Giáo trình Matlab - Phan Thanh Tao

pdf 260 trang huongle 6640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Matlab - Phan Thanh Tao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_matlab_phan_thanh_tao.pdf

Nội dung text: Giáo trình Matlab - Phan Thanh Tao

  1. Giới thiệu 1 GIỚI THIỆU Matlab là một phần mềm toán học của hãng Mathworks để tính toán trên các số và có tính trực quan rất cao. Matlab đã qua nhiều phiên bản, giáo trình này giới thiệu phiên bản 7.0 (release 14). Matlab là viết tắt của Matrix Laboratory. Matlab làm việc chủ yếu với các ma trận. Ma trận cỡ mxn là bảng số chữ nhật gồm mxn số được sắp xếp thành m hàng và n cột. Trường hợp m=1 hoặc n=1 thì ma trận trở thành vectơ dòng hoặc cột; trường hợp m=n=1 thì ma trận trở thành một đại lượng vô hướng. Nói chung, Matlab có thể làm việc với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Với xâu chữ (chuỗi ký tự) Matlab cũng xem là một dãy các ký tự hay là dãy mã số của các ký tự. Matlab dùng để giải quyết các bài toán về giải tích số, xử lý tín hiệu số, xử lý đồ họa, mà không phải lập trình cổ điển. Hiện nay, Matlab có đến hàng ngàn lệnh và hàm tiện ích. Ngoài các hàm cài sẵn trong chính ngôn ngữ, Matlab còn có các lệnh và hàm ứng dụng chuyên biệt trong các Toolbox, để mở rộng môi trường Matlab nhằm giải quyết các bài toán thuộc các phạm trù riêng. Các Toolbox khá quan trọng và tiện ích cho người dùng như toán sơ cấp, xử lý tín hiệu số, xử lý ảnh, xử lý âm thanh, ma trận thưa, logic mờ, Người dùng cũng có thể tạo nên các hàm phục vụ cho chuyên môn của mình, lưu vào tệp M-file để dùng về sau. Cần tính toán bằng công thức thì có thể dùng Toolbox SYMBOLIC. Để có được f=’cos(x)’ bằng cách lấy đạo hàm của g=’sin(x)’ thì dùng lệnh f=diff(‘sin(x)’). Ngược lại để có g là tích phân bất định của f thì dùng lệnh g=int(f). Matlab còn có giao diện đồ họa khá đẹp mắt và dể sử dụng. Người dùng có thể tính toán và tạo nên các hình ảnh đồ họa 2, 3 chiều cho trình ứng dụng của mình. Với các hình ảnh, nếu không chỉ định vè canh trục, phối màu thì Matlab thực hiện tự động một cách khá phù hợp. Vì tính mạnh mẽ để trợ giúp giải nhanh các bài toán kỹ thuật, chúng tôi cố gắng biên soạn tài liệu này để phục vụ một ít kiến thức cơ bản cho bạn đọc. Tuy nhiên, trên cơ sở đó bạn đọc có thể tự khai thác thêm các thành phần dùng riêng cho minh trong các Toolbox và Simulink. Lần đầu xuất bản nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc. Đà Nẵng, ngày 20/02/2004 Tác giả Phan Thanh Tao Phan Thanh Tao - 2004
  2. Giới thiệu 2 Hướng dẫn cài đặt MATLAB 7.0 Bạn hãy đưa đĩa CD vào ổ đĩa, chương trình autorun sẽ chạy và trên màn hình xuất hiện Phan Thanh Tao - 2004
  3. Giới thiệu 3 Ấn nút Next để tiếp tục. Xuất hiện màn hình yêu cầu nhập thông tin cá nhân và mật khẩu bản quyền. Phan Thanh Tao - 2004
  4. Giới thiệu 4 Bạn gọi chương trình My Computer để mở đĩa CD và chạy chương trình \crack\keygen.exe để phát sinh mã mật khẩu. Ấn Ctrl+C để chép mật khẩu sang Clipboard. Rồi đóng cửa số này lại. Phan Thanh Tao - 2004
  5. Giới thiệu 5 Quay lại cửa sổ cài đặt. Vào ô (PLP) ấn Ctrl+V để dán mã mật khẩu vào. Ấn nút Next để tiếp tục. Phan Thanh Tao - 2004
  6. Giới thiệu 6 Đánh dấu Yes để đồng ý về bản quyền, rồi ấn nút Next để tiếp tục. Để cài đặt đầy đủ, đánh dấu Custom và ấn nút Next để tiếp tục. Phan Thanh Tao - 2004
  7. Giới thiệu 7 Ấn nút Next để tiếp tục. Nếu cài đặt lần đầu trên máy thì chưa có thư mục MATLAB7, hỏi có chấp nhận tạo thư mục mới. Ấn Yes để tiếp tục. Phan Thanh Tao - 2004
  8. Giới thiệu 8 Ấn nút Next để tiếp tục. Ấn nút Install để bắt đầu cài đặt. Phan Thanh Tao - 2004
  9. Giới thiệu 9 Xem hướng dẫn cài thêm sau này. Ấn nút Next để tiếp tục. Ấn nút Finish để hoàn thành việc cài đặt. Phan Thanh Tao - 2004
  10. Giới thiệu 10 Bắt đầu vào môi trường MATLAB. Bạn nên chạy các chương trình mẫu để xem bằng cách ấn nút Demos hoặc nhập lệnh Demo ở dòng lệnh, sau dấu nhắc >>. Phan Thanh Tao - 2004
  11. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 11 Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN MATLAB chỉ làm việc chủ yếu với các loại đối tượng là ma trận số có thể là số phức. Trong trường hợp đặc biệt, có thể là ma trận cấp 1 là các vô hướng, và các ma trận dòng hoặc ma trận cột là các vectơ. Hãy bắt đầu với cách nhập ma trận cho MATLAB. 1.1. Nhập ma trận đơn giản Ma trận có thể nhập cho MATLAB bằng nhiều cách: - Nhập danh sách rõ ràng các phần tử. - Phát sinh bằng các lệnh và hàm gắn liền. - Tạo ra từ siêu tệp (M-file). - Nạp từ các tệp dữ liệu bên ngoài. Ngôn ngữ MATLAB không chứa các lệnh khai báo kích thước hoặc khai báo kiểu. Việc lưu trữ là tự động. Cách dễ nhất của việc nhập ma trận là nhập danh sách rõ ràng các phần tử. Danh sách các phần tử cách nhau ký tự trống hoặc dấu phẩy, đặt trong cặp ngoặc vuông, [ và ], và dùng dấu chấm phẩy( ; ) để biểu hiện kết thúc dòng. Ví dụ, nhập lệnh A = [ 1 2 3; 4 5 6; 7 8 9 ] kết quả xuất là A = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ma trận A được lưu để sử dụng về sau . Ma trận lớn có thể được tách ra thành nhiều dòng, sang dòng thay cho dấu chấm phẩy. Mặc dù ít cần ma trận kích thước này, nhưng ma trận trên cũng có thể tách ra thành 3 dòng nhập như sau A = [ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ] Phan Thanh Tao - 2004
  12. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 12 Các ma trận có thể nhập từ tệp với tên mở rộng là ".m" . Nếu tệp có tên là gena.m chứa ba dòng văn bản A = [ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ] thì lệnh gena đọc tệp và phát sinh ra ma trận A. Lệnh load có thể đọc các ma trận phát sinh từ các phần khác trước đó của MATLAB hoặc các ma trận ở dạng ASCII xuất từ các chương trình khác. Sẽ biết thêm sau này. 1.2. Các phần tử của ma trận Các phần tử của ma trận có thể là biểu thức MATLAB bất kỳ; ví dụ, lệnh x = [ -1.3 sqrt(3) (1+2+3)*4/5 ] kết quả là x = -1.3000 1.7321 4.8000 Các phần tử riêng biệt của ma trận có thể được tham chiếu với các chỉ số bên trong cặp ngoặc đơn, ( và ). Tiếp ví dụ trên, lệnh x(5) = abs(x(1)) cho ra x = -1.3000 1.7321 4.8000 0.0000 1.3000 Lưu ý rằng kích thước của x được tự động tăng để phù hợp với các phần tử mới, và các phần tử trong khoảng không xác định được đặt giá trị không. Ma trận lớn có thể được xây dựng bằng cách dùng các ma trận nhỏ như các phần tử. Ví dụ, có thể đưa thêm một dòng khác vào ma trận A với lệnh r = [ 10 11 12 ]; A = [ A ; r ] kết quả là A = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phan Thanh Tao - 2004
  13. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 13 Các ma trận nhỏ có thể được trích ra từ các ma trận lớn bằng cách dùng dấu hai chấm, : . Ví dụ, lệnh A = A(1:3,:); lấy ba dòng đầu và tất cả các cột của ma trận A hiện thời để đưa ma trận A về giá trị ban đầu. Sẽ biết thêm về dấu hai chấm sau này. 1.3. Câu lệnh và biến MATLAB là ngôn ngữ biểu thức. Các biểu thức được đánh vào bởi người dùng, được thông dịch và ước lượng bởi hệ MATLAB. Các lệnh MATLAB thường có dạng: variable = expression hoặc đơn giản expression variable: tên biến, expression: biểu thức. Các biểu thức được cấu thành từ các toán tử và các ký tự đặc biệt khác, từ các hàm, và từ các tên biến. Việc ước lượng các biểu thức cho ra một ma trận, sau đó hiển thị trên màn hình và gán vào biến để sử dụng về sau. Nếu tên biến và dấu = bị bỏ qua thì một biến có tên là ans, viết tắt chữ "answer" ( trả lời ), được tự động tạo ra. Ví dụ, đánh vào 1900/81 cho ra ans = 23.4568 Một câu lệnh được kết thúc bình thường với ký tự sang dòng hay phím . Tuy nhiên, nếu ký tự cuối cùng của câu lệnh là dấu chấm phẩy thì việc in ra kết quả được hủy, nhưng lệnh vẫn được thực hiện. Điều này là hữu ích trong các siêu tệp M-file ( biết thêm sau này) và trong trường hợp kết quả đủ lớn không cần quan tâm từng số. Ví dụ, lệnh p = conv(r,r); tích chập các số trong r với chính chúng nhưng không hiển thị kết quả. Phan Thanh Tao - 2004
  14. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 14 Nếu biểu thức quá phức tạp để câu lệnh không thể đặt gọn trên một dòng thì có thể dùng dấu tĩnh lược ( ) tiếp theo là ký tự sang dòng để biểu hiện câu lệnh được tiếp tục trên dòng tiếp theo. Ví dụ s = 1 - 1/2 + 1/3 - 1/4 + 1/5 - 1/6 + 1/7 - 1/8 + 1/9 - 1/10 + 1/11 - 1/12; tính tổng riêng của chuỗi điều hòa, gán tổng vào biến s, nhưng không in ra gì cả. Các ký tự trống quanh các dấu +, - là tùy chọn nhưng được đưa vào đây để dễ đọc. Các tên biến, tên hàm được định dạng bằng một chữ viết, tiếp theo là số bất kỳ các chữ viết và chữ số ( hoặc dấu nối ). Chỉ có 19 ký tự đầu được nhớ. MATLAB là ngôn ngữ nhạy cảm; nó thường phân biệt chữ hoa/chữ thường, bởi vậy a và A không phải là tên của cùng một biến. Tất cả các tên hàm phải là chữ thường; lệnh inv(A) sẽ lấy ngịch đảo của ma trận A, nhưng lệnh INV(A) tham chiếu đến một hàm không được định nghĩa: Tuy nhiên, lệnh casesen làm cho MATLAB không phân biệt chữ hoa/chữ thường. Trong chế độ này INV(a) là lấy ma trận đảo của nó. 1.4. Cách lấy thông tin vùng làm việc Các lệnh trong các ví dụ cho đến bây giờ tạo ra các biến được lưu trong vùng làm việc của MATLAB. Thực hiện lệnh who liệt kê các biến trong vùng làm việc: your variables are: A ans p r s x leaving 291636 bytes of memory free ở đây trình bày 6 biến phát sinh bởi các ví dụ, kể cả biến ans. Để biết thêm chi tiết về kích thước của mỗi biến hiện thời, dùng lệnh whos, cũng với ví dụ, cho ra Name size total Complex A 3 by 3 9 No ans 1 by 1 1 No p 1 by 5 5 No r 1 by 3 3 No s 1 by 1 1 No x 1 by 5 5 No Phan Thanh Tao - 2004
  15. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 15 Grand total is (24*8) = 192 bytes, leaving 291636 bytes of memory free. Mỗi phần tử của ma trận thực đòi hỏi 8 byte bộ nhớ, bởi vậy ma trận A cấp 3 dùng 72 byte và tất cả các biến dùng tổng cọng 192 byte. Tổng số không gian bộ nhớ tự do còn lại phụ thuộc vào từng loại máy khác nhau. Biến ans cùng với một biến không liệt kê eps có ý nghĩa đặc biệt với MATLAB. Chúng là các biến cố định không thể xóa. Biến eps (epsilon) dùng để xác định những giá trị gần kỳ dị (suy biến) và hạng ma trận. Giá trị khởi tạo của nó là khoảng cách từ 1.0 đến số thập phân lớn nhất tiếp theo. Đối với kỹ thuật số học IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) dùng trên các máy cá nhân và các máy trạm, thì eps = 2-52 khoảng 2.22 x 10-16. eps có thể được đặt lại với giá trị khác, kể cả giá trị 0. 1.5. Số và biểu thức số Các số dùng ký pháp thập phân qui ước với dấu chấm và dấu trừ đứng trước là tùy chọn. Có thể đưa vào cuối dạng khoa học ( lũy thừa 10 ). Sau đây là vài ví dụ về các số hợp pháp: 3 -99 0.0001 9.6397238 1.6040E-10 6.022252e23 Trên các máy dùng kỹ thuật số học chấm động IEEE thì độ chính xác tương đối của các số là eps, khoảng 16 chữ số có nghĩa. Miền giá trị khoảng 10-308 đến 10308. Các biểu thức có thể được tạo ra bằng cách dùng các phép toán số học thông thường và các qui tắc ưu tiên: + cộng - trừ * nhân / chia phải \ chia trái ^ lũy thừa Phan Thanh Tao - 2004
  16. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 16 Các phép toán trên ma trận để cho tiện có hai ký hiệu cho phép chia. Các biểu thức vô hướng 1/4 và 4\1 có cùng giá trị số, chính là 0.25. Các cặp ngoặc đơn được dùng theo cách thông thường để xen vào việc ưu tiên của các phép toán số học. Hầu hết các hàm toán sơ cấp thông thường trên các tính toán khoa học là các hàm cài sẵn của MATLAB, như abs, sqrt, log, và sin, Có thể thêm vào các hàm một cách dễ dàng với các siêu tệp M-file. Phần sau có một danh sách khá đầy đủ các hàm. Một số các hàm cài sẵn đơn giản trả về các giá trị đặc biệt thường dùng. Hàm pi trả về số π, chương trình tính trước, đó là 4*atan(1). Một cách gọi khác để phát sinh số π là imag(log(-1)) Hàm inf, viết tắt chữ infinity ( vô định ), được thấy trên rất ít hệ tính toán hoặc ngôn ngữ lập trình. Trên một số máy, nó được tạo ra bởi kỹ thuật số học IEEE cài trong bộ đồng xử lý toán học (coprocessor). Trên các máy khác, phần mềm chấm động được đưa vào để mô phỏng đồng xử lý toán học. Một cách để phát sinh giá trị trả về bởi hàm inf là s = 1/0 kết quả là s = ∞ Warning: Divide by zero. Trên các máy với kỹ thuật số học IEEE, việc chia cho số không không dẫn đến điều kiện lỗi hoặc kết thúc hoạt động. Cho ra một thông báo khuyến cáo và một giá trị đặc biệt có thể xử lý trong việc tính toán sau đó. Biến NaN là một số IEEE quan hệ với hàm inf, nhưng có các đặc tính khác. Nó là viết tắt chữ "Not a Number" ( không phải là một số ) và được cho ra bởi các việc tính toán như inf/inf hoặc 0/0. 1.6. Số phức và ma trận phức Số phức được dùng trong tất cả các phép toán và các hàm của MATLAB. Số phức được nhập bằng các hàm đặc biệt là i và j. Vài người có thể dùng z = 3 + 4*i trong khi người khác lại thích dùng Phan Thanh Tao - 2004
  17. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 17 z = 3 + 4*j Một ví dụ khác là w = r*exp(i*theta) Có ít nhất hai cách thuận tiện để nhập ma trận phức. Chúng được minh họa bởi các lệnh A = [ 1 2; 3 4 ] + i*[ 5 6; 7 8 ] và A = [ 1+5*i 2+6*i; 3+7*i 4+8*i ] cho ra cùng kết quả. Khi các số phức được nhập như các phần tử của ma trận bên trong cặp ngoặc vuông, thì điều quan trọng là tránh mọi khoảng trống, vì một biểu thức như 1 + 5*i với ký tự trống quanh dấu + biểu hiện hai số riêng biệt. ( Giống như thế cho số thực; một ký tự trống trước phần mũ trong 1.23 e-4 gây ra lỗi ). Tên hàm cài sẵn có thể dùng như tên biến; trong trường hợp này hàm gốc trở nên không dùng được bên trong vùng làm việc hiện thời (hoặc hàm M-file cục bộ ) cho đến khi biến bị xóa. Nếu dùng i và j là tên các biến, và đè lên các giá trị này, thì một đơn vị phức mới được phát sinh và sử dụng theo cách thông thường: ii = sqrt(-1) z = 3 + 4*ii 1.7. Dạng thức xuất Kết quả của mọi lệnh gán của MATLAB được hiển thị trên màn hình, gán cho biến chỉ định hoặc cho ans nếu không cho biến. Dạng thức hiển thị số có thể điều khiển bằng lệnh format. Lệnh format chỉ ảnh hưởng đến cách hiển thị ma trận chứ không ảnh hưởng đến việc tính toán và lưu chúng ( MATLAB thực hiện tất cả các tính toán theo độ chính xác kép "double" ). Nếu tất cả các phần tử của ma trận đúng là số nguyên thì ma trận được hiển thị theo dạng không có phần thập phân. Ví dụ, x = [ -1 0 1 ] kết quả luôn là x = -1 0 1 Phan Thanh Tao - 2004
  18. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 18 Nếu ít nhất một phần tử của ma trận không là số nguyên thì có một số cách có thể hiển thị. Dạng ngầm định, gọi là dạng short, trình bày khoảng 5 chữ số có nghĩa. Các dạng khác trình bày nhiều chữ số hơn hoặc dùng dạng khoa học. Ví dụ, giả sử x = [ 4/3 1.2345e-6 ] Các dạng thức, và kết quả xuất cho vectơ này, là: Dạng thức short 1.3333 0.0000 Dạng thức short e 1.3333E+000 1.2345E-006 Dạng thức long 1.333333333333338 0.000001234500000 Dạng thức long e 1.333333333333338E+000 1.234500000000003E-006 Dạng thức hex 3FF555555555555 3EB4B6231AFBD271 Dạng thức + + + Đối với các dạng long thì chữ số cuối cùng có thể xuất hiện không đúng, nhưng việc xuất ra đúng là một biểu hiện độ chính xác của số nhị phân lưu trong máy. Với các dạng short và long, nếu phần tử lớn nhất của ma trận lớn hơn 1000 hoặc nhỏ hơn 0.001 thì một thừa số chung được áp dụng cho toàn bộ ma trận khi hiển thị nó. Ví dụ, lệnh x = 1.e20*x nhân x cho 1020 và kết quả hiển thị x = 1.0E+020 * 1.3333 0.0000 Dạng thức + là cách cô đọng để hiển thị các ma trận lớn. Các ký hiệu +, - và ký tự trống được hiển thị cho các phần tử dương, âm và bằng không. Phan Thanh Tao - 2004
  19. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 19 Lệnh cuối cùng, format compact, bỏ nhiều ký tự sang dòng xuất hiện giữa các hiển thị về ma trận và cho phép nhiều thông tin hiện trên màn hình. 1.8. Công cụ trợ giúp Công cụ trợ giúp cung cấp thông tin trực tiếp về hầu hết các vấn đề của MATLAB. Để xem danh sách các vấn đề trợ giúp, đánh vào lệnh help Để lấy về một vấn đề chỉ định, đánh vào help topic.( topic là vấn đề cần trợ giúp ). Ví dụ, lệnh help eig cung cấp thông tin về cách sử dụng hàm giá trị riêng, help [ trình bày cách dùng các dấu ngoặc vuông để nhập ma trận, và help help là tham khảo chính nó, nhưng làm việc tốt đẹp. 1.9. Thoát và lưu vùng làm việc Để thoát MATLAB, đánh vào lệnh quit hoặc exit. Việc kết thúc quá trình làm việc của MATLAB làm cho các biến trong vùng làm việc bị mất. Trước khi thoát, vùng làm việc có thể được lưu lại để dùng về sau bằng cách đánh vào lệnh save Lệnh này lưu tất cả các biến vào tệp có tên là matlab.mat. Khi gọi MATLAB lần sau, vùng làm việc có thể được phục hồi từ tệp matlab.mat bằng lệnh load Các lệnh save và load có thể dùng với các tên tệp khác, hoặc chỉ lưu các biến đã chọn. Lệnh save temp lưu các biến hiện thời vào tệp có tên là temp.mat. Lệnh save temp X chỉ lưu biến X, trong khi lệnh save temp X Y Z Phan Thanh Tao - 2004
  20. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 20 lưu X, Y, và Z. Lệnh load temp lấy lại tất cả các biến từ tệp temp.mat. Các lệnh load và save cũng có thể dùng cho việc nhập và xuất các tệp dữ liệu dạng ASCII, xem phần tham khảo để biết thêm chi tiết. 1.10. Các hàm Phần lớn tính năng của MATLAB nhận được từ tập hợp mở rộng của nó về các hàm. MATLAB có một số lớn các hàm, cho đến nay trên 500 hàm. Một số hàm là hàm nội tại hay hàm cài sẵn với chính trình xử lý MATLAB. Các hàm khác có thể ở thư viện các siêu tệp M-file bên ngoài cùng gói hàng của MATLAB( MATLAB TOOLBOX ). Và một số được thêm vào bởi người dùng cho các trình ứng dụng đặc biệt. Rõ ràng với người dùng thì một hàm có thể có hay không có trong trình MATLAB hoặc ở siêu tệp M-file. Đây là một mặt quan trọng của MATLAB; người dùng có thể tạo ra các hàm của riêng mình, và chúng hoạt động đúng như các hàm nội tại cài sẵn của MATLAB . Sẽ biết thêm về siêu tệp M-file trong phần sau. Các phạm trù chung của các hàm toán học có thể dùng trong MATLAB gồm: Toán sơ cấp Các hàm đặc biệt Ma trận sơ cấp Ma trận đặc biệt Tách và đặt thừa số ma trận Phân tích dữ liệu Đa thức Giải phương trình vi phân Phương trình phi tuyến và tối ưu phi tuyến Tích phân số Xử lý tín hiệu Các phần sau sẽ giới thiệu các phạm trù khác nhau này về các hàm giải tích. Trong giáo trình này chúng tôi không đi vào chi tiết trên từng hàm; điều này được thực hiện bởi công cụ trợ giúp và trong phần tham khảo. Cho đến bây giờ, chúng ta chỉ biết các hàm với một đối số nhập và một đối số xuất. Các hàm của MATLAB cũng có thể dùng với nhiều đối số. Ví dụ, lệnh Phan Thanh Tao - 2004
  21. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 21 x = sqrt(log(z)) trình bày cách dùng tổ hợp hai hàm đơn giản. Có các hàm của MATLAB dùng hai hoặc nhiều đối số nhập. Ví dụ, theta = atan2(y, x) Tất nhiên, mỗi đối số có thể là một biểu thức. Một số hàm trả về hai hoặc nhiều đối số xuất. Các giá trị xuất được bọc quanh bởi cặp ngoặc vuông, [ và ], và cách nhau dấu phẩy: [V,D] = eig(A) [y,i] = max(X) Hàm thứ nhất trả về hai ma trận, V và D, gồm vectơ riêng và các giá trị riêng tương ứng của ma trận A. Ví dụ thứ hai, dùng hàm max, trả về giá trị lớn nhất y và chỉ số i của giá trị lớn nhất trong vectơ X. Các hàm cho phép nhiều đối số xuất có thể trả về ít đối số xuất hơn. Ví dụ, hàm max với một đối số xuất, max(X) trả về đúng giá trị lớn nhất. Các đối số nhập hay đối số ở bên phải của một hàm không bao giờ được thay đổi. Các giá trị xuất, nếu có, của một hàm luôn trả về ở các đối số bên trái. Phan Thanh Tao - 2004
  22. Chương 2. Các phép toán trên ma trận 22 Chương 2. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN MA TRẬN Các phép toán trên ma trận là điều cơ bản của MATLAB; bất kỳ đâu có thể được, chúng biểu hiện như xuất hiện trên giấy, chỉ phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ của máy. 2.1. Chuyển vị ma trận Ký tự đặc biệt là dấu nháy ( ' ) biểu hiện phép chuyển vị một ma trận. Các lệnh A = [ 1 2 3; 4 5 6; 7 8 0 ] B = A' kết quả là A = 1 2 3 4 5 6 7 8 0 B = 1 4 7 2 5 8 3 6 0 và lệnh x = [ -1 0 2 ]' cho ra x = -1 0 2 Dấu nháy ' chuyển vị ma trận theo ý nghĩa hình thức; nếu Z là ma trận phức thì Z' là chuyển vị liên hợp của nó. Điều này đôi khi dẫn đến kết quả không như ý Phan Thanh Tao - 2004
  23. Chương 2. Các phép toán trên ma trận 23 muốn nếu dùng dữ liệu phức một cách bất cẩn. Đối với một chuyển vị không liên hợp thì dùng biểu thức Z.' hoặc hàm conj(Z'). 2.2. Cộng và trừ ma trận Cộng và trừ ma trận được biểu hiện bằng các ký hiệu + và - . Các phép toán được định nghĩa cho các ma trận cùng cỡ. Ví dụ, với các ma trận trên, A+x là không đúng, vì A là ma trận vuông cấp 3 và x là ma trận cỡ 3x1. Tuy nhiên, C = A + B là chấp nhận được, và kết quả là C = 2 6 10 6 10 14 10 14 0 Các phép cộng và trừ cũng được định nghĩa nếu một trong các toán hạng là đại lượng vô hướng, đó là ma trận cấp một. Trong trường hợp này, đại lượng vô hướng được cộng hoặc trừ vào tất cả các phần tử của toán hạng kia. Ví dụ y = x – 1 cho ra y = -2 -1 1 2.3. Nhân ma trận Phép nhân ma trận được biểu hiện bởi ký hiệu * . Phép toán được định nghĩa cho các ma trận có kích thước bên trong bằng nhau, đó là X*Y cho phép nếu số cột của ma trận X bằng số hàng của ma trận Y. Ví dụ, cả hai ma trận x và y ở trên có cỡ 3x1, vì vậy biểu thức x*y không được định nghĩa và kết quả là một thông báo lỗi. Tuy nhiên, vài phép nhân khác về vectơ được định nghĩa, và rất hữu ích. Thông dụng nhất là tích nội tại, cũng được gọi là tích điểm hay tích vô hướng. Đây là Phan Thanh Tao - 2004
  24. Chương 2. Các phép toán trên ma trận 24 x'*y kết quả là ans = 4 Tất nhiên, y'*x cho cùng kết quả. Có hai tích ngoại lai, chúng là chuyển vị của nhau. x*y' = 2 1 -1 0 0 0 -4 -2 2 y*x' = 2 0 -4 1 0 -2 -1 0 2 Phép nhân trên từng phần tử sẽ được mô tả trong phần sau. ( MATLAB không cung cấp đặc biệt cho việc tính toán vectơ qua các phép nhân. Tuy nhiên, người nào cần thì dễ dàng viết một siêu tệp M-file để tính toán chúng.) Các phép nhân ma trận với vectơ là các trường hợp đặc biệt của nhân tổng quát ma trận với ma trận. Với ví dụ ma trận A và vectơ x thì b = A*x là được phép và kết quả xuất là b = 5 8 -7 Một cách tự nhiên, một đại lượng vô hướng có thể nhân hoặc bị nhân với ma trận bất kỳ. Phan Thanh Tao - 2004
  25. Chương 2. Các phép toán trên ma trận 25 pi*x ans = -3.1416 0.0000 6.2432 2.4. Chia ma trận Trong MATLAB có hai ký hiệu "chia ma trận", \ và /. Nếu A là ma trận không suy biến, thì A\B và B/A tương ứng hình thức với nhân trái và nhân phải của B cho nghịch đảo của A, đó là inv(A)*B và B*inv(A), nhưng kết quả nhận được trực tiếp chứ không tính toán qua phép nghịch đảo. Nói chung, X = A\B là lời giải phương trình A*X = B X = B/A là lời giải phương trình X*A = B Phép chia trái, A\B, được định nghĩa với B có cùng số dòng với A.Nếu A là ma trận vuông, thì nó được phân tích bằng phép khử Gauss. Các nhân tử được dùng để giải các phương trình A*X(:,j) = B(:,j), ở đây B(:,j) biểu hiện cột thứ j của B. Kết quả là ma trận X có cùng cỡ với B. Nếu A suy biến (tùy theo ước lượng điều kiện LINPACK là RCOND ) thì một thông báo lỗi được hiển thị. Nếu A là ma trận vuông thì nó được phân tích bằng phương pháp trực giao House-holder với việc định trục xoay về cột. các nhân tử được dùng để giải các phương trình xác định dưới hoặc trên theo phương pháp bình phương bé nhất. Kết quả là một ma trận X cỡ mxn, ở đây m là số cột của A và n là số cột của B. Mỗi cột của X có nhiều nhất k thành phần khác không, với k là hạng thực thụ của A. Phép chia phải, B/A, được định nghĩa theo dạng chia trái là B/A = (A'\B')'. Ví dụ, khi vectơ b được tính là A*x thì lệnh z = A\b có kết quả z = -1 0 2 Phan Thanh Tao - 2004
  26. Chương 2. Các phép toán trên ma trận 26 Đôi lúc dùng \ và / để tính các lời giải hệ phương trình xác định dưới hoặc trên bằng phương pháp bình phương bé nhất đưa đến nhiều điều đáng ngạc nhiên. Đó là khả năng "chia" một vectơ cho vectơ khác. Ví dụ, với các vectơ x và y ở trên thì s = x\y cho ra s = 0.8000 Đây là vì s = 0.8 là giá trị vô hướng giải được từ phương trình xs = y theo phương pháp bình phương bé nhất. Chúng tôi đề nghị bạn đọc giải thích tại sao S = y/x cho ra S = 0.0000 0.0000 -1.0000 0.0000 0.0000 -0.5000 0.0000 0.0000 0.5000 2.5. Lũy thừa ma trận Biểu thức A^p nâng A lên lũy thừa bậc p và được định nghĩa nếu A là ma trận vuông và p là đại lượng vô hướng. Nếu p là số nguyên lớn hơn 1 thì phép lũy thừa được tính bằng cách nhân lặp. Đối với các giá trị khác của p thì việc tính toán gồm các giá trị riêng và các vectơ riêng, vì vậy nếu [V,D] = eig(A) thì A^p = V*D.^p/V Nếu P là một ma trận ,và a là đại lượng vô hướng thì a^P nâng a lên lũy thừa P bằng cách dùng các giá trị riêng và các vectơ riêng. X^P, với X và P đều là ma trận, là một lỗi. 2.6. Các hàm sơ cấp về ma trận Trong MATLAB, các biểu thức như exp(A) và sqrt(A) được xem như các phép toán về mảng, xác định trên từng phần tử của A. MATLAB cũng có thể tính các hàm siêu việt về ma trận, như hàm mũ và hàm logarit. Các hàm đặc biệt này Phan Thanh Tao - 2004
  27. Chương 2. Các phép toán trên ma trận 27 chỉ đựơc định nghĩa cho các ma trận vuông, tính toán khá khó và tốn thời gian, và đôi lúc có các tính chất toán học khá hấp dẫn. Một hàm toán học siêu việt được thông dịch là hàm về ma trận nếu có chữ "m" nối thêm vào cuối tên hàm, như expm(A) và sqrtm(A). Theo trọn bộ của MATLAB thì ba hàm sau đây được định nghĩa: Hàm siêu việt trên ma trận expm hàm mũ logm hàm loga sqrtm hàm căn bậc hai Tuy nhiên, danh sách có thể được mở rộng bằng cách thêm vào các siêu tệp M-file, hoặc dùng lệnh funm. Xem các siêu tệp M-file sqrtm, logm, và funm trong MATLAB TOOLBOX, và expm và funm trong phần tham khảo. Các hàm sơ cấp khác về ma trận gồm Hàm sơ cấp trên ma trận poly tính đa thức đặc trưng det tính định thức trace tìm vết ma trận kron tích tenxơ Kronecker Xem phần tham khảo để biết thêm chi tiết. Phan Thanh Tao - 2004
  28. Chương 3. Các phép toán trên mảng 28 Chương 3. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN MẢNG Chúng tôi dùng từ phép toán trên mảng để nói về các phép toán số học trên từng phần tử, thay cho các phép toán đại số tuyến tính thông thường về ma trận biểu hiện bởi các ký hiệu * / \ ^ ' . Đưa vào trước phép toán dấu chấm để biểu hiện phép toán trên mảng hay phép toán trên từng phần tử. 3.1. Cộng và trừ trên mảng Đối với các phép cộng và trừ thì phép toán trên mảng và trên ma trận là giống nhau, vì vậy + và - có thể được xem là các phép toán hoặc là trên ma trận, hoặc là trên mảng. 3.2. Nhân và chia trên mảng Phép nhân trên mảng hoặc nhân từng phần tử được biểu hiện bằng .* . Nếu A và B cùng kích thước thì A.* B biểu hiện mảng mà các phần tử của nó đơn giản là tích của từng cặp phần tử của A và B. Ví dụ, nếu x = [ 1 2 3 ]; y = [ 4 5 6 ]; thì z = x .* y kết quả là z = 4 10 18 Các biểu thức A ./ B và A .\ B cho ra thương của từng cặp phần tử. Vì vậy, z = x .\ y kết quả là z = 4.0000 2.5000 2.0000 3.3. Lũy thừa trên mảng Lũy thừa từng phần tử biểu hiện bởi .^ . Sau đây là một số ví dụ, dùng các vectơ x và y ở trên. Đánh vào Phan Thanh Tao - 2004
  29. Chương 3. Các phép toán trên mảng 29 z = x .^ y kết quả là z = 1 32 729 Phần mũ có thể là một đại lượng vô hướng. z = 2 .^ [x y] z = 2 4 8 16 32 64 Ví dụ cuối cùng minh họa cho một trong các đặc tính hấp dẫn về cú pháp của MATLAB. Mặc dù khó thấy, nhưng khoảng trống giữa chữ số 2 và dấu chấm là quan trọng. Nếu không có thì dấu chấm sẽ được thông dịch là một dấu chấm thập phân quan hệ với số 2. Rồi MATLAB chỉ xem dấu mũ đứng riêng và tính lũy thừa ma trận, trong trường hợp này kết quả là một thông báo lỗi vì ma trận mũ không vuông. Xen vào cặp ngoặc đơn để thực hiện cấp độ ưu tiên toán tử. 3.4. Phép toán quan hệ Có 6 phép toán quan hệ để so sánh hai ma trận cùng cỡ. Phép toán quan hệ Lớn hơn >= Lớn hơn hoặc bằng == Bằng ~= Khác Phép so sánh được thực hiện giữa các cặp phần tử tương ứng; kết quả là một ma trận gồm các số 1 và 0, với 1 biểu hiện cho giá trị đúng ( TRUE ) và 0 biểu hiện cho giá trị sai ( FALSE ). Ví dụ 2+2 ~= 4 đơn giản là 0. Phan Thanh Tao - 2004
  30. Chương 3. Các phép toán trên mảng 30 Các phép quan hệ có thể trình bày mẫu của các phần tử của ma trận thỏa mãn các điều kiện khác nhau. Ví dụ, sau đây là ma phương cấp 6. A = magic(6) A = 35 1 6 26 19 24 3 32 7 21 23 25 31 9 2 22 27 20 8 28 33 17 10 15 30 5 34 12 14 16 4 36 29 13 18 11 Ma phương cấp n là một ma trận cấp n được xây dựng từ các số nguyên từ 1 đến n2 với tổng các dòng và các cột bằng nhau. Nếu nhìn vào ma trận đủ lớn thì có thể lưu ý thấy các phần tử bội 3 nằm trên đường chéo thứ ba. Để hiển thị điều kỳ lạ này, đánh vào P = (rem(A,3) == 0) Dấu = kép là toán tử kiểm tra bằng, rem(A,3) là ma trận gồm các số dư, 0 được mở rộng thành ma trận không, và P trở thành ma trận gồm các số 1 và 0. P = 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 Để thấy mẫu nhỏ hơn và rõ ràng, lệnh format + in ma trận ở dạng cô đọng, với dấu + cho số dương, dấu - cho số âm, và ký tự trống cho số 0. format + P + + + + + + + + + + + + Phan Thanh Tao - 2004
  31. Chương 3. Các phép toán trên mảng 31 Hàm find là hữu ích với các phép toán quan hệ, đó là tìm các số khác không trong ma trận 0-1, và các phần tử dữ liệu thỏa mãn điều kiện quan hệ nào đó. Ví dụ, nếu Y là một vectơ thì hàm find(Y 3.0); Y(i) = 10*ones(i); thay tất cả các phần tử trong Y lớn hơn 3.0 với giá trị 10.0. Nó làm việc với ngay cả Y là một ma trận, vì ma trận có thể được tham chiếu như mảng các vectơ cột. Biểu thức quan hệ X ==NaN luôn cho ra NaN, tùy theo các chỉ định số học IEEE, mọi phép toán trên NaN cho ra NaN. Nhưng đôi lúc cần kiểm tra các giá trị NaN. Vì vậy, hàm isnan(X) được cung cấp để trả về 1 cho các phần tử NaN của X, và 0 với các phần tử khác. Cũng có ích là hàm finite(x) trả về 1 cho -∞ < x < ∞. 3.5. Phép toán logic Có 3 phép toán logic làm việc với từng phần tử và thường dùng với các ma trận 0-1. Phép toán quan hệ & Phép và | Phép hoặc ~ Phép phủ định Các phép & và | so sánh hai đại lượng vô hướng, hoặc hai ma trận cùng cỡ. Đối với các ma trận thì chúng làm việc trên từng phần tử; nếu A và B là các ma trân 0-1 thì biểu thức A & B là một ma trận 0-1 khác biểu hiện logic AND của các phần tử tương ứng của A và B. Các phép toán logic xem mọi số khác 0 là đúng ( TRUE ). Chúng trả về 1 cho TRUE và 0 cho FALSE. Phép NOT, hoặc bù logic, là toán tử đơn hạng. Biểu thức ~A trả về các số 0 cho các phần tử khác 0 của A và 1 cho các phần tử 0. Do đó hai biểu thức P | (~P) P & (~P) trả về tất cả 1 và tất cả 0 tương ứng. Phan Thanh Tao - 2004
  32. Chương 3. Các phép toán trên mảng 32 Các hàm any và all là hữu ích trong việc liên kết với các phép toán logic. Nếu x là vectơ 0-1 thì any(x) trả về 1 nếu phần tử bất kỳ của x khác không, và ngược lại trả về 0. Hàm all(x) trả về 1 chỉ nếu tất cả các phần tử của x khác không. Các hàm này đặc biệt hữu ích trong câu lệnh if, if all(A < .5) thực hiện các lệnh end Một lệnh if muốn trả lời cho một điều kiện đơn giản thì không phải là một vectơ có thể nhầm lẫn. Đối với các đối số là ma trận thì các hàm any và all làm việc trên từng cột và trả về một vectơ dòng với kết quả của mỗi cột. áp dụng hàm hai lần, như any(any(A)) luôn thu gọn ma trận về một điều kiện vô hướng. Sau đây là bảng tóm tắt các hàm quan hệ và logic của MATLAB: Hàm quan hệ và logic any Điều kiện logic all Điều kiện logic find Tìm chỉ số của các điều kiện logic exist Kiểm tra nếu các biến tồn tại isnan Dò tìm các giá trị NaN finite Dò tìm các giá trị vô định isempty Dò tìm các ma trận rỗng isstr Dò tìm các biến xâu chữ strcmp So sánh các biến xâu chữ 3.6. Các hàm toán sơ cấp Một tập hợp các hàm toán sơ cấp được áp dụng vào mảng trên cơ sở từng phần tử. Ví dụ, A = [ 1 2 3; 4 5 6 ] B = fix(pi*A) C = cos(pi*B) Phan Thanh Tao - 2004
  33. Chương 3. Các phép toán trên mảng 33 cho ra A = 1 2 3 4 5 6 B = 3 6 9 12 15 18 C = -1 1 -1 1 -1 1 Các hàm có thể sử dụng gồm các hàm lượng giác và các hàm sơ cấp thông dụng: Hàm lượng giác sin Hàm sin cos Hàm cosin tan Hàm tang asin Hàm arcsin acos Hàm arccos atan Hàm arctang atan2 Hàm arctang sinh Hàm sin hyperbol cosh Hàm cosin hyperbol tanh Hàm tang hyperbol asinh Hàm arcsin hyperbol acosh Hàm arccos hyperbol atanh Hàm arctang hyperbol Phan Thanh Tao - 2004
  34. Chương 3. Các phép toán trên mảng 34 Hàm toán sơ cấp abs Trị tuyệt đối hoặc argument số phức angle Góc pha sqrt Căn bậc hai real Phần thực imag Phần ảo conj Liên hợp của số phức round Làm tròn về số nguyên gần nhất fix Làm tròn về phía số 0 floor Làm tròn về phía -∞ ceil Làm tròn về phía ∞ sign Hàm dấu rem Phần dư hoặc môđun exp Mũ cơ số e log Logarit tự nhiên log10 Logarit cơ số 10 3.7. Các hàm toán học đặc biệt Một số hàm đặc biệt cung cấp nhiều khả năng nâng cao: Hàm đặc biệt bessel Hàm Bessel gamma Hàm gamma và gamma bù rat Hàm xấp xỉ erf Hàm lỗi invert Hàm đảo lỗi ellipk Hàm tích phân bù elliptic loại I ellipj Hàm elliptic Jacôbiên Giống như các hàm sơ cấp, chúng thực hiện trên từng phần tử khi nhập ma trận. Xem phần tham khảo để biết thêm thông tin. Phan Thanh Tao - 2004
  35. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 35 Chương 4. THAO TÁC TRÊN VECTƠ VÀ MA TRẬN Các công cụ về mô tả chỉ số của MATLAB cho phép thực hiện về dòng, về cột, về từng phần tử riêng biệt và từng phần của ma trận. Tâm điểm của việc mô tả chỉ số là vectơ, được phát sinh bằng cách dùng "Ký pháp Hai chấm". Vectơ và việc mô tả chỉ số là các thao tác hay dùng trong MATLAB và làm cho nó thực hiện các thao tác trên dữ liệu phức tạp khá hiệu lực. 4.1. Cách phát sinh vectơ Dấu hai chấm, :, là ký tự quan trọng trong MATLAB. Lệnh x = 1:5 phát sinh ra một vectơ dòng chứa các số từ 1 đến 5 theo chiều tăng đơn vị. Nó cho ra x = 1 2 3 4 5 Các cách tăng khác có thể dùng được. y = 0:pi/4:pi kết quả là y = 0.0000 0.7854 1.5708 2.3562 3.1416 Có thể thay đổi theo đơn vị âm. z = 6:-1:1 cho ra z = 6 5 4 3 2 1 Ký pháp hai chấm cho phép phát sinh các bảng một cách dễ dàng. Để lấy một bảng sắp xếp theo chiều đứng thì chuyển vị vectơ dòng nhận được từ ký pháp hai chấm, tính toán cột giá trị, rồi định dạng ma trân từ hai cột. Ví dụ x = (0.0 : 0.2 : 3.0)'; Phan Thanh Tao - 2004
  36. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 36 y = exp(-x) .*sin(x); [x y] cho ra ans = 0.0000 0.0000 0.2000 0.1627 0.4000 0.2610 0.6000 0.3099 0.8000 0.3223 1.0000 0.3096 1.2000 0.2807 1.4000 0.2430 1.6000 0.2018 1.8000 0.1610 2.0000 0.1231 2.2000 0.0896 2.4000 0.0613 2.6000 0.0383 2.8000 0.0204 3.0000 0.0070 Các hàm phát sinh vectơ khác gồm linspace, cho phép số thực tốt hơn là cách tăng như đã chỉ định, k = linspace(-pi,pi,4) k = -3.1416 -1.0472 1.0472 3.1416 Phan Thanh Tao - 2004
  37. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 37 và hàm logspace phát sinh vectơ logarit đồng đều. 4.2. Mô tả chỉ số Các phần tử riêng biệt của ma trận có thể được tham chiếu bằng cách đưa vào chỉ số trong cặp ngoặc đơn. Một biểu thức dùng làm chỉ số được làm tròn thành số nguyên gần nhất. Ví dụ, cho ma trận A : A = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 thì lệnh A(3,3) = A(1,3) + A(3,1) kết quả là A = 1 2 3 4 5 6 7 8 10 Một chỉ số có thể là một vectơ. Nếu X và V là các vectơ thì X(V) là [ X(V(1), X(V(2), , X(V(n)) ]. Đối với các ma trận chỉ số vectơ cho phép truy cập đến các ma trận con liên tục và không liên tục. Ví dụ, giả sử A là ma trận cấp 10. Thì A(1:5,3) là ma trận con cỡ 5x1, hay là vectơ cột gồm 5 phần tử đầu trên cột thứ 3 của ma trận A. Tương tự, A(1:5, 7:10) là ma trận con cỡ 5x4 gồm các phần tử từ 5 dòng đầu và 4 cột cuối. Dùng chính dấu hai chấm đặt tại vị trí mô tả chỉ số biểu hiện tất cả các dòng hoặc các cột tương ứng. Ví dụ, Phan Thanh Tao - 2004
  38. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 38 A(:,3) là cột thứ 3 và A(1:5,:) là 5 cột đầu. Hiệu lực khá tinh vi là nhận được từ việc tham chiếu ma trận con ở cả hai phía của lệnh gán. Ví dụ, A(:,[3 5 10]) = B(:,1:3) thay các cột thứ 3, 5 và 10 của A với 3 cột đầu của B. Nói chung, nếu v và w là các vectơ với các thành phần nguyên thì A(v,w) là ma trận nhận được bằng cách lấy các phần tử của A với chỉ số dòng trong v và chỉ số cột trong w. Vì vậy A(:,n:-1:1) đảo lại các cột của A và v = 2:2:n; w = [3 1 4 1 6]; A(v,w) là hợp pháp, nhưng có lẽ đáng ngờ. Một đặc điểm nữa cũng khá hữu ích là A(:). ở vế phải câu lệnh gán, A(:) biểu hiện tất cả các phần tử của A được gióng thành một vectơ cột. Ví dụ A = [ 1 2; 3 4; 5 6 ] b = A(:) kết quả là A = 1 2 Phan Thanh Tao - 2004
  39. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 39 3 4 5 6 b = 1 2 3 4 5 6 Ở vế trái câu lệnh gán, A(:) có thể được dùng để đổi lại cỡ ma trận. Để làm điều này, trước hết A phải có. Sau đó A(:) biểu hiện ma trận cùng cỡ với A, nhưng với nội dung mới lấy bên vế phải. Ví dụ, A ở trên cỡ 3X2, vì vậy A(:) = 11:16 đổi 6 phần tử của vectơ dòng thành ma trận cỡ 3X2, A = 11 14 12 15 13 16 4.3. Mô tả chỉ số bằng vectơ 0-1 Có thể dùng các vectơ 0-1, thường được tạo ra bằng các phép toán quan hệ, để tham chiếu các ma trận con. Giả sử A là ma trận cỡ mxn và L là vectơ m chiều gồm các phần tử 0 và 1. Thì A(L,:) chỉ định các dòng của A ứng với các phần tử 1 của L. Sau đây là các cách trích ra, các phần tử lớn hơn 3 lần độ lệch chuẩn bị xóa trong vectơ: x = x(x 100; X = X(L,:); Phan Thanh Tao - 2004
  40. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 40 thay X với các dòng có phần tử ở cột thứ 3 lớn hơn 100. 4.4. Ma trận rỗng Lệnh x = [ ] gán ma trận cỡ 0x0 cho x. Sau đó dùng ma trận này sẽ không dẫn đến điều kiện lỗi; mà truyền cho ma trận rỗng. Lệnh này khác với lệnh clear x Xóa x từ danh sách các biến hiện thời. Các ma trận rỗng có trong vùng làm việc; chúng có đúng cỡ 0x0. Hàm exist có thể dùng để kiểm tra sự tồn tại của một ma trận (hoặc một tệp cho ma trận), trong khi đó hàm isempty kiểm tra ma trận rỗng. Có thể phát sinh các vectơ rỗng. Nếu n<1 thì 1:n không chứa phần tử nào cả và do đó x = 1:n là một cách việc tạo một vectơ x rỗng. Quan trọng hơn nữa là một cách có hiệu lực để xóa các dòng, các cột của một ma trận là gán chúng cho một ma trận rỗng. Ví dụ A(:,[2,4]) = [ ] xóa cột 2 và 4 của ma trận X. Chắc chắn các hàm ma trận sẽ trả về các giá trị hợp lý về mặt toán học nếu ma trận rỗng. Chúng là các hàm det, cond, prod, sum, và một số hàm khác. Ví dụ, các hàm prod, det, và sum trả về 1, 1, và 0 tương ứng khi ma trận đối là rỗng. Hơn nữa chúng ta đã biết không có đại số về các ma trận rỗng. Chúng tôi không chắc rằng chúng tôi sẽ thực hiện điều đó một cách đúng đắn, nhưng chúng tôi đã tìm thấy nhiều điều hữu ích. 4.5. Ma trận đặc biệt Tập hợp các hàm phát sinh các ma trận đặc biệt để đưa vào trong đại số tuyến tính và xử lý tín hiệu. Phan Thanh Tao - 2004
  41. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 41 Các ma trận đặc biệt compan Ma trận Liên hợp diag Ma trận Chéo gallery Ma trận riêng hadamard Ma trận Hadamard hankel Ma trận Hankel hilb Ma trận Hilbert invhilb Ma trận Hilbert đảo magic Ma phương pascal Tam giác Pascal toeplitz Ma trận Toeplitz vander Ma trận Vandermonde Ví dụ, phát sinh một ma trận liên hợp với đa thức x3 - 7x + 6. p = [ 1 0 -7 6 ] a = compan(p) a = 0 7 -6 1 0 0 0 1 0 Các giá trị riêng của a là nghiệm của đa thức. -3.0000 2.0000 1.0000 Một ma trận Toeplitz không đồng bộ về đường chéo là c = [ 1 2 3 4 5 ]; r = [1.5 2.5 3.5 4.5 5.5]; t =toeplitz(c,r) t = Phan Thanh Tao - 2004
  42. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 42 1.000 2.500 3.500 4.500 5.500 2.000 1.000 2.500 3.500 4.500 3.000 2.000 1.000 2.500 3.500 4.000 3.000 2.000 1.000 2.500 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 Các hàm khác phát sinh các ma trận tiện ích ít quan tâm nhưng hữu ích hơn. Các ma trận tiện ích zeros Ma trận zero ones Ma trận một rand Ma trận phần tử ngẫu nhiên eye Ma trận đơn vị linspace Vectơ không gian tuyến tính logspace Vectơ không gian loga meshdom Phạm vi để vẽ lưới Trong các hàm này có hàm eye(A) trả về ma trận đơn vị cùng cỡ với A. Nên dùng tên dễ nhớ vì I và i thường dùng như các chỉ số hay đơn vị ảo sqrt(-1). Các hàm zeros và ones phát sinh các ma trận hằng có kích cỡ khác nhau, và hàm rand để phát sinh các ma trận phân bố đồng bộ hoặc bình thường các phần tử ngẫu nhiên. Ví dụ, để phát sinh ma trận cỡ 4x3 A = rand(4,3) A = 0.2113 0.8096 0.4832 0.0824 0.8474 0.6135 0.7599 0.4524 0.2749 0.0087 0.8075 0.8807 4.6. Cách tạo ra ma trận lớn Các ma trận lớn có thể được tạo ra từ các ma trận nhỏ bằng cách dùng cặp ngoặc vuông bao quanh các ma trận nhỏ. Ví dụ, Phan Thanh Tao - 2004
  43. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 43 C = [A eye(4); ones(A) A^2] tạo ra ma trận lớn với giả thiết A có 4 dòng. Các ma trận nhỏ hơn trong kiểu này của cách xây dựng phải cùng cỡ hoặc kết quả là một thông báo lỗi. 4.7. Thực hiện trên ma trận Các hàm sẽ quay, đổi hàng-cột, thay đổi kích thước, hoặc trích ra các phần của ma trận. Thao tác trên ma trận rot90 Quay ma trận fliplr Đổi cột ma trận flipud Đổi cột ma trận diag Trích hoặc tạo ra đường chéo tril Phần tam giác dưới triu Phần tam giác trên reshape Đặt lại kích thước .' Chuyển vị : Sắp xếp tổng quát Ví dụ, để dặt lại kích thước ma trận cỡ 3x4 thành ma trận 2x6: a = 1 4 7 10 2 5 8 11 3 6 9 12 b = reshape(a,2,3) b = 1 3 5 7 9 11 2 4 6 8 10 12 Ba hàm diag, triu, và tril cung cấp truy cập đến đường chéo, tam giác trên, và tam giác dưới của ma trận. Ví dụ, tril(rand(4,3)) Phan Thanh Tao - 2004
  44. Chương 4. Thao tác trên véctơ và ma trận 44 cho ra ans = 0.2113 0 0 0.0824 0.8474 0 0.7599 0.4524 0.2749 0.0087 0.8075 0.8807 Cũng rất hữu ích là các hàm size và length. Hàm size trả về vectơ 2 chiều chứa số dòng và số cột của một ma trận. Nếu biến là một vectơ thì length trả về số chiều của vectơ, hoặc max(size(V)). Phan Thanh Tao - 2004
  45. Chương 5. Phân tích dữ liệu 45 Chương 5. THAO TÁC TRÊN VECTƠ VÀ MA TRẬN Phần này giới thiệu về cách phân tích dữ liệu bằng cách dùng MATLAB và mô tả vài công cụ thống kê cơ bản. Kỹ thuật mạnh hơn là dùng đại số tuyến tính và các hàm xử lý tín hiệu bàn đến trong phần sau. 5.1. Phân tích theo hướng cột Tất nhiên các ma trận dùng để giữ tất cả dữ liệu, nhưng điều này dẫn đến một lựa chọn của hướng dữ liệu khác nhau. Theo quy ước thì các biến khác nhau trong tập hợp dữ liệu được đặt theo các cột, cho phép quan sát qua các dòng. một tập hợp dữ liệu gồm 50 mẫu, 13 biến được lưu trong một ma trận cỡ 50x13. Bắt đầu bằng ví dụ, dữ liệu kinh tế Longley đã có gồm các biến 1) Lạm phát quốc dân 2) Thu nhập quốc dân 3) Thất nghiệp 4) Lực lượng quân đội 5) Dân số 6) Năm 7) Lực lượng lao động Nói chung có nhiều cách đưa dữ liệu vào MATLAB; điều này được khám phá trong phần sau. Giả sử dữ liệu chưa có trong dạng máy đọc được thì cách nhập dữ liệu dễ nhất là dùng một trình soạn thảo văn bản hoặc trình xử lý từ. Nếu tạo ra một tệp tên là longley.m chứa các lệnh gán ldata = [ 83.0 234.289 235.6 159.0 107.608 1947 60.232 88.5 259.426 232.5 145.6 108.623 1948 61.122 88.2 258.054 368.2 161.6 109.773 1949 60.171 89.5 284.599 335.1 165.0 110.929 1950 61187 96.2 328.975 209.9 309.9 112.075 1951 63.221 Phan Thanh Tao - 2004
  46. Chương 5. Phân tích dữ liệu 46 98.1 346.999 193.2 359.4 113.270 1952 63.639 99.0 365.385 187.0 354.7 115.094 1953 64.989 100.0 363.112 357.8 335.0 116.219 1954 63.761 101.2 397.469 290.4 304.8 117.388 1955 66.019 104.6 419.180 282.2 285.7 118.734 1956 67.857 108.4 442.769 293.6 279.8 120.445 1957 68.169 110.8 444.546 468.1 263.7 121.950 1958 66.513 112.6 482.704 381.3 255.2 123.366 1959 68.655 114.2 502.601 393.1 251.4 125.368 1960 69.564 115.7 518.173 480.6 257.2 127.852 1961 69.331 116.9 554.894 400.7 282.7 130.081 1962 70.551 ] thì có thể thực hiện lệnh longley. Lệnh này truy cập tệp longley.m và tạo ra ma trận ldata (hoặc tên bất kỳ khác nếu muốn) trong vùng làm việc.Thử nhập ma trận này trong chế độ tương tác, nhưng chỉ được sửa đổi ở lần đầu. Nếu nhập sai thì không có cách sửa đổi. Nếu quan sát nhiều hơn là có trên màn hình, các dòng có thể tiếp tục trên dòng tiếp theo bằng cách dùng dấu tĩnh lược gồm 3 dấu chấm. Ma trận cũng có thể nhập trong các khối cột và nối toàn bộ lại ở cuối dòng. Với dữ liệu longley có 16 mẫu xét gồm 7 biến. Điều này biểu lộ bởi [n,p] = size(ldata) n = 16 p = 7 Đối với dữ liệu nhập theo từng cột này thì một nhóm các hàm cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu cơ bản: Phan Thanh Tao - 2004
  47. Chương 5. Phân tích dữ liệu 47 Phân tích dữ liệu theo từng cột max giá trị cực đại min giá trị cực tiểu mean giá trị trung bình median giá trị trung gian std độ lệch chuẩn sort sắp xếp sum tổng các phần tử prod tích các phần tử cumsum tổng tích lũy các phần tử cumprod tích tích lũy các phần tử diff đạo hàm xấp xỉ hist biểu đồ tần số corrcoef hệ số tương quan cov ma trận hiệp phương sai cplxpair Sắp lại thành cặp số phức Đối với các đối là vectơ thì các hàm này không xét đến các vectơ có được định hướng theo dòng hay theo cột. Đối với các đối là mảng thì các hàm thực hiện theo cách định hướng cột trên dữ liệu trên mảng. Điều này có nghĩa là, chẳng hạn nếu hàm max áp dụng cho mảng thì kết quả là một vectơ dòng chứa các giá trị lớn nhất trên mỗi cột. Do đó, nếu A = 9 8 4 1 6 5 3 2 7 thì m = max(A) mv = mean(A) s = sort(A) kết quả là m = Phan Thanh Tao - 2004
  48. Chương 5. Phân tích dữ liệu 48 9 8 7 mv = 4.3333 5.3333 5.333 s = 1 2 4 3 6 5 9 8 7 Hoặc với dữ liệu longley m = median(ldata) m = 1.0E+003* 0.1012 0.3975 0.3351 0.2798 0.1174 1.9550 0.0660 Có thể trừ giá trị trung bình mỗi cột của ldata bằng cách dùng phép nhân bên ngoài lmean = ldata - ones(n,1)*m; Có thể thêm vào danh sách này bằng cách dùng các siêu tệp M-file, nhưng khi dùng hãy cẩn thận để xử lý trường hợp vectơ dòng. Nếu viết các tệp M-file theo hướng cột riêng thì hãy xem cách hoàn thành điều này trong các tệp M-file khác, ví dụ mean.m và diff.m. 5.2. Các giá trị bỏ qua Giá trị đặc biệt, NaN, viết tắt chữ Not-a-Number trong MATLAB. Thông thường cho ra bởi các biểu thức không xác định như 0/0, nguyên nhân của một thông báo lỗi, tùy theo quy ước thiết lập bởi chuẩn IEEE. Đối với công dụng thống kê thì các giá trị NaN có thể dùng để biểu hiện các giá trị bỏ qua hoặc dữ liệu không dùng được, NA. Cách "sửa đổi" các giá trị NA là một điều khó khăn và thường khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, MATLAB đồng dạng và nghiêm ngặt trong cách xem xét của nó về các giá trị NaN; chúng truyền một cách tự nhiên cho kết quả cuối cùng của mọi tính toán. Do đó nếu một giá trị NaN được dùng trong Phan Thanh Tao - 2004
  49. Chương 5. Phân tích dữ liệu 49 mọi lần tính toán trung gian thì kết quả cuối cùng sẽ là một NaN, trừ khi kết quả cuối cùng không phụ thuộc vào giá trị NaN. Về mặt thực hành, điều này có nghĩa là nên xóa các NaN trong dữ liệu trước khi thực hiện việc tính toán thống kê. Các NaN trong vectơ x được tìm ở: i = find(isnan(x)); vì vậy x = x(find(~isnan(x))) trả về dữ liệu trong x với các NaN đã xóa. Có 2 cách khác nhau để thực hiện việc này là x = x(~isnan(x)); x(isnan(x)) = [ ]; có lẽ cách thứ hai là rõ nhất. Phải dùng hàm đặc biệt isnan để tìm các NaN vì không thể dùng lệnh x(x==NaN) = [ ]; Các NaN trả về NaN cho mọi phép toán, kể cả các phép toán quan hệ. Nếu thay vì vectơ, dữ liệu ở trên các cột của ma trận, và xóa mọi dòng của ma trận có NaN thì dùng X(any(isnan(X)'),:) = [ ]; đây là một lệnh khá thô, nhưng có hiệu lực. Nếu cho rằng khó nhớ thì hoàn toàn biện hộ. Nếu thường cần xóa các NaN thì cách giải quyết là viết một tệp M-file, ví dụ function X = excise(X) X(any(isnan(X)'),:) = [ ]; Bây giờ đánh vào X = excise(X); là hoàn thành cùng công việc. Biết thêm về các tệp M-file sau này. Phan Thanh Tao - 2004
  50. Chương 5. Phân tích dữ liệu 50 5.3. Cách xóa các giá trị quá hạn Cách xóa các giá trị quá hạn trong dữ liệu giống như cách xóa các NaN. Với dữ liệu Longley, giá trị trung bình và các độ lệch chuẩn của mỗi cột dữ liệu là: mv = mean(ldata) sigma = std(ldata) mv = 1.0E+003* 0.101 0.387 0.319 0.260 0.117 1.954 0.065 sigma = 10.448 96.238 90.479 67.382 6.735 4.609 3.400 Số dòng có giá trị chênh lệch lớn hơn 3 lần độ lệch chuẩn là: [n,p] = size(ldata); e = ones(n,1); dist = asb(ldata-e*mv); outliers = dist > 3*e*sigma; nout = sum(any(outliers')) nout = 0 Không có. Nếu có thì chúng bị xóa với lệnh X(any(outliers'),:) = [ ]; 5.4. Hồi quy và đường cong thực nghiệm Trước khi đưa đường cong thực nghiệm vào dữ liệu thì phải chuẩn hóa dữ liệu. Việc chuẩn hóa có thể cải tiến độ chính xác của kết quả cuối cùng. Vẫn làm việc với dữ liệu Longley, một cách chuẩn hóa là xóa giá trị trung bình X = X - e* mean(X); và để chuẩn hóa thành đơn vị độ lệch chuẩn Phan Thanh Tao - 2004
  51. Chương 5. Phân tích dữ liệu 51 X = X ./ (e*std(X); Có thể tính hồi quy thất nghiệp ( cột cuối cùng ) theo các cột trước đó, dùng trong dữ liệu thô trong trường hợp này, y = ladat(:,7); A = [ldata(:,1:6) ones(y)]; coef = A\y kết quả là coef = 1.0E+0003 0.00001506187227 -0.00003581917929 -0.00002020229804 -0.00001033226867 -0.00005110410565 0.00182915146461 -3.48225863459802 Dữ liệu Longley có tương quan cao, xem qua các hệ số tương quan. corr(X) ans = 1.0000 0.9916 0.6206 0.4647 0.9792 0.9911 0.9709 0.9916 1.0000 0.6043 0.4464 0.9911 0.9953 0.9836 0.6206 0.6043 1.0000 -0.1774 0.6866 0.6683 0.5025 0.4647 0.4464 -0.1774 1.0000 0.3644 0.4172 0.4573 0.9792 0.9911 0.6866 0.3644 1.0000 0.9940 0.9604 0.9911 0.9953 0.6683 0.4172 0.9940 1.0000 0.9713 0.9709 0.9836 0.5025 0.4573 0.9604 0.9713 1.0000 Phan Thanh Tao - 2004
  52. Chương 5. Phân tích dữ liệu 52 Thường đưa đa thức vào dữ liệu là có ích. Nói chung, một đa thức đưa vào dữ liệu theo các vectơ x và y là một hàm, p, có dạng: p(x) = c1xd + c2xd-1 + + cn Cấp là d và số hệ số là n = d + 1. Các hệ số c1, c2, , cn được xác định bằng cách giải hệ phương trình tuyến tính: Ac = y Các cột của A là lũy thừa thoái của vectơ x. Sau đây là một cách tạo ra A for j=1:n A(:,j) = x.^(n-j); end Lời giải của hệ phương trình tuyến tính Ac = y nhận được với phép chia ma trận của MATLAB: c = A\y Hàm polyfit.m trong MATLAB TOOLBOX tự động làm thủ tục này. Trong bài toán hồi quy, các hàm khác, thường là hàm nhiều biến các cột của ma trận dữ liệu, được đưa vào dữ liệu bằng cách tìm dạng của ma trận A tương ứng. Ví dụ, dùng dữ liệu longley, A = [ldata(:,1) ldata(:,2).^2 sin(ldata(:,3)) ones(n,1)]; coef = A\y; tìm các hệ số hồi quy cho một hàm phức tạp hơn. Phan Thanh Tao - 2004
  53. Chương 6. Hàm ma trận 53 Chương 6. HÀM MA TRẬN Nhiều khả năng toán học của MATLAB nhận được từ các hàm ma trận của nó. Một số hàm gắn liền với trình xử lý MATLAB. Các hàm khác, trong thư viện các tệp M-file, phân phối cùng với MATLAB. Và một số được thêm vào bởi từng người dùng, hoặc nhóm người cho các trình ứng dụng đặc biệt. ở đây chúng tôi không đi sâu vào chi tiết từng hàm; điều đó được thực hiện trong công cụ trợ giúp và phần tham khảo. Thông tin thêm nữa cũng có thể tìm trong hướng dẫn sử dụng phần mềm LINPACK và EISPACH, cung cấp cơ bản về thuật toán cho MATLAB. Trong phần này, chúng tôi cho xem qua các hàm được nhóm theo các hàm thừa số ma trận và hàm phân tích ma trận. Gồm 4 nhóm: - Thừa số tam giác - Thừa số trực giao - Tách giá trị riêng - Tách giá trị kỳ dị 6.1. Thừa số tam giác Cách tách thừa số cơ bản nhất là tách ma trận vuông bất kỳ thành tích 2 ma trận tam giác, một ma trận là hoán vị của một ma trận tam giác dưới và ma trận kia là ma trận tam giác trên. Việc tách thừa số thường gọi là "thừa số LU" hoặc đôi khi gọi là "thừa số LR". Hầu hết các thuật toán để tính là các phép biến đổi theo phương pháp khử Gauss. Chính các thừa số lấy được từ hàm lu. Các thừa số được dùng để nhận nghịch đảo ma trận với hàm inv và lấy định thức với hàm det. Đó cũng là cơ sở cho việc giải hệ phương trình tuyến tính hay "chia ma trận vuông" với các toán tử \ và /. Ví dụ, bắt đầu với A = 1 2 3 4 5 6 7 8 0 Phan Thanh Tao - 2004
  54. Chương 6. Hàm ma trận 54 Để xem phân tích LU, dùng câu lệnh gán kép của MATLAB. [L,U] = lu(A) cho ra L = 0.1429 1.0000 0 0.5714 0.5000 1.0000 1.0000 0 0 U = 7.0000 8.0000 0.0000 0 0.8571 3.0000 0 0 4.5000 Lưu ý rằng L là hoán vị của ma trận tam giác dưới có các số 1 trên đường chéo, và U là tam giác trên. Để kiểm tra thừa số có thể tính tích L*U cho ra giá trị A gốc. Đó là, ans = 1 2 3 4 5 6 7 8 0 Ma trận đảo của ma trận ví dụ nhận được với X = inv(A) Ma trận đảo được tính toán thực sự qua các nghịch đảo của các thừa số tam giác X = inv(U)*inv(L) Định thức của ma trận ví dụ nhận được với Phan Thanh Tao - 2004
  55. Chương 6. Hàm ma trận 55 d = det(A) cho ra d = 27 Được tính từ định thức của các thừa số tam giác d = det(L)*det(U) cho ra d = 27.0000 Tại sao 2 lần in ra d ở dạng khác nhau? Khi MATLAB được yêu cầu tính det(A), nó nhận thấy tất cảc các phần tử của A là nguyên, vì vậy nó cho định thức là số nguyên. Nhưng khi tính lần hai, các phần tử của U không nguyên, vì vậy MATLAB không cho kết quả là số nguyên. Như một ví dụ về hệ phương trình tuyến tính, lấy b = 1 3 5 Lời giải phương trình Ax = b nhận được với phép chia ma trận của MATLAB x = A\b cho ra x = 0.3333 0.3333 0.0000 Lời giải được tính toán thực sự bằng cách giải 2 hệ tam giác, y = L\b, x = U\y Phan Thanh Tao - 2004
  56. Chương 6. Hàm ma trận 56 Lời giải trung gian là y = 5.0000 0.2857 0.0000 Thừa số tam giác cũng được dùng bởi một hàm đặc biệt là rcond. Đây là sản phẩm của một số chương trình con của LINPACK để ước lượng số điều kiện tính nghịch đảo của một ma trận vuông. Hai hàm khác, chol và rref, có thể được đưa vào nhóm này vì thuật toán cơ bản quan hệ gần gủi với thừa số LU. Hàm chol cho thừa số Cholesky của một ma trận đối xứng xác định dương. Dạng xếp bậc thu gọn dòng của ma trận chữ nhật, rref, có một ít đáng quan tâm trong lý thuyết đại số tuyến tính, mặc dù có giá trị tính toán không lớn. Nó được đưa vào MATLAB vì tính sư phạm. 6.2. Thừa số trực giao Thừa số "QR" là hữu ích cho cả ma trận vuông lẫn ma trận chữ nhật. Nó tách một ma trận thành tích của một ma trận trực chuẩn và một ma trận tam giác trên. Ví dụ, lấy A = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 là ma trận khuyết hạng; cột giữa là trung bình cộng của hai cột kia. Tính khuyết hạng có thể được biểu lộ bằng thừa số. [Q,R] = qr(A) cho ra Q = -0.0776 -0.8331 0.5444 0.0605 -0.3105 -0.4512 -0.7709 0.3251 Phan Thanh Tao - 2004
  57. Chương 6. Hàm ma trận 57 -0.5433 -0.0694 -0.0913 -0.8317 -0.7762 0.3124 0.3178 0.4461 R = -12.8841 -14.5916 -16.2992 0 -1.0413 -2.0826 0 0 0.0000 0 0 0 Có thể kiểm tra rằng tích Q*R cho ra A gốc, nhưng đừng băn khoăn điều đó. Cấu trúc tam giác của R cho nó các số 0 dưới đường chéo; số 0 trên đường chéo ở R(3,3) cho thấy rằng R, và do đó A, không phải là ma trận đủ hạng. Phân tích thừa số QR được dùng để giải các hệ phương trình tuyến tính với số phương trình nhiều hơn số ẩn. Ví dụ b = 1 3 5 7 Hệ phương trình Ax=b là hệ 4 phương trình chỉ có 3 ẩn. Lời giải tốt nhất theo phương pháp bình phương bé nhất được tính bởi x = A\b cho ra Warning: Rank deficient, rank = 2 tol = 1.4594E-014 x = 0.5000 0.0000 0.1667 Báo trước về sự khuyết hạng. Giá trị tol dùng để xác định rằng một phần tử trên đường chéo của R là không đáng kể. Lời giải x được tính bằng cách tách thừa số và qua 2 bước Phan Thanh Tao - 2004
  58. Chương 6. Hàm ma trận 58 y = Q'*b; x = R\y Nếu kiểm tra lời giải đã tính theo công thức A*x thì thấy rằng nó bằng b với sai số làm tròn. Điều này nói rằng mặc dù hệ phương trình Ax=b là vô định và khuyết hạng nhưng chúng vẫn thích hợp. Có nhiều lời giải vô định vectơ x; thừa số QR tìm ra một lời giải trong chúng. Việc phân tích thừa số này cũng là cơ sở cho các hàm null và orth, chúng phát sinh các cơ sở trực giao cho không gian 0 và phạm vi của một ma trận đã cho. 6.3. Tách giá trị kỳ dị Chúng tôi không có ý giải thích cách tách giá trị kỳ dị ở đây; chúng ta phải chấp nhận với ý kiến cho rằng nó là công cụ mạnh mẽ cho việc giải các bài toán về ma trận. Xem sách hướng dẫn sử dụng LINPACK hoặc sách viết bởi Golub và VanLoan đối với vấn đề này. Trong MATLAB, lệnh gán ba [U,S,V] = svd(A) cho ra 3 thừa số trong việc tách giá trị kỳ dị, A = U*S*V' U và V là ma trận trực giao và S là ma trận chéo. Bằng chính nó, hàm svd(A) trả về đúng các phần tử trên đường chéo của S, đó là các giá trị kỳ dị của A. Việc tách giá trị kỳ dị được sử dụng cho một số hàm khác, kể cả hàm giả đảo, pinv(A); tính hạng, rank(A); chuẩn ma trận Ơ-clit, norm(A,2); và số điều kiện, cond(A). 6.4. Giá trị riêng Nếu A là ma trận vuông cấp n thì n số λ thỏa mãn Ax = λx gọi là các giá trị riêng của A. Chúng được tính bằng eig(A) trả về các giá trị riêng trong một vectơ cột. Nếu A là ma trận thực và đối xứng thì các giá trị riêng là thực. Nhưng nếu A không đối xứng thì các giá trị riêng luôn là số phức. Ví dụ, với A = 0 1 Phan Thanh Tao - 2004
  59. Chương 6. Hàm ma trận 59 -1 0 Lệnh eig(A) cho ra ans = 0.0000 + 1.0000 i 0.0000 - 1.0000 i Các vectơ riêng và các giá trị riêng nhận được với lệnh gán kép, [X,D] = eig(A) Trong trường hợp này các phần tử trên đường chéo của D là các giá trị riêng và các cột của X là các vectơ riêng tương ứng mà A*X = X*D. Hai kết quả trung gian dùng trong việc tính các giá trị riêng là chuẩn Hessenberg, hess(A), và chuẩn Schur, Schur(A). Chuẩn Schur dùng để tính các hàm ma trận siêu việt, như sqrtm(A) và logm(A). Nếu A và B là các ma trận vuông thì hàm eig(A,B) trả về một vectơ chứa các giá trị riêng suy rộng từ lời giải phương trình Ax = λBx Lệnh gán kép dùng để nhận các vectơ riêng [X,D] = eig(A,B) cho ra ma trận chéo D gồm các giá trị riêng suy rộng và ma trận X đầy đủ có các cột là các vectơ riêng tương ứng mà A*X = B*X*D. Các kết quả trung gian trong lời giải của bài toán giá trị riêng suy rộng này có thể dùng từ hàm qz(A,B). 6.5. Hạng và điều kiện Các hàm của MATLAB liên quan đến hạng và điều kiện gồm: Điều kiện về ma trận Cond Số điều kiện trong chuẩn 2 norm chuẩn 1, chuẩn 2, chuẩn F, chuẩn ∞ rank hạng ma trận rcond ước lượng điều kiện Phan Thanh Tao - 2004
  60. Chương 6. Hàm ma trận 60 Có nhiều nơi trong MATLAB có tính hạng ma trận: trong rref(A), trong A\B với A không vuông, trong orth(A) và null(A), và trong giả đảo pinv(A). Ba thuật toán khác nhau với ba tiêu chuẩn khác nhau không đáng kể và vì vậy ba giá trị khác nhau đó có thể cho ra ma trận giống nhau. Với rref(A) thì hạng của A là số dòng khác không. Thuật toán khử của rref là nhanh nhất trong 3 thuật toán xác định hạng ma trận, nhưng ít tinh vi và ít tin cậy nhất. Với A\B, orth(A), và null(A), cách phân tích thừa số QR đựoc dùng như mô tả trong chương 9 sách hướng dẫn LINPACK . Với pinv(A), thuật toán dựa vào cách phân tích giá trị kỳ dị và được mô tả trong chương 11 sách hướng dẫn LINPACK . thuật toán pinv tốn thời gian nhất, nhưng đáng tin cậy nhất và do đó cũng được dùng để tính hạng ma trận, rank(A). Phan Thanh Tao - 2004
  61. Chương 7. Đa thức và xử lý tín hiệu 61 Chương 7. ĐA THỨC VÀ XỬ LÝ TÍN HIỆU 7.1. Đa thức Các đa thức biểu hiện trong MATLAB như các vectơ dòng chứa các hệ số theo lũy thừa thoái. Ví dụ, Phương trình đặc trưng của ma trận A = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 được tính với p = poly(A) p = 1 -6 -72 -27 Đây là biểu hiện MATLAB của ma trận s3 -6s2 -72s -27. Các nghiệm của phương trình này là: r = roots(p) r = 12.1229 -5.7345 -0.3884 Tất nhiên giống các giá trị riêng của ma trận A. Có thể ráp ngược về đa thức gốc với hàm poly, p2 = poly(r) p2 = 1 -6 -72 -27 Xét các đa thức a(s) = s2 +2s +3 và b(s) = 4s2 +5s +6. Tích các đa thức là tích chập các hệ số: Phan Thanh Tao - 2004
  62. Chương 7. Đa thức và xử lý tín hiệu 62 a = [1 2 3]; b = [4 5 6]; c = conv(a,b) c = 4 13 28 27 18 Dùng hàm tách tích chập để chia ngược lại, [q,r] = deconv(c,a) q = 4 5 6 r = 0 0 0 0 0 Danh sách đầy đủ các hàm về đa thức gồm: Đa thức poly Đa thức đặc trưng roots Nghiệm đa thức-phương pháp ma trận liên hợp roots1 Nghiệm đa thức-phương pháp Laguerre polyval Ước lượng đa thức polyvalm Ước lượng đa thức ma trận conv Nhân đa thức deconv Chia đa thức residue Khai triển thừa số từng phần polyfit Vẽ đường cong đa thức 7.2. Xử lý tín hiệu Các vectơ dùng để giữ các tín hiệu dữ liệu mẫu, hoặc chuỗi, cho việc xử lý tín hiệu. Đối với hệ thống nhiều dữ kiện nhập, mỗi dòng ứng với một điểm mẫu, với viẹc quan sát bảng qua các cột của ma trận. Một vài hàm xử lý tín hiệu được đưa vào hệ thống chính của MATLAB: Xử lý tín hiệu abs Chuẩn của số phức angle Góc pha conv Tích chập Phan Thanh Tao - 2004
  63. Chương 7. Đa thức và xử lý tín hiệu 63 cov Hiệp phương sai deconv Tách tích chập fit Biến đổi Fourier nhanh ifft Nghịch đảo biển đổi Fourier nhanh fftshift Hoán đổi dạng toàn phương ma trận Vài hàm có bản sao 2 chiều, trong trường hợp đó "tín hiệu" đúng là một ma trận: Xử lý tín hiệu 2 chiều fft2 FFT 2 chiều ifft2 FFT 2 chiều ngược fftshift Sắp xếp lại các kết quả FFT conv2 Tích chập 2 chiều Có nhiều hàm xử lý tín hiệu nữa có thể sử dụng trong SIGNAL PROCESSING TOOLBOX. Phần này có ý giới thiệu sơ bộ về khả năng xử lý tín hiệu của MATLAB; để biết thêm thông tin xem riêng sách hướng dẫn sử dụng SIGNAL PROCESSING TOOLBOX. 7.3. Lọc dữ liệu Trong SIGNAL PROCESSING TOOLBOX, hàm y =filter(b,a,x) lọc dữ liệu trong vectơ x với bộ lọc mô tả bởi các vectơ a và b, tạo ra dữ liệu y đã lọc. Cấu trúc lọc là bộ lọc dãy tổng quát mô tả bởi phương trình vi phân: y(n) = b(1)x(n) + b(2)x(n-1) + + b(nb)x(n-nb+1) -a(2)y(n-1) - -a(na)y(n-na+1) hoặc tương đương phép biến đổi Z −11−()nb− Y(z) bb()12+++ () bnb ( ) H(z) = = zz X(z) 12+++aana( )zz−−−11 ( ) ()na Ví dụ, để tìm và vẽ đơn vị n điểm đáp ứng bộ lọc: x =[1 zeros(1,n-1); y = filter(b,a,x); Phan Thanh Tao - 2004
  64. Chương 7. Đa thức và xử lý tín hiệu 64 plot(y,'o') Hàm freqz trả về kết quả phức của bộ lọc số. Kết quả là hàm H(z) ước lượng quanh đơn vị tròn trong mặt phẳng phức, x =ejω . Để dùng freqz để tìm và vẽ đường cong thực nghiệm n điểm: [h,w] = frqz(b,a,n); mag = abs(h); phase = angle(h); semilogy(w,mag), plot(w,phase) Các hàm có thể sử dụng trong SIGNAL PROCESSING TOOLBOX dùng để thiết kế bộ lọc số. Chúng tôi đưa nội dung vào đây để yêu cầu một số kiến thức về kỹ thuật thiết kế bộ lọc, có thể dùng nhiều phương pháp. Ví dụ, các hàm số học về số phức cho phép về kỹ thuật giống như biến đổi song tuyến tính và vẽ cực 0 để đổi sang các nguyên mẫu s-phạm trù sang z-phạm trù. Cũng như thế, các bộ lọc FIR được thiết kế một cách dễ dàng bằng kỹ thuật về cửa sổ. 7.4. FFT(Fast Fourier Transform-Biến đổi Fourier nhanh) Phải nói rằng thuật toán FFT chủ yếu dùng cho việc tính toán phép biến đổi Fourier của chuổi là thích hợp của việc xử lý tín hiệu số. Miền giá trị sử dụng của nó từ việc lọc dữ liệu, tích chập, tính toán các yêu cầu thường xuyên đến các trình ứng dụng trong việc ước luợng quang năng. Hàm fft(x) là phép biến đổi Fourier của vectơ x, tính toán biến đổi Fourier cơ số 2 nhanh nếu độ dài của x là bội lũy thừa của 2, và với thuật toán chuyển cơ số nếu độ dài của x không phải là bội lũy thừa của 2. Nếu X là ma trận thì fft(X) là biến đổi Fourier nhanh của mỗi cột của X. Hàm fft(x,n) là FFT n-điểm. Nếu độ dài của x nhỏ hơn n thì x được thêm với đuôi các số 0 thành độ dài n. Nếu độ dài của x lớn hơn n thì x bị cắt phần đuôi. Khi X là ma trận thì độ dài các cột của X được chỉnh lý theo cùng cách này. Hàm ifft(x) là phép biến đổi Fourier ngược của vectơ x, hàm ifft(x,n) là FFT ngược n-điểm. Cặp hai hàm cài đặt phép biến đổi và biến đổi ngược cho bởi: N −1 X(k+1) = xn()+1 kn ∑ W N n=0 Phan Thanh Tao - 2004
  65. Chương 7. Đa thức và xử lý tín hiệu 65 N −1 x(n+1) = 1/N Xk()+1 −kn ∑ W N k =0 ở đây WN = e-j (2π/N) và N = length(x). Lưu ý rằng chỉ số được viết theo cách không chính tắc chạy đến n+1 và k+1 thay vì đến n và k bình thường, vì các vectơ của MATLAB chạy từ 1 đến N thay vì từ 0 đến N-1. Giả sử một dãy độ dài chẵn gồm N điểm có cùng tần số mẫu của fs . Sau đó chuyển sang tần số Nyquist, hoặc điểm n =N/2+1, thì quan hệ giữa số nhị phân và tần số thực là: f = (bin_number -1)*fs/N FFT của vectơ cột x x = [ 4 3 7 -9 1 0 0 0]'; tìm thấy với y = fft(x) kết quả là y = 6.0000 11.4853 - 2.7574 i -2.0000 - 12.0000 i -5.4853 + 11.2426 i 18.0000 -5.4853 - 11.2426 i -2.0000 + 12.0000 i 11.4853 + 2.7574 i Lưu ý rằng mặc dù dãy x là thực, nhưng y lại là phức. Thành phần thứ nhất của dữ liệu biến đổi là đóng góp DC và phần tử thứ năm tương ứng với tần số Nyquist. Ba giá trị cuối cùng của y tương ứng các tần số âm và, đối với dãy số thực x, chúng là các liên hợp phức của y(4), y(3) và y(2). Phan Thanh Tao - 2004
  66. Chương 7. Đa thức và xử lý tín hiệu 66 Để biết thêm thông tin thì xem phần tham khảo. Nếu làm nhiều với việc xử lý tín hiệu thì xem sách hướng dẫn sử dụng SIGNAL PROCESSING TOOLBOX. Phan Thanh Tao - 2004
  67. Chương 8. Hàm có đối số là hàm 67 Chương 8. HÀM CÓ ĐỐI SỐ LÀ HÀM Một lớp các hàm trong MATLAB không làm việc với các ma trận số mà với các hàm toán học. Các hàm có đối số là hàm này gồm: Tích phân số Phương trình và tối ưu phi tuyến Giải phương trình vi phân Các hàm toán học được biểu hiện trong MATLAB bởi các tệp M-file về hàm. Ví dụ, hàm 1 1 humps(x) = + − 6 (.).xx−+30122 (.).−+904 được tạo ra có thể dùng trong MATLAB bằng cách tạo ra tệp M-file có tên là humps.m: function y = humps(x) y = 1 ./ ((x-.3).^2+.01) + 1 ./ ((x-.9).^2 +.04) - 6; Đồ thị của hàm là: x = -1:.01:2; plot(x,humps(x)) Kết quả là hình 8.1. 8.1. Tích phân số Diện tích vùng dưới hàm humps(x) có thể được xác định bằng tích phân hàm humps(x), một cách xử lý xem như phép cầu phương. Để lấy tích phân hàm humps từ 0 đến 1: q = quad('humps',0,1) q = 29.8583 Hai hàm của MATLAB để tính cầu phương là: Phan Thanh Tao - 2004
  68. Chương 8. Hàm có đối số là hàm 68 Tích phân số quad Phương pháp Simson quad8 Phương pháp Newton Lưu ý rằng đối số thứ nhất của hàm quad là xâu chữ đặt trong cặp dấu nháy chứa tên của một hàm. Điều này cho thấy tại sao gọi quad là một hàm có đối số là hàm - là một hàm tính toán trên các hàm khác. Hình 8.1 8.2. Phương trình và tối ưu phi tuyến Các hàm về hàm dùng cho phương trình và tối ưu phi tuyến gồm: Phương trình và tối ưu phi tuyến fmin Cực tiểu của hàm một biến fmins Cực tiểu của hàm nhiều biến (Tối ưu phi tuyến không ràng buộc) fsolve Lời giải của hệ phương trình phi tuyến (giá trị không của hàm nhiều biến) fzero Giá trị không của hàm một biến Phan Thanh Tao - 2004
  69. Chương 8. Hàm có đối số là hàm 69 Tiếp tục ví dụ, vị trí của giá trị cực tiểu của hàm humps(x) trong miền từ 0.5 đến 1 được tính với fmin: xm = fmin('humps', .5, 1) xm = 0.6370 Giá trị của nó ở điểm cực tiểu là: ym = humps(xm) ym = 11.2528 Theo đồ thị, rõ ràng humps có 2 giá trị 0. Vị trí của giá trị 0 gần x = 0 là: xz1 = fzero('humps', 0) xz1 = -0.1316 Vị trí của giá trị 0 gần x = 1 là: xz2 = fzero('humps', 1) xz2 = 1.2995 8.3. Phương trình vi phân Các hàm của MATLAB để giải phương trình vi phân thường là: Giải phương trình vi phân ode2 Phương pháp Runge-Kutta cấp 2/3 3 ode4 Phương pháp Runge-Kutta-Fehlberg cấp 5 4/5 Xét phương trình vi phân cấp 2 Van der Pol Phan Thanh Tao - 2004
  70. Chương 8. Hàm có đối số là hàm 70 . x + (x2 - 1)x + x = 0 Có thể viết lại phương trình này như một hệ gồm cặp phương trình vi phân cấp một: . x = x (1- 2 ) - x 1 1 x2 2 . x 2 = x1 Bước thứ nhất đối với việc mô phỏng hệ này là tạo ra một tệp M-file hàm chứa các phương trình vi phân này. Có thể gọi nó là vdpol.m: function xdot = vdpol(t,x) xdot(1) = x(1) .* (1 - x(2) .^ 2) - x(2); xdot(2) = x(1); xdot = xdot’; % phiên bản mới yêu cầu vectơ cột Để mô phỏng phương trình vi phân vdpol xác định trên đoạn 0 ≤t≤20, gọi hàm ode23 t0 = 0; tf = 20; x0 = [ 0 0.25]'; % các điều kiện khởi đầu [t,x] = ode23('vdpol', t0, tf, x0); plot(t,x) Kết quả là hình 8.2. Phan Thanh Tao - 2004
  71. Chương 8. Hàm có đối số là hàm 71 Hình 8.2 Phan Thanh Tao - 2004
  72. Chương 9. Đồ thị 72 Chương 9. ĐỒ THỊ Dữ liệu về khoa học và kỹ thuật được xét đến ở dạng đồ thị trong MATLAB bằng cách dùng các lệnh về đồ họa để tạo ra hình vẽ trên màn hình. Có nhiều kiểu đồ họa khác nhau có thể chọn: Đồ thị plot Vẽ đường tuyến tính x-y loglog Vẽ loga x-y semilogx Vẽ bán loga x-y (loga trục x) semilogy Vẽ bán loga x-y (loga trục y) polar Vẽ tọa độ cực mesh Vẽ mặt lưới 3 chiều contour Vẽ đường mức bar Vẽ biểu đồ stairs Vẽ đồ thị bậc thang Khi một đồ thị có trên màn hình thì có thể có nhãn, tiêu đề, hoặc các dòng lưới theo: title Tiêu đề đồ thị xlabel Nhãn trục x ylabel Nhãn trục y text Văn bản ở vị trí bất kỳ gtext Văn bản ở vị trí chuột grid Các dòng lưới Có các lệnh để điều khiển việc chia trục và đồ thị: axis Chia trục hold Giữ hình vẽ trên màn hình shg Hiện màn hình đồ thị clg Xóa màn hình đồ thị subplot Chia màn hình đồ thị thành các cửa sổ con ginput Dấu chữ thập cho chuột Và có các lệnh để đưa bản sao ra máy in: print Đưa đồ thị ra máy in prtsc In đồ thị màn hình meta Tạo siêu tệp đồ thị Phan Thanh Tao - 2004
  73. Chương 9. Đồ thị 73 9.1. Hình vẽ trong mặt phẳng x-y Lệnh plot tạo ra các hình vẽ mặt phẳng x-y. Khi lệnh plot là chủ thì các hình vẽ loga và cực được tạo ra bằng cách thay các từ loglog, semilogx, semilogy, hoặc polar cho từ plot. Cả 5 lệnh được dùng cùng một cách; chúng chỉ ảnh hưởng đến cách chia trục và cách hiển thị dữ liệu. 9.2. Dạng thức cơ bản Nếu Y là một vectơ thì lệnh plot(Y) cho ra một hình vẽ gồm các phần tử của Y đối số là chỉ số của các phần tử của Y. Ví dụ, để vẽ các số {0., .48, .84, 1, .91, .6, .14}, nhập chúng vào một vectơ và thực hiện lệnh plot: Y = [0. .48 .84 1. .91 .6 .14]; plot(Y) Kết quả là hình 9.1. Hình 9.1 Phan Thanh Tao - 2004
  74. Chương 9. Đồ thị 74 Lưu ý rằng dữ liệu được chia trục tự động và các trục X và Y được vẽ. Ở điểm này, tùy theo phần cứng của máy sử dụng mà màn hình có đáp ứng các lệnh đánh vào hay không. MATLAB có hai màn hình, một màn hình đồ họa và một màn hình lệnh. Một số cấu hình phần cứng cho phép cả hai màn hình hiện đồng thời, trong khi một số khác chỉ hiện mỗi lúc một màn hình. Nếu màn hình lệnh không còn ở đó nữa thì có thể quay lại bằng cách ấn một phím bất kỳ. Khi màn hình lệnh đã quay lại thì một tiêu đề đồ thị, nhãn trục X và nhãn trục Y, và các dòng lưới có thể đặt vào hình vẽ bằng cách nhập liên tục vào các lệnh title('My first plot') xlabel('fortnights') ylabel(furlongs') grid Kết quả là hình 9.2. Hình 9.2 Phan Thanh Tao - 2004
  75. Chương 9. Đồ thị 75 Hàm gtext('text') cho phép chuột hoặc các phím mũi tên định vị bằng một dấu chữ thập trên đồ thị, ở điểm mà văn bản sẽ đặt khi có phím hoặc nút chuột được nhấn. Nếu X và Y là các vectơ cùng độ dài, thì lệnh plot(X,Y) vẽ hình vẽ x-y gồm các phần tử của X đối số là các phần tử của Y. Ví dụ, t = 0:.05:4*pi; y = sin(t); plot(t,y) Kết quả là hình 9.3. Hình 9.3 9.3. Nhiều đường Có hai cách để vẽ nhiều đường trên một đồ thị đơn. Thứ nhất là cho lệnh plot với 2 đối số, như plot(X,Y), ở đây hoặc là X, hoặc là Y, hoặc là cả hai là ma trận. Sau đó: Phan Thanh Tao - 2004
  76. Chương 9. Đồ thị 76 [1] Nếu Y là ma trận và X là vectơ, thì plot(X,Y) vẽ liên tục các dòng hoặc các cột của Y đối số là vectơ X, dùng kiểu đường khác nhau cho mỗi dòng hoặc cột. Việc "định hướng" dòng hay cột của Y được chọn để có cùng số phần tử như vectơ X. Nếu Y là ma trận vuông thì tự chọn hướng cột. [2] Nếu X là ma trận và Y là vectơ, thì các quy tắc trên được áp dụng, ngoại trừ các đường từ X được vẽ đối số là vectơ Y. [3] Nếu cả X và Y là ma trận cùng cỡ, thì plot(X,Y) vẽ các cột của X đối số là các cột của Y. [4] Nếu không chỉ định X, như plot(Y), ở đây Y là ma trận, thì các đường được vẽ cho mỗi cột của Y đối số là chỉ số dòng. Cách thứ hai và dễ dàng hơn để vẽ nhiều đường trên một đồ thị đơn là dùng lệnh plot với nhiều đối số: plot(X1, Y1, X2, Y2, , Xn, Yn) Các biến X1, Y1, X2, Y2, là các cặp vectơ. Mỗi cặp x-y đựoc vẽ, phát sinh ra nhiều đường trên đồ thị. Phương pháp nhiều đối số có điều thuận lợi là cho phép các vectơ có dộ dài khác nhau hiển thị trên cùng một đồ thị. Như trước đây, mỗi cặp dùng một kiểu đường khác nhau. 9.4. Kiểu đường và kiểu điểm 9.4.1. Kiểu Kiểu đường dùng trong đồ thị có thể điều khiển nếu không thỏa mãn kiểu ngầm định . Cũng có thể vẽ điểm bằng các ký hiệu khác nhau. Ví dụ, plot(X,Y,'x') vẽ một hình vẽ điểm bằng cách dùng các dấu x trong khi plot(X1,Y1,':',X2,Y2,'+') dùng đường chấm chấm cho đường cong thứ nhất và dấu + cho đường cong thứ hai. Các kiểu đường và kiểu điểm khác là: Kiểu đường Kiểu điểm đặc - dấu chấm . gạch dấu cọng + chấm : dấu sao * chấm gạch -. dấu tròn o dấu x x Phan Thanh Tao - 2004
  77. Chương 9. Đồ thị 77 9.4.2. Màu Trong hệ thống có cung cấp màu, thì màu đường và màu điểm có thể chỉ định theo cách tương tự kiểu đường và kiểu điểm. Ví dụ, các lệnh plot(X,Y,'r') plot(X,Y,'+g') dùng màu đỏ cho đồ thị thứ nhất và dấu + màu xanh cho đồ thị thứ hai. Các màu khác là: Màu đỏ r xanh lá cây g xanh nước biển b trắng w ẩn i Nếu thiết bị phần cứng không cung cấp màu, thì các màu khác nhau trên màn hình làm cho các kiểu đường vẽ sẽ khác nhau. 9.5. Dữ liệu ảo và phức Khi đối số của lệnh plot là phức (có phần ảo khác không), thì phần ảo được bỏ qua ngoại trừ khi plot được cho một đối số phức đơn. Đối với trường hợp đặc biệt này, thì kết quả là hình vẽ tắt của hàm phần thực đối số là phần ảo. Do đó lệnh plot(Z), khi Z là một vectơ phức hoặc ma trận phức thì tương đương lệnh plot(real(Z),imag(Z)). Để vẽ nhiều đường trong mặt phẳng phức thì không có cách vẽ tắt, và các phần thực và ảo phải chỉ định rõ ràng. 9.6. Hình vẽ loga, cực, và biểu đồ Cách dùng các lệnh loglog, semilogx, semilogy, và polar là giống như lệnh plot. Các lệnh này cho phép dữ liệu được vẽ theo các kiểu khác nhau, nghĩa là trong các hệ tọa độ khác nhau: • polar(theta, rho) là hình vẽ trong hệ tọa cực của góc theta, theo đơn vị radian, đối số là bán kính rho. Sau đó dùng lệnh grid để vẽ các lưới cực. • loglog là hình vẽ dùng đơn vị chia trục log10 - log10 . Phan Thanh Tao - 2004
  78. Chương 9. Đồ thị 78 • semilogx là hình vẽ dùng đơn vị chia trục bán loga. Trục x là log10 trong khi trục y là tuyến tính. • semilogy là hình vẽ dùng đơn vị chia trục bán loga. Trục y là log10 trong khi trục x là tuyến tính. Lệnh bar(x) hiển thị biểu đồ thanh của các phần tử của vectơ x, lệnh bar không chấp nhận nhiều đối số. Tương tự, nhưng bỏ qua các đường đứng là lệnh stairs, cho ra hình vẽ bậc thang là hữu ích cho việc vẽ biểu đồ hệ dữ liệu mẫu. 9.7. Vẽ mặt lưới 3 chiều và đường mức Lệnh mesh(Z) tạo ra hình vẽ phối cảnh 3 chiều của các phần tử trong ma trận Z. Mặt lưới được xác định bởi các tọa độ Z của các điểm bên trên lưới chữ nhật trong mặt phẳng x-y. Hình vẽ được định dạng bằng cách nối các điểm kề nhau bằng các đoạn thẳng. Lệnh mesh có thể dùng để xem các ma trận lớn, mà nếu in ra ở dạng thức số thì quá lớn. Nó cũng có thể dùng để vẽ các hàm hai biến. Bước thứ nhất trong việc hiển thị hàm hai biến z = f(x,y) là phát sinh các ma trận X và Y gồm các dòng và các cột lặp tương ứng trên miền giá trị của hàm. Sau đó hàm có thể được tính toán trực tiếp và vẽ. Xét hàm sin(r)/r hay sinc mà kết quả là mặt mũ phớt rộng vành mà mọi người ưa nhìn Một cách tạo ra là: x = -8:.5:8; y = x'; X = ones(size(y))*x; Y = y*ones(size(x)); R = sqrt(X .^2 + Y .^2) + eps; Z = sin(R)./R; mesh(Z) Lệnh thứ nhất xác định miền giá trị x mà trên đó hàm được ước lượng. Lệnh thứ ba tạo ra ma trận X gồm các dòng lặp. Sau khi phát sinh ma trận Y tương ứng, ma trận R được tạo ra chứa khoảng cách từ tâm của ma trận, đó là gốc. Việc định dạng hàm sinc và áp dụng lệnh mesh kết quả là hình 9.4. Phan Thanh Tao - 2004
  79. Chương 9. Đồ thị 79 Hình 9.4 Một ma trận đơn vị trông như mặt lưới gì ? Hãy thử lệnh mesh(eye(14)). Với một phương pháp dễ dàng phát sinh các ma trận đặc biệt X và Y đòi hỏi để ước lượng hàm hai biến, xem lệnh meshdom trong phần tham khảo. Xen vào vẽ lưới là vẽ đường mức để xem nội dung của ma trận. Một đường mức của màng dạng L trong sách hướng dẫn này là z = membrane(1, 15, 9, 2); contour(z) Kết quả làhình 9.5. Phan Thanh Tao - 2004
  80. Chương 9. Đồ thị 80 Hình 9.5 9.8. Điều khiển màn hình MATLAB có 2 màn hình, một cửa sổ đồ họa và một của sổ lệnh. Cấu hình phần cứng có thể cho phép cả hai màn hình thấy được đồng thời trên 2 cửa sổ khác nhau, hoặc có chỉ cho phép thấy mỗi lúc một cửa sổ. Một số lệnh dùng để chuyển qua lại giữa 2 cửa sổ, và/hoặc xóa các cửa sổ theo yêu cầu: shg Hiện cửa sổ đồ họa any key Quay ngược lại cửa sổ lệnh clc Xóa cửa sổ lệnh clg Xóa cửa sổ đồ họa home Đưa con trỏ lệnh về đầu dòng Ví dụ, nếu trong lúc MATLAB đang làm việc mà chỉ có màn hình lệnh trên màn hình, thì vào lệnh shg sẽ gọi lại hình vẽ cuối cùng đã vẽ trên màn hình đồ họa. Phan Thanh Tao - 2004
  81. Chương 9. Đồ thị 81 Ngầm định, với cấu hình phần cứng không hiển thị cả hai màn hình lệnh và màn hình đồ họa đồng thời sẽ, tạm dừng trong chế độ vẽ sau khi vẽ xong và chờ ấn phím. Có thể tách cửa sổ đồ họa thành nhiều phần, nhằm để xem một số hình vẽ cùng một lúc. Lệnh subplot(m,n,p) cắt cửa sổ đồ họa thành mxn lưới và dùng hộp thứ p cho hình vẽ tiếp sau. Ví dụ, subplot(2, 1, 1), plot(abs(y)) subplot(2, 1, 2), plot(angle(y)) cắt màn hình thành hai, vẽ độ dài của vectơ phức trong nữa trên, và vẽ góc pha trong nữa dưới. Xem hình 9.6. Lệnh subplot(1, 1, 1), hoặc đúng subplot, trở về cửa sổ đơn ngầm định là toàn màn hình. Hình 9.6 Phan Thanh Tao - 2004
  82. Chương 9. Đồ thị 82 9.9. Cách chia đơn vị trục tọa độ Trong trường hợp nào đó, có thể muốn đè lên đặc tính chia trục ngầm định của lệnh vẽ và chọn giới hạn vẽ. Việc thực hiện lệnh axis, chính nó giữ lại cách chia đơn vị trục hiện thời cho các hình vẽ sau. Vào lệnh axis lần nữa tiếp tục chia tự động. Hàm axis trả về vectơ dòng gồm 4 phần tử chứa [x_min, x_max, y_min, y_max] từ hình vẽ cuối cùng. Lệnh axis(V), ở đây V là vectơ 4 phần tử, đặt cách chia trục vào các giới hạn chỉ định. Dùng lần thứ hai lệnh axis là để điều khiển tỉ lệ phân giải của hình vẽ trên màn hình. Lệnh axis('square') đặt vùng vẽ trên màn hình là hình vuông. Với tỉ số phân giải vuông thì một đường thẳng có hệ số góc 1 đúng là 45 độ, không bị lệch bởi hình dáng không đều của màn hình. Cũng vậy, các đường tròn, như plot(sin(t),cos(t)), giống đường tròn thay vì đường ô-van. Lệnh axis('normal') đặt tỉ lệ phân giải về giá trị chuẩn. Lệnh hold giữ hình vẽ hiện thời trên màn hình. Lệnh plot tiếp theo sẽ thêm vào hình vẽ, dùng các giới hạn về trục đã thiết lập và duy trì các đường cong đã vẽ trước đó. Lệnh hold vẫn còn hiệu lực cho đến khi được gọi lại. 9.10. Bản sao phần cứng Ba lệnh prtsc, print và meta, cung cấp các khả năng về phần cứng nói chung: prtsc prtsc khởi động liệt kê cửa sổ đồ họa, như Shift-Prtsc, và cho phép thực hiện trong tệp M-file hoặc trong vòng lặp for. Nói chung, kết quả này theo hình vẽ phân giải thấp, vì điểm ảnh trên màn hình chuyển thành điểm ảnh trên máy in. meta meta mở một siêu tệp đồ họa, dùng tên tệp chỉ định, và ghi hình vẽ hiện thời vào đó để xử lý về sau. Lệnh meta tiếp sau nối vào tên tệp đã chỉ định trước đó. Siêu tệp có thể được xử lý sau đó, dùng các chương trình xử lý hình vẽ. print print đưa bản sao phân giải cao của hình vẽ hiện thời ra máy in. Một số máy có giới hạn về bộ nhớ thì lệnh này không thực hiện được. Cách dễ nhất đễ nhận hình vẽ trên màn hình trên mọi máy tính cá nhân là giữ phím Shift và ấn phím Prtsc. Hoạt động này đưa hình ảnh trong màn hình đồ họa ra máy in. Xem phần đầu về đặc tả máy của sách hướng dẫn này để biết thêm thông tin về cách nhận bản sao phần cứng. Phan Thanh Tao - 2004
  83. Chương 10. Điều khiển luồng 83 Chương 10. ĐIỀU KHIỂN LUỒNG MATLAB có các lệnh điều khiển luồng như đã tìm thấy trong hầu hết các ngôn ngữ máy tính. Các lệnh điều khiển luồng đưa MATLAB sang cấp độ khác máy tính tay, cho phép nó được dùng như một ngôn ngữ bậc cao về ma trận. 10.1. Vòng lặp FOR MATLAB có phiên bản riêng của nó về vòng lặp "DO" hoặc "FOR" tìm thấy trong các ngôn ngữ máy tính. Nó cho phép một câu lệnh, một nhóm lệnh, được lặp lại một số lần cố định xác định trước. Ví dụ for i = 1:n, x(i) = 0, end gán 0 vào n phần tử đầu của x. Nếu n nhỏ hơn 1 thì lệnh vẫn hợp pháp, nhưng câu lệnh bên trong không được thực hiện. Nếu x chưa có, hoặc có ít hơn n phần tử thì không gian thêm vào được tự động phân phối. Có thể tổ hợp các vòng lặp và thường thụt vào để dễ đọc. for i = 1:m for j = 1:n A(i,j) = 1/(i+j-1); end end A Dấu chấm phẩy cuối câu lệnh bên trong vòng lặp để hủy việc in lặp ra màn hình, trong khi lệnh A sau vòng lặp hiển thị kết quả cuối cùng. Một điển quan trong là: mỗi vòng lặp for phải gắn với từ khóa end. Nếu đơn giản vào lệnh for i = 1:n, x(i) = 0 thì hệ thống sẽ kiên nhẫn chờ nhập các lệnh còn lại trong thân vòng lặp. Không có gì xảy ra đánh vào end. Một ví dụ khác, giả sử Phan Thanh Tao - 2004
  84. Chương 10. Điều khiển luồng 84 t = -1 0 1 3 5 và muốn phát sinh một ma trận Vandermonde, ma trận có các cột là lũy thừa các phần tử của t. A = 1 -1 1 -1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 81 27 9 3 1 625 125 25 5 1 ở đây vòng lặp kép rõ ràng nhất. n = max(size(t)); for j = 1:n for i = 1:n A(i,j) = t(i)^(n-j); end end Nhưng vòng lặp đơn với các phép toán trên vectơ có ý nghĩa hơn và cũng minh họa cho vấn đề vòng lặp for có thể chạy ngược. A(:,n) = ones(n,1); for j = n-1:-1:1 A(:,j) = t .* A(:,j+1); Phan Thanh Tao - 2004
  85. Chương 10. Điều khiển luồng 85 end Dạng tổng quát của vòng lặp for là for v = expression statements end expression đúng là một ma trận, vì đúng là trong MATLAB. Các cột của ma trận được gán từng cột vào biến v và rồi các lệnh statements được thực hiện. Một cách rõ ràng hơn của việc hoàn thành cùng công việc này là E = expression; [m,n] = size(E); for j = 1:n v = E(:,j); statements end Thông thường expression là loại như m:n, hoặc m:i:n, đó là ma trận chỉ có một dòng, và bởi vậy các cột của nó đơn giản là các đại lượng vô hướng. Trong trường hợp đặc biệt này, vòng lặp for giống như các vòng lặp "FOR" hay "DO" của các ngôn ngữ lập trình khác. 10.2. Vòng lặp WHILE MATLAB cũng có phiên bản về vòng lặp "WHILE", cho phép một lệnh hoặc nhóm lệnh lặp lại với số lần không xác định, dưới điều khiển của một điều kiện logic. Sau đây là bài toán đơn giản minh họa cho vòng lăp while. Số nguyên n đầu tiên là số nào để n! (n giai thừa) là một số gồm 100 chữ số ? Vòng lặp while sau đây sẽ tìm ra nó. Nếu chưa biết câu trả lời thì có thể chạy các lệnh này n = 1; while(prd(1:n)<1.e100, n = n+1; end n Phan Thanh Tao - 2004
  86. Chương 10. Điều khiển luồng 86 Một minh họa tính toán có tính ứng dụng cao hơn về vòng lặp while là tính hàm mũ của một ma trận, trong MATLAB gọi là expm(A). Một định nghĩa có thể có của hàm mũ là chuỗi lũy thừa, expm(A) = 1 + A + A^2/2! + A^3/3! + Lý do để dùng cách tính toán thực sự này là với số phần tử của A không lớn lắm. ý tưởng này là tính tổng nhiều hạng tử của chuỗi này là cần thiết để cho ra kết quả không đổi nếu một số hạng tử nữa thêm vào độ chính xác số học của máy. Trong vòng lặp sau, A là ma trận đã cho, E sẽ thành lũy thừa mong muốn, F là hạng tử riêng trong chuỗi, và k là chỉ số của hạng tử đó. Các lệnh trong vòng lặp được lặp lại cho đến khi F là quá nhỏ để việc thêm nó vào E không làm thay đổi giá trị của E. E = zeros(A); F = eye(A); k =1; while norm(E+F-E,1)>0 E = E + F; F = A*F/k; k = k+1; end Thay vào đó nếu muốn tính mảng hoặc mũ từng phần tử exp(A) thì đúng là phải thay đổi giá trị khởi tạo của F từ eye(A) thành ones(A) và thay đổi tích ma trận A*F thành tích mảng A .*F. Dạng tổng quát của vòng lặp while là while expression statements end Các lệnh statements được thực hiện lặp khi tất cả các phần tử trong ma trận biểu thức expression khác không. Ma trận biểu thức thường dùng nhất là một biểu thức quan hệ 1-1, bởi vậy khác không tương ứng với TRUE. Khi ma trận Phan Thanh Tao - 2004
  87. Chương 10. Điều khiển luồng 87 biểu thức không phải là một đại lượng vô hướng thì có thể thu gọn nó lại bằng các hàm any và all. 10.3. Các lệnh IF và BREAK Sau đây là cặp ví dụ minh họa cho lệnh if của MATLAB. Đầu tiên trình bày cách tính có thể rơi vào 3 trường hợp, tùy thuộc vào dấu và tính chẵn lẻ của n. if n 1 if rem(n,2)==0 n = n/2 else Phan Thanh Tao - 2004
  88. Chương 10. Điều khiển luồng 88 n = 3*n+1 end; end end Có thể chương trình này chạy mãi mãi. Phan Thanh Tao - 2004
  89. Chương 11. Siêu tệp M-File 89 Chương 11. SIÊU TỆP M-FILE NGUYÊN BẢN VÀ HÀM MATLAB thường dùng chế độ dòng lệnh; khi nhập một dòng lệnh đơn thì MATLAB thực hiện ngay lập tức và hiển thị kết quả. MATLAB cũng có khả năng thực hiện một dãy các lệnh lưu trong một tệp. Hai chế độ này tạo thành một môi trường thông dịch. Các tệp chứa các lệnh của MATLAB gọi là siêu tệp M-file vì chúng có tên mở rộng là ".m" (".m" là lựa chọn của Macintosh). Ví dụ, một tệp tên là bessel.m có thể chứa các lệnh của MATLAB để tính các hàm Bessel. Một M-file gồm một dãy các lệnh chuẩn của MATLAB, có thể chứa các tham chiếu đến các M-file khác. Một M-file có thể gọi đệ quy đến chính nó. Một cách dùng M-file là một dãy dài tùy ý các lệnh. Các tệp như thế gọi là các tệp nguyên bản. Một kiểu thứ hai của M-file cung cấp khả năng mở rộng MATLAB. Gọi là tệp hàm, chúng cho phép các hàm mới thêm vào các hàm đã có. Nhiều tính năng của MATLAB nhận được từ khả năng này để tạo ra các hàm mới để giải các bài toán do người dùng chỉ định. Cả hai kiểu M-file, nguyên bản và hàm, là các tệp văn bản ASCII bình thường, và được tạo ra bằng cách dùng một trình soạn thảo văn bản hay trình xử lý từ, tùy chọn. 11.1. Tệp nguyên bản Khi nguyên bản được gọi, MATLAB đơn giản thực hiện các lệnh trong tệp, thay cho việc đợi nhập từ bàn phím. Các lệnh trong tệp nguyên bản thực hiện toàn cục trên dữ liệu trong vùng làm việc. Các nguyên bản thường hữu ích cho việc vận hành các phân tích, giải toán, hoặc thực hiện các thiết trí đòi hỏi quá nhiều lệnh mà trở nên cồng kềnh trong chế độ tương tác. Ví dụ, giả sử các lệnh của MATLAB % Một M-file để tính các số Fibonnaci f = [1 1]; i = 1; while f(i) + f(i+1) <1000 f(i+2) = f(i) + f(i+1); i = i+1; Phan Thanh Tao - 2004
  90. Chương 11. Siêu tệp M-File 90 end plot(f) được chứa trong một tệp tên là fibno.m. Vào lệnh fibno làm cho MATLAB thực hiện các lệnh, tính 16 số Fibonnaci đầu tiên và tạo ra hình vẽ như hình 11.1. Hình 11.1 Sau khi thực hiện tệp xong, các biến f và i còn lại trong vùng làm việc. Các chương trình mẫu của MATLAB là các ví dụ tốt cho cách sử dụng các M- file để thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn. Tên nguyên bản startup.m được tự động thi hành khi MATLAB được gọi. Các hằng vật lý, các thừa số chuyển đổi kỹ thuật, hoặc các thứ khác muốn định nghĩa trước trong vùng làm việc có thể đặt trong các tệp này. Trên hệ thống mạng hoặc nhiều người dùng, thì có một nguyên bản tên matlab.m được dành riêng để dùng cho quản lý hệ thống. Nó có thể dùng để cài đặt các định nghĩa và các thông điệp rộng rãi. Phan Thanh Tao - 2004
  91. Chương 11. Siêu tệp M-File 91 11.2. Tệp hàm Nếu dòng thứ nhất của một M-file chứa từ "function", thì tệp là một tệp hàm. Một hàm khác với một nguyên bản là có thể truyền các đối số, và các biến định nghĩa và thực hiện bên trong tệp là cục bộ của hàm và không thao tác toàn cục trong vùng làm việc. Các tệp hàm là hữu ích cho việc mở rộng MATLAB, đó là tạo ra các hàm MATLAB mới bằng cách dùng chính ngôn ngữ MATLAB. Sau đây là một ví dụ đơn giản. Tệp mean.m chứa các lệnh: function y = mean(x) % MEAN Giá trị trung bình. Đối với vectơ , MEAN(x) % trả về giá trị trung bình. Đối với ma trận, MEAN(x) là một %vectơ dòng chứa các giá trị trung bình của mỗi cột. [m,n] = size(x); if m== 1 m = n; % xử lý vectơ dòng. end y = sum(x)/m; Tệp này định nghĩa một hàm mới tên là mean. Hàm mới mean được dùng như mọi hàm MATLAB khác. Ví dụ, nếu Z là một vectơ gồm các số từ 1 đến 99, Z = 1:99; giá trị trung bình tìm thấy bằng cách đánh vào mean(Z) kết quả là ans = 50 Hãy xét vài chi tiết của mean.m: • Dòng thứ nhất khai báo tên hàm, các đối số nhập, và các đối số xuất. Không có dòng này thì tệp sẽ là tệp nguyên bản thay vì tệp hàm. • Dấu % biểu hiện phần còn lại của dòng là lời chú thích và được bỏ qua. Phan Thanh Tao - 2004
  92. Chương 11. Siêu tệp M-File 92 • Vài dòng đầu cung cấp tư liệu M-file và được hiển thị nếu đánh vào help mean. • Các biến m, n, và y là cục bộ của mean và sẽ không còn trong vùng làm việc khi mean thực hiện xong. (Hoặc nếu trước đó đã có thì không bị thay đổi.) • Không cần phải đặt các số nguyên từ 1 đến 99 vào biến x. Thực ra, dùng mean với biến tên là Z. Vectơ Z chứa các số nguyên từ 1 đến 99 được truyền hoặc sao chép vào mean ở đây nó trở thành một biến cục bộ tên là x. Một phiên bản có một ít phức tạp hơn của mean gọi là stat tính độ lệch chuẩn: function [mean, stdev] = stat(x) [m,n] = size(x); if m==1 m = n; % xử lý vectơ dòng end mean = sum(x)/m; stdev = sqrt(sum(x.^2)/ m - mean.^); stat minh họa cho khả năng trả về nhiều đối số xuất. Một hàm tính hạng ma trận dùng nhiều đối số nhập: function r = rank(y,tol) % hạng của một ma trận s = svd(x); if (nargin == 1) tol = max(size(x)) * s(1) * eps; end r = sum(s>tol); Phan Thanh Tao - 2004
  93. Chương 11. Siêu tệp M-File 93 Ví dụ này minh họa cách dùng biến thường xuyên nargin để tìm số đối số nhập. Biến nargout, mặc dù không được dùng ở đây nhưng chứa số đối số xuất. Vài gợi ý trợ giúp : Khi một tệp M-hàm được gọi lần đầu thì được biên dịch và đưa vào bộ nhớ. Sau đó có thể sử dụng cho các lần gọi sau mà không biên dịch lại. Nó còn trong bộ nhớ trừ khi không đủ bộ nhớ, trong trường hợp này có thể bị xóa tự động. Lệnh what trình bày danh sách thư mục các tệp M-file có thể sử dụng trong thư mục hiện hành, lệnh type liệt các tệp M-file, và ! dùng để gọi trình soạn thảo, cho phép tạo ra hoặc sửa đổi tệp M-file. Nói chung, nếu nhập tên nào đó cho MATLAB, ví dụ đánh vào whoopie, thì MATLAB thông dịch qua các bước sau: [1] Tìm xem whoopie có phải là một biến. [2] Kiểm tra whoopie có phải là hàm cài sẵn. [3] Tìm trong thư mục hiện hành có không một tệp có tên whopie.m. [4] Tìm trong các thư mục chỉ định bởi biến môi trường MATLABPATH có không một tệp có tên whoopie.m. ( Xem phần giới thiệu cách cài đặt để học cách đặt biến môi trường MATLABPATH ) Do đó đầu tiên MATLAB thử dùng whoopie như một biến, nếu có, trước khi dùng whoopie như một hàm. 11.3. Các lệnh Echo, input, pause, keyboard Thông thường, khi thực hiện M-file, các lệnh trong tệp không được hiển thị trên màn hình. Lệnh echo làm cho tệp M-file được thấy khi thực hiện, điều này hữu ích cho việc gỡ rối hoặc làm mẫu. Xem phần tham khảo để biết thêm chi tiết. Hàm input nhận dữ liệu nhập từ người dùng. Lệnh n = input('Có bao nhiêu quả táo') cho người dùng câu văn bản nhắc, đợi người dùng nhập số hoặc biểu thức từ bàn phím. Một cách dùng input là xây dựng M-file điều khiển menu. Công cụ demo là một ví dụ cho trường hợp này. Phan Thanh Tao - 2004
  94. Chương 11. Siêu tệp M-File 94 Tương tự input, nhưng mạnh hơn, là hàm keyboard. Hàm này gọi bàn phím như một nguyên bản. Đặt trong các tệp M-file, thì đặc tính này giúp ích cho việc gỡ rối, hoặc cho việc thay đổi các biến trong thời gian thi hành. Lệnh pause tạo ra thủ tục dừng và chờ người dùng ấn phím bất kỳ trước khi tiếp tục. Lệnh pause(n) tạm dừng n giây trước khi tiếp tục. Cũng có thể định nghĩa các biến toàn cục, mặc dù chúng tôi không khuyên như thế. Xem phần tham khảo nếu có ý muốn. 11.4. Xâu chữ và macro xâu chữ Các xâu chữ văn bản được nhập vào MATLAB trong cặp nháy đơn. Ví dụ, s = 'Hello' kết quả là s = Hello Xâu chữ được lưu trong một vectơ, mỗi phần tử một ký tự. Trong trường hợp này, lệnh size(s) ans = 1 5 biểu hiện rằng s có 5 phần tử. Các ký tự được lưu giá trị ASCII của chúng và hàm abs trình bày giá trị này, abs(s) ans = 72 101 108 108 111 Hàm setstr đặt các vectơ để hiển thị như văn bản thay vì trình bày các giá trị ASCII. Cũng hữu ích là lệnh disp đơn giản hiển thị văn bản có trong biến, và các hàm isstr và strcmp dò tìm và so sánh các xâu chữ tương ứng. Các biến văn bản có thể nối lại thành xâu chữ lớn bằng cách dùng cặp ngoặc vuông: Phan Thanh Tao - 2004
  95. Chương 11. Siêu tệp M-File 95 s = [s, 'World'] s = Hello World Các giá trị số được chuyển sang các xâu chữ bằng các hàm sprintf, num2str, và int2str. Các giá trị số sau khi chuyển sang xâu chữ thường được nối vào xâu chữ lớn để đặt tiêu đề cho hình vẽ có giá trị số: f = 70; c =(f-32)/1.8; title(['Nhiệt độ trong phòng là ',num2str(c),' độ C']) eval là hàm làm việc với các biến xâu chữ để cài đặt một công cụ macro văn bản khá mạnh mẽ. eval(t) làm cho văn bản chứa trong t được ước lượng. Nếu STRING là văn bản nguồn cho nhiều biểu thức hoặc câu lệnh của MATLAB thì t ='STRING'; mã hóa văn bản trong t. Đánh vào t in văn bản và eval(t) làm cho văn bản được thông dịch, hoặc là một lệnh hoặc là một nhân tử trong biểu thức. Ví dụ t = '1/(i+j-1)'; for i = 1:n for j = 1:n a(i,j) = eval(t); end end phát sinh ma trân Hilbert cấp n. Một ví dụ khác trình bày văn bản đánh chỉ số, S = ['x = 3 ' 'y = 4 ' 'z = sqrt(x*x+y*y) ']; for k = 1:3 eval(S(k,:)); Phan Thanh Tao - 2004
  96. Chương 11. Siêu tệp M-File 96 end Các xâu chữ tạo thành các dòng của ma trận A cần phải có cùng độ dài. Sau đây là ví dụ cuối cùng trình bày cách eval có thể dùng lệnh load để nạp 10 tệp dữ liệu được đánh số liên tục: fname = 'mydata'; for i = 1:10 eval(['load ',fname,int2str(i)] end Công cụ macro văn bản được ứng dụng hữu hiệu trong việc truyền tên hàm cho các tệp M-hàm. Để lấy ví dụ, xem tệp funm.m trong MATLAB TOOLBOX. 11.5. Chương trình bên ngoài Có thể, và thương hữu ích, để tạo ra các chương trình độc lập bên ngoài riêng của mình hoạt động như các hàm MATLAB mới. Điều này có thể thực hiện bằng cách viết các tệp M-file để [1] Lưu các biến trên đĩa, [2] Chạy các chương trình bên ngoài (đọc các tệp dữ liệu, xử lý chúng, và ghi kết quả trở lại đĩa), và [3] Nạp các tệp đã xử lý ngược về vùng làm việc. Ví dụ, sau đây là một M-hàm giả định để tìm lời giải phương trình Garfield dùng chương trình GAREQN bên ngoài function y = garfield(a,b,q,r) save gardata a b q r !gareqn load gardata Nó yêu cầu đã viết một chương trình tên là GAREQN (bằng Fortran hoặc ngôn ngữ nào đó) để đọc tệp tên là gardata.mat, xử lý nó, và đặt kết quả trở ra tệp đó. Các chương trình con tiện ích mô tả trong phần sau có thể dùng để đọc và ghi các tệp MAT. Phan Thanh Tao - 2004
  97. Chương 11. Siêu tệp M-File 97 Công cụ này là một trong các lựa chọn để "liên kết chương trình riêng" vào MATLAB. Một lựa chọn khác là dùng công cụ tệp MEX - một kỹ thuật nhờ đó có thể liên kết vật lý chương trình có đối tượng mới vào MATLAB. Xem phần đặc tả máy để thấy công cụ này có thể dùng cho máy mình không. 11.6. Vấn đề về tốc độ và bộ nhớ Các thao tác về vectơ và ma trận gắn liền của MATLAB thực hiện nhanh hơn các thao tác được dịch của nó. Điều này có nghĩa là để nhận tốc độ nhanh nhất ngoài MATLAB phải cố gắng vectơ hóa thuật toán trong tệp M-file. Bất kỳ đâu có thể được, các vòng lặp for và while nên chuyển sang các phép toán về vectơ hoặc ma trận. Ví dụ, một cách lấy sin của 1000 số từ 1 đến 10: i = 0; for t = 0:.01:10 i = i+1; y(i) = sin(t); end Một phiên bản vectơ hóa của cùng chương trình này là: t = 0:.01:10; y = sin(t); Trên một máy, ví dụ thứ nhất chạy hết 15 giây, trong khi ví dụ thứ hai chỉ tốn 0.6 giây, nhanh gấp 25 lần. Không phải luôn luôn tối ưu được các chương trình phức tạp, nhưng khi tốc độ là quan trọng thì nên tìm cách vectơ hóa thuật toán. Nếu không thể vectơ hóa mảnh chương trình, thì đây là một cách để làm cho vòng lặp for chạy nhanh hơn: định vị trước mọi vectơ có kết quả xuất được lưu. Ví dụ, việc đưa vào câu lệnh thứ nhất ở đây , dùng hàm zeros, làm cho vòng lặp for thực hiện nhanh đáng kể: y = zeros(1,100); for i = 1:100 y(i) = det(x^i); end Phan Thanh Tao - 2004
  98. Chương 11. Siêu tệp M-File 98 Lý do là, nếu không định vị trước, thì MATLAB phải tăng kích thước của vectơ y lên 1 qua mỗi lần lặp. Nếu vectơ được định vị trước thì bước này được khử đi và việc thực hiện được nhanh hơn. Đối với công việc thực hiện với các ma trận lớn trên các máy có bộ nhớ hạn chế, thì ý đồ định vị trước có một tiện lợi thứ hai: là sử dụng bộ nhớ hiệu lực hơn và giúp kiểm tra có chạy tràn bộ nhớ không. Nó trợ giúp vì bộ nhớ có khuynh hướng bị phân mảnh, bởi vậy có thể có nhiều vùng nhớ tự do, nhưng không đủ không gian liên tục để giữ một biến lớn. Việc định vị trước giúp thu gọn sự phân mảnh. Trong vấn đề về bộ nhớ, nếu lệnh who hiển thị tổng số bộ nhớ tự do còn lại, thì có vài điều về số này có lẽ nên cẩn thận. Nếu xóa một biến trong vùng làm việc, thì con số hiển thị bởi lệnh who thường không tăng lên, trừ khi nó là biến "cao nhất" trong vùng làm việc. Con số này biểu hiện thực sự tổng bộ nhớ tự do liên tục và chưa dùng. Việc xóa biến cao nhất làm cho bộ nhớ lớn hơn, nhưng xóa biến dưới biến cao nhất không có hiệu lực. Về mặt ứng dụng, toàn bộ ý nghĩa này là có thể có nhiều vùng nhớ tự do hơn lệnh who biểu hiện. Các máy tính với bộ nhớ ảo không hiển thị tổng số vùng nhớ tự do còn lại vì không có các giới hạn phải chấp nhận của MATLAB hay của phần cứng. Có một cách tối ưu mà MATLAB thực hiện giúp để biết khi viết M-file. Các đối số gọi hàm M-file không sao chép sang vùng làm việc cục bộ của hàm trừ khi xen vào nội dung của đối số vào bên trong M-hàm. Điều này có nghĩa là không có không tốn bộ nhớ cho việc truyền các biến lớn vào các hàm M-file. Phan Thanh Tao - 2004
  99. Chương 12. Về tệp trên đĩa 99 Chương 12. VỀ TỆP TRÊN ĐĨA load và save là các lệnh của MATLAB để lưu vào hoặc lấy ra từ đĩa nội dung của vùng làm việc. Các lệnh khác quan hệ đến tệp giúp cho việc quản lý đĩa, cho phép các chương trình bên ngoài chạy, và cung cấp khả năng nhập/xuất dữ liệu. 12.1. Thao tác về tệp Các lệnh dir, type, delete, và chdir cài đặt tập hợp các lệnh về hệ điều hành chung để thao tác về tệp. Sau đây là bảng biểu hiện các lệnh này sắp xếp với các hệ điều hành khác, có lẽ ngưới dùng làm quen với một trong chúng: MATLAB MS-DOS UNIX VAX/VMS dir dir is dir type type cat type delete del rm delete chdir chdir cd set default Với hầu hết các lệnh này, đường dẫn, ký tự đại diện, và tên ổ đĩa dùng theo cách thông thường. Lệnh type khác với lệnh type thông thường ở một điểm đặc biệt; nếu không cho kiểu tệp thì ngầm định là .m. Điều này thuận tiện cho việc hay dùng nhất của lệnh type là để liệt kê các tệp M-file trên màn hình. Lệnh diary tạo ra nhật ký cho công việc của MATLAB trên đĩa (tuy nhiên không lưu các hình ảnh ). Kết quả là tệp văn bản ASCII phù hợp với việc đưa vào các bản báo cáo và các tài liệu khác dùng trình xử lý từ bất kỳ. Để biết thêm chi tiết về các lệnh này, xem phần tham khảo hoặc dùng công cụ trợ giúp nóng help. 12.2. Chạy chương trình bên ngoài Ký tự chấm than, ! , là ký tự thoát và biểu hiện phần còn lại của dòng nhập là lệnh của hệ điều hành. Điều này hoàn toàn có ích cho việc gọi các trình tiện ích hoặc chạy các chương trình khác mà không ra khỏi MATLAB. Ví dụ !f77 simpleprog gọi trình biên dịch Fortran và Phan Thanh Tao - 2004
  100. Chương 12. Về tệp trên đĩa 100 !edt darwin.m gọi trình soạn thảo edt cho một tệp có tên là darwin.m. Sau khi chương trình này chạy xong, quyền điều khiển trả về cho MATLAB. Cách xử lý đúng đắn về ! tùy thuộc vào từng loại máy cụ thể. Xem phần đặc tả máy để biết thêm thông tin. 12.3. Nhập và xuất dữ liệu Dữ liệu từ các chương trình khác và bên ngoài có thể đưa vào MATLAB bằng nhiều cách. Tương tự, dữ liệu MATLAB có thể xuất ra bên ngoài. Cũng có thể có các chương trình thao tác dữ liệu trực tiếp trong các tệp MAT, dạng tệp MATLAB sử dụng. Cách tốt nhất phụ thuộc vào số lượng dữ liệu đang có, dữ liệu có ở dạng máy có thể đọc được không, dạng gì, v.v Sau đây là một số lựa chọn; hãy chọn một để tương thích. [1] Nhập như một danh sách rõ ràng các phần tử. Nếu ít dữ liệu, nhỏ hơn 10x15 phần tử, thì dễ dàng nhập trực tiếp dữ liệu vào bằng cặp ngoặc vuông, [ và ]. Phưong pháp này bất tiện đối với dữ liệu lớn vì không thể sửa dữ liệu nhập nếu bị lỗi. [2] Tạo trong một M-file. Dùng trình soạn thảo văn bản để tạo ra một nguyên bản M-file chứa danh sách rõ ràng các phần tử. Cách này là tốt khi dữ liệu chưa ở dạng máy có thể đọc được và phải đánh chúng vào. Cơ bản là giống cách 1, có thuận tiện là cho phép dùng trình soạn thảo để thay đổi dữ liệu hoặc sửa lỗi. Sau đó có thể chạy lại M-file để nhập lại dữ liệu. [3] Nạp từ một tệp ASCII phẳng. Nếu dữ liệu được lưu ở dạng ASCII, với các dòng có độ dài cố định kết thúc bằng ký tự sang dòng,và các khoảng trống ngăn cách các số, thì tệp như thế được gọi là tệp phẳng.(Tệp ASCII phẳng có thể được soạn bằng trình soạn thảo văn bản thông thường.) Các tệp phẳng có thể được đọc trực tiếp vào MATLAB bằng lệnh load. Kết quả được đặt vào một biến có tên là tên tệp. [4] Viết một chương trình bằng Fortran hoặc C để dịch dữ liệu sang dạng MAT-file. Vài cách đưa dữ liệu ra bên ngoài là: [1] Với các ma trận nhỏ, dùng lệnh diary để tạo ra một tệp nhật ký, rồi sau đó liệt kê các biến trong tệp này. Có thể dùng soạn thảo văn bản để thao tác trên tệp nhật ký sau này. Việc xuất dữ liệu của lệnh diary dùng trong suốt thời Phan Thanh Tao - 2004