Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 11: Dạy con kỹ năng sống rất đơn giản
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 11: Dạy con kỹ năng sống rất đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_kinh_nghiem_nuoi_con_bai_11_day_con_ky_nang_song.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 11: Dạy con kỹ năng sống rất đơn giản
- Dạy con kỹ năng sống rất đơn giản
- Cho trẻ nuôi thú cưng trong nhà hay dạy con cách “trút giận” lên trời là một trong những phương pháp dạy trẻ học kỹ năng sống rất có hiệu quả. Chăm sóc vật nuôi để con có trách nhiệm Các bậc cha mẹ thường dạy con mình phải có lòng khoan dung, và biết yêu thương người khác. Tuy nhiên, đây là một khái niệm trừu tượng, trẻ con rất khó hiểu được. Các chuyên gia cho rằng người lớn có thể thông qua việc nuôi động vật trong nhà để dậy con mình học cách yêu thương, có trách nhiệm hơn. Hàng ngày, việc trẻ tự chăm sóc cho con vật nuôi trong gia đình sẽ chứng tỏ rằng trẻ đang hiểu định nghĩa thế nào là trách nhiệm.
- Thông qua việc nuôi động vật trong nhà, bạn có thể dậy con mình học cách yêu thương, có trách nhiệm hơn. Ví dụ, trong nhà bạn có nuôi một chú chó, hàng ngày, chú chó biết cậu chủ nhỏ sẽ đi học về vào buổi chiều và thường đứng ở ngưỡng cửa để chờ. Bạn có thể nói cho con biết, đó là biểu hiện của lòng trung hành. Nếu con của bạn rất hay nắm đuôi chú chó nhỏ mà kéo, tuy nhiên, chú chó đó không cáu mà vẫn tiếp tục chơi với cậu chủ nhỏ, hãy nói cho con biết đó là biểu hiện của lòng khoan dung. Thông qua đó, bạn cũng hãy dạy con rằng không nên đối xử với động vật như vậy và nói cho con biết về việc hãy bỏ qua sai lầm cho người khác trong cuộc sống. Nếu bạn bận rộn và không có thời gian để nhận nuôi một con vật trong gia đình, bạn có thể để trẻ chơi với những vật nuôi của nhà hàng xóm hoặc yêu cầu trẻ tham gia một nhóm bạn nào đó. Trẻ có thể học được cách giúp đỡ người khác và quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình. Dám đối mặt với thất bại Người lớn thường dạy trẻ con phải biết đối mặt với thất bại, dạy con phải có ý chí tiến thủ và không nên từ bỏ hy vọng. Trong thực tế, khi trẻ gặp thất bại thì thường rất cần có người thân ở bên cạnh. Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là đưa trẻ đến một nơi chỉ có hai người và nhẹ nhàng an ủi, vỗ về con. Như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy xấu hổ trước bạn bè và cảm thấy mình lạc lõng. Sự đồng tình lúc này có thể khiến trẻ cảm thấy mình có “đồng minh”.
- Đợi khi trẻ bình tĩnh trở lại, người lớn có thể hỏi han và trẻ sẽ mở lòng để nói chuyện hơn. Người lớn cũng có thể giúp trẻ giải tỏa tâm lý bằng cách khuyên trẻ hét thật to lên bầu trời. Cách làm như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tránh việc quát mắng hay hùa theo trẻ để phủ nhận thất bại của bản thân. Nếu làm vậy, trẻ sẽ không nhận ra thực tế mà chỉ cảm thấy mình bị bất công. Thể hiện tình cảm trong gia đình Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng mình không nên thể hiện tình cảm trước mặt con cái vì sợ các con sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, việc để con cái nhìn thấy cha mẹ yêu thương nhau sẽ có tác dụng rất tốt cho tinh thần của trẻ sau này. Việc nhìn thấy không khí gia đình vui vẻ, yên ấm sẽ tốt cho tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ học cách yêu thương của bố mẹ mình để đối xử với bạn bè xung quanh. 7 nguyên tắc cực đơn giản giúp trẻ sống kỷ luật 23-06-2013 Làm thế nào để giúp các bậc cha mẹ thành công trong việc giúp bé trở thành đứa trẻ gọn gàng, ngăn nắp và có kỷ luật? Hãy tham khảo và áp dụng 7 nguyên tắc cực đơn giản sau đây nhé! Giúp con sống kỷ luật, tích cực không có nghĩa là thiết lập “kỷ luật sắt” với vô vàn điều cầm kỵ và hình phạt xung quanh cuộc sống của trẻ mà sẽ là cách
- cha mẹ hướng trẻ vào những điều tích cực bằng các biện pháp kỷ luật không roi vọt. Hãy luôn có gắng tìm ra những điểm tích cực để khen ngợi trẻ. 1. Ghi nhận những tình huống ứng xử ngoan ngoãn của trẻ Thay vì lúc nào cũng la mắng, khiển trách vì con nghịch ngợm, bừa bộn thì cha mẹ nên chú ý thật nhiều đến những tình huống ứng xử ngoan ngoãn của trẻ và tất nhiên phải ngay lập tức khen ngợi con. Chẳng hạn, bạn thấy con chia sẻ đồ chơi với em thì hãy khen con ngoan, biết nhường nhịn và chơi với em nữa hoặc bạn cũng có thể dành tặng cho trẻ những lời khen khi bé tự sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong Tất cả những ghi nhận ấy từ phía cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có ích và người lớn hơn.
- 2. Luôn tìm ra những điều tích cực của trẻ mỗi ngày Dù bạn rất đau đầu với những trò nghịch ngợm của trẻ nhưng cũng hãy luôn có gắng tìm ra những điểm tích cực để khen ngợi trẻ. Bạn có thể sử dụng trò chơi nhỏ này với trẻ, ví dụ như hãy chuẩn bị những phiếu khen ngợi cho con. Nếu hôm nay con làm được 1 việc tốt bạn có thể tặng bé một phiếu khen ngợi và sau mỗi tháng, bạn và trẻ sẽ cùng đếm những phiếu khen ngợi này để thấy rằng con đã tiến bộ như thế nào. 3. Không sử dụng bạo lực với trẻ Không đòn roi, không đánh mắng, nhéo tai, bẹo má con trong khi chúng ta xây dựng kỷ luật tích cực cho trẻ. Hành động đánh mắng dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào cũng dễ gây cho trẻ tổn thương, lo sợ và bất an khi ở bên cạnh cha mẹ. Hơn nữa, nếu lạm dụng bạo lực, trẻ sẽ trở nên khó bảo, lì đòn. Điều này sẽ khiến bạn bất lực hoàn toàn khi dùng những biện pháp giáo dục khác. 4. Thưởng nhiều hơn phạt Nếu chúng ta đang dành thời gian để tiến hành các hình phạt với con khi chúng không ngoan nhiều hơn là để thưởng cho những cư xủ hợp lý, ngoan ngoãn thì có lẽ bạn nên xem lại cách giáo dục của mình. Trong nhiều trường hợp bạn có thể lờ đi một vài lỗi nho nhỏ của trẻ và chú ý nhiều hơn đến những hành vi tích cực mà trẻ thể hiện.
- 5. Những quy tắc nên được viết theo cách tích cực Cha mẹ phần lớn đều thiết lập kỷ luật cho trẻ dựa trên những điều “cấm làm” mà quên rằng chúng ta cũng cần xây dựng những điều “nên làm” cho trẻ. Bạn vẫn có thể sử dụng “cấm làm” và “nên làm” một cách hiệu quả bằng việc sử dụng từ ngữ tích cực. Ví dụ bạn đề ra quy định : “Đi chơi cấm không được về nhà trễ” thì có thể sửa thành cách nói nhẹ nhàn hơn như: “Con đi chơi nhớ về nhà trước bữa ăn nhé” hoặc “con đi chơi nên về sớm nhé”. Chính cách nói của bạn sẽ giúp trẻ mất khả năng chống đối và tự nguyện thực hiện một cách vui vẻ. 6. Hạn chế phê bình trẻ Nếu chúng ta chú ý nhiều hơn đến khen ngợi thì tất nhiên phải giảm phê bình vì những hành vi chưa đúng đắn của trẻ. Bạn không nên lạm dụng phương pháp phê bình vì lâu dần sẽ khiến trẻ nhờn đi và nghĩ rằng bố mẹ lúc nào cũng thấy mình vô tích sự vậy thì việc gì phải cố gắng nữa. Vì vậy, bạn nên nhớ rằng không ai hoàn hảo cả nên hãy nhẹ nhàng khuyên bảo và chấp nhận một số khuyết điểm của con để tránh mối quan hệ căng thẳng giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. 7. Bày tỏ sự yêu thương của mình với trẻ Dù trẻ đang giận dỗi, tìm mọi cách để khiêu khích bố mẹ bằng những hành vi ngỗ ngược thì bạn cũng đừng nên nóng giận mà hãy nhẹ nhàng bày tỏ với trẻ rằng dù thế nào thì bố mẹ vẫn yêu thương con.
- Chính tình yêu thương vô điều kiện ấy sẽ kết nối mọi sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái và con bạn sẽ cảm nhận được tình cảm mà bạn dành cho con để cư xử đúng với kỳ vọng của cha mẹ.