Giáo trình Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra

docx 114 trang huongle 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_trinh_ky_nang_nhap_vai_cua_nha_bao_viet_dieu_tra.docx

Nội dung text: Giáo trình Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY TRANG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ: 60.320101 CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN HÀ NỘI, THÁNG 5-2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY TRANG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ: 60.320101 CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ THU NGA HÀ NỘI, THÁNG 5-2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Nga. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong khóa luận là rõ ràng và xác thực. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào trước đây. Tác giả (Ký ghi rõ họ tên) Nguyễn Thùy Trang
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông ATK : Am toàn khu BKS : Biển kiểm soát CMND : Chứng minh nhân dân CSGT : Cảnh sát giao thông Cty : Công ty ĐHKHXH&NV : Đại học khoa học xã hội nhân văn NXB : Nhà xuất bản NYW : New York World TNCS : Thanh niên cộng sản TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XNK : Xuất nhập khẩu
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ bài báo điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai (%) 27 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các bài điều tra có nhập vai phân theo lĩnh vực (%) 28 Biểu đồ 2.3. Tần xuất xuất hiện của các dạng vai trong các bài báo điều tra được khảo sát 38
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA 9 1.1. Khái niệm 9 1.2. Đặc điểm của thể loại điều tra 14 1.3. Nguyên tắc nhập vai trong điều tra báo chí 21 1.4. Giới thiệu chung về các tờ báo khảo sát 23 Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA 27 2.1. Các lĩnh vực điều tra thường sử dụng kỹ thuật nhập vai 28 2.2. Các dạng nhập vai 37 2.3. Đánh giá chung 48 Chương 3. KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO ĐIỀU TRA 55 3.1. Đối với nhà báo 55 3.2. Đối với cơ quan báo chí 62 3.3. Đối với cơ quan đào tạo báo chí 67 3.4. Đối với cơ quan quản lý báo chí 69 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 77
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều tra là một thể loại quan trọng, hấp dẫn bậc nhất của báo chí. Nảy sinh từ những “hoàn cảnh có vấn đề”, điều tra đi tìm hiểu, xem xét, tìm ra sự thật đằng sau những mâu thuẫn của hoàn cảnh, vấn đề, nhằm lý giải cho người đọc hiểu rõ bản chất, tính chất, các mối liên hệ của sự việc. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu sự thật này không hề dễ dàng. “Hoàn cảnh có vấn đề” trong điều tra thường là những hiện tượng tiêu cực, là kết quả của hành vi thiếu trách nhiệm, tham lam, vụ lợi của một hoặc một nhóm người, thường được che giấu rất kĩ, không dễ gì phát hiện ra và gặp nhiều cản trở từ đối tượng có nguy cơ bị xâm hại lợi ích nếu sự thật bị phơi bày. Để đi tìm lời giải thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao?”, nhà báo viết điều tra cần đến rất nhiều kỹ năng:quan sát, phân tích, khai thác số liệu, khai thác tâm lý nhân vật, Nhưng trong rất nhiều trường hợp, số liệu không phơi bày ra trước mắt, nhân vật không tự nhiên xuất hiện mà ẩn mình sau tầng bậc các mối quan hệ. Để có được chứng cứ xác thực, thuyết phục, nhà báo có thể phải nhập vai vào nhân vật. Tuy nhiên, không phải nhà báo viết điều tra nào cũng có kỹ năng nhập vai tốt. Thực tế báo chí thế giới và Việt Nam cho thấy rằng, nhiều nhà báo điều tra đã trở nên nổi tiếng trong làng báo nhờ nhập vai thành công và cũng không ít người thân bại danh liệt, ra tù vào tội vì nhập vai sai nguyên tắc. Nhìn lại lịch sử thủ pháp nghiệp vụ điều tra bằng cách nhập vai hay hóa thân nhân vật ở nền báo chí khá tự do như Mỹ, thì thấy hình thức này rất phổ biến vào những năm 70, 80 đặc biệt sau những bài phóng sự gây tiếng vang của một nữ phóng viên của tờ New York World (NYW). Nelly Bly, một phóng viên của tờ NYW đã ghi tên vào lịch sử báo chí thế giới với nghiệp vụ này. Để điều tra về sự đối xử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở trại tâm thần Women's Lunatic Asylum, Bly đã được sự đồng ý của ban biên tập NYW giả 1
  8. điên để được đưa vào nhà thương điên, từ đó bà được tận mắt chứng kiến những ngược đãi tại đây. Sau đó, dưới sự bảo đảm của NYW, Bly được đưa ra khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản ánh thực trạng của trại. Phóng sự của bà gây được tiếng vang và sau này trại tâm thần này có được sự quan tâm, đầu tư hơn về chi phí chăm sóc bệnh nhân. Việc hóa thân của Bly là vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà đều có sự tham vấn và đồng ý của toàn báo và bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ một mình chứng kiến các hành vi hàng ngày và khéo léo tác nghiệp. Trong vụ kiện của Siêu thị rau củ quả Food Lion, để phanh phui bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm, hai phóng viên của Đài ABC đã hóa thân nộp đơn làm nhân viên của siêu thị để điều tra đặt máy quay lén làm bằng chứng. Tòa báo bị kiện. Ở tòa sơ thẩm, Đài ABC bị tuyên thua kiện và bị buộc phải nộp phạt 5,5 triệu đô, sau này là 316.000 đô với lý do phóng viên của đài đã có dối trá trong hồ sơ xin việc, giả mạo làm “nhân viên” của siêu thị đã "xâm nhập trái phép" vào cở sở làm việc, vi phạm nội quy công ty, sự trung thành với công ty (là công nhân thì nhiệm vụ là phải làm việc chứ không phải quay phim phản ánh sự việc), đã cố tình lôi kéo, xúi giục các nhân viên khác trong công ty vi phạm nội quy an toàn vệ sinh thực phẩm để quay làm tư liệu- điều mà các nhân viên kia từ chối, và tội tiết lộ “bí mật công ty”. Tất nhiên, vụ việc được đưa lên tòa phúc thẩm và Đài ABC lại được tuyên thắng kiện vì “các lý do kỹ thuật” khác tức là mặc dù đài ABC đã sai nhưng Food Lion không thể chứng minh rằng họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bài phóng sự của ABC mà thực tế chính những hành vi của Food Lion đã gây ra ảnh hưởng đó, chứ không phải việc công bố những hành động đó. Vậy nhưng, dù cuối cùng thì Đài ABC cũng được tuyên thắng thì vụ kiện đã làm mất của Đài này 7 năm ròng theo đuổi hầu tòa. Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều bài phóng sự thực hiện theo hình thức hóa thân, nhập vai. Hẳn ai trong làng báo hoặc có 2
  9. quan tâm đến báo chí đều không thể quên vụ việc nhà báo Hoàng Khương, báo Tuổi trẻ. Giữa năm 2011, để tìm chứng cứ cho loạt bài điều tra về nạn nhận mãi lộ của cảnh sát giao thông (CSGT) để “giải cứu”, bao che cho các xe vi phạm giao thông, Hoàng Khương đã “nhập vai quá đà”, dẫn tới bị liên đới với tội danh “đưa hối lộ”. Cuối năm 2011, nhà báo Hoàng Khương, một cây bút viết điều tra có tài, đầy tâm huyết đã bị tước thẻ nhà báo, bị kết án 4 năm tù. Sự việc Hoàng Khương khiến dư luận vẫn chưa hết xót xa thì cuối năm 2012, phóng viên Nguyễn Hoài Nam, phóng viên báo Thanh niên lại mắc phải lỗi nghiệp vụ tương tự trong quá trình thực hiện bài điều tra “Nạn bảo kê đường của cảnh sát cơ động – trật tự”. Anh bị điều tra phạm về hành vi “cố tình tạo tình huống thúc đẩy người khác phạm tội”. Cuối năm 2014 sự việc mới có kết luận cuối cùng, tuy Hoài Nam không bị xử lý hình sự nhưng phải nhận sự kiểm điểm của Tòa soạn báo Thanh niên. Cho đến nay, khi Hoàng Khương đã được trả tự do hay Hoài Nam đã bị xử lý, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Từ đó, có thể thấy rằng những sai sót trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt là rủi ro khi nhập vai có thể xảy ra đối với bất kỳ nhà báo nào. Tuy nhiên, bên cạnh những nguy cơ, vai trò và ý nghĩa của việc nhập vai trong điều tra lại không thể chối bỏ. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều tra là một việc cần thiết. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có một khảo sát cụ thể nào, một thống kê chính xác nào về việc vận dụng kỹ năng nhập vai của các nhà báo Việt Nam. Không chỉ là đánh giá việc vận dụng kỹ năng này của các nhà báo (đã đúng cách hay chưa? thường theo những dạng nào?) mà còn có khả năng cảnh báo những nguy cơ của nó, thúc đẩy việc rèn luyện kỹ năng này cho mỗi nhà báo, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan báo chí và các nhà quản lý báo chí về việc nâng cao nghiệp vụ này cho các nhà báo. Đó là lý do mà đề tài 3
  10. “Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra” (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) ra đời. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực tế nghiên cứu cho thấy báo chí điều tra là một mảng rất thu hút không chỉ các nhà báo, các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về báo chí điều tra đều là những tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn, là những kinh nghiệm, chia sẻ, đúc kết về mảng màu thú vị nhưng cũng rất gai góc này. Trong hệ thống các tác phẩm nước ngoài về báo chí điều tra, có lẽ nổi bật hơn cả là cuốn “Báo chí điều tra” của nhà báo Nga A.A.Chertưchơnưi. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Nga năm 2002 và được NXB Thông tấn dịch, phát hành ở Việt Nam từ tháng 6/2013. Tác giả của cuốn sách là một nhà báo, nhà giáo giàu kinh nghiệm, đã từng thực hiện nhiều công trình khoa học về báo chí. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác, với những dẫn chứng minh họa phong phú, tác giả đã để cập đến thể loại báo chí điều tra một cách sâu sắc và thuyết phục. Cuốn sách là một tài liệu quý cung cấp những tri thức tổng thể về báo chí điều tra: Đặc điểm, phương pháp, các loại hình điều tra, hoạt động của nhà báo viết điều tra, cấu trúc bài báo điều tra. Cũng bởi tính toàn diện, khái quát nên nhập vai - một trong những kỹ năng quan trọng của nhà báo điều tra - mới chỉ được đề cập ít ỏi, tản mát qua các phần, chủ yếu qua các dẫn chứng trong phần phương pháp điều tra. Thậm chí chưa được gọi tên chính xác mà chỉ nhắc tới bằng những cụm từ “quan sát gián tiếp”, “quan sát không công khai”, “cải dạng”, “thử nghiệm” chỉ nói lên được một phần tính chất của hoạt động nhập vai. Hơn nữa đối tượng và phạm vi nghiên cứu của cuốn sách là đặc điểm của báo chí điều tra qua thực tế khảo sát tại Nga và một số nước trên thế giới. Có rất nhiều tri thức là những giá trị cốt lõi của báo chí điều tra trên toàn thế 4
  11. giới, nhưng cũng có những đặc điểm không phù hợp, không thể áp dụng ở Việt Nam. Bởi mặc dù 2 nước có mối quan hệ chặt thân thiết, báo chí Việt Nam cũng có học hỏi, tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng của báo chí Nga thì đặc điểm lịch sử, chế độ chính trị và quan điểm về pháp luật, đạo đức vẫn có nhiều khác biệt dẫn đến những sai khác trong đặc điểm báo chí nói chung và báo chí điều tra nói riêng. Ở Việt Nam, thể loại điều tra được đề cập đến trong hầu hết các sách chuyên ngành về báo chí như cuốn “Tác phẩm báo chí”, “Lao động nhà báo”, cho thấy tầm quan trọng và giá trị của thể loại này. Các công trình nghiên cứu về báo chí điều tra riêng biệt về báo chí điều tra cũng rất nhiều với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó kỹ năng nhập vai của nhà báo điều tra cũng đã được nhắc đến. Nhưng chưa có cuốn sách nào về kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra. Gần đây, đã xuất hiện những công trình khoa học ở quy mô nhỏ hơn coi kỹ năng nhập vai là một đối tượng nghiên cứu riêng biệt và có tiến hành nghiên cứu, khảo sát ở các ấn phẩm báo chí và các cơ quan báo chí. Nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế có chủ đề về báo chí điều tra đã quan tâm đến kỹ năng nhập vai của nhà báo. Cụ thể: Nằm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu - Truyền thông các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp”, Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED Communication) và Đại sứ quán Anh tổ chức ngày 7/2/2012 đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của các nhà báo về báo chí điều tra nói chung và kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nói riêng. Tại Hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” do Hội Nhà báo Việt Nam và Khoa Báo chí –truyền thông trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 22/2/2012, nhiều tham luận đã đề cập đến khía cạnh tác nghiệp, trong đó nổi bật lên phần tham luận “Nghiệp vụ hóa thân, giả dạng, nhập vai trong điều tra” của Ths. Đỗ Minh Thùy. 5
  12. Tác giả đặc biệt nghiên cứu việc nhập vai trong báo chí điều tra. Từ xuất phát điểm là vụ án của nhà báo Hoàng Khương, Ths. Đỗ Minh Thùy bước đầu tìm hiểu việc sử dụng nghiệp vụ hóa thân, nhập vai trong điều tra ở báo chí các nước trên thế giới (Mỹ, Úc, Anh) và ở Việt Nam qua những quy định và thực tế. Qua đó có sự so sánh, cho độc giả cái nhìn khái quát về kỹ năng này. Tuy nhiên, tham luận mới chỉ có tính gợi mở vấn đề, mang tính định tính, chứ chưa phải là những nghiên cứu cụ thể, số liệu chính xác, chưa có quan điểm rõ ràng, cũng chưa đặt vấn đề vào một không gian, thời gian cụ thể. Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra” diễn ra vào ngày 31/3/2014 tại Hà Nội với sự phối hợp tổ chức của Học Viện báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển và Dự án báo chí trách nhiệm do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ. Một trong những hoạt động nghiệp vụ được bàn luận nhiều nhất tại hội thảo là cách thức nhập vai. Có tới ¾ các bài tham luận được đặt tiêu đề: nhập vai trong báo chí điều tra. Mỗi bài tham luận là một cách đi, là kinh nghiệm quý báu được tích lũy của các cây bút kỳ cựu trong lĩnh vực điều tra đi cùng là những câu chuyện và video clip được chia sẻ một cách thú vị. Có thể thấy rõ tầm quan trọng của nhập vai trong báo chí điều tra. Tuy nhiên, những ý kiến cũng chỉ dừng lại ở mức thảo luận, bàn bạc. Trên các blog, diễn đàn, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, thể hiện sự quan tâm về vấn đề này nhưng tất cả vẫn là những ý kiến chủ quan, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các nhà báo, chứ chưa phải là những nghiên cứu cụ thể trên cơ sở khảo sát tờ báo, tìm hiểu hoạt động lao động phóng viên. Vì thế chưa thực sự sâu sắc, khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài mong muốn đem lại cái nhìn tổng quan về kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều tra ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua các bài báo 6
  13. và qua những chia sẻ của các nhà báo. Từ đó, đánh giá thực trạng nhập vai của các nhà báo viết điều tra, bao gồm: các lĩnh vực điều thường sử dụng nhập vai; các dạng nhập vai điển hình; các nguyên tắc được đảm bảo đến đâu trong quá trình điều tra; ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng kỹ năng này, nhất là đặt trong mối quan hệ đạo đức xã hội – đạo đức nghề báo – pháp luật; xu hướng sử dụng nhập vai trong báo chí điều tra. Đó cũng là cơ sở để các cơ sở đào tạo báo chí, các cơ quản báo chí, các cơ quan quản lý báo chí có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nhập vai cho các nhà báo, phóng viên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến báo chí điều tra, kỹ năng nhập vai trong điều tra báo chí làm cơ sở lý luận cho đề tài - Khảo sát các bài báo điều tra, điều tra có sử dụng nhập vai trên một số tờ báo để nhận xét thực trạng vận dụng kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều tra - Tìm hiểu quá trình tác nghiệp của các nhà báo viết điều tra để rút ra kinh nghiệm sử dụng và rèn luyện kỹ năng nhập vai - Đưa ra các khuyến nghị cao chất lượng, hiệu quả nhập vai trong quá trình điều tra góp phần tạo ra thay đổi tích cực trong tác nghiệp, đào tạo, quản lý báo chí 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra Khách thể nghiên cứu: - Các bài báo điều tra - Các nhà báo điều tra 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 1/10/2014 – 31/3/2015 - Không gian nghiên cứu: khảo sát trên các báo Tiền Phong, Lao Động. 7
  14. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác, các vấn đề lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các vấn đề lý luận về báo chí. - Dựa trên các tài liệu liên quan đề cập đến các vấn đề báo chí, truyền thông đại chúng nói chung và các loại hình báo in nói riêng, cụ thể là thể loại điều tra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Sử dụng trong quá trình khảo sát các bài báo điều tra trên các tờ báo kể trên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các nhà báo viết điều tra để nghe họ chia sẻ về kỹ năng nhập vai khi điều tra: cách thức nhập vai, những kinh nghiệm, những kỷ niệm, qua đó rút ra bài học. 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận Với phương pháp nghiên cứu khoa học, dựa trên cơ sở lý luận sâu sắc và thực tiến khảo sát, tổng hợp, đánh giá từ các sản phẩm báo chí điều tra, khóa luận hi vọng có thể đóng góp mang tính khoa học về lý luận đối với hoạt động nhập của nhà báo điều tra. Tác giả cũng mong muốn khóa luận sẽ trở thành một tài liệu nghiên cứu cho những người muốn tìm hiểu hoạt động nhập vai của nhà báo điều tra, cung cấp những kinh nghiệm hữu ích khi nhà báo muốn “dấn thân” vào điều tra có sử dụng kỹ năng nhập vai. 7. Kết cấu khóa luận: Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận gồm 3 chương, 11 tiết, 62 trang, 3 biểu đồ minh họa. 8
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA 1.1. Khái niệm 1.1.1. Thể loại điều tra Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học viết: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật” [16, tr.421] Trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, TS. Hoàng Đình Cúc – TS. Đức Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007), tác giả nhận định: “Điều tra là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều với lý lẽ”. Theo ThS. Đỗ Phan Ái, điều tra báo chí là tìm hiểu để rõ sự thật các vấn đề, sự kiện khiến công chúng hiểu rõ, từ đó định hướng phát triển. Điều tra có mục đích làm rõ những gốc rễ, nguyên nhân của vấn đề qua việc trả lời câu hỏi Tại sao? và Như thế nào? Thể loại điều tra, hay một bài báo điều tra phải làm cho người đọc thỏa mãn được dung lượng thông tin đa chiều, toàn diện, giúp độc giả hiểu cặn kẽ sự việc thông qua nghệ thuật phân tích, sắp xếp vấn đề của tác giả. Có nhiều ý kiến đánh đồng giữa thể loại điều tra và phóng sự điều tra. TS. Đức Dũng từng khẳng định “phóng sự điều tra là một biến thể hình thành từ sự kết hợp giữa thể loại phóng sự và điều tra” [4, tr.102]. Trong khi ThS. Đỗ Phan Ái lại cho rằng trong thể loại điều tra có 2 dạng bài là bài điều tra và bài phóng sự điều tra. Vậy điều tra khác phóng sự điều tra như thế nào? Tác giả cuốn “Tác phẩm báo chí” (tập 2) xuất phát từ nhiều ý kiến cho rằng có một dấu hiệu, tiêu chí quan trọng đó là “điều tra” nghiêng về nghiên 9
  16. cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự kiện, còn “phóng sự điều tra” thì nghiên cứu, đánh giá thực tiễn qua miêu tả sự kiện. Trong khi phóng sự tập trung trả lời câu hỏi “như thế nào?” thì điều tra lại nhấn mạnh trả lời câu hỏi “tại sao”. Như vậy, phóng sự trở thành phóng sự điều tra khi câu hỏi “tại sao” xuất hiện và lớn dần khi mà phóng sự, với những đặc điểm ban đầu khó có thể thỏa mãn sâu sắc và đầy đủ. Các câu hỏi này được trả lời bằng cách lục tìm những dấu vết sự kiện, con số với bút pháp phân tích khoa học, lập luận lô gic. Dù là điều tra hay phóng sự điều tra thì cũng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức sự vật, hiện tượng, nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn [7, tr.236-237]. 1.1.2. Nghiệp vụ điều tra báo chí Nếu hiểu “Nghiệp vụ” theo nghĩa là “công việc chuyên môn của một nghề” [16, tr.877] thì nghiệp vụ điều tra báo chí là khái niệm chỉ một chuỗi các hoạt động, kỹ năng nhằm tìm hiểu, xem xét và tìm ra sự thật. Nó là tổ hợp các phương pháp có thể giúp nhà báo khám phá ra bản chất sự thật đằng sau một hiện tượng, sự việc. Trong nghiệp vụ báo chí, trước hết nhà báo phải có con mắt phát hiện đề tài của điều tra, nhận ra tính nóng hổi, bức thiết của vấn đề. Nghiệp vụ điều tra buộc nhà báo trả lời câu hỏi: Vấn đề đó có đáng viết điều tra hay không? và Có thể viết được hay không? Cùng nhìn một cây cầu mới sập gây chết nhiều người, người bình thường có thể chỉ cảm thấy đau xót, cảm thương cho những người bị nạn nhưng một nhà báo sẽ nảy sinh những nghi vấn xung quanh chất lượng cây cầu, trách nhiệm của những người quản lý việc lưu thông trên cầu. Đó là kĩ năng phát hiện đề tài. Cùng một vấn đề trên, người bình thường có thể phát hiện ra mâu thuẫn nội tại, một nhà báo bình thường có thể chỉ đưa tin hoặc phản ánh nhưng nghiệp vụ điều tra buộc nhà báo bằng các phương pháp khác nhau tiến hành tìm hiểu, mổ xẻ để lý giải mâu thuẫn đó. 10
  17. Sau đó, không phải nhà báo có thể bập ngay vào sự việc mà đòi hỏi một kế hoạch, một quy trình rõ ràng, từng bước, từng khâu sẽ sử dụng những phương pháp gì: tài liệu lấy từ đâu, quan sát cái gì, phỏng vấn ai hay phải sử dụng đến phương pháp điều tra hình sự, điều tra công khai hay phải nhập vai, hóa trang? Lường trước rủi ro và có phương án dự phòng cũng là một trong những hoạt động quyết định sự thành công của bài điều tra. Tất cả việc phải làm khi đó chỉ là bắt tay vào điều tra theo kế hoạch và thay đổi kế hoạch một cách linh hoạt dựa vào tình hình. Nhớ rằng nếu điều tra một cách mù quáng thì chỉ tìm được nửa sự thật mà thôi, hơn nữa, nhà báo sẽ bị đặt vào rất nhiều nguy hiểm. Nghiệp vụ điều tra thể hiện trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhà báo viết điều tra. Sự vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp điều tra trong khuôn khổ nhất định của pháp luật và đạo đức mới làm cho những sự thật được tìm ra có giá trị. 1.1.3. Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra Để hiểu về kĩ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra, trước hết cần hiểu “nhập vai” là gì? Từ điển Tiếng Việt, “nhập” có các nghĩa 1. Đưa vào, nhận vào một nơi để quản lí, trái với xuất 2.Đưa hàng hóa từ nước ngoài vào 3. Vào, tham gia vào một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng, trở thành một thành viên 4. Hợp chung lại thành một khối, một chỉnh thể 5. Bí mật và bất ngờ vào một nơi nào đó 6. Hiện vào trong một con người nào đó, thể hiện ra bên ngoài. [16, tr.981] Nhập vai là tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, đến mức như sống hoàn toàn đời sống bên trong của nhân vật, diễn xuất hết sức tự nhiên. [16, tr.919] Nhập vai nhiều khi được gọi bằng một số từ ngữ tương đồng như cải dạng, cải trang (thay đổi cách ăn mặc và dáng điệu để người khác khó nhận ra, [16, tr.146 - 147]), giả dạng (làm cho có bộ dạng giống kiểu người nào đó 11
  18. để không bị nhận ra, để làm việc gì được trót lọt, [16, tr.499]), hóa thân (biến đi và hiện ra lại thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó, [16, tr.580]). Trong cuốn “Báo chí điều tra”, nhà báo Nga Chertưchơnưi gọi nhập vai bằng “quan sát có tham gia” hoặc “thử nghiệm”. “Quan sát có tham gia” thuộc “quan sát không công khai” (không để đối tượng biết) có nghĩa là nhà báo gia nhập vào tổ chức cụ thể, hóa thân vào những nhân vật cụ thể để đến gần hơn với đối tượng, “quan sát từ bên trong”. Vì đối tượng không biết đến sự quan sát của nhà báo nên dễ dàng lộ ra những điều mà mình muốn giấu giếm. Như vậy, nhà báo có thể thấy được một cách đầy đủ, chi tiết, trực tiếp, phong phú những hoạt động của đối tượng, thông tin vì thế mà tin cậy hơn. Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Michael Berlin mô tả phương pháp này như sau: “Cũng có những trường hợp nhà báo nằm bệnh viện hoặc nhà tù hoặc nhà tù với danh nghĩa bệnh nhân hoặc tội phạm để có điều kiện mô tả việc vụ lợi, lợi dụng chức quyền trong các bệnh viện và nhà tù. Số khác tìm cách vào làm việc ở các công ty hay xí nghiệp, sau đó viết phóng sự về công việc của mình ở đó. Cũng có khi các nhà báo sắm vai khách mua hàng để chứng minh sự phân biệt đối xử trong dịch vụ dành cho nam hoặc nữ giới. Loại quan sát này có thể là nguồn thông tin tin cậy cho hoạt động điều tra của nhà báo, nếu nghiên cứu toàn bộ hệ thống chứ không phải một phần của hệ thống đó” [1, tr.24]. Tác giả Chertưchơnưi cũng dẫn ra quá trình thực hiện một số bài điều tra nổi tiếng của nhà báo Đức Gunter Wanraf. Quá trình này cho thấy rằng có khi nhà báo có thể dùng đúng vai trò, vị thế xã hội của mình để tiếp cận đối tượng nhưng cũng có nhiều trường hợp phải “cải dạng”, tức là thay đổi hình dạng, nghề nghiệp để tiếp cận đối tượng, nhất là khi đã trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến. 12
  19. Những hình thức hóa thân đó làm cho quá trình thu thập thông tin hiệu quả và an toàn hơn, tránh né được nhiều nguy cơ phản đòn từ những đối tượng điều tra. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thiếu cẩn trọng. Thử nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong điều tra của nhà báo. Nó khá gần với phương pháp quan sát từ bên trong. Không ít người coi chúng là một. Nhưng khi quan sát từ bên trong, nhà báo tự tham gia vào tình hình thực tế và ghi chép các sự kiện nảy sinh trong quá trình phát triển của tình hình, đối tượng, tình hình còn nguyên vẹn sau khi quan sát hoàn thành thì ở phương pháp thử nghiệm, nhà báo phải tạo ra tình huống nhân tạo, sau đó nghiên cứu bằng những quan sát khác. Tình huống nhân tạo cũng kết thúc khi thử nghiệm kết thúc. Đây cũng là một dạng thức của nhập vai mà nhiều nhà báo sử dụng để nhìn thấy những gì có thể kéo dài thời gian hoặc không bộc lộ rõ ràng nếu như chỉ quan sát thông thường. Như vậy, có thể hiểu kỹ năng nhập vai của nhà báo điều tra là hoạt động nhà báo trở thành một nhân vật khác, để vào một sự kiện, một tổ chức mà không để ai biết thân thế thật của mình, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ một cách khách quan, hiệu quả nhất cho đề tài điều tra của mình. Hiểu một cách đơn giản, khi nhập vai, danh nghĩa và thân phận nhà báo bị giấu đi. Khi điều tra những vấn đề có tính chất phức tạp như một ổ mại dâm, đường dây buôn lậu, hoạt động của lâm tặc, một công ty trốn thuế, một vụ tham nhũng nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì không những nhà báo gặp khó khăn thậm chí không khai thác được thông tin mà còn tự đặt mình vào nguy hiểm. Lúc đó, nhà báo không sử dụng chức danh, nghề nghiệp cương vị công tác, địa vị xã hội thực sự của mình mà tồn tại một hình thức khác, một nghề nghiệp khác . Khi đó, nhà báo có thể là một người bán hàng, người mua hàng, là một anh lái xe, thậm chí là một gái mại dâm, một người ăn xin để có tiếp cận đối tượng điều tra, thâm nhập vào tổ chức cần điều tra, sau đó quan sát, 13
  20. thu thập tài liệu về đối tượng đó. Khác với “vai” trong các loại hình sân khấu, “vai” trong báo chí điều tra là những nhân vật xã hội, người thật, việc thật. Nhiều người nhầm lẫn giữa “dấn thân” và “nhập vai”. Dấn thân là khả năng nhập cuộc, đi sâu vào vấn đề của nhà báo. Khả năng dấn thân có nhiều biểu hiện khác nhau như mức độ tìm tòi tài liệu, độ tỉ mỉ trong quan sát Trong khi đó nhập vai là một hoạt động hoặc quá trình. Nhiều nhà báo cho rằng nhập vai là hình thức thể hiện mức độ cao nhất của dấn thân vì nó là sự “biến hóa” đòi hỏi sự đầu tư về cả hình thức và tư duy, đồng thời phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm nếu bị phát hiện. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng có nhiều sự tương đồng giữa nhập vai của nhà báo và nghiệp vụ “trinh sát hóa trang” bên công an: “Nhập vai, bên công an quân đội họ gọi là trinh sát hóa trang. Mình hóa trang thành người khác để trinh sát, khi mà, ví dụ, biết mình là nhà báo họ sẽ không nói ra sự thật, thì mình phải vào vai đối tượng mà nó muốn nói chuyện, muốn đưa sự thật”. 1.2. Đặc điểm của thể loại điều tra 1.2.1. Đối tượng của điều tra là “hoàn cảnh có vấn đề” “Hoàn cảnh có vấn đề” là một cái gì đó không bình thường xảy ra trong đời sống hằng ngày có nhiều dữ kiện nhưng có những câu trả lời khác nhau mà người ta muốn tìm hiểu, nghe ngóng, bàn luận để tìm ra câu trả lời góp phần nhận định về sự việc đó và điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống. “Hoàn cảnh có vấn đề” xuất hiện ngay trong những cuộc đối thoại hằng ngày, miễn là có ai đó “muốn tìm câu trả lời” về thực chất và nguyên nhân của vấn đề. Nó có thể liên quan đến một người, một số ít người nhưng cũng có thể liên quan tới những vấn đề cơ bản của xã hội mà nhiều người quan tâm. Nhưng để trở thành đối tượng của bài điều tra thì vấn đề đó phải được nhiều người quan tâm, gắn liền với những vấn đề thời sự nóng hổi, liên quan tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước. “Hoàn cảnh có vấn” đề có thể là những vụ việc chưa được khám phá xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng trong đời sống như một vụ tai nạn khó 14
  21. hiểu, những tội ác khét tiếng mà tội phạm chưa bị bắt, không ai có thể lý giải nguyên nhân và cách thức; những sự việc đã được phát hiện, tìm hiểu nhưng còn tồn tại những mâu thuẫn, gây những mối nghi ngờ cho nhà báo; những sự việc chưa từng được khám phá, công chúng chưa từng biết tới như việc tham nhũng của cơ quan nhà nước. Đó thường là các vụ tham nhũng, các vụ án chính trị, các vụ án kinh tế, các vi phạm nghiêm trọng về môi trường sinh thái, các bị ẩn lịch sử, các loại tội phạm mang tính chất xã hội – sinh hoạt. 1.2.2. Điều tra là một thể loại phản ánh TS. Đức Dũng cho rằng hệ thống thể loại báo chí nước ta gồm ba nhóm thể loại: thông tấn báo chí, chính luận báo chí và ký báo chí [4, tr.100]. Trong đó điều tra được xếp vào thể loại thông tấn báo chí với tính trội là nhiệm vụ phản ánh các sự kiện thời sự, đáp ứng yêu cầu thời sự, tính xác thực và tính định hướng rõ ràng. Một số ý kiến khác lại cho rằng điều tra có tính chất của nhóm thể loại chính luận vì có bài điều tra được trình bày bằng một hệ thống lập luận với sự sắp xếp lí lẽ, bằng chứng rõ ràng để đưa người đọc khám phá ra sự thật. Tuy nhiên phải khẳng định rằng điều tra là một thể loại phản ánh. Bởi điều tra phản ánh các sự kiện, hiện tượng, sự việc một cách khách quan. Hiện thực khách quan là cơ sở, là nguồn gốc của điều tra. Hơn thế, điều tra là loại phản ánh có chọn lọc. Không phải sự kiện, vấn đề nào cũng đem ra điều tra. Không phải chi tiết nào có được trong quá trình thu thập thông tin cũng đưa vào bài điều tra. Việc lập luận, sắp xếp các chi tiết một cách có trình từ để làm sáng rõ vấn đề chỉ là cách để đưa độc giả đến với sự thật khách quan nhất và thể hiện tính định hướng của tác giả đối với sự việc, không làm cho nó sai lệch. Hiện thực khách quan mà điều tra phản ánh phải là vấn đề quan trọng, đã xuất hiện hoặc đang nảy sinh “hoàn cảnh có vấn đề”, được nhiều người quan tâm. Điều tra định hướng độc giả qua việc cắt nghĩa, giải thích, phân tích để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của tác giả hoặc người đọc. Nếu 15
  22. câu hỏi được nhiều người quan tâm là thời cơ của điều tra thì câu trả lời chính xác sẽ tạo ra hiệu quả xã hội rộng lớn của bài điều tra. 1.2.3. Sự thật thường được giấu kín Trong thực tế, nếu sự việc, hiện tượng nào cũng rõ ràng, cũng phơi bày ra trước mắt thì chẳng cần đến điều tra. Nhưng nghịch lý là những mâu thuẫn, những mặt đối lập vẫn cứ luôn tốn tại trong những cái tưởng chừng như thống nhất. Cái mà một nhà báo điều tra cần tìm ra đó là sự thật đằng sau cái được phản ánh, đằng sau những gì nhìn thấy, nghe thấy. Đối tượng điều tra thường là mâu thuẫn ẩn chứa những sai phạm, khuất tất mà nhất định có ai đó phải chịu trách nhiệm khi sự việc được làm sáng tỏ. Bản chất sự việc bị che giấu ngay từ đầu nên mới có mới nảy sinh “hoàn cảnh có vấn đề”, mới cần được làm sáng tỏ. Khi sự việc có dấu hiệu bị phát giác, những người có trách nhiệm luôn tìm mọi cách để che giấu kĩ hơn để ngăn cản việc người khác điều tra ra sự thật có thể làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích của họ. Khi đó, sự vào cuộc của nhà báo điều tra để tìm ra sự thật thường diễn ra theo 3 hướng: Một là, điều tra nêu vấn đề Hai là, điều tra để khẳng định bản chất sự việc, nêu nguyên nhân Ba là, điều tra để trả lời câu hỏi: làm gì và làm như thế nào? 1.2.4. Bằng chứng là nền tảng của bài điều tra TS Đức Dũng từng khẳng định: “Chính hệ thống bằng chứng là yếu tố quyết định tạo ra sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều tra. Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số,chi tiết, sự kiện, văn bản, chứng từ, quan sát trực tiếp, băng ghi âm, hình ảnh Tuy nhiên điều quan trọng là tác giả bài điều tra phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản chất của các bằng chứng đó thông qua một cách trình bày lôgic, văn phong đơn giản về cả bút pháp và giọng điệu. ” [3, tr.287-288]. 16
  23. Các con số, chi tiết, sự kiện, văn bản, chứng từ, quan sát trực tiếp, băng ghi âm, hình ảnh trong báo chí luôn mang thông tin, cũng bởi vậy tăng tính xác thực cho bài báo. Nhưng đối với bài điều tra, đó là linh hồn. Chứng cứ là cơ sở để lập luận. Tất cả những diễn giải mơ hồ, những nhận định không dựa trên hoặc thiếu chứng cứ đều là nguy cơ dẫn đên một bài điều tra thất bại, không dùng phép lập luận để thay chứng cứ hoặc lập luận khi thiếu chứng cứ. Khi thu thập chứng cứ, nhà báo cần làm việc tỉ mỉ, thận trọng, nghiêm túc. Phải đến tận nơi xảy ra sự việc, gặp gỡ những người có liên quan, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với những đối tượng điều tra không mấy phức tạp, có thể thu thập bằng chứng dễ dàng chỉ bằng phỏng vấn, nói chuyện, quan sát, chứng kiến nhưng đa số trường hợp đề tài của điều tra là những sự thật được giấu kín như đã phân tích ở trên nên nhà báo không dễ có được. Trong những trường hợp đó, nhà báo phải sử dụng nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, thậm chí phải trải qua nguy hiểm để có được chứng cứ. Chứng cứ không chỉ là cái nhà báo dựa vào khi xây dựng bài điều tra mà còn là bảo bối tự vệ, “lá bùa” bảo vệ hiệu quả nhất khi nhà báo bị kiện tụng, phản kháng. Trong quá trình thu thập tài liệu nhà cần biết bảo quản chứng cứ mà mình có, tránh để bị rơi vào tay chính quyền trừ trường hợp được phép của người cung cấp thông tin. Nên nhớ rằng không nên sử dụng hết tài liệu thu thập được trong một bài điều tra vì những tài liệu còn lại sẽ là vũ khí để bảo vệ mình khi bị phản kháng và có thể sự dụng cho các bài bào sau này. 1.2.5. Lao động phóng viên của nhà báo viết điều tra có tính chất đặc thù 1.2.5.1. Phải đối mặt với nhiều nguy hiểm Nhà báo Nga Chertưchơnưi khẳng định rằng “nghề nghiệp của nhà báo là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới. Hơn nữa, mối nguy hiểm tiềm tàng tăng lên rất nhiều nếu như nhà báo hoạt động trong lĩnh vực điều tra. Ông chỉ ra những mối đe dọa đối với nhà báo viết điều tra. 17
  24. Nguy cơ bị đàn áp về thân thể Nguy cơ bị bắt cóc Nguy cơ bị phá hoại tài sản Nguy cơ bị thủ tiêu thông tin khai thác được Nguy cơ bị tòa án truy bức Những nguy cơ này có thể xảy ra ở bất cứ quá trình nào của cuộc điều tra, tuy nhiên thường xảy ra nhiều nhất trong quá trình thu thập thông tin [1, tr.429]. Bởi đúng như những tính chất của điều tra, các cá nhân, tổ chức là “nhân vật” bị điều tra thường cố gắng che giấu, lấp liếm đi bí mật về những sai phạm, những mâu thuẫn mà nhà báo đang tìm cách giải đáp, phơi bày cho công chúng thấy. Khi cảm thấy mối đe dọa, hoặc đã bị xâm phạm quyền lợi, các đối tượng này sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn từ cài bẫy, mua chuộc, đấu tố, thậm chí dùng vũ lục để ngăn chặn hoặc trả đũa nhà báo. Nhà báo viết điều tra luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa về địa vị xã hội, nghề nghiệp, kinh tế, danh dự, thậm chí cả tính mạng. Ở Việt Nam, chúng ta từng chứng kiến những trường hợp nhà báo bị dính vào vòng lao lý khi điều tra những vụ trọng án như nhà báo Vũ Văn Tiến, Thu Trang, Lan Anh, 1.2.5.2. Cần vận dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp Với đối tượng điều tra là những hoàn cảnh có vấn đề, phức tạp, thường bị che giấu, nhưng lại cần những bằng chứng xác thực, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, điều tra đòi hỏi nhà báo phải vận dụng cùng lúc nhiều kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ điều tra, sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin thu thập được trong quá trình tìm ra sự thật. Các phương pháp điều tra chủ yếu mà các nhà báo hay dùng, đó là: Thu thập và xử lý tài liệu Một trong những chứng cứ quan trọng, phổ biến nhất trong điều tra đó là tài liệu. Tài liệu trong điều tra có thể là văn bản (hợp đồng, nhật kí, hồ sơ 18
  25. vụ án ), ảnh, ghi âm, đĩa hình chứa những thông số, chi tiết có tính pháp lý để làm chứng cứ xác thực và tin cậy. Có nhiều nguồn cung cấp tư liệu: từ đối tượng điều tra, từ cơ quan điều tra, từ các chuyên gia, người bị hại, từ những nguồn có liên quan khác. Việc thu thập tài liệu từ các chuyên gia và cơ quan điều tra hay người bị hại thường dễ dàng hơn là từ các đối tượng, nhân vật bị điều tra. Thông thường, các đối tượng bị điều tra sẽ không thích thú gì việc tiếp xúc với nhà báo vì họ cảm thấy bị đe dọa phương hại lợi ích. Họ cũng không sẵn sàng cung cấp tài liệu cho nhà báo. Trong trường hợp này, cần đến nghệ thuật thuyết phục. Nhiều khi thuyết phục cũng không hiệu quả, nhà báo buộc phải tìm những nguồn khác, những cách thức khác để có được tài liệu, trong đó có cả phương pháp nhập vai. Khi đã có được tài liệu trong tay, nhà báo cần có một kiến thức rộng, tư duy lô gic để phân tích nó để chọn lọc những dữ liệu cần thiết cho đề tài. Hơn nữa, rất có thể những con số, những ngôn từ không đem lại thông tin thật mà để giấu giếm sự thật, thậm chí là cạm bẫy do các đối tượng bày ra để đánh gục nhà báo nên cần soi xét, so sánh với nhiều văn bản, quy định để thấy được tính hợp lý hoặc bất thường của nó. Trong các loại tài liệu cần tránh những tài liệu có tính bí mật quốc gia, tuyệt đối không nghiên cứu, công bố các tài liệu có dấu mật, tuyệt mật. Quan sát Chẳng phải với thể loại điều tra, nhà báo mới sử dụng kỹ năng quan sát. Quan sát là khả năng nhận thức bằng tri giác, ai cũng có thể có nhưng tồn tại sự khác biệt giữa quan sát của người bình thường và quan sát của nhà báo, thể hiện ở tính có mục đích. Theo nhà báo Nga Chertưchơnưi thì quan sát là một hành động khá phức tạp được xác định bởi đặc điểm của đối tượng quan sát cũng như phẩm chất của cá nhân, kĩ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của người quan sát. Cũng theo ông tồn tại một số loại quan sát trong nghiệp vụ 19
  26. báo chí: quan sát trực tiếp và gián tiếp, quan sát ít thời gian và tốn thời gian, quan sát công khai và bí mật. Đối với nghiệp vụ điều tra, thông thường quan sát của nhà báo là gián tiếp, bí mật và tốn nhiều thời gian. Quan sát để phát hiện vấn đề đã khó, quan sát để khám phá ngọn nguồn sự thật lại càng khó hơn. Nhà báo viết điều tra thường ẩn mình, quan sát “trong bóng tối” để thấy rõ được bản chất sự việc đồng thời thu thập được những bằng chứng chân xác nhất để vạch trần sự thật đó. Phỏng vấn và nói chuyện Giao tiếp với những người nắm nguồn tin là một phương thức quan trọng trong thu thập thông tin. Đối với thông tin mà mình không biết thì cách phổ biến nhất là hỏi. Đó là hoạt động bản năng. Phỏng vấn cũng là một phương pháp có tính cốt lõi của điều tra. Đối tượng phỏng vấn của các nhà báo điều tra là các chuyên gia, những nhà chính trị, có thể là người dân hoặc chính đối tượng muốn điều tra. Trong cuộc phỏng vấn hay nói chuyện với họ, nhà báo không chỉ cần kỹ năng đặt câu hỏi mà còn phải có nhận định câu trả lời. Có vậy mới duy trì được cuộc nói chuyện. Trong lúc đối thoại, người phỏng vấn còn phải kết hợp kĩ năng quan sát để xem xét nét mặt, cử chỉ, hành vi của đối tượng phỏng vấn. Trong điều tra, phỏng vấn đôi khi không phải nhằm tìm câu trả lời mà là để dò xét thái độ. Như vậy, có thể thấy kỹ năng nhập vai đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tác nghiệp của nhà báo viết điều tra. “Nhập vai là không thể thiếu trong điều tra”. Đây là khẳng định của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Nhờ có nhập vai mà nhà báo có thể lùng sục được tới đáy của sự việc dù nó được che dưới nhiều tầng lớp vỏ bọc, khi mà các phương pháp khác không thể làm được điều đó. 20
  27. 1.3. Nguyên tắc nhập vai trong điều tra báo chí 4 nguyên tắc cơ bản mà phóng viên của báo Pháp luật TPHCM phải tuân thủ khi nhập vai điều tra được nhà báo Phan Lợi chia sẻ trong tọa đàm “Điều tra nhập vai: Đạo đức và Pháp lý” do trong Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp cùng câu lạc bộ Vành Khuyên (Khuyên Club) tổ chức ngày 23/9 nhân vụ việc của nhà báo Hoài Nam, báo Thanh Niên. Đầu tiên và quan trọng nhất, phóng viên chỉ được lựa chọn phương pháp điều tra nhập vai khi không còn bất kỳ cách nào khác để thu thập thông tin. Nếu vẫn còn cách khác để thu thập thông tin thì phóng viên nhất định không được sử dụng hình thức tác nghiệp này. Thứ 2: Phóng viên không được tác động vào tiến trình của sự việc, không được can dự để sự việc diễn ra nhanh hơn hoặc chậm đi hoặc thay đổi diễn biến mà lẽ ra sự việc sẽ diễn ra. Thứ 3: Nếu đã sử dụng hình thức điều tra nhập vai thì bắc buộc phải tuân thủ nguyên tắc tập thể, tức là không bao giờ phóng viên được tiến hành điều tra theo phương pháp nhập vai một cách độc lập mà luôn phải báo cáo tòa soạn từ khâu lên kế hoạch, chuẩn bị tác nghiệp và liên tục cập nhật thông tin, diễn tiến vụ việc cho những người chịu trách nhiệm. Thứ 4: Dừng việc điều tra ngay khi có nguy hiểm. Nguyên tắc này về cơ bản cũng giống với bên cảnh sát điều tra. Trong cuốn “Sổ tay phóng viên điều tra”, nhóm nghiên cứu rút ra 10 nguyên tắc khi nhập vai điều tra: Chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thông tin; để viết bài có tính thuyết phục cao nhất Kế hoạch nhập vai phải được sự đồng ý của cấp cao nhất (Tổng biên tập) 21
  28. Không tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất; không thúc đẩy sự kiện diễn ra hoặc khiến nó diễn ra sớm hơn bình thường Không gài bẫy, gợi ý hối lộ Không được thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc tình trạng pháp lý của bản thân và của tờ báo Tòa soạn phải đảm bảo giám sát được biến động của phóng viên, thông tin trong thông suốt trong mọi trường hợp Phải đảm bảo rằng tòa soạn có phương án can thiệp lập tức và hiệu quả khi phóng viên gặp nguy hiểm; luôn đề phòng tình huống phóng viên bị gài bẫy ngược Nếu phóng viên nhập vai buộc phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tòa soạn phải liên hệ với cơ quan công an và trình bày rõ ngọn nguồn trước khi hành vi ấy diễn ra Việc sử dụng cộng tác viên, nguồn tin, bạn đọc phải được sự đồng ý của tòa soạn Phải dừng ngay việc nhập vai để thực hiện nghĩa vụ công dân nếu việc tiếp tục nhập vai có thể gây hậu quả cho xã hội lớn hơn tác dụng mà bài báo mang lại Trong hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra” diễn ra tại Hà Nội (31/3/2014) và TP.HCM (02/04/2014), ông Stephen Whittle, nguyên giám đốc biên tập của BBC từng dẫn ra 10 quy định của báo chí điều tra tại Anh, trong đó chỉ rõ những quy định khi sử dụng thủ thuật nhập vai như sau: Một là, đề tài phải mang tính lợi ích công lớn. Hai là, có chứng cớ như tài liệu hoặc nhân chứng cho thấy đúng là có các hành động vi phạm. 22
  29. Ba là, những thủ pháp và phương tiện nhà báo sử dụng phải được xem xét, cân nhắc so với mức độ nghiêm trọng của đề tài. Việc nhập vai chỉ nên được sử dụng trong trường hợp chống lại tội phạm hoặc hành vi sai trái nghiêm trọng. Bốn là, không bao giờ nên đặt bẫy đối tượng điều tra. Năm là, nhà báo cần phải đảm bảo bài viết công bằng nhất. Từ những dẫn luận trên, có thể thấy quan điểm chung về nhập vai khi điều tra, đó là chỉ sử dụng nhập vai như là phương pháp cuối cùng, khi không còn cách nào khác khám phá sự thật và ghi lại bằng chứng cho bài điều tra. Phóng viên nhập vai phải được sự đồng ý, chịu sự giám sát của tòa soạn. Lưu ý rằng, nhập vai khác với gài bẫy, điều tra nhập vai nhất định phải đảm bảo khách quan. Cuối cùng, nhập vai có chừng mực và biết điểm dừng để đảm bảo an toàn cho bản thân, uy tín của tòa soạn và tác động xã hội của vấn đề. 1.4. Giới thiệu chung về các tờ báo khảo sát 1.4.1. Báo Lao động Ra số báo đầu tiên ngày 14/8/1929, báo Lao động là tờ báo của tổ chức công đoàn ra đời vào loại sớm nhất trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, chỉ đứng sau tờ Thanh niên thành lập ngày 21/6/1925. Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, với vai trò là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là tiếng nói của người lao động, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh dành độc lập và bảo vệ tổ quốc, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Đây là tờ báo đi đầu trong việc tuyên truyền những vấn đề chính trị, tư tưởng - xã hội cấp bách của đất nước đến với các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam. Báo Lao động cũng là một trong số ít cơ quan truyền thông làm tốt công tác xã hội. Nổi bật nhất là việc thành lập và duy trì Quỹ Xã hội và tấm lòng vàng báo Lao động với nhiệm vụ phải tiếp nhận các đơn vị cá nhân, nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài quyên góp giúp đỡ hàng vạn lao động khó 23
  30. khăn. Các chương trình “Vinh quang Việt Nam”, “Trí tuệ Việt Nam”, “Những tấm lòng bình dị và cao cả” đã thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, khơi gợi tinh thần sáng tạo, ý chí vươn lên của công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Với việc xuất bản 7 kỳ/tuần, 230.000 bản/kỳ, Báo Lao động là một trong những báo lớn nhất ở Việt Nam. Đây là tờ báo duy nhất trong cả nước có trang địa phương miễn phí tặng độc giả uy tín và hấp dẫn đối. Đối tượng báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi. Dưới sự dẫn dắt của Tổng biên tập Trần Duy Phương, đội ngũ phóng viên báo Lao động luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm thông tin đến bạn đọc nhưng vấn đề nóng hổi, thời sự bức thiết ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật của xã hội liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những vấn đề quyền lợi người lao động. Để làm được điều đó đòi hỏi báo lao động phải có một đội quân hùng hậu có khả năng điều tra, phát hiện vấn đề, làm rõ vẫn đề. Cũng vì vậy, điều tra là một mảng khá mạnh của báo. Có thể kể đến những cây bút như Đỗ Doãn Hoàng, Đinh Công Thắng, Vương Thanh Hà, Káp Thành Long 1.4.2. Báo Tiền Phong Báo Tiền phong là cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm kể từ ngày ra số báo đầu tiên (16/11/1953) tại ATK Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang). Từ số báo ra hằng tuần đến nay đã phát hành hằng ngày, Tiền phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có uy tín. Bên cạnh việc thông tin sâu rộng về các vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa trong và ngoài nước, Tiền phong còn tham gia tích cực vào nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa như các quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên; quỹ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS, quỹ khuyến học liên mạng, chương trình hiến máu nhân đạo Chủ Nhật Đỏ, các cuộc thi Hoa hậu Việt 24
  31. Nam, Hoa hậu thế giới người Việt với tinh thần xung kích, đi đầu, mang sức mạnh của tuổi trẻ. Tổng biên tập Lê Xuân Sơn. Các Phó Tổng biên tập: Phùng Công Sưởng, Trần Thanh Lâm, Vũ Tiến; Tổng thư kí tòa soạn: Lê Minh Toản. Hiện nay báo Tiền phong có 4 ấn phẩm phát hành trên phạm vi cả nước là: Tiền Phong nhật báo, Tiền Phong điện tử, tạp chí Người đẹp (2 kỳ/tháng), Tri Thức Trẻ (3 kỳ/tháng). Riêng Nhật báo Tiền Phong phát hành hàng ngày và có 7 số/tuần, trong đó có số chủ nhật có một vài điểm khác biệt so với những số báo còn lại. Mỗi số báo Tiền Phong gồm 16 trang. Các chuyên trang của báo bao gồm: Thời sự, xã hội, kinh tế, thể thao, khoa giáo, giới trẻ, văn hóa, phóng sự, pháp luật, quốc tế, bạn đọc. Ngoài ra còn có một số chuyên trang phụ như sức khỏe đời sống, tài chính ngân hàng ra vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Trong mỗi chuyên trang lại có những chuyên mục nhỏ khác nhau tùy thuộc vào mỗi số báo của từng ngày. Ví dụ chuyên trang thời sự bao gồm các chuyên mục: tin vắn, trà nóng, trà đá, chuyện hôm nay, dự báo thời tiết, chỉ số chứng khoán, trò chuyện đầu tuần (chuyên mục này chỉ có vào thứ 2). Đội ngũ hơn 200 phóng viên, cán bộ, nhân viên có kỹ năng, nghiệp vụ tốt luôn lao động hăng say, sáng tạo đem đến những thông tin đa chiều và định hướng thông tin cho độc giả bằng nhiều cách thức, thể loại khác nhau. Trong đó, mảng điều tra là thế mạnh của Tiền phong. Các nhà báo, phóng viên của Tiền phong có khả năng tìm tòi, phát hiện những vấn đề nhức nhối của xã hội, bóc tách nó, đi đến cùng để tìm ra sự thật về nó. Có thể kể đến những cây bút viết điều tra như nhà báo Xuân Ba, nhà báo Đình Thắng, Phùng Sưởng, Sỹ Lực, Minh Đức, Nam Cường .Có nhiều vụ việc khuất tất được Tiền phong phanh phui đã đem lại hiệu ứng xã hội rộng lớn. 25
  32. Các thế hệ nhà báo trẻ đang dần tiếp bước cha anh, hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí điều tra, một lĩnh vực đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức. Tiểu kết chương 1 Như vậy, chương 1 của khóa luận đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến điều tra nhập vai. Từ nhiều hướng tiếp cận các tài liệu, qua ý kiến của các nhà nghiên cứu báo chí khác nhau, tác giả đã nêu lên quan điểm riêng về thể loại, nghiệp vụ điều tra và kỹ năng điều tra nhập vai. Việc thao tác hóa khái niệm một cách cụ thể như vậy trở thành tiền đề nhận thức của đề tài, giúp cho việc hiểu toàn bộ khóa luận được dễ dàng và thống nhất. Tại đây, những đặc điểm cơ bản và điển hình của thể loại điều tra cũng đã được trình bày một cách có chọn lọc. Qua đó có thể khẳng định rằng tính chất phức tạp của vấn đề điều tra, đối tượng điều tra, sự khó khăn trong quá trình thu thập thông tin và những nguy hiểm mà nhà báo viết điều tra có thể phải đối mặt trong quá trình điều tra là những yếu tố cơ bản và trực tiếp đòi hỏi nhà báo phải nhập vai. Nhập vai chỉ là một trong những phương pháp thu thập thông tin nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tác nghiệp của nhà báo điều tra. Kỹ năng nhập vai của nhà báo có vai trò quyết định đối với thành công của môt bài báo điều tra nhập vai. Tác giả còn đề cập một số nguyên tắc cơ bản khi điều tra nhập vai làm cơ sở cho quá trình khảo sát, nhận xét các vấn đề liên quan. Cuối cùng, chương này cũng giới thiệu những thông tin cơ bản về báo Lao động và báo Tiền phong để có cái nhìn mang tính định hình về đối tượng khảo sát của đề tài. Bề dày lịch sử, khả năng thông tin đa dạng và đặc biệt là thế mạnh về thể loại điều tra là lí do tác giả chọn 2 tờ báo này cho phần khảo sát. 26
  33. Chương 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA Quá trình khảo sát 2 tờ báo Tiền phong và Lao động trong vòng 6 tháng (1/10/2014 – 31/3/2015) ghi nhận được 503 bài điều tra, tức là trung bình một tháng có gần 20 (16,77) bài được viết theo thể loại điều tra. Đây là một số lượng khá lớn vì điều tra không phải thể loại dễ viết, cũng đòi hỏi các nhà báo đổ thời gian và công sức để thu thập thông tin. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng cũng có sẵn các sự kiện nóng, những mâu thuẫn cần phải giải đáp để thực hiện điều tra. Số lượng bài điều tra theo tháng khá đều, dao động từ 40 – 50 bài mỗi báo. Cá biệt, vào tháng 2/2015, do có số Tết nên lượng bài điều tra giảm đi hơn một nửa. Trên báo Lao động tháng 2 chỉ có 15 bài điều tra, con số này ở báo Tiền phong là 20. Cá biệt, trên báo Lao động, trong tháng 10/2014 có tới 68 bài. Tuy nhiên, trong số hơn 500 bài điều tra, chỉ có 54 bài điều tra có sử dụng kỹ năng nhập vai, chiếm 10,73%, còn lại sử dụng các phương pháp khác như tài liệu, quan sát, phỏng vấn. 10,73% Bài điều tra nhập vai Bài điều tra không sử dụng kỹ năng nhập vai 89.27% Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ bài báo điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai (%) 27
  34. 2.1. Các lĩnh vực điều tra thường sử dụng kỹ thuật nhập vai Đề tài của các bài báo điều tra rất đa dạng, thuộc mọi mặt của đời sống xã hội. Hễ là vấn đề tồn tại mâu thuẫn thì đều có thể trở thành đề tài của điều tra. Trong khi đó, nhập vai lại thường được sử dụng ở những lĩnh vực phức tạp, động chạm đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tổ chức. Khảo sát cho thấy các bài điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai thường thuộc các lĩnh vực: An ninh kinh tế , An ninh trật tự , Vệ sinh an toàn phẩm, Bảo vệ môi trường – sinh thái. 5.56% 20.37% An ninh kinh tế 44.44% An ninh trật tự Vệ sinh an toàn thực phẩm Bảo vệ môi trường - sinh thái 29.62% Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các bài điều tra có nhập vai phân theo lĩnh vực (%) 2.1.1. Lĩnh vực An ninh kinh tế An ninh kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm các mối quan hệ sản xuất – tiêu dùng. Đảm bảo cho kinh tế đất nước phát triển an toàn, vững mạnh là một nhiệm vụ cấp thiết có tính nền tảng. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm, dễ có nhiều sai phạm nảy sinh cần được phanh phui. Đây là lĩnh vực rất cần được sự vào cuộc của các nhà báo điều tra. Điều đáng nói là đối tượng vi phạm lại là những người có thế lực, tổ chức chặt chẽ nên không dễ gì khai thác thác thông tin từ đối tượng. Vì vậy, khi điều tra trong lĩnh vực này, nhà báo thường phải sử dụng phương pháp điều tra hơn cả. 28
  35. Có đến 44,44% bài điều tra có nhập vai liên quan đến lĩnh vực an ninh kinh tế. Trong đó có những đề tài nhức nhối, nan giải như làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, kinh doanh trái phép. Trong bài “Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ ma – Bài 1: Bất lực với mũ bảo hiểm giả” (báo Lao động – số 230 – ngày 2/10/2014), nhóm phóng viên Trần Phan – Minh Quân đã vào vai khách hàng để điều tra nạn làm giả, làm nhái mũ bảo hiểm. Loạt bài “Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới” của Thành An – Công Thắng – Thông Chí, “Buôn lậu “nóng” biên giới Tây Nam” của Hữu Danh trên báo Lao động viết về nạn buôn lậu hoành hành qua biên giới không thể kiểm soát nổi. Nhà báo đã phải nhập vai thành người mua hàng, hành khách, chủ hàng để thăm dò hoạt động của các con buôn. Có những đề tài lớn ở lĩnh vực này mà các nhà báo đều quan tâm. Viết về nạn sản xuất và tiêu thụ tôn giả trên thị trường, báo Lao động có loạt bài “Tôn giả lũng đoạn thị trường” (số 272 và 273 – ngày 20 và 21/10/2014) còn Tiền phong có loạt bài “Hoang mang trước "ma trận" tôn giả” (số 323 và 234 – ngày 19 và 20/11/2014). Trong các bài đó, các tác giả đều trong vai người đi mua tôn để thâm nhập các đại lý, các cơ sở sản xuất tôn giả. Bài “Loạn taxi “dù” ở Quảng Ninh” (báo Lao động - số 273 – ngày 21/11/2014), tác giả Nguyễn Hùng vào vai một người mua xe và phụ tùng cũ của một taxi “dù” đã giải nghệ để điều tra hoạt động ngang nhiên, tự phát, thiếu quản lý của loại hình xe này. Một số đề tài nóng, độc đáo trong lĩnh vực này cũng đã được triển khai, thể hiện sự nhạy bén của nhà báo. Trong bài “Bất thường đường dây đi Úc giá 350 triệu trên báo Tiền phong – số 303 – ngày 30/10/2014, phát hiện dấu hiệu lừa đảo của đường dây chiêu mộ người lao động đi Úc và Tây Ban Nha, nhóm phóng viên Kinh tế đã nhập cuộc điều tra. Để tiếp cận đối tượng, phóng viên đã quyết định vào vai 29
  36. một người có nhu cầu đi lao động, và ghi nhận những lời quảng cáo trên trời. Từ đó, phóng viên tìm hiểu được cách thức hoạt động, chiêu trò lừa đảo của đường dây này: đây là chương trình học viên đi theo hình thức cán bộ của Ban đi học do Cty Cổ phần XNK Tổng hợp và phát triển Trang trại Việt Nam- đơn vị độc lập “bảo trợ hoạt động cho Ban Kinh tế Trang trại và Ngành nghề nông thôn, đi 3 đợt/ năm, 10 người/đợt, giá 320 – 350 triệu cùng 120 triệu đồng tiền bảo lãnh, không cần chứng chỉ Tiếng anh, hứa hẹn nhiều quyền lợi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại khẳng định Cty Cổ phần XNK Tổng hợp và phát triển Trang trại Việt Nam không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cũng không đăng ký đưa lao động đi Úc. Qua đó càng có thể khẳng định tính chất lừa đảo, sai luật của đường dây này, cảnh báo đến người lao động cả nước. Bài “Một siêu thị trên QL1A hoa hồng cho tài xế 47%” (báo Tiền phong – số 314 – ngày 10/11/2014) là một tác phẩm tích cực trong phòng chống gian lận thương mại. Phát hiện dấu hiệu bất thường về hoạt động của siêu thị “ma” trên quốc lộ 1A, phóng viên Nam Cường đã thâm nhập vào siêu thị này với vai khách hàng, qua đó xác định được những bất thường của siêu thị, cụ thể: khi khách hàng tới nơi sẽ được mời uống một loại trà gây cảm giác hưng phấn, gặp gì cũng muốn mua (theo lời lái xe), sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cùng một sản phẩm nhưng khi thì nói của Việt Nam, khi lại bảo của Đài Loan, Pháp với thái độ lúng túng của người mời chào trong khi nhãn mác toàn chữ Trung Quốc. Sau khi trực tiếp mua đồ, phong viên phát hiện giá của các sản phẩm ở đây đắt gấp gần 6 lần hàng bày bán trên thị trường. Một điều bất thường nữa là công ty có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, tài xế được chi hoa hồng đến 47% tiền hóa đơn cùng 15.000 đồng/lượt chở. Đến tài xế còn thắc mắc “53% còn lại, họ lấy gì để trả lương, vận hành ”. Trong khi đó, cán bộ Quản lý thị trường lại không hề hay biết. Việc phát hiện, điều tra rõ vụ việc có tác động to lớn, làm trong sạch nền kinh tế, đảm bảo cạnh tranh công bằng cũng như quyền lời người tiêu dùng. 30
  37. Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, điều tra nhập vai thường tập trung ở những đề tài lớn như buôn lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, dịch vụ lừa đảo người tiêu dùng, người lao động, kinh doanh các mặt hàng chưa được cấp phép. Bằng phương pháp nhập vai, các nhà báo đã tiếp cận được những nhiều vụ việc, bóc trần nhiều đường dây, trong đó có một số vụ việc lớn mà nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì không thể tiếp cận được. Vai thường sử dụng nhất trong lĩnh vực này là vai khách hàng, hành khách. 2.1.2. Lĩnh vực An ninh trật tự Nếu kinh tế quản lý quan hệ giữa người mua– kẻ bán, giữa nhà nước – nhân dân về mặt sở hữu và quản lý tài sản thì An ninh trật tự lại đảm bảo về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân của con người trước những hành vi gây rối, lừa đảo, gây mất an toàn xã hội, cản trở việc quản lý xã hội. Đây cũng là vấn đề nhức nhối. Có những nhóm đề tài phức tạp, khó tiếp cận dưới danh nghĩa nhà báo, cần sử dụng nhập vai đó là: an ninh thông tin, an toàn GTVT, phòng chống tệ nạn xã hội Với đề tài an ninh thông tin, có những bài viết phanh phui hành vi mua bán thông tin cá nhân, lấy danh nghĩa công ty để lừa đảo khách hàng. Trên báo Tiền phong có loạt 2 bài “Đủ kiểu mua thông tin cá nhân” (số 297 – ngày 24/20/2014) và “Mua thông tin: Hé lộ nguồn cung cấp” (số 281 – ngày 28/10/2014). Khi thực hiện loạt bài này, tác giả Nguyễn Dũng đã nhiều lần trong vai khách hàng có nhu cầu mua danh sách khách hàng qua cả nhân viên môi giới và các trang mạng xã hội, qua đó điều tra cách thức giao dịch, đối tượng khách hàng cũng như nguồn cung cấp. Theo đó, nhà báo biết được hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều danh sách khách hàng bị tiết lộ, không chỉ cung cấp danh sách khách hàng, chúng còn đổi tên sim theo hình thức Tổng đài để tạo độ tin cậy cho khách hàng của người mua danh sách. Đối tượng mua thông tin các nhân thường là nhân viên kinh doanh của các công ty, ngân hàng, nếu là ngân hàng thì giá sẽ đắt hơn khoảng 1000 đồng/đầu số, trong 31
  38. khi thông thường chỉ 20 đồng. Đáng chú ý, dịch vụ này công khai trên các mạng xã hội nhưng không bị sờ gáy. Nguồn lộ thông tin này thường là lập trình viên cao cấp của các ngân hàng, các nhân viên đăng kiểm của Sở GTVT, nhân viên ngành thuế, người quen ở các nhà mạng Đây là hình thức ăn cắp thông tin cá nhân một cách tin vi, có sự móc nối hệ thống mà chắc chắn nhà báo không thể tìm ra, không được chia sẻ nếu không sử dụng nhập vai. Những thông tin mà nhà báo có được từ việc nhập vai phơi bày cho rất nhiều người biết về hình thức này để họ cảnh giác với thông tin cá nhân của mình, đồng thời buộc các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Nhiều khi sự nhập vai của nhà báo không xuất phát từ ý định ban đầu mà là nhờ “tương kế tựu kế”. Trong một lần bị một số máy lạ mời chào mua Sổ số kiến thiết, phóng viên Công Minh đã khéo dẫn dắt câu chuyện theo hướng kẻ lừa đảo mong muốn hòng xác đi đến cùng bóc trần đường dây này. Việc hóa thân vào một kẻ mê cờ bạc, cả tin đã khiến kẻ lừa đảo không hề nghi ngờ gì mà lộ ra ngay bản chất của mình. Sau đó, nhà báo phối hợp với công an triệt gọn đường dây này. Bài báo “"Dắt mũi" kẻ lừa đảo giả danh giám đốc công ty xổ số” đăng trên Tiền Phong – số 342 - ngày 8/12/2014 thực sự là đòn cảnh tỉnh cho những ai dễ cả tin vào những món hời từ trên trời rơi xuống, để không bị mắc bẫy những kẻ lừa đảo nữa. Đối với loại đề tài về những lĩnh vực khó khai thác, khó nhìn thấy như vậy, nhập vai càng là một phương pháp điều tra hữu hiệu hơn bao giờ hết. Trong lĩnh vực GTVT, sự an toàn của hành khách, an ninh các bến xe là điều được bạn đọc cũng như các cơ quan chức năng quan tâm hơn cả. Cụ thể là tình trạng lái xe ẩu, xe “dù” không phép, “cò” vé hoạt động ngày càng nhiều, tinh vi, nhiều chiêu trò, thậm chí manh động. Vì thế nhà báo cũng cần “biến hóa” khi điều tra đối tượng này. Xuất hiện các bài viết thuộc đề tài này như “Vé tàu Tết Ất Mùi 2015: Nhà ga báo hết, "cò" tung vé ra bán” (Minh Quân – Trần Phan, báo Lao Động - số 291 – ngày 12/12/2014), “Xe về tết 32
  39. nhồi nhét, "chặt chém"” (Hà Anh Chiến, báo Lao động - số 33 – ngày 9/2/2015), “Bất an "xe dù" ngày tết” (Lê Hà - Việt Hùng, báo Tiền phong - số 39 - ngày 8/2/2014), 2.1.3. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người, đây là lĩnh vực được công chúng rất quan tâm. Các đối tượng của điều tra trong lĩnh vực này thường là những hành vi gian dối của các tổ chức, cá nhân trong chế biến thực phẩm sử dụng những loại hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ để giảm chi phí thu lợi nhuận, không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ gây ảnh hưởng tức thì hoặc lâu dài đến người tiêu dùng. Có 2 mảng chính trong lĩnh vực này: kinh doanh các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm mất vệ sinh. Với tình trạng tràn lan các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, các nhà báo thường vào vai khách hàng để tiếp cận với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh để quan sát, tiếp cận việc kinh doanh các loại hàng hóa này. Phóng viên Nguyễn Hà có nhiều bài điều tra về mảng này đăng trên báo Tiền phong như “Bó tay với thịt ruốc giá rẻ” (số 315 – ngày 11/11/2014), “Mứt, bánh kẹo “3 không” bày bán tràn lan” (số 7 – ngày 7/1/2015), “Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc” (số 33 – ngày 2/2/2015), Trong đó đáng chú ý là bài “Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc” (báo Tiền phong, số 33 – ngày 2/2/2015). Ở bài này, phóng viên vào vai khách hàng mua bột ninh nhừ siêu tốc ở các chợ đầu mối. Lúc đầu một số chủ hàng còn e ngại không bán, chỉ khi phóng viên Nguyễn Hà mua một số mặt hàng gia dụng để tạo lòng tin thì chủ cửa hàng mới chịu tiết lộ những thông tin về loại hóa chất này. Qua đó, tác giả được chủ hàng, chủ buôn cho biết các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc từ Úc (?). Họ biết là hàng cấm nhưng vẫn bán vì thường các quán chè, phở thường có nhu cầu dùng để ninh nhanh 33
  40. các loại thực phẩm, giảm thời gian chế biến, giảm chi phí. Ngoài nhập vai để tiếp xúc với những người bán buôn, bán lẻ, tìm hiểu xuất xứ và tình hình tiêu thụ của mặt hàng này, tác giả cũng trực tiếp dùng thử bột này để quan sát. Ở mảng đề tài thứ 2, xuất hiện hàng loạt bài viết đi sâu điều tra quá trình sản xuất tại chính các cơ sở sản xuất như “Bột bắp + Hóa chất = Cà phê”, “Giết mổ gia súc, gia cầm ngoài vòng kiếm soát: Thực phẩm bẩn đến thẳng chợ” (báo Lao động – số 23 – ngày 28/1/2015), “Công nghệ mứt bẩn” (báo Tiền phong – số 34 – ngày 3/2/2015), “Bất an bữa ăn học trò” (báo Tiền phong – số 70 – ngày 11/3/2015), “Vào lò làm nước đá bẩn” (báo Tiền phong –số 82 – ngày 23/3/2015. Bên cạnh những vai đơn giản như khách hàng có nhu cầu mua buôn với số lượng lớn để tiêu thụ tại các tỉnh, tìm nguồn cung thực phẩm cho các nhà trường, những vai chỉ tiếp xúc nhanh, trong thời gian ngắn với các cơ sở sản xuất, còn có những bài mà tác giả có sự nhập vai rất sâu, có khi hóa thân làm công nhân trong suốt một tuần, trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình sản xuất, có điều kiện quan sát những hình ảnh, những hành vi mất vệ sinh ở nhiều thời điểm khác nhau, đem đến cho người đọc cái nhìn thấu đáo, hiểu rõ thực trạng an toàn vệ sinh tại các cơ sở chế biến này, qua đó, cảnh giác hơn với những sản phẩm mà mình dùng. 2.1.4. Lĩnh vực bảo vệ môi trường – sinh thái Môi trường sinh thái là lĩnh vực bao gồm các vấn đề liên quan đến sự tồn tại, phát triển của các yếu tố tự nhiên: tài nguyên khoáng sản (đất, nước, quặng ) động vật, thực vật quý hiếm, Trong số các bài điều tra nhập vai được khảo sát, chỉ có 3 bài thuộc lĩnh vực này, chiếm 5,56%. Tuy nhiên lại là những đề tài có lớn, có tác động to lớn, có liên hệ sâu rộng với môi trường tự nhiên, tài sản quốc gia và cuộc sống của con người và ghi nhận sự thâm nhập sâu, nhập vai hiệu quả của các nhà báo. Để phanh phui, triệt phá được đường dây buôn bán rùa biển (loài được bảo vệ đặc biệt, cấm mọi hình thức nuôi, nhốt, săn bắt, giết, vận chuyển, buôn 34
  41. bán) được cho là lớn nhất Việt Nam , nhà báo đã sử dụng nhiều “biện pháp nghiệp vụ” của nhà báo Ngoài theo dõi, dò hỏi người dân, nhà báo Hoàng Quân – Sơn Thành còn “nằm vùng” cùng với công an “hóa trang trinh sát” (từ dùng để chỉ nhập vai bên công an), “đóng vai” đủ các nghề để thâm nhập. Có khi các chiến sĩ công an hóa trang thành người đi thuê nhà xưởng, suýt mở được xưởng của C (một kẻ bắt giữ, buôn bán, chế biến rùa biển khổng lồ) ra để “xem hàng” trước khi đặt cọc. Còn quá trình nhập vai của phóng viên lại được tiết lộ nhiều trong bài “Ai là "ông trùm" thật sự của những "nấm mồ rùa biển lớn nhất Việt Nam"?” (Báo Lao động – số 280 – ngày 29/1/2015). Trong vai một người đi mua đất làm kho xưởng, nhà báo đã được người dân cung cấp nhiều thông tin giá trị về C (người nhiều khả năng là ông “trùm”) và đường dây buôn bán động vật hoang dã quý hiếm này, mà nếu biết là nhà báo hay công an thì vì sợ thế lực của C mà họ sẽ không cung cấp. Còn rất nhiều vai khác mà nhà báo không tiết lộ trong bài báo nhưng mỗi người đọc đều nhận thấy khả năng dấn thân, nhập cuộc, quá trình hóa thân gian nan của họ trong quá trình vạch trần và bắt giữ đường dây này (ngày 19/11/2014). Không đơn giản là kể lại câu chuyện, tác giả còn phân tích những chi tiết để khẳng định ông “trùm” thực sự là Hoàng Mạnh C chứ không phải Hoàng Tuấn Hải, người nhận là ông trùm và đã đứng ra nhận tội. Trong các bài viết, rất nhiều lần chính tác giả khẳng định hiệu quả của việc nhập vai. Sở dĩ phải nhập vai là vì đây là đường dây lớn, có tính xuyên quốc gia, đối tượng hết sức tinh vi, thế lực lớn, vô cùng bạo tàn. Ngay cả khi đã nhập vai, nhà báo đôi khi vẫn khó tiếp cận đối tượng, bị bảo vệ đe dọa hoặc “dứt dây động rừng”, khiến đối tượng chuyển lượng lớn hàng hóa đi chỗ khác Còn trong phóng sự điều tra “Rừng bảo tồn là con ngỗng béo!” (báo Lao động – số 8 – ngày 8/1/2015), để điều tra việc phá rừng bảo tồn mà một cán bộ kiểm lâm phản ánh, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thâm nhập sâu vào khu bảo toàn thiên nhiên Nà Hẩu. Anh đã trở thành một người đi rừng thứ thiệt, một cán 35
  42. bộ địa chất đi vào rừng tìm khoảng sản. Nhưng cũng chỉ vào đến suối là “chúng nó” (lâm tặc) kiên quyết đuổi, dọa nạt vì nghi ngờ là công an. Khi đó, 3 anh trinh sát đặc công lão luyện cũng phải “lầm lũi hạ sơn”, chỉ nhà báo là đi theo “gã rằn rì” trong tình trạng điện thoại mất sóng. Có những chi tiết thú vị, đặc trưng nghề nghiệp “Vứt chiếc xe Min – khơ bánh cuốn xích quẫy như con cá trê trong bùn đất ở rệ rừng, rút trong các túi hộp của quần rằn ri ra toàn bia, rượu, với gói mì tôm sống, anh ta mời chúng tôi dùng tạm. Không biết anh ta làm nghề gì, tên là gì, đưa chúng tôi đi đâu? Các máy quay bí mật là cái cúc áo, cái đồng hồ đeo tay cứ “tèn tèn” ghi hình trong lúc sợ vãi mồ hôi hột”. Trong cuộc gặp hiếm hoi với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, anh chia sẻ về chuyến đi này: “Nhớ nhất hôm đó là bị đói, đói dã man. Đi bộ từ sang sớm, đến 4h chiều mới được ăn trưa. Và đi bộ đến mức không tin là mình có thể sống sót, đến nửa đêm về đến xã Mỏ Vàng, bản Cánh Tiên. Ôi, cái tên bản rất hay mà rất dữ dằn, xã mỏ Vàng, rồi xã Đại Sơn, rồi xã Nà Hẩu, nghe tên đã sợ, đã huyền bí. Tôi ám ảnh nhất, đi bộ đến lúc nhìn thấy ánh sang le lói của đèn điện dưới thung lũng, tôi đã gào lên “Sống rồi!”. Nhưng đi bộ thêm 2 tiếng nữa thì mới gặp ngôi nhà đầu tiên. Các bạn đạo diễn, quay phim đi cùng, đều tin là mình khó sống sót khi xâm nhập vào cánh rừng đó, tôi đã rất áy náy lo cho họ, nếu mình có mệnh hệ nào thì chả sao, nếu họ bị “ngỏm” trong rừng thì mình ân hận lắm. Vì tội dụ dỗ họ đi theo tôi”. Sau nhiều ngày tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều loại người, từ lâm tặc đã “giải nghệ” đến cán bộ huyện nhà báo đã có những bằng chứng rất xác thực về sự tha hóa của cán bộ kiểm lâm, nạn bảo kê rừng với dấu hiệu “mua giấy phép” để chở gỗ ra khỏi rừng bảo tồn. Anh cũng cho biết: “Vụ đó, giờ đây, tất cả những người vi phạm là kiểm lâm đã bị kỷ luật, cách chức, điều chuyển công tác. Sau khi Lao động và VTV phát sóng (tôi điều tra và dẫn chương trình) thì Đài đã trao cho phóng sự điều tra đó giải phóng sự hay nhất của quý (4 tháng)”. 36
  43. 2.2. Các dạng nhập vai Để đạt được mục đích thu thập thông tin, bằng chứng phục vụ cho quá trình điều tra, tùy vào hoàn cảnh mà các nhà báo hóa thân vào các nhân vật khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Đôi khi chỉ là những vai đơn giản như một người khách đi mua hàng như vai người mua hàng về buôn ở tỉnh lẻ trong bài “Mứt, bánh kẹo "3 không bày bán tràn lan” (báo Tiền Phong- số 7 - ngày 7/1/2015) để có thể hỏi mà không bị chủ hàng xua đuổi. Cũng có khi nhà báo nằm vùng trong những cơ sở sản xuất trong thời gian dài để có thể theo dõi các đối tượng tỉ mỉ, có thể chụp ảnh, ghi hình, phải đối mặt với nguy hiểm khi bị phát hiện như vai công nhân trong bài “Vào lò làm nước đá bẩn” (báo Tiền Phong - số 82 - ngày 23/3/2015) . Cũng có khi nhà báo không chỉ “diễn” một “vai” mà có thể “sắm” rất nhiều “vai” để tiếp cận các đối tượng khác nhau, ở những hoàn cảnh tác nghiệp khác nhau. Ví dụ, trong bài “Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải Dương” (báo Tiền phong - số 7 - ngày 7/1/2015), tác giả Minh Đức có lúc phải vào vai một phụ xe tải để lân la hỏi chuyển người dân, có khi “hóa thân” làm thợ sửa điện thoại để tiếp cận phía sau bãi xe, làm thợ sửa chữa điện lực tiếp cận cột điện phía tường bao, quan sát từ trên cao. Qua khảo sát, có thể thấy được sự đa dạng trong các vai được sử dụng trong quá trình điều tra của các nhà báo. Có thể quy chúng vào một số vai điển hình: vai khách hàng, vai hành khách và một số dạng vai khác. Các dạng vai này xuất hiện với tần suất khác nhau. 37
  44. 35 30 25 20 Báo Tiền Phong 15 Báo Lao động 10 5 0 Vai khách hàng Vai hành khách Một số vai khác Biểu đồ 2.3. Tần xuất xuất hiện của các dạng vai trong các bài báo điều tra được khảo sát Nhìn biểu đồ có thể thấy, vai khách hàng thường xuyên được sử dụng nhất. Một số dạng vai khác bao gồm những “vai” xuất hiện chỉ 1 hoặc 2 lần, chiếm tỷ lệ thấp. 2.2.1. Vai khách hàng Vai khách hàng là vai được sự dụng phổ biến nhất trong điều tra nhập vai. Trong tổng số 54 bài báo điều tra có nhập vai, có tới 31 bài mà các nhà báo sử dụng loại vai này, chiếm 57,41%. Các nhà báo rất ưa chuộng vai này. Bằng chứng là vai khách hàng có số lần xuất hiện nhiều nhất trên cả 2 báo. Số bài sử dụng vai khách hàng chiếm 42,31% (11 bài ) bài điều tra sử dụng nhập vai trên báo Lao động, con số này trên báo Tiền phong 71,43% (20 bài). Có thể thấy hàng loạt bài báo sử dụng vai này. Trên báo Tiền Phong có các bài “Đủ kiểu mua thông tin cá nhân” (số 297 – ngày 24/10/2014), “Bó tay với thịt ruốc giá rẻ” (số 315 – ngày 11/11/2014), “Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí” (số 90 – ngày 31/3/2015) hay loạt bài “Hoang mang trước “ma trận” tôn giả” (ngày 19 và 20/11/2014) 38
  45. Trên báo Lao động vai này cũng được sử dụng ở nhiều bài như “Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ "ma" - Bài 1: bất lực với mũ bảo hiểm giả” (số 230 – ngày 2/10/2014), “Loạn taxi "dù" ở Quảng Ninh” (số 273 – ngày 21/11/2014), “Giết mổ gia súc, gia cầm ngoài vòng kiếm soát: Thực phẩm bẩn đến thẳng chợ” (Số 23 – ngày 28/1/2015) hay loạt bài “Bánh kẹo Tết - nhãn hiệu nào cũng "nhái"” (ra ngày 14 – 15/1/2015). Đối với loại vai này, nhà báo thường đóng giả làm người mua hàng hóa, dịch vụ và sử dụng khi đối tượng điều tra là người bán hàng, người cung cấp các dịch vụ. Lúc này, nhà báo đem lại “lợi ích” (trực tiếp hoặc tiềm ẩn) cho đối tượng nên có điều kiện quan sát, phỏng vấn đối tượng mà không bị nghi ngờ gì, thậm chí nếu khéo léo khai thác, nhà báo còn được chia sẻ những thông tin có giá trị. Ví dụ, trong bài “Bột bắp + Hóa chất = Cà phê” (báo Lao động, số 23, ngày 28/1/2015), nhà báo Đặng Trung Kiên đã vào vai một người kinh doanh cà phê bột đi tìm mối hàng để tận mục sở thị các cơ sở sản xuất. Qua đó nhà báo có những quan sát “ngổn ngang can lọ đựng hóa chất, nguyên liệu toàn ngũ cốc”, Tin tưởng cùng là người buôn bán cùng mục đích kiếm lời, ông Ng.Q.H – chủ cơ sở rang xay cà phê K.Th.X (phường Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) – sẵn sàng chia sẻ : “Để cà phê giá rẻ thì bắp, đậu nành phải chiếm tỉ lệ 70 – 80% trở lên. Muốn cà phê có màu sắc đẹp, mùi vị thơm, phải pha cả chục loại hóa chất như CNC tạo quánh, caramen tạo mùi, chất tạo bọt trắng và nhiều loại hương liệu khác nhau, tỉ lệ ra sao thì mỗi người có một bí quyết riêng, cái này tôi không tiết lộ được”. Ông còn cho nhà báo biết mỗi ngày dư sức giao 1000kg cà phê thành phẩm. Cũng trong vai này, nhà báo được bà X giới thiệu cho các chai hóa chất có tại xưởng và ghi nhận được thái độ tỉnh bơ của bà X đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm “Tôi làm cà phê này lâu rồi, khách hàng nào cũng uống, không thấy ai bị gì cả”. 39
  46. Có những kiểu đóng khách hàng phức tạp hơn, nhà báo tham gia một phần vào đường dây, một quy trình nào đó, cần sự khôn khéo, tỉnh táo. Như vai người đi xin việc làm trong bài “Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí” của Văn Minh – Ngô Bình đăng trên báo Tiền phong, số 90 ngày 31/3/2015. Khi vào vai một người đi xin việc làm, phóng viên không mấy khó khăn để tiếp cận một xe ôm, kiêm “cò” tên Hưng và được chở đến trụ sở công ty H.S.Q (phường An Lạc, quận Tân Bình). Tại đây, nhà báo được yêu cầu nộp CMND. Nếu lúc này nhà báo nộp CMND cho công ty thì đã dính “bẫy”. Nhưng bắt thóp được chiêu lừa đảo này, nhà báo nhanh chóng chuyển hướng nói là tìm việc làm cho em gái, vì vậy mới thoát được, hơn nữa lại được nhân viên chia sẻ thêm rằng nếu là nữ mà còn trẻ, dưới 25 tuổi thì có rất nhiều đầu việc nhẹ nhàng, lương cao như làm nhân viên phục vụ quán nhậu, karaoke, lương cơ bản 2,5 triệu đồng/tháng. Cũng trong vai người đi tìm việc, tác giả tiếp cận được những người đến trung tâm này và được cho biết họ đều bị yêu cầu nộp CMND bản gốc, kí vào tờ giấy thỏa thuận để công ty đăng ký giấy tạm trú, sau khi kí thỏa thuận nếu đổi ý hoặc làm không quá 3 ngày, muốn lấy lại CMND thì phải trả cho công ty số tiền 300.000đ. Nhìn chung, đây là dạng vai đơn giản, có thể dễ dàng áp dụng và ít có rủi ro. Các phóng viên thường sử dụng dạng vai này trong những vẫn đề điều tra ít phức tạp. 2.2.2. Vai hành khách Để điều tra hoạt động của những xe cóc, xe dù, xe quá tải, nhà báo thường đóng giả làm hành khách, trực tiếp có mặt trên các chuyến xe này. So với vai khách hàng, vai hành khách có tần suất xuất hiện ít hơn vì chỉ phục vụ các đề tài điều tra ở một số lĩnh vực nhất định đặc biệt là GTVT. Trong số các bài báo khảo sát, có 10 lần nhà báo xuất hiện với vai hành khách (chiếm 18,52%), nhưng chủ yếu ở các bài điều tra trên báo Lao động, trên báo Tiền Phong vai này chỉ xuất hiện một lần trong bài “Bất an "xe dù" ngày tết” (số 39 – ngày 8/2/2015) của Lê Hà – Việt Hùng. 40
  47. Khi thực hiện bài viết này tác giả đã vào vai một hành khách đón xe Gia Lai để ghi nhận tình trạng hoạt động của bến cóc, xe dù và “cò” tại các bến này. Theo đó, nhà báo dễ dàng tiếp cận được “cò” tại bến xe Đắk Lắk. Anh này ra sức mời chào và giới thiệu xe cho nhà báo. Trực tiếp lên xe đó, phóng viên ghi nhận tình trạng vô tổ chức: đi không lộ tuyến, tấp vào bờ nọ bụi kia để chờ khách, thậm chí còn quay ngược xe 3 – 4 lần để đón khách, chạy chậm, kéo rèm khi có gặp CSGT. Cả những chiêu trò như “cò” đóng giả làm khách hàng để hành khách tin là xe đông khách sắp chạy, xin tiền khách đi đổ dầu để kéo dài thời gian cũng được tái hiện. Nếu quan sát từ bên ngoài thì khó có thể nhận biết những hiện tượng đó. Khi là một hành khách trên xe, phóng viên có thể chứng kiến “tài xế không cài dây bảo hiểm, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bấm còi inh ỏi”, trực tiếp trải qua những phút “mất hồn” khi xe độ ngột phanh gấp khiến cả xe lao đầu về phía trước, làm cho độc giả như cũng sống trong cảm giác đó. Trong loạt bài “Xe về Tết nhồi nhét, "chặt chém"” (báo Tiền phong ngày 9 – 10/2/2015), nhóm phóng viên đã ghi nhận nhiều hiện tượng đáng lo ngại trên các xe khách ở Hà Nội và TP.HCM. Trong vai hành khách, các phóng viên đã lên nhiều xe, tại nhiều bến khác nhau, trực tiếp chứng kiến tình trạng quá tải, nhồi nhét khách của các nhà xe. Đáng chú ý nhất là hiện tượng nâng giá tùy tiện của các nhà xe và và cách thức qua mặt CSGT, lý giải vì sao chúng chở quá tải có khi tới 60 – 70% mà không bị xử lý. Theo đó, nếu chạy đêm qua các trạm kiểm soát, nhà xe tắt đèn, yêu cầu hành khách phải kéo rèm kín, cúi rạp người xuống để không bị phát hiện. Nếu lỡ bị “tuýt còi”, lơ xe chỉ xuống vài phút mang theo tờ giấy kẹp đôi thì xe lại nhanh chóng tiếp tục hành trình. Trong quá trình thực hiện loạt bài “Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới” (báo Lao động, ngày 18, 20, 21, 22 và 23/10/2014), nhóm phóng viên báo Lao động đã mất rất nhiều ngày quan sát tại các cửa khẩu, nhà ga và ghi nhận nhiều hình ảnh về hoạt động sôi động, ngang nhiên các đầu nậu. Để tìm 41
  48. hiểu quá trình vận chuyển hàng lậu cũng như việc kiểm soát của các nhân viên an ninh, phóng viên đã lên tàu, vào vai một hành khách. Trên chuyến tàu Đồng Đăng – Hà Nội, phóng viên đã xác định được những ga tàu đỗ lâu cho cửu vạn hạ hàng. Tuy nhiên, khi chụp ảnh hàng hóa và cảnh khuân vác hàng trên tàu, phóng viên đã bị nhân viên tàu chất vấn. May thay nhờ “mác” hành khách mà các anh vẫn được ở lại trên tàu, chỉ bị nhắc nhở: “Đi tàu để ngồi im, không chụp chiếu gì hết”. Nhờ vậy, phóng viên mới có điều kiện tiếp cận với các cửu vạn trên tàu “diễn” tiếp vai chủ hàng và được cho biết về dạng hàng hóa “Mỗi bao tải hay thùng hàng đều trộn lẫn giữa hàng có đầy đủ giấy tờ và hàng lậu, tỉ lệ chia là 40% hàng lậu, 60% hàng có hóa đơn, chứng từ” và quy trình kiểm tra hàng hóa trên tàu. Phóng viên Thành An (báo Lao động) chia sẻ riêng với tôi: “Đấy là người bình thường giơ máy ảnh lên chụp mà họ đã “rằn mặt” như vậy rồi, nếu biết là phóng viên thì chắc chúng tôi đã bị đuổi khỏi tàu, bị đập vỡ máy ảnh không chừng. Những lúc như thế không thể sử dụng danh nghĩa nhà báo được”. Như vậy, nhập vai hành khách cũng thuộc dạng vai đơn giản, thông thường ít nguy hiểm. Chỉ trong một số tình huống phóng viên phải đối mặt với nguy hiểm rình rập, đòi hỏi xử trí linh hoạt, khéo léo. Trong tình huống kể trên, bất lợi mà phóng viên gặp phải xuất phát từ sai sót, thiếu kỹ năng khi tác nghiệp. 2.2.3. Một số dạng vai khác Ngoài những loại vai thường được sử dụng như khách hàng, hành khách còn có một số loại vai “độc” chỉ xuất hiện ở một hoặc một số bài. Các vai này tuy ít xuất hiện nhưng lại thể hiện sự vai nhập độc đáo, đậm tính cá nhân, thể hiện sự sáng tạo của các nhà báo, của đề tài điều tra. Ở đó, có những đề tài có tính chất riêng biệt, tác giả lại có những cách nhập vai phù hợp. 2.2.3.1. Vai lái xe Trong bài “Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải Dương” đăng trên báo Tiền Phong - số 7- ngày 7/1/2015, phóng viên Minh Đức đã “biến hóa” thành 42
  49. nhiều vai, nhưng xuyên suốt nhất là vai tài xế xe tải. Trong vai một phụ xe tải vừa về tới ngã ba Tiền Trung, Thành phố Hải Dương, phóng viên lân la hỏi người dân để tìm được bãi đất trống được coi là một địa điểm nức tiếng về việc “đập hộp” container, rút ruột gas, xăng dầu từ các xe bồn. Vẫn trong vai xe tải, phóng viên tiếp cận cổng khu đất hỏi thuê chỗ đỗ xe thì nhận ánh mắt soi mói và cái lắc đầu của bảo vệ “Ở đây chỉ cho thuê chỗ sang hàng chứ không cho thuê chỗ đậu nếu sang hàng thì phải trả 100 nghìn đồng/giờ. Việc nhập vai làm lái xe tạo cơ hội cho tác giả tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khác nhau để có được những thông tin về bãi sang hàng này như “ khoảng 3 năm trở lại đây, khu vực ngã ba Tiền Trung trở thành địa điểm hoạt động nhộn nhịp của cánh xe tải, xe bồn, xe container. Tại đây, các xe tải thường vào bãi, sau đó rút ruột hàng hóa để bán kiếm tiền. Nếu là xe gas, tài xế sẽ đáp bãi chừng 20 – 30 phút để chiết nạp gas trực tiếp từ xe bồn vào các bình nhỏ rồi bán cho xe phân phối gas với giá hời. Thời gian chiết nạp rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút là nạp đầy 1 bình 12 kg. Như vậy, tài xế chỉ cần “rút” khoảng 10 bình đã có vài triệu bỏ túi”. Chia sẻ về quá trình thực hiện phóng sự điều tra này, phóng viên Minh Đức cho biết anh đã “hóa thân” vào rất nhiều vai chứ không chỉ một vai lái xe. Anh cho biết: “Trong bài này, việc điều tra không mấy nguy hiểm, điều khó khăn nhất là phải tiếp cận và quay lại, chụp được cận cảnh rút ruột xăng dầu”. Sử dụng flycam (thiết bị bay điều khiển từ xa dùng để chụp ảnh và quay phim từ trên không) cũng không phát huy tác dụng, anh phải vào vai thợ sửa điện thoại, điện lực để tiếp cận, quan sát hoạt động của đối tượng. Nhưng những hình ảnh trong bài viết lại có được từ ban công của một nhà nghỉ - nơi anh vào vai khách làng chơi trong nhiều ngày để theo dõi thời gian và cách thức hoạt động của bãi sang chiết. Nhờ nhập vai thành công mà phóng viên ghi nhận những đặc điểm hoạt động của đối tượng “các đối tượng có hành vi rút ruột giá, xăng dầu hoạt 43
  50. động khá tinh vi, lúc thì lắp ống chiết trực tiếp sang xe tải nhỏ có thùng kín, lúc thì chúng đưa xe vào bụi cây hoặc nấp sau xe của đồng bọn”. Tương tự, để thực hiện loạt bài “CSGT tỉnh Nghệ An: Nhiều sai phạm khi thực thi công vụ” (báo Lao động – ngày1-2/10/2015), nhóm phóng viên Lâm Hưng Thơ – Hồng Triều đã kì công theo dõi nhiều ngày để ghi lại hoạt động CSGT chính xác đến từng giờ, từng phút, từng biển số xe, lặp đi lặp lại cách kiểm tra trong chưa đầy 5 giây của CSGT. Chiều 14/9/2014, phóng viên leo lên chiếc xe tải nhỏ mang BKS 37C của lái xe L, chở xi măng từ phía bắc vào Vinh trên QL1A. Chính xe này cũng phải nấp vào một đường nhỏ vì sợ bị “làm luật”. Từ vị trí dừng này, phóng viên có dịp “mục sở thị” cách làm việc của CSGT tại chốt này và lắng nghe tâm sự của lái xe L. 2.2.3.2. Vai bệnh nhân Trong bài điều tra “Đường đi của máu” (báo Lao động – số 287 – ngày 8/12/2014), nhóm phóng viên Khương Quỳnh – Minh Quân – Phùng Bắc đã vào vai bệnh nhân “lê la” ở nhiều bệnh viện như Trung tâm Truyền máu của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM. Nhờ đó, họ quan sát cảnh tượng những người đi bán máu chầu trực tại bệnh viện từ rất sớm, ghi lại hình ảnh những người phụ nữ ăn mặc xuề, có khi còn khoác đồ ngủ; những người đàn ông khuôn mặt hốc hác tụm năm tụm ba ngồi chia sẻ kinh nghiệm. Các tác giả đã mắt thấy, tai nghe và ghi lại những tâm sự, những cảnh đời éo le, vì trang trải cho cuộc sống mà coi bán máu như một cái nghề. Trong vai là người đi bán máu, phóng viên được một cậu sinh viên chia sẻ chân tình rằng mặc dù hẹn 7h sáng, nhưng 6h sáng cậu đã phải có mặt để lấy số thứ tự. Những người xét nghiệm đầu tiên thường được lấy tiểu cầu ngay trong buổi sáng, nếu “đậu”. Còn những người tới muộn phải tới chiều hoặc ngày hôm sau. Mỗi đơn vị tiểu cầu được bồi dưỡng 468.000 đồng và một vỉ thuốc sắt. Trong khi lúc đầu cậu còn phủ nhận việc mình đi bán máu, nói rằng chỉ đi cùng bạn. Khi biết phóng viên là người lần đâu đi bán máu, ông Tuấn 44
  51. cũng sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình. Qua những tâm sự ấy, nhà báo phát hiện ra một nghịch lý đó là những người bán máu đều ẩn dưới danh nghĩa “hiến máu tình nguyện” và cũng chỉ nhận được phần quà tặng của những người hiến máu. Nhiều người bán máu đã “qua mặt” các cơ sở y tế bằng cách đến nhiều cơ sở y tế khác nhau để bán được nhiều lần. Không chỉ giả làm người bán máu để tiếp cận các nhân vật mà trong phóng sự này nhà báo đã thực sự tròn vai khi trực tiếp bán máu và ghi lại những dòng cảm xúc này:“Bản thân chúng tôi khi cầm trên tay 468.000 đồng – gọi là đồng tiền xương máu theo đúng nghĩa đen – cũng thấm thía một cảm xúc buồn tủi khó tả”. Trong một đề tài khác về y tế, Ngô Đào, phóng viên báo Tiền phong đã có mặt tại bệnh viện Ung bướu và bệnh viện Đại học Y Dược đều ở TP.HCM để tìm hiểu tình trạng lộng hành của “cò” bệnh viện. Vào vai một bệnh nhân đi khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y được, phóng viên bị một người đàn ông tên Kiến, khoảng 60 tuổi mặc đồ có logo đội xe ôm tự quản bám theo chào với lời hứa hẹn đưa thẳng tới bác sĩ khám nhanh không phải xếp hàng và yêu cầu bồi dưỡng 150 nghìn đồng. Khi được phóng viên đồng ý, “cò” ghi địa chỉ rồi hẹn đưa đi khám. Đây chỉ là một trong những hình thức cò kéo bệnh nhân tại đây. Được mời chào nhiệt tình như vậy nhưng ngay khi “cởi bỏ” vai bệnh nhân, phóng viên lập tức đối mặt với nguy hiểm. Cụ thể, trong một lần chụp ảnh công khai tại bệnh viện Đại học Y Dược, phóng viên bị 3 người đàn ông bao vây dọa nạt, đòi cướp điện thoại, phải nhờ những người khám bệnh can thiệp mới thoát thân. Cũng trong vai người bệnh, phóng viên được một cò ở bệnh viện Ung bướu đưa đến phòng khám số 8. Tuy nhiên phóng viên lại phát hiện ra một điều bất thường: biển phòng khám lúc nửa đêm không phải phòng khám số 8 nữa mà thay vào đó là biển hiệu phòng khám 22 Bảo Anh với quảng cáo do bác sĩ Tùng và bác sĩ Hồng Phượng của bệnh viện Ung bướu khám. 45
  52. Như vậy, nhập vai đóng vai trò quan trọng tạo nên giá trị thông tin cho bài báo “"Cò" lộng hành bệnh viện” đăng trên báo Tiền Phong – số 309 – ngày 5/11/2014. 2.2.3.3. Vai công nhân Trong tất cả các bài báo khảo sát, vai này chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong bài “Vào lò làm nước đá bẩn” đăng trên báo Tiền phong – số 82 – ngày 23/3/2015. Trong bài này, nhóm phóng viên TP.HCM đã thâm nhập vào cơ sở sản xuất nước đá P.A.T ở ấp Xuân Thới Đông 2, huyện Hóc Môn bằng cách làm công nhân tại xưởng này trong vòng 1 tuần. Quá trình làm công nhân tại đây, nhóm phóng viên không chỉ quan sát tình trạng mất vệ sinh tại đây mà còn trực tiếp tham gia sản xuất, vận chuyển đá bẩn, nắm rõ nhân lực cũng như công nghệ sản xuất đá của xưởng này. “Ở khu vực sản xuất, hàng trăm khay đá hoen rỉ phơi giữa sân nhà không được che chắn. Các công nhân mở vòi nước được lấy từ nước giếng lên cho vào các khay đá đầy nước, họ dùng chân đạp vào khuôn để chạy đông. Sau nhiều tiếng, đá được làm đông, công nhân dùng tời đưa các khuôn đá lên từ hầm, sau đó nhúng vào một hố nước để rã động và đưa lên sàn nhà để lấy đá ra từ khuôn”. Đặc biệt, tác giả đã có những quan sát, miêu tả cụ thể, ghi lại được từng lần tiểu bậy của công nhân trong chính khu sản xuất, ngay bên cạnh những khay đá vừa ra lò. Bài viết có những đoạn như “ Ngày 7/3, sau khi lôi đá ra từ khay (hàng trăm cây đá nằm bê bết trên sàn nhà lênh láng nước), Giang, một công nhân làm ở đây cô tư kéo quần tè vào vũng nước nơi để đá chuẩn bị đi giao. Nước tiểu theo đường dẫn, trong chốc lát hòa vào dòng nước rỉ rả trên sàn gạch”. Phóng viên không chỉ quan sát ban ngày mà còn theo dõi được cả quy trình làm việc ban đêm, chứng kiến một thanh niên đi tiểu đúng chỗ sản xuất 46
  53. đá đến 3 lần. “Sau khi thanh niên này tè bậy, vài cục đá rơi khỏi bao xuống gần chỗ nước tiểu. Anh này không ngần ngại nhặt lên cho vào bao”. Nếu không đóng giả làm công nhân của xưởng, tác giả không thể nào ghi lại được những chi tiết rùng rợn như vậy. Trong vai một công nhân, phóng viên có thể quan sát một cách công khai, tìm được những góc quan sát thuận tiện nhất, chụp ảnh, ghi hình mà không bị cản trở. Trong khi đó, sử dụng quan sát thông thường, trong vai trò một nhà báo, tác giả chỉ có thể quan sát một số hiện tượng bề nổi như các khay đá hoen gỉ, bụi bặm, người lao động cởi trần, hút thuốc, động không đeo găng tay, đá có màu ố vàng, lấm tấm cát bụi Những chi tiết đó chỉ cần để ý sẽ thấy ngay nhưng những hình ảnh đắt giá trong bài như đã dẫn chứng trên đây thì không thể khám phá được nếu như không “nằm trong lòng địch” và cũng khó lòng thuyết phục độc giả nếu chỉ được kể qua lời của các công nhân khác. Công nhân là một nghề nghiệp vất vả, đòi hỏi sự kiên trì. Trong lúc đóng vai, tác giả lại phải chú ý quan sát nên phóng viên phải hết sức ý thức “vai” của mình. Hơn nữa, quá trình theo dõi như vậy không tránh khỏi những rủi ro nếu bị phát hiện. Bởi vậy, bài viết thể hiện sự nhập cuộc sâu, nghiêm túc và khả năng quan sát tinh tế của tác giả. 2.2.3.4. Vai con bạc Trong mấy ngày liên tiếp vào vai một con bạc sang Tà Mâu đá gà, phóng viên Hữu Danh đã không gặp bất kỳ một trở ngại nào mà vẫn nắm được chi tiết cách thức hoạt động của đường dây đưa người sang các casino ở Campuchia đánh bạc. Trong hành trình sang Campuchia “đánh bạc”, tác giả đã qua một “chốt” của biên phòng mà không cần giấy tờ gì. Khi phóng viên đưa hộ chiếu ra, người trực chốt còn nói “Chỗ này không dùng hộ chiếu chỉ giải quyết cho dân Vĩnh Ngươn, có chứng minh nhân dân biên giới mới được qua. Nhưng thực tế nhiều người từ TP.HCM, Tiền Giang, Long An đều được giải quyết cho qua. Qua một “chốt” nữa thì chỉ cần nộp 2.000 đồng để “sửa đường cho mấy 47
  54. anh đi” xe máy qua casino. Đặt chân đến casino, phóng viên còn được biết có dịch vụ gửi xe miễn phí, có xe đưa đón tận nơi. Trong vai là một con bạc, tác giả có điều kiện quan sát cấu trúc của casino, cách thức hoạt động cũng như chi tiết giá từng lần độ, sự ăn thua trên từng ván độ. Qua đó, nhà báo cho thấy sự hấp dẫn của hình thức cờ bạc này, đồng thời lý giả vì sao sang Campuchia đánh bạc chỉ mất phí mua đường có 2000 đồng mà lại được xe chở tận nơi, miễn phí. Đó là bởi siêu lợi nhuận từ đá gà mang lại khiến những dịch vụ kia chẳng thấm tháp vào đâu. Hơn nữa, quá trình nhập vai cho người đọc thấy sự buông lỏng quản lý, thậm chí là thông đồng, bảo kê của lực lượng chức năng nơi cửa khẩu đã tiếp tay cho đường dây này ngang nhiên hoạt động. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ưu điểm Các bài điều tra nói chung và các bài điều tra có sử dụng kỹ thuật nhập vai trong phạm vi khảo sát đã đề cập được những vấn đề nóng hổi, bức xúc trong xã hội, tố cáo những tiêu cực, sai phạm trong mọi lĩnh vực xã hội, từ đó có giá trị và ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng và cải tạo xã hội. Từ những vấn đề đơn giản như hiện tượng hàng hóa siêu rẻ bày bán tràn lan, xe chở quá tải, chặt chém, đến đi sâu vào những vấn đề phức tạp của xã hội như buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, phá rừng, buôn bán động vật quý hiếm Đặc biệt, lĩnh vực An ninh kinh tế và An ninh trật tự được cả 2 báo rất quan tâm. Số lượng bài tương đương nhau. Trong đó, nhiều đề tài từ lâu đã trở thành “mảnh đất vàng” cho thể loại điều tra cũng như đòi hỏi kỹ thuật nhập vai như buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, các hình thức lừa đảo, kinh doanh trái phép Báo Tiền phong thường hướng đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ưu thế hơn hẳn so với Lao động. Bằng chứng là trên báo Tiền phong có 9 bài thuộc lĩnh vực kinh tế, chiếm 81,82% số bài điều tra nhập vai thuộc lĩnh vực này và 32,14% số bài điều tra có nhập vai trên báo này. 48
  55. Trong khi đó, báo Lao động lại vượt trội hơn hẳn báo Tiền phong về đề tài bảo vệ môi trường – sinh thái. Không có bài nào trên báo Tiền phong về đề tài này có sử dụng kỹ thuật nhập vai. Các tác giả chủ yếu dùng phương pháp quan sát hoặc chủ yếu phản ánh. Trên Lao động chỉ có 3 bài, chiếm 5,56% số bài điều tra có nhập vai và 11,54% bài điều tra nhập vai trên báo này, nhưng là những vụ án lớn, quan trọng, giúp vạch mặt loại tội phạm nguy hiểm, hung hăng, những đường dây được tổ chức chặt chẽ, có tác động sâu sắc đến công tác bảo vệ môi trường – sinh thái. (Bảng 2.3 - Phụ lục) Như vậy, các báo, các tác giả tìm được những vấn đề quan tâm chung để điều tra, xác định được những lĩnh vực điều tra đòi hỏi kỹ nhà báo phải nhập vai. Nhưng mỗi báo, mỗi nhóm tác giả lại có tùy vào quan điểm, năng lực riêng lại chú trọng hơn vào một số lĩnh vực, đề tài để làm nên đặc trưng, thế mạnh, màu sắc riêng của mình, để dễ dàng ghi dấu ấn trong một hoặc một số nhóm độc giả nhất định. Với mỗi lĩnh vực, đề tài cần sử dụng nhập vai, các nhà báo đã nhập vai đúng lúc, phù hợp. Sự đúng lúc thể hiện ở chỗ các tác giả chỉ nhập vai khi cần thiết. Báo Lao động là một tờ báo rất mạnh về mảng điều tra, nhưng phần lớn các bài điều tra đều sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn. Chuyên mục “Điều tra theo đơn thư bạn đọc” chiếm số lượng lớn bài điều tra trên báo này. Đề tài của các bài viết xuất phát từ thông tin bạn đọc phản ánh. Theo đó, nhà báo thường nghiên cứu vụ việc qua tài liệu mà người tố cáo cung cấp để phát hiện dấu hiệu sai phạm, có sử dụng phỏng vấn đối tượng liên quan đến vụ việc để làm rõ các chi tiêt liên quan đến vụ việc. Thường trong các vụ việc đó, nhà báo sử dụng đúng danh nghĩa, chức danh của mình để thu thập thông tin. Hoặc để lật lại các vụ án oan sai đã qua lâu theo thời gian, các tác giả cũng qua phân tích hồ sơ vụ án, qua lời kể nhân vật. Đó là sự việc không còn tồn tại ở thực tại, không thể sử dụng “nhập vai” để hòa mình vào nhân vật 49
  56. nữa. Hơn nữa, việc tiếp xúc với các nhân vật lúc này cũng không có gì phải giấu giếm, che đậy. Trái lại, ở những vụ việc đang xảy ra ở thời điểm hiện tại, chưa được khám phá hoặc chưa khám phá hết, đối với những đối tượng điều tra phức tạp, có nguy cơ gây nguy hiểm cho nhà báo như buôn lậu, các đường dây lừa đảo thì nhập vai là cần thiết. Các bài điều tra nhập vai trong phạm vi khảo sát đảm bảo yếu tố đó, không có trường hợp nhập vai một cách tùy hứng, bông đùa, thiếu mục đích. Trong cùng bài điều tra, tùy đối tượng tiếp xúc mà mà có lúc tác giả mới sử dụng nhập vai (tiếp cận với các đầu nậu, lâm tặc ), có khi nhà báo vẫn sử dụng danh nghĩa nhà báo (tiếp xúc với người dân, kiểm lâm, cán bộ phòng tổ chức quản lý ) Còn tính phù hợp thể hiện ở việc trong quá trình điều tra các nhà báo đã lựa chọn được những vai phù hợp với từng đề tài, từng điều kiện, hoàn cảnh. Ví dụ, điều tra về tình trạng “cò” bệnh viện thì đóng thành bệnh nhân, khi điều tra tình trạng cờ bạc xuyên biên giới thì đóng thành con bạc Việc nhập vai đúng lúc, xác định đúng vai của mình này đã khiến cho tác giả có khả năng thâm nhập vào câu chuyện một cách sâu nhất. Sử dụng đa dạng các dạng vai, kiểu vai. Trong đó, có nhiều vai sâu, phức tạp, độc đáo. Như đã phân tích ở trên, có các dạng vai chính là vai khách hàng, vai hành khách, một số dạng vai khác. Nhưng trong nhóm vai khách hàng cũng có nhiều dạng vai nhỏ: vai người tiêu dùng đi mua hàng, vai người đi buôn lấy số lượng hàng lớn, vai người mới mở trường mầm non đi tìm nguồn cung thực phẩm Hoặc cùng vai khách hàng, với phương thức lên các chuyến xe nhưng lại mang những mục đích khác nhau: có khi để quan sát tình trạng hành khách, có khi tìm hiểu con đường đi của hàng lậu, có khi để tìm hiểu hoạt động của cò 50
  57. Bên cạnh một số vai thường xuyên được sử dụng, có một số vai độc đáo như vai con bạc, vai công nhân, . Điển hình là trong bài “Theo dấu cây xanh vừa bị đốn hạ ở Thủ Đô” (báo Tiền phong – số 82 – ngày 23/3/2015), để tiếp cận xưởng để gỗ, tác giả đã mua một con diều, giả vờ làm rơi để có thể thâm nhập vào bên trong xưởng. Có khi tác giả sử dụng đa dạng các vai trong cùng một bài điều tra. Điển hình là bài “Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải Dương” (báo Tiền Phong - số 7- ngày 7/1/2015). Các tác giả chuẩn bị kỹ lưỡng cho “vai diễn” của mình. Thấm nhuần câu nói “không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”, trong chuyến hành trình đi rừng của mình, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã được xác định ngay từ đầu sẽ gặp ai ở từng chặng, phải nói những gì. Anh cũng luôn chuẩn bị máy ghi âm (chiếc cúc áo) hay máy chụp hình (đồng hồ đeo tay) Hơn nữa, các nhà báo cũng luôn tìm hiểu trước về đối tượng, luôn biết nghi ngờ , ví dụ khi điều tra về đường dây đi Úc giá 350 triệu, nhóm phóng viên đã định hình được chiêu thức lừa đảo của công ty này để có cách ứng phó phù hợp. Nhập vai linh hoạt Chuẩn bị không có nghĩa là áp dụng một cách cứng nhắc, bảo thủ. Trong các bài điều tra được khảo sát, các nhà báo tỏ ra khá linh hoạt khi nhập vai. Một ví dụ, khi nhà báo Nguyễn Hà nhập vai người tiêu dùng để hỏi bột ninh nhừ siêu tốc, lúc đầu, một số người bán hàng nói rằng không có mặt hàng này vì còn e ngại bị lộ. Nhà báo đã phải mua một số mặt hàng gia dụng để làm quen với chủ cửa hàng, tạo lòng tin với họ thì họ mới chịu bán hàng và hé lộ nhiều thông tin mà nhà báo muốn biết. Như vậy, để “diễn” được tròn “vai”, nhà báo đã có cách xử lý thông minh, ứng biến linh hoạt trong vai diễn của mình, biết “cắt vai”, “thoát vai” khi cảm thấy sự nguy hiểm. Khi điều tra về các hình thức lừa đảo việc làm qua các trung tâm mối giới, nhà báo đã không chịu giao nộp giấy tờ của mình ra mà nói rằng tìm việc cho em gái. Bằng sự thông minh, biến hóa, nhà báo đã tránh “tự sa lưới”. 51
  58. 2.3.2. Hạn chế Chủ yếu sử dụng các loại vai đơn giản Các loại vai đơn giản là vai chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, có tính thời điểm, chủ yếu phục vụ quan sát. Bên cạnh nhiều bài điều tra sâu tìm ra chân tướng sự việc, đường dây lớn cũng có nhiều bài điều tra chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một phần vấn đề. Ví dụ, hầu hết các bài về tình trạng chặt chém ở các bến xe chỉ điều tra được phần nổi của vấn đề: cách thức kéo dài thời gian, cách lậu vé, các chiêu trò giả danh hành khách, cách qua mặt CSGT, còn vẫn chưa tìm được ai đứng đằng sau các nhà xe này, có sự bảo kê hay không ? Có thể thấy, đối với các loại vai đơn giản, mức độ điều tra cũng nhẹ nhàng, chỉ mới chạm đến một phần nhỏ vấn đề, nặng về phản ánh. Ít kiểu vai sáng tạo Các bài điều tra nhập vai thuộc phạm vi khảo sát cho thấy các nhà báo thường đóng những vai “na ná” nhau, tương tự nhau, “bắt chước” nhau trong những lĩnh vực, vấn đề nhất định, những vai mà hoàn cảnh nào cũng dùng được, ít tính thử nghiệm. Ít xuất hiện những vai “độc” có khả năng thể hiện tư duy riêng của tác giả. Chỉ có một số đề tài có tính đặc thù mới tìm ra một số vai độc nhất, độc độc đáo, độc đắc. Ví dụ vai con bạc, vai người rơi diều. Không ít lần nhà báo cũng gặp nguy hiểm do sơ hở trong nhập vai. Nguy hiểm chủ yếu đến từ sự đe dọa của các đối tượng bị điều tra. Ví dụ, trong bài “Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới” (báo Lao động, ngày 18, 20, 21, 22 và 23/10/2014), khi đã nhập vai hành khách để điều tra buôn lậu nhưng nhà báo lại chụp ảnh một cách công khai khiến cho nhân viên trên tàu để ý, dọa nạt, bám theo gây khó khăn hơn trog quá trình tác nghiệp. Tương tự, khi đóng vai bệnh nhân trong “"Cò" lộng hành bệnh viện” (báo Tiền Phong – số 309 – ngày 5/11/2014), phóng viên cũng bị nhóm bảo vệ quây vào uy hiếp vì sử dụng máy ghi hình. 52
  59. Những nguy hiểm đôi khi đến từ chính các nhà báo. Mặc dù chuẩn bị phương tiện, tâm thế rất sẵn sàng nhưng do không lường trước được quãng đường rừng quá xa và hiểm trở nên nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã mang thiếu đồ ăn, đi suốt đến chiều mới thấy nhà dân khi đã rã rời mệt mỏi. Hình thức thể hiện của một số bài điều tra chưa thực sự hiệu quả. Trên cả 2 tờ báo khảo sát, hầu hết việc nhập vai thể hiện bằng mô tuýp câu: “Trong vai người , chúng tôi ” sau đó nhà báo kể lại quá trình điều tra của mình. Mô tuýp này giúp người đọc định hình được vị trí, vai trò của tác giả trong câu chuyện để tiếp cận sự việc. Tuy nhiên, đôi khi nghe nhiều, nhìn nhiều một cách diễn đạt sẽ thấy nhàm chán. Hơn nữa, có những vai không cần phải nói ra, người đọc vẫn có thể hiểu được là nhà báo đang biến hóa thành ai. Ví dụ, điều tra việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì tất nhiên phải trong vai khách hàng. Phải làm cho vai diễn sống dậy trong từng câu chữ, qua cuộc trò chuyện với đối tượng mà không cần dùng đến lời mào đầu thì mới hiệu quả. Tuy nhiên cũng trong một số bài, việc các tác giả không lộ rõ “vai” của mình khiến người đọc cảm thấy không thỏa mãn. Ví dụ trong bài “Phá đường dây buôn bán rùa biển lớn nhất Việt Nam” (báo Lao động – số 273 – ngày 21/11/2014), tác giả Hoàng Quân rất nhiều lần khẳng định đã “đóng vai” đủ các nghề để thâm nhập, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ nhà báo, cùng “trinh sát hóa trang” với các chiến sĩ công an nhưng ít khi nhắc đến những nghề đó, những biện pháp nghiệp vụ đó là gì. Trong trường hợp này, việc “giấu vai” lại khiến người đọc rất nghi ngờ. Bởi vì trong cả bài viết, chỉ thấy hình ảnh của các trinh sát là chủ yếu, hình ảnh nhà báo khá mờ nhạt, thiếu chủ động. Người đọc dễ dàng đặt ra câu hỏi “Liệu nhà báo có “hóa thân” thật không? hay chỉ là đi theo, ghi lại những hoạt động của tổ điều tra?”. Ở một số bài viết, "vai” còn được diễn đạt không khớp với thực tế. Ví dụ trong loạt bài về buôn lậu ở Lạng Sơn, đã có những lúc phóng viên cùng với đoàn cán bộ Ban chỉ đạo 389 “hóa thân” thành dân buôn lậu (theo nhà báo Đinh Công Thắng) nhưng trong bài viết, cách thể hiện khiến cho người đọc có cảm giác như tác giả chỉ đứng từ xa quan sát bí mật. 53