Giáo trình Mô đun chuẩn bị bè nuôi hàu

pdf 88 trang huongle 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun chuẩn bị bè nuôi hàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_be_nuoi_hau.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun chuẩn bị bè nuôi hàu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ BÈ NUÔI HÀU Mã số: MĐ 02 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Xây dựng trại sản xuất giống 2) Chuẩn bị bè nuôi hàu 3) Cho đẻ và ấp trứng 4) Ương ấu trùng và hàu giống 5) Nuôi hàu thương phẩm 6) Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm Chuẩn bị bè nuôi hàu là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng với một số mô đun khác. Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc chọn vị trí đặt bè, lắp ráp bè nuôi hàu, đặt và cố định bè, chuẩn bị bè nuôi. Giáo trình Chuẩn bị bè nuôi hàu giới thiệu về chọn vị trí đặt bè, lắp ráp bè nuôi hàu, đặt và cố định bè, chuẩn bị bè nuôi; nội dung mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ, gồm 4 bài: Bài 1: Chọn vị trí đặt bè Bài 2: Lắp ráp bè nuôi hàu Bài 3: Đặt và cố định bè Bài 4: Chuẩn bị bè
  4. 3 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình này còn nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong có nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Nguyễn Văn Tuấn
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 5 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ BÈ NUÔI HÀU 6 Bài 1: Chọn vị trí đặt bè 7 1. Khảo sát địa hình 7 2. Xác định lưu tốc dòng chảy 13 3. Xác định độ sâu mực nước 16 4. Xác định các yếu tố môi trường 18 5. Xác định những yếu ảnh hưởng khác 33 Bài 2: Lắp ráp bè nuôi hàu 35 1. Thiết kế bè nuôi 35 2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư 42 3. Lắp ráp khung bè nuôi 44 4. Lắp ráp hệ thống phao 48 Bài 3: Đặt và cố định bè 53 1. Tìm hiểu thời tiết khí hậu 53 2. Chuyển khung bè đến vị trí nuôi 53 3. Cố định khung bè 54 4. Lắp ráp bè nuôi 58 5. Làm cầu công tác 60 6. Lắp ráp công trình phụ trợ 63 Bài 4: Chuẩn bị bè 66 1. Kiểm tra độ hư hỏng 66 2. Lập kế hoạch tu sửa 69 3. Tu sửa bè 70 4. Vệ sinh bè 71 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 72
  6. 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT TBD Thái Bình Dương m3 Mét khối mL mililit ppm gram/mét khối; mililit/mét khối; mini gram/lít ‰ Phần nghìn
  7. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ BÈ NUÔI HÀU Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu: Mô đun Chuẩn bị bè nuôi hàu có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Trình bày được các bước kỹ thuật chọn vị trí đặt bè nuôi hàu phù hợp; Mô tả được phương pháp làm bè nuôi, đặt và cố định bè nuôi và công tác chuẩn bị bè. Thực hiện được các thao tác làm bè nuôi hàu, đặt và cố định bè nuôi và công tác chuẩn bị bè. Nội dung mô đun gồm: - Chọn vị trí đặt bè; - Lắp ráp bè nuôi hàu; - Đặt và cố dịnh bè; - Chuẩn bị bè nuôi. Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. - Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở bè nuôi hàu thương phẩm của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo các thao tác. Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng.
  8. 7 Bài 1: Chọn vị trí đặt bè Mã bài: MĐ 02-01 Mục tiêu - Mô tả được phương pháp chọn vị trí đặt bè; - Khảo sát được địa hình, xác định lưu tốc nước, độ sâu mực nước, các yếu tố môi trường và yếu tố ảnh hưởng khác; - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, nghiêm túc, an toàn. A. Nội dung 1. Khảo sát địa hình 1.1. Khảo sát hình dáng khu vực nuôi - Khu vực nuôi nằm ở các vùng eo vịnh, đầm phá, những nơi có ít sóng gió. - Nguồn nước trong sạch, nước lưu thông, có dòng chảy nhẹ và nguồn thức ăn phong phú, đặc biệt là thực vật phù du. Tránh những nơi có dòng chảy mạnh, nước đục. - Hàu Thái Bình Dương có đặc tính ăn lọc, do đó khi nước đục bởi các chất vô cơ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và lọc thức ăn của hàu. Hình 2.1.1: Eo vịnh
  9. 8 Hình 2.1.2: Đầm phá nuôi hàu Thái Bình Dương Hình 2.1.3: Vùng đầm phá đặt bè nuôi hàu Thái Bình Dương
  10. 9 Hình 2.1.4: Vùng nuôi hàu rời bằng lồng lưới Hình 2.1.5: Nuôi hầu bằng hệ thống phao dây trong nước
  11. 10 Hình 2.1.6: Nuôi hàu bằng dàn cọc Hình 2.1.7: Vùng eo vịnh nuôi đặt bè nuôi hàu Thái Bình Dương
  12. 11 Lưu ý: - Vị trí đặt bè không quá gần những công trình như cầu cảng, cống, cầu và các công trình vượt sông khác hay khu vực cấm đặt bè của cơ quan chức năng địa phương. Hình 2.1.8: Cảng biển - Tránh đặt bè nuôi hàu nơi neo đậu của tàu thuyền Hình 2.1.9: Nơi neo đậu của tàu thuyền - Vị trí đặt bè nuôi hàu không bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào.
  13. 12 Hình 2.1.10: Nước thải sinh hoạt đổ ra biển Hình 2.1.11: Nước thải công nghiệp
  14. 13 - Xa cửa các con suối, sông lớn đổ trực tiếp ra biển Hình 2.1.12: Cửa sông đổ ra biển 1.2. Khảo sát chất đáy Chất đáy ít ảnh hưởng trực tiếp đến hàu nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn hình thức nuôi hàu Thái Bình Dương. Chất đáy mềm có thể nuôi được hình thức nuôi cọc, giàn bè, đối với chất đáy cứng, nhiều đá không đóng cọc được thì chủ yếu là hình thức nuôi bằng bè nổi. 2. Xác định lưu tốc dòng chảy 2.1. Xác định hướng dòng chảy Hướng dòng chảy cho một điểm bất kỳ trong lưu vực được xác định trên cơ sở so sánh độ chênh cao của điểm đó với 8 điểm xung quanh. Hướng dòng chảy được xác định là hướng tới điểm có độ cao thấp nhất, hướng dòng chảy theo 8 hướng được mã hóa theo hàm số mũ 2n, n = 0 ÷ 7, theo đó, hướng chính Đông được mã hóa bằng giá trị 20 (tức là có giá trị bằng 1). Quá trình tính toán được lặp lại để xác định hướng dòng chảy cho toàn bộ các điểm trong lưu vực. Bản đồ hướng dòng chảy có thể được xác định tự động trong phần mềm ArcGIS dưới dạng hàm “Flow Direction” từ mô hình số hóa độ cao đã được hiệu chỉnh. Mục đích: Dòng chảy nhằm cung cấp oxy cho hàu, cung cấp thức ăn cho sự sinh trưởng của hàu Thái Bình Dương. Yêu cầu: Lưu tốc dòng chày phù hợp để nuôi hàu: 0,2 - 0,7m/s.
  15. 14 2.2. Đo lưu tốc dòng chảy Tham khảo tài liệu thủy văn của cơ quan chức năng địa phương để biết được lưu tốc dòng chảy của khu vực định đặt bè hàu Thái Bình Dương theo từng thời kỳ trong năm. Đo lưu tốc dòng chảy được thực hiện với máy đo lưu tốc nước. Hình 2.1.13: Một loại lưu tốc kế cơ Hình 2.1.14: Một loại lưu tốc kế (Hiệu 2030R) điện tử (Hiệu LS10) Phổ biến là lưu tốc kế cơ và lưu tốc kế điện tử với nhiều loại khác nhau. Cách sử dụng tùy theo từng loại máy. Hướng dẫn cách sử dụng lưu tốc kế cơ 2030R: - Cố định máy với khung lưới vớt phiêu sinh vật hoặc cột một vật nặng vào 1 trong 2 dây cố định máy; - Ghi lại trị số của khung số trên thân máy (trị số trước đo); - Tháo vít thép ở phía sau của máy; - Lấy nước ngọt hoặc dầu silicon vào ống tiêm. Không dùng nước cất; - Giữ thấp phần đầu máy và bơm nước ngọt vào máy qua lỗ tháo vít thép cho đến khi đầy. Hình 2.1.15: Liên kết lưu tốc kế với vật - Lắp vít thép lại như cũ; nặng - Đặt máy vào vị trí đo ngay để tránh nước trong máy chảy ra gây sai số khi đo; Máy ở dưới mặt nước ít nhất 0,1m;
  16. 15 - Lấy máy lên khỏi mặt nước, ghi lại thời gian đo (tính theo giây) và trị số của khung số (trị số sau đo); - Tính lưu tốc nước. Công thức tính lưu tốc nước (cho máy 2030R) 26873 x 100 x (Trị số sau đo - Trị số trước đo) Lư u tốc nước = 999999 x Thời gian đo Đơn vị tính lưu tốc là cm/giây Với: 26873 là số không đổi riêng của loại máy 2030R Ví dụ: Tính lưu tốc nước của sông với thời gian đo là 30 giây, trị số trước đo là 000510, trị số sau đo là 000960. 26873 x 100 x (000960 - 000510) Lưu tốc nước = = 40,3 cm/giây 999999 x 30 Hay 0,4 m/giây Có thể đo lưu tốc nước bằng cách đơn giản sau: Thả xuống nước một vật nổi nhẹ (mảnh nhựa, quả bóng nhựa ). Đo độ dài đoạn sông mà vật nổi nhẹ đã trôi trong khoảng thời gian xác định. Hoặc: đo thời gian vật nổi nhẹ đã trôi từ điểm đầu đến điểm cuối của một đoạn sông xác định. Tính lưu tốc nước theo công thức: Độ dài vật nổi trôi đi trên mặt nước (m) Lưu tốc nước = Thời gian vật nổi trôi độ dài trên (giây) Ví dụ: Lưu tốc nước của đoạn sông mà vật nổi trôi với độ dài là 48m trong thời gian 120 giây là: 48 (m) Lưu tốc nước = = 0,4 (m/giây) 120 (giây) Cách đo này tuy đơn giản, không yêu cầu trang thiết bị đắt tiền nhưng có sai số lớn, phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
  17. 16 3. Xác định độ sâu mực nước 3.1. Xác định độ sâu mực nước Độ sâu mực nước phù hợp cho nuôi hàu Thái Bình Dương dao động trong khoảng 4 - 6m. Phương pháp xác định độ sâu, dùng thước mét chia vạch hoặc dây có buộc neo thả theo phương thẳng đứng. Xác định độ sâu tối thiểu khi thủy triều xuống thấp nhất. 3.2. Xác định biên độ thủy triều Thuỷ triều: Đó là hiện tượng dao động mực nước sông biển phát sinh bởi sự biến thiên tuần hoàn của lực hấp dẫn mặt trăng và mặt trời lên mỗi vị trí trên bề mặt quả đất (do quả đất quay quanh trục của nó và tất cả chúng đều chuyển động liên tục trong vũ trụ theo các quỹ đạo khác nhau). Chu kỳ triều: Chu kỳ triều phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp các sóng triều thành phần. Thông thường, khoảng thời gian giữa hai lần chân triều trong một ngày gọi là chu kỳ triều. Nước lớn (đỉnh triều) Vị trí cao nhất của mực nước trong một chu kỳ triều. Nước ròng (chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước trong trong một chu kỳ triều. Nếu trong một ngày có hai lần nước lớn, hai lần nước ròng thì phân biệt nước lớn cao (NLC), nước lớn thấp (NLT) và nước ròng cao (NRC), nước ròng thấp (NRT). Thời gian triều dâng là khoảng thời gian từ lúc nước ròng đến lúc nước lớn kế tiếp. Thời gian triều rút là khoảng thời gian từ lúc nước lớn đến lúc nước ròng kế tiếp. Độ lớn triều là hiệu mực nước nước lớn cao và mực nước nước ròng thấp trong ngày. Hình 2.1.16: Biên độ thủy triều
  18. 17 Kỳ nước cường và kỳ nước kém: cứ trong khoảng nửa tháng có 3-5 ngày triều lên xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường; sau đó độ lớn triều giảm dần kéo dài chừng 4-5 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Kế đó, độ lớn triều tăng dần trong vòng 4-5 ngày và bước vào kỳ nước cường tiếp theo. Các kỳ con nước lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Kỳ triều cường xảy ra vào tuần trăng rằm và đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên một đường thẳng. Tuần triều kém có độ lớn triều cực tiểu xảy ra vào thời kỳ trăng non và trăng già. Trong trường hợp này, mặt trăng và mặt trời tạo với trái đất thành một góc vuông mà đỉnh là trái đất. Chế độ triều: Chế độ triều tại một vị trí nhất định được xác định theo chu kỳ giao động mực nước triều. Có hai loại triều cơ bản là bán nhật triều và nhật triều. Với bán nhật triều, trong một ngày có hai lần triều dâng lên và hai lần triều rút, trong khi đó, nhật triều chỉ có một lần lên và một lần xuống. Ngoài hai loại cơ bản còn có 2 loại triều hỗn hợp là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại khu vực có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng có có hai lần triều dâng và hai lần triều rút và một số ngày chỉ có một lần triều lên hoặc một lần triều rút. Khu vực có chế độ nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng là nhật triều và một số ít ngày là bán nhật triều. Hình 2.1.17: Chế độ triều ‘0’ hải đồ (‘0’ độ sâu) tại một vị trí là mực nước thấp nhất tại vị trí đó. Cao trình ‘0’ hải đồ so với mốc cao độ Quốc gia tại mỗi vị trí mỗi khác. Đặc điểm chính thuỷ triều khu vực Nam Bộ Chế độ triều: Khu vực Nam Bộ chịu tác động của hai hệ thống thủy triều khác nhau xuất phát từ biển Đông và biển Tây Nam Bộ. Do đó, chế độ thủy triều dải ven bờ biển từ Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau là bán nhật triều không đều, trong khi đó, chế độ thủy triều dãi ven bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên là nhật triều không đều. Mũi Cà Mau là khu vực chuyển tiếp. Độ lớn triều: Độ lớn triều vùng ven biển Đông Nam Bộ đạt khoảng 3,0- 4,0m (lớn nhất Việt Nam), trong khi đó độ lớn triều vùng ven biển Tây Nam bộ đạt khoảng 0.8-1.2m. Diễn biến mực nước triều trong năm: Trong toàn khu vực ven bờ biển Nam Bộ, mực nước triều cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng X, XI. Trong các tháng VI và VII, mực nước triều thấp nhất năm.
  19. 18 Diễn biến mực nước triều theo không gian: Mực nước triều cao nhất tại ven bờ biển Đông Nam Bộ có xu thế tăng dần từ Bắc (Vũng Tàu, Cửa Tiểu) xuống Nam (Gành Hào). Trong khi đó, tại vùng ven bờ biển phía Tây Nam Bộ, mực nước cực đại giảm theo hướng từ Nam (mũi Cà Mâu) lên Bắc (Rạch Giá, Hà Tiên). Các yếu tố phi triều ảnh hưởng đến dao động mực nước tại vùng ven biển Nam Bộ bao gồm: Sự dâng/rút mực nước do gió mùa và gió bão gây ra. Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, gió “chướng” có thể làm mực nước vùng ven biển Đông Nam bộ dâng lên 10- 50cm (tùy thuộc vào cường độ và thời gian gió thổi) và mực nước vùng biển Tây hạ xuống 10-20cm. Các đợt gió mùa Tây Nam lớn trong mùa mưa có thể làm mực vùng biển Tây Nam Bộ dâng lên 10-30cm so với các ngày không gió. Nước dâng trong bão có thể đạt đến 50-110cm, tùy nơi và cấp bão. Tác động của dòng chảy sông Mê Kông đối với mực nước tại vùng ven biển Nam Bộ khá lớn. Những năm lũ lớn, mực nước vùng ven bờ biển có thể cao hơn năm lũ trung bình 15-30cm. Ngược lại, các năm lũ nhỏ, mực nước thấp hơn năm lũ trung bình 10-25cm. Các yếu tố mưa cục bộ, bốc hơi và thấm cũng ảnh hưởng nhất định đến dao động mực nước. Ảnh hưởng của lũ, mưa tại chỗ tăng lên đối với các điểm nằm sâu hơn trong đất liền. Hiện nay, việc dự tính mực nước triều đã tính đến ảnh hưởng của các yếu tố phi triều trung bình nhiều năm. Mực nước triều tại các vị trí không có số liệu dự tính có thể được nội suy ra theo số liệu mực nước triều dự tính tại ít nhất hai điểm gần nhất (về mặt lan truyền sóng triều) và có chung chế độ triều. 4. Xác định các yếu tố môi trường Bảng 2.1.1: Các thông số môi trường phù hợp nuôi hàu Thái Bình Dương TT Yếu tố môi trường Khoảng thích ứng 1 Độ mặn của nước: 10 - 25‰ 2 Nhiệt độ nước 25-310C 3 pH 7,5-8,5 4 Kim loại nặng < 0,01 mg/l + 5 NH4 -N < 0,1 mg/l 6 NO2 –N < 0,01 mg/l 7 H2S < 0,01 mg/l
  20. 19 4.1. Đo độ mặn Có hai cách đo độ mặn phổ biến là dùng tỷ trọng kế và khúc xạ kế. - Dùng tỷ trọng kế: Múc nước vào xô nhựa, dùng cốc thủy tinh sạch đổ đầy nước vào ống đong. Thả từ từ phần đế của tỷ trọng kế (phần có chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ. Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động) thì ta có giá trị độ mặn cần đo. Đọc kết quả và ghi vào sổ theo dõi sau đó rửa sạch máy bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 2.1.18: Tỷ trọng kế đo độ mặn * Thao tác đo độ mặn bằng tỷ trọng kế: Bước 1: Múc nước vào xô nhựa + Dùng chai nhựa lấy nước mẫu ở tầng giữa. + Đổ nước mẫu vào xô nhựa. Bước 2: Đổ đầu nước mẫu vào ống đong Hình 2.1.19: Đổ nước mẫu vào ống đong
  21. 20 Bước 3: Thả từ từ đế tỷ trọng kế để nước tràn ra ngoài Hình 2.1.20: Thả tỷ trọng kế vào ống Bước 4: Chờ cho cột tỷ trọng kế ổn định Hình 2.1.21: Giữ cho tỷ trọng kế ổn định Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký
  22. 21 Hình 2.1.22: Đọc kết quả đo - Dùng khúc xạ kế đo độ mặn: Kiểm tra khúc xạ kế bằng nước cất hay nước ngọt rồi hiệu chỉnh độ măn về 0 trước khi đo. Múc nước vào xô nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng về phía có ánh sang mặt trời. Đọc kết quả và ghi vào sỏ theo dõi sau đó rửa sạch đầu đọc bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 2.1.23: Khúc xạ kế đo độ mặn * Thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế: - Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính Hình 2.1.24: Thao tác nhỏ nước mặn - Đậy tấm chắn sáng
  23. 22 Hình 2.1.25: Thao tác đậy tấm chắn sáng - Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 2.1.26: Phương pháp nhỏ nước mặn đúng kỹ thuật - Đưa lên mắt ngắm Hình 2.1.27: Phương pháp ngắm trên khúc xạ kế - Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 2.1.28: Nhìn đọc kết quả độ mặn
  24. 23 - Hiệu chuẩn + Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường. + Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000 Độ mặn phù hợp cho hàu Thái Bình Dương là 20 - 25‰. 4.2. Đo nhiệt độ - Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân: Hình 2.1.29: Nhiệt kế thủy ngân Bước 1: Đo trực tiếp dưới nước hay múc nước vào xô nhựa rồi đo nhiệt độ, cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước cách mặt nước khoảng 30cm. 30cm Hình 2.1.30: Cách đo nhiệt độ nước Bước 2: Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, rồi rửa sạch cho vào hộp. - Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đo luôn cả nhiệt độ Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại.
  25. 24 Hình 2.1.31: Máy đo nhiệt độ nước Nhiệt độ thích hợp cho hàu Thái Bình Dương sinh trưởng và phát triển trong khoảng 25 - 300C. 4.3. Đo pH - Đo pH bằng bộ test phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit. Hình 2.1.32: Bộ thử nhanh sera pH test kit
  26. 25 Bước 1: Múc nước vào xô nhựa Hình 2.1.33: Lấy mẫu nước Bước 2: Lấy nước rửa lọ kiểm tra Hình 2.1.34: Rửa lọ thử mẫu Bước 3: Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu, đồng thời lắc đều cho thuốc thử và nước mẫu hòa đều với nhau.
  27. 26 Hình 2.1.35: Nhỏ thuốc thử vào nước mẫu Bước 4: So màu trong lọ với bảng màu Hình 2.1.36: So màu nước với bảng màu Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa lọ bằng nước sạch.
  28. 27 - Đo pH bằng máy: Hình 2.1.37: Máy đo pH Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. 4.4. Đo oxy hòa tan 4.4.1. Lấy mẫu nước - Mẫu nước lấy phải được kiểm tra oxy hòa tan ngay. - Lấy mẫu lúc 6-7 giờ và 13-14 giờ
  29. 28 4.4.2. Đo hàm lượng oxy hòa tan của mẫu nước - Hai dạng thiết bị phổ biến để đo hàm lượng oxy hòa tan là: Hộp test kit gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của test kit Hình 2.1.38: Các thành phần của hộp test Oxy Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter) Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình Hình 2.1.39: Máy đo oxy Đo bằng test kit, được thực hiện như sau Bước 1. Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước mẫu định kiểm tra Hình 2.1.40. Tráng lọ chứa mẫu nước
  30. 29 Bước 2. Cho nước mẫu vào lọ đến mép lọ Bước 3. Lau khô bên ngoài lọ Hình 2.1.41: Lau khô bên ngoài lọ Bước 4. Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử. Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu. Hình2.1.42: Cho thuốc thử 1 vào lọ Bước 5. Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử. Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu. Hình 2.1.43: Cho thuốc thử 2 vào lọ Bước 6. Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ) Hình 2.1.44: Đậy nắp lọ
  31. 30 Bước 7. Lắc đều lọ Bước 8. Mở nắp lọ ra Hình 2.1.45: Lắc đều lọ Bước 9. Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ. Bước 10. Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước. Hình2.1.46: So màu Bước 11. Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu 4.5. Đo độ kiềm 4.5.1. Lấy mẫu nước - Mẫu nước lấy ở nơi chọn vị trí nuôi dùng để đo độ kiềm. - Lấy mẫu lúc 13-14 giờ. - Định kỳ đo 5 - 7 ngày/lần. 4.5.2. Đo độ kiềm của mẫu nước Đo độ kiềm của nước nuôi bằng hộp test (kH test kit) Hộp test gồm thuốc thử và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của hộp test Hình 2.1.47: Các thành phần của hộp test đo độ kiềm
  32. 31 Cách đo độ kiềm của nước như sau: Bước 1. Tráng đều lọ vài lần bằng nước mẫu Hình 2.1.48: Tráng đều lọ Bước 2. Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định. Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), lượng nước mẫu là 5ml Hình 2.1.49: Lấy nước mẫu vào lọ Bước 3. Lau khô bên ngoài lọ Hình 2.1.50: Lau khô bên ngoài lọ Bước 4. Nhỏ từ từ từng giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử. Nước mẫu trong lọ chuyển màu. Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển sang màu xanh. Hình 2.1.51: Nhỏ thuốc thử vào lọ
  33. 32 Bước 5. Nhỏ tiếp tục từng giọt một thuốc thử vào lọ nước mẫu. Lắc đều lọ nước mẫu sau mỗi giọt. Hình 2.1.52: Mẫu nước có màu xanh Bước 6. Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước mẫu chuyển màu lần nữa Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển màu từ xanh sang vàng Hình 2.1.53: Mẫu nước có màu vàng Bước 7. Nhân số giọt thuốc thử với hệ số được quy định tùy theo nhà sản xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của nước (Với test SERA, hệ số nhân là 17,9) Ví dụ: Sử dụng test SERA, tổng số giọt thuốc thử cho vào lọ nước mẫu là 6 giọt, độ kiềm của nước là 6 x 17,9 = 107,4 mg CaCO3/lít Bước 8. Ghi kết quả vào sổ theo dõi 4.6. Đo độ trong Độ trong có thể được đo bằng hai cách sau: - Dùng đĩa Secchi: đĩa secchi đo độ trong có hình tròn gồm 2 nửa đen trắng đường kính 20cm, giữa móc xuyến nhỏ (hoặc đinh) nối với với dây treo hoặc gậy. Bước 1: Khi đo, thả đĩa theo phương thẳng đứng cho đến khi không phân biệt được 2 màu đen/trắng trên mặt đĩa. Bước 2: Đọc kết quả trên dây hoặc thước, đó chính là chính là độ trong của nước (đơn vị là cm).
  34. 33 20cm Hình 2.1.54: Dụng cụ đo độ trong (đĩa secchi) - Đo bằng tay: Bước 1: Xòe bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay. Bước 2: Ấn bàn tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Khoảng cách từ mặt nước đến bàn tay chính là độ trong của nước (cm). Độ trong nước phù hợp nuôi hàu Thái Bình Dương từ 1,4 - 2m. 5. Xác định những yếu ảnh hưởng khác - Không có hoặc có ít sinh vật làm hại như: hà, sun, rong, rêu + Động vật ăn thịt: ốc đỏ Rapana thomasiana, ốc gai Thais clavigera, ốc ngọc Natica, ốc gai xương Murrin, sao biển Pisarter ochraceus, cua biển Cylla serrata, cá nhám xanh Carcharias glaucus Hình 2.1.55: Sao biển
  35. 34 + Sinh vật ký sinh: như Polydora: ký sinh trong xoang cơ thể làm giảm tốc độ sinh trưởng của hầu. Hay bọn Hexamyta, Mytycola ký sinh làm cho hầu bị chết. Hình 2.1.56: Sinh vật ký sinh B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Vị trí chọn để nuôi hàu Thái Bình Dương phụ thuộc vào các điều kiện, yếu tố gì? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 2.1.1: Xác định lưu tốc dòng chảy Bài thực hành số 2.1.2: Xác định độ sâu nước và biên độ thủy triều Bài thực hành số 2.1.3: Xác định các yếu tố môi trường nước tại khu vực chọn địa điểm nuôi hàu C. Ghi nhớ - Vị trí phù hợp chọn nuôi hàu Thái Bình Dương; - Phương pháp vận hành máy móc đo môi trường, sử dụng thành thao các bộ test đo môi trường; - Các thông số môi trường nuôi hàu Thái Bình Dương; - An toàn cho máy móc, thiết bị và cho người.
  36. 35 Bài 2: Lắp ráp bè nuôi hàu Mã bài: MĐ 02-02 Mục tiêu - Mô tả được công tác làm bè nuôi hàu; - Thiết kế được hệ thống bè nuôi, lắp ráp bè nuôi, phao nổi vào bè; - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, nghiêm túc, an toàn. A. Nội dung 1. Thiết kế bè nuôi 1.1. Các loại hình bè nuôi Nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm có thể sử dụng bè nổi hoặc bè cố định treo giá thể. - Hệ thống nuôi hàu Thái Bình Dương bằng can nhựa + Ưu điểm: Mô hình nuôi này không phụ thuộc vào độ sâu vực nước, chất đáy. Chăm sóc quản lý dễ dàng + Nhược điểm: Chi phí cao, dễ bị hư hỏng do tác động của điều kiện tự nhiên: sóng, gió, bão lũ, Tốn công lao động cho việc vệ sinh thiết bị nuôi Hình 2.2.1: Nuôi hàu bằng hệ thống can nhựa
  37. 36 - Nuôi hàu Thái Bình Dương trên giàn bè cố định + Ưu điểm: Dễ thực hiện, dễ chăm sóc quản lý + Nhược điểm: Phụ thuộc vào chất đáy và độ sâu vực nước Không di chuyển được giàn nuôi đi khi điều kiện môi trường thay đổi Hình 2.2.2: Bè nuôi hàu cố định - Nuôi hàu Thái Bình Dương bằng hệ thống bè nổi + Ưu điểm: Dễ thực hiện, quá trình kiểm tra, chăm sóc dễ dàng hơn Không phụ thuộc vào độ sâu vực nước và chất đáy + Nhược điểm: Thao tác phức tạp hơn, hệ thống cồng kềnh Chi phí cao, dễ bị hư hỏng do tác động của điều kiện tự nhiên: sóng, gió, bão lũ, Tốn công lao động cho việc vệ sinh thiết bị nuôi
  38. 37 Hình 2.2.3: Nuôi hàu bằng bè nổi 1.2. Kích thước Mỗi bè nuôi có kích thước khoảng 10m x 10m; dưới có 9 phao nâng bè, sẽ tạo được 500 dây cho hàu bám.
  39. 38 Hình 2.2.4: Bè nuôi hàu Thái Bình Dương 1.3. Hệ thống phao - Bè nuôi được giữ nổi nhờ hệ thống phao bằng xốp
  40. 39 Hình 2.2.5: Phao bằng xốp - Phao nổi bằng can nhựa Hình 2.2.6: Phao bằng can nhựa - Phao nổi bằng thùng phuy nhựa Hình 2.2.7: Phao bằng phuy nhựa
  41. 40 1.4. Hệ thống neo Neo bè để cố định, không trôi dạt bè nhưng vẫn đảm bảo thay đổi được khoảng cách giữa bè nuôi với đáy biển theo mức độ lên xuống của thủy triều. - Neo bằng thép có khối lượng 100 - 200kg Hình 2.2.8: Neo bằng sắt - Neo bè nuôi hàu Thái Bình Dương bằng bê tông có khối lượng 120 - 150kg. Hình 2.2.9: Neo bằng bê tông - Neo bè nuôi hàu Thái Bình Dương bằng cọc gỗ có đường kính 12 -15cm, chiều dài từ 3 - 5m.
  42. 41 Hình 2.2.10: Nọc dùng để cắm xuống buộc dây neo 1.5. Công trình phụ trên bè Bè nuôi hàu Thái Bình Dương cần thiết kế và xây dựng công trình phụ trợ phục vụ quá trình chăm sóc quản lý bè nuôi. Công trình phụ trợ trên bè nuôi có thể là nhà ở, kho chứa dụng cụ nuôi, nhà vệ sinh, Diện tích của công trình phụ trợ trên 6m2, là nơi ở, trông coi bè nuôi hàu. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người nuôi có thể lựa chọn xây dựng diện tích phụ trợ phù hợp yêu cầu. Hình 2.2.11: Công trình phụ trợ trên bè nuôi hàu
  43. 42 2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Dụng cụ, thiết bị làm bè nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ đảm bảo chất lượng và số lượng theo yêu cầu. - Dao - Cưa - Máy khoan - Đục - Búa - Gang tay - Khẩu trang Hình 2.2.12: Máy khoan Hình 2.2.13: Đục Hình 2.2.14: Búa Hình 2.2.15: Cưa Hình 2.2.16: Gang tay Hình 2.2.17: Khẩu trang
  44. 43 2.2. Chuẩn bị vật tư làm bè Vật tư làm bè nuôi hàu Thái Bình Dương bao gồm: - Tre - Gỗ - Phao xốp hoặc phuy nhựa - Dây cước - Đinh vít - Dây kẽm - Dây thừng - Ốc vít - Đinh Hình 2.2.18: Gỗ làm bè nuôi Hình 2.2.19: Tre luồng Hình 2.2.20: Dây thừng Ø=2-3cm Hình 2.2.21: Dây thép Ø=2-3mm
  45. 44 Hình 2.2.22: Bu lông Hình 2.2.23: Đinh tán 3. Lắp ráp khung bè nuôi 3.1. Chọn loại hình bè nuôi Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên tại khu vực chọn vị trí nuôi mà người nuôi lựa chọn loại hình bè nuôi phù hợp, đặc biệt là phụ thuộc vào độ sâu, chất đáy vùng nuôi. Hiện nay, người nuôi hàu Thái Bình Dương chủ yếu lựa chọn mô hình nuôi hàu bằng bè nổi. Hình 2.2.24: Khung bè nuôi hàu 3.2. Chọn kích thước bè nuôi Kích thước bè nuôi hàu Thái Bình Dương phụ thuộc vào hình thức và quy mô nuôi. Để hạn chế tác động của sóng gió, thủy triều và thuận tiện di chuyển bè nuôi khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như: bão lũ, môi trường nuôi không phù hợp,
  46. 45 Người nuôi nên lựa chọn kích thước bè nuôi phù hợp: với kích cỡ chiều rộng (4 - 5m) x chiều dài (9 - 10m) hoặc chiều rộng (9 - 10m) x chiều dài (9 - 10m). Số lượng phao phụ thuộc vào kích thước của phao nổi, thông thường khoảng từ 6 - 9 phao trên một bè diện tích 50 - 100m2. Hình 2.2.25: Bè nuôi hàu Thái Bình Dương 3.3. Chọn vật liệu làm bè Vật liệu làm bè nuôi hàu Thái Bình Dương phụ thuộc vào điều kiện sẵn có tại địa phương, gia đình. Vật liệu làm bè chủ yếu được sử dụng là tre, gỗ, Hình 2.2.26: Bè làm bằng tre
  47. 46 Hình 2.2.27: Bè làm bằng gỗ Dây dùng để cố định bè nuôi: dây thừng, dây cước, dây kẽm chống rỉ, đinh vít, Hình 2.2.28: Dây cước buộc bè Ø=2-3mm Hình 2.2.29: Dây thừng buộc bè Ø=2-3cm
  48. 47 Hình 2.2.30: Dây thép buộc bè Ø=2-3mm 3.4. Lắp ráp khung bè nuôi Công việc lắp ráp khung bè nuôi hàu Thái Bình Dương được thực hiện trên bờ, sau đó tiến hành đưa ra vị trí nuôi. Các xà gồ được liên kết chặt chẽ với nhau bởi các bu lông sắt 14 16 dài 20cm . Các thanh dọc nằm trên, các thanh ngang nằm dưới, chỗ giao nhau giữa đà dọc và đà ngang được khoan để bắt bulông giữ hai đà vuông góc với nhau. * Thao tác lắp ráp khung bè nuôi: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ - Gỗ, tre làm khung bè - Thước đo - Cưa - Dao - Búa - Bu lông - Gang tay - Dây cước - Đinh vít Bước 2: Lắp ráp khung bè nuôi - Dùng thước đo xác định kích thước bè nuôi hàu - Dùng các thanh gỗ ghép lại với nhau có chiều dài, chiều rộng tương ứng xác định. - Nếu thanh gỗ không đủ chiều dài thì nối các thanh gỗ lại với nhau bằng đinh vít bằng bản lề để tạo độ chắc chắn.
  49. 48 - Khoảng cách chiều rộng giữa các thanh đà gắn phao nổi khoảng 4-5m. - Mỗi thanh đà chạy song song hai thanh gỗ có khoảng cách từ 30-40cm. - Sau khi tạo khung bè nuôi, tiến hành lắp phao nổi. 4. Lắp ráp hệ thống phao 4.1. Chọn loại phao 4.1.1. Phao xốp Phao làm bằng xốp cách nhiệt xerepho nhưng nén ở chế độ rắn chắc hơn. Phao thường có hình khối chữ nhật hoặc hình trụ tròn. Tuy nhiên, phao xốp sau thời gian sử dụng lâu sẽ bị hư hỏng và loại thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm. Do vậy hiện nay khuyến cáo người nuôi hạn chế sử dụng phao xốp làm phao nổi để hạn chế ô nhiễm môi trường. Hình 2.2.31: Phao xốp nén chưa bọc bạt nilon 4.1.2. Phao phuy nhựa Hình 2.2.32: Phao phuy nhựa
  50. 49 4.2. Chọn kích thước phao - Phao xốp hình trụ tròn có kích thước tương tự thùng phuy nhựa đường kính 60cm, cao 90cm, phao hình khối chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 50cm, cao 60cm và yêu cầu cường độ chịu nén, chịu uốn cũng tương tự như trình bày trên, phao nhựa cần được bọc bằng bạt xác rắn có tráng nilon để nước biển và sinh vật biển đỡ xâm hại. - Hình trụ tròn, đường kính 60 cm, cao 90cm. 4.3. Lắp ráp hệ thống phao Hệ thống phao giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống bè nuôi, công trình phụ trợ phía trên bè. Do vậy hệ thống phao phải đảm bảo nhẹ, độ bền cao, thân thiện với môi trường. Phao được cố định vào khung lồng bằng dây sợi cước có đường kính 3- 4mm hoặc dây cước sợi 3 - 4mm. Mỗi phao cố định ở hai đầu và có ít nhất 2 đường dây chạy.
  51. 50 Số lượng phao cần thiết cho một bè được tính đơn giản như sau: 1m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cao, có thể tính 1,2 - 1,5m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao. Tính thể tích phao: - Đối với phao có dạng khối chữ nhật, vuông, thể tích phao bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao. - Đối với phao dạng ống tròn (tre nguyên cây, ống nhựa ), thể tích phao được tính như sau: Thể tích phao = 0,785 x đường kính x đường kính x chiều dài Bảng 2.2.1: Sức nâng của một số dạng phao được sử dụng phổ biến như sau Loại phao Quy cách Sức nâng tính gần đúng (kg) Thùng phuy (sắt, nhựa) Cao 0,9m, Ф 0,6m 200kg Dài 4m, Ф 220mm 150kg Ống nhựa uPVC Dài 4m, Ф 168mm 85kg Dài 4m, Ф 114mm 40kg Phao nhựa dạng mô đun 507 x 507 x 430 mm 125kg hoặc theo quy cách SX Phao xốp 1 x 0,5 x 0,6m 300kg Hình 2.2.33: Buộc phao vào khung lồng * Thao tác lắp ráp hệ thống phao:
  52. 51 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ - Phao xốp hoặc thùng phuy nhựa - Dây cước - Kéo - Kìm - Gang tay Bước 2: Lắp ráp hệ thống phao - Đặt phao dọc phía dưới hai thanh gỗ; - Yêu cầu khi đặt phao phải để cân giữa hai bên thanh gỗ; - Dùng kéo cắt dây cước thành các đoạn có chiều dài khoảng 3 - 4m; - Luồn dây cước phía dưới phao, kéo dây cước lên phía trên thanh đà và vắt chéo quá thanh đà bên kia; - Tiến hành quấn 3 - 4 vòng quanh hai thanh gỗ, sau đó cố định mối buộc thật chặt. - Cứ như vậy, mỗi một phao xốp cố định hai mối ở phía đầu của phao; - Bố trí số lượng, khoảng cách giữa các phao nổi sao cho hợp lý tùy theo diện tích của bè nuôi và yêu cầu sử dụng.
  53. 52 Hình 2.2.34: Phao được cố định vào khung bè B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Các loại hình bè nuôi hàu Thái Bình Dương? So sánh ưu, nhược điểm của các hình thức nuôi trên? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 2.2.1: Thiết kế bè nuôi hàu Thái Bình Dương Bài thực hành số 2.2.2: Lắp ráp bè nuôi Bài thực hành số 2.2.3: Lắp ráp hệ thống phao Bài thực hành số 2.2.4: Lắp ráp hệ thống neo Bài thực hành số 2.2.5: Lắp ráp công trình phụ trợ C. Ghi nhớ - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư đầy đủ; - Lên sơ đồ, thiết bị bè nuôi; - Phương pháp lắp ráp bẻ nuôi, phao, neo, công trình phụ trợ.
  54. 53 Bài 3: Đặt và cố định bè Mã bài: MĐ 02-03 Mục ti u - Mô tả được thao tác đặt và cố định bè nuôi hàu Thái Bình Dương; - Thực hiện được thao tác di chuyển bè nuôi, cố định bè, làm cầu công tác và làm nhà trông coi; - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, nghiêm túc và an toàn. A. Nội dung 1. Tìm hiểu thời tiết khí hậu - Dựa vào thông tin thời tiết trên báo, đài, tivi, - Dựa vào mùa trong năm - Dựa vào điều kiện thời tiết tại vùng nuôi Kết luận: Di chuyển khung bè nuôi vào những ngày không có mưa, không có gió to, sóng lớn, nên di chuyển vào ngày nước lớn nhất. 2. Chuyển khung bè đến vị trí nuôi 2.1. Lựa chọn tàu, thuyền kéo bè Tùy thuộc vào số lượng ô lồng và kích thước lồng bè để chọn công suất của tàu kéo đến vị trí đặt lồng bè. Thông thường sử dụng tàu có công suất máy từ 32CV đến 44CV tùy theo số lượng khung bè để sử dụng tàu có công suất máy phù hợp. 2.2. Chọn thời gian di chuyển khung bè Thời gian di chuyển lồng bè thích hợp khi triều cường và ở đỉnh cao nhất hoặc kéo xuôi dòng khi thủy triều rút nhằm hạn chế lực cản của thủy triều lên. Thời tiết bão, sóng lớn hoặc giông lốc không được di chuyển bè đến vị trí chọn nuôi. Hình 2.3.1: Kéo khung bè nuôi đến vị trí neo đậu
  55. 54 2.3. Xử lý sự cố trong quá trình di chuyển khung bè Trong quá trình di chuyển lồng bè đến nơi đặt vị trí, những sự cố gặp phải trong quá trình di chuyển thường không chọn đúng thời điểm di chuyển. Những thời điểm không thích hợp cho di chuyển bè nuôi đến vị trí là khi thủy triều lên, không di chuyển đúng luồng lạch, va chạm với các phương tiện tàu thuyền, lồng bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo. 3. Cố định khung bè 3.1. Xác định hướng dòng chảy Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều. Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương. 3.2. Xác định hướng gió Hướng gió có tác động một phần đến di chuyển lồng bè nuôi. Di chuyển ngược gió làm cản trở quá trình kéo của tàu và tăng tải trọng. Cần căn cứ vào mùa gió để có phương pháp và sử dụng công suất tàu kéo phù hợp với tải trọng của lồng bè và sức cản của gió. Hình 2.3.2: Cố định lồng bè nuôi theo hướng gió và dòng chảy 3.3. Cố định bè nuôi bằng neo 3.3.1. Neo Một cụm ô lồng (10 ô) thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt, neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió hoặc dùng cọc gỗ bằng gỗ bạch đàn hay gỗ táu dài 2 – 3m, đường kính 80 – 90mm, đóng sâu vào nền đáy mềm cách mặt đáy 50cm.
  56. 55 Hình 2.3.3: Các loại neo phổ biến đang sử dụng 3.3.2. Dây neo Dây neo là dây nilon hoặc dây bằng sợi cước, đường kính dây neo 32  35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 50  100m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tàu thuyền đi lại làm đứt dây neo. Hình 2.3.4: Dây neo bằng sợi cước Một bè nuôi hàu Thái Bình Dương diện tích khoảng 80-100m2 thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc). Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió.
  57. 56 Cột dây thừng vào vòng khoen của neo bằng nút buộc neo. Để đảm bảo dây không bị tuột, có thể thắt một nút ở đầu dây. Hình 2.3.5: Nút buộc neo Hoặc sử dụng nút thắt cổ Hình 2.3.6: Nút thắt cổ Cột các dây phụ vào cọc, gốc cây trên bờ bằng nút thuyền chài. Hình 2.3.7: Cách thắt nút thuyền chài
  58. 57 Hình 2.3.8: Cố định dây neo vào khung lồng bè 3.4. Cố định bè nuôi bằng cọc gỗ (lọc gỗ) Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 80 - 90mm, dài 3,5- 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m. Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Ø32 - Ø35.
  59. 58 Hình 2.3.9: Đóng cọc neo 4. Lắp ráp bè nuôi 4.1. Chọn vật liệu Vật liệu dùng để làm thanh đà treo giá thể nuôi hàu Thái Bình Dương chủ yếu được sử dụng là tre luồng có chiều dài khoảng 8-10m, đường kính 8- 10cm. Tre luồng sử dụng làm thanh đà treo giá thể nuôi hàu cần phải được ngâm trước khi sử dụng nhằm tăng độ bền của tre, chống mối mọt. Hình 2.3.10: Tre luồng 4.2. Buộc thanh đà treo giá thể - Đặt các cây tre theo chiều ngang hoặc chiều dọc của khung bè nuôi hàu Thái Bình Dương tùy thuộc vào chiều dài của cây luồng.
  60. 59 - Đặt các cây tre (luồng) cách nhau khoảng 30 - 40cm. Nếu trường hợp tre (luồng) quá nhỏ chúng ta có thể ghép 2 cây lại với nhau để tăng sức chịu lực khi treo giá thể. Hình 2.3.11: Buộc thanh đà treo giá thể - Tiến hành dùng dây cước có đường kính khoảng 2-3mm, để buộc các thanh đà với khung của bè nuôi. + Bước 1: Luồn dây cước chéo qua khung bè và thanh đà, quấn mỗi lượt từ 2 - 3 vòng. + Bước 2: Siết chặt dây, sau đó cố định hai đầu dây lại với nhau. Hình 2.3.12: Các mối cố định thanh đà treo giá thể
  61. 60 Hình 2.3.13: Bè nuôi đã được cố định 5. Làm cầu công tác 5.1. Lựa chọn vật liệu làm cầu Thiết kế, làm cầu công tác để thuận tiện cho người nuôi đi lại, chăm sóc quản lý bè nuôi hàu. Vật liệu làm cầu có thể sử dụng tre hoặc gỗ, đảm bảo bền, chắc chắn. Nếu sử dụng cây tre làm cầu công tác cần đường kính khoảng 6 - 8cm, chiều dài khoảng từ 4 - 5m trở lên. Ghép các cây tre lại với nhau khoảng 4-5 cây tạo thành cầu đi lại. Hoặc sử dụng gỗ làm cầu công tác có độ dày khoảng 2 - 3cm, bề rộng khoảng 10 - 15cm. 5.2. Thao tác làm cầu công tác * Chuẩn bị dụng cụ làm cầu: - Dao - Cưa - Búa - Thước kéo - Đinh tán - Dây cước - Gang tay
  62. 61 Hình 2.3.14: Thước kéo Hình 2.3.15: Đinh tán * Chuẩn bị vật tư làm cầu: - Tre luồng - Gỗ ván - Gỗ cây Hình 2.3.16: Tre luồng Hình 2.3.17: Gỗ cây Hình 2.3.18: Gỗ ván Hình 2.3.19: Gỗ nẹp
  63. 62 * Tiến hành - Làm cầu công tác gián tiếp + Dùng hai cây tre có kích thước tương tự nhau hoặc hai thanh gỗ đặt song song với nhau, cách nhau khoảng 30 - 40cm. + Dùng các tấm gỗ có bề rộng 10 - 15cm, chiều dài 50 - 60cm, độ dày khoảng 2 - 3cm, đặt song song cách nhau khoảng 10 - 15cm. + Dùng búa đóng đinh cố định tấm gỗ với cây tre hoặc gỗ, mỗi đầu đóng khoảng 2-3 đinh tán. Cầu công tác Hình 2.3.20: Cầu công tác đóng trên hai cây tre - Làm cầu công tác trực tiếp gắn vào khung bè nuôi + Dùng các tấm gỗ có bề rộng 10 - 15cm, chiều dài 50 - 60cm, độ dày khoảng 2 - 3cm, đặt song song cách nhau khoảng 5 - 10cm. + Dùng búa đóng đinh cố định tấm gỗ với cây tre hoặc gỗ, mỗi đầu đóng khoảng 2-3 đinh tán.
  64. 63 Cầu công tác Hình 2.3.21: Cầu công tác đóng trực tiếp vào khung bè nuôi 6. Lắp ráp công trình phụ trợ 6.1. Chọn vật liệu Với các bè vừa và lớn, nhà trên bè có khu vực đặt khu làm việc, phòng nghỉ, kho chứa dụng cụ, nhà vệ sinh. Tùy theo quy mô của bè, vật liệu làm công trình phụ có thể là tôn kim loại, tôn nhựa, sắt hình L, I, sắt , gỗ, lá cọ, bu lông, ốc vít, đinh Hình 2.3.22: Tôn bằng kim loại Hình 2.3.23: Tôn bằng nhựa
  65. 64 6.2. Lắp ráp công trình phụ trợ Lắp đặt phòng nghỉ, sinh hoạt, kho thức ăn, chất xử lý môi trường, lưới, máy chế biến thức ăn, nhà vệ sinh đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc cho công nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm. Lắp đặt nhà vệ sinh tự hoại theo quy định. Hình 2.3.24: Công trình phụ trợ kiên cố Hình 2.3.25: Công trình phụ trợ tạm thời
  66. 65 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác di chuyển bè nuôi? Cố định bè nuôi có tác dụng gì? 2. Bài tập thực hành Bài tập thực hành số: 2.3.1: Di chuyển, cố định bè nuôi hàu Bài tập thực hành 2.3.2: Cố định bè nuôi C. Ghi nhớ: - Phương pháp di chuyển được bè đến vị trí nuôi; - Phương pháp cố định được bè đảm bảo hướng gió, dòng chảy và chắc chắn.
  67. 66 Bài 4: Chuẩn bị bè Mã bài: MĐ 02-04 Mục ti u - Mô tả được thao tác chuẩn bị bè nuôi hàu Thái Bình Dương; - Thực hiện được thao tác kiểm tra độ hư hỏng của bè, lập kế hoạch tu sửa bè nuôi hàu; - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, nghiêm túc và an toàn. A. Nội dung 1. Kiểm tra độ hư hỏng 1.1. Kiểm tra bè nuôi - Kiểm tra các cho tiết thiếu trong quá trình làm bè như mất ốc bu lông, đóng đinh tán chưa chắc chắn, - Kiểm tra cầu công tác để sửa chữa kịp thời khi bị hư hỏng, gãy thang gỗ, mất đinh tán, - Kiểm tra kệ thống thanh đà treo giá thể nuôi hàu để có biện pháp tu sửa, thay thế những cây luồng bị mục, gãy, mất mối buộc, - Kiểm tra hệ thống nhà ở, khu chứa đồ, nhà vệ sinh, kịp thời lên kế hoạch sửa chữa trước vụ nuôi mới.
  68. 67 Hình 2.4.1: Kiểm tra bè nuôi 1.2. Kiểm tra dây neo Bè nuôi được cố định nhờ hệ thống dây neo với neo bằng cọc gỗ, đá, sắt, giữ cho bè nuôi không bị trôi đi khi thủy trều lên xuống hoặc dòng chảy. - Khi di chuyển bè nuôi đến vị trí xác định, cần cố định bè nuôi bằng dây neo buộc vào neo chắc chắn. - Định kỳ kiểm tra dây neo để kịp thời sửa chữa, gia cố những vị trí hư hỏng hoặc mối buộc lỏng lẻo. - Đeo gang tay kéo dây neo kiểm tra tất cả xác định tình trạng của các dây neo. Hình 2.4.2: Chuẩn bị dây neo
  69. 68 Hình 2.4.3: Kéo kiểm tra dây neo Hình 2.4.4: Kiểm tra dây neo Hình 2.4.5: Buộc lại dây neo
  70. 69 1.3. Kiểm tra phao - Kiểm tra hệ thống phao đã được cố định chắc chắn vào khung bè nuôi chưa, kiểm tra mối buộc của phao với khung bè nuôi. Hình 2.4.6: Kiểm tra mói buộc phao với bè nuôi - Quan sát, kiểm tra các phao bị hư hỏng, dò nước để có biện pháp thay thế phao mới. Hình2.4.7: Kiểm tra phao 2. Lập kế hoạch tu sửa 2.1. Chuẩn bị nhân công
  71. 70 Xác định tình trạng hư hỏng của hệ thống bè nuôi, người nuôi cần xác định số lượng nhân công cần thiết để tu sửa đảm bảo chất lượng, thời gian. Tùy theo mức độ hư hỏng mà số lượng nhân công cần thiết phục vụ công tác tu sửa khác nhau. Số lượng nhân công cần thiết khoảng 2 - 4 nhân công. 2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu Để chuẩn bị cho một đợt nuôi mới người nuôi cần phải chuẩn bị bè nuôi hàu Thái Bình Dương đảm bảo chất lượng, an toàn trong suốt vụ nuôi. Do vậy, người nuôi cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư gồm: - Thuyền (tàu) - Tre luồng - Gỗ - Phao xốp hoặc phuy nhựa - Tấm tôn - Dây neo - Neo (bằng đá hoặc thép, ) - Dây cước - Đinh tán - Búa - Dây thép - Cưa - Dao - Thước kéo - Gang tay - Áo bơi hoặc phao bơi 3. Tu sửa bè * Tu sửa bè nuôi: - Thay thế những cây tre luồng đã hư hỏng, mục, gãy - Dùng dây buộc cố định cây tre luồng vào khung bè nuôi. - Lấy đinh tán, dùng búa đóng bổ sung cố định các tấm gỗ trên cầu công tác. * Tu sửa dây neo - Buộc lại các dây neo chắc chắn vào khung bè nuôi hàu - Kiểm tra thay thế những dây neo bị hư hỏng * Tu sửa hệ thống phao
  72. 71 - Gia cố thêm phao vào những vị trí bè bị chìm do chịu lực không tốt - Thay thế phao bị hư hỏng, bị thủng trong quá trình nuôi * Tu sửa công trình phụ trợ - Sửa lại khung nhà ở, nhà chứa dụng cụ thiết bị - Gia cố ốc vít lên mái tôn tăng sức chịu gió, chống bị dọt nước do mưa bão, 4. Vệ sinh bè Bè nuôi hàu cần được vệ sinh sạch trước vụ nuôi mới. Dùng chổi quét, dùng xô múc nước rửa sạch bè nuôi. Hình 2.4.8: Vệ sinh bè nuôi B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Ý nghĩa của công tác kiểm tra bè nuôi? 2. Bài tập thực hành Bài tập thực hành: Chuẩn bị bè nuôi hàu Thái Bình Dương C. Ghi nhớ - Kiểm tra cẩn thận phát hiện hư hỏng bè nuôi, bổ sung phao những điểm xung yếu - Vệ sinh sạch bè nuôi
  73. 72 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất c a mô đun: - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị bè nuôi hàu là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương; được giảng dạy sau mô đun Xây dựng trại sản xuất giống và trước mô đun Cho đẻ và ấp trứng. Mô đun Chuẩn bị bè nuôi hàu có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Chuẩn bị bè nuôi hàu là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mô đun này được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất giống, nuôi hàu và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được các bước kỹ thuật chọn vị trí đặt bè nuôi hàu phù hợp; + Mô tả được phương pháp làm bè nuôi, đặt và cố định bè nuôi và công tác chuẩn bị bè. - Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác làm bè nuôi hàu, đặt và cố định bè nuôi và công tác chuẩn bị bè. - Thái độ: Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, an toàn người khi làm việc. III. Nội dung chính c a mô đun: Loại Thời lượng Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ 02-01 Bài 1: Chọn vị Tích Lớp học trí đặt bè hợp Cơ sở 16 2 12 2 thực hành MĐ 02-02 Bài 2: Lắp ráp Tích Lớp học bè nuôi hàu hợp Cơ sở 17 3 14 thực hành MĐ 02-03 Bài 3: Đặt và Tích Lớp học cố định bè hợp Cơ sở 18 2 14 2 thực hành MĐ 02-04 Bài 4: Chuẩn bị Tích Lớp học bè hợp Cơ sở 15 3 12 thực hành
  74. 73 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng 72 10 54 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chọn vị trí đặt bè 4.1.1. Bài thực hành số 2.1.1: Xác định lưu tốc dòng chảy - Nguồn lực: + Phao xốp + Đồng hồ bấm giờ + Thước đo + Máy đo lưu tốc + Thuyền + Áo phao: 06 bộ - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Đo lưu tốc dòng chảy bằng 2 phương pháp: Dùng máy đo lưu tốc dòng chảy và đo thủ công + So sánh sự sai lệch lưu tốc giữa hai phương pháp + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Đo lưu tốc dòng chảy bằng Xác định được lưu tốc dòng chảy phương pháp thủ công 2 Đo lưu tốc dòng chảy bằng Đọc được kết quả trên máy chính máy đo lưu tốc xác 3 So sánh 2 phương pháp đo Kết quả đo của 2 phương pháp lưu tốc dòng chảy Xác định độ sai lệch 4 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.1.2. Bài thực hành số 2.1.2: Xác định độ sâu nước và biên độ thủy triều - Nguồn lực:
  75. 74 + Thước đo + Bảng thủy triều + Thuyền + Áo phao: 06 bộ - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Đo độ sâu mực nước + Xác định biên độ thủy triều + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Đo độ sâu mực nước Xác định được độ sâu mực nước 2 Xác định biên độ thủy triều Xác định được biên độ thuy triều chính xác 3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.1.3. Bài thực hành số 2.1.3: Xác định các yếu tố môi trường nước tại khu vực chọn địa điểm nuôi hàu - Nguồn lực: + Dụng cụ lấy mẫu nước: 1 bộ + Áo phao: 06 bộ + Các loại test: pH, độ kiềm, oxy hòa tan + Tỷ trọng kế + Khúc xạ kế, nhiệt kế, đĩa secchi + Máy đo môi trường - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo môi trường + Xác định được các yếu tố môi trường + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
  76. 75 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Sử dụng thành thạo các dụng Sử dụng đúng cách, an toàn cụ đo môi trường 2 Đo các yếu tố môi trường Ghi chép lại kết quả đo Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sau khi đo 3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.2. Lắp ráp bè nuôi hàu 4.2.1. Bài thực hành số 2.2.1: Thiết kế bè nuôi hàu Thái Bình Dương - Nguồn lực: + Giấy + Bút + Thước kẻ - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lên được sơ đồ thiết kế bè nuôi hàu + Lựa chọn vật tư làm bè nuôi + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Lên sơ đồ thiết kế bè nuôi Bản vẽ: Kích thước bè, kết cấu, vật hàu liệu, khoảng cách, 2 Lựa chọn vật tư làm bè nuôi Lựa chọn được vật tư làm bè phù hợp điều kiện 3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.
  77. 76 4.2.2. Bài thực hành số 2.2.2: Lắp ráp bè nuôi - Nguồn lực: + Tre luồng + Gỗ + Máy khoan + Đinh tán + Đinh, ốc vít + Dây thép + Gang tay - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lắp ráp khung bè nuôi + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Lắp ráp khung bè nuôi Diện tích 60-80m2, vững chắc 2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.2.3. Bài thực hành số 2.2.3: Lắp ráp hệ thống phao - Nguồn lực: + Phao xốp + Thùng phuy nhựa + Dây cước + Gang tay - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lắp ráp hệ thống phao + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
  78. 77 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Lắp ráp hệ thống phao Khoảng cách 1-1,5m/phao, vững chắc, giữ nổi bè 2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.2.4. Bài thực hành số 2.2.4: Lắp ráp hệ thống neo - Nguồn lực: + Neo sắt + Neo bê tông + Neo bằng gỗ + Thuyền + Áo phao + Gang tay - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lắp ráp hệ thống neo + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Lắp ráp hệ thống neo Cố định bè nuôi, vững chắc, không bị trôi 2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.2.5. Bài thực hành số 2.2.5: Lắp ráp công trình phụ trợ - Nguồn lực: + Tre + Gỗ + Tấm tôn
  79. 78 + Ốc vít + Búa + Đục + Gang tay - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lắp ráp công trình phụ trợ + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Lắp ráp công trình phụ trợ Khoảng 4-6m2, vững chắc, che mưa, nắng 2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.3. Đặt và cố định bè 4.3.1. Bài tập thực hành số: 2.3.1: Di chuyển, cố định bè nuôi hàu - Nguồn lực: + Tàu công suất 32 - 44cv. + Dây kéo nilon hay dây cước Ø22 – Ø32. + Neo, cọc neo. + Dây neo. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lắp ráp công trình phụ trợ + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
  80. 79 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức về phương phápdi chuyển bè Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi và cố định bè. - Khả năng vận dụng kiến thức để di Kiểm tra kết quả bằng cách đối chuyển bè và cố định bè. chiếu tài liệu - Mức độ nhanh nhậy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 4.3.2. Bài tập thực hành 2.3.2: Cố định bè nuôi - Nguồn lực: + Phao bơi: 03 bộ + Ủng: 03 chiếc + Gang tay: 03 chiếc + Thuyền: 01 chiếc + Lọc gỗ: 01 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 3 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp xử lý ngao chết trong quá trình nuôi ngao thương phẩm. 4.4. Chuẩn bị bè 4.4.1. Bài tập thực hành: Chuẩn bị bè nuôi hàu Thái Bình Dương - Nguồn lực: + Tre luồng + Gỗ + Đinh tán + Búa + Dây cước + Máy khoan + Neo (sắt, bê tong, gỗ) + Dây neo + Phao nổi (Xốp, phuy nhựa) + Thuyền
  81. 80 + Áo phao: 06 bộ - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị bè nuôi hàu + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị bè nuôi hàu Kiểm tra đọ hư hỏng, lên kế hoạch sửa chữa, vệ sinh, 2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1. Xác định lưu tốc dòng chảy của nước. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Kết quả chuẩn bị của nhóm xác định lưu tốc dòng chảy Tiêu chí 2: Thực hiện đo lưu tốc dòng - Quan sát thao tác và kết quả đo được chảy
  82. 81 5.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2. Xác định độ sâu nước và biên độ thủy triều - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật - Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu Tiêu chí 2: Thực hiện đo độ sâu và - Quan sát thao tác và kết quả đo xác định biên độ thủy triều 5.3. Đánh giá bài thực hành 2.1.3 Xác định các yếu tố môi trường nước tại khu vực chọn địa điểm nuôi hàu - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị xác - Kết quả chuẩn bị của nhóm định lưu tốc dòng chảy Tiêu chí 2: Thực hiện đo các yếu tố môi - Quan sát thao tác và kết quả đo trường được
  83. 82 5.4. Đánh giá bài thực hành 2.2.1. Thiết kế bè nuôi hàu Thái Bình Dương - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Kết quả chuẩn bị của nhóm thiết kê bè nuôi hàu Tiêu chí 2: Lên sơ đồ thiết kế, chọn - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả vật liệu 4.5. Đánh giá bài thực hành 2.2.2. Lắp ráp bè nuôi - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật - Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu Tiêu chí 2: Thực hiện lắp ráp bè - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả nuôi
  84. 83 5.6. Đánh giá bài thực hành 2.2.3. Lắp ráp hệ thống phao - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật - Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu Tiêu chí 2: Thực hiện lắp ráp hệ - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả thống phao 5.7. Đánh giá bài thực hành 2.2.4. Lắp ráp hệ thống neo - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật - Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu Tiêu chí 2: Thực hiện lắp ráp hệ - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả thống neo
  85. 84 5.8. Đánh giá bài thực hành 2.2.5. Lắp ráp công trình phụ trợ - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật - Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu Tiêu chí 2: Thực hiện lắp ráp công - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả trình phụ trợ 5.9. Đánh giá bài thực hành 2.3.1 Xác định các yếu tố môi trường nước tại khu vực chọn địa điểm nuôi hàu - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị di - Kết quả chuẩn bị của nhóm chuyển bè nuôi Tiêu chí 2: Thực hiện di chuyển bè đến vị - Quan sát thao tác và đánh giá trí nuôi kết quả
  86. 85 5.10. Đánh giá bài thực hành 2.3.2. Cố định được bè đảm bảo hướng gió, dòng chảy và chắc chắn. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Kết quả chuẩn bị của nhóm cố định bè nuôi hàu Tiêu chí 2: Thực hiện cố định bè nuôi - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả hàu 5.11. Đánh giá bài thực hành 2.4.1 Chuẩn bị bè nuôi hàu Thái bình Dương - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật - Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu chuẩn bị bè nuôi hàu Tiêu chí 2: Thực hiện công tác - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả chuẩn bị bè nuôi hàu
  87. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thế Anh & Nguyễn Huy Thông, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm, NXB Nông nghiệp, năm 2007. 2. Hà Đức Thắng và ctv (2005), Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi hầu (Crassostrea sp.) thương phẩm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2000 – 2005. 3. Nguyễn Thị Thuyết, Công trình và thiết bị trong Nuôi trồng thủy sản, NXB Nông nghiệp, năm 2007. 4. Ngô Anh Tuấn, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm, NXB Nông nghiệp, năm 2012. 5. Đồng Xuân Vĩnh, 2003. Báo cáo kết quả Dự án (Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi Hầu Thái Bình Dương của Australia), 2003-2004 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1. 6.
  88. 87 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông Lê Văn Thắng Chủ nhiệm 2. Bà Trần Thị Anh Thư Phó chủ nhiệm 3. Ông Đỗ Văn Sơn Thư ký 4. Ông Nguyễn Văn Tuấn Thành viên 5. Ông Đinh Quang Thuấn Thành viên 6. Ông Lê Văn Thích Thành viên 7. Ông Hà Thanh Tùng Thành viên 8. Ông Nguyễn Triều Dương Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt Chủ tịch 2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 3. Ông Trần Thế Mưu Ủy viên 4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh Ủy viên 5. Ông Hà Văn Ninh Ủy viên