Giáo trình Kỉ yếu công trình khoa học - Phần 2: Về một phương pháp tiếp cận nghiên cứu tội phạm vị thành niên - Nguyễn Minh Xuân

pdf 8 trang huongle 2250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kỉ yếu công trình khoa học - Phần 2: Về một phương pháp tiếp cận nghiên cứu tội phạm vị thành niên - Nguyễn Minh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ki_yeu_cong_trinh_khoa_hoc_phan_2_ve_mot_phuong_p.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỉ yếu công trình khoa học - Phần 2: Về một phương pháp tiếp cận nghiên cứu tội phạm vị thành niên - Nguyễn Minh Xuân

  1. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN PGS. TS. Nguyễn Minh Xuân Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Tội phạm vị thành niên (TPVTN) hiện đang là nỗi nhức nhối trong lòng xã hội Việt Nam đương đại. Phải chăng với các nhận định có sự gia tăng về số lượng, chủng loại, phạm vi và mức độ phức tạp của các bản án trong thời gian gần đây có nguyên nhân sâu sa bởi chúng ta chưa có cách tiếp cận đúng để có thể bài trừ hoặc hạn chế tới mức tối đa nguy cơ và hậu quả của vấn đề này? Phương pháp luận nghiên cứu tội phạm vị thành niên nhằm xây dưng một con đường nghiên cứu để giải quyết một cách hệ thống vấn đề TPVTN, nói cách khác xây dựng phương pháp luận thành một công trình khoa học nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu tội phạm vị thành niên được tiến hành một cách khoa học. Nhà nghiên cứu cần phải biết phương pháp luận đế có thể thiết kế quá trình nghiên cứu, biết lựa chọn phương pháp nào để giải quyết vấn đề gì. Các phương pháp cụ thế là các bộ phận cấu thành của phương pháp luận. Phương pháp luận nghiên cứu cũng giúp nhà nghiên cứu tự tin trong việc đánh giá và sử dụng các kết quả nghiên cứu để các chủ thể ra quyết định tốt hơn. Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong giải quyết một vấn đề xã hội. Ta có thể nhận thấy hiệu quả của cách tư duy (cơ sở lý luận) và giải pháp khi sắp xếp chúng theo mối quan tâm khác nhau về định lượng hay định tính; theo vị trí trình tự xét với cấp độ ưu tiên của các khái niệm, lĩnh vực. 1. Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu tội phạm vị thành niên Với các mức độ ưu tiên thấp dần của các lĩnh vực nghiên cứu ta sẽ thu được các cấu trúc mô hình khác nhau và từ đó cũng sẽ có các giải pháp khác nhau về cấu trúc các bộ luật, công cụ, phương tiện, hệ thống chính trị để đối diện và xử lý vấn đề TPVTN, nghĩa là ta sẽ có các đáp số khác nhau từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở của cấu trúc xã hội nhằm động viên tiềm lực của nó xây dựng và củng cố môi trường cần thiết đủ mạnh để ngăn ngừa và hạn chế “nỗi đau thời đại” này. Trong nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có nhiều ỷ nghĩa khác nhau được khai triển khi nghiên cứu luận thuyết sinh thái học về tội phạm, ví như trên thế giới có nhiều khu vực nóng hoặc thích hợp cho việc phát triển tội phạm - nơi các hành vi lệch chuẩn phát triển mạnh, bỏ qua các yếu tố về chính trị (như trường phái Chicago), yếu tố cá nhân có vai trò chủ đạo tác động hành vi tội phạm (hành vi mà pháp luật không cho phép hay chủ thể không làm những điều mà pháp luật bắt làm ). Vấn đề đặt ra ở đây là luận thuyết sinh thái học được nghiên cứu bắt nguồn từ bản chất, hình thái của cấu trúc mang thông tin di truyền (ADN). Dựa trên cấu trúc đó ta có thể xây dựng một phương pháp tiếp cận nghiên cứu hay chính là xây dựng con đường nghiên cứu (phương pháp luận NCKH) tội phạm vị thành niên. Trường Đại học Thăng Long 354
  2. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Cấu trúc mang thông tin di truyền (ADN) Nếu theo quan điểm sinh học nhìn nhận vấn đề, phương pháp nhận dạng sinh học lấy cấu trúc chuỗi AND làm nền tảng nhận dạng và tạo ra cách tiếp cận nghiên cứu TP VTN theo các loại hình cấu trúc như sau: PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỨ NHẤT (có tính tuần tự ưu tiên các yếu tố) CẤU TRÚC I CẤU TRÚC II CẤU TRÚC III Cơ sở Cơ sở Giáo Cơ sở Tâm lý pháp lý dục học học Cơ sở Giáo Cơ sở Cơ sở Giáo dục học pháp lý dục học Cơ sở Tôn Cơ sở Tôn Cơ sở Tôn giáo giáo giáo Cơ sở Tâm lý Cơ sở Tâm lý Cơ sở học học pháp lý Cơ sở Văn Cơ sở Văn Cơ sở Văn hóa hóa hóa Cơ sở Dân tộc Cơ sở Dân tộc Cơ sở Dân tộc học học học Cơ sở Sinh thái Cơ sở Sinh thái Cơ sở Sinh thái học học học Cơ sở Xã hội Cơ sở Xã hội Cơ sở Xã hội học học học Đối tượng Vị thành Đối tượ ng Vị thành Đối tượng Vị thành niên niên niên Trường Đại học Thăng Long 355
  3. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỨ HAI Mặt khác ta có thể xét “chuỗi AND” trên theo quan điểm song song với các cấu trúc có tính tác động đồng thời lên đối tượng Vị thành niên như sau: Cơ sở pháp lý Cơ sở Giáo dục học Cơ sở Tôn Đối giáo Cơ sở Tâm lý học tượng Vị Thành Cơ sở Văn hóa niên Cơ sở Dân tộc học Cơ sở Sinh thái học Cơ sở Xã hội học Trường Đại học Thăng Long 356
  4. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Theo phương pháp luận này cấu trúc xã hội cần có nhiều thành phần và nhân lực với chức năng riêng rẽ và sự quan tâm độc lập tới đối tượng VTN một cách chặt chẽ và mọi lúc mọi nơi. Một cấu trúc xã hội như vậy là lý tưởng cho hình thái xã hội chưa từng có trong lịch sử loài người. PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỨ BA: MÔ HÌNH KẾT HỢP Cơ sở Xã hội học Cơ sở Sinh thái Cơ sở Dân tộc học học Đối tượng Cơ sở Văn Cơ sở Tôn Vị hóa giáo Thành niên Cơ sở pháp Cơ sở Giáo dục Cơ sở Tâm lý học lý học Trong phương pháp luận này 5 yếu tố đầu tiên tác động đồng thời lên đầu vào của cơ sở pháp lý (lấy làm cơ sở quan trọng bậc nhất), sau đó đưa các dữ liệu sau khi xử lý, điều chỉnh, triển khai cho các điều kiện cụ thể giáo dục học và tâm lý học để trở thành một bộ công cụ sắc bén tác động vào đối tượng VTN. Có thể nói đây là PPL nghiên cứu vấn đề tội phạm vị thành niên chủ yếu của nhiều xu hướng trong khoa học gian đoạn hiện nay. Có thể nói bộ công cụ này khá đơn giản mà hiệu quả lại cao và tác động trực tiếp vào đối tượng vị thành niên (ĐT VTN). Lý do thành công của PPL này là chỗ nào có thể đơn giản được thì được làm tinh giản ở đầu vào trong cơ sở pháp lý. Tại đây nó được mổ xẻ, phân tích, chế biến thành luật, sau đó nó được điều chỉnh áp dụng vào các điều kiện cụ thể của nền giáo dục từng quốc gia theo lứa tuổi, tiếp theo là tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học tội phạm. Như vậy, thực chất của việc phân chia, lựa chọn “chuỗi AND” này chính là ta đã xây dựng con đường nghiên cứu khoa học (PPL NCKH). Để hoàn thiện con đường nghiên cứu đó ta cần có các luận chứng, luận điểm để thực hiện các thao tác tư duy và chứng minh cho các giả thiết mà ta đặt ra để thể hiện tính mới, tính tiên phong, mở đường cho khoa học của nghiên cứu này. 2. Xây dựng luận điểm, luận cứ theo phương pháp luận chủ đạo 2.1. Xây dựng luận điểm: là các điều khoản cần được chứng minh trong một trình tự thao tác tư duy. Trong thao tác này cần chú ý: - Câu hỏi đặt ra ở nơi xuất hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết đang tồn tại với thực tế mớI phát sinh; - Vấn đề khoa học = Vấn đề nghiên cứu = Câu hỏi nghiên cứu. Luôn tồn tại 2 lớp vấn đề khoa học: Lớp vấn đề (câu hỏi) về bản chất sự vật cần làm sáng tỏ và lớp vấn đề về phương pháp chứng minh bản chất sự vật. - Giả thuyết nghiên cứu: Giả thiết = Điều kiện giả định của nghiên cứu. Khái niệm: - Câu trả lời sơ bộ vào câu hỏi nghiên cứu hoặc là nhận định sơ bộ (kết luận giả định) về bản chất sự vật. Bản chất logic của giả thuyết nghiên cứu: một phán đoán cần chứng minh về bản chất sự vật (ở đây là ĐT VTN). Trường Đại học Thăng Long 357
  5. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Sự kiện Mâu thuẫn Vấn đề khoa học Câu hỏi Giả thuyết Câu trả lời sơ bộ Khoa học Luận điểm khoa học Ở đây có thể viện dẫn một số dữ liệu để hình thành luận điểm về TP VTN (có đặc trưng trong thao tác tư duy) như: Tuổi thành niên: trên 16 đến dưới 18 tuổi; Tuổi trên 14 đến dưới 16 tuổi: Vị thành niên. Trong khi trẻ em là dưới 16 tuổi, Tuổi thanh niên 16 – 32. Một số nhà nghiên cứu đưa ra Tuổi trên 12 đến dưới 18 tuổi: là Vị thành niên. Đây là vấn đề luật pháp trong điều kiện hiên nay đưa ra đang còn có những vấn đề trùng lặp, có kẽ hở hoặc chưa rõ về định nghĩa nên khi áp dụng còn gặp khó khăn. Tương tự như vậy khi định nghĩa thanh niên từ 18 đến 30 tuổi, hay tuổi thiếu nhi từ 8 đến 14 tuổi Việc khoanh vùng lứa tuổi này cần đi theo các đặc trưng về giáo dục và tâm sinh lý của các đổi tượng thì việc vận dụng mới phù hợp. Luận điểm tội phạm có những thể hiện mới là do diện mạo TP VTN ngày càng đa dạng, TP VTN có quan hệ đa chiều với bạo lực gia đình, phát triển xã hội và đô thị hóa 2.2 Luận cứ (luận chứng) là các luận điểm đã được chứng minh, hoặc phán đoán đã được chứng minh, được sử dụng làm bằng chứng để chứng minh giả thuyết. Có 2 loại luận cứ: 2.2.1 Luận cứ lý thuyết = Cơ sở lý luận về tội phạm vị thành niên: Các khái niệm / phạm trù / quy luật về đối tượng VTN. Tìm kiếm luận cứ lý thuyết: Luận cứ lý thuyết = Cơ sở lý luận. - Bộ phận hợp thành cơ sở lý thuyết (lý luận) tội phạm vị thành niên: + Các khái niệm TP VTN; + Các phạm trù TP VTN; + Các mối liên hệ TP VTN. - Nghiên cứu tài liệu về các thành tựu lý thuyết của đồng nghiệp. Trường Đại học Thăng Long 358
  6. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 2.2.2 Luận cứ thực tiễn về tội phạm vị thành niên Là sự kiện thu được từ tổng kết kinh nghiệm hay từ chỉ đạo thí điểm các cách làm mới. a. Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn: Ta có thể tìm kiếm từ các quan sát / phỏng vấn / hội nghị / hội thảo hay từ điều tra / trắc nghiệm / thực nghiệm về tội phạm vị thành niên. b. Lấy luận cứ về tội phạm vị thành niên ở đâu? ► Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của ngành mình về tội phạm vị thành niên và nghiên cứu kinh nghiệm của ngành N khác; ► Chỉ đạo thí điểm các giải pháp mới về tội phạm vị thành niên; ► Nghiên cứu lý luận do các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp đi trước đã tổng kết. c. Kỹ thuật tìm luận cứ về tội phạm vị thành niên: Nội dung cốt lõi bao gồm thu thập thông tin và thực hiện công việc suy luận từ các thông tin thu thập được từ: phỏng vấn tội phạm vị thành niên. ► Hội nghị về TP VTN; ► Điều tra chọn mẫu TP VTN; ► Chỉ đạo thí điểm về nghiên cứu mô hình, giải pháp cho vấn đề TP VTN; ► Nghiên cứu tài liệu lý luận về TP VTN; ► Nghiên cứu tài liệu lý luận về nguy cơ TP VTN. 2.3. Một số luận cứ quan trọng trong nghiên cứu TPVTN Thứ nhất: luận cứ về mặt pháp lý: Hành vi, hình sự và tội phạm: tội phạm vị thành niên trong các luận cứ này còn có những vấn đề rất khác nhau về truyền thống dân tộc, văn hóa, quốc gia, vùng Hành vi vi phạm có xu hướng đẩy trạng thái phạm tội. Từ lịch sử tội phạm, vị thế tầm nhìn mới dẫn đến thay đổi cải cách lý thuyết tội phạm Giám hộ pháp lý - Theo các mức phân chia độ tuổi thì công tác giám hộ, người giàm hộ mới có môi trường tác động và vận dụng. Việc đưa ra các luận cứ sẽ giúp công tác tranh, tố tụng pháp lý thuận lợi, phục vụ cho hoạt động của một hệ thống chính trị, hệ thống văn bản pháp lý thống nhất. Thứ hai: luận cứ về mặt giáo dục: Hệ thống giá trị: Hệ thống này không ngừng biến đổi theo thời gian và mức độ phát triển của xã hội và có tác động khác nhau đến tuổi tội phạm, hành vi tội phạm, yếu tố xấu trong việc phát triển nhân cách, yếu tố vận động và ép buộc trong tình huống và bối cảnh giáo dục. Các giá trị văn hóa điều chỉnh hoặc khống chế hành vi con người. Các giá trị về gia đình, giá trị các tổ chức đoàn thể có ảnh hưởng 2 mặt đến hành vi và thể hiện tội phạm. Chuẩn giáo dục theo lứa tuổi: gồm có các chuẩn phương pháp, công cụ giảng dạy, phương tiện trang bị giao tiếp, bàn thảo kiểm tra đánh giá Trường Đại học Thăng Long 359
  7. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Lệch chuẩn: các mức sai lệch các chuẩn về phương pháp, công cụ giảng dạy, phương tiện trang bị giao tiếp, bàn thảo kiểm tra đánh giá Thiết chế văn hóa: là các quy định có thể được thể chế dưới dạng hương ước, định ước cho các đối tượng nhất định, mang tính chất pháp chế áp dụng cho các loại hình văn hóa, văn hóa mạng, gia đình, nhà trường và xã hội Thứ ba: một số luận cứ về mặt tâm lý cần chú ý trong nghiên cứu TP VTN hiện nay: Các hành vi lệch chuẩn bị xã hội lên án điều này thuận lợi đẽ dàng cho phân tích tâm lý. Các hành vi lệch chuẩn không bị xã hội lên án, ngược lại còn được che đậy, nâng đỡ hoặc ủng hộ: điều này trở ngại cho khó khăn phân tích tâm lý. Dư luận hoặc những biến đổi xã hội, phong tục tập quán mới có sự tương đồng với những quy luật tâm lý: Điều này đặt vai trò, vị trí người quan sát (điều tra) hành xử đúng với các quy luật tâm lý. Từ các luận điểm, luận cứ trên sẽ đưa đối tượng vào các khung hình nghiên cứu giáo dục, xử lý hành chính, đưa vào trường giáo dưỡng (lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi), tội phạm khí đủ tuổi công dân. 3. Kết luận: Vấn đề TP VTN thực sự có ý nghĩa khoa học vì nó có tình huống, có vấn đề và sự kiện khoa học. Mặt khác trong điều kiện mới của xây dựng xã hội định hướng XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường càng có ý nghĩa thực tiễn. Vấn đề này hiện cũng là rất cấp thiết, trong bối cảnh nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang là nóng khi dân số đang già hóa trong thập kỷ tiếp theo sau thời kỳ vàng của dân số. Trong quá trình nghiên cứu các hứng thú khoa học tạo ra sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và trí tuệ cho vấn đề TP VTN đang rất nóng của xã hội thời hội nhập. Tuy nhiên tất cả sự cố gáng đó cần có cách nhìn nhận và tiếp cận khoa học và thực tiễn. Cách tiếp cận này có thể giúp định hướng con đường NCKH một cách đúng đắn cùng với các luận điểm, luận cứ khá đầy đủ và logic tạo ra hiệu quả cho từng công đoạn và xâu chuỗi được các kết quả như một chuỗi mang thông tin của một cá thể sinh học. Đặc trưng lớn nhất của logic này là sức sống và tính thống nhất được “di truyền” thông qua hệ thống các luận cứ luận điểm được thống nhất trong đa dạng, như bản thân cuộc sống. Trong công cuộc tìm kiếm đó là hãy tìm ra hệ thống vừa mang tính truyền thống và thời đại. Việc thực hiện nghiên cứu và triển khai các ứng dụng kết quả nghiên cứu về TP VTN có thể đã hội đủ các nguồn lực xã hội, nhà nước, cá nhân trong điều kiện hiện nay, tạo cơ sở cho việc xã hội hóa và chuyên môn hóa một cách hài hòa, đúng mức để kết quả NCKH có thể đạt được chất lượng tốt và sớm đưa vào cuộc sống. 4. Tài liệu tham khảo [1]. GS TS Nguyễn Đình Công. Nhà Xuất bản KH & KT 2012. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và sáng tạo. [2]. Vũ cao Đàm. Nhà Xuất bản KH & KT 2011. Đánh giá nghiên cứu khoa học Trường Đại học Thăng Long 360
  8. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II [3]. Vũ cao Đàm. Nhà Xuất bản KH & KT 2011. Suy ngĩ về khoa học và giáo dục trong xã hội Việt Nam đương đại, [4]. GS TS Đặng Cảnh Khanh. Báo cáo đề dẫn Hội thảo đề tài cấp Nhà nước về tội phạm vị thành niên: Vấn đề ngăn chặn tội phạm vị thành niên và nhu cầu nâng cao nhận thức khoa học của chúng ta hiện nay. Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển và Đoàn Thanh niên CS HCM tỉnh Quảng Ninh. Hạ Long 15, 16/7/2014. Trường Đại học Thăng Long 361