Giáo trình Kỹ thuật nuôi lươn đồng thương phẩm - Nguyễn Thị Bạch Mai

doc 25 trang huongle 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật nuôi lươn đồng thương phẩm - Nguyễn Thị Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_nuoi_luon_dong_thuong_pham_nguyen_thi_ba.doc

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật nuôi lươn đồng thương phẩm - Nguyễn Thị Bạch Mai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN  ĐỀ TÀI KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG THƯƠNG PHẨM GVHD: NGUYỄN THỊ BẠCH MAI 1
  2. TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10/ 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN  ĐỀ TÀI KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG THƯƠNG PHẨM GVHD: NGUYỄN THỊ BẠCH MAI 2
  3. TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10/ 2014 MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU Phần II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Giới thiệu 1.1. Đặc điểm khoa học 1.2. Đặc điểm giống lươn Việt Nam CHƯƠNG 2: Công tác giống 2.1. Giống tự nhiên 2.2. Giống nhân tạo CHƯƠNG 3: Công tác xây dựng ao nuôi 3.1. Bể nuôi lươn 3.2. Xây dựng ao nuôi 3.3. Bố trí ao nuôi CHƯƠNG 4: Thức ăn 4.1. Thức ăn 4.2. Cách cho ăn 3
  4. CHƯƠNG 5: Quản lý ao nuôi 5.1. Quản lý ao nuôi 5.2. Phòng và trị bệnh CHƯƠNG 6: Công tác thu hoạt sau nuôi Phần III: KẾT LUẬN 4
  5. PHẦN I: MỞ ĐẦU Lươn là loài vật thủy sản có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, hiện nuôi lươn đang là nghề được bà con quan tâm phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước; trước đây nghề nuôi lươn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, thời gian qua nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất lươn giống bán nhân tạo ra đời đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nghề nuôi thương phẩm loại thủy sản này. Khác với nhiều loại thủy sản khác, lươn là đối tượng không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư và đây được xem là mô hình xóa đói giảm nghèo tốt cho bà con vùng nông thôn; đầu tư thấp, hiệu quả cao nuôi lươn hiện là nghề đang được bà con chú trọng phát triển. Lươn là loài thủy sản phổ biến ở nước ta. Thịt lươn ngon, bổ và thường được coi là món ăn cao cấp. Lượng đạm trong thịt lươn tới 18,37%. Trong y học người ta nói rằng, thịt lươn còn có tác dụng an thần. Máu lươn cũng có thể chữa được bệnh cảm cúm, Các nhà sinh học còn coi lươn là một đối tượng nghiên cứu thú vị vì nó có quá trình biến cơ thể cái thành đực – một hiện tượng hiếm hoi. Từ lâu, lươn là mặt hàng xuất khẩu đặc biệt mà Seaprodex (Tổng công ty thủy sản Việt Nam) đã từng giới thiệu. Rất tiếc, ta chưa bao giờ có đủ số lượng tối thiểu cho thị trường thế giới. Lươn đông lạnh, lươn tẩm dầu hun khói, lươn tươi, là những mặt hàng hấp dẫn mà thế giới luôn trông đợi. Trước đây, chúng ta tổ chức mua gom. Ở phía Bắc, việc xuất khẩu lươn sống mỗi năm lên tới hàng trăm tấn. Ở phía Nam trước ngày giải phóng, mỗi năm Bạc Liêu cũng thu được 1000 tấn, còn Châu Đốc là 2000 tấn. Tất cả lượng lươn này đều được thu bắt trong tự nhiên. Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO. Đây là cơ hội lớn để các mặt hàng của chúng ta thâm nhập vào thị trường thế giới. Cùng với các loài thủy đặc sản, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đơn hàng mới từ nhiều nước. Chúng ta từng đưa sản lượng lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, lên hàng nhất, nhì thế giới. Vậy, sao con lươn của chúng ta không thể vươn lên một vị trí cao hơn?! Chúng tôi nghĩ rằng, nếu quyết tâm, chúng ta sẽ đưa con lươn lên thành một loại thủy đặc sản hấp dẫn. Tất nhiên, cả về sản lượng và công nghệ chế biến đều phải có bước chuyển biến mới. Phải đầu tư cả về kỹ thuật và vốn đầu tư thì chúng ta mới đẩy mạnh được việc nuôi lươn ở mọi miền lên một đỉnh cao mới. Hy vọng, sẽ tới lúc cả thế giới biết tới mặt hàng lươn hấp dẫn của Việt Nam với sự ngưỡng mộ và mong muốn, 3
  6. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU 1.1. Đặc điểm khoa học Lươn (danh pháp hai phần: Monopterus albus) là một loài cá thuộc Họ Lươn (Synbranchidae). - Đặc điểm Chiều dài thân trung bình khoảng 25– 40 cm, mặc dù có cá thể dài tới 1 m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Các vây không có gai, mang thoái hóa thành một lỗ phía dưới đầu. Đuôi vót nhọn. Lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt. Miệng lớn, có thể kéo dài ra được, cả hai hàm đều có các răng nhỏ để ăn cá, giun, giáp xác cùng các động vật thủy sinh nhỏ khác vào ban đêm. Hai mắt rất nhỏ. Giống như các loài khác trong bộ Lươn, chúng hô hấp nhờ các màng của khoang bụng và ruột, không có bong bóng. - Vòng đời M. albus là lưỡng tính. Tất cả các con non là cái. Khi chúng trưởng thành, một số biến thành con đực. Con đực có khả năng chuyển đổi giới tính, cho phép chúng bổ sung khi quần thể con cái thấp. Sự thay đổi giới tính thể mất đến một năm. Sinh sản có thể xảy ra trong suốt cả năm. Trứng được đẻ trong tổ bong bóng nằm trong vùng nước nông. Các tổ bong bóng nổi trên bề mặt nước và không gắn liền với thảm thực vật thủy sinh. Con cái đẻ tới 1.000 trứng mỗi lần sinh sản. Đặc điểm này rất quan trọng khi xem xét kiểm soát của các loài xâm lấn. - Phân bố 4
  7. M. albus là loài bản địa của Trung và Nam Mỹ, châu Phi, Australia và từ Ấn Độ tới miền đông châu Á. Tại Hoa Kỳ, người ta thông báo nó có tại các khu vực như Hawaii, Florida và Georgia. Mặc dù nó có thể sống sót ở nhiệt độ dưới điểm đóng băng của nước (0 °C) hay vài tháng mà không có nhiều nước hoặc nước lợ/mặn; nhưng nói chung chỉ tìm thấy tại tầng đáy trong các khu vực nước ngọt và ấm áp, chẳng hạn như các ao nhiều bùn, đầm lầy, kên mương và ruộng lúa. 1.2. Đặc điểm giống lươn Việt Nam a. Đặc điểm và phân loại Ở nước ta, lươn chỉ có một số loài. Giữa hai miền Nam, Bắc có các loài khác nhau. Ở phía Bắc, chúng ta có một loài (Monopterus albus). Loài này nhỏ và có trọng lượng chỉ từ 0,2 – 0,4kg/con. Ở phía Nam, chúng ta có phổ biến loài lươn đồng (Fluta alba). Khác với lươn phía Bắc, loài này có con nặng tới 1500g. Ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con thường đánh được những con lươn rất lớn vào mùa nước nổi. Cũng cần lưu ý, ở miền Nam còn có con lịch đồng (Macrotrema caliguns). Một số cơ quan thông tin đôi khi lại lẫn lộn giữa con lươn với con cá chình. Nguyên nhân nhầm lẫn này là vì, trong tiếng Anh, cả con lươn và con cá chình đều được gọi là “eel”. Khi biên dịch, nếu không để ý thì ta rất dễ lẫn con lươn với con cá chình. b. Đặc điểm sinh trưởng Ở con lươn, có một quá trình rất kỳ lạ, đó là việc biến lươn đực thành lươn cái. Chúng ta biết rằng, lúc đẻ ra, toàn bộ lươn là lươn cái. Những con lươn có độ dài dưới 26cm đều là lươn cái. Tới năm thứ hai, khi con lươn có độ dài từ 44 – 48 cm thì chúng ta thấy số con đực và con cái tương đương nhau. Thế còn, khi xem xét những con lươn có độ dài cơ thể từ 54cm trở lên, chúng ta thấy, chúng toàn là lươn đực. Ở đây có một quá trình biến dần dần lươn cái thành lươn đực. Lúc đầu lươn chỉ có buồng trứng. Những lươn dài 26cm, chúng tôi thấy đac có nhiều trứng thành thục và đẻ. Nhưng khi xem xét những lươn có độ dài cơ thể từ 36 – 46cm, chúng tôi thấy có nhiều con ở trạng thái lưỡng tính: trong tuyến sinh dục của chúng có cả tinh sào (ở con đực) và buồng trứng (ở con cái). Rõ ràng, trong giai đoạn này, cơ quan sinh dục đực đã “mọc” thêm ra. Nó xuất hiện và 5
  8. hoàn thiện dần dần. Trong lúc đó, buồng trứng sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ sinh sản sẽ tiêu biến đi. Tinh sào ngày càng lớn. Tới khi cơ thể lươn dài từ 54cm trở lên thì chúng ta thấy chúng hoàn toàn trở thành một con lươn đực thực thụ (buồng trứng tiêu giảm hết và chỉ còn tinh sào). Khi lươn con mới nở ra từ trứng, chúng đeo dưới bụng 1 bọc noãn hoàng lớn Lươn con sẽ sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng này. Chúng ít hoạt động và nằm bám vào các rễ cây thủy sinh như rễ bèo tây. Thỉng thoảng nó mới quậy nhẹ nhàng đôi chút. Tới ngày thứ 8, trên cơ thể nó có nhiều biến đổi: vây ngực tiêu biến dần (và chỉ còn dấu vết như một chấm nhỏ còn sót lại); bọc noãn hoàn bé dần đi và thu thành 1dải nhỏ nằm dưới bụng lươn; các mạch máu bao quanh noãn hoàn và vây ngực cũng thu nhỏ lại và ít dần. Khoảng 2 – 3 ngày sau, chúng ta thấy noãn hoàng tiêu biến hết. Trên thân lươn xuất hiện nhiều nhiễm sắc tố đen và mạch máu không thấy rõ nữa. Lúc này, con lươn khỏe hơn, thân dài ra và mang dáng dấp 1 chú lươn thực thụ. Toàn bộ quá trình này kéo dài khoảng 10 ngày. Sau đó, lươn bắt đầu đi kiếm ăn và lớn khá nhanh. Trong năm đầu nó có thể đạt tới 35cm. Lươn tăng trọng mạnh nhất vào năm thứ 3 trở đi. Các cơ sở nuôi cho biết, nếu được cung cấp thức ăn thường xuyên thì tốc độ lớn của lươn còn tăng mạnh hơn nhiều. Như đã nêu ở trên, lươn ở phía Bắc chỉ nặng tối đa khoảng từ 0,2 – 0,4kg và dài tới 62cm. Trong lúc đó, lươn ở phía Nam có con dài tới 69cm và nặng tới 1,5kg. Ở đây vừa có tính di truyền của giống, vừa có tác động của môi trường. Khí hậu nóng ấm ở phía Nam giúp cho lươn hoạt động quanh năm. Trong lúc đó, lươn ở phía Bắc có một thời kỳ dài phải ngủ đông. c. Đặc điểm về sinh sản Chỉ 1năm là lươn đã thành thục. Lươn ở phía Bắc đẻ sớm hơn lươn ở phía Nam. Khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi hoa gạo ở miền Bắc nở là bắt đầu mùa đẻ của lươn. Nó đẻ lai rai đến tận tháng 8, tháng 9. Cá biệt có con tới tháng 11 vẫn đẻ. Còn lươn ở phía Nam thì bắt đầu đẻ vào tháng 4, tháng 5. Chúng ta quan sát thấy, lươn sống ở đồng ruộng thường đẻ sớm hơn những lươn sống ở đầm, hồ, ao. Khu vực nào có nhiều thức ăn thì lươn đẻ sớm hơn. Trứng lươn rất nhiều. Con càng lớn càng mang nhiều trứng. Số lượng trứng có thể di động từ vài trăm trứng tới cả nghìn trứng. Ngay trong một buồng trứng cũng có kích cỡ trứng khác nhau. Lươn đẻ làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 50 trứng. Cũng có con đẻ với số lượng lớn hơn. Lươn đẻ trứng ở cửa hang. Vì vậy, sắp tới mùa đẻ thì nó tích cực đào và củng cố hang. Lươn thường tìm những bờ ruộng, bờ ao hoặc ven các mương máng có đất sét pha đất thịt để làm tổ. Đôi khi, nó còn chọn cả các mô đất cao ở giữa ruộng. Chúng tôi đã thấy ở nhiều ngôi mộ mà bà con để ở giữa ruộng thường có các tổ lươn xung quanh. Việc đào hang do lươn đực đảm nhận. Nó thăm dò khá kỹ khu vực sinh sống của mình để chọn chỗ làm hang. Trước mùa đẻ, ta thường thấy lươn đực lượn đi, lượn lại quanh bờ nhiều 6
  9. lần (trong lúc, lươn cái vẫn đi kiếm ăn ở khắp nơi). Thậm chí, nó còn bò cả lên bờ để tìm hiểu về vùng đất đó. Sau khi đã quan sát kỹ, lươn đực sẽ dùng đuôi và ngoáy vào bờ đất để đào hang. Công việc diễn ra trong nhiều ngày. Nó đào sâu vào trong lòng đất và đi chếch xuống phía dưới. Cửa hang thường cách mép nước 3 – 5cm. Được một đoạn khoảng 15 – 20cm, nó làm hang phình to ra. Có lẽ, đó sẽ là “phòng hạnh phúc” của chúng. Nó tiếp tục đào một đường vòng xuống dưới và thông ra với đáy bùn. Đó là lối thoát hiểm. Ngoài ra, cũng có hang chúng tôi phát hiện thấy có đường thông lên trên mặt đất. Phải chăng, đó là đường thông khí. (Chúng tôi đã làm thí nghiệm nuôi lươn trong một bể rộng 8m2 và dành ra 2m để đắp ụ đất lên cao hơn mặt nước 60cm. Tới khi thu hoạch chúng tôi bửa đất ra, trong ụ đất đó có tới 21 ổ lươn to như ổ chuột. Lươn chui cả vào các ổ đó.Cấu trúc của ổ lươn đúng như chúng tôi miêu tả ở trên). Lươn đực làm xong hang sẽ mời lươn cái vào cùng ở. Tới mùa sinh sản, lươn đực phun đầy bọt (thực tế là tinh trùng) còn lươn cái thì đẻ trứng lên đó. Lúc đầu, đám bọt có màu trắng, kích cỡ lớn hơn bọt của cá rô cờ (Macropodus chinensis). Tới khi trứng sắp nở, đám bọt đó ngả sang màu vàng. Những người đi bắt lương thường coi đám bọt đó là biểu hiện rõ rệt của hang lươn. Tới mùa sinh sản, lươn rất dữ. Nó thường nằm trong hang hoặc lượn lờ quanh hang để giữ trứng. Nếu có vật lạ thò vào ổ đẻ thì lươn lao ra cắn ngay. Chúng quyết bảo vệ nòi giống. Thậm chí, nếu có tiếng động mạnh, nó có thể nuốt cả đám trứng vào bụng của nó. Với thời tiết nắng ấm, có gió đông nam và nhiệt độ khoảng 24 – 260, đặc biệt là sau những trận mưa rào, lươn thường đẻ rộ. Nó đẻ vào sáng sớm. Lúc này lươn đực làm nhiệm vụ canh gác cho tổ đẻ. Ta thường thấy nó lượn lờ quanh bờ ao hoặc nằm im trong các chỗ khuất để canh chừng kẻ thù. Sau khi đẻ chừng 7 – 10 ngày thì trứng nở. Lươn con sinh ra chỉ dài tối đa 2cm và nhỏ như sợi chỉ. Lúc này nó chưa biết bơi. Chúng buông mình xuống đáy ao và nằm ở đó như chết. Ít ngày sau, nó mới bắt đầu bơi đi để kiếm ăn. 7
  10. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIỐNG NUÔI TẠI VIỆT NAM Lươn có hai nguồn giống: giống tự nhiên và giống nhân tạo. Lươn có ba giống:  Vàng xám phát triển tốt nhất  Vàng xanh phát triển bình thường  Xám tro phát triển kém 2.1. Giống tự nhiên( lươn đồng) Chọn lươn tự nhiên - Ta chọn lươn thiên nhiên có độ lớn 10c/kg 40c/kg khỏe mạnh(thường mua của môi lái quen,uy tín) không sử dụng lươn xuyên điện hoặc bãy mồi thức ăn có độc.Số lượng đó đưa vào thuần dưỡng 10 ngày ổn định không còn chết,số lươn hao hụt do chết khoảng 50%- 60%. Quá trình thần dưỡng thường 1,5-2 tháng để quen với điều kiện nuôi,hạn chế thức ăn.(khi thấy hết hao hụt thì bắt đầu cho ăn) 2.2. Chọn lươn nhân tạo:  Lấy trứng, lươn con về ương nuôi: Hàng năm cứ đến mùa lươn đẻ, nhìn kỹ ở mép bờ, bờ ao, bờ mương thấy ở các khe hở có các khối bọt trắng, đối diện là các lỗ hút (thường ở ruộng lúa, nơi con lươn đực gác bảo vệ), để phát hiện lươn con. Dùng vợt xúc lươn con đem về thả vào các khay men, chậu nhựa, cho ăn bằng lòng đỏ trứng luộc chín và giun đỏ. Ở miền Nam nước ta vào đầu mùa mưa khi nước sông Cửu Long đổ về, lươn con thường nằm ở các đám cỏ, bèo tây trôi theo dọc dòng sông ở các hồ, đầm, kênh dùng vợt, rổ, xúc về nuôi. 8
  11.  Vớt trứng về ấp: Từ các khối bọt trắng biểu hiện lỗ đẻ của lươn, chúng ta có thể dùng gáo, vợt có mắt lưới dầy để vớt các ổ trứng cho vào thùng có sẵn nước đưa về bể ấp. Khi nhiệt độ nước 25-30oC, sau một tuần trứng nở thành lươn con, vớt lươn con ra ương ở ao, thức ăn là giun, dòi, ốc băm nhỏ. Nếu được chăm sóc tốt, nuôi đến cuối năm có thể đạt cỡ 20 g/con.  Nuôi lươn cho đẻ ở bể xây: Cần tạo điều kiện môi trường sống của lươn gần với điều kiện sinh sản ở ngoài thiên nhiên. Xây bể bằng gạch trát xi măng. 9
  12.  Chọn lươn đực cái (bố mẹ): Có thể chọn từ lươn đã nuôi hay lươn mua ở chợ (phải lựa con khỏe, không bị xây xát), lươn cái cỡ dài 25 -30 cm nặng 100-200 g có bụng trứng to, ấn nhẹ thấy mềm, lỗ sinh dục đỏ, da mỏng. Con đực chọn con cỡ 150-250 g, ấn nhẹ tay thấy tinh dịch màu trong suốt chảy ra. Đuôi con đực thường dài hơn con cái, đầu thon mõm nhọn, hay hoạt động mạnh hơn con cái.  Cho lươn đẻ: Cho lươn đẻ vào tháng 4-5 khi nhiệt độ nước 23-27oC, có thể dùng các loại thuốc LRH-A, HCG và não thùy cá chép để kích thích lươn đẻ. Tốt nhất là dùng LRH- A tiêm một lần, lươn cái cỡ 50-250 g, tiêm 10-30 (g/1 con. Dùng khăn mềm lau sạch và giữ cho lươn khỏi cựa, tiêm vào xoang ngực, mũi kim sâu không quá 0,5 cm, dung dịch thuốc tiêm không quá 1 ml/con. Sau khi tiêm cho lươn cái 24 giờ, tiêm cho lươn đực, lượng tiêm 10- 20 con. Sau khi tiêm xong thả lươn vào bể hoặc giai chứa để theo dõi, nước trong bể không sâu quá khoảng 20-30 cm là vừa, một ngày thay nước một lần. Ở nhiệt độ nước 25oC sau khi tiêm được 40 giờ, lưu ý phải kiểm tra liên tục 3 giờ một lần vì thời gian hiệu ứng của lươn cái rất khác nhau, nên phải kiểm tra tới giờ thứ 75 (sau khi tiêm) mới kết thúc. Cách kiểm tra: Bắt lươn cái khẽ ấn bụng trứng, có trứng rời ra lập tức bố trí thụ tinh nhân tạo.  Thụ tinh nhân tạo: Bắt lươn cái đã rụng trứng lau sạch bụng ép nhẹ cho trứng chảy ra dụng cụ chứa trứng (bô con hay đĩa sứ), khi tắc thì dùng kéo con rạch lỗ sinh dục 0,5 -1 cm để ép trứng chảy ra, ép 3-5 lần thấy hết trứng thì thôi. Lấy trứng xong lập tức cho tinh dịch vào thụ tinh bằng cách mổ lươn đực lấy một phần tinh sào, soi vào kính hiển vi (độ phóng đại 400 lần) nếu thấy tinh trùng hoạt động bình thường thì lấy cả buồng sẹ (tinh sào) ra cắt vụn bỏ vào đĩa chứa trứng, nhẹ tay khuấy đều (1 con đực dùng 2-3 con cái), sau đó dùng 200 ml nước muối sinh lý cho vào, sau 5 phút cho nước sạch vào rửa hết tạp chất rồi đưa trứng vào ấp.  Ấp trứng lươn: Dụng cụ ấp như đĩa sứ, bô con, giai chứa, bể kính v.v đều được. Kích cỡ dụng cụ ấp tùy số lượng trứng nhiều hay ít. Rải trứng ở đáy dụng cụ ấp, dùng nước sạch, sâu 10 cm, cần thường xuyên thay nước. Không để nhiệt độ ấp và nhiệt độ nước chênh quá 5oC. Nếu khống chế nhiệt độ ấp ổn định khoảng 24oC, thời gian nở khoảng 240-280 giờ, tỉ lệ nở 80 -95%, lươn bột sau khi nở 24 giờ có chiều dài thân 16-21 mm, sau 72 giờ dài 19 mm, sau 120 giờ dài 22-30 mm, sau 144 giờ dài 23-33 mm. Trong thời gian trên lươn bột sống nhờ dinh dưỡng của noãn hoàng, luôn cựa mình bơi trong nước rồi chìm xuống đáy nằm nghỉ. Hết giai đoạn lươn bột chúng bơi nhanh trong nước và bắt đầu tìm mồi như giun đỏ để ăn. 10
  13.  Ương lươn giống: Ương trong bể xi măng loại nhỏ, sâu 30-40 cm, mặt bể cao hơn nền đáy bể 20 cm, đề phòng nước tràn lươn con đi mất. Bể ương có chỗ cho nước vào và lỗ nước ra, có lưới cước bịt không cho lươn con chui qua. Diện tích bể ương: 1-2 m2, lớn nhất không quá 10 m2. Đáy bể cho lớp đất dày 5 cm, bón lót phân lợn, phân bò 0,5-1 kg/m2, cho ngập nước 10-20 cm, cấy giống giun vào đáy bể. Đưa lươn bột đã nở 5-7 ngày (đã hết noãn hoàng) vào ương.  Mật độ ương: 100-200 con/m2. Thức ăn nuôi vài ngày đầu tốt nhất là ăn giun con, động vật phù du, có thể tăng dần bằng thịt cá xay nhuyễn. Không thả lẫn con to với con nhỏ vì chúng dễ ăn thịt lẫn nhau. Hàng ngày cần chú ý thay nước. Sau khi ương một tháng lươn con dài trung bình 8 cm, đến vụ ương sẽ thu được khoảng 100 con/m2, lươn giống có chiều dài bình quân 15 cm nặng 3 g. Mật độ ương: 150-200 con/m2. Cho ăn bằng giun đất, dòi, một ít cám, cơm, ngọn rau. Ngày cho ăn hai lần. Số lượng thức ăn bằng 8-10% tổng trọng lượng lươn, sau một tháng dài 50-55 mm, nuôi tiếp ở bể khác. Mật độ 100-120 con/m2 cho ăn giun, dòi, các động vật khác và 2 -3% thức ăn chế biến. Năm đầu lươn dài 15-25 cm, nặng 5-10 g/con, cá biệt có con nặng 10-15 g/con. 11
  14. CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÂY DỰNG AO NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM 3.1. Bể nuôi lươn - Bể nuôi lươn phải phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của lươn, đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua được, không nên xây bể quá rộng. Chiều dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2 - 5 m. Chọn nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra. - Bể được xây chìm dưới mặt đất từ 20 - 40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn, khoảng 20 - 40 cm, lớp nước 10 - 20 cm Trong bể , bố trí một nơi cố định làm chỗ cho lươn ăn, để tiện việc vệ sinh. Bể nuôi lươn có thể làm mái che thoáng, hoặc giàn cây leo phía trên, hoặc thả bèo tây chiếm 1/2 diện tích mặt nước. - Đáy ao bằng đất sét trộn với cát vôi. Cách đáy ao khoảng 40 cm có lỗ cống thoát nước hình tròn, miệng cống có thiết bị chắn cho lươn không trốn đi. Bể xây cao 1 - 1,5 m. Đáy cho một lớp đất giàu mùn, dày 20 - 30 cm, thả thêm rong làm tổ cho lươn. - Thành bể cao hơn mặt nước 30 cm. Mép tường trên có gờ để chống lươn tuồn ra ngoài. 3.2. Xây dựng ao nuôi Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thước bể tuỳ theo quy mô nuôi mà quyết định, bể nhỏ có thể vài m2, nhìn chung từ 10 - 30m2 là thích hợp, bể nổi hoặc bể xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc để đề phòng không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể thiết kế theo 2 kiểu bể nuôi lươn như sau : 12
  15. a/ Ao nuôi lươn trong bể lót bạt Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống 20 - 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 - 60 cm, rộng 1m. Bể nuôi có chiều cao khoảng 1m; bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các bể nuôi lươn có diện tích từ 10 - 50 m2. Xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng ni-lon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi và cũng cần tạo nơi cho lươn trú ẩn gần giống như quang cảnh tự nhiên. - Đáy bể có thể phủ một lớp đất thịt pha sét (đất ruộng đang canh tác). Lớp đất này chiếm từ 1/3 - 1/2 diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 - 0,8m. Mực nước trong bể nuôi từ 20 – 30cm. Mức nước sâu quá ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. - Trong ao có thể thả một ít lục bình, rau mác, rau dừa hoặc cỏ tạo điều kiện sinh thái giống như tự nhiên làm nơi trú ẩn cho lươn; xung quanh ao có bóng râm, hoặc có giàn lưới để che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chế lá cây rụng vào bể nuôi. b/ Nuôi lươn trong bể xi măng - Ao xi măng: Bờ ao xây bằng gạch đá trát xi măng, đáy ao trát bằng đất sét trộn cát vôi. Cách đáy ao khoảng 40 cm có một lỗ cống thoát nước hình tròn, miệng cống có thiết bị chắn không cho lươn trốn đi, ao xây xong lót dưới đáy 1 lớp bùn mỏn 20 - 30cm, hoặc bùn nhão với cỏ thành 1 lớp hữu cơ bón đáy ao tạo điều kiện cho lươn đào hang làm ổ, sau đó lấy nước vào, mức nước sâu 7 - 15cm, bờ ao cao hơn mực nước 30 cm. 13
  16. - Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn. - Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với diện tích từ 6 - 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 2 - 4m để dễ dàng chăm sóc. Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: Ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch. - Hình thức nuôi lươn trong bể xi măng + Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể 30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành bờ rộng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài 3.3. Bố trí bể nuôi (hình thức nuôi có bùn) - Bố trí 1cù lao bằng đất sét pha thịt (đất ruộng đang canh tác) cao khoảng 0,6 - 0,8m tạo môi trường cho lươn đào hang trú ẩn; diện tích cù lao đất chiếm từ 1/2 - 2/3 diện tích đáy bể .Trên mặt cù lao trông cây cỏ thủy sinh như cỏ , rau mác, lục bình, khoai môn nước tạo cảnh quan thiên nhiên thích hợp cho lươn. - Đổ 1 lớp bùn đáy cao khoảng 0,3 - 0,4 m, nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường trú ẩn cho lươn. Có thể dùng dây nilon bó thành chùm, vùi vào lớp bùn tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn. Lớp bùn đất này không chứa các mảnh vụn bén nhọn. 14
  17. - Lươn không ưa ánh sáng, nên khi bố trí bể nuôi phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột. - Giữ mức nước cao khoảng 0,2- 0,3m, phía trên có ống thoát nước có bịt lưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh lươn bò đi khi nước dâng lên tràn bể. Khi mức nước sâu quá, lươn vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể làm lươn chậm lớn. - Bố trí vài bóng đèn nhỏ cách mặt nước 30 - 40 cm thu hút côn trùng rớt trên mặt nước làm thức ăn bổ dưỡng cho lươn và còn bảo vệ bể nuôi. - Vào những lúc trời mưa, lươn thường tìm đường thoát đi, vì vậy nên bao lưới quanh bể nuôi hạn chế lươn bò trốn. Ngoài ra còn phải phòng địch hại như mèo, chuột, chim. 15
  18. CHƯƠNG 4: THỨC ĂN CHO LƯƠN THƯƠNG PHẨM 4.1. Thức ăn  Nên áp dụng phương pháp thích ứng với từng địa phương. Nếu ở khe nước, lạch nước, có thể bắt giun, côn trùng sẵn có, ở vùng núi đồi có thể bắt giun. Nơi nuôi tằm có thể cho lươn ăn nhộng tằm. Vùng có hồ có thể cho ăn cá con. Ở gần nhà máy chế biến thực phẩm có thể mua nội tạng động vật vứt bỏ làm thức ăn. Khi thiếu thức ăn có thể cho lươn ăn những thức ăn như cơm, mì sợi , nhưng như vậy tốc độ sinh trưởng của lươn sẽ chậm. Cần chú ý không cho lươn ăn những thức ăn mục nát đã biến chất vì lươn dễ mắc bệnh hoặc chết.  Thức ăn cho ăn hàng ngày phải bằng 5-7% thể trọng lươn. Thức ăn quá nhiều, lươn tham ăn sẽ bị chết, nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng.  Căn cứ vào đặc điểm ăn đêm của lươn, thời gian cho ăn thường là từ 6-7h tối, mỗi ngày vớt thức ăn thừa một lần để tránh thức ăn rữa nát làm ô nhiễm nước. Ở giai đoạn lươn giống cần làm tốt việc thuần hoá thức ăn. Mấy ngày đầu mới thả có thể không cho lươn ăn, sau cho cho ăn giun và các thức ăn khác. Hình thành tập tính ăn thức ăn hỗn hợp cho lươn giống. Nếu cho ăn một loại mồi trong một thời gian dài thì về sau tính ăn của lươn rất khó cải biến, không có lợi cho việc nuôi.  Sau khi cho ăn khoảng 2–3 giờ, nên kiểm tra sàn ăn xem thức ăn thừa hay thiếu nhằm điều chỉnh lượng cho ăn ở những lần tiếp theo, tránh thức ăn thừa gây lãng phí và ô nhiễm. Thay 100% lượng nước trong bể nuôi 1 lần/ngày vào buổi sáng. Định kỳ 2 ngày/lần trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng bằng 1% lượng thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn.  Thức ăn cho lươn có nguồn gốc từ động vật như tép, cá tạp, ốc bươu vàng, giun đất, phế phẩm lò mổ, thịt trai hến cắt nhỏ sẽ lớn nhanh hơn so với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.Hệ số thức ăn:7-8/1 đối với giun đất, 10/1 đối với thịt trai hến. Tuy nhiên để giảm bớt chi phí và chủ động nguồn thức ăn có thể phối chế thức ăn cho lươn với tỉ lệ đạm động vật và thực vật là 7: 3 hoặc 8 : 2.  Thức ăn đạm động vật nên băm nhỏ hay xay nhuyễn, để sống hoặc nấu chín. Phần đạm thực vật cần nấu chín, để nguội. Sau đó trộn đều 2 phần này với nhau, trộn thêm bột gòn để tạo độ dính cho thức ăn, đồng thời bổ sung thêm các vitamin, men tiêu hóa như: Vitalec, Mita Glucan, Mita Aquazyme, để chống stress, tăng cường sức đề kháng cho lươn, giúp lươn tăng trọng tốt. 16
  19.  Thức ăn của lươn thường là thức ăn tươi (cá tạp nước ngọt hoặc biển, ốc, hến, vẹm ), kết hợp với thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao (> 30% đạm) và cám đậm đặc. Tỷ lệ phối hợp như sau: 10 kg thức ăn tươi sống + 2 kg thức ăn viên công nghiệp + 1 kg cám đậm đặc + 0,2 kg chất kết dính (bột gòn).  Không cho lươn quá nhiều và ăn thức ăn đã ươn thối. 4.2. Cách cho ăn Sau khi thả giống, không nên cho lươn ăn liền mà để chúng thích nghi với môi trường mới 3 đến 5 ngày, sau đó rút cạn nước và cấp nước mới vào mới bắt đầu cho ăn. Thời gian nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 – 12, lươn ăn mạnh và phát triển tốt nhất vào tháng 6 - 10. Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc “4 định” (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh lượng thức ăn một cách hợp lý. Ðịnh chất là thức ăn phải luôn tươi sống, tuyệt đối không cho ăn thức ăn củ ôi thiêu . Ðịnh lượng là vừa đủ no, không để thức ăn thừa.(lươn rất tham ăn dễ bị bội thực). Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều hơn, lúc đầu cho ăn khoảng 1 - 2% và sau 13-17 ngày khẩu phần tăng dần lên 5 - 8% trọng lượng lươn. Ðịnh thời gian tức là từ 15 - 17h chiều, sau khi lươn đã quen có thể cho ăn sớm dần và tập thành cho ăn ban ngày vào lúc sáng sớm trước lúc mặt trời mọc nhưng với lượng thức ăn ít hơn . Ðịnh vị là chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới rây hoặc rổ thưa.Thức ăn nên được để trong sàn, một đầu có dây treo thả xuống gần sát đáy ao/bể cho lươn đến ăn. Phải để đủ thức ăn cả đêm để lươn ăn từ từ, sáng hôm sau kéo sàn lên bỏ lượng thức ăn dư thừa. Nếu trời nắng nóng hay mưa kéo dài thì có thể giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn vì nắng nóng, mưa nhiều thì lươn sẽ ở trong tổ nhiều hơn là đi kiếm ăn. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước (dùng nhiệt kế), nếu nhiệt độ dưới 20-22oC và lớn hơn 30oC thì nên ngừng cho ăn. Trong quá trình nuôi chỉ nên cho ăn một loại thức ăn, nếu bắt buộc phải thay đổi thức ăn khác thì không nên thay thay đổi thức ăn đột ngột mà phải thay đổi từ từ để lươn tập quen dần với mùi vị của thức ăn mới. 17
  20. Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa để quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7 - 10 ngày đầu cho lươn ăn giun đất vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn, khi lươn ăn mạnh, có thể cho ăn hai lần/ngày. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá biển mua về xay ra cho ăn. Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn, cần phải nắm vững nguyên tắc “4 định”: (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1 - 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước. Khi lươn trưởng thành, trung bình mỗi ngày cho lươn ăn một lần. Lươn mới thả vào 7 ngày cho thay nước một lần, khoảng trên 2 tháng, 4 ngày thay nước, hàm lượng oxy trên 2 mg/lít. Lươn kỵ nước bẩn. 18
  21. CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ AO NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM 5.1. Quản lý ao nuôi lươn - Phòng chất nước bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước béo, lưu thông, sạch, hàm lượng O2 trên 2mg/l. Do bể nuôi lươn rất nông chỉ có 10 - 15cm mà thức ăn lại giàu đạm nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở, gọi đó là hiện tượng "đánh xuân". Khi có hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước mới vào. Ðể phòng tránh chất nước nhiễm bẩn thì từ 5 - 7 ngày thay nước 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao thời gian thay nước ngắn hơn, thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn - Phòng nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp: Mùa hè nắng nóng phải che hoặc làm dàn cho mát hoặc thả nuôi trong ao một ít rong bèo, thường xuyên thay nước. Mùa đông quá rét che chắn gió mùa đông bắc. Khi nhiệt độ dưới 100C tháo cạn nước bể, chỉ giữ lại một ít đồng thời phủ lên 1 lớp rơm hay cỏ giữ nhiệt độ lươn qua đông được an toàn. - Phòng lươn bò trốn: Lươn rất hay bò trốn đi nơi khác nhất là lúc trời mưa liên tục, nước dâng lên, lươn theo đáy mà bò ra ngoài, hoặc chỗ cống bị thủng lươn cũng theo đấy bò đi, hoặc đáy thánh bển bị nứt nẻ lươn chui ra ngoài Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa. Giữ mức nước trong ao bể thường 20cm thời gian nắng nóng dân cao nước đến 30 - 40cm, 1 tuần lễ thay nước 1 lần, chú ý loại bỏ sạch rác bẩn và thức ăn thừa đề phòng nước bị thối bẩn. Có thể thả bèo, trồng cây khoai nước để làm sạch nước và chỗ trú ẩn cho lươn tạo môi trường sinh thái tốt cho lươn sinh sống. 5.2. Phòng và trị bệnh cho lươn a. Phòng bệnh Để đảm bảo cho đàn lươn phát triển tốt, khâu đầu tiên là phải chọn lọc được những con giống khỏe mạnh. Vấn đề quan trọng thứ hai là nguồn nước. Nước để nuôi lươn phải sạch, không bị ô nhiễm, không thiếu oxy, không quá nóng hay quá lạnh, không nhiễm mặn, độ chua vừa phải. Nước phải được thay tháo thường xuyên để lươn được sống trong môi trường sạch. Thức ăn cho lươn phải đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Không để lươn bị đói, dễ sinh bệnh Phải thường xuyên theo dõi, quan sát đàn lươn. Cần phát hiện sớm những cá thể bị bệnh để kịp thời điều trị. Làm tốt công tác chống nóng và chống rét cho lươn. Tạo môi trường thích hợp nhất để đàn lươn sinh sôi và phát triển. b. Một số bệnh thường gặp ở lươn 19
  22. * Bệnh sốt ở lươn: Nó bị bệnh là do sốc với môi trường. Khi môi trường quá bẩn, lươn sẽ bị mất cân bằng về sinh lý, cơ thể tiết ra quá nhiều dịch nhầy. Lúc này, các vi sinh vật gây hại bùng phát hết lên. Lươn cuốn nhau thành từng búi và làm cho nhiệt độ từng tầng tăng cao, đầu lươn sưng phồng to. Lúc này lươn rất dễ bị chết. Cách phòng trị đầu tiên là phải giữ cho môi trường nuôi của chúng được sạch. Ta nên giảm bớt mật độ nuôi và tiến hành ngay việc thay nước. Phải lưu ý giữ cho nồng độ oxy luôn luôn đảm bảo. Ta dùng sunphat đồng (CuSO4) để xử lý nước với nồng độ 0,7g/m3.Cần loại bỏ những con bị bệnh nặng ra khỏi chỗ nuôi. * Bệnh nát đuôi: Ta quan sát thấy những chú lươn có đuôi bị sây sát, dập nát, tụ huyết, nhiễm trùng nặng. Có con tuột cả thịt để lòi ra xương sống. Đó là bệnh nát đuôi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có lẽ do lươn đã bị thương hoặc bị con khác cắn, chỗ vết thương bị vi khuẩn xâm nhập (mà chủ yếu là do nguồn nước bị nhiễm bẩn). Bệnh rất dễ lan rộng, gây chết hàng loạt. Cách điều trị chủ yếu là sát trùng. Ta có thể cho lươn tắm trong dung dịch thuốc tím (0,5g/m ) trong vòng 5phút. Chỗ nuôi sau khi rút cạn nước ta rắc bột Furazolidone. Nếu được, nên trộn thêm Sunphamit vào thức ăn của lươn để góp phần trị bệnh.Loại bỏ những con bị bệnh ra khỏi chỗ nuôi và làm vệ sinh liên tục. * Bệnh xuất huyết: Lươn bị bệnh có hiện tượng tụ máu, tấy đỏ trên vùng than, đặc biệt là ở vùng bụng. Miệng của chúng cũng sưng và đỏ tím. Đôi khi thấy máu chảy ra ở miệng. Ta thấy chúng bơi không bình thường, chao đảo điên cuồng và ngóc lên mặt nước quẫy mạnh. Sau một thời gian là chết. Việc phòng trị chủ yếu vẫn là giữ cho nguồn nước nuôi được sạch sẽ, đủ oxy. Ta thay nước sạch vào. Có thể dùng nước Clo mạnh (nồng độ 0,3 – 0,5g/m3) để xử lý nước. Cũng nên dùng thuốc tím (0,5g/m3) để sát trùng cho lươn trong vòng 5 phút. Ta cũng nên trộn Sunphamit vào thức ăn để trị bệnh cho lươn. Loại bỏ những con lươn bị bệnh nặng hoặc đã chết. Tăng cường thay nước cho khu nuôi. * Bệnh đường ruột: Lươn sống trong môi trường nước và thức ăn trong nước nên không tránh khỏi các ký sinh trùng lọt vào đường ruột. Giống như giun đũa ở người, nó sẽ tranh giành thức ăn với lươn. Vì vậy, cần tẩy ký sinh trùng ra khỏi đường ruột của lươn. Tốt nhất, ta nghiền Abendazon ra 20
  23. và trộn vào thức của lươn. Ta để lươn nhịn đói 2 – 3 ngày rồi mới cho ăn. Cho ăn liên tục trong 2 – 3 ngày. Cũng có thể dung Dipterex trộn vào thức ăn và cho ăn liên tục trong 6 ngày. Ngoài ra, môi trường nuôi phải được tẩy uế. Ta dùng vôi sống để làm vệ sinh ao và thay tháo nước liên tục. * Bệnh đỉa cắn: Đỉa là một loài động vật ký sinh rất nguy hiểm. Chúng hút máu của ký chủ. Lươn rất dễ bị đỉa tấn công. Nó thường bám giác vào đầu lươn và bắt đầu hút máu. Lươn không những bị mất máu mà còn hoảng loạn vì đỉa bám ngay trên đầu. Để phòng chống đỉa, ta nên dùng vôi sống để vệ sinh cho khu nuôi. Rắc vôi để giết chết đỉa. Sau đó thay nước mới vào và xử lý tiếp bằng sunphat đồng nồng độ cao (10g/m3). Nếu đỉa vẫn chưa chịu nhả thì tăng thêm nồng độ. Tới khi đỉa ngoi lên mặt nước, ta vớt bỏ chúng và thay nước ngay cho lươn. Cũng có chuyên gia khuyến cáo, nên dùng phương pháp nhử: ta lấy xơ mướp già đã phơi khô nhúng vào tiết lợn. Chờ cho tiết đông đặc lại trong xơ, ta nhả nó vào chỗ nuôi. Đỉa sẽ bâu vào đó. Ta vớt ra và tiêu diệt đỉa. * Bệnh nấm thủy mi: Nấm thủy mi có sợi màu trắng như bông. Nó thường ký sinh trên mình lươn hoặc trứng lươn. Nó hút chất dinh dưỡng của lươn. Ta nên phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh khu nuôi trước khi thả lươn: tẩy trùng sạch sẽ, ngâm lươn vào dung dịch nước muối 3 – 5% trước khi thả. Nếu thấy bệnh xuất hiện trên đàn lươn thì có thể xử lý bằng Bicacbonat natri 4‰ hoặc xanh – methylen 0,2% cho toàn bộ khu nuôi trong vòng 15phút. Sau đó ta thay nước mới. Ta lặp lại việc này trong 2 ngày. 21
  24. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC THU HOẠCH SAU NUÔI 6.1. Thu hoạch lươn: Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 - 60 con/kg; thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng lươn có thể đạt được 150 - 220g/con. Nếu quy cách thả 15- 20 con/ kg, thời gian nuôi chỉ có 2,5 - 3 tháng.  Công việc thu hoạch cần tiến hành theo các bước như sau: - Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ bắt lươn: vợt, thùng chứa, sọt - Phương tiện vận chuyển lươn : thùng tôn hoặc bạt lót có nước sạch đặt trên ô tô hoặc ghe - Rút cạn nước, dọn sạch cỏ lục bình trong bể nuôi; cần có đội ngũ lao động khỏe chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một gốc bể; do bị động nên lươn gom về gốc bể trống và lươn có thể được thu gom, chuyển đi. 6.2. Cách tiến hành thu hoạch và vận chuyển: - Chọn thời điểm thu lươn vào lúc sáng sớm hay chiều mát. - Nên bắt từng mẽ và thu gọn, vận chuyển nhanh. - Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. - Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị đè dẹp dễ bị ngộp và chết. - Tốt nhất sau khi thu hoạch ta nên vận chuyển ngay. - Năng suất: Lươn nuôi trong bể năng suất đạt từ 6 - 10kg/m2/vụ. Trong năm có thể tiến hành thả 2- 3 vụ nuôi trong năm. 22
  25. PHẦN III: KẾT LUẬN Lươn là một loài thủy sản dễ nuôi. Ta nuôi nhiều hay nuôi ít đều được. Ở đâu cũng có thể tổ chức nuôi lươn Với điều kiện mặt bằng rất hạn chế cũng nuôi được lươn. Công nuôi lươn không đáng kể. Làm việc gì cũng có thể kết hợp nuôi lươn. Lươn lại là một mặt hàng hấp dẫn cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Nó lại là thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng và chế biến được nhiều món ăn. Bà con ta nên quan tâm tới việc nuôi lươn. Nếu tổ chức tốt đấy sẽ là một nghề đầy triển vọng. Nếu nuôi được một tạ lươn là ta có một món tiền kha khá. Vậy tại sao lại không nuôi lấy vài tạ Thu xếp để lấy chỗ nuôi lươn không khó. Cái chính là ta có quyết tâm hay không. Nắm chắc kỹ thuật nuôi, ai cũng có thể vươn lên bằng việc nuôi lươn. 23