Giáo trình Logic - Lê Từ Thành

pdf 75 trang huongle 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Logic - Lê Từ Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_logic_le_tu_thanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Logic - Lê Từ Thành

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET GIÁO TRÌNH LOGIC ThS. LÊ TỬ THÀNH ThS. LÊ TỬ THÀNH Năm 2006
  2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET LỜI NÓI ĐẦU Thưa các bạn, Trước hết, xin cho phép tôi được gọi là các "bạn". Gọi như thế vừa gọn lại vừa có một nghĩa rất rộng. Rồi đây, khi đã quen với môn Logic học, các bạn sẽ thấy "khái niệm bạn" được diễn đạt chỉ một từ thôi, nhưng lại có một ngoại diên rất rộng: khác nhau về tuổi tác cũng là bạn được, khác nhau về giới tính cũng là bạn được, khác nhau về kiến thức chuyên môn cũng là bạn được Vả lại trong thời gian nghiên cứu môn Logic học, nguyên việc xưng hô như thế này, chúng ta cũng tiết kiệm được một ít thời gian quý báu. Thông thường khi nghiên cứu một môn học, chúng ta muốn biết môn học ấy học cái gì? Tài liệu đâu mà học? Đối với môn Logic học cũng thế. Chúng ta muốn biết đối tượng của môn học này là gì? Nó đã ra đời và phát triển qua thời gian như thế nào? Và nghiên cứu môn Logic học thì có lợi gì? Đó chính là nội dung mà chúng ta sẽ nghiên cứu hôm nay và trong 11 buổi sắp đến. Còn về tài liệu thì trên thế giới có rất nhiều. Nhưng trước hết, để được sát với chương trình, mời các bạn dùng hai cuốn sách của chúng tôi đã soạn (1- Tập bài giảng Logic học; 2- Nhập môn Logic học) và có phát hành tại Đại học Dân lập Bình Dương. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 1 Phần thứ nhất ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC 1. LOGIC HỌC LÀ GÌ? Ở nước ta, để chỉ môn học này, ngoài từ "Logic học" còn một từ nữa là "Luận lý học". Hiện nay từ Logic học thông dụng hơn. Từ Logic học của Việt Nam hay Logique của Pháp, Logic của Anh, Logik của Đức hay Logika của Nga v.v đều bắt nguồn từ chữ Logos của Hy Lạp. Logos có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là "Khoa học về tư duy". Logique (Pháp) Logic (Anh) Logos (Hy Lạp) Logik (Đức) Khoa học về tư duy Logika (Nga) Logic (Việt) v.v Vì vậy hiện nay, các sách Logic thường định nghĩa "Logic học là khoa học về tư duy", hay đầy đủ hơn, rõ ràng hơn, Logic học được định nghĩa là "Khoa học về các qui luật và hình thức của tư duy đúng, chính xác". Qui luật của tư duy là gì và hình thức của tư duy là gì chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Nhưng ngay đây có mấy điều cần lưu ý, xin các bạn ghi nhớ cho: . Không phải chỉ có một cách phân loại duy nhất là phân Logic học thành Logic học hình thức và Logic học biện chứng (như một số người lầm tưởng) mà còn một cách phân loại nữa cũng rất phổ biến là phân Logic học thành Logic học hình thức và Logic học ứng dụng. Logic L. hình thức L. biện chứng (Aristote, Leibniz ) (Hegel, Marx ) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Logic 1. Số học
  4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Chữ hình thức trong Logic học không giống với chữ hình thức chúng ta vẫn thường hiểu, tức là những gì thuộc bên ngoài, bề ngoài, ít quan trọng. Trái lại chữ hình thức trong Logic học lại cực kỳ quan trọng vì nó chỉ ra những qui luật và hình thức tư duy đúng, chính xác; nó góp phần quyết định việc ta có thể đạt đến một kết luận đúng hay không. Chẳng hạn trong ví dụ sau đây: Mọi người đều chết Cá sấu không phải là người Vậy cá sấu không chết. Rõ ràng ta có hai câu đầu (tức tiền đề), nội dung hoàn toàn đúng, nhưng vì hình thức sắp xếp chưa đúng do đó kết luận rút ra từ hai câu đầu không thể đúng được. . Logic học với tính chất là khoa học về các qui luật và hình thức của tư duy thì không có tính giai cấp, bởi vì có thế thì những người thuộc các giai cấp khác nhau, khi nói chuyện mới hiểu nhau được. Logic học là khoa học về các qui luật và hình thức của tư duy. Như vậy các qui luật và hình thức của tư duy chính là đối tượng của Logic học. Còn về mặt phương pháp, các nhà Logic học đã dùng phương pháp logic để qua những nội dung tư duy khác nhau (đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ), vạch ra được những qui luật, qui tắc tư duy chính xác, có thể áp dụng cho bất cứ nội dung nào của tư duy. Ví dụ: Tuyệt đại số người Việt Nam đều thích ăn nước mắm. Cô Trang là người Việt Nam. Vậy cô Trang cũng thích ăn nước mắm. Hầu hết kim loại thì cứng. Thủy Ngân là kim loại. Cho nên Thủy Ngân cứng. Chim phần lớn đều bay được. Chim cánh cụt là chim. Vì thế chim cánh cụt cũng bay được. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Cả ba suy luận trên đây đều sai vì có đại tiền đề (câu đầu) không phải là phán đoán chung mà là phán đoán riêng. Vấn đề này chúng ta sẽ có dịp trở lại trong những phần sau. 2. VỊ TRÍ CỦA CÁC QUI LUẬT VÀ HÌNH THỨC TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC Nhận thức của con người là một quá trình gồm ba giai đoạn. Quá trình này bắt đầu từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, rồi cuối cùng là thực tiễn. Ở giai đoạn trực quan sinh động, con người nhận thức trực tiếp các sự vật hiện tượng riêng lẻ trong thế giới một cách sống động. Đến giai đoạn tư duy trừu tượng, con người dựa vào những hiểu biết ở giai đoạn trước để rút ra mối liên hệ có tính chất qui luật, tất yếu của các sự vật, hiện tượng vừa nói. Cuối cùng cần nhờ đến sự kiểm nghiệm của thực tiễn để biết những điều "rút ra được" có đúng hay không. Trong quá trình nhận thức vừa nói, đối tượng của Logic học nằm ở giai đoạn thứ hai. Cần lưu ý: Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn, hai trình độ khác nhau nhưng lại có mối liên hệ qua lại hết sức mật thiết với nhau. Nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn trực quan sinh động mà không tiến đến tư duy trừu tượng thì con người sẽ không khám phá được tính qui luật của các sự vật, hiện tượng. Ngược lại nếu tư duy trừu tượng không bắt nguồn từ trực quan sinh động thì chỉ là tư duy trống rỗng không thể nào phản ánh đúng được các sự vật, hiện tượng. Vì vậy hai giai đoạn này không thể tách rời nhau trong một quá trình nhận thức thống nhất. 3. LƯỢC SỬ CỦA LOGIC HỌC Logic học đã có từ hơn 20 thế kỷ nay và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, với tác phẩm Organon (tức công cụ giúp ta tư duy), Aristote được kể là người đầu tiên đã sáng lập ra môn Logic học. Tới thế kỷ XVI, với tác phẩm Novum Organum (công cụ mới) Francis Bacon bước đầu đã rút ra được những qui tắc của phương pháp thực nghiệm. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Khác với Aristote, người đã xướng xuất ra phương pháp suy luận diễn dịch, Bacon là người đầu tiên đã hình thành nên phương pháp suy luận qui nạp. Rồi Descartes ở thế kỷ XVII với cuốn Discours de la méthode (phương pháp luận) xác định thêm những qui tắc mà tư duy phải tuân theo, nếu muốn đạt đến chân lý. Logic học của Aristote ở thời cổ đại Hy Lạp ngày nay được gọi là "Logic học hình thức cổ điển". Còn Logic học của Bacon và Descartes thì được gọi là Logic học khoa học hay Logic học ứng dụng. Đến thế kỷ XVII với Kant Logic học được xây dựng trên sự đối lập giữa một bên là thế giới hiện thực hỗn độn, vô trật tự, phi logic còn một bên là tư duy logic vốn có sẵn trong đầu ta, trước khi ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sau đó Hegel sửa chữa sai lầm cho Kant bằng mọi cách hợp nhất thế giới hiện thực khách quan và tư duy lại. Ông là người sáng lập ra Logic học biện chứng, chống lại Logic học siêu hình. Tuy nhiên Logic học biện chứng của Hegel còn mang tính chất duy tâm. Phải đến Marx, Engels Logic học biện chứng mới được xây dựng trên nền tảng duy vật vững chắc. Trong khi đó, Logic học hình thức, từ thế kỷ XVII, với Leibniz đã đạt được một bước phát triển mới: đưa toán học (đại số) vào Logic học. Nay ta gọi là Logic toán hay Logic ký hiệu. 4. CÔNG DỤNG CỦA LOGIC HỌC Khi nghiên cứu một môn học, ta luôn luôn muốn biết: môn học ấy có ích lợi gì? Lợi ích càng lớn thì sức hấp dẫn càng cao. Logic học đã tồn tại từ hơn 24 thế kỷ qua, nếu kể từ Aristote với tác phẩm logic đầu tiên của nhân loại, bộ Organon. Nhân loại rất công bằng. Cái gì có lợi thì giữ lại, cái gì không có lợi thì đào thải. Vậy một môn học đã xuất hiện từ thời cổ đại, trải qua bao nhiêu cuộc sàng lọc, thử thách vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay thì chắc chắc phải là một môn học có ích. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  7. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Ở Châu Âu, ngay từ thời Trung cổ, bất cứ ở đại học nào cũng dạy môn Logic học. Thuở ấy mỗi đại học thường gồm có 3 khoa là khoa Luật, khoa Y và khoa Thần học. Trước khi chuyên hẳn về một trong 3 ngành đó, mọi sinh viên đều phải học qua giai đoạn dự bị gồm 7 môn, chia làm 3 cụm. Một cụm gồm 3 môn (trivium) là Văn học, Logic học và Hùng biện. Một cụm gồm 4 môn (quadrivium) là Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc. Như vậy ta thấy Logic học không phải là một môn học mới. Nó đã có và được giảng dạy ở nhà trường từ lâu. Ngày nay nhiều nước không những dạy Logic ở đại học mà còn dạy ở cả trung học nữa. Bởi vì đó là một môn học mang nhiều ích lợi thiết thực cho ta trong đời sống hàng ngày cũng như trong lĩnh vực khoa học. Trong đời thường, Logic học giúp ta biết dùng từ (luôn luôn gắn chặt với khái niệm), dùng câu (luôn luôn gắn chặt với phán đoán) một cách chính xác, biết phát triển tư tưởng (suy luận) một cách hợp lý, biết trình bày ý kiến của mình một cách chặt chẽ, mạch lạc, phân biệt được tư tưởng nào là xác thực, tư tưởng nào là sai lầm, giả trá, ngụy biện. Trong lĩnh vực khoa học, muốn có khoa học ắt phải có việc nghiên cứu khoa học. Nhưng muốn có nghiên cứu khoa học thì phải có đề tài, có tư liệu, có phương pháp để khai thác tư liệu. Cuối cùng còn phải biết trình bày công trình nghiên cứu cho đúng qui cách. Tóm lại nghiên cứu khoa học là một hoạt động của tư duy. Và hoạt động ấy có tính loigc, nghĩa là có trình tự trước sau nhất định, có phương pháp để thực hiện công việc cho được hiệu quả. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  8. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 2, 3, 4, 5, 6, 8 (Xem Lê Tử Thành, Nhập môn Logic học, NXB Trẻ, TP HCM, 2004, tr.275 – 276) 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 (Xem, sách đã dẫn, tr. 354 – 375) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  9. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 2 Phần thứ hai NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 1. ĐỊNH NGHĨA Những qui luật cơ bản của tư duy là những qui luật làm cơ sở cho mọi nhận thức và suy luận của con người. Không có những qui luật cơ bản này, chúng ta không thể nhận thức hoặc suy luận được gì hết. Ví dụ tôi nói: A = B, B = C, vậy A = C. Và tôi hỏi: "Xin lỗi các bạn, các bạn hiểu không? Các bạn đáp: "Hiểu". Trong trường hợp này, tôi là người suy luận, còn các bạn là người nhận thức. Cả hai bên đều đạt đến kết luận A = C. Do đâu chúng ta đã đạt được kết luận như thế? Xin thưa: Do chúng ta đã dựa trên qui luật đồng nhất (một trong những qui luật cơ bản của tư duy). Vì A đồng nhất với B (tức giống hệt B), B giống hệt C, nên tôi suy luận được rằng A = C và các bạn nhận thức được rằng A = C. Xin lấy một ví dụ khác. Tôi nói: "Bây giờ bên cạnh tôi đang có một cái radio". Những người khác thấy quả đúng như vậy. Thế là sự vật đang tồn tại và sự vật được tôi phản ảnh là ăn khớp với nhau, "đồng nhất" với nhau. Nếu cùng một lúc tôi nói: "Bây giờ bên cạnh tôi đang có một cái radio và không có một cái radio", như vậy là mâu thuẫn. Một sự vật không thể vừa có vừa không cùng một lúc. Vậy chỉ có thể có một trong hai trường hợp sau đây: Nếu bên cạnh tôi có một cái radio là đúng thì ai đó nói rằng không có là sai. Hoặc nếu bên cạnh tôi thực sự không có một cái radio nào cả thì ai nói có là sai. Vậy trong ví dụ này, cái radio trong thời điểm nhất định này đây chỉ có thể có hoặc không chứ không có khả năng thứ ba (tức vừa có vừa không). Vậy là ta vừa gặp hai qui luật cơ bản nữa của tư duy là luật mâu thuẫn và luật triệt tam (hay còn gọi là bài trung hoặc bác bỏ cái thứ ba) mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. 2. PHÂN LOẠI In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  10. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Chính mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan được phản ánh vào trong óc con người tạo thành các qui luật sau đây của tư duy: 2.1. LUẬT ĐỒNG NHẤT Luật đồng nhất phản ánh tính tương đối ổn định của các sự vật vật chất vào óc con người và được phát biểu như sau: "Cái gì tồn tại thì tồn tại". Ký hiệu: A : A Nghĩa là nhờ các sự vật ở trong tình trạng tương đối ổn định mà ta xác định được vật nào ra vật đó, không nhầm lẫn, lộn xộn. Ví dụ: cái bàn là cái bàn, cây bút là cây bút, cái đèn là cái đèn v.v Thế rồi sau khi các sự vật, hiện tượng được phản ánh vào đầu óc ta thì hình ảnh nào, khái niệm nào, phán đoán nào, suy luận nào giống nhau, được gọi là đồng nhất với nhau. Ví dụ: Khái niệm "Logic học" thì đồng nhất với khái niệm "Khoa học về các qui luật và hình thức của tư duy". Phán đoán "Không ai sống mãi" thì đồng nhất với phán đoán "Mọi người đều chết". Luật đồng nhất xem ra thật dễ hiểu và đơn giản. Thế nhưng trong cuộc sống hằng ngày, phân biệt cho thật chính xác cái gì (sự vật, hiện tượng, khái niệm, phán đoán, suy luận ) đồng nhất với cái gì thì lại không đơn giản. (Xem: Sách đã dẫn, tr.37). 2.2. LUẬT MÂU THUẪN Luật mâu thuẫn được phát biểu như sau: "Một sự vật hoặc hiện tượng nào đó không thể vừa có vừa không cùng một lúc". Nếu cùng một lúc, vừa có vừa không là mâu thuẫn. Ký hiệu: A A : Cùng một lúc mâu thuẫn ~ A Ví dụ: Trước mặt tôi đang có cái bóng đèn hay không có cái bóng đèn chứ không thể nào vừa có vừa không được. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  11. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Có một chàng trai viết thư cho người yêu: "Em thân yêu, vì em anh sẵn sàng làm tất cả: bơi qua đại dương, lao xuống vực thẳm, nhảy vào lửa mà không hề ngần ngại. Anh sẽ đạp bằng mọi khó khăn trở ngại để đến với em". Cuối thư chàng trai tái bút: Chủ nhật anh sẽ đến chỗ em nếu trời không mưa. Như thế là anh ta đã mâu thuẫn: Vừa làm được mọi chuyện ("đạp bằng mọi khó khăn"), lại vừa không làm được (nếu mưa thì không đến). (Xem: Sách đã dẫn, tr.41) 2.3. LUẬT TRIỆT TAM Còn gọi là luật bài trung hoặc bác bỏ cái thứ ba. Luật triệt tam có nội dung như sau: "Một sự vật, hiện tượng hoặc có hoặc không chứ không có trường hợp thứ ba". Ký hiệu: A Đ S A : \ 3 ~ A S Đ Một số nguyên hoặc chẵn hoặc lẻ chứ không có trường hợp thức ba: vừa chẵn vừa lẻ. Bây giờ trong túi của bạn đang có tiền hay không có tiền chứ không thể có trường hợp thứ ba: vừa có tiền, vừa không có tiền. Mời các bạn nghe câu chuyện sau đây: Có hai ông bạn gặp nhau trước một quán rượu. Một ông nói: - À, ta làm vài ly đi. Bà xã tôi vừa sinh một cháu tối hôm qua. - Xin có lời chúc mừng anh. Thế cháu ra sao? - Hoàn toàn bình thường và rất dễ thương. - Trai hay gái. - Đố anh biết đấy. - Chắc lại một thằng nữa chứ gì? - Sai rồi. - Vậy con gái phải không? Ông kia ngạc nhiên: - Giỏi thật đấy! Sao anh biết, nãy giờ tôi đã nói đâu. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  12. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Thực ra chẳng có gì là giỏi cả. Trên đời này bình thường chỉ có hai giới tính: nam hoặc nữ. Vậy nếu con anh là bình thường thì không trai ắt là gái, chứ không có trường hợp thứ ba. 2.4. LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ Quy luật này được phát biểu như sau: "Tất cả những gì tồn tại đều có lý do để tồn tại". Nghĩa là không có sự vật nào tồn tại mà không có lý do. Vì có lý do nên ta mới hiểu được, giải thích được các sự vật, hiện tượng. Aristote phân biệt hai thứ lý do: lý do tác thành và lý do hướng đích. Lý do tác thành chỉ một hiện tượng phát sinh ra một hiện tượng khác. Còn lý do hướng đích thì chỉ cái mục đích mà một hành động được thực hiện. Ví dụ: Đây là cây bút. Cây bút là một vật đang tồn tại. Cây bút này do ai làm ra và làm ra bằng chất liệu gì? Hỏi như thế tức là hỏi lý do nào, nguyên nhân nào đã tạo thành cây bút. Còn nếu hỏi: "Cây bút này để làm gì?" tức là hỏi về lý do hướng đích của nó. Nó hướng về mục đích nào. Ta nói: mục đích của cây bút là để viết. Để hiểu rõ qui luật đầy đủ hơn, ta sẽ đi sâu vào hai qui luật sau đây: 2.4.1. Quy luật nhân quả Quy luật nhân quả được phát biểu: "Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân. Trong cùng một nguyên nhân và cùng một điều kiện, luôn luôn sinh ra cùng một kết quả". Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đun nước đến 100o (nguyên nhân) thì nước sôi (kết quả). Luôn luôn như thế, có cùng điều kiện và nguyên nhân như vừa nói, ta đều có được kết quả như nhau. (Xem: Sách đã dẫn, tr.47). 2.4.2. Quy luật hướng đích Luật hướng đích được phát biểu như sau: "Mọi sự vật, hiện tượng đều có hoặc đều hướng về một mục đích". Ví dụ: Mục đích của cái ghế là để ngồi, cái đồng hồ là để xem giờ, cái quạt là để cho mát, mắt là để nhìn, tai là để nghe, chim có cánh để bay, vịt có chân xòe ra để bơi lội v.v Xem đó, không có sự vật nào tồn tại mà không hướng về một mục đích. Không ai (dù người lớn hay trẻ em) lại không thường có thắc mắc "cái này để In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  13. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET làm gì?", "cái kia để làm gì?". Để làm gì tức là có mục đích gì, có tính hướng đích như thế nào? Tuy nhiên cần lưu ý: . Trong thế giới hữu cơ, theo Darwin, luật hướng đích chỉ có tính chất tương đối: Vì trên con đường tiến hóa lâu dài của các sinh vật, bộ phận nào được dùng đến thì tồn tại và phát triển, bộ phận nào không còn được dùng đến thì thoái hóa dần và có thể biến mất. Ví dụ: Chim có cánh để bay. Nhưng con chim nào như chim cánh cụt (pingouin) ở Nam cực hay chim đà điểu không còn dùng cánh để bay nữa thì cánh không còn để bay. Nghĩa là cặp cánh của loài chim này đã mất tính hướng đích chứ không còn như đối với tổ tiên của chúng xưa kia. . Còn trong thế giới đồ vật, vốn chúng không biết hướng về một mục đích nào cả. Cái ghế không biết tự hướng về mục đích để cho con người ngồi. Cây bút không biết tự hướng về mục đích để cho con người viết. Các đồ vật này biết hướng về mục đích nào đó là do con người. Hay nói cho đúng hơn nữa, một đồ vật biết hướng về một mục đích nào đó là do một sinh vật có ý thức đã dùng nó vào mục đích ấy. Ví dụ con khỉ dùng một nhánh cây gãy khèo trái chuối ở bên ngoài chuồng mà nó không với tới được. Cho nên một vật chỉ biết hướng về một mục đích khi có ý thức. Nói khác đi, chỉ có sinh vật nào có ý thức thì mới biết tự hướng mình hay hướng một vật khác ở bên ngoài mình về một mục đích. Mà sinh vật có ý thức rõ nét nhất, không ai khác hơn là con người. Ví dụ: Tôi dùng ly để uống nước, nhưng cũng có thể dùng ly để cắm hoa, để nhốt con bướm, để chặn giấy v.v Rõ ràng cái ly không hướng về một mục đích nhất định và duy nhất nào cả. Nó hướng về mục đích nào là do tôi. Tính hướng đích của nó là tùy thuộc ở tôi. (Xem: Sách đã dẫn, tr.49). 3. NGUỒN GỐC Những qui luật của tư duy vừa nói đến trên đây, do đâu mà có? Nói cách khác, những qui luật cơ bản của tư duy là có sẵn ở trong đầu của chúng ta hay được phản ánh từ thế giới bên ngoài vào? Cho đến nay, có hai cách giải thích khác nhau: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  14. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Quan điểm duy tâm cho rằng các qui luật cơ bản của tư duy đã có sẵn trong trí óc con người từ khi mới sinh ra. Quan điểm duy vật cho rằng các qui luật cơ bản của tư duy là do sự phản ánh những mối liên hệ tất nhiên của thế giới khách quan vào trong ý thức của con người. Con người không sắp xếp giới tự nhiên cho phù hợp với những suy nghĩ chủ quan của mình. Trái lại chính sự suy nghĩ của con người là phản ánh những thuộc tính và những mối liên hệ của thế giới hiện thực khách quan. Cái logic trong óc con người không có gì khác hơn là sự phản ánh cái logic đang diễn ra trong giới tự nhiên, tức là cái logic khách quan. (Xem: Sách đã dẫn, tr.51). CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 (Xem: Sách đã dẫn, tr. 277 – 278). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 12, 13, 147, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21) (Xem: Sách đã dẫn, tr.357 – 361). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  15. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 3 Phần thứ ba NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY Chương I: KHÁI NIỆM 1. ĐỊNH NGHĨA Khái niệm là một hình thức tư duy của con người. Nó phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Hình vuông là hình có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau. "Bốn cạnh và bốn góc bằng nhau" là tính chất chung thuộc về mọi hình vuông, là thuộc tính đặc biệt quan trọng (chủ yếu) của mọi hình vuông, là thuộc tính ổn định, sâu sắc, không thể thiếu (bản chất) ở mọi hình vuông. Hằng ngày ta gặp rất nhiều "hình vuông" với kích cỡ to nhỏ khác nhau, màu sắc khác nhau (xanh, đỏ, vàng, đen ) chất liệu khác nhau (bằng gỗ, sắt, nhôm, thủy tinh ). Nhưng đã là hình vuông thì nhất thiết phải có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau. Bốn cạnh và bốn góc bằng nhau là thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của mọi hình vuông. 2. PHÂN LOẠI Tùy thuộc việc dựa vào nguồn gốc đã phát sinh ra các khái niệm hay vào sức chứa (ngoại diên) của các khái niệm mà ta có các loại sau đây: 2.1. XÉT VỀ NGUỒN GỐC, TA CÓ 3 LOẠI . Khái niệm thật: Khi đầu óc ta phản ánh đúng các sự vật hoặc hiện tượng có thật ở trong thiên nhiên. Ví dụ: "trời", "mây", "nước", "thuyền", "sông", "biển", v.v . Khái niệm giả: khi đầu óc ta phản ánh không đúng (sai lệch) các sự vật hiện tượng có thật ở trong thiên nhiên. Ví dụ: "thần sấm", "thần sét", "thần sông", "thần núi", v.v . Phạm trù: Những khái niệm có thuộc tính chung nhất. Ví dụ: "thời gian", "bản chất", "hiện tượng", v.v 2.2. XÉT VỀ NGOẠI DIÊN, TA CŨNG CÓ 3 LOẠI In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  16. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Khái niệm đơn nhất: chỉ chứa một sự vật. . Khái niệm chung: chứa nhiều sự vật. . Khái niệm tập hợp: chứa nhiều sự vật nhưng là một chỉnh thể (không thêm, bớt được). (Xem: Sách đã dẫn, tr.56) 3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM Nhận thức của con người về tự nhiên, bao giờ cũng bắt đầu từ những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Tiếp sau đó là giai đoạn cấu tạo các khái niệm. Về bản chất thì khái niệm khác với cảm giác, tri giác và biểu tượng. Bởi vì những thuộc tính của khái niệm không còn có tính chất cụ thể, cá biệt nữa mà có tính chất chung, bản chất. Với phân tích, ta tách toàn khối các sự vật, hiện tượng ra thành những bộ phận khác nhau, với những thuộc tính khác nhau. Sau đó với tổng hợp, ta gom các sự vật, hiện tượng có thuộc tính bản chất giống nhau về một nhóm. Thế rồi với khái quát hóa và trừu tượng hóa, ta chỉ còn giữ lại những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất và gạt bỏ đi tất cả những gì là ngẫu nhiên, đặc thù, thứ yếu ở các nhóm sự vật hiện tượng. Giờ đây tư duy con người vượt khỏi tính cá biệt và muôn màu muôn vẻ của sự vật, hiện tượng và chỉ còn giữ lại những gì quan trọng nhất, chung nhất. Nhờ đó ta có thể nhận thức được một cách sâu sắc bản chất của các sự vật và hiện tượng ở quanh ta. Tuy nhiên, quá trình hình thành khái niệm là một quá trình nhận thức phức tạp và lâu dài. Những thuộc tính bản chất của các sự vật và hiện tượng không phải luôn luôn được nhận thức trọn vẹn trong một lần, mà được bộc lộ dần dần qua thời gian cùng với sự nâng cao nhận thức của con người bằng hoạt động thực tiễn. 4. CẤU TRÚC CỦA KHÁI NIỆM Khái niệm nào cũng có hai phần: nội hàm và ngoại diên Nội hàm cho ta biết toàn thể những thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. Ví dụ nội hàm của khái niệm "người" là sinh vật có lý trí, có ngôn ngữ, có bộ óc tổ chức tinh vi nhất v.v In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  17. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Còn ngoại diên thì cho ta biết tất cả những cá thể có chứa những thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm vừa nói. Ví dụ: người châu Á, châu Phi, châu Mỹ, người kinh, người thượng, người da đen, da trắng, da vàng đều nằm trong sức chứa của khái niệm người. (Xem: Sách đã dẫn, T.I, tr.64). 5. QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM 5.1. QUAN HỆ ĐỒNG NHẤT Khi hai khái niệm có nội hàm và ngoại diên giống nhau. Ví dụ: Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau. 5.2. QUAN HỆ PHỤ THUỘC Khi nội hàm và ngoại diên của khái niệm này là một bộ phận của khái niệm kia. Đó là quan hệ giữa hạng và loại. Ví dụ: Mối quan hệ giữa tạp chí Quản trị kinh doanh với tạp chí là mối quan hệ phụ thuộc giữa một hạng tạp chí với loại của nó (tạp chí nói chung). 5.3. QUAN HỆ NGANG HÀNG Khi hai khái niệm đều là các hạng của cùng một loại. Ví dụ: Tạp chí Quản trị kinh doanh, tạp chí Tâm lý học, tạp chí Tin học v.v đều là các hạng của cùng một loại (tạp chí). 5.4. QUAN HỆ GIAO NHAU Khi hai khái niệm, về nội hàm và ngoại diên có một phần trùng nhau. Ví dụ: Một số sinh viên là giáo viên. Giữa hai khái niệm sinh viên và giáo viên, có một số người vừa là giáo viên, vừa là sinh viên. Số người ấy là phần giao nhau giữa hai khái niệm. 5.5. QUAN HỆ MÂU THUẪN Khi hai khái niệm phủ định nhau và chỉ có một khái niệm được biết rõ thuộc tính. Ví dụ: tốt và không tốt, đen và không đen In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  18. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 5.6. QUAN HỆ ĐỐI CHỌI Khi hai khái niệm đều được biết rõ thuộc tính và các thuộc tính ấy trái ngược nhau, chọi nhau. Ví dụ: Tốt và xấu, trắng và đen. (Xem thêm: Sách đã dẫn, tr.65). 6. KHÁI NIỆM VÀ TỪ Khái niệm và từ có quan hệ mật thiết với nhau. Có thể ví khái niệm như là ý và từ như là lời. Lời mà không có ý thì trống rỗng. Còn ý mà không có lời thì không thể xuất hiện trước người khác được. Vì vậy từ chính là phương tiện chuyển tải khái niệm từ trong đầu tra ra bên ngoài. Thông thường một từ chuyển tải một khái niệm (như đèn, sách, bút). Nhưng cũng có khi một từ chuyển tải nhiều khái niệm khác nhau, gây phức tạp. Ví dụ: Từ "mai" có thể chỉ ngày hôm sau, một thứ hoa, một loại rắn, phần cứng trên mu con rùa hay là vật dùng để xúc đất. Ngược lại có khái niệm cũng có thể diễn đạt bằng nhiều từ khác nhau. Ví dụ: Sắc ngược với sắc trắng và sắc đen. Nhưng ngoài từ đen còn có nhiều từ khác cũng cùng chỉ một khái niệm như mực (chó mực), mun (mèo mun), hắc (dầu hắc), ô (ngựa). Tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng không được dùng lẫn lộn. Không ai nói bò mực, ngựa mực, mèo mực mà chỉ nói chó mực. Trong dân ca Việt Nam có điệu "Lý ngựa ô" chứ không ai nói "Lý ngựa đen", mặc dù ô và đen cũng là một khái niệm. Cho nên do có sự phức tạp trong mối quan hệ giữa khái niệm và từ như thế, ta cần lưu ý: Từ và khái niệm tuy có sự liên hệ hết sức mật thiết với nhau nhưng từ chỉ là qui ước có tính chủ quan của các cộng đồng xã hội; còn khái niệm thì lại luôn luôn phản ánh những đối tượng khách quan, có thực. Ví dụ khái niệm "nhà", dân tộc nào cũng hiểu như nhau (nơi để ở), nhưng người Pháp thì gọi là maison, người Anh gọi là house, người Đức gọi là haus, người Nga gọi là go v.v (Xem: Sách đã dẫn, tr. 60). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  19. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 7. THU HẸP VÀ MỞ RỘNG KHÁI NIỆM Muốn biết một khái niệm đang được mở rộng hay thu hẹp thì phải căn cứ vào ngoại diên (tức sức chứa) của nó. Ngoại diên tăng lên, tức khái niệm đang được mở rộng. Còn ngoại diên giảm đi, tức là khái niệm đang bị thu hẹp. Ngoại diên của khái niệm mở rộng đến mức độ cuối cùng, gọi là phạm trù (hay Loại tối cao, genre suprême). Đó là lúc khái niệm có thuộc tính chung nhất, bao quát nhất. Trong mối liên hệ với các khái niệm khác, một khái niệm có thể là loại hay hạng tùy trường hợp cụ thể. Ví dụ "động vật là loại đối với con chó, con mèo, con gà, con vịt nhưng lại là hạng của sinh vật (tức một trong hai bộ phận của sinh vật là động vật và thực vật). (Xem: Sách đã dẫn, tr. 90). CÂU HỎI BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25. (Xem: Sách đã dẫn: tr. 279 – 280). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 24, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42. (Xem: Sách đã dẫn: tr. 361 – 368). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  20. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 4 Phần thứ ba ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN CHIA MỘT KHÁI NIỆM Ta có thể tìm hiểu một khái niệm bằng hai cách: Định nghĩa và phân chia. Định nghĩa là xem xét khái niệm về mặt nội hàm. Còn phân chia là xem xét khái niệm về mặt ngoại diên. 1. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM 1.1. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM LÀ GÌ ? Là tách một "Khái niệm cần định nghĩa" ra khỏi những khái niệm tiếp cận với nó và chỉ rõ thuộc tính bản chất (tức nội hàm) của nó. Ví dụ muốn định nghĩa hình vuông, ta phải làm hai việc: . Phân biệt (tách) hình vuông khỏi những hình khác mà ta có thể lẫn lộn như hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành v.v . Chỉ rõ tính chất chỉ riêng mình nó có chứ các hình khác không có: 4 cạnh và 4 góc bằng nhau. 1.2. CẤU TRÚC CÁC ĐỊNH NGHĨA Thông thường định nghĩa có cấu trúc như sau: A là B. Ví dụ: Đoạn thẳng là đường ngắn nhất nối hai điểm. Ta gọi "Đoạn thẳng" là A (khái niệm cần định nghĩa) và "đường ngắn nhất nối hai điểm" là B (khái niệm dùng để định nghĩa). Cấu trúc này còn có hai biến tướng khác nữa. Đó là trường hợp chữ "là" biến thành "khi và chỉ khi", hoặc "là" biến thành "được gọi là". (Xem: Sách đã dẫn, tr. 71). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  21. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 1.3. CÁC QUI TẮC ĐỊNH NGHĨA Để một định nghĩa có giá trị, ta cần phải tuân theo những qui tắc sau đây: 1.3.1. Ngoại diên của A và B phải bằng nhau Nếu một trong hai vế có ngoại diên lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều dẫn đến sai lầm. Ví dụ: Đường kính (A) là đường nối hai điểm của vòng tròn (B). Định nghĩa này là sai vì A nhỏ hơn B. Còn định nghĩa sau đây cũng sai vì A lớn hơn B. Thấu kính là một dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt lõm. Còn ví dụ: "Chim thiên nga là loại chim có lông màu trắng", thì A vừa lớn hơn, vừa nhỏ hơn B. 1.3.2. Không được định nghĩa lòng vòng Ví dụ: góc vuông là góc bằng 90 độ và độ là bằng một phần chín mươi của góc vuông. Định nghĩa này chỉ nói loanh quanh, luẩn quẩn. Phần B không làm sáng tỏ được gì cho phần A cho nên xem như khái niệm "góc vuông" chưa được định nghĩa. 1.3.3. Định nghĩa phải đầy đủ Ví dụ: con người là một động vật có ngôn ngữ. Định nghĩa chưa đầy đủ vì chưa nói lên được hết những thuộc tính bản chất của khái niệm người như có lý trí, có bộ óc tổ chức tinh vi nhất, biết cải tạo thế giới v.v 1.3.4. Định nghĩa không được phủ định Ví dụ: Người không phải là một vật vô tri vô giác. Không phải là vật vô tri vô giác thì là vật gì? Rõ ràng thuộc tính của khái niệm người không được xác định vì thế không thể là một định nghĩa. 1.3.5. Định nghĩa phải ngắn gọn Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  22. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Định nghĩa này không ngắn gọn vì thừa. Ta chỉ cần nói "Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau", hoặc "tam giác đều là tam giác có 3 góc bằng nhau". Thế là đủ. 1.4. CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH NGHĨA Có nhiều hình thức định nghĩa, từ chính xác đến tương tự (tức chưa đúng là một định nghĩa tuân theo các qui tắc vừa nêu ở trên). 1.4.1. Định nghĩa thông qua loại và hạng Hình thức định nghĩa này luôn cho biết khái niệm thuộc về Loại và Hạng nào. Ví dụ: Chất rắn là Loại vật thể có thể tích không thay đổi và hình dạng không thay đổi (đây là những đặc điểm riêng của chất rắn, tức là một Hạng của Loại vật thể). 1.4.2. Định nghĩa thông qua việc vạch rõ nguồn gốc phát sinh Ví dụ: Hình tròn là hình được tạo bởi một điểm chuyển động cách đều quanh một điểm cố định. 1.4.3. Định nghĩa từ Là tìm ra từ ngữ khác dễ hiểu hơn để thay thế. Ví dụ: Tổ quốc là nước của tổ tiên mình. Đồng bào là người cùng một nước. 1.4.4. Những hình thức "định nghĩa" khác Ngoài ra còn có những hình thức thoạt nhìn tưởng là định nghĩa nhưng thực chất không phải, vì không đáp ứng được các qui tắc định nghĩa đã nêu. Chẳng hạn như: . Miêu tả: Là chỉ ra một số thuộc tính nào đó của đối tượng. Ví dụ: Nguyễn Du tả nàng Thúy Kiều: "Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". . Miêu tả đặc trưng: Là chỉ ra một số thuộc tính đặc biệt của đối tượng. Ví dụ: Câu đố nói về con tôm: "Đầu như khóm trúc, lưng uốn khúc rồng, sinh thì bạch, tử thì hồng, xuân hạ thu đông, bốn mùa có cả". In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  23. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . So sánh: Là lấy một đối tượng mà tính chất đã rõ để giúp ta có thể hiểu một đối tượng khác chưa rõ. Ví dụ: "Thanh niên là rường cột của nước nhà" ; Trong một căn nhà, cái rường, cái cột quan trọng như thế nào (ta đã biết), thì vai trò, vị trí của người thanh niên đối với đất nước cũng thế. 2. PHÂN CHIA KHÁI NIỆM 2.1. PHÂN CHIA KHÁI NIỆM LÀ GÌ ? Là tìm ra các Hạng nằm trong Loại của khái niệm được phân chia. Đó là đem những đối tượng nằm trong cùng một ngoại diên chia ra thành các nhóm nhỏ hơn. Sau đó lại từ những nhóm nhỏ hơn này chia ra thành những nhóm nhỏ hơn nữa v.v Muốn phân chia khái niệm, phải có cơ sở phân chia (tức thuộc tính mà ta chọn hoặc dựa vào) và thành phần phân chia (tức các hạng được chia ra từ loại của nó). Ví dụ: Khái niệm "tam giác" được phân chia thành tam giác thường, tam giác cân, tam giác đều. Tam giác (A) Loại (A1) Thường (A2) Cân (A3) Đều Hạng Cơ sở phân chia mà ta dựa vào là cạnh. Tam giác nào cũng có 3 cạnh (hoặc 3 cạnh đều nhau, hoặc có 2 cạnh bằng nhau, hoặc không có cạnh nào vuông nhau cả). Vậy nếu dựa trên cơ sở phân chia này, ta có được 3 thành phần phân chia (tức 3 hạng). (Xem thêm: Sách đã dẫn, tr. 80) 2.2. CÁC QUI TẮC PHÂN CHIA KHÁI NIỆM Để việc phân chia khái niệm được tốt, cần tuân thủ các qui tắc sau đây: 2.2.1. Cân đối Nghĩa là ngoại diên của các thành phần phân chia (tức các hạng) cộng lại phải bằng ngoại diên loại của nó, không được thừa hoặc thiếu. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  24. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Ví dụ về phân chia khái niệm "tam giác" trên đây là hoàn toàn "cân đối" vì ngoại diên của A = A1 + A2 + A3. 2.2.2. Có cùng thuộc tính bản chất Nghĩa là phải dựa vào cùng một cơ sở phân chia. Chẳng hạn trong ví dụ trên đây, để chia thành 3 thứ tam giác, trước sau ta chỉ dùng một cơ sở mà thôi, đó là "cạnh". 2.2.3. Khác thành phần phân chia Nghĩa là các hạng phải hoàn toàn khác nhau, không được trùng lắp hoặc lẫn lộn vì đã trùng lắp là cùng hạng chứ không phải khác hạng. Ví dụ nếu ta chia nông sản ra thành: Lúa, bắp, khoai, sắn, mè, ngô, vừng thì trong 8 thành phần phân chia ấy đã có thứ trùng lắp nhau (bắp và ngô, mè và vừng). 2.2.4. Liên tục Nghĩa là sự phân chia luôn luôn phải được chuyển sang cấp thấp hơn và gần nhất. Không được "nhảy vọt trong phân chia". Ví dụ ta chia khái niệm khoa học như sau: Toán Các môn toán về lượng Các môn toán về trật tự . Thuyết về các nhóm . Thuyết về các tập hợp . Hình học vị tướng Lượng Lượng liên tục gián đoạn . Hình học sơ . Số học cấp . Đại số học . Cơ học . Giải tích học thuSự ầphn lâýn chia khái niệm trên đây là không liên tục vì hình học và đại số không phải cùng hạng với Lý, Hóa, Sinh mà Toán mới là cùng hạng. Dưới toán (xét như loại) mới đến các hạng như sau: 2.3. CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA KHÁI NIỆM In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  25. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 2.3.1. Phân loại (classification analogique) Là phân một khái niệm ra thành những khái niệm nhỏ hơn và phân mãi cho đến đơn vị cuối cùng. Khi phân loại phải lấy thuộc tính bản chất để làm căn cứ mà sắp xếp các sự vật có thuộc tính giống nhau vào một nhóm. Ví dụ căn cứ vào thuộc tính là có hay không có xương sống, các động vật được chia thành ngành có xương sống hay ngành không có xương sống. Nếu có xương sống mà ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây thì xếp vào lớp cá. Nếu thở bằng phổi và chuyển dịch bằng cách bò thì xếp vào lớp bò sát. Nếu mình có lông vũ và có cánh thì xếp vào lớp chim v.v 2.3.2. Phân đôi (division binaire) Là khi đem chia một khái niệm ra làm hai khái niệm mâu thuẫn. Phép phân chia này thường áp dụng khi trong một loại, chỉ có thuộc tính một hạng của nó được xác định. Ví dụ: "Sinh viên có hộ khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh và không có hộ khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh". Cũng có khi vì muốn chú trọng hoặc chỉ nhấn mạnh một thuộc tính thôi, người ta đã áp dụng cách "phân đôi". Ví dụ: "Tư tưởng vô sản và phi vô sản". "Triết học Macxít và phi Mácxít". (Xem: Sách đã dẫn, tr. 87) CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 21, 22, 23, 25. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 279 – 80). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 37, 39, 43, 45, 46, 47, 48. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 366 – 370). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  26. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 5 PHÁN ĐOÁN 1. ĐỊNH NGHĨA Phán đoán là hình thức thứ hai của tư duy, nhờ đó ta nối liền các khái niệm lại với nhau và khẳng định rằng khái niệm này là khái niệm kia hoặc phủ định rằng khái niệm này không phải là khái niệm kia. Ví dụ với hình thức tư duy thứ nhất, ta đã tạo được các khái niệm như "quả đất", "vuông", "tròn" v.v Giờ đây tư duy ta lại có khả năng thứ hai là nối các khái niệm lại với nhau để biết giữa các khái niệm ấy có mối quan hệ hay không có mối quan hệ. Chẳng hạn ta nói "quả đất thì tròn" hay "quả đất không vuông". "Quả đất thì tròn" là một phán đoán, cho biết giữa hai khái niệm "quả đất" và "tròn" là có mối quan hệ. Còn "quả đất không vuông" là một phán đoán, cho biết giữa khái niệm "quả đất" và "vuông" không có mối quan hệ gì với nhau cả. 2. CẤU TRÚC CỦA PHÁN ĐOÁN Một phán đoán bao giờ cũng gồm có 3 phần: chủ từ, hệ từ và thuộc từ. Chủ từ cho ta biết đối tượng mà ta đang nghĩ tới. Ví dụ: "Quả đất". Thuộc từ thì cho ta biết thuộc tính tức tính chất thuộc về đối tượng mà ta đang nghĩ tới. Ví dụ "tròn" là tính chất thuộc về quả đất. Hệ từ cho biết mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ: có hay không có quan hệ. Hệ từ "là" hoặc "thì" cho biết có mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ, còn hệ từ "không" hoặc "chẳng", "chả" cho biết không có mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ. Hệ từ có khi được hiểu ngầm. Ví dụ ta nói "trời cao", "sông dài", "biển rộng". Trong các phán đoán này ta chỉ thấy chủ từ và thuộc từ còn hệ từ "là" hay "thì" được hiểu ngầm. Tóm lại cấu trúc của phán đoán chỉ có hai dạng là có hoặc không có mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ. Nếu có, trong Logic học thường viết tắt S:P; In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  27. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET nếu không có thì viết tắt S P. S (Subjectum) là chủ từ. P (praedicatum) là thuộc từ. Cả hai đều mượn từ tiếng La tinh. 3. PHÁN ĐOÁN VÀ CÂU Phán đoán và câu có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Câu chính là phương tiện để chuyển tải một phán đoán từ trong đầu ta ra ngoài. Ví dụ: trong đầu tôi đang có một phán đoán: "Trời thì tối". Phán đoán ấy sẽ mãi mãi không có ai biết được cả, nếu tôi không nói ra hoặc viết ra; nghĩa là nếu tôi không dùng một câu để chuyển tải nó ra ngoài cho người khác có thể đọc được hay nghe được. Tuy nhiên không phải câu nào cũng là phán đoán. Chẳng hạn những câu sau đây không phải là những phán đoán: . Đố ai biết lúa mấy cây? . Biết sông mấy khúc? . Biết mây mấy từng? . Đố ai quét sạch lá rừng? . Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây. Phán đoán luôn luôn cho biết có (khẳng định) hay không có (phủ định) mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ. Còn những câu mang tính chất là câu hỏi, câu đố, ra lệnh hay khuyên bảo thì không phải là phán đoán vì mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ (có quan hệ hay không có quan hệ) chưa rõ ràng. Cũng như mối quan hệ giữa khái niệm và từ, mối quan hệ giữa phán đoán và câu rất phức tạp. Bởi vì một phán đoán có thể truyền tải nhiều câu khác nhau. Ví dụ "Ớt thì cay" là một phán đoán. Phán đoán ấy có thể diễn đạt bằng nhiều câu khác nhau như: . Mọi loại ớt (thông thường) đều cay. . Ớt nào cũng cay hết. . Có ớt nào là không cay đâu. . Ớt nào lại ớt chẳng cay (ca dao) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  28. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Không có ớt nào là không cay. . v.v Tất cả các phán đoán vừa kể đều có một nội dung như nhau. Câu cuối cùng mặc dầu có hai lần phủ định "không có ớt nào là không cay" nhưng nội dung cũng vẫn thế. Có khi mối quan hệ phức tạp giữa phán đoán và câu là do một câu có thể chuyển tải nhiều phán đoán khác nhau. Ví dụ có hai người gặp nhau. Một người nói "Chán quá, tớ đi bắt ếch suốt đêm qua mà chẳng được con cóc nào". Người kia bảo: "Mình cũng chẳng hơn gì cậu, sáng nay ăn một tô phở gà quậy mãi chẳng được miếng thịt chó nào". Rõ ràng mỗi câu như thế đều chuyển tải hai phán đoán. Một phán đoán có vẻ như nghịch lý (đi bắt ếch lại đòi được cóc, ăn phở gà mà đòi quậy lên thịt chó). Thế nhưng còn có một phán đoán nữa; mà phán đoán này mới xác thực (nói là cóc nhưng vẫn hiểu là ếch, nói là chó nhưng vẫn hiểu là gà). 4. PHÂN LOẠI PHÁN ĐOÁN Có thể phân biệt hai loại phán đoán: Phán đoán đơn (được tạo thành bởi một câu) và phán đoán phức hợp (được tạo thành bởi nhiều câu). 4.1. PHÁN ĐOÁN ĐƠN Mỗi phán đoán có 3 bộ phận: Chủ từ, hệ từ và thuộc từ. Căn cứ vào hệ từ, ta có thể biết tính chất của phán đoán ấy là khẳng định hay phủ định. Còn căn cứ vào chủ từ, ta có thể biết số lượng của phán đoán đó là ít hay nhiều. Vì thế ta có thể phân loại: 4.1.1. Theo chất Bất cứ phán đoán nào cũng mang tính chất khẳng định hoặc phủ định. Vì vậy có 2 loại. . Phán đoán khẳng định Ký hiệu: S: P Ví dụ: Kim loại thì dẫn điện. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  29. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Phán đoán phủ định Ký hiệu: S ≠ P Ví dụ: Nhựa không dẫn điện. 4.1.2. Theo lượng Bất cứ phán đoán nào cũng chỉ có một số lượng. Số lượng ấy có thể hoặc chỉ toàn bộ (gọi là phán đoán chung) hoặc chỉ một phần (gọi là phán đoán riêng). . Phán đoán chung Ký hiệu:  S: (≠) P Ví dụ: Mọi người đều (không) sống mãi. . Phán đoán riêng Ký hiệu:  S: (≠) P Ví dụ: Một số người là không trung thực. Ngoài ra còn một loại phán đoán nữa, gọi là phán đoán đơn nhất. Ví dụ: Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam. Trong phán đoán này, vì đối tượng là duy nhất (chỉ có một Hà Nội, không có nhiều Hà Nội) nên phán đoán đơn nhất được xem là tương đương với phán đoán chung, cùng loại với phán đoán chung. Trong phán đoán đơn nhất cũng như trong phán đoán chung, ngoại diên của chủ từ đã được nói lên đầy đủ. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 104) 4.1.3. Theo chất và lượng Trên đây ta vừa tách riêng lượng và chất của một phán đoán để xem xét. Thế nhưng một phán đoán được nói hay viết ra, bao giờ cũng cho biết cả chất lẫn lượng của phán đoán dó. Vì vậy trộn cả chất (khẳng định hoặc phủ định) và lượng (chung hoặc riêng), ta có 4 loại phán đoán: . Khẳng định chung (Ký hiệu  S: P, còn gọi là phán đoán A). . Khẳng định riêng (Ký hiệu  S: P, còn gọi là phán đoán I). . Phủ định chung (Ký hiệu  S ≠ P, còn gọi là phán đoán E). . Phủ định riêng (Ký hiệu  S ≠ P, còn gọi là phán đoán O). (Xem: Sách đã dẫn, tr. 105) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  30. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  31. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 4.1.4. Theo hình thái Xét về hình thái của một phán đoán, tức là xem mức độ quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ của phán đoán đó. Có 3 mức độ quan hệ như sau: . Phán đoán cái nhiên Ký hiệu: S: (≠) P Khi có hay không có mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ chưa rõ ràng. Ví dụ: Ngày mai trời có thể mưa. Trên sao Hỏa có lẽ không có sinh vật. . Phán đoán minh nhiên Ký hiệu: S: (≠) P Khi mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ là có hay không đã rõ ràng. Ví dụ: Bây giờ ở đây không mưa. Hôm nay là ngày chủ nhật . Phán đoán tất nhiên Ký hiệu: S: (≠) P Khi mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ là có hay không một cách tất yếu. Ví dụ: Sắt thì cứng Trên mặt trăng không có chú cuội. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 107). 4.1.5. Theo tính chất của thuộc từ Căn cứ vào tính chất của thuộc từ đối với chủ từ ta có: . Phán đoán đặc tính: Cho biết giữa chủ từ và thuộc từ là có hay không có tính chất nào đó. Ký hiệu: S: P (không khí thì nhẹ). S ≠ P (Gỗ không hòa tan trong nước) . Phán đoán quan hệ: Cho biết mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ là như thế nào (so sánh). Ký hiệu: r P In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  32. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Bằng Đà Lạt đẹp Hơn Đà Nẵng Thua S ~ r P Bằng Đà lạt không đẹp Hơn Đà Nẵng Thua 4.2. PHÁN ĐOÁN PHỨC HỢP Là phán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn, bởi các từ nối như và, hoặc, nếu thì v.v Phán đoán phức hợp lại được chia thành hai loại phán đoán phức hợp cơ bản và phán đoán đa phức hợp. 4.2.1. Phán đoán phức hợp cơ bản Đó là những phán đoán được tạo thành trực tiếp từ các phán đoán đơn, gồm có: . Phán đoán liên kết: Do các phán đoán hợp thành bởi từ nối "và". Ký hiệu: p ^ q Ví dụ: Tôi đang trình bày bài giảng và các bạn đang ghi chép. . Phán đoán lựa chọn: Do các phán đoán đơn hợp thành bởi từ nối "hoặc". Ký hiệu: p v q Ví dụ: Một bà mẹ nói với con: "hoặc là con phải đi học, hoặc là con ăn đòn, con muốn cái nào". . Phán đoán giả định: Do các phán đoán đơn hợp thành bởi từ nối "nếu thì " In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  33. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Ký hiệu: p q Ví dụ: Nếu ta nung kim loại, thì kim loại giãn nở. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 111). 4.2.2. Phán đoán đa phức hợp Là những phán đoán được tạo thành từ các phán đoán phức hợp cơ bản. Để tìm ra giá trị của các phán đoán đa phức hợp, trước tiên ta cần tìm ra giá trị của các phán đoán đơn, kế đó tìm giá trị của các phán đoán phức hợp cơ bản, cuối cùng tìm ra giá trị của phán đoán đa phức hợp. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 121). CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 26, 27, 30, 32, 33, 34. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 280 – 287). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 59, 60, 61, 62, 63. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 370 – 375). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  34. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 6 PHÁN ĐOÁN (TT) 5. CHUYỂN HOÁN PHÁN ĐOÁN 5.1. ĐỊNH NGHĨA Chuyển hoán phán đoán là đảo vị trí của chủ từ và thuộc từ trong một phán đoán cho nhau, làm sao cho nội dung của phán đoán không thay đổi. Ví dụ: . Logic học là khoa học về các qui luật và hình thức tư duy. (1a) (Khoa học về các qui luật và các hình thức của tư duy là Logic học) (1b) . Người Na Uy không phải là người Thụy Điển. (2a) (Người Thụy Điển không phải là người Na Uy) (2b) . Người Nhật là người châu Á. (3a) (Một số người châu Á là người Nhật) (3b) . Một số sinh viên là công nhân. (4a) (Một số công nhân là sinh viên) (4b) . Một số đoàn viên không phải là học sinh. (5a) (Một số học sinh không phải là đoàn viên) (5b) 5.2. PHÂN LOẠI Quan sát các ví dụ trên đây, ta thấy có những câu, sau khi chuyển hoán, ngoại diên của chủ từ và thuộc từ không thay đổi. Ví dụ: câu 1b, 2b. Nhưng cũng có những câu, sau khi chuyển hoán thì ngoại diên của chủ từ và thuộc từ thay đổi. Chẳng hạn như các câu 3b, 4b, 5b. Do đó có hai loại chuyển hoán là chuyển hoán hoàn toàn và chuyển hoán không hoàn toàn. . Chuyển hoán hoàn toàn: Gồm các phán đoán, sau khi chuyển hoán, ngoại diên thuộc từ của phán đoán gốc (1a, 2a) được đưa xuống làm chủ từ của phán đoán biến thể (1b, 2b) không có gì thay đổi. . Chuyển hoán không hoàn toàn: Gồm các phán đoán, sau khi chuyển hoán, ngoại diên thuộc từ của phán đoán gốc (3a, 4a, 5a) được đưa xuống làm chủ từ của phán đoán biến thể (3b, 4b, 5b) có thay đổi, từ lớn xuống nhỏ. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  35. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 5.3. QUI TẮC Trong số những ví dụ vừa nêu, ta thấy phán đoán 1a và 3a là những phán đoán khẳng định chung (viết tắt là phán đoán A). Nhưng phán đoán 1a vốn là một định nghĩa nên vế thứ nhất (Logic học) và vế thứ hai (khoa học về các qui luật và hình thức của tư duy) là hoàn toàn bằng nhau. Còn ở ví dụ 3a, vế thứ nhất (người Nhật) và vế thứ hai (người châu Á) không bằng nhau. Người Nhật chỉ là một bộ phận của người châu Á mà thôi. Vì vậy ví dụ 1a có thể chuyển hoán "hoàn toàn", nghĩa là nếu phán đoán A mang tính chất định nghĩa thì chuyển thành phán đoán A. Còn phán đoán A không mang tính chất định nghĩa (như câu 3a) mà chỉ là một phán đoán bình thường thì phải chuyển thành I (khẳng định riêng) như ở ví dụ 3b. Nếu phán đoán A mà mang tính chất đơn nhất (vợ tôi là người Huế) thì phải chuyển thành A đơn nhất (một trong số những người Huế là vợ tôi). Đối với phán đoán E (phủ định chung), ta chuyển hoán được thành một phán đoán E khác, như ở ví dụ 2a và 2b. Còn đối với phán đoán I (khẳng định riêng), 0 (phủ định riêng) thì: . Phán đoán I chuyển thành phán đoán I (Ví dụ 4a, 4b). . Phán đoán O chuyển thành phán đoán 0 (Ví dụ 5a, 5b). Tóm lại: (Xem: Sách đã dẫn, tr. 127). A (định nghĩa) A Chuyển hoán hoàn toàn A (đơn nhất) A E E A (bình thường) I Chuyển hoán không hoàn toàn I I O O 6. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC PHÁN ĐOÁN (ĐƠN) Ta hãy vẽ hình vuông và đặt 4 phán đoán đơn ở 4 góc (Xem: Sách đã dẫn, tr. 133) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  36. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Hình vuông này được gọi là "hình vuông logic" Đối chọi trên A E L c ệ ộ thu thu ộ ệ c L I Đối chọi dưới O In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  37. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Với hình vuông ấy, ta có 4 mối quan hệ: . Quan hệ mâu thuẫn: giữa phán đoán A và O, E và I: Khi phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai. Ngược lại khi phán đoán này sai thì phán đoán kia đúng. Ví dụ: Khi A (Mọi kim loại đều dẫn điện) đúng, thì O (Một số kim loại không dẫn điện) sai. . Quan hệ lệ thuộc: giữa phán đoán I và A, O và E: Khi phán đoán trên (A, E) đúng thì phán đoán dưới (I, O) cũng đúng. Nhưng khi phán đoán trên mà sai thì phán đoán dưới có thể đúng hoặc sai (tùy trường hợp cụ thể, cần phải xem xét). Ví dụ: Nếu phán đoán trên đúng (A: Mọi kim loại đều dẫn điện), thì phán đoán dưới cũng đúng (I: các bộ phận của kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm v.v dẫn điện). Còn nếu phán đoán trên sai, thì phán đoán dưới có hai khả năng: Trên sai dưới sai E: Mọi kim loại không dẫn điện (S). O: Một số kim loại không dẫn điện (S). Trên sai dưới đúng: E: Mọi tiểu thuyết đều không lành mạnh (S). O: Một số tiểu thuyết không lành mạnh (Đ). . Quan hệ đối chọi (trên): giữa phán đoán A và E: Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai. Ví dụ: A: Mọi người đều là sinh vật (Đ) E: Mọi người không phải là sinh vật (S). Nhưng khi phán đoán này sai thì phán đoán kia có hai khả năng: Bên này sai bên kia đúng A: Mọi người đều sống mãi (S). E: Mọi người không sống mãi (Đ). Bên này sai bên kia sai: A: Mọi phim ảnh đều đồi trụy (S). E: Mọi phim ảnh đều không đồi trụy (S). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  38. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Quan hệ đối chọi (dưới): giữa phán đoán I và O: Nếu phán đoán này sai, thì phán đoán kia đúng. Ví dụ: I: Một số người thở bằng gan (S). O: Các tộc người trên thế giới không thở bằng gan (Đ). Nhưng nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia có hai khả năng: Bên này đúng bên kia sai I: Đồng, chì, thiếc thì dẫn điện (Đ). O: Đồng, chì, thiếc không dẫn điện (S). Bên này đúng bên kia đúng: I: Một số bài ca thì hay (Đ). O: Một số bài ca không hay (Đ). 7. NGOẠI DIÊN CỦA CHỦ TỪ VÀ THUỘC TỪ TRONG PHÁN ĐOÁN Ngoại diên hay sức chứa của một khái niệm luôn luôn hoặc đầy đủ, hoặc thiếu (không đầy đủ). Trong một phán đoán, mỗi khái niệm hoặc đóng vai trò chủ từ, hoặc đóng vai trò thuộc từ. Bây giờ ta xem xét, chủ từ và thuộc từ trong các phán đoán, khi nào thì đầy đủ (ta ký hiệu bằng dấu +) và khi nào thì thiếu (ta ký hiệu bằng dấu - ). Cần lưu ý, dấu + và dấu – ở đây không có nghĩa là có hay không, khẳng định hay phủ định mà có nghĩa là đầy đủ hay thiếu. Sau đây ta xét 4 phán đoán A, I, E, O. Ví dụ: A: Tất cả cá đều sống ở trong nước. Chữ "tất cả" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ là đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ "sống trong nước" thì không đầy đủ vì rằng loài sống trong nước, ngoài cá ra còn có những thứ khác nữa như nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua v.v chứ không phải chỉ có cá. I: Một số cá sống dưới nước. Chữ "một số" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ không đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ thì vẫn thiếu, vì nếu cả loài cá chưa chiếm hết ngoại diên của khái niệm "sống trong nước" thì một số cá lại càng không thể trám hết ngoại diên của khái niệm "sống trong nước". In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  39. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET E: Tất cả cá không sống trên cạn (tức bên ngoài môi trường nước). Chữ "Tất cả" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ là đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ "sống trên cạn cũng đầy đủ vì không có con nào sống trên cạn là cá cả. O: Một số cá không sống trên cạn. Chữ "Một số" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ không đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ (tức khái niệm "sống trên cạn") thì vẫn đầy đủ vì nếu không có con nào sống trên cạn là loài cá, thì cũng không có con nào sống trên cạn là "một số cá" đó. Tóm lại, để biết chủ từ có ngoại diên đầy đủ hay không đầy đủ, việc này khá dễ dàng. Nếu đi trước chủ từ là các từ như mọi, tất cả, hết thảy, toàn thể v.v thì chủ từ có ngoại diên đầy đủ. Nhưng nếu đi trước chủ từ là các từ như một số, đa số, nhiều, phần đông v.v thì chủ từ không có ngoại diên đầy đủ. Còn đối với thuộc từ thì các phán đoán khẳng định (A và I) nói chung có thuộc từ không đầy đủ và các phán đoán phủ định thì có thuộc từ đầy đủ. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 129) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  40. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Tên Chủ từ Thuộc từ phán đoán A + - + I - - + E + + O - + CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 28, 29, 31. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 280 – 281). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 58, 64, 65, 66, 67. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 373 – 376). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  41. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 7 ÔN Hôm nay chúng ta ôn lại sáu bài vừa nghiên cứu xong. Bài thứ nhất ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC Đây là bài tìm hiểu về Logic học một cách đại cương: Logic học là gì? Đối tượng của Logic học nằm ở đâu trong quá trình nhận thức của con người? Logic học đã ra đời và phát triển qua thời gian như thế nào? Nghiên cứu Logic học có ích lợi gì? 1. Trước hết ta cần nhớ định nghĩa: Logic học là khoa học các quy luật và hình thức của tư duy (đúng, chính xác). 2. Về phân loại, không phải chỉ có một cách phân loại duy nhất là Logic hình thức và Logic biện chứng mà còn một cách phân loại nữa cũng rất phổ biến. Đó là Logic hình thức và Logic ứng dụng. 3. Ngoài ra, chúng ta cần hiểu tại sao Logic học (với tư cách là khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy) thì không có tính giai cấp và chữ "hình thức" trong Logic học khác với chữ hình thức theo nghĩa thông thường như thế nào? 4. Về vị trí của các quy luật và hình thức của tư duy trong quá trình nhận thức, ta thấy xuất hiện ở giai đoạn thứ hai, tức giai đoạn nhận thức lý tính (hay tư duy trừu tượng). Tuy nhiên không nên tách rời hẳn hai giai đoạn này ra khỏi nhau, tách nhận thức lý tính ra khỏi nhận thức cảm tính vì hai giai đoạn này có mối quan hệ qua lại (biện chứng) với nhau. 5. Trong quá trình phát triển của Logic học, ta cần nhớ những cột mốc lớn, bước ngoặc lớn. Những cột mốc lớn của Logic hình thức là Aristote, Bacon, Leibniz còn những cột mốc lớn của Logic biện chứng là Hegel, Marx, Engels 6. Về công dụng, Logic học có công dụng rất phổ biến trong đời thường cũng như trong mọi lĩnh vực khoa học. Không ai trong cuộc sống hằng ngày, muốn diễn đạt một điều gì đó mà không cần mạch lạc và hợp lý. Không có khoa học nào mà lại không có một đối tượng rõ ràng và một phương pháp thích hợp để đạt được đối tượng của mình. Nhưng nói đến phương pháp là In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  42. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET nói đến vấn đề phương pháp luận, mà phương pháp luận lại là một bộ phận của Logic học ứng dụng như ta đã biết. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 11-34). Bài thứ hai NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 1. Những qui luật cơ bản của tư duy là những quy luật làm cơ sở cho mọi nhận thức và suy luận của con người. Không có những quy luật này, ta không thể nhận thức và suy luận được gì cả. Ví dụ: A = B B = C Vậy: A = C Qua ví dụ hết sức đơn giản này, sở dĩ tôi suy luận được A = C và các bạn nhận thức được A = C là do cả người suy luận lẫn người nhận thức đã dùng đến một qui luật của tư duy là qui luật đồng nhất. Không có qui luật này chúng ta không thể nào đi đến kết luận A = C được. 2. Theo cách phân loại của Leibniz, có hai qui luật chính của tư duy là qui luật đồng nhất và qui luật lý do đầy đủ. Từ hai qui luật này, phát sinh những qui luật khác. Chẳng hạn, trước hết là luật đồng nhất. Luật đồng nhất phản ảnh tình hình tương đối ổn định của các sự vật vật chất. Nhờ tính ổn định này của các sự vật mà ta xác định được bây giờ ở đây đang có cái đèn, cái bàn, cây bút, v.v Từ luật đồng nhất sẽ phát sinh ra luật mâu thuẫn, nếu cùng một lúc ta vừa khẳng định rằng có cây bút, lại vừa phủ định rằng không có cây bút; như vậy là mâu thuẫn. Do lẽ đó mà Leibniz mới nói rằng luật mâu thuẫn là trường hợp phủ định của luật đồng nhất. Thế rồi từ luật mâu thuẫn lại phát sinh ra luật triệt tam. Phân tích trường hợp mâu thuẫn trên đây, ta thấy nếu bây giờ trên tay bạn có cây bút là đúng thì ai đó nói không có là sai, chứ không có trường hợp thứ ba: vừa đúng lại vừa sai. Vì lẽ đó Leibniz bảo rằng qui luật triệt tam là trường hợp phân tích của qui luật mâu thuẫn. Còn đối với luật lý do đầy đủ, rõ ràng ta thấy "mọi vật tồn tại đều có lý do để tồn tại". Ví dụ: đây là cây bút. Hẳn nhiên cây bút này không phải tự nhiên mà có. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  43. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Nếu ta hỏi cây bút này do đâu mà có (ai làm ra, làm với chất liệu gì ) thì lập tức phát sinh Luật nhân quả. Còn hỏi cây bút này để làm gì thì sẽ phát sinh ra luật hướng đích. 3. Việc phân loại các qui luật cơ bản của tư duy hầu như không có sự khác biệt nhiều giữa các nhà logic học, nhưng lại có sự khác biệt thật lớn lao giữa các nhà logic duy tâm và duy vật khi nói về nguồn gốc của các qui luật cơ bản của tư duy. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 35 - 54). Bài thứ ba NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY KHÁI NIỆM . Có 3 hình thức cơ bản của tư duy là khái niệm, phán đoán và suy luận. Khái niệm là hình thức đầu tiên. Nhờ hình thức tư duy này mà ta phản ảnh được những thuộc tính chung, chủ yếu và bản chất của các sự vật, hiện tượng. . Để diễn đạt các khái niệm phải có từ. Từ là phương tiện để chuyển tải khái niệm từ trong đầu ta ra ngoài, Bởi vậy giữa từ và khái niệm có một mối quan hệ hết sức mật thiết. Nhưng mối quan hệ này cũng vô cùng phức tạp vì có khi một từ chuyển tải nhiều khái niệm, ngược lại có khi một khái niệm được chuyển tải bởi nhiều từ. . Bất cứ khái niệm nào cũng có hai phần: nội hàm và ngoại diên. Nội hàm chỉ toàn thể những thuộc tính bản chất có trong khái niệm đó. Còn ngoại diên chỉ tất cả những cá thể nào có chứa những thuộc tính vừa nói. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là quan hệ theo tỷ lệ nghịch. Giữa các khái niệm với nhau, có tất cả 6 mối quan hệ: Quan hệ đồng nhất Quan hệ lệ thuộc Quan hệ ngang hàng Quan hệ giao nhau Quan hệ đối chọi Quan hệ mâu thuẫn . Định nghĩa và phân chia khái niệm. Để tìm hiểu bất cứ khái niệm nào, ta có hai cách. Cách thứ nhất, tìm hiểu về mặt nội hàm tức định nghĩa khái niệm. Cách thứ hai, tìm hiểu về mặt ngoại diên tức phân chia khái niệm. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  44. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Định nghĩa khái niệm: Muốn định nghĩa một khái niệm, ta cần phải tuân theo các qui tắc sau:  Ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (A) và ngoại diên của phần dùng để định nghĩa (B) phải bằng nhau.  Phần B (tức phần được dùng để định nghĩa) đọc lên phải hiểu được, vì phần B nhằm giúp làm sáng tỏ phần A. Nếu B không rõ thì A cũng không rõ.  Định nghĩa phải đầy đủ, tức là nêu lên hết những thuộc tính bản chất của khái niệm đó.  Định nghĩa không được phủ định. A là B, chứ không được nói A không phải là B, vì phủ định thì không cho biết một thuộc tính nào rõ ràng cả.  Định nghĩa phải ngắn gọn Phân chia khái niệm: Muốn phân chia một khái niệm, ta cần phải tuân theo những qui tắc sau đây:  Sự phân chia phải cân đối. Ngoại diên của các hạng cộng lại phải bằng ngoại diên loại của nó.  Phải có cùng một cơ sở phân chia. Chẳng hạn nếu ta chọn "cạnh" làm cơ sở để phân chia khái niệm tam giác, thì chỉ được dùng một cơ sở duy nhất đó mà thôi.  Phải có các thành phần phân chia khác nhau, nghĩa là không trùng lắp, lẫn lộn. Từ tam giác, ta chia ra tam giác thường, tam giác cân, tam giác đều. Ba thành phần phân chia ấy là hoàn toàn khác nhau.  Phân chia phải liên tục, nghĩa là chuyển sang cấp thấp hơn và gần nhất. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 55 - 93). Bài thứ năm và sáu PHÁN ĐOÁN 1. Phán đoán là một hình thức của tư duy nhờ đó ta nối liền được khái niệm lại với nhau và cho biết giữa các khái niệm đó có hay là không có mối quan hệ với nhau. 2. Vì vậy phán đoán nào cũng có 3 bộ phận: . Chủ từ là đối tượng ta đang nghĩ tới. . Thuộc từ là tính chất thuộc về chủ từ. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  45. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Hệ từ thì thiết lập quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ, cho biết giữa hai bên có quan hệ (quả đất thì tròn) hay không có quan hệ (quả đất không vuông). Bất cứ phán đoán nào cũng phải nhờ một câu để chuyển tải từ trong đầu ta ra ngoài thì người khác mới biết được. Do đó giữa câu và khái niệm có mối quan hệ hết sức mật thiết. Nhưng mối quan hệ này cũng rất phức tạp, do 1 câu có thể chuyển tải nhiều phán đoán khác nhau, hoặc 1 phán đoán được chuyển tại bởi nhiều câu khác nhau. 3. Để phân loại phán đoán, ta có nhiều cách. Nếu căn cứ vào việc một phán đoán được tạo thành bởi một câu hay nhiều câu, ta sẽ có phán đoán đơn hay phán đoán phức hợp. Đối với phán đoán đơn, ta lại có thể xét về chất hoặc lượng. Chất nằm ở hệ từ, cho biết tính chất của phán đoán đó là khẳng định hay phủ định. Còn lượng nằm ở chủ từ, cho biết ngoại diên của chủ từ có số lượng đầy đủ hay không đầy đủ. Tuy nhiên, bất kỳ phán đoán nào cũng bao hàm cả chất là lượng cho nên ta có 4 phán đoán cơ bản sau đây: . Khẳng định chung (ký hiệu là A) . Khẳng định riêng (ký hiệu là I) . Phủ định chung (ký hiệu là E) . Phủ định riêng (ký hiệu là O) Về mặt hình thái, phán đoán có 3 loại: . Phán đoán cái nhiên ( S: P hoặc S ≠ P) . Phán đoán minh nhiên ( S: P hoặc S ≠ P) . Phán đoán tất nhiên ( S: P hoặc S ≠ P) Về tính chất của thuộc từ đối với chủ từ, có hai loại: . Phán đoán đặc tính (S: P hoặc S ≠ P) . Phán đoán quan hệ (S r P hoặc S ~ r P) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  46. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Đối với phán đoán phức hợp (được tạo thành bởi nhiều phán đoán đơn), có hai nhóm là phán đoán phức hợp cơ bản và phán đoán đa phức hợp. Phán đoán phức hợp cơ bản gồm: . Phán đoán liên kết (p  q) . Phán đoán lựa chọn (p  q) . Phán đoán giả định (p q) Còn phán đoán đa phức hợp thì gồm nhiều phán đoán phức hợp cơ bản tạo thành. 4. Với phép chuyển hoán, từ phán đoán này ta có thể rút ra một phán đoán khác, gọi là suy luận trực tiếp từ một tiền đề. Tất nhiên muốn chuyển hoán cho đúng thì cần phải biết qui tắc. 5. Về quan hệ giữa các phán đoán, ta cần nhớ bảng tóm tắt trong hình vuông logic để từ một phán đoán này, ta có thể rút ra một phán đoán khác, một cách nhanh chóng. 6. Còn một vấn đề nữa chúng ta cần ghi nhớ để áp dụng trong bài suy luận sắp tới. Đó là ngoại diên của chủ từ và thuộc từ, khi nào đầy đủ và khi nào thì thiếu. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 95 - 146). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  47. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 8 SUY LUẬN 1. ĐỊNH NGHĨA Suy luận là hình thức tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có, ta rút ra được một phán đoán mới. Phán đoán đã có gọi là tiền đề. Còn phán đoán mới gọi là kết luận. Kết luận bao giờ cũng được rút ra từ tiền đề một cách tất yếu. Nghĩa là nếu ta đã thừa nhận tiền đề thì nhất thiết phải nhận kết luận. Tuy nhiên, để có một suy luận đúng thì luôn luôn phải hội đủ hai điều kiện sau đây: . Tiền đề phải có nội dung đúng. . Tiền đề phải được sắp xếp đúng qui tắc logic (các qui tắc ấy ra sao, ta sẽ tìm hiểu sau). (Xem: Sách đã dẫn, tr. 107) 2. PHÂN LOẠI Có thể phân suy luận thành 3 loại chính: . Những suy luận thông thường gồm suy luận diễn dịch, suy luận qui nạp và suy luận loại suy. . Chứng minh và bác bỏ. . Ngụy biện. Sau đây ta sẽ nghiên cứu loại thứ nhất. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  48. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 3. NHỮNG LOẠI SUY LUẬN THÔNG THƯỜNG 3.1. SUY LUẬN DIỄN DỊCH . Định nghĩa: Suy luận diễn dịch là lối suy luận đi từ nguyên lý chung đến những trường hợp riêng lẻ, cá biệt. Chung Ví dụ: Tất cả kim loại đều dẫn điện. Chì là kim loại. Vậy chì dẫn điện. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 155) . Phân loại: Suy luận diễn dịch có hai thứ là diễn dịch trực tiếp vàRi diêngễn dịch gián tiếp. Nếu kết luận được rút ra từ một tiền đề mà thôi, đó là suy luận diễn dịch trực tiếp. Ví dụ: Hiện nay có một số sinh viên là công nhân (Tiền đề) Vậy hiện nay có một số công nhân là sinh viên (Kết luận) Áp dụng "phép chuyển hoán phán đoán". Bảo rằng mọi người đều thích hòa bình là sai (Tiền đề). Vậy có một số người không thích hòa bình là đúng (Kết luận). Áp dụng "mối quan hệ giữa các phán đoán trong hình vuông logic". Nếu kết luận được rút ra từ nhiều tiền đề, đó là suy luận diễn dịch gián tiếp Ví dụ: Mọi sinh vật đều có tính di truyền Tiền đề Cá là sinh vật Vậy cá cũng có tính di truyền Kết luận Suy luận gián tiếp mà tiêu biểu nhất là tam đoạn luận, tức lối suy luận gồm có 3 đoạn (cũng gọi là 3 phán đoán hay 3 mệnh đề). Hai phán đoán đi trước là tiền đề. Còn phán đoán thứ ba được rút ra từ hai tiền đề trên. Sau đây là một số tam đoạn luận chính: 3.1.1. Tam đoạn luận không điều kiện In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  49. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Tam đoạn luận không điều kiện là tam đoạn luận mà đại tiền đề (tiền đề thứ nhất) là một phán đoán không có điều kiện. Ví dụ: Mọi kim loại đều dẫn nhiệt. Nhôm là kim loại. Vậy nhôm dẫn nhiệt. Bất cứ tam đoạn luận không điều kiện nào cũng có cấu trúc như sau: Có 3 phán đoán (nên mới có tên là tam đoạn luận). Hai phán đoán trên gọi là tiền đề. Phán đoán thứ ba gọi là kết luận. Trong một tam đoạn luận, chủ từ (S) và thuộc từ (P) trong một phán đoán được gọi là các hạn từ. Lý ra ta có 6 hạn từ. Nhưng 2 hạn từ ở kết luận không được kể vì lặp lại 2 hạn từ đã có ở tiền đề. Như vậy với hai phán đoán ở tiền đề, ta có 4 hạn từ. Tuy nhiên, bốn nhưng cuối cùng chỉ còn có ba bởi luôn luôn có hai hạn từ trùng lặp, gọi là trung từ (từ trung gian). Trung từ như là một mắt xích nối 2 chuỗi xích (tiền đề) lại với nhau. Tóm lại một tam đoạn luận chỉ có 3 hạn từ. Thông thường, trong hai tiền đề, tiền đề đi trước gọi là đại tiền đề (tiền đề lớn) còn tiền đề đi sau gọi là tiểu tiền đề (tiền đề nhỏ). Không kể từ trung gian (trung từ ký hiệu là M) nằm ở cả hai tiền đề, ta còn có một đại từ (nằm ở đại tiền đề, ký hiệu là P) và một tiểu từ (nằm ở tiểu tiền đề, ký hiệu là S). Để phân loại các tam đoạn luận, ta phải xét Hình và Kiểu: Muốn biết tam đoạn luận nào đó thuộc Hình gì, ta phải nối hai trung từ (M) ở hai tiền đề lại với nhau. Hai trung từ nằm chéo từ trái qua phải ( ) là hình 1, nằm hết bên phải ( ) là hình II, nằm hết bên trái ( ) là hình III, nằm chéo từ phải sang trái ( ) là hình IV. Riêng hình IV còn có tên là hình Galien (do Galien nghĩ ra chứ không có trong tác phẩm "công cụ" của Aristote) được coi là rất "gượng ép" (Xem: Sách đã dẫn, tr. 161) Còn muốn biết tam đoạn luận có Kiểu gì thì ta phải xét lượng và chất của 3 phán đoán đã tạo thành tam đoạn luận đó. Ví dụ kiểu của tam đoạn luận sau đây là AAA. Ví dụ: A: Mọi kim loại đều dẫn điện. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  50. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET A: Nhôm là kim loại. A: Nhôm dẫn điện. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 160). Để xem một tam đoạn luận là đúng hay sai, ta có 2 công lý và 8 qui tắc để áp dụng. Ngoài ra còn có thể dùng các qui tắc về Hình để tìm hiểu giá trị của các tam đoạn luận. Công lý (axiome) là những mệnh đề đúng một cách hiển nhiên, không cần và không thể chứng minh, trong Logic học, có 2 công lý. . Nếu khẳng định hoặc phủ định toàn bộ (Loại), tức khẳng định hoặc phủ định các bộ phận của nó (Hạng). Ví dụ nếu có loài người ở trên quả đất, thì có anh, có chị, có tôi v.v Nếu không có loài người ở trên mặt trăng thì ở đó cũng không có anh, có chị, có tôi v.v . Nếu Loại có thuộc tính nào thì Hạng cũng có thuộc tính đó. Nếu Loại không có thuộc tính nào thì Hạng cũng không có thuộc tính đó. Ví dụ: Nếu loài người có thuộc tính là ai cũng phải chết vì già lão hoặc bệnh tật thì anh, chị, tôi cũng thế. Nếu loài người không có thuộc tính "bất tử" (sống mãi) thì anh, chị, tôi cũng không có thuộc tính ấy. Còn sau đây là 8 qui tắc chung (áp dụng cho tất cả các hình): (1) Một tam đoạn luận đúng, chỉ có 3 phán đoán và 3 hạn từ: Ví dụ sau đây là một tam đoạn luận sai, vì có đến 4 hạn từ: Nhựa không dẫn điện; Cái muỗng này bằng kim loại Vậy cái muỗng này dẫn điện. (2) Trung từ phải có một lần đầy đủ: (Xem: Sách đã dẫn, tr. 129 để biết chủ từ và thuộc từ trong phán đoán nào của 4 phán đoán A, I, E, O đủ và thiếu). Ví dụ dưới đây là một tam đoạn luận sai vì cả 2 lần trung từ đều không đầy đủ: A: + Mọi kim loại đều dẫn điện (M) - A: + Nước thì dẫn điện (M) - A: + Vậy nước là kim loại - (3) Trung từ không bao giờ có mặt ở kết luận In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  51. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Ví dụ sau đây là sai vì có trung từ xuất hiện ở kết luận: Mọi kim loại đều dẫn điện; Nhôm là kim loại Vậy kim loại dẫn điện. (4) Tiểu từ (S) và đại từ (P) ở kết luận phải bằng tiểu từ và đại từ ở tiền đề Ví dụ sau đây là một tam đoạn luận sai A: + Mọi người đều chết (P) - E: + Rùa không phải là người + E: + Vậy rùa không chết. (P) + (5) Có 2 loại: . Nếu 2 tiền đề đều là phán đoán phủ định, (E, O), thì không có kết luận Ví dụ: Cao su không dẫn điện Vật này không dẫn điện. Chưa đủ để ta kết luận vật này là cao su vì một vật không dẫn điện có thể là nhựa, gốm, sành sứ hay một chất cách điện nào khác. . Nếu trong hai tiền đề, có một tiền đề là phán đoán phủ định, thì kết luận cũng phủ định. Ví dụ: Người tốt thì không ích kỷ; Nam rất ích kỷ Vậy Nam không phải là người tốt. (6) Có 2 loại: . Nếu hai tiền đề đều là phán đoán riêng (I, O) thì không có kết luận Ví dụ: Có một số người tham ô; Có một số sinh vật là người. Ta phải dừng ngang đó, nếu không sẽ đưa đến một kết luận sai lầm. . Nếu trong 2 tiền đề, có một tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận cũng là phán đoán riêng. Ví dụ: Mọi học sinh đều chăm học; Một số em không chăm học Vậy một số em không phải là học sinh tốt. (7) Nếu trong hai tiền đề có một phán đoán đơn nhất thì kết luận cũng là phán đoán đơn nhất Ví dụ: Mọi người đều chết; Hùng là người Vậy Hùng cũng sẽ chết. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  52. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET (8) Kết luận luôn luôn tập trung những gì yếu hơn của tiền đề Ví dụ: Phủ định thì yếu hơn khẳng định, riêng và đơn nhất thì yếu hơn chung. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 117) Ngoài cách áp dụng 8 qui tắc vừa nói, ta còn có thể áp dụng các qui tắc về Hình để biết một tam đoạn luận là đúng hay sai. Cách này đơn giản nên dễ nhớ và dễ áp dụng hơn. Vì hình thứ IV có tính chất gượng ép (như đã nói ở trên) nên ở đây ta chỉ bàn qui tắc dành cho 3 hình thôi. Hình I và hình II diễn đạt hai con đường suy luận thông thường, phổ biến. . Qui tắc tam đoạn luận thuộc hình I Đại tiền đề là phán đoán chung. Tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định. . Qui tắc các tam đoạn luận thuộc hình II Đại tiền đề là phán đoán chung. Tiểu tiền đề là phán đoán phủ định. Hai con đường này nói lên mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng nên ở cả hai hình, đại tiền đề là phán đoán chung. Thế nhưng giữa cái chung và cái riêng, ở hình I có quan hệ với nhau nên tiểu tiền đề phải là phán đoán khẳng định (khẳng định rằng giữa cái chung và cái riêng không có quan hệ). Còn ở hình II, giữa cái chung và cái riêng không có quan hệ nên tiểu tiền đề phải là phán đoán phủ định. Thử áp dụng qui tắc về hình vào những trường hợp sau đây: . Mọi người đều chết; Gà không phải là người Vậy gà không chết . Mọi kim loại đều dẫn điện; Nước thì dẫn điện Vậy nước là kim loại. Ta thấy ví dụ (1) thuộc hình I, nhưng tiểu tiền đề là phán đoán phủ định nên sai. Còn ví dụ (2) thuộc hình II, nhưng tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định nên cũng sai. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  53. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Lưu ý, trong hình II, luôn luôn một trong hai tiền đề phải là phủ định thì mới cho thấy có mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Vì vậy khi đại tiền đề là phủ định thì lập tức tiểu tiền đề phải khẳng định. Ví dụ: Nhựa không dẫn điện Chất này thì dẫn điện. Vậy chất này không phải là nhựa. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 178) CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 35, 36, 37, 38, 39, 45, 46, 47, 48 (Xem: Sách đã dẫn, tr. 281 – 282). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 (Xem: Sách đã dẫn, tr. 376 - 382). 3. Trả lời các bài tập: II1 và 2 (sđd, tr. 290) 2a và b (tr. 297), 2a và b (tr. 303), 2a và b (tr. 308), 1 – 8 (tr. 316), 2a và b (tr. 334), 1 – 5 (tr. 335), II1 và 2 (tr. 340), III (tr. 342), II1 và 2 (tr. 344), II1 và 2 (tr. 346), II1 và 2 (tr. 348), II1 – 4 (tr. 249), II1 và 2 (tr. 252). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  54. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 9 SUY LUẬN (TT) 3.1.2. Tam đoạn luận có điều kiện Còn gọi là tam đoạn luận giả định vì tam đoạn luận này luôn luôn bắt đầu bằng một đại tiền đề giả định. Ví dụ: Nếu nung kim loại, thì kim loại giản nở. Ta nung kim loại Vậy kim loại giản nở. Nếu nung kim loại, thì kim loại giản nở. Kim loại không giản nở Vậy ta không nung kim loại. Hai ví dụ trên đây chính là hai loại của tam đoạn luận giả định. Loại trên là tam đoạn luận giả định khẳng định vì kết luận là một phán đoán khẳng định. Loại dưới là tam đoạn luận giả định phủ định vì kết luận là một phán đoán phủ định. Qui tắc của tam đoạn luận giả định như sau: . Nếu tiền đề khẳng định tiền từ (tức phần trước của đại tiền đề), thì kết luận khẳng định hậu từ (tức phần sau của đại tiền đề). . Nếu tiểu tiền đề phủ định hậu từ (tức phần sau của đại tiền đề), thì kết luận phủ định tiền từ (tức phần trước của đại tiền đề). (Xem cách viết ký hiệu của câu logic ở Sách đã dẫn, tr. 185). 3.1.3. Tam đoạn luận lựa chọn Là tam đoạn luận mà đại tiền đề là một phán đoán lựa chọn. Ví dụ: Vật thể hoặc là cứng, hoặc là lỏng, hoặc là hơi. (1) Vật này không lỏng và không ở thể hơi. Vậy vật này cứng. Vật thể hoặc là cứng, hoặc là lỏng, hoặc là hơi. (2) Vật này cứng. Vậy vật này không lỏng và không ở thể hơi. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  55. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Hai ví dụ trên đây là hai tam đoạn luận lựa chọn. Ví dụ (1) là tam đoạn luận lựa chọn khẳng định vì kết luận là một phán đoán khẳng định. Ví dụ (2) là tam đoạn luận lựa chọn phủ định vì kết luận là một phán đoán phủ định. Qui tắc của tam đoạn luận lựa chọn như sau: . Nếu đại tiền đề nêu mọi khả năng, tiểu tiền đề phủ định tất cả trừ một khả năng, thì kết luận là khả năng còn lại. . Nếu đại tiền đề nêu mọi khả năng, tiểu tiền đề khẳng định một khả năng, thì kết luận không phải là những khả năng còn lại. Lưu ý: Đối với tam đoạn luận lựa chọn, đại tiền đề phải nêu đầy đủ các khả năng là hết sức quan trọng. Vì nếu đại tiền đề nêu các khả năng chưa đủ thì áp dụng các qui tắc vừa nói, sẽ không có giá trị. (Xem cách viết ký hiệu và câu logic ở Sđd, tr. 186). 3.1.4. Tam đoạn luận tỉnh lưọc Là tam đoạn luận mà trong đó hoặc là đại tiền đề, hoặc là tiểu tiền đề, hoặc là kết luận đã bị lược bớt đi. Ví dụ: Anh là công dân. Vậy anh phải tôn trọng luật pháp. Trong ví dụ này đại tiền đề đã bị bớt đi là: "Mọi công dân đều phải tôn trọng luật pháp". Đối với tam đoạn luận tỉnh lược muốn biết là đúng hay sai, ta nên tái lập phán đoán còn thiếu (hiểu ngầm) rồi dùng các qui tắc của tam đoạn luận để xét một cách bình thường. 3.1.5. Tam đoạn luận phức hợp Là tam đoạn luận được xây dựng bằng cách liên kết một số tam đoạn luận lại với nhau, mà kết luận của tam đoạn luận trước, được dùng làm tiền đề cho tam đoạn luận sau. (Xem ví dụ ở Sách đã dẫn, tr. 192) Đối với tam đoạn luận phức hợp, muốn biết đúng hay sai thì phải xét từng tam đoạn luận. Nếu tam đoạn luận trước đúng thì mới dùng kết luận của tam đoạn luận đó làm tiền đề cho tam đoạn luận tiếp theo được. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  56. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 3.1.6. Song luận Là tam đoạn luận trong đó đại tiền đề chứa hai nội dung mâu thuẫn nhau nhưng cùng đưa đến một kết luận như nhau. (Xem ví dụ ở Sách đã dẫn, tr. 194) Qui tắc của song luận là: . Ngoài hai khả năng mâu thuẫn ở tiền đề, không thể còn một khả năng nào khác. . Kết luận là phán đoán đúng duy nhất. 3.2. SUY LUẬN QUI NẠP 3.2.1. Định nghĩa Suy luận qui nạp là lối suy luận đi từ những trường hợp riêng lẻ đến kết luận chung. Ví dụ: Từ những kinh nghiệm riêng lẻ ta thấy: Đồng dẫn nhiệt. Chì dẫn nhiệt. Thiếc dẫn nhiệt. Nhôm dẫn nhiệt v.v Ta đi đến kết luận chung: "Mọi kim loại đều dẫn nhiệt". 3.2.2. Phân loại Có hai loại là qui nạp hoàn toàn và qui nạp không hoàn toàn. . Quy nạp hoàn toàn hay còn gọi là quy nạp hình thức vì câu kết luận không mang lại điều gì mới mẻ ngoài hình thức diễn đạt. Câu kết luận chỉ gói gọn lại tất cả những trường hợp riêng lẻ đã quan sát được, đã có được. Ví dụ: Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh, Trái đất xoay quanh mặt trời theo quĩ đạo hình bầu dục; Thế mà chúng là các hành tinh; Vậy các hành tinh xoay quanh mặt trời theo quĩ đạo hình bầu dục. Kết luận đó thật chắc chắn nhưng cũng thật là nghèo nàn vì không vượt quá những gì đã được biết. . Quy nạp không hoàn toàn còn gọi là quy nạp phóng đại là lối suy luận đi từ những tiền đề không bao quát mọi trường hợp cần nghiên cứu để rút ra một kết luận chung. Kết luận "Mọi kim loại đều dẫn nhiệt" trên đây là một ví dụ In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  57. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET về qui nạp phóng đại. Trong loại suy luận qui nạp này, kết luận bao giờ cũng cho biết nhiều hơn là những gì đã được biết trong tiền đề. Vì vậy nó cung cấp cho ta một kiến thức phong phú hơn và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát minh khoa học. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải suy luận qui nạp nào cũng có tính chắc chắn và khoa học. Trái lại chỉ có suy luận nào đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng thì mới đáng tin cậy. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 200) 3.3. SUY LUẬN LOẠI TỶ Còn gọi là suy luận loại suy hay suy luận tương tự (raisonnement par analogie) là lối suy luận đi từ một số thuộc tính giống nhau giữa hai đối tượng để rút ra kết luận về một hay nhiều thuộc tính khác cũng giống nhau giữa hai đối tượng đó. Ví dụ: Từ chỗ Việt Nam và Thái Lan có khí hậu gần giống nhau, thổ nhưỡng (tính chất đất đai) gần giống nhau, ta suy ra có lẽ ở Thái Lan cũng có những hoa quả như ở Việt Nam. Cần lưu ý, kết luận rút ra được từ suy luận loại tỷ có giá trị nhiều hay ít còn tùy thuộc ở những thuộc tính giống nhau giữa hai đối tượng có phải là những thuộc tính căn bản hay không. Ví dụ: Có hai ông đều trạc tuổi 70, nông dân, sống ở Cà Mau. Nếu ông này thích cải lương thì ta suy ra ông kia cũng thích cải lương. Kết luận ấy có nhiều khả năng đúng. Còn nếu có hai ông trạc tuổi 70, cao như nhau, đều cắt tóc ngắn thì ông này thích cải lương, chưa chắc ông kia đã thích cải lương. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 219). CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 40, 41, 42, 43, 44, 50, 51, 52, 53. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 282 – 283). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 382 - 388). 3. Trả lời các bài tập: BI (sđd, tr. 289), B1 (tr. 296), A1 (tr, 302), A1 (tr. 308), B1 (tr. 333), II 1 – 8 (tr. 336), AI (tr. 337), A I (tr. 339), II (tr. 341), I (tr. 343), I (tr. 345), I (tr. 347), I (tr. 351). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  58. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 10 SUY LUẬN (TT) 1. CHỨNG MINH 1.1. CHỨNG MINH LÀ GÌ? Chứng là bằng cứ, minh là rõ. Chứng minh là làm rõ một mệnh đề (phán đoán) nào đó là đúng. Để có thể làm rõ, ta phải dựa vào những bằng cớ chân thật, tức là những mệnh đề đã được thừa nhận là đúng. Ví dụ trong toán học, đó là những định đề, định nghĩa, công lý. Làm rõ một mệnh đề nào đó là đúng, tức là nối mệnh đề cần chứng minh với một hay nhiều mệnh đề đã được thừa nhận, là đồng nhất điều chưa biết với điều đã biết. Mời các bạn xem ví dụ: chứng minh 4 = 2 + 2 ở Sách đã dẫn, tr. 222) Để chứng minh mệnh đề này rõ ràng ta phải dựa vào định nghĩa về số. Sau đó ta nối mệnh đề cần chứng minh là 4 = 2 + 2 với những mệnh đề đã được thừa nhận như 4 = 3 + 1; 3 = 2 + 1; 2 = 1 + 1. Nhờ đó ta làm rõ được tại sao 4 = 2 + 2. Và khi bài toán đã được chứng minh xong, có nghĩa là ta đã đồng nhất được điều chưa biết (cần chứng minh) với điều đã biết (tức những chân lý đã được thừa nhận). Trong dân gian có chuyện như thế này: Hai ông thông thái rởm, ngồi nói chuyện thiên văn. Ông thì bảo trời cách ta mấy chục vạn dặm, ông thì bảo trời xa một vạn dặm là cùng. Chưa biết ai đúng ai sai. Bỗng có người xen vào: - Hai ông nói sai cả. Làm gì xa đến như vậy. Từ đây lên trời chỉ chừng ba, bốn trăm dặm thôi. Đi mau thì ba ngày, đi chậm chỉ bốn ngày tới nơi Vừa đi vừa về độ sáu bảy ngày. Hai nhà thông thái hỏi vặn: - Căn cứ vào đâu mà dám nói chắc như vậy? Người kia ung dung đáp: - Cứ theo lệ thường, thì ngày 23 đưa ông táo về trời, đến 30 Tết lại mời ông táo xuống. Hai ông thử tính lại xem. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  59. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Thế là mệnh đề cần chứng minh (từ đây lên trời chừng ba, bốn trăm dặm) đã được nối liền với một mệnh đề được thừa nhận (23 đưa ông táo về trời, 30 Tết lại mời ông táo xuống). Vấn đề cần chứng minh đã được chứng minh xong. Rõ ràng phương pháp chứng minh thật không chê vào đâu được. Chỉ tiếc là mệnh đề đã được dân gian thừa nhận mà ông ta dùng làm chỗ dựa cho chứng minh của mình, không phải là một mệnh đề đúng. 1.2. CẤU TRÚC CỦA CHỨNG MINH Chứng minh nào cũng gồm có 3 phần: . Luận đề: Chứng minh cái gì? . Luận cứ: Dựa vào đâu để chứng minh? . Luận chứng: Chứng minh có hợp qui tắc logic không? 1.3. PHÂN LOẠI CHỨNG MINH Có hai loại chứng minh. . Chứng minh trực tiếp: là nối trực tiếp mệnh đề cần chứng minh với một hay những mệnh đề đã được thừa nhận. Ví dụ chứng minh 4 = 2 + 2 hay chứng minh "từ đây lên trời xa chừng ba, bốn trăm dặm" trên đây là chứng minh trực tiếp. . Chứng minh gián tiếp: đó là trường hợp không thể nối trực tiếp mệnh đề cần chứng minh với những mệnh đề đã được thừa nhận, người ta cần phải đưa ra một mệnh đề mâu thuẫn với mệnh đề cần chứng minh, rồi làm rõ cho thấy mệnh đề mâu thuẫn vừa đưa ra là sai. Cuối cùng áp dụng luật triệt tam đi đến kết luận: nếu mệnh đề này sai thì gián tiếp phải thừa nhận mệnh đề kia đúng. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 225). 1.4. NHỮNG QUI TẮC CỦA CHỨNG MINH Sau đây là những qui tắc được áp dụng để chứng minh có giá trị. Có tất cả 6 qui tắc dành cho 3 bộ phận của một chứng minh, nghĩa là mỗi bộ phận có 2 qui tắc. Hai qui tắc về luận đề: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  60. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Luận đề phải rõ ràng nghĩa là không mơ hồ hoặc không là một giả luận đề. Ví dụ: "người không phải là một vật vô tri, vô giác". Vậy người là gì? Đó là một luận đề không rõ ràng. Còn ví dụ "Trên cung trăng có chị hằng và chú cuội" là một luận đề giả, không có thật. Không ai và không bao giờ có thể chứng minh được một giả luận đề như thế. . Luận đề trong suốt quá trình chứng minh phải là một, nghĩa là không được thay đổi hoặc đánh tráo luận đề. Hai qui tắc về luận cứ: . Luận cứ phải chắc chắn. Nghĩa là chỗ dựa của luận đề phải hoàn toàn chắc chắn không còn phải thảo luận hoặc tranh cãi gì nữa. . Luận cứ phải có liên quan với luận đề. Ta có thể ví luận đề như cái mặt ghế còn luận cứ như các chân ghế. Các chân ghế đó phải dính với mặt ghế, mới chống đỡ cho mặt ghế được. Vì vậy dù có những chân ghế chắc chắn cách mấy nhưng mặt ghế ở một nơi, chân ghế ở một nẽo, thì chân ghế cũng chẳng chống đỡ được gì cho mặt ghế cả. Luận cứ đối với luận đề cũng vậy. Hai qui tắc về luận chứng: . Chứng minh không được luẩn quẩn. Nghĩa là không được dùng luận cứ để chứng minh cho luận đề rồi lại dùng luận đề để chứng minh cho luận cứ, loanh quanh luẩn quẩn chẳng đi đến đâu cả. Ví dụ: Chẳng hạn xưa kia ở châu Âu người ta lý luận rằng: cũng như mọi vật, trái đất vĩ đại của chúng ta phải có chỗ tựa. Và chắc mặt đất phải nằm trên lưng ba con cá voi, vì rằng trên đời này không có con vật nào lớn hơn cá voi. Nhưng nếu mặt đất nằm trên lưng ba con cá voi thì các con cá voi ấy tựa vào đâu? Loài cá voi phải bơi, tất nhiên chúng phải bơi trong đại dương; Thế thì cái gì chứa đại dương? Mặt đất; Và mặt đất thì nằm trên lưng ba con cá voi. Cá voi thì bơi trong đại dương, đại dương ở trên mặt đất v.v . Chứng minh phải hợp qui tắc logic. Trong phần các qui tắc dành cho luận cứ, ta đã biết luận cứ phải chắc chắn và phải có liên quan với luận đề. Ngoài ra, các luận cứ phải được sắp xếp hợp qui tắc logic thì kết luận mới đáng tin cậy. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 232) 2. BÁC BỎ In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  61. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 2.1. BÁC BỎ LÀ GÌ ? Khác với chứng minh, bác bỏ không phải là làm rõ một mệnh đề nào đó là đúng mà là làm rõ một mệnh đề nào đó là sai. 2.2. CẤU TRÚC CỦA BÁC BỎ Khác với chứng minh, bác bỏ không có 3 bộ phận là luận đề, luận cứ, luận chứng, trái lại khi bác bỏ, chỉ cần bác bỏ một bộ phận là đủ. Chẳng hạn khi ta đã bác bỏ một luận đề là sai, là không có thực thì tất cả những luận cứ và luận chứng liên quan đến nó sẽ không còn đáng để ta phải quan tâm nữa. Hoặc khi ta bác bỏ luận cứ (ọp ẹp, không chắc chắn) thì việc sắp xếp các luận cứ ấy có hợp qui tắc logic chăng nữa cũng thành vô ích. 2.3. NHỮNG QUI TẮC CỦA BÁC BỎ 2.3.1. Bác bỏ luận đề Là đưa ra một luận đề mới, mâu thuẫn với luận đề của đối phương. Ta làm rõ mệnh đề này đúng, thì theo luật triệt tam, mệnh đề của đối phương là sai, bị bác bỏ. Ví dụ: Có người nói rằng: "ngữ pháp thì đồng nhất với logic của tư duy". Còn ta nói: "Ngữ pháp không đồng nhất với logic của tư duy". Vì lẽ, nếu trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu ngữ pháp. Trong khi mọi người trên thế giới chỉ có một logic của tư duy mà thôi (nghĩa là tư duy theo những qui luật và hình thức như ta đã biết). 2.3.2. Bác bỏ luận cứ Làm cho thấy rõ luận cứ được đưa ra là sai, không thể đứng vững. Ví dụ: Có một ông bố vợ dắt hai anh con rễ đi chơi. Một anh là học trò, một anh là nông dân. Ngang qua một chỗ nọ, nghe tiếng ngỗng kêu. Ông bố thắc mắc: "Tại sao tiếng nó kêu to thế nhỉ?". Anh học trò đáp: - Trường cảnh tắc đại thanh (cổ dài thì kêu to). Anh nông dân liền bẻ lại: - Thế con ểnh ương cổ dài đâu mà cũng kêu to? Đi một quãng thấy con vịt đang bơi dưới ao. Ông bố lại hỏi: "Tại sao vịt lại nổi nhỉ?". Anh học trò liền đáp: - Đa mao thiểu nhục tắc phù (lông nhiều, ít thịt thì nổi). Anh nông dân lại bẻ: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  62. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET - Thế cái thuyền lông đâu mà nó cũng nổi? Qua câu chuyện trên đây, ta thấy các câu hỏi của ông bố nêu ra (Tại sao ngỗng kêu to? Tại sao vịt lại nổi?) chính là những luận đề cần được làm sáng tỏ. Những lý lẽ của anh học trò chính là luận cứ để chứng minh cho những luận đề trên. Còn những lý lẽ của anh nông dân là bác bỏ luận cứ của anh học trò, bác bỏ như thế là chí lý. Nhưng cần lưu ý rằng khi luận cứ bị bác bỏ, chưa có nghĩa là luận đề sai. Rõ ràng "vịt vẫn nổi", ngỗng vẫn kêu to". Đó là những luận đề đúng. Giờ đây, nếu muốn tiếp tục, anh học trò phải tìm cho các luận đề trên đây những luận cứ xác thực khác. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 238). 2.3.3. Bác bỏ luận chứng Là vạch cho thấy có sự vi phạm các qui tắc logic trong quá trình chứng minh. Ví dụ: A+ Nước biển thì mặn – A+ Ly nước này mặn – A+ Vậy ly nước này là nước biển – Phân tích chứng minh này, ta thấy đây là một tam đoạn luận không điều kiện sai: Nếu xét 8 qui tắc chung thì sai qui tắc 2 vì ngoại diên của trung từ (mặn) cả hai lần đều thiếu. Còn nếu xét về hình thì sai qui tắc hình II vì cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 54, 55, 56, 57 (Xem: Sách đã dẫn, tr. 284) 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 115 (Xem: Sách đã dẫn, tr. 189 – 192). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  63. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 11 NGỤY BIỆN 1. NGỤY BIỆN LÀ GÌ? Theo từ nguyên: Ngụy có nghĩa là sai, giả chứ không phải thật. Còn biện là nói cho rõ điều phải, điều trái. Vậy ngụy biện là bàn bạc lẽ phải trái nhưng sai chứ không đúng, giả chứ không phải thật. Theo nghĩa hẹp: Ngụy biện là lối lý luận không hợp qui tắc logic. Theo nghĩa rộng: ngụy biện là lối nói lắt léo, làm cho người khác không phân biệt được đúng sai, bị "mắc lừa", "sa bẫy" mà không biết. Nói chung những người ngụy biện thường dựa vào chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo các khái niệm. Họ đem qui luật của loại hiện tượng này áp dụng vào một loại hiện tượng khác (Ví dụ "cá lớn nuốt cá bé" là luật của tự nhiên. "Nước lớn có quyền xâm lược nước nhỏ" cũng là luật tự nhiên!) Họ áp đặt những việc có "giá trị" riêng biệt ở một thời kỳ nhất định này vào một thời kỳ khác, mà trong đó những việc ấy đã mất hết ý nghĩa (chẳng hạn dựa vào Kinh Thánh, dựa vào những tư tưởng cũ đã lỗi thời). Trong khoa học, trong chính trị cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống, ngụy biện đều có nghĩa xấu: không đúng, giả trá, lừa bịp. Ngụy biện là chuyện xảy ra hằng ngày ở khắp nơi. Nhưng trường phái ngụy biện thì xuất hiện đã khá lâu từ giữa thế kỷ thứ V đến đầu thế kỷ IV trước công nguyên ở Hy Lạp. Thuở ấy ai ăn nói hấp dẫn, hùng hồn, khôn ngoan, được mọi người cho là thông thái, và rất được thán phục. Vì thế thuở ấy mới xuất hiện những ông thầy dạy khoa "trí khôn" và "hùng biện". Lúc đầu, những ông thầy này là những người hiểu rộng biết nhiều, góp phần đáng kể vào việc phổ biến kiến thức về triết học, khoa học thời đó. Nhưng về sau càng ngày họ càng xem nhẹ chân lý mà chỉ đặt nặng vào nghệ thuật "hùng biện", vào việc chiến thắng đối phương trong các cuộc đàm đạo, tranh luận, kiện tụng. Đối với họ, điều quan trọng là thắng cuộc, còn đúng hay sai, chân chính hay giả trá không quan trọng. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  64. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Vì thế Platon trong tác phẩm Gorgias đã phải than rằng "Ở tòa án chẳng còn biết ai đúng, ai sai nữa mà chỉ còn là ai nói nghe thuyết phục hay không thuyết phục". Cho nên Platon nhắc nhở những người đương thời: "Này bạn, chúng ta phải thận trọng kẻo bị các tay ngụy biện phỉnh gạt". Còn Aristote thì châm biếm rằng các nhà ngụy biện chỉ là những người dạy "trí khôn giả", nghĩa là thứ trí khôn mà họ dạy không phải là thật, là chân lý. 2. MỘT SỐ NGỤY BIỆN ĐIỂN HÌNH Ngụy biện có nhiều loại, có loại thuộc về sự việc, có loại thuộc về từ ngữ, có loại thuộc về hình thức suy luận. Sau đây là một số ngụy biện thường gặp. 2.1. NHỮNG NGỤY BIỆN THUỘC VỀ SỰ VIỆC . Bộp chộp: Ví dụ: Một du khách đi dạo trên bãi biển Nha Trang, gặp một người đi ngang qua, nồng nặc mùi rượu. Một lát sau bị một gã say rượu đâm sầm vào người, khiến ông ta la toáng lên: "Quái, cái thành phố gì mà toàn là say rượu". Thật là oan cho cái thành phố này. Làm gì có "toàn là say rượu". Ông khách mới gặp có hai người say rượu mà đã hấp tấp, vội vã, bộp chộp kết luận như thế. Đó là ngụy biện. Từ một vài trường hợp, người ta đã vội vàng khái quát thành tất cả. Rõ ràng câu kết luận được rút ra bằng phương pháp qui nạp với quá ít sự việc có được In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  65. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Bé xé to: Ví dụ:Một người lái xe từ Sài Gòn đi Đà Lạt. Từ Sài Gòn đến Phương Lâm rải rác có các cây xăng. Anh ta bảo: "từ Phương Lâm lên Đà Lạt cũng thế". Kết luận ấy vừa có tính chất khái quát hóa vội vã, lại vừa có tính chất đoán mò. Chuyện ấy cũng giống như xưa kia có những người chống lại việc dùng máy móc thay cho lao động chân tay khi họ nói rằng: "Nếu máy móc đi đến chỗ thay thế công nhân, thì chẳng bao lâu công nhân sẽ bị thất nghiệp hết". Đúng là có một số công nhân thất nghiệp (vả lại thời nào chẳng có người thất nghiệp) nhưng không phải là "thất nghiệp hết". So sánh với ngụy biện bộp chộp, ngụy biện bé xé to cũng "khái quát hóa vội vã" nhưng một bên thì hướng về quá khứ còn một bên thì hướng về tương lai. Ngụy biện "bé xé to" là tưởng tượng, đoán mò về tương lai. . Chuyện nọ xọ chuyện kia: đó là những trường hợp "cố ý lạc đề", đang từ vấn đề này lại nhảy sang vấn đề khác, không có liên quan gì đến vấn đề đang được bàn cải, tranh luận, tranh chấp. Khi đuối lý, hoặc để khỏa lấp, che giấu khuyết điểm hay tội lỗi của mình, người ta cố moi ra một cái gì đó không hay của đối phương hoặc có liên quan với đối phương (cha, mẹ, vợ con của đối phương) để tấn công lại. Ví dụ một ông nọ bị một đồng nghiệp tố cáo là "tham ô tài sản của nhà nước". Thay vì chứng minh cho mọi người thấy lời tố cáo ấy sai sự thật, ông ta lại bảo lời tố cáo ấy không có gì đáng tin cả vì người tố cáo là một người không có tư cách, đang có quan hệ bất chính với vợ người khác. Chuyện ấy có thể có thực, nhưng chẳng ăn nhập gì đến việc tham ô tài sản nhà nước của ông ta cả. Tố cáo như thế là đã từ chuyện nọ xọ qua chuyện kia. . Hòa cả làng: Ngụy biện này hơi giống ngụy biện vừa nói ở chỗ: thay vì chứng minh mình trong sạch, vô tội thì lại cố bươi móc một khuyết điểm nào đó của đối phương. Nhưng hai bên khác nhau ở chỗ, "chuyện nọ xọ chuyện kia" là tìm cách bôi nhọ đối phương để khỏa lấp khuyết điểm của mình, làm cho những người chung quanh mãi chú ý đến chuyện của đối phương mà quên mất hoặc ít còn để ý đến việc của mình. Còn "hòa cả làng" là cố lôi ra một khuyết điểm nào đó của đối phương để đánh đồng và làm yếu đi sức tấn công của đối phương; vì rằng, tôi có khuyết điểm nhưng anh cũng có khuyết điểm. Chúng ra đều có khuyết điểm cả. Vậy là "hòa cả làng". In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  66. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Ví dụ có hai viên chức ở một cơ quan nọ đi học và đều vi phạm kỷ luật thi cử. Ông A cho bạn xem bài, còn ông B nhờ một người khác thi giùm. Trong một cuộc kiểm điểm tại cơ quan, ông B nói: "Đồng ý tôi có lỗi, nhưng anh A cũng vậy". Nói như thế là ngụy biện. 2.2. NHỮNG NGỤY BIỆN THUỘC VỀ TỪ NGỮ . Cùng âm, khác nghĩa: đây là trường hợp đánh tráo hai nội dung (khái niệm hoặc phán đoán) khác nhau nhưng có cùng hình thức diễn đạt (từ hoặc câu) như nhau. Ví dụ trong một phiên tòa, vị chánh án ngạc nhiên hỏi bị cáo: - Đề nghị chị khai rõ tuổi thật của chị năm nay bao nhiêu? - Thưa quý tòa, Tết này em vừa tròn bốn mươi ạ. - Không đúng, tại sao ba năm trước đây chị cũng khai như vậy? - Thưa quý tòa, vì em không phải là hạng người "nay nói thế này, mai nói thế khác" ạ. . Hành văn mập mờ: Đây là trường hợp đánh tráo hai nội dung bằng lối hành văn mơ hồ, không rõ nghĩa. Ví dụ trong thời chiến tranh, có một tờ báo loan tin: "Đêm qua quân ta tấn công địch chết nhiều". Ai chết nhiều? Địch hay ta? Câu ấy có thể hiểu hai nghĩa: Đêm qua quân ta tấn công / địch chết nhiều. Đó là địch, còn: Đêm qua quân ta tấn công địch / chết nhiều. Thì là ta chết nhiều. . Nhấn mạnh: Đây là trường hợp cố ý làm biến tướng nội dung của một đoạn văn bằng cách thay đổi giọng nói, dùng cử chỉ kèm theo hoặc viết hoa, viết chữ lớn, chữ xiên hay gạch dưới để nhấn mạnh chỗ này chỗ nọ. Cũng vậy, ở tòa án các luật sư thường chỉ nhấn mạnh, khai thác triệt để những chứng lý nào có lợi cho thân chủ của họ và lờ đi những gì bất lợi. 2.3. NHỮNG NGỤY BIỆN THUỘC VỀ HÌNH THỨC SUY LUẬN Đây là trường hợp của những suy luận, thoạt nghe tưởng đúng, vì có các tiền đề đúng về mặt nội dung, nhưng cách sắp xếp không đúng qui tắc logic cho nên sai, ngụy biện. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.