Giáo trình Máy tính và phần mềm ứng dụng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy tính và phần mềm ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_may_tinh_va_phan_mem_ung_dung.doc
Nội dung text: Giáo trình Máy tính và phần mềm ứng dụng
- gdfgs Giáo trình Máy tính và phần mềm ứng dụng 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC 1 BÀI 1. TỔNG QUAN PHẦN MỀM 9 1.1. Khái niệm phần mềm 9 1.2. Phân loại mã nguồn 10 1.2.1. Mã nguồn 10 1.2.3. Các vấn đề lưu ý khi cài đặt và sử dụng phần mềm 10 BÀI 2. HỆ ĐIỀU HÀNH 12 2.1. Khái niệm 12 2.1.1. Môi trường và tập lệnh của MS-DOS 12 2.1.2. Các khái niệm cơ bản 12 Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP 18 3.1. Desktop Properties 18 3.2. Quản lý các đối tượng trên Desktop 18 3.3. Cơ chế bảo vệ màn hình và điện năng: 20 3.4. Độ phân giải và tần số của màn hình 23 3.4.1. Thiết lập độ phân giải 23 3.4.2. Hiệu chỉnh tần số màn hình 23 3.5. Thiết lập môi trường làm việc trên Taskbar 24 3.5.1. Chọn lựa các thành phần hiển thị trên Taskbar 25 3.5.2. Thiết lập cơ chế hiển thị Start Menu 25 3.6. Các vấn đề trên Recycle Bin 27 3.6.1.Vấn đề trong khi sử dụng 27 3.6.2.Vấn đề do hệ thống 27 3.6.3. Giải quyết các vấn đề trên 27 BÀI 4: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRÊN WINDOWS 31 4.1. Control Panel 31 4.1.1. Add or Remove Programs 31 4.1.2. Date and Time 32 4.1.3. Mouse 34 4.1.4. Regional and Language 35 4.2. Folder Options trong My Computer và Windows Explorer 37 4.2.1. Thẻ General 37 4.2.2. Thẻ View 38 2
- MỤC LỤC gdfgs BÀI 5: CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU 40 5.1. Chia sẻ và truy xuất dữ liệu 40 5.2. Bảo mật dữ liệu 41 5.2.1. Tài khoản người dùng 41 5.2.2. Phân quyền truy xuất dữ liệu 44 5.3. Mã hóa dữ liệu 46 BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES 48 6.1. Thông tin hệ thống 48 6.2. Tên máy tính và thiết lập nhóm 49 6.2.1. Computer Name 49 6.2.2. Kiểm tra thiết bị trên máy tính 50 6.2.3. Kiểm tra thiết bị 50 6.2.4. Cập nhật và phục hồi hồi Driver cho thiết bị 51 6.2.5. Cơ chế đồ họa và vùng nhớ ảo 51 6.2.6. User Profiles 55 6.2.7. Start up and Recovery 56 6.2.8. System Restore: 57 6.2.8. Cơ chế cập nhật HĐH Windows 58 6.2.9. Chức năng trợ giúp từ xa (Remote ) 59 Bài 7: COMPUTER MANAGEMENT 61 7.1. System Tools: 61 7.2. Shared Folders: 62 7.3. Local Users and Groups: 63 7.4. Performance Logs and Alerts: 63 7.5. Device Manager: 63 7.6. Storages 64 7.7. Disk Defragmenter 64 7.8. Disk Management 65 7.9. Các dịch vụ trong Windows 66 Bài 8: CÁC CHỨC NĂNG TRONG SYSTEM TOOLS 69 8.1. Disk Cleanup 69 8.2. System Information 70 8.3. Backup dữ liệu 70 8.4. Security Center 72 Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY 74 9.1. Giới thiệu Group Policy 74 3
- 9.1.1. Computer Configuration 74 9.2.2 User Configuration 75 9.2.3. Giải quyết các sự cố bằng Group Policy 75 9.3. Registry 77 9.3.1. Tổng quan Registry: 77 9.3.2. Cấu trúc của Registry 77 9.3.3. Các vấn đề cần lưu ý: 78 9.3.4. Kiểu dữ liệu trong Registry 79 9.3.5. Một số công việc thường gặp trong Registry 79 BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 83 10.1. Giới thiệu 83 10.2. Cài đặt HĐH Linux Fedora (core 6) 83 10.2.1. Yêu cầu thiết bị 83 10.2.2. Các bước cài đặt 84 10.3. Các tính năng cơ bản của Linux Fedora Core 89 10.3.1. Đăng nhập hệ thống/Thoát Linux 90 10.3.2. Làm việc với Desktop 90 10.3.3. Các tham khảo về chuột: 91 10.3.4. Lựa chọn ngôn ngữ cho bàn phím 91 10.3.5. Cài thêm các gói chương trình chuẩn 91 10.3.6. Tham khảo giờ hệ thống: 92 BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL 93 11.1. Tổng quan 93 11.2. Vấn đề sử dụng Internet 94 11.2.1 Khai thác tài nguyên 94 11.2.2. Các vấn đề trong việc khai thác tài nguyên 94 11.3. Download dữ liệu 96 11.4. Các ứng dụng khác trên Internet 96 11.5. Chat 97 11.6. Thư điện tử 98 11.7. Webmail 98 11.8. Ứng dụng mail 100 11.8.1. Các bước thiết lập account mail trên Outlook Express 101 11.8.2. Đăng nhập vào Outlook Express 104 11.8.3. Gởi/nhận/lọc Mail 104 11.8.4. Lọc Mail 105 11.9. Sao Lưu/phục hồi 107 11.9.1. Sao lưu: 107 11.9.2. Phục hồi 108 4
- MỤC LỤC gdfgs 8.3. Backup dữ liệu 109 8.4. Security Center 111 BÀI 12: FONT VÀ BỘ GÕ 113 12.1. Font 113 12.1.1. Khái niệm 113 12.1.2. Cài đặt/gỡ bỏ Font 113 12.3. Bộ gõ 114 12.3.1. Khái niệm: 114 12.3.2. Các phần mềm bộ gõ phổ biến: 114 12.4. Lựa chọn, thiết lập thao tác chế độ làm việc 115 Bài 13: BỘ MICROSOFT OFFICE 118 13.1. Giới thiệu 118 13.2. Cài đặt và các vấn đề xảy ra 118 13.3. Các sự cố sau khi cài đặt và khắc phục 120 13.4. Đặc điểm của các ứng dụng trong bộ MS-Office 121 13.4.1. Winword 121 13.4.2. Microsoft Excel 125 Bài 14: ỨNG DỤNG ĐỒ HỌA 130 14.1. Giới thiệu 130 14.2. Ứng dụng công cụ đồ họa (Graphic Tools) 130 14.2.1 Giới thiệu 130 14.2.2. Các công cụ đồ họa 131 14.3. Đặc điểm của ACDSee 131 14.3.1 Cài Đặt 132 14.3.2. Thiết lập môi trường làm việc trên ACDSee 132 14.4. Ứng dụng thiết kế đồ họa (Graphic Design) 133 14.4.1. Giới thiệu 133 14.4.2. Phần mềm thiết kế, xử lý ảnh thông dụng 133 14.5. Lựa chọn phần mềm đồ họa theo ứng dụng 135 14.5.1. Vấn đề cài đặt 135 14.5.2. Gỡ bỏ chương trình phần mềm đồ họa 136 14.6. Các vấn đề sử dụng: 136 Bài 15: ỨNG DỤNG MULTIMEDIA 139 15.1. Giới thiệu về ứng dụng Multimedia 139 15.2. Chương trình xem phim nghe nhạc Windows Media Player 9.0 139 15.2.1. Giới thiệu 139 15.2.2. Một số chức năng của Windows Media Player 9.0 139 5
- 15.2.3. Một số hạn chế khi sử dụng Windows Media Player 9.0 và cách khắc phục 140 15.3. Chương trình ghi đĩa 140 15.3.1. Giới thiệu các trình ghi đĩa 140 15.3.2. Ứng dụng Nero 7 Premium 141 15.3.3. Chức năng ghi đĩa (Nero Express) 141 15.3.4. Nero Burning Rom 145 15.3.5. Các biện pháp để tránh những lỗi phổ biến khi ghi đĩa 146 Bài 16: VIRUS MÁY TÍNH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 149 16.1. Giới thiệu Virus máy tính 149 16.1.1. Virus máy tính là gì ? 149 16.1.2. Các loại Virus 149 16.1.3. Virus máy tính phá hoại những gì ? 150 16.1.4. Virus máy tính lây lan như thế nào ? 150 16.1.5. Nhận biết máy tính bị nhiễm virus 151 16.1.6. Cách phòng và chống virus 151 Quét Virus trong môi trường sạch 151 Quét ở chế độ đầy đủ (full system scan) 154 16.2. Một số kinh nghiệm,thủ thuật để bảo vệ máy tính trước Virus 155 16.2.1 Tường lửa (firewall) 155 16.2.2. Phần mềm chống virus 155 16.2.3. Cập nhật bản sửa lỗi 155 16.2.4. Trình duyệt an toàn hơn 155 16.2.5. Sử dụng máy tính với quyền user 156 16.2.6. Sao lưu hệ thống 156 16.3. Cài đặt và sử dụng chương trình diệt virus BKAV 156 16.3.1. Cài đặt 156 16.3.2. Sử dụng 157 Chương trình diệt spyware, Adware 157 16.4. Chương trình ngăn chặn web đen 159 16.4.1. Cài đặt và sử dụng 159 16.4.2. Cài đặt và sử dụng chương trình diệt virus Norton Antivirus 159 Bài 17: PHỤC HỒI HỆ THỐNG VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU 167 17.1. Chương trình phục hồi hệ thống 167 17.1.1. Giới thiệu 167 17.1.2 Cài đặt và sử dụng Deep freeze 167 17.1.3. Gở bỏ chương trình 169 17.2. Chương trình bảo vệ dữ liệu 169 17.2.1. Giới thiệu 169 6
- MỤC LỤC gdfgs 17.2.2. Sử dụng Hide Folders XP 170 BÀI 18: CÔNG CỤ TỐI ƯU HÓA MÁY TÍNH 175 18.1. Giới thiệu các công cụ tối ưu hóa máy tính: 175 18.2. Công cụ XP Tools: 175 18.2.1. Dọn dẹp Registry: 177 18.2.2. Tổ chức các chương trình khởi động: 178 18.2.3. Tối ưu bộ nhớ: 178 18.2.3. Sửa lỗi Shortcuts: 179 18.2.4. Bảo vệ thông tin cá nhân: 179 18.2.5. Điều khiển và quản lý các chương trình trên máy tính: 181 BÀI 19: CÔNG CỤ CHUYỂN ĐỔI FILE 183 19.1. Giới thiệu: 183 19.2. Công cụ chuyển đổi file văn bản 183 19.2.1. Cách sử dụng: 184 19.2.2. Chuyển đổi PDF sang các dạng văn bản khác: 187 19.3. Công cụ chuyển đổi file âm thanh: 188 19.3.1 Công cụ Xilisoft Video Converter: 188 19.3.2. Cách sử dụng: 189 BÀI 20: CẮT HÌNH, QUAY PHIM 191 20.1. Giới thiệu: 191 20.2. Công cụ Snagit: 191 20.2.1 Chức năng chụp ảnh trên màn hình: 192 20.2.2. Chức năng quay phim trên màn hình: 194 BÀI 21: NÉN VÀ GIẢI NÉN 196 21.1. Giới thiệu chức năng nén và giải nén: 196 21.2. Winrar: 196 21.3. Cách sử dụng: 197 21.3.1. Nén theo chuẩn Zip: 198 21.3.2. Tạo file nén tự bung: 198 21.3.3. Tách file : 199 21.3.4. Đặt Password cho file nén: 200 BÀI 22: CÔNG CỤ DÒ TÌM PASSWORD 202 22.1. Giới thiệu: 202 22.2. Công cụ msoDemoSetup: 202 22.3. Cách sử dụng: 203 7
- BÀI 23: CÁC CHƯƠNG TRÌNH GAME 207 23.1. Tổng quan về chương trình game 207 23.2. Game Offline: 207 23.2.1. Giới thiệu Game Offline: 207 23.2.2. Đặc điểm của game offline 207 23.3. Game Online 207 23.4. Các sự cố thường xảy ra đối với các chương trình game 208 MỤC LỤC HÌNH MINH HOẠ 211 TÀI LIỆU THAM KHẢO 217 8
- BÀI 1. TỔNG QUAN PHẦN MỀM gdfgs BÀI 1. TỔNG QUAN PHẦN MỀM 1.1. Khái niệm phần mềm Là những chương trình được diễn đạt theo một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể đọc và hiểu được. Mục đích để điều khiển máy tính thực hiện những tác vụ, phục vụ cho các công việc theo yêu cầu của người sử dụng. Phần mềm được chia làm các loại cơ bản sau: Hệ điều hành. Ngôn ngữ lập trình Phần mềm ứng dụng, Hệ điều hành (OS – Operating System) Là những chương trình hệ thống, điều khiển tất cả các thiết bị cũng như sự hoạt động của máy tính. Ngoài ra hệ điều hành còn là nền tảng cho các chương trình khác hoạt động được trên máy tính. Các hệ điều hành phổ biến hiện nay : MS-DOS, Windows, Unix, Linux Ngôn ngữ lập trình (Programming Language) Là những câu lệnh được viết ra dựa trên một nguyên tắc (hay còn gọi là cú pháp) đuợc quy định sẵn nhằm mục đích ra lệnh cho máy tính thực hiện những tác vụ theo yêu cầu của người sử dụng. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay: Pascal, C, C++, C#, Visual Basic, Java Phần mềm ứng dụng (Application Software) Thực hiện những công việc cụ thể như xử lý hay quản lý dữ liệu. Mỗi chương trình phục vụ những công việc theo mục đích khác nhau như các phần mềm hệ thống phục vụ công việc về quản lý và tổ chức hệ thống còn tiện ích hỗ trợ công việc quản lý máy tính tốt hơn. Một số phần mềm ứng dụng phổ biến: Phần mềm soạn thảo văn bản: Microsoft WordPad, Microsoft Word, OpenOffice Writer Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System): Microsoft Access, Microsoft SQl Server, My SQL, Oracle 9
- Chương trình thiết kế và đồ họa: Autocad, Orcad, Corel Draw, PhotoShop, FreeHand, Illustrator Các phần mềm phục vụ thiết kế Web: FrontPage, DreamWeaver 1.2. Phân loại mã nguồn 1.2.1. Mã nguồn Mã nguồn (source code) là một dãy mã lệnh được tạo ra từ một ngôn ngữ lập trình nào đó. Mã nguồn của một chương trình được lưu thành những file dạng text sau đó được biên dịch hay thông dịch thành một chương trình. Hiện tại có hai khái niệm về mã nguồn sau: Mã đóng (Close Source) Đây là những chương trình mà khi sử dụng phải được sự đồng ý của nhà sản xuất. Mã nguồn mở (Open Source) Đây là những chương trình mà khi sử dụng người dùng không cần phải thông qua nhà sản xuất. Trong khi sử dụng có thể xem, sửa đổi hay cải tiến nâng cấp chương trình, tuy nhiên khi thực hiện cải tiến nâng cấp phải tuân theo qui định trong giấy phép phần mềm mã nguồn mở General Public Licence – GPL. 1.2.3. Các vấn đề lưu ý khi cài đặt và sử dụng phần mềm Trước khi đi vào chi tiết của giáo trình, chúng ta tham khảo qua một số ý về vấn đề cài đặt và sử dụng phần mềm. Cài đặt nhiều phần mềm trên máy tính có thể làm xuất hiện nhiều khả năng gây lỗi. Nên nhớ phần mềm được viết ra là để chạy trên hệ điều hành, chứ không phải để chạy với các phần mềm khác (nhà sản xuất phần mềm không thể biết người dùng có sử dụng phần mềm gì). Nên khi có nhiều phần mềm trên một hệ điều hành (chạy song song) gây “mệt mỏi” cho hệ điều hành trong việc quản lý và phân chia tài nguyên. làm giảm hiệu suất hoạt động của máy tính. Khi cài nhiều ứng dụng có cùng chức năng (Ví dụ: cài hai trình ghi đĩa, hai trình chống virus ), mỗi ứng dụng thiết lập hệ thống theo cách của mình sao cho chạy tốt nhất. Vì thế khi cài nhiều chương trình có cùng chức năng sẽ có nhiều hướng thiết lập khác nhau trên cùng một hệ thống. Kết quả là một trong những ứng dụng này có thể không hoạt động được (trường hợp này gọi là “xung đột”). 10
- BÀI 2. HỆ ĐIỀU HÀNH gdfgs Không nên cùng lúc cài song song nhiều phần mềm mà nên cài từng phần mềm một (restart máy tính nếu có yêu cầu). Cài đặt nhiều ứng dụng cùng một lúc có thể tiết kiệm thời gian nhưng việc cài đặt như thế có thể không được thực hiện đúng mà còn dẫn đến gây treo máy. Phải biết chương trình sẽ cài có chức năng gì để có những tùy chọn đúng, thông thường các chương trình cho phép chọn kiểu cài ( ví dụ: Custom hay Standard). Lưu ý những phần mềm miễn phí tải về từ Internet thường có thêm những chức năng quảng cáo (phần mềm quảng cáo kèm theo) nên tìm hiểu cách để bỏ nó đi. Có nhiều phần mềm khởi động cùng hệ thống và chạy liên tục (còn gọi là thường trú và hiển thị trên taskbar. Ví dụ như Real Player, AOL Nếu không cần thiết nên tắt đi bởi càng nhiều trình thường trú, hiệu suất họat động của máy tính giảm đi kể cả việc kết nối vào Internet. Ngòai ra một số chương trình không cần thiết nên bỏ đi bằng cách dùng chức năng Add or Remove Programs của Windows. 11
- BÀI 2. HỆ ĐIỀU HÀNH HỆ ĐIỀU HÀNH MS–DOS 2.1. Khái niệm MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) là hệ điều hành làm việc trong môi trường dòng lệnh (command-line interface) do hãng Microsoft sáng chế. Đây là hệ điều hành được thiết kế cho các máy tính cá nhân (Personal Computer). MS-DOS rất phổ biến trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. MS-DOS có nhiều phiên bản trong đó phiên bản thông dụng hiện nay là version 6.0, 6.22, 7.0. 2.1.1. Môi trường và tập lệnh của MS-DOS Môi trường MS-DOS: MS-DOS cung cấp cho người sử dụng giao diện dòng lệnh (Command Line) nên khi làm việc trên môi trường MS-DOS chúng ta cần phải nhớ tâp lệnh của MS-DOS. Khởi động MS-DOS: Ở đây chúng ta làm việc với DOS trên Windows (DOS for WIN) nên vào MS-DOS bằng cách Start -> Run -> nhập CMD hoặc Command (Windows 98) 2.1.2. Các khái niệm cơ bản Khái niệm về ổ đĩa Trên môi trường MS-DOS chúng ta sẽ thấy những ký hiệu A:\>; C:\>; D:\> đó là các thể hiện những ổ đĩa của DOS mà người ta thường gọi là thư mục gốc. Một số quy định chung Drive: Ổ đĩa Path: đường dẫn Filename: tên tập tin Directory: thư mục Sub Directory: thư mục con Để được giúp đỡ từ DOS: /? Khái niệm về tập tin Tập tin là nói đến một đối tượng có chứa đựng nội dung như một tài liệu, văn bản, dữ liệu 12
- BÀI 2. HỆ ĐIỀU HÀNH gdfgs Tên tập tin: Gồm hai phần (phần đầu và mở rộng) cách nhau bởi dấu chấm. Theo quy định trên DOS (MS-DOS thực) tên tập tin có nhiều nhất 8 ký tự và tên mở rộng nhiều nhất 3 ký tự. Tuy nhiên đối với DOS for Windows đều này không còn đúng nữa. Và lưu ý tên tập tin không được bắt đầu bằng ký tự đặc biệt và phải nhập liên tục. Ví dụ: bt1.DOC, bt2.XLS, bt3.MDB Phân cách giữa phần tên và phần mở rộng là dấu chấm, và dựa trên phần mở rộng chúng ta có thể biết tập tin đó được tạo từ chương trình nào Ví dụ: bt1.DOC được tạo từ Microsoft Word bt2.XLS được tạo từ Microsoft Excel . Khái niệm về thư mục Thư mục là đối tượng dùng để tổ chức dữ liệu trên trên máy tính. Thư mục có thể chứa thư mục khác (gọi là thư mục con) hay những tập tin. Mỗi ổ đĩa trên máy tính được xem như là một thư mục gốc (root directory) và ký hiệu :\ Ví dụ: C:\ là thư mục gốc C D:\ là thư mục gốc D Đường dẫn (Path) Đường dẫn là quá trình truy vào một thư mục hay tập tin nào đó. Thông thường đường dẫn được bắt đầu từ thư mục gốc. Ví dụ: D:\BSMT\PMUD : Truy xuất vào thư mục PMUD trong thư mục BSMT của đĩa D:\ Tập lệnh của MS-DOS Trong môi trường của MS-DOS hầu như chúng ta làm việc bằng các lệnh. HĐH DOS cung cấp cho chúng ta tập lệnh bao gồm lệnh nội trú và lệnh ngoại trú. Lệnh nội trú (Internal Command): Với HĐH DOS, nói đến tập lệnh nội trú tức muốn nói đến những lệnh được nạp sẵn trong bộ nhớ máy tính. Tập lệnh này được quản lý bởi COMMAND.COM hay .EXE, IO.SYS và MSDOS.SYS. những tập tin này lưu trên đĩa C:\ hay trong thư mục Windows. 13
- Như vậy khi sử dụng ta chỉ cần gọi lệnh đúng cú pháp chứ không quan tâm đến việc lệnh nằm ở đâu. Các lệnh nội trú thông dụng: Các lệnh liên quan đến thư mục: DIR, CD, MD, RD, PATH, Các lệnh liên quan đến file: TYPE, DEL, COPY, REN, Các lệnh thời gian: TIME, DATE Các lệnh khác:CLS, VER, VOL, Mỗi lệnh có một chức năng khác nhau và cách sử dụng hay còn gọi là cú pháp cũng khác nhau. Để biết được cách sử dụng của một lệnh, chúng ta thực hiện cú pháp sau: /? Ví dụ: D:\> Dir /? Tức là chúng ta muốn xem cú pháp của lệnh Dir [Tên đĩa]:\ >lệnh [đường dẫn] Ví dụ 1:Liệt kê dữ liệu trong đĩa D:\ Hình B.2.1: Dùng lệnh Dir Ví dụ 2: Tại C:\ xóa tập tin D:\BaiTap\test.txt C:\>del D:\baitap\test.txt Ví dụ 3: C:\>MD TPHCM ( Tạo thư mục TPHCM trong thư mục gốc đĩa C) 14
- BÀI 2. HỆ ĐIỀU HÀNH gdfgs C:\>MD TPHCM\QUAN1 ( Tạo thư mục QUAN1 nằm trong thư mục TPHCM) Lệnh ngoại trú (External command) Lệnh ngoại trú về nguyên tắc sử dụng cũng giống như lệnh nội trú. Nhưng những lệnh này không được nạp sẵn trong bộ nhớ mà nó được lưu dưới dạng tập tin có phần mở rộng là .COM hay .EXE. Các lệnh ngoại trú thông dụng: Format : dùng để định dạng đĩa Tree : Xem thư mục dạng cây Deletetree : Xóa cây thư mục Attrib : Gán thuộc tính cho file Move : di chuyển file Convert : chuyển đổi định dạng FAT32 sang NTFS Ví dụ: C:\>convert D /FS :NTFS : Chuyển partition D từ FAT32 sang NTFS HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Windows là hệ điều hành do Microsoft tạo ra, đây một trong những HĐH có giao diện đồ họa mà qua tên của nó đã nói lên cách thức hiển thị. Ngòai ra đây là HĐH có nhiều tính năng như: Có thể thực hiện nhiều chương trình cùng lúc (đa nhiệm) Chương trình hiển thị dạng cửa sổ hay các chức năng thể hiện bằng những biểu tượng Và rất nhiều tính năng khác như hỗ trợ kết nối và quản trị mạng Các phiên bản và phân loại HĐH Windows Phiên bản là từ dùng để chỉ các thế hệ của HĐH Windows. Các phiên bản của Windows ra đời theo từng giai đoạn với những tên gọi khác nhau như: Windows 3.0, 3.1 gọi chung là 3.X, sau đó hàng loạt những Wndows 95,97,98 còn gọi là Win9X. Hiện nay những HĐH thông dụng mà như được nhiều người biết đến là Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003. Mới nhất hiện nay là Windows Vista.Những HĐH này còn gọi là HĐH 16 bit hay 32 bit 15
- Hiện nay hệ điều hành 64 bit là một loại mới. Nó thiết kế cho kiến trúc AMD64 của AMD, IA-64 của Intel, và EM64T (Intel® Extended Memory 64 Technology). Những Windows 64-bit bao gồm Windows XP Itanium, Windows Professional x64 Edition và Windows Server 2003. Windows XP Professional và "Windows Server 2003 x64 Edition". Trong đó Windows Vista là HĐH mới nhất hiện nay, được coi là sự kế vị của Windows XP. Hiện tại nó có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit. Bài tập: 1. Thực hiện các công việc theo yêu cầu sau : 1.1. Tạo thư mục sau : 1.2. Copy các tập tin winword.exe, excel.exe vào thư mục UD_VP 1.3. Tạo file ud_dohoa.txt có nội dung là tên một số cương trình đồ họa 1.4. Tạo thư mục MS_DOS trong HDH_INT sau đó tạo file noitru.txt có nội dung mô tả cách sử dụng ít nhất 10 lệnh nội trú, 5 lệnh ngoại trú. 1.5. Dùng lệnh DIR xem cây thư mục H_PHAN_2 theo hàng ngang, có sắp xếp (lưu ý : để biết thêm cách sử dụng, dùng / ? để tham khảo thêm) 1.6. Đổi tên HDH_INT thành HDH_Internet_Mail, sau đó cho nhận xét 1.7. Copy các file .ini từ Windows\system32 vào H_PHAN_2 2. Hãy chuyển đĩa D:\ sang dạng NTFS 3. Đứng ở C:\ hãy tạo file testungdung.txt có nội dung tùy ý sau đó xem lại nội dung và cho nhận xét. 16
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs 4. Tạo thư mục D:\noitru, sau đó tìm 5 tập tin của lệnh nội trú đang lưu trên Windows và copy vào thư mục vừa tạo 5. Tạo file loi.txt mô tả các trường hợp nhận biết lỗi do lệnh sai, cú pháp lệnh sai, không tìm thấy file hay thư mục. 17
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP Mục đích: Quản lý các đối tượng trên Desktop Bảo vệ màn hình và quản lý nguồn điện Điều khiển độ phân giải và tần số màn hình hợp lý Quản lý và thiết lập thanh tác vụ, Start Menu 3.1. Desktop Properties Desktop là màn hình chính của Windows, trên đó ngoài những shortcut, folder Desktop còn chứa đựng rất nhiều những chức năng có thể làm thay đổi giao diện Windows. Tham khảo đến các tính năng bên trong của Desktop bằng cách click chuột phải lên Desktop -> Properties Hình B.3.1: Desktop Properties 3.2. Quản lý các đối tượng trên Desktop Ẩn/Hiện các Shortcut mặc định trên Desktop Ngoài những shortcut do người sử dụng tạo ra, trên Desktop còn có một số shortcut của Windows. Những shortcut này rất hữu dụng khi làm việc trên Windows. Tuy nhiên việc ẩn hay hiển thị tùy thuộc vào người sử dụng. Giả sử có yêu cầu ẩn/hiện các Shortcut My Computer, My Document, (trên Windows Vista có thể ẩn, hiện Recycle Bin) Từ Display Properties chọn -> Desktop -> Customize Desktop 18
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs Sau đó đánh dấu chọn, bỏ chọn trên từng đối tượng theo yêu cầu. Hình B.3.2: Desktop Items Làm sạch Desktop Là công cụ rất hữu ích trong việc dọn dẹp các các icon không cần thiết trên Desktop. Chọn “Clean Desktop Now”, đánh dấu chọn các icon cần xóa, chọn “Next” thực hiện xóa Hình B.3.3: Làm sạch Desktop Ngoài ra chọn “Run Desktop Cleanup Wizard every 60 days”, chương trình sẽ tự động thực hiện sau mỗi 60 ngày. Sự tích hợp Web Site lên Desktop. Theo yêu cầu công việc, người sử dụng có thể đưa nội dung của web site lên desktop để cho việc đọc thông tin nhanh hơn bằng cách chọn thẻ Web 19
- Hình B.3.4: Đưa địa chỉ Web lên Desktop Chọn New, nhập địa chỉ Web vào text box Location Ví dụ: “Synchronize” Là chức năng hỗ trợ cho việc đọc thông tin offline. Khi chọn chức năng này thông tin sẽ được lưu xuống đĩa cứng, đây là điểm hay của việc tích hợp web lên desktop Chọn Delete để xóa địa chỉ website 3.3. Cơ chế bảo vệ màn hình và điện năng: Cơ chế thiết lập mật khẩu cho Screen Saver Cơ chế này giúp cho việc bảo mật thông tin cá nhân cũng như bảo vệ màn hình khi chúng ta không làm việc trên máy tính trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Tại “Display Properties “ 20
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs Hình B.3.5: Bảo vệ màn hình Screen Saver: Chọn kiểu On resume, password protect: Đặt cơ chế bảo mật. Khi chọn cơ chế bảo mật đa phần sẽ gặp vấn đề như: Không biết đặt mật khẩu ở đâu Windows không hỏi mật khẩu khi quay lại màn hình làm việc. Không biết mật khẩu là gì khi Windows hỏi Như vậy mật khẩu này là gì, đặt ở đâu, có thay đổi hay bỏ được không ? Chúng ta lưu ý, đối với những HĐH cũ như Windows 95,97,98 cho phép đặt mật khẩu tại hộp thoại Screen Saver nhưng đối với Windows sau này như Windows XP, Vista thì không có chức năng đặt mật khẩu. Vì thế khi thiết lập mật khẩu chúng ta phải lưu ý, nếu ở phần này không có chức năng để đặt mật khẩu thì mặc nhiên nó sẽ sử dụng mật khẩu của user account. Điều khiển nguồn điện Công việc này nhằm giảm thiểu sự tiêu thụ điện trong khi rời khỏi máy tính hoặc khi máy tính không làm việc cũng như thiết lập cơ chế cung cấp điện đúng cách cho từng dòng máy tính. Tại Screen Saver chọn nút Power. 21
- Hình B.3.6: Điều khiển nguồn điện Power Schemes: Home/Office Desk: Dùng cho máy PC Portable/Laptop: Dùng cho máy Laptop Turn off monitor: Tắt màn hình theo thời gian chọn Turn off hard disk: Tắt sự họat động của đĩa cứng theo thời gian chọn. Chức năng này nên chọn Never System standby:Máy tính chuyển sang trạng thái chờ theo thời gian đã chọn. Cơ chế Hibernate Là chức năng dùng để tắt máy tính đồng thời lưu lại các công việc, trạng thái đang làm việc của máy tính trước khi tắt. Khi khởi động lại sẽ nhận được kết quả giống như lúc tắt và máy khởi đông nhanh hơn. Khi sử dụng tính năng này phải lưu ý các vấn đề sau: Dung lượng trống của đĩa C phải lớn hơn dung lượng RAM và Hibernate phải đang được kích hoạt, tức là mục Enable Hibernates phải đang được chọn. Vào tab Hibernate đánh dấu chọn Enable Hibernates. Khi tắt máy phải kết hợp phím shift. 22
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs Hình B.3.7: Sử dụng Hibernate 3.4. Độ phân giải và tần số của màn hình 3.4.1. Thiết lập độ phân giải Độ phân giải màn hình là một trong những vấn đề thường gây khó khăn cho người sử dụng như hình ảnh, chương trình hiển thị trên màn hình không mịn (không sắc nét): Khắc phục: Từ Display Properties chọn Setting. Hình B.3.8: Thiết lập độ phân giải Screen resolution: Hiệu chỉnh độ phân giải Color quality: Chọn chế độ màu Nên cài đầy đủ driver card màn hình để khắc phục tốt vấn đề này. 3.4.2. Hiệu chỉnh tần số màn hình Vấn đề của tần số là gì: Khi thấy màn hình chớp liên tục (màn hình giật liên tục) đó là do hiệu chỉnh tần số chưa chuẩn. 23
- Khắc phục bằng cách: Tại Display Properties chọn Setting -> Advanced -> Monitor Screen refresh rate: chọn giá trị tần số. Hình B.3.9: Hiệu chỉnh tần số Cách thực hiện: Nên chọn theo cách tăng dần, bởi giá trị này phụ thuộc vào loại màn hình nên khó xác định giá trị cụ thể. Nếu chọn quá cao màn hình không hiển thị được tín hiệu. Sau khi chọn giá trị tần số, chọn Apply và kiểm tra khi nào đạt kết quả tốt tiếp tục chọn OK. Lưu ý: Không nên bỏ qua Apply bởi đây là động tác xác nhận cho nên nếu hiệu chỉnh không thích hợp có thể trở lại trạng thái ban đầu bằng cách ấn phím esc. Để hiệu chỉnh được tần số, card màn hình phải có driver 3.5. Thiết lập môi trường làm việc trên Taskbar Taskbar Properties Taskbar là nơi tạm trú của những chương trình đang thực thi (kể cả những chưong trình thường trú như Unikey, đồng hồ ) cho nên việc quản lý, thiết lập rất quan trọng. Công việc này sẽ giúp cho việc sử dụng trên Windows trở nên tốt hơn, tiện dụng hơn. Tất cả những chức năng nằm trong cửa sổ Properties. Click chuột phải lên Taskbar -> Properties 24
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs Hình B.3.10: Làm việc với Taskbar 3.5.1. Chọn lựa các thành phần hiển thị trên Taskbar Mở khóa/khóa thanh taskbar Ẩn/hiện đồng hồ Và một số chức năng khác Ví dụ: Lock the taskbar: Khóa hay mở cơ chế đổi kích thước thanh taskbar. Auto-hide the taskbar: Ẩn hiện thanh Taskbar Show the clock: Ẩn, hiện đồng hồ hệ thống trên taskbar Hide inactive icons: Ẩn các icons của chương trình chạy thường trú. Và có thể xem chương trình nào đang chạy thường trú bằng các chọn Customize. 3.5.2. Thiết lập cơ chế hiển thị Start Menu Tổ chức và sắp xếp Start menu Có thể nói Start menu là con đường chính đi vào các chương trình trên Windows. Cho nên trên menu này phải có sự tổ chức cũng như chọn lựa cách hiển thị sao cho tốt nhất. Các kiểu hiển thị và thành phần của Start Menu 25
- Từ Properties của Taskbar chọn thẻ Start menu được hình ảnh sau Hình B.3.11: Làm việc với Start Menu Chọn Start menu hay Classic Start menu để thay đổi kiểu hiển thị. Nút Customize trên mỗi kiểu chọn cho chúng ta hai hộp thoại: Hình B.3.12: Cơ chế hiển thị Start Menu Trên mỗi hộp thoại cung cấp các chức năng lựa chọn để hỗ trợ cho kiểu start menu đã chọn. Chọn cách hiển thị, kích thước của các icons Các tiện ích nào được hiển thị trên start menu. 26
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs Ví dụ: Number of programs on Start menu: Chọn hiển thị số chương trình đã sử dụng trên Start menu. Show on Start menu: Chọn trình duyệt, chương trình mail nào hiển thị trên Start menu. Clear list: Xóa danh sách các tên chương trình, các file đã mở trong quá trình sử dụng. Danh sách này được chứa trong Start -> My recent Documents. 3.6. Các vấn đề trên Recycle Bin Recycle Bin là nơi chứa những dữ liệu sau khi xóa (còn gọi là thùng rác). Mục đích nhằm giúp cho người sử dụng có thể lấy lại những dữ liệu đã lỡ tay xóa đi tuy nhiên trong quá trình sử dụng sẽ có những vấn đề thường xảy ra như khi xóa dữ liệu không vào Recycle Bin hay lúc vào lúc không . Để khắc phục những vấn đề trên chúng ta phải kiểm tra một số vấn đề sau: 3.6.1.Vấn đề trong khi sử dụng Về mặt sử dụng có thể xảy ra những vấn đề sau: Có kết hợp phím Shift trong khi xóa Xóa dữ liệu không nằm trên đĩa cứng, tức là chỉ những dữ liệu trên đĩa cứng khi xóa mới vào Recycle Bin (ví dụ xóa dữ liệu trên USB sẽ không vào Recycle Bin) Dữ liệu xóa có dung lượng lớn hơn dung lượng của Recycle Bin 3.6.2.Vấn đề do hệ thống Do khóa cơ chế chứa dữ liệu xóa trên tòan đĩa cứng, lúc này lúc này dữ liệu xóa không bao giờ vô Recycle Bin Khóa trên partition nào đó. Trường hợp này khi xóa dữ liệu trên partition bị khóa dữ liệu sẽ không vô Recycle bin. 3.6.3. Giải quyết các vấn đề trên Vấn đề sử dụng, chỉ cần khắc phục các trường hợp trên như khi xóa không ấn Shift, nên copy dữ liệu lên đĩa cứng để thao tác Vấn đề hệ thống: Windows cho phép thiết lập môi trường làm việc cho Recycle Bin và từ đây chúng ta có thể khắc phục được các trường hợp trên. 27
- Thực hiện: Click phải chuột lên Recycle Bin -> Properties Hình B.3.13: Làm việc với Recycle Bin Số tab trên cửa sổ này tùy thuộc vào số Partition trên đĩa cứng, như hình trên đĩa cứng có bốn partition (luôn luôn có tab Global). Hình B.3.14: Dung lượng Recycle Bin Trường hợp này đĩa cứng được chia ba partitions Tab Global: Cho phép chúng ta thiết lập dung lượng cũng như nơi chứa dữ liệu xóa trên tòan đĩa cứng. Configure drives independently: Cho phép thiết lập nơi chứa cũng như dung lượng cho Recycle Bin trên từng Partiton trên đĩa cứng. Use one setting for all driver: Thiết lập phạm vi xóa dữ liệu vào Recycle Bin trên toàn đĩa cứng đồng thời hiệu chỉnh dung lượng cho Recycle Bin. Chọn chức năng này khi xóa dữ liệu trên đĩa cứng mặc nhiên sẽ vào Recycle Bin ngoại trừ trường hợp dung lượng dữ liệu lớn hơn dung lượng Recycle Bin. 28
- Bài 3: THIẾT LẬP CƠ CHẾ LÀM VIỆC TRÊN DESKTOP gdfgs Do not move files to the Recycle Bin: Khóa Recycle Bin, khi này xóa dữ liệu không bao giờ vào Recycle Bin. Display delete confirmation dialog: Bật tắt câu thông báo khi xóa dữ liệu. Tương tự cho việc thiết lập trên từng partiton của đĩa cứng. Giả sử thiết lập trên đĩa D thông qua các bước sau: B1: Trên Global chọn B2: Chọn Tab của partitions D Hình B.3.15: Điều chỉnh dung lượng Hình trên nghĩa là thiết lập dung lượng của Recycle Bin trên partition D la 10% trên tổng dung lượng của đĩa D (3.90 GB trên 39 GB) Nhưng lưu ý khi thiết lập trên từng partition đồng nghĩa với việc khóa hay không khóa việc chứa dữ liệu xóa trên từng partiton. Nếu đánh dấu vào Do not : Khóa Recycle Bin trên partiton D. Khi này xóa dữ liệu trên D sẽ không vào Recycle Bin. Lưu ý: Thiết lập cho phép chứa dữ liệu xóa trên Partiton C và khóa trên D có nghĩa là khi xóa dữ liệu trên C, dữ liệu đó sẽ vào Recycle Bin còn xóa trên D, dữ liệu mất luôn chứ không vào Recycle Bin. Tổng kết: Ẩn, hiện các shortcut mặc định trên Desktop của Windows Thiết lập cơ chế bảo vệ màn hình Khi nào hiệu nên hiệu chỉnh độ phân giải, tần số màn hình Hiểu được tại sao không hiệu chỉnh được tần số Hiểu được Standby, Hibernate là gì? 29
- Thiết lập cơ chế làm việc trên Tasbar và Start Menu Bài tập 1. Trên Windows XP, hãy xóa icon Recycle Bin đi sau đó cho hiển thị lại và cho nhận xét 2. Hãy hiển thị lại icon My Documents nếu bị ẩn sau đó đổi icon của nó thành 3. Hiển thị các icon Mycomputer, My Document, My Netword Place, Internet Explorer và tạo Folder baitap và shortcut Winwors, Excel trên Desktop. Sau đó dùng chức năng Clean Desktop Now xóa tất cả các icon trên Desktop chỉ để lại Recycle Bin. Cho nhận xét và lời khuyên để thực hiện được yêu cầu trên 4. Đưa Website của TTĐT CNTT iSPACE lên Desktop sao cho có thể xem được trong trường hợp Offline. Sau đó tắt kết nối Internet và xem nội dung cho nhận xét. 5. Đặt cơ chế Screen Saver với thời gian chờ 1 phút và có mật khẩu. Sau đó kiểm tra trong trường hợp account có, không có mật khẩu. Cho biết mật khẩu của Screen Saver là gì ? 6. Hãy mở ứng dụng Word, Excel sau đó tắt máy tính bằng cơ chế Turn Off và Hibernate. Cho nhận xét hai trường hợp tắt máy tính trên, cho lời hướng dẫn cách ẩn, hiện chức năng Hibernate. 7. Nêu cách nhận diện khi nào nên hiệu chỉnh tần số màn hình, khi nào hiệu chỉnh độ phân giải. Lời khuyên cho việc hiệu chỉnh này sao cho hiệu quả nhất. 8. Start menu đang chọn dạng Start menu, nhưng khung bên trái chỉ hiển thị shortcut của Internet Explorer. Muốn hiển thị trên đó 5 shortcut của 5 chương trình thường sử dụng khác bằng cách nào. 9. Chuyển Start menu sang dạng Classic Start menu và trên đó hiển thị cho hiển thị tất cả các chức năng trong Control Panel và hiển thị Administrative Tools Programs. 10. Hãy khóa Recyclce Bin trên đĩa C, mở trên D với dung lượng khoảng 1GB đến 1.5 GB. Sau đó xóa dữ liệu trên C, D cho nhận xét. 30
- BÀI 4: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRÊN WINDOWS gdfgs BÀI 4: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRÊN WINDOWS Mục đích: Am hiểu Control Panel là gì Thiết lập tính năng của các đối tượng trên Control Panel Làm việc với Folder Options 4.1. Control Panel Là ứng dụng chứa các chức năng làm thay đổi các thông số về hệ thống trên HĐH Windows. Mở Control Panel: Start Settings Control Panel Hình B.4.1: Control Panel 4.1.1. Add or Remove Programs Đây là chức năng dùng để cài thêm, gỡ bỏ các thành phần của Windows cũng như các chương trình đang có trên Windows Trong Control Panel chọn biểu tượng Add or Remove Programs 31
- Hình B.4.2: Thêm/gỡ bỏ chương trình Từ danh sách các chương trình được Windows hiển thị, chọn tên chương trình cần gỡ bỏ, chọn Change/Remove. Hay chọn Add/Remove Windows Compnent để gỡ bỏ hoặc cài thêm các thành phần của HĐH Windows. Hình B.4.3: Thêm/gỡ bỏ các thành phần Khi thấy nút “Details ” hiển thị tức là bên trong còn một số thành phần khác. 4.1.2. Date and Time Từ Control Panel, chọn Date and Time Dùng để hiệu chỉnh ngày, giờ hệ thống. 32
- BÀI 4: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRÊN WINDOWS gdfgs Hình B.4.4: Hiệu chỉnh ngày giờ Chọn khu vực: Hình B.4.5: Chọn khu vực Cập nhật ngày giờ chuẩn trên Internet theo khu vực đã chọn (phải đang kết nối Internet) Hình B.4.6: Cập nhật ngày giờ chuẩn 33
- 4.1.3. Mouse Trên Control Panel double click lên biểu tượng Mouse Hình B.4.7: Thay đổi chức năng Mouse Hộp thọai này cho phép thiết lập các chức năng liên quan đến việc sử dụng mouse ví dụ như: Switch primary and second buttons: Chọn phím mouse sử dụng chính cho việc thao tác, mặc định là phím trái. Tab Pointer: dùng để chọn kiểu dáng hiển thị của con trỏ mouse Hình B.4.8: Thay đổi trỏ chuột Chọn kiểu dáng di chuyển của mouse: 34
- BÀI 4: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRÊN WINDOWS gdfgs Hình B.4.9: Thay đổi kiểu dáng chuột 4.1.4. Regional and Language Dùng để thiết lập các giá trị hỗ trợ người dùng : Trong cửa sổ Control Panel, Regional and Language Options Hình B.4.10: Chọn lựa ngôn ngữ, khu vực Những công việc có thể thiết lập như: 35
- Customize: Định dạng cách hiển thị số (Number), tiền tệ (Currency), giờ (Time), ngày (Date). Hình B.4.11: Thay đổi các chức năng Language: Chọn hay cài đặt ngôn ngữ cho bàn phím, trong tab này chọn Details Hình B.4.12: Thiết lập ngôn ngữ bàn phím 36
- BÀI 4: CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRÊN WINDOWS gdfgs Và một số chức năng khác trên Control panel hỗ trợ rất nhiều trong công việc kỹ thuật. 4.2. Folder Options trong My Computer và Windows Explorer Biểu tượng My Computer và chương trình Windows Explorer là đối tượng không thể thiếu với bất kỳ người sử dụng Windows. Việc sử dụng đôi khi cảm thấy các chức năng không đáp ứng các yêu cầu công việc hay gặp một số sự cố đó có thể do chưa thiết lập đúng điều kiện làm việc. Hai chương trình trên cung cấp một số chức năng thiết lập môi trường làm việc tốt hơn hay xử lý một số vấn đề xảy ra trong khi sử dụng. Các chức năng nằm trong Tools -> Folder Option hay vào Control Panel chọn Folder Options Hình B.4.13: Chức năng Folder Options 4.2.1. Thẻ General Cho phép chúng ta thiết lập các chức năng hiển thị trên cửa sổ của folder Ví dụ 1: Tasks có hai tùy chọn. Nếu chọn Show common tasks in folders: bên trái của cửa sổ folder hiển thị một panel với một số chức năng hỗ trợ khác như “Make a new folder” hay “Share this folder” Use Windows classic folders: Chỉ hiển thị cửa sổ của folder chứ không có thông tin hỗ trợ. 37
- Ví dụ 2: List Items as follows có hai tùy chọn Single-click to open an item: Cho phép kích hoạt một chương trình, mở folder bằng một thao tác click chuột Double-click to open an item: Cho phép kích hoạt một chương trình, mở folder bằng thao tác click chuột hai lần 4.2.2. Thẻ View Hình B.4.14: Thay đổi chức năng Trong thẻ này cho phép chúng ta thiết lập môi trường làm việc trên My Computer hay Windows Explorer và một số chức năng liên quan đến hệ thống trên Windows như: Hide files and folders: có hai chức năng chọn Do not show hidden file and folder: Nếu chọn sẽ không hiển thị những file hay folder có thuộc tính ẩn Show Hidden files and folders: Nếu chọn sẽ hiển thị files và folders có thuộc tính ẩn. Hide extensions for know file type : Nếu chọn sẽ hiển thị tên mở rộng của file còn nếu không chọn sẽ ẩn. Use simple file sharing (Recommended): Nếu chọn, chức năng Security của folder bị ẩn, còn nếu không chọn sẽ cho chúng ta giao diện share folder theo kiểu khác. 38
- BÀI 5: CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU gdfgs Show drive letters: Ẩn hay hiện ký tự được gán cho một partition trên đĩa cứng. Trường hợp bị mất ký tự trên đĩa đa phần nghỉ rằng do virus nhưng thực ra là do bỏ chọn chức năng này Ví dụ: Trường hợp này là do bỏ chọn chức năng trên : Trường hợp này có chọn chức năng trên nên xuất hiện ký tự (D:) Tóm lại trong Folder Option có rất nhiều tính năng mà một người làm kỹ thuật IT phải biết qua. Tổng kết: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm khỏi Windows Cài đặt và gỡ bỏ các thành phần của Windows Hiệu chỉnh ngày giờ hệ thống Hiệu chỉnh chuột, bàn phím Thiết lập các giá trị số, tiền tệ, ngôn ngữ bàn phím Thiết lập các tùy chọn trên Folder Options Bài tập: 1. Hãy loại bỏ mục Game trên menu Programs của Windows XP 2. Thiết lập các phím mũi tên bên phải trên bàn phím thành chức năng điều khiển như mouse. 3. Thiết lập cho phím có thể xoay được màn hình desktop Windows 4. Thiết lập các hiển thị số theo dạng ###.###,00, VNĐ ###, DD/MM/YY 5. Hãy khắc phục các trường hợp sau: a. Hiển thị hay ẩn tab Security trong trường hợp mở Folder Properties. b. Ẩn, hiển thị Control Panel trong My Computer c. Tại sao dữ liệu ở dạng Compress hay Encrypt không bị đổi màu. d. Chọn cơ chế một lần click chuột để mở hay kích hoạt chương trình e. Muốn mỗi folder khi mở sẽ hiển thị trên một cửa sổ bằng cách nào. 39
- BÀI 5: CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU Mục đích: Cách chia sẻ và truy xuất dữ liệu giữa các máy tính trong mạng LAN Bảo mật dữ liệu trong khi chia sẻ Tạo tài khoản người dùng Phân quyền truy xuất dữ liệu Mã hóa, nén dữ liệu trong Windows 5.1. Chia sẻ và truy xuất dữ liệu Công việc chia sẻ dữ liệu được thực hiện khi máy tính đang là thành viên trong một hệ thống mạng nội bộ. Share giúp cho việc trao đổi dữ liệu giữa các máy tính thuận tiện hơn Các bước thực hiện Click chuột phải lên Folder cần Share Chọn Sharing and security Chọn Share this folder on the network Mặc định tại Share name: xuất tên của folder, chúng ta có thể thay đổi tên khác Hình B.5.1: Chia sẽ dữ liệu 40
- BÀI 5: CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU gdfgs Truy xuất dữ liệu Để truy xuất được dữ liệu từ máy tính khác phải có những điều kiện sau: Máy tính kia phải là thành viên trong cùng mạng LAN và có dữ liệu đã share Phải biết tên máy (Computer name) hay địa chỉ IP của máy muốn truy xuất vào Truy xuất bằng cách Start -> Run nhập \\địa chỉ IP hay \\ tên máy Cách khác từ thanh địa chỉ của My Computer hay Windows Explorer nhập tương tự như trên. 5.2. Bảo mật dữ liệu 5.2.1. Tài khoản người dùng Tài khoản người dùng ý muốn nói về một User account dùng để đăng nhập vào Windows. Trên Windows cho phép chúng ta tạo nhiều tài khoản khác nhau, với mỗi một tài khoản sẽ có quyền làm việc khác nhau. Căn bản trên Windows có hai loại tài khoản là Account Administrative và Account Limited Account Administrative: Có tòan quyền trên Windows tức có thể khống chế tài khoản khác hay có thể Remove hoặc cài đặt thêm chương trình. Account Limited: Chỉ có thể sử dụng những chương trình có sẵn chứ không thể cài thêm hay gỡ bỏ chương trình và cũng không thể điều khiển được Account khác. Có hai cách tạo tài khoản: Cách 1: Thực hiện theo từng bước sau B1: Từ Control Panel -> chọn User Account. Hình B.5.2: Tạo tài khoản người dùng B2: Chọn Create new account, nhập tên account, chọn next. 41
- B3: Tại Type a name for the new account, chọn Next Hình B.5.3: Đặt tên tài khoản B4: Chọn loại tài khoản Computer Administrator hay Limited Chọn Create Account Sau đó chọn Hình B.5.4: Thay đổi tài khoản Create Password: Để tạo password cho acount Change the picture: Thay đổi hình của account Change the account type: Thay đổi kiểu account Delete the account: Xóa account. Chú ý muốn xóa một account khác, account đang logon phải là kiểu Administrator. Cách 2: Thực hiện theo từng bước sau B1: Nhấp chuột phải lên My Computer chọn Manage B2: Chọn Local User and Group – chọn User Local B3: Click phải chọn New và nhập thông tin cho User 42
- BÀI 5: CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU gdfgs Hình B.5.5: Thiết lập tài khoản Hình B.5.6: Đặt tên tài khoản Lưu ý: User must change password at next logon: Nếu chọn, phải thay đổi password trước khi đăng nhập Account is disable: Khóa account Click phải lên account cần đổi password chọn Set Password để thay đổi. Hình B.5.7: Thay đổi Password 43
- 5.2.2. Phân quyền truy xuất dữ liệu Giúp cho sự bảo mật thông tin giữa các account, tức chúng ta có thể tạo quyền truy xuất vào ổ đĩa (ổ đĩa logic) hay folder cho account. Việc này giúp cho việc bảo mật dữ liệu tốt hơn. Thực hiện gán quyền qua các bước sau: B1: Click chuột phải lên đĩa hay folder muốn gán quyền, chọn Properties B2: Chọn thẻ Security Hình B.5.8: Phân quyền chia sẽ dữ liệu B3: Hình ảnh cho thấy Group or user names: đang chứa những user đã được gán quyền, Permission for là những quyền mà user đó được gán. Để thực hiện gán quyền, chúng ta chọn “Edit” 44
- BÀI 5: CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU gdfgs Hình B.5.9: Gán quyền cho các User Tại đây chúng ta có thể thay đổi quyền truy xuất bằng cách chọn user account sau đó gán lại quyền. Với cột “Allow” có nghĩa cho phép cột “Deny” không cho phép. Nếu muốn bỏ một user account nào đó ra khỏi sự phân quyền chúng ta chọn user đó và chọn Remove Ngoài ra để gán quyền cho một user khác, chúng ta chọn nút Add Hình B.5.10: Gán quyền mở rộng Tiếp theo chọn Advanced, sau đó dùng chức Find để Windows liệt kê danh sách các user đang có trên máy, lúc này chỉ việc double click chọn user account nào muốn gán quyền, chọn OK để trở về cửa sổ Permission for và tại đây chúng ta thực hiện gán quyền. Phân quyền thực thi Ngoài việc phân quyền truy xuất dữ liệu giữa các user account, trên windows còn cho phép chúng ta thực hiện gán quyền thực thi hay không cho phép thực thi một chương trình nào đó. 45
- Cách thực hiện này cũng giống như trên nhưng chú ý khi gán quyền cho một chương trình chúng ta phải thao tác trực tiếp trên gốc của chương trình đó. Ví dụ: Muốn gán quyền thực thi chương trình Microsoft Excel cho một user account, chúng ta phải thao tác trên file Excel.exe được lưu trong Program files\Microsoft Office\Office. 5.3. Mã hóa dữ liệu Lưu ý: Để thực hiện được việc mã hóa dữ liệu yêu cầu dữ liệu phải nằm trên partition có phân vùng NTFS và chỉ thực hiện trên những file không thuộc file hệ thống hay file thực thi. Ví dụ: Chúng ta có thể thực hiện trên file tạo từ MS-Word, file hình ảnh Khi dữ liệu được mã hóa, chỉ tài khoản thực hiện mã hóa mới được truy xuất dữ liệu này. Nếu muốn những tài khoản khác đọc được dữ liệu này phải có sự đồng ý của tài khoản đã mã hóa dữ liệu đó Thực hiện: B1: Click phải lên file cần mã hóa, chọn Properties B2: Chọn Advanced Hình B.5.11: Mã hóa dữ liệu Compress or Encrypt attributes: Chức năng này nhằm làm giảm dung lượng file nhưng vẫn truy xuất bình thường trên mọi user account. Encrypt contents to secure data: Chức năng này có ý nghĩa cấm mở file trên mọi user khác. Và cũng không cho phép thực hiện copy hay xóa. 46
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs Tóm lược Cách chia sẻ và truy xuất dữ liệu Tạo user account bằng hai cách Cách phân quyền truy xuất và phân quyền thực thi Cách thực hiện mã hóa và nén dữ liệu. BÀI TẬP: 1. Nêu lợi ích của việc Share dữ liệu 2. Thực hiện share dữ liệu với các thành viên khác trong lớp cho trường hợp thông qua tên thật, tên khác và share ẩn. sau đó truy xuất dữ liệu với nhau. 3. Thực hiện các công việc sau 3.1. Chuyển đĩa D sang FAT32 3.2. Tạo hai user account User1 là Administrator và User 2 là Limited 3.3. Tạo folder Data trên D sau đó dùng User1 thực hiện cấm quyền truy xuất của User 2 vào folder Data. 3.4. Cấm quyền thực thi Microsoft Word và Excel của User 2 3.5. Kiểm tra lại và giải thích lỗi nếu có. Nêu một số lưu ý cần thiết trong việc phân quyền. 3.6. Đặt Pasword cho User trong Computer Management. 47
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES Mục đích: Xem thông tin hệ thống Xem và hiệu chỉnh tên máy tính (Computer Name), nhóm (Work Group) Xem danh sách thiết bị, cài driver, cập nhật driver Chọn cơ chế hiển thị đồ họa, thiết lập vùng nhớ ảo Thiết lập cơ chế cập nhật HĐH Một số tính năng khác Mở System Properties: Click phải lên My Computer-> Properties Hình B.6.1: System Properties 6.1. Thông tin hệ thống Xem thông tin hệ thống Để xem qua thông tin cơ bản của hệ thống máy tính như HĐH, CPU, RAM Ngoài ra muốn đưa thông tin cá nhân lên hộp thoại này thông qua hai file: Tạo thông tin cá nhân (oeminfo.ini) 48
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs File ảnh có tên oemlogo.bmp, ảnh này tùy ý File text có tên oeminfo.ini có nội dung cá nhân theo cấu trúc sau Hai file này đặt trong Windows\System32 6.2. Tên máy tính và thiết lập nhóm 6.2.1. Computer Name Nguyên tắc chung, mỗi máy tính cài HĐH Windows phải có một tên (Computer Name). Từ tên này mà người sử dụng có thể trao đổi thông tin trong hệ thống mạng LAN. Ngoài ra chúng ta có thể thực hiện: Đổi tên máy tính bằng cách: Chọn Change, tại textbox Computer Name: Nhập tên vào Thay đổi tên Workgroup: Tại textbox Workgroup 49
- Hình B.6.2: Thay đổi tên, nhóm 6.2.2. Kiểm tra thiết bị trên máy tính Chắc chắn đây là công cụ không thể thiếu của một người kỹ thuật bởi từ đây có thể xem được danh sách linh kiện, trạng thái các linh kiện có hay chưa có driver, cài đặt driver Từ System Properties, chọn Hardware -> Device Manager để làm việc với công cụ này. 6.2.3. Kiểm tra thiết bị Hình B.6.3: Kiểm tra thiết bị phần cứng 50
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs Hay khi thấy , tức thiết bị chưa có driver Xem thông tin chi tiết về driver Double click lên tên thiết bị -> chọn Driver Hình B.6.4: Thông tin Driver Driver Details: Xem thông tin về driver cũng như file của nó lưu ở đâu. 6.2.4. Cập nhật và phục hồi hồi Driver cho thiết bị Chọn Update Driver: Cập nhật Driver Roll Back Diver: Lấy lại driver trước Như vậy qua phần này chúng ta có thể kiểm tra được: Máy tính đang sử dụng thiết bị nào Thiết bị nào chưa sử dụng được Cập nhật driver 6.2.5. Cơ chế đồ họa và vùng nhớ ảo Từ System Properties chọn Advanced Trong thẻ này chúng ta có thể Chọn hay bỏ chọn chế độ hiển thị đồ họa trên Windows Thiết lập vùng nhớ ảo 51
- Hình B.6.5: Các chức năng mở rộng Cơ chế đồ họa (Visual Effect) Cơ chế đồ họa là đặc điểm nổi bật của Windows, nó làm cho người sử dụng thích thú hơn khi làm việc trên máy tính. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên dùng bởi nó sẽ chiếm dụng khá nhiều dung luợng bộ nhớ và làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy tính. Cho nên tùy theo cấu hình của máy tính mà quyết định nên hay không nên chọn. Mở hộp thoại này từ thẻ advanced, chọn Setting trong khung Performance có sự lựa chọn như sau Hình B.6.6: Thiết lập cơ chế đồ họa Tương ứng mỗi sự lựa chọn sẽ có kết quả khác nhau. Giả sử chọn Adjust for best performance: Chọn tất cả chức năng bên dưới Custom: Thực hiện chọn từng chức năng bên dưới. 52
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs Hình B.6.7: Chọn chức năng đồ họa Xác lập vùng nhớ ảo Vùng nhớ ảo là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời, đóng vai trò là RAM ảo. Vùng nhớ này được người dùng xác lập từ đĩa cứng nhằm hỗ trợ cho việc truy xuất dữ liệu khi dung lượng RAM bị thiếu. Khi nào nên sử dụng vùng nhớ ảo? Việc sử dụng vùng nhớ ảo không phải lúc nào cũng tốt bởi khi sử dụng sẽ có những vấn đề cần quan tâm như: Khi thiết lập vùng nhớ ảo làm cho dung lượng đĩa cứng giảm xuống. Việc truy xuất thường xuyên vào vùng nhớ ảo tức là thường xuyên truy xuất vào đĩa cứng sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ đĩa cứng. Tuy nhiên có vùng nhớ ảo hỗ trợ sẽ giúp cho máy tính xử lý nhanh hơn bình thường. Do đó, nếu môi trường làm việc của chúng ta thường xuyên mở nhiều chương trình mà dung lượng RAM nhỏ, khi này chúng ta nên thiết lập vùng nhớ ảo. Ví dụ: Sau khi máy tính khởi động HĐH xong, HĐH đã chiếm một phần dung lượng của RAM Như WindowsXP yêu cầu tối thiểu 64MB bộ nhớ RAM để làm việc (theo lời khuyên của Microsoft thì nên có 128MB RAM). Ngoài ra RAM còn dành cho các ứng dụng chạy trên hệ điều hành đó. Nếu cài bộ Office XP 53
- cần phải có thiểu 128MB. Còn nếu sử dụng cùng lúc các ứng dụng như Word, Excel và Power Point, bạn sẽ cần tối thiểu 152MB. Thông thường khi sử dụng một ứng dụng nào đó chúng ta nên tham khảo yêu cầu về hệ thống. Trong đó có yêu cầu về RAM để nhận biết hệ thống máy tính đó có dùng được không, nhằm tìm ra giải pháp về bộ nhớ như nâng cấp RAM hay thiết lập vùng nhớ ảo . Thông thường nên có tối thiểu 256MB RAM cho hệ thống khi dùng HĐH Windows XP. Còn nếu có chơi game, dùng các chương trình đồ họa thì nên có 512MB RAM (lớn hơn càng tốt). Thực hiện thiết lập vùng nhớ ảo B1: Tại Performance Option chọn Advanced B2: Chọn Change Hình B.6.8: Xác lập vùng nhớ ảo Hình ảnh trên chúng ta thấy Windows liệt kê danh sách các partition đang có trên máy tính và việc thiết lập vùng nhớ ảo có thể thực hiện trên những partition đó. Giả sử thiết lập vùng nhớ ảo trên partition C có tên “System” chúng ta thực hiện như sau: B1: Chọn Partition C B2: Chọn Custom size B3: Nhập dung lượng cần thiết lập vào Initial size: Dung lượng khởi điểm Maximum size: Dung lượng giới hạn 54
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs Vấn đề đặt ra ở đây là khai báo bao nhiêu và vừa. Để biết được dung lượng cần thiết chúng ta vào cửa sồ Windows Task manager chọn Performance và nhìn số megabyte total ở khung Commit Charge là bao nhiêu cộng thêm 64 MB đó chính là dung lượng vùng nhớ ảo cần khai báo. Nên khai báo dung lượng cho Initial size và Maximum size bằng nhau. B4: Sau khi thiết lập xong chọn Set -> OK. Sau đó nên Restart lại máy Chú ý: System managed size: Nếu chọn Windows tự động chọn dung lượng cho vùng nhớ ảo No paging file: Không thiết lập vùng nhớ ảo, sử dụng trong trường hợp máy tính có nhiều RAM 6.2.6. User Profiles User Profile là tập hợp những thông tin được thiết lập trên máy tính trong quá trình làm việc, nó lưu giữ những thông tin về Desktop, My Documents, Start Menu nói cách khác user profile là những thông tin riêng biệt của mỗi user account trên Windows. Thông tin này sẽ được thể hiện khi đăng nhập vào một tài khoản cụ thể nào đó. Dữ liệu của user profiles được lưu trữ tại C:\Document and setting\tên tài khoản. Khi một tài khoản được tạo mặc nhiên tài khoản đó có một profile. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể lấy profile của một tài khoản có sẵn làm profile cho taì khoản mới bằng cách copy profile của tài khoản có sẵn đưa vào tài khoản vừa tạo. Backup User Profiles Khi cài đặt lại HĐH Windows, hay khi tạo mới một tài khoản nếu muốn áp đặt những thông tin về tài khoản nào đó cho tài khoản vừa tạo chúng ta tiến hành backup profiles để chép thông profiles này cho tài khoản vừa tạo. Việc tạo backup khá đơn giản bằng cách tìm đến thư mục có tên tương ứng với tài khoản muốn tạo backup, copy tất cả thông tin trên đó lưu lại ở nơi khác để khi cần ta lấy dữ liệu này chép lại. Vậy làm sao để biết user profile lưu ở đâu. Bằng cách vào System Properties, chọn thẻ Advanced, trên thẻ này chọn setting tại khung User Profiles. 55
- Hình B.6.9: Chức năng User Profiles Profiles stored on this computer: Chứa danh sách các user account đang có trên máy tính và nơi lưu trữ user profiles của những user account. 6.2.7. Start up and Recovery Chức năng này cho phép thực hiện các công việc như: Thiết lập thứ tự boot khi có nhiều HĐH Hiệu chỉnh thời gian chờ Khi có hơn một HĐH Windows trên máy tính, sẽ có một HĐH được chọn khởi động mặc định trong một khoản thời gian nào đó. Tất cả những thông số này được lưu trong file “boot.ini” trên đĩa C. Tuy nhiên tại System Startup chúng ta có thể thay đổi thông số này tại: Tại System Properties chọn Advanced sau đó chọn Setting trong vùng Start up and Recovery Hình B.6.10: Startup và Recovery Default operating system: Chọn HĐH khởi động mặc định 56
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs Time to display list of operating systems, Time to display recovery option when needed: Định thời gian chờ để chọn HĐH nào. 6.2.8. System Restore: Bật/tắt chức năng phục hồi hệ thống Đây là chức năng cho phép thiết lập cơ chế tự động ghi nhận lại thông tin trên hệ thống tại một thời điểm nào đó. Trong khi sử dụng nếu hệ thống có sự cố chúng ta có thể phục hồi về thời điểm mà chúng ta tạo sự ghi nhận trước đó. Hình B.6.11: Bật, tắt System Restore Turn off System Restore on all drive: bật/tắt công cụ phục hồi hệ thống. Ngoài ra chúng ta có thể thay đổi dung lượng lưu trữ thông tin hệ thống bằng cách chọn Settings Hình B.6.12: Thay đổi dung lượng lưu trữ 57
- Thực hiện thay đổi bằng cách di chuyển nút trược tại “Disk space to use” 6.2.8. Cơ chế cập nhật HĐH Windows Bật/tắt cơ chế cập nhật HĐH Windows cho phép chúng ta cập nhật thông tin mới về phiên bản đang sử dụng như cập nhật driver, các bản vá lỗi tuy nhiên để cập nhật được, Windows đang sử dụng phải có license và phải truy cập Internet. Có thể cập nhật thủ công hoặc tư động. Trong System Prooerties, chọn Automatic Update Hình B.6.13: Bật, tắt Automatic Updates Thiết lập thời gian cập nhật HĐH Trên thẻ này này cung cấp các chức năng thiết lập cơ chế tự động cập nhật như: Automatic (recommended): chọn thời gian cập nhật như: ngày trong tuần, giờ trong ngày. Download updates for me, but let me choose when to install them: Windows sẽ tự động download dữ liệu cần cập nhật nhưng trước khi cập nhật phải có sự đồng ý của người sử dụng. Notify me but don’t automatically download or install them: Windows sẽ thông báo cần cập nhật nhưng muốn cập nhật người sử dụng phải chọn. Turn off Automatic Updates: tắt cơ chế cập nhật của Windows. 58
- BÀI 6: SYSTEM PROPERTIES gdfgs 6.2.9. Chức năng trợ giúp từ xa (Remote ) Cho phép người sử dụng ngồi trên máy này có thể điều khiển máy tính khác trên mạng (Remote desktop). Chức năng này giúp cho người quản trị có thể giải quyết sự cố trên máy người sử dụng mà không cần đến tại máy đó thao tác. Công việc này thường được áp dụng trong việc quản trị mạng. Bật tắt chức năng cho phép hay không cho phép máy tính khác truy cập vào máy của mình. Tại System Properties -> Remote Hình B.6.14: Chức năng Remote Desktop Remote Assistance, Remote Desktop: Nếu chọn hai chức năng này tức cho phép remote vào, không chọn nghĩa ngược lại. Tóm lược: Xem thông tin hệ thống Tạo thông tin cá nhân trong System Properties Thay đổi tên máy tính và thiết lập nhóm làm việc Kiểm tra, nhận diện các thiết bị trên máy tính Cập nhật và phục hồi Driver cho thiết bị Thiết lập cơ chế đồ họa và vùng nhớ ảo Thiết lập và Backup User Profiles 59
- Thiết lập cơ chế Update Sử dụng các chức năng trợ giúp từ xa Bài tập: 1. Tạo logo iSPACE và thông tin của trung tâm lên thẻ General 2. Khai báo vùng nhớ ảo trên đĩa D cho thích hợp với cấu hình máy tính đang sử dụng. 3. Tắt tất cả cơ chế đồ họa trên Windows XP và cho nhận xét. 4. Bật cơ chế tự động cập nhật trên Windows XP với việc cập nhật hàng ngày vào lúc 8 giờ tối. 5. Đổi tên máy tính (Computer Name) thành tên của bạn, Workgroup là tên lớp. 6. Hãy kiểm tra xe máy tính đang sử dụng có thiết bị nào không có driver 7.Tạo một user account mới sau đó copy user profile của đang đăng nhập vào user vừa tạo. 60
- Bài 7: COMPUTER MANAGEMENT gdfgs Bài 7: COMPUTER MANAGEMENT Mục đích: Quan sát các hoạt động của các ứng dụng, bảo mật, thông tin ghi lại của hệ thống Quản lý các tài nguyên chia sẻ trên mạng Thiết lập tài khoản, mật khẩu Quản lý các thiết bị lưu trữ ngoài như CD-ROM, USB Quản lý các ổ đĩa Các dịch vụ chạy trên trong Windows Là công cụ dùng để quản lý máy tính cục bộ (Local Computer) và quản lý những máy tính khác được điều khiển qua mạng(Remote Computer). Computer Management gồm nhiều phần được tổ chức theo dạng cây. Click chuột phải lên My Computer > Manage để truy cập vào Computer Management Hình B.7.1: Computer Managerment 7.1. System Tools: Event view Từ Event Viewer chúng ta có thể quan sát được các hoạt động của các ứng dụng (Applications), quá trình bảo mật (Security) và các thông tin được ghi lại của hệ thống (System logs). Applicatrion logs chứa các sự kiện làm việc của các ứng dụng hay các chương trình. 61
- Security log ghi nhận những thông tin trong quá trình logon và những thông tin liên quan đến những dữ liệu trên máy tính như tạo, mở hay xoá file, thư mục, System log chứa những sự kiện, những thành phần của Windows như là các dịch vụ (service) kèm theo. Dưới đây là hình ảnh của Event Viewer Hình B.7.2: Chức năng Event Viewer 7.2. Shared Folders: Trong mục này chúng ta có thể quản lý các thư mục các tài nguyên được chia sẻ trên mạng với 3 mục con Shares, Sessions và Open Files. Hình B.7.3: Chức năng Shared Folders Shares: hiển thị tất cả tài nguyên đang chia sẻ trên mạng. Có thể dễ dàng ngắt chia sẻ bằng cách chọn Stop sharing trong menu Action, hoặc thay đổi các thông số, quyền truy cập của user trong mục properties. 62
- Bài 7: COMPUTER MANAGEMENT gdfgs Sessions: hiển thị những user đang truy cập vào tài nguyên trên máy với những thông số về tên máy, số lượng files đang mở, thời gian truy cập, chọn Dissconect session trong mục Action để ngắt truy cập. Open Files: hiển thị chi tiết những file đang được truy cập. 7.3. Local Users and Groups: Dùng để quản lý và phân quyền những User và những Group của máy tính. Users: có thể tạo mới, thay đổi Group của User, hoặc set Password của User mà không cần biết password cũ. Groups: dùng để quản lý và phân cấp các nhóm users Hình B.7.4: Local Users and Groups Việc thao tác như đã trình bày ở phần tạo tài khoản người dùng. 7.4. Performance Logs and Alerts: Trong mục này chúng ta có thể thấy được những thông tin một cách hoàn toàn tự động thông qua chương trình System Monitor hoặc xuất thông tin ra một file thích hợp (Text, CSV, SQL) 7.5. Device Manager: Dùng để quản lý các thiết bị phần cứng của máy tính: Update driver, Disable, Uninstall các chức năng trong mục này giống như Device Manager trong System Properties đã nói ở trên 63
- Hình B.7.5: Device Manager 7.6. Storages Storages cung cấp thông tin về những thiết bị lưu trữ đã được cài đặt trên máy tính. Removable Storage: Cung cấp thông tin về các thiết bị lưu trữ di động. Media liệt kê những ổ đĩa đang hoạt động (đang chứa đĩa). Libraries liệt kê tất cả các thiết bị lưu trữ như USB. 7.7. Disk Defragmenter Đây là công cụ dùng để dồn dữ liệu trên đĩa cứng (làm giảm sự phân mảnh dữ liệu trên đĩa cứng). Trong quá trình sử dụng, chắc chắn chúng ta sẽ thường xuyên thực hiện xóa dữ liệu, gỡ bỏ hay cài thêm chương trình dẫn đến trên đĩa cứng sẽ có nhiều dữ liệu bị phân tán, không liên tục. Điều này sẽ làm giảm không gian trên đĩa cứng cũng như làm chậm việc truy xuất dữ liệu. Để thực hiện dồn dữ liệu, chọn Disk Defragmenter xuất hiện cửa sổ sau: 64
- Bài 7: COMPUTER MANAGEMENT gdfgs Hình B.7.6: Chức năng Disk Defragmenter Chọn partition cần thực hiện trên Volume > chọn nút Defragment. Thời gian thực hiện phụ thuộc vào sự phân mảnh của đĩa cứng. Trong khi chương trình thực hiện chúng ta có thể xem thông tin về sự phân mảnh bằng cách chọn Analyze. 7.8. Disk Management Cung cấp những chức năng liên quan đến việc quản lý các ổ đĩa như: Tạo Partitions, tạo một volume mới, format ổ đĩa hay thay đổi các ký tự của ổ đĩa Để thực hiện những công việc trên bằng cách click chuột phải lên partition muốn thao tác và chọn công việc tương ứng. Lưu ý: Nếu chưa nắm vững việc chia Partition hoặc tạo Volume mới thì không nên thử chức năng này bởi sẽ có thể làm mất dữ liệu trên đĩa. Ví dụ: Lý do nào đó cần ẩn một Partition, Click phải lên Partition Hình B.7.7: Disk Managerment Chọn Change Drive Letter and Paths > Remove Ngược lại muốn hiển thị lại bằng chọn Add 65
- Tương tự cho việc thay đổi ký tự gán cho partition. Nếu không muốn partition E hiển thị trên My Computer thực hiện như sau: Tại Disk Management, click phải lên E chọn Change Driver Letter and Paths chọn Remove Hình B.7.8: Ẩn, hiển thị Partition Muốn hiển thị lại thực hiện tương tự nhưng thay vì chọn Remove, chọn Add Hình B.7.9: Hiển thị, gán ký tự Sau đó chọn ký tự gán cho partitions, chọn OK. 7.9. Các dịch vụ trong Windows Services and Applications: Chứa những công cụ mặc định và những ứng dụng hiện có trên máy tính, được tổ chức nhiều nhánh với nhiều chức năng khác nhau. 66
- Bài 7: COMPUTER MANAGEMENT gdfgs Hình B.7.10: Các dịch vụ trên Windows Ở đây chúng ta đi qua chức năng Service. Chọn Service, double click lên mỗi service ở cửa sổ phải sẽ nhận thông tin mô tả về chức năng của service đó, và mỗi service có 3 trạng thái là Automatic, Manual và Disabled Ví dụ: Để bật hay tắt dịch vụ máy in chúng ta tìm đến tên dịch vụ của máy in Hình B.7.11: Bật, tắt dịch vụ máy in Chọn Stop để dừng dịch vụ này và đương nhiên sau khi dừng chúng ta không thể sử dụng được máy in. Restart để khởi động lại dịch vụ máy in Khi thấy Start, tức là dịch vụ đang bị tắt để mở lại chúng ta chọn Start. Qua ví dụ trên ta thấy một số chức năng trên máy tính không sử dụng được là do những service của nó bị tắt. Tuy nhiên công việc quản lý service là một phần của người quản lý mạng bởi có rất nhiều service chỉ phục vụ cho những máy tính logon vào user account domain. Lưu ý việc mở quá nhiều dịch vụ sẽ làm máy hoạt động chậm đi. 67
- Tóm lược: Ghi nhận các hoạt động, thông tin, sự kiện xảy ra trong hệ thống Quản lý các tài nguyên được chia sẽ trên mạng Thiết lập tài khoản và nhóm tài khoản Quản lý thông tin về các thiết bị lưu trữ ngoài Quản lý các ổ đĩa Quản lý các dịch vụ trong Windows Bài tập: 1. Tạo user account trong computer management có mật khẩu, kiểm tra xem account đó thuộc loại gì. 2. So sánh thông tin của Divice Manager trong Computer Management và trong System Properties 3. Chức năng Share Folder trong Computer Management có nhìn thấy các folder share không, hãy thực hiện share và kiểm tra 4. Thực hiện share ẩn một folder và kết hợp với máy khác để truy xuất 5. Thay đổi ký tự đĩa D thành tên Z và đổi lại ban đầu. 6. Thực hiện ẩn D, sau đó lấy lại 7. Thực hiện tắt, mở dịch vụ máy in 8. Chức năng storages có nhìn thấy thiết bị USB không? Hãy kiểm tra. 68
- Bài 8: CÁC CHỨC NĂNG TRONG SYSTEM TOOLS gdfgs Bài 8: CÁC CHỨC NĂNG TRONG SYSTEM TOOLS Mục đích: Dọn dẹp rác Xem thông tin hệ thống Backup và phục hồi dữ liệu Các thông tin bảo vệ hệ thống 8.1. Disk Cleanup Disk Cleanup là chức năng dùng để dọn dẹp các files tạm, các files do trình duyệt lưu xuống trong khi duyệt web. Để dọn dẹp các file tạm trên máy tính vào My Computer, click phải lên đĩa cần dọn dẹp -> chọn Properties, chọn nút Cleanup Hình B.8.1: Dọn dẹp các file tạm, rác Lúc này HĐH quét qua dữ liệu sau đó hiển thị danh sách các mục chức dữ liệu tạm như sau Hình B.8.2: Chọn file tạm, rác cần dọn 69
- Đánh dấu vào các mục cần dọn dẹp, chọn OK chương trình sẽ thực hiện dọn dẹp 8.2. System Information Đây là công cụ dùng để xem thông tin của hệ thống, cung cấp các thông tin về hệ điều hành, thiết bị, các phần mềm đã cài trên máy. Từ System Tools chọn System Information Hình B.8.3: Thông tin hệ thống 8.3. Backup dữ liệu Để tránh tình trạng dữ liệu bị mất, bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà không lấy lại được. Chúng ta nên tạo các bản sao lưu dự phòng bằng công cụ backup có sẵn trong Windows. Thực hiện Backup: B1: Vào Start menu -> -> accessories -> System Tools -> Backup. Hình B.8.4: Sao lưu dữ liệu Chọn Back up file and settings, chọn Next để thực hiện 70
- Bài 8: CÁC CHỨC NĂNG TRONG SYSTEM TOOLS gdfgs B2: Chọn cách thực hiện Hình B.8.5: Cách chọn dữ liệu sao lưu My documents and settings: Tạo backup dữ liệu trong My document. Everyone’s documents and settings: Tạo backup dữ liệu trong document and settings tất cả các user đang có trên máy. All information on this computer: Tạo backup tất cả thông tin đang có trên HĐH (chỉ tạo backup đĩa C hay đĩa Active) Let me choose what to back up: Tạo backup theo sự lựa chọn. Các kiểu backup trên được thực hiện từng bước theo hướng dẫn của Windows. Ở đây thực hiện theo lựa chọn của chúng ta tức chọn Let me choose what to back up, chọn Next B3: Chọn dữ liệu cần Backup Hình B.8.6: Chọn dữ liệu cần sao lưu Chúng ta chỉ việc đánh dấu vào để chọn dữ liệu nào cần tạo Backup. Sau đó chọn Next. B4: Chọn nơi chứa dữ liệu Backup Click nút Browse để chọn folder chứa 71
- Nhập tên file cho dữ liệu backup. Sau đó chọn Next Hình B.8.7: Chọn nơi lưu trữ Đến đây chỉ việc chọn Finish là chương trình thực hiện Sau khi tạo backup, khi cần lấy lại dữ liệu cũ phải thực hiện phục hồi dữ liệu. Tức là chúng ta thực hiện đưa dữ liệu, thông tin trở về trạng thái như lúc tạo backup. Việc thực hiện tạo phục hồi qua các bước giống như tạo backup nhưng thay vì chọn backup files and setting chúng ta chọn Restore file and settings. 8.4. Security Center Đây là chức năng thông báo cho người dùng về chế độ bảo mật của hệ thống như, Firewall, automatic update, virus protect Ngoài ra nếu không thích Windows bật chức năng cảnh báo này chúng ta có thể tắt nó bằng cách vào Security center tại thẻ Resources chọn dòng change the way Security center alerts me xuất hiện hộp thoại alerts setting bỏ chọn các cảnh báo nào muốn, Click OK 72
- Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY gdfgs Hình B.8.8: Chế độ bảo mật Tóm lược: Dọn dẹp các files rác, files tạm trong quá trình sử dụng Xem thông tin hệ thống Sao lưu và phục hồi dữ liệu Thực hiện bật, tắt các chức năng cảnh báo của hệ thống Bài tập: 1. Dùng chức năng Disk Cleanup để xem những file trong Temporary Internet Files 2. Kiểm tra thông tin chi tiết trên máy đang sử dụng. 3. Tạo Backup sau đó xóa một vài thông tin và phục hồi lại. 4. Bật, tắt cơ chế Firewall trên máy tính đang dùng 73
- Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY Mục đích: Thiết lập các chức năng bảo vệ hệ thống Giải quyết các sự cố bằng công cụ Group Policy Tìm hiểu các thông tin trong Registry Một số công việc thường gặp trong Registry 9.1. Giới thiệu Group Policy Group policy là một công cụ chạy ẩn trong Windows, công cụ này cho phép mở hay khóa một số chức năng khá quan trọng trên Windows Mở Group Policy bằng lệnh :Vào Start - > Run -> Nhập gpedit.msc, enter Hình B.9.1: Chức năng Group Policy Lưu ý trước khi thiết lập cấu hình cho bất kỳ thành phần nào, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ về nó. Chúng ta có thể tìm thông tin hướng dẫn bằng cách chọn thành phần rồi nhấp chuột phải để chọn Help. Hình B.9.2: Xem chức năng Ngoài ra có thể chọn Properties, chuyển sang thẻ Explain để được giải thích chi tiết về thành phần này. 9.1.1. Computer Configuration Sự thay đổi trong nhánh này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ người dùng trên máy. Trong nhánh này có một số nhánh con khác như: 74
- Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY gdfgs Windows Settings: Cho phép thiết lập về việc sử dụng tài khoản (user account), password tài khoản, quản lý việc khởi động và đăng nhập hệ thống Administrative Templates: Windows Components: Dùng để thiết lập các thành phần cài đặt trong Windows như: Internet Explorer, NetMeeting System: Dùng để thiết lập cấu hình hệ thống. Thông thường, giá trị ban đầu là của các thành phần là “Not configured”. Để thay đổi tình trạng cho thành phần nào đó, chọn thẻ Setting trong cửa sổ Properties, có 3 tùy chọn là: “Enable” (có hiệu lực), “Disable” (vô hiệu lực) và Not configure (không cấu hình). 9.2.2 User Configuration Nhánh này cho phép chúng ta thiết lập cấu hình cho tài khoản đang sử dụng. Các nhánh trong đây có khác đôi chút so với Computer Configuration nhưng việc sử dụng và cấu hình cũng tương tự như trên. 9.2.3. Giải quyết các sự cố bằng Group Policy Chúng ta đang làm việc trên môi trường của tài khoản local, nên các vấn đề chủ yếu xảy ra ở User Configuration -> Administrative Templates. Trên mỗi vấn đề, chúng ta chỉ việc tìm đến nhánh tương ứng và thiết lập lại các giá trị “No Cofigured” hay “Enable” hay “Disable” Ví dụ: Folder Option của My Computer hay Windows Explorer bị mất, chúng ta có thể mở lại bằng cách. Vào Group Policy, chọn nhánh User Configuration -> Administrative Templates -> Windows Components, sau đó double click lên Remove the Folder Option menu item from the Tools menu. Hình B.9.3: Quản lý Folder Options 75
- Hình B.9.4: Khôi phục Folder Options Tại cửa sổ chọn Not Configured. Sau đó chọn Apply -> OK Ví dụ: Nút Run trong Menu Start bị mất Khắc phục: Trong Group Policy, chọn User Configuration -> Administrative Templates -> Start Menu and Taskbar. Trong khung bên phải, double click vào Remove Run menu from Start Menu -> trong bảng Settings, chọn Enable (nếu muốn giấu Run, Disable). Biểu tượng Shutdown bị mất Trong Group Policy, chọn User Configuration -> Administrative Templates -> Start Menu and Taskbar. Trong khung bên phải, double click vào Remove and prevent access to the Shut Down command -> trong bảng Settings, chọn Disabled. Menu Tool không thấy Folder Options xuất hiện Trong cửa sổ Group Policy, chọn User Configuration -> Administrative Templates -> Windows Components -> Windows Explorer. Trong khung bên phải, double click vào Removes tho Folder Options menu item from the Tools menu -> trong bảng Settings, chọn Disabled Ngăn không cho xóa máy in trong Windows XP Trong Group Policy. Chọn User Configuration\ Administrative Templates\ Control Panel\ Printers. Trong khung bên phải, double click vào Prevent deletion of printers -> trong bảng Settings, chọn Enabled. Xác định vấn đề Tìm đến đúng nhánh chức năng 76
- Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY gdfgs Đọc qua lời mô tả để nên chọn Enable hay Disable Dùng lệnh gpupdate /force để refresh các chức năng vừa thao tác. 9.3. Registry 9.3.1. Tổng quan Registry: Registry là nơi lưu trữ tất cả những thông tin trong quá trình thiết lập cũng như cài đặt chương trình. Trong Registry chứa đựng bao gồm các thông tin về phần cứng, phần mềm, thông tin người dùng và nó luôn cập nhật mới khi có sự thay đổi như cài thêm chương trình, gỡ bỏ chương trình Đối với HĐH mới sau này Registry được lưu trong Windows\System32\Config Ở mức độ sử dụng chúng ta không nên vào Registry bởi chỉ cần thay đổi một vài thông số trong Registry có thể làm cho một số chức năng của Windows không hoạt động được. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khắc phục sự cố cho máy tính chúng ta phải vào Registry. Vào Registry bằng cách nào: Start -> Run -> nhập Regedit Hình B.9.5: Chức năng Registry Trong cửa sổ trên có hai phần, bên trái là các thành phần chính của Registry, bên phải hiển thị thông tin chi tiết của từng mục đã chọn bên trái. 9.3.2. Cấu trúc của Registry Cấu trúc Registry gồm năm nhánh được tổ chức theo dạng cây. Mỗi nhánh có một số chức năng khác nhau: HKEY_CLASSES_ROOT: Lưu giữ các kiểu tập tin giúp cho Windows nhận biết và đồng thời tạo sự liên kết giữ các loại files với chương trình. Ví dụ: Khi chúng ta chọn một file nào đó, Windows sẽ biết mở bằng chương trình nào. HKEY_CURRENT_USER: Chứa các thông tin về một User Account và những thiết lập môi trường của User đó. 77
- Ví dụ: Một User Account A thiết lập Desktop cho mình là màu xanh, User Accoutn B thiết lập cho mình Desktop màu đỏ. Như vậy tùy lúc đăng nhập vào trên User nào sẽ có màn hình Desktop tương ứng với màu xanh hay màu đỏ. HKEY_LOCAL_MACHINE: Chứa thông tin về phần cứng và phần mềm đã cài đặt trên máy. HKEY_USER: Chứa thông tin những user đã thiết lập cho việc sử dụng máy này tương ứng với một profile Default. HKEY_CURRENT_CONFIG: Chứa thông tin về cấu hình máy tính bao gồm những thông tin thiết bị mà Windows đã nhận dạng và đang chạy. Căn bản Registry có năm nhánh chính, tương ứng mỗi một nhánh chứa nhiều đề mục con. Trên mỗi mục chứa những giá trị cơ bản như khóa (key), các khóa con (subkey) và các giá trị (value entry) 9.3.3. Các vấn đề cần lưu ý: Chúng ta biết rằng, Registry là kho dữ liệu của HĐH Windows. Cho nên khi thao tác trên kho này sẽ có hai trường hợp xảy ra. Có thể khắc phục một số sự cố hay giúp cho máy tính hoạt động tốt hơn hoặc là làm cho chức năng đó của Windows không hoạt động được và có thể ảnh hưởng đến cả Windows, nên thật cẩn thận và chắc chắn rằng hiểu rõ những vấn đề đang làm. Sao lưu Registry: Trước khi làm bất cứ công việc gì trên Registry chúng ta nên backup dữ liệu của nhánh mà chúng ta sẽ làm việc. Việc tạo backup thông qua các bước sau: B1. Vào cửa sổ Regedit Editor B2. Chọn nhánh mà chúng ta sẽ thao tác trên nó B3. Vào menu file -> Export hay click chuột phải lên nhánh đó chọn Export. B4. Chọn nơi lưu và đặt tên file. Sau khi lưu sẽ được một file có dạng sau , file này là file dữ liệu của nhánh mà chúng ta chọn. File có tên mở rộng là .REG Phục hồi Registry: Khi nào chúng ta cần phục hồi lại dữ liệu cho Registry. Việc tạo backup Registry rất quan trọng và nó sẽ khắc phục cho chúng ta trong các sự cố sau: 78
- Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY gdfgs Sau khi làm việc trên Registry, chương trình có lỗi từ Registry. Lúc này chúng ta chỉ việc phục hồi lại là xong. Khi thiết lập môi trường làm việc cho một chương trình nào đó mà cần phải xóa đi một vài thông tin trong Registry (thường xảy ra đối với các chương trình không có licence), sau đó cần cài lại hay gỡ bỏ chương trình lúc này bắt buộc chúng ta phải phục hồi Registry. Thao tác phục hồi rất đơn giản bằng cách Double click lên file dữ liệu (đã được backup trước kia) hay trong cửa sổ Registry Editor, chọn menu file -> Import, chọn file dữ liệu. File này tự động Add dữ liệu lại như ban đầu 9.3.4. Kiểu dữ liệu trong Registry Trong Registry sử dụng các kiểu dữ liệu cơ bản sau: Kiểu Giá trị hiển thị Ý nghĩa String REG_SZ Giá trị text Multi_String REG_MULTI_SZ Nhiều giá trị text Expandable String REG_EXPAND_SZ Text mở rộng Giá trị nhị phân được Binary REG_BINARY hiển thị theo dạng thập lục phân Giá trị nhị phân 32 bit Double_word REG_DWORD được biểu diễn theo dạng thập lục phân 8 số 9.3.5. Một số công việc thường gặp trong Registry Tìm kiếm từ khóa trong Registry: Để tìm một thông tin, chúng ta dùng chức năng tìm kiếm từ menu file chọn Find, sau đó nhập từ cần tìm vào textbox Find what 79
- Hình B.9.6: Tìm kiếm từ khóa Thay đổi giá trị trong Registry: Việc thay đổi nên qua những bước sau: Backup thông tin của Registry mà chúng ta định thay đổi. Tìm đến mục cần thay đổi, double click vào nó hay click chuột phải lên nó chọn Modify. Hình B.9.7: Vị trí cần thay đổi Hình B.9.8: Thay đổi giá trị Thêm khóa hay đề mục trong Registry Trong trường hợp cần thiết, không những chúng ta thay đổi giá trị của Registry mà chúng ta còn thêm vào Registry những khóa hay những mục nhằm mục đích giải làm cho chương trình chạy tốt hơn. 80
- Bài 9: GROUP POLICY VÀ REGISTRY gdfgs Tuy nhiên để thêm một khóa hay một mục trong Registry, chúng ta phải thật am hiểu về nó như thêm vào nhánh nào, giá trị gì, kiểu giá trị là gì. Cách thêm: Chúng ta có thể thêm bằng những cách sau: Cách 1: Thêm từ một file .REG, file có kiểu này sẽ tự động thực thi các lệnh bên trong nó và động bổ sung các mục, khóa vào Registry. File này từ đâu có: Do chúng ta tạo ra, đương nhiên chúng ta phải hiểu cấu trúc của file cũng như những lệnh. Ngoài ra file này có được từ nhà sản xuất phần mềm khi chúng ta mua sản phẩm của họ, nhằm mục đích dùng file này để đăng ký chương trình của họ vào máy tính của chúng ta. Cách 2: Thêm trực tiếp tại cửa sổa Registry Editor Chọn nhánh cần tạo Click phải chọn New Chọn kiểu giá trị muốn thêm Hình B 9.9: Thêm khóa, đề mục Xóa bỏ khóa dữ liệu trong Registry Xóa là việc rất đơn giản, tuy nhiên trước khi xóa chúng ta phải xác định rõ nội dung cần xóa. Cách tốt nhất là nên sao lưu nó lại trước khi xóa. Để xóa, chúng click phải chuột lên nó chọn Delete Tóm lược: Tìm hiểu các thành phần trong Group Policy Thiết lập một số chức năng trong Group Policy Giải quyết một số sự cố bằng Group Policy Tìm hiểu về Registry Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Registry 81
- Chỉnh sửa và thay đổi các khóa trong Registry BÀI TẬP: 1. Bật, tắt folder options trên My Computer 2. Bật, tắt nút Run trong menu start 3. Backup, phục hồi lại cho nhánh HKEY_CURRENT_USER \ Software 82
- BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Mục đích: Tìm hiểu về hệ điều hành Linux Cài đặt HĐH Linux Fedora (core 6) Các tính năng cơ bản của Linux Fedora (core 6) 10.1. Giới thiệu Linux là HĐH được thiết kế chạy trên PC, ban đầu Linux chủ yếu chạy trên hệ thống có bộ xử lý Intel 80386 trở lên và các bộ xử lý tương thích AMD, Cyrix. Ngày nay, Linux phát triển rất mạnh về tính năng cũng như có thể chạy trên nhiều bộ xử lý khác nhau. Quá trình phát triển của Linux qua nhiều giai đoạn và phiên bản 0.001 ra đời vào 25/08/1991. Người đầu tiên gầy dựng Linux là một sinh viên người Phần Lan tên là Linus Torvalds. 10.2. Cài đặt HĐH Linux Fedora (core 6) 10.2.1. Yêu cầu thiết bị Hiện tại HĐH Linux cải tiến rất nhiều và có thể chạy trên nhiều loại thiết bị của nhiều hãng khác nhau. Sau đây là thông tin yêu cầu tối thiểu về thiết bị có thể chạy được HĐH Linux Fedora Core6 Bộ vi xử lý: Ít nhất 400Hz trở lên CD-ROM RAM: 192 MB với giao diện đồ họa (graphic). 64 MB với giao diện dòng lệnh (command line). Đĩa cứng: Fedora Core có 3 lựa chọn khi cài đặt Bản Server yêu cầu 1,1GB ổ cứng Bản Personal Desktop yêu cầu 2,3 GB ổ cứng Bản WorkStation yêu cầu 3,0 GB ổ cứng. Cả gói Fedora Core, yêu cầu tối thiểu 7 GB Cấu hình khuyến cáo: Bộ vi xử lý: 1.8GHz 83
- Đĩa cứng: 20GB RAM : 256MB CD-ROM: Phục vụ việc cài đặt Ngoài ra tùy theo điều kiện, có thể trang bị thêm các thiết bị sau: SoundCard: Phục vụ multimedia NetworkCard: Phục vụ mạng Modem: Phục vụ kết nối Internet Chuẩn bị Bộ đĩa cài Các lưu ý khi cài đặt: Trong nhữ lần đầu cài đặt sẽ gặp rất một số vấn đề vì thế nên thực hiện cài đặt trên một ổ đĩa cứng vật lý riêng Trong những quá trình cài đặt phải ghi nhớ Password của Root 10.2.2. Các bước cài đặt B1. Chọn cơ chế boot từ CD B2. Khởi động máy tính từ đĩa CD và nhận được hình ảnh sau Hình B.10.1: Chọn chế độ cài đặt Các lựa chọn: To install or upgrade in graphical mode, press the key: Cài với giao diện đồ họa 84
- BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX To install or upgrade in text mode, type: linux text : Cài với giao diện dòng lệnh B3. Chú ý về lời chào của Fedora Khi này Fedora thông báo có test CD hay không? Nếu test chọn OK, ngược lại chọn Skip Sau đó là bước Fedora load dữ liệu cài cũng như kiểm tra thiết bị. Tiếp theo chúng chọn Next B4. Lựa chọn ngôn ngữ: Fedora Core 6 có tích hợp nhiều ngôn ngữ trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt, riêng bàn phím nên chọn mặc định tiếng Anh. B5. Xác định vị trí cài Linux (có 3 cách chọn và xác định) Có 3 tùy chọn Remove all partition on selected drives and create default layout: Xóa toàn bộ các phân vùng trên hệ thống, kể cả các phân vùng FAT, FAT32, NTFS của Windows. Remove Linux partitions on selected drives and create default layout : Xóa toàn bộ các phân vùng Linux Use free space on selected drives and create default laout: Giữ lại tất các phân vùng cũ và sử dụng khoảng trống còn lại để cài đặt. Custom layout: Lựa chọn bằng tay. Trường hợp này chúng ta cài trên nền tảng hiện tại đang có HĐH Windows, và mong muốn sử dụng hai HĐH trên máy. Nên chúng ta chọn Custom layout Sau khi chọn cách chia Partition, chọn Next B6. Phân chia Partition Linux quản lý đĩa cứng khác Windows, không quản lý theo cách gán ký tự Alphabet cho mỗi Partition. Việc quản lý đĩa của Linux thông qua file và được lưu trong thư mục /dev/ trong đó tương ứng với mỗi thiết bị lưu trữ sẽ có tên bắt đầu khác nhau như : fd: cho ổ đĩa mềm(FDD) hd: cho ổ đĩa cứng ATA sd: cho ổ đĩa SCSI, S-ATA 85
- Ký tự a,b,c đi theo sau để phân biệt phân vùng. Tên hiển thị Phân vùng Hda Primary Master Hdb Primary Slave Hdc Secondary Master hdd Secondary Slave sda First Sata,SCSI sdb Second Sata,SCSI Nếu chúng ta có nhiều Partition sẵn trên đĩa cứng rồi thì phải thật cẩn thận (điều này thường xẩy ra đối với trường hợp chúng ta muốn dùng cả Windows và Linux trên cùng một máy) Ví dụ: Đĩa cứng chia làm 3 partition với mong muốn Partition thứ nhất (đĩa C) đang cài HĐH Windows Partition thứ hai (đĩa D) dùng để lưu trữ dữ liệu Partition thứ ba dùng để cài Linux Fedorra Core, Partition này phải có dung lượng ≥ 6GB Nếu dự định như trên thì bước này chúng ta phải chọn phân vùng đĩa cứng bằng tay (Custom layout) và thực hiện chọn các tùy chọn sau: Partition thứ nhất (đĩa C): Để nguyên Partition thứ hai (đĩa D): Dùng để làm nơi chứa dữ liệu dùng chung cho Windows và Linux. Chọn Edit, tại Mount Point nhập ”/Data”. Partition dự định cài Linux Fedorra Core chúng ta phải thực hiện các thao tác sau: Chọn New, chọn Mount Point là “/boot”, File System Type là “ext3” với dung lượng khoảng 100Mb, Additional Size Option chọn “Fill to maximum allowable size”, chọn OK. 86
- BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Tiếp theo chọn New, File System Type là “swap”, dung lượng khoảng 512Mb hoặc 1Gb (thường dung lượng này lớn gấp đôi dung lượng RAM của máy tính) Tiếp tục chọn New, Mount Point là “/” File System Type là “ext3” với dung lượng còn lại của Partition này. Khoảng 5Gb trở lên Chú ý : Nếu chưa có kinh nghiệm về HĐH chúng ta nên chọn cách phân vùng (Automatically Partition) B7. Chọn thứ tự khởi động HĐH Theo mặc định Linux Fedorra Core sẽ thiết lập là bản khởi động chính, Tuy nhiên nếu trên máy có nhiều HĐH chúng ta có thể thiết lập thứ tự boot HĐH tại thời điểm khởi động máy. Hình B.10.2: Chọn thứ tự khởi động Trường hợp này chúng ta chỉ có một đĩa cứng vật lý và chỉ cài một HĐH nên tại bước này ta không cần xác định các tham số khác. Nếu có sẵn HĐH Windows trên Partition C như mô tả chúng ta sẽ thấy hai dòng trong hộp thoại trên. Khi này chúng ta chỉ việc đánh dấu vào HĐH nào muốn làm boot mặc định. Ngoài ra chúng ta có thể thay đổi nhãn cho mỗi HĐH bằng cách chọn Edit. Lưu ý: Nên bỏ chọn tại Configuration advanced boot loader option, đây chỉ là chức năng chọn kiểu boot, chúng nên chọn mặc định. Tiếp theo chọn “Next” B8. Thiết lập cấu hình mạng Thông thường Fedora Core tự nhận Card mạng trong quá trình cài đặt. Nhưng nếu Fedorra Core không tự nhận Card mạng, chúng ta vào tham khảo tại địa chỉ 87
- hoặc liên lạc với nhà sản xuất để biết chi tiết. Tại bước này chúng ta không phải thiết lập gì cả. Bởi có thể xác định lại sau khi quá trình cài đặt kết thúc. B9. Lựa chọn múi giờ cho hệ thống Việc này sẽ được thực hiện trong khi sử dụng cũng được. B10. Xác nhận Password cho người dùng Đối với HĐH Linux nói chung và với Fedora nói riêng, Root là quyền cao nhất đối với hệ thống, nên chúng ta phải ghi nhớ Password của nó trong khi cài đặt. Khi quên password này chúng ta chỉ còn cách cài lại HĐH mà thôi. B11. Lựa chọn ngôn ngữ cho hệ thống Fedorra Core cho phép chúng ta chọn một trong nhiều nhiều ngôn ngữ khác nhau làm giao diện cho nó, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên Việt ngữ chưa được phong phú. Chúng ta nên dùng tiếng Anh và như thế nó cũng gần gũi với chúng ta khi đã sử dụng Windows. Việc chọn ngôn ngữ có thể thực hiện sau khi việc cài đặt thành công. B11. Tổng kết các gói chuẩn sẽ được cài đặt trên hệ thống. Có các tùy chọn Office and Productivity Software packeges Web server Fedora Extras Mặc định chọn Office and Productivity Chúng ta nên chọn tùy chọn thứ nhất vì các gói chương trình này có thể thêm hay bớt được sau khi cài đặt thành công. Sau khi chọn xong, chọn Next và lúc này Fedora sẽ test những gói chương trình đồng thời kiểm tra dung lượng đĩa để cài B12. Bắt đầu cài Sau khi Fedora nạp các gói chương trình, tiếp trình cài đặt bắt đầu. Ở đây Fedora yêu cầu chúng ta “Reboot” hoặc “Continue”. Nên chọn “Continue” Quá trình cài bắt đầu. 88
- BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Hình B.10.3: Quá trình cài đặt Hình ảnh này có thể khác. Với hình như khuyến cáo ở trên, quá trình cài đặt sẽ diễn ra khoản 30 phút. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp các gói tin trên đĩa bị lỗi, nên trong khi cài không nên rời khỏi máy tính B16. Kết thúc quá trình cài Hình B.10.4: Kết thúc quá trình cài đặt Việc cài đặt Linux Fedore Core đến đây xem như thành công. Khi Reboot lại hệ thống cần xác nhận thêm các tham số như: Đồng ý thỏa thuận với Fedorra Core (License Agreement) Xác định giờ hiện tại cho hệ thống. Lựa chọn độ phân giải cho màn hình. Thêm các User khác (không phải root). Kiểm tra SoundCard. 10.3. Các tính năng cơ bản của Linux Fedora Core Việc cài đặt HĐH Linux căn bản đi qua các bước như đã trình bày trên. Tuy nhiên trong quá trình cài không đơn giản như cài HĐH Windows lý do là chưa quen. Nên cần phải trải qua nhiều lần cài và rút ra kinh nghiệm dần dần sẽ trở nên quen thuộc. 89
- Việc sử dụng và quản lý một HĐH như Linux là cả một quá trình đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu rất nhiều thứ. Ở đây chỉ có thể tham khảo qua giao diện cũng như thực hiện một số thao tác căn bản nhất. 10.3.1. Đăng nhập hệ thống/Thoát Linux Đăng nhập vào Linux Fedora core Để đăng nhập vào HĐH Fedora Core chúng ta phải có một tài khoản gồm Username và Password. Để chọn tiếng Việt chúng ta thực hiện Chọn Languages \VietNamese trước khi đăng nhập hệ thống Hình B.10.5: Đăng nhập Kết thúc phiên làm việc Chọn: Action \ Logout Khi đó có 3 tùy chọn Logout – kết thúc phiên làm việc hiện tại Shutdown – tắt máy Reboot – khởi động lại máy tính 10.3.2. Làm việc với Desktop Đổi hình nền Click phải chuột lên nền Desktop -> Change Desktop Background Khi này xuất hiện: Desktop Background References . Tại đây ta có thể chọn lựa các ảnh nền có sẵn hoặc thêm/bớt các ảnh nền yêu thích. 90
- BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Vị trí đặt các ảnh nền là “/usr/share/backgrounds/images” Điều chỉnh độ phân giải màn hình Chọn System -> References -> Screen Resolution Resolution: Để chọn độ phân giải Color Depth: Chọn độ sâu cho màu Chú ý: Độ phân giải phụ thuộc vào màn hình nên có thể khác nhau. Tại đây chúng ta cũng có thể thay đổi trình điều khiển card màn hình 10.3.3. Các tham khảo về chuột: System -> References -> Mouse. Tại đây chúng ta có thể thay đổi nút chuột, tăng tốc độ di chuyển của chuột 10.3.4. Lựa chọn ngôn ngữ cho bàn phím System -> System Setting -> KeyBoard Chúng ta nên chọn bàn phím tiếng Anh (US English) 10.3.5. Cài thêm các gói chương trình chuẩn Chọn Applications -> Add/Remove Software Chức năng này cho phép chúng ta thêm/bớt các ứng dụng có sẵn trên bộ đĩa cài đặt. Như vậy đến đây chúng ta biết được tại sao bộ đĩa có 5 đĩa nhưng Fedora chỉ dùng 3 đĩa đầu. Hình B.10.6: Thêm, bớt chương trình 91
- Từ danh sách trên chúng ta chọn từng gói chương muốn thêm/bớt (giống như trong Windows). Chọn Detail để biết chi tiết các ứng dụng / gói tin muốn thêm/bớt Sau đó chọn Update để xác nhận việc Thêm/bớt các ứng dụng. 10.3.6. Tham khảo giờ hệ thống: Click chuột phải lên biểu tượng ngày, giờ chọn Adjust Date & Time Ở đây chúng ta có thể xác định múi giờ quốc tế, chỉnh giờ, đồng bộ giờ của máy tính với một trong những máy Server Tóm lược: Tìm hiểu về HĐH Linux Fedora(Core 6) Các cách cài đặt HĐH Linux Fedora(Core 6) độc lập Các cách cài đặt HĐH Linux Fedora(Core 6) trên máy tính đã có HĐH Cách đăng nhập và kết thúc phiên làm việc trong HĐH Linux Fedora(Core 6) Làm việc với Desktop Thiết lập chuột, bàn phím, trong HĐH Linux Fedora(Core 6) Cài đặt các gói chương trình chuẩn trong HĐH Linux Fedora(Core 6) Thay đổi ngày, giờ, ngôn ngữ hệ thống trong HĐH Linux Fedora(Core 6) Bài tập: 1.Chia đĩa cứng làm 3 partitions (C, D, E) 2.Cài Windows lên C 3.Cài Linux Fedora core lên E, cài sao cho Windows và Linux dùng chung dữ liệu trên D 4.Thực hiện thay đổi màn hình giao diện trên Linux 5.Cho biết Linux nhận diện đĩa cứng với tên gì. 6.Thay đổi dộ phân giải 7.Hiệu chỉnh ngày giờ 92
- BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL Mục đích: Khái niệm Internet & Mail Các tùy chọn trên Internet Options Khai thác tài nguyên trên Internet Thiết lập account mail trên web mail (Gmail, Yahoo Mail) Thiết lập account mail trên Outlook Express Các ứng dụng mail khác 11.1. Tổng quan Internet là một hệ thống mạng rộng lớn mà từ đó người sử dụng máy tính có thể kết nối với nhau nhằm phục vụ trong công việc học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin v.v Internet hầu như ứng dụng trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề và kể cả gia đình. Vì thế nhu cầu sử dụng hiện nay rất lớn. Tuy nhiên để thực hiện kết nối cũng như giải quyết các sự cố trong việc sử dụng, không phải ai cũng có thể giải quyết được mà đòi hỏi phải có kiến thức nền tảng về nó cũng như về kỹ thuật. Để sử dụng được Internet, trước tiên phải nói đến vấn đề kết nối. Hiện tại việc kết nối Internet khá đa dạng như: Kết nối bằng đường truyền Dial-Up: Cách kết nối này được ứng dụng cho mọi môi trường bởi chỉ cần đường điện thoại và một modem với các dịch vụ có sẵn như VNN1269, SGN hay FPT Card là có thể kết nối được vào Internet. Tuy nhiên cách này có rất nhiều hạn chế như tốc độ truy xuất chậm, giá thành cao v.v. Kết nối bằng đường truyền ADSL: Đây là cách kết nối được ưa chuộng tại thời điểm này vì có tốc độ truy xuất nhanh, giá thành không cao. Để sử dụng được loại đường truyền này phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ như VNN, FPT, Viettel v.v. và có thể chọn lựa nhiều gói dịch vụ khác nhau tùy theo yêu cầu. Kết nối bằng Wifi: Kiểu kết này hiện tại đang trở nên thông dụng cho mọi người tuy nhiên để sử dụng được máy tính phải có chức năng Wireless. Tóm lại, việc kết nối Internet có thể thực hiện qua nhiều kiểu khác nhau, tùy theo địa điểm, yêu cầu sử dụng, điều kiện để quyết định dùng cách kết nối nào. 93
- 11.2. Vấn đề sử dụng Internet Với đa chức năng của Internet, việc sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau như: 11.2.1 Khai thác tài nguyên Trình duyệt là công cụ dùng để khai thác tài nguyên trên Internet, hiện tại có rất nhiều trình duyệt mà thông dụng nhất là Internet Explorer được tích hợp sẵn trên Windows. Ngòai ra còn có một số chương trình thông dụng khác như: Firefox: Là chương trình miễn phí, dễ sử dụng. Có thể download từ www.mozilla.com/en-US/firefox/ Opera: Đây cũng là chương trình miễn phí chỉ cần download từ www.opera.com/download/ Acoo: Trình duyệt này khá mới, cho phép sử dụng miễn phí. Download từ www.snapfiles.com/get/acoobrowser.html Trong những trình duyệt trên, ngoại trừ Internet Explorer được tích hợp sẵn trên Windows còn lại phải cài đặt. Việc cài đặt rất đơn giản từng bước theo hướng dẫn chương trình. Ngoài ra các tính năng sử dụng cũng không khác chỉ khác về mặt giao diện và mỗi chương trình có hỗ trợ thêm những tính năng để làm nổi bật thương hiệu của mình. 11.2.2. Các vấn đề trong việc khai thác tài nguyên Làm sao để sử dụng hiệu quả trình duyệt? Thiết lập các tính năng như sau: Từ control panel chọn Internet Options cho Internet Explorer. Trên các trình duyệt khác chọn Tools – Options hay Reference. Nguyên tắc chung ở các trình duyệt: 94
- BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL Hình B.11.1: Internet Options Home page: Chọn trang mặc định khi mở trình duyệt Temporary Internet: Nơi chứa các dữ liệu liên quan đến những trang web đã truy xuất nhằm giúp cho lần truy xuất sau nhanh hơn. Xóa tất cả các Xóa từng trang cấu hình thư trang web web mục lưu trữ Thời gian Xóa tên những lưu trữ Hình B.11.2: Chức năng Internet Options trang đã truy cập Giả sử khi mở một trang web (hay Email) mà không đọc được tiếng Việt – lý do là khác fonts chữ, để đọc được, cách làm như hình dưới 95
- Hình B.11.3: Chọn Font thích hợp Các vấn đề do thao tác: Không kết nối được với nhà cung cấp có thể do: Kiểm tra Line: gắn điện thoại vào và thử gọi xem được không (thử có line điện thoại có tone hay không) Kiểm tra Modem: An toàn thông tin khi duyệt web Việc truy cập Internet với những trang web lạ dễ bị Virus xâm nhập, để an toàn hơn trong việc sử dụng Internet và Email, cách thực hiện các việc này như sau: Nên dùng những chức năng Windows Updates hay Windows Security Center, kích hoạt Windows firewall, cài các chương trình chống Virus. Sử dụng các trình duyệt Firefox, Opera sẽ có tính an toàn cao hơn. 11.3. Download dữ liệu Download dữ liệu là thao tác lưu dữ liệu từ trên mạng xuống. Thông thường, trên các Website có chức năng download sẽ cho phép người dùng được chọn lựa chế độ mở tài liệu trực tiếp khi tải dữ liệu về hoặc là chọn nơi lưu. Hỗ trợ công việc download nhanh hơn, hiện nay có nhiều chương trình tăng tốc download như Internet Download Manager (IDM), FlashGet những chương trình này luôn có mặt khi thực hiện download. 11.4. Các ứng dụng khác trên Internet Điện thoại Internet: Là dịch vụ cho phép người sử dụng trao đổi thông tin qua mạng bằng tiếng nói thay vì bằng điện thọai thông thường. Ưu điểm của dịch vụ này là chi phí rẻ. Các loại điện thọai Internet như evoiz, Usvoi, ring-evoiz 96
- BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL 11.5. Chat Đây là loại trao đổi thông tin trực tuyến thông qua những gói tin rất thuận tiện trong công việc. Công cụ chat thông dụng hiện nay Yahoo Messenger. Trước khi sử dụng dịch vụ này, phải cài đặt phần mềm Yahoo Messenger và tạo tài khoản chat. Nếu trường hợp đã có hộp thư trên Yahoo thì đó cũng là tài khoản và ngược lại. Ví dụ: hoangnt@yahoo.com thì tài khoản chat là hoangnt và ngược lại nếu có tài khoản hoangnt thì sẽ có hộp thư trên hệ thống mail của yahoo là hoangnt@yahoo.com hoặc hoangnt@yahoo.com.vn hay một dạng tương tự. Cài đặt Yahoo Messenger Vào trang download chương trình cài, sau đó từ file này thực hiện cài. Lưu ý: Thông thường khi cài chương trình này máy tính phải kết nối Internet (online). Sử dụng yahoo Messenger: Vào Start Programs Yahoo!Messenger Yahoo!Messenger để mở chương trình. Sau đó đăng nhập bằng cách nhập tên tài khoản và password. Sau đó tiến hành chat Hình B.11.4: Yahoo Messenger Ngoài ra trong khi chat có thể trao đổi với nhau bằng tiếng nói đó là dịch vụ VOICE trong Yahoo Messenger 97
- Hình B.11.5: Các chức năng Chat WEBCAM: Là một thiết bị giống như Camera cho phép nhìn thấy nhau trong khi chat. Để sử dụng được chức năng này trên máy tính phải có thiết bị WEBCAM. 11.6. Thư điện tử Thư điện tử (e-mail: Electronic Mail) là một dạng hộp thư dùng để trao đổi thông tin. Những dạng thông tin như văn bản, hình ảnh,v.v.E-Mail là một nhu cầu rất cần thiết và rất quan trọng. Đặc điểm của e – mail: Nhanh chóng đưa đến người nhận An toàn Có thể gởi được cho nhiều người ở những nơi khác nhau cùng lúc Gởi được nhiều nội dung khác nhau Không giới hạn chiều dài thư Giảm chi phí hơn gởi thư truyền thống Ngoài Email, thì Internet Phone (điện thoại internet) cũng là một ứng dụng không thể thiếu với những người thường xuyên phải gọi điện thoại ra nước ngoài. Ưu điểm của nó là phí gọi rất thấp so với gọi điện thoại bàn. 11.7. Webmail Là một dạng dịch vụ mail thông qua website như Hotmail, Yahoo mail, gmail v.v. Để đăng ký hộp thư trên yahoo chúng ta thực hiện như sau: Vào trang 98
- BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL Hình B.11.6: Đăng nhập hộp thư Chọn Sign Up: để tạo account mail. Trong khi tạo chúng ta phải điền một số thông tin theo yêu cầu của yahoomail như dưới đây 99
- Hình B.11.7: Thiết lập account mail Sau khi điền đầy đủ thông tin, chọn I Agree. Lưu ý: Nếu yahoo mail không thông báo gì xem như việc tạo đã thành công. Thông thường khi tạo sẽ gặp những vấn đề như trùng account Nếu muốn tạo hộp thư trên gmail, chúng ta phải nhờ người đã có acount trên gmail thực hiện thao tác mời, sau khi nhận lời mời chúng ta thực hiện tạo giống như trên yahoomail. 11.8. Ứng dụng mail Outlook Express là một công cụ gởi nhận Mail của Microsoft được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows. Để sử dụng Outlook Express cần phải có hộp thư có hỗ trợ POP3 và SMTP. 100
- BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL Hiện tại có nhiều Webmail được dùng miễn phí, cho phép tạo nhiều Account tùy ý. Vậy tại sao phải sử dụng Outlook Express? Bởi vì trong môi trường làm việc của các công ty thường sẽ có một mail server riêng phục vụ quản lý mail nội bộ của công ty nhằm đáp ứng sự tiên lợi cho công việc cũng như việc bảo mật thông tin của công ty. Do đó hầu như đa phần các công ty đều dùng mail server riêng cung cấp các Account mail cho nhân viên để hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin, dữ liệu chứ không dùng những mail có sẵn. Ví dụ : ispace@ispace.edu.vn hoangnt@ispace.edu.vn Trước khi dùng những hộp thư này để gởi hay nhận mail trên Microsoft Outlook Express, chúng ta phải thiết lập trước. Thiết lập Account mail trên Outlook Express Để thiết lập một Account mail trên Outlook Express cần phải có đầu đủ các thông tin sau Địa chỉ e-mail: Địa chỉ này do người quản lý mail server cấp ví dụ hoangnt@ispace.edu.vn Account mail (User name): Thông tin này do người quản lý mail server cấp, ví dụ hoangnt@ispace.edu.vn Password:Cũng do người quản lý mail server cấp theo giá trị mặc định, sau đó có thể thay đổi trên webmail của công ty Mail server: Thông thường thông tin này chúng ta dễ dàng nhận biết theo nguyên tắc sau “mail.tên miền” Vì dụ: Địa chỉ mail là hoangnt@ispace.edu.vn mail server sẽ là “mail.ispace.edu.vn” thông tin này sẽ được nhập vào giao thức nhận gởi mail (POP3 và SMTP) POP3:Post Office Protocol version 3 SMTP: Simple Mail Tranfer Protocol 11.8.1. Các bước thiết lập account mail trên Outlook Express B1:Mở outlook express 101
- Hình B.11.8: Mail Outlook Express B2: Tạo hộp thư mới Chọn Tool Accounts Hình B.11.9: Tạo hộp thư Chọn Tab Mail Add Mail B3: Nhập tên của bạn Hình B.11.10: Nhập tên đăng ký Nhập tên của vào ô: Display name, tên này nhập tùy ý Click Next B4: Nhập tên hộp thư của bạn Hình B.11.11: Nhập tên hộp thư Nhập tên hộp thư (địc chỉ e-mail) vào ô: E-mail address Click Next 102
- BÀI 11: INTERNET VÀ MAIL B5: Nhập tên của Server của nhà cung cấp Email Hình B.11.12: Nhập tên Server Click Next Lưu ý: Trong hai ô InComing và Outgoing, bạn nhập tên đúng với từng nhà cung cấp dịch vụ Email, tên này bạn sẽ được cung cấp khi đăng ký hộp thư. B6: Nhập tên (user name) và mật khẩu (password) đăng nhập vào hộp thư. Hình B.11.13: Nhập tên và password Nhập tên đăng nhập vào ô: Account name (thường tự xuất hiện) Nhập mật khẩu vào ô: Password Click Next, Click Finish kết thúc việc cấu hình hộp thư. 103
- 11.8.2. Đăng nhập vào Outlook Express Hình B.11.14: Đăng nhập hộp thư Trường hợp 1: Nếu trong khi thiết lập Account đã nhập Password và chọn Remember Password, thì những lần đăng nhập sau chương trình không yêu cầu nhập Password nữa Trường hợp 2: Không nhập và không chọn nhớ Password lúc thiết lập, mỗi lần đăng nhập phải nhập Password. 11.8.3. Gởi/nhận/lọc Mail Gởi Mail: Chọn Create Mail trên thanh công cụ. To: Nhập địa chỉ E-mail của người nhận. Có thể gởi cùng lúc nhiều địa chỉ mail khác nhau, mỗi địa chỉ mail cách nhau dấu chấm phảy “;” Cc: Tượng tự như To, nhưng thông thường những người nhận mail thông qua Cc không nhất thiết phải trả lời mail khi người gởi yêu cầu Bcc: Cũng tương tự như To, nhưng nếu cùng lúc gởi đến nhiều địa chỉ mail khác nhau, những người nhận không được biết là có những người khác cùng nhận mail giống như mình. Chú ý: Những địa chỉ mail đặt trên To và Cc, người nhận nhìn thấy được danh sách những người cùng nhận mail với mình. 104