Giáo trình Lập trình nâng cao - Chương 1: Tổng quan về CNPM - Phạm Đào Minh Vũ

pdf 37 trang huongle 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lập trình nâng cao - Chương 1: Tổng quan về CNPM - Phạm Đào Minh Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_trinh_nang_cao_chuong_1_tong_quan_ve_cnpm_pha.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lập trình nâng cao - Chương 1: Tổng quan về CNPM - Phạm Đào Minh Vũ

  1. Chương 1: Tổng quan về CNPM Thạc sĩ: Phạm Đào Minh Vũ Email: phamdaominhvu@yahoo.com 1
  2. Nội dung  Một số khái niệm cơ bản  Công nghệ phần mềm  Quy trình công nghệ phần mềm:  Quy trình thác nước  Quy trình thác nước cải tiến  Quy trình Prototype  Quy trình xoắn ốc 2
  3. Khái niệm về phần mềm  Ví dụ: xét một số phần mềm sau:  Phần mềm quản lý học sinh cấp 3.  Phần mềm quản lý thư viện.  Phần mềm quản lý nhà sách.  Phần mềm quản lý khách sạn.  Phần mềm quản lý phòng mạch tư.  Phần mềm quản lý sổ tiết kiệm.  Phần mềm quản lý bán vé chuyến bay.  Phần mềm xếp thời khóa biểu  3
  4. Khái niệm về phần mềm Phần mềm là gì?  Được xem xét ở hai góc độ:  Góc nhìn người dùng  Góc nhìn chuyên viên tin học 4
  5. Khái niệm về phần mềm  Phần mềm dưới góc nhìn của người sử dụng:  Chương trình thực thi được trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác  Nhằm hỗ trợ cho các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt hơn các thao tác nghiệp vụ của mình 5
  6. Khái niệm về phần mềm  Môi trường triển khai phần mềm:  Máy tính: Desktop, Laptop, Tablet PC  Thiết bị chuyên dụng: . Thiết bị di động: PDA, Pocket PC, ĐTDĐ . Các thiết bị chuyên dụng khác: set-top box, router,  Hỗ trợ làm tốt hơn các thao tác nghiệp vụ:  Tin học hóa nghiệp vụ hiện đang làm thủ công  Cải tiến chức năng nghiệp vụ hiện đang được thực hiện trên máy tính  Đề ra, xây dựng và triển khai chức năng nghiệp vụ mới 6
  7. Khái niệm về phần mềm  Phần mềm dưới góc nhìn của chuyên viên Tin học:  Đây là một hệ thống bao gồm 3 thành phần cơ bản: . Thành phần giao tiếp . Thành phần xử lý . Thành phần lưu trữ Cần được xây dựng để thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng 7
  8. Khái niệm về phần mềm  Thành phần giao tiếp (Giao diện):  Cho phép tiếp nhận các yêu cầu về việc sử dụng phần mềm từ người sử dụng, từ các thiết bị thu thập dữ liệu, hoặc từ các phần mềm khác.  Cho phép trình bày các kết quả của việc thực hiện các yêu cầu cho người dùng (kết quả của công việc khi thực hiện trên máy tính) hoặc điều khiển hoạt động các thiết bị điều khiển (đóng/mở cửa, dừng hay cho chuyển động ) 8
  9. Khái niệm về phần mềm  Thành phần giao tiếp (Giao diện):  Một cách tổng quát, thành phần giao tiếp cho phép nhập/xuất thông tin cùng với hình thức trình bày/giao tiếp tương ứng.  Mục tiêu chính của thành phần này là đưa thông tin từ thế giới thực bên ngoài phần mềm (người sử dụng, các thiết bị, phần mềm khác ) vào bên trong, hoặc ngược lại. 9
  10. Khái niệm về phần mềm  Thành phần xử lý:  Kiểm tra tính hợp lệ của thông tin nguồn được cung cấp từ người dùng theo các quy định ràng buộc trong thế giới thực . Ví dụ: chỉ cho mượn tối đa 3 quyển sách, mỗi lớp học không quá 50 học sinh  Tiến hành xử lý cho ra kết quả mong đợi theo quy định tính toán có sẵn trong thế giới thực  Hoặc tiến hành xử lý theo thuật giải tự đề xuất 10
  11. Khái niệm về phần mềm  Thành phần xử lý (tt):  Việc xử lý dựa trên thông tin nguồn từ người sử dụng cung cấp . Ví dụ: tính nghiệm phương trình bậc 2 dựa trên các hệ số nhập vào hoặc dữ liệu lưu trữ có sẵn . Ví dụ: tính tiền phạt dựa trên ngày trả sách được nhập vào và thông tin về loại sách đã được lưu trữ  Việc xử lý cho ra kết quả có thể dùng để xuất cho người dùng xem qua thành phần giao diện, hay lưu trữ lại qua thành phần lưu trữ, hoặc cả hai 11
  12. Khái niệm về phần mềm  Một cách tổng quát, thành phần xử lý là hệ thống chuyên xử lý tính toán, biến đổi dữ liệu.  Dùng thông tin nguồn từ thành phần giao diện (chức năng nhập) hay thành phần dữ liệu (chức năng đọc);  Kiểm tra tính hợp lệ (chức năng kiểm tra) và sau đó tiến hành xử lý (chức năng xử lý) – nếu cần thiết  Để cho ra kết quả sẽ được trình bày thông qua thành phần giao diện (chức năng xuất) hoặc lưu trữ lại trong thành phần dữ liệu (chức năng ghi) 12
  13. Khái niệm về phần mềm  Thành phần lưu trữ (thành phần dữ liệu)  Cho phép lưu trữ lại (chức năng ghi) các kết quả đã xử lý . Ví dụ: Việc mượn sách đã được kiểm tra hợp lệ, bảng lương tháng đã được tính trên bộ nhớ phụ với tổ chức lưu trữ được xác định trước . Ví dụ: tập tin có cấu trúc, tập tin nhị phân, cơ sở dữ liệu 13
  14. Khái niệm về phần mềm  Thành phần lưu trữ (thành phần dữ liệu)  Cho phép truy xuất lại (chức năng đọc) các dữ liệu đã lưu trữ phục vụ cho các hàm xử lý tương ứng  Một cách tổng quát thành phần dữ liệu là hệ thống chuyên đọc ghi dữ liệu cùng với mô hình tổ chức lưu trữ dữ liệu tương ứng.  Mục tiêu chính của thành phần này là chuyển đổi dữ liệu giữa bộ nhớ chính và bộ nhớ phụ 14
  15. Khái niệm lớp phần mềm  Phân lớp theo mục đích sử dụng:  Lớp phần mềm quản lý học sinh  Lớp phần mềm đánh cờ  Lớp phần mềm giải bài tập   Phân lớp theo mục tiêu tạo lập  Lớp phần mềm theo hợp đồng  Lớp phần mềm khung  Lớp phần mềm đóng gói 15
  16. Khái niệm lớp phần mềm  Lớp phần mềm:  Lớp phần mềm là hệ thống các phần mềm trên cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó  Do cùng lĩnh vực hoạt động nên các phần mềm cùng lớp thường có cấu trúc và chức năng tương tự nhau  Mục tiêu của ngành Công nghệ Phần mềm  Xây dựng được phần mềm có chất lượng  Dễ dàng xây dựng phần mềm mới từ các phần mềm có sẵn cùng lớp 16
  17. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn: Con người - Đầy đủ - Chính xác Tính đúng đắn Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 17
  18. Chất lượng phần mềm Tính tiện dụng Tính tiện dụng: Tính đúng đắn - Dễ học Con người - Dễ sử dụng - Giao diện trực quan - Tự nhiên Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 18
  19. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn Tính hiệu quả: Con người Tính tiện dụng - Tối ưu sử dụng CPU* - Tối ưu sử dụng bộ nhớ* - Tối ưu sử dụng thiết bị Phần mềm Tính hiệu quả Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 19
  20. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn Tính tương thích: Tính tiện dụng Con người - Import/Export dữ liệu Tính hiệu quả - Tương tác Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Tính tương thích Dưới góc nhìn của Người sử dụng 20
  21. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn Tính tiến hóa: một trong Tính tiện dụng Con người các tính chất quan trọng Tính hiệu quả nhất được quan tâm xem xét trong ngành Công Tính tương thích nghệ Phần mềm Tính tiến hóa Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 21
  22. Chất lượng phần mềm Tính tiến hóa Con người Tính đúng đắn Tính tiện dụng Tính hiệu quả Tính tương thích Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 22
  23. Chất lượng phần mềm Tính dễ kiểm tra: việc kiểm tra các thành phần phù hợp với yêu cầu phần mềm là dễ dàng nhất có thể được Tính dễ sửa lỗi: khi có sự không phù hợp (so với yêu cầu) trong quá trình kiểm tra một thành phần, việc phát hiện chính xác “vị trí lỗi” và sửa lỗi là nhanh nhất có thể được. Tính dễ bảo trì: khi cần nâng cấp, cải tiến một thành phần (theo yêu cầu mới), việc cập nhật phần mềm là nhanh, chính xác nhất có thể được và đặc biệt là cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến các thành phần khác Tính tái sử dụng: các thành phần đã thực hiện có thể dùng lại trong các phần mềm cùng lớp (hoặc cùng lĩnh vực) với thời gian và công sức ít nhất có thể được Dưới góc nhìn của chuyên viên Tin học 23
  24. Phát triển của Công nghệ phần mềm  Giai đoạn 1 (1950 – giữa 1960)  Xử lý theo lô, xử lý tập trung, ít xử lý phân tán, ít sửa đổi phần mềm  Giai đoạn 2 (từ giữa 1960 đến giữa 1970)  Hệ thống đa chương trình và đa nguời dùng  Bắt đầu cuộc “khủng hoảng” phần mềm  Giai đoạn 3 (từ giữa 1970 đến giữa 1980)  Sự phát triển và sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân  Sự phát triển của các công ty phần mềm  Giai đoạn 4 (từ giữa 1980 đến nay)  Phần cứng ngày càng phát triển  Hệ thống phần mềm ngày càng đa dạng, phong phú, xử lý ngày càng phức tạp, công nghệ ngày càng phát triển 24
  25. Cuộc khủng hoảng phần mềm  Số lượng các phần mềm tăng vọt (do sự phát triển của phần cứng: tăng khả năng, giá thành hạ)  Có quá nhiều khuyết điểm trong các phần mềm được dùng trong xã hội:  Thực hiện không đúng yêu cầu (tính toán sai, không ổn định )  Thời gian bảo trì nâng cấp quá lâu, chi phí cao, hiệu quả thấp  Khó sử dụng, Thực hiện chậm  Không chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm  25
  26. Cuộc khủng hoảng phần mềm  Một số kết luận:  Việc tăng vọt số lượng phần mềm là điều hợp lý và sẽ còn tiếp diễn  Các khuyết điểm của phần mềm có nguồn gốc chính từ phương pháp, cách thức và quy trình tiến hành xây dựng phần mềm: . Cảm tính: mỗi người theo một phương pháp riêng . Thô sơ, đơn giản: chỉ tập trung vào việc lập trình mà ít quan tâm đến các công việc cần làm khác (khảo sát hiện trạng, phân tích yêu cầu, thiết kế ) . Thủ công: còn thiếu các công cụ hỗ trợ quy trình phát triển 26
  27. Công nghệ phần mềm  Khái niệm:  Công nghệ phần mềm là ngành khoa học nghiên cứu về việc xây dựng các phần mềm có chất lượng cao trong thời gian và chi phí thực hiện hợp lý Công nghệ phần mềm Phương pháp Công cụ Quy trình 27
  28. Công nghệ phần mềm  Các đối tượng nghiên cứu của Công nghệ phần mềm:  Quy trình công nghệ phần mềm: . Hệ thống các giai đoạn mà quá trình phát triển phần mềm phải trải qua, với mỗi giai đoạn cần xác định rõ:  Mục tiêu, kết quả nhận từ giai đoạn trước đó,  Kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp  Phương pháp phát triển phần mềm: . Hệ thống các hướng dẫn cho phép từng bước thực hiện một giai đoạn nào đó trong quy trình phần mềm 28
  29. Công nghệ phần mềm  Các đối tượng nghiên cứu của Công nghệ phần mềm:  Công cụ và Môi trường phát triển phần mềm: . Hệ thống các phần mềm trợ giúp trong lĩnh vực xây dựng phần mềm . Hỗ trợ các chuyên viên tin học trong các bước xây dựng phần mềm theo một phương pháp nào đó với một quy trình được chọn trước 29
  30. Qui trình Công nghệ phần mềm 1 Yêu cầu phần mềm 4 2 3 Phân tích Phân tích Thiết kế Thiết kế Lập trình Thiết kế Lập trình Lập trình Lập trình Kiểm tra Phần mềm 30
  31. Qui trình Công nghệ phần mềm  Phân tích: Mô tả mức phát thảo các thành phần của phần mềm (đã có yêu cầu)  Thiết kế: Mô tả mức chi tiết các thành phần của phần mềm (đã có yêu cầu)  Lập trình: Thực hiện các thành phần của phần mềm (đã thiết kế)  Kiểm tra: kiểm chứng các thành phần của phần mềm (đã thực hiện) 31
  32. Quy trình thác nước Các hoạt động Khảo sát trong thế giới thực Hiện trạng Xác định Các yêu cầu Yêu cầu Mô hình Thế giới thực Phân tích Mô hình phần mềm Thiết kế Phần mềm Cài đặt Phần mềm “chất lượng” Kiểm chứng Triển khai Waterfall 32
  33. Quy trình thác nước cải tiến Khảo sát Hiện trạng Xác định Yêu cầu Phân tích Thiết kế Cài đặt Kiểm chứng Triển khai 33
  34. Quy trình Prototype Xác định yêu cầu “Thiết kế nhanh” Xây dựng Prototype Đánh giá và xác định rõ yêu cầu Phát triển phần mềm 34
  35. Quy trình xoắn ốc Lập kế hoạch Tiếp xúc Khách hàng Đánh giá Phân tích rủi ro của khách hàng Phân tích, thiết kế Xây dựng và triển khai 35
  36. Bài tập 1. Xét phần mềm giải bài tập về đa thức. Giả sử chỉ xét chức năng tính đạo hàm một đơn thức P(x) = a.xn (với a là số thực, n là số nguyên không âm), theo qui tắc tính đạo hàm Q(x) = P’(x) = n.a.xn-1 2. Viết chương trình giải phương trình bậc 2 3. Xét phần mềm quang hình học, giả sử chỉ xem xét chức năng xác định ảnh của một vật qua một thấu kính. Cho biết công thức xác định ảnh: 1/d + 1/d’ = 1/f 4. Chức năng xác định hình chiếu điểm M trên đường thẳng d 36