Giáo trình Luật quốc tế về danh pháp động vật

pdf 117 trang huongle 1950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật quốc tế về danh pháp động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_quoc_te_ve_danh_phap_dong_vat.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật quốc tế về danh pháp động vật

  1. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 171 PHẦN THỨ BA LUẬT QUỐC TẾ VỀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT Ủy Ban Quốc tế về Danh pháp Động vật biên tập lần thứ 4. Luật Danh pháp đã được Liên Hiệp Quốc tế các Khoa học Sinh học phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000
  2. 172 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT Chương 1 DANH PHÁP ĐỘNG VẬT Điều 1. Định nghĩa và phạm vi áp dụng 1.1. Định nghĩa. Danh pháp động vật là hệ thống tên khoa học áp dụng cho các taxon (taxon) của động vật đang tồn tại hoặc đã tuyệt chủng. 1.1.1. Trong Bộ Luật này thuật ngữ "động vật" chỉ các động vật đa bào (Metazoa) và đơn bào (Protistan) khi nhà nghiên cứu coi chúng như các động vật cho Mục đích danh pháp (xem thêm Điều 2). 1.2. Phạm vi áp dụng 1.2.1. Các tên khoa học của các động vật đang tồn tại hoặc tuyệt chủng bao gồm các tên dựa trên các động vật thuần hóa, các tên dựa trên động vật hóa thạch là vật thay thế (vật thay thế, dấu vết, khuôn, khuôn đúc) đối với các tàn tích hiện còn của động vật, các tên dựa trên các mẫu vật hóa thạch của sinh vật (ichnotaxa), và các tên được xác lập cho các nhóm tập thể (xem chi tiết trong các Điều 10.3, 13.3.2, 23.7, 42.2.1, 66.1, 67.14), cũng như các tên đề nghị trước năm 1931 dựa vào các hành vi của động vật đang tồn tại. 1.2.2. Luật Danh pháp quy định các tên của các taxon trong nhóm họ, nhóm giống và nhóm loài. Các Điều 1-4, 7-10, 11.1-11.3, 14, 27, 28 và 32.5.2.5 cũng quy định các tên của các taxon ở các bậc trên nhóm họ. 1.3. Các ngoại lệ. Bị loại trừ khỏi các điều khoản của Luật là các tên được đề nghị: 1.3.1. cho các khái niệm mang tính giả thuyết; 1.3.2. cho các mẫu vật quái thai; 1.3.3. cho các mẫu lai ghép (đối với các taxon có nguồn gốc lai xem Điều 17.2); 1.3.4. cho các thực thể dưới phân loài trừ khi tên sau đó được coi là có hiệu lực theo Điều 45.6.4.1; 1.3.5. như các cách thức tham khảo tạm thời và không sử dụng chính thức như tên khoa học trong danh pháp động vật; 1.3.6. sau năm 1930, đối với các công trình của động vật đang tồn tại; 1.3.7. như các biến thể của các tên có hiệu lực [Điều 10] xuyên suốt một nhóm phân loại bằng sự thêm tiền tố hoặc hậu tố chuẩn nhằm chỉ các taxon được gọi tên là các thành viên của nhóm đó. Ví dụ: Herrera (1899) đã đề nghị tất cả tên giống được thêm tiếp đầu ngữ để chỉ taxon lớp trong đó các tên giống ở côn trùng có thể thêm tiền tố Ins- tạo thành “công thức động vật” (Ý kiến 72) và không đăng nhập vào danh pháp động vật.
  3. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 173 1.4. Tính độc lập. Danh pháp động vật độc lập với các hệ thống danh pháp khác trong đó tên của một taxon động vật sẽ không bị loại bỏ chỉ vì nó giống với các tên của một taxon không phải là đông vật (xem Điều 1.1.1). Khuyến nghị 1A. Các tên đã sử dụng cho các taxon không phải động vật. Các tác giả có ý định xác lập các tên nhóm giống mới được đề nghị để tham khảo Danh lục các tên giống (Thực vật) và Danh sách các tên vi khuẩn được chấp nhân (Index Nominum Genericorum (Plantarum) and Approved List of Bacterial Names) nhằm xác định xem có hay không các tên giống nhau được xác lập theo các Luật Danh pháp có liên quan đến các danh sách này và nếu như vậy để hạn chế việc công bố các tên động vật giống nhau. Điều 2. Sự chấp nhận một số tên trong Danh pháp động vật 2.1. Tên của các taxon có sau nhưng đã không được phân loại lần đầu như là động vật. Các điều kiện theo đó các tên như vậy được đăng nhập danh pháp động vật (xem Điều 10.5). 2.2. Tên của các taxon một khi nào đó được phân loại như động vật nhưng sau đó thì không. Bất kỳ tên có hiệu lực của một taxon mà ở thời điểm nào đó đã được phân loại như động vật tiếp tục được xem xét đồng danh trong Danh pháp động vật thậm chí dù taxon sau đó không được phân loại như động vật. Điều 3. Điểm khởi đầu. Ngày 1 tháng 1 năm 1758 được coi như ngày khởi đầu của Danh pháp động vật. 3.1. Các công trình và các tên được công bố trong năm 1758. Hai công trình được cho là đã được công bố ngày 1 tháng 1 năm 1758: - Linnaeus's Systema Naturae, 10th Edition; - Clerck's Aranei Svecici. Các tên sau được ưu tiên trước các tên trước, nhưng các tên trong bất kỳ công trình nào khác được công bố trong năm 1758 đều được coi là công bố sau Systema Naturae, 10th Edition. 3.2. Các tên, các mục và thông tin được công bố trước 1758. Không có tên hoặc mục danh pháp được công bố trước ngày 1 / 1 / 1758 được đưa vào Danh pháp, nhưng thông tin (như các mô tả hoặc minh họa) công bố trước ngày đó vẫn có thể được sử dụng. (xem Điều 8.7.1 đối với tư cách các tên, các mục và thông tin trong các công trình được công bố sau 1757 đã bị Hội đồng đình chỉ với lý do danh pháp). Chương 2 SỐ TỪ TRONG TÊN KHOA HỌC ĐỘNG VẬT
  4. 174 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT Điều 4. Tên của taxon ở bậc trên nhóm loài 4.1. Các tên đơn. Tên khoa học của một taxon cao hơn nhóm loài bao gồm một từ (tên đơn) và được bắt đầu bằng chữ viết hoa [Điều 28]. 4.2. Tên của phân giống. Tên khoa học của một phân giống không cần sử dụng như tên đầu trong một một tên hai từ hoặc ba từ, trừ khi nó được sử dụng ở bậc giống [Điều 6.1]. Điều 5. Nguyên tắc của một tên kép 5.1. Tên của loài. Tên khoa học của một loài, và không phải của một taxon của bậc nào khác, là một tổ hợp của hai tên (tên kép), tên giống ở đầu và tên loài sau. Tên giống bắt đầu bằng chữ viết hoa còn tên loài viết thường [Điều 28]. 5.1.1. Việc áp dụng nguyên tắc danh pháp tên kép đối với hiệu lực của các tên nhóm giống đã công bố mà không có các loài hữu danh liên đới và hiệu lực của các tên phân loài được công bố trong tên ba từ, xem Điều 11.4. 5.1.2. Việc áp dụng nguyên tắc danh pháp tên kép trong việc sử dụng các tên phân giống và các tên cho các tập hợp loài và phân loài, xem Điều 6. 5.2. Tên của phân loài. Tên khoa học của một phân loài là một tổ hợp của ba tên (một tên ba từ (trinomen) là một tên kép tiếp theo là một tên phân loài [Điều 11.4.2]. Tên của phân loài cần được bắt đầu bằng chữ thường [Điều 28]. 5.3. Các ký hiệu và các từ viết tắt bị loại trừ. Một ký hiệu đặc trưng như dấu hỏi (?), và các từ viết tắt như (aff., prox. hoặc cf.), khi được sử dụng bổ nghĩa của một tên khoa học, thì nó không phải là một phần tên của taxon đó, ngay cả khi được chèn giữa các thành phần của một tên. Điều 6. Các tên tự ý thêm vào 6.1. Tên của phân giống. Tên khoa học của một phân giống, khi được sử dụng với một từ kép hoặc từ ba tên, cần được để trong dấu ngoặc đơn giữa tên giống và tên loài; nó không được coi như một từ trong tên kép hoặc tên ba chính thức. Nó được bắt đầu bằng chữ thường. Khuyến nghị 6A. Sự thêm không hợp lý của các tên nhóm giống trong tên kép hoặc tên ba từ. Không có tên nhóm giống khác ngoài tên phân giống được thêm vào giữa tên giống và tên loài, thậm chí trong ngoặc đơn () hoặc ngoặc vuông []. Một tác giả muốn chỉ một tổ hợp gống trước đây cần làm như vậy trong một vài dạng rõ ràng như "Branchiostoma lanceolatum [Amphioxus trước đây]". 6.2. Tên các tập hợp loài hoặc phân loài. Một tên loài có thể đặt trong ngoặc sau tên nhóm giống, hoặc có thể để trong ngoặc giữa tên giống và tên loài, để chỉ một tập hợp của loài trong một taxon nhóm giống; và một tên phân loài để trong ngoặc giữa các tên loài và phân loài để chỉ một tập hợp của phân loài trong một loài; các tên như vậy luôn luôn bắt đầu bằng chữ thường và được viết đầy đủ, không được tính số từ trong một tên kép hoặc tên ba. Nguyên tắc ưu
  5. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 175 tiên áp dụng đối với các tên như vậy [Điều 23.3.3]; đối với hiệu lựccủa chúng xem Điều 11.9.3.5. Khuyến nghị 6B. Ý nghĩa phân loại của các tên tự ý thêm vào. Một tác giả muốn chỉ ra một tập hợp, hoặc là ở các mức độ phân loại bổ sung được đề cập ở Điều 6.2 cần đặt một thuật ngữ để chỉ nghĩa phân loại của tập hợp trong cùng ngoặc đơn như tên nhóm loài tự thêm vào trong trường hợp đầu tiên ghi chú được sử dụng trong một công trình bất kỳ. Ví dụ: Trong giống bướm Ornithoptera Boisduval, 1832, loài bướm O. priamus (Linnaeus, 1758) thuộc là thành viên được đặt tên sớm nhất của một tập hợp loài đại diện còn bao gồm O. lydius Felder, 1865 và O. croesus Wallace, 1865. Ý nghĩa phân loại thuộc về tập hợp O. priamus có thể thể hiện trong ghi chú " Ornithoptera (liên loài priamus)", và các thành viên của tập hợp với ghi chú "O. (priamus) priamus (Linnaeus, 1758)", "O. (priamus) lydius Felder, 1865", và "O. (priamus) croesus Wallace, 1865". Chương 3 TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ Điều 7. Áp dụng. Các điều khoản của Chương này áp dụng cho công bố không chỉ đối với một tên khoa học mới, mà còn áp dụng cho bất kỳ mục danh pháp hoặc thông tin nào khác có khả năng ảnh hưởng đến danh pháp. Điều 8. Cấu thành một công trình được công bố. Một công trình được coi như là được công bố theo chủ đích của danh pháp động vật nếu tuân theo các yêu cầu của điều này và không bị loại trừ bởi các điều khoản của Điều 9. 8.1. Các tiêu chuẩn cần thỏa mãn. Một công trình cần thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: 8.1.1. cần phải được phát hành cho mục đích công chúng và hồ sơ khoa hoc lâu dài. 8.1.2. có thể kiếm được khi phát hành lần đầu, miễn phí hoặc mua 8.1.3. phải được sản xuất trong một lần biên tập gồm các bản in có thể đạt được đồng thời bằng một phương pháp đảm bảo số lượng lớn các bản in giống nhau và lâu bền. 8.2. Công bố có thể bị từ chối. Một công trình chứa một tuyên bố gây ấn tượng là nó không được phát hành cho mục đích công chúng và hồ sơ khoa học lâu dài, hoặc cho các chủ đích của danh pháp động vật, thì không được công bố trong phạm vi của Luật Danh pháp. 8.3. Các tên và các mục danh pháp có thể bị từ chối. Nếu công trình có một nội dung gây ảnh hưởng cho tất cả hoặc một vài các tên, hoặc các mục danh pháp trong đó nó bị từ chối vì các chủ đích danh pháp, thì các tên hoặc các mục
  6. 176 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT danh pháp đã bị từ chối sẽ không có hiệu lực. Một công trình như vậy có thể là một công trình được công bố (đó là thông tin phân loại học trong đó có thể có cùng tình trạng danh pháp như thông tin phân loại trong một công trình đã công bố nhưng bị đinh chỉ: xem Điều 8.7.1). 8.4. Các công trình được sản xuất trước 1986. Để được công bố, một công trình có trước 1986 cần phải được sản xuất trên giấy, bằng một phương pháp in thông thường khi đó (như in xắp chữ, in offset) hoặc in nhiều bản hay in roreo. 8.5. Các công trình được sản xuất sau 1985 và trước 2000. Một công trình được sản xuất giữa năm 1985 và 2000 bằng một phương pháp khác với phương pháp in thường có thể được chấp nhận đã công bố trong phạm vi Luật Danh pháp, nếu: 8.5.1. nó đáp ứng các yêu cầu khác của điều này và không bị loài trừ bởi các khoản của Điều 9, và 8.5.2. có chứa một khẳng định của tác giả rằng bất kỳ một tên hoặc mục danh pháp mới ở trong đó có là nhằm mục đích công chúng và hồ sơ khoa học lâu dài. 8.5.3. có chứa một khẳng định trong công trình rằng nó được sản xuất trong một lần biên tập bao gồm các bản in có thể đạt được cùng một lúc. 8.6. Các công trình được sản xuất sau 1999 bằng phương pháp không in trên giấy. Đối với một công trình được sản xuất sau 1999 bằng phương pháp khác với phương pháp in trên giấy sẽ được chấp nhận như được công bố trong phạm vi Luật Danh pháp, và nó cần phải có một tuyên bố rằng các bản in (ở dạng được công bố) được lưu giữ trong ít nhất 5 thư viện công cộng có thể tiếp cận, thư viện được xác định bằng tên trong công trình. 8.7. Tư cách của các công trình bị đình chỉ. Môt công trình bị đình bản vì các chủ đích danh pháp bởi Ủy ban Danh pháp bằng việc sử dung quyền hạn đặc biệt [Điều 81] và nó thỏa mãn các khoản của Điều này vẫn được công bố trong phạm vi Luật Danh pháp trừ khi Ủy ban Danh pháp quyết định rằng công trình đó bị xử lý và không được công bố. 8.7.1. như vậy một công trình vẫn có hiệu lực như một nguồn tài liệu mô tả và minh họa được công bố nhưng không phải một công trình mà trong đó một tên hoặc một mục danh pháp (như sự chỉ định mẫu chuẩn mang tên, hoặc sự xác định quyền ưu tiên theo Điều 24.2) có thể được làm cho có hiệu lực. Khuyến nghị 8A. Sự phổ biến rộng. Các tác giả có trách nhiệm đảm bảo rằng các tên khoa học mới, các mục danh pháp và thông tin có khả năng ảnh hưởng danh pháp là được biết rộng rãi. Trách nhiệm này được thực thi dễ dàng bằng việc công bố trên các tạp chí khoa học thích hợp hoặc các tập chuyên khảo được nhiều người biết đến và bằng việc đảm bảo rằng các tên mới được đề nghị sẽ được đăng nhập vào Zoological Record bằng việc gửi một bản in cho Zoological
  7. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 177 Record, BIOSIS U.K. Khuyến nghị 8B. Các công trình in trên giấy. Các tác giả và nhà xuất bản được khuyến cáo công bố lần đầu các tên khoa học mới hoặc mục danh pháp là công bố đầu tiên trong một công trình được in trên giấy. Khuyến nghị 8C. Khả năng tiếp cận công khai các công trình đã công bố. Các bản in của các công trình công bố chứa các tên khoa học mới hoặc hạng mục danh pháp cần phải được lưu giữ thường xuyên trong các thư viện, các công trình này được truy cập công khai (đối với sự lưu giữ của các công trình sản xuất sau năm 1999 bằng một phương pháp khác không in trên giấy, xem Điều 8.6). Khuyến nghị 8D.Trách nhiệm của tác giả, biên tập và nhà xuất bản. Các tác giả, biên tập và nhà xuất bản có trách nhiệm đảm bảo rằng các công trình chứa các tên khoa học mới hoặc mục danh pháp, hoặc các thông tin có khả năng ảnh hưởng tới danh pháp là hiển nhiên đã được công bố trong phạm vi Luật Danh pháp. Các biên tập và xuất bản cần phải chắc rằng các công trình ghi ngày công bố và thông tin về nơi có thể nhận được chúng. Khuyến nghị 8E. Khước từ. Những người biên tập và xuất bản cần phải tránh đưa các tên mới và các thông tin có thể xuất hiện tính cách các tên có hiệu lực, hoặc các mục danh pháp mới, trong các công trình mà chúng không được phát hành cho chủ đích công chúng và hồ sơ khoa hoc lâu dài (như dạng tóm tắt hoặc tài liệu trong các hội nghị, hội thảo hoặc các thông báo các bài báo được phân phát trong một cuộc họp). Chúng cần phải chắc chắn rằng các tài liệu như vậy có chứa một sự khước từ (xem Điều 8.2), vì vậy những tên mới được công bố lần đầu trong trường hợp đó không nên đưa vào danh pháp mà ưu tiên công bố trên một công trình khác. Điều 9. Những dạng không cấu thành công trình được công bố. Bất chấp các khoản của Điều 8, những dạng sau đây không được coi là công trình được công bố trong phạm vi của Luật Danh pháp: 9.1. ấn phẩm viết tay sau năm 1930 và được sản xuất dưới dạng sao chép bằng bất kỳ hình thức nào; 9.2. các ảnh chụp; 9.3. bản in thử; 9.4. các vi phim (microfilm); 9.5. băng ghi âm được sản xuất bằng bất kỳ phương pháp nào; 9.6. các nhãn tiêu bản mẫu vật; 9.7. các bản in theo yêu cầu của một công trình chưa được công bố [Điều 8], thậm chí công trình đã được lưu giữ trước đây ở một thư viện hoặc nơi nào khác; 9.8. bài viết và minh họa được phân phát bằng phương tiện điện tử (như trên mạng quốc tế - World Wide Web); hoăc:
  8. 178 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 9.9. bản tóm tắt của các bài báo, báo cáo treo, bài giảng và tài liệu hội thảo được phát hành chủ yếu cho người tham dự hội nghị, hội thảo. Khuyến nghị 9A. Tránh công bố không có chủ tâm trong các bản tóm tắt. Các bản tóm tắt báo cáo hội nghị chủ yếu để phân phát cho các đại biểu, vì vậy cần phải đảm bảo rằng các tên và mục ảnh hưởng đến danh pháp động vật trong những công trình như vậy là không có trách nhiệm pháp lý về mặt công bố không chủ tâm. Chúng cần đảm bảo rằng các tập tóm tắt này có chứa sự khước từ thích hợp [Điều 8.2]. Chương 4 TIÊU CHUẨN HIỆU LỰC Điều 10. Các điều khoản quy định tính hiệu lực. Một tên hoặc mục danh pháp trở nên có hiệu lực chỉ với các điều kiện sau đây: 10.1.Các điều kiện chung. Một tên gọi hoặc mục danh pháp là có hiệu lực, cùng với tư cách tác giả và ngày công bố chỉ khi nó thỏa mãn các khoản của Điều này, và trong một vài trường hợp đáp ứng Điều 11 đến 20 (đối với ngày tháng và tác giả xem Điều 21 và 50). Một tên gọi có thể bị chi phối hiệu lực bởi Ủy ban Danh pháp [các Điều 78 đến 81] nếu các điều kiện này không được thỏa mãn đầy đủ. 10.1.1. Nếu công bố các số liệu liên quan đến một taxon hữu danh mới hoặc một mục danh pháp bị ngắt quãng và được tiếp tục sau đó, thì tên gọi hoặc mục danh pháp đó trở nên có hiệu lực chỉ khi các yêu cầu của các Điều khoản liên quan được đáp ứng. Khuyến nghị 10A. Trách nhiệm của những người biên tập và xuất bản. Một người biên tập cần đảm bảo rằng toàn bộ mô tả và minh họa liên quan tới một taxon hữu danh mới, và đặc biệt bất kỳ mục danh pháp hoặc các số liệu cần thiết liên quan đến tính hiệu lực về tên gọi của nó được công bố trong cùng một công trình và cùng một thời gian. 10.2. Hiệu lực của các tên dưới phân loài. Một tên dưới phân loài là không có hiệu lực [Điều 45.5] từ công bố gốc của nó, trừ khi nó được công bố trước năm 1961 đối với một “thứ” (variety) hoặc “dạng” (form) thì được coi là có hiệu lực theo Điều 45.6.4.1. Nếu một tác giả sử dụng một tên, được công bố trước đây ở bậc dưới phân loài, trong một phương cách làm nó có hiệu lực đối với một loài hoặc phân loài, bằng cách đó tác giả xác lập nó như một tên mới và có tư cách của tác giả [Điều 45.5.1] (xem thêm Điều 23.3.4 và 50.3.1). 10.3. Hiệu lực của các tên đề nghị cho các nhóm tập thể và các taxon hóa thạch. Một tên được đề nghị cho một nhóm tập thể thì được xử lý như một tên
  9. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 179 nhóm giống [Điều 42.2.1]; một tên được đề nghị cho một taxon hóa thạch là một tên nhóm họ, nhóm giống, hoăc nhóm loài, tùy theo cách thức trong đó nó được xác lập lần đầu (đối với các tên xác lập cho các taxon hóa thạch sử dụng cho nhóm giống, xem Điều 42.2.1). 10.4. Hiệu lực các tên đối với các đơn vị của các giống. Một tên đơn danh được đề nghị cho đơn vị nhóm giống của một giống, dù được đề nghị cho các đơn vị nhỏ hơn nữa thì được coi như tên phân giống, dù chúng được thể hiện bằng môt thuật ngữ như "section" (phần) hoặc "division" (bộ phận); nhưng một tên gọi được sử dụng cho một tập hợp loài được thể hiện bằng một từ như “trên loài" (superspecies) thì không được coi là một tên nhóm giống [Điều 6.2]. 10.5. Hiệu lực các tên của các taxon có sau nhưng không được phân loại lần đầu như là động vật. Tên (hoặc các tên) của một taxon, gồm một taxon dựa trên một sinh vật không được phân loại lần đầu là động vật nhưng sau đó được phân loại là động vật, thì có hiệu lực từ công bố gốc của nó miễn là nó thỏa mãn các các điều khoản có liên quan của chương này, và không bị loại trừ bởi Luật Danh pháp [các Điều 1.3, 3], và miễn là nó là một tên hợp lệ tiềm năng đối với các Luật Danh pháp khác (Luật Danh pháp quốc tế về thực vật hoặc Luật Danh pháp quốc tế về vi khuẩn) có liên quan tới taxon. 10.6. Hiệu lực của sự mất hiệu lực nhờ tính hiệu lực. Một tên vẫn duy trì hiệu lực như đã có bất chấp sự mất hiệu lực của nó như một tên đồng vật phụ, một tên đồng danh phụ, một sự đính chính phi lý, một tên thay thế không cần thiết hoặc một tên đã bị đình chỉ, trừ khi Ủy ban Danh pháp có quyết định khác [các Điều 78.1, 78.2]. (Thậm chí nếu taxon có liên quan, mới được phân loại như động vật thì tên của nó vẫn còn hiệu lực [Điều 2.2]). 10.7. Hiệu lực của các tên không được ghi vào trong Tập có liên quan đã đươc chấp nhận của Danh sách các tên có hiệu lực trong Động vật học. Không có tên nào mà chưa được ghi trong một Tập đã được chấp nhận của Bản danh sách của các tên có hiệu lực trong Động vật học mà có hiệu lực, bất chấp bất kỳ tính hiệu lực trước đây [Điều 79.4.3]. Điều 11. Các yêu cầu. Để có hiệu lực, một tên gọi hoặc một mục danh pháp cần thỏa mãn các điều khoản sau đây: 11.1. Công bố. Tên gọi hoặc mục danh pháp cần được công bố, trong phạm vi của Điều 8, sau năm 1757. 11.2. Bắt buôc sử dụng tiếng Latinh. Một tên khoa học khi được công bố lần đầu, cần sử dụng tên Latinh với 26 chữ cái (bao gồm cả các chữ j, k, w và y); sự hiện diện trong một tên gọi khi công bố lần đầu với các dấu trọng âm và các dấu khác, dấu móc lửng (‘) hoặc gạch nối (-), dấu nối, chữ số trong từ ghép tên nhóm loài, không làm cho tên mất hiệu lực (để hiệu chỉnh, xem các Điều 27 và 32.5.2).
  10. 180 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 11.3. Xuất xứ. Để đáp ứng các yêu cầu của Chương này, một tên gọi có thể là một từ Latin, Hy Lạp hoặc có gốc từ Latin, Hy Lạp hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác (thậm chí không theo bảng chữ cái), hoặc được hình thành từ một từ như vậy. Nó có thể là một tổ hợp tùy hứng của các chữ miễn là nó được hình thành và được sử dụng như một từ. Ví dụ: Toxostoma và brachyrhynchos từ chữ Hy Lạp; opossum từ chữ Ấn; Abudefduf từ chữ Ả Rập; korsac từ tiếng Nga; nakpo từ tiếng Tây Tạng; canguru từ tiếng Kokoimudji Aboriginal; Gythemon, chỉ là một tổ hợp chữ ngẫu nhiên. Tổ hợp ngẫu nhiên của các chữ cbafdg không thể được sử dụng như là một từ và không thể hình thành một tên gọi. Khuyến nghị 11A. Sử dụng các tên biệt ngữ. Một từ biệt ngữ không biến đổi sẽ không thể sử dụng như một tên khoa học. Việc Latin hóa thích hợp là phương cách tốt để hình thành các tên từ các từ biệt ngữ. 11.4. Sự áp dụng kiên định danh pháp tên kép. Tác giả cần kiên định áp dụng nguyên tắc danh pháp tên kép [Điều 5.1] trong công trình trong đó tên hoặc mục danh pháp được công bố; tuy nhiên, Điều khoản này không áp dụng đối với tính hiệu lực của các tên taxon bậc trên nhóm họ. 11.4.1. Một công trình được công bố có chứa các tên nhóm họ hoặc tên nhóm giống mà không có các loài hữu danh liên đới vẫn được chấp là phù hợp với Nguyên tắc danh pháp tên kép khi không có bằng chứng trái ngược. 11.4.2. Tên khoa học của một phân loài, một tổ hợp ba từ [Điều5.2], được chấp nhận là phù hợp với Nguyên tắc danh pháp tên kép. 11.4.3. Một danh lục được công bố trước năm 1931 trong một công trình mà không phải là tên kép có thể chấp nhận như là công trình phù hợp với Nguyên tắc danh pháp tên kép miễn là Nguyên tắc được áp dụng phù hợp với các tên khoa học trong danh lục; như vậy một tên khoa học được công bố trong một danh lục như vậy là có hiệu lực nếu tên đó đáp ứng các điều khoản khác của Chương này và của các Điều 4, 5 và 6, và nếu đó là một kết nối rõ ràng giữa mục từ trong danh lục và mô tả, minh họa, hoặc dấu hiệu trong bài viết. 11.5. Các tên sẽ được sử dụng như tên hợp lệ khi được đề nghị. Để có hiệu lực, một tên gọi cần phải được sử dụng như hợp lệ cho một taxon khi được đề nghị, trừ khi nó được công bố lần đầu như một tên đồng vật phụ và sau đó được làm cho có hiệu lực theo các khoản của Điều 11.6.1. 11.5.1. Một tên gọi được đề nghị có điều kiện cho một taxon trước năm 1961 sẽ không bị loại trừ một mình [Điều 15]. 11.5.2. Tư cách của một tên gọi không có hiệu lực trước đây là không được thay đổi bởi sự trích dẫn nó (nghĩa là, không có sự chấp nhận một taxon) thậm chí có kèm theo bằng một tài liệu tham khảo công trình, trong đó tên được công
  11. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 181 bố nhưng đã không được làm cho có hiệu lực. Ví dụ: Chemnitz, 1780 đã mô tả loài chân bụng Conus moluccensis và coi như tên hợp lệ, nhưng trong một từ nó không là tên kép thích hợp nên nó không có hiệu lực. Dillwyn, 1817 đã trích dẫn tên Conus moluccensis, nhưng đã không sử dụng như tên hợp lệ của một taxon. Tên Conus moluccensis là không có hiệu lực bởi việc làm của Dillwyn, mặc dù việc trích dẫn của ông ta kèm theo một tài liệu tham khảo với công trình của Chemnitz. Tuy nhiên, Küster (1838) áp dụng tên gọi trên cho một taxon và đã gán nó cho Chemnitz bằng tham khảo thư mục, do đó làm cho tên Conus moluccensis Küster, 1838 trở nên có hiệu lực. 11.6. Công bố như một tên đồng vật. Một tên khi được công bố lần đầu trong một công trình có hiệu lực được xem như một tên đồng vật phụ của một tên khi đó được sử dụng như hợp lệ thì không bằng cách ấy làm cho nó có hiệu lực. 11.6.1. Tuy nhiên, nếu tên như vậy được công bố như một tên đồng vật phụ đã được xử lý trước năm 1961 như một tên có hiệu lực và, hoặc đã được chấp nhận như là tên của một taxon hoặc được xem như một tên đồng danh chính, thì bằng cách ấy nó được làm có hiệu lực, nhưng tính ngày công bố từ công bố đầu tiên như một tên đồng vật (đối với loài chuẩn nếu một tên nhóm giống xem Điều 67.12; đối với mẫu chuẩn mang tên nếu một tên nhóm loài, xem Điều 72.4.3; đối với tư cách tác giả xem Điều 50.7). Ví dụ: Meigen (1818), khi bàn luận về Ceratopogon flavipes Meigen (Diptera), cho rằng ông ta đã nhận được tài liệu từ Megerle dưới tên bản thảo là Palpomyia geniculata. Theo đó Palpomyia đã được công bố như một tên đồng vật của Ceratopogon là một tên có hiệu lực bởi vì trước năm 1961 nó đã được sử dụng như một tên hợp lệ; nó đã được coi là thuộc về Meigen, 1818. Tên loài geniculata, chưa bao giờ được chấp nhận, nên không có hiệu lực từ Meigen (1818). 11.6.2. Một tên gọi được công bố trước năm 1758 nhưng sau năm 1757 được trích dẫn như một tên đồng vật của một tên được sử dụng hợp lệ sẽ không có hiệu lực theo Điều 11.6. Ví dụ: Tên "Cidaris miliaris Klein" (của Klein, 1734) được trích dẫn bởi Linnaeus (1758) trong phần tên đồng vật của Echinus esculentus Linnaeus, 1758 không trở thành có hiệu lực từ Linnaeus (1758) mà chỉ như là một kết quả của sự chấp nhận cho một taxon bởi tác giả khác. 11.6.3. Một tên được công bố lần đầu sau năm 1960 và được xử lý như một tên đồng vật phụ trong trường hợp đó cũng không thể làm cho nó có hiệu lực từ việc làm đó theo Điều 11.6. 11.7. Các tên nhóm họ 11.7.1. Một tên nhóm họ khi được công bố lần đầu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
  12. 182 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 11.7.1.1. là một danh từ số nhiều chủ ngữ được tạo thành từ tên gốc của một tên giống có hiệu lực [Điều 29] (được thể hiện bởi sự liên quan rõ ràng đến tên giống hoặc bằng suy luận từ tên gốc của nó, nhưng đối với các tên nhóm họ đã đề nghị sau năm 1999 thì xem Điều 16.2); tên giống cần phải là tên được sử dụng hợp lệ sau đó trong taxon nhóm họ mới [các Điều 63, 64] (việc sử dụng một mình tên gốc trong việc tạo thành tên được chấp nhận như bằng chứng cho thấy tác giả đã sử dụng tên giống hợp lệ trong taxon nhóm họ trừ khi có bằng chứng chống lại); Ví dụ: Tên Eryciinae Robineau-Desvoidy, 1830 (âm gốc Erycinae) là có hiệu lực bởi vì nó được công bố cho taxon nhóm họ, gồm có giống Erycia Robineau- Desvoidy, 1830. Tên Trichoceridae Rondani, 1841 là có hiệu lực, mặc dù đã đề nghị không dứt khoát tên Trichocera Meigen, 1803, do nó được công bố trong một công trình phân loại các họ của bộ Diptera ở châu Âu với sự tham khảo công trình của Meigen và với sự khẳng định rõ ràng của nguyên tắc Rondani về sự hình thành tất cả các tên họ trên cơ sở tên của một giống liên đới. Pinnidae Leach, 1819 bao gồm không chỉ Modiola Lamarck, 1801 và Mytilus Linnaeus, 1758, nhưng đồng thời, theo sự suy luận từ tên gốc, Pinna Linnaeus, 1758, được hình thành trước đây nên nó có hiệu lực. Tên "Macromydae" của Robineau- Desvoidy (1830) không có hiệu lực bởi vì, mặc dù được hình thành từ tên nhóm đã được Latinh hóa (không phải là biệt ngữ), nó là một thuật ngữ mô tả dùng cho một nhóm giống mà không có Macromya Robineau-Desvoidy, 1830, một giống được đặt trong hoàn cảnh của một bộ phận khác và xa của họ Tachinidae. 11.7.1.2. được sử dụng rõ ràng như một tên khoa học để biểu thị một taxon trên giống và không đơn thuần là một danh từ số nhiều hoặc tính từ dành cho các thành viên của một giống; Ví dụ: Osten Sacken (1882) đã công bố một khóa định loại cho mười một loài của giống côn trùng hai cánh Graptomyza với tên gọi "Graptomyzae của Indo- Malayan Archipelago". Từ "Graptomyzae" là một danh từ số nhiều chỉ dành cho "các loài của giống Graptomyza"; mà không có hiệu lực như một tên nhóm họ. 11.7.1.3. kết thúc với một hậu tố tên nhóm họ, ngoại trừ như được chỉ ra ở Điều 11.7.2; một tên nhóm họ của nhóm mà hậu tố nhóm họ [Điều 29.2] không đúng vẫn có hiệu lực với tư cách tác giả và ngày công bố gốc, nhưng với một hậu tố đã được sửa đúng [các Điều 29, 32.5.3]; Ví dụ: Latreille (1802) đã được xác lập họ Tipulariae, trên cơ sở Tipula Linnaeus, 1758. Hậu tố -ariae được chỉnh đúng là -idae; Tipulidae bởi Latreille mà không thuộc tác giả tu chỉnh dầu tiên. 11.7.1.4. không thể sử dụng những tên bất kỳ áp dụng cho các hóa thạch và kết thúc với các hậu tố -ites, -ytes hoặc -ithes [Điều 20]; 11.7.1.5. không thể sử dụng một tên nhóm giống bất kỳ đã bị đình chỉ bởi Ủy ban Danh pháp [Điều 78].
  13. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 183 11.7.2. Nếu một tên nhóm họ được công bố trước năm 1900, phù hợp với các khoản của Điều này nhưng không phải gốc Latin, nó có có hiệu lực với tác giả và ngày công bố chỉ khi nó được Latinh hóa bằng các tác giả sau đó và được chấp nhận hợp lệ bởi các tác giả quan tâm đến nhóm đó và ngày công bố lần đầu trong dạng biệt ngữ. Ví dụ: Tên họ mối là Tetranychidae, được cho là thuộc Donnadieu, 1875. Mặc dù ông ta công bố tên là " Tétranycidés", nhưng nó được chấp nhận với các tên Tetranychidae từ 1875 và nó vẫn được cho là công trình và ngày công bố của Donnadieu, chứ không phải Murray (1877) người dầu tiên Latin hóa nó. 11.8. Tên nhóm giống. Một tên nhóm giống (xem thêm Điều 10.3) phải là một từ của hai hoặc nhiều hơn các chữ và là một danh từ chủ ngữ số ít. 11.8.1. Một tên nhóm giống được đề nghị trong một bài viết Latin nhưng được viết khác với dạng danh từ số ít do yêu cầu ngữ pháp Latin thì vẫn có hiệu lực, miễn là nó đáp ứng các yêu cầu khác của hiệu lực, nhưng nó phải được sửa lại đúng theo ngữ pháp Latin. Ví dụ: Tên giống Diplotoxa (Diptera) đã đề nghị bởi Loew (1863) trong một thông báo tên là "Chlorops versicolor nov. sp." như sau: "Chlor. versicolor cum similibus proprium giống constituit, cui nomen Diplotoxae propono" [Chlor. versicolor và các loài tương tự được xem là một giống riêng biệt, và đề nghị tên là Diplotoxa]. 11.9. Các tên nhóm loài 11.9.1. Một tên nhóm loài cần phải là một từ có 2 chữ trở lên, hoặc một từ phức (xem Điều 11.9.5), và, nếu là một từ Latin hoặc Latin hóa cần phải, hoặc cần được xử lý như: 11.9.1.1. một tính từ hoặc tính động từ dạng chủ ngữ đơn (như Echinus esculentus, Felis marmorata, Seioptera vibrans), hoặc 11.9.1.2. một danh từ dang chủ ngữ đơn ghép vào tên giống (như Struthio camelus, Cercopithecus diana), hoặc 11.9.1.3. một danh từ sở hữu cách (ví như rosae, sturionis, thermopylarum, galliae, sanctipauli, sanctaehelenae, cuvieri, merianae, smithorum), hoặc 11.9.1.4. một tính từ được sử dụng như một danh từ trong trường hợp sở hữu cách và xuất phát từ tên loài của một loài liên đới (như Lernaeocera lusci, một giáp xác ký sinh ở Trisopterus luscus). 11.9.2. Một tên nhóm loài dạng tính từ được đề nghị trong một bài viết Latin nhưng được viết dạng khác với dạng chủ ngữ đơn bởi các yêu cầu ngữ pháp Latin thì vẫn có hiệu lực miễn là đáp ứng các yêu cầu khác của hiệu lực, nhưng cần được sửa thành dạng chủ ngữ đơn nếu cấn thiết. Ví dụ: Kèm theo việc tu chỉnh của mình về các loài Musca grossa và M.
  14. 184 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT tremula, Illiger (1807) đã mô tả loài ruồi mới là " loài occurrit, Grossae et Tremulae intermedia quam Pavidam nuncupamus" [đó là một loài trung gian giữa M. grossa và M. tremula, được gọi là pavida]. Tên loài được công bố trong trường hợp đối cách như là pavidam sẽ được chỉnh đúng là chủ ngữ pavida. 11.9.3. Một tên nhóm loài cần được công bố trong sự tổ hợp rõ ràng với tên giống (hoặc rõ ràng hoặc ẩn ý bởi ngữ cảnh); Ví dụ: Trong ví dụ ở Điều 11.9.2 trên đây, sự kết hợp không được thể hiện rõ ràng bằng sự liền kề hoặc bằng ngôn ngữ (nghĩa là sử dụng các tên Latin tách biệt với phần còn lại của văn bản), nhưng rõ ràng từ ngữ cảnh. Tên loài pavida được lấy để công bố trong sự kết hợp với Musca. 11.9.3.1. tên giống không cần hợp lệ hoặc có hiệu lực; 11.9.3.2. một tên nhóm loài đã được công bố trong sự kết hợp với ngữ âm gốc đúng của tên giống, thậm chí nếu nó đã được công bố trên thực tế trong sự kết hợp với một đính chính hoặc ngữ âm không đúng của tên giống [Điều 33]; 11.9.3.3. tên giống có thể được trích dẫn như một từ viết tắt miễn là rõ ràng trong ngữ cảnh mà trong đó tên nhóm loài mới được công bố; 11.9.3.4. tổ hợp giống, mặc dù nó cần phải rõ ràng, vẫn có thể chỉ là tạm thời; Ví dụ: Trong từ kép Dysidea? papillosa Johnston, 1842, tổ hợp giống tạm thời không ảnh hưởng đến hiệu lực của tên loài. 11.9.3.5. một tên nhóm loài được công bố lần đầu như một tên tự ý thêm vào [Điều 6.2] không thể làm cho nó có hiệu lực từ việc làm này; 11.9.3.6. một tên nhóm loài được công bố lần đầu trước năm 1961 trong sự kết hợơ với một tên giống có hiệu lực trước đây, nhưng kèm theo trong cùng một công trình bởi một giống hữu danh mới được đề nghị có điều kiện [Điều 15] có chứa các loài hoặc phân loài mới, thì được coi là có hiệu lực trong sự kết hợp với tên giống có hiệu lực trước đây (xem các Điều 15.1 và 51.3.3). Ví dụ: Lowe (1843) đã xác lập loài cá mới Seriola gracilis và trong cùng thời gian đã đề nghị giống mới Cubiceps chứa loài hữu danh trên. Bằng việc làm này ông ta cho rằng đã xác lập lần đầu loài hữu danh Seriola gracilis Lowe, 1843 và sau đó chuyển nó vào một giống Cubiceps, trong đó tên của nó được trích dẫn là Cubiceps gracilis (Lowe, 1843). 11.9.4. Một tên nhóm loài không bao gồm các từ được liên kết bằng một liên từ, hoặc bao gồm một dấu hiệu mà không thể đọc theo bảng chữ cái Latin (xem Điều 11.2; đối với việc sử dụng gạch nối, xem Điều 32.5.2.4.3). Ví dụ: Thành ngữ như "rudis planusque" (trong đó "-que" liên từ) và "?-album" là không thể chấp nhận như các tên nhóm loài. 11.9.5. Nếu một tên nhóm loài được công bố như các từ tách biệt mà nó cùng nhau thể hiện hoặc dành cho một thực thể đơn (như loài vật chủ, vùng địa lý),
  15. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 185 trong một công trình trong đó tác giả đã áp dụng khác với nguyên tắc danh pháp tên kép [Điều 5.1], thì các từ hợp thành được coi để tạo thành một từ đơn và hợp nhất mà không cần một dấu nối [Điều 32.5.2.2]. Ví dụ: Các tên loài trong Coluber novaehispaniae, Calliphora terraenovae và Cynips quercusphellos (tên sau cùng trên cơ sở tên kép của thực vật chủ) được công bố gốc là hai từ, nhưng chúng được chấp nhận bởi vì chúng đã là tồn tại như những từ đơn cùng nhau. Tuy nhiên, các từ "aquilegiae flava" trong Aphis aquilegiae flava (nghĩa là rệp màu vàng của Aquilegia) không hình thành một tên nhóm loài có thể chấp nhận vì chúng là một cụm từ mô tả không trên cơ sở tên của một thực thể đơn. 11.10. Cân nhắc việc sử dụng các định loại sai. Nếu một tác giả sử dụng một tên loài hoặc phân loài cho loài chuẩn của một taxon hữu danh nhóm giống mới, nhưng cân nhắc trong nghĩa của một sự định loại sai trước đây, khi đó việc sử dụng tên của tác giả được coi là để thể hiện một loài hữu danh mới và tên loài là có hiệu lực cùng tư cách tác giả và ngày công bố, dẫu cho nó mới được đề nghị trong sự kết hợp với tên nhóm giống mới (xem Điều 67.13 để chỉ định như loài chuẩn của một loài liên đới gốc như một sự định loại sai trước đó được khẳng rõ ràng; và Điều 69.2.4 đối với sự chỉ định sau của một loài như vậy như loài chuẩn cho một giống hoặc phân giống hữu danh được xác lập trước đây). Ví dụ: Leach (1817) khi xác lập tên giống Plea (Heteroptera) đã chỉ định Notonecta minutissima như loài chuẩn bằng đơn mẫu, nhưng ông ta đã vận dụng một cách rõ ràng tên N. minutissima trong ý nghĩa của một sự định loại sai được sử dụng bởi Geoffroy trong Fourcroy (1785) và các tác giả khác và không trong nghĩa phân loại học của Linnaeus (1758), tác giả gốc của từ kép. Bằng việc làm này Leach cho rằng đã xác lập loài hữu danh mới Plea minutissima Leach, 1817 cho taxon liên đới thực sự và đã ấn định loài này (mà không phải là Notonecta minutissima Linnaeus, 1758) như là loài chuẩn của Plea. Điều 12. Các tên được công bố trước năm 1931 12.1. Yêu cầu. Để có hiệu lực, mỗi tên mới được công bố trước năm 1931 cần thỏa mãn các khoản của Điều 11 và cần được kèm theo một mô tả hoặc một sự chẩn loại của taxon mà nó đề cập, hoặc bằng một chỉ dẫn. 12.2. Các chỉ dẫn. Theo các chủ đính của Điều này thì từ "chỉ dẫn" được hiểu chỉ trong các trường hợp sau: 12.2.1. một sự tham khảo thư mục đối với mô tả hoặc chẩn loại công bố trước đây, thậm chí nếu mô tả hoặc chẩn loại trong một công trình được công bố trước năm 1758, hoặc đó không phải tên kép thích hợp, hoặc đã bị đình chỉ bởi Ủy ban Danh pháp (trừ khi Ủy ban Danh pháp có quyết định công trình không được công bố [Điều 8.7]); 12.2.2. sự liệt kê một tên trong một danh lục đối với một công trình không phải là
  16. 186 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT tên kép thích hợp, miễn là các điều khoản của Điều 11.4.3 được đáp ứng; 12.2.3. việc đề nghị của một tên thay thế mới (nomen novum) cho một tên có hiệu lực, dù có hay không yêu cầu bởi bất kỳ điều khoản của Luật Danh pháp; 12.2.4. sự thành lập một tên nhóm họ từ một tên giống có hiệu lực [Điều 29]; 12.2.5. trong trường hợp của một tên nhóm giống mới, việc sử dụng một hoặc nhiều tên loài có hiệu lực trong tổ hợp với nó, hoặc được liệt kê rõ ràng thuộc nó, hoặc rõ ràng dành cho nó bằng tham khảo thư mục, miễn là tên hoặc các tên loài có thể được chỉ định rõ ràng cho một taxon hoặc các taxon hữu danh nhóm loài; Ví dụ: Tên nhóm giống một loại cánh cứng Isarthron được đề nghị bởi Dejean (1835) với 8 tên nhóm loài liên đới. Sau đó được trích dẫn với một tác giả (nghĩa là "luridum Fabr."); mặc dù không có Tham khảo thư mục, trong tình huống đó các tên có thể được chỉ định một cách rõ ràng cho các loài hữu danh và vì vậy mà tên Isorhron có hiệu lực. 12.2.6. một mô tả được kết hợp hoặc sự xác định của một giống hữu danh mới và một loài đơn hữu danh mới, loài này cung cấp một chỉ dẫn cho mỗi tên gọi bất chấp các tên được có được tuyên bố mới hay không; 12.2.7. đề nghi một tên nhóm giống hoặc một tên nhóm loài mới trong sự liên đới với minh họa của taxon được mang tên đó, hoặc với một sự tham khảm thư mục cho minh họa như vậy, thậm chí nếu minh họa ở trong một công trình được công bố trước năm 1758, hoặc trong đó không phải là tên kép thích hợp, hoặc trong trường hợp nó đã bị đình chỉ bởi Ủy ban Danh pháp (trừ khi Ủy ban Danh pháp quyết rằng công trình không được công bố [Điều 8.7]); và 12.2.8. mô tả hành vi của một sinh vật [các Điều 23.3.2.3, 72.5.1]. 12.3. Các ngoại lệ. Một trong số các điều sau đây tự nó không cấu thành một mô tả, chẩn loại, hoặc dấu hiệu: một tên biệt ngữ, tên địa phương, vùng địa lý, vật chủ, nhãn ghi, hoặc mẫu vật. Điều 13. Các tên được công bố sau năm 1930 13.1. Yêu cầu. Để có hiệu lực, mỗi tên mới được công bố sau năm 1930 cần thỏa mãn các khoản của Điều 11 và phải:` 13.1.1. kèm theo một mô tả hoặc xác định khẳng định rằng các từ ký tự có mục đích để phân biệt các taxon, hoặc 13.1.2. kèm theo một tham khảo thư mục với khẳng định được công bố như vậy, thậm chí nếu sự khẳng định đó được đưa ra trong một công trình được công bố trước năm 1758, hoặc trong trường hợp không phải tên kép thích hợp, hoặc trong trường hợp bị đình chỉ bởi Ủy ban Danh pháp (trừ khi Ủy ban Danh pháp quyết định là công trình được xử lý như là công trình chưa công bố [Điều 8.7]), hoặc 13.1.3. đã được đề nghị thay thế tên mới (nomen novum) cho một tên có hiệu lực, dù có được yêu cầu hay không bởi bất kỳ điều khoản nào của Luật Danh pháp.
  17. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 187 Khuyến nghị 13A. Chủ định phân biệt. Khi mô tả một taxon hữu danh mới, tác giả cần làm rõ chủ định phân biệt taxon bởi một sự chẩn loại, trình bày tóm tắt các đặc điểm dùng đề phân biệt taxon mới với các taxon có liên quan hoặc các taxon tương tự. Khuyến nghị 13B. Ngôn ngữ. Các tác giả cần công bố các đặc điểm chẩn loại của các taxon mới bằng ngôn ngữ được quốc tế sử dụng rộng rãi trong động vật học. Đồng thời, các đặc điểm chẩn loại cũng cần được trình bày bằng ngôn ngữ bản địa thích hợp với các taxon được chẩn loại. 13.2. Các tên nhóm họ. Để có hiệu lực, mỗi tên nhóm họ mới được công bố sau năm 1930 cần thỏa mãn các khoản của Điều 13.1 và cần được hình thành từ một tên nhóm giống có hiệu lực được sử dụng hợp lệ sau đó trong taxon nhóm họ như tên đề nghị bởi tác giả [các Điều 11.7.1.1, 29]. 13.2.1. Một tên nhóm họ được công bố lần đầu sau năm 1930 và trước năm 1961 không mà không đáp ứng các khoản của Điều 13.1 được coi là có hiệu lực từ công bố gốc chỉ khi nó được sử dụng hợp lệ trước năm 2000, và đồng thời không bị bác bỏ bởi một tác giả người đã áp dụng sau năm 1960 và trước năm 2000 áp dụng Điều 13 của Luật Danh pháp hiện tại. 13.3. Các tên nhóm giống. Để có hiệu lực, mỗi tên nhóm giống mới được công bố sau năm 1930 (ngoại trừ đã đề nghị cho các nhóm tập thể hoặc các taxon hóa thạch) cần phải, hhơn nữa để đáp ứng các khoản của Điều 13.1, cần kèm theo sự chỉ định một loài chuẩn trong công bố gốc [Điều 68] hoặc đã đề nghị như một tên thay thế mới (nomen novum) [Điều 67.8]. 13.3.1. Nếu tên của một taxon nhóm giống xác lập trước năm 1931 được thay bằng một tên mới (nomen novum) sau năm 1930, thì loài chuẩn của taxon hữu danh sau đó cần được chỉ định nếu chưa có. 13.3.2. Một tên được công bố ở thời điểm bất kỳ cho một nhóm tập thể [Điều 66] không cần kèm theo sự chỉ định một loài chuẩn, vì các nhóm tập thể không có loài chuẩn [Điều 42.3.1]. 13.3.3. Tên được công bố cho một taxon hóa thạch nhóm giống trước năm 2000 không cần kèm theo sự chỉ định loài chuẩn; nhưng nếu tên đó được thay thế sau năm 1999 bởi một tên mới (nomen novum) thì cần chỉ định loài chuẩn, nếu như chưa có [Điều 66.1]. 13.4. Tổ hợp mô tả của taxon nhóm giống mới và loài mới. Tổ hợp mô tả hoặc xác định của một tên gọi giống hoặc phân giống mới mà chỉ có một loài mới, nếu trình bày bằng "gen. nov., sp. nov." hoặc sự thể hiện tương tự, làm cho mỗi tên có hiệu lực theo Điều 13.1.1 (một taxon nhóm loài như vậy đã mô tả sau năm 1999 cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện của Điều 16.4). 13.5. Tổ hợp mô tả của taxon nhóm họ mới và giống mới. Tổ hợp mô tả
  18. 188 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT hoặc xác định của một taxon nhóm họ hữu danh mới và tên một đơn giống hữu danh mới trong đó tên của giống được dùng lamg gốc cho tên nhóm họ mới [Điều 11.5] là có hiệu lực cho mỗi tên theo Điều 13.1.1, nhưng đối với các tên như vậy được công bố sau năm 1930 thì tính hiệu lực không có trừ khi một loài chuẩn được ấn định cho của giống hữu danh mới [các Điều 13.2 và 13.3]. Khuyến nghị 13C. Các mô tả và xác định riêng biệt. Các tác giả được khuyến cáo tránh công bố các mô tả và các xác định kết hợp. Mỗi taxon mới cần được phân biệt với các taxon khác có cùng thứ bậc. 13.6. Các ngoại lệ 13.6.1. Một tên gọi đề nghị sau năm 1930 không thể làm cho có hiệu lực bởi các phương pháp "chỉ dẫn" liệt kê tại Điều 12.2.2, 12.2.4 (nhưng xem Điều 13.2.1), 12.2.5 và 12.2.7. 13.6.2. Một tên gọi đề nghị sau năm 1930 dựa trên dấu vết của một động vật đang tồn tại sẽ bị loại trừ khỏi Danh pháp động vật [Điều 1.3.6]. Điều 14. Tác giả khuyết danh của các tên và mục danh pháp. Một tên hoặc mục danh pháp mới được công bố sau năm 1950 với với tác giả khuyết danh [Điều 50.1] do đó không có hiệu lực; công bố như vậy trước năm 1951 sẽ không bị ngăn cản tính hiệu lực. Điều này không áp dụng cho các mục danh pháp được công bố bởi Ủy ban Danh pháp. Điều 15. Các tên và mục danh pháp được công bố sau năm 1960 15.1. Đề nghị có điều kiện. Một tên hoặc mục danh pháp mới đã đề nghị có điều kiện và được công bố sau năm 1960 là không có hiệu lực. Một tên hoặc mục danh pháp mới đã đề nghị có điều kiện và được công bố trước năm 1961 có thể có hiệu lực (đối với các Điều liên quan đến việc ấn định chuẩn xem các Điều 67.2.5 và 67.5.3; đối với các tên nhóm loài được công bố lần đầu trong cùng thời gian với các tên giống đề nghị có điều kiện, xem các Điều 11.9.3.6 và 51.3.3, và cho những tên được công bố trong các tổ hợp tạm thời, xem Điều 11.9.3.4). 15.2. Các tên được công bố sau năm 1960 với mục từ "thứ" (variety) hoặc “dạng” (form) bị loại bỏ. Một tên mới được công bố sau năm 1960 rõ ràng như tên của một "variety" hoặc “form” được cho là phân loài và không được điều chỉnh bởi Luật Danh pháp [Điều 1.1.1] và bị loại trừ bởi các điều khoản của Luật [các Điều 1.3.4, 45.6.3]. 15.2.1. Đối với các tên được công bố trước năm 1961 cho "varieties" hoặc "form" xem Điều 45.6.4. Điều 16. Các tên được công bố sau năm 1999 16.1. Tất cả các tên: ý định của các tác giả xác lập tên gọi mới của các taxon cần rõ ràng. Mỗi tên mới được công bố sau năm 1999, bao gồm các tên thay thế mới (nomina nova), cần chỉ ra dứt khoát là mới một cách cố ý.
  19. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 189 Khuyến nghị 16A. Các cách thức thể hiện tên mới có dụng ý. Tránh tình trạng không rõ ràng về các dụng ý của mình, các tác giả đề nghị các tên mới (nomina nova), gồm cả các tên thay thế mới, được khuyến nghị cần chỉ rõ ý đồ của mình bằng sử dụng các đầu đề, hoặc lần đầu sử dụng các tên mới với các từ viết tắt thích hợp của tên Latin như "fam. nov.", "gen. nov.", "sp. nov.", "ssp. nov.", hoặc một số dạng hạn chế khác như "new family", "new genus", "new species", "new sub species", "n. fam.", "n. gen.", "n. sp.", "n. ssp.", "nomen novum". Từ viết tắt "nom. nov." chỉ được sử dụng để chỉ một tên thay thế mới. Từ "stat. nov." không được sử dụng. Nhưng khi nó được sử dụng để chỉ rằng tên trước đây của một thực thể dưới phân loài được áp dụng cho một loài hoặc phân loài tác giả cần phải chỉ ra ý định xác lập tên của thực thể dưới phân loài trước đây như một tên mới (xem Điều 45.5.1). 16.2. Các tên nhóm họ: giống chuẩn cần trích dẫn. Để đáp ứng các khoản của các Điều 13-15, một tên mới nhóm họ được công bố sau năm 1999 cần đi kèm trích dẫn tên giống chuẩn (là tên gốc từ đó hình thành tên nhóm họ). Khuyến nghị 16B. Để tránh sự nhầm lẫn đối với các tên đồng danh hợp lý và các tên giống nhau, các tác giả được khuyến nghị khi dẫn tên giống chuẩn, cần trích dẫn tên tác giả, ngày công bố và tham khảo thư mục công trình trong đó tên mới được thiết lập. 16.3. Các tên nhóm giống: các nhóm hóa thạch và các nhóm tập thể. Đối với các tên đã đề nghị cho taxon hóa thạch xem Điều 13.3.3. Đối với các tên đề nghị cho nhóm tập thể, xem Điều 13.3.2. 16.4. Các tên nhóm loài: ấn định của các mẫu chuẩn mang tên cần rõ ràng. Mỗi tên loài và phân loài mới được công bố sau năm 1999, ngoại trừ một tên thay thế mới (nomen novum), đối với các mẫu chuẩn mang tên của taxon hữu danh được ấn định một cách tự động [Điều 72.7], và cần đi kèm trong công bố gốc, 16.4.1. bằng sự chỉ định holotype hoặc syntypes, đối với các taxon hữu danh [các Điều 72.2, 72.3, 73.1.1, 73.2 và các Khuyến nghị 73A và 73C], và, 16.4.2. khi holotype hoặc syntypes là các mẫu đang tồn tại, bằng việc khẳng định là chúng sẽ (hoặc đã) được lưu giữ trong một bộ sưu tập mẫu và khẳng định rõ tên và địa điểm sưu tập (xem Khuyến nghị 16C). Khuyến nghị 16C. Sự bảo quản và lưu giữ các mẫu chuẩn. Nhìn nhận rằng các mẫu chuẩn mang tên là các chuẩn tham khảo quốc tế (xem Điều 72.10) Các tác giả cần lưu giữ các mẫu chuẩn ở một cơ sở đang duy trì các bộ sưu tập mẫu nghiên cứu, với các điều kiện bảo quản thích hợp và dễ dàng truy cập cho nghiên cứu (đáp ứng tiêu chuẩn trong Khuyến nghị 72F). Khuyến nghị 16D. Công bố thông tin các mẫu vật chuẩn. Khi cung cấp thông tin để phân biệt các mẫu chuẩn với các mẫu vật khác (Điều 16.4.1) các tác giả cần cung cấp thông tin số tiêu bản mẫu vật và các các nhãn ghi (xem các
  20. 190 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT Khuyến nghị 73C và 73D đối với các dẫn liệu được Khuyến nghị). Khuyến nghị 16E. Sự ưu tiên holotype trên syntypes. Bất kể khi nào có thể, các tác giả cần phải chọn một holotype thay bằng syntypes. Khuyến nghị 16F. Minh họa các mẫu chuẩn. Bất cứ khi nào một holotype hoặc syntypes cần được minh họa, chỉ ra các đặc trưng tiêu biểu của taxon trong công trình nghiên cứu, trong đó taxon hữu danh được xác lập. Điều 17. Các tên được thành lập để chỉ nhiều hơn một taxon hoặc taxon có nguồn gốc lai hoặc dựa trên các phần, hoặc các giai đoạn của động vật hoặc trên những mẫu vật khác thường. Tính hiệu lực tên gọi không bị ảnh hưởng, thậm chí nếu: 17.1. nó được tìm thấy là mô tả gốc hoặc mẫu vật chuẩn mang tên liên quan tới nhiều hơn một taxon, hoặc liên quan đến các phần của động vật thuộc nhiều hơn một taxon; hoặc 17.2. nó được áp dụng cho một taxon đã biết, hoặc tìm thấy sau đó, hoặc gốc lai (xem thêm Điều 23.8); hoặc 17.3. nó dựa vào chỉ một phần của một động vật, hoặc một giới tính, hoặc một giai đoạn của vòng đời, hoặc một trong số các pha dị hình (biến hóa), một dạng hoặc đẳng cấp của một loài đa hình dạng sinh sản đơn tính, hoặc một mẫu vật như là ví dụ bất thường của taxon (đối với các ngoại lệ xem các Điều 1.3 và 45.6). Điều 18. Các tên không thích hợp và tên lặp lại. Tính hiệu lực của một tên không bị ảnh hưởng bởi tên không thích hợp hoặc sự lặp lại [Điều 23.3.7]. Ví dụ: Các tên như Polyodon, Apus, albus hoặc sinensis không bị loại bỏ do chúng thể hiện một đặc điểm hoặc phân bố không có bởi taxon. Các tên nhóm loài như bison in Bison bison và troglodytes in Troglodytes troglodytes troglodytes không bị loại bỏ do sự lặp lại. Điều 19. Tình trạng đính chính, sai chính tả, và các thay đổi bắt buôc 19.1. Đính chính sai và sai chính tả. Một lỗi vô lý của một tên có hiệu lực tự nó là một tên có hiệu lực [Điều 33.2.3], miễn là đáp ứng các yêu cầu khác cho hiệu lực, nhưng không có hiệu lực đối với ngữ âm sai tên gọi [Điều 33.3]. 19.2. Sửa lỗi hợp lý. Một đính chính hợp lý thay cho lỗi chính tả không đúng gốc và, được sửa gốc, vẫn được giữ tư cách tác giả và ngày công bố tên gốc [các Điều 32.2.2, 33.2.2, 50.4]; 19.3. Những vần đa ngữ. Thay thế ngữ âm gốc không được đề nghị bởi người sửa duyệt lần đầu [Điều 24.2] được coi như ngữ âm không đúng gốc không có hiệu lực [Điều 32.4]. 19.4. Các thay đổi có tính bắt buộc. Tính hiệu lực của một tên không bị ảnh hưởng bởi một thay đổi có tính cách bắt buộc theo các khoản của Điều 34.
  21. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 191 Điều 20. Tên nhóm giống tận cùng bằng -ites, -ytes hoặc -ithes để chỉ các taxon hóa thạch. Tên gọi với hậu tố -ites, -ytes hoặc -ithes cho toàn bộ hoặc phần gốc của một tên có hiệu lực của một taxon nhóm giống, và áp dụng cho động vật hóa thạch để phân biệt chúng với các thành viên đang sống taxon đó, không có chứng cứ rõ ràng của ý định xác lập một taxon nhóm giống mới, có hiệu lực chỉ đối với chủ định của nguyên tắc tên đồng danh. Tên gọi như vậy không thể được sử dụng như tên hợp lệ của một taxon [Điều 23.1] hoặc như tên gốc của một tên nhóm họ [Điều 11.7.1.4]. Ví dụ: Các tên giống Pectinites và Tellinites Schlotheim, 1813, được sử dụng để chỉ các vỏ sò hóa thạch ý là theo các giống hiện tại Pecten Müller, 1776 và Tellina Linnaeus, 1758, có hiệu lực chỉ đối với chủ định của nguyên tắc tên đồng danh. Tuy nhiên, các tên đã đề nghị cho nhóm giống của các taxon hóa thạch (như Pentacrinites Blumenbach, 1804) và không đơn thuần để chỉ các thành viên hóa thạch của các giống động vật đang tồn tại không bị ảnh hưởng bởi điều này và có thể có hiệu lực. Chương 5 NGÀY CÔNG BỐ Điều 21. Xác định ngày công bố 21.1. Ngày công bố được chấp nhận. Ngoài các khoản tại Điều 3, ngày được chấp nhận là ngày công bố của một công trình và của một tên hoặc mục danh pháp được xác định phù hợp với các điều khoản sau. 21.2. Ngày công bố được chỉ định. Ngày công bố chỉ định trong một công trình được chấp nhận được coi là đúng khi không có bằng chứng chống lại. 21.3. Ngày công bố chỉ định không đủ. Nếu như ngày công bố không được chỉ định trong một công trình, thì ngày sớm nhất có thể chấp nhận là ngày công trình được công bố, khi không có bằng chứng chống lại. 21.3.1. là ngày cuối cùng của tháng, khi công bố chỉ có tháng và năm mà không có minh chứng ngày, hoặc 21.3.2. là ngày cuối cùng của năm, khi chỉ có năm được ghi trên công trình công bố mà không có minh chứng về ngày và tháng. 21.4. Ngày công bố không đúng. Nếu ngày công bố được chỉ định trong một công trình không đúng, thì ngày công bố được lấy ngày sớm nhất minh chứng cho tồn tại của công trình công bố. Khi không đủ bằng chứng ngày, thì áp dụng các khoản của Điều 21.3. 21.5. Ngày công bố đối với công trình công trình được phát hành theo từng tập. Nếu một công trình được công bố theo từng phần (từng tập) với thời gian
  22. 192 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT khác nhau, thì ngày công bố của mỗi phần sẽ được xác định riêng biệt theo thời gian công bố tương ứng. 21.6. Phạm vi ngày công bố. Nếu ngày công bố được chỉ định trong một công trình là một khoảng thời gian, thì ngày công bố công trình được tính là ngày cuối cùng của khoảng thời gian đó; tuy nhiên, nếu có minh chứng ngày công bố được xác định không đúng hoặc công trình được phát hành từng phần, thì ngày công bố được xác định theo các khoản phù hợp của các Điều 21.3-21.5. 21.7. Ngày công bố không được được chỉ định. Nếu ngày công bố không được được chỉ định trong một công trình, thì ngày công bố được lấy ngày sớm nhất minh chứng cho tồn tại của công trình công bố. Khi không đủ bằng chứng ngày, thì áp dụng các khoản của Điều 21.3. 21.8. Sự phân phát trước các bản in rời hoặc in trước. Trước năm 2000, nếu một tác giả phân phát các bản in rời, trước ngày công bố được chỉ định trong công trình mà tài liệu được công bố, thì ngày công bố được lùi về trước. Sự phát hành trước các bản rời sau năm 1999 không làm như vậy, vì các bản in trước được đóng dấu in rõ ràng với ngày công bố của nó, thì tính các công trình được công bố kể từ ngày phát hành chúng (xem Thuật ngữ: "separate", "preprint"). Khuyến nghị 21A. Công bố ở thời điểm khác với ngày được chỉ định. Một tác giả, biên tập hoặc nhà xuất bản sẽ không công bố, cho phép được công bố, hoặc phát hành toàn bộ hoặc một phần công trình, đối với lần đầu khác so với ngày công bố được chỉ định. Một tác giả người nhận các bản rời trước ngày công bố được chỉ định sẽ không được phân phát chúng cho tới khi chắc chắn rằng công trình đã được công bố. Khuyến nghị 21B. Công bố đồng thời các số liệu liên quan. Người biên tập hoặc nhà xuất bản cần phải yêu cầu tác giả cung cấp tất cả các thông tin có liên quan đến hiệu lực của một tên khoa học mới, gồm ấn định chuẩn, để công bố trong cùng một công trình và cùng một ngày [Khuyến nghị 10A]. Khuyến nghị 21C. Chỉ định ngày công bố. Người biên tập hoặc nhà xuất bản cần phải khẳng định ngày công bố của một công trình, mỗi phần của công bố, hoặc phần bất kỳ trong công trình được phát hành từng phần. Trong một bộ công trình gồm các phần riêng biệt, thì ngày công bố của mỗi phần, và các trang, bảng, hình, v.v. cấu thành nó cần được chỉ định. Khuyến nghị 21D. Duy trì thông tin về ngày công bố. Người thủ thư không được bỏ, hoặc cho phép bỏ trang bìa hoặc các trang mang thông tin liên quan tới ngày công bố, mục lục của công trình, ngày nhận được ấn phẩm của thư viện. Khuyến nghị 21E. Thư mục thông tin trên các bản rời và các phần in trước. Tác giả, biên tập hoặc nhà xuất bản cần phải chắc chắn rằng một bản in rời chứa một thư mục hoàn chỉnh với trích dẫn công trình gốc (bao gồm ngày công
  23. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 193 bố) và được đánh số trang như công trình đó. Các phần in trước, hợp thành ngày công bố của chúng, cũng cần được xác định rõ ràng như vậy. Khuyến nghị 21F. Chuẩn xác lại ngày công bố. Nếu một tác giả của một tên khoa học hoặc mục danh pháp mới biết rằng ngày công bố được chỉ định trong công trình có chứa nó là không đúng hoặc không đầy đủ, thì cần công bố đính chính bằng phương thức phù hợp. Điều 22. Trích dẫn ngày công bố. Khi đã trích dẫn, ngày công bố của một tên theo tên tác giả (xem Điều 51). Khuyến nghị 22A. Trích dẫn 22A.1. Trích dẫn ngày công bố. Cần hết sức lưu ý là ngày công bố (và tư cách tác giả; xem Điều 50) của một tên được trích dẫn ít nhất một lần trong một công trình gắn với một taxon. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tên đồng danh và các tên nhóm loài không có trong các tổ hợp gốc của chúng. 22A.2. Phương pháp trích dẫn. Trích dẫn ngày công bố của một tên, một tác giả 22A.2.1. không đặt nhiều hơn một dấu phẩy (,) giữa tên tác giả và ngày công bố; 22A.2.2. nếu ngày ngày công bố thực khác với ngày công bố được chỉ định công trình (không in ngày công bố), cần trích dẫn ngày công bố thực; ngoại trừ: 22A.2.3. nếu muốn trích dẫn cả các ngày công bố thực và ngày đóng dấu in, cần trích dẫn trước ngày thực (trích dẫn như trên), sau đó là ngày đóng dấu in cho thông tin và để trong ngoặc hoặc dấu móc và đánh dâu chấm hỏi (?); việc sử dụng khác nhau của dấu ngoặc cho các ngày công bố của các tên thay thế nhóm họ được áp dụng theo Điều 40.2.1, xem Khuyến nghị 40A. Ví dụ: Ctenotus alacer Storr, 1970 ("1969"), hoặc Ctenotus alacer Storr, 1970 ["1969"], hoặc Ctenotus alacer Storr, 1970 (dấu in 1969), hoặc Ctenotus alacer Storr, 1970 (không phải 1969), đã được xác lập trong một công trình, mặc dù được công bố năm 1970, nhưng lại ngày đóng dấu là năm 1969; Anomalopus truncatus (Peters, 1876 ["1877"]) đã được xác lập trong một giống khác từ Anomalopus trong một công trình, mặc dù được công bố in 1876, nhưng lại mang dấu ngày công bố của năm 1877. 22A.3. Ngày công bố trong một tổ hợp đã thay đổi. Khi ngày công bố gốc của một tên nhóm loài được trích dẫn với các tên trong một tổ hợp đã thay đổi, thì ngày công bố cần được đặt trong dấu ngoặc đơn như tên tác giả gốc [Điều 51.3]. Ví dụ: Limax ater Linnaeus, 1758 cần được trích dẫn như Arion ater (Linnaeus, 1758) khi các loài cùng bao gồm giống Arion. Chương 6 HIỆU LỰC CỦA CÁC TÊN VÀ MỤC DANH PHÁP
  24. 194 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT Điều 23. Nguyên tắc ưu tiên 23.1. Nội dung nguyên tắc ưu tiên. Tên hợp lệ của một taxon là tên có hiệu lực cũ nhất được áp dụng cho nó, trừ khi tên đã mất hiệu lực hoặc một tên khác được ưu tiên bởi bất kỷ điều khoản nào đó của Luật Danh pháp hoặc bởi quyết định của Ủy ban Danh pháp. Với lý do này, sự ưu tiên được áp dụng cho sự hợp lệ của các tên đồng vật [Điều 23.3], cho quyền ưu tiên tương đối của các tên đồng danh [các Điều 53-60], cho sự đúng của các ngữ âm [các Điều 24, 32], và cho sự hợp lệ của các mục danh pháp (như các điều khoản theo nguyên tắc tu chỉnh lần đầu [Điều 24.2] và cho sự chỉ định các mẫu chuẩn mang tên [các Điều 68, 69, 74.1.3, 75.4]. 23.1.1. Các ngoại lệ đối với các tên nhóm họ, xem các Điều 35.5 và 40. 23.1.2. Trường hợp các tên nhóm họ đã bỏ là các tên đồng danh (xem Điều 55.3.1.1). 23.1.3. Trong hoàn cảnh trong đó các tên nhóm giống nào đó bị loại bỏ khỏi việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên (xem các Điều 20 và 23.7). 23.1.4. Trong hoàn cảnh trong đó các tên nhóm loài nào đó bị loại bỏ một phần khỏi việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên (xem các Điều 23.7.3 và 23.8). 23.2. Chủ đích. Để phù hợp với các mục tiêu của Luật Danh pháp, nguyên tắc ưu tiên được sử dụng để tăng cường sự ổn định và nó không được làm rối loạn một tên đã được chấp nhận từ lâu với nghĩa quen thuộc bởi một tên là tên đồng vật hoặc tên đồng danh chính (đối với các trường hợp bất kỳ (xem Điều 23.9), hoặc qua một việc làm tiếp theo sự phát hiện một mục danh pháp trước nay chưa được công nhận (như ấn định chuẩn trước; đối với các trường hợp này, xem các Điều 70.2 và 75.6). 23.3. Áp dụng với sự đồng nghĩa. Nguyên tắc ưu tiên quy định rằng một taxon được hình thành bằng việc cùng đưa vào một taxon đơn ở một bậc của hai hoặc nhiều các taxon hữu danh được xác lập trước đây trong nhóm họ, nhóm giống hoặc nhóm loài lấy tên hợp lệ theo tên của nó và được xác định phù hợp với nguyên tắc ưu tiên [Điều 23.1] và chủ định của nó [Điều 23.2], với sự thay đổi hậu tố nếu cần trong trường hợp tên nhóm họ [Điều 34]. Ví dụ: Tên hợp lệ của một giống được hình thành bằng sự hợp nhất của các giống Aus 1850 và Cus 1870, và phân giống Bus 1800 (chuyển từ giống Xus 1758), là Bus 1800. 23.3.1. Quyền ưu tiên của tên một taxon không bị ảnh hưởng bởi sự nâng hoặc hạ cấp về bậc taxon trong nhóm họ, nhóm giống hoặc nhóm loài [các Điều 36, 43, 46], cũng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hậu tố của một tên nhóm họ do sự thay đổi bậc [Điều 34]. 23.3.2. Nguyên tắc ưu tiên được áp dụng nếu: 23.3.2.1. một phần nào đó của một động vật được đặt tên trước khi toàn bộ
  25. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 195 động vật hữu danh, hoặc 23.3.2.2. hai hoặc nhiều hơn các thế hệ, các dạng, các giai đoạn, hoặc giới tính của một loài được đặt tên như là các taxon khác nhau, hoặc 23.3.2.3. tên gọi đã được xác lập trước năm 1931 trong công trình nghiên cứu một động vật đang tồn tại trước khi động vật đó tự nó được xác lập (cho taxon hóa thạch xem Điều 23.7). 23.3.3. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng cho các tên loài tự thêm vào đặt trong ngoặc sau một tên nhóm giống để chỉ các tập hợp của loài hoặc tên tự thêm đặt trong ngoặc giữa các tên loài và phân loài [Điều 6.2]. Quyền ưu tiên của một tên tự thêm như vậy là chỉ có trong nhóm loài (xem Điều 11.9.3.5). 23.3.4. Nguyên tắc ưu tiên không áp dụng đối với các tên áp dụng cho các thực thể dưới phân loài, từ khi chúng được loại khỏi Danh pháp động vật [Điều1.3.4]. Nếu tên gọi công bố cho một thực thể mà sau đó được xác lập cho một loài hoặc phân loài (xem các Điều 10.2, 45.5 và 45.6), thì nguyên tắc ưu tiên được áp dụng từ ngày tên trở nên có hiệu lực bởi sự xác lập đó. 23.3.5. Nguyên tắc ưu tiên quy định rằng nếu tên gọi dùng cho một taxon được xác lập mà không sử dụng hoặc không hợp lệ thì nó cần được thay bằng tên có hiệu lực sớm nhất trong các tên đồng vật của nó, bao gồm tên của các taxon của cùng nhóm (nghĩa là phân giống trong các giống), miễn là các tên đó tự nó không hợp lệ. Nếu tên bị loại bỏ không có khả năng thành tên đồng vật hợp lệ, một tên thay thế mới (xem Điều 60.3) cần được xác lập cho vị trí của nó. Ví dụ: Giống Aus, 1850 chứa các phân giống với các tên hợp lệ là Aus 1850, Bus 1900 và Cus 1860. Nếu tên Aus được xác lập không có hiệu lực hoặc không hợp lệ, thì tên của giống và phân giống mang tên chuẩn trở thành Cus 1860; tuy nhiên, nếu phân giống trước đây Aus (Aus) có một tên đồng vật Dus 1855 (nghĩa là nó chứa loài chuẩn của Dus) thì tên của giống trở thành Dus 1855. 23.3.6. Nguyên tắc ưu tiên duy trì áp dụng cho một tên có hiệu lực khi được xem như một tên đồng vật phụ; nó có thể được sử dụng như tên hợp lệ của một taxon bởi một tác giả người xem xét tên đồng vật như là tên không đúng, hoặc nếu tên đồng vật chính được xác lập không sử dụng hoặc không hợp lệ (đối với các tên được công bố lần đầu như các tên đồng vật phụ, xem Điều 11.6). 23.3.7. Một tên có hiệu lực hợp lệ theo nguyên tắc ưu tiên là không thể bị loại bỏ, thậm chí bởi tác giả của nó, với lý do như không thích hợp hoặc lặp lại (ví dụ xem Điều 18), hoặc không đúng ngữ âm (tên gọi vẫn hợp lệ, nhưng dạng đúng: xem Điều 19). 23.4. Áp dụng với sự đồng âm. Nguyên tắc ưu tiên quy định rằng quyên ưu tiên tương đối của các tên đồng danh, bao gồm các tên đồng danh thứ cấp trong nhóm loài, được xác định theo nguyên tắc ưu tiên (xem các Điều 23.1 và 23.2)
  26. 196 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT và nguyên tắc tên đồng danh [Điều 52]; để áp dụng chúng cho các tên đồng danh cùng công bố, xem Điều 24. 23.4.1. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng đối với một tên nhóm họ nếu, hoặc là tên của chính nó hoặc là tên giống chuẩn của nó được thành lập như một đồng danh phụ; đối với các trường hợp này xem các Điều 55 và 39 tương ứng. 23.5. Áp dụng đối với các ngữ âm. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng cho các ngữ âm của một tên có hiệu lực, trừ khi một ngữ âm không đúng được duy trì theo Điều 33.3.1, hoặc, trong trường hợp các tên nhóm họ, theo các Điều 29.4 hoặc 29.5. (đối với việc đính chính phi lý, xem Điều 33.2.3.1). 23.6. Áp dụng các mục danh pháp. Để phù hợp với nguyên tắc ưu tiên, mục danh pháp đầu tiên áp dụng đối với một tên hoặc một taxon hữu danh để có được bất kỳ cấu thành tiếp theo, được coi là việc làm hợp lệ, đó là các hành động theo nguyên tắc người tu chỉnh đầu tiên [Điều 24.2], bao gồm sự chỉ định loài chuẩn [các Điều 68, 69], cấu thành đầu tiên của các loài hữu danh trong một taxon nhóm giống [Điều 67.2], sự chỉ định lectotypes [Điều 74.1.3] và neotypes [Điều 75.5] (các mẫu chuẩn trong nhóm họ được ấn định một cách tự động và không bắt buộc phải ấn định nữa [Điều 63]; nhưng đối với các tên được công bố sau năm 1999 xem Điều 16.2). 23.7. Áp dụng cho các nhóm tập thể và các taxon hóa thạch. Ngoại trừ việc áp dụng nguyên tắc tên đồng danh [các Điều 55, 56, 57], 23.7.1. tên gọi đã được xác lập rõ ràng cho một nhóm tập thể không được ưu tiên với các tên các nhóm giống khác; 23.7.2. tên gọi đã được xác lập cho taxon nhóm giống hữu danh nhưng sau đó chuyển cho một nhóm tập thể thì không ưu tiên với các tên nhóm giống khi nó được sử dụng như vậy (xem thêm Điều 67.14); 23.7.3. tên gọi được xác lập cho một taxon hóa thạch thì không ưu tiên với một tên đã xác lập cho một động vật (thậm chí cho động vật đã hình thành, hoặc có thể được hình thành, dấu vết hóa thạch). Ví dụ: Krebs (1966) liên hệ với các dấu chân được gọi là Chirotherium bởi Kaup (1835) với bò sát hóa thạch kỷ Triat Ticinosuchus Krebs, 1965. thì tên Ticinosuchus không cần loại bỏ như một tên đồng vật phụ của Chirotherium trong trường hợp đó. 23.8. Áp dụng cho các tên nhóm loài đã được xác lập đối với các dạng lai. Một tên nhóm loài đã được xác lập cho một động vật sau đó được xác định là dạng lai [Điều17] không thể sử dụng như tên hợp lệ cho loài bố mẹ, ngay cả khi nó có trước các tên có hiệu lực đối với chúng. Tên gọi như vậy có thể đưa vào tên đồng danh. Đối với các tên có gốc lai xem Điều 17.2. 23.9. Sự hủy bỏ quyền ưu tiên. Để phù hợp với các mục tiêu của nguyên tắc
  27. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 197 ưu tiên [Điều 23.2], sự áp dụng nó được điều chỉnh như sau: 23.9.1. cách dùng thông dụng cần được duy trì khi thỏa mãn hai điều kiên sau: 23.9.1.1. tên đồng vật hoặc đồng danh chính đã không được sử dụng như một tên hợp lệ sau năm 1899, và 23.9.1.2. tên đồng vật hoặc đồng danh phụ đang đã được sử dụng cho taxon riêng biệt, và đã được coi như tên hợp lệ của nó trong ít nhất 25 công trình và được công bố bởi ít nhất 10 tác giả trong vòng 50 năm và kéo dài không ít hơn 10 năm. 23.9.2. Một tác giả phát hiện ra rằng cả hai điều kiện của Điều 23.9.1 đều được thỏa mãn cần trích dẫn hai tên cùng nhau vài khẳng định dứt khoát rằng tên về sau là hợp lệ, việc làm đó là phù hợp với Điều này; trong cùng thời gian, tác giả cần có minh chứng rằng các điều kiện của Điều 23.9.1.2 đã được đáp ứng, và đồng thời khẳng định rằng, theo sự hiểu biết của mình, điều kiện ở Điều 23.9.1.1 được áp dụng. Kể từ ngày công bố, tên sau được ưu tiên trước tên cũ. Khi được trích dẫn, thì tên sau - tên hợp lệ có thể sử dụng thuật ngữ “tên được bảo vệ - nomen protectum”và tên cũ – tên không hợp lệ, được gọi bằng thuật ngữ “tên bỏ quên - nomen oblitum” (xem Thuật ngữ). Trong trường hợp tên đồng vật chủ quan, thì tên lâu hơn trong số các tên không được coi là tên đồng vật, sẽ được sử dụng hợp lệ. Ví dụ: Tên hợp lệ của một loài được hình thành bằng việc gộp các taxon hữu danh Aus xus Schmidt, 1940 và Aus wus Jones, 1800 vào một loài là Aus wus Jones, 1800. Nhưng nếu các điều kiện tại Điều 23.9.1.1 và 23.9.1.2 được thỏa mãn, thì Aus xus Schmidt, 1940 trở thành tên hợp lệ của loài đó (trừ khi Ủy ban Danh pháp quyết định khác). Tuy nhiên, nếu các taxon hữu danh được tách thành các loài riêng biệt thì tên của các loài này là Aus xus Schmidt, 1940 và Aus wus Jones, 1800. Mặt khác, nếu hai taxon được xếp như các phân loài của một loài thì tên của các phân loài là Aus xus xus Schmidt, 1940 và Aus xus wus Jones, 1800 – mà không phải là Aus wus xus Schmidt, 1940 và Aus wus wus Jones, 1800. Khuyến nghị 23A. Trường hợp sự đình chỉ được yêu cầu. Nếu một tác giả muốn đình chỉ tên cũ thay cho quyền ưu tiên tương đối của hai tên liên đới, theo Điều 23.9.2 để duy trì cách dùng thông dụng, tác giả cần tham vấn Ủy ban Danh pháp để nhận lời khuyên thích hợp. 23.9.3. Nếu các điều kiện của Điều 23.9.1 không được thỏa mãn nhưng tác giả vẫn cho rằng việc dùng tên đồng vật hoặc đồng danh cũ có thể đe dọa sự ổn định hoặc tính thông dụng hoặc gây sự lẫn lộn, và để duy trì việc sử dụng tên đồng vật hoặc đồng danh mới hơn, tác giả cần tham vấn Ủy ban Danh pháp cho quyết định theo thẩm quyền [Điều 81]. Trong khi Ủy ban xem xét cần duy trì việc sử dụng tên phụ [Điều 82].
  28. 198 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 23.9.4. Trong trường hợp của một sự đồng danh trong các tên nhóm họ bắt nguồn từ sự tương đồng nhưng không xác định trong các tên của các giống chuẩn, xem Điều 55.3. 23.9.5. Khi một tác giả phát hiện một tên nhóm loài được sử dụng như tên đồng danh sơ cấp phụ [Điều 53.3] của tên nhóm loài khác đang dùng, nhưng các tên áp dụng cho các taxon cùng giống đã không được xem xét sau năm 1899, thì tác giả không cần thay thế một cách tự động tên đồng danh phụ đó; trường hợp cần, nên tham vấn Ủy ban Danh pháp và trong khi Ủy ban đang xem xét cần duy trì cách dùng thông dụng của cả hai tên [Điều 82]. 23.9.6. Cần cân nhắc khi sử dụng một tên trái với Điều 23.9.1, hoặc đề cập một tên là tên đồng vật, hoặc tên chỉ liệt kê trong một tóm tắt, hoặc do một nhà danh pháp đặt, danh lục khác hoặc danh sách các tên không được sử dụng theo các Điều 23.9.1.1 và 23.9.1.2. 23.10. Sự hủy bỏ không đúng của quyền ưu tiên. Nếu một hành động tiến hành theo Điều 23.9.2 nhưng sau đó mới biết là sai, trong đó, các điều kiện ở Điều 23.9.1.1 và 23.9.1.2 đã không được thỏa mãn, thì cần tham vấn Ủy ban Danh pháp và việc sử dụng thông thường cần được duy trì [Điều 82] cho đến khi Ủy ban Danh pháp ra một phán quyết (nghĩa là khi phát hiện ra hành động sai lầm như vậy không nên tự động sử dụng tên đồng vật hoặc đồng danh cũ). 23.11. Áp dụng quyền ưu tiên đúng theo mong muốn. Nếu tác giả muốn thay thế một tên đang sử dụng thông dụng bằng tên đồng vật cũ hơn, khi các điều kiện của Điều 23.9.1 được thỏa mãn, thì tác giả cần yêu cầu Ủy ban Danh pháp cho một phán quyết theo thẩm quyền [Điều 81]. 23.12. Các tên bị loại bỏ theo Điều 23b trước đây. Một tên bị loại giữa ngày 6 tháng 11 năm 1961 và ngày 1 tháng 1 năm 1973 bởi một tác giả người áp dụng Điều 23b với nghĩa với nghĩa là trong khoảng thời gian này, theo Luật Danh pháp mới này, thì một tên ở tình trạng nomen oblitum (xem Thuật ngữ) sẽ không được ưu tiên với một tên đồng vật phụ trong sử dụng thông dụng, trừ khi Ủy ban Danh pháp phán quyết rằng tên cũ hơn bị loại bỏ nhưng vẫn có quyền ưu tiên. 23.12.1. Từ "bị loại" trong Điều này cần được hiểu một cách chuẩn xác; bất chấp một tên không được xem là bị loại (thậm chí nếu Điều 23b, với áp lực đã được đề cập). Tên bị loại bỏ cần trích dẫn và được sử dụng như một tên đồng vật phụ thay vì một tên hợp lệ . 23.12.2. Một tên gọi đã bị loại theo Điều 23b trước đây có thể, khi không có bất kỳ nguyên do không hợp lệ nào khác, được sử dụng như hợp lệ nếu nó mới được xem xét như một tên đồng vật của một tên khác, hoặc tự các tên đồng vật là không hợp lệ theo các điều khoản của Luật Danh pháp. Điều 24. Quyền ưu tiên giữa các tên, các ngữ âm hoặc các mục công bố
  29. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 199 đồng thời 24.1. Xác định quyền ưu tiên của các tên. Khi các tên đồng danh hoặc tên đồng vật được xác lập đồng thời, nhưng được đề nghị cho các bậc khác nhau, trong nhóm họ, nhóm giống hoặc nhóm loài thì tên đề nghị ở bậc cao hơn có quyền ưu tiên [các Điều 55.5, 56.3, 57.7]. Xem Điều 61.2.1 quyền ưu tiên đồng thời nhưng ấn định chuẩn khác nhau cho các taxon và các taxon bậc dưới của chúng. Ví dụ: Các tên nhóm loài được xác lập đồng thời vulgaris Schmidt và sinensis Chang được xem là các tên đồng vật; tên sinensis được đề nghị cho một loài sẽ có quyền ưu tiên trước vulgaris bởi vì tên sau đề nghị cho một phân loài. 24.2. Xác định quyền ưu tiên bởi người tu chỉnh đầu tiên 24.2.1. Nguyên tắc người tu chỉnh đầu tiên. Khi quyền ưu tiên giữa các tên hoặc mục danh pháp không thể được xác đinh một cách khách quan, thì quyền ưu tiên được ấn định bởi hành động của tác giả trích đầu tiên khi trích dẫn các tên, các mục và lựa chọn chúng trong một công trình công bố; tác giả này được coi là "Người tu chỉnh đầu tiên". 24.2.2. Xác định quyền ưu tiên cho các tên hoặc các mục bởi người tu chỉnh đầu tiên. Nếu có hai hoặc nhiều hơn các tên, khác nhau hoặc giống nhau, và trên cơ sở cùng chuẩn hoặc khác chuẩn, hoặc hai hoặc nhiều hơn các mục danh pháp, được công bố trong cùng ngày trên cùng hoặc khác công trình, thì quyền ưu tiên của các tên hoặc các mục được ấn định bởi người tu chỉnh đầu tiên trừ khi áp dụng Điều 24.1. Ví dụ: Các tên Strix scandiaca và S. nyctea (Aves) được công bố cùng nhau bởi Linnaeus (1758) và được xem là những tên đồng vật chủ quan. Lönnberg (1931) là người tu chỉnh đầu tiên và ưu tiên cho tên Strix scandiaca như vậy, tên hợp lệ cho loài cú tuyết (Snowy Owl) là Nyctea scandiaca (Linnaeus, 1758) mà không phải là N. nyctea (Linnaeus, 1758). 24.2.3. Chọn các ngữ âm gốc đúng. Nếu tên viết và phát âm bởi nhiều hơn một kiểu trong công trình gốc, tác giả đầu trích dẫn chúng cùng với nhau và chọn một ngữ âm đúng là người tu chỉnh đầu tiên. Ngữ âm được chọn (nếu không đúng theo các Điều 32.4. hoặc 32.5) được ấn định như là ngữ âm gốc đúng; bất cứ ngữ âm nào khác không đúng (và vì vậy không sử dụng [Điều 32.4]). 24.2.4. Các tác giả gốc có thể được coi là những người tu chỉnh đầu tiên của ngữ âm. Khi tác giả, hoặc một trong số đồng tác giả, của hai ngữ âm gốc khác nhau của cùng một tên, sau đó một trong chúng được sử dụng như hợp lệ trong một công trình (bao gồm các lỗi của tác giả hoặc nhà xuất bản), và trước đây không được chọn như ngữ âm đúng bởi một người tu chỉnh đầu tiên, thì tác giả được cho là người tu chỉnh đầu tiên, dù có hay không tác giả trích dẫn cả hai ngữ âm cùng nhau (ngữ âm được sử dụng như hợp lệ trở thành ngữ âm gốc đúng).
  30. 200 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 24.2.5. Hành động không nhất thiết bởi một người tu chỉnh đầu tiên. Nếu quyền ưu tiên của các tên, ngữ âm hoặc các mục có thể được xác đinh một cách khách quan, thì hành động của người tu chỉnh đầu tiên bị hủy bỏ. Khuyến nghị 24A. Hành động của người tu chỉnh đầu tiên. Với vai trò người tu chỉnh đầu tiên trong phạm vi của điều này, một tác giả cần chọn tên, ngữ âm hoặc mục danh pháp sao cho tốt nhất cho sự ổn định và tính thông dụng của danh pháp. Khuyến nghị 24B. Những người tu chỉnh đầu tiên chọn lựa giữa các tên giống nhau cần tuân thủ theo thẩm quyền của tư cách tác giả. Các nhà động vật hành động như những người tu chỉnh đầu tiên để xác định quyền ưu tiên các tên giống nhau được công bố trong cùng một hoặc khác các công trình, và trong cùng một ngày, được khuyến cáo theo các thẩm quyền bởi các tác giả có liên quan nếu những điều này đã biết (xem Điều 50.6). Chương 7 SỰ HÌNH THÀNH VÀ XỬ LÝ CÁC TÊN Điều 25. Sự hình thành và xử lý các tên. Một tên khoa học cần được hình thành và được xem xét phù hợp với các điều khoản thích hợp của Điều 11 và các Điều 26 đến 34 (xem Phụ lục B, các Khuyến nghị chung). Khuyến nghị 25A. Các tên viết tắt. Lần đầu tiên trình bày một tên khoa học trong một công bố là cần viết đầy đủ tên với tất cả phần hợp thành. Sau đó, nếu muốn viết tắt một từ đứng đầu nào đó của một tên kép hoặc một tổ hợp tên ba từ (tên phân giống, loài, phân loài), thì từ viết tắt cần rõ ràng và phải có dấu chấm cách (.) sau chữ viết tắt, tránh nhầm nó như một từ đầy đủ. Ví dụ: Loài muỗi sốt xuất huyết tên là Aedes aegypti cần được in đủ khi đề cậplần đầu, nhưng sau đó có thể viết A. aegypti (và A. a. aegypti cho Aedes aegypti aegypti) nhưng một số trường hợp viết tắt có thể nhầm lẫn (với Anopheles), Aedes aegypti nên tốt nhất nên viết tắt là Ae. aegypti và An. maculipennis. Khuyến nghị 25B. Xuất xứ tên. Khi công bố một tên khoa học mới, tác giả cần nói rõ xuất xứ tên của nó. Khuyến nghị 25C. Trách nhiệm của tác giả hình thành các tên mới. Các tác giả cần quan tâm và xem xét một cách thích hợp việc tạo thành các tên mới nhằm đảm bảo rằng chúng được lựa chọn cho người sử dụng chúng lâu dài, sao cho thích hợp, xúc tích, thuận âm, dễ nhớ, và không gây phản cảm. Điều 26. Sự chấp thuận của tiếng Hy Lạp hoặc Latin trong tên khoa học. Nếu ngữ âm của một tên khoa học, hoặc của từ hợp thành sau cùng của một tên phức hợp [Điều 31.1], là giống như một từ Hy Lạp hoặc Latin, thì tên hoặc
  31. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 201 phần hợp thành được coi là một từ trong một ngôn ngữ thích hợp, trừ khi tác giả khẳng định khác khi làm cho tên có hiệu lực. Điều 27. Các dấu trọng âm và dấu khác. Không sử dụng các dấu trọng âm và dấu khác (như dấu móc lửng (!), hoặc gạch nối các chữ a và e (æ) hoặc o và e (œ) được được sử dụng trong một tên khoa học; dấu nối được được sử dụng như chỉ định theo Điều 32.5.2.4.3. Điều 28. Các chữ đầu. Tên nhóm họ, nhóm giống hoặc tên của một taxon trên nhóm họ bắt đầu bằng chữ đầu tiên viêt hoa, và tên một nhóm loài bắt đầu với chữ đầu viết thường, bất chấp công bố gốc của chúng như thế nào. Khuyến nghị 28A. Chữ đầu các từ. Một tên nhóm loài không được đặt như một từ đầu trong một câu để tránh sự bắt đầu của chúng với chữ đầu tiên viết hoa. Điều 29. Các tên nhóm họ 29.1. Sự hình thành các tên nhóm họ. Một tên nhóm họ được hình thành bởi thêm vào phần gốc của tên [Điều 29.3] giống chuẩn, hoặc toàn bộ tên của giống chuẩn [xem Điều 29.6], một hậu tố được chỉ định ở Điều 29.2. 29.2. Các hậu tố đối với các tên nhóm họ. Hậu tố -oidea được sử dụng cho một tên liên họ, -idae cho tên họ, -inae cho một tên phân họ, -ini cho tên của tộc, và -ina cho tên của một phân tộc. Những hậu tố này không được sử dụng ở các bậc nhóm họ khác. Những hậu tố của các tên cho các taxon ở các bậc khác trong nhóm họ không được điều chỉnh. 29.2.1. Các tên trong nhóm giống và loài có tận cùng giống với các hậu tố của các tên nhóm họ không bị chi phối bởi Điều này. Ví dụ: Tên của các taxon theo sau bậc dưới nhóm họ không bị chi phối bởi tận cùng của chúng dù có giống với các hậu tố của các tên nhóm họ: ví dụ như giống Ranoidea (Amphibia) và loài Collocalia terraereginae (Chim-Aves), Concinnia martini (Bò sát-Reptilia) và Hyla mystacina (Lưỡng cư-Amphibia). 29.3. Xác định gốc trong các tên của các giống chuẩn. Gốc của một tên nhóm họ trên cơ sở tên của giống chuẩn [Điều 63] và được xác định như sau. 29.3.1. Nếu một tên giống hoặc phần cuối của nó là từ Hy Lạp hoặc Latin, hoặc phần hậu tố là Hy Lạp hoặc Latin, để phù hợp với Luật Danh pháp, thì từ gốc được xác lập bằng việc bỏ đi phần sau của dạng sở hữu số ít tương ứng. Ví dụ: Coccinella (sở hữu cách Coccinellae, gốc Coccinell-) cho tên họ Coccinellidae. Tương tự Culex (sở hữu cách Culicis, gốc Culic-) cho tên họ Culicidae, Reduvius (sở hữu cách Reduvii, gốc Reduvi-) cho tên họ Reduviidae, Archaeopteryx (sở hữu cách Archaeopterygis, gốc Archaeopteryg-) cho tên họ Archaeopterygidae. 29.3.1.1. Nếu gốc được hình thành phần cuối dạng -id, thì chững chữ này có thể bỏ qua trước khi thêm các hậu tố nhóm họ. Tuy nhiên, nếu dạng không đọc
  32. 202 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT lướt này được dùng thông dụng, thì ngữ âm vẫn được giữ, dù nó là ngữ âm gốc hay không. Ví dụ: Các tên nhóm họ Haliotidae và Haliotoidea không đổi với Haliotididae và Haliotidoidea, mặc dù phần gốc của Haliotis là Haliotid, vì ngữ âm sau không sử dụng thông dụng. 29.3.2. Nếu tên của một giống là hoặc phần cuối trong một từ Hy Lạp hoặc được Latin hóa với sự thay đổi vĩ ngữ, thì phần gốc thích hợp với dang Latin, được xác định theo Điều 29.3.1. Ví dụ: Trong tên giống Leptocerus, thì phần sau được Latin hóa từ chữ Hy Lạp từ keras, phần gốc cho sự hình thành của tên nhóm họ là Leptocer-, chứ không là Leptocerat-, như nó có thể xảy ra nếu không được Latin hóa. 29.3.3. Nếu một tên giống là hoặc phần kết thúc của nó không phải gốc Hy Lạp hoặc Latin, hoặc là một tổ hợp tùy ý của các chữ, thì phần gốc theo Luật Danh pháp được chấp nhận bởi tác giả - người xác lập taxon mới nhóm họ, hoặc toàn bộ tên giống (xem Điều 29.6), hoặc là toàn bộ tên giống với tận cùng dạng đọc lướt, hoặc là toàn bộ tên giống với một hoặc nhiều chữ kết nối thích hợp nhằm hợp thành một tên nhóm họ hợp âm (thuận nghe). 29.4. Sự chấp thuận tên gốc được tạo thành trước tiên. Nếu sau năm 1999 một tên mới nhóm họ được xác lập trên cơ sở một tên giống là một từ gốc Hy Lạp hoặc Latin hoặc phần hậu tố gốc Hy Lạp hoặc Latin, nhưng xuất xứ tên của nó không theo thủ tục ngữ pháp của Điều 29.3.1 hoặc 29.3.2, ngữ âm gốc của nó cần duy trì như âm gốc đúng, miễn là 29.4.1. nó có hậu tố đúng [Điều 29.2], và 29.4.2. gốc của nó được hình thành từ tên giống chuẩn mặc dù nó đã là một tổ hợp các chữ tùy ý [Điều 29.3.3]. Ví dụ: Nếu một tác giả đề nghị sau năm 1999 tên Prorexidae trên cơ sở tên giống Prorex (sở hữu cách: Proregis) thì ngữ âm đó sẽ được duy trì, thậm chí ngữ âm Proregidae có thể hợp hơn theo Điều 29.3.1. 29.5. Sự duy trì các ngữ âm hiện tại. Nếu một ngữ âm của một tên nhóm họ không được hình thành phù hợp với Điều 29.3 nhưng được dùng thông dụng, thì ngữ âm đó vẫn được duy trì, dù có hay không ngữ âm gốc và có hay không có xuất xứ của nó từ tên giống chuẩn là phù hợp với ngữ pháp theo các Điều 29.3.1 và 29.3.2. 29.6. Tránh tên đồng danh trong các tên nhóm họ. Khi xác lập một tên mới nhóm họ cần tránh tên đồng danh của nó với bất kỳ các tên đã được xác lập trước đây bằng sự hình thành một tên gốc thích hợp từ tên của giống chuẩn. (xem Điều 55.3.1 để loại bỏ tên đồng danh giữa các tên nhóm họ đang tồn tại). Khuyến nghị 29A. Sử dụng tên giống như gốc cũng là cách thức ưu tiên tránh
  33. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 203 tên đồng danh giữa các tên nhóm họ. Như cách thức tránh tên đồng danh giữa một tên mới nhóm họ và một tên đã được xác lập trước đây, khi các giống chuẩn tương ứng có các gốc giống nhau (được xác định bởi Điều 29.3), tác giả được khuyến cáo sử dụng toàn bộ tên nguyên của giống chuẩn của taxon mới nhóm họ như là tên gốc. Ví dụ: Một tác giả đề nghị một tên họ mới trên cơ sở một giống chuẩn Mirum có thể tránh tên đồng danh của nó với Miridae Hahn, 1833 (Heteroptera, giống chuẩn Miris Fabricius, 1794) bằng việc lấy gốc là Mirum-, và từ đó hình thành tên Mirumidae (Ủy ban Danh pháp theo một tiến trình tương tự trong ý kiến 898 (1970) khi quyết định rằng gốc của Mira Schellenberg, 1803 (Hymenoptera) là Mira-, do đó thêm ngữ âm của tên nhóm họ Mirini Ashmead, 1900 cho Miraini và bỏ tên đồng danh với Miridae Hahn). Điều 30. Xác định giống của tên nhóm giống. Giống của một tên nhóm giống được xác định bởi các khoản của Điều này. 30.1. Giống của các tên được hình thành từ các từ Latin hoặc Hy Lạp. Những trường hợp ngoại lệ đươc chỉ dẫn ở Điều 30.1.4, 30.1.1. một tên nhóm giống là một từ Latin thì chọn giống thích hợp trong các từ điển Latin chuẩn; nếu nó là một từ phức được hình thành từ hai hoặc nhiều cấu thành hơn, thì xác định giống của nó theo cấu thành cuối (dạng một danh hoặc một hậu tố Latin, thì giống thích hợp với cấu thành đó); Ví dụ: Felis và Tuba, giống cái; Salmo, Passer, Ursus và Turdus, giống đực; Argonauta, giống đực từ một danh từ chỉ hàng hải (một thủy thủ), là giống đực; Lithodomus, giống cái từ danh từ chỉ nhà domus (một cái nhà), là giống cái; Anser (một con ngỗng), giống đực, các tên tận cùng bằng it; Anseranas, giống cái (một tên phức của hai danh từ: Anser, giống đực, nhưng danh từ chỉ anas (một con vịt cái) là giống cái; Anserina (Anser với Hậu tố -ina), giống cái; Oculina, là giống cái (từ tên Latin danh từ giống đực oculus và hậu tố giống cái -ina); Orcaella (từ orca - một cái bụng to), là giống cái; các tên được hình thành từ đó bởi việc thêm các hậu tố: Orcaella, giống cái, và Orcinus, giống đực. 30.1.2. một tên nhóm giống là một từ Hy Lạp được chuyển thành Latin có các thay đổi khác được lấy giống phù hợp từ Từ điển Hy Lạp chuẩn; Ví dụ: Các danh từ Hy Lạp được chuyển ngữ thành Latin không có thay đổi toàn bộ hoặc một phần của một tên: Ichthyornis, tận cùng bằng -ornis (ornis), là giống đực; Lepas (lepas) là giống cái; Diadema (diadema) là giống trung. Các tên tận cùng bằng -caris (caris), -gaster (gaster), -lepis (lepis), hoặc -opsis (opsis) là giống cái; các tên tận cùng bằng -ceras (keras), -nema (nema), -soma (soma), -stigma (stigma), hoặc -stoma (stoma) là giống trung. 30.1.3. Một tên nhóm giống là một từ Hy Lạp được Latin hóa với sự thay đổi
  34. 204 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT hậu tố, hoặc với một từ Latin hoặc được Latin hóa hậu tố, lấy giống thông dụng thích hợp sự thay đổi tận cùng hoặc hậu tố Latin. Ví dụ: Các tên Latin giống tận cùng -us, được Latin hóa từ chữ Hy Lạp tận cùng -os (giống đực hoặc giống cái), -e (giống cái), -a (giống trung) hoặc -on (giống trung), là giống đực: nghĩa là -cephalus (kephale), -cheilus và -chilus (cheilos), -crinus (krinon), -echinus (echinos), -gnatus (gnathos), -rhamphus (rhamphos), -rhynchus (rhynchos), -somus (soma), -stethus (stethos), và - stomus (stoma). Các tên tận cùng bằng Latin giống tận cùng -a, được Latin hóa từ chữ Hy Lạp tận cùng -on là giống cái, nghĩa là -metopa (metopon). Các tên có gốc từ Hy Lạp -keras (giống trung) có thể có tận cùng -cerus (giống đực) hoặc -cera (giống cái), mặc dù sự chuyển tự đơn giản của chữ Hy Lạp tận cùng as -ceras vẫn được giữ giống trung; Phorella (giống cái) là có gốc từ từ Hy Lạp là phor (một kẻ trộm, giống đực) và Latin hậu tố được giảm nhẹ -ella (giống cái); Scatella, giống cái, là từ có gốc skatos (giống trung) và hậu tố Latin -ella (giống cái); Doridunculus (giống đực) từ chữ Doris (Hy Lạp) là tên của một nữ thần biển (giống cái), và -unculus một hậu tố Latin (giống đực). 30.1.4. Các ngoại lệ sau đây được áp dụng: 30.1.4.1. Nếu tác giả nói rõ khi xác lập tên mới rằng nó không được hình thành hoặc không được coi như một từ Latin hoặc Hy Lạp [Điều 26], thì giống được xác định qua tên là một tổ hợp tùy ý các chữ (Điều 30.2.2). 30.1.4.2. Một tên nhóm giống là một từ thông dụng hoặc giống có thể thay đổi (giống đực hoặc giống cái) thì được coi như giống đực trừ khi tác giả của nó khi xác lập tên đã khẳng định nó là giống cái hoặc được coi như là giống cái trong tổ hợp với một tính từ tên nhóm loài [Điều 31.2]. Ví dụ: Bos thông dụng giống (nghĩa là bò đực -ox hoặc bò cái - cow); nó và các tên ghép tận cùng bằng nó (như Ovibos), được coi như giống đực. Các danh từ Latin ghép danh tận cùng bằng -cola (giống đực hoặc giống thường trong Latin): Agricola ("chồi rễ của các cánh đồng -tiller of fields", giống đực Latin) là giống đực, Sylvicola "cư dân của gỗ (inhabitant of woods) và Monticola "dân vùng cao nguyên (highlander) được coi như giống đực. Petricola "người ở giữa đá” (dweller among rocks), giống thường trong Latin là giống cái bởi vì được coi như giống cái bằng tổ hợp với các tên loài costata, striata và sulcata. 30.1.4.3. Một tên kép nhóm giống tận cùng bằng -ops thì được coi như giống đực, bất chấp xuất xứ tên của nó hoặc việc xử lý nó bởi tác giả. 30.1.4.4. Một tên kép nhóm giống tận cùng bằng hậu tố -ites, -oides, -ides, - odes, hoặc -istes thì được được coi như giống đực trừ khi tác giả của nó khi xác lập tên đã khẳng định nó có một giống khác hoặc được coi như một tổ hợp với tính từ tên nhóm loài trong dạng giống khác.
  35. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 205 Ví dụ: Hoplitoides và Harpides là giống đực, nhưng Aleptinoides (nghĩa "như Aleptina") được coi như giống cái bởi vì giống đã chấp thuận bởi các tác giả gốc. 30.1.4.5. Một tên nhóm giống là một từ Latin mà tận cùng đã được thay đổi lấy giống thích hợp tận cùng mới; nếu tận cùng không chỉ cụ thể giống, thì tên được coi như giống đực. Ví dụ: Dendrocygna là giống cái, mặc dù từ thứ hai trong tổ hợp được hình thành từ cygnus (con thiên nga), giống đực. 30.2. Giống của các tên được hình thành từ các từ không phải Latin hoặc Hy Lạp. 30.2.1. Nếu tên gọi mô phỏng chính xác một danh từ có một giống trong một ngôn ngữ châu Âu hiện đại (không được chuyển ngữ từ từ một tên không chữ cái Latin sang tên chữ cái Latin) thì nó lấy giống của danh từ đó. Ví dụ: Pfrille, từ giống cái German danh từ Pfrille (một loại cá tuế), là giống cái. 30.2.2. Trừ khi áp dụng Điều 30.2.1, tên gọi không được hình thành từ một Latin hoặc Hy Lạp từ lấy giống chính xác được chỉ định bởi tác giả của nó. 30.2.3. Nếu không có giống được chỉ định, tên lấy giống được ấn định bằng tổ hợp với một hoặc nhiều tính từ tên nhóm loài của tên loài gốc [Điều 67.2.]. 30.2.4. Nếu không có giống được chỉ định hoặc ấn định, thì tên được được coi như giống đực, ngoại trừ nếu tên phần cuối trong dạng -a thì giống là giống cái, và nếu phần cuối của nó trong dạng -um, -on, hoặc -u thì là giống trung. Ví dụ: Jackmahoneya (từ Jack Mahoneya) là giống đực bởi vì tác giả của nó được chỉ định. Oldfieldthomasia (từ Oldfield Thomas) và Dacelo (đảo chữ của Alcedo) là giống cái, được ấn định bởi các tác giả. Abudefduf (từ Arabic), Gekko (từ Malay) và Milax (đảo chữ của Limax) được coi như giống đực, bởi vì không giống được chỉ định hoặc ấn định bởi các tác giả của chúng. Buchia (từ von Buch), Cummingella (từ Cumming), Zyzza (một tổ hợp tùy ý của các chữ) và Solubea (đảo chữ) tất cả được coi như giống cái, và đảo chữ Daption như giống trung. Khuyến nghị 30A. Giống và xuất xứ tên cần được làm rõ. Các tác giả cần khẳng định rõ ràng giống và xuất xứ tên của một tên mới nhóm giống khi xác lập nó. Khuyến nghị 30B. Giống tự nó được coi là hiển nhiên. Giống của các tên mới nhóm giống tự nó được coi là hiển nhiên, các tác giả, khi hình thành các tên mới trên cơ sở các từ không phải Latin hoặc Hy Lạp và khẳng định giống của chúng, được khuyến cáo chọn giống thích hợp với phần tận cùng của chúng. Điều 31. Các tên nhóm loài 31.1. Các tên nhóm loài được hình thành từ các tên riêng. Một tên nhóm loài được hình thành từ một tên riêng có thể là một danh từ trong dạng sở hữu cách, hoặc một danh từ dạng bổ nghĩa (trong trường hợp chủ ngữ), hoặc một
  36. 206 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT tính từ hay tính động từ [Điều 11.9.1]. 31.1.1. Một tên nhóm loài, nếu là một danh từ trong dạng sở hữu cách được hình thành từ một tên riêng gốc Latin, hoặc từ một tên riêng hiện đại thì sẽ được Latin hóa và phù hợp với ngữ pháp Latin. Ví dụ: Tên Margaret, nếu được Latin hóa thành Margarita hoặc Margaretha, cho sở hữu cách margaritae hoặc margarethae; tương tự Nicolaus Poda, mặc dù tên của một người, nếu được chấp nhận như một tên Latin, chuyển thành podae; Victor và Hercules, nếu được chấp nhận như các tên Latin, chuyển thành fabricii và herculis; tên của Plinius, một người Roman, mặc dù được Anh hóa thành Pliny, chuyển thành plinii; Fabricius và Sartorius, nếu được coi như các tên Latin, chuyển thành fabricii và sartorii, nhưng nếu được coi như các tên hiện đại có thể chuyển thành fabriciusi và sartoriusi; Cuvier, nếu được Latin hóa là Cuvierius, chuyển thành cuvierii. 31.1.2. Một tên nhóm loài, nếu là một danh từ trong dạng sở hữu cách (xem Điều 11.9.1.3) được hình thành trực tiếp từ một tên riêng hiện đại, thì khi lấy tên đó đặt cho tên loài bằng cách thêm vào phần gốc của tên đó -i nếu tên cá nhân là một người dàn ông (a man- số ít), -orum nếu tên cá nhân là đàn ông (men - số nhiều), -ae nếu của một đàn bà (woman -số ít), và -arum nếu của nhiều đàn bà (women-số nhiều); phần gốc của tên gọi như vậy được xác định tác giả gốc khi tạo thành sở hữu cách. Ví dụ: Theo điều khoản này, các tên nhóm loài podai từ Poda, victori từ Victor, và cuvieri từ Cuvier là có thể chấp nhận. Các tên puckridgei và puckridgi có thể được hình thành từ Puckridge. 31.1.3. Ngữ âm gốc của một tên được hình thành theo các Điều 31.1.1 và 31.1.2 thì được bảo lưu [Điều 32.2] trừ khi nó không đúng [các Điều 32.3, 32.4] (xử lý ngữ âm không đúng các tên nhóm loài như vậy, xem Điều 33.3 và 33.4). Ví dụ: Các tên nhóm loài cuvierii và cuvieri là có thể chấp nhận theo các Điều 31.1.1 và 31.1.2 tương ứng, và nếu có hiệu lực, được bảo lưu như các ngữ âm gốc đúng và rõ ràng. (Đối với các tên đồng danh giữa các tên như vậy khi tổ hợp với cùng tên giống, xem Điều 58.14). Khuyến nghị 31A. Tránh các tên riêng như các danh từ bổ nghĩa. Một tác giả xác lập một tên nhóm loài mới trên cơ sở một tên riêng thì tốt nhất là hình thành tên trong dạng sở hữu cách mà không phải là một danh từ bổ nghĩa, tránh xuất hiện tên nhóm loài như là trích dẫn tư cách tác giả của tên giống. Ví dụ: Gould (1841) đã được xác lập tên loài geoffroii thuộc giống Dasyurus Geoffroy, 1796. ông đã đề nghị geoffroy như một danh từ bổ nghĩa, thì tổ hợp Dasyurus geoffroy có thể bị nhầm lẫn và sai lạc. Các tên như Picumnus castelnau và Acestrura mulsant, trong đó các tên loài giống các tên cá nhân, đồng thời nhầm lẫn (và đặc biệt khi tên loài viết hoa [Điều 28]).
  37. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 207 31.2. Sự tương đồng về giống. Một tên nhóm loài, nếu nó là hoặc phần cuối trong một tên Latin hoặc tính từ được Latin hóa hoặc tính động từ dạng chủ ngữ đơn, cần phù hợp về giống với các tên giống ở bất kỳ tổ hợp nào. 31.2.1. Một tên nhóm loài là danh từ ghép hoặc đơn (hoặc cụm danh từ) bổ nghĩa không cần phù hợp về giống với các tên giống được kết hợp (ngữ âm gốc thì được duy trì, với giống tận cùng không thay đổi; xem Điều 34.2.1). Ví dụ: Tên loài trong Simia diana (Simia và diana cả hai đều giống cái) không thay đổi trong Cercopithecus diana (Cercopithecus giống đực); và cụm danh từ trong Melanoplus femurrubrum (Melanoplus giống đực; nhưng rubrum phù hợp với femur, giống trung) và Desmometopa m-nigrum (Desmometopa giống cái; nigrum giống trung, được duy trì m, bởi vì các chữ cái của nó là giống trung). 31.2.2. Khi tác giả của một tên nhóm loài không chỉ định tên của nó là một danh từ hoặc một tính từ, và khi chứng cứ sử dụng nó cũng không dứt khoát, thì nó được xem như một danh từ bổ nghĩa cho tên giống của nó (ngữ âm gốc được duy trì, với tận cùng giống không thay đổi; xem Điều 34.2.1). Ví dụ: Các tên nhóm loài tận cùng bằng -fer và -ger có thể hoặc là các danh từ bổ nghĩa, hoặc tính từ giống đực. Cephenemyia phobifer (Clark) thường được sử dụng như C. phobifera, nhưng từ kép gốc là Oestrus phobifera; do Oestrus là giống đực, phobifera trong từ kép có thể hoặc là tính từ giống đực hoặc một danh từ bổ nghĩa; vì thế nó được xem như một danh từ bổ nghĩa và không đổi khi tổ hợp với các tên giống cái Cephenemyia. 31.2.3. Nếu một tên nhóm loài (hoặc, trong trường hợp của một tên phức hợp nhóm loài, hoặc từ tận cùng hợp thành của chúng) không phải là một từ Latin hoặc đã được Latin hóa [các Điều 11.2, 26], thì được xử lý như trường hợp không biến cách (theo chủ định của Điều này), và không cần phù hợp về giống với các tên giống được tổ hợp (ngữ âm gốc vẫn được duy trì với tận cùng không thay đổi; xem Điều 34.2.1). Ví dụ: Các tên nhóm loài như melas, melaina, melan; polychloros, polychloron; celebrachys; nakpo (từ Tibetan = Tây tạng, nghĩa đen) vẫn không thay đổi khi chuyển từ tổ hợp với một tên giống của một giống (gender) đến tổ hợp khác với giống (gender) khác. Nhưng melaena là tính từ được Latin hóa (có gốc từ Hy Lạp melaina) và cần thay đổi khi chuyển như vậy, với một tận cùng có giống Latin thích hợp (-us giống đực, -um giống trung). Điều 32. Các ngữ âm gốc (Original spellings). 32.1. Định nghĩa. "Ngữ âm gốc" của một tên là ngữ âm được sử dụng trong công trình trong đó tên được xác lập. 32.2. Ngữ âm gốc đúng. Ngữ âm gốc của một tên là "ngữ âm gốc đúng", trừ
  38. 208 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT khi được minh chứng không đúng như ở Điều 32.5. 32.2.1. Nếu tên gọi viết và phát âm trong nhiều hơn một kiểu trong công trình mà nó được xác lập, thì ngoại trừ các trường hợp khác, ngữ âm gốc đúng được chọn bởi người tu chỉnh đầu tiên [Điều 24.2.3] (hoặc, nếu áp dụng, bởi một tác giả gốc khi hành động như người tu chỉnh đầu tiên [Điều 24.2.4]). 32.2.2. Một sự đính chính hợp lý [Điều 33.2.2] được xử lý như là một ngữ âm gốc đúng (và vì vậy lấy tư cách tác giả và ngày công bố của công bố gốc [Điều 19.2]). 32.3. Sự duy trì ngữ âm gốc đúng. Ngữ âm gốc đúng của một tên thì được bảo lưu nguyên gốc, ngoại trừ khi nó bắt buôc phải thay đổi hậu tố hoặc giống tận cùng theo Điều 34 (đối với việc xử lý đính chính và các ngữ âm không đúng xem các Điều 32.5, 33.2, 33.3, 33.4). 32.4. Tình trạng của ngữ âm gốc không đúng. Nếu một ngữ âm gốc là một "ngữ âm gốc không đúng" thì nó cần được sửa như yêu cầu ở Điều 32.5. Một ngữ âm gốc không đúng thì không có tư cách riêng và không thể đưa vào tên đồng danh hoặc được sử dụng như một tên thay thế. 32.5. Các ngữ âm cần được sửa đúng (các ngữ âm gốc không đúng). 32.5.1. Nếu trong công bố gốc, phát hiện rõ ràng của một lỗi sai vô ý do sự nhẫm lẫn hoặc lỗi sao chụp, in ấn, thì nó cần được sửa. Lỗi do việc chuyển tự hoặc Latin không đúng, hoặc sử dụng nguyên âm kết nối không thích hợp thì không được coi là các lỗi sai vô ý. 32.5.1.1. Sự hiệu đính một ngữ âm của một tên trong bản lỗi (corrigendum) do nhà xuất bản hoặc tác giả được phát hành đồng thời với công trình gốc hoặc ở dạng bản hiệu đính kèm theo công trình (hoặc nếu trong một tạp chí, hoặc công trình được phát hành từng phần, trong một trong các số tạp chí của tập) thì được được chấp nhận như bằng chứng rõ ràng của một lỗi sai vô ý. Ví dụ: Nếu một tác giả trong đề nghị tên nhóm loài mới khẳng định là đã đặt tên loài theo tên Linnaeus, cho đến nay tên vẫn được công bố như ninnaei có thể là một ngữ âm gốc không đúng và cần sửa thành linnaei. Enygmophyllum không phải là một ngữ âm gốc không đúng (ví dụ của Enigmatophyllum) chỉ với lý do là nó chưa được chuyển ngữ hoặc được Latin hóa đúng. 32.5.2. Tên gọi được công bố với dấu, dấu móc lửng, gạch nối, hoặc dấu ngắt quãng, hoặc một tên nhóm loài được công bố như các từ tách biệt trong đó một từ nào đó là một từ viết tắt, thì cần được tu sửa. 32.5.2.1. Trong trường hợp của một dấu phụ hoặc ký hiệu khác, thì dấu liên đới bị xóa, ngoại trừ tên gọi được công bố trước năm 1985 và bằng một từ German, ký tự âm sắc bị xóa từ một nguyên âm và chữ "e" thì được chèn vào sau nguyên âm đó (Nếu nghi ngờ rằng tên trên cơ sở một từ German thì nó cần được xử lý như trên).
  39. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 209 Ví dụ: nuñezi được chỉnh đúng là nunezi, và mjøbergi to mjobergi, nhưng mülleri (được công bố trước năm 1985) được chỉnh đúng là muelleri. 32.5.2.2. Trong một tên phức nhóm loài được công bố như các từ tách biệt được coi như dạng một từ đơn [Điều 11.9.5], thì các từ hợp thành được hợp nhất mà không có dấu ngắt quãng. Ví dụ: bonae spei trở thành bonaespei, terrae novae trở thành terraenovae. 32.5.2.3. Trong một tên phức nhóm loài được công bố như các từ hợp nhất bởi một dấu móc lửng hoặc một dấu ngắt quãng, thì các từ được hợp nhất bằng việc bỏ dấu có liên quan (xem Điều 32.5.2.4.3). Ví dụ: d'urvillei trở thành durvillei, striato-radiatus trở thành striatoradiatus. 32.5.2.4. Trong một tên phức nhóm loài, trong đó phần trước bao gồm một từ viết tắt từ các chữ tên Latin, hoặc một chữ Latin hoặc một số của các chữ Latin bổ nghĩa cho phần thứ 2, được cách biệt (hoặc không) bởi dấu chấm hoặc một dấu ngắt quãng, các phần sẽ được hợp nhất như sau. 32.5.2.4.1. Nếu các phần tách biệt nào đó là một từ viết tắt của một tên (hoặc phần của tên) của một địa vị hoặc tên thánh, thì nó được viết đầy đủ và hợp nhất không cần dấu giữa chúng. Ví dụ: s. johannis, s-johannis, st. johannis, và sti johannis trở thành sanctijohannis; s. catharinae và variants trở thành sanctaecatharinae; n. hollandiae được chỉnh đúng là novaehollandiae. 32.5.2.4.2. Nếu từ viết tắt biểu trưng một tước vị, bậc hoặc danh xưng cho người được đặt tên trong tên nhóm loài, thì nó được bỏ đi. Ví dụ: R.P.Podae là một tên chỉ Đức Cha Poda (Reverendissimus Pater), khi đó tên Poda trở thành podae. 32.5.2.4.3. Nếu yếu tố đầu là một tên Latin được sử dụng để chỉ một đặc điểm nổi bật của taxon, nó cần duy trì và nối với phần còn lại của tên bởi một dấu ngắt quãng. Ví dụ: c-album, trong Polygonia c-album, tên được đặt như vậy bởi vì một vạch trắng trên cánh của bướm giống với chữ c. 32.5.2.4.4. Nếu yếu tố đầu là một tên Latin hoặc nhóm các tên Latin không đồng nhất theo 3 phạm trù trên, dấu chấm (nếu có) cần xóa và hợp nhất các cấu thành. Ví dụ: j-beameri, Một loài hữu danh dành cho Jack Beamer, trở thành jbeameri. 32.5.2.5. Trong một tên nhóm loài được công bố lần đầu với chữ đầu viết hoa, thì cần phải chuyển thành viết thường; trong một nhóm giống hoặc tên nhóm họ, hoặc tên của một taxon trên nhóm họ, được công bố lần đầu với chữ đầu viết thường thì cần thay bằng chữ viết hoa. 32.5.2.6. Trong một tên phức nhóm loài trong đó phần trước bao gồm một chữ
  40. 210 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT số (trình bày một số, tính từ số hoặc phó từ số), thì chữ số được viết dạng đầy đủ theo Latin và hợp nhất với phần còn lại mà không cần dấu cách. Ví dụ: 10-lineata trở thành decemlineata. 32.5.2.7. Trong trường hợp của một tên nhóm giống hoặc một tên nhóm loài được công bố lần đầu trong một đoạn Latin do đòi hỏi của ngữ pháp Latin được viết khác hơn trong dang chủ ngữ đơn, thì ngữ âm của tên nhóm giống được sửa thành dạng chủ ngữ đơn, và tên nhóm loài được sửa nếu cần. Ví dụ: Xem ví dụ của "Diplotoxae" được sửa thành Diplotoxa và "Pavidam" được sửa thành pavida (Musca pavida) trong các Điều 11.8.1 và 11.9.2 tương ứng. 32.5.3. Một tên nhóm họ là một ngữ âm gốc không đúng và cần được sửa nếu nó: 32.5.3.1. có một hậu tố không đúng được tạo thành [Điều 29.2], hoặc 32.5.3.2. được hình thành từ một sự đính chính sai của một tên giống (trừ khi sự đính chính sai đã trở thành một tên thay thế), hoặc 32.5.3.3. được hình thành từ một ngữ âm sau không đúng của một tên giống [Điều 35.4.1], hoặc 32.5.3.4. được hình thành từ một của hai hoặc nhiều hơn các ngữ âm gốc của một tên nhóm giống không được chọn bởi người tu chỉnh đầu tiên [Điều 24.2.3]. Điều 33. Các ngữ âm có sau. 33.1. Các loại ngữ âm có sau. Một ngữ âm có sau của một tên, nếu khác ngữ âm gốc [Điều 32.1], là một sự đính chính [Điều 33.2], hoặc một ngữ âm có sau không đúng [Điều 33.3], hoặc một thay đổi có tính chất bắt buộc [Điều 34]. 33.2. Các đính chính. Bất kỳ một sự thay đổi có chủ tâm rõ ràng trong ngữ âm gốc của một tên khác hơn một sự thay đổi có tính bắt buộc là một "đính chính", ngoại trừ các khoản đưa ra ở Điều 33.4. 33.2.1. Một sự thay đổi trong ngữ âm gốc của một tên được thể hiện như "chủ ý rõ ràng" khi trong chính công trình, hoặc trong một bản đính chính của tác giả (hoặc nhà xuất bản) có khẳng định rõ ràng về ý định, hoặc khi cả ngữ âm gốc và ngữ âm thay thế được trích dẫn và sau đó được chấp nhận ở vị trí trước kia, hoặc khi có hai hoặc nhiều tên trong cùng một công trình được xử lý cùng một cách thức như vậy. 33.2.2. Sự hiệu chỉnh của một “ngữ âm gốc không đúng” phù hợp với Điều 32.5 là một "sửa lỗi hợp lý", và tên được sửa như vậy vẫn được giữ tư cách tác giả và ngày công bố của ngữ âm gốc [Điều 19.2]. 33.2.3. Bất kỳ một đính chính khác là một "đính chính sai"; thì tên được sửa như vậy có hiệu lực và nó có tư cách tác giả và ngày công bố và là một tên đồng vật phụ của tên ngữ âm gốc; nếu nhập vào tên đồng danh và có thể được sử dụng như một tên thay thế, nhưng