Giáo trình Kỉ yếu công trình khoa học - Phần 2: Yếu tố môi trường trong kiểm huấn công tác xã hội - Ngô Thị Dung

pdf 5 trang huongle 2350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kỉ yếu công trình khoa học - Phần 2: Yếu tố môi trường trong kiểm huấn công tác xã hội - Ngô Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ki_yeu_cong_trinh_khoa_hoc_phan_2_yeu_to_moi_truo.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỉ yếu công trình khoa học - Phần 2: Yếu tố môi trường trong kiểm huấn công tác xã hội - Ngô Thị Dung

  1. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG KIỂM HUẤN CÔNG TÁC XÃ HỘI Ths. Ngô Thị Dung Bộ môn Công tác xã hội-Đại học Thăng Long Email: ngodung.ulsa@gmail.com Tóm tắt: Kiểm huấn là một trong những hoạt động quan trọng của nghề công tác xã hội. Đó là việc những nhân viên xã hội có kinh nghiện được giao công việc giám sát và hỗ trợ những đồng nghiệp và sinh viên công tác xã hội trong việc triển khai các hoạt thực hành. Hoạt động này nhằm phát triển năng lực chuyên môn và đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành của nghề nghiệp. Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của một phiên kiểm huấn chính là môi trường. Trong bài viết này yếu tố môi trường được đề cập đến bao gồm: môi trường vật chất, mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn, văn hóa và yếu tố tâm lý. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sẽ là cơ sở để có một phiên kiểm huấn thành công. Kiểm huấn trong công tác xã hội Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ (NASW – National Association of Social Workers) (1994): Kiểm huấn là mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn nhằm thúc đẩy sự phát triển về trách nhiệm, kỹ năng, kiến thức, thái độ và các tiêu chuẩn đạo đức trong thực hành công tác xã hội. Quá trình này giúp cho quá trình giúp đỡ và cung cấp dịch vụ cho thân thân chủ thêm hiệu quả và chất lượng. Môi trường kiểm huấn Môi trường kiểm huấn công tác xã hội chính là bối cảnh diễn ra các ca kiểm huấn trong đó bao gồm các yếu tố như môi trường vật chất, yếu tố văn hóa, tâm lý và mối quan hệ giữa cán bộ kiểm huấn và người được kiểm huấn. Những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của một ca kiểm huấn. Việc tạo ra một môi trường phù hợp, có sự kết hợp hài hòa các yếu tố này sẽ giúp cho hoạt động kiểm huấn trở lên dễ dàng và hiệu quả hơn. 1. Môi trường vật chất của kiểm huấn Môi trường vật chất trong kiểm huấn là nơi diễn ra ca kiển huấn và thường được thực hiện tại phòng làm việc của kiểm huấn viên. Thái độ của kiểm huấn viên và bản chất mối quan hệ giữa họ với người được kiểm huấn sẽ được thể hiện thông qua việc sắp xếp môi trường làm việc. Người được kiểm huấn sẽ cảm thấy họ bị phụ thuộc, bị đặt trong mối quan hệ không bình đẳng nếu buổi làm việc được thực hiện tại phòng làm việc của kiểm hấn viên. Nhưng nếu buổi làm việc được thực hiện tại phòng họp chung của cơ quan hay phòng làm việc nhóm họ sẽ cảm thấy mối quan hệ của họ bình đẳng hơn. Môi trường vật chất ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của phiên kiểm huấn vì vậy việc sắp xếp nơi kiểm huấn phải tạo được bầu không khí thoải mái, an toàn và bình đẳng. Có một số ý kiến cho rằng, các ca kiểm huấn sẽ đạt được chất lượng cao hơn nếu nó được diễn ra ngoài nơi làm việc. Điều này tạo cho người được huấn cảm thấy tự nhiên vì đây chỉ như một cuộc trao đổi nhỏ về chuyên môn giữa hai đồng nghiệp có cùng vị trí trong cơ quan. Trong môi trường vật chất, việc sắp xếp chỗ ngồi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ca kiểm huấn.Có ba cách sắp xếp chỗ người phổ biến trong kiểm huấn. Cách thứ nhất là Trường Đại học Thăng Long 240
  2. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II cách ngồi đối diện. Khi này kiểm huấn viên và người được kiểm huấn sẽ ngồi đối diện nhau và giữa họ có một bàn làm việc chắn ngang. Cách bố trí chỗ ngồi như vậy sẽ hạn chế sự tương tác và liên kết giữa họ. Đồng thời thể hiện sự phân cấp bậc rõ ràng trong quan hệ. Mối quan tâm chính của họ là hiệu quả công việc. Người được kiểm huấn sẽ tập trung vào việc giải trình công việc của mình trước kiểm huấn viên. Kiểm huấn viên dễ dàng đưa ra các chỉ thị liên quan đến công việc, các hướng dẫn về nhiệm vụ và báo cáo. Cách ngồi thông thường thứ hai trong kiểm huấn đó là xếp ghế ngồi một góc vuông 90 độ. Đây là cách ngồi phổ biến trong hoạt động tham vấn tâm lý và công tác xã hội cá nhân. Ưu điểm của cách ngồi này là tạo ra sự thoải mái cho cả kiểm huấn viên và người được kiểm huấn khi họ không phải nhìn đối diện vào mắt của người còn lại. Cách ngồi này cũng rút ngắn khoảng cách giữa họ. Họ có điều kiện được hiểu lộ cảm xúc của bản thân và dễ dàng quan sát được những buổi lộ của ngôn ngữ không lời từ người ngồi đối diện. Việc ngồi vuông góc sẽ thuận khi họ cùng nhau trao đổi và nghiên cứu tài liệu. Hạn chế của cách ngồi này khiến người được kiểm huấn cảm thấy mình như một thân chủ đang ngồi với một nhận viên xã hội. Cách ngồi kiểm huấn thứ ba là kiểm huấn viên và người được kiểm huấn ngồi gần và ngang hàng với nhau. Cách bố trí chỗ ngồi này phù hợp với không gian phòng làm việc nhỏ. Có thể diễn ra tại phòng làm việc nhóm hoặc phòng họp. Cách ngồi này tạo cho người được kiểm huấn có cảm giác thân thiện và bình đẳng khi ngồi với kiển huấn viên. Họ thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc cá nhân. Khoảng cách giữa họ được rút ngắn và dễ dàng quan sát những biểu lộ trạng thái trên khuôn mặt. Trong thực tế không có một cách sắp xếp kiểu ngồi nào là hoàn hảo phù hợp cho mọi tình huống kiểm huấn. Vì vậy trước khi diễn ra ca kiểm huấn cần phải xác định được đối tượng, tính chất và mục tiêu của ca kiểm huấn để mang lại hiệu quả tốt nhất. 2. Mối quan hệ cá nhân của kiểm huấn Mối quan hệ là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường có sự can thiệp của hoạt động công tác xã hội. Trong hoạt động tham vấn, yếu tố này chiếm 40% mức độ quan trọng trong khi các yếu tố như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm chỉ chiếm tới 15%. Mối quan hệ là một công cụ tạo sự thuận lợi cho việc tiến hành hoạt động kiểm huấn giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn. Là yếu tố tiên quyết cho chất lượng của quá trình sự giao tiếp và tin tưởng giữa họ. Trong kiểm huấn có thể hình thành ba dạng quan hệ cơ bản. Trước tiên, đó là mối quan hệ thứ bậc. Kiểm huấn viên là người giữ quyền lực và người được kiểm huấn là người phụ thuộc. Khi đó hoạt động kiểm huấn có xu hướng thiên về tính chất quản lý. Hoạt động chính của kiểm huấn viên là đưa ra các chỉ thị, hướng dẫn, giám sát hiệu quả công việc. Người được kiểm huấn sẽ thực hiện các chỉ thị và hướng dẫn nhận được từ kiểm huấn viên. Mối quan hệ mạng tính phân cấp này chỉ tồn tại trong thời gian làm việc và tự động kết thúc sau khi người được kiểm huấn rời khỏi cơ quan, hoặc nơi làm việc. Thứ hai, kiểm huấn viên coi việc người được kiểm huấn như một đồng nghiệp. Nội dung trao đổi chính của họ sẽ hướng về hoạt động chuyên môn. Công việc chính trong hoạt động kiểm huấn sẽ là phát triển và mở rộng kiến thức, kỹ năng, giá trị nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa kiểm huấn và người được kiểm huấn có thể kéo dài trong suốt sự nghiệp và mở rộng trong và ngoài môi trường công việc. Trường Đại học Thăng Long 241
  3. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Thứ ba, kiểm huấn viên và người được kiểm huấn có thể xem mối quan hệ của họ là quan hệ bè bạn. Họ xem nhau vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn bè. Trong mối quan hệ này họ có xu hướng hỗ trợ nhau nhiều hơn. Họ quan tâm đến cảm xúc, thái độ, quan tâm đến những mối quan tâm cá nhân của nhau bên cạnh mối quan tâm về công việc. Mối quan hệ nào có thể kéo dài theo suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn liên quan trực tiếp tới lợi ích của thân chỉ vì vậy việc xây dựng mối quan hệ của họ cần phải cân nhắc để không ảnh hưởng xấu tới thân chủ. Một số quan điểm cho rằng không nhất thiết phải phát triển mối quan hệ cá nhân giữa kiểm huấn viên và người được kiển huấn. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng phát triển mối quan hệ cá nhân là một kế quả tự nhiên được phát sinh trong quá trình làm việc. Điều quan trọng ở đây là cần xác định được một ranh giới nghề nghiệp và mối quan hệ cá nhân. 3. Yếu tố văn hóa trong kiểm huấn Kiểm huấn công tác xã hội liên quan đến bốn thành phần con người đó là người được kiểm huấn, kiểm huấn viên, cơ sở xã hội và thân chủ mà người được kiểm huấn có nhiệm vụ giúp đỡ. Tất cả bốn bên này đều là những thành viên của xã hội. Họ chịu chi phối ảnh hưởng bởi nền văn hóa của xã hội nơi họ sinh sống, làm việc. Chính nền văn hóa đó chi phối đến thái độ, suy nghĩ và hành động của con người trong bối cảnh văn hóa đó. Nó chi phối đến quan điểm, tầm nhìn, và quyết định của mỗi cá nhân thuộc nó. Mặt khác, văn hóa còn được xem là hệ thống các khái niệm, giá trị, quy tắc được xây dựng trong một hoàn cảnh xã hội nhất định và được các thành viên trong xã hội thực hiện. Kiểm huấn là một bộ phận của hệ thống giá trị nghề công tác xã hội và liên quan đến hệ thống dịch vụ xã hội được đặt vào trong một bối cảnh văn hóa nhất định. Cả bốn thành phần con người như nêu ở trên đều ảnh hưởng bởi bối cảnh văn hóa đó. Đồng thời bốn thành phần con người đó đều mang trong mình một bản sắc văn hóa riêng của họ và bản sắc văn hóa đó cũng được mang theo vào quá trình kiểm huấn. Do đó khi làm kiểm huấn chúng ta cần phải hiểu và nắm được yếu tố văn hóa, trong đó bao gồm bối cảnh văn hóa chung và bản sắc văn hóa riêng của mỗi cá nhân. Trong quá trình kiểm huấn, sẽ có những khó khăn xuất hiện nếu như bốn thành phần con người này xuất phát từ bốn nền văn hóa khác nhau. Đồng thời, yếu tố văn hóa có thể giải thích những khó khăn nảy sinh khi người kiểm huấn viên thực hiện kiểm huấn cho người có sự khác biệt về tầng lớp xã hội, nền tảng giáo dục. 4. Yếu tố tâm lý trong kiểm huấn Trong thực tế, các kiểm huấn viên chưa có nhiều kinh nghiệm thường ứng xử với với người được kiểm huấn như cách hướng dẫn cho một sinh viên thực tập. Cách ứng xử này là kết quả kinh nghiệm của chính bản thân họ trải qua khi còn là một sinh viên đang thực tập. Cách kiểm huấn này phù hợp với những người không có động cơ, trách nhiệm cũng như hiệu quả công việc không đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Vấn đề sa thải nhân viên trong thời gian họ được kiểm huấn sẽ làm họ cảm thấy không an toàn. Những yếu tố này góp phần tạo lên một bối cảnh tâm lý trong kiểm huấn. Do vậy, biến quá trình kiểm huấn trở thành một trải nghiệm thú vị là nhiệm vụ của không những kiển huấn viên và người được kiểm huấn. Khi đó sự tin tưởng, tôn trọng và học hỏi là được phát triển trong suốt tiến trình kiểm huấn. Trường Đại học Thăng Long 242
  4. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Phiên kiểm huấn sẽ trở hiệu quả nếu sự chia sẻ và thỏa thuận giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn được tăng cường. Quá trình giao tiếp hiệu quả giúp xóa đi rào cản cũng như sự khác biệt giữa hai bên. Ví dụ giữa hai thành viên có sự khác biệt về văn hóa quá trình kiểm huấn sẽ gặp nhiều khó khăn khi xác định mục tiêu và ra quyết định. Nhưng tăng cường sự giao tiếp sẽ giúp cho hai bên hiểu và chấp nhận các tư tưởng và giá trị của nhau trong quá trình làm việc và đưa ra quyết định. Thái độ của kiểm huấn viên và người được kiểm huấn cũng là thành phần quan trọng trong mối quan hệ kiểm huấn. Không phải lúc nào hai bên cũng có thái độ như nhau đối với cùng một vấn đề. Chẳng hạn người được kiểm huấn không tán thành việc cắt giảm kinh phí dành cho can thiệp trong khi kiểm huấn viên tán thành chính sách này. Sự khác biệt về thái độ này có thể làm giảm đi sự chia sẻ ý nghĩa trong kiểm huấn vì mỗi thái độ sẽ dẫn đến cách tiếp cận can thiệp khác nhau đối với thân chủ. Trong sự chia sẻ các ý nghĩa thì cách tiếp cận can thiệp là thành phần cốt lõi nhất vì mục tiêu cuối cùng của kiểm huấn vẫn là phục vụ thân chủ một cách hiệu quả. Như vậy kiểm huấn sẽ hiệu quả nếu như hai bên thống nhất được với nhau cách tiếp cận can thiệp đối với thân chủ. Đó cũng là một phần, và là phần quan trọng, của cái gọi là “ý nghĩa được chia sẻ”. Kết luận Như vậy có thể thấy kiểm huấn là một quá trình được điễn ra trong một trong một môi trường trong đó có nhiều yếu tố ở nhiều phương diện khác nhau. Kiểm huấn là một tiến trình nghề nghiệp chuyên nghiệp giữa một bên là kiểm huấn viên và một bên là người được kiểm huấn. Trước hết là nhìn kiểm huấn như là một quá trình liên quan đến hai bên mang tính nghề nghiệp, một bên là kiểm huấn viên và bên còn lại là người được kiểm huấn. Cả hai bên này đều có trách nhiệm giải trình đối với cơ sở và thân chủ. Quá trình kiểm nhằm nói đến đến sự truyền thông giao tiếp và thiết lập quan hệ kiểm huấn giữa hai bên, có tính tương tác; nhằm nói đến các khuôn mẫu hành vi khi hai bên làm việc với nhau trong quá trình kiểm huấn; nhằm nói đến việc cùng nhau thảo luận hay giải quyết các vần đề phức tạp liên quan đến nghề nghiệp. Sau đó đặt kiểm huấn vào một tầm nhìn rộng hơn ta có các bối cảnh vật chất, tương quan cá nhân, văn hóa và tâm lý của kiểm huấn. Các bối cảnh này ảnh hưởng nhiều đến dạng thức kiểm huấn, còn gọi là mô hình kiểm huấn, cấu trúc, nội dung và thậm chí là các kết quả của kiểm huấn. Do đó sự thành công của các phiên kiểm huấn phụ thuộc vào bối cảnh vật chất thoải mái, mối quan hệ kiểm huấn tin cậy, sự phù hợp với tổ chức, sự dễ chịu và cảm thấy an toàn về mặt tâm lý và khả năng nhạy bén về văn hóa. Tài liệu tham khảo [1]. Bùi Thị Xuân Mai, Nhập môn công tác xã hội, NXBLĐXH, 2010, [2]. Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội đại cương”, NXBGD, 1998. [3]. Phạm Huy Dũng (chủ biên) “Nhập môn CTXH “(Bài giảng của Trường ĐH Thăng Long, Hà Nội 2006). [4]. Thelma Lee- Mendoza. Social welfare and Social work. NXB Central book suppy. 2008 [5]. Bernard, J. & Goodyear, R. (2004). Fundamentals of clinical supervision, (3d ed.). Boston: Pearson Education. [6]. Fall, M. & Sutton, J. (2004). Clinical supervision: A handbook for practitioners. Boston: Pearson Education. Trường Đại học Thăng Long 243
  5. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II [7]. Haynes, R., Corey, G., & Moulton, P. (2003). Clinical supervision in the helping professions: A practical guide. Pacific Grove, CA: Thompson. [8]. Todd, T. & Storm, C. (2002). The complete systemic supervisor: Context, philosophy, and pragmatics. INVIROMENTAL FACTORS IN SOCIAL WORK SUPERVISION Abstract: Supervision is one of the most important works in Social work profession. It focuses on that supervisors support students or young practisioners perform their role well during practising. There is a factor that an effect to quality of supervision section is supervision setting. In this article, setting of supervision includes: material basic, relation between supervisor and supervisee, culture and psychology. The combination of these points will create a successful supervision section. Trường Đại học Thăng Long 244