Giáo trình Lịch sử Triết học - Chương 4: Khái lược Lịch sử Triết học Mác-Lênin

pdf 86 trang huongle 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử Triết học - Chương 4: Khái lược Lịch sử Triết học Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_triet_hoc_chuong_4_khai_luoc_lich_su_trie.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử Triết học - Chương 4: Khái lược Lịch sử Triết học Mác-Lênin

  1. Chương IV Khái lược Lịch sử Triết học Mác-Lênin 1. Điều kiện ra đời của triết học Mác 2. Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác 3. Giai đoạn V.I.Lênin bảo vệ, phát triển và vận dụng triết học Mác 4. Triết học Mác-Lênin trong thời đại hiện nay 1
  2. Mục tiêu  Hiểu được tiền đề, tính tất yếu của việc ra đời triết học Mác  Hiểu được các giai đoạn phát triển chủ yếu của triết học thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen và những nội dung cơ bản của mỗi giai đoạn đó  Nắm được thực chất cuộc cách mạng do C.Mác, Ph.Ăngghen thực hiện trong triết học và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển tư duy và hoạt động thực tiễn  Hiểu được điều kiện lịch sử giai đoạn V.I.Lênin & vai trò của V.I.Lênin trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng 2
  3. - Giới thiệu khái quát các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin + C.Mác (5/5/1818-14/2/1883) + Ph.Ăngghen (28/11/1820-5/8/1895) + V.I.Lênin (22/4/1870-21/1/1924) 3
  4. “Các Mác là con một nhà quý phái, Ăngghen là con một nhà tư bản. Nhưng hai ông đã hoàn toàn dâng mình cho cách mạng và thành những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản” Toàn tập: t.8, tr.140 4
  5. + C.Mác (1818, Đức-1883, Anh) 5
  6.  sinh trưởng trong gia đình luật sư ở Tơverơ, tỉnh Ranh, chịu nhiều ảnh hưởng của cách mạng tư sản, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa lãng mạn Pháp  tốt nghiệp trung học (1835), học luật học ở Bon (1835-1836), ở Beclin (1836-1841). Năm 1837, đến với triết học Hêghen và tham gia nhóm Hê ghen trẻ  1841, Tiến Sĩ Triết học (23 tuổi)  1842, cộng tác viên; tháng 10-biên tập viên báo Sông Ranh  1843, cưới Jenny Vôn Vestphalen 6
  7. + Ph.Ăngghen (1820, Đức-1895, Anh) 7
  8.  sinh trưởng trong gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Bacmen, tỉnh Ranh. Chưa học xong trung học đã cùng cha kinh doanh  Năm 1841, làm nghĩa vụ quân sự ở Beclin, dự thính các bài giảng triết học tại ĐHTH Béclin và tham gia nhóm Hêghen trẻ  Cuối năm đó, đọc Bản chất đạo Cơ đốc của Phoiơbắc và chịu ảnh hưởng của thế giới quan này 8
  9. + Tình bạn vĩ đại và cảm động  Paris, 8/1844 bắt đầu lịch sử tình bạn vĩ đại & cảm động trong gần 40 năm trời, gắn hai ông với việc sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học  Ph.Ăngghen dành 20 năm làm thư ký hãng buôn để lấy tiền giúp gia đình Mác. Đánh dấu bằng 1350 bức thư trao đổi giữa hai người  10 năm lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật để biên soạn, chỉnh lý, viết thêm tập 2, 3 bộ Tư bản, xuất bản trọn vẹn cả 3 tập 9
  10. 1. Điều kiện ra đời của triết học Mác - Điều kiện kinh tế- xã hội - Tiền đề lý luận - Tiền đề khoa học tự nhiên 10
  11. Điều kiện kinh tế-xã hội (tr.157-159) Sự củng cố và Sự xuất hiện giai cấp phát triển của vô sản trên vũ đài Nhu cầu lý luận phương thức lịch sử với tính cách của thực tiễn sản xuất tư bản là một lực lượng cách mạng của trong điều kiện chính trị xã hội độc lập giai cấp vô sản cách mạng công nghiệp 11
  12. Nguồn gốc lý luận (tr.159-162) Chủ nghĩa Triết học Kinh tế xã hội cổ điển chính trị học cổ điển không tưởng Đức Anh Pháp 12
  13. "Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội" (Toàn tập, t.23, tr.49-50) 13
  14. + Triết học cổ điển Đức. Đặc biệt là tư tưởng tiờu biểu của Hờghen (1770-1831), Phoiơbắc (1804-1872) 14
  15. Kế thừa những “hạt nhân hợp lý” nào trong phép biện chứng của Hêghen?  Phép biện chứng là khoa học về sự phát triển của các khái niệm (bị đồng nhất với bản chất sự vật). DT nhưng:  Sự phát triển không chỉ là sự tăng, giảm về lượng, hay sự dịch chuyển vị trí, mà còn là quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên tiếp diễn ra sự thay thế cái cũ bằng cái mới, đồng thời kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát triển  Trình bày các phạm trù chất, lượng, độ, phủ định, mâu thuẫn v.v và các quy luật như "quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại", "phủ định của phủ định" và phần nào về quy luật mâu thuẫn 15
  16.  Coi mâu thuẫn là nguồn gốc, là cơ sở của sự vận động và phát triển, nhấn mạnh đến các mối liên hệ, mâu thuẫn nội tại được trình bày qua các phạm trù như đồng nhất và mâu thuẫn; bản chất và hiện tượng; nội dung và hình thức; khả năng và hiện thực; tất nhiên và ngẫu nhiên; nguyên nhân và kết quả  Mỗi vật là một sự đồng nhất cụ thể, hàm chứa trong nó cái đối lập, cái phủ định nó, hàm chứa trong nó cái sẽ có. Hêghen cho rằng, nhận thức về quan hệ giữa đồng nhất với cái khác biệt sẽ phát hiện ra mâu thuẫn chứa trong cơ sở của sự đồng nhất và khác biệt ấy 16
  17. Kế thừa Phoiơbắc tư tưởng gì?  Phê phán quan niệm duy tâm về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại và chứng minh thế giới là thế giới vật chất; cơ sở tồn tại của giới tự nhiên chính là giới tự nhiên tồn tại độc lập với ý thức, nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự phản ánh của não người về thế giới  Phê phán triết học Hêghen đồng nhất tinh thần với vật chất, chủ thể với khách thể, tinh thần hoá hiện thực cụ thể v.v góp phần làm sụp đổ cơ sở của triết học Hêghen và đặt cơ sở cho triết học duy vật  Tuy mới hiểu thực tiễn là tổng hợp những yêu cầu về tinh thần, sinh lý của con người, nhưng khi phát triển lý luận nhận thức duy vật, ông đã dựa vào thực tiễn 17
  18. + Kinh tế chớnh trị học Anh, đặc biệt là tư tưởng tiờu biểu của A. Xmith (1723-1790) và Ricỏcđụ (1772-1823) 18
  19. Kế thừa Xmít tư tưởng gì? Là nhà kinh tế của thời công trường thủ công:  Lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc của cải của những người giàu  Lần đầu tiên sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để nghiên cứu bản chất quan hệ sản xuất TBCN  Hệ thống hoá các phạm trù và quy luật kinh tế của sản xuất tư bản như giá trị, giá cả, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận, lợi tức địa tô, tiền lương, tái sản xuất xã hội 19
  20. Kế thừa Ricácđô tư tưởng gì? Khi kinh tế chính trị tư sản cổ điển thay chủ nghĩa trọng thương, ông là nhà kinh tế của thời kỳ công nghiệp cơ khí:  Chuyển đối tượng nghiên cứu từ lưu thông sang sản xuất  Lấy sự đối lập giữa lợi ích giai cấp, tiền công và lợi nhuận, lợi nhuận và địa tô  Ủng hộ tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh 20
  21. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, đặc biệt là tư tưởng của X.Ximông (1769-1825) và Phuriê (1772 -1837) 21
  22. Kế thừa X.Ximông tư tưởng gì? chiến đấu ở Châu Mĩ chống Anh; 1783, trở về Pháp tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong Cách mạng tư sản 1789 (Anh 1640, Mỹ 1776)  quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp là điều mới so với các nhà XHCN không tưởng trước, tuy cũng có thể giải quyết bất công xã hội bằng con đường cải cách hoà bình, không cần xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất  với tư tưởng bình đẳng xã hội và dự kiến xã hội độc đáo (về nền sản xuất có kế hoạch, do xã hội tổ chức), đặc biệt là lòng chân thành vì sự nghiệp mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân lao động, ông được lịch sử thừa nhận là một nhà XHCN không tưởng có vị trí quan trọng đầu thế kỉ XIX 22
  23. Kế thừa Phuriê tư tưởng gì?  trong xã hội tư bản, sự thừa thãi của cải ở cực này nhờ sự nghèo khổ ở cực kia, tư bản làm què quặt con người, đàn áp tư tưởng, tình cảm và ước vọng  tư bản xây dựng trên sự cạnh tranh, sản xuất vô tổ chức; mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi gây ra những ác ý đối với nhau  chế độ tư bản phải được thay thế bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, tổ chức theo hình thức công xã, lao động theo kế hoạch, mỗi người làm nghề mình thích, do đó lao động là nhu cầu, niềm vui  kinh doanh theo lối tư bản, sản phẩm bán ra, dành một phần để mua lương thực cho công xã, những người lao động hưởng 2/3, 1/3 dành cho các nhà tư bản đã bỏ tiền xây dựng công xã  chống lại cách mạng bạo lực, tổ chức xã hội chủ nghĩa tương lai bằng con đường tuyên truyền, hướng về những người giàu có kêu gọi họ cấp tiền để tổ chức công xã 23
  24. Tiền đề khoa học tự nhiên (tr.162-164) Định luật bảo toàn và Thuyết Thuyết tế bào chuyển hóa tiến hóa năng lượng 24
  25. Tính triết học của định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng  các hình thức khác nhau của vật chất liên hệ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hoá cho nhau mà vẫn được bảo toàn, không mất đi, chỉ từ dạng này sang dạng khác  Kết luận triết học: sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng 25
  26. Tính triết học của thuyết tế bào  giải thích quá trình phát triển của thực vật và động vật; đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học  xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa thực vật và động vật; phá bỏ quan niệm siêu hình về mặt nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật 26
  27. Tính triết học của thuyết tiến hoá  Các loài thực vật và động vật biến đổi: các loài đang tồn tại được sinh ra từ các loài khác bằng con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo  Phát minh này đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; chúng do Thượng Đế tạo ra và đã đem lại cho sinh học cơ sở xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài 27
  28. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.20, tr.471 "Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu" 28
  29. Sơ đồ ĐIỀU KiỆN RA đỜI TRIẾT HỌC MÁC Điều kiện KT-XH Những tiền đề Nguồn gốc lý luận Tây Âu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên Định Nhu cầu Củng cố GCVS Triết luật Học Học lý luận Kinh tế CNXH và bước học bảo thuyết của chính trị không thuyết phát lên cổ toàn tế tiến thực học tưởng triển vũ đài điển và hóa tiễn cổ điển Pháp bào PTSX chính trị Đức chuyển cách Anh TBCN hóa mạng năng lượng Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử29
  30. 2. Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác (tr.165-226) - Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen (1842-1895) - Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện 30
  31. - Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen (1842-1895) + Chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen (1842-1843) + C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng triết học giai đoạn (1844-1848) + C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển triết học Mác (1849-1895) 31
  32. + Chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen 1842-1843 (tr.165-171) PBCDT của Hêghen CNDV của Phoiơbắc C.Mác và Ph.Ăng C.Mác làm việc CNDT-> CNDV ghen hoạt động ở báo Sông Ranh DCCM-> CNCS ở Pháp và Anh Xã hội Đức Xã hội tây Âu đầu thế kỷ XIX đầu TK XIX 32
  33. C.Mác: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu" (1943)  "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng“  “Đầu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản. Triết học không thể trở thành hiện thực nếu không xoá bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xoá bỏ được bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực” 33
  34.  "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” 34
  35. + C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng triết học giai đoạn 1844-1848 (tr.171-180) Đề xuất các nguyên Hoạt động của lý triết học DVBC C.Mác và Ph.Ăngghen Xã hội tây Âu Phong trào đấu tranh giữa thế kỷ XIX của giai cấp vô sản 35
  36. C.Mác: Bản thảo kinh tế- triết học, 1844. Sức lao động của người công nhân là hàng hóa, được mua bán, trao đổi, nhằm mục đích duy trì sự tồn tại mang tính động vật của con người Lao động bị tha hóa là bản chất của nền sản xuất TBCN. Muốn giải phóng con người khỏi sự tha hóa thì phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, trả con người về với chính bản chất của nó C.Mác làm rõ những đóng góp và hạn chế phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khẳng định vai trò và tính chất cách mạng của phép biện chứng duy vật 36
  37. Ph.Ăngghen: Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh (1844), chỉ ra nguyên nhân đời sống cùng khổ của người công nhân, dẫn đến mâu thuẫn giữa lao động và tư bản; khẳng định vai trò, sứ mệnh giai cấp công nhân là lực lượng thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới C.Mác và Ph.Ăngghen: Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất phê phán. Chống Brunô Bauơ và đồng bọn (1845) phê phán phái Hêghen trẻ & toàn bộ triết học Hêghen 37
  38. C.Mác: Luận cương về Phoiơbắc (1845) chỉ ra khuyết điểm của chủ nghĩa duy vật trong việc nhận thức con người, lịch sử và phương pháp nhận thức; chứng minh tính lịch sử-xã hội quy định bản chất con người "Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” Luận đề trên biểu hiện tính duy vật triệt để trong quan niệm của C.Mác về con người và lịch sử, chống lại tư tưởng duy tâm siêu hình về xã hội và con người 38
  39. C.Mác và Ph.Ăngghen: Hệ tư tưởng Đức (1845- 1846) nêu sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại của con người, quyết định mọi trạng thái của lịch sử-xã hội; nêu các hình thức sở hữu-biểu hiện sự thay thế của các phương thức sản xuất khác nhau trong lịch sử xã hội; nêu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; chỉ ra tính chất nhà nước do quan hệ lợi ích vật chất quy định; “ CNCS không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo CNCS là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay” 39
  40. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Sự thay thế nhau tất yếu giữa các phương thức sản xuất là quy luật phát triển xã hội. Sự sụp đổ giai cấp, chế độ tư bản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản, chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau. Làm sáng tỏ vai trò của ĐCS trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Phê phán các trào lưu tư tưởng tiểu tư sản và tư sản ảnh hưởng đến phong trào công nhân. Nêu đặc điểm của xã hội tương lai “Thay cho xã hội tư sản cũ với những giai cấp và những sự đối kháng giai cấp, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại” 40
  41. + C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung, phát triển CNDVBC 1849-1895 (tr.180-226) Lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen Bổ sung và phát triển Triết học DVBC Phong trào đấu tranh của GCVS 41
  42. C.Mác: Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850) phản ánh phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu (Pháp, 2&6/1848; Áo, 3/1848 ; Đức, 3/1848) chỉ ra sự cần thiết của việc giành chính quyền về tay công nhân, lập chuyên chính vô sản và khẳng định cách mạng là đầu tàu của lịch sử để hướng đến xã hội mới C.Mác: Tư bản (t.1,1867, t.2&3, 1885&1894) với hai nội dung chủ yếu là quan niệm duy vật về lịch sử và phép biện chứng 42
  43. C.Mác: Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) nêu lý luận hình thái kinh tế-xã hội, về cách mạng vô sản và nhà nước chuyên chính vô sản; nêu tư tưởng về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là con đường tất yếu của lịch sử xã hội loài người  Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những LLSX mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những QHSX mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ  Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có ( ). Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội 43
  44. Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh (1876-1878) phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Ph.Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884) nêu chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước là kết quả của quá trình phát triển sản xuất trong xã hội; nêu sự diệt vong tất yếu của giai cấp và nhà nước 44
  45. Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên (l873-1886) giải quyết nhiều vấn đề thế giới quan và phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng (vật chất và vận động; phép biện chứng; sự sống và nguồn gốc con người) Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886) nêu vấn đề cơ bản của triết học, đánh giá lại lịch sử triết học cổ điển Đức; nêu thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác, Ph.Ăngghen thực hiện 45
  46. Bước chuyển cách mạng của triết học Mác Triết học Triết học Mác trước Mác (DVBC) Duy vật siêu hình Duy vật biện chứng Biện chứng duy tâm Biện chứng duy vật Duy vật biện chứng trong tự nhiên Duy vật trong tự nhiên Duy vật biện chứng trong xã hội Duy tâm trong xã hội Duy vật biện chứng trong tư duy Chỉ chú ý giải thích thế Coi thực tiễn là trung tâm, lý luận phải giới, không chú ý cải phục vụ thực tiễn cải tạo thế giới tạo thế giới. Thế giới quan của giaicấp bóc lột, Thế giới quan của giai cấp vô sản thống không có tính khoa học triệt để nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học Triết học Mác là thế giới quan và Coi triết học là khoa học của phương pháp luận chung nhất cho các các khoa học khoa học cụ thể 46
  47. - Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện + Thực chất (4 thực chất) + Ý nghĩa (3 ý nghĩa) 47
  48. + Thực chất cuộc cỏch mạng trong triết học do C.Mỏc và Ph.Ăngghen thực hiện (tr.227 -233)  Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng  Quan niệm duy vật về lịch sử  Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, lý luận và thực tiễn  Phân định đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học chuyên ngành 48
  49. • Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng (tr.227)  C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa và cải tạo triết học duy vật của Phoiơbắc; bổ sung vào đó nội dung của hiện thực lấy từ khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội; kế thừa và cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen để sáng tạo ra phép biện chứng duy vật; không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình  Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau tạo thành chủ nghĩa duy vật biện chứng  Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích, nhận thức thế giới, mà còn là phương pháp cải tạo thế giới; là công cụ thế giới quan, phương pháp luận chung nhất và khoa học của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới 49
  50. • Quan niệm duy vật về lịch sử. tr.228  C.Mác và Ph.Ăngghen mở rộng chủ nghĩa duy vật biện chứng sang nhận thức xã hội loài người, đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để  Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, phát triển không ngừng từ hình thái xã hội thấp lên hình thái xã hội cao hơn, trong đó, những giai đoạn lịch sử cụ thể là những nấc thang phát triển của xã hội  Sự phát triển đó của xã hội tuân theo những quy luật khách quan như một quá trình lịch sử-tự nhiên và vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong tiến trình phát triển đó của xã hội Quan niệm như vậy về lịch sử là một trong hai yếu tố chủ yếu tạo nên bước ngoặt cách mạng trong triết học 50
  51. • Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, lý luận và thực tiễn  Tính khoa học: xây dựng nên thế giới quan duy vật biện chứng; nhận thức xã hội và lịch sử của nó; khả năng khái quát sáng tạo những hiện tượng mới nẩy sinh  Tính cách mạng: khi khẳng định tính hợp lý của hiện thực đang tồn tại, thì trong khẳng định đó không loại trừ mà đã bao hàm cả sự diệt vong tất yếu sẽ tới của nó 51
  52. • Phân định đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học chuyên ngành  Sự ra đời của triết học Mác đã xoá bỏ quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học, đứng trên khoa học  Triết học Mác không nghiên cứu những vấn đề cụ thể như các khoa học chuyên ngành, mà là thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung nhất cho sự phát triển của các khoa học chuyên ngành 52
  53. - Ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện + Triết học giúp hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học + Triết học trở thành công cụ nhận thức và vũ khí lý luận cải tạo xã hội của giai cấp vô sản + Cùng với kinh tế chính trị, triết học đặt nền móng để CNXH phát triển từ không tưởng đến khoa học; đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác 53
  54. 3. Giai đoạn V.I.Lênin bảo vệ, phát triển và vận dụng triết học Mác (1893- 1924) - Giai đoạn 1893-1907 - Giai đoạn 1907-1917 - Giai đoạn 1917-1924 54
  55. Nước Nga cuối t.k XIX  Sau cải cách nông nô năm 1861, Nga phát triển theo con đường TBCN. Tuy chưa bằng một số nước tư bản ở tây Âu, nhưng Nga đã có nền kinh tế phát triển  Anh, Pháp, Đức đầu tư rất mạnh vào Nga, vốn của Anh, Pháp chiếm 45%-60% tư bản cổ phần ở Nga (riêng Pháp là 5 tỉ rúp). Nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, cơ khí, dầu khí phát triển nhanh; tỷ trọng công nghiệp của Nga chiếm 4% sản phẩm công nghiệp và đứng thứ 5 thế giới Tuy nhiên, nước Nga vẫn là tư bản yếu, lệ thuộc vào tư bản phương Tây 55
  56. V.I.Lênin (1870, Nga-1924, Nga) 56
  57. V.I.Lênin (22/4/1870-21/1/1924)  sinh trưởng trong g.đình luật sư ở Simbirsk (Ulianovsk)  tốt nghiệp xuất sắc Trung học, học Luật ở ĐHTH Kazan, tốt nghiệp khoa Luật (1891), chuyển về Peterburg 8/1893  2/1897, bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (Sibiri)  1903, tại Đại hội II Đảng Công nhân XHDC Nga, đứng đầu Bolshevik; 1905 là chủ tịch Đại hội III. 7/11/1917, lãnh đạo Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi  1921, NEP được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga 57
  58. tr.235 - Giai đoạn 1893-1907, đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình của phái dân tuý (đại diện là Plêkhanốp), bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng (mỵ dân, dân tuý dân chủ, kêu gọi tham gia chính trị nhiều hơn thông qua những cải cách như sử dụng phổ biến trưng cầu dân ý) Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ-xã hội ra sao (1894) là bản cương lĩnh của một chỉnh đảng mới ra đời ở nước Nga 58
  59. Làm gì? (1902) làm sáng tỏ vấn đề đấu tranh giai cấp của g. cấp vô sản trước khi giành chính quyền với các hình thức: đấu tranh kinh tế, tư tưởng, chính trị; trong đó, đấu tranh chính trị có ý nghĩa quyết định Hai sách lược của đảng dân chủ-xã hội trong cách mạng dân chủ (1905) nêu những nội dung của cách mạng tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa; cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo trong mối liên minh với giai cấp nông dân nên cuộc cách mạng ấy sẽ chuyển thành cách mạng XHCN 59
  60. tr.239 - Giai đoạn 1907-1917, đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, chuẩn bị lý luận cho Cách mạng Tháng Mười (Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909); Bút ký triết học (1914-1916) 60
  61. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909) vạch rõ sai lầm của Makhơ khi cho rằng nhiệm vụ của khoa học là mô tả tri thức có tính kinh nghiệm chứ không phải là thế giới khách quan; nhận thức luận, chân lý và tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn là cơ sở của quá trình nhận thức; phạm trù vật chất và định nghĩa; vấn đề cơ bản của triết học duy vật lịch sử (vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, phê phán Makhơ đồng nhất quy luật sinh học với quy luật xã hội v.v) 61
  62. Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác (1913) chỉ ra nguồn gốc, bản chất và kết cấu của chủ nghĩa Mác. “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội” 62
  63. Bút ký triết học (1915-1916) nêu nội dung phép biện chứng; nêu sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc học. Trong đó, lý luận nhận thức là khoa học về sự phản ánh của tư duy con người đối với khách thể, phép biện chứng là khoa học về sự phát triển, lôgíc học là khoa học về những hình thức và quy luật của tư duy. Lý luận nhận thức bao hàm phép biện chứng và lôgíc học, còn phép biện chứng là hạt nhân của lý luận nhận thức và lôgíc học. Ba khoa học trên đồng nhất trong tính khác biệt 63
  64. Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) tổng kết sự phát triển của CNTB, phân tích bản chất kinh tế và chính trị của CNĐQ. Bản chất kinh tế của CNĐQ là sự thống trị của các tổ chức độc quyền và tư bản tài chính làm cho mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN ngày càng trở nên gay gắt tất yếu lịch sử là phải thay CNTB bằng CNCS 64
  65. Nhà nước và cách mạng (1917) khẳng định nhà nước luôn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, làm rõ tính quy luật và tính tất yếu của cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản; nêu nguồn gốc lịch sử, bản chất của nhà nước. Con đường để giai cấp vô sản xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản là bạo lực cách mạng; chỉ ra hai giai đoạn phát triển của xã hội tương lai là giai đoạn thấp- XHCN, giai đoạn cao- CSCN. Nêu vai trò lãnh đạo của ĐCS trong cuộc cách mạng đó 65
  66. tr.260 - Giai đoạn 1917-1924, phát triển triết học Mác thông qua sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Một số tác phẩm nổi bật của giai đoạn này là Sáng kiến vĩ đại, Bệnh ấu trĩ “tả khuynh" trong phong trào cộng sản, Về chính sách kinh tế mới, Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu 66
  67. Sáng kiến vĩ đại (1919) phân tích ý nghĩa của ngày thứ bảy cộng sản, tổng kết kinh nghiệm của quần chúng lao động trong giai đoạn bắt đầu xây dụng CNXH; hai nhiệm vụ của GCVS là đánh đổ GCTS thiết lập chính quyên cách mạng, tức CCVS và xây dụng xã hội mới, nhiệm vụ rất khó khăn. Nêu định nghĩa giai cấp, đấu tranh giai cấp 67
  68. Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920) truyền tải kinh nghiệm cho các đảng cộng sản trẻ tuổi trong phong trào cộng sản, định hướng chiến lược và sách lược cho họ trong điêu kiện lịch sử mới, nhằm tránh những sai lầm có tính bè phái, giáo điều trong đấu tranh cách mạng; "tả khuynh" là chủ nghĩa chủ quan trong đánh giá sự kiện, bỏ qua những giai đoạn của phong trào cách mạng, hành động phiêu lưu, vô chính phủ Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu (1922) đặt ra nhiệm vụ phát triển triết học duy vật biện chứng trên cơ sở tổng kết lịch sử hiện đại, củng cố liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên; phê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo 68
  69. Khi đã yếu nhiều, V.I.Lênin đọc cho thư ký chép nhiều bài như Thư gửi Đại hội, Về vấn đề dân tộc v.v xem xét chính sách đối nội, đề nghị áp dụng "một loạt những thay đổi trong cơ cấu chính trị của chúng ta“; gìn giữ sự thống nhất trong đảng, mau chóng hoàn thiện bộ máy đảng và nhà nước. Chính sách dân tộc của V.I.Lênin có ý nghĩa không chỉ cho Liênxô, mà còn cho những dân tộc thuộc địa và phụ thuộc 69
  70. 2/1923 xuất hiện những bài cuối cùng của V.I.Lênin như Về tập thể hoá, Rápcờrin đã cải tổ chúng ta như thế nào, Về cuộc cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt, trong đó, một lần nữa chú ý đến tác hại của bệnh giáo điều khi vận dựng chủ nghĩa Mác; kêu gọi nhận thức sâu về phép biện chứng cách mạng; nhấn mạnh những đặc điểm chung và riêng của cách mạng XHCN ở nước Nga và chỉ ra rằng, nước Nga có đủ các điều kiện cần thiết để xây dựng xã hội không giai cấp 70
  71. Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin không chỉ phê phán kẻ thù, mà còn kịch liệt phê phán những người nhân danh lý luận Mác trên lời nói, nhưng thực tế là chủ nghĩa xét lại, hoặc đã xa rời chủ nghĩa Mác Để bổ sung, phát triển di sản lý luận của chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và dựa vào những thành quả mới nhất của khoa học: soạn tiếp học thuyết về vật chất; về các quy luật và khái niệm của phép biện chứng duy vật; về các vấn đề của lý luận nhận thức; quy luật phát triển của xã hội; các vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên; vấn đề mỹ học; đạo đức học và vô thần đã tạo nên giai đoạn V.I.Lênin trong lịch sử triết học mácxít 71
  72. Di sản triết học và thực tiễn cách mạng vô sản và cách mạng XHCN của V.I.Lênin trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của triết học mácxít. Thiên tài về lý luận và thực tiễn của V.I.Lênin trong việc kế thừa, bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác được những người cộng sản đánh giá cao. Họ đặt tên cho chủ nghĩa của mình là chủ nghĩa Mác-Lênin 72
  73. V.I.Lờnin Làm phong Nghiêncứu Tiếp tục Tư tưởng phú những toàn bộ nghiên về Đảng phạm trù kiểu mới, về Lý luận cứu phát triển của CNDVBC những bằng nội nhận thức kinh tế, xây vấn đề cơ dựng CNXH dung mới bản của CNDVLS V.I.Lênin bảo vệ, phát triển và đưa triết học Mác lên tầm cao mới trong điều kiện lịch sử mới 73
  74. Tổng quát các giai đoạn hình thành, phát triển triết học Mác-Lênin 1842 C.Mác và Ph.Ăng ghen - C.Mác hoạt động ở báo Sông chuyển từ CNDT 1843 Ranh, thực tiễn ở Pháp và Anh sang CNDVBC Giai đoạn từ DCCM sang CNCS C.Mác và Ph. Ăngghen 1844 Từ thực tiễn phong trào đấu C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, - tranh của giai cấp vô sản ở đề xuất các nguyên lý của phát triển 1848 các nước tư bản Tây Âu CNDVBC và CNDVLS triết học của mình C.Mác và Ph.Ăngghen Đưa lý luận vào phong trào 1849 bổ sung, phát triển GCVS và tổng kết kinh - CNDVBC và CNDVLS 1895 nghiệm thực tiễn. Giai đoạn CNTB chuyển sang CNDQ Lênin bảo vệ và phát triển Lênin phát 1894 CMVS và nước xã hội chủ nghĩa CNDVBC triển triết - đầu tiên ra đời. Khoa học có Đặc biệt là lý luận CMVS 1924 học Mác bước phát triển mới. và xây dựng CNXH74
  75. Giá trị lịch sử của triết học Mác-Lênin (3) Thứ nhất, sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng tạo nên hình thức mới, cao nhất trong các hình thức của chủ nghĩa duy vật Thứ hai, quan niệm duy vật về lịch sử mà tư tưởng chính của nó là do sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất nên từ một hình thức xã hội này nảy sinh một hình thức xã hội khác tiến bộ hơn; và chính quan niệm như thế đã thay thế sự lộn xộn, tùy tiện trong các quan niệm về xã hội trong các học thuyết triết học trước đó 75
  76. Thứ ba, thể hiện ở việc C.Mác và Ph.Ăngghen vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu kinh tế, từ đó sáng tạo ra học thuyết giá trị thặng dư-công cụ hiệu quả để nhận thức chính xác sự xuất hiện, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đến lượt mình, học thuyết giá trị thặng dư cùng với quan niệm duy vật về lịch sử đã đưa sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học 76
  77. Giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác- Lênin (5) Thứ nhất, tính khoa học và cách mạng của phép biện chứng duy vật là những tính chất cần thiết trong việc nghiên cứu giới tự nhiên cho dù các nhà khoa học tạo nên những khám phá đó có theo triết học Mác-Lênin hay không Thứ hai, quan điểm “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên” của C.Mác khẳng định sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản đều tất yếu như nhau tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu những hiện tượng xã hội cụ thể 77
  78. Thứ ba, quan điểm nhận thức của con người là vô tận đã loại bỏ cơ sở để chủ nghĩa duy tâm tấn công chủ nghĩa duy vật khi có những phát minh phá vỡ giới hạn nhận thức cũ, nhất là trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay Thứ tư, nhiều dự báo của C.Mác như về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên như với cơ thể vô cơ của nó; về vai trò của khoa học đối với lực lượng sản xuất v.v được thời đại xác nhận 78
  79. Thứ năm, trong hơn 74 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã chinh phục được trái tim và khối óc của các dân tộc bị bóc lột, áp bức ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh; đa số các dân tộc đó chọn con đường phát triển phi tư bản chủ nghĩa; ở châu Âu tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phần nào được thể hiện ở “thuyết hội tụ”, “chủ nghĩa Mác sáng tạo” và trong các mô hình “chủ nghĩa tư bản dân chủ” ở các nước bắc Âu v.v 79
  80. 4. Triết học Mác-Lênin trong thời đại hiện nay (tr.266-272) - Đặc điểm của thời đại hiện nay - Triết học Mác-Lênin với việc nhận thức và khắc phục sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội - Bổ sung và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện hiện nay - Vận dụng và phát triển sáng tạo triết học Mác- Lênin về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện Việt Nam 80
  81. V.I.Lênin: t.4, tr.258; t.20, tr.99, 103 Ăngghen nói: Học thuyết của chúng tôi ( ) không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động Quên không nhìn tới điều ấy sẽ làm cho chủ nghĩa Mác trở thành phiến diện, cứng đờ ( ) sẽ trút bỏ phần tinh tuý của nó, sẽ phá huỷ cơ sở lý luận cơ bản của nó-tức là phá huỷ sự liên hệ giữa chủ nghĩa Mác với những nhiệm vụ thực tiễn ( ) của thời đại, những nhiệm vụ có thể biến đổi ở mỗi bước ngoặt mới của lịch sử 81
  82. Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế ở nước ta (Toàn tập, t.9, tr.292) 82
  83. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các giai đoạn phát triển của triết học Mác- Lênin và đặc điểm của từng giai đoạn? 2. Tại sao nói sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt có tính cách mạng trong sự phát triển của lịch sử triết học; là sự mở đầu cho một hình thái kinh tế-xã hội mới? 3. Triết học Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay? 83
  84. Học liệu - Giáo trình: từ tr.227 đến tr.272 - Tài liệu tham khảo + Lịch sử chủ nghĩa Mác (2003), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 4 tập, t.1 + Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại hiện nay (1996), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 84
  85. Hết chương 4 85