nhân. 4) Đưa ra những bình luận/khuyến nghị chung: Các cơ quan công ước cũng có thẩm quyền đưa ra những bình luận/khuyến nghị chung để giải thích nội dung các quyền và hướng dẫn các biện pháp thực hiện công ước mà ủy ban có trách nhiệm giám sát. Các bình luận/khuyến nghị chung thường tập trung giải thích chi tiết những chuẩn mực và biện pháp mà các quốc gia phải tuân thủ và thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ theo công ước. Đây là những tài liệu rất quan trọng để bảo đảm các quyền nêu trong các công ước được hiểu đúng và qua đó đánh giá mức độ tuân thủ công ước của các quốc gia. Hiện nay, hầu hết các ủy ban công ước đều ban hành các bình luận hay khuyến nghị chung, ngoại trừ Ủy ban bảo vệ người lao động nhập cư. Cụ thể, số bình luận/khuyến nghị chung được ban hành tính đến tháng 10/2009 của Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá là 20; của Ủy ban nhân quyền là 33; của Ủy ban chống phân biệt chủng tộc là 31; của Ủy ban loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ là 26; của Ủy ban chống tra tấn là hai; của Ủy ban về quyền trẻ em là 1129. 29 Nguồn – 129 –
  52. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 57 Việc xem xét báo cáo quốc gia của các Ủy ban công ước diễn ra như thế nào? Trả lời Báo cáo quốc gia phải được đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bằng một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc (tiếng Ảrập, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga), sau đó được Ban Thư ký lưu chiểu và dịch ra ngôn ngữ làm việc chính thức của mỗi Ủy ban công ước. Trước phiên họp của ủy ban để xem xét báo cáo quốc gia, một nhóm làm việc do ủy ban thiết lập sẽ triệu tập một phiên họp riêng với các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc và các cơ quan có thẩm quyền khác nhằm thu thập thêm thông tin cho ủy ban. Sau phiên họp này, ủy ban sẽ lập một danh mục các vấn đề và các câu hỏi, chuyển cho quốc gia báo cáo nhằm giúp quốc gia đó nắm được các vấn đề mà ủy ban sẽ ưu tiên đề cập trong khi xem xét báo cáo của quốc gia. Cũng từ danh mục các vấn đề và câu hỏi đó, ủy ban sẽ yêu cầu quốc gia báo cáo cung cấp những thông tin bổ sung bằng văn bản trước phiên họp. Cách làm việc này tạo thuận lợi cho các quốc gia trong việc chuẩn bị bảo vệ báo cáo tại phiên họp của Ủy ban. Việc xem xét các báo cáo quốc gia không phải là một quá trình tố tụng mà là một cuộc đối thoại xây dựng giữa các Ủy ban công ước và các quốc gia thành viên. Để bảo đảm tinh thần đối thoại xây dựng với ủy ban, đại diện của quốc gia báo cáo phải được tham dự các phiên họp xem xét báo cáo của nước mình. Thông – 130 –
  53. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ thường trình tự tiến hành các phiên họp này như sau: (i) Đại diện quốc gia báo cáo được mời trình bày tóm tắt bản báo cáo và hồi đáp danh mục các vấn đề mà nhóm làm việc trước phiên họp nêu ra; (ii) Chủ tịch ủy ban yêu cầu báo cáo viên (country rapporteurs) hay các chuyên gia chuyên trách nghiên cứu tình hình của quốc gia đó (country task force members) cung cấp thông tin tổng quan liên quan đến báo cáo của quốc gia; (iii) Chủ tịch ủy ban mời các thành viên ủy ban đặt câu hỏi hoặc bình luận về các khía cạnh cụ thể của báo cáo; (iv) Đại diện quốc gia được mời trả lời các câu hỏi, bình luận của các thành viên ủy ban; (v) Chủ tịch ủy ban tóm tắt những nhận xét về báo cáo, ý kiến thảo luận và những gợi ý, khuyến nghị đưa ra tại phiên họp; (vi) Đại diện quốc gia được mời phát biểu lần cuối. Sau khi đối thoại với quốc gia thành viên, ủy ban sẽ đưa ra những nhận xét, bình luận chính thức, bao gồm những gợi ý hay khuyến nghị bằng văn bản trong một cuộc họp kín. Cấu trúc của văn bản này bao gồm: lời mở đầu; những khía cạnh tích cực và những thành tựu đã đạt được; những yếu tố thuận lợi và khó khăn cản trở việc thực hiện công ước; những quan ngại chính, gợi ý và khuyến nghị cho quốc gia thành viên. Sau khi được thông qua, các kết luận và khuyến nghị sẽ được chuyển cho quốc gia báo cáo trong vòng 24 giờ và được đọc công khai tại phiên họp với sự có mặt của đại diện quốc gia. Văn bản này sau đó cũng được công bố với báo chí và đưa lên trang web của cơ quan Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền. Câu hỏi 58 – 131 –
  54. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Luật nhân quyền quốc tế quy định việc tiếp nhận và giải quyết khiếu tố về nhân quyền như thế nào? Trả lời Ngoài những quy định tại một số công ước cho phép các ủy ban công ước tiếp nhận và giải quyết khiếu tố của các quốc gia và cá nhân liên quan đến những vi phạm nhân quyền của một quốc gia thành viên đã nêu ở trên, Luật nhân quyền quốc tế còn có nhiều quy định khác về vấn đề này. Trên thực tế, việc tiếp nhận và giải quyết những khiếu tố về vi phạm nhân quyền đã đượ c quy đị nh từ rất sớm , trong điể m (b) Điề u 87 của Hiến chương Liên Hợ p Quố c , song chỉ giớ i hạ n trong việ c xem xé t cá c đơn khiế u nạ i , thỉnh cầu liên quan đến cá c lã nh thổ quả n thá c , về sau thêm chế độ phân biệ t chủ ng tộ c ở Nam Phi . Vấn đề này sau đó đượ c đề cậ p trong nhiề u nghị quyế t củ a ECOSOC, cụ thể là cá c Nghị quyế t 728 F (XXVIII) ngày 30/7/1959, Nghị quyết 227 (X) ngày 17/2/1950, Nghị quyết 474 A (XV) ngày 9/4/1953, Nghị quyết 607 (XXI) ngày 1/5/1956, Nghị quyế t 1235 (XLII) ngày 6/6/1967 và Nghị quyết 1503 (XLCIII) ngày 27/3/1970 Mỗ i nghị quyế t đề cậ p đế n việ c tiế p nhậ n và xử lý những khiếu nại về nhữ ng vi phạ m quyề n con ngườ i trên nhữ ng lĩnh vực nhất định 30. Tuy nhiên , Nghị quyết 1503 có vai trò quan trọng nhất, bởi nó tổ ng hợ p và bổ sung tấ t cả cá c thủ tụ c theo các nghị quyết trước đó. 30 Chi tiết về vấn đề này xem trong Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 461-467. – 132 –
  55. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Theo thủ tụ c giải quyết khiếu tố quy định tro ng Nghị quyết 1503 (thường được gọi tắt là Thủ tục 1503), Tiể u ban về thú c đẩ y và bảo vệ nhân quyền trực thuộc CHR có trách nhiệm chỉ định một nhóm công tác gồm năm chuyên gia , họp hàng năm trong hai tuần để xem xét những khiếu tố c á nhân về vi phạm quyền con người và nhữ ng phú c đá p có liên quan củ a cá c quố c gia thà nh viên mà Tổ ng Thư ký đã nhậ n đượ c theo quy đị nh tạ i Nghị quyế t 728 F (XXVIII). Sau khi xem xé t cá c khiế u tố đó , Tiể u ban phả i quyế t đị nh n hữ ng khiế u tố nà o cầ n chuyể n lên CHR để tiế p tụ c xử lý . Sau đó , CHR sẽ xem xé t cá c khiế u tố do Tiể u ban chuyể n lên và quyế t đị nh: (a) nhữ ng tì nh huố ng nà o cầ n tiế n hà nh nghiên cứ u kỹ và báo cáo , khuyế n nghị vớ i ECOSOC theo q uy đị nh tạ i Nghị quyế t 1235 (XLII), (b) nhữ ng tì nh huố ng nà o cầ n phả i chỉ đị nh mộ t nhó m công tá c lâm thờ i để tiế n hà nh điề u tra tạ i quốc gia có liên quan (với điều kiện có sự đồ ng ý củ a quố c gia đó ). Để thự c hiệ n nhiệ m vụ nà y, CHR cũ ng thiế t lậ p mộ t nhó m công tá c gồ m năm chuyên gia. Thủ tục 1503 quy đị nh rấ t chặ t chẽ về tí nh tin cậ y và nguồ n củ a thông tin, theo đó , đơn khiế u tố chỉ đượ c coi là đá ng tin cậ y khi đã đượ c đố i chiế u vớ i phú c đá p của các quốc gia có liên quan và cho thấ y có cơ sở chắ c chắ n về việ c quố c gia đó đã vi phạ m nhân quyề n một cách thô bạo . Về nguồ n, mộ t khiế u tố chỉ có thể đượ c chấ p nhậ n khi nó đượ c trình lên bở i chí nh nhữ ng nạ n nhân củ a sự vi phạ m, hoặ c bởi nhữ ng cá nhân hay nhó m trự c tiế p chứ ng kiế n nhữ ng vi phạ m đó . Khiế u tố do cá c tổ chứ c phi chí nh phủ trì nh lên chỉ được chấp nhận nếu tổ chức phi chính phủ đó có quy chế tư vấ n vớ i ECOSOC và đưa ra đượ c nhữ ng bằ ng chứ ng đá ng tin cậ y về sự vi phạ m . Nhữ ng tố cáo lấ y từ nhữ ng nguồ n không trự c tiế p – 133 –
  56. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI cũng có thể được chấp nhận với điều kiện chủ thể tố cáo đưa ra đượ c nhữ ng chứ ng cứ rõ rà ng , tuy nhiên, nế u thông tin đượ c lấ y từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nặc danh thì không được chấ p nhậ n. Theo Thủ tụ c 1503, tấ t cả nhữ ng tà i liệ u , thông tin về khiế u tố phải giữ bí mật cho tới khi CHR đưa ra những khuyến nghị về các biệ n phá p xử lý vớ i ECOSOC 31. Trong quá trì nh xem xé t khiế u tố , các quốc gia có liên quan có quyền tham dự và trình bày quan điể m về vụ việ c. Như đã đề cậ p ở trên , HRC kế thừ a Thủ tụ c 1503 của CHR nhưng đổi tên và có nhữ ng cả i tiế n để nâng cao hiệ u quả củ a nó . Theo quy đị nh mới , sẽ có hai nhóm công tác được thành lập để xem xét các khiếu tố về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, có tính hệ thống do các cá nhân, nhóm gửi lên và đề xuất phương hướng xử lý với HRC. Việc giải quyết các khiếu tố sẽ theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm và được tiến hành bí mật, nhanh chóng. Cả hai nhóm công tác sẽ họp hai lần một năm, mỗi lần năm ngày để xem xét các khiếu tố. Những điều kiện để một đơn khiếu tố được xem xét theo thủ tục hiện hành của HRC bao gồm: (i) Nội dung khiếu tố không mang động cơ chính trị và phải phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, UDHR và các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền; (ii) Có dữ kiện mô tả sự vi phạm nhân quyền; (iii) Ngôn ngữ không được lạm dụng; (iv) Được gửi bởi một cá nhân hoặc một 31 Tuy nhiên, từ phiên họp lần thứ 34 (năm 1978), Chủ tịch Ủy ban đâ quyết định công bố công khai danh sách các quốc gia đâ được thẫm tra theo thũ tục này, ngay sau khi kết thúc các phiên họp kín . – 134 –
  57. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ nhóm người coi mình là nạn nhân của vi phạm, hoặc bởi bất kỳ người hoặc nhóm người nào, bao gồm các tổ chức phi chính phủ mà hành động thiện chí theo các nguyên tắc của nhân quyền và có thông tin trực tiếp, đáng tin cậy về sự vi phạm; (v) Thông tin chỉ bắt nguồn từ các phương tiện truyền thông sẽ không được chấp nhận; (vi) Vụ việc đã được giải quyết bằng các thủ tục đặc biệt hoặc bởi các cơ quan công ước hoặc cơ quan khác của Liên Hợp Quốc hay bởi các cơ chế khu vực về nhân quyền sẽ không được chấp nhận; (vii) Đã vận dụng hết những thủ tục giải quyết vụ việc ở trong nước nhưng không đạt kết quả, hoặc việc giải quyết theo các thủ tục đó bị trì hoãn, kéo dài một cách vô lý. Câu hỏi 59 Thủ tục điều tra đặc biệt là gì? Trả lời Bên cạnh việc tiếp nhận và xem xét những khiếu tố về vi phạm nhân quyền, ĐHĐ, ECOSOC và HRC (trước đây là CHR) còn thực hiện các hoạt động điều tra bất thường (non-conventional investigative procedures) những tình huống vi phạm con người nghiêm trọng diễn ra ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Việc điều tra này được tiến hành thông qua các nhóm công tác (working group) hoặc các báo cáo viên đặc biệt (special rapporteur), hay chuyên gia độc lập (independent expert). Trong một số trường hợp, Tổng Thư ký cũng có thể chỉ định các đại diện đặc biệt (special representative) để thực hiện nhiệm vụ này. Thủ tục kể trên được bắt đầu triển khai từ năm 1980 theo hai – 135 –
  58. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI hình thức: a) điều tra những vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền (không hạn chế về lãnh thổ, gọi là điều tra theo chủ đề - thematic procedures), và b) điều tra những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia (gọi là điều tra theo quốc gia - country-based procedures). Đơn vị đầu tiên được CHR thiết lập là Nhóm công tác về các vụ cưỡng bức mất tích (1980). Tiếp theo đó, CHR đã chỉ định các báo cáo viên đặc biệt để điều tra về những hình thức hành quyết độc đoán (1982), báo cáo viên đặc biệt về tra tấn (1985), báo cáo viên đặc biệt về các hình thức phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng (1986), báo cáo viên đặc biệt về vấn đề lính đánh thuê (1988), Nhóm công tác về các vụ bắt giữ tuỳ tiện (1991) Các nhóm công tác, báo cáo viên đặc biệt này có quyền tìm kiếm và tiếp nhận thông tin có liên quan từ tất cả các nguồn có thể và áp dụng các biện pháp điều tra thích hợp để làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo với CHR trong phiên họp gần nhất. Tính đến đầu năm 2009, đã có 36 báo cáo viên đặc biệt, đại diện đặc biệt, chuyên gia độc lập được bổ nhiệm và ba nhóm công tác được thành lập để thực hiện hoạt động điều tra bất thường nêu trên. Một số quốc gia đã từng là địa bàn thực hiện thủ tục này bao gồm: Các lãnh thổ Palestine (1993, 2008), Haiti (1995), Libêria (2003), CHDCND Triều Tiên (2005), Burundi (2005), Cam-pu-chia (2005), CHDCND Công-gô (2005), Xu- đăng (2005), Somalia (2008), Miến Điện (2008) Các chủ đề đã được điều tra, nghiên cứu theo thủ tục trên bao gồm: Nơi cư trú (2008), Các hình thức nô lệ hiện đại (2007), Quyền giáo dục (2004), Tác động của các chính sách cải cách kinh tế và nợ nước ngoài đối với nhân quyền (2008), Tử hình vô căn cứ hoặc tùy tiện (2004), Quyền có lương thực (2008), Tự do ngôn – 136 –
  59. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ luận và biểu đạt (2002), Tự do tôn giáo, tín ngưỡng (2004), Hoàn cảnh của những người bảo vệ nhân quyền (2008), Tính độc lập của thẩm phán và luật sư (2003), Các vấn đề của người thiểu số (2005), Sức khỏe thể chất và tinh thần (2005), Bảo vệ nhân quyền trong chống khủng bố (2005), Phân biệt chủng tộc và sự kỳ thị (2008), Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (2008), Tra tấn (2004), Buôn người (2004), Sử dụng lính đánh thuê chống lại quyền tự quyết của các dân tộc (2004), Bạo lực chống lại phụ nữ (2003), Nhân quyền và sự nghèo đói cùng cực (2004), Nhân quyền và sự đoàn kết quốc tế (2005), Nhân quyền và việc vận chuyển chất thải bất hợp pháp (2004), Nhân quyền và các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác (2005), Quyền của người bản địa (2008), Quyền của những người bị buộc rời bỏ nơi ở (2004), Quyền của người lao động nhập cư (2005) Như đã đề cập, hiện nay HRC tiếp tục thực hiện các thủ tục đặc biệt như trước đây CHR đã làm nhưng có những cải tiến nhất định trong việc tuyển chọn và quản lý các chuyên gia nhằm nâng cao hiệu quả của các thủ tục này. Câu hỏi 60 Những cơ quan nào của Liên Hợp Quốc tiếp nhận các khiếu nại cá nhân về vi phạm nhân quyền? Trả lời Trong trường hợp cá nhân công dân của một quốc gia cho rằng mình là nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân quyền và – 137 –
  60. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI đã khiếu nại, tố cáo theo các cơ chế, thủ tục trong nước nhưng cảm thấy sự giải quyết không thỏa đáng thì có thể khiếu nại lên các ủy ban giám sát công ước nhân quyền Liên Hợp Quốc có liên quan mà có chức năng tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại dạng này (đã nêu ở phần trên), với điều kiện là quốc gia thành viên mà người đó là công dân đã chấp nhận thẩm quyền của ủy ban công ước đó trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại cá nhân. Thông thường, các quốc gia bày tỏ sự chấp thuận thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cá nhân của các ủy ban công ước bằng một tuyên bố chấp nhận (như đối với Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc - ICERD (việc tuyên bố theo Điều 14), Công ước chống tra tấn - CAT (việc tuyên bố theo Điều 22), hay phê chuẩn hoặc gia nhập một Nghị định thư bổ sung (thiết lập thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ cá nhân) của một công ước (như đối với Công ước về các quyền dân sự và chính trị - ICCPR, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ - CEDAW, Công ước về các quyền của người khuyết tật - ICRPD). Nếu quốc gia chưa có sự chấp thuận, công dân không thể khiếu nại đến cơ chế đó. Chẳng hạn như Việt Nam, mặc dù quốc gia đã gia nhập ICCPR, nhưng lại chưa tham gia Nghị định thư bổ sung thứ nhất của Công ước này (thiết lập thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ cá nhân khi thấy các quyền của mình quy định trong ICCPR bị quốc gia vi phạm), thì công dân Việt Nam không thể khiếu nại đến Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee - cơ quan giám sát ICCPR). – 138 –
  61. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Khác với cơ chế giám sát theo điều ước, bất kỳ ai cũng có thể nộp các thông tin về vi phạm nhân quyền đến những chủ thể có thẩm quyền về thủ tục đặc biệt. Chính vì vậy, có chuyên gia nhận xét rằng, “việc nộp các khiếu nại cá nhân đến các thủ tục đặc biệt là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để có được sự can thiệp trực tiếp vào các vụ việc đơn lẻ.” 32 Tuy nhiên, như đã nêu ở các phần trên, không phải mọi vụ việc đều có thể khiếu nại theo thủ tục đặc biệt. Thông thường, chỉ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hay mang tính phổ biến, trên diện rộng mới được chấp nhận giải quyết theo thủ tục này. Tùy loại quyền bị vi phạm mà cá nhân có thể nộp khiếu nại đến các nhóm công tác (như Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Nhóm công tác về mất tích cưỡng bức ) hay báo cáo viên đặc biệt (như Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền ). Các cơ chế này không đòi hỏi sự chấp thuận của quốc gia có liên quan. Chẳng hạn, Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention, cơ quan được thiết lập theo nghị quyết 1991/42 của Ủy ban Nhân quyền, được mở rộng thẩm quyền thêm ba năm bởi nghị quyết 6/4 ngày 28/9/ 2007 Hội đồng Nhân quyền), có thể nhận khiếu nại từ các cá nhân là nạn nhân bị giam giữ tùy tiện hoặc từ người đại diện của họ. 32 UNHCHR, Working with the United Nations Human Rights Programme: A Handbook for Civil Society, New York & Geneva, 2008 – 139 –
  62. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 61 Quan hệ giữa các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ như thế nào? Trả lời Các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc từ lâu đã thiết lập mối quan hệ phối hợp hoạt động với các tổ chức phi chính phủ ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mối quan hệ này là Điều 71 Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó quy định: "Hội đồng kinh tế và xã hội có thẩm quyền thi hành những biện pháp thích hợp để tham khảo ý kiến của các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng ". Trên cơ sở quy định này, trong Nghị quyết 1296 (XLIV) ngày 23/5/1968, ECOSOC đã thông qua những nguyên tắc cụ thể trong việc thiết lập quan hệ tư vấn với các tổ chức phi chính phủ. Hoạt động tư vấn của các tổ chức phi chính phủ với Liên Hợp Quốc được tiến hành ngay từ những năm đầu thành lập tổ chức này. Tuy nhiên, Nghị quyết 1503 (XLVIII) ngày 27/5/1970 của ECOSOC là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc mở rộng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên lĩnh vực nhân quyền. Theo Nghị quyết đã nêu, các tổ chức phi chính phủ có thể tham gia cơ chế về tiếp nhận và xử lý khiếu tố về các vi phạm nhân quyền (handling communication system) đã nêu ở phần trên. Cụ thể, cơ chế này cho phép các tổ chức phi chính phủ được trình bày hoặc gửi những báo cáo bằng văn bản về các vụ – 140 –
  63. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ việc vi phạm nhân quyền tới Liên Hợp Quốc. Thêm vào đó, các tổ chức phi chính phủ cũng được tham gia ở mức độ tùy theo vị thế của từng dạng tổ chức vào tiến trình giải quyết các khiếu tố. Về phương thức tư vấn, có hai cách thức chính mà các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp ý kiến tư vấn với các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc. Thứ nhất: trình bày ý kiến tại các phiên họp ECOSOC. Thứ hai: gửi các báo cáo, khuyến nghị lên ECOSOC để xem xét và thảo luận trong các cuộc họp của tổ chức này. Tuy nhiên, muốn thực hiện bất kỳ hình thức tư vấn nào, các tổ chức phi chính phủ cũng phải đề nghị với Ủy ban về các tổ chức phi chính phủ của ECOSOC để Ủy ban này tư vấn với Tổng Thư ký sắp xếp thành một đề mục trong chương trình nghị sự. Những báo cáo của các tổ chức phi chính phủ có thể được xem xét trực tiếp tại phiên họp toàn thể của ECOSOC, của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hoặc trước đó chuyển cho các ủy ban chức năng của các cơ quan này xem xét. Mặc dù chỉ có vị thế tư vấn, nhưng trên thực tế, các tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền bởi lẽ số lượng các tổ chức phi chính phủ rất lớn và ngày càng có xu hướng liên kết thành những mạng lưới mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Mặt khác, Liên Hợp Quốc rất coi trọng, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động nhân quyền, trên tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thể hiện ở việc thường xuyên kêu gọi những tổ chức này cung cấp thông tin về tất cả các vấn đề nhân quyền và các tổ chức này thường đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu – 141 –
  64. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI đó. Có thể thấy hầu như tất cả các văn kiện, chương trình của Liên Hợp Quốc trên lĩnh vực nhân quyền đều được xây dựng và thực hiện với sự tham gia, đóng góp về thông tin và tư vấn của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức phi chính phủ cũng có vai trò rất quan trọng trong cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Như đã đề cập ở trên, HRC kế thừa vị trí của CHR trước đây trong mối quan hệ liên quan đến các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền. Tuy nhiên, so với CHR, vị thế và tác động của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền với HRC lớn hơn, do đã có những cải tiến về thủ tục hoạt động của các tổ chức phi chính phủ với HRC, đặc biệt trong việc bầu cử các thành viên của Hội đồng. Câu hỏi 62 Quy trình tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền của các quốc gia như thế nào? Trả lời Thông thường, việc tham gia một điều ước nhân quyền quốc tế bắt đầu bằng thủ tục ký (do đại diện của quốc gia tại Liên Hợp Quốc thực hiện). Việc ký chưa phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc với một quốc gia, mà chỉ xác nhận thiện chí của quốc gia đó mong muốn trở thành nước thành viên của điều ước. Sau khi ký, để công ước có hiệu lực ở một quốc gia, nó phải được phê chuẩn bởi nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước (tùy pháp luật của – 142 –
  65. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ mỗi quốc gia quy định). Trong trường hợp một điều ước quốc tế về nhân quyền đã có hiệu lực trên thế giới, một quốc gia muốn tham gia sẽ không cần ký mà cần làm thủ tục gia nhập. Sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập một điều ước quốc tế về nhân quyền, quốc gia thành viên phải tổ chức thực hiện điều ước đó. Việc tổ chức thực hiện thường bắt đầu bằng nội luật hóa - làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với các quy định của công ước. Đồng thời, các quốc gia có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho công chúng về điều ước. Một số điều ước còn yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể, cũng như thành lập các cơ quan chuyên trách để tổ chức và giám sát việc thực hiện các quyền trong điều ước. QUY TRÌNH THAM GIA VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN Ở CẤP QUỐC GIA – 143 –
  66. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 63 – 144 –
  67. LUẬT NHÂN QUYỀN QU ỐC TẾ Các tổ chức quốc tế có thể hỗ trợ các quốc gia như thế nào trong việc thực hiện những cam kết quốc tế về nhân quyền? Trả lời Các tổ chức quốc tế (liên chính phủ, phi chính phủ), mà đi đầu là Liên Hợp Quốc, có vai trò to lớn trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Các tổ chức này đã và đang thực thi nhiều biện pháp để hỗ trợ các quốc gia trong việc tham gia và thực hiện những điều ước quốc tế về nhân quyền, mà có thể khái quát trong sơ đồ dưới đây. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TRONG VIỆC TRỢ GIÚP CÁC QUỐC GIA THAM GIA VÀ THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN – 145 –
  68. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI P h ầ n III NỘI DUNG KHÁI QUÁT CỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƢỜI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM – 146 –
  69. NỘI DUNG KHÁI QUÁT C ỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI Câu hỏi 64 Quyền sống được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Quyền sống (the right to life) được quy định trong Điều 3 UDHR và Điều 6 ICCPR. Đây được coi là “quyền quan trọng nhất của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm ”33. Theo Điều 6 ICCPR, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ bị tước đoạt tính mạng một cách tùy tiện bởi mọi chủ thể. Theo Ủy ban giám sát thực hiện ICCPR (Ủy ban nhân quyền - Human Rights Committee), yêu cầu này bao gồm cả các biện pháp để làm giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ em; xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh cũng như nâng cao các tiêu chuẩn sống cho người dân Có nghĩa là việc bảo đảm quyền sống không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là bảo đảm sự toàn vẹn về tính mạng mà còn bao hàm việc bảo đảm sự tồn tại của con người. 34 Quyền sống liên quan đến vấn đề hình phạt tử hình. Mặc dù ICCPR chỉ khuyến nghị chứ không bắt buộc các quốc gia phải xóa bỏ hình phạt tử hình, Điều 6 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên giới hạn việc áp dụng hình phạt này với „những tội ác 33Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 3. 34 Bình luận chung số 6. – 147 –
  70. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI nghiêm trọng nhất‟, và không được áp dụng hình phạt này với những người dưới 18 tuổi, cũng như không được thi hành án tử hình những phụ nữ đang mang thai35. Trong pháp luật Việt Nam, liên quan đến quyền sống, Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi năm 2002, sau đây viết tắt là Hiến pháp) quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Quy định này được tái khẳng định trong Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2005 (sau đây viết tắt là BLDS). Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau đây viết tắt là BLHS) dành hẳn một chương (Chương XII, từ Điều 93 đến 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, theo đó, mọi hành vi vô cớ đe dọa hay tước đoạt mạng sống của con người đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Tương tự như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, xuất phát từ yêu cầu khách quan về phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số điều luật có khung hình phạt tử hình trong BLHS của Việt Nam đã được giảm đi đáng kể (từ 44 điều trong BLHS năm 1985 xuống còn 29 điều trong BLHS năm 1999 và 25 điều hiện nay36). Theo Điều 35 BLHS: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ 35 Về vấn đề hình phạt tử hình trong pháp luật và thực tiễn quốc tế, xem cuốn Những điều cần biết về hình phạt tử hình của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB CTQG, Hà Nội, 2009. 36 Ngày 19/6/2009, Quốc Hội Khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999, trong đó bỏ hình phạt tử hình trong bốn tội danh – 148 –
  71. NỘI DUNG KHÁI QUÁT C ỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi”. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về thủ tục để bảo đảm xét xử công khai, minh bạch và công bằng trong các vụ án có hình phạt tử hình. Ảnh: Hai biểu ngữ trong Ngày thế giới chống lại hình phạt tử hình (ngày 10/10). Sự kiện hàng năm này được khởi xướng từ năm 2003 bởi Liên minh thế giới chống hình phạt tử hình (World Coalition Against the Death Penalty).37 Liên quan đến khía cạnh thứ hai của quyền sống (việc bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người, đặc biệt là những đối tượng đặc biệt khó khăn), pháp luật Việt Nam đã bao gồm các chế định khác bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221); Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334). 37 Amnesty Hồng Kông: – 149 –
  72. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI cụ thể về bảo trợ xã hội. Khuôn khổ pháp luật về vấn đề này hiện đã khá toàn diện và ngày càng được hoàn thiện. Câu hỏi 65 Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Quyền này đồng thời được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật nhân quyền quốc tế, do đó được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền, tuy nhiên, quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong các Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR, sau đó được tái khẳng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR. Quyền này bao gồm ba khía cạnh liên kết với nhau đó là: (i) không bị phân biệt đối xử, (ii) được thừa nhận tư cách con người trước pháp luật, và (iii) có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Điều này đặt ra một nghĩa vụ với các quốc gia thành viên phải nghiêm cấm và trừng phạt mọi sự phân biệt đối xử, đảm bảo cho mọi người có mặt trên lãnh thổ nước mình, bất kể người đó là công dân nước mình, người không quốc tịch hay người nước ngoài, sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc bất cứ địa vị nào khác. Theo Ủy ban – 150 –
  73. NỘI DUNG KHÁI QUÁT C ỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI giám sát ICCPR, quyền này phải được áp dụng trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia38. Mặc dù ICCPR không đưa ra định nghĩa về sự phân biệt đối xử, tuy nhiên theo Ủy ban giám sát công ước, thuật ngữ này được hiểu là bất kỳ sự phân biệt, loại bỏ, hạn chế hay thiên vị nào được thực hiện dựa trên bất kỳ yếu tố nào như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền và tự do của tất cả mọi người trên cơ sở bình đẳng39. Cũng theo Ủy ban, trong những bối cảnh có liên quan, các định nghĩa về sự phân biệt đối xử về chủng tộc (nêu ở Điều 1 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc), và về phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (nêu ở Điều 1 Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ) sẽ được áp dụng40. Cần lưu ý là theo Luật nhân quyền quốc tế, bình đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự đối xử khác biệt được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đẳng thì không bị coi là trái với 38Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 18, đoạn 3. 39Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 18, đoạn 7. 40Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 18, đoạn 6. – 151 –
  74. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI ICCPR41. Trong pháp luật Việt Nam, quyền này trước hết được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp, trong đó quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Quy định này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực như trong Điều 5 BLDS, Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2008, Điều 1 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2002, sau đây viết tắt là Luật BCĐBQH), Điều 1 Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (sau đây viết tắt là Luật BCĐBHĐND), Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều 10 Luật Thương mại năm 2005, Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (sau đây viết tắt là Luật TCTAND), Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (sau đây viết tắt là BLTTHS), Điều 8 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sau đây viết tắt là BLTTDS), Điều 21 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Điều 20 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996; Điều 20 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 1998 và 2004), các Chương III và V Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sau đây viết tắt là Luật HN&GĐ) Câu hỏi 66 Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được quy định như thế nào trong 41Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 18, đoạn 10,13. – 152 –
  75. NỘI DUNG KHÁI QUÁT C ỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền này đầu tiên được đề cập tại Điều 5 UDHR, trong đó nêu rằng: không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa Điều 5 UDHR, trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về nhân quyền, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên cần lưu ý là chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về nhân quyền, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không. Mặc dù UDHR và ICCPR không đưa ra định nghĩa về tra tấn, song định nghĩa này được nêu ở Điều 1 của CAT, theo đó, tra tấn được hiểu là: bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó – 153 –
  76. HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa trên hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong Luật nhân quyền quốc tế và Luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này). Theo Ủy ban giám sát ICCPR, việc cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phải được duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia42. Ủy ban cũng cho rằng, mọi hành động gây đau đớn về thể chất, tinh thần, kể cả nhằm mục đích để giáo dục, rèn luyện một 42Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 20, đoạn 3. – 154 –
  77. NỘI DUNG KHÁI QUÁT C ỦA MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI đối tượng nào đó (ví dụ trong môi trường giáo dục và y tế) cũng bị coi là tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo43. Theo Ủy ban, không cần thiết phải đưa ra các tiêu chí để phân biệt hành động tra tấn và hành động đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục44 vì chúng chỉ khác nhau về mức độ. Ủy ban cho rằng, việc kéo dài thời gian biệt giam hoặc tù giam một người, kể cả những người đã bị kết án tử hình, mà không có lý do chính đáng cũng bị coi là hành động tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo45. Liên quan đến quyền này, trong pháp luật Việt Nam, các Điều 71, 72 Hiến pháp, Điều 32, 37 BLDS, Điều 6, 7, 9 BLTTHS và các Chương XII, XXII, BLHS đã xác lập một khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Cụ thể, Điều 6 BLTTHS quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. BLHS bao gồm các Tội dùng nhục hình (Điều 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiếp trong việc bảo đảm quyền không bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tố tụng. Ngoài ra, các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý các cơ sở giam giữ cũng đều quy định nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, nhục hình. 43Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 20, đoạn 5. 44Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 20, đoạn 5. Mặc dù vậy, trong một số nghiên cứu, và cả trong một số kết luận đưa ra bởi Tòa án châu Âu về quyền con người, người ta đã cố gắng phân biệt giữa hành động tra tấn và các hành động đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục. 45Ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 20, đoạn 6. – 155 –