Giáo trình Kỹ năng viết hồ sơ xin việc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng viết hồ sơ xin việc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_ky_nang_viet_ho_so_xin_viec.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kỹ năng viết hồ sơ xin việc
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) KỸ NĂNG VIẾT HỒ SƠ XIN VIỆC Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết và trình bày CV và thư xin việc sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, khả năng thành công của hồ sơ xin việc phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực cá nhân của các bạn, đôi khi còn kèm theo một chút “ duyên” và yếu tố” may mắn nữa. A . KỸ NĂNG VIẾT HỒ SƠ HS xin việc thường bao gồm: - Đơn xin việc (Cover Letter) - Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé) - Bằng cấp - Thư giới thiệu. - Các tài liệu chứng minh thành tích. I. Viết CV ( sơ yếu lý lịch - hồ sơ năng lực) Quả thật, hồ sơ tìm việc luôn là một loại “vũ khí” tối quan trọng khi người ta muốn tiếp cận các cơ hôị nghề nghiêp̣ . Thậm chí một số nhà tuyển dụng (NTD) chỉ cần xem một hồ sơ tìm việc trong 30 giây là đã có thể nhận ứng viên đó vào vòng phỏng vấn ngay! Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nay khá nhiều ứng viên lại gặp khó khăn trong việc viết hồ sơ. Điều trớ trêu ở đây là dù có khá nhiều thông tin đặc sắc về bản thân để giới thiệu với NTD nhưng họ lại không biết thể hiện chúng như thế nào! Vấn đề này thật ra không khó giải quyết. Chỉ cần nghiên cứu kỹ cách viết hồ sơ chuẩn mà chúng tôi hướng dẫn và chịu khó rèn luyện thì việc viết hồ sơ sẽ không còn là trở ngại với các bạn nữa. Để giúp các bạn dễ hiểu, chúng tôi sẽ hướng dẫn theo từng mục một: 1. Đầu tiên là mục Thông tin cá nhân. Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải ghi rõ số điện thoại và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất. Nếu NTD không biết làm cách nào để liên lạc với bạn thì dù hồ sơ của bạn ấn tượng đến mấy cũng vô ích! 2. Thứ hai là Mục tiêu nghề nghiệp ©Minh Khải Hoàng Trang 1
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) Chúng ta thường thấy các bạn viết “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kinh doanh trong ngành CNTT”. Viết như vậy thì rất khó thu hút được sự chú ý của NTD. Thay vào đó, bạn nên viết như sau: Với khả năng giao tiếp & thuyết phục khách hàng chuyên nghiệp cùng với những kiến thức & sự am hiểu sâu rộng trong ngành CNTT, tôi mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này. 3. Thứ ba là Học vấn. Trong mục này, bạn có thể tham khảo ví dụ sau: Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế (2008-2012) Các khoá học ngắn hạn: Nghệ thuật lãnh đạo - Brainbox VietNam Foreign Languages and Management Studies Training Center (2009) Giám sát bán hàng chuyên nghiệp – Trường doanh nhân Pace (2010) Kỹ năng giải quyết vấn đề - Trường doanh nhân Pace (2010) Bạn lưu ý là chỉ nên chọn những bằng cấp mới nhất và phù hợp nhất với vị trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ. Không NTD nào muốn phí thời gian để đọc những thông tin “thừa”, dù chúng có ấn tượng đến đâu. 4. Kế tiếp là mục quan trọng vào bậc nhất: Kinh nghiệm làm việc. Trong mục này, bạn không nên viết đơn giản là: “Tôi từng làm Nhân viên kinh doanh dự án trong hơn 3 năm tại công ty ABC”. Nếu viết như vậy, hồ sơ của bạn sẽ “chìm nghỉm” trong núi hồ sơ mà NTD nhận được vì họ không nắm được bạn đã làm gì và đạt được thành tích gì trong công việc cũ. Cách tối ưu ở đây là bạn nêu rõ những công việc mình từng đảm nhiệm ở vị trí nhân viên kinh doanh dự án ở công ty cũ và đặc biệt nhấn mạnh vào những thành tích đã đạt được: Tháng 10/2010 – Tháng 12/2012: Công ty ABC Vị trí : Nhân viên kinh doanh dự án ABC là một công ty chuyên nhập khẩu và phân phối hàng điện tử - điện lạnh. Nhiệm vụ chính: - Tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp; ©Minh Khải Hoàng Trang 2
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) - Giới thiệu sản phẩm, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm; - Làm hồ sơ thầu, bảng báo giá và hợp đồng; - Chăm sóc khách hàng hiện tại; - Tìm hiểu và cập nhật các thông tin về thị trường & các đối thủ cạnh tranh; - Lập báo cáo định kỳ ; - Hỗ trợ việc triển khai các kế hoạch marketing, xây dựng thương hiệu cho công ty. Thành tích đạt đƣợc: - Đạt và vượt chỉ tiêu doanh số trong liên tục 10 tháng đầu năm 2011; - Đoạt giải Best Sales (Nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất) trong 6 tháng liên tiếp của năm 2011; - Mở rộng mối quan hệ với hơn 1000 khách hàng; - Thắng giải Singapore Contest tháng 3/2012. Đây là giải thưởng hàng tháng dành cho nhân viên kinh doanh đạt 200% chỉ tiêu doanh số. 5. Cuối cùng, chúng ta đến mục cũng rất quan trọng là Điểm mạnh. Thay vì viết chung chung“Trình độ tin học văn phòng và tiếng Anh của tôi khá tốt”, bạn nên mô tả cụ thể những kỹ năng mình đã tích lũy được theo cách như sau: - Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point; - Giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát; - Kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục khách hàng tốt; - Kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp; - Kỹ năng làm việc nhóm khá tốt; - Đam mê tìm hiểu, khám phá sản phẩm CNTT công nghệ cao; Bạn thấy không nào? Việc viết một hồ sơ tìm việc ấn tượng không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần chịu khó tìm kiếm, chắt lọc những chi tiết đáng chú ý nhất về bản thân và quá trình làm việc cũng như trau chuốt câu chữ một chút, bạn sẽ có trong tay một hồ sơ 100 điểm. Đừng vì sự bế tắc trong cách diễn đạt ý tưởng lúc đầu mà bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Chúc các bạn nhanh chóng tìm được công việc mơ ước!. ©Minh Khải Hoàng Trang 3
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 6. Nguyện vọng đối với vị trí ứng tuyển Phần này bao gồm các nội dung chính là: nguyện vọng về môi trường làm việc, mức lương mong muốn, các chế độ khác, chúng ta nên ghi như sau - Nguyện vọng môi trường làm việc: Năng động, thân thiện, hòa đồng - Mức lương mong muốn: Thỏa thuận - Các chế độ khác: Theo quy định của công ty II. KỸ NĂNG VIẾT THƢ XIN VIỆC 1. Thƣ xin việc là gì? Trong tiếng Anh có cụm từ cover letter hay motivation letter, thường hay gửi kèm với CV khi nộp một hồ sơ ứng cử. Có thể dịch văn bản này là thư xin việc/thư bày tỏ nguyện vọng trong tiếng Việt. Nếu CV giúp người đọc biết được những cột mốc bạn đã từng trải qua thì cover letter giúp họ hiểu rõ hơn về các kĩ năng, kinh nghiệm cũng như nguyện vọng làm việc của bạn. Tóm lại thì đây là thứ giúp bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng mình phù hợp với vị trí đang ứng cử như thế nào. Thế nên, rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm đến thư nguyện vọng hơn là CV. Một lá thư nguyện vọng đạt tiêu chuẩn phải nhắc lại và làm rõ điểm mạnh của mình đối với những nội dung bạn đã đề cập trong CV. Khi đó, bạn sẽ không chỉ liệt kê thời gian kinh nghiệm, vị trí đã đảm nhiệm, phòng ban đã công tác, mà còn những thành tựu mà bạn đã từng đạt được. 2. Đề cập lý do ứng tuyển Có hai cách bắt đầu một lá thư xin việc nhiều người sử dụng nhất, đó là nói về thông tin tuyển dụng hoặc viết về bản thân mình. Cách đi thẳng vào thông tin tuyển dụng: - "Sau khi đọc được thông báo tuyển dụng của quý công ty tại trang web/báo cho vị trí , tôi viết thư này để gửi đến ông/bà hồ sơ ứng cử của mình". Cách nói về chính mình: - "Tốt nghiệp ngành tại trường , tôi có mong muốn tìm được một công việc trong lĩnh vực và đây là lí do tôi gửi đến ông/bà lá thư xin việc này" ©Minh Khải Hoàng Trang 4
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 3. Bắt đầu và kết thúc thƣ xin việc Nếu biết họ tên và chức danh người sẽ đọc hồ sơ ứng tuyển thì bạn hãy viết hẳn tên người đó ra. Điều này thể hiện rằng bạn rất lưu ý đến những chi tiết nhỏ nhặt trong tin tuyển dụng. - "Kính gửi ông Nguyễn Văn A," Còn trong trường hợp bạn không biết đích xác ai là người đọc thư tuyển dụng thì có thể viết: - "Kính gửi bộ phận nhân sự, công ty " Lưu ý là ở cuối thư bạn cũng phải đề câu kính ngữ: - "Trân trọng cám ơn" - "Xin chân thành cám ơn" 4. Thể hiện sự chủ động bằng cách nào? Để khẳng định tinh thần sẵn sàng và nguyện vọng làm việc của bản thân, bạn nên sử dụng những mẫu câu chủ động, cụ thể như: - "Tôi rất trông đợi phản hồi của quý công ty" - "Tôi rất sẵn lòng cung cấp thêm các thông tin cần thiết trong buổi phỏng vấn" - "Tôi rất mong được trình bày chi tiết hơn về các kĩ năng và kinh nghiệm của mình trong buổi phỏng vấn với quý công ty" 5. Viết gì khi có một số điểm chƣa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng? Không phải khi nào bạn cũng có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu tuyển dụng. Trong trường hợp chỉ thiếu 1, 2 kĩ năng yêu cầu, bạn vẫn hoàn toàn có thể ứng tuyển, với điều kiện thành thật chia sẻ về điểm cộng/điểm trừ của mình. Việc che giấu, lấp liếm sẽ khiến bạn gặp không ít rắc rối sau này, cho nên tốt nhất vẫn là nói thắng nói thật.Dưới đây là một số cách "phản biện" nếu khả năng tiếng Anh của bạn không đạt số điểm yêu cầu: - "Tuy điểm IELTS của tôi không đáp ứng được yêu cầu của quý công ty, nhưng tôi vẫn mong có được cơ hội phỏng vấn trực tiếp để có thể thể hiện khả năng ngoại ngữ nói của mình." - "Tuy không đạt đúng số điểm IELTS mà quý công ty yêu cầu, nhưng, cùng với ©Minh Khải Hoàng Trang 5
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) kinh nghiệm làm việc trong môi trường tiếng Anh suốt năm qua, tôi vẫn rất tự tin vào khả năng tiếng của mình." Tất nhiên những câu trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để một lá thư xin việc thực sự thu hút, cách tốt nhất vẫn là "thổi" vào đó thật nhiều tính cá nhân. B. NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRONG HỒ SƠ XIN VIỆC I. Tạo sự khác biệt với những thành tích Trong Hồ sơ xin việc của bạn, Kinh nghiệm làm việc sẽ là phần bạn phải trình bày nhiều nội dung nhất. Do vậy, đây cũng là nơi bạn có nhiều “đất” nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng (NTD) bằng phong cách viết của bạn, những từ ngữ bạn dùng và cách bạn tiếp thị bản thân mình. Thường thì trong phần Kinh nghiệm làm việc, bạn nên liệt kê những công việc có liên quan hoặc gần tương tự với vị trí đang ứng tuyển trước, sau đó đến các công việc đã trải qua. Với mỗi công việc, bạn nên liệt kê những thông tin sau: thời gian được tuyển dụng, chức vụ, tên của NTD, trách nhiệm và các thành tích bạn đạt được. Tuy nhiên, chỉ mô tả về công việc thì chưa đủ. Nếu có nhiều người ứng tuyển có kinh nghiệm giống nhau thì NTD sẽ thấy phát ngán và thậm chí chẳng buồn đọc Hồ sơ của bạn. Điều khiến cho bạn trở nên khác biệt, đồng thời gia tăng cơ hội trúng tuyển chính là các thành tích, hãy chuyển các trách nhiệm thành các thành quả cụ thể. Ví dụ: Bạn thường viết hồ sơ điển hình như sau: Tổng giám đốc phụ trách sản xuất và marketing - Chịu trách nhiệm chung về sản phẩm, sản xuất và khuyến mãi của hệ thống các cửa hàng trên cả nước - Chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp của sản phẩm - Quản lý tài chính đối với ngân sách bán hàng - Quản lý đội ngũ thu mua và sản xuất gồm 30 người - Quản lý và chịu trách nhiệm về các nhu cầu quảng cáo và tiếp thị của các cửa ©Minh Khải Hoàng Trang 6
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) hàng - Liên hệ với cơ quan chức năng của Nhà nước Những thông tin mô tả trên có thể được làm nổi bật hơn bằng cách bạn trực tiếp đưa ra thành tích của từng trách nhiệm. Bạn cũng đừng quên, mục đích của Hồ sơ là giúp trả lời chứ không phải khiến các nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi „bạn đã làm được gì ở vị trí đó‟. Vậy hãy bổ sung thêm phần thành tích đạt được cho những mô tả trách nhiệm phía trên như ví dụ sau: Thành tích chính đạt được - Tái cơ cầu lại bộ phận thu mua, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng giúp năng suất được nâng cao 20% và giảm chi phí 10% - Thay đổi dây chuyền cung cấp, lợi nhuận cận biên tăng 4% - Tham gia xây dựng các cửa hàng mới và tân trang lại cửa hàng cũ Bạn cũng có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để ghi ra thành tích của bản thân: - Kết quả những công việc bạn hoàn thành; - Những thành quả của dự án mà bạn đã góp phần vào đó; - Những thông tin có thể đo đếm được (lợi nhuận, kim ngạch, lượng tiền tiết kiệm, năng suất); - Một sự kiện nào đó bạn có thể chứng minh nó đã xảy ra hoặc có thể xác nhận được; - Những sự thay đổi được tạo ra; Và tham khảo thêm những ví dụ sau về thành tích: - Giành được giải thưởng “Nhân viên xuất sắc của năm 2007” trong phục vụ khách hàng - Tăng doanh số nhóm trong năm 2006 lên 15% - Là thành viên trong Ban tổ chức Hội nghị các nhà cung cấp – Hội nghị đã rất thành công tháng 6/2005 Chỉ với vài dòng đơn giản, bạn đã tiếp cận gần hơn nữa tới nhà tuyển dụng. Và giờ đây, bạn đã có thể trau chuốt lại hồ sơ của mình bằng cách nhấn mạnh các thành tích bạn đã đạt được. Tuy nhiên, một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng ©Minh Khải Hoàng Trang 7
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) trong hồ sơ xin việc đó chính là việc sử dụng ngôn từ. Hãy đọc phần tiếp theo “Sức mạnh của ngôn từ” để có thể tận dụng hết sức mạnh của ngôn từ trong hồ sơ của bạn!. ©Minh Khải Hoàng Trang 8
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) II. Sức mạnh của ngôn từ Phần này chúng ta sẽ cùng khám phá sức mạnh của ngôn từ trong một hồ sơ xin việc. Những từ ngữ bạn lựa chọn và trình bày trong hồ sơ sẽ tạo một ấn tượng rất lớn đối với nhà tuyển dụng (NTD). Hầu hết các NTD sẽ đánh giá trực tiếp về cách giao tiếp của bạn qua bộ hồ sơ này, vì thế việc chọn đúng từ ngữ diễn đạt là vô cùng quan trọng. Những từ ngữ tiếp thị tốt bản thân Khi mô tả về những gì mình đã thực hiện, bạn hãy sử dụng những từ ngữ tiếp thị tốt về bản thân mình, hãy chọn và viết những từ ngữ mang tính tích cực vì những từ đó thể hiện thái độ của bạn trong công việc, ví dụ như hoàn thành, thúc đẩy, sáng tạo, phát triển, khuyếch trương, chỉ đạo, chuyển đổi hoặc những từ có sức tác động lớn hơn như quyết đoán, kiên định, linh hoạt, có trách nhiệm, sáng tạo . Đồng thời, bạn cần tránh các từ tạo ra cảm giác tiêu cực như không thành công, chưa hoàn tất, mâu thuẫn, chậm tiến trình, dựa vào, ngưng tạm thời Những từ ngữ thể hiện năng lực Hãy trình bày thật ngắn gọn và súc tích về kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng của bạn bằng những cụm từ thể hiện năng lực. Bạn nên sử dụng những cụm từ liên quan đến kỹ năng cần có của công việc bạn đang chuẩn bị ứng tuyển. Chúng sẽ giúp bạn thể hiện trước NTD rằng bạn đã nhận biết được những yếu tố cần thiết của công việc này sau một quá trình nghiên cứu kỹ về thông tin đăng tuyển. Một số ví dụ về những cụm từ nên dùng như có chí cầu tiến, kiến thức sâu rộng về ngành hàng tiêu dùng nhanh, các kỹ năng tổ chức tốt, kỹ năng giao tiếp xuất sắc, hoạt bát, có tinh thần trách nhiệm cao. Việc sử dụng những cụm từ như trên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận rõ “sự phù hợp” giữa bạn và vị trí họ cần tuyển. Điều này đôi khi có tác dụng lớn hơn cả việc liệt kê những kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ. Những từ ngữ chuyên ngành Mỗi công việc đều có những ngôn ngữ chuyên ngành. Và thường thì rất khó để biết khi nào và ở phần nào nên dùng những từ ngữ đó. Vì vậy, để an toàn nhất bạn nên sử dụng từ hoặc cụm từ đã có trong phần thông báo tuyển dụng hay mô tả công việc ©Minh Khải Hoàng Trang 9
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) của NTD. Nếu NTD dùng những từ hoặc cụm từ đơn giản để diễn tả một khía cạnh kỹ thuật của công việc, thì bạn cũng nên sử dụng lại những cụm từ này. Ví dụ, nếu thông báo tuyển dụng viết “yêu cầu có kiến thức về thống kê cao cấp” thì bạn có thể viết “Tôi có kiến thức về thống kê cao cấp, bao gồm khả năng sử dụng các phép đa hồi quy, phân tích số lượng và các kỹ năng về mô hình cân bằng theo mẫu”. Phần đầu, bạn sử dụng cùng những từ ngữ như mẫu đăng tuyển và đến phần thứ hai bạn liệt kê chi tiết hơn. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý đừng chỉ dùng một phần thứ hai vì có nhiều khả năng người đọc hồ sơ của bạn ở những vòng đầu sẽ không đủ kiến thức chuyên ngành để hiểu “khả năng sử dụng các phép đa hồi quy, phân tích số lượng và các kỹ năng về mô hình cân bằng theo mẫu” là các “kỹ năng thống kê cao cấp” và hồ sơ của bạn sẽ có nguy cơ bị loại. Giờ đây, sau khi thực hiện các bước trên, hồ sơ của bạn đã trở nên rất thuyết phục cả về nội dung và ngôn từ. Nhưng bạn vẫn tự hỏi hồ sơ của mình đã có thể gởi đến NTD được hay chưa? Còn một công cụ nào khác để hoàn thiện hồ sơ này hơn nữa và biến hồ sơ thành một công cụ tiếp thị đắc lực cho bản thân hay không? Câu trả lời của chúng tôi là “có”. Và chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về chủ đề này trong phần tiếp theo “Công cụ tiếp thị bản thân”. III. Công cụ tiếp thị bản thân Phần này chúng ta sẽ đi đến những điểm nhấn cần lưu ý để có thể biến Hồ sơ của bạn trở thành một công cụ tiếp thị bản thân hiệu quả. Với hàng trăm hồ sơ nhận được từ phía ứng viên, Nhà tuyển dụng (NTD) sẽ không có nhiều thời gian để đọc kỹ từng hồ sơ một và họ sẽ „lướt‟ qua hồ sơ của bạn. Nhiệm vụ của bạn là phải tạo những điểm nhấn trong hồ sơ, tối đa hóa những cơ hội dù là nhỏ nhất để tự quảng bá “thương hiệu” của bản thân mình. Thể hiện mục tiêu trong sự nghiệp Một xu hướng gần đây của Hồ sơ là thêm các mục tiêu sự nghiệp vào ngay phần đầu của Hồ sơ. Đây là phần súc tích mô tả điều bạn muốn có từ công việc tương lai. Câu nói này cho phép NTD có thể nhanh chóng thấy được sự phù hợp của bạn với ©Minh Khải Hoàng Trang 10
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) công việc đồng thời giúp bạn thể hiện được có ý chí phấn đấu trong sự nghiệp của mình. Mặt khác, những câu nói này đặc biệt hữu ích cho những ứng viên trẻ có dưới 5 năm kinh nghiệm hoặc các bạn sinh viên mới ra trường. Chúng cũng rất hữu ích đối với những ứng viên muốn chuyển hướng và thay đổi nghề nghiệp. Ngoài ra, một Hồ sơ có các thông tin về mục tiêu sự nghiệp sẽ giúp tác động tốt hơn đối với NTD; NTD sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng ứng viên này chính là đối tượng mà họ đang tìm kiếm. Một câu nói thể hiện mục tiêu sự nghiệp tốt có thể là: Giám đốc kinh doanh ở một tổ chức đang phát triển, nơi tôi có thể sử dụng các kinh nghiệm và mối quan hệ với những khách hàng thuộc đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Đây là một câu nói trên mang tính tích cực, chủ động vì nó không tỏ ra quá lệ thuộc kiểu như câu nói sau „làm việc cho tổ chức của ông/bà”, đồng thời câu nói này cũng không quá giới hạn về sự lựa chọn của bạn. Ngoài ra, một câu nói thể hiện mục tiêu sự nghiệp sẽ trở nên tồi tệ nếu nó được bắt đầu với “Tất cả những gì tôi muốn là ” vì điều này sẽ tạo ấn tượng không tốt về tính cầu tiến vô cùng hạn chế và cái nhìn hạn hẹp của bạn. Tính cách và phẩm chất Một vài nét về tính cách và phẩm chất của bạn được nêu ra sẽ thuyết phục hơn nữa các NTD về sự phù hợp của bạn đối với công việc. Chắc chắn là NTD sẽ không thể tin 100% vào những lời hay ý đẹp bạn đang viết về bản thân và phải kiểm chứng thêm trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên theo những thống kê của chúng tôi, NTD sẽ giành ưu ái nhiều hơn cho những Hồ sơ nêu bật được những cá tính phù hợp với công việc. Ví dụ: tính cẩn thận, tỉ mỉ cho vị trí kế toán viên; khả năng sáng tạo cho vị trí thiết kế, tầm nhìn chiến lược cho vị trí trưởng phòng Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ đúc kết được ít nhiều những thông tin hữu ích cho bản thân và tạo được bản Hồ sơ ấn tượng giúp „tiếp thị‟ tối đa bản thân đến các NTD. IV. NTD đánh giá cao ứng viên trên tiêu chí nào? “Kỹ năng mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của ©Minh Khải Hoàng Trang 11
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) nhân viên. Và trong số các kỹ năng mềm, NTD đánh giá cao nhất kỹ năng giao tiếp (communications skills) của ứng viên. Dựa vào đó NTD sẽ quyết định ứng viên có phù hợp hay không.” Vì sao kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng như vậy? Kỹ năng giao tiếp là khả năng ứng viên thể hiện ý tưởng mạch lạc và dễ hiểu. Điều này đóng vai trò rất quan trọng vì nếu ứng viên không thể trình bày rõ ràng, dễ hiểu và trôi chảy ý tưởng của mình, làm sao họ có thể diễn tả để đồng nghiệp có thể hiểu và cùng thực hiện công việc chung? K ỹ năng giao tiếp được đánh giá qua cách ứng viên trình bày với người phỏng vấn về quá trình làm việc và thành tích của mình. Có 2 lỗi lớn mà ứng viên thường mắc phải: Không nêu đƣợc bức tranh tổng thể về quá trình làm việc Đây là lỗi rất thường gặp ở những ứng viên chỉ lo trình bày về một kinh nghiệm hay thành tích nào đó mà họ “tâm đắt” nhất, khiến cho NTD không nắm được bức tranh tổng thể về quá trình làm việc của họ. Điều này sẽ càng bất lợi nếu người phỏng vấn không đặt thêm câu hỏi nào để khơi gợi ứng viên nói rõ hơn về thành tích và kinh nghiệm của họ. Lời khuyên dành cho bạn: hãy nêu lên bức tranh tổng thể về quá trình làm việc của bạn trước khi đi vào mô tả chi tiết từng kinh nghiệm hoặc thành tích của mình. Trình bày dài dòng và lan man, hoặc trình bày không đầu không đuôi Cách trình bày dài dòng lê thê sẽ khiến cho người phỏng vấn bị “lạc lối” và không hiểu ứng viên muốn nói gì. Tệ hơn, nếu ứng viên trình bày không đầu không đuôi, đó là dấu hiệu cho thấy ứng viên không có óc tổ chức và khả năng diễn đạt, điều mà bất kỳ NTD nào cũng e dè. Lời khuyên dành cho bạn: Hãy đi thẳng vào vấn đề chính cần trình bày, nếu không NTD sẽ không còn kiên nhẫn để ngồi nghe bạn trình bày, hoặc bạn sẽ làm cho NTD hiểu sai nội dung bạn muốn trình bày. Nếu bạn mắc tật nói “vòng vo tam quốc” này, vẫn có phương thuốc chữa trị: trước khi đi phỏng vấn, hãy viết ra các ý chính cần trình bày theo kiểu gạch đầu dòng, trước khi bạn đi sâu mô tả chi tiết cho từng mục chính. Ngoài ra, các ứng viên sau sẽ được NTD đánh giá cao vì họ thể hiện được bản lĩnh và ©Minh Khải Hoàng Trang 12
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) sự quan tâm thực sự đến vị trí tuyển dụng: Ứng viên thiếu tự tin, không có chính kiến và lập trƣờng vững chắc NTD đánh giá rất thấp các ứng viên không có lập trường vững chắc, không có chính kiến và sẵn sàng bằng lòng vô điều kiện với mọi ý kiến của sếp. “NTD thường đánh rớt các ứng viên „Yes-man‟ này vì họ thường không có sáng kiến hay khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả,”. Lời khuyên cho bạn: Hãy thể hiện sự tự tin của bạn. Hãy lắng nghe NTD và không ngừng phân tích để đưa ra những nhận xét xác đáng nhất. Hãy nêu lên quan điểm của riêng bạn, quan điểm đó có thể khác với quan điểm của NTD. Bạn đừng sợ điều đó sẽ làm cho người phỏng vấn phật lòng. Ứng viên không hiểu rõ về công ty tuyển dụng Các ứng viên đi phỏng vấn với hành trang kiến thức về công ty tuyển dụng sẽ được NTD đánh giá cao. Hiểu biết thấu đáo về công ty tuyển dụng là biểu hiện về sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc, cho thấy ứng viên thực sự muốn làm việc với công ty. Hiểu biết thấu đáo về công ty cũng là tiền đề để ứng viên có thể thích nghi với môi trường mới khi được tuyển dụng. Lời khuyên dành cho bạn: hãy truy cập trang web của công ty để tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty, các sản phẩm và/hay dịch vụ chính của công ty trên thị trường, thị phẩn của công ty, nhà máy sản xuất (nếu có), các văn phòng chính của công ty Bạn cũng có thể hỏi những người thân quen đang làm việc trong công ty để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công ty, đặc biệt là văn hóa công ty, để biết mình có phù hợp với môi trường làm việc đó hay không. Ngoài ra, các tạp chí, bản tin, hồ sơ giới thiệu về công ty (brochure) cũng là nguồn thông tin quý báu để bạn tìm hiểu về công ty mà mình mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài. V. NTD “kỵ” điều gì nhất ở ứng viên? Khi đi phỏng vấn, bạn cần tránh tất cả những lỗi khiến cho NTD “mất cảm tình” với bạn nhé. Sau đây là những điều khiến NTD “kỵ” nhất khi phỏng vấn ứng viên: ©Minh Khải Hoàng Trang 13
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) “Nhắc khéo” NTD về sự quen biết với một nhân viên cấp cao trong công ty Đây là điều mà NTD “kỵ” nhất. Một số ứng viên đã cố tình gây ấn tượng bằng cách “nhắc khéo” người phỏng vấn về mối quan hệ thân thiết của mình với một nhân vật “đinh” nào đó trong công ty, như “Anh A trưởng phòng nhân sự là anh rể của tôi” với hy vọng người phỏng vấn sẽ “nể mặt” mình. Thế nhưng, cách tiếp cận này sẽ cực kỳ gây phản cảm đối với NTD. Thói dựa dẫm vào uy tín của người khác sẽ khiến cho ứng viên đó tỏ ra kém cỏi và thiếu bản lĩnh trước mắt NTD. Liên tục hỏi về vấn đề lƣơng bổng Lương bổng là vấn đề quan trọng đối với ứng viên. Tuy nhiên, nếu ứng viên quá chú tâm về lương bổng và liên tục hỏi người phỏng vấn về đề tài này, ứng viên đó đã tự kéo tay người phỏng vấn đánh điểm thấp cho mình. Thực tế vẫn có nhiều ứng viên chỉ quan tâm đến lương bổng khi phỏng vấn, họ có thể hỏi điều này rất nhiều lần đến mức NTD nghĩ rằng họ đi làm chỉ vì tiền lương, và sẵn sàng nhảy việc ngay khi một công ty khác “chào mời” một mức lương cao hơn. Quá “rộng rãi” trong việc ban tặng lời khen Bạn hãy nhớ điều này, NTD rất kỵ những ứng viên quá “rộng rãi” trong việc ban tặng lời khen với họ. Nhiều ứng viên vì vô tình hay hữu ý đã đưa ra những lời nhận xét về NTD đại loại như “Áo của anh/chị đẹp ghê. Chắc là hàng hiệu và đắt lắm!” hay “Ồ, tôi rất ấn tượng với màu son môi/kẹp tóc/mắt kính của anh/chị.” Thậm chí một giám đốc nhân sự đã ngượng “chín người” vì lời khen của một ứng viên “Ồ, trông anh thật là trẻ và đẹp trai!” Bạn hãy nhớ, NTD sẽ không đánh giá cao những ứng viên có những lời khen kiểu “lấy lòng” này đâu. Tốt nhất ứng viên đi thẳng vào đề tài phỏng vấn với NTD, đừng bao giờ đề cập đến những vấn đề “bên lề” đó. Phục trang không chuyên nghiệp Một số ứng viên mặc quần jeans và áo pull đi phỏng vấn, hay tệ hơn nữa là quần jeans rách loe toe. Dĩ nhiên, ứng viên có thể ăn mặc khá thoải mái (casual) khi đi phỏng vấn ở một số ngành nghề đặc biệt (như ngành Quảng cáo). Nhiều NTD cho biết “Trang phục của ứng viên không cần phải cầu kỳ sặc sỡ, điều mong đợi ở ứng viên ©Minh Khải Hoàng Trang 14
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) chính là phục trang chuyên nghiệp, sạch sẽ và phẳng phiu. Nam giới có thể mặc quần tây và áo sơ mi. Nữ giới có thể mặc áo kiểu và váy, hoặc quần tây. Phục trang chuyên nghiệp sẽ khiến cho ứng viên tự tin trong buổi phỏng vấn, tôn vinh sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của họ.” Đến phỏng vấn trễ Điều quan trọng mà mỗi ứng viên cần nhớ là đến dự phỏng vấn đúng giờ. Bạn đừng bao giờ để NTD phải đợi bạn. Đi phỏng vấn sớm trước 5-10 phút là một cách đơn giản giúp bạn không bị trễ phỏng vấn. Đi sớm một chút cũng sẽ giúp bạn không phải thở hào hển khi vào phòng phỏng vấn vì vừa thoát ra khỏi một vụ kẹt xe “kinh hoàng” ở ngoài phố. Còn nếu bạn lỡ đi phỏng vấn trễ, hãy lịch sự gọi điện ngay cho NTD và thông báo về sự trễ nãi này, thay vì để cho NTD phải chờ đợi bạn mỏi mòn. Không nhìn vào mắt ngƣời phỏng vấn Nhiều NTD đồng ý rằng nếu ứng viên không nhìn vào mắt người phỏng vấn, đó là biểu hiện của sự không tự tin của ứng viên. Nếu chỉ có một người phỏng vấn bạn, hãy tự tin nhìn vào mắt người phỏng vấn này. Nếu có nhiều hơn một người phỏng vấn, bạn hãy chia sẻ ánh nhìn đều nhau cho cả nhóm phỏng vấn, đừng chỉ tập trung ánh nhìn vào người phỏng vấn chính của nhóm. Trong mọi trường hợp, hãy tránh những biểu hiện tiêu cực sau: nhìn đâu đó lên trần nhà khi người phỏng vấn trao đổi với bạn (chắc bạn đâu muốn dò tìm chú thạch sùng nào trên đó phải không), hoặc ánh mắt không thể hiện sự nhiệt huyết, trông vô hồn xa xăm còn giọng nói thì đều đều như muốn ru ngủ NTD. Đặc biệt, dù bạn cảm thấy tự tin và hứng chí đến mức nào, bạn đừng lắc lư người quá nhiều nhé, vì bạn sẽ làm cho NTD “chóng mặt” đó. Ứng viên “quá xúc động” Một số ứng viên trở nên quá xúc động khi đi phỏng vấn, họ thậm chí khóc lóc và kể lể với người phỏng vấn về những khó khăn cá nhân mà mình phải gánh vác. Có thể những ứng viên này chỉ muốn thổ lộ tâm sự của họ để vơi nhẹ những nổi khổ của mình. Tuy nhiên cách hành xử này sẽ khiến cho người phỏng vấn cảm thấy khó xử vì họ không có trách nhiệm với những khó khăn của ứng viên này. Điều quan trọng bạn cần nhớ khi đi phỏng vấn: chứng minh được điều bạn có ©Minh Khải Hoàng Trang 15
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) thể làm cho công ty, thay vì trông chờ vào sự trợ giúp của NTD. ©Minh Khải Hoàng Trang 16
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) VI. NTD suy nghĩ nhƣ thế nào về ngƣời hay nhảy việc? Bất lợi của ứng viên hay nhảy việc Có hai dạng ứng viên nhảy việc: dạng “nhảy cóc” (tiếng Anh là “leap frog”) và ứng viên thay đổi công việc qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng viên “nhảy cóc” là ứng viên đổi việc “xoành xoạch” trong một thời gian ngắn ở cùng lĩnh vực, còn ứng viên dạng thứ hai thích “thử sức” mình qua qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với dạng ứng viên “nhảy cóc”, NTD không đánh giá cao sự gắn bó và trung thành của ứng viên đối với công ty. Một ứng viên nhảy việc quá nhiều làm sao thuyết phục được với NTD rằng họ sẽ trung thành với công ty sau khi được tuyển dụng? Tuy nhiên, theo chị Trang, “Nếu ứng viên dạng “leap frog” nộp đơn ứng tuyển, chúng tôi vẫn dành cho họ cơ hội như các ứng viên khác. Điều chúng tôi quan tâm nhất vẫn là liệu ứng viên có đủ khả năng hoàn thành tốt công việc hay không. Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn quan ngại sự trung thành của họ đối với công ty. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu ứng viên gặp đúng công việc mà họ mơ ước, cảm thấy hoàn toàn hài lòng với công việc này thì có lẽ tư tưởng “nhảy việc” của họ sẽ không còn nữa.” Đối với dạng ứng viên nhảy việc thứ hai, điều khiến NTD băn khoăn nhất vẫn là “Ứng viên này chuyên về lĩnh vực nào đây?” Đó là trường hợp của ứng viên A. Ứng viên này chuyển việc qua nhiều lĩnh vực hoàn toàn không có “dây mơ rễ má” gì với nhau: 5 năm trước làm trong lĩnh vực Tài chính, 2 năm sau làm Nhân sự, và thời gian gần đây làm Sales. Ứng viên này sẽ gặp bất lợi vì NTD sẽ đặt dấu chấm hỏi lớn về kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu của ứng viên, cũng như sự trung thành gắn bó của họ đối với công ty. Bạn có nên che giấu những khoảng trống thời gian trong hồ sơ tìm việc? Thông thường các ứng viên tìm mọi cách để không thể hiện những khoảng trống thời gian làm việc, vì họ không muốn NTD đặt dấu chấm hỏi về khoảng trống đó. Tuy nhiên, bạn đừng ngại nói thật với NTD, hãy thẳng thắn trình bày lý do: đó là khoảng thời gian bạn không tìm được việc làm mong muốn, công ty cũ của bạn giảm biên chế rất nhiều nhân viên, và bạn không may nằm trong số đó Thông thường ©Minh Khải Hoàng Trang 17
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) NTD không bắt ứng viên nói ra nguyên nhân vì sao họ có những khoảng trống này, nhưng nhiều ứng viên vẫn tìm cách che dấu nguyên nhân của những khoảng trống này. Theo nhiều NTD “Ứng viên không nên làm thế vì người phỏng vấn sẽ có cách để biết được sự thật đàng sau những khoảng trống thời gian này. Họ đánh giá cao những ứng viên nói thật. Điều quan trọng vẫn là ứng viên có đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc hay không mà thôi.” VII. Những lời nói dối phổ biến nhất trong hồ sơ xin việc Khao khát tìm được một công việc như ý có thể trở thành động lực khiến nhiều người nói dối trong hồ sơ xin việc. Xu hướng đưa ra những thông tin thiếu chính xác trong hồ sơ xin việc đã trở nên rất phổ biến. Công ty nghiên cứu và quản lý nguồn nhân lực ADP của Mỹ cho biết, có tới 46%, tức là gần một nửa, số ứng viên xin việc nói dối dưới một dạng nào đó trong hồ sơ của họ. Trên thực tế, chủ đề này đã trở nên phổ biến đến nỗi, khi gõ cụm từ “lying on” (nói dối) vào công cụ tìm kiếm Google, thì từ khóa hiện ra đầu tiên là “lying on your resume” (nói dối trong hồ sơ xin việc). “Chém gió” trong hồ sơ xin việc có nhiều cấp độ khác nhau, từ những lời nói dối vô hại cho những lời nói dối trắng trợn như bằng cấp giả. Hãng tư vấn Marquet International mới đây đã đưa ra danh sách 10 lời nói dối phổ biến nhất trong hồ sơ xin việc: 1. Kéo dài quãng thời gian đã từng làm việc. 2. “Thổi phồng” các thành tựu và kỹ năng đã đạt được. 3. Nói khoác về chức danh công việc và trách nhiệm. 4. Nói quá về trình độ học vấn. 5. Dùng cụm từ “tự kinh doanh” để che đậy việc bị thất nghiệp 7. Phớt lờ thông tin về công việc từng làm. 8. Bằng cấp giả mạo. 9. “Bốc phét” về lý do bỏ công việc trước. ©Minh Khải Hoàng Trang 18
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) 10. Cung cấp thông tin về người tham khảo (references) sai lệch. 11. “Xuyên tạc” về việc phục vụ trong quân ngũ. Trong bối cảnh thị trường việc làm đầy khó khăn như hiện nay, liệu có đáng để đưa những lời nói dối này vào hồ sơ xin việc? Liệu bạn có thể đạt được điều bạn mong muốn bằng cách nói dối như vậy? Kinh nghiệm cho thấy, câu trả lời cho những câu hỏi này là “không”. Trước khi bà Marissa Mayer lên nắm vai trò Giám đốc điều hành (CEO) ở Yahoo, người tiền nhiệm Scott Thompson đã mất chức vào năm ngoái khi bại lộ thông tin ông không hề có bằng khoa học máy tính như ông tự khai trước đó. Cũng vì khan man bằng cấp mà George O'Leary mất chức huấn luyện viên đội bóng Notre Dame, Dave Edmonson không giữ được ghế CEO của hãng bán lẻ hàng điện tử Radio Shack. Các chuyên gia lưu ý rằng, những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật số đã cho phép rà soát kỹ càng hơn các bộ hồ sơ xin việc, đặt những ứng viên nói dối vào thế rủi ro lớn hơn. “Khách hàng yêu cầu chúng tôi kiểm tra nhiều thứ hơn trước kia. Điều này cho thấy họ quan tâm hơn đối với chuyện thật, giả”, ông Ben Allen, Chủ tịch kiêm CEO của công ty an ninh Kroll, cho biết. Theo tổ chức Society for Human Resource Management, ở Mỹ, việc kiểm soát hồ sơ nhân viên ngày càng được thắt chặt trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. 10 năm trước, chỉ có khoảng 2/3 số công ty thực hiện rà soát tính trung thực trong hồ sơ nhân viên. Đến nay, tỷ lệ này là 96%. Chuyên gia nghề nghiệp Miriam Salpeter cho rằng, kịch bản xấu nhất của việc bạn nói dối trong hồ sơ xin việc chính là khi bạn nhận được công việc đó. Rốt cục, bạn sẽ bị phát giác. Và đó lý do vì sao các chuyên gia khuyến cao người tìm việc tuyệt đối không “đi đường tắt” bằng cách nói dối. Đánh giá về vụ xì-căng-đan gian dối bằng cấp của cựu CEO Yahoo Scott Thompson, giới phân tích cho rằng, ích lợi của việc ông Thompson được ngồi vào ghế CEO là không thể “lại” được so với những mất mát quá lớn về độ khả tin và uy tín của ông. Cái tên Thompson đã bị nhiều người đánh đồng với “kẻ dối trá”. ©Minh Khải Hoàng Trang 19
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) VIII. 6 vấn đề “đáng ngờ” trong CV Trước khi bạn nhận được lời mời phỏng vấn, phòng nhân sự sẽ “phân tích” kỹ lưỡng hồ sơ và lịch sử nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là 6 vấn đề sẽ khiến họ nghi ngờ khả năng của bạn và lời khuyên giúp bạn giải toả mối hoài nghi đó: Bạn làm nhiều công việc trong một thời gian ngắn Nếu bạn thường xuyên “nhảy việc” trong một thời gian ngắn, nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc liệu có phải bạn là người dễ chán việc, hoặc không đủ năng lực để làm việc, hoặc bạn thực sự không biết mình thích hợp với công việc nào. Vì vậy, khi đưa ra lý do cho những lần thay đổi công việc, hãy cố gắng giải thích hợp lý trong buổi phỏng vấn để các nhà tuyển dụng không nhận định sai về bạn. Bạn bỏ công việc trƣớc Hầu hết mọi người đều có một công việc mới trước khi quyết định nghỉ việc ở một công ty cũ. Nhưng nếu bạn không nằm trong số này, chắc chắn nhà tuyển dụng muốn biết câu chuyện thực sự của bạn là gì: Bạn có một ngày tồi tệ và quyết định ra đi trong giận dữ? Bạn cảm thấy buồn chán trong công việc và ra quyết định một cách bốc đồng? Hay bạn thực sự bị cho thôi việc nhưng lại cố khẳng định bạn tự cho mình nghỉ việc? Hãy kể một câu chuyện phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn bị sa thải Trong khi rất nhiều nhân viên bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân viên hoặc tái cơ cấu lại tổ chức, các nhà tuyển dụng biết rõ đôi lúc các công ty sử dụng nó như một cái cớ để sa thải những nhân viên yếu kém. Để loại bỏ thắc mắc trên, hãy nhấn mạnh việc cả nhóm hoặc cả một phòng bị cắt giảm khi giải thích lý do bị sa thải. Còn nếu chỉ một mình bạn bị cắt giảm, các nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ nhiều hơn. Bạn đã thất nghiệp trong một thời gian dài Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các nhà tuyển dụng biết rằng việc bị thất nghiệp trong một thời gian dài cũng là điều dễ hiểu và ứng viên cần thời gian để tìm được công việc tốt. Tuy nhiên, một vài nhà tuyển dụng vẫn không khỏi thắc mắc tại sao các công ty khác không tuyển dụng bạn. Do vậy, bạn cần chỉ cho họ thấy dù không tìm được việc nhưng bạn đã học được rất nhiều điều bổ ích qua thời gian tình ©Minh Khải Hoàng Trang 20
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) nguyện, xây dựng các kĩ năng hay tham gia các khóa học ngắn hạn, đi du lịch. Bạn không ghi tên ngƣời quản lý trong hồ sơ Nếu bạn chỉ để tên các đồng nghiệp trong danh sách người chứng nhận, hoặc để tên những người không trực tiếp quản lý bạn, nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc nguyên nhân tại sao bạn không làm vậy: Phải chăng bạn có mối quan hệ không tốt với sếp? Hiệu quả công việc của bạn không cao? Ai cũng biết quản lý là người nắm rõ chất lượng công việc, điểm yếu cũng như điểm mạnh của nhân viên. IX. 6 chiêu giúp bạn có đƣợc bộ hồ sơ lý tƣởng Thái độ đúng đắn Tại sao nhà tuyển dụng có thể loài trừ 50% hồ sơ chỉ trong 2 giây? Điều đó được quyết định bởi thái độ nghiêm túc của bạn. Chỉ cần nhìn qua hồ sơ họ biết được thái độ mong muốn phần công việc này của bạn đến mức nào. Nếu hồ sơ thiếu thông tin hay thông tin sơ sài, sử dụng ngôn ngữ mạng, giọng văn hoàn toàn là văn nói, cộng thêm bức ảnh không đúng qui cách hay sự thiếu lôgic giữa các thông tin, thậm chí bạn bày tỏ ý muốn làm bất cứ việc gì miễn là được làm việc thì lập tức hồ sơ của bạn sẽ bị bỏ qua. Chuyên gia kiến nghị: Khi viết một hồ sơ, bạn nên chọn nơi yên tĩnh và tạo bộ khung cho hồ sơ của mình. Bạn muốn làm công việc như thế nào? Lợi thế của bạn là gì? Bạn có kế hoạch phát triển ra sao? Không nên bắt đầu bằng việc điền đầy các thông tin kinh nghiệm kín hồ sơ. Hãy để nhà tuyển dụng phán đoán bạn thích hợp với công việc nào. Điều bạn cần làm là tư duy, chọn lọc và tổng kết, đưa ra một sự khẳng định và đáp án có tính kết luận. Hãy để nhà tuyển dụng cảm nhận được thái độ cẩn trọng và nghiêm túc. Tập trung nhấn mạnh kỹ năng Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trong trường hợp này bạn cần nhấn mạnh chuyên môn hay những kỹ năng phẩm chất mà bạn cho là thế mạnh. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí điều dưỡng viên, hãy cho thấy thế mạnh nổi bật trong chuyên môn, bạn sử dụng thành thạo các loại máy móc nào, kỹ năng chăm ©Minh Khải Hoàng Trang 21
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) sóc và điều dưỡng ra sao, đã từng nhận được giải thưởng hay chứng chỉ chuyên môn Người tuyển dụng thông qua sự mô tả sẽ hiểu được tình hình học tập lý thuyết chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ đưa ra các môn trong khóa học hoặc giải thích sự hiểu biết của bạn về nghề nghiệp có nghĩa bạn chưa truyền tải được bất cứ thông tin gì hữu dụng cho nhà tuyển dụng. Giàu kinh nghiệm thực tiễn Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập và các hoạt động xã hội khác thì bạn đang có lợi thế rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ. Nhiều người viết ra đơn vị thực tập và mô tả việc quan sát làm việc khi thực tập điều này không giúp ích cho nhà tuyển dụng biết được rốt cuộc bạn đã làm và học được những gì, bạn có thu hoạch hay kinh nghiệm nào không? Chỉ viết ra sự mô tả vô hình chung sự sẽ giảm bớt giá trị nghiêm túc và thái độ thành thật của bạn. Bạn không có cơ hội thực tập, nhưng bạn từng tham gia làm tình nguyện hay tham gia các hoạt động tại trường học, kinh nghiệm dạy kèm hãy cho đó là kinh nghiệm mà bạn có. Có định hƣớng nghề nghiệp rõ ràng Nhiều người tìm việc đã đưa ra những việc không hề liên quan đến công việc nhà tuyển dụng đưa ra. Chuyên gia sẽ ngay lập tức loại bỏ các hồ sơ chưa xác định rõ ràng công việc mình muốn làm, họ tin rằng một ứng cử viên không biết mình đang muốn ứng tuyển công việc gì hoặc không biết thế mạnh bản thân ở đâu thì khó có thể phân công công việc. Họ cũng sẽ dè chừng với ứng viên cho rằng mình có thể làm mọi việc nhưng thực tế thì làm việc gì cũng không tốt. Kinh nghiệm đƣợc đào tạo Nhiều ứng cử viên đã bỏ qua mục này. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn thực sự tham gia bao nhiêu khóa bồi dưỡng hay đào tạo kinh nghiệm, cái họ muốn biết là liệu bạn có tích cực theo đuổi nghề nghiệp hay không. Đưa ra bất cứ chứng chỉ đào tạo nào mà bạn có kết hợp cùng mục tiêu nghề nghiệp, một lớp bồi dưỡng có tính mục tiêu với nghề nghiệp rất có thể sẽ tạo cơ hội cho bạn phát triển công việc về sau. Tự đánh giá bản thân với nghề nghiệp lựa chọn ©Minh Khải Hoàng Trang 22
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) Một bản tự đánh giá bản thân tương tự như: tên tôi là đến từ từ nhỏ có thói quen tính cách hướng nội, kỹ năng giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm cho thấy sự đánh giá quá chủ quan và không thuyết phục, hơn nữa mối tương quan với vị trí mục tiêu không cao. Nhà tuyển dụng hy vọng thông qua việc tự đánh giá có thể biết được sự nắm bắt của bạn về nghề nghiệp, mức độ hiểu biết về bản thân và liệu bạn có những phẩm chất thích hợp. Việc tự đánh giá khả năng phù hợp với công việc, cho thấy năng lực chuyên môn, thể hiện sự tự tin sẽ giúp bạn nâng cao điểm số với người tuyển dụng. X. 8 nguyên tắc cho tìm việc online Ghé thăm những website lớn và thông dụng về việc làm Khi bắt đầu sử dụng internet để tìm kiếm việc làm hãy ưu tiên sử dụng những website lớn và thông dụng như Vietnamwork.com, careerbuilder.com Lý do là hầu hết những nhà tuyển dụng đều tìm những nhà cung cấp dịch vụ lớn, uy tín để đăng tải thông tin tuyển dụng. Bạn vẫn có thể sử dụng những trang thông tin tìm kiếm việc làm nhỏ hơn, tuy nhiên một trang thông tin lớn giúp bạn có tầm nhìn rộng lớn hơn, có điều kiện so sánh và nhiều sự lựa chọn hơn. Mở rộng vùng tìm kiếm Khi ghé thăm các trang thông tin tuyển dụng, khá nhiều người gặp phải một sai lầm là giới hạn sự tìm kiếm của mình trong những công việc được đăng tải trong vòng vài ngày gần đây mà quên mất những công việc được đăng tải một tuần thậm chí 1 tháng trước đó. Thực tế là một vị trí tuyển dụng có thể đăng tải cách đây một tháng vẫn có thể còn hạn nộp hồ sơ, đặc biệt là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng khó. Hơn nữa khi để ý đến những vị trí đăng tải khá lâu có thể giúp bạn hạn chế sự cạnh tranh, bởi phần lớn ứng viên đều chú ý đến nhưng thông tin mới đăng tải. Lưu ý rằng hạn nộp hồ sơ dài hay ngắn kể từ ngày đăng không liên quan đến chất lượng công ty đó. Ghé thăm website của nhà tuyển dụng Ngoài việc tìm kiếm thông tin trên các trang tuyển dụng lớn, bạn nên ghé thăm ©Minh Khải Hoàng Trang 23
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) các website của những công ty phù hợp với khả năng của mình để xem thông tin tuyển dụng riêng của họ. Các yêu cầu và thông tin về vị trí tuyển dụng tại đây thường được liệt kê chi tiết hơn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin liên lạc của người phụ trách tuyển dụng đến duy trì mối liên lạc thường xuyên với họ. Mở rộng cơ hội Bạn cũng có thể sử dụng các trang thông tin tuyển dụng như là một bệ phóng cho các cơ hội khác. Ví dụ khi bạn nhìn thấy một ví trí tuyển dụng vượt quá năng lực của bạn có hiện tại nhưng bạn có thể đạt được nó trong tương lai, bạn có thể gửi CV cho nhà tuyển dụng, nói rõ mong muốn được làm việc tại công ty và đề nghị họ xem xét trong các đợt tuyển dụng tiếp theo. Đừng “rải” CV một cách bừa bãi Rất nhiều website về tìm kiếm việc làm hiện nay cho phép người lao động gửi hồ sơ tới nhà tuyển dụng rất đơn giản - chỉ bằng một vài cái nhấp chuột. Tuy nhiên đừng vì thế mà “rải” CV một cách thiếu thận trọng theo quan điểm: “được thì được chẳng được thì thôi”. Hãy chỉn chu bản CV của mình và lựa chọn một vài vị trí và nhà tuyển dụng phù hợp với năng lực của bạn. Lý do là bản CV của bạn sẽ không thể được “chăm chút” một cách tốt nhất nếu như bạn “rải” nó đi như kiểu “rải truyền đơn”. Hãy nhớ rằng gửi một bản CV chất lượng đạt hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn gửi đi chỉ vì lấy số lượng. Để ý lỗi chính tả Hoàn thành CV trên máy tính sẽ rất thuận tiện nhưng đôi khi thường gặp phải những lỗi không đáng có. Cẩn thận với những lỗi chính tả cũng như ngữ pháp khi bạn gõ thông tin trực tiếp trên các mẫu CV online. Trong một cuộc khảo sát năm 2007 tại Anh, có đến 63% nhà tuyển dụng nói với website thông tin việc làm lớn nhất nước Anh CareerBuilder.co.uk rằng sai chính tả, sai ngữ pháp là một trong những lỗi họ thường gặp nhất đối với các ứng viên. Chính vì thế hãy thận trọng và kiểm tra kỹ càng những gì bạn viết trước khi gửi đi, nếu không bạn có thể mất điểm vì những sai lầm không đáng có. Cẩn trọng với sếp hiện tại ©Minh Khải Hoàng Trang 24
- Hành trang lập nghiệp (Cẩm nang cho sinh viên mới tốt nghiệp) Sử dụng máy tính và internet tại cơ quan hiện tại để tìm kiếm và liên lạc với nhà tuyển dụng mới là một ý tưởng khá mạo hiểm. Sếp của bạn có thể sử dụng các phần mềm và kỹ thuật hiện đại để kiểm soát những website bạn ghé thăm và những lá thư bạn gửi đi. Nếu bạn muốn ở lại làm việc cho đến khi bạn tìm được công việc mới thì hãy cẩn thận với những hành động kiểu này. Tốt nhất bạn nên thực hiện những việc này bằng chiếc máy tính cá nhân tại nhà. Duy trì liên lạc Một trong những nguyên tắc khi bạn gửi hồ sơ online là luôn duy trì liên lạc với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên phần lớn ứng viên lại quên mất điều này, họ chỉ gửi CV đi và chờ trong bị động. Viết thư hoặc gọi điện đến nhà tuyển dụng không chỉ là để khẳng định họ đã nhận được hồ sơ của bạn hay chưa, mà quan trọng hơn đó là cách bạn tái khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn rất quan tâm đến vị trí mà họ đang cần. Đừng lo lắng rằng bạn đang làm phiền nhà tuyển dụng. Thực tế không có mấy nhà tuyển dụng nghĩ rằng đó là một làm phiền phức. ©Minh Khải Hoàng Trang 25