Giáo trình Hướng dẫn Đồ án Kỹ thuật thi công
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Hướng dẫn Đồ án Kỹ thuật thi công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_huong_dan_do_an_ky_thuat_thi_cong.pdf
Nội dung text: Giáo trình Hướng dẫn Đồ án Kỹ thuật thi công
- Hướng dẫn đồ án Kỹ thuật thi công ầy Doãn Hiệu-NUCE
- Mục lục 1 CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA 1 1.0.1 Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cốp pha 1 1.0.2 Các công nghệ thi công 5 1.0.3 iết kế cốp pha cố định (khuôn đúc chế tạo tại chỗ) bằng gỗ xẻ 7 1.0.4 iết kế và tổ hợp ván khuôn định hình bằng gỗ dán 11 1.0.5 Tổ hợp và kiểm tra cốp pha định hình bằng thép 11 1.0.6 iết kế và tổ hợp các dạng cốp pha hỗn hợp (thép-gỗ, ) 12 1.0.7 Chú thích chương 1 12 1.0.8 am khảo chương 1 13 1.0.9 Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha 13 2 Phụ lục ương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha 22 2.1 eo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ 22 2.2 eo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ 24 2.3 am khảo 24 3 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG 26 3.1 Lựa chọn phương pháp vận chuyển đứng 26 3.2 Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các máy móc chủ đạo 29 3.2.1 Tính toán khối lượng các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông cho mỗi tầng nhà (điển hình) 30 3.2.2 Phân chia phân khu thi công bê tông 31 3.2.3 Điều kiện tháo dỡ cốp pha 34 3.2.4 am khảo chương 2 35 4 CHƯƠNG III. CÁC VÍ DỤ ĐỒ ÁN 36 4.1 iết kế cốp pha 36 4.1.1 iết kế cốp pha sàn 36 4.1.2 iết kế cốp pha dầm chính 39 4.1.3 iết kế cốp pha dầm phụ D2 41 4.1.4 iết kế cốp pha cột 42 4.2 iết kế biện pháp thi công 43 4.2.1 Lựa chọn cần trục 44 4.2.2 Tính năng suất cần trục tháp 46 i
- ii MỤC LỤC 4.2.3 Lựa chọn máy trộn, máy đầm và phối hợp chúng với cần trục tháp 47 4.2.4 Xác định khối lượng công tác và khối lượng lao động cho một tầng nhà 47 4.2.5 Phân chia phân khu thi công bê tông 50 4.2.6 Gián đoạn công nghệ và biện pháp tháo dỡ cốp pha 54 4.2.7 iết kế biện pháp kỹ thuật an toàn 55 5 CHƯƠNG IV. HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN BẢN VẼ KỸ THUẬT THI CÔNG 61 5.1 Mặt bằng quy trình công nghệ thi công bê tông toàn khối 61 5.2 Mặt cắt công nghệ dọc và mặt cắt công nghệ ngang 61 5.3 Mặt bằng phân khu thi công dầm và sàn bê tông cốt thép 61 5.4 Chi tiết thiết kế cốp pha dầm chính liền sàn 61 5.5 Chi tiết thiết kế cốp pha dầm phụ liền sàn 61 5.6 Chi tiết thiết kế cốp pha cột 61 6 CHƯƠNG V. CÁC SỔ TAY KỸ THUẬT 68 6.1 ông số của các tấm ván khuôn thép định hình thông thường 68 6.2 Một số loại thùng đổ bê tông thông dụng 68 6.3 Định mức sử dụng lao động 68 6.3.1 Định mức lao động 726-VNDCCH 68 6.3.2 Định mức dự toán xây dựng 1776-CHXHCNVN 68 6.4 ông số cần trục tháp loại đối trọng dưới chạy trên ray 68 6.5 ông số máy đào đất 68 6.6 ông số máy bơm bê tông 68 7 Chương VI:Biện pháp thi công móng nhà 72 7.0.1 Đào đất bằng máy đào gầu nghịch 72 7.1 am khảo 75 8 Chương VII:Ví dụ về thi công móng nhà 76 8.1 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh 81 8.1.1 Văn bản 81 8.1.2 Hình ảnh 81 8.1.3 Giấy phép nội dung 83
- Chương 1 CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA 1.0.1 Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cốp pha Cấu tạo cốp pha gỗ dầm liền sàn bê tông cốt thép toàn khối. Cốp pha (Khuôn đúc bê tông) vừa phải đảm bảo chịu lực tốt thay cho kết cấu bê tông cốt thép trong giai đoạn đúc bê tông, vừa phải đảm bảo cứng để tạo được hình dạng ổn định cho kết cấu bê tông cốt thép. Cho nên khuôn đúc phải được thiết kế đồng thời trong cả hai trạng thái giới hạn về cường độ lẫn về biến dạng. Khi tính toán theo trạng thái giới hạn I – về cường độ (độ bền), thì dùng tổ hợp tác dụng của tất cả các tải trọng tính toán thường xuyên và tạm thời nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Trong tổ hợp này, tất cả các tải trọng tạm thời đều được nhân với hệ số tổ hợp 0,9. Hoạt tải do đầm và hoạt tải do đổ không bao giờ tác động đồng thời. Khi tính toán theo trạng thái giới hạn II – về độ võng, để không gây ra độ võng chế tạo của kết cấu bê tông cốt thép hình thành trong giai đoạn thi công, thì chỉ dùng tổ hợp tác dụng của các tải trọng tiêu chuẩn thường xuyên trong giai đoạn thi công. 1
- 2 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Khuôn đúc bê tông và bê tông cốt thép phải đảm bảo độ biến dạng nhỏ nhằm giảm tối thiểu biến dạng ban đầu do chế tạo của kết cấu bê tông, bê tông cốt thép cho nên khi tính toán khuôn đúc theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II - độ võng) yêu cầu khắt khe hơn so với tính toán cho kết cấu bê tông. Độ võng, dưới tác động của tải trọng, cho phép, đối với khuôn đúc (cốp pha) của bề mặt kết cấu lộ ra ngoài []1 = 1/400 nhịp của bộ phận cốp pha đó (bộ phận cốp pha là: ván khuôn, đà ngang, đà dọc, đà đứng, chịu uốn), đối với cốp pha của bề mặt kết cấu bị che khuất []1 = 1/250 nhịp của bộ phận cốp pha đó (nhịp của bộ phận cốp pha là l, thì []1 = l/400 [1] hay []1 = l/250) . (Ở lý thuyết của Hoa Kỳ, giới hạn độ võng (hay biến dạng) cho phép của các bộ phận cốp pha chịu uốn cũng được lấy theo nhịp của bộ phân cốp pha đó[2], nhưng với các hệ số khác không phải là 1/400 hay 1/250 như của Việt Nam.) Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của gỗ chống cốp pha cho phép []2 = 1/1000 nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng (nhịp của kết cấu bê tông tương ứng là L, thì []2 = L/1000). (phụ lục A3 - TCVN 4453 : 1995). Dù khác với nhịp của kết cấu bê tông cốt thép, nhịp của bộ phận khuôn đúc thường chưa biết trước mà phải xác định thông qua tính toán thiết kế khuôn, nhưng nhịp của bộ phận khuôn đúc luôn nhỏ hơn (hay cùng lắm là bằng) nhịp của kết cấu bê tông cốt thép mà khuôn đó đúc nên. Do đó, biến dạng cho phép của khuôn đúc là rất nhỏ so với biến dạng cho phép của kết cấu bê tông mà nó đúc nên. Khi tính toán khuôn đúc theo trạng thái giới hạn II – điều kiện sử dụng bình thường về biến dạng của khuôn đúc, cần xét với các tải trọng tiêu chuẩn và chỉ sử dụng vật liệu làm khuôn với điều kiện làm việc toàn bộ trong giới hạn đàn hồi của nó (nội lực trong kết cấu khuôn đúc trong cả hai trạng thái giới hạn I và II, được xác định qua sơ đồ đàn hồi, không dùng sơ đồ kết cấu khớp dẻo để tính). Vì bản chất của sơ đồ khớp dẻo là quá trình biến hệ kết cấu siêu tĩnh (dầm nhiều nhịp) thành hệ tĩnh định khi hình thành số khớp dẻo tới hạn (nội lực cuối cùng sau khi phân phối lại, thực chất là nội lực của kết cấu tĩnh định), vị trí khớp dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi (biến dạng không phục hồi khi thôi tác động của tải trọng), qua đó tận dụng tối đa năng lực của hệ kết cấu. Kết cấu khuôn đúc thông thường đều làm việc ở 03 giai đoạn thi công lần lượt như sau: • Giai đoạn từ khi lắp dựng khuôn xong đến khi đổ và đầm xong kết cấu bê tông. Trong giai đoạn này kết cấu khuôn đúc chịu nhiều tác động của các tải trọng nhất (cả dài han và ngắn hạn). Nội lực, chuyển vị và biến dạng trong kết cấu khuôn đúc là lớn nhất. Nhưng kết cấu khuôn đúc được cấu tạo và thiết kế, cả về cường độ lẫn biến dạng, đồng thời theo sơ đồ kết cấu đàn hồi, nên toàn bộ vật liệu làm khuôn làm việc trong giai đoạn đàn hồi. Do vậy toàn bộ chuyển vị và biến dạng trong kết cấu khuôn đúc là chuyển vị và biến dạng đàn hồi. Các biến dạng này có thể rất lớn, nhưng chúng vẫn là biến dạng đàn hồi. Những phần biến dạng do các tải trọng tạm thời, chỉ tác dụng trong giai đoạn thi công này, gây ra sẽ mất đi ngay khi tải trọng đó thôi tác dụng, trước khi bê tông bắt đầu ninh kết, mà không tác động chút nào đến việc hình thành định dạng kết cấu bê tông cần đúc. Cho nên những biến dạng do các tải trọng tạm thời như: tải trọng do người và phương tiện gây ra, tải trọng đổ bê tông, tải trọng đầm bê tông (thôi tác dụng sau khi đổ, đầm bê tông) không được tính tới khi tính toán theo trạng thái giới hạn II - về biến dạng. • Giai đoạn đổ và đầm xong, vữa bê tông trong khuôn bắt đầu ninh kết đến khi bê tông đóng rắn. Các biến dạng còn lại, do các tải trọng thường xuyên (như tổng trọng lượng kết cấu bê tông, trọng lượng bản thân hệ khuôn đúc) và tạm thời còn lại (như áp lực vữa bê tông lỏng, trọng lượng lớp phủ bảo dưỡng bê tông v v.) trong giai đoạn thi công này ảnh hưởng quyết định đến việc định hình nên hình dạng kết cấu bê tông. Nên cần phải kiểm tra biến dạng tổng do các tải trong tác động trong giai đoạn thi công này gây ra trong khuôn đúc, theo trạng thái giới hạn II - điều kiện làm việc bình thường của khuôn đúc về biến dạng. • Giai đoạn phát triển thêm cường độ bê tông sau đóng rắn cho đến khi bê tông đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc. Khuôn đúc hết vai trò định dạng kết cấu bê tông, nhưng nó vẫn chịu lực thay cho kết cấu bê tông khi bê tông chưa làm việc được. Trong giai đoạn thi công này các tải trọng tạm thời (áp lực vữa bê tông lỏng v v.) tiếp tục hết tác dụng lên khuôn đúc. Nội lực và biến dạng của khuôn đúc giảm, nếu sơ đồ kết cấu không thay đổi, nên điều kiện cường độ và biến dạng đã kiểm tra trong các giai đoạn thi công trước vẫn được đảm bảo. Chỉ khi thay đổi sơ đồ kết cấu của khuôn đúc, do tháo dỡ một phần khuôn không chịu lực trước khuôn đúc chịu lực, thì mới phải kiểm tra phần ván khuôn chịu lực còn lại, với sơ đồ kết cấu mới của khuôn, chủ yếu theo điều kiện cường độ (Trạng thái giới hạn I). Như vậy: trạng thái giới hạn I - về cường độ, chủ yếu được kiểm tra ở giai đoạn thi công đầu, đổ và đầm bê tông, với tất cả các tải trọng tác dụng lên khuôn đúc. Trạng thái giới hạn II - về biến dạng, được kiểm tra ở giai đoạn thi công thứ hai, ninh kết và đóng rắn, với mọi tải trọng tác dụng lên khuôn trong giai đoạn thi công này. Nếu tháo dỡ cốp pha không chịu lực trước, thì kiểm tra lại điều kiện cường độ đối với cốp pha chịu lực còn lại theo sơ đồ làm việc mới của nó, trong giai đoạn thi công cuối - bê tông phát triển cường độ. Tiêu chuẩn Việt Nam, quy định trạng thái giới hạn I-về cường độ được tính toàn với tổ hợp tất cả các tải trọng thường xuyên và tạm thời tác dụng trong giai đoạn thi công bê tông (tức là giai đoạn bê tông tươi), còn trạng
- 82 CHƯƠNG 8. CHƯƠNG VII:VÍ DỤ VỀ THI CÔNG MÓNG NHÀ • Tập_tin:HangMeDoBT.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:KLCTtang.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:KhoiLuongPhanKhuBT.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:KhuonCotDamSan.JPG Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:LuạtPhanBoM,F-DamNhieuNhip.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MBPDBeTongMong.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MachNgungSanSuon.jpg Nguồn: Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp: chụp lại từ trang tài liệu do tôi tự vẽ bằng AutoCAD. Nghệ sĩ đầu tiên: Ngokhong • Tập_tin:MatBangBeTongDamSanBTTK.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatBangCongNgheNhaBTToanKhoi.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatBangCopPhaDamSanBTTK.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatBangDao.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatBangHoDao.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatBangOCopPhaSanDienHinhCN1Dot.png Nguồn: png Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ đầu tiên: Doãn Hiệu • Tập_tin:MatBangPhanKhu.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatCatCongNgheNhaBTToanKhoi1.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatCatCongNgheNhaBTToanKhoi2.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatCatCongNgheNhaBTToanKhoi3.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatCatDao.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MatCatMong.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MayDaoHD800v2.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:MoMenDoVongDamNhieuNhip.jpg Nguồn: jpg Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:PheuDoBeTong.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:ThapQuayGTMR400A.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:TienDoBDNL.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:TienDoP4-1.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:TienDoSoDoMangPDM.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:TrongLuongCopPhaTang.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:ViDuMotOSanDienHinh.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:ViDuMotOSanDienHinh1.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:WBSNha1.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:WBSNha2.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ?
- 8.1. NGUỒN, NGƯỜI ĐÓNG GÓP, VÀ GIẤY PHÉP CHO VĂN BẢN VÀ HÌNH ẢNH 83 • Tập_tin:XeBomCan.jpg Nguồn: Giấy phép: ? Người đóng góp: ? Nghệ sĩ đầu tiên: ? • Tập_tin:XucNghichDaoDoc.jpg Nguồn: Giấy phép: CC BY 3.0 Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ đầu tiên: Doãn Hiệu • Tập_tin:XucNghichDaoNgang.jpg Nguồn: Giấy phép: CC BY-SA 3.0 Người đóng góp: Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra Nghệ sĩ đầu tiên: Doãn Hiệu 8.1.3 Giấy phép nội dung • Creative Commons Aribution-Share Alike 3.0