Giáo trình Kinh nghiệm giúp con thích
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh nghiệm giúp con thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_kinh_nghiem_giup_con_thich.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kinh nghiệm giúp con thích
- Kinh nghiệm giúp con thích đọc sách
- Phụ huynh ham đọc sách báo là tấm gương cho con cái noi theo. Trẻ sẽ chú ý khi nghe cha mẹ chia sẻ, bàn bạc về tin tức thời sự trên báo hay đàm luận về nội dung một truyện ngắn trong bữa cơm gia đình. Trò chuyện về chủ đề này, ông Nguyễn Quang Ánh, công tác tại Hội quán các bà mẹ TP HCM, cho biết lòng ham thích đọc sách rất có lợi cho sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức phong phú cho trẻ hiểu sâu biết rộng, sách còn là tác nhân quan trọng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ và xây dựng một nhân cách sống nhân hậu, phong phú, sâu sắc. "Tuy nhiên, đáng buồn là lớp trẻ ngày nay có xu hướng thích tiếp cận các trò chơi hiện đại hay ngồi hàng giờ trước màn hình thay vì dành thời gian cho thú vui đọc sách. Thậm chí có trẻ còn xem việc đọc sách theo yêu cầu của bố mẹ là một cực hình", ông nhận xét.
- Thói quen đọc sách của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Ảnh: Thi Trân. Biết rõ ích lợi của việc đọc sách, song không phải phụ huynh nào cũng có thể đọc sách cho con và đọc sách cùng con đúng cách, đúng phương pháp. Ông Quang Ánh chia sẻ một số cách khuyến khích sở thích đọc sách cho trẻ như sau: Vai trò dẫn dắt của phụ huynh Cha mẹ phải là người chèo lái chuyến đò đầu tiên từ từ đưa con mình vào thế giới sách kỳ thú. Hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ con mình nhất nên sẽ biết chọn loại sách nào phù hợp, đồng thời sắp xếp thời gian đọc sách cùng con, trả lời những thắc mắc của con về nội dung từng đầu sách. Chẳng hạn, nếu con quá hiếu động, bạn nên hạn chế thời gian đọc sách cùng con không quá 15 phút, cho đến khi trẻ quen dần và tự thấy thích thú hơn với hoạt động bổ ích này. Phụ huynh ham đọc sách báo là tấm gương cho con cái noi theo. Trẻ sẽ chú ý khi nghe cha mẹ chia sẻ, bàn bạc về tin tức thời sự trên báo hay đàm luận về nội dung một truyện ngắn trong bữa cơm gia đình. Việc đầu tiên phụ huynh nên làm là lập một tủ sách gia đình để giữ lại những tác phẩm mình tâm đắc. Khi đi picnic hay đi công viên cùng con nên mang theo một cuốn sách để đọc lúc rảnh rỗi. Sống trong một môi trường gần gũi với sách vở, nghe nói về nội dung sách dù có thể chưa hiểu mấy, trẻ sẽ thầm hiểu thói quen đọc sách như là một biểu hiện của sự trưởng thành. Đặc biệt
- việc cùng tham gia đọc sách với cha mẹ sẽ là môi trường tốt giúp định hình thói quen ham đọc như một truyền thống gia đình ở mỗi đứa trẻ. Nên cho trẻ đọc sách ở mọi độ tuổi Từ 1-2 tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng cần để trẻ làm quen với sách. Đừng nghĩ lúc này là quá sớm. Thực tế việc học của trẻ trong giai đoạn này chỉ là được mân mê cuốn sách yêu thích, biết lật giở bìa sách, nghe mẹ kể về các nhân vật. Bạn nên tự tay làm cho trẻ cuốn sách đầu đời, có thể chỉ gồm hai trang bìa cứng với những hình vẽ ngộ nghĩnh rõ nét, màu sắc sặc sỡ gây sự chú ý hay màu bé thích. Không nên dùng sách dày cạnh cứng, góc nhọn, có lò xo nẹp sắt hay các chi tiết kim loại vì không an toàn cho trẻ. Mẹ là người dẫn dắt thích hợp nhất cho lứa tuổi này. Chẳng hạn, bạn chỉ tay vào một bức hình và nói bằng những lời dịu dàng quen thuộc hàng ngày “Đây là chú cún của con”, “Còn đây là chú cún cưng của mẹ”. Màu sắc yêu thích, sự lặp lại và vần điệu là các yếu tố then chốt gây chú ý cho trẻ. Cứ lặp lại mỗi ngày đồng thời bạn cũng thêm thắt vào câu chuyện cho đến khi trẻ “thuộc” sách và bớt hứng thú thì thay sách mới. Tuổi mẫu giáo Khi đọc truyện cho bé nên chọn những cuốn sách có nội dung đơn giản, độ dài vừa phải và phù hợp với lứa tuổi.
- Trẻ em ở tuổi này thường không tập trung được lâu, nên cần chia nhỏ thời lượng và ngừng đọc nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt hay mất tập trung. Bạn có thể cùng đọc với bé bất kỳ lúc nào bé thích. Đặc biệt, tạo được thói quen đọc sách cho bé nghe trước khi đi ngủ là tốt nhất vì bé sẽ chờ đợi thời điểm ấy như một niềm vui mỗi ngày. Việc đọc sách trên giường vào giờ cố định còn giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và định hình thói quen đọc sách. Cần lưu ý tránh những nhân vật hay hình ảnh làm trẻ hoảng sợ, nhất là với những bé nhút nhát. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể kể lại chuyện cho bé nghe. Một câu chuyện có thể kể đi kể lại nhiều lần mà trẻ vẫn thích miễn là ta biết cách “làm mới chuyện cũ”. Bạn có thể thay đạo cụ là các con thú nhồi bông minh họa nhân vật, dùng các ngón tay di chuyển, giả tiếng hổ gầm để gây hứng thú. Sau vài lần khi trẻ đã thuộc nội dung, bạn sẽ kéo dài giọng kể hay ngừng giữa chừng cho trẻ cơ hội chen vào kết thúc, cách này sẽ kích thích sự ghi nhớ và tạo tương tác hai chiều. Cũng có thể thay đổi cốt truyện hoặc cố tình quên vài chi tiết để trẻ sửa lại cho đúng. Có thể cho trẻ hóa thân vào các nhân vật trong truyện. Với những chuyện mới được kể lần đầu, bạn nên ngừng ở đoạn cao trào để gợi tính hiếu kỳ và chờ đợi được nghe tiếp hoặc kêu trẻ đoán kết cục truyện. Sau đó, tạo cơ hội cho bé tự có một tủ sách riêng: Cha mẹ có thể mua sách truyện cho bé, bắt đầu bằng những cuốn truyện hoạt hình ít lời, chữ lớn. Nên
- dẫn trẻ đi hiệu sách và cho trẻ quyền chọn sách riêng cho mình. Chọn sách phù hợp dùng làm quà tặng những dịp đặc biệt như sinh nhật hay dùng làm phần thưởng. Dù trẻ chưa biết đọc cũng viết lời đề tặng trên sách và đọc cho trẻ nghe khi trao tặng. Những cuốn sách này sẽ được giữ trong kệ sách của trẻ, gọi là “tủ sách của cún Bi”. Ai cần mượn sách thì phải hỏi ý kiến của "thủ thư" Bi. Lúc đầu trẻ có thể chưa thích sách, hãy để những cuốn sách tô màu gần nơi bé chơi và đừng la rầy dù trẻ có xé vài trang. Khi thấy trẻ nhìn sách hay đang dùng màu tô lem luốc thì cũng nhớ cổ vũ để trẻ thấy gần gũi sách là giỏi, là người lớn. Đến khi trẻ đặt các câu hỏi liên quan đến sách tức là con bạn đã đến rất gần với người bạn sách rồi đó, bạn hãy chịu khó trả lời những câu hỏi theo cách vẫn duy trì lòng hiếu kỳ và trí tưởng tượng cho trẻ. Với những trẻ thường thích xem tivi hơn là đọc sách, ta nên cho trẻ xem những truyện đã dựng phim, trẻ sẽ có cảm giác thân thuộc như gặp lại bạn cũ. Từ lớp 1 đến lớp 6: Đến tuổi này trẻ đã xem sách là người bạn tri kỷ. Hãy cho con bạn quyền chọn sách miễn là những sách đó phù hợp độ tuổi và không độc hại. Trong tủ sách của trẻ lúc này cần có một cuốn từ điển tiếng Việt. Cha mẹ cần thường xuyên trao đổi cảm nhận về nội dung sách với trẻ như với một người bạn. Nên liệt kê danh sách những truyện trẻ nên đọc trong năm. Khuyến khích con làm thẻ đọc ở thư viện địa phương hay thành lập nhóm bạn trao đổi sách. Hạn chế cho trẻ đọc sách những nơi thiếu ánh sáng hay sách có khổ chữ quá nhỏ.
- Quả thật giúp trẻ yêu sách và ham thích đọc sách là cả một nghệ thuật, phải đồng hành cùng trẻ trong suốt thời gian dài thơ ấu. Nhưng bù lại, con bạn sẽ có được sức mạnh tri thức, có nhận thức đúng đắn hơn khi trưởng thành. Lúc đó chắc chắn trẻ sẽ rất biết ơn bạn, người đã đưa trẻ vào con đường “nghiện sách”. "Khi có con gái đầu lòng, tôi muốn trở thành ông bố tốt của con. Còn khi có thêm bé trai, tôi đã thay đổi suy nghĩ và cố gắng trở thành người bạn tốt của con". Ông Quang Ánh cho biết đây chính là "bí quyết" riêng của ông trong việc giáo dục con cái, đặc biệt trong việc giúp con hình thành niềm đam mê đọc sách.