Giáo trình Mô đun chuẩn bị điều kiện trước khi trồng

pdf 73 trang huongle 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun chuẩn bị điều kiện trước khi trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_dieu_kien_truoc_khi_trong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun chuẩn bị điều kiện trước khi trồng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨNCHUẨN BỊ BỊ ĐIỀU ĐIỀU KIỆN KIỆN TRƯỚC TRƯỚC KHI KHITRỒNG TRỒNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNGMÃ SỐ: ĐÀO, MĐ01 QUẤT CẢNH Trình độ: Sơ cấp nghề NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, QUẤT CẢNH Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn giáo trình “Chuẩn bị điều kiện trước trồng” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học lao động và thực tế sản cây đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng. Cuốn giáo trình gồm 3 bài: Bài 1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị lao động Bài 2. Chuẩn bị đất trồng Bài 3. Chuẩn bị nguồn nước tưới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Tài liệu dùng trong cuốn giáo trình này chúng tôi sử dụng các tài liệu từ Viện rau quả, bộ môn hoa, cây cảnh trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, công nhân lao động của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Chuẩn bị điều kiện trước trồng” giới thiệu khái quát về công việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi thực hiện trồng cây đào, quất cảnh. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Trần Văn Dư: 2. Lê Trung Hưng 3. Trần Ngọc Trường
  4. 3 MỤC LỤC Đề mục Trang BÀI 1: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ LAO ĐỘNG 5 1. Lập kế hoạch sản xuất 4 2. Các loại trang thiết bị bảo hộ lao động 14 2.1. Quần, áo bảo hộ lao động 16 2.2. Công cụ làm đất, bón phân 16 2.3. Công cụ sử dụng hóa chất 16 3. Chuẩn bị lao động 17 4. Chuẩn bị nguồn vốn 17 5. Các quy tắc an toàn lao động nông nghiệp 18 BÀI 2: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 22 1. Lựa chọn đất trồng 22 1.1. Vệ sinh vườn trồng 23 1.2. Tạo mặt bằng 31 2. Làm đất 31 2.1. Chuẩn bị luống ( liếp) trồng 31 2.2. Mật độ, khoảng cách 23 2.3. Đào hố (đắp mô) 33 2.4. Bón phân lót 34 BÀI 3: CHUẨN BỊ NGUỒN NƯỚC TƯỚI, PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 37 1. Chuẩn bị nguồn nước tưới 37 2. Chuẩn bị các loại phân bón 37 2.1. Phân vô cơ 37 2.1.1. Phân đạm 37 2.1.2. Phân lân 41 2.1.3. Phân kali 45 2.1.4. Phân hỗn hợp 47 2.1.5. Phân vi lượng 52 2.2. Phân hữu cơ 53 2.2.1. cách ủ phân 54 2.2.2. Cách sử dụng 58 3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật 59 4. Chuẩn bị các loại chất điều tiết sinh trưởng 62
  5. 4 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN TRƯỚC KHI TRỒNG Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: - Vị trí: Mô đun 01: Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng đào, quất cảnh. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, cơ sở sản xuất của nghề.
  6. 5 Bài 1: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị lao động Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: - Liệt kê được các loại dụng cụ, trang thiết bị lao động dùng trong nghề trồng đào, quất cảnh; - Lựa chọn được dụng cụ, trang thiết bị lao động phù hợp; - Biết cách sử dụng các loại dụng cụ, trang thiết bị lao động. A. Nội dung 1. Lập kế hoạch sản xuất Bước 1: Thu thập thông tin về tình hình sản xuất để lập kế hoạch Thu thập thông tin về thị trường Thị trường là phương thức để cơ sở sản xuất phân biệt nên sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Để biết sản xuất cái gì, các cơ sở sản xuất cần phải tìm hiểu thị trường, bởi trong nền kinh tế thị trường các cơ sở sản xuất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần chứ không phải là những gì mà mình có thể sản xuất. Mục tiêu của các cơ sở sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận, do đó các cơ sở sản xuất không chỉ quan tâm đến nhu cầu của thị trường mà còn phải quan tâm đến các vấn để khác của thị trường như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, giá cả, sản phẩm thay thế, không chỉ quan tâm đến phân tích thị trường hiện tại mà cần quan tâm đến thị trường tương lai, cung – cầu dài hạn để ổn định hướng sản xuất lâu dài. Mẫu phiếu 1: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG Tên/loại sản phẩm: Lý do lựa chọn: Các sản phẩm phụ: Xác định khách hàng của bạn:
  7. 6 Bảng 1: Mô tả khách hàng Đặc điểm Mô tả sơ lược Ai sẽ là khách hàng của bạn? (Mô tả những thông tin bạn cho là cần thiết) Nơi mua sản phẩm của bạn Cách mua Khi nào thì họ mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn? (hàng tháng, hàng năm hay theo mùa) Họ sẽ trả mức giá bao nhiêu? Yêu cầu về kích thước/loại sản phẩm Họ sẽ mua bao nhiêu? Quy mô thị trường trong tương lai (Trong tương lai số lượng khách hàng sẽ tăng, giảm hay giữ nguyên?) Đặc điểm Mô tả sơ lược Ai sẽ là khách hàng của bạn? (Mô tả những thông tin bạn cho là cần thiết) Nơi mua sản phẩm của bạn Cách mua Khi nào thì họ mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn? (hàng tháng, hàng năm hay theo mùa) Họ sẽ trả mức giá bao nhiêu? Yêu cầu về kích thước/loại sản phẩm Họ sẽ mua bao nhiêu? Quy mô thị trường trong tương lai (Trong tương lai số lượng khách hàng sẽ tăng, giảm hay giữ nguyên?) Xác định đối thủ cạnh tranh Bảng 2: Mô tả đối thủ cạnh tranh Người Người Người A B C Địa điểm Loại sản phẩm (chủng loại, kích thước) Giá bán từng sản phẩm Cách bán . Các nhà cung ứng đầu vào Bạn cần chuẩn bị và lên kế hoạch các yếu tố đầu vào cho công việc sản xuất kinh doanh của bạn. Do vậy, bạn nên tìm hiểu những thông tin sau:
  8. 7 Bảng 3: Các nhà cung ứng Chi tiết Số lượng Đơn giá Tổng giá trị Nhà cung cấp Địa chỉ I. Tài sản cố định 1. 2. II. Phương tiện 1. III. Nguyên vật liệu 1. Giống 2. Phân Chi tiết Số lượng Đơn giá Tổng giá trị Nhà cung cấp Địa chỉ I. Tài sản cố định 1. 2. II. Phương tiện 1. III. Nguyên vật liệu 1. Giống 2. Phân Bước 2: Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên của vùng: Điều kiện tự nhiên của vùng là yếu tố quyết định đến phương hướng sản xuất cũng như các kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Về điều kiện tự nhiên trước hết là thông tin về thời tiết khí hậu. Mỗi vùng, mỗi cơ sở sản xuất có điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau nên phải bố trí các loại cây trồng phù hợp tương ứng. Việc phân tích kỹ các thông tin về điều kiện tự nhiên để xác định và lựa chọn cây trồng phù hợp theo nguyên tắc “ đất nào cây ấy” và kết hợp nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích. Bước 3 : Thông tin về điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực Đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật là những yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất thực tế của các cơ sở, quyết định quy mô sản xuất của từng sản phẩm, khả năng mở rộng, khả năng chuyển hướng sản xuất của các cơ sở sản xuất nông lâm nghiệp. Việc xác định được các yếu tố nguồn lực của cơ sở sẽ là căn cứ hữu ích cho các chủ cơ sở trong việc cân đối các nguồn lực để xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng công việc, từng công đoạn, từng sản phẩm, từng ngành hay cho toàn bộ cơ sở sản xuất.
  9. 8 Ngoài những yếu tố nêu trên, để lập kế hoạch sản xuất cũng cần lưu tâm đến tình hình phân bổ các xí nghiệp chế biến, các trung tâm công nghiệp, tình hình tiêu thụ và vận chuyển hàng hóa cũng như các chính sách phát triển kinh tế của Chính Phủ đặc biệt là các chính sách liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp. Đây cũng được coi là một trong những căn cứ rất quan trọng cho quá trình lập kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp bởi vì các yếu tố này sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để cơ sở sản xuất cân nhắc nên sản xuất cái gì? Đối với kế hoạch sản xuất đào, quất cảnh , sau khi căn cứ vào những thông tin về nhu cầu thị trường, về điều kiện khí hậu cần phân tích chi tiết các nội dung sau: - Những số liệu cơ bản về tình hình sản xuất và các chỉ tiêu thực hiện trong năm. - Nắm được số lượng và chất lượng đất trồng của cơ sở: bao nhiêu diện tích đất đã đưa vào sản xuất? bao nhiêu diện tích còn chưa đưa vào sản xuất; nắm vững từng vùng, từng khoảnh, hạng đất để tiến hành lên kế hoạch cụ thể. - Nắm vững được cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn vốn và khả năng vay vốn để sản xuất. - Nắm được số lượng và chất lượng lao động của cơ sở. - Nắm vững định mức của cây đào, quất cảnh , định mức chi phí vật tư và nhân công làm cơ sở cho quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất đào, quất cảnh . Bước 4: Xác định mục đích, mục tiêu lập kế hoạch sản xuất Xác định mục đích, mục tiêu là một quá trình hộ sản xuất đào, quất cảnh tự đặt ra cho mình và các thành viên trong gia đình những câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi như: Cái gì mình thực sự muốn đạt được sau một năm? Chúng ta phải làm gì để đạt được điều này? Liệu chúng ta có thể làm được điều đó hay không? Các câu hỏi như thế giúp cho hộ sản xuất xác định được mục đích, mục tiêu phù hợp cho mỗi giai đoạn nhất định trên cơ sở tiềm năng và điều kiện của hộ. Thông thường, các mục tiêu sau đây định hướng cho các lựa chọn của chủ hộ sản xuất đào, quất cảnh : Tối đa hóa lợi nhuận; tăng sản lượng; tăng sản phẩm hàng hóa; tối thiểu hóa chi phí; không bị nợ; cải thiện mức sống; giảm rủi ro trong sản xuất. Việc đưa ra mục đích, mục tiêu chính thức của hộ sản xuất đào, quất cảnh nên có sự tham gia thảo luận và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình và các bên tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh với hộ. Bước 5: Xác định kết quả cần đạt được Có được một bản kế hoạch sản xuất đào, quất cảnh tốt, để: - Tối đa hóa lợi nhuận khi trồng đào, quất cảnh . - Tăng được sản lượng đào, quất cảnh trên một đơn vị diện tích. - Tăng sản phẩm hàng hóa tức phải chú trọng đến khâu chế biến. - Tối thiếu hóa chi phí. - Cải thiện mức sống cho hộ sản xuất. - Giảm được những rủi ro trong sản xuất. Bước 6: Xác định các hoạt động sản xuất. * Thu thập thông tin về địa điểm trồng
  10. 9 * Tìm hiểu thị trường theo mẫu phiếu 1, các điều kiện tự nhiên của vùng, điều kiện kinh tế và nguồn nhân lực. * Xây dựng kế hoạch sản xuất: - Lập bảng kê chi phí các yếu tố đầu vào: Lập một bảng kê và đánh giá các nguồn lực sẵn có của hộ sản xuất đào, quất cảnh . Loại, chất lượng và số lượng các nguồn lực sản xuất sẽ quyết định phương án nào có thể được đưa vào kế hoạch của hộ và phương án nào không khả thi. Các yếu tố đầu vào sẵn có của hộ thường bao gồm: đất đai, nhà xưởng, lao động, máy móc, vốn, thị trường, phương tiện vận chuyển. Đối với từng loại nguồn lực sản xuất, cần phải xem xét đầy đủ đặc điểm, chất lượng và số lượng của nó. + Chi phí về tài sản, khấu hao tài sản cố định Khấu hao máy móc/nhà xưởng, trang thiết bị. Bảng 4: Khấu hao tài sản, trang thiết bị STT Tên tài Số Đơn Thành Thời gian Khấu hao/năm hoặc sản lượng giá tiền sử dụng chu kỳ sản xuất Tổng số + Chi phí cho vật tư (Để sản xuất cho 1 kỳ kinh doanh (1 năm/1vụ/tháng) cần có những vật tư nào? số lượng cần bao nhiêu? Chi phí cho vật tư bao nhiêu?) Bảng 5: Chi phí mua vật tư, nguyên liệu STT Loại nguyên liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng số + Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 kỳ kinh doanh Để thực hiện sản xuất cần bao nhiêu công? Chi phí cho nhân công? Bảng 6: Chi phí nhân công Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền Tổng cộng + Chi phí cho tiêu thụ, vận chuyển/bán sản phẩm/1 kỳ kinh doanh: (Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm/bán được hàng cần chi phí những khoản nào? Bao nhiêu tiền?) Bảng 7: Chi phí phục vụ tiêu thụ/bán dịch vụ Các việc phục vụ Số tiền cần chi Tổng chi phí Ghi chú tiêu thụ sản phẩm Tổng số + Thanh toán tiền vay/1 kỳ kinh doanh (Nếu nhóm vay tiền ngân hàng hoặc các nguồn khác mà phải trả lãi thì cần tính mục này)
  11. 10 Bảng 8: Chi phí trả lãi vay vốn Tháng/năm Tổng tiền vay Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả Cộng + Tổng chi phí cho sản xuất kinh doanh/1kỳ Bảng 9: Tổng chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh/thực hiện dịch vụ STT Các khoản mục Số tiền Ghi chú I Chi phí trực tiếp 1 Khấu hao tài sản 2 Chi phí cho nguyên vật liệu 3 Chi phí về nhân công 4 Chi phí cho tiêu thụ/bán hàng 5 Thanh toán tiền vay II Chi phí khác Tổng cộng - Ước tính sản lượng: Khi xác định khả năng sản xuất trong kỳ kế hoạch của sản phẩm, chúng ta cần tính đến khả năng hiện có và khả năng tiềm tàng có thể khai thác được trong kỳ kế hoạch. Phải xem xét đến tình hình khí hậu, thời tiết, đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở sản xuất có phù hợp với loại cây định trồng hay không? Sản lượng được tính: Sản lượng = Diện tích x năng xuất - Ước tính lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp đơn vị là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong 1 chu kỳ sản xuất của hộ. Nó được gộp lại của chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của từng loại sản phẩm dịch vụ trong năm. Lợi nhuận (lãi) gộp trong năm của hộ sản xuất sẽ là: Lợi nhuận (lãi) = Tổng doanh thu/năm – Tổng chi phí/năm Doanh thu = Sản lượng x giá bán sản phẩm - Chuẩn bị ngân sách cho toàn bộ kế hoạch/vốn khởi sự: Vốn ban đầu là số tiền cần thiết để chi trả cho đất đai, nhà xưởng, đồ dùng, trang thiết bị, quảng cáo và xúc tiến trước khi bắt đầu kinh doanh, máy móc, hàng lưu kho, phí tư vấn, tiền điện, điện thoại * Trồng cây: - Chuẩn bị giống - Làm đất, bón phân lót - Trồng cây - Chăm sóc: Làm cỏ, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh - Thu hoạch, sơ chế, bảo quản. Bước 7: Xác định nguồn lực hỗ trợ * Các nguồn số liệu và thông tin
  12. 11 Hầu hết các chủ hộ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, giá cả hiện tại của thị trường và các thông tin về xu hướng của giá cả trong quá khứ là các dạng thông tin rất hữu ích. Các thông tin thường có sẵn trên các nguồn sau: Các sổ sách của hộ: Nguồn thông tin mang tính lịch sử tốt nhất về sản xuất và thị trường là các sổ sách của hộ. Các thông tin về năng suất, chi phí về cây trồng được tạo ra từ các bản ghi chép của hộ sẽ tạo nên một cơ sở thông tin về năng suất, lợi nhuận và nó chỉ ra được biện pháp quản lý đang được áp dụng bởi các chủ hộ. Thông tin về sản xuất và thị trường: Các thông tin về sản lượng và giá cả trong quá khứ thì thường sẵn có ở các đơn vị dịch vụ thống kê nhà nước. Những thông tin này thường là rất hữu ích. Số liệu phạm vi quốc gia đôi khi được tính toán như là giá trị bình quân của các thông tin thu thập được từ nhiều hộ. Vì số liệu này không nói cho các chủ hộ biết được mức sản lượng và giá cả nào mà họ có thể mong đợi. So sánh sản lượng của các hộ trong quá khứ với các hộ tương tự trên cùng một khu vực là nguồn thông tin bổ sung và thường là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động của hộ. Các thông tin khác của hộ: Các thông tin này bao gồm các thông tin thu thập từ các đơn vị dịch vụ thống kê nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông và các tổ chức khác của Chính phủ cũng như các dịch vụ tư vấn, các bản tin không chính thức, các tạp chí, các nhà cung cấp nông nghiệp và các hộ xung quanh. Tất cả các nguồn thông tin này đều có giá trị tham khảo cho các chủ hộ. Bảng 10. Bảng kê danh mục các số liệu và thông tin cần kiểm tra Thông tin Số liệu chi tiết chung Kỹ thuật Các tính chất cơ lý hóa về đất (Loại đất, kết cấu đất, phân tích đất) và cơ sở Khí hậu và thời tiết (Lượng mưa, độ ẩm tương đối, nhiệt độ, bão lũ, vật chất hạn hán) Các đặc điểm của đất đai (độ dốc, địa hình, độ cao) Khả năng sản xuất (Năng suất/sào, mẫu, ha) Công nghệ sản xuất (Phân bón, kiểm soát dịch bệnh, giống, các hoạt động thu hoạch và sau thu hoạch) Các yếu tố đầu vào về lao động (Nguồn lao động, phân công lao động theo mùa vụ, giới tính) Kinh tế Người mua (yêu cầu về chất lượng, thời hạn thanh toán) Các điều kiện cung cầu Các nguồn tín dụng và điều kiện (thời hạn thanh toán, tỷ lệ lãi suất) Xã hội Văn hóa cộng đồng (Phong tục tập quán, tín ngưỡng, và giá trị truyền thống) Các tổ chức cộng đồng (Các hợp tác xã của các chủ hộ, các hiệp hội, các nhóm dân sự và tôn giáo) Thể chế Các tổ chức hỗ trợ dịch vụ (cả cho Nhà nước và tư nhân) Chính trị Các chính sách và ưu tiên của chính phủ * Các bản ghi, các báo cáo, bản kê của hộ sản xuất đào, quất cảnh
  13. 12 Các bản ghi này phục vụ cho các nhu cầu quản lý hộ sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ (hộ) hàng ngày và nhằm vào việc quản lý các hoạt động cụ thể hoặc tách biệt, đồng thời giúp bạn xác định được các nguồn lực hiện có của mình. - Bản đồ hộ Bản đồ của hộ nên được xác định một cách chính xác về diện tích của từng khu đất để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch các hoạt động cho các lĩnh vực đầu tư chẳng hạn lựa chọn sản lượng đầu tư. - Các bản ghi nguyên vật liệu đầu vào Các bản ghi này cung cấp cho các chủ hộ những thông tin quý giá về các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào khác nhau (chẳng hạn như hạt giống, phân bón, và thuốc trừ sâu) và thực tế trồng trọt được sử dụng trong quá trình sản xuất. Bảng 11: Mẫu bản ghi - Nguyên liệu đầu vào Hoạt động kinh doanh Diện tích trồng Nguyên Thà Khối Đơn Ngày tháng liệu đầu nh lượng giá vào tiền Tổng cộng - Các bản ghi về lao động Các bản ghi này cho chúng ta biết được các thông tin cơ bản có liên quan đến số ngày công được sử dụng cho một công việc cụ thể và đi cùng với đó là giá trị tiền tệ. Bảng 12: Mẫu bản ghi - Lao động Hoạt động kinh doanh Diện tích gieo trồng Ngày tháng Hoạt Số Thuê khoán Tổng động ngày số công Số Đơn Thàn ngày của hộ ngày giá h tiền công gia công ngày đình công Tổng cộng - Các bản ghi về thu nhập Là các hóa đơn của hộ, bao gồm số tiền thu được từ bán sản phẩm của hộ chẳng hạn các sản phẩm về cây trồng và vật nuôi. Bản ghi về thu nhập phải chỉ ra được sự đóng góp của mỗi hoạt động kinh doanh hộ đối với tổng thu nhập của hộ. - Các bản ghi về chi phí của hộ Các bản ghi này chứa các thông tin liên quan đến các chi phí của hoạt động tổ chức sản xuất cây đào, quất cảnh. Tương tự như thu nhập của hộ, bất kỳ một khoản chi phí nào cũng nên được xác định rõ ngày, nên được giải thích và được ghi chép lại trên các mục của biểu báo. Các bản ghi về chi phí của hộ là tương đối giống
  14. 13 với các bản ghi về thu nhập của hộ. Bảng 13: Mẫu bản ghi - Chi phí hộ Hoạt động kinh doanh Diện tích trồng Số lượng/Khối Ngày tháng Diễn giải Đơn giá Thành tiền lượng Tổng cộng * Đánh giá, điều tra các nguồn lực hỗ trợ của hộ sản xuất Bảng kiểm kê nguồn lực của hộ là một danh sách hoàn thiện tất cả các tài sản vật chất tại một thời điểm nhất định. Danh sách này chỉ rõ giá trị của từng khoản mục tài sản. Các loại tài sản của hộ sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào từng hoạt động kinh doanh của hộ. Hoạt động điều tra, khảo sát các nguồn lực trong hộ sẽ giúp đánh giá được các nguồn lực trong hộ hiện như thế nào để có các quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả cho hộ. Đánh giá các nguồn lực của hộ được tiến hành chủ yếu tại 2 thời điểm đầu và cuối năm kinh doanh của hộ. Đánh giá kết thúc của năm trước là rất hữu ích cho điều tra bắt đầu của năm tiếp theo. So sánh sự bắt đầu và kết thúc của các cuộc điều tra khảo sát trong năm chỉ ra được tình hình tài chính của hộ đã thay đổi như thế nào sau một năm sản xuất. Thời gian thích hợp nhất để tiến hành điều tra khảo sát là vào khoảng từ 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầu một năm sản xuất kinh doanh mới, tức là khi hầu hết các sản phẩm của hộ đã được thu hoạch và bán hết. Vào thời điểm này, các sản phẩm, các yếu tố đầu vào và các nguyên vật liệu của hộ là thấp đến nỗi mà việc đo lường số lượng và ước đoán giá trị của các khoản mục khác nhau là dễ dàng hơn. Chuẩn bị để thực hiện điều tra khảo sát hộ Chuẩn bị cuộc điều tra khảo sát các nguồn lực của hộ chúng ta phải thực hiện các công việc sau đây: - Thực hiện kiểm kê tổng thể các tài sản của hộ. - Liệt kê danh sách các tài sản chủ yếu: đất, các công trình xây dựng trong hộ, súc vật kéo và vật nuôi, công cụ, các yếu tố đầu vào và cây trồng đang nắm giữ, bao gồm cả các cây trồng chưa thu hoạch. - Xác định và liệt kê trong năm hiện tại khi mỗi một tài sản đã được mua sắm, nguyên giá và thời gian sử dụng của tài sản đó. Bước 8: Lập bảng kế hoạch sản xuất Dựa vào bảng kế hoạch sản xuất, hộ có thể tiến hành theo trình tự các hoạt động trong bảng kế hoạch bảng sản xuất đào, quất cảnh :
  15. 14 Bảng 14: Kế hoạch sản xuất đào, quất cảnh Bảng kế hoạch sản xuất đào, quất cảnh Các tháng trong năm Hoạt động 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 Thu thập thông tin về địa điểm trồng Tìm hiểu thị trường Xây dựng kế hoạch Chuẩn bị giống, vật tư Chuẩn bị đất Lên luống, bón lót Trồng đào, quất cảnh Chăm sóc đào, quất cảnh Thu hoạch đào, quất cảnh 2. Các loại trang thiết bị bảo hộ lao động Trong nghề trồng đào, quất cảnh người lao động phải sử dụng rất nhiều các công cụ lao động khác nhau từ các công cụ thủ công như: dao, kéo, cuốc, xẻng đến các máy móc phun thuốc trừ sâu, máy bơm nước, Người lao động cũng phải làm việc trong môi trường khá độc hại có nhiều hóa chất, khói bụi xăng dầu,vi trùng, vi khuẩn nhất là những công việc phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh, bón phân vô cơ, hữu cơ, vận hành các loại máy bơm cho nên người lao động trong nghề trồng đào, quất cảnh nhất thiết phải được trang bị đồ bảo hộ lao động để giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu từ công cụ lao động, vật tư, môi trường lao động đến sức khỏe con người. Các trang thiêt bị bảo hộ lao động cần thiết với người lao động bao gồm: quần áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang, kính
  16. 16 Hình 1.1.1: Các trang bị bảo hộ lao động 2.1. Quần, áo bảo hộ lao động Đặc thù của nghề trồng đào, quất cảnh là người lao động phải thực hiện công việc ngoài trời, chủ yếu trong điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt và phải hoạt động nhiều tư thế khác nhau, vận động mạnh, do đó quần áo bảo hộ lao động phải đảm bảo, rộng rãi, thoáng mát và có độ bền, chắc và dầy dặn. Với những tiêu chuẩn đó vật liệu để may quần áo bảo hộ nên là các chất liệu thô, cotton để đảm bảo thấm mồ hôi, mát, dễ cử động. Hình 1.1.2: Quần áo bảo hộ lao động 2.2. Công cụ làm đất, bón phân Trong quá trình chăm sóc cây đào, quất cảnh người làm nghề phải thực hiện rất nhiều khâu lao động làm đất, bón phân như đào hố, lên luống( liếp), xới xáo, cuốc rãnh bón phân, đánh bứng, đảo bầu, rải phân vô cơ, phun phân bón lá do đó phải thường xuyên sử dụng các công cụ cầm tay như: cào, cuốc, xẻng, xà beng, cuốc chim, bình phun, ô doa, xô, thùng, gáo tưới, bình phun phân, thúng, xảo
  17. 18 Hình 1.1.3: Các dụng cụ làm đất, bón phân 2.3. Công cụ sử dụng hóa chất Cây đào, cây quất cảnh có thời gian sinh trưởng khá dài do đó cần thiết phải được bổ sung dinh dưỡng qua đất và qua lá định kỳ. Mặt khác, cây đào, cây quất là sản phẩm trưng bày, thưởng ngoạn nên cần phải đẹp cả thân, lá, cành, hoa, quả. Để giữ được cho cây có hoa, quả mang vẻ đẹp tự nhiên người trồng đào phải định kỳ phun phân qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây, phòng trừ sâu bệnh vì đào, quất cảnh cũng bị rất nhiều loài sâu, bệnh gây hại. Một số công cụ thường sử dụng để phun phân, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bao gồm: bình phun tay, phun máy
  18. 19 Hình 1.1.4: Các công cụ sử dụng phun hóa chất 3. Chuẩn bị lao động Công việc chuẩn bị nguồn nhân lực trong quá trình trồng đào và quất cảnh là rất cần thiết, bởi nghề trồng đào, quất cảnh cũng giống như các cây trồng khác có tính thời vụ rõ rệt. Có những thời điểm cần ít nhân lực như thời kỳ chăm sóc tưới nước, bón phân nhưng có những thời điểm cần tập trung nhiều nhân lực như thời kỳ làm đất, trồng mới, uốn ép cây, đảo quất, đánh bầu, khoanh vỏ, tuốt lá đào Để đảm bảo hoạt động sản xuất thuận lợi, dựa trên cơ sở diện tích của mình mỗi nhà vườn cần phải tính toán được số lao động cần cho mỗi công việc là bao nhiêu? Và lấy ở đâu? Nguồn lao động nào là chủ động? Nguồn dự bị? Để những thời kỳ xung yếu không bị thiếu nhân lực. 4. Chuẩn bị nguồn vốn Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ là công việc rất quan trọng trước khi các nhà vườn bước vào sản xuất, việc chuẩn bị nguồn vốn tốt sẽ đảm bảo cho các kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng tiến độ và kỹ thuật, đó là cơ sở để cho những sản phẩm cây đào, quất cảnh có giá trị thương phẩm và có tính thẩm mỹ cao. Để chuẩn bị đủ nguồn vốn, nhà vườn, nhà đầu tư cần dự toán được các khoản, hạng mục sẽ phải chi phí cố định và nguồn vốn dự phòng cho những hoạt động phát sinh trong quá trình sản xuất, thông thường nguồn vốn dự phòng có thể là 10-20% tổng vốn đầu tư. Trong trường hợp khả năng chuẩn bị vốn thuận lợi nhà vườn có thể mở rộng hơn nguồn vốn dự phòng nhưng tối thiểu cũng phải dự phòng được 10% vốn phát sinh. Các hộ nông dân, các nhà đầu tư có thể dự tính chi phí đầu tư và nguồn vốn dự phòng dựa trên bảng sau:
  19. 20 Bảng 16 . Phần chi phí (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2/1 vụ) STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đ) (1.000 đ) 1 Giống cây 2 Phân chuồng, Phân hữu cơ Kg 3 Phân hóa học Kg 4 Thuốc trừ sâu Lọ/gói 5 Thuốc trừ bệnh Lọ/gói 6 Kích thích sinh trưởng Lọ/gói 7 Phân bón lá Lọ/gói 8 Công lao động, chăm sóc, công thu hái 9 Tiền điện Số 10 Tiền nước M3 11 Thuế đất sào 12 Khấu hao dụng cụ, trang thiết bị, máy móc 13 Tổng chi phí đầu tư 14 Vốn dự phòng(10-20% tồng chi phí đầu tư) 15 Tổng vốn cần chuẩn bị 5. Các quy tắc an toàn lao động nông nghiệp Mục tiêu của công tác đảm bảo an toàn lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn về tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. An toàn lao động trước hết là lĩnh vực của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. An toàn lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khỏe của người lao động mà công tác đảm bảo an toàn lao động mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. An toàn lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng trong các dự án thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. An toàn lao động mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển vì bất kỳ dưới chế độ xã hội nào, lao động của con
  20. 21 người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Từ đó cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động cho người lao động là rất quan trọng nhất là lao động trong nông nghiệp, công việc khá nặng nhọc lại thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu trừ bệnh Hơn nữa, người nông dân chưa có thói quen trang bị cho mình các trang phục bảo hộ lao động khi thực hiện lao động, hoặc tập huấn, học cách sử dụng, vận hành các công cụ, máy móc phức tạp nên khả năng bị thương tích, nhiễm độc cho bản thân là rất cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình lao động, sản xuất người lao động trong nông nghiệp cần lưu y: - Khi lao động, sản xuất ngoài đồng ruộng nhất thiết phải trang bị bảo hộ lao động phù hợp. - Trước khi vận hành các công cụ, máy móc phức tạp cần đọc kỹ hướng dẫn. Với các máy móc liên quan đến điện dân dụng nhất thiết phải được hướng dẫn, tập huấn tỉ mỉ - Khi vận hành các loại công cụ phải hiểu rõ tính năng của công cụ và sử dụng đúng quy cách kỹ thuật. - Khi vận hành các máy móc phun, tưới phải đảm bảo an toàn cho nguồn điện cấp, dây dẫn điện và sử dụng thành thạo máy móc, hiểu được các lỗi, sai hỏng thông thường. - Khi gặp sự cố hỏng hóc ngoài sự hiểu biết, không cố tự sửa chữa, tháo, lắp nên đưa đến nơi có chuyên môn. - Khi thực hiện phun rải các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu trừ bệnh phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho bản thân và môi trường. - Việc sử dụng thuốc hóa học, phân bón phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng cách, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng loại phân, thuốc - Sau khi phun rải hóa chất, thuốc trừ sâu, trừ bệnh cần tắm rửa sạch sẽ, giặt, rửa trang bị bảo hộ và để khô ráo trước khi sử dụng lại. Hình 1.1.5: Quy trình an toàn trước và sau khi tiếp xúc với hóa chất, phân bón
  21. 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1: Khi phun thuốc trừ sâu cho đào, quất cảnh cần trang bị bảo hộ lao động loại nào? - Găng tay, khẩu trang - ủng, mũ - quần áo - cả 3 phương án trên Câu 2: Khi vận hành máy bơm nước cần quan tâm đến điều gì? A. đọc kỹ hướng dẫn vận hành B. độ mới của máy C. kích cỡ của máy Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản khi sử dụng thuốc BVTV cho đào, quất cảnh so với cây đào, quất ăn quả là: A. trồng đào, quất cảnh cần phun thuốc BVTV định kỳ hoặc khi cây chớm bệnh cần phun phòng trừ ngay. B. chỉ phun khi sâu, bệnh đã gây hại đến ngưỡng kinh tế Câu 4: Để thực hiện đảo quất cần những công cụ nào? A. cuốc, xẻng, xà beng B. thùng, xô, chậu C. thúng, cào, rổ Câu 5: Công việc chuẩn bị nguồn lực lao động trước mỗi vụ sản xuất đào, quất cảnh có cần thiết hay không? A. rất cần thiết B. không cần thiết, công việc đến đâu tính đến đó Câu 6: việc chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn trước khi tiến hành trồng đào, quất cảnh là: A. cần thiết và rất quan trọng B. không quan trọng, đến công đoạn nào cần vốn lúc đó mới cần chuẩn bị Câu 7: Khi thực hiện bón phân qua lá cho đào, quất cảnh nên sử dụng loại công cụ nào có hiệu quả nhất? A. ô doa B. hòa nước tưới gáo C. phun bằng bình phun Câu 8: Người làm nghề nông nghiệp không nhất thiết phải trang bị bảo bộ lao động là: A. đúng B. sai 2. Bài thực hành
  22. 23 Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho nghề trồng đào, quất cảnh C. Ghi nhớ: - Các loại dụng cụ, trang thiết bị cần trong nghề trồng đào, quất cảnh - Quy tắc an toàn lao động nông nghiệp
  23. 24 Bài 2: Chuẩn bị đất trồng Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: - Lựa chọn được các loại đất trồng phù hợp cho cây đào và cây quất cảnh; - Trình bày được các bước làm đất trồng đào, quất cảnh như: Vệ sinh ruộng, làm đất, đào hố, bón phân lót; - Thực hiện vệ sinh ruộng, làm đất, lên luống, đào hố, bón phân lót cho cây đào, quất cảnh; - Có ý thức giữ gìn, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho môi trường sinh thái. A. Nội dung của bài: 1. Lựa chọn đất trồng Đào, quất cảnh thường thích hợp ở vùng đầt phù sa ven sông, đất đồi núi(cây đào phai) đất phải cung cấp đầy đủ nước ngọt để tưới. Việc lựa chọn được đất trồng đào, quất cảnh phù hợp sẽ là tiền đề quan trọng cho việc tăng năng suất chất lượng và hiệu quả của việc trồng Cây đào, quất cảnh. Để có cơ sở cho việc đánh giá lựa chọn đất trồng đào, quất cảnh phù hợp cần tiến hành khảo sát đất. Đất trồng đào, quất cảnh phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp. Nếu lớp đất dưới quá nhiều cát, nước mất nhanh, cây không phát triển tốt, lúc gặp hạn cây dễ mất nước. Lớp đất dưới nhiều sét, ít thấm nước cây dễ bị úng, làm bộ rễ không phát triển tốt. Ẩm độ đất ảnh hưởng đến sinh trưởng, ẩm độ thất thường dễ làm cho cây ra quả trái vụ, gây rối loạn sinh trưởng. Khi quả lớn, dù chưa chín độ ẩm đất thay đổi bất thường quả sẽ dễ bị nứt. Các loại đất trồng cây đào, quất cảnh - Đất bazan. - Đất phù sa vùng đồng bằng, - Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình. Đào, quất cảnh trồng được nhiều trên các loại đất nhưng nhìn chung không thích đất quá ẩm ướt hoặc quá khô hạn. Tốt nhất là trồng nơi khô ráo nhưng đủ nước, không trồng trên đất nặng hoặc đất quá nhiều cát Chọn đất trồng không đúng sẽ gây nên tình trạng cây sinh trưởng phát triển kém, thiệt hại về kinh tế rất lớn cho nhà vườn. Chính vì vậy phải chú ý đến việc chọn đất trồng . Để có cơ sở cho việc xác định đất trồng cần tiến hành khảo sát đất Quy trình thực hiện công việc khảo sát đất trồng thực hiện các bước : Bước 1: Khảo sát địa hình, thực bì Tìm hiều về địa hình: Độ cao, độ dốc. Tình trạng xói mòn. Thành phần và mức độ phát triển của thảm thực vật bề mặt. Bước 2: Xác định vị trí đào phẫu diện.
  24. 25 Quan sát toàn bộ diện tích lô đất để từ đó quyết định cần phải đào bao nhiêu phẫu diện trên lô đất đó. Chọn các phẫu diện điển hình nhất cho lô đất. Bước 3: Tiến hành đào phẫu diện: - Dùng thước đo chiều dài, chiều rộng của phẫu diện, theo hình chữ nhật.Với phẫu diện điển hình thường đào: chiều dài 1,5m; chiều rộng: 1,2m; sâu: tới tầng cứng rắn (đối với đất đồi núi), hoặc 1m (đối với vùng đất phù sa); - Bề mặt hinh thái phẫu diện nên hướng về phía mặt trời để dễ quan sát. - Dùng cuốc, xẻng đào từng lớp đất, để riêng đất ở từng tầng, Tiến hành lấy mẫu đất theo từng loại đất ở các tầng đất khác nhau, đựng mẫu đất trong túi chuyên dùng, ghi các thông tin trên mẫu để sau này tiến hành phân tích tính chất đất. Bước 4: Mô tả phẫu diện: Sau khi đào xong tiến hành quan sát, mô tả phẫu diện: - Độ dày các tầng đất; - Màu sắc các tầng đất; Bước 5: Xác định thành phần cơ giới đất: Xác định nhanh bằng phương pháp vê đất Bước 6: Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng, độ pH, độ ẩm đất: - Dùng bộ KIT xác định nhanh làm lượng một số yếu tố dinh dưỡng đặc biệt là đạm, kali. - Xác định độ pH đất bằng thiết bị đo nhanh pH, hay giấy đo pH. - Xác định độ ẩm đất bằng máy đo nhanh độ ẩm đất. Bước 7: Đánh giá xác định mức độ phù hợp cho việc trồng cây quất, cây đào Dựa vào phân loại đất để đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn của đất có phù hợp với cây trồng hay không. - Tầng canh tác dầy > 50cm - Giàu mùn, hàm lượng hữu cơ > 3%, - Đất thoát nước tốt - Thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất bồi tụ (lâu năm) - Không nhiễm mặn - Mực nước ngầm thấp dưới 0,8m - Nước tưới đảm bảo không mặn, phèn 1.1. Vệ sinh vườn trồng Xử lý tàn dư cây trước khi làm đất Trên khu đất dự định trồng cây đào, quất cảnh tồn tại tàn dư sinh vật và các loại sinh vật gây hại khác nhất là cỏ dại. Những tàn dư và cỏ dại này cần được xử lý loại bỏ, tận dụng làm vật liệu che phủ đất hoặc chế biến thành phân bón. Tàn dư sinh vật là những bộ phận của sinh vật như: rễ, gốc cây, cành lá rụng
  25. 26 của các thực vật khác vốn tồn tại trên khu vục đó. Những thành phần này cản trở quá trình làm đất, trồng và chăm sóc cây đào, quất cảnh . đồng thời đó cũng là nơi cư trú của nhiều loại nấm bệnh. Khi trồng cây đào, quất cảnh các sinh vật này sẽ xâm nhập gây hại. Xử lý cỏ dại trước khi làm đất *Tác hại của cỏ dại - Cỏ dại làm giảm năng suất cây trồng. Cỏ dại làm giảm sản lượng trung bình khoảng từ 34,3 – 89%. Cỏ dại gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại do côn trùng và bệnh hại cộng lại. - Cỏ dại canh tranh với cây đào, quất cảnh về: + Dinh dưỡng, nước: làm cây phát triển kém. + Ánh sáng: Trên vườn cây tơ cỏ dại không được kiểm soát, chúng phát triển mạnh có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây đào, quất cảnh . + Là nơi trú ngụ cho các loại dịch hại nguy hiểm: Cỏ dại đóng vai trò như ký chủ phụ cung cấp nơi trú ngụ cho các loại sâu bệnh gây hại cây trồng. - Cản trở các hoạt động sản xuất: + Các loại cỏ đầy gai (ké đầu ngựa) và gây ngứa (cỏ lông) rất khó chịu cho công việc thu hoạch. + Cỏ bìm bìm và một số chi của cỏ này quấn vào các cây trồng gây cản trở thu hoạch. + Những loại cỏ này tại thời điểm thu hoạch cũng gây hư hại quần áo và làm hư hại các loại máy nông nghiệp. - Các trở ngại khác Khi bón phân, phun thuốc trừ sâu, tưới tiêu, trồng cũng gặp khó khăn khi cỏ dại hiện diện. * Các loại cỏ trên vườn Nhóm cỏ họ hòa bản Hình 1.2.1 : Thân, lá, hoa của nhóm cỏ hòa bản Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona)
  26. 27 Hình 1.2.2 : Cỏ lồng vực cạn - Cỏ dại hằng năm, mọc thành khóm, nhiều chồi, mảnh, cao 70 - 75 cm, mọc bò lan Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) Cỏ dại hằng năm, sống dưới nước, mọc thành khóm cao 30 - 100 cm Hình 1.2.3: Cỏ đuôi phụng (Imperata cylindrical) Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hình 1.2.4: Cỏ tranh
  27. 28 - Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. - Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. - Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. Cỏ lông (Brachiaria mutica) Cỏ đa niên, các đốt dưới có rễ. Thân cứng, bò ngang hoặc đứng ở phần trên, dài tối đa 6 m, cao tối đa 3m. Có lông ở đốt và bẹ lá. Lá mọc xen, phẳng hình mũi mác, hẹp, dài 10- 30cm, rộng 0,8-1,5cm, đôi khi có lông bẹ mở, hở, gối lên nhau, có lông và mép nhám. Tai lá với hang lông dày đặc, cổ đầy lông. - Phát hoa chùm tụ tán, bông màu tím, dài 12-20cm, rộng 16cm, gầm 8-20 nhánh phân tán, mỗi nhánh dài 2-8cm. - Quả dạng hạt thóc. Sinh sản bằng hạt hoặc bằng thân bò. Thích hợp nơi đất ẩm, vườn ươm, cạnh các hàng rào, ven lộ. Hình1.2.5 : Cỏ lông Cỏ lục lông (Chloris barbata) Hình1.2.6:Cỏ lục lông
  28. 29 Là cỏ hàng niên, cao 30-60cm. Thân đứng hoặc cong ở phía dưới, bẹ ở phần gốc, láng bóng, các đốt phía dưới có rễ. Lá bẹt dài 2-12cm, rộng 1-2mm, nhám ở bìa lá, thường có lông ở mặt trên phần gốc. Phát hoa ở đỉnh với chùm tụ tán, gồm 2-12 nhánh màu tím, dạng các ngón tay, dài 2-5cm, các gié phụ màu tím. Quả dạng hạt thóc. Sinh sản bằng hạt. Thích hợp nơi ruộng đất khô, ven lộ. Cỏ ống (Panicum repens) Hình1.2.7 : Cỏ ống Cỏ đa niên, cao 30-90cm, căn hành khỏe màu trắng và nằm sâu dưới đất, thân thẳng dạng lá, có rễ ở đốt. Phát hoa mở. Chùm tụ tán dài 6-22cm. bông nhánh rụng hoàn toàn từ cuống. Bông nhánh dài 2,75-3,25 mm màu xanh nhạt đến vàng nhạt. Mọc ở vùng đất ẩm, đất cát. Cỏ cũng có thể mọc ở vùng đất sét nặng. chịu ngập tạm thời. Sinh sản bằng căn hành. Cỏ chỉ nhỏ (Digitaria ciliaris) Cỏ hằng năm hoặc lưu niên, mọc bò, đôi khi leo cao 20 - 60 cm, rễ phân nhánh và mọc từ các đốt dưới cùng. Hình 1.2.8 : Cỏ chỉ nhỏ
  29. 30 Lá thường không có lông, mép nhám, trong mượt, lá thìa hình màng mỏng, đầu múp nhọn dài 1 - 3 mm. Cụm hoa tán 3 - 8 chùm, dài 5 - 15 cm, mọc quanh đỉnh trục hoa chính, đôi khi xếp dọc trục chính chung, ngắn khoảng 2 cm. Quả bầu dục, sinh sản bằng hạt. Mọc nhiều trên vùng cây trồng cạn, ruộng cạn. Cỏ chỉ (Cynodon dactylon) Hình 1.2.9: Cỏ chỉ - Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân có nhiều cành, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3- 4cm, hơi có màu lam. - Cụm hoa gồm 2-5 bông hình ngón tay mảnh, dài 2,5-5cm, màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng, họp thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh. - Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn cây trồng cạn. Cỏ mần trầu (Eleusine indica) Hình 1.2.10: Cỏ mần trầu Là loài cỏ hằng năm, họ Lúa (Poaceae). Rễ mọc khoẻ. Thân bò, dài ở
  30. 31 gốc,phân nhánh, mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc cách xa nhau, hẹp, mềm, hình dài, nhọn đầu, phẳng nhẵn. Cụm hoa hình bông, có 5 - 7 nhánh dài, mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung. Quả thuôn, có ba cạnh, ráp, vỏ quả mềm. Cỏ mần trầu phân bố khắp các vùng nhiệtđới. Ở Việt Nam, cỏ mần trầu mọc hoang dại nhiều nơi: bờ ruộng, ven đồi, chân đồi, sườn dốc. Cỏ cú (cỏ gấu) (Cyperus rotundus) Là loài cỏ dại lâu năm, họ Cói (Cyperaceae). Thân ba cạnh, không phân nhánh, gốc phình ra thành củ nằm sâu trong đất. Mầm trắng, mọc lan nhanh, có lớp vảy bao bọc khi non, thành sợi khi già. Củ có nhiều dạng. Lá xanh sẫm, hẹp, mọc từ gốc, nhiều lá bẹ dài 5 - 15 cm, rộng 5 mm. Hình 1.2.11 : Cỏ cú (cỏ gấu) Cụm hoa tán đơn hoặc kép mọc từ 2 đến 4 lá bắc. Quả và hạt hình trứng, có 3 góc dài 1,5 mm. Sinh sản bằng mầm, củ, hạt. Mọc ở vườn, đất màu cạn. Cỏ cú là loài cỏ dại nguy hiểm, lan tràn rất nhanh ở Việt Nam và các nước trồng lúa ở Châu Á. Cỏ hôi (cỏ cứt lợn) (Ageratum conyzoides)
  31. 32 Hình 1.2.12 : Cỏ hôi (cỏ cứt lợn) Cứt lợn là một loài cây nhỏ, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc. Cỏ trái nổ (Ruellia tuberosa) Hình 1.2.13 : Cỏ trái nổ Cỏ đa niên, cao đến 60cm. Thân thẳng đứng, phân cành, trơn, màu tím đến xanh lá cây. Lá mọc đối hình bầu dục. hoa kiểu tụ tán mọc ở nách lá, dạng hình chuông, màu tím nhạt. rễ có căn hành. Sinh sản bằng hạt và củ. Gây hại ở vùng đất cây trồng cạn, nơi đất hoang hóa. Cỏ rau trai (Commelina diffusa) Cỏ dạng bò hoặc đứng, nhiều rễ, nhất niên hoặc đa niên. Thân thường phân
  32. 33 cành, không có lông. Lá thẳng, thon dài 3.5-11cm, rộng 2cm, biến đổi hình dạng theo sự che rợp, có lông ở bìa lá. Hình 1.2.14: Cỏ rau trai Là loài rất phổ biến ở đất ẩm ướt, màu mỡ, vùng đất cây trồng cạn. Hiện nay được khuyến cáo trồng trên vườn cây. Các bước tiến hành Đất trồng mới cây đào, quất cảnh cần được giải phóng trước 6 tháng. Nếu là đất chu kỳ 2 nên trồng 2 - 3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất. Vệ sinh đồng ruộng, chặt bỏ các cây đào, quất cảnh bị bệnh greening ở vùng xung quanh. Trồng hàng cây chắn gió tốt nhất nên trồng cây keo tai tượng Bước 1: Phát hoang xung quanh lô đất -Chặt bỏ các bụi cây dại xung quanh lô trồng, -Dọn sạch cỏ dại Bước 2: Đánh gốc cây - Dọn bỏ những gốc cây to trong lô đất bỏ cả gốc, rễ -Thu gom gốc rễ phơi khô Bước 3; Diệt cỏ dại trong lô trồng - Sử dụng dụng cụ làm đất, thiết bị thu gom cỏ - Phơi hoặc ủ phân - Cày xới diệt các loại cỏ thân ngầm như cỏ cú, cỏ tranh 1.2. Tạo mặt bằng Đất sau khi đã thu dọn và làm sạch cỏ dại cần tiến hành san phẳng đất. Đối với đất đồng bằng việc san phẳng đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ giới, chăm sóc, tưới nước hơn nữa tạo độ đồng đều về thổ nhưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với đất trung du, miền núi, đất có độ dốc cần căn cứ vào mức độ dốc để tạo mặt bằng theo đường đồng mức để tiện cho các khâu chăm sóc, uốn tỉa, thu hoạch
  33. 34 2. Làm đất 2.1. Chuẩn bị luống( liếp) trồng Hướng liếp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Bố trí theo hướng Đông-Tây vì cây quất cảnh thích bóng râm. Có thể làm liếp đơn hoặc liếp đôi (đơn rộng 2-5,5m, đôi rộng 7-12m dài không quá 300m), trên vùng đất như ở vùng ĐBSCL, liếp đôi cần phải đảm bảo độ bằng phẳng của mặt liếp để tránh cho các hàng trồng giữa bị thiếu nước trong mùa khô hay liếp bị ngập úng trong mùa mưa. Nói chung chiều cao liếp phụ thuộc vào đỉnh lũ trong năm, tuy nhiên chiều cao thích hợp ở ĐBSCL là cách mực nước cao nhất trong năm khỏang 30-50cm, đặc biệt là ở những vùng đất phèn không nên đưa tầng phèn lên trên mặt liếp . - Các kiểu lên liếp + Lên liếp theo kiểu cuốn chiếu: Thường những vùng có lớp đất mặt dầy, tốt và lớp đất dưới không xấu lắm (không có phèn) thì kỹ thuật lên liếp theo lối “cuốn chiếu” được áp dụng. Trong kỹ thuật này, lớp đất mặt ở mương thứ nhất được đưa qua liếp thứ nhất bên trái. Tiếp đến, lớp dưới đưa trải lên liếp thứ 2 bên phải. Sau đó, lớp đất mặt đào ở mương thứ 2 đưa trải chồng lên mặt liếp thứ 2, tiếp đến lớp dưới của mương thứ 2 đưa trải lên liếp thứ 3 và lớp dưới của mương thứ 3 đưa trải chồng lên mặt liếp thứ 3, lớp dưới của mương thứ 3 đưa trải lên liếp thứ tư và cứ như vậy mãi cho đến liếp cuối cùng. Hình 1.2.15: Lên liếp (luống) theo kiểu cuốn chiếu + Lên liếp theo kiểu đắp thành băng: Ở những vùng có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới lại không tốt lắm, thậmchí có chút ít phèn, thì kiểu lên liếp đắp thành băng hay thành mô thường được sử dụng. Trong trường hợp đắp thành băng thì lớp đất mặt đào ở mương được trải dài thành băng ở giữa dọc theo liếp, sau đó, lớp đất dưới được đắp vào 2 bên băng
  34. 35 Hình1.2.16: lên liếp (luống) kiểu đắp thành băng Lên liếp (luống) theo kiểu này cần lưu ý là lớp đất ở 2 bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng để khi mưa các độc chất không tràn vào băng mà trôi xuống mương và được rửa đi. Lên liếp (luống) theo kiểu đắp thành băng thì ngoài cây ăn quả, phần đất còn lại trên băng có thể được trồng xen ngay với các loại hoa màu khác khi cây còn nhỏ, vì đây là phần đất tốt. + Lên luống theo kiểu đắp mô Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô (kích thước, khoảng cách và vị trí các mô trên liếp tuỳ theo loại cây trồng đã định trước), phần đất xấu ở phía dưới được đưa vào phần còn lại của liếp và mặt mô. Hình 1.2.17: Lên luống theo kiểu đắp mô 2.2. Mật độ, khoảng cách Hàng x hàng: 100 cm x 100 cm Cây x cây: 100 cm x 100 cm Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng quất một cách phù hợp. Đối với những đất bằng hoặc có độ dốc dưới 50 bố trí theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu hình nanh sấu). Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.
  35. 36 Công thức tính mật độ trồng như sau: Diện tích (m2) Số lượng cây (n) = Khoảng cách hàng x khoảng cách cây Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) Diện tích (m2) Số lượng cây (n) = (Khoảng cách hàng x khoảng cách cây) x 0,86 Trong đó: k là hệ số = 0,86 Ví dụ: Nên bố trí hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 1 m thì: 1ha trồng theo kiểu chữ nhật sẽ được 10.000 n = = 10.000 cây 1 x 1 1ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) sẽ được: 10.000 n = = 11.627 cây (1 x 1) x 0,86 2.3. Đào hố (đắp mô) - Hố được đào với kích thước: rộng 15 – 20 cm, sâu 20 – 30 cm để đặt cây giống xuống chính giữa hố. Hình1.2.18: Đào hố trồng cây
  36. 37 + Đối với đất thấp: Chuẩn bị mô trên liếp (luống) Vùng đồng bằng nên làm ụ (mô đất) để nâng cao tầng canh tác, đất làm mô trồng thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi ven đồi, ven sông. Mô được đắp trước khi trồng 2-4 tuần. - Kích thước mô: cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. - Việc bón phân đắp ụ phải được tiến hành trước khi trồng 20-30 ngày. + Đối với đất cao: Áp dụng đào hố cho vùng cao, vùng đồi: đào hố trồng rộng 0,6-0,7m, sâu khoảng 0,5m. thiết kế hệ thống tưới, hố giữ nước tưới vào mùa nắng. Mỗi hố bón khoảng 10- 15kg phân chuồng đã hoai mục, 0,5kg supe lân, 0,5kg vôi bột và đất bột trộn đều. Sau khi bón khoảng 2-3 tuần thì có thể trồng cây. Khi thành lập vườn cần chú ý hướng Đông- Tây để thiết kế liếp (luống) trồng vuông góc với hướng Đông- Tây, khi đó các cây trong vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng hơn Với vùng đồi, trước khi trồng 1 tháng đất phải được dọn sạch cỏ, cày lật đất, chia lô, chia hàng, đào hố bón lót. Khi đào lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng . Khi lấp đất, dùng cuốc phá thành cho lớp đất mặt xuống dưới, hỗn hợp phân đất đắp lên sau tạo thành mô cao hơn mặt ruộng từ 20-30cm. Hình 1.2.19: Chuẩn bị hố trồng ở vùng cao 2.4. Bón phân lót Trên mô hố trồng trước khi trồng cần bón: Đất đắp mô được trộn với phân chuồng, lân, vôi với liều lượng như sau: phân chuồng 30-50kg + 0,5kg supe lân + 1- 1,5kg vôi (có thể bổ sung 200g DAP: 18%N, 46%P2O5 hoặc N-P-K 16-16- 8) Kết hợp xử lý thuốc trừ sâu (Basudin 10H ) 0,1kg). để trừ mối, kiến, dế Cách bón: Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp
  37. 38 đất giữa (khi đào hố để riêng). - Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. - Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên m ặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Nếu k hông có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1: loại đất nào thích hợp nhất để trồng quất cảnh? A. Đất cát B. Đất sét C. Đất phù sa ven sông Câu 2: vùng đất nào có thể trồng đào? A. vùng đất cát ven biển B. vùng đất mùn núi C. vùng đất trũng, thấp Câu 3: việc lên luống(liếp) trong trồng đào, quất cảnh là: A. rất cần thiết B. không quan trọng Câu 4: Thời gian chuẩn bị đất, thu dọn thực bì trước khi trồng mới đào, quất cảnh là bao nhiêu? A. 6-7 ngày B. 5-6 tháng C. không cần chuẩn bị Câu 5: Thời gian chuẩn bị hố trước khi trồng đào, quất cảnh là bao nhiêu? A. 1 ngày B. 1 tháng C.1 năm Câu 6: Khi chuẩn bị hố trồng đào, quất cảnh nên bón lót loại phân nào? A. phân chuồng B. phân đạm dễ tan C. phân vi sinh, hữu cơ D. cả A và C Câu 7: Trước khi trồng đào, quất cảnh cần làm sạch cỏ dại trên đất là: A. đúng B. sai
  38. 39 Câu 8: Khâu chuẩn bị đất tốt sẽ có tác dụng gì ? A. giúp bộ rễ nhanh chóng phục hồi sau trồng và sinh trưởng thuận lợi B. giảm công chăm bón sau này cho nhà vườn 2. Bài thực hành Lựa chọn đất trồng, làm đất và lên luống, đào hố, bón phân lót, trồng cây đào. C. Ghi nhớ: - Loại đất phù hợp để trồng đào, quất cảnh - Kỹ thuật chuẩn bị hố/mô trồng - Cách thức lên luống(liếp)
  39. 40 Bài 3: Chuẩn bị nguồn nước tưới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Thời gian: 36 giờ Mục tiêu: - Liệt kê được các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất đào, quất cảnh; - Biết cách sử dụng các loại hóa chất như phân bón, chất điều tiết sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất; - Chuẩn bị được nguồn nước tưới; - An toàn lao động và bảo vệ môi trường. A.Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị nguồn nước tưới Cây đào, quất cảnh là cây không chịu được ngập úng nhưng cũng không thể thiếu nước. Do vậy trong quá trình trồng đào, quất cảnh phải chủ động được nguồn nước tưới và tiêu úng kịp thời. Ngườn nước tưới cho đào, quất cảnh phải đảm bảo là nước ngọt không bị nhiễm chua, phèn và đặc biệt là nước mặn vì nếu nguồn nước tưới không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của bộ rễ, khả năng cung cấp nước của rễ cho cây từ đó sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng toàn cây. Nước tưới cho đào, quất cảnh tốt nhất có thể là nước sông không bị ô nhiễm, hoặc nước giếng khoan. Để chủ động nguồn nước tưới cho cây các nhà vườn nên có sự chuẩn bị tốt nguồn cấp nước nhất là trong những mùa khô hạn. 2. Chuẩn bị các loại phân bón 2.1. Phân vô cơ 2.1.1. Phân đạm - Đạm (N): quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng như trong quá trình hình thành hoa và quả Đủ N cây sinh trưởng tốt, thiếu N cây còi cọc, lá vàng, bón quá nhiều N cây sinh trưởng quá mạnh có hại cho sự phân hoá hoa. Cây nhiều tược, lá to nhưng mềm, quả lại sần sùi, vỏ dầy, thô, hương vị kém. Hình 1.3.1: Thiếu N, lá già bị già
  40. 41 Các loại phân đạm - Phân urê Phân urê (CO(NH2)2) có 46% N Loại phân này sử dụng phổ biến cho cây trong đó cây đào, quất cảnh cũng được sử dụng rộng rãi. Đặc điểm Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh. Hình1.3.2 : Dạng phân urea - Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra hiện nay có phân Urea Pura được sản xuất dưới dạng urê dùng làm phân bón. Urea là hợp chất hữu cơ, được thải ra trong nước tiểu. Urea có độ tinh khiết tuyệt đối là một chất rắn màu trắng , không mùi, không độc . Hình 1.3.3: Urea Pura (phân urê) Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng
  41. 42 trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn. Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0,5–1,5% để phun lên lá. Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành . Đó là chất độc hại biure đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 1,5% biure (theo Tiêu chuẩn Việt Nam). - Phân sunphat đạm Còn gọi là phân SA, sunphat đạm ((NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ nguyên chất. Trong phân này còn có 24-25% lưu huỳnh (S). Dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Một số vùng còn gọi là phân muối diêm Phân chứa chất dinh dưỡng N và S cho cây. Phân này dễ tan trong nước, không vón cục, thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây. Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau. Đất chua cần bón thêm, lân mới dùng được đạm sunphat amôn. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S). Đạm sunphat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm. Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất. - Phân đạm clorua Công thức (NH4Cl) , chứa 24–25% N, dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng, là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc. Các loại phân chứa N trên đều sử dụng bón cho cây đào, quất cảnh tuỳ theo vùng đất và giống cây đào, quất cảnh , sử dụng đúng theo yêu cầu. - Phân Canxi nitrate +Boron Thành phần dinh dưỡng đạm, Canxi, Boron cần thiết giúp cải thiện môi trường đất cho bộ rễ phát triển tốt, giúp cây trồng tăng tính chống chịu sâu bệnh, tăng tỉ lệ thụ phấn, đậu trái cao và giảm rụng trái non. Canxi làm tăng độ cứng vỏ trái, hạn chế nứt trái, thối trái, kéo dài thời gian bảo quản. Tăng hiệu quả sử dụng đạm. + Dạng hạt + Dạng bao (bao PE): 25 kg
  42. 43 Hình 1.3.4. Canxi nitrate - Canxi nitrate + Boron: bón rất tốt cho cây đào, quất cảnh - Phân phôtphat đạm (còn gọi là phốt phát amôn) Loại phân hỗn hợp phức hợp, phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 10-18%, tỷ lệ lân là 44-50%. Phôtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng, nói chung màu sắc tùy thuộc vào nhà sản xuất và không ảnh hưởng tới chất lượng. Trên thị trường hiện nay đang lưu hành hai loại phân bón ammonphotphate là DAP (18-46-0) và MAP (10-50-0) Phân dễ chảy nước. Vì vậy, người ta thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilông. Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau, còn phân MAP là loại chua sinh lý (pH: 4- 4.5) nên không thích hợp đối với các loại đất chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm. Hình1.3.5: Phân DAP Cách sử dụng phân đạm cho cây đào, quất cảnh • Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.
  43. 44 Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây cây đào, quất cảnh , để phân phát huy tác dụng rất tốt. Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây. Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất: Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua. Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Cần bón đạm đúng lúc, tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali. Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc vườn đầy nước. Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, cây ốm yếu dễ đổ ngã, ra hoa chậm, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả gì, gây lãng phí. 2.1.2. Phân lân - Lân (P):Tác dụng giữ sản lượng và phẩm chất hàng năm. Lân giúp điều hoà dinh dưỡng N của cây. Thiếu P lá phát triển không bình thường, đầu lá bị tù, huyển màu đồng và dễ rụng, vỏ trái dầy. Hình 1.3.6: Quả thiếu lân Đủ lân quả phát triển tốt, vỏ cứng múi ngọt, nhiều nước, tăng tỷ đường trong quả, quả mau chín ,vỏ chắc, dễ bảo quản. Nếu thừa lân cũng làm cành cây đào, quất cảnh sinh trưởng mạnh, ít cành tược Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: Chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v
  44. 45 Ở nước ta, trên một số loại đất lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng suất cây trồng. Đặc biệt ở hầu hết các loại đất trồng lúa ở các tỉnh phía Nam. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: Chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v Các dạng phân lân • Phôtphat nội địa • Phân apatit • Super lân • Phân lân nung chảy • Super lân trung tính • Phân lân kết tủa • Các loại phân hỗn hợp và phức hợp chứa lân Bao bì của một số loại phân lân trên thị trường Hình 1.3.7: Bao bì các loại phân lân - Phôt phát nội địa: Đặc điểm Supephotphat đơn chứa 14 - 20% P2O5 Dạng bột mịn, màu nâu thẫm hoặc màu nâu nhạt Lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng. Phân có tỷ lệ vôi cao, cho nên có khả năng khử chua Khi sử dụng có thể trộn với phân đạm để bón, nhưng trộn xong phải đem bón ngay, không được để lâu. Phân này dùng để ủ với phân chuồng rất tốt. Phân phôtphat nội địa ít hút ẩm, ít bị biến chất, nên có thể cất giữ được lâu, bảo quản tương đối dễ dàng.
  45. 46 - Phân Apatit Đặc điểm Dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân không ổn định. Thường người ta chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân; loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân. Apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây. Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng. Apatit có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất. Phân này được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa. Đặc điểm super lân Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất. Super lân Hình 1.3.8: Phân lân supe Dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc Super lân chứa 16 - 20% P2O5 Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. Super lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc Super lân chứa 16 - 20% P2O5 Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. Super lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Phân super lân phát huy hiệu quả nhanh, nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
  46. 47 Super lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt. - Phân lân nung chảy (Tecmô phôtphat) Hình1.3.9 : Lân nung chảy Đặc điểm - Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh. - Tỷ lệ lân nguyên chất trong tecmô phôtphat là 15 – 20%. Ngoài ra trong phân còn có canxi 30% một ít thành phần kiềm, chủ yếu là magiê 12-13% - Phân lân nung chảy có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất. - Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Cây sử dụng dễ dàng. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc đều tốt. - Tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm. - Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều vôi, có các nguyên tố vi lượng và một ít kali. - Phân này thường được rải đều, ít khi bón tập trung. - Phân lân nung chảy ít hút ẩm, luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đựng.
  47. 48 Bảng 17: So sánh giữa super lân và phân lân nung chảy Super lân Lân nung chảy - Có tính Axit - Có tính kiềm - Không thích hợp với đất chua - Thích hợp với đất chua - Tan trong nước, cây trồng hấp - Không tan trong nước, chỉ tan trong axit thụ được ngay nhẹ hoặc axit của rễ cây tiết ra nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài 2+ 2+ - Bổ sung Ca2+ cho cây - Bổ sung cả Ca và mg Super lân trung tính - Super lân trung tính là sự kết hợp giữa lân Super và lân nung chảy với tỉ lệ cân đối, hợp lý, có bổ sung thêm Canxi, Silic, trung vi lượng và chất hữu cơ. - Super lân trung tính thích hợp cho mọi loại đất và mọi loại cây trồng, có tác dụng cải tạo đất và cho hiệu quả lâu dài. Phân lân kết tủa - Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vôi bột - Phân có tỷ lệ lân nguyên chất tương đối cao, đến 27 – 31%. Ngoài ra trong thành phần của phân có một ít canxi. - Phân này được sử dụng tương tự như lân nung chảy. - Phân ít hút ẩm cho nên bảo quản dễ dàng. Các loại phân hỗn hợp và phức hợp có chứa lân - Là phân chứa N,P,K gọi chung là phân NPK. - Loại phân bón này là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N:P:K khác nhau, tuỳ theo loại đất và cây trồng. - Các loại phân thông dụng trên thị trường hiện nay như: 20-20-15 TE, 15-15- 15,16-16-8, DAP (18-46-0), 30-10-10 - Ngoài ra trên thị trường hiên nay còn có các loại phân chuyên dùng dành cây ăn trái ( cây đào, quất cảnh ) có một hàm lượng lân nhất định trong thành phần. Cách sử dụng - Bón phân lân thừa chưa thấy có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. - Phần lớn phân lân đều ít tan trong nước (trừ supe lân) nên sử dụng bón sớm (bón lót là chủ yếu), các lọai phân lân chậm tan, bột quặng nên dùng để ủ chung với các lọai phân hữu cơ. Xem đặc điểm của đất, nhu cầu của cây trồng và tính chất của phân mà chọn lọai phân lân để bón cho phù hợp. 2.1.3. Phân kali - Kali (K): Được xem là nguyên tố phẩm chất (quả to và ngọt hơn), chắc mô giúp chống tốt. Thiếu kali lá phát triển không bình thường. có những vết xám hay màu
  48. 49 đồng, dễ rụng , cây chịu rét kém, sức chống chịu bệnh yếu, chất lượng kém, nhiều kali ảnh hưởng đến sinh trưởng + Kali Clorua: Công thức (KCl) Thành phần: K2O 60 % Có 2 dạng màu trắng (tinh khiết) dùng trong công nghệ hóa học và màu đỏ muối ớt làm phân bón Hình1.3.10 : Các loại phân kali Phân Kali sử dụng trong nông nghiệp có màu đỏ còn gọi là phân muối ớt vì nó vừa đỏ lẫn trắng như muối ớt. + Kali sunphate: Công thức K2SO4 Đặc điểm Phân chứa 45-52% K2O và 18%S, dạng tinh khiết màu trắng, không hút ẩm, ít chảy nước, có vị đắng. Phân chua sinh lý. Cần thiết cho những loại cây có mẩn cảm với clor Hình 1.3.11: Dạng bao bì phân K2SO4
  49. 50 Hình 1.3.12: Các dạng phân kali sunphát Cách sử dụng phân kali - Nên bón duy trì Kali cho đất, không để đất kiệt quệ rồi mới bón. - Trên đất giầu Kali hoặc đất được bón nhiều phân hữu cơ, tro bếp nên giảm lượng phân Kali. - 2- - Khi bón phân Kali cần chú ý các Ion đi kèm, như: Cl trong KCl, SO4 trong K2SO4 xem các Ion này có ảnh hưởng xấu tốt thế nào đối với năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản. Ví dụ: Cl- làm củ khoai tây nhiều nước khó bảo quản, tỷ lệ tinh bột trong củ thấp. - Khi bón phân Kali cho đất có độ no bazơ thấp thì càng làm cho đất chua hơn (vì K+ trao đổi với Ca2+ , Mg2+ trên bề mặt hạt keo dẫn đến làm đất mất dần hai ion này). Tuy nhiên kết hợp với bón phân hữu cơ, thì việc làm chua đất của phân Kali không đáng ngại. - Cây hút nhiều Kali thì hàm lượng Magiê và Bo trong cây sẽ giảm. - Khi bón phân Kali cần chú ý đến thành phần cơ giới đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thường nghèo Kali hơn đất có thành phần cơ giới nặng, nên cần bón phân Kali nhiều hơn và chia ra nhiều lần bón. 2.1.4. Phân hỗn hợp Được tạo thành do sự phối trộn cơ giới các phân có sẳn lại với nhau ở dạng rắn cũg như dạng lỏng, không thông qua bất kỳ một phản ứng hóa học nào. Ví dụ: Để có 100kg chứa 30% chất dinh dưỡng NPK 8-12-10, người ta dùng các
  50. 51 loại phân đơn như sau: (NH4)2SO4 40 kg, apatit nghiển (34% P2O5) 28kg, super lân (17% P2O5) 15kg, KCl ( 60%K2O) 17kg Để sản xuất 1000kg hỗn hợp NPK 20-12-10, người ta sử dụng các phân để trộn như sau: DAP 200kg, ure 364kg, super lân 175kg Khi sản xuất các loại phân trộn cần chú ý - Khi trộn phân làm cho đặc tính vật lý của phân bị ảnh hưởng như chảy nước hay rắn lại Ví dụ: - Khi trộn KCL + Ca(OH)2 > CaCl2 + 2KOH. CaCl2 hút nước mạnh chảy rữa ra khó vãi phân Khi trộn phân Ca(H2PO4)2.H2O + (NH4)2SO4 tạo hỗn hợp rắn lại không tơixốp - Không trộn sau khi trộn trở tành dạng khó tan. Việc mất chất dinh dưỡng đạmcó thể xãy ra khi trộn phân N-NH4+ vời một loại phân kiềm làm mất N dạng khí Để thuận lợi cho việc sản xuất, người ta xây dựng bảng hướng dẫn Bảng 18: Hướng dẫn trộn phân Tên phân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1.SA, DAP TĐ TĐ D 0 TĐ D D D 0 TĐ 0 0 N N N N 2.Nitrat amon TĐ TĐ TĐ 0 DN D D D 0 DN 0 0 N N N 3.Nitrat kali DN D TĐ TĐ DN D D D DN DN DN 0 N N N N 4.Xianit canxi 0 0 TĐ TĐ DN D D D DN DN TĐ 0 N N N 5.Ure TĐ TĐ D DN TĐ TĐ D D DN DN DN D N N N N 6.Super lân DN D D 0 TĐ TĐ D D 0 DN 0 TĐ N N N N 7.Phophorit DN D D DN DN D TĐ D DN DN 0 TĐ N N N N 8.Lânprêxipit DN D D DN DN D D TĐ DN DN 0 0 at N N N N 9.Lân nung 0 0 D TĐ DN 0 D D TĐ DN TĐ 0 chảy 10.KCl TĐ TĐ DN DN DN D DN DN DN TĐ DN TĐ N N N N 11.Vôi, tro 0 0 D TĐ DN 0 0 0 TĐ DN TĐ 0 N
  51. 52 12.Phân 0 0 0 0 DN TĐ TĐ 0 0 TĐ 0 TĐ chuồng Ghi chú - 0: không trộn được với nhau DN: Trộn dùng ngay TĐ: Trộn được với nhau
  52. 53 Các loại phân trộn: Hình1.3.13: Phân N – P - K Hình1.3.14: Phân N-P-K + S+ TE TE : Tast element (một số nguyên tố vi lượng) + Hỗn hợp hóa hợp (phức hợp)
  53. 54 Là loại phân trong đó các yếu tố dinh dưỡng được tác động với nhau theo phản ứng hóa học cụ thể để tạo thành một sản phẩm mới. Ví dụ: Dùng NH3 trung hòa axit photphorit để tạo thành amophos NH3 + H3PO4 NH4H2PO4 (Am-Ammophos) DAP được dùng phản ứng giữa( Phân DAP được trình bày ở phần các loại phân chứa N2NH3 + H3PO4 (NH2)4HPO4 KNO3 dùngNaNO3 + KCL KNO3 + NaCl Riêng phân KNO3 có những đặc điểm sau: chất. Tăng kích thước trái, tăng độ ngọt và chống lại sự xâm nhiễm của sâu bệnh Hình 1.3.15: phân KNO3 Do đặc điểm của quy trình sản xuất mà loại phân hỗn hợp có chất lượng cao Ưu điểm của phân hỗn hợp: - Có nhiều yếu tố dinh dưỡng - Bón cùng lúc nhiều yếu tố dinh dưỡng - Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, ít phụ gia nên tiết kiệm chi phí vận chuyển - Phân trộn đồng nhất hơn Hạn chế của phân hỗn hợp - Tỷ lệ chất dinh dưỡng cố định, nên không thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng ở các thời kỳ khác nhau của cây và càng không thể đáp ứng nhu dinh dưỡng của các cây khác nhau trên các loại đất khác nhau - Không đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật bón vì lân kali thích hợp cho việc bón lót, đạm bón thúc, trong khi đó chúng được sự dụng cùng một lúc. Vì vậy, sẽ có yếu tố dinh dưỡng phát huy hiệu qảu kém - Không có những nguyê n tố vi lượng, hàm lượng dinh dưỡng trong phân cao làm cho giá thành phân cao. Sử dụng phân hỗn hợp cần chú ý - Sử dụng đúng cây, đúng đất và đúng thời kỳ
  54. 55 - Trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ về đất, cây trồng cụ thể - Mỗi loại phân có giá dinh dưỡng và cách sử dụng khác nhau. Ví dụ NPK có tổng lượng dinh dưỡng trong phân là 30% có thể có tỷ lệ chất dinh dưỡng khác nhau: 8-12-10, 12-8-10 hay 15-5-10 dạng lân có trong thành phần của phân cũng khác nhau (có thể là apatit nghiền hoặc super lân ) Đối với phân có 2 thành phần dinh dưỡng P-K có điều kiện sử dụng giống nhau là thường dùng bón lót và bón sớm, không sợ thừa. Đối với phân có chứa N, phải lưu ý đến tính linh động của đạm và khả năng gây hậu quả xấu khi bón thừa 2.1.5. Phân vi lượng - Canxi (Ca), Magiê (Mg), lưu huỳnh (S) là những nguyên tố cần thiết Thiếu Ca lá vàng rụng sớm, cành non dễ bị khô Thiếu Mg lá vàng phiến lá, phần gần cuống lá có màu xanh chữ V ngược. Hình1.3.16: Triệu chứng thiếu Mg - Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molipden (Mo), Clo (Cl) được cây hút với lượng nhỏ nhưng rất cần thiết Hình1.3.17: Thiếu Zn
  55. 56 - Thiếu Fe lá vàng, rụng sớm, cành cũng vàng và khô từ đầu cành vào, cây chịu rét kém, quả rụng lúc còn xanh Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu chia làm 2 nhóm - Các nguyên tố vi lượng cây trồng cần với số lượng ít ( 100mg/1kg chất khô của cây): Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo. 2.2. Phân hữu cơ - Phân hữu cơ:Là các chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và quan trọng hơn cả là có tác dũng cải tạo đất lớn. Do nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên bón không làm cháy lá, hỏng rễ, hại cây. Bón thừa cũng không có tác hại cho cây, do đó kỹ thuật bón đơn giản dễ thực hiện.  Quả có phẩm chất ngon, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. Tăng cường sự phát triển vi sinh vật trong đất, giúp quá trình khoáng hóa xảy ra nhanh hơn, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng. Cải tạo lý tính đất, giúp cho đất có cấu trúc xốp hơn, độ ẩm trong đất được giữ lâu hơn, bảo vệ đất chống xói mòn, gìn giữ được độ phì nhiêu của đất. Tăng cường khả năng trao đổi chất trong đất, nhờ vậy làm gia tăng hiệu quả bón phân vô cơ, hạn chế thất thoát trong quá trình bón phân vô cơ. - Phân chuồng: Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau: Bảng 19 : Số lượng của chất thải trên đầu gia súc Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm Bảng 20: Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng Đơn vị % Loại phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO Lợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12 Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74
  56. 57 Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35 Trong 10T phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau: Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g Hình 1.3.18 : Phân chuồng 2.2.1. Các phương pháp ủ phân chuồng Ủ phân là biện pháp cần thiết trước khi đem phân sử dụng bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây. Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm. Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành
  57. 58 mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ. Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh. Có 3 phương pháp ủ phân chuồng là: + ủ nóng Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩ m 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được. + Ủ nguội Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong. + ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ. Ngoài ra có thể thực hiện cách ủ như sau: Trước tiên dùng vỏ trấu, bã thực vật trộn đều với men vi sinh Trichoderma; sau đó, cho một lớp phân chuồng (trâu, bò, heo, gà ) có ẩm độ 40 – 50% vào hố ủ dày khoảng 20cm, rải một lớp mỏng men vi sinh, và lớp Super Lân và tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1 – 1,5m, rồi dùng bạc phủ kín che nắng, mưa. Sau 3 – 5 ngày, nhiệt độ trong đống phân tăng lên và đạt 70oC, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diết các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc; thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu Hiện trên thị trường có bán 1kg men vi sinh Trichoderma, 3kg men vi sinh trộn đều 30kg Super Lân, ủ được 1 tấn phân chuồng, áp dụng phương pháp ủ như trên, giá thành giảm từ 30 – 50% với các loại phân vô cơ trên thị trường, dùng phân này bón cho cây trồng và rau màu không những đạt năng suất cao, cây lá xanh mướt và được thị trường ưa chuộng mà còn phòng trừ các bệnh vàng lá, thối rễ Chú ý, khi ủ phân bà con nông dân không dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất. Được biết, dùng men vi sinh Trichoderma tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, phân giải nhanh các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng cường đề kháng cho cây trồng đối với các loại vi sinh vật hại, giảm giá thành tăng năng suất cây trồng
  58. 59 Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân. Phân xanh Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm. Tính chất của phân xanh Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác. Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Cây phân xanh có nhiều loài và có khả năng thích nghi rộng cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được phân xanh, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng. Các loài cây phân xanh được trồng nhiều nơi ở nước ta là: muồng, điền thanh, đậu nho nhe, keo dậu, cỏ stylô, trinh nữ không gai - Một số loại cây phân xanh: Hình 1.3.19: Cây điền thanh
  59. 60 Hình 1.3.20 .Cây điên điển Hình 1.3.21: Cây lục bình Hình 1.3.21: Cây muồng
  60. 61 Hình 1.3.22: Cây đậu triều Hình 1.3.23: Cây cốt khí Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng không phải loài cây nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các loài cây có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi. Có loài thích hợp ở các chân đất đồi, có loài thích hợp ở các chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có loài thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, v.v Vì vậy, cần lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh cũng thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định với các loài cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý với thành phần cây phân xanh phù hợp để trồng xen, trong vườn cây đào, quất cảnh 2.2.2. Cách sử dụng Đặc điểm sử dụng phân xanh - Khi cây phân xanh ra hoa, người ra cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau. - Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất. - Đưa vào hệ thống xen canh trên vườn cây trồng chính. - Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm. Đặc điểm của phân chuồng
  61. 62 Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng, tức thời như phân hoá học, nhưng phân chuồng có những tác dụng mà không một loại phân hoá học nào có được. Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhiều hạn chế cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Ưu điểm: - Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, canxi, magiê, natri, silic. Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, molipden hàm lượng không cao. - Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp hơn, bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận lợi như rét, xói mòn, hạn Vì vậy người ta gọi phân chuồng là phân cải tạo hoá - lý tính đất. - Một ưu điểm nữa của phân chuồng là nông dân có thể tự làm được dựa trên những sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với chất thải chuồng trại trong chăn nuôi. Hạn chế: Tuy vậy, sử dụng phân chuồng cũng có những hạn chế như hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu thấp hơn nhiều so với phân hoá học. Hàm lượng đạm nguyên chất trong loại phân chuồng tốt nhất cũng chỉ đạt 3 - 4% (trong khi đó ở urê là 46%). Vì vậy, khi sử dụng thường phải bón với một lượng lớn và phải kết hợp bón bổ sung với phân hoá học trong những giai đoạn cây cần. - Phân chuồng có tác dụng từ từ, vận chuyển cồng kềnh, phụ thuộc vào chăn nuôi. Nếu không được chế biến kỹ có thể mang một số nấm bệnh hại cây trồng. Ngoài ra do lên men, phân chuồng có chứa các axit hữu cơ, nên khi bón, nếu không kết hợp với vôi sẽ làm chua đất. - Nhiều hộ nông dân, sử dụng cả phân chuồng tươi đem bón với hy vọng cây trồng sẽ hấp thu được. Đây là việc làm hoàn toàn sai, vì phân chuồng tươi là loại phân chuồng chưa qua ủ, chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu lớn, nếu đem bón cây trồng cũng không hấp thụ được ngay mà còn làm lây lan nấm bệnh và cỏ dại cho vườn và cây trồng. Vì vậy, khi sử dụng phân chuồng bà con nên sử dụng phân chuồng hoai mục để bón. 3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây đào, quất cảnh bị rất nhiều loài sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Sản phẩm của cây đào, quất cảnh lại được dùng để trưng bày, trang trí cho nên đòi hỏi phải đẹp cả lá, hoa, quả, thân, cành. Do vậy, trong sản xuất đào, quất cảnh cần phải dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng. Tùy theo đặc điểm của vùng miền và chủng sâu bệnh hại trên cây đào, quất cảnh có thể giống hoặc khác nhau, nhưng nhìn chung cây đào, quất cảnh thường bị một số loại sâu, bệnh chủ yếu phá hoại như:
  62. 63 Loại sâu bệnh Loại thuốc phòng trừ Sử dụng thuốc gốc Imidacloprid (Confidor ), Cypermethrin, các loại thuốc gốc Abamectin, Polytrin P, Dầu khoáng D-C Tron plus để phòng trị. Sâu vẽ bùa Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus. Nhện đỏ bằng một trong các loại thuốc như: DC-Tron Plus 98.8EC; Applaud-Bas 27BTN; Virofos 20EC; Applaud-Mipc 25BTN; Vicondor 50EC; Rầy chổng cánh Trebon10EC; Bascide 50EC; Butyl 10WP Khi phun nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây).
  63. 64 Sử dụng bẩy ViZubon – D dẫn dụ ruồi đực ( đặt 5-10m/1 bẩy). - Phun SOFRI Protein thuỷ phân diệt ruồi trưởng thành đực và cái. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên trái. Ruồi vàng - vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 Sâu đục cành phần vôi tôi + 20 phần nước) vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 Sâu đục gốc phần vôi tôi + 20 phần nước) vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 Sâu đục thân phần vôi tôi + 20 phần nước) Sâu xanh bướm phượng Nếu thấy mật độ cao, có thể tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu non bằng các loại thuốc trừ
  64. 65 sâu thông thường, như Sumicidin 50EC, Fastac 50EC, Regent 800WG nồng độ 0,1- 0,2% với lượng thuốc phun từ 600- 800 lít thuốc đã pha cho 1 ha. Sử dụng một trong số các loại thuốc sau để phun trừ rầy chổng cánh nhăn chặn sự truyền Bệnh vàng lá greening bệnh như: Trebon, Sherpa, dầu khoáng, Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN,Applaud MIPC 25% BTN,Bassa Dùng thuốc hóa học (Boóc đô 1%), Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran Bệnh loét BTN(1,5-2%),hoặc Zineb 80 BHN(1/500- 1/800) 4. Chuẩn bị các loại chất điều tiết sinh trưởng Bất cứ nhà vườn nào khi trồng đào, quất cảnh đều mong đào có nhiều hoa, quất cỏ nhiều quả và hoa, quả có mẫu mã đẹp, cân đối. Tuy nhiên, nghề trồng đào quất cảnh cũng giống như tình trạng chung của sản xuất nông nghiệp là chịu phụ thuộc lớn từ yếu tố tự nhiên, khí hậu. Những năm mưa thuận, gió hòa thì cây ra hoa, quả đẹp đúng dịp tết nguyên đán, nhưng có những năm thời tiết bất thuận thì đào, quất có thể nở/chín sớm hoặc muộn trước tết cả tháng. Nhằm hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng bất thuận từ ngoại cảnh đòi hỏi nghề trồng đào, quất cảnh phải sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng. Một số nhóm chất điều tiết có thể dùng như: α- NAA, GA, SADH để ngăn chặn sự rụng hoa, rụng quả, rút ngắn thời gian ra hoa, kích thích quả chín đồng loạt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm * Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1 : Nguồn nước tưới cho đào, quất cảnh yêu cầu phải đảm bảo: A: Tinh khiết B: không nhiễm phèn, mặn
  65. 66 Câu 2: Nguồn nước nào có thể sử dụng tốt để tưới cho đào, quất cảnh? A: nước thải sinh hoạt từ khu dân cư B: nước giếng khoan C: nước thải tự các khu chế xuất công nghiệp Câu 3 : Loại phân nào dùng bón cho đào, quất cảnh đảm bảo tính bền và an toàn cho cây? A: phân khoáng B: đậu tương nghiền C: phân chuồng tươi Câu 4 : Loại phân nào nên sử dụng bón lót? A: phân hữu cơ B: phân chuồng hoai mục C: phân vi sinh D. cả 3 loại phân trên Câu 5: Có thể xem vai trò của phân hữu cơ trong trồng đào, quất cảnh là: A: rất quan trọng B: không cần thiết, nếu không có thì dùng nhiều phân N- P-K Câu 6 : Có thể xem việc chuẩn bị tốt các nguồn phân bón, thuốc BVTV trước trồng là: A: rất cần thiết B: không cần thiết Câu 7 : Quan niệm dùng phân chuồng tươi để bón cho cây đào, quất cảnh tốt hơn phân chuồng hoai mục là: A: Đúng B: Sai Câu 8 : Việc bổ sung phân vi lượng cho cây đào, quất cảnh giúp cho cây: A: sinh trưởng cân đối B: hoa, quả có mẫu mã đẹp C: cả A và B 2. Bài thực hành: Chuẩn bị phân bón cho cây quất cảnh, ủ phân hữu cơ C. Ghi nhớ: - Các loại phân bón cho cây đào, quất cảnh. - Cách ủ phân hữu cơ.
  66. 67 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị tr , t nh chất của mô đun/môn học: - Vị trí: + Mô đun 01: Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng đào, quất cảnh. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: + Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, cơ sở sản xuất của nghề. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Liệt kê được các loại đất phù hợp với từng loại cây đào, quất cảnh; + Xác định được nguồn nước tưới cho sản xuất cây đào, quất cảnh; + Liệt kê được các loại phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề sản xuất đào, quất cảnh; + Liệt kê và nêu được tác dụng của các loại công cụ lao động của nghề trồng đào, quất cảnh. - Kỹ năng: + Lựa chọn được đất trồng phù hợp với yêu cầu của từng loại cây đào, quất cảnh; + Thực hiện làm đất theo đúng yêu cầu kỹ thuật; + Biết cách đào hố, bón phân lót cho cây đào, quất cảnh; + Lựa chọn được nguồn nước tưới phù hợp; + Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc làm đất trồng đào, quất cảnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Thái độ: + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường; III. Nội dung ch nh của mô đun: Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Chuẩn bị dụng cụ, MĐ 01 - Tích Lớp + trang thiết bị lao 26 6 18 2 01 hợp vườn động
  67. 68 MĐ 01 - Chuẩn bị đất trồng Tích Lớp + 30 4 24 2 02 hợp vườn Chuẩn bị nguồn nước tưới, hóa MĐ 01 – Tích Lớp + chất, phân bón và 36 6 28 2 03 hợp vườn thuốc bảo vệ thực vật Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 94 16 70 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 - 2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể các câu hỏi trắc nghiệm như sau: * Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập của bài 1 Câu 1: Đáp án đúng là D Câu 2: Đáp án đúng là A Câu 3: Đáp án đúng là A Câu 4: Đáp án đúng là A Câu 5: Đáp án đúng là A Câu 6: Đáp án đúng là B Câu 7: Đáp án đúng là C Câu 8: Đáp án đúng là A * Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập của bài 2 Câu 1: Đáp án đúng là C Câu 2: Đáp án đúng là B Câu 3: Đáp án đúng là A Câu 4: Đáp án đúng là B Câu 5: Đáp án đúng là B Câu 6: Đáp án đúng là D Câu 7: Đáp án đúng là A Câu 8: Đáp án đúng là A
  68. 69 * Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập của bài 3 Câu 1: Đáp án đúng là B Câu 2: Đáp án đúng là B Câu 3: Đáp án đúng là B Câu 4: Đáp án đúng là D Câu 5: Đáp án đúng là A Câu 6: Đáp án đúng là A Câu 7: Đáp án đúng là B Câu 8: Đáp án đúng là C * Bài tập thực hành: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho nghề trồng đào, quất cảnh - Mục tiêu Lựa chọn đúng loại dụng cụ, trang thiết bị cần Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cho từng công việc Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ tưới nước, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: lựa chọn và sử dụng dụng cụ, trang thiết bị - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lựa chọn đúng loại dụng cụ, trang thiết bị, sử dụng đúng quy cách. * Bài tập thực hành: Lựa chọn đất trồng, làm đất và lên luống, đào hố, bón phân lót, trồng cây đào. - Mục tiêu Lựa chọn đúng loại đất trồng phù hợp với cây đào, quất cảnh Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cho từng công việc Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ tưới nước, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: lựa chọn đúng loại đất và đào hố, chuẩn bị hố/mô trồng đúng quy cách. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lựa chọn
  69. 70 đúng loại đất và chuẩn bị hố trồng đúng quy cách * Bài tập thực hành: Chuẩn bị phân bón cho cây quất cảnh, ủ phân hữu cơ - Mục tiêu Lựa chọn đúng loại phân Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cho từng công việc Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: phân chuồng, phân xanh, thúng, xảo, cuốc, xẻng, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: : lựa chọn đúng loại phân bón cho từng giai đoạn, ủ phân chuồng, phân xanh đúng kỹ thuật - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lựa chọn đúng loại phân bón cho từng giai đoạn, ủ phân chuồng, phân xanh đúng kỹ thuật V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho nghề trồng đào, quất cảnh Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Liệt kê các loại công cụ - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật cần dùng trong việc trồng đào, quất liệu: cuốc, xẻng, xô chậu, cọc cắm, các cảnh loại phân bón Tiêu chí 2: Thực hiện chuẩn bị dụng - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ trang cụ thiết bị. Tiêu chí đánh giá chung: - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 5.2. Đánh giá bài thực hành 1.1.2: Lựa chọn đất trồng, làm đất và lên luống, đào hố, bón phân lót, trồng cây đào. Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật nguyên vật liệu để làm đất, lên liệu: cuốc, xẻng, phân bón, thuốc bảo vệ luống, bón phân lót thực vật Tiêu chí 2: Đào hố, bón phân lót - Đào hố đúng kích thước, bón phân lót đều trong hố Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. phối hợp giữa các thành viên
  70. 71 5.3. Đánh giá bài thực hành 1.2.1: Chuẩn bị phân bón cho cây quất cảnh, ủ phân hữu cơ Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Liệt kê các loại công cụ - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật cần dùng trong việc ủ phân liệu: cuốc, xẻng, xô chậu, các loại phân chuồng, cây phân xanh Tiêu chí 2:Thực hiện ủ phân chuồng - Tiến hành ủ phân theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiêu chí đánh giá chung: - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. VI. Tài liệu tham khảo [1]. Phạm Thanh Hải, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp [2]. Giáo trình MĐ 01 – Xây dựng vườn ươm. Chương trình dạy nghề Trình độ sơ cấp [3]. Trần Xuân Dũng, 2005. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào, quất cảnh . Nhà xuất bản nông nghiệp.
  71. 72 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Ông: Lê Trung Hưng Thư ký 4. Ông : Đồng Văn Quang Ủy viên 5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Cảnh Chính Chủ tịch 2. Ông: Lâm Quang Dụ Thư ký 3. Ông: Trần Thế Hanh Ủy viên 4. Ông: Nguyễn Văn Dũng Ủy viên 5. Bà: Đắc Thị Ất Ủy viên./