Giáo trình lắp ráp và bảo trì máy tính - Chương 5: Mạng máy tính và Internet

pdf 152 trang huongle 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình lắp ráp và bảo trì máy tính - Chương 5: Mạng máy tính và Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_rap_va_bao_tri_may_tinh_chuong_5_mang_may_tin.pdf

Nội dung text: Giáo trình lắp ráp và bảo trì máy tính - Chương 5: Mạng máy tính và Internet

  1. Chương 5 Mạng máy tính và Internet
  2. 5. 1. KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH 5.1.1 Khái niệm mạng máy tính Mạng máy tính phải đảm bảo 3 yếu tố: - Thứ nhất, có nhu cầu chia sẻ thông tin và dữ liệu. Tức là các máy tính được kết nối mạng ở đây có thể dùng để chia sẻ thông tin cho máy tính khác, máy này thường gọi là máy chủ (hay máy phục vụ - Server).
  3. - Thứ hai, các máy tính đơn lẻ phải được kết nối với nhau thông qua phương tiện truyền thông (hay, đường truyền - Transmission Medium), có thể là vô tuyến (Wireless - không dây) hoặc hữu tuyến (Wired – có dây). Các thông tin phải được truyền tải một cách nhanh chóng và chính xác.
  4. - Thứ ba, hệ thống đường truyền phải tuân theo các quy tắc truyền thông chung gọi là các giao thức (Protocols), khi ấy hệ thống truyền và hệ thống nhận mới có thể hiểu nhau để gửi nhận được thông tin.
  5. 5. 1.2 Phân loại mạng Có nhiều cách để phân loại mạng máy tính, tùy theo các tiêu chí khác nhau. Nguời ta có thể phân loại theo cách thức truyền thông (Protocol - giao thức), phổ biến nhất hiện nay là bộ giao thức TCP/IP. Hoặc, phân loại theo vai trò khả năng của các thành viên trong mạng, hay theo cách thức kết nối mạng.
  6. a. Phân loại theo quy mô và khoảng cách địa lý: Đây là một cách phân loại phổ biến nhất hiện nay, do vậy khi nói đến loại mạng người ta thường ngầm định nói theo cách phân loại này. Theo cách phân loại này, chúng ta có các loại mạng đó là LAN, WAN.
  7. Mạng cục bộ - LAN (Local Area Network): Là hệ thống mạng thường được lắp đặt trong các văn phòng công ty nhỏ, trường học, với quy mô nhỏ và bán kính hẹp đến vài trăm mét. Số lượng các máy trạm trong mạng LAN chỉ từ hàng chục đến hàng trăm máy được kết nối với nhau bằng các đường truyền tốc độ cao.
  8. Về góc độ kỹ thuật, LAN có các tính chất quan trọng như: Tất cả các máy trạm trong mạng LAN cùng chia sẻ đường truyền chung, do đó thiết bị mạng hoạt động dựa trên kiểu truyền quảng bá (broadcast). Broadcast là chế độ trao đổi thông tin trong đó thông tin được gửi từ một điểm này tới tất cả các điểm khác, hay là từ một nguồn tới tất cả các đích có kết nối trực tiếp với nó.
  9. Mạng diện rộng - WAN (Wide Area Network): Là mạng thường được lắp đặt trong phạm vi địa lý rộng lớn trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia trong một châu lục. Mạng WAN cũng có thể là sự liên kết nhiều mạng LAN với nhau thông qua các đường truyền.
  10. Mạng WAN sử dụng nhiều loại đường truyền kể cả đường truyền vệ tinh, sóng viba, cáp quang, trong thực tế thường dựa vào các đường truyền hoặc dịch vụ kết nối của công ty truyền thông, bưu điện.
  11. Mạng WAN sử dụng nhiều loại thiết bị và công nghệ khác nhau, để kết nối cần sử dụng hệ thống trung chuyển như các thiết bị Modem, bộ định tuyến (Router), chuyển mạch (Switch).
  12. Mạng xương sống (Backbone network) Mạng xương sống còn gọi là mạng đường trục là một hệ thống mạng máy tính kết nối một số mạng con hoặc các mạng LAN. Mạng đường trục có thể kết hợp chặt chẽ các mạng khác nhau trong cùng một cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng hoặc trên các khu vực rộng hoặc trong các tòa nhà khác nhau, trong môi trường khuôn viên trường đại học, thường thì mạng Backbone có thể kết nối các mạng con trong một phạm vi đến vài ki lô mét.
  13. Mạng Backbone sử dụng các thiết bị chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router) để kết nối. Có nhiều mô hình Backbone, từ nhỏ đến lớn và tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của tổ chức như doanh nghiệp lớn, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin, ngân hàng, trường đại học lớn.
  14. Mạng Backbone được thiết kế theo mô hình phân cấp chia nhiều lớp, ví dụ một mạng được thiết kế ba lớp, lớp quan trọng nhất là lớp lõi
  15. Mạng Backbone
  16. b. Phân loại theo vai trò khả năng: Theo cách này mạng máy tính được phân thành hai loại. Mạng ngang hàng (peer-to-peer): Là các hệ thống mạng kết nối các máy tính mà trong đó vài trò các máy tính trong hệ thống mạng này là như nhau.
  17. Các hệ thống mạng này phổ biến nhất là trong các văn phòng cơ quan nhỏ, khi các máy tính đều là máy trạm (workstation) sử dụng cho nhân viên được kết nối với nhau để cùng chia sẻ tài liệu, đường truyền internet hoặc máy in sử dụng chung
  18. Mạng khách chủ(Client/Server): Là các hệ thống mạng mà trong đó có ít nhất một máy chủ (Server) đóng vai trò quản lý và cung cấp dịch vụ cho các máy khách (Client). Các máy khách sử dụng các dịch vụ từ máy chủ và chịu sự quản lý và giám sát của máy chủ này.
  19. c. Phân loại theo cách thức kết nối mạng: Theo cách phân loại này, ngưòi ta chỉ xem xét hình trạng mạng (topology) của hệ thống mạng LAN. Hệ thống mạng thường được chia ra làm bốn loại chính.
  20. Mạng Bus (Tuyến tính): Trong mạng này tất cả các máy trạm cùng phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một thiết bị thu phát (Transceiver).
  21. Mạng Ring (vòng): Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (repeater) do đó cần có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu trên vòng mạng cho trạm có nhu cầu.
  22. Mạng Star (hình sao): Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Các thiết bị trung tâm sử dụng phổ biến hiện nay là Hub hoặc Switch.
  23. Mạng hỗn hợp: là mạng máy kết hợp các kiểu kết nối ở trên. Trong thực tế do địa hình khác nhau của các tổ chức cơ quan, cũng như số lượng máy trạm ngày càng nhiều và việc dự phòng cho sự tăng trưởng số lượng máy trong tương lai, nên nhiều tổ chức cơ quan đã lựa chọn lắp đặt mạng LAN theo cách kết nối hỗn hợp.
  24. d. Phân loại theo cách thức truy cập Mạng LAN ảo (VLAN) Một nhóm các máy tính, thiết bị mạng thuộc các mạng LAN vật lý khác nhau nhưng được cấu hình để có thể liên lạc với nhau giống như chúng ở trên một mạng LAN vật lý gọi là mạng LAN ảo (Virtual Local Area Network). Mạng VLAN giúp tăng hiệu suất mạng LAN cỡ trung bình và lớn vì nó hạn chế kiểu truyền quảng bá
  25. . Khi số lượng máy tính và lưu lượng truyền tải tăng cao, số lượng gói tin quảng bá cũng gia tăng. Do đó VLAN được sử dụng trong những trường hợp sau: Mạng LAN có hơn 200 máy tính; lưu lượng dữ liệu trong LAN quá lớn;
  26. Các nhóm người dùng cần gia tăng bảo mật hoặc tốc độ truyền dữ liệu bị chậm; Các nhóm người dùng ở các mạng LAN khác nhau cần tổ chức thành một mạng riêng biệt.
  27. Mang riêng ảo (VPN) Mạng được cấu hình để kết nối các máy tính của các công ty, tổ chức, khách hàng với nhau thông qua mạng Internet gọi là mạng riêng ảo (VPN-Virtual Private Network). VPN sử dụng đường truyền qua Internet tạo ra các liên kết ảo để kết nối các máy tính thành một mạng riêng của doanh nghiệp, tổ chức
  28. 5.2 THIẾT BỊ MẠNG Hiện nay các thiết bị mạng ngày một đa dạng phục vụ cho nhiều loại mạng khác nhau, và một thiết bị mạng cũng có thể do nhiều hãng sản xuất khác nhau cùng sản xuất, các thiết bị này có thể cùng sử dụng trong một mạng.
  29. 5.2.1. Dây cáp mạng (network cable) Dây cáp đóng vai trò là phương tiện truyền tín hiệu giữa các nút mạng, có nhiều loại cáp nhằm đáp ứng qui mô của nhiều loại mạng khác nhau như sau:
  30. - Cáp đồng trục (coxial cable): là loại cáp có một lõi đồng chính giữa để truyền tín hiệu, còn bên ngoài là các lớp bỏ bọc bảo vệ và chống nhiều. Đây là loại cáp sử dụng trong các mạng tuyến tính (Bus), và không còn phổ biến trong các mạng LAN nữa.
  31. 10B2 Cable or "Thin Ethernet"
  32. Cáp đồng trục sử dụng các bộ nối cáp BNC để tạo kết nối giữa cáp và máy tính, giữa cáp và đoạn cáp khác. Bộ nối gồm có: bộ nối hình chữ T (T-connector) để nối cáp và card mạng; bộ nối ống để nối giữa hai đoạn cáp (BNC- connector) và bộ nối cuối (Terminator) ở hai đầu cuối của cáp.
  33. Cáp xoắn: chủ yếu là các loại cáp, mà các sợi truyền tín hiệu xoắn với nhau theo từng cặp (twisted-pair cable). Đây là loại cáp sử dụng phổ biến nhất trong các mạng LAN hiện nay, là loại cáp không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted-Pair).
  34. Cáp xoắn đôi có nhiều loại từ CAT1 đến CAT6, phổ biến là CAT5 dùng giắc cắm RJ45, tốc độ 100Mb/s, truyền tải tín hiệu xa 100m, CAT6 truyền dữ liệu lên đến 300 Mb/s.
  35. - Cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao, cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Dây cáp gồm những sợi cáp dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc.
  36. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, Cáp truyền tín hiệu xa hơn cáp đồng.
  37. 5.2.2 Card mạng (Network Interface Card - NIC) Là thiết bị được lắp đặt vào khe mở rộng (expansion slot) của máy tính (hoặc tích hợp trên MainBoard). Trên card mạng thường có ít nhất một cổng kết nối để gắn cáp mạng, hoặc là cổng đầu thu phát tín hiệu để kết nối với mạng không dây. Card mạng có nhiệm vụ gửi và nhận dữ liệu từ máy tính với mạng.
  38. 5.2.3. Bộ phát lặp (Repeater) Thiết bị trung gian thực hiện chức năng hai nhánh mạng để chuyển tiếp tín hiệu ở mức vật lý, nó có tác dụng khuyếch đại tín hiệu trên đường truyền do đó được sử dụng để kéo dài cáp mạng. Nó không thể sử dụng để nối các mạng có công nghệ khác nhau. Repeater chỉ khuyếch đại tín hiệu mà không xử lý nội dung tín hiệu. Số lượng Repeater trong một mạng có giới hạn (tối đa 4).
  39. 5.2.4. Bộ tập trung (Hub) Là trung tâm của mạng hình sao (điểm tập trung các đầu dây trong mạng). Hub có nhiều cổng (port) loại nhỏ vài cổng, loại lớn có thể 24 cổng, mỗi cổng liên kết được một thiết bị .
  40. Hub nhận tín hiệu tại một cổng và lặp lại tín hiệu đó trên tất cả các cổng còn lại. Nên, tại mỗi thời điểm chỉ có một trạm được chuyển dữ liệu. Vì vậy một hub tốc độ 10Mbps thì có tốc độ tổng cộng của tất cả các cổng là 10Mbps.
  41. 5.2.5. Chuyển mạch (Switch) Switch được thiết kế cho mạng nhiều đoạn, hoặc số lượng máy tính mạng lớn. Switch cho phép nối mạng với nhau ở tốc độ cao.
  42. Switch nhận tín hiệu từ một cổng và chuyển tiếp tín hiệu đến cổng kết nối với thiết bị đích theo nguyên tắc Switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ địa chỉ vật lý (MAC) của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới.
  43. Switch có nhiều cổng (port), hình thức như Hub, loại lớn có thể có 48 cổng, mỗi cổng liên kết được một thiết bị. Ta có thể sử dụng Switch thay cho Hub mà không cần thay đổi những thiết bị khác và cáp mạng. Tại mỗi thời điểm Switch có thể có nhiều hơn một trạm truyền dữ liệu.
  44. 5.2.7. Bộ định tuyến (Router) Thiết bị này có chức năng dò tìm và quyết định tuyến đường tốt nhất để truyền dữ liệu đến đích cuối cùng. Nguyên lý hoạt động chung của Router là sử dụng bảng định tuyến (routing table) để chứa địa chỉ của các nút mạng, căn cứ vào đó để tìm đường truyền dữ liệu.
  45. Router thường được sử dụng để kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP (Internet Service Provider). Router được đặt tại Gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau.
  46. ISP Router kết nối mạng LAN
  47. Router tích hợp MODEM, Hub, Wifi, thường được thiết kế với năng lực xử lý thấp thường được sử dụng cho những những mạng nhỏ. Ví dụ MODEM tích hợp Router được dùng để kết nối mạng LAN (khoảng vài chục máy tính) với IS.
  48. 5. 3. MÁY CHỦ MẠNG Máy chủ mạng (Server) là những máy tính được cài đặt và cấu hình thành những máy cung cấp các dịch vụ chuyên dùng nào đó cho người dùng mạng.
  49. Máy chủ mạng phần cứng là máy tính được thiết kế với định hướng để chạy các ứng dụng lớn, xử lý khối lượng lớn dữ liệu, các máy tính này được thiết kế với cấu hình mạnh hơn các máy tính cá nhân (PC) về bản mạch chính, bộ vi xử lý, bộ nhớ, .
  50. Các hệ thống mạng hiện nay được xây dựng để cung cấp và chia sẻ rất nhiều dịch vụ, do vậy trong hệ thống mạng ngày càng sử dụng nhiều máy chủ mạng. Sau đây là một số loại máy chủ mạng phổ biến:
  51. 5.3.1. Máy chủ tệp (File Server) Máy chủ thường có trong hầu hết các mạng LAN hiện nay. Nó cung cấp nơi lưu trữ dữ liệu là các tệp tin dữ liệu hay phần mềm sử dụng chung cho các máy trạm và người dùng trong mạng. Đặc trưng chính và tài nguyên của loại máy chủ này chính là khả năng lưu trữ.
  52. 5.3.2. Máy chủ in (Print Server) In ấn là nhu cầu không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Nếu mỗi máy tính chúng ta trạng bị một máy in thì sẽ rất lãng phí tài nguyên. Do vậy việc chia sẻ tài nguyên máy in trong mạng được xem là một dịch vụ cơ bản mà hầu hết các hệ điều hành hỗ trợ và ứng dụng sử dụng.
  53. Với các mạng nhỏ thì máy in được gắn trực tiếp với một máy trạm nào đó, từ đó sử dụng dịch vụ chia sẻ máy in để các máy tính khác có thể sử dụng.
  54. Với những mạng máy tính mà tần suất sử dụng máy in lớn, thì người ta thường đầu tư các máy in chuyên dụng cỡ lớn và có nhiều hình thức kết nối với mạng để cung cấp dịch vụ in ấn khácnhau:
  55. + Nếu máy in là máy in mạng này, thì nó được gắn trực tiếp với mạng bằng một đường cáp mạng riêng, và cài phần mềm lên một máy chủ trong mạng để quản lý và chia sẻ dịch vụ in ấn trong mạng. Máy chủ này gọi là máy chủ in.
  56. + Nếu không phải là máy in có cổng gắn trực tiếp với mạng, thì người ta có thể mua một thiết bị phần cứng là gọi là Printer Server để gắn máy in vào đó, và Printer Server sẽ được gắn với mạng để cung cấp dịch vụ in ấn trên mạng. Lúc này thiết bị phần cứng Printer Server đóng vài trò như là một máy chủ in.
  57. 5.3.3. Máy chủ ứng dụng (Application Server) Máy chủ ứng dụng là các máy chủ chuyên dùng trong các hệ thống mạng để chạy các ứng dụng cung cấp dịch vụ đến các máy trạm trong mạng. Có rất nhiều loại máy chủ ứng dụng, nó thay đổi theo thời gian và tốc độ phát triển của các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện nay, có một số loại máy chủ ứng dụng phổ biến sau:
  58. + Máy chủ ứng dụng cơ sở dữ liệu (Database Server): là các máy chủ được cài đặt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, từ đó có thể thiết lập các cơ sở dữ liệu cho các hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp.
  59. Đây là loại máy chủ không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có hệ thống thông tin họat động dựa trên nền tảng máy tính
  60. Máy chủ ứng dụng thư điện tử (E-Mail Server): Là máy chủ cung cấp dịch vụ thử điện tử cho người dùng. Máy chủ này cung cấp dịch vụ thử điện tử trong một doanh nghiệp, hoặc cộng đồng người dùng mạng có kết nối với nó (miễn phí, hoặc thu phí).
  61. + Máy chủ ứng dụng Web (Web Server): là máy chủ được cài đặt phần mềm để cung cấp dịch vụ lưu trữ hệ thống siêu văn bản, để người dùng có thể đọc từ các trình duyệt web ( web browser).
  62. + Máy chủ ứng dụng chia sẻ dữ liệu (FTP Server): là các máy chủ cung cấp dịch vụ cho người sử dụng có thể tải lên (upload) hoặc tải xuống (download) dữ liệu hoặc phần mềm.
  63. 5.4 Mạng Internet 5.4.1. Khái niệm về Internet Internet được gọi là liên mạng máy tính toàn cầu. Về mặt phần cứng nó bao gồm tất cả các mạng LAN và WAN trên thế giới kết nối với nhau, về phần mềm cần phải có để các máy tính nhận ra nhau bằng cách sử dụng một giao thức chung và giao thức đó là giao thức TCP/IP. Giao thức TCP/IP được xem như là ngôn ngữ chung cho tất cả các máy tính kết nối với Internet.
  64. 5.4.2 Sự hình thành Internet  1957 khi Liên xô cũ phóng con tàu vũ trụ 1mang theo vệ tinh Sputnik. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu cấp cao ARPA (Advanced Research Projects Agency) trực thuộc 1Bộ Quốc phòng. ARPA bắt tay ngay vào một dự án thiết kết một mạng gồm các máy tính phân tán trên một phạm vi lãnh thổ rộng  1969 bốn mạng máy tính của Mỹ đã được kết nối với nhau và được gọi là ARPANET
  65. Năm 1980, tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Trước kia, các máy tính nhanh nhất thế giới thường được sử dụng cho công việc phát triển vũ khí mới và cho các công ty lớn. Với sự ra đời các trung tâm này, NSF cho phép tất cả mọi người hoạt động trong lĩnh vực khoa học sử dụng.
  66. Năm 1984, ARPARNET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPARNET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.
  67. Mạng Internet Cuối 1987, khi lượng thông tin truyền tải làm cho các máy tính kiểm soát đường truyền và mạng điện thoại nối các trung tâm máy tính lớn bị quá tải, một hợp đồng nâng cấp đường truyền đã được ký kết giữa NSFNET với Merit Network Inc. Mạng đã được nâng cấp với tốc độ đường truyền tăng gấp 20 lần. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPARNET sang
  68. Mạng Internet NSFNET. Sau gần 20 năm hoạt động, ARPARNET không còn hiệu quả nữa và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Năm 1989, tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu (CERN), Tim Berners Lee triển khai thành công dịch vụ Work Wide Web (WWW).
  69. Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một mội trường thuận lợi cho sự phát triển Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu, còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
  70. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam chính thức tham gia và cung cấp dịch vụ Internet. Hiện nay tại Việt Nam đã có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet: các công ty FPT, Viettel, VDC, VNPT, phổ biến là dịch vụ Internet thông qua đường truyền ADSL đến tận từng gia đình với chi phí rất thấp.
  71. 5.4.5. Kết nối một máy tính vào mạng Internet Hiện nay mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến, không những ở thành phố mà còn cả ở nông thôn. Cách thức để một máy tính kết nối được với Internet cũng trở nên phổ biến hơn.
  72. Trước đây khi nói đến việc sử dụng Internet thì người ta nghĩ ngay đến phương tiện máy tính, còn ngày nay thì từ chiếc điện thoại thông minh cũng có thể dễ dàng kết nối Internet và sử dụng đầy đủ các dịch vụ tương tự như trên máy tính.
  73. Kết nối Internet bằng modem quay số (Dial-up network) Đây là cách thức kết nối với Internet bằng quay số thông qua đường thoại của mạng viễn thông đến một số điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ Internet bằng cách sử thiết bị modem (modulation and demodulation - điều chế và giải điều chế) gắn với máy tính, và modem này được gắn với một đường dây điện thoại.
  74. Để kết nối máy tính dùng Windows 7 vào Internet cần thực hiện những công việc sau: - Lắp đặt và cấu hình modem - Cắm cáp kết nối modem vào máy tính (Cổng COM hoặc USB), cắm cáp điện thoại vào modem. - Cài đặt driver modem cho máy tính bằng đĩa phần mềm đi kèm.
  75. Mô hình kết nối
  76. Cấu hình đường truyền trên Windows Trên Windows 7, từ cửa sổ Windows Explorer, bấm phải chuột mục Network, chọn Properties, trên cửa sổ mới chọn Set up a new connection or network, tiếp theo chọn Set up a dial-up connection. Tiếp theo nhập các thông tin cần thiết trên cửa sổ Create a Dial-up connection:
  77. Cửa số nhập thông tin kết nối
  78. Các thông tin: Dial-up phone number (số điện thoại truy cập Internet), User name, Password, lấy từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Cuối cùng chọn Connect, việc kết nối có thể mất vài phút, nếu quá trình kết nối thành công, máy tính sẽ tự động nhận được các thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ, Windows sẽ thông báo bằng biểu tượng mạng trên Thanh tác vụ (Taskbar)
  79. 5.5. MỘT SỐ DỊCH VỤ TRÊN MẠNG INTERNET Trên mạng Internet hiện có rất nhiều dịch vụ tiện lợi cho người sử dụng, đáp ứng các nhu cầu ngày càng nhiều như cập nhật thông tin, trao đổi thông tin học tập, nghiên cứu khoa học, thương mại, chính sách, quân sự, dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh,
  80. Sau đây là một số dịch vụ cơ bản trên mạng Internet: 5.5.1 Hệ thống tên miền (DNS- Domain Name System) Khái niệm tên miền Khi tham gia vào mạng, các máy tính đều được gán địa chỉ IP, đây là địa chỉ để các máy tính khác trong mạng truy nhập. Trên mạng Internet khi tổ chức cung cấp dịch vụ ví dụ dịch vụ cung cấp thông tin (Web), dịch vụ thư điện tử (E-Mail), các máy chủ đều sử dụng địa chỉ IP.
  81. Địa chỉ IP có dạng chữ số khá dài, khó nhớ, không tiện lợi cho người sử dụng. Do vậy hệ thống DNS được sinh ra để gán cho mỗi địa chỉ IP dạng số một tên dạng chữ tương ứng, như vậy người dùng dễ liên tưởng, dễ nhớ. Các tên dạng chữ này được gọi là tên miền
  82. § Qui tắc đặt tên, đăng ký tên miền Về kỹ thuật, mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. Có thể sử dụng các ký tự chữ từ a-z, A-Z hoặc số từ 0-9 và ký tự “-“. Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự. Một tên miền là tên duy nhất trên mạng Internet.
  83. Tên miền có cấu trúc chung dạng: “Tên do người dùng chọn”.”COM hoặc EDU, ” Ví dụ: IBM.COM, HARVARD.EDU hay “Tên do người dùng chọn”.”VN hoặc UK, JP, Ví dụ: VIETNAMNET.VN, BRITISH- LIBRARY.UK
  84. “Tên do người dùng chọn” có thể đặt bất kỳ, nếu đăng ký ở Việt nam không được đặt một số từ theo qui định trong Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT “đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt”.
  85. Tuy nhiên nên đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ với mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức sỡ hữu tên miền. Phần sau “Tên do người dùng chọn” được sử dụng thống nhất toàn cầu và có cấu trúc như sau:
  86. Hệ thống tên miền trên thế giới được phân bố theo cấu trúc hình cây. Tên miền cấp cao nhất là tên miền gốc (ROOT) được thể hiện bằng dấu chấm (.). Dưới tên miền gốc có hai loại tên miền là: tên miền cấp cao dùng chung- gTLDs (generic Top Level Domains) và tên miền cấp cao quốc gia – ccTLD (country code Top Level Domains) như .vn (Việt nam), .jp (Nhật), .kr (Triều Tiên),
  87. các tên miền iTLD và usTLD thực chất thuộc nhóm gTLD, việc phân tách ra chỉ có ý nghĩa lịch sử, ví dụ tên miền .mil (quân đội - military) và .gov (chính phủ - government) bị giới hạn chỉ được dùng cho các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ.
  88. Tên miền cấp cao dùng chung hiện nay được tổ chức quốc tế ICANN (Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers) quản lý.
  89. 5.5.2 Dịch vụ World Wide Web (WWW) Khái quát về Web World Wide Web hay Web, là một phần của mạng Internet, nó giúp người sử dụng khai thác các thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh, trên Internet nhờ việc sử dụng siêu văn bản (Hypertext) và siêu phương tiện (Hypermedia). Do vậy, dịch vụ WWW còn có thể xem như là dịch quan trọng nhất của Internet, và là phương tiện chính của Internet.
  90. Các trình duyệt web phổ biến hiện nay là Internet Explorer, Mozilla FireFox, Opera, Safari, Lynx và Netscape, Google Chrome. Mỗi trang Web có địa chỉ duy nhất (Uniform Resource Locator- URL ), địa chỉ URL được dùng để người sử dụng truy cập chính xác đến trang Web và các tài nguyên khác trên Internet. Địa chỉ URL có cấu trúc chung như ví dụ sau:
  91. + Giao thức: Web thông thường sử dụng giao thức http, https (bảo mật), ftp (truyền tệp), ; ví dụ viết ftp:// + Máy chủ: địa chỉ máy chủ Web, có thể dùng tên miền, địa chỉ IP; ví dụ:
  92. + Cổng: cổng truyền tin, ngầm định cổng 80 không cần viết, nếu trang web sử dụng cổng khác thì cần nhập vào, ví dụ 8080,3000, + Đường dẫn tuyệt đối trên máy chủ Web của tài nguyên + Các truy vấn + Chỉ định mục con
  93. § Sử dụng Internet Explorer Tùy theo mỗi trình duyệt web khác nhau, phiên bản bản khác nhau, thì sẽ có giao diện và các chức năng khác nhau, tuy nhiên nguyên lý sử dụng về cơ bản là như nhau. Sau đây là một số thành phần chức năng cơ bản trên trình duyệt web Internet Explorer:
  94. Windows Internet Explorer (IE), là một dòng trình duyệt web giao diện đồ họa do Microsoft phát triển và là một thành phần của các hệ điều hành Microsoft Windows kể từ năm 1995. Đây là trình duyệt web được nhiều người sử dụng, Internet Explorer đã được thiết kế để xem được nhiều loại trang web khác nhau và cung cấp một số tính năng nhất định cùng với hệ điều hành
  95. Các nút lệnh cơ bản trên trình duyệt 1. Back: Quay lại trang Web đã xem trước đó. 2. Forward: Chuyển tới trang Web đã xem sau khi nhấn Back. 3. Stop: Ngừng tải các nội dung của trang Web đang xem.
  96. 4. Refresh: Tải lại toàn bộ trang Web hiện tại, dùng trong trường hợp trang web bị lỗi hiển thị hoặc muốn cập nhật lại trang Web. 5. Home: Hiển thị trang Web đã được chọn làm trang chủ, nếu chưa được chọn thì sẽ hiển thị trang trắng.
  97. 6. Search: Công cụ giúp tìm kiếm thông tin trên Internet. Nhấn vào nút Search bên trên sẽ xuất hiện cửa sổ Search Companion, nhập từ cần tìm vào trong ô Please type your query here, then press , sau đó nhấn phím Enter trên bàn phím hoặc nhấn vào nút Search ngay bên dưới.
  98. 7. Favorites: Nơi lưu trữ các địa chỉ liên kết (Link) đến các trang Web, Nhấn vào nút Favorites sẽ xuất hiện cửa sổ Favorites, Nhấn chuột vào các dòng Link của trang Web muốn xem. Để thêm địa chỉ của trang Web vào Favorites trước hết cần phải mở trang Web đó ra sau đó nhấn nút Add trong cửa sổ Favorites.
  99. 5.5.3 Dịch vụ thư điện tử (E-mail) a. Khái quát chung về thư điện tử Thử điện tử (email) là các thông báo được gửi đi hoặc nhận về từ các người dùng khác nhau ở trên mạng. Thay vì viết thông báo lên giấy cho vào phong bì, dán lại và đem ra bưu điện để gửi đi, các thông báo E-mail được lưu trên đĩa và được trao đổi bằng phương tiện điện tử đến người dùng thích hợp.
  100. Dịch vụ thư điện tử, được xem là một trong những dịch vụ cơ bản được nhiều người sử dụng nhất trên Internet từ trước tới nay. Mặc dù hình thức trao đổi thông tin qua thư điện tử bảo mật không tốt bằng các hình thức trao đổi thông tin khác, và vấn nạn thử rác rất lớn, nhưng thư điện tử vẫn được ưa dùng vì những lợi ích sau:
  101. . Tiện lợi và đơn giản nhất trong các loại hình trao đổi thông tin mà không một phiên tiện truyền thống nào cạnh tranh được. . Thư được gửi và nhận một cách nhanh chóng. . Giúp gửi thư chính xác đến người nhận, hoặc một nhóm người nhận (không thất lạc, hoặc vào nhầm sang người khác).
  102. . Có thể đính kèm các tài liệu văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh để gửi cùng. .cả các thư gửi đi và nhận về đều có thể tra cứu lại. . Có thể lưu lại các thư đang soạn chưa xong để hoàn thiện và gửi đi sau đó.
  103. Để sử dụng được dịch vụ thư điện tử trên Internet, thì trước tiên phải có máy chủ thư điện tử (mail server) cung cấp dịch vụ, mà trên đó mỗi người dùng sẽ có một hoặc nhiều địa chỉ thư (mail box id – các địa chỉ này không được trùng nhau), và người dùng phải sử dụng một ứng dụng thích hợp để kết nối với máy chủ thư để gửi và nhận thư.
  104. Có hai phương thức gửi nhận thư điện tử phổ biến hiện nay là phương thức web-mail và phương thức pop-mail - Gửi nhận theo phương thức web- mail: Hệ thống thư điện tử được lưu trữ tại máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Khi sử dụng Web-mail, người sử dụng sẽ sử dụng trình duyệt web để kết nối với máy chủ thực hiện việc gửi nhận thư, thư sẽ được tải trực tuyến về máy, khi ngắt kết nối mạng người dùng sẽ không thể truy cập thư
  105. . Với hình thức này việc kết nối, gửi nhận thư khá chậm, đặc biệt là khi có tài liệu đính kèm cần gửi đi, và không hỗ trợ soạn thảo thư gửi đi theo hình thức off- line (không cần kết nối máy chủ vẫn soạn thảo thư gửi đi được, và được chuyển đi khi có kết nối). Hình thức này cũng có ưu điểm là người sử dụng có thể truy cập thư của mình ở nọi nơi nếu có đường truyền Internet.
  106. Gửi nhận theo phương thức pop-mail: là người dùng sử dụng những ứng dụng gửi nhận thư điện tử chuyên dụng như OutLook, OutLook Express của hãng Microsoft, Eudora của hãng Qualcomm, Phần mềm thư điện tử sẽ đảm nhận chức năng tải thư điện tử từ máy chủ về máy tính, người dùng thực hiện việc gửi nhận thư thông qua phần mềm.
  107. Hình thức này có những ưu điểm: nếu cầu hình tự động thư điện tử sẽ tự động tải về máy tính, thông báo cho người dùng biết có thư mới; hỗ trợ soạn thảo thư gửi đi theo hình thức off-line. Nhược điểm của hình thức này là khi thư đã được tải về máy có khả năng thư sẽ bị xóa trên máy chủ, không thể sử dụng trình duyệt web để đọc thư.
  108. Để tiện lợi trong giao dịch thư, người ta có thể sử dụng đồng thời hai hình thức trên, tuy nhiên khi cấu hình pop-mail cần lựa chọn chế độ lưu lại thư trên máy chủ sau khi tải về máy tính.
  109. b. Sử dụng thư điện tử theo hình thức Web-mail Khi có hộp thư điện tử người sử dụng, sử dụng trình duyệt Web truy cập vào trang chủ web, chọn đường Link đến mail server, trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ yêu cầu nhập nhập tên và mật khẩu, quá trình đăng nhập thành công trên màn hình hiển thị của sổ làm việc của web- mail.
  110. Sử dụng phần mềm thư điện tử theo hình thức pop-mail Phần mềm thư điện tử (email client ) có chức năng chính là tổ chức quản lý việc nhận, gửi thư điện tử theo hình thức pop-mail. Ngoài ra phần mềm còn có các chức năng như: quản lý lịch làm việc cá nhân, quản lý sổ địa chỉ, tạo sổ tay để ghi chép, ghi nhớ các thông tin, cung cấp công cụ tìm kiếm thư điện tử
  111. 5.5.4. Tìm kiếm thông tin trên Internet a. Thông tin trên Internet Mạng Internet chứa lượng thông tin khổng lồ, về mọi lĩnh vực từ khoa học cho đến lịch sử, văn học, giải trí, khó có thể lượng hóa được khối lượng thông tin đã và được cập nhật
  112. . Các thông tin được cung cấp dưới nhiều hình thức như dạng văn bản, âm thành, hình ảnh, Video với nhiều định dạng khác nhau. Các thông tin trên liên tục được cập nhật, bổ sung và xóa bỏ, không có bất kỳ một số liệu thống kê chính xác nào về lượng thông tin có thể truy cập được trên Internet.
  113. Thông tin trên Internet thường được cung cấp qua giao diện là các trang Web do các các tổ chức các nhân đưa lên như trang tin như các tờ báo điện tử, các trang thông tin của doanh nghiệp, thông tin do các web site cá nhận tự đăng tin, các thư viện điện tử,
  114. Để có được thông tin, người sử dụng (NSD)có thể truy cập trực tiếp vào trang web, tự tìm kiếm thông tin trong các mục tin. Tuy nhiên khi cần tìm các thông tin trên các trang Web có qui mô lớn như các báo điện tử, thư viện điện tử, hoặc NSD dụng cần tìm các thông tin liên quan, lúc này NSD cần dùng các phương tiện tìm kiếm.
  115. Các phương tiện tìm kiếm hiện nay được dùng, thứ nhất là công cụ tìm kiếm (search tool) có thể được cung cấp trên chính trang Web, đó là công cụ tìm kiếm - tra cứu trong cơ sở dữ liệu nhỏ và không tập trung vào xử lý truy vấn người dùng, công cụ thường được được dùng để tìm kiếm thông tin trên chính trang Web của nó.
  116. Thứ hai, công cụ tìm kiếm được xây dựng dựa trên các thuật toán thông minh với những cơ sở dữ liệu rất lớn lưu trữ trên rất nhiều máy chủ được đặt ở nhiêu địa điểm trên thế giới
  117. Hệ thống tìm kiếm này được gọi là “Máy truy tìm dữ liệu” (search engine). Các search engine được các nhà cung cấp dịch vụ trên internet phát triển và thường được cung cấp miễn phí cho người dùng trên các trang Web của họ.
  118. Các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay có lượng người dùng rất lớn ví dụ của Google; của Microsoft; các nhà cung cấp dịch vụ của Việt nam cũng cung cấp một số công cụ tìm kiếm như: search.zing.vn, search.com.vn, timnhanh.com.vn,
  119. b. Nguyên tắc chung Mỗi phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa các giao diện tìm kiếm khác nhau nhưng về nguyên tắc quy trình tìm kiếm khá đơn giản, qua các bước như sau:
  120. - Vào trang Web tìm kiếm - Nhập từ khóa cần tìm kiếm - Lựa chọn phạm vi dữ liệu cần tìm kiếm: văn bản (chọn web), hình ảnh (Images), video,
  121. Thực hiện các lựa chọn khác nếu có như “Bộ lọc nội dung dành cho người lớn từ kết quả tìm kiếm” (Filter adult content); trong mục tìm kiếm nâng cao (advanced) có thể chọn ngôn ngữ, chọn định dạng tệp (pdf, jpg, ),
  122. - Chọn “Tìm kiếm” (hoặc biểu tượng tương ứng) trên màn hình sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm là trích dẫn đoạn văn bản, các hình ảnh và các đường liên kết (link) tương ứng về trang web lưu trữ. Chọn đường link nào thấy kết quả phù hợp nhất để tiếp tục tra cứu thông tin.
  123. Hệ thống máy tìm kiếm (search engine) có cấu trúc như sau: - Hệ thống thu thập thông tin (Robot) Robot là một chương trình tự động duyệt qua các cấu trúc siêu liên kết để duyệt và thu thập dữ liệu, hoạt động của Robot thực hiện theo giao thức web. Robot được cấu hình để liên tục cập nhật dữ liệu từ các website, nếu phát hiện ra một website mới, nó gửi dữ liệu về máy chủ (server) chính để tạo cơ sở dữ liệu chỉ mục.
  124. Thời gian cập nhật phụ thuộc vào từng hệ thống search engine. Khi search engine nhận câu truy vấn từ người sử dụng, nó sẽ tiến hành phân tích, tìm trong cơ sở dữ liệu chỉ mục và trả về những tài liệu thoả mãn yêu cầu.
  125. - Hệ thống lập chỉ mục (Index) Hệ thống lập chỉ mục có chức năng chính là phân tích và xử lý dữ liệu. Từ những dữ liệu mà Robot thu thập được hệ thống chọn những thông tin cần thiết (thường là các từ đơn, từ ghép, cụm từ quan trọng) theo thuật toán định trước và tổ chức thành cơ sở dữ liệu để có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống chỉ mục chứa danh sách các từ khoá và chỉ rõ các từ khoá nào xuất hiện ở trang nào, địa chỉ nào.
  126. - Hệ thống tìm kiếm thông tin (Search Engine) Search engine được sử dụng theo nghĩa là toàn bộ hệ thống bao gồm hệ thống thu thập thông tin, hệ thống lập chỉ mục và hệ thống tìm kiếm thông tin. Các hệ thống này hoạt động liên tục từ lúc khởi động hệ thống, chúng phụ thuộc lẫn nhau về mặt dữ liệu nhưng độc lập với nhau về mặt hoạt động.
  127. Search engine tương tác với người sử dụng thông qua giao diện web, có nhiệm vụ tiếp nhận và trả về những tài liệu thoả mãn yêu cầu của người sử dụng.
  128. Một số nguyên tắc khi tìm kiếm - Xác định mục tiêu tìm kiếm thông tin: Sau lệnh tìm kiếm, kết quả nhận được thường rất lớn có thể đến hàng triệu kết quả nên có thể gây khó khăn cho sự chọn lựa của người dùng. Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin.
  129. Một tác vụ tìm kiếm thông tin theo diện rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều sâu. Một cuộc tìm kiếm thông tin theo chiều sâu sẽ tìm được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số lượng thông tin sẽ ít hơn. Người sử dụng cần xác định mục tiêu tìm kiếm của mình khi nhập nội dung tìm kiếm.
  130. - Chuẩn bị các từ khóa cần tìm: Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc từ chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó.
  131. Chọn được từ khóa phù hợp giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác hơn. Có thể thực hiện các bước sau để lựa chọn từ khóa phù hợp với yêu cầu tìm kiếm. Thứ nhất xác định từ khóa chủ đạo để tìm kiếm thông tin cho lần đầu tiên.
  132. c. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google Google do Larry Page và Sergey Brin, hai sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Stanford sáng lập năm 1998. Google cung cấp dịch vụ tìm kiếm bằng rất nhiều ngôn ngữ, hàng tá sản phẩm và dịch vụ - bao gồm các dạng quảng cáo và ứng dụng web khác nhau dành cho mọi loại công việc. Google có nhiều cơ sở, văn phòng và hàng nghìn nhân viên trên khắp thế giới.
  133. Để sử dụng search engine của google, chạy trình duyệt, nhập địa chỉ trên màn hình hiển thị cửa sổ tìm kiếm. Tiếp theo nhập từ khóa và chọn kiểu thông tin cần tìm kiếm.
  134. Màn hình tìm kiếm thông tin của Google
  135. CÂU HỎI ÔN TẬP 1) Thế nào là mạng máy tính?. Thế nào là mạng LAN, WAN, Backbone, Peer-to-Peer, Client- Server, VLAN,VPN. Trình bày cách thức kết nói mạng Bus, Ring, Star, mạng hỗn hợp. 2) Thế nào là cáp đồng trục, cắp xoắn, cáp quang. Trình bày công dụng, chức năng cơ bản của các thiết bị: Card mạng (Network Interface Card - NIC), Bộ phát lặp (Repeater), Bộ tập trung (Hub), Chuyển mạch (Switch), Bộ định tuyến (Router)
  136. 3) Thế nào là máy chủ, trình bày về: máy chủ tệp (File Server), Máy chủ in (Print Server), Máy chủ ứng dụng (Application Server). 4) Trình bày khái quát về mạng Internet. Trình bày khái quát các cách thức kết nối một máy tính vào mạng Internet. 5) Trình bày khái quát thế nào là: tên miền (DNS- Domain Name System), World Wide Web (WWW), thư điện tử (E-mail), Telnet và RDP, FTP, IRC. Trình bày khái quát các bước cơ bản để tìm kiếm thông tin trên Internet.