Giáo trình Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009-"Nhân viên xã hội-Tác nhân của sự thay đổi"

pdf 12 trang huongle 5940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009-"Nhân viên xã hội-Tác nhân của sự thay đổi"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_yeu_hoi_thao_ngay_ctxh_the_gioi_2009_nhan_vien.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009-"Nhân viên xã hội-Tác nhân của sự thay đổi"

  1. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" ▪ Công tác tham vấn/ tư vấn tâm lý cho trẻ: Nhân viên công tác xã hội cần được tập huấn sâu về kiến thức và kỹ năng với tuổi vị thành niên. Nhân viên công tác xã hội cũng cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên nhằm phát hiện sớm và hỗ trợ tâm lý kịp thời cho trẻ trong nhà trường. Điều quan trọng là nhân viên công tác xã hội cần can thiệp sớm giải quyết các xung đột gia đình, nhà trường, những rắc rối trong quan hệ của bố mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh với trẻ. Giải tỏa xung đột sẽ giúp ngăn ngừa hữu hiệu những hậu quả có hại cho sức khoẻ tinh thần trẻ em trong tương lai. Đồng thời hỗ trợ giúp các em trang bị đủ kỹ năng sống, sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Điều này đã được tổ chức CEPHAD thực hiện rất tốt khi tập huấn kĩ năng sống cho trẻ em lang thang đường phố. Đây có thể được coi là một mô hình phù hợp để học tập. ▪ Các dự án chăm sóc, bảo vệ trẻ em: hơn ai hết, các nhân viên công tác xã hội chính là người đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, triển khai các dự án. Nhân viên công tác xã hội cần làm rõ vai trò biện hộ, môi giới, kết nối nguồn lực, tạo điều kiện, của mình, giúp cho trẻ em được thụ hưởng lợi ích của dự án và dự án đạt được mục tiêu của mình. ▪ Hoạt động thực hành công tác xã hội cá nhân, nhóm: trong các cơ quan, dịch vụ, nhân viên công tác xã hội cần tăng cường học hỏi, thực hành, rút kinh nghiệm khi ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm. Sự ứng dụng những phương pháp này đang mở rộng hơn ỏ Việt Nam. Những phương pháp chuyên ngành này sẽ giúp giải quyết triệt để những vấn đề của trẻ em hiện nay. Do đó, cần có sự ứng dụng rộng rãi chúng thông qua các mô hình dịch vụ tại nước ta. Nói tóm lại, hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em hiện nay đã được thực hiện khá đa dạng và đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, cần có sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn nữa những hoạt động này. Với tình hình thực tế xã hội luôn thay đổi như hiện nay, công tác xã hội cũng cần có sự biến đổi, phát triển phù hợp để góp phần đẩy mạnh hiệu quả hỗ trợ trẻ em. Vai trò của công tác xã hội trong công cuộc bảo vệ trẻ em ngàng càng trở nên cấp thiết hơn nữa. Chú trọng vào phát triển công tác xã hội là điều thiết yếu, một nhu cầu thời đại. Đại học Đồng Tháp 43
  2. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" CÔNG TÁC XÃ HỘI: MỘT KHOA HỌC – MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔN ThS. Trần Kim Ngọc Giảng viên CTXH, Khoa GDCT, Trường ĐHĐT Ngày nay khi bàn về ngành CTXH, nhiều nhà khoa học cho rằng: CTXH vừa là một khoa học, lại vừa là một nghề chuyên môn. Vậy nhận định này đưa ra được dựa trên cơ sở nào và điều đó có ý nghĩa như thế nào khi thực hiện các chức năng phòng ngừa của CTXH? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. 1. CTXH là một khoa học * Quá trình hình thành CTXH như một khoa học Lịch sử ngành CTXH khởi đầu từ những hoạt động từ thiện ở các nước Anh, Mỹ, Tuy nhiên, công việc từ thiện này xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như lòng nhân ái, sự thương hại, tôn giáo hay sự vận động bầu cử. Có lúc mục tiêu của sự giúp đỡ không phải là phúc lợi của đối tượng gặp khó khăn mà nhằm phục vụ ý đồ riêng của người giúp đỡ. Và điều này đã tạo ra sự phản tác dụng ở các đối tượng được giúp đỡ. Rút từ những bài học của sự thất bại ban đầu ngành CTXH thế giới đã hình thành. Các vấn đề xã hội theo nghĩa hiện đại xuất hiện ở Luân Đôn vào thời cách mạng công nghiệp với nạn thất nghiệp, mại dâm, bốc lột lao động trẻ em Những tình nguyện viên đầu tiên bắt đầu với công tác viếng thăm, ủy lạo từng trường hợp từ đó rút ra những bài học hữu ích. Ví dụ: Thất nghiệp không có nghĩa là không làm việc, túng thiếu mà còn kèm theo tâm lý chán nản, mặc cảm vì không gánh vác nổi trách nhiệm gia đình Điều này có nghĩa cứu đói không đủ mà còn phải hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tìm việc làm Từ đó các tình nguyện viên thấy rằng các kiến thức tâm lý xã hội rất cần thiết. Mỗi trường hợp cá biệt cần phải có biện pháp giúp đỡ riêng. Cần lập những hồ sơ xã hội và ghi chép kỹ các diễn biến tâm lý của đối tượng. Một cơ quan thường không đủ Đại học Đồng Tháp 44
  3. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" chức năng để giúp đỡ các trường hợp có nhiều vấn đề khác nhau (như nghèo đói kèm theo bệnh tật) nên các cơ quan y tế phải phối hợp giúp đỡ nhau thông qua một động tác gọi là chuyển tuyến. Các tình nguyện viên cũng khám phá ra rằng người được giúp đỡ có xu hướng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Từ đó họ chuyển khai các phương pháp mà không tạo sự ỷ lại và hình thành các nguyên tắc cốt lõi của CTXH là sự “tự giúp” của thân chủ. Muốn thế phải vận dụng kiến thức khoa học và rèn luyện kỹ năng hỗ trợ sao cho không tạo sự lệ thuộc. Các tình nguyện viên đã tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và từ từ tiến tới tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn. Cuối cùng trường CTXH chính quy đầu tiên ra đời vào năm 1901 ở Mỹ. Ngày nay, CTXH có một nền tảng triết lý, kiến thức khoa học và phương pháp riêng bên cạnh các khoa học khác. Vậy ta có thể hiểu: “CTXH là một khoa học, nó nghiên cứu và vận dụng tri thức khoa học để giải quyết những vấn đề xã hội đang tác động vào cá nhân, nhóm, cộng đồng bằng cách thông qua hoạt động để tập trung vào những mối quan hệ giữa con người và môi trường để tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng dẫn đến sự phát triển”. * Nền tảng khoa học của CTXH + Nền tảng triết lý Một hành động chỉ đúng và mang lại hiệu quả khi xuất phát từ một quan điểm đúng đắn. Muốn thật sự giúp đỡ người phải có cái nhìn đúng về con người. 1. Phải xem cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Bởi nói đến “hạnh phúc con người” thì không thể có hạnh phúc chung chung mà là hạnh phúc của từng người. Chỉ khi nào cá nhân hạnh phúc, gia đình hạnh phúc thì xã Đại học Đồng Tháp 45
  4. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" hội mới hài hòa và điều đó sẽ giảm bớt đi cá nhân lang thang, tội phạm và nhiều tệ nạn xã hội nếu người người, nhà nhà hạnh phúc. 2. Giữa cá nhân và xã hội có một sự phụ thuộc tương hỗ. Bởi hạnh phúc cá nhân chỉ thật sự có khi xuất phát từ một cộng đồng hòa hợp công bằng. 3. Mỗi bên phải có trách nhiệm đối với nhau. Từng người không chỉ lo cho mình mà còn đóng góp, có trách nhiệm đối với xã hội. có một sự thật hay bị lãng quên là “ người ta hạnh phúc không chỉ nhận được mà nhất là lúc được cho” biết bao người hạnh phúc nhờ tham gia CTXH, khi hy sinh cuộc đời mình cho lý tưởng xã hội, cho công trình khoa học 4. Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng mỗi cá nhân là cái gì độc đáo, không giống nhau. Mỗi con người có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai dù cho nhu cầu của họ có giống nhau. Nên tùy từng hoàn cảnh của từng cá nhân một mà có phương pháp giúp đỡ cụ thể. 5. Mỗi con người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào xã hội. 6. Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy (sự thể hiện) của cá nhân. Những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng giữa cá nhân và xã hội. Chính những điều trên, ta thấy rằng CTXH không phải là từ thiện, xoa dịu nhất thời, mà nó còn góp phần điều hòa hạnh phúc của con người và từng con người. Nó làm điều này dựa trên nền tảng kiến thức khoa học và phương pháp hoạt động đặc thù. + Nền tảng kiến thức khoa học liên ngành Để giải quyết các vấn đề xã hội, nhân viên CTXH phải dựa vào kiến thức khoa học của nhiều ngành khoa học khác nhau như: sinh học (sinh lý, sinh thái, thần kinh, ) Đại học Đồng Tháp 46
  5. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" tâm lý học, y học, tạo thành một hệ thống tri thức liên ngành, vì các vấn đề xã hội nó đan xen nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghèo đói kèm theo bệnh tật, thất nghiệp với mặc cảm, Nếu không có kiến thức liên ngành thì sẽ không giải quyết được vấn đề của thân chủ. * Hệ thống các khái niệm, quy luật, nguyên tắc, nguyên tắc trong CTXH CTXH có một hệ thống các khái niệm (nhân viên CTXH, thân chủ, ) quy luật, nguyên tắc và mô hình giải quyết vấn đề. + Các nguyên tắc hành động của nhân viên CTXH Các nhân viên xã hội khi hành động đều phải dựa trên một hệ thống các nguyên tắc như: chấp nhận thân chủ, thân chủ tham gia giải quyết vấn đề vì chỉ anh ta mới có thể thay đổi bản thân mình và cuộc sống của mình, quyền tự quyết của mỗi thân chủ, cá biệt hóa, kín đáo (giữ bí mật), nhân viên xã hội hết sức ý thức về chính mình, tính chất nghề nghiệp của mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ. + Mô hình giải quyết Để giải quyết vấn đề nhân viên xã hội phải tiến hành theo các bước như: nhận diện vấn đề, chuẩn đoán vấn đề, kế hoạch trị liệu, thực hiện kế hoạch trị liệu, lượng giá. * Hệ thống các phương pháp trong CTXH Để giải quyết từng vấn đề cụ thể, nhân viên CTXH phải biết lựa chọn và áp dụng những phương pháp cụ thể. Dưới đây là các phương pháp, biện pháp được thực thi để giải quyết vấn đề xã hội. + Phương pháp CTXH với cá nhân Là sử dụng tương giao giữa nhân viên xã hội và một thân chủ để giúp đỡ thân chủ tự bộc lộ tâm tư, xúc cảm. Từ đó hiểu mình và vấn đề của mình hơn với sự hỗ trợ về tâm lý và tài nguyên vận dụng để khắc phục được vấn đề gặp phải. + Phương pháp CTXH với nhóm Đại học Đồng Tháp 47
  6. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Là phương pháp nhân viên xã hội làm việc với một nhóm thân chủ có cùng vấn đề tương tự nhau, sử dụng mối tương tác giữa các nhóm viên và năng động nhóm để giúp cá nhân nhóm viên thay đổi và giúp nhóm đạt được mục tiêu nhóm đề ra. + Phương pháp tổ chức hay phát triển cộng đồng Là phương pháp nhân viên xã hội làm việc với một hệ thống thân chủ bao gồm cá nhân, các nhóm xã hội trong cộng đồng có các vấn đề cần giải quyết. Nhân viên xã hội giúp cộng đồng nhận diện vấn đề, phân tích vấn đề, tìm nguồn lực hỗ trợ để giải quyết vấn đề. + Phương pháp biện hộ Là phương pháp nhân viên xã hội sử dụng để vận động, can thiệp, hỗ trợ, bênh vực quyền lợi chính đáng của thân chủ để hưởng đầy đủ các chính sách, dịch vụ xã hội. Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu khoa học, soạn thảo chính sách, quản trị xã hội. 2. CTXH là một nghề chuyên môn Những điều nêu trên đã chứng minh CTXH là một khoa học, tuy nhiên CTXH còn là một nghề chuyên môn, bởi vì nhân viên xã hội đòi hỏi phải có kỹ năng, kỹ sảo của một nghề chuyên môn và đi vào giải quyết, chữa trị từng bệnh lý cụ thể. Để khẳng định nó là một nghề ta hãy đi vào định nghĩa về CTXH. * Định nghĩa về CTXH Năm 1959, trong khảo sát chương trình đào tạo do Hội đồng giáo dục công tác xã hội Mỹ bảo trợ đã định nghĩa: “Công tác xã hội tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân riêng lẻ hay cá nhân trong các nhóm bằng các hoạt động đặt trọng tâm vào mối quan hệ xã hội của họ cấu thành sự tương tác giữa con người và môi trường. Những hoạt động này bao gồm 3 chức năng: phục hồi năng lực bị thương tổn, cung cấp những nguồn tài nguyên từ cá nhân và xã hội, phòng ngừa sự lệch lạc chức năng xã hội” Đại học Đồng Tháp 48
  7. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ - NASW, năm 1970 đưa ra định nghĩa CTXH như sau: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy”. Định nghĩa năm 2000 về CTXH của Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội: “CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp CTXH” NHỮNG VẤN ĐỀ CÁ NHẤN: CÔNG TÁC Nghèo đói, bệnh tật, XÃ HỘI VIỆC nghiện ngập ma túy, LÀM VỚI: tự tử, AIDS, tội phạm, CÁ NHÂN THÍCH NGHI VẤN ĐỀ CỦA GIA XÃ HỘI TĂNG ĐÌNH: NHÓM CƯỜNG VIỆC Sự lệ thuộc, lạm THỰC HIỆN dụng trẻ em, ly dị, CHỨC NĂNG vô gia cư, nạn bạo CỘNG ĐỘNG XÃ HỘI hành, CỘNG ĐỒNG: NGHIÊN CỨU Nạn thất nghiệp, vấn đề chủng tộc, vấn đề nhà ở, phương tiện QUẢN TRỊ giải trí, hạ tầng cơ sở, Từ những định nghĩa trên, đã chứng minh CTXH là một nghề chuyên môn. Tuy nhiên, để rõ hơn ta hãy đi vào những lĩnh vực của CTXH * Các lĩnh vực CTXH: Đại học Đồng Tháp 49
  8. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" CTXH là một ngành nghề chuyên môn, nhân viên xã hội phải đi vào các bệnh lý thân chủ rõ ràng, từng giai đoạn, từng thời kỳ có các biện pháp riêng biệt. Nhân viên xã hội áp dụng các phương pháp CTXH với cá nhân, nhóm, cộng đồng, biện hộ và quản trị CTXH để đi vào các lĩnh vực cụ thể như: CTXH ở trường học, bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, CTXH với gia đình có người bệnh tật, trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, với người cao tuổi, với người nghiện ngập ma túy, trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, với người phạm pháp (trẻ em và người lớn), CXTH với gia đình và trẻ em, với người khuyết tật, và ở mỗi lĩnh vực đòi hỏi nhân viên xã hội phải am hiểu kiến thức liên ngành và tay nghề chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội đưa đến sự phát triển cho thân chủ. Ở các nước trên thế giới, CTXH được hầu hết mọi người xem là một nghề và nhân viên xã hội được thừa nhận như những người làm các nghề khác như kế toán viên, kiến trúc sư, nghệ sĩ, luật sư, giáo sư, nha sĩ, kỹ sư, nhà báo, Ernest Greenwood, nêu ra khái niệm nghề nghiệp và đi đến kết luận rằng có 5 thuộc tính nổi bật của một nghề: (1) hệ thống lý thuyết, (2) quyền hành nghề, (3) sự chuẩn thuận của cộng đồng, (4) quy tắc đạo đức và (5) một nền văn hóa, CTXH có tất cả các đặc điểm trên. Cuối cùng ông kết luận “CTXH đã là một nghề; nó có quá nhiều điểm tương đồng với mẫu có thể xếp loại được. Tuy nhiên, CTXH tìm cách vươn lên trong thứ bậc nghề nghiệp, vì thế nó cũng được hưởng sự danh tiếng cao, quyền hành và sự độc quyền mà hiện nay thuộc về một ít nghề ở vào loại hàng đầu”. 3. Chức năng của ngành CTXH *Về mặt khoa học Khi nhìn nhận về mặt khoa học thì CTXH có 3 chức năng: nhận thức, thực tiễn và tư tưởng: + Nhận thức: Chức năng nhận thức đòi hỏi ta phải nhận thức đúng về mục đích, nội dung, hệ thống khái niệm và quy luật của ngành CTXH. Trong đó, nhận thức về con Đại học Đồng Tháp 50
  9. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" người là quan trọng nhất, nghĩa là con người phải được đặt đúng giá trị của mình. Khi xã hội càng hiện đại thì việc nhận thức về ngành CTXH, nhận thức đúng tính khoa học của nó là rất quan trọng. + Thực tiễn: CTXH gắn liền với thực tiễn đời sống con người, thông qua thực tiễn đời sống con người mà nảy sinh ra các vấn đề xã hội đòi hỏi ngành CTXH nhận thức đúng về vấn đề để giải quyết. + Tư tưởng: Nhân viên xã hội cần phải có tư tưởng tích cực, chủ động, khách quan, đặt biệt là phải nhấn mạnh đến tính khách quan khi giải quyết vấn đề. * Về mặt nghề nghiệp Xét về mặt nghề nghiệp thì ngành CTXH có 4 chức năng: phòng ngừa, khôi phục, trị liệu và phát triển. + Phòng ngừa: Chức năng này nhằm phòng ngừa tất cả những yếu tố khách quan và chủ quan tác động làm giảm các chức năng xã hội của cá nhân. Thông qua các giải pháp về giáo dục, tuyên truyền, quản lý, để tạo môi trường lành mạnh cho con người và xã hội. Giáo dục cho mọi người trong xã hội nhận thức đúng giá trị, vị trí, vai trò con người trong xã hội, xóa bỏ các nhân tố tác động tạo sự suy thoái cho cá nhân. + Phục hồi: Nhằm hỗ trợ thân chủ phục hồi các chức năng bị tổn thương do khó khăn vật chất hay tinh thần và phục hồi về mặt xã hội. Phục hồi thể chất thường bao gồm nhóm thân chủ là những người có các mức độ khuyết tật khác nhau. Phục hồi về mặt xã hội nhằm giúp thân chủ hòa nhập với cuộc sống bình thường trong xã hội, đặc biệt là những thân chủ vướng vào những tệ nạn xã hội. + Trị liệu: Là việc loại trừ hay cải thiện những vấn đề đang tồn tại mà thân chủ gặp phải. Trị liệu được tiến hành theo một tiến trình còn gọi là tiến trình giải quyết vấn đề hay tiến trình giúp đỡ. + Phát triển: Nhằm giúp thân chủ phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần để có thể thực hiện tốt chức năng của họ, hướng tới cuộc sống an sinh với các giá trị nhân phẩm đầy đủ. Đại học Đồng Tháp 51
  10. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" 4. Ý nghĩa khi thực hiện chức năng phòng ngừa của CTXH: Những điều trên chứng minh CTXH là một khoa học vừa là một ngành chuyên môn. Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với chức năng phòng ngừa của CTXH? Phòng ngừa được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể chỉ là hành động ngăn ngừa một việc nào đó để nó không xảy ra, cũng có thể hiểu đó là một tiến trình hành động để những hành vi đi ngược lại xã hội hay những vấn đề không hay của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng được giảm thiểu hoặc không bùng phát. Về mặt lý luận, phòng ngừa có nghĩa là chúng ta thực hiện một công việc nào đó để bệnh lý cá nhân và xã hội không xuất phát. Hội đồng quốc gia thực hành CTXH thuộc Hiệp hội nhân viên xã hội Mỹ xác định rằng phòng ngừa trong CTXH là: “những hoạt động góp phần đẩy lùi hay ngăn chặn sự phát triển của những vấn đề xã hội hoặc làm chậm lại hay kiềm chế sự phát triển của những vấn đề xã hội khi chúng có những triệu chứng ban đầu”. Nói rộng ra, phòng ngừa trong CTXH được xem xét dưới 2 cách: trước hết là hành động thích hợp để những vấn đề của cá nhân, gia đình hay cộng đồng không phát sinh; thứ hai là hành động đó không tái phát trở lại. Phòng ngừa có liên quan đến việc giữ gìn nguyên vẹn, tránh sự việc xảy ra rồi tìm cách sữa chữa, giải quyết. Điều đó có nghĩa là cần giữ tính cách con người và các mối quan hệ ở một mức độ hài hòa và chín chắn, chúng ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh là vậy. Trong CTXH phòng ngừa được xem như là một nguyên tắc quan trọng. Nhưng những vấn đề xã hội, những bệnh lý xã hội nó không đơn giản như những vấn đề tự nhiên hay các bệnh lý cơ thể. Bởi những vấn đề tự nhiên nó diễn biến theo quy luật, chỉ cần nắm được quy luật thì hoàn toàn có thể phòng ngừa, còn các bệnh lý cơ thể thì có thể việc xác định nguyên nhân bệnh cũng không mấy khó khăn và điều đó sẽ tạo sự thuận lợi và dễ dàng trong quá trình điều trị và phòng ngừa. Đại học Đồng Tháp 52
  11. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Còn các vấn đề xã hội, bệnh lý xã hội là vô hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ và việc xác định nguyên nhân của nó là một điều cực kỳ khó khăn. Nhưng nếu không xác định được nguyên nhân thì làm sao có thể phòng ngừa tốt? Điều này nó đòi hỏi ngành CTXH trước tiên nó phải là một khoa học để nó có thể nghiên cứu, xem xét các vấn đề xã hội trên cơ sở khoa học. Vì CTXH là một khoa học nên nó có một nền tảng triết lý về nhân sinh quan và thế giới quan để xem xét và nhìn nhận vấn đề, một kiến thức liên ngành để hiểu và lý giải cũng như chữa trị các vấn đề xã hội. Đồng thời, nó cũng phải có một hệ thống các khái niệm, quy luật, nguyên tắc để áp dụng khi nghiên cứu, giải quyết các vấn đề và một hệ thống các phương pháp nhằm áp dụng cho từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể. Từ đó mới có thể đi sâu tìm hiểu được nguyên nhân của các vấn đề xã hội cụ thể và đề ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Nhưng để phòng ngừa tốt thì kiến thức khoa học không chưa đủ, mà nó đòi hỏi nhân viên xã hội phải có kỹ năng, tức phải xem CTXH như một nghề chuyên môn, phải đi vào từng lĩnh vực cụ thể nghề nghiệp và mỗi nhân viên xã hội phải có kỹ năng trong nghề nghiệp của mình, CTXH là một nghề như tất cả các nghề khác. Nếu một kỹ sư khi xây dựng một ngôi nhà, họ phải tính toán các lực đề phòng ngừa các chấn động về mặt địa chất cũng như những tác động của ngoại lực. Bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thì cũng phải đưa ra các cách để phòng ngừa không cho bệnh tái xuất. Nhân viên xã hội cũng thế, nhân viên xã hội muốn chuẩn đoán, điều trị các bệnh xã hội thì cũng phải đưa ra các phương cách phòng ngừa các bệnh xã hội, để hạn chế cũng như tránh tái xuất hiện các bệnh này và để làm điểu này tốt đòi hỏi nhân viên xã hội phải có kỹ năng, tay nghề cao. Vì thế để làm tốt công tác phòng ngừa việc thực hiện chức năng xã hội bị lệch lạc, nhân viên xã hội phải tăng cường và sử dụng kiến thức và kỹ năng, phải đồng thời xem CTXH là một khoa học và cũng là một ngành nghề chuyên môn./. Đại học Đồng Tháp 53
  12. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Chí An, Công tác xã hội nhập môn, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2006. 2. Lê Chí An (biên dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở - Bán công, TP. HCM, 1999. 3. Lê Chí An (biên dịch), Quản trị ngành công tác xã hội, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 1998. 4. Nguyễn Thị Nhẫn (biên dịch), Công tác xã hội với trẻ em, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2002. 5. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2000. 6. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998. 7. TS. MaryAnn Forgey, TS. Carol S. Cohen, Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 1997. Đại học Đồng Tháp 54