Giáo trình Kỹ năng dạy trẻ - Bài 14: Sự liên quan giữa não bộ và ngôn ngữ của trẻ

pdf 9 trang huongle 5780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kỹ năng dạy trẻ - Bài 14: Sự liên quan giữa não bộ và ngôn ngữ của trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_day_tre_bai_14_su_lien_quan_giua_nao_bo_v.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ năng dạy trẻ - Bài 14: Sự liên quan giữa não bộ và ngôn ngữ của trẻ

  1. Sự liên quan giữa não bộ và ngôn ngữ của trẻ
  2. Việc đưa trẻ đi mầm non không chỉ đơn giản để cho bé có môi trường vui chơi cùng bạn bè, mà còn có những khía cạnh khác mà phụ huynh cần quan tâm hơn. Có không ít phụ huynh nghĩ rằng lý do nên đưa trẻ đi mầm non vì không có thời gian chăm sóc và theo dõi con cái. Tuy nhiên, việc đưa trẻ đi mầm non không chỉ đơn giản là để cho bé có một môi trường vui chơi cùng bạn bè, hoặc được các cô cho ăn theo đúng lịch trình dinh dưỡng, mà việc đi mầm non còn có những khía cạnh khác mà phụ huynh cần quan tâm hơn. Một trong số đó chính là sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở lên. Đây chính là thời điểm mà các bé nên đi mầm non để có môi trường cọ sát với ngôn ngữ một cách thực tế và linh hoạt, là lúc mà ba mẹ nên bắt đầu có sự quan sát kỹ càng cũng như dành thời gian quan tâm chia sẻ cùng trẻ, giúp trí não trẻ được phát triển tối ưu nhất. Não bộ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Não của trẻ em được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập và đặc biệt là học tập ngôn ngữ. Những khả năng được lập trình sẵn này tương tác với môi trường mà trẻ học được từ nền văn hoá và hệ thống ngôn ngữ mà trẻ sống ở trong môi trường đó. Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: Trước
  3. 12 tháng tuổi – giai đoạn tiền ngôn ngữ và Sau 12 tháng tuổi – giai đoạn ngôn ngữ. Chính ngôn ngữ đã góp phần quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và định hình nhân cách, kích thích trẻ tích cực trong các hoạt động sáng tạo Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu sắc. Thông qua ngôn ngữ, trẻ cũng biết những gì nên, không nên, từ đó sẽ dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức. Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn, não sẽ trở thành một bộ xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn. Giai đoạn trẻ từ 18 tháng tuổi chính là giai đoạn cần tập trung nhiều nhất để trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai.
  4. Một trong những khám phá quan trọng nhất về sự phát triển não bộ của trẻ cho thấy rằng bộ não trải qua những giai đoạn then chốt trong việc học hỏi. Nếu bạn ngăn bộ não không cho nó tiếp xúc thông tin trong khoảng thời gian trọng yếu này, thì bộ não có thể sẽ không bao giờ có được cơ hội phát triển tối ưu như ở giai đoạn này so với các giai đoạn khác. Mặt khác, một số trải nghiệm sớm có thể giúp tăng cường sự phát triển của bộ não còn đang hoàn thiện, và có khả năng làm thay đổi hành vi trong suốt đời người. Vậy còn vấn đề phát triển song ngữ cho trẻ? Giai đoạn trẻ từ 18 tháng tuổi chính là giai đoạn cần tập trung nhiều nhất để trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai. Đối với các gia đình có dự định hướng cho bé học trong môi trường quốc tế thì đây chính là giai đoạn mà phụ huynh nên bắt đầu lên kế hoạch để bé được học song ngữ ở độ tuổi này. Nghiên cứu gần đây cho biết trẻ em không chỉ có thể phân biệt được hai ngôn ngữ ở bất kì độ tuổi nào, mà những thuận lợi về khả năng tri nhận (nhận thức, tư duy, suy nghĩ), bắt nguồn từ việc tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai, bắt đầu từ sớm khi chúng còn là trẻ sơ sinh.
  5. Tiến sĩ Mike Assel (Phó Giáo sư University of Texas Health Science Center ở Houston) cho biết, nếu một đứa bé dưới 2 tuổi thường sử dụng câu ngắn, không có chủ ngữ thì những trẻ mẫu giáo bắt đầu nói được những câu hoàn chỉnh và diễn đạt cảm xúc của mình tốt hơn hẳn. Chúng trả lời câu hỏi chính xác hơn, dùng những từ mới và nói những điều thực sự vui nhộn. Và thay vì lặp lại những câu nói nghe được, chúng còn bắt đầu diễn giải thêm cách hiểu của mình về thế giới. Đặc biệt, các bé sẽ trải qua thời kì phát triển kĩ năng nói trong độ tuổi từ 2 đến 5, vốn từ của trẻ sẽ tăng lên (tới mức không thể đếm được) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu, phát âm rõ ràng hơn. Đồng thời, những kĩ năng về ngôn ngữ, vận động và xã hội của các em bộc lộ một cách vượt trội ở lứa tuổi này, đem đến những cột mốc phát triển đặc biệt lí thú và rất đáng yêu.
  6. Việc phát hiện ra trẻ em tiếp xúc với hai ngôn ngữ trước tuổi lên 10 sẽ đạt tới những cột mốc ngôn ngữ then chốt. Trong một nghiên cứu công bố năm 2010, nhà tâm lí học Esther Adi-Japha (Trường Bar-Ilan Universit, Israel) đã phát hiện rằng những đứa trẻ song ngữ từ 4 đến 5 tuổi cho thấy tính sáng tạo nhiều hơn những đứa trẻ đơn ngữ khi được yêu cầu vẽ một căn nhà hay một bông hoa tưởng tượng. Trong khi đó, dữ liệu từ cuộc nghiên cứu 2008 từ phòng thí nghiệm của Laura-Ann Petitto (Nhà thần kinh học, Gallaudet University ở Washington) phát hiện ra trẻ em tiếp xúc với hai ngôn ngữ trước tuổi lên 10 sẽ đạt tới những cột mốc ngôn ngữ then chốt, như việc nói ra những ngôn từ đầu tiên và học cách đọc sách. Bà cho biết “Những đứa trẻ này hiểu được chúng có hai ngôn ngữ khác biệt nhau ngay từ ban đầu và chúng không bị lúng túng gì cả”.
  7. Đơn cử là trong một trường hợp điển hình từ những gia đình nói tiếng Anh, với những đứa trẻ trong gia đình này khi được học tại những trường nửa Tây Ban Nha, nửa Anh thì sẽ làm những bài kiểm tra đọc tốt hơn các bé chỉ học duy nhất chương trình tiếng Anh. (Nguồn: Scientific American Mind) Những dẫn chứng trên có thể cho ta thấy rằng, về cơ bản, não bộ của trẻ trong độ tuổi đi mầm non không hề có phản ứng mạnh mẽ nào đối với việc học song ngữ; mà ngược lại, chính môi trường học song ngữ hoặc điều kiện được tiếp xúc với ngoại ngữ thứ hai ngay từ bé sẽ giúp cho con bạn có được một nền tảng vững chắc. Riêng đối với tiếng Anh, nếu có lợi thế từ nhỏ thì trẻ không chỉ đọc hiểu một cuốn sách hay, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức từ kho tàng tri thức trên thế giới mà còn có thể kết nối cùng bạn bè quốc tế và tự tạo cơ hội cho chính mình trên con đường học vấn và sự nghiệp trong tương lai.
  8. Tại trường Mầm non Canada Maple Bear, các phương pháp học tiếng Anh sinh động như: học theo chủ đề, giảng dạy tích hợp. Thế nhưng, trên thực tế thì để kích thích sự phát triển tư duy ngôn ngữ, trẻ cần có được cơ hội sinh hoạt và học tập trong một môi trường mà đòi hỏi sự giao tiếp ngôn ngữ liên tục không ngừng. Và một ngôi trường mầm non quốc tế với bạn bè từ những quốc tịch khác nhau, đội ngũ giáo viên bản ngữ nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm trong công việc và tâm lý với con trẻ sẽ là một môi trường thực sự phù hợp cho bé. Tại trường Mầm non Canada Maple Bear, các phương pháp học tiếng Anh sinh động như: học theo chủ đề, giảng dạy tích hợp, trung tâm học tập và học tiếng Anh "hòa trộn" dành cho các bé từ 18 tháng đến 6 tuổi sẽ giúp các bé phát huy tối đa tiềm năng Anh ngữ của mình.
  9. Phương châm “Trẻ em là trung tâm, an toàn và yêu thương” của Maple Bear sẽ khiến phụ huynh an tâm và hài lòng hơn khi gởi gắm con trẻ học tập tại đây. Với Maple Bear, học không chỉ là tiếp thu mà còn là quá trình khám phá, thúc đẩy sáng tạo, không ngừng đặt câu hỏi, vận dụng kiến thức để thực hành và vui chơi tập thể, rèn luyện sức khỏe. Đây là những yếu tố giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.