Giáo trình Lý luận của chủ nghĩa mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội - Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

pdf 29 trang huongle 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận của chủ nghĩa mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội - Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_cua_chu_nghia_mac_lenin_ve_chu_nghia_xa_h.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý luận của chủ nghĩa mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội - Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

  1. PHẦN THỨ BA LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
  2. CHƯƠNG 7 SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
  3. I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1. Khái niệm giai cấp công nhân • Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển cùng với nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất và cải tạo các quan hệ xã hội
  4. 1.2. Nội dung sử mệnh lịch sử của giai cấp công nhân • Giành chính quyền và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. • Tập hợp, lãnh đạo nhân dân lao động thông qua chính Đảng để xây dựng xã hội mới-XHCN.
  5. 2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 2.1. Địa vị KT-XH của giai cấp công nhân • Trong nền sản xuất lớn, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất hàng đầu • Là giai cấp tiên tiến có khả năng đoàn kết chặt chẽ, để thực hiện những nhiệm vụ cách mạng to lớn • Có cùng lợi ích, có khả năng đoàn kết, tập hợp các giai cấp và tầng lớp khác để thực hiện sứ mệnh của mình
  6. 2.2. Những đặc điểm chính trị- xã hội của giai cấp công nhân • Giai cấp tiên phong, có tinh thần cách mạng triệt để. • Giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao • Giai cấp có bản chất quốc tế
  7. 3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 3.1.Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân • Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân dâng cao, chống áp bức, bất công • Giai cấp công nhân được trang bị lý luận khoa học, cách mạng • Đảng Cộng sản ra đời giúp cho giai cấp công nhân hiểu rõ sứ mệnh của mình • Đảng phải trong sạch, vững mạnh và không ngừng hoàn thiện
  8. 3.2. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân • Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng • Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân • Đảng có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân • Đảng là bộ tham mưu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc
  9. II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Cách mạng XHCN và nguyên nhân của nó 1.1. Khái niệm cách mạng XHCN • Theo nghĩa hẹp: là cách mạng chính trị, được kết thúc khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền. • Theo nghĩa rộng: bao gồm cách mạng chính trị và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới-XHCN
  10. 1.2. Nguyên nhân của cách mạng XHCN • Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển cao có tính xã hội hóa, với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân TBCN
  11. 2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng XHCN 2.1. Mục tiêu của cách mạng XHCN • Mục tiêu của giai đoạn 1: giai cấp công nhân giành chính quyền • Mục tiêu của giai đoạn 2: giai cấp công nhân tập hợp các tầng lớp nhân dân để xây dựng xã hội mới- XHCN
  12. 2.2. Động lực của cách mạng XHCN • Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng XHCN • Giai cấp nông dân là lực lượng to lớn trong cách mạng XHCN • Trí thức là lực lượng quan trọng trong xây dựng CNXH
  13. 2.3. Nội dung của cách mạng XHCN • Về chính trị: giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động • Về kinh tế: xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phát triển LLSX, nâng cao năng suất lao động, phân phối theo lao động
  14. • Về văn hóa-tư tưởng: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, tinh thần Giữ vững giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại Xây dựng con người mới XHCN: có lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị vững vàng, có văn hóa, tri thức
  15. 3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN 3.1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh • Tính tất yếu Giữ vững chính quyền nhà nước Xây dựng thành công CNXH
  16. • Cơ sở khách quan của liên minh công- nông Trong CNTB đều là những người bị áp bức, bóc lột Để thúc đẩy LLSX và sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp Là lực lượng to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH
  17. 3.2. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp trong cách mạng XHCN a. Nội dung: • Liên minh về chính trị:  Để giành chính quyền  Tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước  Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xây dựng xã hội mới
  18. • Liên minh về kinh tế:  Kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế của các giai cấp và các tầng lớp  Xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn  Huy động sức mạnh, nguồn lực của các giai cấp và tầng lớp vào phát triển kinh tế • Nội dung văn hóa, xã hội:  Không ngừng nâng cao trình độ văn hóa  Liên minh tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước
  19. b. Nguyên tắc: • Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân • Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện • Kết hợp đúng đắn các lợi ích
  20. III. HÌNH THÁI KINH TẾ- XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa • Do mâu thuẫn cơ bản: LLSX với QHSX • Mâu thuẫn về kinh tế • Mâu thuẫn về chính trị-xã hội
  21. 2. Các giai đoạn phát triển của hình thái KT-XH cộng sản chủ nghĩa • Thời kỳ quá độ lên CNXH • Xã hội chủ nghĩa • Cộng sản chủ nghĩa
  22. 1.1. Thời kỳ quá độ lên CNXH a. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ • CNXH khác về bản chất so với CNTB • Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho CNXH • Xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN • Xây dựng CNXH là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài
  23. b. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH • Tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo • Có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về TLSX, trong đó nền tảng là chế độ công hữu về TLSX • Nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu
  24. • Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. Trong một giai cấp, hoặc tầng lớp có nhiều bộ phận có trình độ và ý thức khác nhau • Đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá • Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
  25. • Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng, văn hóa cũ mới. Đấu tranh chống lại hệ văn hóa tư tưởng phản động • Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng văn hóa XHCN khoa học, tiến tiến, cách mạng • Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại
  26. 1.2. Xã hội xã hội chủ nghĩa • Cơ sở vật chất – kỹ thuật là nền sản xuất lớn hiện đại. • Thiết lập chế độ công hữu về TLSX, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. • Xây dựng tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới trên tinh thần tự giác của người lao động.
  27. • Đa dạng hóa các hình thức phân phối thu nhập trong đó phân phối theo lao động là nguyên tắc cơ bản nhất. • Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. • Giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
  28. 1.3. Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa • Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển cao Của cải xã hội tạo ra dồi dào, thỏa mãn theo nhu cầu. Thực hiện nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” Ý thức tự giác của con người được nâng cao
  29. • Về mặt xã hội: Trình độ phát triển xã hội cao Con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao Không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong