Giáo trình Lịch sử Triết học - Chương 3: Khái lược lịch sử Triết học phương Tây

pdf 192 trang huongle 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử Triết học - Chương 3: Khái lược lịch sử Triết học phương Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_triet_hoc_chuong_3_khai_luoc_lich_su_trie.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử Triết học - Chương 3: Khái lược lịch sử Triết học phương Tây

  1. Chương III. Khái lược lịch sử Triết học phương Tây (giảng 7giờ-8 giờ/2 buổi) Lịch sử triết học phương Tây là lịch sử trên 2500 năm phát triển của các hệ thống, từ triết học Hy Lạp cổ đại (t.k VI tr.c.n) đến triết học cổ điển Đức (t.k XVIII) Nghiên cứu lịch sử triết học giai đoạn này cho kiến thức khái quát về triết học phương Tây, tạo cơ sở để khẳng định triết học Mác- Lênin là sự kế thừa và phát triển các giá trị tư tưởng triết học đó 1
  2. Lịch sử triết học phương Tây gồm: 1. Lịch sử Triết học Hy Lạp cổ đại 2. Lịch sử Triết học tây Âu thời Trung cổ 3. Phục hưng và Cận đại 4. Lịch sử Triết học cổ điển Đức 5. Khái lược Lịch sử Triết học tây Âu hiện đại 2
  3. 1. Triết học Hy Lạp cổ đại - Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù - Một số nội dung triết học 3
  4. - Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Hy Lạp cổ đại + Điều kiện ra đời, phát triển của triết học + Nét đặc thù của triết học 5
  5. + Điều kiện ra đời, phát triển của triết học * Điều kiện tự nhiên * Điều kiện kinh tế-xã hội * Điều kiện văn hoá 6
  6. * Điều kiện tự nhiên  Hy Lạp cổ đại là vùng lãnh thổ rộng gồm phần đất liền và những hòn đảo trên biển Egie, duyên hải Ban căng và Tiểu Á  Hy Lạp hiện nay ở phía nam bán đảo Balkan. Bắc giáp Albania, Macedonia và Bulgaria. Đông giáp Thổ Nhĩ Kỳ; Đông và Nam do biển Aegaeum bao bọc; Tây là biển Ionia mà bờ bên kia là Italia. Địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở & các đảo  Do thuận lợi về điều kiện địa lý, Hy Lạp phát triển tất cả các lĩnh vực; mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá 7
  7. * Điều kiện kinh tế-xã hội (1)  Các thành thị (300) ra đời và tồn tại như những quốc gia độc lập. Từ thế kỷ VI-IV tr.c.n xuất hiện hai trung tâm kinh tế-chính trị điển hình là thành bang Aten (miền trung Hy Lạp) và thành bang Spác (vùng bình nguyên Ia cô ni). Cuộc chiến tranh giữa hai thành bang này trong nhiều năm làm Hy Lạp suy yếu. Đến thế kỷ II tr.c.n, Hy Lạp bị La Mã chinh phục  Chế độ nô lệ Hy Lạp ra đời từ t.k VI tr.c.n, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay 8
  8. * Điều kiện kinh tế-xã hội (2)  Chủ nô quý tộc gắn liền với sản xuất nông nghiệp, bảo thủ, chuyên chế và chủ nô dân chủ gắn liền với công thương nghiệp, tiến bộ hơn, thường đề xuất những chủ trương dân chủ chống lại chủ nô quý tộc  Do mâu thuẫn ngày càng gay gắt, nên mức độ ác liệt của cuộc đấu tranh giữa nô lệ với chủ nô ngày càng tăng (tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Xpáctac năm 70 tr.c.n)  Cuộc đấu tranh giữa các học thuyết triết học duy vật và duy tâm thời Hy Lạp-La Mã cổ đại thể hiện cuộc đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc 9
  9. * Điều kiện văn hoá Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại, của tinh hoa toán học, thiên văn học, địa lý, đo lường, lịch pháp Sớm nhất là Iliát và Ôđixê của Hôme (Homère). Sử học có Hêrôđốt (Hérodote). Thần thoại gồm nhiều truyền thuyết về các vị thần như Zeus, Hera, Athena, Apollo Toán và Thiên văn có Talét (Thalès), Pitago (Pythagore), Ơclít (Euclide). Vật lý học có Acsimét (Archimède). Y học có Híppôcrát (Hippocrate). Điêu khắc, có đền Páctênôn (Parthénon). Kiến trúc có tượng thần Vệ nữ (Venus), các khu di tích Olympia, Delphi với quảng trường, nhà hát, sân vận động khác. Hội hoạ, có bức Maratông trong chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư v.v Hy Lạp cũng là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) vào năm 776 tr.c.n, tổ chức 4 năm một lần, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic ngày nay 10
  10. Đền Parthenon (thờ thần Athena, xây dựng vào t.k.V tr.c.n) 11
  11. Tượng thần Vệ Nữ thành Milo (Hy Lạp) Venus de Milo Louvre Museum Tượng có niên đại khoảng năm 130 tr.c.n 12
  12. Hoàn cảnh ra đời của triết học Hy Lạp Về kinh tế Về chính trị Văn hóa, khoa học - Xã hội nô lệ phát - Chiến tranh Pôlôp - Thần thoại Hy Lạp triển đến cực thịnh ônêxơ - Khoa học phát triển (tk VIII-III tr.c.n) - Cuộc chinh phạt của (toán học, thiên văn, - Nền kinh tế phát Alêcxanđrơ địa chất v.v) triển cao (phân - Sự xâm lược của đế - Ảnh hưởng của văn chia lao động và chế La Mã (các thế kỷ hóa phương Đông (Ai ngành, nghề) V, IV, I tr.c.n) Cập, Babilon) 13
  13. Điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội và văn hóa tạo nên các nhà và các học thuyết triết học Hy Lạp cổ đại đa dạng. C.Mác cho rằng, các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học "Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này" (C.Mác và Ph.Ăngghen: t.20, tr.491) 14
  14. Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển rực rỡ nhất vào t.k VI tr.c.n  Những nhà triết học duy vật đầu tiên thuộc trường phái Milê (Talét- 624-547 tr.c.n, Anaximăng- 610-546 tr.c.n, Anaximen- 588-525 tr.c.n). Thuyết nguyên tử của Lơxíp (500-440 tr.c.n), Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.c.n) và Êpiquya (341-279 tr.c.n)  Hình thức biện chứng đầu tiên là phép biện chứng của Hêraclít (khoảng 540-480 tr.c.n)  Nhà triết học duy tâm đầu tiên là Xôcrat (469-399 tr.c.n), Platôn (427-347 tr.c.n): mối liên hệ giữa các khái niệm  Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển tới cực điểm nhờ Arít xtốt (384-322 tr.c.n), người tạo hệ thống khối lượng tri thức khoa học-triết học khổng lồ về nhiều lĩnh vực 15
  15. + Nét đặc thù của triết học * Triết học xuất hiện do nhu cầu thực tiễn của kinh tế, thương mại và hàng hải, thiên văn, khí tượng, toán học, vật lý v.v được trình bày trong triết học triết học tự nhiên và định nghĩa triết học là khoa học của mọi khoa học. Ngay từ khi ra đời, triết học đã gắn với khoa học tự nhiên và nhu cầu phát triển của x.h * Triết học Hy Lạp cổ đại đã có những đóng góp về tư tưởng duy vật tự phát và phép biện chứng sơ khai cho kho tàng lịch sử triết học. Đó chính là tư tưởng duy vật tự phát và phép biện chứng sơ khai 16
  16. - Một số nội dung triết học + Giới thiệu tên một số trường phái triết học + Giới thiệu một số nhà triết học tiêu biểu 17
  17. + Giới thiệu tên một số trường phái triết học (1)  Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai, t.k VI tr.c.n) với 5 trường phái: Milê (Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen) là trường phái triết học duy vật sớm nhất ở Hy Lạp cổ đại. Việc tìm một bản nguyên vật chất để giải thích thế giới đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng duy vật về sau Êphedơ (Hêraclít) trình bày rõ ràng rằng mọi vật vừa tồn tại vưà không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, không ngừng phát sinh và tiêu vong Liên minh Pitago (Pitago); Êlê (Xênôphan, Pácmênít, Dênông): phủ nhận vận động, chống lại phép biện chứng của Hêraclit Nguyên tử (Lơxíp, Đêmôcrit) là bước phát triển mới của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại 18
  18. + Giới thiệu tờn một số trường phỏi triết học (2)  Triết học thời kỳ Xôcrat (thời cực thịnh, t.k V tr.c.n): Xôcrát, Platôn, Arixtốt. Tên gọi nhằm vinh danh người đã cùng Platôn, cách mạng hóa triết học qua việc nêu phương pháp mang tên mình  Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá (hậu Arixtốt, t.k III tr.c.n): Trường phái Platôn; Trường phái Tiêu dao với những triết gia như Euclid, Epicurus, Chry sippus, Hipparchia, Pyrrho và Sextus Empiricus 19
  19. + Giới thiệu một số nhà triết học tiêu biểu  Hêraclit (520-460 tr.c.n): Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng  Đêmôcrít (460-370 tr.c.n): Thuyết nguyên tử  Xôcrát (469-399 tr.c.n): Triết học về con người, Phương pháp nhận thức bước ngoặt (Hêghen)  Platôn (427-347 tr.c.n): Chủ nghĩa duy tâm khách quan  Arixtốt (384-322 tr.c.n): Lôgic học (Oócganôn), Triết học (Siêu hình học), Khoa học tự nhiên (Vật lý học), Khoa học xã hội (Đạo đức học, Chính trị học, Thi ca học v.v) 20
  20. • Heraclit (520-460 tr.c.n): Chủ nghĩa duy vật và phộp biện chứng 21
  21. * Chủ nghĩa duy vật (1)  Khởi nguyên của thế giới là Lửa. Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới  Thế giới vận động theo trật tự (quy luật, logos). Logos khách quan & logos chủ quan quan hệ với nhau như quan hệ giữa khách thể và chủ thể Sự phù hợp với logos khách quan là tiêu chuẩn để đánh giá (sự đúng/ sai) tư duy (nhận thức) của con người Lửa vận động theo quy luật nhận thức quy luật 22
  22. * Chủ nghĩa duy vật (2)  Tùy theo độ lửa (nhiệt độ) mà sự vật chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hai con đường: Con đường lên chuyển hóa theo trật tự lửa - thể rắn (đất) - thể lỏng (nước) - thể hơi (không khí). Con đường xuống chuyển hóa theo trật tự lửa - thể hơi - thể lỏng - thể rắn Lửa (vật chất) vận động 23
  23. * Phép biện chứng  Một là, sự vận động vĩnh viễn của vật chất (chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông). Tính thống nhất của thế giới là Lửa  Hai là, sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật: cái này (trẻ) mà biến đổi thì là cái kia (già) và ngược lại  Ba là, nguyên nhân của sự vận động, phát triển của sự vật là do logos (bản chất, quy luật khách quan). Có hai loại là Logos khách quan (trật tự khách quan của mọi sự vật đang diễn ra trong vũ trụ) và Logos chủ quan (từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người)  Nhận thức bắt đầu từ cảm giác & nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt tới nhận thức logos 24
  24. * Con người Thể xác con người là sự thống nhất cuả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa. Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người hoàn thiện; Hạnh phúc là phải biết vượt lên chính mình; nói, suy nghĩ, hành động theo logos (quy luật) 25
  25. Đêmôcrít (460-370 tr.c.n): Thuyết nguyên tử 26
  26. * Thuyết nguyên tử (1)  Vũ trụ được tạo nên từ hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không Nguyên tử là hạt kg thể phân chia nhỏ hơn, kg biến đổi, kg nhìn thấy, tồn tại vĩnh viễn và vận động kg ngừng. Mọi vật đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử. Linh hồn cũng do nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng tạo nên Chân không là khoảng trống rỗng, nhờ đó mà nguyên tử mới có chỗ để vận động Trong vũ trụ có vô cùng nguyên tử vận động theo nhiều hướng; va chạm vào nhau tạo thành lốc nguyên tử, đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ ra xa; quy vào tâm những nguyên tử to, nặng, nhờ đó hình thành các hành tinh, kể cả trái đất 27
  27. * Thuyết nguyên tử (2) Thuyết này được xây dựng trên cơ sở khái niệm "Tồn tại" (cái được xác định, đa dạng, có ngoại hình) và khái niệm "không tồn tại“ (cái trống rỗng, không xác định, cái vô hình, bất động vô hạn. Nhờ "không tồn tại" mà các vật thể mới vận động được) Nguyên tử là hạt vật chất thuộc cái "tồn tại", cực nhỏ, không nhìn thấy được, không phân chia được, không mùi vị, không âm thanh, không màu sắc, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự sắp xếp và tư thế. Nguyên tử là cơ sở cấu tạo nên mọi sự vật 28
  28. * Thuyết nguyên tử (3)  Nguyên tử tự thân vận động vĩnh viễn trong chân không giống như những hạt bụi vận động trong tia sáng mặt trời  Sự vật do các nguyên tử kết hợp mà thành; có các sự vật khác nhau là do nguyên tử có hình thức khác nhau, sắp xếp theo trật tự, tư thế khác nhau (N, Z; W, M). Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật 29
  29. * Nhận thức luận  Muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán. Nhận thức có hai dạng là nhận thức mờ tối (nhận thức cảm tính) và nhận thức trí tuệ (nhận thức lý tính-đáng tin cậy hơn)  Đêmôcrít còn có đóng góp nữa là lôgíc học. Ông nêu định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật 30
  30. * Kết luận Với những luận điểm triết học như vậy, Đêmôcrít đã đưa chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao mới; thể hiện được tính trừu tượng và tính khái quát cao hơn trong quan niệm về vật chất (nguyên tử); đã có những quan niệm đúng hơn về mối liên hệ không thể tách rời giữa nhận thức cảm tính (mờ tối) và nhận thức lý tính (trí tuệ) 31
  31. Xôcrát (469-399 tr.c.n): Triết học về con người & Phương pháp nhận thức bước ngoặt 32
  32.  Xôcrát (469-399 tr.c.n) là đại biểu của chủ nghĩa duy tâm và là người bảo vệ tư tưởng, đạo đức quý tộc Xôcrát cho rằng tự nhiên đã được thần thánh an bài. Ông dành công sức nghiên cứu con người và đạo đức. Theo ông, triết học là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Bắt đầu từ Xôcrát, con người trở thành chủ đề trọng tâm của triết học phương Tây 33
  33. * Triết học về con người Con người trong triết học Xôcrát chủ yếu được bàn từ khía cạnh đạo đức; ông cho rằng, cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức. Muốn tuân theo cái thiện phổ biến thì phải nắm bắt được nó. Để phát hiện và nắm bắt được cái thiện phổ biến, phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận 34
  34. * Phương pháp nhận thức bước ngoặt + "Mỉa mai": là phản biện bằng cách nêu câu hỏi sao cho người đối thoại tự thấy & thừa nhận sai + "Đỡ đẻ": giúp đối phương tìm được tri thức đúng + "Quy nạp": từ những hành vi đạo đức riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức, phân biệt nó với cái ác, cái phi nghĩa + "Xác định": là chỉ ra những hành vi đạo đức thuộc loại nào, có quan hệ và phụ thuộc như thế nào, nghĩa là cần phải làm thế nào cho đúng với cái thiện phổ biến 35
  35.  Như vậy, phương pháp Xôcrát là phương pháp hỏi-đáp để chỉ ra mâu thuẫn, chỉ ra những hành vi thiện-ác, chính-tà rồi trên cơ sở đó mà quy nạp, đạt tới cái phổ biến, làm cơ sở để nhận thức những cái khác  Đây là cống hiến quan trọng của ông vào lịch sử triết học: bằng hình thức đối thoại, đối chiếu, so sánh với thực tế để phát hiện mâu thuẫn với cái phổ biến 36
  36. Platôn (427-347 tr.c.n): Chủ nghĩa duy tâm khách quan 37
  37. Chủ nghĩa duy tâm khách quan (1) Thế giới được chia thành:  Thế giới của các ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, tồn tại thực, bất biến, tuyệt đối, là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. Cái cây, con ngựa là do ý niệm siêu tự nhiên về cái cây, con ngựa sinh ra v.v Các ý niệm tồn tại từ xưa đến nay, vì vậy, tồn tại (thế giới của các ý niệm) là vĩnh viễn, bất biến và đồng nhất với bản thân mình, không phân chia được, cách biệt khỏi thế giới các sự vật cảm tính và chỉ được nhận biết bằng lý tính. Thế giới của các ý niệm là tổng thể các ý niệm như ý niệm đạo đức, thẩm mỹ, khoa học v.v. Ý niệm phúc lợi là tối cao nhất, là ý niệm của các ý niệm 38
  38. Chủ nghĩa duy tâm khách quan (2)  Thế giới của các sự vật cảm tính (thế giới các sự vật) tồn tại phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm (vì các sự vật luôn sinh ra và mất đi, luôn thay đổi, vận động, không ổn định bền vững, hoàn thiện). Thế giới của các sự vật cảm tính do thế giới của các ý niệm sản sinh ra  Từ đó, Platôn đưa ra khái niệm "Tồn tại" (là ý niệm, cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, cái có tính thứ nhất, tồn tại thực) & khái niệm "Không tồn tại" (là vật chất, cái có tính thứ hai, cũng tồn tại thực). Cái "không tồn tại" (vật chất) là một khía cạnh của tồn tại (các ý niệm ), bởi cái tồn tại bao hàm cả cái "không tồn tại" 39
  39. sự vật cảm tính = “hình bóng” của ý niệm Tồn tại (thế giới của các ý niệm) tác động bằng con số (quan hệ toán học) vào không tồn tại (vật chất) tạo ra thế giới của những sự vật cảm tính. Như vậy, vật chất (không tồn tại) mang dấu ấn tương tự nguyên mẫu (các ý niệm). Còn sự vật cảm tính xuất hiện và tồn tại là do nguyên mẫu (ý niệm) in hình vào vật chất. Đã là hình của nguyên mẫu thì không thể chân thực như nguyên mẫu mà chỉ là tương tự nguyên mẫu Vì thế, chỉ có ý niệm mới tồn tại chân thực, là cái chung tồn tại vĩnh viễn, là đối tượng của nhận thức chân lý. Các ý niệm, là các khái niệm tri thức đã được khách quan hóa 40
  40. * Lý luận nhận thức Đối tượng nhận thức là thế giới ý niệm. Tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính (thể hiện ở khái niệm) bởi mỗi vật đều có một ý niệm về nó; sự vật có thể mất đi, nhưng ý niệm về sự vật không mất Ví dụ cái nhà có thể hư nát, không còn là cái nhà, nhưng ý niệm về cái nhà (khái niệm nhà) thì không mất 41
  41. Linh hồn bất tử hồi tưởng = nhận thức Để có nhận thức chân thực, đạt được chân lý thì linh hồn cần hồi tưởng lại những gì đã trải qua, nhưng bị quên khi nhập vào thể xác con người Thể xác được tạo ra từ đất, nước, lửa và không khí, là nơi linh hồn trú ngụ tạm thời Linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra. Sau khi ra đời, mỗi linh hồn trú ở một vì sao trên trời, sau đó bay xuống trần gian để nhập vào thể xác con người. Khi nhập vào thì nó quên hết quá khứ, do đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã có nhưng bị lãng quên 42
  42. Linh hồn có ba cấp độ Hạng lý tính, trí tuệ là các nhà triết học, thông thái; thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước Hạng xúc cảm là những người lính, võ sĩ, linh hồn của họ tràn đầy gan dạ, biết phục tùng, thích hợp với việc bảo vệ an ninh của nhà nước Hạng cảm tính là những nông dân, thợ thủ công và thương nhân; linh hồn đày khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật chất 43
  43. Arixtốt (384-322 tr.c.n): Hệ thống lượng tri thức khoa học-triết học 44
  44. theo học Platôn. Sau khi Platôn qua đời, Arixtốt bỏ Viện lập trường và lãnh đạo trường Lyxê đến năm 323 tr.c.n. Lyxê vừa là trung tâm đào tạo, nghiên cứu, vừa là diễn đàn tranh luận, thảo luận, vừa là nơi tổ chức những cuộc đàm luận triết học. Vì thế nó được gọi là trường “tiêu dao“ Cùng với Đêmôcrít và Platôn, Arixtốt làm nên giai đoạn phát triển cao nhất của triết học Hylạp cổ đại 45
  45. * Quan điểm về thế giới (1)  Tính vật chất của giới tự nhiên biểu hiện ở các yếu tố khởi nguyên của nó là đất, nước, lửa, không khí và ê te (có đặc trưng là vận động tròn). Các yếu tố này là nền tảng của toàn bộ thiên hà  Tồn tại nói chung do bốn nguyên nhân. Có cái nhà là nhờ vật liệu (vật chất), hình thức của nó (hình dạng), hoạt động của thợ (vận động), nhà để ở (mục đích). Trong đó, nguyên nhân một và hai là cơ bản, nguyên nhân hai là quyết định, là bản chất của sự vật 46
  46. * Quan điểm về thế giới (2)  Giới tự nhiên, vừa là vật chất đầu tiên, là cơ sở của mọi sinh tồn, vừa là hình thức (dạng), là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vận động không tách rời vật thể tự nhiên, thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện ra  Có sáu hình thức vận động của vật chất là Phát sinh, Tiêu diệt, Thay đổi trạng thái, Tăng, Giảm và di chuyển vị trí 47
  47. * Lý luận nhận thức (1)  đặt ra những vấn đề quan trọng như đối tượng nhận thức, khả năng nhận thức, vấn đề chân lý và khoa học về tư duy  được xây dựng một phần dựa trên cơ sở phê phán học thuyết của Platôn về ý niệm và sự hồi tưởng của linh hồn. Sai lầm của Platôn là đã tách rời bản chất khỏi cái có bản chất đó, và biến cái chung (khái niệm) thành cái riêng bên ngoài và quyết định thế giới cảm tính. Nghĩa là biến những khái niệm được hình thành trong quá trình nhận thức sự vật thành một thế giới tồn tại độc lập với sự vật được nhận thức 48
  48. * Lý luận nhận thức (2) Thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai Tuy nhiên, nếu chỉ bằng cảm giác, không thể nắm được tổng các góc của một tam giác bằng hai góc vuông và không giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực Vì vậy, nhận thức phải đi tiếp đến lý tính, từ những cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến cái chung, cái phổ biến, cái bản chất dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. Ông tuyệt đối hoá, coi lý tính là hình thức quyết định bản chất của sự vật 49
  49. * Lý luận nhận thức (3) Về các giai đoạn của quá trình nhận thức  Giai đoạn cảm tính (giai đoạn 1), là nhận thức mang tính trực quan (sự quan sát nhật thực, nguyệt thực bằng mắt thường v.v)  Giai đoạn lý tính (giai đoạn 2), là giai đoạn đòi hỏi sự khái quát hoá, trừu tượng hoá để rút ra tính tất yếu của hiện tượng  Quá trình tư duy diễn ra như sau: Cơ thể -> tác động bên ngoài -> cảm giác -> tưởng tượng -> tư duy. Các khâu quan hệ mật thiết với nhau, khâu sau không thể thiếu khâu trước 50
  50. * Lôgíc hình thức Arixtốt nêu ra những nguyên tắc cơ bản để xây dựng khái niệm, phạm trù, quy luật cơ bản của tư duy lôgíc hình thức (quy luật đồng nhất, cấm mâu thuẫn trong tư duy, loại trừ cái thứ ba) Nêu lên phương pháp suy luận ba bước (tam đoạn luận); trong đó, kết luận được rút ra từ hai tiền đề đã có (Nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C) 51
  51. * Quan niệm về siêu hình học và vật lý học Siêu hình học (Methaphysics, triết học thứ nhất) nghiên cứu bản chất của tồn tại nói chung với mục đích nhận thức được bản chất của nó bằng con đường lý tính Vật lý học (Phycics, triết học thứ hai) nghiên cứu các sự vật đa dạng tồn tại khách quan của giới tự nhiên với mục đích nhận thức được bản chất của chúng bằng con đường cảm tính 52
  52. * Quan niệm về linh hồn Con người có phần hồn và phần xác, tựa như mỗi sự vật đều được hình thành từ vật chất và hình thức của linh hồn Linh hồn có 3 loại: linh hồn thực vật; linh hồn động vật; linh hồn con người có hoạt động lý tính, là linh hồn cao nhất. Trong con người có cả ba loại linh hồn nói trên Phần xác thì chết, phần hồn tồn tại bất diệt 53
  53. * Quan niệm về xã hội (vi.wikipedia.org) Khái niệm cộng đồng chính trị được dùng để phân biệt với đời sống gia đình, phân biệt lĩnh vực công với lĩnh vực tư trong cách tổ chức đời sống con người Phân loại các chế độ chính trị (chế độ quân chủ, các biến thể của chế độ đầu sỏ, chế độ dân chủ, chế độ bạo chúa) 54
  54. * Quan niệm về xã hội (2) Sự công bằng trong trao đổi sản phẩm là cơ sở kinh tế của công bằng, bình đẳng trong xã hội Mức độ phúc lợi mà nhà nước đem lại cho công dân là tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước. Ông nêu tư tưởng về việc xem xét nhà nước từ phương diện lập pháp, hành chính và phân xử 55
  55. Đường lối Đêmôcrít >< Đường lối Platôn  Đường lối Đêmôcrít duy vật  Đường lối Platôn duy tâm  Cuộc đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrít (duy vật) với đường lối Platôn (duy tâm) thể hiện ở những quan điểm nào 56
  56. - Đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại + Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học đó đã đặt ra và giải quyết hầu hết các vấn đề về bản thể luận và nhận thức luận triết học- là những vấn đề của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức- những vấn đề căn bản mà sau này các học thuyết triết học sẽ từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình + Sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và tôn giáo là nét nổi bật của quá trình phát sinh, phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại, trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học duy vật của Đê mô crít và triết học duy tâm của Pla tôn 57
  57. Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại Gắn bó Các trường phái Nhận thức Đặt ra hầu hết hữu cơ triết học đối lập: luận theo các vấn đề triết với duy vật-duy tâm, khuynh học căn bản, khoa học biện chứng-siêu hướng của chứa đựng mầm tự nhiên mống của tất cả hình, vô thần- chủ nghĩa các loại thế giới hữu thần duy giác quan triết học sau này 58
  58. Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích những giá trị của chủ nghĩa duy vật trực quan và tư tưởng biện chứng tự phát trong triết học Hy lạp cổ đại? 2. Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại? 3. Phân tích cuộc đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrit với đường lối Platôn? Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh đó đối với sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng và của triết học nói chung? 59
  59. 2. Khái lược Lịch sử triết học tây Âu Trung cổ - Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học tây Âu Trung cổ + Điều kiện ra đời, phát triển của triết học tây Âu Trung cổ + Nét đặc thù của triết học tây Âu Trung cổ - Một số nội dung triết học tây Âu Trung cổ 60
  60. + Điều kiện ra đời, phát triển của triết học tây Âu Trung cổ  Từ thế kỷ III đến thế kỷ V, tây Âu chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến  Kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, trì trệ, khép kín  Tôn giáo, thần học chi phối, bao trùm toàn bộ đời sống xã hội  Vào thời kỳ này, tây Âu phát triển chậm. Khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển theo xu hướng thực nghiệm 61
  61. + Nét đặc thù của triết học tây Âu Trung cổ sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện trong triết học cuộc đấu tranh giữa hai phái duy danh và duy thực quanh việc giải quyết vấn đề cỏi chung, cái riêng trong triết học xuất hiện tư tưởng mới như coi trọng nhận thức tự nhiên bằng thực nghiệm v.v chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện 62
  62. - Một số nội dung triết học tây Âu Trung cổ + Ôguýtxtanh (354-430) + Giăngxicốt Ơrigiennơ (810-877) + Pie Abơla (1079-1142) + Tômát Đacanh (1225-1274) + Đun Xcốt (1263-1308) + Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214-1291) + Phái Duy Danh & phái Duy Thực 63
  63. Tômát Đacanh (1225-1274) 64
  64. * Một số quan niệm chính  Biến triết học của mình thành cơ sở giáo lý của nhà thờ Thiên Chúa giáo  Coi đối tượng của triết học là “chân lý của lý trí”, đối tượng của thần học là "chân lý của niềm tin tôn giáo”. Triết học là tôi tớ của thần học  Thượng Đế quy định thế giới sự vật  Nhận thức là tiếp thu hình ảnh của sự vật  Coi nhà thờ có vai trò thống trị xã hội công dân, không có bình đẳng xã hội 65
  65. Đun Xcốt (1263-1308) 66
  66. * Một số quan niệm chính  Nhà triết học duy danh lớn thế kỷ XIII  Thần học nghiên cứu Thượng đế, triết học nghiên cứu tồn tại  Lý trí con người thấp hơn niềm tin tôn giáo không thể nhận thức được bản chất Thượng đế  Tinh thần là hình thức của thân thể, do Thượng đế ban phát  Cái thống trị mọi hình thức hoạt động của con người là lý trí 67
  67. Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214-1291) This image cannot currently be displayed. Roger Bacon 68
  68. * Một số quan niệm chính  Nhà tư tưởng cách tân nước Anh, người tiên phong trong khoa học thực nghiệm, nhà tư tưởng của tầng lớp thủ công thành thị  Phê phán triết học kinh viện nghiên cứu thần học  Triết học là khoa học chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận và đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản và bản thân triết học được xây dựng trên thành quả của các khoa học đó  Nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và kinh nghiệm 69
  69. - Phái Duy Danh, Duy Thực cuộc đấu tranh giữa phái Duy Danh và Duy Thực là đặc trưng của tư tưởng triết học tây Âu Trung cổ. Cuộc đấu tranh này ít nhiều phản ánh hai xu hướng triết học đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm  Phái Duy Thực luận chứng về mặt triết học sự tồn tại có thật, duy nhất của cái chung; phái Duy Danh ngược lại, chứng minh cho sự tồn tại duy nhất, có thật của cái riêng  Phái Duy Danh có khuynh hướng duy vật, phái Duy Thực có xu hướng duy tâm về triết học 70
  70. * Một số đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời Trung cổ  Kinh viện được hiểu là bó hẹp giáo dục ở nhà trường, nhà thờ; chỉ bàn đến những vấn đề viển vông tách rời hiện thực.  Cuộc đấu tranh giữa phái Duy Danh và Duy Thực nhằm giải quyết mqh giữa cái chung và cái riêng  Xuất hiện triết học tự nhiên, nhận thức tự nhiên bằng thực nghiệm, góp phần giải phóng KHTN khỏi thần học, tạo điều kiện cho sự phát triển của KHTN và triết học trong thời Phục hưng t.kỷ XV-XVI sắp tới 71
  71. - Kết luận (1) Chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống của xã hội phong kiến Tây Âu Trung cổ. Đặc điểm chủ yếu của khuynh hướng này là phục tùng thần học, theo chủ nghĩa duy tâm, phương pháp suy luận hình thức chết cứng, chủ nghĩa tín ngưỡng đối lập với tư tưởng khoa học Mục đích cao nhất của chủ nghĩa kinh viện là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ 72 thời cổ đại, đặc biệt là triết học của Arixtốt
  72. - Kết luận (2) Trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kỳ này cũng xuất hiện cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào "tà giáo" chống chủ nghĩa ngu dân của nhà thờ 73
  73. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Trung cổ? 2. Phân tích cuộc đấu tranh giữa hai trường phái duy thực và duy danh trong triết học Tây Âu thời Trung cổ? 74
  74. 3. Khái lược Lịch sử triết học Tây Âu Phục hưng, Cận đại - Triết học Tây Âu thời Phục hưng (XV-XVI) + Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù + Một số nội dung triết học - Triết học Tây Âu thời Cận đại (XVII-XVIII) + Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù + Một số nội dung triết học 75
  75. - Triết học Tây Âu thời Phục hưng (XV-XVI) + Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù + Một số nội dung triết học 76
  76. * Phục hưng là gì? Phục hồi sự Hưng thịnh của khoa học và triết học đã đạt được thời cổ đại Là thời kỳ quá độ từ phong kiến sang tư bản, sản xuất vật chất phát triển. Sự phân chia và phát triển của khoa học dẫn đến khuynh hướng từ bỏ thần học và tôn giáo Giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ. Chủ nghĩa nhân đạo có ảnh hưởng sâu đậm đối với triết học 77
  77. * Đặc điểm cơ bản thời Phục hưng  Đấu tranh đòi giải phóng & tự do cho con người khỏi xiềng xích của những tôn giáo, thần học  Đề cao và tin tưởng vào sức mạnh của con người, tôn trọng sự bình đẳng thực sự giữa người với người  Sự phân chia và phát triển của các khoa học độc lập còn tạo nên sự thúc đẩy chủ nghĩa duy vật triết học phát triển mạnh mẽ 78
  78. + Một số nội dung triết học • Nicôlai Côpécních (1475-1543) • Gioocđanô Brunô (1548-1600) • Galiê (1564-1642) • Tômat Mơrơ (1475-1535) • Tomat Campanela (1568-1639) 79
  79. Nicôlai Côpécních (1473-1543, Ba Lan) This image cannot currently be Ông là đại diện tiêu biểu, displayed. có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học và khoa học thời kỳ Phục hưng Thuyết Nhật tâm của ông đã tạo ra cuộc cách mạng trong triết học và khoa học tự nhiên. Mặt trời ở trung tâm vũ trụ, các hành tinh (kể cả trái đất) di chuyển xung quanh mặt trời 80
  80. Nicôlai Kuzan (1401-1464, Đức) Hồng y Giáo chủ Giáo hội La Mã, người đầu tiên phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ, mở đầu triết học Phục hưng. Tác phẩm “Về sự dốt nát, về tri thức học" Ông thay thế hệ thống thần học của các nhà triết học trung cổ bằng quan điểm tự nhiên thần luận cho rằng: thượng đế không là gì khác mà chính là sự tồn tại của thế giới trong tự nhiên Ông đề cao con người, coi đó là sản phẩm tối cao và tinh tuý nhất trong những sáng tạo của thượng đế Nicôlai Kuzan khẳng định tính tương đối của nhận thức con người. Ông là người đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng của quá trình nhận thức trong triết học sau này 81
  81. Lêôna Đờ Vanhxi (1452-1519, Italia) Họa sĩ thiên tài, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà toán học, cơ học và kỹ sư có tài trên nhiều lĩnh vực 82
  82. * Một vài quan điểm  Có quan điểm nhật tâm trước cả Côpécníc  Phê phán giáo hội và tôn giáo  Triết học có khuynh hướng chủ nghĩa nhân đạo; khẳng định con người là sản phẩm vĩ đại nhất của tạo hoá. Con người có thể sáng tạo ra các sự vật mới từ tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của mình. Triết học lấy con người làm trung tâm và thước đo tất thảy mọi vật 83
  83. Hội họa: La Giôcông, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá, Bữa cơm cuối cùng 84
  84. Tômát Morơ (1478-1535) Nhà nhân đạo nổi tiếng người Anh; một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Phê phán mạnh mẽ chế độ bất công và tệ nạn xã hội ở Anh thời đó và ví đó là chế độ xã hội cừu ăn thịt người (nông dân bị đẩy ra khỏi ruộng đất ) Theo ông, nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất & cho rằng ở đâu có tư bản thì ở đó tiền là thước đo tất cả 85
  85. Tômađô Cămpamenla (1568-1639) Nhà khoa học tự nhiên, nhà cộng sản không tưởng người Italia. Ông cho rằng, nguyên nhân cơ bản của mọi bất công trong xã hội là chế độ tư hữu, sinh ra kẻ giàu người nghèo và những bất công khác trong xã hội Tính ích kỷ của con người là nguyên nhân của mọi điều ác. Sự bình đẳng cộng đồng là cần thiết và nó phù hợp với sự có mặt của thượng đế ở khắp nơi. Cămpanenla cho rằng việc xoá bỏ nhà nước phải đi đôi với xoá bỏ gia đình vì việc xuất hiện gia đình đã dẫn đến sở hữu tư nhân 86
  86. + Một số kết luận về triết học Tây Âu thời Phục hưng  Thần học và tôn giáo không còn độc quỳên chi phối xã hội  Vấn đề con người, các giá trị nghệ thuật được đề cao, xuất hiện các học thuyết về chủ nghĩa nhân đạo, tuyên bố quyền bình đẳng của con người, tự do cá nhân, chống chủ nghĩa khổ hạnh  Ảnh hưởng của khoa học tự nhiên tới triết học rất lớn  Xuất hiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng của giai cấp tư sản 87
  87. - Triết học Tây Âu thời Cận đại (XVII- XVIII) + Điều kiện ra đời & phát triển + Một số nội dung triết học 88
  88. + Điều kiện ra đời và phát triển (1)  Thời Cận đại ở tây Âu gồm hai thế kỷ XVII-XVIII; thời kỳ hình thành các quốc gia tư bản ở Hà Lan năm 1560-1570, ở Anh năm 1642-1648, ở Pháp năm 1789-1794  Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành phương thức thống trị, thể hiện tính hơn hẳn, phản ánh tính quy luật của sự phát triển xã hội  Giai cấp tư sản đã tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khoa học. Do phương pháp phổ biến của khoa học tự nhiên thời kỳ này là phân tích, thống kê, sưu tập nên gây ảnh hưởng đến triết học, từ đó hình thành phương pháp tư duy siêu hình 89
  89. + Điều kiện ra đời và phát triển (2)  Tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng con người thời Phục hưng  Hình thành nên những phương pháp nhận thức mới, nhưng tư duy siêu hình lại phổ biến  Nhận thức thế giới tự nhiên trên quan điểm duy vật nhưng duy tâm khi xem xét các vấn đề xã hội  Diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật (Ph.Bêcơn, Lốccơ, Xpinôza, Hôpxơ) và chủ nghĩa duy tâm (Béccơly, Hium) 90
  90. + Một số nội dung triết học  Phranxi Bêcơn (1651-1626, Anh)  Tômát Hốpxơ (1588-1679, Anh)  Rơnê Đềcáctơ (1596-1650, Pháp)  Xpinôda (1632-1677, Hà Lan)  Giôn Lốccơ (1632-1704)  G.Béccli (1684-1753)  Đavít Hium (1711-1766) • Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII: Vônte (1694- 1778), La Mettri (1709-1751), Điđơrô (1713-1784), Henvêtiúyt (1715 -1771), Hônbách (1729-1789) 91
  91. • Phranxi Bêcơn (1561-1621, Anh) - Quan niệm về triết học: + Triết học là tổng thể các tri thức lý luận gồm học thuyết về Thượng Đế (nghiên cứu thần học và tự nhiên); học thuyết về tự nhiên (đồng nhất với khoa học tự nhiên) và học thuyết về con người (nhân bản học) + Nhiệm vụ của triết học là cải tạo lại toàn bộ tri thức mà con người đã đạt được tới thời đại đó, xây dựng "trong trí tuệ con người" kiểu của thế giới giống như nó tồn tại thực tế, chứ không phải giống như cái mà tư duy gợi cho mỗi người 92
  92. - Quan niệm về bản thể luận (ontology) triết học: + Khẳng định sự tồn tại của thế giới vật chất khách quan và coi đó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. "Hình dạng" là bản chất của sự vật + Vận động là thuộc tính của vật chất & vật chất được bảo toàn trong vận động. Có 19 hình thức vận động bị quy vào vận động cơ học, nhưng đứng yên được coi là một hình thức vận động của vật chất + Bản chất của linh hồn (ý thức) được quan niệm duy vật: linh hồn biết cảm giác, là vật thể, thể xác, là vật chất chân chính, giống như lửa và không khí 93
  93. - Lý luận nhận thức của Ph.Bêcơn nêu và giải quyết ba vấn đề sau: + Mọi tri thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm và sau khi “chế biến" thành hệ thống sẽ tạo khả năng nhận thức được bản chất của sự vật. “Chế biến” là khái quát và diễn giải tài liệu như “con ong biến nhuỵ hoa thành mật”. Nhà khoa học, sau khi bắt đầu từ cải tiến suy nghĩ về sự thật rồi đi tới định lý, từ định lý lại đi tới sự thật mới 94
  94. + Muốn nhận thức được giới tự nhiên, phải bỏ các ảo tưởng đã có và áp dụng phương pháp quy nạp Phương pháp này gồm ba bước: 1) Thông qua các giác quan, con người có tài liệu về giới tự nhiên đa dạng và sinh động. 2) Trên cơ sở những tài liệu đó, lập bảng so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng 3) "Quy nạp thật sự" "với những bậc phủ định" để giữ lại hay loại bỏ những tài liệu kinh nghiệm đã thu được trong những điều kiện khác nhau nhằm xác định mối quan hệ nhân-quả giữa các sự vật đang nghiên cứu. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình nhận thức, giúp khám phá ra "hình dạng“ (tức bản chất) của sự vật 95
  95. This image cannot currently be displayed. - Chân lý có tính hai mặt, đó là mặt khoa học và thần học. Hai mặt này không nên can thiệp vào công việc của nhau bởi khoa học nghiên cứu những vấn đề mà thần học không thể nghiên cứu được, thần học nghiên cứu những vấn đề mà khoa học không vươn tới được 96
  96. • Tụmỏt Hốpxơ (1588-1679, Anh) Ông là người đầu tiên sáng tạo ra hệ thống chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử triết học, có hình thức phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của khoa học tự nhiên thời đó. Hốpxơ cho rằng, hình học và cơ học là những mẫu mực lý tưởng của tư duy khoa học 97
  97. - Quan niệm về thế giới có tính siêu hình và yếu tố duy tâm + Giới tự nhiên là tổng số các vật có quảng tính, phân biệt với nhau bằng đại lượng, hình khối, vị trí và vận động cơ giới. Chất & lượng cảm tính không phải là thuộc tính của sự vật, mà là hình thức tri giác chung + Con người là một cơ thể sống có trái tim là lòxo, dây thần kinh là những sợi chỉ, các khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể con người chuyển động 98
  98. - Lý luận nhận thức. Hốpxơ coi phương pháp nhận thức là nghệ thuật kết hợp giữa chủ nghĩa duy lý (chỉ có sự vật đơn nhất, cá biệt là có thực, còn cái chung (cái phổ biến) chỉ là tên gọi con người gắn cho sự vật riêng lẻ) và chủ nghĩa duy danh (bước chuyển từ cái riêng đến cái chung, từ tri giác cảm tính đến khái niệm theo quan điểm duy danh: Khái niệm chỉ là tên của những cái tên) 99
  99. • Rơnê Đềcáctơ (1596-1654, Pháp) Là nhà khoa học, triết học nổi tiếng, người sáng lập lên nền khoa học và triết học chống tôn giáo, chống chủ nghĩa kinh viện, xây dựng nếp tư duy mới giúp cho việc nghiên cứu khoa học Học thuyết triết học của ông gồm “vật lý học" và “siêu hình học". Trong "vật lý học", ông là nhà duy vật, trong "siêu hình học" ông nhị nguyên. Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, ông cho rằng có hai thực thể là thực thể vật chất và thực thể tinh thần tồn tại độc lập với nhau, nhưng chúng đều phụ thuộc vào thực thể thứ ba, do thực thể thứ ba là Thượng Đế quy định 100
  100. - Quan niệm về thế giới có tính duy vật. Tự nhiên là khối thống nhất bao gồm những hạt nhỏ vật chất quảng tính và vận động vĩnh viễn theo quy luật cơ học. Vũ trụ là thế giới vật chất vô tận, dù gồm cả những hạt nhỏ, nhưng về nguyên tắc vẫn có thể phân chia vô cùng, không giới hạn. Không gian và thời gian là thuộc tính gắn liền với vật thể, vật thể luôn vận động, chuyển đổi vị trí, tức vận động cơ giới trong không gian 101
  101. - Lý thuyết về sự hình thành vũ trụ, vật chất lúc đầu ở trạng thái hoàn toàn đồng loại và chuyển động không ngừng theo chiều xoáy như những cơn lốc Quá trình "xoáy lốc" đó chia vật chất thành ba loại: Loại thứ nhất là những hạt lớn hợp thành yếu tố vật chất như đất, đá. Loại thứ hai là những hạt nhỏ hợp thành yếu tố không khí. Loại thứ ba là những hạt cực nhỏ hợp thành yếu tố lửa 102
  102. Trong "Siêu hình học", Đêcáctơ có quan điểm nhị nguyên. Hai thực thể là vật chất (có quảng tính) và tinh thần (biết tư duy) tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào nhau. Cả hai thực thể này phụ thuộc vào một nguyên thể tối cao là Thượng Đế. Con người được kết hợp bởi hai yếu tố là vật chất (thể xác) và yếu tố tinh thần (tư duy) 103
  103. - Nhận thức luận + Điểm xuất phát của triết học Đềcáctơ là quan điểm "Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại". Lý luận nhận thức được xây dựng từ quan điểm trên. Để nhận thức đúng, trước hết phải nghi ngờ, biện pháp cần thiết để không mắc sai lầm trong nhận thức + Phương pháp nhận thức gồm bốn nguyên tắc: Một là: trước hết phải nghi ngờ khi chưa chắc chắn đó là chân lý 104
  104. Hai là: Cần chia nhỏ đối tượng để nhận thức Ba là: Trong quá trình nhận thức cần xuất phát từ những điều đơn giản nhất dần dần đi đến những điều phức tạp hơn, theo trình độ lôgíc của nó Bốn là: Phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, không bỏ sót một tư liệu nào trong quá trình nhận thức Đềcáctơ cho rằng, có "tư tưởng bẩm sinh" đó là những nguyên tắc cơ bản của lôgíc và toán học 105
  105. Là nhà triết học Hà Lan nổi tiếng, nhà duy vật và vô thần, nhà tư tưởng của tầng lớp dân chủ tư sản. Triết học của ông phản ánh giai đoạn phát triển mạnh nhất của tư sản Hà Lan thế kỷ XVII- một nước tư bản điển hình, thực hiện cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, là nước giàu nhất châu Âu lúc bấy giờ (C.Mác). Sau khi đoạn tuyệt với tôn giáo, Xpinôda chuyên tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và triết học, làm nghề mài kính để kiếm sống 106
  106. This image cannot CHỦ NGHĨA DUY VẬT PHÁP THẾ KỶ currently be displayed. XVIII Một vài đại biểu:  Vônte (1694-1778)  La Mettri (1709-1751), Voltaire  Điđơrô (1713-1784),  Henvêtiúyt (1715- 1771)  Hônbách (1729-1789) Hônbách Denis Diderot 107
  107. Nước Pháp thế kỷ XVIII Thế kỷ XVIII đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của Pháp nói riêng, phươngTây nói chung; trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thắng lợi của cách mạng tư sản. Lịch sử gọi thế kỷ này bằng cái tên đẹp đẽ là thế kỷ Ánh sáng, Khai sáng với những tên tuổi văn học và triết học như Montesquieu, Voltaire, Rous seau, Diderot, La Mettri, Henvêtiúyt, Hônbách v.v 108
  108. Chế độ phong kiến kết hợp với chính sách ngu dân của Giáo hội đã kìm hãm con người trong vòng ngu tối. Các nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII đã dấy lên phong trào đề cao lý trí, dùng ánh sáng của lý trí để xua tan bóng tối, giải phóng tư tưởng, mở mang trí tuệ cho con người Chủ nghĩa duy vật Pháp do La Mettrie, Holbach, Diderot, Helvétius là đại biểu, tiêu biểu cho tư tưởng giai cấp tư sản. Công trình Bách khoa toàn thư đồ sộ do Diderot lãnh đạo biên soạn là biểu hiện tập trung của phong trào Khai sáng 109
  109. Do vậy mà xuất hiện thuật ngữ Khai sáng. Ph.Ăng ghen coi họ là những vĩ nhân soi sáng đầu óc để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ Thuật ngữ Ánh sáng còn dùng để chỉ tính tiến bộ của giai cấp tư sản so với chế độ phong kiến già cỗi, gợi lên sự so sánh giữa ánh sáng và bóng tối Ánh sáng của lý trí soi các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, giáo dục, triết học, pháp luật v.v và trở thành vũ khí chống phong kiến sắc bén 110
  110. - Một vài đại biểu tiêu biểu Voltaire (1694-1778) với sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng t.k Ánh sáng Pháp. Vì vậy, có người gọi t.k này là t.k Voltaire Ông để lại nhiều tác phẩm, trong đó có Những bức thư triết học (1734) và sáng tác rất nhiều về đủ mọi thể loại khác như bi kịch, hài kịch v.v. Khi đã 84 tuổi, ông vẫn giúp Viện Hàn Lâm soạn Từ điển ngôn ngữ Pháp, nhưng chưa kịp làm thì mất. Năm 1791, ông được cải táng với dòng chữ ghi trên mộ: Người đã chuẩn bị cho chúng ta đi đến tự do 111
  111. Rousseau (1712-1778) với cuộc đời phiêu bạt, nhiều cay đắng. Năm 1742, đến Paris, mở ra một giai đoạn mới. Ông kết bạn với Diderot, lui tới các phòng khách văn học và quen biết thêm nhiều người có tên tuổi. Ông hành nghề dạy nhạc, làm thư ký v.v được sự bảo trợ của bà Deùpinay và sống tại Hermitage, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và không còn bận tâm về cơm áo. Ðây là thời kỳ ông sáng tác các tác phẩm quan trọng như Nàng Héloise mới (La Nouvelle Héloise), Khế ước xã hội (Contract social), Emile hay về giáo dục v.v. 112
  112. Diderot (1713-1784) nhà duy vật vô thần- linh hồn của phái Bách khoa toàn thư. Con đường “khắc phục” tôn giáo tốt nhất là khai sáng, mở mang dân trí, phát triển khoa học, đề cao vai trò của khai sáng trong phát triển xã hội Giải thích sự xuất hiện nhà nước theo quan điểm khế ước; theo đó, thể chế cộng hòa phù hợp với nhà nước nhỏ. Ông ủng hộ xã hội duy trì sở hữu tư nhân và phân chia đẳng cấp 113
  113. Hônbách (1723-1789) là thành viên tích cực của phái Bách khoa toàn thư chống lại Giáo hội và chế độ phong kiến. Sự xuất hiện xã hội công dân là do nhu cầu muốn đảm bảo quyền sở hữu tư nhân. Ông đề cao và yêu cầu mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Do khác nhau về trí tuệ nên có sự khác nhau về xã hội, nhưng chính sự khác nhau đó mà con người cần đến nhau, phải dựa vào nhau nên mới có xã hội. Ông có thiện cảm với kiểu nhà nước quân chủ lập hiến, bảo vệ tự do tư sản, dân chủ tư sản, tự do ngôn luận, ghét chiến tranh 114
  114. Henvêtiuýt (1715-1771) viết các tác phẩm tìm nguồn gốc tôn giáo ở tâm lý con người. Ông cho rằng, trong các ước mơ, tôn giáo phản ánh nhu cầu thực của con người. Chính khát vọng vươn tới tự do, công bằng, hạnh phúc đã sinh ra tôn giáo Bước chuyển từ săn bắn lên chăn nuôi, trồng trọt rồi thương nghiệp và công nghiệp của xã hội loài người được ông lý giải bằng nhu cầu vật chất, mong muốn thoát khỏi đói khát của con người. Ông đoán được vai trò của lao động trong đời sống xã hội của con người 115
  115. Henvêtiuýt cho rằng nhà nước ảnh hưởng tới việc hình thành lối sống, tính cách con người. Con người và đời sống tinh thần của nó còn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên & môi trường xã hội. “Con người không phải được sinh ra mà được trở thành” Con người về bản tính tự nhiên là bình đẳng. Mọi người có tổ chức cơ thể như nhau thì sẽ có những khả năng như nhau. Trí tuệ của con người không phải là cái có sẵn, bầm sinh mà do giáo dục mà có. Ông chống lại sự bất công xã hội, coi xã hội tương lai phải có tự do, công bằng. Trong đó, có sự hài hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung 116
  116. - Một số đặc điểm cơ bản của triết học tây Âu Cận đại (1) + Triết học tây Âu Cận đại là thế giới quan và ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, giáo hội + Triết học tây Âu Cận đại mang tính không triệt để, duy vật khi giải thích các hiện tượng tự nhiên, duy tâm khi giải thích những vấn đề như nguyên nhân của chế độ tư hữu, nguồn gốc kinh tế của những bất công xã hội + Triết học tây Âu Cận đại gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người, với những tư tưởng tiến bộ về xã hội 117
  117. - Một số đặc điểm cơ bản của triết học tây Âu Cận đại (2) + Triết học duy vật Cận đại gắn liền với các thành tựu của khoa học tự nhiên + Phương pháp siêu hình là phương pháp chủ yếu trong nhận thức luận Về tổng thể, triết học Tây Âu Cận đại đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh chính trị-xã hội và góp phần thức đẩy sự ra đời, phát triển của nhiều tư tưởng tiến bộ sau này 118
  118. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày quan điểm triết học Đềcáctơ 2. Điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời của triết học Tây Âu Phục hưng & Cận đại 3. Trình bày quan điểm triết học của một vài đại biểu duy vật Khai sáng Pháp t.k XVIII 4. Đặc điểm triết học Tây Âu Cận đại. Ý nghĩa của nó trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật 119
  119. 4. Khái lược Lịch sử triết học cổ điển Đức Khái niệm triết học cổ điển Đức dùng để chỉ triết học Đức nửa cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX, từ triết học nhị nguyên của Can tơ đến triết học duy tâm khách quan của Hê ghen và triết học duy vật nhân bản của Phoi ơbắc - Điều kiện ra đời & phát triển - Một số nội dung triết học 120
  120. - Điều kiện ra đời & phát triển  Từ nửa cuối t.k XVIII đến đầu t.k XIX, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước tây Âu; trong khi đó, nước Đức vẫn còn là một nước phong kiến kém phát triển về cả kinh tế lẫn chính trị. Giai cấp tư sản Đức nhỏ bé về số lượng, yếu kém về chính trị, rải rỏc về địa bàn  Có nhiều phát hiện mới về khoa học tự nhiên, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu biện chứng về thế giới 121
  121. - Đặc điểm của triết học cổ điển Đức  Khôi phục lại truyền thống phép biện chứng  Nội dung tư tưởng cách mạng nhưng hình thức duy tâm, bảo thủ  Đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là chủ thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học 122
  122. - Một số nội dung triết học + Imanuen Cantơ (1724-1804), người sáng lập ra triết học cổ điển Đức + Phíchtơ (1762-1814), + Sêlinh (1775-1854), + Hêghen (1770-1831), nhà triết học duy tâm khách quan, nhà biện chứng lỗi lạc + Phoiơbắc (1804-1872), nhà duy vật lớn nhất của nền triết học cổ điển Đức 123
  123. - Một số nội dung triết học Imanuen Cantơ (1724-1804). Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm Phê phán lý tính thuần tuý (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán đoán (1791) để trả lời ba câu hỏi Tôi có thể biết gì? Tôi có thể làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Triết học của ông được chia thành hai thời kỳ là thời kỳ trước phê phán (trước năm 1770) & thời kỳ phê phán (sau năm 1770) 124
  124. Thời kỳ trước phê phán Tư tưởng của ông là tư tưởng duy vật và biện chứng tự phát của nhà khoa học tự nhiên. Thế giới có nguồn gốc vật chất, sự tồn tại của vật chất gắn với vận động. Phê phán quan điểm siêu hình (của Niutơn) và nêu tư tưởng biện chứng Tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về sự thống nhất và thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập (lực hút và lực đẩy), coi đó là động lực của sự vận động, phát triển 125
  125. Phép biện chứng là công cụ phát hiện ảo giác của lý trí khi mong muốn đạt tới tri thức toàn diện và tuyệt đối. Cảm giác kinh nghiệm và hoạt động của lý tính cho con người tri thức; còn những khái niệm cao hơn nữa (Chúa, Thế giới, Linh hồn, Tự do) không do cảm giác kinh nghiệm và lý tính tạo ra nên phép biện chứng còn là công cụ chỉ ra những mâu thuẫn không thể tránh khỏi khi lý trí bị rối bời bởi cố gắng vươn tới nhận thức hoàn toàn nhất quán Trong thời kỳ này ông có hai phát minh quan trọng là Giả thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ từ những hạt bụi vũ trụ & Giả thuyết về sự lên xuống của thuỷ triều do ảnh hưởng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng 126
  126. Thời kỳ phê phán Cantơ tự đề ra nhiệm vụ xem xét lại toàn bộ các vấn đề triết học trước đây trên tinh thần phê phán. Ông xây dựng hệ thống triết học theo quan điểm duy tâm phê phán tiên nghiệm và chuyển sang nghiên cứu các vấn đề xã hội-con người, về nhận thức và tư duy con người Triết học Cantơ thời kỳ này có nhiều yếu tố duy tâm, tín ngưỡng, bất khả tri, có tính yếm thế, tiêu cực và đôi khi nguỵ biện. Song đây cũng là thời kỳ ông có nhiều đóng góp quý báu cho tư tưởng triết học. Đó là hệ thống triết học được trình bày trong bộ ba tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý” (1781); “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790) 127
  127. Một số tư tưởng triết học khác Nhiệm vụ hàng đầu của triết học là xác định bản chất con người; cung cấp cho con người nền tảng thế giới quan, vạch ra những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống Muốn vậy, triết học phải lý giải các vấn đề cơ bản a) Tôi có thể biết được cái gì? b) Tôi cần phải làm gì? c) Tôi có thể hy vọng cái gì? Ba vấn đề trên phản ánh ba khía cạnh cơ bản nhất trong quan hệ giữa con người với thế giới. Đó là nhận thức, thực tiễn và giá trị Vấn đề thứ nhất là vấn đề lý luận, là đối tượng nghiên cứu của triết học lý luận Vấn đề thứ hai là vấn đề thực tiễn mà triết học thực tiễn phải lý giải Vấn đề thứ ba bao hàm cả hai vấn đề trên (lý luận và thực tiễn), được nghiên cứu trong thẩm mỹ học 128
  128. Triết học lý luận của Cantơ (lý luận nhận thức). Cantơ cho rằng, tri thức khoa học phải thực sự dựa trên những tri thức tiên nghiệm (apriori) với hai đặc tính cơ bản là phổ quát và tất yếu (được hiểu là quy luật khách quan, chân lý) Học thuyết về nhận thức được trình bày trong “Phê phán lý tính thuần túy”, cho rằng, nhận thức là việc chủ thể dùng tri thức tiên nghiệm để xem xét sự vật và sự vật phải phù hợp với tri thức đó. Nhận thức trải qua ba giai đoạn là trực giác, giác tính và lý tính 129
  129. "vật tự nó" trong lý luận nhận thức "Vật tự nó" được hiểu theo ba nghĩa sau Thứ nhất, "vật tự nó" được hiểu là những sự vật tồn tại khách quan, con người không biết gì về nó Thứ hai,"vật tự nó" được hiểu là những tồn tại tinh thần nhưng lại là căn nguyên, bản chất của thế giới; là cái tồn tại thực của thế giới và thuộc về lĩnh vực siêu nghiệm và con người cũng không thể nhận thức được nó Thứ ba, "vật tự nó" còn dùng để chỉ những chuẩn mực, lý tưởng đạo đức của sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người không thể đạt tới nhưng là những điều mà họ mong ước: Chúa, Tự do, sự Bất tử của linh hồn. Những đối tượng này thuộc thế giới bên kia, thế giới mà con người chỉ đạt được bằng niềm tin tuyệt đối vô điều kiện chứ không phải bằng tri thức khoa học 130
  130. “tri thức tiên nghiệm“ trong lý luận nhận thức “tri thức tiên nghiệm” cùng với tri thức kinh nghiệm cảm tính, là hai loại tri thức của loài người. Tri thức kinh nghiệm do cảm giác đem lại nên chỉ phản ánh được những sự vật riêng biệt. Còn “tri thức tiên nghiệm” có sẵn trong ý thức đem lại cho tri thức kinh nghiệm cảm tính những mối liên hệ nhân quả tất nhiên, tính phổ quát, tính tất yếu của thế giới sự vật Như vậy, thế giới tồn tại khách quan nhưng quy luật của thế giới lại là sản phẩm của ý thức. Trên cơ sở "vật tự nó", Cantơ khẳng định triết học và khoa học phải dựa trên tri thức tiên nghiệm mang tính phổ quát và tất yếu 131
  131. biện chứng tiên nghiệm hay 4 antinomia/2 mặt đối lập (chính đề & phản đề) Antinomi Chính đề (duy tâm và Phản đề (duy vật và vô định quyết định luận) luận ) Thế giới có điểm đầu trong Thế giới là vô cùng tận cả về không 1 thời gian và có hạn trong gian lẫn thời gian không gian Thế giới như một chỉnh thể Thế giới là không thể phân chia, 2 phức tạp được cấu thành từ không có gì trong thế giới là đơn các bộ phận giản đơn giản cả Trong giới tự nhiên tồn tại cả Không có tự do. Mọi sự việc đều 3 quan hệ nhân quả và tự do diễn ra theo những quy luật tất yếu Trong thế giới có một thực Không có thực thể tuyệt đối tất 4 thể tuyệt đối tất nhiên, có nhiên nào cả, không có nguyên nguyên nhân đầu tiên nhân đầu tiên 132
  132. Hêghen (1770-1831) "không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại" (Ph.Ăngghen) Triết học Hêghen, một mặt, là bộ phận cấu thành tư tưởng giai cấp tư sản thời kỳ đang phát triển; mặt khác, nó phát triển trong điều kiện của các tiểu vương quốc Đức nhỏ bé, mang dấu ấn lạc hậu về kinh tế và chính trị 133
  133. Triết học Hêghen là tư tưởng cách mạng Pháp (1789) bị biến tướng theo điều kiện nước Đức đầu t.k XIX. Nó bị quy định bởi giai cấp tư sản Đức chưa đủ sức làm cuộc cách mạng trong hiện thực, mà chỉ mới dám làm cuộc cách mạng trong sự trừu tượng của triết học Triết học Hêghen coi khởi nguyên của thế giới là "ý niệm tuyệt đối" hay "tinh thần thế giới" được hiểu là Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người 134
  134. “ý niệm tuyệt đối” thể hiện dưới ba hình thức: 1) dạng các bản chất lôgic thuần tuý (tinh thần), 2) dạng tồn tại khác (tự nhiên) và cuối cùng là 3) các hình thức khác nhau của tinh thần cụ thể (con người và xã hội) “tinh thần tuyệt đối” cũng chia thành 1) Khoa học lôgíc-học thuyết về các quy luật phổ biến của vận động và phát triển, về các nguyên tắc lý tính dùng làm cơ sở cho mọi cái đang tồn tại 135
  135. 2) Triết học tự nhiên-đem lại bức tranh về sự phát triển của giới tự nhiên. 3) Triết học tinh thần-dưới hình thức lịch sử của tinh thần (lịch sử của con người và lịch sử tự nhận thức) Mỗi phần lại chia làm ba bộ phận nhỏ. Thí dụ, lôgíc học chia thành tồn tại, bản chất, khái niệm; triết học tự nhiên chia thành thuyết máy móc, thuyết hoá học, thuyết hữu cơ; triết học về tinh thần chia thành tinh thần chủ quan, tinh thần khách quan và tinh thần tuyệt đối. Mỗi chương đó, Hêghen lại chia thành ba tiết nhỏ nữa -> Hệ thống bộ ba 136
  136. Lôgíc phát triển “bộ ba” của Hêghen: “Ý niệm tuyệt đối” là thực thể tinh thần, tồn tại trước giới tự nhiên. Ý niệm tuyệt đối vận động biện chứng, khi đạt tới sự phát triển đầy đủ là khi đã mang trong mình mọi quy định về sau, giống như cái mầm mang sẵn trong nó bản chất của cái cây, mùi vị, hình dáng của quả Những biểu hiện đầu tiên của ý niệm tuyệt đối mang trong nó toàn bộ lịch sử ở trạng thái tiềm năng. Khi ý niệm tuyệt đối phát triển đầy đủ thì "tha hoá" (biến thành cái khác nó, nhưng chính là nó ở trạng thái và hình thái khác) thành giới tự nhiên giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối 137
  137. Giới tự nhiên vận động, phát triển từ vô cơ - hữu cơ - sinh vật - con người. Con người có khả năng phản ánh giới tự nhiên và khi con người phản ánh được đầy đủ giới tự nhiên thì cũng có nghĩa là ý thức con người đã quay trở về điểm khởi đầu của nó là ý niệm tuyệt đối Như vậy, điểm khởi đầu là "tinh thần" và điểm kết thúc của sự phát triển cũng là “tinh thần”, chỉ có khác điểm khởi đầu là “ý niệm tuyệt đối” còn điểm kết thúc là "tinh thần tuyệt đối" tồn tại ở mỗi cá nhân con người. Giai đoạn cao nhất là lúc “ý niệm tuyệt đối” kết thúc quá trình tự nhận thức của nó dưới hình thức tôn giáo, nghệ thuật và triết học (Hêghen tự coi triết học của ông là đỉnh cao, là chân lý tuyệt đích không cần sự phát triển nào nữa) 138
  138. Như vậy, triết học Hêghen, xét nội dung hệ thống là duy tâm khách quan và kết cấu hệ thống là siêu hình. Là duy tâm khách quan vì coi “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước, giới tự nhiên (vật chất ) là cái có sau, phụ thuộc vào ý niệm tuyệt đối. Là siêu hình vì coi sự phát triển có tận cùng, khi có sự nhận thức đầy đủ giới tự nhiên thì giới tự nhiên không vận động và phát triển về mặt thời gian mà chỉ vận động về mặt không gian 139
  139. Phép biện chứng duy tâm mà hạt nhân của nó là tư tưởng về sự phát triển làm nên giá trị to lớn của triết học Hêghen. Phép biện chứng được coi là khoa học về sự phát triển của các khái niệm (được đồng nhất với bản chất sự vật). Những luận điểm về phép biện chứng được trình bày trong cả ba phần, nhưng trong lôgíc học thể hiện rõ nét nhất Luận điểm xuyên suốt toàn bộ phép biện chứng của Hêghen là “tất cả cái gì là hiện thực, đều là hợp lý và tất cả cái gì là hợp lý, đều là hiện thực” 140
  140. Hêghen coi sự phát triển không chỉ là sự tăng, giảm về lượng, hay sự dịch chuyển vị trí về không gian, mà còn là quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên tiếp diễn ra sự thay thế cái cũ bằng cái mới, đồng thời kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát triển Trong Lôgíc học, Hêghen không những trình bày các phạm trù chất, lượng, độ, phủ định, mâu thuẫn v.v, mà còn nói đến cả các quy luật như "quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại", "phủ định của phủ định" và phần nào về quy luật mâu thuẫn 141
  141. Trong học thuyết về bản chất, Hêghen coi mâu thuẫn là nguồn gốc, là cơ sở của sự vận động và phát triển, nhấn mạnh đến các mối liên hệ, những mâu thuẫn nội tại. Vấn đề này được Hêghen trình bày thông qua hệ thống phạm trù như đồng nhất và mâu thuẫn; bản chất và hiện tượng; nội dung và hình thức; khả năng và hiện thực; tất nhiên và ngẫu nhiên; nguyên nhân và kết quả Theo ông, mỗi vật là một sự đồng nhất cụ thể, hàm chứa trong nó cái đối lập, cái phủ định của nó, hàm chứa trong nó cái sẽ có. Hêghen cho rằng, nhận thức về quan hệ giữa đồng nhất với cái khác biệt sẽ phát hiện ra mâu thuẫn chứa trong cơ sở của sự đồng nhất và khác biệt ấy 142
  142. Theo Hêghen, mâu thuẫn có trong mọi sự vật chứ không phải chỉ dừng lại ở bốn antinomi của Cantơ. Mâu thuẫn là bản chất của mọi sự vật, mọi tư tưởng và khái niệm. Mâu thuẫn là quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn làm cho thế giới vận động và phát triển. Tuy nhiên, những quy luật vận động, phát triển đó là của tư duy, của khái niệm. Phép biện chứng như vậy là phép biện chứng về sự phát triển của các khái niệm (được đồng nhất với bản chất sự vật) 143
  143. Biện chứng của khái niệm gồm hai điểm tổng quát sau: Một là, những khái niệm không những khác nhau mà còn làm trung gian cho nhau, tức là có liên hệ với nhau Hai là, mỗi khái niệm đều phải qua một quá trình phát triển được thực hiện trên cơ sở của ba nguyên tắc 1) Chất và lượng quy định lẫn nhau, những chuyển hoá về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại (thuyết về tồn tại). 2) Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với tư cách là nguồn gốc và động lực của sự phát triển (thuyết về bản chất). Ở nguyên tắc này, Hêghen đã giải quyết biện chứng mối liên hệ chuyển hoá giữa bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực, nguyên nhân và kết quả. 3) Phủ định của phủ định với tính cách là sự phát triển diễn ra theo hình xoáy ốc (thuyết về khái niệm). Ở nguyên tắc này, Hêghen đã giải quyết biện chứng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lôgíc và lịch sử 144
  144. Quan điểm xã hội của Hêghen thể hiện trong triết học pháp quyền và triết học lịch sử; trong đó nêu nhiều tư tưởng biện chứng về sự phát triển của đời sống xã hội, đặc biệt là bản chất và nguồn gốc của nhà nước Hêghen coi nguồn gốc của nhà nước là mâu thuẫn xã hội. Nhà nước chỉ xuất hiện khi "tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giàu nghèo trở nên quá lớn". Trong xã hội thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa các giai cấp, giữa cá nhân và xã hội. Và chính sự nảy sinh không ngừng và việc giải quyết mâu thuẫn xã hội đó là một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển 145
  145. Nhà nước ra đời nhằm dung hoà các mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, giữa các đẳng cấp và định hướng cho xã hội phát triển. Nhà nước không chỉ là cơ quan hành pháp mà là tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực của mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hoá v.v của xã hội, nhờ đó mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường. Vì thế, nhà nước tồn tại trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Nhà nước là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối” trong đời sống xã hội 146
  146. Quan niệm của Hêghen về lịch sử. Ông coi lịch sử là phương thức tồn tại của con người, là kết quả hoạt động của con người nhưng diễn ra theo quy luật khách quan và tất yếu. Tiến trình lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan trong hoạt động của con người. Vai trò của các vĩ nhân thể hiện ở chỗ họ là "những người suy nghĩ và hiểu được những gì là cần thiết và hợp thời", tức là hoạt động phù hợp với thời đại mình. Mỗi con người là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định. Không ai có thể nhảy ra khỏi thời đại mình như nhảy ra khỏi cửa sổ, cũng không ai có quyền phán xét lịch sử phải diễn ra như thế này hay thế khác. Không một cá nhân nào, lực lượng xã hội nào có thể đảo ngược được xu thế tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử nhân loại 147
  147. Hêghen khẳng định, con người là chủ thể, đồng thời là kết quả quá trình lao động của mình. Khẳng định "lịch sử toàn thế giới là sự tiến bộ trong ý thức tự do“, Hêghen coi sự phát triển về tự do là chuẩn mực cơ bản đánh giá sự ưu việt của thời đại này so với thời đại khác. Nhìn chung triết học pháp quyền và triết học lịch sử của Hêghen chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc về sự phát triển xã hội cũng như tiến trình lịch sử, làm nền tảng cho quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác về sau 148
  148. Phoiơbắc công kích thần học từ 1836-1839 với Phê phán triết học Hêghen và đến 1841, với Bản chất của đạo Thiên chúa, ông tuyên chiến dứt khoát với chủ nghĩa duy tâm. Về sau với các tác phẩm “Dự thảo đề cương cải cách triết học” (1842); “Những nguyên lý cơ bản của triết học tương lai” (1843); “Bản chất của tôn giáo” (1845), Phoiơbắc đã hoàn thành việc làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và là người có công “đưa chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua” 149
  149. Về bản thể luận. Vật chất có trước ý thức, tự nhiên tự tồn tại và người ta chỉ có thể giải thích tự nhiên từ bản thân nó, rằng "quan hệ thực sự của tư duy đối với tồn tại là quan hệ tồn tại-chủ thể, tư duy- thuộc tính“. Thế giới, trong đó có con người, tồn tại khách quan. Vật chất có những thuộc tính như quán tính, sức nặng, hình dạng; luôn vận động và vận động là thuộc tính bên trong của vật chất. Không gian, thời gian tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại ở ngoài không gian và thời gian. Các quy luật tự nhiên, quan hệ nhân quả, sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra khách quan dẫn đến sự xuất hiện của đời sống hữu cơ, con người 150
  150. Phê phán Hêghen. Hạn chế cơ bản nhất của Hêghen là đồng nhất tư duy với tồn tại dẫn đến tính duy tâm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên nhằm nô dịch con người (coi ý niệm tuyệt đối tha hoá thành giới tự nhiên giống như quan niệm coi Chúa trời tạo ra thế giới) Coi triết học Hêghen là triết học coi thường con người thể hiện ở chỗ, biến lịch sử thần học thành cái gọi là tư duy lôgíc Phoiơbắc lấy con người cảm giác làm điểm xuất phát cho học thuyết nhân bản của mình. Theo ông, nếu triết học duy tâm xuất phát từ nguyên lý coi chủ thể là trừu tượng, là tư duy, rằng thể xác không thuộc về bản chất con người, thì trái lại, triết học nhân bản bắt đầu từ nguyên lý cho rằng chủ thể là vật chất, cảm giác, rằng chính thể xác với toàn bộ những thuộc tính của nó là chủ thể, là bản chất của con người 151
  151. Về nhân sinh, Phoiơbắc quan niệm con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, là biểu hiện của sự phát triển hoàn thiện nhất của giới tự nhiên, thông qua con người, giới tự nhiên nhận thức chính bản thân mình. Và hơn tất cả các sự vật khác trong giới tự nhiên, con người là một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có hoài bão, khát vọng, “con người là sản phẩm của tự nhiên, của văn hóa và của lịch sử", là một bộ phận của tự nhiên mà xét theo bản chất là có tình thương yêu. Ông lấy quan hệ yêu đương nam-nữ làm kiểu mẫu cho bản chất yêu thương. Nghĩa là tình thương yêu có sức mạnh vượt mọi trở ngại mà thiếu nó thì con người không thể sống và cuộc đời thiếu ý nghĩa 152
  152. Chỉ giải quyết vấn đề quan hệ tư duy-tồn tại trên cơ sở nhận thức con người. Tư duy là chức năng của một dạng vật chất có tổ chức cao là cơ thể người. Bản thân con người cụ thể là bằng chứng hùng hồn về sự thống nhất giữa vật chất (cơ thể con người) và tinh thần (tư duy con người), trong đó cơ thể là nền tảng của lý tính. Sự thống nhất giữa chúng là sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa giải phẫu và sinh lý 153
  153. Coi con người là sự thể hiện hoàn hảo mối quan hệ tư duy-tồn tại, Phoiơbắc khẳng định chỉ có thể giải quyết vấn đề vật chất-tinh thần trong nhân bản học, quy các vấn đề triết học thành các vấn đề quan hệ giữa các ngành khoa học nghiên cứu giải phẫu và sinh lý, cấu trúc và chức năng. Bản chất con người là tổng thể những khát vọng, khả năng, nhu cầu của nó. Phoiơbắc chỉ xét con người với tư cách là một bộ phận của tự nhiên, tách rời các điều kiện kinh tế-xã hội và lịch sử. Triết học nhân bản của Phoiơbắc là chiếc cầu nối từ triết học Hêghen để đến với thế giới quan duy vật biện chứng triệt để của triết học Mác 154
  154. - Một số đặc điểm của triết học c.đ Đức + C.Mác coi "triết học Cantơ là lý luận Đức của cách mạng tư sản Pháp“ & nhận định này cũng đúng với triết học Phíchtơ, Selinh và Hêghen + Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nhưng nước Đức lại đạt được sự phát triển chưa từng có trong lịch sử văn hoá nghệ thuật và triết học. Trên một ý nghĩa nhất định, triết học cổ điển Đức phản ánh điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội của Đức và của cả châu Âu (Nước Đức sống không chỉ bằng tồn tại của chính nó mà bằng tồn tại của cả châu Âu) 155
  155. - Một số đặc điểm của triết học c.đ Đức + Triết học cổ điển Đức có yếu tố cách mạng ở phép biện chứng, thể hiện khát vọng của giai cấp tư sản Đức về một xã hội mới; đồng thời, do dao động nên có xu hướng thoả hiệp với cái cũ, giữ lập trường cải lương trong vấn đề phát triển đất nước + Triết học cổ điển Đức thực hiện được bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng triết học truyền thống phương Tây; đặc biệt đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người từ chỗ chủ yếu bàn về bản thể luận, nhận thức luận v.v đến chỗ coi con người là chủ thể hoạt động, là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm của mọi vấn đề triết học 156
  156. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời của triết học cổ điển Đức 2. Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức 3. Phân tích mâu thuẫn giữa nội dung hệ thống và hình thức hệ thống của triết học Hêghen 4. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc 5. Một số đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức 6. Làm rõ luận điểm của C.Mác coi triết học cổ điển Đức là “lý luận của người Đức về cách mạng tư sản Pháp” 157
  157. 5. Khái lược Lịch sử triết học phương Tây hiện đại - Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù - Một số nội dung triết học + Chủ nghĩa thực chứng + Chủ nghĩa thực dụng + Chủ nghĩa hiện sinh + Phân tâm học 158
  158. - Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học phương Tây hiện đại + Triết học phương Tây hiện đại xuất hiện vào nửa sau t.k XIX, phát triển sau chiến tranh thế giới II và kéo dài đến nay + Khác với triết học truyền thống, triết học phương Tây hiện đại một mặt phản ánh hiện thực xã hội, mặt khác giải quyết hàng loạt vấn đề mới đang nảy sinh trong xã hội tư bản hiện đại 159
  159. + Có ba khuynh hướng triết học. Thứ nhất là triết học duy lý, tập trung trong triết học khoa học tự nhiên với mục đích đề cao lý trí của con người; Thứ hai là triết học nhân bản - duy con người, quay trở lại với con người, khai thác tính chủ thể của con người; Thứ ba là triết học tôn giáo, đề cao niềm tin vào Thượng đế, dung hợp tôn giáo với nhu cầu thế tục 160
  160. Nhìn chung, các khuynh hướng triết học trên biểu hiện sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và phi duy lý về mặt bản thể luận. Chủ nghĩa duy lý là một trong những động lực tạo nên nền văn minh hiện đại. Chủ nghĩa phi duy lý đề cao nhân vị con người, kéo con người trở về với con người. Còn triết học tôn giáo lại đưa con người trở về với Thượng đế. Các trào lưu trên bổ sung cho nhau tạo nên bộ mặt phong phú của triết học, đáp ứng sự tồn tại, phát triển của xã hội phương Tây hiện đại 161
  161. - Một số nội dung triết học phương Tây hiện đại Chủ nghĩa thực chứng cho rằng, triết học không nên bàn những vấn đề viển vông (như bản thể luận và những quy luật chung của thế giới) mà nên tìm hiểu vấn đề phương pháp luận trên cơ sở thành tựu của khoa học tự nhiên Gắn với sự phát triển của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực chứng đã phát triển qua bốn giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn chủ nghĩa thực chứng đều có những thay đổi, mang gương mặt mới phán ánh kịp thời những thay đổi của khoa học 162
  162. Giai đoạn thứ nhất do Comte (1798-1857) khởi xướng; sau đó Mill và Spencer kế tục phát triển. Họ cho rằng, triết học phải lấy sự vật, sự xác nhận làm căn cứ, phải tôn trọng các sự kiện, tôn trọng cái thực chứng và để tăng sức thuyết phục, triết học cần áp dụng triệt để những thành tựu khoa học Giai đoạn thứ hai, với đại biểu là Makhơ và Avênariut; vào cuối t.k XIX, vật lý học lâm vào khủng hoảng, gây hoang mang, bế tắc cho các nhà triết học, trước tình hình đó, chủ nghĩa thực chứng đã thay đổi hình thức, trở thành chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Makhơ cho rằng, cơ sở của mọi hiện tượng là những yếu tố của thế giới cảm tính, cảm giác. Những yếu tố này liên hệ với nhau đa dạng, gắn liền với tâm trạng, tình cảm, ý chí của con người 163
  163. Giai đoạn thứ ba là chủ nghĩa thực chứng mới; sang đầu t.k XX, khoa học phát triển đến mức đẩy xã hội phương Tây tới giai đoạn hậu công nghiệp. Chủ nghĩa thực chứng tiếp tục phát triển nhằm chống lại triết học tư biện của Hêghen. Thực chứng mới cho rằng, cần phải toán học hoá, lôgíc hoá và phân tích ngôn ngữ, làm trong sạch ngôn ngữ. Trường phái này gọi là triết học phân tích với hai đại biểu là B.Rus sell và Wittgen Steinm- những người đề cao phương tiện, công cụ tượng trưng ký hiệu trong tư duy khoa học, đem khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên đối lập với triết học vì chỉ có khoa học chuyên ngành đó mới mang lại tri thức đáng tin cậy 164
  164. Giai đoạn thứ tư, chủ nghĩa hậu thực chứng. Có người cho rằng, chủ nghĩa hậu thực chứng với một số đại biểu là Popper (1902- 1994), Lakatos (1922-1974), Kuhn (1922-1996) v.v là điểm báo trước sự ra đời của xã hội hậu công nghiệp. Theo Popper, khoa học phải bắt đầu từ những vấn đề (P1), rồi đưa ra giả thuyết có tính quy ước (TT), sau đó dùng thực nghiệm để kiểm nghiệm, chứng thực nó bằng việc phê phán, bác bỏ sai lầm (EE). Kết quả là vấn đề mới xuất hiện (P2). Như vậy, khoa học phát triển theo phương thức “cách mạng không ngừng” 165
  165. Kuhn dùng thuyết các giai đoạn phát triển của khoa học để thay thế Popper. Sự phát triển của khoa học có hai thời kỳ là thời kỳ khoa học phát triển bình thường (thời kỳ hệ biến thái được mở rộng) và thời kỳ cách mạng (hệ biến thái mới thay thế hệ biến thái cũ). Lý thuyết này coi tri thức cũ mất đi, tri thức mới ra đời, thậm chí sự loại trừ nhau chính là động lực cho khoa học phát triển; khoa học mới tinh vi, chính xác hơn ra đời thay thế khoa học trước đó Có thể nói, chủ nghĩa thực chứng đã đề cập đến nhiều vấn đề, bám sát sự phát triển của các khoa học. Điều đó nói lên việc đề cao tư duy duy lý, tư duy khoa học, nhờ đó kích thích tư duy con người phát triển 166
  166. Chủ nghĩa thực dụng (pragmatisme) là trào lưu triết học nhân bản xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX ở Mỹ, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận của người Mỹ. Các nhà thực dụng lấy khởi nguồn tri thức từ các nhà triết học như Xôcrát, Prôtagor, Platôn, Ph.Bêcơn, Xpinôda, Lốccơ, Béccơli, Hium, Cantơ và Mill Khởi nguồn của chủ nghĩa thực dụng là một nhóm các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học tự nhiên, được gọi là “câu lạc bộ siêu hình”, hoạt động vào những năm 70 của thế kỷ XIX 167
  167. CÁC NHÀ SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG Charles Pierce William James John Dewey (1839-1914) (1842-1910) (1859-1952) 168
  168. MỤC ĐÍCH CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG Phương pháp tư duy thực dụng CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG Hiệu quả thực tế Chân lý 169
  169. Pierce là người khởi xướng tư tưởng thực dụng, đến năm 1898, James kế thừa và đưa ra tên “chủ nghĩa thực dụng”. Dewey tiếp tục phát triển làm cho chủ nghĩa thực dụng thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hoá xã hội Sau chiến tranh thế giới I, chủ nghĩa thực dụng được phổ biến rộng rãi ở Mỹ và lan rộng ra các nước châu Âu và ảnh hưởng đến những trường phái khác như triết học hiện sinh, triết học thực chứng và lan sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam 170
  170. Về bản thể luận, các nhà thực dụng xem toàn bộ hoạt động tư duy và các hoạt động thực tế của con người là thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Mục tiêu của mọi tư duy & thực tiễn của con người chỉ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra Tri thức của con người là phương tiện, là công cụ, là điều kiện để con người thích ứng xâm nhập vào những điều kiện xung quanh. Con người tồn tại trong nhận thức, tư duy hoạt động theo mục tiêu của mình, gắn liền với nó là những kinh nghiệm để tồn tại 171
  171. Chủ nghĩa thực dụng coi trọng phương pháp luận & hoạt động của con người. Phương pháp là cái để con người đạt mục tiêu còn phương pháp luận là sự nhận thức và chi phối phương pháp nhất định Phương pháp & phương pháp luận chỉ có ý nghĩa khi được kiểm nghiệm về tính hiệu quả đạt mục đích, mục tiêu mà vì nó con người hành động. Phương pháp & phương pháp luận không ở ngoài yêu cầu hiệu qủa mục đích của hành động. Thực tế là sự kiểm chứng sự hữu hiệu của phương pháp & phương pháp luận 172
  172. Triết học không nên bàn những vấn đề ngoài phương pháp, triết học thực chất là lý luận về phương pháp, đi xa hơn triết học chỉ nên đề cập đến phương pháp của con người trong hoạt động thực tế. Cái quan trọng trong phương pháp và phương pháp luận không phải ở tính quy luật ổn định mà trong sự tương ứng với sự thay đổi, biến đổi của hiệu quả. Một mục đích nhất định đòi hỏi một phương pháp tương ứng Có thể kết luận rằng, hạt nhân nền tảng của chủ nghĩa thực dụng là hiệu quả, là mục tiêu hữu dụng, là cái có lợi. Các nhà thực dụng đề cao sự kết hợp giữa kinh nghiệm và niềm tin, khuyến khích năng lực thực tế của con người 173
  173. Chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học nhân bản đặt vấn đề bản thể người, tính riêng biệt, độc đáo của tồn tại con người lên vị trí hàng đầu. Ra đời ở nước Đức cuối thế kỷ XIX và nở rộ sau chiến tranh thế giới II ở Pháp, chủ nghĩa hiện sinh có nét đặc thù là không chỉ diễn đạt bằng những lý thuyết triết học thông qua các tác phẩm văn học mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống hiện sinh phổ biến rầm rộ ở Pháp, Mỹ 174
  174. Heidegger (1889-1976), Sartre (1905-1980), Marcel (1889-1978), Jaspers (1883-1969) đã đưa chủ nghĩa hiện sinh đến đỉnh cao vào những năm giữa thế kỷ XX Người ta đã chia chủ nghĩa hiện sinh thành nhánh vô thần và nhánh hữu thần. Các nhà hiện sinh vô thần quan niệm đời là vô nghĩa, phi lý, buồn nôn, không có lực lượng nào có thể giải thoát cho con người. Các nhà hiện sinh hữu thần cũng cùng quan niệm ấy nhưng họ trông mong vào sự giải thoát của Thượng đế, kêu gọi con người vươn lên một cuộc sống siêu nghiệm, ưu việt hơn 175
  175. Về bản thể luận, các nhà hiện sinh lấy con người với hai mặt hữu thể và hiện sinh (bản chất và tồn tại) làm đối tượng. Hữu thể là những sự vật tồn tại cảm tính, tồn tại thực (cái cây, con, sự vật) nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể (chỉ có bản chất mà chưa tồn tại), chưa có diện mạo của riêng mình. Đó là một tồn tại vô hồn, chưa hiện hữu, do đó chưa phân biệt được nó với sự vật hiện tượng khác. Còn hiện sinh thì chỉ có ở con người với bản chất đích thực của nó tức là cái tinh thần, cái phi lý tính, phi duy lý thuộc nhân tố bên trong con người 176
  176. Về nhận thức luận, các nhà hiện sinh cho rằng tiến bộ khoa học phá hoại tự nhiên, gây chết chóc cho con người nên họ phủ nhận nhận thức khoa học, đề cao trực cảm cá nhân. Theo họ, những kết luận khoa học hoàn toàn mang tính duy lý, khô cứng, nghèo nàn, đánh mất cái hiện sinh. Mặt khác, nhận thức khoa học là nhằm phát hiện cái bản chất nhưng với chủ nghĩa hiện sinh, “bản chất có sau hiện sinh” do đó nhận thức chỉ là cái đuôi, không đi sâu vào nguồn gốc, cội rễ con người. Nếu con người sử dụng các tri thức khoa học thì sẽ bị lệch lạc và đánh mất mình, bị tha hoá và không còn hiện sinh nữa 177
  177. Về lịch sử xã hội, từ quan niệm đạo đức, chủ nghĩa hiện sinh khuyến khích cá nhân thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội. Xã hội đối với nhà hiện sinh chỉ là một sự hỗn tạp ngẫu nhiên, không có quy luật. Động lực phát triển xã hội là do sự hiện sinh của cá nhân quyết định. Họ muốn tìm các “quy luật” của xã hội ở trong các cá nhân hiện sinh và con người bất lực trước xã hội lịch sử. Không hiểu được chúng, con người cũng không thể giải thoát được sự tha hoá của xã hội bởi sức mạnh mà chính con người làm ra. Để thoát khỏi sự tha hoá ấy, cách duy nhất có thể là bằng hành động tự phát, tự do liều lĩnh, mạo hiểm hoặc chờ mong sự giải thoát thần bí nào đó 178
  178. Phân tâm học. Phờrớt (Freud, 1856-1939), người Áo quốc tịch Do Thái là người mở rộng đối tượng nghiên cứu của phân tâm học, áp dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vậy, phân tâm học gắn liền với chủ nghĩa Freud 179
  179. Dựa trên lý thuyết vô thức, Freud xây dựng kết cấu quá trình tâm lý con người, gồm ba cấp độ là ý thức, tiềm thức và vô thức Ý thức KẾT CẤU TÂM LÝ Tiềm thức Vô thức 180
  180. Ý thức (la conscient) là sự nhận thức thế giới bên ngoài, có liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm và bị điều kiện xã hội quy định, mang tính xã hội, song nó chỉ là một phần nhỏ và tạm thời trong đời sống tinh thần của cá nhân Hoạt động ý thức luôn tuân theo những quy luật, nguyên tắc nhất định 181
  181. Tiềm thức (préconscient) là phần trung gian, phần đệm giữa ý thức với vô thức, là kho chứa trí nhớ nhưng vì bị dồn nén không thể nhớ được nữa và đến một lúc nào đó lại được hiện ra trong ý thức Tiềm thức bao gồm những gì con người có thể nhớ lại hoặc sực nhớ lại, những ý tưởng vừa loé sáng lại vụt tắt, những hình ảnh, câu chuyện trong lúc nằm mơ, lúc căng thẳng thậm chí trạng thái hưng phấn của con người 182
  182. Vô thức (la conscient) là phần chủ yếu trong đời sống tâm lý con người, là cơ sở chung của sinh hoạt tinh thần. Vô thức là thực chất tinh thần thật sự; vô thức nghiên cứu cái "quỷ thần bên trong" của con người, đối lập với "tâm lý học bề nổi", lấy ý thức làm đối tượng nghiên cứu Vô thức là kho tàng trữ bản năng dục vọng sinh vật của con người, là năng lượng tâm lý đặc biệt, chi phối mọi hoạt động trong tâm trí của con người. Vô thức có năm đặc trưng là tính nguyên thuỷ, tính chủ động, tính phi lôgíc, tính phi ngôn ngữ, tính phi đạo đức 183
  183. Bộ phận cốt lõi của vô thức là libido, là năng lực tình dục nguyên thuỷ có ở mọi người từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời. Libido là xung lực bản năng tính dục, có ý nghĩa căn bản quyết định tiến trình đời sống của cá nhân; là động lực làm cho con người hoạt động sáng tạo và hưởng thụ. Cả cuộc đời của mỗi người đều phụ thuộc vào libido 184
  184. Lý thuyết về cơ cấu nhân cách toàn diện Cái Ấy (id), cái Tôi (ego) và cái Siêu tôi (superego) 185
  185. Freud mô phỏng kết cấu nhân cách con người với ba bộ phận là cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi Cái ấy (Le ca) là toàn bộ bản năng làm thành nền tảng của nhân cách, là tầng hầm tăm tối nhất, là "một hỗn loạn đầy cảm xúc sôi sục". Cái ấy luôn hoạt động mạnh mẽ, lấn át ý thức, mong muốn vọt trào ra ngoài để được thoả mãn. Thuộc về vô thức, cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc Cái tôi (le moi) là một bộ phận có tổ chức của nhân cách, hoạt động theo nguyên tắc thực tế, là cầu nối giữa thế giới bên ngoài và cái ấy. Cái tôi là hạt nhân của nhân cách có vai trò chi phối kiểm soát hành vi con người, là bộ phận duy nhất mà người khác có thể tiếp xúc được Cái siêu tôi (le surmoi) nằm ở tầng thứ ba của toà nhà nhân cách. Cái siêu tôi được hình thành từ thời thơ ấu nhưng hoàn toàn mang tính bị động, thường do cha mẹ và xã hội áp đặt 186
  186. Mô hình về mối quan hệ giữa ba bộ phận của nhân cách 187
  187. - Một số đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây hiện đại + Triết học phương Tây hiện đại có ý đồ vượt lên sự đối lập giữa duy vật với duy tâm, chỉ đề cập những vấn đề như lôgic khoa học, phương pháp luận khoa học, ý nghĩa kết cấu của ngôn ngữ, vấn đề tình cảm, ý chí v.v của con người + Triết học phương Tây hiện đại giải thích sai lệch hoặc chống lại phép biện chứng của Hêghen để chống lại phép biện chứng duy vật, củng cố cách nhìn siêu hình, bác bỏ quy luật lượng chất, tuyệt đối hoá quá trình vận động của sự vật hay phủ nhận sự đứng im tương đối 188
  188. + Triết học phương Tây hiện đại không còn mang hình thức thống nhất và hoàn chỉnh mà chỉ khai thác các (hai) hướng khác nhau của đời sống xã hội. Hạ thấp triết học, đề cao khoa học, quy triết học vào sự tổng hợp của các khoa học cụ thể. Triết học nhân bản lấy con người làm trung tâm nhưng hạ thấp vai trò nhận thức khoa học của con người đối với thế giới khách quan + Triết học phương Tây hiện đại có sự khác biệt nhất định. Một số trường phái tỏ rõ thái độ đối lập với chủ nghĩa Mác, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản. Số khác lại có ý đồ bổ sung, kết hợp với chủ nghĩa Mác nhằm xây dựng một học thuyết hoàn chỉnh 189
  189. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực chứng 2. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực dụng 3. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh 4. Lý thuyết vô thức của Freud 190
  190. Học liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 1998), Lịch sử Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 3 tập, t.1 191
  191. Hết chương 3 192