Giáo trình Lý thuyết âm nhạc - Trần Đình Lộc

pdf 22 trang huongle 5360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết âm nhạc - Trần Đình Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_am_nhac_tran_dinh_loc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý thuyết âm nhạc - Trần Đình Lộc

  1. MÔN: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC BÀI: DẤU CHẤM DÔI; DẤU NỐI; DẤU LUYẾN LỚP 37MN, NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON Tên người dự thi: TRẦN ĐÌNH LÔC Đơn vị: BÔ MÔN ÂM NHẠC
  2. Mục tiêu bài giảng  Về kiến thức: Sinh viên nhận biết được các ký hiệu: dấu chấm dôi, dấu nối, dấu luyến trong bài nhạc.  Về kỹ năng: Sinh viên đọc được bài nhạc có các ký hiệu trên
  3. Mục lục  Dấu chấm dôi  Dấu nối  Dấu luyến  Nhạc sĩ Vũ Hoàng và Bài hát Bụi phấn
  4. Nội dung Bài giảng  Dấu chấm dôi có 2 loại: dấu chấm đơn và dấu chấm đôi - Dấu chấm đơn (thường gặp): dấu chấm đơn là một chấm đặt bên phải nốt nhạc, làm tăng thêm ½ trường độ của chính nốt nhạc đó.  Ví dụ 1:
  5. Nội dung Bài giảng Trong ví dụ 1, nốt Đô có chấm đơn ở ô nhịp thứ 2 có trường độ 1 phách rưỡi. - Ví dụ 2: Trong ví dụ 2, nốt xon trắng có chấm dôi ở ô nhịp thứ 2 có trường độ là 3 phách.
  6. Nội dung Bài giảng Dấu chấm kép: chấm thứ 2 đặt bên phải chấm thứ nhất, làm tăng thêm ½ trường độ của chấm thứ 1, cho chính nốt nhạc đó. Ví dụ 3: Trong ví dụ 3, nốt xon chấm kép ở ô nhịp thứ 1 có trường độ bằng 1 phách ¾.
  7. Nội dung Bài giảng  Dấu nối: là ký hiệu hình vòng cung, nối 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ giống nhau lại với nhau, thành một âm thanh duy nhất, có trường độ bằng tổng trường độ các nốt trong dấu nối.  Ví dụ 4:
  8. Nội dung Bài giảng Trong ví dụ 4, dấu hình vòng cung nối nốt Đô có chấm ở ô nhịp thứ 3 và nốt Đô ở ô nhịp thứ 4 là DẤU NỐI, khi diễn tấu, chỉ vang lên 1 âm thanh ĐÔ duy nhất với trường độ là 5 phách. (cho sinh viên nghe trên đàn)
  9. Nội dung Bài giảng  Dấu luyến: là ký hiệu hình vòng cung, nối 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau. Khi diễn tấu, lời ca cần phải luyến đủ các nốt trong dấu.  Ví dụ 5:
  10. Nội dung Bài giảng  Trong ví dụ 5, khi hát chữ “lim” phải luyến đủ 4 nốt son-la-son-la. Dấu luyến chỉ có trong các tác phẩm thanh nhạc, không có trong các tác phẩm khí nhạc. Cần phân biệt với dấu legato, có hình dạng giống dấu luyến, kích thước dài hơn, sử dụng cả trong tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.
  11. Nội dung Bài giảng Ví dụ 6 (Trích trong tác phẩm Nhạc buồn của F. Chopin) Dấu legato trên cho biết phải hát từ chữ “ôi” đến chữ “cũ” liên 1 hơi, không ngắt.
  12. Nội dung Bài giảng  Ví dụ 7:
  13. Nội dung Bài giảng  Trong ví dụ 7, dấu hình vòng cung dài nối nốt Si chấm đơn ở ô nhịp thứ 3 đến nốt La chấm đơn ở ô nhịp thứ 4 là dấu legato, cho biết phải diễn tấu các nốt trong dấu đó liên tục, không ngắt. Dấu phía sau đó cũng được hiểu tương tự.
  14. Nội dung bài giảng  Vài nét về nhạc sĩ Vũ Hoàng và bài hát Bụi phấn
  15. Nội dung bài giảng  Nhạc sĩ Vũ Hoàng (Tên thật là Vũ Bảo Hoàng) sinh ngày 23/4, tại Biên Hòa. Tốt nghiệp PTTH, anh công tác tại Thành Đoàn và là ca sĩ chính của Đoàn văn công quận 4. Hồi đó anh thường hát nhạc của nhạc sĩ Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện.  Một lần anh cũng tập sáng tác, rồi đưa cho đàn anh mình thẩm định, ai ngờ mọi người đều khen hay và bài hát đầu tiên anh viết khi chưa từng học nhạc được phổ biến rộng rãi là bài Gửi lại em.  Năm 1983, anh thi vào Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, trúng tuyển khoa Lý luận sáng tác chỉ huy. Năm thứ hai trường nhạc, anh sáng tác các bài: Phượng hồng, Hương thầm, Hương xưa, Hương tình yêu.
  16. Nội dung bài giảng  Hiện là cán bộ giảng dạy Khoa Âm nhạc - Mỹ thuật Trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM. Ngoài công việc giảng dạy, ông còn viết nhiều tác phẩm thanh nhạc và tiểu phẩm cho nhạc đàn, trong đó có những ca khúc tiêu biểu như Hương thầm (thơ Phan Thị Thanh Nhàn), Phượng hồng (thơ Đỗ Trung Quân), Gửi lại em, Hương thầm, Dấu chân tình nguyện, Kí ức mùa hè xanh . Vũ Hoàng đã có tập ca khúc 50 bài hát thiếu nhi và album Phượng hồng cùng Tuyển tập ca khúc Vũ Hoàng (Dihavina và Hội Nhạc sĩ Việt Nam).
  17. Nội dung bài giảng  Nhạc sĩ Vũ Hoàng và nhà thơ Lê Văn Lộc đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh bằng bài ca Bụi phấn. Với một giai điệu trong sáng ở gam Đô trưởng, nhịp 3/4 và chỉ 7 câu nhạc, các tác giả đã tôn vinh nghề dạy học nói chung và bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo nói riêng.  Bài hát ra đời vào ngày 20- 11- 1982, tới nay đã gần 30 năm nhưng vẫn đọng lại mãi trong ký ức của biết bao thế hệ tuổi thơ
  18. Nội dung Bài giảng
  19. Nội dung Bài giảng
  20. Nội dung Bài giảng  Yêu cầu: - Sinh viên nhận biết được dấu chấm đơn trong bài “Bụi phấn”, xác định được trường độ của các nốt có chấm đơn. - Nhận biết dấu nối trong bài nhạc trên, xác định được trường độ tổng cộng của các nốt trong dấu nối.
  21. Nội dung Bài giảng - Xác định được các dấu luyến trong bài nhạc trên. - Xướng âm được bài nhạc. - Hát bài hát Bụi phấn
  22. CẢM ƠN QUÍ VỊ ĐÃ THEO DÕI!