Giáo trình Lịch sử cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước - Phạm Quốc Văn

pdf 40 trang huongle 5251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước - Phạm Quốc Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_cuoc_khang_chien_chong_my_cuu_nuoc_pham_q.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước - Phạm Quốc Văn

  1. Chương IX LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC Giảng viên chính Đại tá, TS. Phạm Quốc Văn
  2. LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC NỘI DUNG I.Nguyên nhân, đặc điểm, tính chất chiến tranh II.Những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước III. Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Trọng tâm: Mục III Thời gian Phương pháp
  3. LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC I.Nguyên nhân, đặc điểm, tính chất chiến tranh 1.Nguyên nhân Sau CT thế giới 2, Mỹ trở thành đứng đầu các nước đế quốc, với chiến lược toàn cầu phản CM chống lại phong trào độc lập dân tộc, ngăn chặn sự phát triển của CNXH và bá chủ thế giới Việt Nam có vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi chiến thắng thực dân Pháp, VN có ảnh hưởng to lớn tới phong trào giải phóng dân tộc và có tác động tới quan hệ của các nước lớn trên thế giới
  4. Trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của CM-VN đổi với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sau khi Pháp thua trận , Mỹ vội lập ra khối quân sự Đông Nam Á, và xâm lược miền Nam nhằm đàn áp phong trào CM của nhân dân ta và rút kinh nghiệm đối phó với phong trào CM thế giới. Âm mưu cơ bản của Mỹ là thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiếu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, ngăn chặn CNXH lan xuống Đông Nam Á. Về phía ta, mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước tiến lên XHCN là mục tiêu cơ bản lâu dài của CM-VN. Vì vậy nhân dân ta không có con đường nào khác là phải kháng chiến chống xâm lược
  5. Việt Nam là nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản của thế giới. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, tiêu điểm của cuộc đấu tranh giữa CM và phản CM trên thế giới, là cuộc CT giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính chất thời đại sâu sắc. Đó là nguồn gốc, là nguyên nhân và cũng là bản chất của cuộc CTgiữa nhân dân VN với đế quốc Mỹ. 2.Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: -Đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, Đảng ta nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược nhằm một mục tiêu hoàn thành độc lập , thống nhất đất nước.
  6. -Việt Nam là một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, phải đương đầu và đánh thắng một đế quốc to, có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh. -Cả hai bên , ta và địch đều vừa phải vừa đánh vừa tìm hiếu đối phương. 3. Tính chất. -Là cuộc CT chính nghĩa của nhân dân ta chống CT xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ -Cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa mang tính chất giải phóng dân tộc,vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc -Cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chất liên minh chiến đấu với Lào, Cam-pu-chia
  7. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chất thời đại sâu sắc. II.Những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài gần 21 năm, là một trong những cuộc CT dài ngày nhất, ác liệt nhất, ác liệt, phức tạp nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cuộc CT trải qua 5 giai đoạn chiến lược. 1.Giai đoạn 1 (7.1954-cuối năm 1960) Đế quốc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miên Nam, thông qua chế độ độc tài phát xít của bọn tay sai Ngô Đình Diệm
  8. Ta ra sức ổn định , củng cố miền Bắc, xây dựng miền Bắc theo hướng XHCN làm căn cứ địa vững chắc cho CM cả nước; nhân dân miền Nam tiến hành đấu tranh chính trị, đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng thời ra sức tìm phương pháp đấu tranh thích hợp để vừa đẩy mạnh CM miền Nam, hạn chế được tổn thất,vừa bảo vệ được miền Bắc, bảo vệ hệ thống XHCN và bảo vệ hoà bình thế giới. Ngày 20.7.1954 các nước tham gia hội nghị Giơ-ne- vơ đã ký vào bản tuyên bố cuối cùng, “thừa nhận nhận về nguyên tắc sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN” 20.7.1955 bắt đầu hiệp thương, tháng 7.1956 sẽ tổng tuyển cử nhưng đại diện chính phủ Mỹ không ký. Đây là sự phá hoại đầu tiên của Mỹ về hội nghi Giơ-ne-vơ
  9. Từ 5.9.1954 đến năm 1960 Đảng đã xác định nhiệm vụ của CM hai miền Nam-Bắc, nội dung cơ bản là: “Tiến hành đồng thời hai chiến lược CM: CM dân tộc dân chủ nhân dân và CM- XHCN. Hai nhiệm vụ trên đều quan trọng, tuy vậy, nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến lên XHCN có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi của CM trong giai đoạn mới” Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân miền Bắc đã vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục hậu quả CT và cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, bước đầu xây dựng, phát triển KT, VH- XH theo con đường XHCN, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.
  10. Ở miền nam cuộc đấu tranh CM của nhân dân ta trải qua những năm tháng vô cùng khó khăn, ác liệt, các đợt: “tố cộng”, “diệt cộng”, những cuộc càn quét của địch làm cho lực lượng CM bị tổn thất lớn. Mặc dù vậy Đảng đã rút vào hoạt động bí mật, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Từ thực tiễn của phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. Tháng 1.1959, ban chấp hành TƯ ra nghị quyết 15 về con đường tiến lên của CM miền Nam. Nhiệm vụ cơ bản là “giải phóng miền Nam, trước mắt là đánh đổ tập đoàn Ngô Đình Diệm, phương thức đấu tranh là dùng bạo lực CM, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”
  11. Nghị quyết 15 có ý nghĩa hết sức quan trọng, giải quyết kịp thời yêu cầu của CM-MN, đáp ứng nguyện vọng đồng bào miền nam, dấy lên cao trào “đồng khởi” làm xoay chuyển tình thế CM. Tháng 2.1959, Tổng Quân uỷ đề ra một số biện pháp về xây dựng căn cứ địa và xây dựng LLVT miền Nam. Tổng quân uỷ nhận định: đối tượng tác chiến của quân đội ta là quân đội Mỹ và tay sai có trang bị hiện đại. Phương thức tác chiến có sự phát triển so với cuộc kháng chiến chống Pháp.Cuộc CT mới vẫn là chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại
  12. Từ cao trào đồng khởi, Đảng bộ miền Nam được khôi phục, lực lượng đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ. LLVT ba thứ quân và hệ thống chỉ huy các cấp từng bước hình thành. Các căn cứ CM được khôi phục, mở rộng. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập. Đường vận tải chiến lược Bắc-Nam trên bộ và trên biển nối liền hậu phương với tiền tuyến. Cách mạng MN từ thế giữ gìn LL chuyển sang thế tiến công, từ đấu tranh chính trị chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Hình thức thống trị bằng chủ nghĩa thực dân mới bị phá sản. Đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi sang chiến lược “CT đặc biệt”. CM nước ta chuyển sang giai đoạn mới.
  13. 2.Giai đoạn 2 (đầu 1961-giữa 1965) Đế quốc Mỹ tiến hành “CT đặc biệt”, cuộc CT bằng quân đội nguỵ tay sai do Mỹ chỉ huy, trang bị nhằm tiêu diệt phong trào CM. Từ khởi nghĩa từng phần, CM miền Nam chuyển sang CT –CM, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, phát huy sức mạnh to lớn của CT nhân dân, của cả nước đánh bại chiến lược “CT đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Chiến lược “CT đặc biệt” là một trong ba loại hình CT trong chiến lược “phản ứng linh hoạt”. Đặc điểm là binh lính nguỵ+chỉ huy và trang bị Mỹ, dồn dân vào ấp chiến lược, tiêu diệt LLVT giải phóng.
  14. Kế hoạch Xta-lây – Tay-lo là bịnh định miền Nam trong 18 tháng (từ giữa 1961-cuối 1962), tiếp đó là kế hoạch Giôn-xơn – Mác-na-ma-ra trong hai năm 1963-1964. Mỹ đã tăng cường nguỵ quân, nguỵ quyền, tăng viện trợ, dùng nhiều phương tiện, kỹ thuật mới, với những thủ đoạn “trực thăng vận” “thiết xa vận” nhằm tiêu diệt LLVT, cán bộ, đảng viên, đánh sâu vào các căn cứ, gây cho ta nhiều tổn thất. Đảng chỉ đạo chuyển từ khởi nghĩa từng phần thành CT-CM toàn miền Nam. Trong quá trình CT, kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị song song, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và địch vận trên cả ba vùng chiến lược, đánh bại chính sách bình định, giành dân của địch.
  15. Ở miền nam phong trào đấu tranh chống địch càn quét, gom dân lập “ấp chiến lược” diễn ra quyết liệt. Phong trào đấu tranh vũ trang có bước phát triển mới, tiêu biểu như chiến thắng Ấp Bắc (2.1.1963). Năm 1964-1965 ta đẩy mạnh tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực trên các địa bàn chiến lược; hướng tiến công chính là miền Đông nam Bộ, miền Trung Trung Bộ và tây Nguyên. Ta mở chiến dịch Bình Giã (2.12.1964), chiến dịch Đồng Xoài (hè 1965) và nhiều nơi khác ở miền Trung, Tây nguyên. Quân đội Nguỵ do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện có nguy cơ bị tiêu diệt và tan rã. Trong thế bị động và thất bại, Mỹ buộc phải đưa quân Mỹ vào miền Nam, đánh phá miền Bắc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ chuyển sang giai đoạn mới.
  16. 3. Giai đoạn 3 (giữa1965-cuối 1968) Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao trên cả hai miền Nam-Bắc, làm phá sản chiến lược CT cục bộ của địch, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến. Từ giữa 1965 Mỹ gấp rút đưa quân Mỹ và đồng minh vào miền Nam, thực hiện chiến lược “tìm và diệt” của tướng W.Oét-mo-len gồm 3 giai đoạn trong thời gian từ 25-30 tháng. -Giai đoạn 1:Ngăn chặn chiều hướng thua của quân Nguỵ, triển khai quân chiến đấu Mỹ cuối năm 1965.
  17. -Giai đoạn 2; Mở cuộc phản công chiến lược tìm diệt chủ lực ta và kiểm soát vùng nông thôn (sáu tháng đầu năm 1966) -Giai đoạn 3; Hoàn thành việc tiêu diệt chủ lực ta, tiếp tục bình định, rút quân Mỹ về nước vào cuối năm 1967. Đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ mở rộng cuộc CT phá hoại ngày càng ác liệt bằng không quân và hải quân, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam Ở Lào Mỹ tăng cường cuộc “CT đặc biệt”, chỉ huy quân đội phái hữu, tiến công quân Pa-thét Lào, dùng không quân ném bom vùng giải phóng, phá hoại chính phủ liên hiệp ba phái.
  18. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta chuyển sang giai đoạn đầy khó khăn, đối tượng tác chiến của quân và dân ta là quân Mỹ gồm cả ba quân chủng lục, thuỷ, không quân trang bị rất hiện đại, hoả lực mạnh, sức cơ động cao. Nhưng quân Mỹ vào miền Nam trong thế bị động và thất bại của “CT đặc biệt”. Ngày 20-11-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân dân cả nước: “Dù phải chiến đấu 5 năm, mười năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, quân và dân hai miền Nam, Bắc , giữ vững thế chủ động tiến công địch.
  19. Trên chiến trường miền Nam, thu đông 1965 quân và dân ta đã đánh thắng một số trận đầu, tiêu biểu là các trận Núi Thành, Vạn Tường, , Plây me, Đất Cuốc, Bầu Bàng bước đầu tìm ra chỗ yếu và cách đánh thắng quân Mỹ. Trên miền Bắc, quân và dân ta đã xây dựng thế trận mới của chiến tranh nhân dân, phát triển lực lượng phòng không ba thứ quân, bắn rơi hàng trăm máy bay hiện đại Mỹ, vừa sản xuất vừa chiến đấu, đẩy mạnh chi viện lực lượng và vật chất cho chiến trường. Quân và dân, trên hai miền Nam, Bắc đã đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của 20 vạn quân Mỹ và trên 50 vạn quân ngụy trong mùa khô 1965-1966, đánh bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại trên miền Bắc
  20. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10.1966 đánh giá: “Đây là thời kỳ hết sức trọng yếu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ta đã giành được thắng lợi có tầm quan trọng rất lớn về chiến lược, chiến thuật và chỉ đạo chiến tranh ” Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, chúng ráo riết tăng quân,(đưa số quân lên gần 400 000, quân ngụy lên 5000 000), mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trong mùa khô 1966-1967. Từ “tìm diệt” là chủ yếu, chúng chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” nhằm diệt một bộ phận quan trọng chủ lực ta, phá cứ kháng chiến, tăng cường “bình định”, giành dân, mở rộng vùng kiểm soát, giải tỏa thế bị uy hiếp xung quanh Sài Gòn.
  21. Đánh giá đúng âm mưu của địch, quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đã giữ vững quyền chủ động tiến công, đỉnh cao là chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty của 45 000 quân viễn chinh Mỹ vào căn cứ Dương Minh Châu, bảo vệ Trung ương Cục, Bộ tư lệnh Miền và các đơn vị chủ lực. Trên miền Bắc, quân dân ta đã bắn rơi nhiều máy bay hiện đại Mỹ, vừa sản xuất vừa chiến đấu, không ngừng tăng cường sức người sức của cho chiến trường. Tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn ngày càng được củng cố và mở rộng và cơ giới hóa.
  22. Với thắng lợi trên chiến trường, đầu năm 1967, hội nghị trung ương lần thứ 13 quyết định mở mặt trận tiến công ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình, ủng hộ sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa của nhân dân thế giới, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ kẻ thù. Thất bại bước đầu của chiến lược :chiến tranh cục bộ” trong hai năm 1966-1967 làm cho giới cầm quyền Mỹ phân hóa, dao động “tiến thoái lưỡng nan’ về chiến lược. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam phát triển ngày càng sâu rộng trong lòng nước Mỹ, nhưng giới quân sự vẫn đòi tăng quân, ráo riết chuẩn bị cuộc phản công chiến lược lần ba. Ta đã thắng lớn nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện
  23. Trước tình hình trên. Hội nghị lần thứ 14 của trung ương chỉ rõ: lúc này cần phải và có thể tạo một chuyển biến lớn giữa lúc đế quốc Mỹ ở thế ngập ngừng về chiến lược. Muốn thực hienj mục tiêu đó phải tạo ra bước nhảy vọt bằng cách chon hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, giáng một đòn bất ngờ và thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ. Nét đặc sắc của cuộc tiến công chiến lược là: -Hướng chủ yếu là đô thị, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, nơi địch đang sơ hở cũng là nơi nhạy cảm, gây chấn động lớn. -Mục tiêu TC chủ yếu nhằm vào nhằm vào cơ quan đầu não, các trung tâm chỉ huy, các hậu cứ vừa diệt sinh lực vừa phá hủy phương tiện, đây là chỗ hiểm, dễ chấn động nhất.
  24. -Không gian tiến công là toàn miền, tiến hành đồng loạt trên quy mô rộng lớn. -Thời gian tiến công vào đêm giao thừa tết Mậu Thân nhằm tạo bất ngờ lớn. - Phương châm đánh địch vẫn là kết hợp tiến công quân địch với nổi dậy của quần chúng nhưng trên diện rộng ở cả ba vùng chiến lược, kết hợp tổng công kích với tổng khởi nghĩa. Mở đầu cuộc tiến công chiến lược, đêm 20.1.1968, ta nổ súng tiến công địch ở mặt trận đường 9-Khe Sanh, nhằm thu hút quân cơ động Mỹ , tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân , tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác, nhất là Huế, Đà Nẵng.
  25. Đêm giao thừa va đêm 1 Tết Mậu Thân (30 và 31.1.1968), quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 4 thành phố và 37 thị xã , hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não ở trung ương và địa phương của Mỹ và ngụy ( 4 bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn, 8 bộ tư lệnh sư đoàn, 2 bộ tư lệnh biệt khu ngụy, 2 bộ tư lệnh dã chiến, 30 sân bay, nhiều tổng kho )Một số trận đánh gây chấn động lớn như đại sứ Mỹ, đài phát thanh, dinh độc lập, bộ tổng tham mưu ngụy Sài Gòn; tiến công và làm chủ thành phố Huế 25 ngày đêm.
  26. Cuộc TC và nổi dậy Tết Mậu Thân là “đòn sét đánh” với đế quốc Mỹ, làm chấn động nước Mỹ và dư luận thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, quân đội Mỹ có nguy cơ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh. Tướng Oét-mo-len, tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức. Bộ trưởng quốc Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Tổng thống Mỹ L.giôn-xơn tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhận đàm phán với ta tại Pa-ri để tìm cách kết thúc chiến tranh và không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.
  27. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, giáng đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay một bước nghiêm trọng ý chí xâm lược của giới cầm quyền nước Mỹ, buộc chúng chuyển sang chiến lược “phi Mỹ hóa” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh”, bắt đầu rút quân Mỹ về nước, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, cử người đàm phán với ta tại hội nghị Pa-ri. Trên miền Bắc ta đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (từ 7.2.1965-1.1.1968 bắn rơi 3243 máy bay, bắn chìm và cháy 134 lần chiếc tàu chiến Mỹ).
  28. 4. Giai đoạn thứ tư (1969-1.1973) Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rút quân Mỹ về nước nhưng vẫn tiếp tục tăng cường và mở rộng chiến tranh. Quân và dân ta phối hợp với hai nước Lào và Căm-pu-chia đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “học thuyết Ních-xơn” ở Đông Dương: trên miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần hai, đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu ra khỏi miền Nam nước ta.
  29. 5. Giai đoạn thứ năm (1973-4.1975) Mỹ -ngụy tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đẩy mạnh cuộc chiến tranh lấn chiếm và bình định. Ta ra sức tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thăng lợi cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước. Sau khi rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam, Mỹ tiếp tục dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, mục tiêu trước mắt là lấn chiếm vùng giải phóng và bình định.
  30. Tháng 7.1973 Hội nghị trung ương lần thứ 21 chỉ rõ, địch đang dùng hành động chống ta một cách có hệ thống. Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tăng cường đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Cuối năm 1974 đầu năm 1975, cục diện chiến trường miền Nam chuyển biến nhanh chóng. Kiên quyết phản công và tiến công, quân dân miền Nam đã chặn đứng hành động bình định, lấn chiếm của địch giành lại quyền chủ động. Chiến thăng Thượng Đức (mùa hè 1974) và chiến thắng đường 14 Phước Long đã chứng tỏ sức mạnh của bộ đội chủ lực ta.
  31. Tháng 10 và tháng 12.1974 Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và lãnh đạo các chiến trường thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong thời gian hai năm (1975-1976), nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Đêm 3 rạng 4.3.1975 nổ súng mở màn tiến công chiến lược mùa xuân 1975. Đêm 10.3 tiến công thị xã buôn Ma Thuột, giải phóng thị xã, đây là trận then chốt quyết định chiến dịch Tây Nguyên Từ 12-18.3 ta đập tan cuộc phản kích tái chiếm Buôn Ma Thuột, đây là trận then chốt thứ 2 của chiến dịch Tây Nguyên.
  32. Ngày 18.3.1975 Bộ Chính trị hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóng tiêu diệt quân đoàn 1 địch, không cho chúng rút về SG, giải phóng Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Trung bộ. Ngày 25.3 giải phóng tỉnh Thừa thiên và thành phố Huế, , giải phóng Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam 24.3; Quảng Ngãi 25.3; ngày 29.3 giải phóng Đà nẵng. Ngày 31.3.1975 Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng SG tốt nhất là trong tháng 4. tư tưởng chỉ đạo là “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
  33. • ỳiuop
  34. • cygio
  35. • fuhiôp
  36. • fuhiô
  37. • cyii
  38. • dyio
  39. • ugipp
  40. • Fudỳgoio