Giáo trình Khái quát địa lý tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp

pdf 8 trang huongle 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Khái quát địa lý tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khai_quat_dia_ly_tu_nhien_cua_tinh_dong_thap.pdf

Nội dung text: Giáo trình Khái quát địa lý tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp

  1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP Vị trí địa lý: Nằm trong vùng trũng của lưu vực sông Cửu Long, phía Bắc tỉnh Đồng Tháp giáp Preyveng (Campuchia), phía Nam giáp Vĩnh Long, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp Long An và Cần Thơ. Tổng diện tích của tỉnh là 3.246,1 km2 (số liệu năm 2003), chia thành 10 đơn vị hành chính là 2 thị xã: Cao Lãnh, Sa Đéc và 8 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Thạch Hưng, Tháp Mười, Lai Vung, Châu Thành. Dân số Đồng Tháp là 1.650.880 người (số liệu ước tính năm 2005). Trong đó người Kinh chiếm khoảng 99,3%, còn lại là người Hoa và người Khmer. Hơn 20,4% dân số là tín đồ của các tôn giáo như Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa Địa hình: Dòng sông Tiền chảy qua Đồng Tháp dài 132km chia tỉnh này thành 2 vùng lớn. Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình bằng phẳng, còn vùng phía Nam sông Tiền là
  2. nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu lại có địa hình dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, thường bị ngập nước vào mùa lũ hằng năm. Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đồng Tháp có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa từ 1240 – 1450 mm. Tài nguyên thiên nhiên: Thiên nhiên đã ban tặng nơi này nguồn nước ngọt vô tận với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1000 kênh rạch lớn nhỏ thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, hình thành hệ thống thủy nông hoàn chỉnh, góp phần thoát lũ, tiêu úng, đưa nước vào đồng. Nguồn tài nguyên đất đa dạng, gồm có đất phù sa, đất phèn, đất xám. Trong đó đất phù sa chiếm phần lớn (hơn 50%), rất thuận lợi để trồng hoa màu, các cây công nghiệp và cây ăn quả. Tài nguyên rừng là niềm tự hào của Đồng Tháp với hơn 10.000 ha
  3. rừng tràm xanh tươi, các loài thực vật như lúa nổi, lúa trời, lác, sậy, rong tảo, sen, súng cùng hệ động vật phong phú, cá loài chim có sếu cổ trụi, cồng cộc, giang sen, diệc, cò trắng, bồ nông, vịt trời , bò sát có rắn, rùa, trăn Tài nguyên khoáng sản có than bùn, đất sét kaolin, cát xây dựng, sét gạch ngói, ồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau thành phố Cần Thơ. Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng(Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Có hai đô thị loại ba là: TX Sa Đéc ,Tp Cao Lãnh. Địa hình
  4. Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng: 1. Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m. 2. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng. Sinh thái Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp
  5. Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc giaTràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng. Các đơn vị hành chính
  6. Biểu trưng của Tỉnh Đồng Tháp Hiện nay Đồng Tháp có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 14 phường, 9 thị trấn, bao gồm : 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh được thành lập theo Nghị định 10/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2007 1 thị xã là Sa Đéc cũng được công nhận là đô thị loại ba vào năm 2007. 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười. Danh sách các đơn vị hành chính Đồng Tháp Kinh tế Đồng Tháp có những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình đô thị hóa. Nhờ đó trung tâm tỉnh lị của Đồng Tháp là thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc cùng được công nhận là đô thị loại 3. Và trong tháng 1 năm 2007, thị xã Cao Lãnh đã được chuyển thành Thành phố Cao Lãnh. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh. Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng
  7. phân bố nhiều nhất vẫn là ở thị xã Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng. Thương mại- dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện. Di tích lịch sử cấp Quốc gia Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 09 di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là: Chùa Kiến An Cung- thị xã Sa Đéc. Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc- Tp Cao Lãnh. Khu di tích văn hóa Óc EoGò Tháp- Tháp Mười. Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt- Huyện Cao Lãnh. Đền thờ Đốc Binh Vàng- Thanh Bình. Chùa Cả Lát- Lai Vung. Tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ- Tam Nông. Tượng đài Giồng Thị Đam- Gò Quảng Cung- Tân Hồng. Bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình. Các điểm tham quan khác Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim.
  8. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Làng hoa kiểng Sa Đéc. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê- Sa Đéc Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười. Chợ Chiếu đêm Định Yên. Đặc sản Bánh phồng tôm Sa Giang Nem Lai Vung Quýt hồng Lai Vung Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh" Sen (hoa sen, lá sen, ngó sen, hạt sen, ) Bánh pía Cao Lãnh