Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 15: Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng 6 cách đơn giản

pdf 10 trang huongle 7430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 15: Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng 6 cách đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_nghiem_nuoi_con_bai_15_giup_be_phat_trien_ng.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 15: Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng 6 cách đơn giản

  1. Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng 6 cách đơn giản
  2. Từ 2 – 3 tuổi, trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ và rất tò mò về thế giới xung quanh. Đây là thời điểm “nhạy cảm” với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Nếu có phương pháp thích hợp, cha mẹ có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ phát triển ngôn ngữ từ giai đoạn này. Từ 2 - 3 tuổi, trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ và rất tò mò về thế giới xung quanh. Một vài gợi ý nhỏ dưới đây, bạn nên tham khảo để giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả. 1. Đọc cho trẻ nghe: Thông qua việc đọc, trẻ sẽ học được rất nhiều ngữ pháp và ngôn ngữ mới. Đặc biệt, những cuốn sách dành cho thiếu nhi, luôn có những hình ảnh sinh động đi kèm ngôn từ, vì thế trẻ sẽ dễ dàng bị “mê hoặc” trong thế giới của ngôn ngữ. Hơn thế nữa, thời gian nghe mẹ đọc sách có thể đem lại bước
  3. ngoặt hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ. Đọc to giúp trẻ “hấp thụ” được vốn tự vựng sâu sắc và khả năng bật ra tiếng nói nhanh hơn. 2. Miêu tả và gọi tên đồ vật: Miêu tả và gọi tên đồ vật là biện pháp tuyệt vời giúp bạn củng cố ngôn từ cho bé. Tập cho trẻ thói quen mô tả hình ảnh xung quanh sẽ giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn. Trước tiên, cha mẹ sẽ làm mẫu miêu tả một đồ vật nào đó trong nhà, rồi khuyến khích trẻ làm theo. Có thể đầu tiên, bé sẽ hơi ngô nghê nhưng dần dà bé sẽ linh hoạt hơn, và bạn sẽ phải “tròn mắt” về vốn từ vựng phát triển vượt bậc theo thời gian của bé. 3. Giao tiếp với bạn bè: “Học thầy không tày học bạn”, những đứa trẻ chính người thầy tốt nhất của nhau. Khi chơi với bạn, bé sẽ sớm học được cách để truyền tải những suy nghĩ hay cảm nhận của mình thành lời nói. 4. Trò chơi đóng vai: Trò chơi “đóng vai” sẽ giúp bé phát triển trí tưởng tượng và nâng cao khả năng nhận thức, giao tiếp một cách nhanh chóng. 5. Hàng ngày, bạn nên giới thiệu cho trẻ một số từ mới nhất định:
  4. Đó có thể là tên của một loại hoa, tên một loài động vật, tên một quyển sách hay một món ăn. Khi nói với trẻ, hãy tỏ ra là bạn đang rất chăm chú và cho bé biết là bé quan trọng với bạn. 6. khuyến khích để trẻ tư duy, tự khám phá trước: Thay vì giải thích ngay những thắc mắc của trẻ, bạn nên khuyến khích để trẻ tư duy, tự khám phá trước. Lưu ý: Nếu bé nhà bạn không nhìn bạn khi bạn gọi tên hay không có phản ứng gì khi nghe giọng bạn, bạn nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn thêm, vì rất có thể bé gặp vấn đề về ngôn từ. Giúp trẻ phát triển sớm kỹ năng ngôn ngữ 22-08-2011 Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển bùng nổ ở khoảng 12 đến 30 tháng tuổi. Với những lời khuyên sau đây, bạn có thể giúp đỡ trẻ làm chủ ngôn ngữ, làm tiền đề cho sự phát triển năng lực cá nhân về sau. Hàng ngày: Hãy cố gắng nói chậm, sử dụng các từ thích hợp, chuẩn (không dùng từ lóng, trừu tượng) và đa dạng hóa vốn từ vựng của bạn. Ví dụ, khi mặc quần áo, hãy miêu tả trang phục của trẻ như giầy, màu quần áo Như vậy, trẻ sẽ có mối liên hệ nhanh hơn giữa từ ngữ và đồ vật. Vần điệu và bài hát: Bạn nên dành thời gian để hát với trẻ. Trẻ sẽ bắt chước bạn ngay cả khi không hiểu hết các từ. Khi đã quen với vần điệu, hãy để trẻ
  5. hát tiếp những từ bị bỏ dở để kết thúc câu hát. Dần dần, cho trẻ nhắc lại câu một cách đầy đủ. Trẻ sẽ sớm hát được một mình. Lợi ích của sách: Những hình ảnh và sách truyện là các công cụ tốt để đánh thức khả năng ngôn ngữ của trẻ. Hãy đọc cho trẻ nghe, đồng thời chỉ cho trẻ tất cả các đồ vật trong hình. Yêu cầu trẻ kể phần kết của câu chuyện và giải thích cho trẻ những từ khó. Đây là một quá trình tương tác giữa bạn và trẻ. Và nhất là, hãy cố gắng để đây là khoảng thời gian chia sẻ niềm vui cùng nhau, không phải làm việc. Những hình ảnh và sách truyện là các công cụ tốt để đánh thức khả năng ngôn ngữ của trẻ. Từ ngữ của trẻ: Ai khi mới bắt đầu học nói cũng có những lỗi nhỏ và có những từ ngữ sáng tác thêm. Đừng chế giễu trẻ, cũng đừng lặp lại một cách hệ thống. Đó là phương pháp tốt nhất để trẻ quên đi những lỗi nhỏ về từ
  6. vựng. Bạn cần cố gắng ra vẻ không có gì và lặp lại từ bị nói sai bằng cách cải chính. Nếu trẻ nói “con phó”, hãy chữa lại “ừ, bố (mẹ) vừa nhìn thấy con chó, nó rất đẹp phải không con?”. Dần dần, trẻ sẽ phát âm chính xác. Nếu trẻ chưa làm được điều đó cũng đừng ép. Chắc chắn, đó là do bộ máy cấu âm của trẻ chưa được hoàn thiện để phát âm đúng. Nói với trẻ như với một người lớn: Khi 2 tuổi, trẻ sẽ dần kết hợp được động từ và từ. Nếu trẻ nói “muốn chơi búp bê”, bạn nên nhắc lại với trẻ cả câu bằng cách đặt câu hỏi “Con muốn chơi với búp bê của con có phải không?”. Sau đó, đặt ra câu hỏi cho trẻ như “Con muốn chơi với gì nhỉ?”. Để cho trẻ nói: Vào bữa ăn, hãy để cho trẻ nói. Bạn cần lôi kéo trẻ tham gia vào những cuộc trò chuyện của người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy mình lớn hơn và sẽ tận dụng điều đó để kể cho bạn nghe chuyện của mình. Hãy vờ như không có gì khi trẻ mắc những lỗi nhỏ và điều đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn về bản thân. Đừng chủ quan khi trẻ chậm nói: Khoảng 3 tuổi, nếu con bạn chưa nói được những câu nhỏ gồm hai từ, bạn sẽ đặt ra các câu hỏi tại sao. Khi ấy, bạn nên tham khảo bác sĩ để phát hiện bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra với tai hoặc bộ phận khác. Sự cẩn thận không bao giờ là quá thừa. Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ ngay khi còn bé 18-06-2013 Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con. Khi tiếp xúc, cố gắng dùng ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ không lời, khi bé muốn yêu cầu điều gì,
  7. người lớn cần dùng lời nói để diễn tả trước khi đưa đồ vật, qua đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM khuyên, ngay từ khi trẻ chào đời, cha mẹ nên chú ý dạy con cách giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua cử chỉ, lời nói. Thông thường khi được 12 tuần tuổi trẻ đã biết cười khi người khác nói chuyên với mình và phát âm thanh “ê a”, 16 tuần bé biết quay đầu về phía giọng nói phát ra Nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn trên, nên đưa bé đi khám, bởi những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý thường bị những rối nhiễu về ngôn ngữ. Để phụ huynh có thể đối chiếu, bà Minh nên khái quát các đặc điểm phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi như sau: Sự phát triển nhận thức:
  8. - Từ 3 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng nhìn mọi người và mọi vật chăm chú hơn. Bé bắt đầu biết tìm hiểu về cơ thể mình như chăm chú nhìn các ngón tay, bàn tay, theo dõi cử động của tay, dang cả hai tay và đặt tay này lên tay kia. - Từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ thường cảm nhận mọi vật xung quanh bằng mắt. Các em tìm hiểu thế giới bằng cách sờ mó vào vật mà chúng nhìn thấy. Bé có thể dõi theo những vật chuyển động. Vừa dõi theo vật mình thích, trẻ vừa đập chân đập tay, vừa phát ra những âm thanh sung sướng. Bé còn có khả năng bắt chước các biểu hiện nét mặt khác nhau của người lớn. Đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển và gìn giữ mối liên hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ. Nhằm phát triển khả năng nhận thức cho bé, cha mẹ và người chăm sóc nên thường xuyên đưa trẻ đi dạo chơi để bé có thể quan sát cảnh vật xung quanh. Như thế sẽ giúp trẻ làm quen và thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng mới mẻ về thế giới bên ngoài. Đặc điểm phát triển trí nhớ: Từ 4 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt giữa vật cũ và vật mới. Bé có xu hướng thích nhìn các đồ vật mới hơn, điều đó chứng tỏ rằng trẻ nhớ rõ các đồ vật mà chúng được nhìn thấy trước đó. Để bắt chước người lớn, trẻ cần phải ghi nhớ các âm thanh và hành động của người lớn. Để nhận ra mẹ thì trẻ phải nhớ khuôn mặt mẹ, giọng nói của mẹ. Để tìm được đồ chơi bị giấu trước mắt, trẻ phải nhớ lại nơi mà món đồ đó được giấu.
  9. Nắm bắt được đặc điểm này, cha mẹ cần nên tổ chức nhiều hoạt động, nhiều trò chơi lặp đi lặp lại để rèn luyện trí nhớ cho con. Khi chơi, nên sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nhằm giúp bé phát triển trí nhớ và khả năng sử dụng ngôn ngữ. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã có cách biểu hiện những đòi hỏi, mong muốn trước cha mẹ. Ví dụ: Bé khóc khi muốn ăn, ọ ẹ khi tã lót bị ướt. Đến thời điểm gần một năm tuổi, hầu hết trẻ đã biết phát âm từ đầu tiên. Trẻ đã học được các cách thức giao tiếp cơ bản với người lớn. Trình độ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động giao tiếp của người lớn với trẻ. - 12 tuần tuổi: Cười khi người khác nói chuyên với mình, phát ra âm thanh “ê a”. - 16 tuần: Quay đầu về phía giọng nói phát ra. - 6 tháng tuổi: Từ âm thanh “ê a” chuyển sang nói bập bẹ. - 8 tháng tuổi: Phát âm lặp đi lặp lại các âm tiết như “ma ma”, “ba ba” Để giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn từ, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Khi tiếp xúc, luôn dùng lời nói, cả ngôn ngữ không lời, khi trẻ yêu cầu một điều gì, cần dùng ngôn ngữ diễn ra trước khi đưa đồ vật. Như thế sẽ giúp bé phát triển tối ưu khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: Nếu trẻ chỉ cốc nước, người lớn không nên đưa ngay mà nên vừa chỉ
  10. cốc nước vừa nói “Con muốn cốc nước phải không?” hay “Mẹ sẽ lấy cốc nước cho con nhé?”. Mặt khác nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn trên, nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi. Trên thực tế, những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý thường có những rối nhiễu về ngôn ngữ.