Giáo trình lập trình nâng cao - Bài 6: Struct và class - Hoàng Thị Điệp

pdf 41 trang huongle 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình lập trình nâng cao - Bài 6: Struct và class - Hoàng Thị Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_trinh_nang_cao_bai_6_struct_va_class_hoang_th.pdf

Nội dung text: Giáo trình lập trình nâng cao - Bài 6: Struct và class - Hoàng Thị Điệp

  1. Bài 6: struct và class Giảng viên: Hoàng Thị Điệp Khoa Công nghệ Thông tin – ĐH Công Nghệ
  2. Chapter 6 Structures and Classes Copyright © 2010 Pearson Addison-Wesley. All rights reserved
  3. Mục tiêu bài học • struct – Kiểu định nghĩa bằng struct – struct làm đối số của hàm – Khởi tạo struct • class – Định nghĩa, hàm thành viên – Thành viên public và private – Hàm truy cập và hàm biến đổi dữ liệu – So sánh struct và class DTH INT2202
  4. struct • Là kiểu dữ liệu nhóm thứ 2 trong cua học • Nhắc lại: – Mảng: tập hợp các giá trị cùng kiểu – struct: tập hợp các giá trị khác kiểu • Có thể được xử lý như một thực thể, giống mảng • Khác biệt quan trọng: Phải định nghĩa struct – Trước khi khai báo bất cứ biến nào DTH INT2202
  5. Kiểu định nghĩa bằng struct • Thường được định nghĩa toàn cục • Bộ nhớ không được cấp phát khi bạn định nghĩa struct – Chỉ là “chỗ đặt trước” để biết struct của ta sẽ như thế nào • Định nghĩa: struct CDAccountV1  tên của “kiểu” mới định nghĩa bằng struct { double balance; tên thành viên double interestRate; int term; }; DTH INT2202
  6. Khai báo biến struct • Khi đã định nghĩa struct, bạn có thể khai báo các biến thuộc kiểu mới này: CDAccountV1 account; – Giống như khai báo các kiểu đơn – Biến account có kiểu CDAccountV1 – Nó chứa các giá trị thành viên • Mỗi thành viên là một phần của struct DTH INT2202
  7. Truy cập thành viên struct • Dùng toán tử dấu chấm để truy cập thành viên – account.balance – account.interestRate – account.term • Được gọi là “các biến thành viên” – Là các phần của biến struct – Các struct khác nhau có thể có biến thành viên trùng tên • Không xung đột DTH INT2202
  8. Ví dụ struct: Display 6.1 Một định nghĩa struct (1/3) DTH INT2202
  9. Ví dụ struct: Display 6.1 Một định nghĩa struct (2/3) DTH INT2202
  10. Ví dụ struct: Display 6.1 Một định nghĩa struct (3/3) DTH INT2202
  11. Lỗi khi dùng struct • Dấu chấm phẩy sau định nghĩa struct – PHẢI có ; : struct WeatherData { double temperature; double windVelocity; };  dấu chấm phẩy là BẮT BUỘC! – Bắt buộc vì bạn “có thể” khai báo biến struct ở vị trí này DTH INT2202
  12. Phép gán cho biến struct • Cho trước struct có tên là CropYield • Khai báo 2 biến struct: CropYield apples, oranges; – Cả 2 đều là biến có kiểu CropYield định nghĩa bởi struct – Phép gán đơn giản sau đây là hợp lệ: apples = oranges; • Thực hiện sao chép từng biến thành viên từ oranges vào apples DTH INT2202
  13. struct làm đối số của hàm • Được truyền vào như các kiểu đơn – Truyền giá trị – Truyền tham chiếu – Hay phối hợp • Biến struct cũng có thể là giá trị trả về của hàm – Kiểu trả về là kiểu struct – Cậu lệnh return trong định nghĩa hàm sẽ gửi biến struct về nơi gọi hàm DTH INT2202
  14. Khởi tạo struct • Có thể khởi tạo lúc khai báo – Ví dụ: struct Date { int month; int day; int year; }; Date dueDate = {12, 31, 2003}; – Lệnh khai báo này cung cấp dữ liệu ban đầu cho cả 3 biến thành viên DTH INT2202
  15. class • Tương tự như struct – Có các biến thành viên – Có thêm hàm thành viên? • Liên hệ với lập trình hướng đối tượng – Tập trung vào các đối tượng • Đối tượng: chứa dữ liệu và các phép toán • Trong C++, các biến của kiểu định nghĩa bởi class là các đối tượng DTH INT2202
  16. Định nghĩa class • Định nghĩa tương tự như struct • Ví dụ: class DayOfYear  tên của kiểu mới { public: void output();  hàm thành viên! int month; int day; }; • Chú ý là ví dụ chỉ đưa ra các nguyên mẫu hàm – Định nghĩa của các hàm này nằm đâu đó trong chương trình DTH INT2202
  17. Khai báo đối tượng • Khai báo giống như tất cả các biến – Kiểu có sẵn, kiểu định nghĩa bằng struct • Ví dụ: DayOfYear today, birthday; • Khai báo 2 đối tượng có kiểu DayOfYear • Đối tượng bao gồm: – Dữ liệu • Các thành viên month, day – Các phép toán (hàm thành viên) • output() DTH INT2202
  18. Truy cập thành viên của class • Ta truy cập tới các thành viên của class giống như làm với struct • Ví dụ: today.month today.day – Và để truy cập tới hàm thành viên: today.output();  gọi hàm thành viên DTH INT2202
  19. Hàm thành viên của class • Ta phải định nghĩa hay “cài đặt” các hàm thành viên của class • Giống các định nghĩa hàm khác – Có thể đặt sau định nghĩa main() – Phải chỉ định class: void DayOfYear::output() { } • :: là toán tử chỉ định phạm vi • Hướng dẫn trình biên dịch xem thành viên này tới từ class nào • Định danh đứng trước dấu :: được gọi là từ định kiểu (type qualifier) DTH INT2202
  20. Định nghĩa hàm thành viên của class • Chú ý định nghĩa hàm thành viên output() (ở ví dụ phía sau) • Tham chiếu tới dữ liệu thành viên của class – Không cần dùng từ định kiểu • Hàm được dùng cho tất cả các đối tượng của class – Khi được gọi, nó sẽ tham chiếu tới dữ liệu của “đối tượng đó” – Ví dụ: today.output(); • Hiển thị dữ liệu của đối tượng "today” DTH INT2202
  21. Ví dụ class hoàn chỉnh: Display 6.3 class với 1 hàm thành viên (1/4) DTH INT2202
  22. Ví dụ class hoàn chỉnh: Display 6.3 class với 1 hàm thành viên (2/4) DTH INT2202
  23. Ví dụ class hoàn chỉnh: Display 6.3 class với 1 hàm thành viên (3/4) DTH INT2202
  24. Ví dụ class hoàn chỉnh: Display 6.3 class với 1 hàm thành viên (4/4) DTH INT2202
  25. Toán tử dấu chấm và toán tử phân tích phạm vi • Dùng để xác định xem dữ liệu/hàm là thành viên của cái gì • Toán tử dấu chấm (.) – Chỉ định thành viên của một đối tượng cụ thể • Toán tử phân tích phạm vi (::) – Chỉ định xem định nghĩa hàm tới từ class nào DTH INT2202
  26. class • Kiểu định nghĩa bởi class là một kiểu hoàn thiện – Giống int, double • Có thể có các biến thuộc kiểu định nghĩa bởi class – Ta g ọi chúng là đối tượng • Có thể có tham số thuộc kiểu class – Truyền giá trị – Truyền tham chiếu • Có thể sử dụng kiểu class như những kiểu khác DTH INT2202
  27. Tính đóng gói • Bất cứ kiểu dữ liệu nào cũng bao gồm – Dữ liệu (miền dữ liệu) – Các phép toán (có thể thực hiện trên dữ liệu) • Ví dụ: kiểu dữ liệu int có: Dữ liệu: +-32,767 Các phép toán: +,-,*,/,%,các phép logic. • Kiểu class cũng như vậy – Nhưng ta cần chỉ định dữ liệu và các phép toán được phép thực hiện trên dữ liệu! DTH INT2202
  28. Kiểu dữ liệu trừu tượng • “Trừu tượng" – Lập trình viên không cần biết chi tiết cài đặt • Viết tắt là "ADT" – Abstract Data Type – Tập hợp các giá trị dữ liệu cùng với tập các phép toán định nghĩa cho các giá trị đó • ADT thường độc lập với ngôn ngữ – Ta cài đặt ADT trong C++ bằng class • class của C++ định nghĩa ADT – Các ngôn ngữ khác cũng cài đặt ADT DTH INT2202
  29. Bàn thêm về tính đóng gói • Đóng gói – có nghĩa là “thu dữ liệu về một mối” • Khai báo một class Sinh 1 đối tượng • Đối tượng là “bao đóng” của – Các giá trị dữ liệu – Các phép toán trên dữ liệu (các hàm thành viên) DTH INT2202
  30. Nguyên lý lập trình hướng đối tượng • Che giấu thông tin – “Người dùng” một class không biết chi tiết các bước trong mỗi phép toán • Trừu tượng hóa dữ liệu – “Người dùng” một ADT/class không biết chi tiết các bước xử lý dữ liệu bên trong ADT/class • Đóng gói – Thu dữ liệu và phép toán về một mối, nhưng giấu đi các “chi tiết” DTH INT2202
  31. Thành viên public và private • Dữ liệu trong class thường được chỉ định là private trong định nghĩa! – Nguyên lý được khuyến khích trong LTHĐT – Che giấu dữ liệu khỏi người dùng – Chỉ cho phép xử lý thông qua các phép toán • tức các hàm thành viên • Thành viên public (thường là hàm thành viên) có thể truy cập bởi người dùng DTH INT2202
  32. public và private: Ví dụ 1 • Chỉnh sửa ví dụ trước: class DayOfYear { public: void input(); void output(); private: int month; int day; }; • Dữ liệu hiện giờ là private • Các đối tượng không thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu DTH INT2202
  33. public và private: Ví dụ 2 • Dùng tiếp ví dụ trước • Khai báo đối tượng: DayOfYear today; • Đối tượng today chỉ có thể truy cập các thành viên public – cin >> today.month; // KHÔNG ĐƯỢC PHÉP! – cout << today.day; // KHÔNG ĐƯỢC PHÉP! – Bạn phải gọi tới các phép toán public: • today.input(); • today.output(); DTH INT2202
  34. Phong cách public và private • Có thể trộn public & private • Thường thì public được đặt trước tiên – Giúp lập trình viên dễ quan sát được phần nào của class mình có thể sử dụng – Dữ liệu private bị “giấu đi” nên nó không liên quan tới người dùng • Bên ngoài định nghĩa class, ta không thể thay đổi (hay truy cập) dữ liệu private DTH INT2202
  35. Hàm truy cập (accessor) và hàm biến đổi (mutator) • Đối tượng cần làm gì đó với dữ liệu của nó • Gọi tới hàm thành viên truy cập (accessor) – Cho phép đối tượng đọc dữ liệu – Còn gọi là hàm thành viên get – Chỉ đơn thuần truy xuất dữ liệu thành viên • Hàm thành viên biến đổi (mutator) – Cho phép đối tượng biến đổi dữ liệu – Được sử dụng tùy theo ứng dụng DTH INT2202
  36. Tách giao diện và cài đặt • Người dùng một class không cần hiểu chi tiết từng bước cài đặt class – Nguyên lý LTHĐT Tính đóng gói • Người dùng chỉ cần biết “các quy tắc” – Được gọi là “giao diện” của class • Trong C++ các hàm thành viên public và chú thích đi kèm • Cài đặt của class được ẩn đi – Định nghĩa hàm thành viên nằm đâu đó – Người dùng không cần thấy chúng DTH INT2202
  37. So sánh struct và class • Kiểu định nghĩa bởi struct – Thường thì tất cả các thành viên đều là public – Không có hàm thành viên? • Kiểu định nghĩa bởi class – Thường thì tất cả các thành viên đều là private – Những hàm thành viên giao diện được để public • Nói chính xác thì chúng giống hệt nhau – Theo trực giác thì chúng có cơ chế khác nhau DTH INT2202
  38. Tư duy hướng đối tượng • Trung tâm của lập trình – Trước đây thuật toán là trung tâm – LTHĐT dữ liệu là trung tâm • Thuật toán vẫn tồn tại – Đơn giản là họ tập trung vào dữ liệu – Được “sinh ra” để nhắm vào dữ liệu • Thiết kế các giải pháp phần mềm – Định nghĩa nhiều đối tượng và cách chúng tương tác với nhau DTH INT2202
  39. Tóm tắt 1 • struct là một tập các kiểu khác nhau • class được dùng để kết hợp dữ liệu và hàm thành một đơn vị đối tượng • Các biến và hàm thành viên – Có thể là public truy cập được từ ngoài class – Có thể là private chỉ truy cập được trong định nghĩa hàm thành viên • Kiểu định nghĩa bởi class và struct có thể là kiểu của tham số hình thức của hàm DTH INT2202
  40. Tóm tắt 2 • Định nghĩa class trong C++ – Nên tách thành 2 phần chính • Giao diện: những gì người sử dụng cần biết • Cài đặt: chi tiết hoạt động của class DTH INT2202
  41. Chuẩn bị bài tới • Đọc chương 7 giáo trình: Hàm kiến tạo và các công cụ khác DTH INT2202