Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 7: 7 thói quen bạn nên giúp con từ bỏ
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 7: 7 thói quen bạn nên giúp con từ bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_7_thoi_quen_ban_nen_giup_con_tu_bo.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kinh nghiệm nuôi con - Bài 7: 7 thói quen bạn nên giúp con từ bỏ
- 7 thói quen bạn nên giúp con từ bỏ
- Dưới đây là những thói quen có thể gây hại cho các bé, các bậc cha mẹ nên biết để giúp con tìm cách từ bỏ. Nhưng đừng vội ép buộc con, hãy tạm để những món bé không thích sang một bên, biết đâu bé lại đổi ý của mình. 1. Hấp thụ lượng đường cao Dù con bạn có hấp thụ nhiều lượng đường hay không, bạn cũng nên chú ý vì đây là một trong những thói quen xấu đứng đầu các con nên từ bỏ. Nhiều đồ ăn vặt hay thức uống dành cho trẻ em chứa rất nhiều đường, đường không chỉ là nguyên nhân hàng đâu gây ra bệnh béo phì mà nó còn là “chất gây nghiện” rất khó từ bỏ. Bạn hãy chọn cho con những đồ ăn vặt ít đường, thay vào đó hãy thử những thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn như hoa quả hoặc sữa chua. 2. Thời gian xem tivi
- Liệu bạn có giới hạn thời gian xem tivi của bé nhà mình? Vậy thời gian cho các thiết bị điện tử khác như máy tính, Ipad và điện thoại thì sao? Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tiếp xúc quá lâu với những màn hình điện tử như vậy có thể ảnh hưởng đên sự phát triển của trẻ, bao gồm kỹ năng tổ chức, mức độ tập trung, hay kỹ năng chơi thể thao, thế nhưng lại có quá ít cảnh báo về hậu quả của hoạt động không tốt này. Bạn hãy hạn chế giờ con ngồi trước màn hình và cố gắng không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ. 3. Dành ít thời gian hoạt động ngoài trời Lần cuối cùng con bạn ra ngoài chơi là khi nào? Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ đã cho thấy phân nửa trẻ em hiện nay không dành thời gian của mình để vui chơi ngoài trời mỗi ngày. Điều này gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển các cơ vận động, sức khỏe tinh thần, cũng như lượng Vitamin D và thị lực của trẻ. Mẹ nên cho con ra ngoài chơi 60 phút mỗi ngày, kèm theo đó là các hoạt động thể chất như đi bộ, xe đạp, hoặc chơi các trò vận động và khám phá thú vị khác. 4. Ngủ dậy muộn Nếu con bạn thức dậy buổi sáng với một tinh thần uể oải và vẫn còn buồn ngủ thì việc chúng bỏ bữa sáng là rất bình thường. Nhưng bỏ bữa sáng như vậy lại có những tác động tiêu cực đến sức khỏe các bé. Viện Dinh dưỡng đã chỉ ra trẻ nào ăn bữa sáng với tinh thần tỉnh tháo, sảng khoái hấp thụ tốt chất dinh dưỡng của thức ăn và sức khỏe cũng sẽ tốt hơn với những trẻ bỏ bữa.
- Thậm chí, một hậu quả nữa cho những bé không ăn sáng đó là thường có xu hướng thừa cân, béo phì. 5. Vấn đề xương Trẻ em xây dựng khung xương hoàn thiện của mình trước khi chúng 17 tuổi, vì thế lượng canxi được hấp thụ lúc nhỏ là rất quan trọng. Nếu quá ít canxi, con của bạn sẽ có nguy cơ yếu xương, dễ gãy xương, thậm chí là mắc bệnh loãng xương. Vì thế, các mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con mình hơn, đặc biệt với con số mà một nghiên cứu đưa ra gần đây khi trong 10 bé gái chỉ 1 trẻ gái hấp thụ đủ canxi qua các bữa ăn, còn với bé trai, con số này là 1 trên 4 trẻ. Vì vậy các mẹ nên cho con mình uống sữa, ăn những sản phẩm bơ sữa ít chất béo và các loại rau xanh nữa. 6. Tẩy chay thức ăn Con bạn thích cà rốt nhưng mấy hôm nay con không thèm đụng đến? Đây có thể là hành vi đặc trưng của những trẻ chập chững biết đi và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng đừng vội ép buộc con, hãy tạm để những món bé không thích sang một bên, biết đâu bé lại đổi ý của mình. Hoặc bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể giới thiệu cho con món ăn ấy được sáng tạo theo một cách mới mẻ để con có cơ hội thực sự trải nghiệm đồ ăn và thấy thích thú ăn chúng. 7. Thói quen khác lạ Có thể con bạn khó tính đến mức chỉ thích ăn một loại thực phẩm nhất định, nếu cho bé ăn những món khác bé sẽ giãy nẩy hoặc chối đây đẩy không
- muốn ăn. Nhưng thật may mắn, thói quen ăn uống lạ lùng ấy ở trẻ sẽ dễ dàng được khắc phục. Nếu vấn đề không quá nghiêm trọng, ví dụ như con bạn chỉ thích chọn đồ ăn theo màu sắc hoặc hình thức thể nào đó, bạn hãy tôn trọng quyết định của con. Bạn có thể đưa đồ ăn ra, rồi dọn dẹp bàn ăn sau 15 phút, dù cho bé không đụng một thìa nào món ăn ấy đi chăng nữa, vì sau đó cơn đói của bé sẽ nhanh chóng khiến bé phải ăn món tiếp theo. Giúp con thoát khỏi thói quen sống bừa bãi, cẩu thả Một thói quen xấu của rất nhiều trẻ là thói quen bừa bãi, cẩu thả. Thói quen xấu đó càng có cơ hội phát triển khi trẻ quen sống ở một môi trường bừa bộn, dễ dãi, hoặc do trẻ quá được nuông chiều, bố mẹ các trẻ không giáo dục cho con cái tính tự lập, tính nguyên tắc từ nhỏ Trẻ có tính cẩu thả dễ gây hại cho mình và cho người khác.
- Căn “bệnh” này mà “di căn” thì không chỉ gây hại cho con mà còn hại cho người khác. Vậy nên, cha mẹ phải ra “luật” với con ngay từ nhỏ. Sau đây là một vài cách để bạn có thể “trị bệnh” cẩu thả cho con: - Tạo góc học tập sinh động: Đây là việc quan trọng, tạo hứng khởi cho trẻ, kích thích tính ham học của trẻ, cũng là điều kiện để trẻ biết tự quản lý, sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập và đồ lưu niệm của trẻ. - Cung cấp cho trẻ tủ quần áo và quy định chỗ cất giữ đồ chơi của trẻ, bố mẹ có thể dùng thùng các-tông trang trí giấy màu thật bắt mắt để trẻ đựng đồ chơi. - Giúp trẻ lập thời gian biểu: Thời gian biểu này áp dụng cho việc học cũng như tất cả việc vui chơi của trẻ trong một ngày. Hãy yêu cầu trẻ cam kết thực hiện đúng, đủ những đầu việc trong ngày, đã ghi chép ở thời gian biểu. - Chuẩn bị đồ cho ngày hôm sau: Trước khi đi ngủ, hãy cùng trẻ soạn đủ sách vở cho ngày hôm sau, sắp sẵn quần áo theo lựa chọn của trẻ. - Quy định lịch dọ dẹp định kì: Ví dụ bạn có thể quy định với trẻ mỗi thứ 7 dọn phòng bé, chủ nhật tổng vệ sinh nhà cửa. Nếu có kế hoạch đi chơi những ngày cuối tuần, cần thỏa thuận thực hiện lịch dọn dẹp định kì trước hoặc sau thời điểm đi du lịch. - Nhắc nhở trẻ bằng lời lẽ nhẹ nhàng, hoặc để lại giấy nhắn khi bạn không có mặt, để trẻ luôn ý thức việc dọn dẹp là một nghĩa vụ, trách nhiệm trẻ cần thực hiện.
- - Sắp xếp lịch gia đình khoa học: Nếu lịch sinh hoạt gia đình của bạn không theo nguyên tắc, thì không thể hy vọng con bạn tôn trọng nguyên tắc bạn đặt ra cho riêng trẻ. Cần thống nhất lịch sinh hoạt gia đình như ăn, ngủ, xem ti vi, và những hoạt động riêng của trẻ đúng giờ, khoa học, có sự đồng thuận của cả gia đình. - Kỷ luật và khen thưởng: Đây là điều cần thực hiện khi các bố mẹ áp dụng bất cứ phương pháp giáo dục nào dành cho trẻ. Khen thưởng khi trẻ tiến bộ, nghiêm khắc và có kỷ luật phù hợp khi trẻ chống đối, không cố gắng, giúp trẻ hiểu rõ trách nhiệm và biết quản lý hành vi của mình.