Giáo trình Mô đun chuẩn bị lắp ráp ngư cụ

pdf 40 trang huongle 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun chuẩn bị lắp ráp ngư cụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_lap_rap_ngu_cu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun chuẩn bị lắp ráp ngư cụ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LẮP RÁP NGƯ CỤ Mã số: MĐ 01 NGHỀ: LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2012
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ lắp ráp và sửa chữa ngư cụ có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản. Vì vậy ở các địa phương có nghề cá cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết phải đào tạo lực lượng lao động có tay nghề lắp ráp và sửa chữa ngư cụ thành thạo, nhằm đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ 2) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới 3) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng 4) Giáo trình mô đun Lắp ráp lưới với phụ tùng 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ giới thiệu khái quát về các khâu chuẩn bị cho lắp ráp ngư cụ đảm bảo kỹ thuật. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 104 giờ và bao gồm 6 bài: Bài 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp ráp ngư cụ Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ và bản vẽ Bài 3: Chuẩn bị dây giềng Bài 4: Chuẩn bị phao, chì và phụ tùng Bài 5: Chuẩn bị chỉ lưới Bài 6: Chuẩn bị lưới tấm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường
  4. 3 Cao đẳng nghề thuỷ sản Miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Văn Nhuận (Chủ biên) 2- Đỗ Ngọc Thắng 3- Lê Trung Kiên
  5. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LẮP RÁP NGƯ CỤ 6 Bài 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp ráp ngư cụ 6 A. Giới thiệu quy trình 7 B. Các bước tiến hành 7 1. Xác định vị trí mặt bằng 7 1.1. Mặt bằng ngoài trời 7 1.2. Mặt bằng trong nhà xưởng 8 2. Chuẩn bị nhà xưởng 8 3. Sắp xếp trang thiết bị trong xưởng 8 3.1. Thiết bị làm dây 8 3.2. Thiết bị kéo căng dây giềng và lưới 11 3.2. Sắp xếp thiết bị làm dây 12 C. Câu hỏi 12 D. Ghi nhớ 12 Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ và bản vẽ 12 A. Giới thiệu quy trình 13 B. Các bước tiến hành 13 1. Xác định chủng loại dụng cụ 13 1.1. Chuẩn bị dụng cụ làm lưới 13 1.2. Chuẩn bị dụng cụ để làm dây giềng 16 2. Sắp xếp dụng cụ làm lưới, làm dây 18 3. Chuẩn bị các bản vẽ ngư cụ 19 3.1. Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế ngư cụ 19 3.2. Sắp xếp các bản vẽ thiết ngư cụ 38 C. Bài tập thực hành 38 D. Ghi nhớ 39 Bài 3: Chuẩn bị dây giềng 40 A. Giới thiệu quy trình 40 B. Các bước tiến hành 40 1. Chọn chủng loại dây giềng 40 1.1. Cấu tạo của dây 40 1.2. Vật liệu làm dây 41 2. Xác định kích thước dây giềng 44 2.1. Lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối 44 2.2. Kích thước dây 46 3. Tạo khuyết các loại dây giềng 47 3.1. Cách buộc đầu dây giềng 47 3.2. Cách đấu khuyết đầu dây giềng 47 3.3. Cách đấu khuyết đầu dây cáp 49 3.4. Đấu nối hai đầu dây 49 4. Sắp xếp các loại dây giềng 52 C. Bài tập thực hành 54 D. Ghi nhớ 54 Bài 4: Chuẩn bị phao, chì và phụ tùng 54 A. Giới thiệu quy trình 54 B. Các bước tiến hành 54 1. Chuẩn bị các loại phao 54 1.1. Phao lưới kéo 54
  6. 5 1.2. Phao lưới vây 56 1.3.Phao lưới rê 57 2. Chuẩn bị các loại chì 57 2.1. Chì lưới kéo 57 2.2. Chì lưới vây 59 2.3. Chì lưới chụp mực 61 2.4. Chì lưới rê 62 3. Chuẩn bị các loại phụ tùng 63 3.1. Phụ tùng lưới kéo 63 3.2. Phụ tùng lưới vây 64 3.3. Phụ tùng lưới chụp mực 65 3.3. Phụ tùng của nghề câu 65 4. Kiểm tra, sắp xếp phao, chì và phụ tùng 66 C. Bài tập thực hành 66 D. Ghi nhớ 66 Bài 5: Chuẩn bị chỉ lưới 66 A. Giới thiệu quy trình 66 B. Các bước tiến hành 67 1. Chọn chủng loại chỉ đan lưới 67 1.1 Sợi và chỉ dùng trong nghề cá 67 1.2. Chỉ lưới dùng trong nghề cá 67 2. Chọn chỉ đan lưới 69 3. Chọn chỉ ghép và dây ghép 73 4. Sắp xếp và bảo quản chỉ đan lưới, chỉ ghép và dây ghép 75 C. Bài tập thực hành 77 D. Ghi nhớ 77 Bài 6: Chuẩn bị lưới tấm 77 A. Giới thiệu quy trình 77 B. Các bước tiến hành 77 1. Chọn chủng loại lưới tấm 77 1.1. Đặc điểm của lưới tấm dùng trong nghề cá 78 1.2. Kết cấu lưới tấm 79 2. Dự trù lưới tấm 83 2.1. Cách tính diện tích lưới tấm 83 2.2. Cách tính trọng lượng tấm lưới 83 2.3. Dự trù lưới tấm cho một số nghề thông dụng 83 3. Sắp xếp và bảo quản lưới tấm 85 C. Bài tập thực hành 85 D. Ghi nhớ 85 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 85 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 86
  7. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LẮP RÁP NGƯ CỤ Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiển thức và và kỹ năng thực hành chuẩn bị lắp ráp ngư cụ. Nội dung mô đun này trình bày khái quát về công tác chuẩn bị cho việc lắp ráp ngư cụ; thực hiện việc chuẩn bị nhà xưởng, dụng cụ và các bản vẽ ngư cụ cũng như vật tư cần thiết có liên quan. Mô đun được kết cấu qua các bài dạy tích hợp giữa lý thuyết vả thực hành, chủ yếu là thực hành. Học xong mô đun này, học viên có những kiến thức cơ bản về các bước chuẩn bị cho lắp ráp ngư cụ thông dụng. + Hiểu được các tiêu chuẩn của vị trí lắp ráp ngư cụ; + Hiểu được các bản vẽ thiết kế ngư cụ và chủng loại dụng cụ; + Biết cách chọn chủng loại dây giềng; + Biết cách chọn chủng loại phao, chì và phụ tùng; + Biết cách chọn chỉ lưới và lưới tấm. + Xác định vị trí lắp ráp ngư cụ hợp lý; + Đọc hiểu được các bản vẽ thiết kế ngư cụ và chủng loại dụng cụ; + Lựa chọn được dây giềng, phao, chì và phụ tùng; + Chuẩn bị được lưới tấm, chỉ đan lưới, chỉ ghép và dây ghép. - Thái độ: Rèn luyện tính thận trọng, chính xác, nghiêm túc, tuân thủ theo quy định. Bài 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp ráp ngư cụ Mục tiêu: - Hiểu được điều kiện cần thiết của vị trí lắp ráp ngư cụ; - Mô tả được vị trí lắp ráp ngư cụ; - Sắp xếp được các trang, thiết bị trong xưởng lắp ráp ngư cụ - Tuân thủ các nguyên tắc, sáng tạo, thận trọng.
  8. 7 A. Giới thiệu quy trình Để lắp ráp và sửa chữa ngư cụ đảm bảo chất lượng tốt, một khâu không thể thiếu được là công tác chuẩn bị cho việc lắp ráp ngư cụ. Đó là công việc phải chuẩn bị tất cả những vật tư, trang thiết bị, bản vẽ và dụng cụ cần thiết. Muốn vậy ta có thể thực hiện các công việc đó theo quy trình sau: B. Các bước tiến hành 1. Xác định vị trí mặt bằng 1.1. Mặt bằng ngoài trời - Mặt bằng ngoài trời phải thoả mãn về chiều dài và chiều rộng để có thể lắp ráp những ngư cụ quy mô lớn như lưới kéo, lưới vây, lưới chụp mực - Mặt bằng ngoài trời chỉ thực hiện được khi thời tiết bình thường, không có mưa, gió lớn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Hình 1.1.Mặt bằng ngoài trời
  9. 8 1.2. Mặt bằng trong nhà xưởng - Mặt bằng trong nhà xưởng phải thoả mãn về diện tích tối thiểu là 30 m2 đến 60 m2 để có thể lắp ráp được tất cả các loại ngư cụ. - Nền nhà xưởng phải cao ráo, trám xi măng hoặc lát gạch, có độ dốc để thoát nước. 2. Chuẩn bị nhà xưởng - Nhà xưởng phải lợp bằng ngói, có cửa sổ thông gió, có hệ thống quạt và đủ ánh sáng - Có diện tích thoả mãn vị trí để sắp xếp các thiết bị và dụng cụ trong nhà xưởng, đồng thời đáp ứng đủ chỗ làm việc cho người lao động - Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động - Thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và giao nhận sản phẩm - Có hệ thống phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn - Không gây ô nhiễm môi trường Hình 1.2. Nhà xưởng để lắp ráp ngư cụ 3. Sắp xếp trang thiết bị trong xưởng 3.1. Thiết bị làm dây Các loại dây giềng trong nghề cá, để cho phù hợp với từng loại nghề người ta thường phải xe lại, cuốn bằng chỉ lưới hoặc bện lại với cácc dây giềng khác để cho dường kính lớn hơn. Vì vậy mà trrong các nhà xưởng lắp ráp ngư cụ được bố trí các thiết bị làm dây sau:
  10. 9 Hình 1.3. Máy xe dây giềng Hình 1.4. Máy xe dây giềng tổng hợp
  11. 10 Hình 1.5. Máy quấn chỉ lưới vào dây cáp Dây cáp sau khi quấn chỉ lưới được cuộn vào tang chứa
  12. 11 3.2. Thiết bị kéo căng dây giềng và lưới Hình 3.3.Thiết bị dùng để kéo căng dây giềng và lưới
  13. 12 Hình 3.4 Pa lăng xích dùng để căng lưới và dây giềng 3.2. Sắp xếp thiết bị làm dây Tất cả các thiết bị làm dây đều được sắp xếp một cách có khoa học trong nhà xưởng sao cho tận dụng được diện tích nhà xưởng, không ảnh hưởng đến các công việc khác và thuận tiện trong khi sử dụng. C. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu các điều kiện cần thiết khi chọn mặt bằng lắp ráp ngư cụ Câu hỏi 2: Hãy nêu cách sắp xếp các trang thiết bị trong nhà xưởng. D. Ghi nhớ - Các điều kiện để xác định vị trí mặt bằng và nhà xưởng - Cách sắp xếp các thiết bị trong nhà xưởng Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ và bản vẽ Mục tiêu: - Hiểu được các bản vẽ thiết kế ngư cụ; - Chuẩn bị được các công việc theo các bản vẽ thiết kế ngư cụ;
  14. 13 - Sắp xếp được các loại dụng cụ để lắp ráp ngư cụ; - Chuẩn xác, tỷ mỷ, thận trọng, nghiêm túc học tập. A. Giới thiệu quy trình Để chuẩn bị được dụng cụ và các bản vẽ thiết kế ngư cụ, ta phải xác định được chủng loại dụng cụ dùng để lắp ráp ngư cụ cũng như các bản vẽ thiết kế ngư cụ, sau đó sắp xếp dụng cụ và bản vẽ có thứ tự để thuận tiện cho việc lắp ráp ngư cụ. Ta có thể tiến hành công tác chuẩn bị theo sơ đồ sau: B. Các bước tiến hành 1. Xác định chủng loại dụng cụ Để tiến hành lắp ráp ngư cụ ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết tối thiểu cho số người tham gia lắp ráp ngư cụ các loại và dụng cụ dự phòng khi hư hỏng, mất mát. Vì thế ta phải chuẩn bị các dụng cụ sau đây: 1.1. Chuẩn bị dụng cụ làm lưới Dụng cụ làm lưới thường được chuẩn bị đầy đủ, đa dạng về kích cỡ, đáp ứng thoả mãn cho các công việc của các bản vẽ thiết kế ngư cụ, đồng thời đảm bảo đủ cho số người lao động hiện có và dự phòng hư hỏng. Dụng cụ làm lưới bao gồm: ghim, cữ, dao, kéo, thước đo và cân theo các hình vẽ dưới đây:
  15. 14 Hình 2.1. Ghim đan lưới các loại Hình 2.2. Cữ đan lưới các loại
  16. 15 Hình 2.3. Dao, kéo các loại để làm lưới Hình 2.4. Thước đo đường kính và chiều dài dây các loại Trong quá trình dự trù vật tư để lắp ráp ngư cụ ta cần phải tính toán đúng và đủ lượng tiêu hao vật tư cần thiết cho một ngư cụ đang lắp ráp. Hình 2.5. Cân vật tư các loại
  17. 16 1.2. Chuẩn bị dụng cụ để làm dây giềng Dụng cụ làm dây giềng bao gồm các loại búa, dao, kéo, dùi sắt, đục sắt và khuyên sắt Hình 2.6. Búa gỗ và dao, kéo Hình 2.7. Dùi sắt dùng để đấu dây cáp Hình 2.8. Búa, cưa sắt Hình 2.9. Búa cao su
  18. 17 Hình 2.10. Rìu, đục sắt các loại để chặt dây cáp Hình 2.11. Khuyên kim loại để tạo khuyết đầu dây giềng Hình 2.12. Kìm các loại
  19. 18 2. Sắp xếp dụng cụ làm lưới, làm dây Tất cả các dụng cụ làm lưới, làm dây nói trên cần được sắp xếp một cách có thứ tự, thuận tiện trong quá trình sử dụng và bảo quản. Vì thế mà dụng cụ phải được đặt trên các kệ gỗ hoặc giá cố định trong nhà xưởng. Hình 2.13. Kệ để dụng cụ trong nhà xưởng
  20. 19 3. Chuẩn bị các bản vẽ ngư cụ 3.1. Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế ngư cụ Các bản vẽ thiết kế ngư cụ là các bản vẽ thể hiện tổng chiều dài nằm ngang của ngư cụ. Tuỳ theo tùng loại ngư cụ mà các bản vẽ thể hiện như: lưới vây, lưới rùng và lưới rê phụ thuộc vào chiều dài của giềng phao và chiều cao phụ thuộc hoàn toàn vào độ căng của lưới. Trong trường hợp lưới rê có giềng biên, chiều sâu được vẽ theo chiều dài của giềng biên. Độ rộng của các tấm lưới hoặc các phần của lưới kéo được vẽ theo một nửa độ kéo căng theo chiều rộng của lưới, chiều sâu hoặc dài theo hoàn toàn độ căng của lưới. Một số loại ngư cụ khai thác được đưa ra theo các sơ đồ hoặc bản vẽ tổng thể với các kích thước được áp dụng. Các bản vẽ thiết kế ngư cụ bao gồm: a. Bản bẽ tổng thể Các bản vẽ tổng thể của ngư cụ gồm các thiết bị của một ngư cụ hoàn chỉnh và vẽ các kết cấu chi tiết từng phần không tính theo tỷ lệ, nhưng các kích thước chính vẫn được đưa ra. Sau đây là bản vẽ tổng thể của một số ngư cụ: * Bản vẽ tổng thể lưới kéo Bản vẽ tổng thể của lưới kéo thể hiện cấu tạo tổng quát của lưới kéo thông qua các bản vẽ dưới dây: Hình 2.14. Hình dạng lưới kéo
  21. 21 Hình 2.15. Cấu tạo tổng quát của lưới kéo * Bản vẽ tổng thể lưới vây Bản vẽ tổng thể của lưới vây thể hiện cấu tạo tổng quát của lưới vây thông qua bản vẽ dưới dây:
  22. 22 Hình 2.16. Bản vẽ tổng thể của lưới vây Chú thích: 1. Phao đầu tùng 6. Dây đầu cánh 11. Chì 2. Giềng rút biên đầu tùng 7. Dây cáp rút 12. Khoá xoay 3. Phao én 8. Dây tam giác biên 13. Vòng khuyên chính đầu cánh 4. Giềng phao 9. Vòng khuyên biên 14. Dây tam giác biên đầu cánh đầu tùng 5. Giềng rút biên đầu cánh 10. Giềng chì 15. Vòng khuyên biên chính đầu tùng * Bản vẽ tổng thể nghề câu
  23. 23 Hình 2.17. Bản vẽ tổng thể nghề câu * Bản vẽ tổng thể lưới chụp mực
  24. 24 Hình 2.18. Bản vẽ tổng thể lưới chụp mực
  25. 25 Hình 2.19. Lưới chụp mực 4 tăng gông * Bản vẽ tổng thể lưới rê
  26. 26 Hình 2.20. Bản vẽ tổng thể lưới rê 3 lớp b. Bản vẽ khai triển Đây là bản vẽ thể hiện tất cả các thông số kỹ thuật cơ bản của ngư cụ. Các kích thước được sử dụng trong bản vẽ là mét (m) và milimét (mm). Các đơn vị không được chỉ ra nhưng dễ dàng nhận thấy, như ví dụ sau: - Mét: chiều dài của dây giềng được sử dụng theo số thập phân hàng trăm (5,25; 90,20). - Milimét: kích thước mắt lưới, đường kính dây giềng, phao v.v được sử dụng không có số thập phân hoặc số thập phân theo hàng chục (1,5; 32,5 hoặc 2,5; 15,8). - Vật liệu được sử dụng với các ký hiệu viết tắt được liệt kê theo bảng - Thông số sợi lưới được tính theo đơn vị Denier( Ký hiệu là D). - Kích thước mắt lưới ( 2a) được đưa ra theo đơn vị mm là khoảng cách giữa các phần chính giữa của hai gút đan đối diện nhau trong cùng một mắt lưới khi kéo căng hoàn toàn. - Số lượng mắt lưới theo một hàng thẳng dọc theo các mép chỉ ra chiều rộng và chiều dài hoặc chiều cao của các tấm lưới hoặc các phần lưới. - Hình dạng của các phần lưới được chỉ ra bằng các chu kỳ cắt(đan) ở biên của chúng. Dưới đây là bản vẽ khai triển của một số ngư cụ phổ biến hiện nay: * Bản vẽ khai triển lưới kéo
  27. 28 2,30PA#14 1,60PA#14 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 30,20 Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 32 8 12,50 WIRE 38,00 9 160 72,5 # 11/PE380D/13x3 1T4B 1N6B 1N6B 72,5 160 AB 16/PE380D/13x3 # 5,20 PE380D/25x3 86 85 25 257 16,00 WIRE 30 1N6B 140 34,5 34,5 140 PE380D/17x3 AB 1N6B 206 6,00 38 242 45 PE380D/13x3 14 # 1N6B 56,5 120 120 56,5 4,50 PA 200 mm 6,00 1N6B 68 159 9 3 239 157 36 120 1N4B 1N4B 80 106 110 165 PE380D/9x3 50,5 80 1N4B 98 97 PE380D/13x3 130 1N2B 46,5 60 1N2B 82 120 60 50 120 PE380D/25x3 120 200 40 120
  28. 29 2,40 PA#14 2,40 PA #14 VËt liÖu 2a(mm) Sè m¾t 30,90 Sè m¾t 2a(mm) VËt liÖu 26 38,00 26 12,20 WIRE 200 62 # 1T4B 11/ PE # 1N6B # 88 200 PE380D/17x3 15/ PE # AB 6,5 1N6B 94 73 16,00 WIRE 240 1N6B 180 28 6,0 198 93 48 223 201 PE380D/13x3 1N6B 48 180 PE 380D/17x3 160 54 1N6B 145 129 232 162 1N4B 36 140 PE380D/13x3 100 51 1N4B 164 115 205 1N4B 54 80 1N4B 133 177 1N2B 84 60 PE380D/12x3 1N2B 93 111 80 50 111 138 200 40 PE380D/25x3 138 Hình 2.21. Các bản vẽ khai triển lưới kéo
  29. 30 * Bản vẽ khai triển lưới vây Hình 2.22. Bản vẽ khai triển lưới vây Chao phao th©n Chao phao c¸nh = = D = = D =   714 79,5 PA210 /15 9000 20000 50mm 66 PA210 /15 9163 18326 = = 3333  6000  14000= 9163  18326= 6666= 1400 = = = Th©n l-íi 2 C¸nh l-íi = = 1768,5 = Th©n l-íi 2250 2720 2720 2720 2720 Tïng 1 50mm 2250 60mm = l-íi 1500  1800  1800  1800  1800  45mm D 1500  D /15 1050  PA210 /12 PA210 /12 D 3200 35mm /15 1224  D Chao biªn c¸nh Chao biªn tïng D PA210 /12 6000 14000= 9163  18326= 2400  PE700 = = = = 79,5 PA210D/15 9000  20000 50mm 66 PA210D/15 9163  18326 PE700 24,5= PE700D/15 12824,5  26587= Chao ch× th©n Chao ch× d-íi Chao ch× c¸nh
  30. 31 * Bản vẽ khai triển lưới chụp mực Hình 2.23. Bản vẽ khai triển lưới chụp mực * Bản vẽ khai triển lưới rê
  31. 32 Hình 2.24. Bản vẽ khai triển lưới rê
  32. 33 c. Bản vẽ lắp ráp * Bản vẽ lắp ráp áo lưới kéo Hình 2.25. Bản vẽ lắp ráp áo lưới phần lưng
  33. 34 Hình 2.26. Bản vẽ lắp ráp áo lưới phần bụng
  34. 35 Hình 2.27. Bản vẽ lắp dây giềng lưới kéo( U1 = 0,5 ở miệng lưới) * Bản vẽ lắp ráp lưới vây
  35. 36 Hình 2.25. Bản vẽ lắp ráp áo lưới và dây giềng lưới vây * Bản vẽ lắp ráp nghề câu Hình 2.26. Hình vẽ lắp ráp nghề câu * Bản vẽ lắp ráp lưới chụp mực
  36. 37 Hình 2.27. Bản vẽ lắp ráp áo lưới chụp mực Hệ số rút gọn dùng ở giềng miệng lưới chụp mực là U = 0,5. Chiều dài giềng miệng là 95,5 m Hình 2.28. Bản vẽ lắp ráp dây giềng * Bản vẽ lắp ráp lưới rê
  37. 38 Hình 2.29. Bản vẽ lắp ráp lưới rê 3.2. Sắp xếp các bản vẽ thiết ngư cụ: Sau khi chuẩn các bản vẽ thiết kế ngư cụ ta cần sắp xếp chúng có thứ tự để thuận tiện cho việc sử dụng. Trong đó ngư cụ nào thì đi với bản vẽ đó có đánh số hoặc ký hiệu phù hợp được để trong các tủ ở xưởng thực hành. C. Bài tập thực hành Bài tập 1: Sắp xếp các bản vẽ tổng thể của các ngư cụ thông dụng - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận các bản vẽ thiết kế ngư cụ - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết của mỗi học viên trong nhóm và thái độ học tập của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Phân biệt được các bản vẽ thiết kế ngư cụ + Hiểu được các ký hiệu của bản vẽ Bài tập 2: Sắp xếp các bản vẽ khai triển của các ngư cụ thông dụng - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một số dụng cụ lắp ráp ngư cụ - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm
  38. 39 - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Nhận biết được dụng cụ các loại Bài tập 2: Sắp xếp các bản vẽ lắp ráp của các ngư cụ thông dụng Bài tập 3: Sắp xếp các dụng cụ làm lưới Bài tập 4: Sắp xếp các dụng cụ làm dây D. Ghi nhớ - Phân biệt các bản vẽ thiết kế ngư cụ - Chuẩn bị được các loại dụng cụ