Giáo trình Kỹ năng dạy trẻ - Bài 2: 10 cách giúp trẻ dễ học toán

pdf 6 trang huongle 6910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kỹ năng dạy trẻ - Bài 2: 10 cách giúp trẻ dễ học toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_day_tre_bai_2_10_cach_giup_tre_de_hoc_toa.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ năng dạy trẻ - Bài 2: 10 cách giúp trẻ dễ học toán

  1. 10 cách giúp trẻ dễ học toán
  2. (argos) Bạn có thể giúp con tự tin với những con số, làm toán qua trò chơi. Ở độ tuổi chưa đi học, đừng bắt con tiếp xúc với bài tập hay bất kỳ thứ gì làm cho môn toán trở nên tẻ nhạt. Những em nào chơi trò chơi có liên quan đến hình học và số học thường sẽ phát triển khả năng toán học mang tính trực giác. Tất nhiên không phải tất cả các em đều trở thành thiên tài toán học, nhưng sẽ không vô ích khi tiếp xúc với toán sớm. Có nhiều cách đố vui toán bằng chữ. 1. Hát. Những em biết đếm trước khi đi học thường có lợi thế hơn, và hát là cách dạy đếm dễ dàng. Có thể hát đếm số khi ru con ngủ; hát trên xe, khi lên cầu thang, trong tiệm tạp hoá, và kể cả khi đang làm việc vặt. Những bài hát
  3. đếm lùi số là kỹ năng quan trọng khi làm toán trừ. Khi hát, bạn nên thêm vào một số từ quen thuộc về những con vật được ưa thích như : "Một chú voi con, hai chú voi con, ba chú voi con" và đếm dần lên "mười chú voi con". Sau đó hát ngược lại các con số: "Mười con mèo, chín con mèo ". Tùy theo độ tuổi mà bạn thêm bớt các con số và các từ đi kèm. 2. Thơ vần. "Một, hai, ba con gà" ; "Ba, bốn, năm cây tăm". Thơ vần và nhạc giúp các em dễ hình dung để nhớ các con số. Tìm đọc các loại sách dùng để đếm dành cho lứa tuổi của các em, hoặc bịa ra những bài hát vui cùng hát với các em. 3. Mọi thứ đều có thể đếm được. Trẻ em có thể đọc thuộc các con số nhưng lại không hiểu số 5 là gì chẳng hạn. Số 5 thực ra tượng trưng cho 5 cái gì đó. Để giúp các em đối chiếu tương ứng giữa con số và số lượng, hãy tập cho các em quan sát và cảm nhận được các vật thể có thực khi đếm. Khi lau ghế, lấy quần áo ra khỏi máy giặt, hoặc nhặt vỏ sò ở bãi biển, bạn hãy đếm cùng với các em. 4. Sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đếm. Trẻ em ở độ tuổi này thường hay mân mê khắp mình mẩy, và rất thích các đồ chơi toán học mà đi đâu chúng cũng mang theo. Hãy đếm mắt của trẻ rồi cộng lại: Một mắt cộng một mắt bằng hai mắt. Có bao nhiêu tay, chân? Thử cộng 2 với 2 bằng cách giơ 2 ngón tay ở mỗi bàn tay rồi cộng lại. Còn 5 ngón chân cộng với 5 ngón chân thì sao (để tránh lẫn lộn, nên dùng hai vật cùng tên). Nếu trẻ thực sự thích thú thì hãy tiếp tục, còn không thì đừng ép. 5. Nhớ số. Khuyến khích các em chú ý đến những con số được viết ở các địa
  4. chỉ ngoài đường, số xe Để cho các em tự đánh dấu ngày sinh của mình trên lịch. Điều này không những tạo thêm kinh nghiệm đọc số cho các em, mà còn nhấn mạnh cho các em biết rằng con số là những cái rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày. 6. Tác dụng của hình khối. Toán học không chỉ nói đến các con số mà còn nói đến diện tích, kích thước, chiều không gian, hình thể, và so sánh. Đó là lý do tại sao các hình khối truyền thống lại là những đồ chơi toán học không thể thay thế được. 7. Phân loại. Toán học đòi hỏi khả năng phân biệt những thuộc tính giống và khác nhau và sắp chúng thành từng loại. Để thiết lập các kỹ năng này, hãy khuyến khích trẻ sắp xếp đồ vật thành từng nhóm theo những thuộc tính riêng của nó như: bút chì màu theo từng màu, đồ chơi riêng rẽ với dụng cụ học tập, quần áo theo từng màu và từng loại 8. Đo lường. Chỉ cho trẻ biết cách sử dụng thước. Đo xem cái bàn, con chó, cái giường cao bao nhiêu, dài bao nhiêu. Một sợi bún dài hơn hay ngắn hơn cái thước đó? Đôi giày của ai lớn hơn? Cho trẻ đứng dựa vào bức tường, đánh dấu và để cháu tự lấy thước đo xem mình cao bao nhiêu. Khi trẻ lớn hơn, chỉ cho chúng cách sử dụng centimet để đo những vật nhỏ chính xác hơn. 9. Nấu ăn. Khi chiên thịt, nướng bánh , hãy tán gẫu bằng toán học. Để bắt đầu, bạn nên hỏi những câu như: miếng thịt nào lớn hơn miếng thịt nào nhỏ hơn Tại sao phải cân đo trứng và đường khi làm bánh? Hãy tôn trọng ý kiến của con bạn khi tán gẫu. Không cần trẻ phải trả lời đúng, chỉ cần biết cách
  5. tính toán của nó mà thôi. 10. Đừng quên những trò chơi cổ điển như chơi "năm mười" (trốn tìm), chơi đếm "một con chuột có 1 cái đuôi, hai cái tai, một cái đầu và bốn cái chân". "Hai con chuột có 2 cái đuôi, bốn cái tai ". Nhiều chuyên gia đề nghị cho trẻ chơi đôminô, chơi cờ cá ngựa để dễ nhận ra cả khối số trên đôminô mà không cần phải đếm từng dấu chấm một, hoặc cho ngựa đi một đoạn mà không cần đếm từng ô một. 1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ. Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự lặp đi lặp lại để gây sự chú ý. Những bài hát về con số có giai điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số. 2. Sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề. Bảng cửu chương và các khái niệm toán cơ bản vẫn được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, toán học được giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, sử dụng để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, trẻ em sẽ linh động hơn, nhận thức sát hơn những vấn đề cụ thể. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Nếu mẹ có 5 cái bánh, chia cho 3 bạn, mỗi bạn 1 cái thì mẹ còn lại được bao nhiêu cái bánh?” Đưa ra những tình huống và đặt câu
  6. hỏi phù hợp với mỗi lứa tuổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình. 3. Sử dụng tiền bạc . Hầu hết các bé đều thích thú với tiền bạc, bởi thế tiền bạc là công cụ giảng dạy tốt khi dạy bé các kĩ năng toán học. Dùng tiền để dạy bé những điều cơ bản về phép cộng trừ. Chơi trò chơi đồ hàng ờ nhà với bé, sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “Đồ vật này 5$, đồ này 3$, tôi muốn mua cả hai, tôi phải trả bạn bao nhiêu tiền?” Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau. Bỏ ra một vài thứ để bé học phép trừ. Tích cực khen ngợi khi bé trả lời đúng, còn nếu bé không trả lời đúng thì bạn đừng vội chê bai hay trả lời ngay cho bé biết, hãy phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời.