Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 14: Giáo dục bé khi nói tục

pdf 7 trang huongle 5050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 14: Giáo dục bé khi nói tục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_nghiem_nuoi_con_bai_14_giao_duc_be_khi_noi_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 14: Giáo dục bé khi nói tục

  1. Giáo dục bé khi nói tục
  2. Các bé thường buột miệng buông ra lời nói tục một cách ngẫu nhiên và hoàn toàn rất ngây thơ. Có thể đó là sự bắt chước những người xung quanh, còn bé chẳng biết nghĩa của từ đó. Bé đã học những từ ngữ đó từ bạn bè, tivi, phim ảnh hay từ những người lớn xung quanh. Đây lại là “nguồn” cung cấp vô cùng phong phú những ngôn từ không có trong sách vở. Tuy nhiên, không chỉ ngày một ngày hai là bố mẹ có thể loại bỏ những ngôn từ đó ra khỏi đầu bé. Khi con nói tục, bố mẹ không nên nghe thấy mà bỏ qua, hay bật cười vui vẻ vì nghĩ rằng con còn nhỏ, chưa biết gì. Điều đó khiến bé dễ nhiểu nhầm là bố mẹ đồng tình và cho phép con nói bậy. Bé sẽ tiếp tục nói bậy với tần số nhiều hơn. Bố mẹ và những người xung quanh phải làm gương cho bé, không nói tục, chửi bậy, không đệm thêm từ vào các câu nói trong sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ nên ăn nói chừng mực, câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, không cộc cằn, bỗ bã.
  3. Đừng la mắng, đánh đập khi con nói bậy. Hình phạt lớn nhất là tỏ thái độ nghiêm khắc, không cho phép nó được tự do thực hiện những điều mình thích. Khi bắt gặp con văng tục, chửi bậy, nói từ đệm, hãy giải thích cho con nghe. Với những bé ở độ tuổi mẫu giáo, có thể giải thích đơn giản: “Đó là những lời xấu xa, thiếu văn minh, thiếu lịch sự. Trẻ con mà nói như thế là không ngoan”. Khi bé nói tục chửi bậy, bố mẹ nên giải thích cho bé hiểu đó và uốn nắn dần dần Với những bé lớn hơn một chút, bố mẹ phải giải thích nhẹ nhàng và cương quyết hơn: “Bố mẹ không muốn con nói như thế. Con thử nói lại lịch sự hơn xem nào?”. Hay “Con vừa nói gì bố mẹ nghe không rõ” và yêu cầu bé nói lại mà không cần những ngôn từ kia. Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, ở độ tuổi này, các bé đã nhận biết phần nào về giới tính. Các bé nam thường chửi thề, nói thêm từ đệm vào trong câu để thể hiện sự nam tính, đàn ông hay thậm chí là “đẳng cấp” của mình. Bố mẹ cần giải thích với bé, việc nói tục chửi bậy không khiến các bạn nể trọng con hơn, mà chỉ làm hạ giá trị của con trước mặt bạn. Bố mẹ cũng nên thường xuyên để ý đến cách nói, ngôn ngữ của con uốn nắn kịp thời. Làm gì khi con nói bậy? 31-03-2014
  4. Do còn nhỏ và thiếu kinh nghiệm, trẻ không biết kiểm soát sự giận dữ, cha mẹ cần dạy con cư xử thế nào là phù hợp và thế nào là sai trái. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau khi phát hiện con bắt đầu chửi bậy: 1. Không phản ứng thái quá Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn. Hãy bình tĩnh và đừng phản ứng thái quá, tránh khiến bé lầm tưởng rằng cứ chửi bậy sẽ được bố mẹ chú ý ngay lập tức, gây tác dụng ngược đối với việc giáo dục bé. 2. Tìm hiểu nguyên do Thời gian gần đây con bạn hay giận dữ và cáu kỉnh? Hẳn phải có lý do đằng sau cách cư xử của bé. Hãy tìm hiểu vấn đề bé gặp phải. Trẻ thường dùng các câu chửi bậy khi chúng cảm giác bị phớt lờ hay coi thường ở nhà.
  5. 3. Không nuông chiều Trước tiên bạn không được chiều trẻ. Nếu bạn nghe con chửi bậy, hãy sửa lại ngay cho bé. Bạn không nên quá gay gắt, nhưng cũng đừng cười với con vì có thể con sẽ nhận định đó là dấu hiệu cho thấy đó là việc đáng yêu và rằng bé có thể dùng mọi từ ngữ kiểu này để khiến mẹ cười. 4. Khích lệ tích cực
  6. Tặng con chút phần thưởng mỗi lần con tự kiềm chế và không chửi bậy sẽ vô cùng hữu ích. Con sẵn sàng làm mọi điều để được bố mẹ tán dương. Khi nhận được sự khích lệ, bé sẽ nỗ lực không chửi bậy nữa. 5. Dùng biện pháp cứng rắn Một biện pháp hữu hiệu khác để trị trẻ cứng đầu học chửi bậy là trừng phạt. Mỗi lần con chửi bậy, bạn hãy cương quyết lấy đi một món đồ bé thích. Ban đầu con bạn có thể vô cùng tức giận, nhưng dần dần bé sẽ hiểu ra vấn đề. 6. Làm gương Một cách hay để ngăn con bạn nói tục là làm gương cho bé. Cho con bạn thấy cha mẹ được mọi người tôn trọng là do có nhân cách tốt, dùng lời nói nhã nhặn và cư xử đúng mực. Nếu muốn được mọi người tôn trọng như vậy, bé cũng phải noi theo bố mẹ. 7. Kỷ luật Trẻ học nói bậy rất nhanh. Bạn hãy nói rõ với trẻ rằng không được phép sử dụng ngôn ngữ đó. Hãy dùng các biện pháp kỷ luật như cắt thời gian xem TV hay giảm thời gian chơi nếu cần thiết. Có thể bạn sẽ nhận lại sự cau có hay cái nhìn khó chịu, nhưng hãy nhớ đây là điều phải làm. 8. Dạy con Hãy ngồi nói chuyện dịu dàng với trẻ, giúp trẻ hiểu rằng chửi bậy sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhấn mạnh những tác động tiêu cực của hành động
  7. sai trái. Với trẻ nhỏ, bạn cần dạy dỗ và yêu thương. Với trẻ lớn, bạn cần quan tâm hơn, đồng thời phải nghiêm khắc hơn.