Giáo trình Mô đun lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

pdf 114 trang huongle 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_ke_hoach_san_xuat_va_tieu_thu_san_pham.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG XẠ ĐEN, GIẢO CỔ LAM, DIỆP HẠ CHÂU Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt phát triển các loài cây dược liệu quý, hiếm, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người đã đem lại nhiều nhiều lợi ích to lớn cho người dân và giải quyết nhiều vấn đề của xã hội. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, trong khuân khổ Dự án Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”, xây dựng chương trình và biễn soạn giáo trình dùng cho đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”. Chương trình đào tạo nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” cùng với bộ giáo trình được biên soạn tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực tế sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên quy mô toàn quốc, do đó có thể coi là cẩm nang cho nhữn người đang, đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực gây, trồng, sản xuất cây, kinh doanh nghê “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”. Bộ giáo trình này gồm 4 quyển: 1. Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2. Giáo trình mô đun Trồng cây xạ đen 3. Giáo trình mô đun Trồng cây giảo cổ lam 4. Giáo trình mô đun Trồng cây diệp hạ châu Giáo trình mô đun “ Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm“ được biên soạn một cách ngắn gọn, phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về xác định được tình hình sản xuất dược liệu, chính sách của Nhà nước, thị trường, việc làm, phương hướng sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tính toán các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất, lựa chọn được phương pháp giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và hợp đồng mua bán sản phẩm dược liệu. Giáo trình mô đun “ Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm“ được tổ chức giảng dạy đầu tiên của nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” gồm các nội dung chính sau: Bài 1: Những kiến thức chung Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Bài 3: Hiệu quả sản xuất Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm Chúng tôi biên soạn giáo trình này với mục đích làm giáo trình giảng dạy, tài liệu cho người học trình độ Sơ cấp nghề, tài liệu tham khảo cho những người có nhu
  4. 3 cầu lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nghề trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. Để hoàn thành giáo trình này, chúng tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập tài liệu và biên soạn giáo trình này. Mặc dù nhóm biên soạn đã cố gắng thu thập thông tin, biên soạn, nhưng do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp và xây dựng của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Nhóm biên soạn 1.Ths. Trần Đình Mạnh - Chủ biên 2. Ths. Nguyễn Tiên Phong - Tham gia 3. Kỹ sư Bùi Thọ Tiến - Tham gia
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 ĐỀ MỤC TRANG 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮVIẾT TẮT 7 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 8 BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 9 1. Một số thông tin về tình hình sản xuất dược liệu 9 1.1. Trên thế giới 9 1.2. Ở Việt Nam 10 2. Một số chính sách lâu dài của Nhà nước 11 2.1. Chính sách đất đai 11 2.2. Chính sách thuế 12 2.3. Chính sách đầu tư, tín dụng 12 2.4. Chính sách lao động 13 2.5.Chính sách công nghệ, khoa học, môi trường 13 2.6. Chính sách thị trường 14 3. Việc làm và tự tạo việc làm 14 3.1. Khái niệm việc làm và tự tạo việc làm 14 3.2. Ưu thế và hạn chế của tự tạo việc làm 14 3.3. Tự tạo việc làm có thu nhập hợp pháp 15 4. Phương hướng sản xuất 15 4.1. Khái niệm 15 4.2. Sự cần thiết phải lựa chọn phương hướng sản xuất 15 4.3. Những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16 1. Các câu hỏi Error! Bookmark not defined. C. Ghi nhớ 18 BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 19 1. Kế hoạch sản xuất 19 1.1. Khái niệm 19 1.2. Ý nghĩa của kế hoạch sản xuất 19 1.3. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn 19 2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 20 2.1. Nhu cầu thị trường 20 2.2. Điều kiện tự nhiên 20 2.3. Điều kiện của cơ sở sản xuất 20 2.4. Quy mô sản xuất 21 2.5. Lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý 21 3. Nội dung lập kế hoạch sản xuất 22 4. Mẫu lập kế hoạch sản xuất 28 4.1. Ví dụ 01: Lập kế hoạch sản xuất xạ đen theo quy mô hộ gia đình 28 4.2. Ví dụ 02: Lập kế hoạch sản xuất giảo cổ lam theo quy mô hộ gia đình 35
  6. 5 4.3. Ví dụ 03: Lập kế hoạch sản xuất diệp hạ châu theo quy mô hộ gia đình 42 4.4. Ví dụ 04: Lập kế hoạch sản xuất theo mô hình trang trại (hoặc trang trại cổ phần) 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 632 1. Các câu hỏi 632 2. Các bài thực hành 643 C. Ghi nhớ 65 BÀI 3: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 66 1. Chi phí sản xuất 66 1.1. Khái niệm 66 1.2. Các loại chi phí sản xuất 66 1.3. Cách tính chi phí sản xuất 665 2. Giá thành sản phẩm 67 2.1. Khái niệm 67 2.2. Cách tính giá thành sản phẩm 676 2.3. Hạ giá thành sản phẩm 68 3. Tính hiệu quả sản xuất 68 3.1. Xác định doanh thu 68 3.2. Xác định lợi nhuận 69 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 69 1. Các câu hỏi 69 2. Các bài thực hành 70 C. Ghi nhớ 71 BÀI 4: TIÊU THỤ SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU 72 1. Các dạng dược liệu qua sơ chế 72 1.1. Xạ đen 72 1.2. Giảo cổ lam 73 1.3. Diệp hạ châu 74 2. Các dạng dược liệu đã qua chế biến 75 2.1. Xạ đen 75 2.2. Giảo cổ lam 76 2.3. Diệp hạ châu 77 3. Giới thiệu và bán sản phẩm 79 3.1. Bao bì đóng gói 79 3.2. Giới thiệu sản phẩm 79 3.3. Bán sản phẩm 82 4. Hợp đồng mua bán sản phẩm 83 4.1. Nội dung hợp đồng 83 4.2. Mẫu hợp đồng và thanh lý hợp đồng 85 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 90 1. Các câu hỏi 90 2. Các bài thực hành 91 C. Ghi nhớ 92 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 93
  7. 6 I. Vị trí, tính chất của môđun 93 II. Mục tiêu của môđun 93 III. Nội dung chính của môđun: 93 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, thực hành 93 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 105 VI. Tài liệu tham khảo 111
  8. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮVIẾT TẮT - KH & CN: Khoa học và công nghệ - GMP: Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm - WHO: Tổ chức y tế thế giới - UBND: Ủy ban nhân dân - NXB: Nhà xuất bản - PTNT: Phát triển nông thôn - FAO: Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc - FIP: Liên Đoàn thuốc Quốc tế - IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Tài nguyên Thế giới - WWF: Quỹ tài nguyên Quốc tế - GAP: Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp bền vững
  9. 8 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: Mô đun 01: “ Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện các công việc: xác định được tình hình sản xuất dược liệu, chính sách của Nhà nước, thị trường, việc làm, phương hướng sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tính toán các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất, lựa chọn được phương pháp giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và hợp đồng mua bán sản phẩm dược liệu. Phương pháp học tập: người học đọc trước tài liệu, nghe giảng, thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi; thực hành lập kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện của gia đình, điều kiện tự nhiên và nhu cầu thực tế của thị trường; làm các bài tập tính toán các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Phương pháp đánh giá: kiểm tra định kỳ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nhiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian 02 giờ. Đánh giá kỹ năng thông qua thực hiện các bài thực hành lập kế hoạch sản xuất và làm bài tập tổng hợp với tổng thời gian là 02 giờ, giáo viên đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành công việc và kết quả làm bài tập của học viên. Kiểm tra hết mô đun bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 06 giờ. Nội dung đánh giá: xác định tình hình sản xuất dược liệu, phương hướng sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tính toán các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm, các biện pháp làm hạ giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất, phương pháp giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và hợp đồng mua bán sản phẩm dược liệu xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu.
  10. 9 BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG Mục tiêu: - Trình bày được một số thông tin về tình hình sản xuất, chính sách của Nhà nước, việc làm và phương hướng sản xuất dược liệu; - Liệt kê được những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất; xác định được nhu cầu thông tin và thông tin về thị trường sản xuất dược liệu; - Có nhận thức đúng về tình hình sản xuất dược liệu, chính sách, việc làm và phương hướng sản xuất. A. Nội dung 1. Một số thông tin về tình hình sản xuất dược liệu 1.1. Trên thế giới Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc thảo mộc. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu trên thế giới là rất lớn. Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu diễn ra rất sôi động. Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng, trên thực tế thị trường thuốc thảo mộc hàng năm nhu cầu sử dụng tăng khoảng 10%. Theo thống kê của FAO: Ấn độ, Trung Quốc (tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây diện tích đất trồng cây dược liệu trên 35.000ha) là những quốc gia đóng vai trò chính trên thị trường thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu nguyên liệu và thuốc từ thảo mộc. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tập hợp ý kiến của 105 nước trên thế giới và thành lập Ban biên soạn sách ” Hướng dẫn thực hành nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây thuốc”, Ban này gồm 31 nhà khoa học của nhiều nước có truyền thống sản xuất, sử dụng cây thuốc hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Canada, Tndonesia, Pakistan, Đức, Việt Nam, Thái Lan cùng với sự hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế như FAO, FIP, IUCN, UPOV, WWF nhằm nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuốc được sản xuất (bao gồm từ lĩnh vực trồng trọt, thu hái, sơ chế biến, bao bì, đóng gói và bảo quản sản phẩm thuốc phục vụ điều trị bệnh cho con người) theo tiêu chuẩn GAP. Nhiều tài liệu cho thấy: xạ đen phân bố ở các nước: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản ; giảo cổ lam phân bố ở các nước: Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ; diệp hạ châu phân bố ở các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn độ, Tây Ban Nha, Brazil, Nigeria, Nhật Bản, Thái Lan Tại các quốc gia trên: xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu được gây trồng, thu hoạch, chế biến rất tiên tiến bào chế thành thuốc thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng để điều trị bệnh rất phổ biến ở các quốc gia kể trên.
  11. 10 Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ thảo dược (dược liệu) đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do thuốc tân dược thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dụng phụ không mong muốn; thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu dược liệu trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước châu Á khác khoảng 3tỷ/US năm. Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như : Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng, Ban. Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, Ấn độ, Nhật Bản. Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc : 2tỷ USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm. 1.2. Ở Việt Nam Việt nam là quốc gia sở hữu nhiều loại dược liệu quý, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng nghìn tấn sản phẩm dược liệu như: quế, hồi, thảo quả, hòe, địa liền, hương nhu, ích mẫu, đương quy, bạch chỉ, địa hoàng, bạc hà, bạch truật, xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu Tuy nhiên, tình trạng phá rừng và khai thác tràn lan đang làm cạn kiệt nguồn dược liệu quý hiếm này và hiện nay, Việt Nam phải nhập phần lớn dược liệu từ nước ngoài với giá cao hơn trong nước rất nhiều và chất lượng chưa được đảm bảo. Trong khi đó, người dân Việt Nam có truyền thống sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian để điều trị và bồi bổ sức khỏe. Các đơn vị sản xuất dược hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu của người dân, nhất là dược liệu sạch và đảm bảo chất lượng. Cho đến nay, theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu - Bộ Y Tế, trong tổng số 3.948 loài cây thuốc trong nước có gần 90% cây thuốc mọc tự nhiên tập trung chủ yếu trong rừng, chỉ có hơn 10% là cây thuốc trồng. Vì thế, việc đầu tư xây dựng những vùng nguyên liệu để trồng và sản xuất các loại dược liệu đặc sản đang được đặt ra, nhất là với các địa phương có điều kiện địa lý và khí hậu phù hợp. Để hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu thu hái từ tự nhiên, nhiều công ty dược trong nước đã và đang gây dựng những vùng nguyên liệu để chủ động trong việc phát triển nền đông dược hiện đại, đồng thời tạo điều kiện giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. - Xạ đen: phân bố tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Huế, Gia Lai, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Ba Vì, mọc tự nhiên trong rừng và rất dễ trồng. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang mở rộng phát triển diện tích vườn hộ, vườn trang trại trồng xạ đen đáp ứng yêu cầu của thị trường, hạn chế chặt phá, khai thác bừa bãi cây xạ đen trong nhân dân, bảo tồn
  12. 11 và phát huy được nguồn gen cây thuốc nam quý. Giá bán 1kg xạ đen khô từ 150.000đồng – 180.000đồng/kg (1ha trồng xạ đen thu được 2.000kg/năm). - Giảo cổ lam: phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Kon Tum, Gia Lai. Hiện nay, ở xã Cộng Hòa - Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quang Ninh ”Công ty TNHH nuôi trồng sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc” đã áp dụng công nghệ gây trồng, thu hoạch, chế biến giảo cổ lam rất tiên tiến so với các nông hộ, người dân sản xuất theo phương pháp truyền thống, sau khi trồng 3 - 4 tháng cho thu hoạch. Giá bán 1kg giảo cổ lam khô từ 130.000đồng - 150.000đồng/kg (1ha trồng giảo cổ lam thu được 2.800kg/năm); Công ty TNHH Hoàng Tùng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ gia đình và tiếp nhận hơn 20 lao động địa phương vào làm công nhân tại công ty với thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng. Năm 2012 Công ty TNHH Hoàng Tùng đã phối hợp với Hội cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, để phân phối sản phẩm, mở rộng sản xuất và đưa sản phẩm ra nước ngoài; Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cao Bằng năm 2012 đã xây dựng mô hình trồng và chế biến giảo cổ lam cho 20 hộ nông dân ở xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. - Diệp hạ châu mọc rải rác và phân bố ở khắp các nơi như: tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Yên, Lâm Đồng (trừ vùng núi cao lạnh). Thường gặp Diệp hạ châu ở ven đường (nhất là đường sắt), bãi cỏ quanh nhà, chân tường, nơi ẩm mát. Năm 2000 “ Trung tâm bảo tồn và phát triển dược miền trung” đã nghiên cứu trồng thành công cây diệp hạ châu trên đất cát pha, đất bạc mầu, gò đồi ở vùng ven biển; vài năm trở lại đây cây diệp hạ châu đã được hộ gia đình, trang trại, công ty sản xuất mỗi năm vài chục ha để xuất khẩu đem lại nguồn thu đáng kể cho một bộ phận bà con nông dân ở tỉnh Phú Yên. Giá bán 1kg diệp hạ châu khô từ 100.000đồng - 120.000đồng/kg (1ha trồng diệp hạ châu thu được 3.000kg/năm). 2. Một số chính sách lâu dài của Nhà nước 2.1. Chính sách đất đai Quỹ đất được giao, được thuê tùy thuộc vào quỹ đất ở địa phương và khả năng tổ chức sản xuất của gia đình. - Hộ gia đình có nhu cầu đất để sản xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. - Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông lâm ngư nghiệp sống tại địa phương có nhu cầu sử dụng đất thì ngoài phần được giao theo quỹ đất của địa phương còn được UBND xã xét cho thuê đất để phát triển sản xuất. - Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê, thuê lại của người khác. Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định luật đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  13. 12 2.2. Chính sách thuế Khi thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa để phát triển trồng rừng, cây lâu năm, cây dược liệu được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Hình 1.1.1. Đất trồng rừng, cây lâu năm, cây dược liệu 2.3. Chính sách đầu tư, tín dụng - Nhà nước có chính sách đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. - Các cơ sở sản xuất được vay vốn tín dụng thương mại. - Chính sách xử lý rủi ro khi xảy ra thiên tai trên diện rộng. - Chính sách tam nông của Nhà nước cho nông dân, hợp tác xã, chủ trang trại và các doanh nghiệp. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, điện nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến. Hình 1.1.2. Cơ sở chế biến dược liệu
  14. 13 2.4. Chính sách lao động Các cơ sở sản xuất được thuê lao động không hạn chế số lượng, trả công lao động trên cơ sở thỏa thuận với người lao động. Chủ các cơ sở sản xuất phải trang bị bảo hộ lao động cho người lao động theo từng loại nghề và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro trong thời gian làm việc theo hợp đồng. Hình 1.1.3. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động 2.5.Chính sách công nghệ, khoa học, môi trường - Nhà nước có chính sách ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học công nghệ. - Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực canh tranh của sản phẩm hàng hóa. - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia, áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ. - Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ. - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội vào hoạt động khoa học công nghệ, môi trường. - Các hộ, cơ sở sản xuất xây dựng công trình thủy lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi sản xuất theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nước.
  15. 14 - Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ, môi trường và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 2.6. Chính sách thị trường - Nhà nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật. - Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng xây dựng các cơ sở chế biến ở các vùng tập trung chuyên canh. - Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán. - Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất (hộ gia đình) xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình và các sản phẩm mua gom. 3. Việc làm và tự tạo việc làm 3.1. Khái niệm việc làm và tự tạo việc làm - Việc làm: là công việc do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện dưới hai hình thức ký kết hợp đồng và hình thức hợp đồng miệng với cá nhân hoặc tổ chức khác. - Tự tạo việc làm: là tự tạo công việc cho chính bản thân không cần phải làm việc cho tổ chức hoặc cá nhân khác. 3.2. Ưu thế và hạn chế của tự tạo việc làm 3.2.1.Ưu thế - Phát huy năng lực của bản thân - Có nguồn vốn - Chủ động tạo công việc cho chính bản thân, không cần tìm kiếm việc làm - Tạo việc làm cho cộng đồng - Tự do trong công việc - Độc lập, làm chủ - Độc lập là một trong những động lực chính của nhà sản xuất kinh doanh thành đạt. 3.2.2. Hạn chế - Bận rộn với công việc, tự tổ chức, quản lý và chấp nhận rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng các nhà sản xuất kinh doanh thành công đã phải làm việc nhiều giờ trong nhiều năm trước khi họ có thể nghĩ ngơi. - Một chủ doanh nghiệp nhỏ phải quản lý mọi người để đi đến thành công. Sẽ tốt hơn nếu bạn có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với nhiều người và có tác động đến tiền lương của họ.
  16. 15 - Các nhà sản xuất kinh doanh luôn phải dành mọi sức lực của họ cho công việc. Họ sống, ăn, uống, ngủ cùng với việc sản xuất kinh doanh của mình. 3.3. Tự tạo việc làm có thu nhập hợp pháp Hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ hợp pháp nhằm mục đích tạo lợi nhuận. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh tự tạo việc làm có thu nhập hợp pháp. 4. Phương hướng sản xuất 4.1. Khái niệm Phương hướng sản xuất là sự lựa chọn một cách tốt nhất các phương án, phương thức hoạt động nhằm đạt mục tiêu sản xuất của hộ hoặc cơ sở sản xuất đề ra. 4.2. Sự cần thiết phải lựa chọn phương hướng sản xuất Trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu là sản xuất không chỉ để tiêu dùng mà phải lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng, điều kiện của gia đình để tổ chức sản xuất nhằm tăng thu nhập, phát triển kinh tế. Như vậy việc xác định phương hướng sản xuất trên cơ sở lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất hợp lý của hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất là rất cần thiết, quan trọng vì nó quyết định đến: - Đầu tư và sử dụng vốn - Nhân công, lao động - Đất đai, cơ sở vật chất - Vật tư, trang thiết bị Như vậy, để việc đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả thì hộ gia đình, cơ sở sản xuất phải trả lời được ba câu hỏi trước khi lựa chọn phương hướng sản xuất: - Câu thứ nhất: + Trồng cây gì? + Nuôi con gì? + Số lượng bao nhiêu? - Câu thứ hai: + Làm thế nào? + Phải sử dụng kỹ thuật nào? + Có hiệu quả không? - Câu thứ ba: + Sản phẩm đó bán cho ai? + Bán sản phẩm vào thời gian nào?
  17. 16 + Bán ở thị trường nào? 4.3. Những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất 4.3.1. Nhu cầu thị trường và thông tin thị trường - Xem thị trường cần gì? sản phẩm đó có bán chạy không? - Số lượng và chủng loại mà thị trường trong nước, nước ngoài cần hiện nay và triển vọng những năm tiếp theo. - Chất lượng sản phẩm yêu cầu từng loại thị trường? - Giá cả của nông sản theo chất lượng và thời vụ? 4.3.2. Khả năng nguồn lực - Điều kiện tự nhiên: đất đai, thủy lợi, khí hậu, thời tiết - Vốn, kỹ thuật, lao động - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc 4.3.3. Kinh nghiệm truyền thống và hiểu biết trong sản xuất - Nhân giống cây trồng - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh - Thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm sản phẩm 4.3.4. Cơ chế chính sách của Nhà nước - Đất đai, thuế, tín dụng cho vay vốn - Hưỡng dẫn về khoa học kỹ thuật sản xuất - Bao tiêu sản phẩm ? B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu 1. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Xạ đen phân bố ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, vườn quốc gia Ba Vì b. Xạ đen phân bố ở các tỉnh Quảng Ninh, Huế, Gia Lai, vườn quốc gia Cúc Phương c. Cả hai đáp án trên Câu 2. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. b. Giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. c. Giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Kon Tum, Gia Lai. d. Cả ba đáp án trên
  18. 17 Câu 3. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Diệp hạ châu phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Giang. b. Diệp hạ châu phân bố ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Yên, Lâm Đồng. c. Cả hai đáp án trên Câu 4. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Hộ gia đình có nhu cầu đất để sản xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. b. Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông lâm ngư nghiệp sống tại địa phương có nhu cầu sử dụng đất thì ngoài phần được giao theo quỹ đất của địa phương còn được UBND xã xét cho thuê đất để phát triển sản xuất. c. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê, thuê lại của người khác. Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định luật đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. d. Cả ba đáp án trên Câu 5. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Nhà nước có chính sách đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. b. Các cơ sở sản xuất được vay vốn tín dụng thương mại. c. Chính sách xử lý rủi ro khi xảy ra thiên tai trên diện rộng. d. Chính sách tam nông của Nhà nước cho nông dân, hợp tác xã, chủ trang trại và các doanh nghiệp. e. Tất cả các đáp án trên Câu 6. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Chủ các cơ sở sản xuất phải trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. b. Người lao động phải tự chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động khi lao động tại các cơ sở sản xuất. c. Cả hai đáp án trên Câu 7. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Nhà nước có chính sách ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học công nghệ. b. Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ. c. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường.
  19. 18 d. Các hộ, cơ sở sản xuất xây dựng công trình thủy lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vị sản xuất theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nước. e. Đáp án đúng a và c. f. Đáp án đúng a, b, c, d. Câu 8. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng xây dựng các cơ sở chế biến ở các vùng tập trung chuyên canh. b. Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán. c. Nhà nước khuyến khích hộ nông dân xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình và các sản phẩm mua gom. e. Tất cả các đáp án trên. Câu 9. Những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất? a. Nhu cầu thị trường và thông tin thị trường b. Khả năng nguồn lực c. Kinh nghiệm truyền thống và hiểu biết trong sản xuất d. Cơ chế chính sách của Nhà nước e. Tất cả các đáp án trên C. Ghi nhớ - Một số chính sách lâu dài của Nhà nước + Chính sách đất đai + Chính sách thuế + Chính sách đầu tư, tín dụng + Chính sách lao động + Chính sách công nghệ, khoa học, môi trường + Chính sách thị trường - Những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất + Nhu cầu thị trường và thông tin thị trường + Khả năng nguồn lực + Kinh nghiệm truyền thống và hiểu biết trong sản xuất + Cơ chế chính sách của Nhà nước
  20. 19 BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa, những căn cứ, nội dung các bước lập kế hoạch sản xuất; - Lập được kế hoạch sản xuất theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại phù hợp với thực tiễn; - Có ý thức lập kế hoạch trong sản xuất kinh doanh. A. Nội dung 1. Kế hoạch sản xuất 1.1. Khái niệm Là tập hợp tất cả các hoạch động dự kiến thực hiện sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong một khoảng thời gian và nguồn lực nhất định. 1.2. Ý nghĩa của kế hoạch sản xuất - Đáp ứng được nhu cầu của thị trường; - Phát huy hết tiềm năng nguồn lực trong sản xuất kinh doanh; - Là căn cứ để điều hành quá trình sản xuất kinh doanh; - Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá các hoạt động, tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu trong sản xuất kinh doanh; - Tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận cao và tránh được các rủi ro; - Phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. 1.3. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn 1.3.1. Kế hoạch ngắn hạn Là kế hoạch thường được xây dựng cho thời gian ngắn (kế hoạch: ngày, tuần, tháng, năm). Toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính, phân công công việc cho từng người, nhóm người nhằm đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng hiệu quả khả năng sản xuất của gia đình hay các cơ sở sản xuất.
  21. 20 1.3.2. Kế hoạch dài hạn Là kế hoạch nhằm xác định một định hướng cho sự phát triển sản xuất kinh doanh mà hộ gia đình hay các cơ sở sản xuất cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài (thường từ 4 - 5 năm hoặc 10 - 15 năm). * Ví dụ: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất. - Kế hoạch tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh: tức là xây dựng một cơ sở sản xuất kinh doanh từ lúc bắt đầu đến khi định hình phương hướng, cơ cấu, quy mô để cơ sở sản xuất bước vào sản xuất kinh doanh ổn định; - Kế hoạch chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất: tức là kế hoạch được xây dựng khi phương hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất chưa hoặc ít phù hợp với nhu cầu thị trường, cần chuyển đổi ngành sản xuất kinh doanh cũ sang ngành sản xuất kinh doanh mới hoặc thay đổi vị trí của ngành trong phương hướng sản xuất kinh doanh; 2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 2.1. Nhu cầu thị trường Xác định nhu cầu thị trường là công việc đầu tiên có một ý nghĩa rất quan trọng để hộ gia đình, trang trại hay các cơ sở sản xuất xác định nên sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Số lượng là bao nhiêu ?. Trong nền kinh tế thị trường các cơ sở sản xuất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần chứ không phải những gì mà chúng ta có. Mặt khác các cơ sở sản xuất còn phải quan tâm đến đối thủ cạnh tranh, giá cả, sản phẩm thay thế, thị trường hiện tại, mở rộng thị trường, thị trường tương lai, cung - cầu dài hạn để ổn định sản xuất lâu dài và mục tiêu là phải tối đa hóa lợi nhuận. 2.2. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của vùng là yếu tố quan trọng quyết định đến phương hướng sản xuất cũng như các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của gia đình, trang trại hay các cơ sở sản xuất. Các yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông lâm nghiệp: khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng ), địa hình, đất đai, nguồn nước. Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau nên cần điều tra, phân tích để xác định và lựa chọn cây trồng phù hợp theo nguyên tắc ”đất nào cây ấy” và kết hợp nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trên một đơn vị diện tích bằng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi khác. 2.3. Điều kiện của cơ sở sản xuất Đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật là yếu tố quyết định đến năng lực, quy mô, khả năng mở rộng, khả năng chuyển hướng sản xuất thực tế của các cơ sở sản xuất. Việc xác định được các yếu tố nguồn lực là căn cứ để các cơ sở sản xuất cân đối các nguồn lực và xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng công việc, công đoạn hay toàn bộ quá trình sản xuất.
  22. 21 * Chú ý: - Ngoài những yếu tố trên, để lập kế hoạch sản xuất các cơ sở sản xuất cần lưu tâm đến: sự phân bố các cơ sở chế biến, các trung tâm công nghiệp, tình hình tiêu thụ và vận chuyển hàng hóa; các chính sách phát triển kinh tế của địa phương đặc biệt là các chính sách liên quan đến sản xuất cây dược liệu. Đây cũng được coi là một trong những căn cứ quan trọng cho quá trình lập kế hoạch sản xuất. - Đối với kế hoạch sản xuất, sau khi căn cứ vào nhu cầu thị trường; điều kiện tự nhiên các cơ sở sản xuất cần phải phân tích chi tiết các thông tin sau: + Những số liệu cơ bản về tình hình sản xuất; + Liệt kê và nắm được cơ sở vật chất, nguồn vốn hiện có, nguồn vốn thiếu hụt, khả năng vay vốn; + Nắm được diện tích, loại đất và tính chất đất (trong đó: diện tích đất đã sản xuất, diện tích đất chưa đưa vào sản xuất); + Biết rõ các định mức trong sản xuất: vật tư, phân bón, cây giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, chế biến cho từng cây trồng; 2.4. Quy mô sản xuất Ngoài những căn cứ trên khi lập kế hoạch sản xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh cần tính toán đến qui mô sản xuất; tức là căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm, các điều kiện nguồn lực để quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh: sản xuất những sản phẩm gì? Sản lượng và số lượng cho từng loại sản phẩm ? để từ đó lập kế hoạch đảm bảo về nhân lực, điều kiện cho sản xuất. 2.5. Lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý 2.5.1. Mô hình sản xuất hộ gia đình Sản xuất theo khả năng của hộ gia đình và yêu cầu của xã hội - Mục đích sản xuất: đảm bảo cuộc sống gia đình là chính - Lao động: sử dụng lao động gia đình là chính - Quy mô: nhỏ (diện tích đất sản xuất < 3ha) - Đầu tư: máy móc, dụng cụ, vật tư thấp - Hiệu quả sản xuất: hầu như không tính toán - Chủ hộ: vừa là chủ gia đình, vừa điều hành sản xuất và trực tiếp sản xuất 2.5.2. Mô hình sản xuất trang trại (hoặc trang trại cổ phần) Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng lớn, sản phẩm gắn liền với thị trường.
  23. 22 - Mục đích: sản xuất sản phẩm hàng hóa, có lãi - Lao động: sử dụng lao động gia đình và thuê mướn nhân công - Quy mô sản xuất: diện tích đất sản xuất > 4ha - Đầu tư: vật tư kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, máy móc, dụng cụ, công cụ - Khoa học kỹ thuật: luôn áp dụng tiến bộ khoa học mới - Hiệu quả sản xuất: tính toán để xác định lỗ, lãi - Chủ trang trại: có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, năng lực tổ chức, quản lý sản xuất đối mặt với thị trường. 2.5.3. Mô hình sản xuất công ty Sản xuất theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. - Mục đích: sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, có lãi - Khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đất đai vào sản xuất - Lao động: tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho dân cư nông thôn, thành thị - Quy mô sản xuất: lớn (diện tích đất sản xuất > 5ha) - Đầu tư: nhà xưởng, vật tư kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc, dây truyền công nghệ mới - Khoa học kỹ thuật: ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, thu hái, chế biến và bảo quản sản phẩm. - Hiệu quả sản xuất: đem lại hiệu quả kinh tế cao, tính toán để xác định lỗ, lãi. - Tạo ra vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa, làm cơ sở cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Nội dung lập kế hoạch sản xuất Trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên, điều kiện của các cơ sở sản xuất, qui mô sản xuất, phân tích các nguồn lực, phương hướng sản xuất, lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý , các nhà sản xuất (hoặc hộ gia đình) tiến hành lập kế hoạch sản xuất theo các bước sau:
  24. 23 Bước 1: Xác định tình hình sử dụng đất đai của cơ sở sản xuất Bảng 1.2.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai của cơ sở sản xuất TT Loại đất Đơn vị Số Hình thức Hiện trạng Hướng tính lượng sử dụng sử dụng sản xuất (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Sau khi thống kê hiện trạng sử dụng đất đai hiện tại, các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) sẽ đưa ra phương án để sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả. Để thực hiện được phương án sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Căn cứ vào cây trồng hiện tại, xem xét diện tích khu đất hiện tại đã canh tác và sử dụng hợp lý hay chưa? Diện tích nào hợp lý, diện tích nào chưa hợp lý? Nếu chuyển sang trồng cây xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu thì lựa chọn cây trồng nào là hợp lý và có lợi nhất? - Đối với những diện tích hiện tại đang sử dụng có thể chuyển đổi sang trồng cây khác được không? Nếu chuyển sang trồng các loại cây khác thì điều kiện cần đầu tư, bổ sung là gì? Điều kiện nào làm được, điều kiện nào có thể làm và điều kiện nào không thể làm? Từ những câu hỏi đưa ra ở trên, cùng với việc phân tích và xác định nhu cầu của từng loại sản phẩm mà khách hàng cần trên thị trường, các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) sẽ quyết định được loài cây và diện tích đất trồng hợp lý, hiệu quả. Bước 2. Kế hoạch làm đất - Diện tích làm đất cho từng loài cây trồng - Thời gian làm đất - Yêu cầu kỹ thuật làm đất - Quy trình làm đất - Khối lượng công việc - Công cụ lao động - Số công lao động
  25. 24 Bảng 1.2.2. Tổng hợp kế hoạch làm đất, đơn vị tính bằng ha (hoặc m2) TT Nội Diện Thời Yêu Quy Khối Công Số công dung tích gian cầu kỹ trình lượng cụ lao lao động công làm thuật làm công động (công) việc đất đất việc 1 2 3 Tổng số công Bước 3: Kế hoạch giống cây trồng Bảng 1.2.3. Tổng hợp kế hoạch giống cây trồng T Giống Số lượng giống kế hoạch Yêu Tiêu Thời Nguồn T cây cầu chuẩn gian giống Diện Mật Số Dự Tổng trồng chất kỹ sử cung tích độ lượng phòng số lượng thuật dụng cấp gieo gieo cây cây trồng trồng con Tỷ Số cần cần lệ cây % 1 2 3 Khi xây dựng kế hoạch giống cây trồng cần căn cứ vào: loài cây trồng, diện tích gieo trồng, mật độ trồng của từng loại cây, thời gian gieo, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại cây giống, dự tính tỷ lệ hao hụt. Để xác định số lượng cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng ta cần chú ý các yêu cầu sau: chất lượng, qui cách giống, thời gian sử dụng từng loại giống, nguồn cấp giống. Dự tính số lượng cây giống theo công thức sau: Số lượng cây giống = [( Diện tích gieo trồng x Mật độ gieo trồng x Tỷ lệ % hao hụt) + (Diện tích gieo trồng x Mật độ gieo trồng)]
  26. 25 Bước 4. Kế hoạch phân bón Bảng 1.2.4. Tổng hợp kế hoạch phân bón TT Loại phân Diện Đạm Phân Phân Phân Phân Vôi bón tích U rê hữu kaly lân chuồng bột Cây trồng gieo (kg) cơ vi (kg) (kg) hoai (kg) trồng sinh mục (kg) Khi xây dựng kế hoạch phân bón cần căn cứ vào: - Diện tích gieo trồng từng loài cây hoặc số lượng cây trồng của từng loại - Đặc điểm lý hoá tính đất - Loại phân bón cho từng loài cây trồng - Mức (liều lượng) bón cho từng loài cây, loại đất - Thời điểm bón: bón lót, bón thúc Bước 5. Kế hoạch trồng cây Bảng 1.2.5. Tổng hợp kế hoạch trồng cây TT Loài cây Tiêu chuẩn Phương Thời vụ Mật độ Số cây trồng cây giống thức trồng trồng trồng giống dự (ha) phòng (ha) Khi xây dựng kế hoạch trồng cây cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại cây trồng để xây dựng lịch trồng, kỹ thuật trồng; để xác định được thời gian hoàn thành công việc trồng cây các cơ sở sản xuất phải căn cứ vào diện tích trồng từng loại cây, định mức nhân công cho từng loại cây trồng. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch trồng cây chủ cơ sở sản xuất phải trả lời được các câu hỏi sau: - Loài cây trồng
  27. 26 - Tiêu chuẩn cây giống đem trồng - Phương thức trồng - Thời vụ trồng - Mật độ trồng Bước 6. Kế hoạch chăm sóc Bảng 1.2.6. Tổng hợp kế hoạch chăm sóc TT Loài cây trồng Số lần chăm Thời gian Công việc Ghi chú sóc/năm chăm sóc chăm sóc Khi xây dựng kế hoạch chăm sóc: các cơ sở sản xuất căn cứ vào đặc điểm của từng loại cây trồng (xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu), mức độ đầu tư để xây dựng kế hoạch chăm sóc. Để xây dựng kế hoạch chăm sóc các cơ sở sản xuất cần trả lời các câu hỏi sau: - Thời gian chăm sóc - Số lần chăm sóc từng năm - Nội dung công việc chăm sóc Bước 7. Kế hoạch bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại Bảng 1.2.7. Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại Loài cây Sâu, bệnh Thời Biện pháp phòng trừ TT Ghi chú trồng hại gian Phòng Trừ Để xây dựng kế hoạch bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh các cơ sở sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng loại cây trồng; căn cứ vào tình hình sâu bệnh hại trong vùng; thời gian phát sinh, thời gian phá hoại; dự đoán tình hình sâu bệnh có thể xảy ra với từng loại cây trồng; xác định phương án phòng trừ; xác định các biện pháp phòng trừ (loại thuốc, liều lượng);
  28. 27 xác định giá thành phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cây để có kế hoạch phòng trừ kịp thời, hiệu quả và an toàn. Bước 8. Kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bảng 1.2.8. Tổng hợp kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thu hái TT Loài cây Thời Kỹ thuật Sơ chế Bảo quản Dụng cụ gian thu hái Khi thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) cần xác định: - Thu hái đúng thời điểm, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. - Sơ chế và bảo quản dược liệu theo đúng dược điển Việt Nam Bước 9. Kế hoạch chi phí sản xuất Bảng 1.2.9. Tổng hợp chi phí sản xuất Diện Thành Nội dung tích Đơn vị Số Giá trị Ghi TT tiền công việc gieo tính lượng (đồng) chú (đồng) trồng 1 2 3 4 5 n Cộng
  29. 28 Để xây dựng kế hoạch sản xuất các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) cần tính toán đầy đủ các khoản chi: chi mua vật tư, trang thiết bị, máy móc, công cụ, trả công lao động, dịch vụ, khấu hao Bước 10. Kế hoạch vốn sản xuất Bảng 1.2.10. Tổng hợp kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu Trong đó cân đối Ghi TT vốn sản xuất Vốn tự có Vay ngân hàng Vay người khác chú Khi xây dựng kế hoạch vốn cho sản xuất các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) cần xác định chính xác tổng nhu cầu vốn sản xuất trong năm; vốn tự có; vay ngân hàng; vay mượn người khác để chủ động cân đối nhu cầu với các nguồn vốn một cách phù hợp trong các hoạt động sản xuất. 4. Mẫu lập kế hoạch sản xuất 4.1. Ví dụ 01: Lập kế hoạch sản xuất xạ đen theo quy mô hộ gia đình KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XẠ ĐEN - Hộ Ông: Hoàng Văn A - Diện tích đất sản xuất: 1,8ha (18.000m2) - Địa chỉ: I. Đặt vấn đề (lý do tại sao lại lựa chọn trồng xạ đen) II. Mục tiêu III. Nội dung Bước 1: Xác định tình hình sử dụng đất đai của hộ gia đình
  30. 29 Bảng 1.2.11. Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai của hộ gia đình TT Loại đất Đơn vị Số Hình thức Hiện Hướng sản tính lượng sử dụng trạng sử xuất dụng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Đất mùn m2 10.000 Đất sản xuất Vườn tạp Trồng xạ đen 2 Đất thịt m2 8.000 Đất sản xuất Vườn tạp Trồng xạ đen Tổng cộng 18.000 Bước 2: Kế hoạch làm đất Bảng 1.2.12. Tổng hợp kế hoạch làm đất T Nội Diện Thời Yêu Quy Khối Công Số T dung tích gian cầu kỹ trình lượng cụ lao công công làm thuật làm công động lao việc đất đất việc động (m2) (m2) (công) 1 Phát 18.000 Từ tháng Phát Phát 18.000 Dao 13 2 dọn 11/2013 sát gốc dọn m phát, thực bì toàn dao diện tay, rũa, đá mài 2 Cuốc 18.000 Từ Kích Cuốc Cuốc Cuốc 27 hố tháng11- thước hố 45.000 bàn 12/2013 hố 30 xong, hố x 30 x để ải 30cm 2 -4 tuần 3 Lấp hố 18.000 Từ Lấp Loại Lấp Cuốc 10 tháng 12- lớp đất bỏ rễ 45.000 bàn 01/2013 mặt, cây, hố lấp đất đá hình lẫn, mâm kết xôi cao hợp 2-3cm bón
  31. 30 T Nội Diện Thời Yêu Quy Khối Công Số T dung tích gian cầu kỹ trình lượng cụ lao công công làm thuật làm công động lao việc đất đất việc động (m2) (m2) (công) phân 4 Vận 18.000 Từ Phân Trộn Lấp Cuốc 5 chuyển tháng 12- chuồng đều 45.000 bàn phân 01/2013 hoai phân hố và bón mục và đất lót mặt Cộng 55 Bước 3: Kế hoạch giống cây trồng Bảng 1.2.13. Tổng hợp kế hoạch giống cây trồng T Giống Số lượng giống kế hoạch Yêu Tiêu Thời Nguồn T cây cầu chuẩn gian giống Diện Mật Số Dự Tổng trồng chất kỹ sử cung tích độ lượng phòng số lượng thuật dụng cấp gieo gieo cây cây trồng trồng con Tỷ Số cần cần lệ cây % 1 Xạ đen 1,8 2.500 4.500 10 450 4.950 Sinh Cây Từ Công ha trưởng hom 3,5 – ty tốt, Hvn = 6 giống không 25-30 tháng sâu cm bệnh Tổng cộng 4.950 Bước 4: Kế hoạch phân bón Bảng 1.2.14. Tổng hợp kế hoạch phân bón TT Loại phân Diện Đạm Phân Phân Phân Phân Vôi bón tích U rê hữu kaly lân chuồng bột Cây trồng gieo (kg) cơ vi (kg) (kg) hoai (kg) trồng sinh mục (kg) 1 Xạ đen 1,8ha 180 0 108 270 45.000 0 Cộng 1,8ha 180 0 108 270 45.000 0
  32. 31 Bước 5: Kế hoạch trồng cây Bảng 1.2.15. Tổng hợp kế hoạch trồng cây TT Loài Tiêu Phương Thời vụ Mật độ Số cây cây chuẩn cây thức trồng trồng trồng (ha) giống dự trồng giống phòng (ha) 1 Xạ đen Cây sinh Thuần loài Tháng 2, 2.500cây/ha 450 cây trưởng tốt, 3 x 1,8ha = không sâu 4.500 cây bệnh, cao từ 25 – 30 cm Cộng 4.500 cây 450 cây Bước 6: Kế hoạch chăm sóc Bảng 1.2.16. Tổng hợp kế hoạch chăm sóc TT Loài cây Số lần Thời gian Công việc Ghi chú trồng chăm chăm sóc chăm sóc sóc/năm 1 Xạ đen - Năm 1: -Lần 1: sau -Lần 1: làm - Làm cỏ vun gốc chăm sóc khi trồng cỏ, vun gốc, theo hố 3 lần 01 tháng; trồng dặm -Lần 2: sau -Lần 2: phát - Phát dây leo, làm khi trồng 4 dây leo, làm cỏ, vun gốc đường - 5 tháng; cỏ, vun gốc kính từ 0,8 -1m -Lần 3: sau -Lần 3: phát - Phát dây leo, cây khi trồng dây leo, cây bụi, làm cỏ đường 8-9 tháng bụi, làm cỏ kính từ 0,8 -1m -Năm -Lần 1: vụ - Phát những - Phát dây leo, cây 2,3,4,5: xuân cây lấn át bụi, làm cỏ, xới chăm sóc -Lần 2: vụ cây xạ đen; đất đường kính từ 2 lần thu - Làm cỏ, 0,8 -1m; xới đất; - Bón phân theo - Bón phân: hình chiếu tán cây; + Hữu cơ - Từ năm tứ 2 bắt hoai mục đầu thu hoạch: (vụ xuân). chọn cành tăm,
  33. 32 TT Loài cây Số lần Thời gian Công việc Ghi chú trồng chăm chăm sóc chăm sóc sóc/năm + Phân vô cành phá tán, cắt cơ (vụ thu) tạo tán và lối đi. -Năm - Mỗi năm - Phát dây - Chăm sóc kết 6,7,8,9,10: chăm sóc 1 leo, cây bụi; hợp tạo tán, tạo lối chăm sóc lần vào vụ - Làm cỏ, đi và thu hoạch 1lần xuân hoặc xới đất, bón sản phẩm. vụ thu phân; Bước 7: Kế hoạch bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại Bảng 1.2.17. Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại Loài Biện pháp phòng trừ Sâu, bệnh Thời TT cây Ghi chú hại gian trồng Phòng Trừ 1 Xạ đen - Sâu xanh - Bảo - Phương - Dùng bả - Phòng là vằn; sâu vệ, thức trồng độc; chính; đục thân; phòng hợp lý; - Dùng chế -Trừ sớm, sâu ăn lá, trừ sâu - Phát dây phẩm sinh kịp thời, ngọn bệnh leo, cây học không triệt để; hại bụi, làm cỏ độc hại; - Sử dụng ngay quang gốc; sau khi - Bẫy, bắt thuốc trồng - Cắt tỉa giết; phòng trừ tạo tán không có thông hại cho sức thoáng cho khỏe con cây trồng người - Bảo vệ trâu, bò, lửa rừng, người phá hại và các loại hóa chất độc hại.
  34. 33 Bước 8: Kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bảng 1.2.18. Tổng hợp kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thu hái TT Loài cây Thời Kỹ thuật Sơ chế Bảo quản Dụng cụ gian thu hái 1 Xạ đen Từ 2 - Kéo, - Thu hái - Sau khi - Dược liệu tháng dao, cưa lúc nắng thu khô được đến 2,5 cắt cành; ráo; hoạch về đóng vào tải tháng thu không tách nilon (trong hái một thu hái riêng bao nilon, lần vào lúc thân và ngoài bao trời mưa; lá; tải), để nơi độ ẩm - Cắ thân khô mát, không thành tránh ẩm khí cao. những lát mốc. - Thu hái mỏng; cành tăm, - Tiến cành già, hành cành phá phơi khô tán. hoặc sấy - Thu hái khô thân, kết hợp lá tạo tán cho cây. Bước 9: Kế hoạch chi phí sản xuất Bảng 1.2.19. Tổng hợp chi phí sản xuất Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng 1 Giống cây trồng 1,8 ha Cây 4.950 3.000 14.850.000 2 Phân bón - Phân đạm (N) 1,8 ha Kg 180 10.000 1.800.000 - Phân lân (P) 1,8 ha Kg 270 3.500 945.000 - Phân kali (K) 1,8 ha Kg 108 11.500 1.242.000
  35. 34 Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng - Phân hữu cơ, 1,8 ha Kg 45.000 0 0 Sản phân xanh hoai phẩm mục từ chăn nuôi, thu gom 3 Thuốc bảo vệ 1,8 ha Lọ 10 20.000 200.000 thực vật 4 Dao phát Con 05 12.000 60.000 5 Cuốc bàn Con 05 15.000 75.000 6 Kéo cắt cằnh Con 05 20.000 100.000 7 Dao tay Con 02 30.000 60.000 8 Cưa cắt cành Con 02 40.000 80.000 9 Đá mài Viên 03 10.000 30.000 10 Rũa Bộ 02 50.000 100.000 11 Quang, sọt Bộ 03 50.000 150.000 12 Dao cắt lát Con 02 200.000 200.000 13 Chi phí khác 1.108.000 Cộng 21.000.000 Bước 10. Kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu vốn cho sản xuất là: 21.000.000đồng - Trong đó: + Gia đình cân đối có: 15.000.000đồng + Vay người thân: 3.000.000đồng + Vay ngân hàng: 3.000.000đồng Bảng 1.2.20. Tổng hợp kế hoạch vốn sản xuất
  36. 35 Tổng nhu cầu Trong đó cân đối TT vốn sản xuất Vốn tự có Vay ngân hàng Vay người khác (đồng) 1 21.000.000 15.000.000 3.000.000 3.000.000 Cộng 21.000.000 15.000.000 3.000.000 3.000.000 4.2. Ví dụ 02: Lập kế hoạch sản xuất giảo cổ lam theo quy mô hộ gia đình KẾ HOẠCH TRỒNG GIẢO CỔ LAM - Hộ bà: Nông Thị B - Diện tích đất sản xuất: 1,5ha (15.000m2). - Địa chỉ: I. Đặt vấn đề (lý do tại sao lại lựa chọn trồng giảo cổ lam) II. Mục tiêu III. Nội dung Bước 1: Xác định tình hình sử dụng đất đai của hộ gia đình Bảng 1.2.21. Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai của hộ gia đình TT Loại đất Đơn vị Số Hình thức Hiện Hướng sản tính lượng sử dụng trạng sử xuất dụng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Đất mùn m2 4.000 Đất sản xuất Trồng Trồng giảo rau cổ lam 2 Đất thịt m2 3.000 Đất sản xuất Trồng Trồng giảo lúa cổ lam 3 Đất cát m2 8.000 Đất sản xuất Trồng lạc Trồng giảo cổ lam
  37. 36 Cộng 15.000 Bước 2. Kế hoạch làm đất Bảng 1.2.22. Tổng hợp kế hoạch làm đất T Nội Diện Thời gian Yêu Quy Khối Công Số T dung tích cầu trình lượng cụ công công làm kỹ làm công việc lao lao việc đất thuật đất động động (m2) 1 Cày bừa 15.000 Từ Cày - Cầy Cầy bừa Cày, 10 15/3/2014 bừa kỹ, phơi ải, 15.000m2; bừa làm bừa; sạch cỏ chuẩn dại; bị đất bón lót trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày 2 Vận 15.000 Từ Phân Bừa Bón lót Quang, 3 chuyển 15/3/2014 chuồng kết hợp 15.000m2 sảo phân và hoai bón lót bón lót mục 3 Lên 15.000 Từ Rộng Sau khi Lên luống Cuốc 14 luống 20/3/2014 60-70 làm đất 75% diện bàn; cm. thì tiến tích. hành lên luống; Cộng 27 Bước 3: Kế hoạch giống cây trồng Bảng 1.2.23. Tổng hợp kế hoạch giống cây trồng T Giống Số lượng giống kế hoạch Yêu Tiêu Thời Nguồn T cây cầu chuẩn gian giống Diện Mật Số Dự Tổng trồng chất kỹ sử cung tích độ lượng phòng số lượng thuật dụng cấp gieo gieo cây cây trồng trồng con Tỷ Số cần cần lệ cây %
  38. 37 1 Giảo 1,5ha 2.000 3.000 10 300 3.300 Sinh Cây Từ Vườn cổ lam cây cây trưởng hom 3 - 6 ươm tốt, Hvn = tháng cây không 20 - 25 giống sâu cm của bệnh vùng hoặc gia đình Bước 4. Kế hoạch phân bón Bảng 1.2.24. Tổng hợp kế hoạch phân bón TT Loại phân Diện Đạm Phân Phân Phân Phân Vôi bón tích U rê hữu kaly lân chuồng bột gieo (kg) cơ vi (kg) (kg) hoai (kg) trồng sinh mục (kg) Cây trồng (kg) 1 Giảo cổ lam 1,5ha 600 0 300 450 22.500 375 Cộng 1,5ha 600 0 300 450 22.500 375 Bước 5. Kế hoạch trồng cây Bảng 1.2.25. Tổng hợp kế hoạch trồng cây TT Loài Tiêu Phương Thời vụ Mật độ Số cây cây chuẩn cây thức trồng trồng trồng (ha) giống dự trồng giống phòng (ha) 1 Giảo Cây sinh Thuần loài Tháng 2 2.000cây/ha 300 cây cổ lam trưởng tốt, x 1,5ha = không sâu 3.000 cây bệnh, cao từ 20 – 25 cm Cộng 3.000 cây 300 cây
  39. 38 Bước 6. Kế hoạch chăm sóc Bảng 1.2.26. Tổng hợp kế hoạch chăm sóc TT Loài cây Số lần Thời gian Công việc Ghi chú trồng chăm chăm sóc chăm sóc sóc/năm 1 Giảo cổ Cây trồng - Lần 1: - Làm cỏ, - Thường xuyên lam tháng 2 sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 20 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 2: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 40 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 3: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 60 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 4: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 80 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 5: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 100 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 6: - Làm cỏ, - Thời gian sinh sau trồng tưới nước, trưởng của cây là
  40. 39 120 ngày thoát nước; 160 ngày, do vậy - Bón thúc lần bón phân cuối đạm (N), cùng cần tính toán kali (K); để đảm bảo thời gian cách ly, tránh nguy cơ thừa đạm vô cơ trong dược liệu. - Thu hoạch 2 vụ/năm (tháng 5 và tháng 8, 9); - Cây lụi khi quả chín vào tháng 11, 12; Bước 7. Kế hoạch bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại Bảng 1.2.27. Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại Loài Biện pháp phòng trừ Sâu, bệnh Thời TT cây Ghi chú hại gian trồng Phòng Trừ 1 Giảo cổ - Sâu ban - Bảo - Thu - Dùng tay - Phòng là lam miêu gây vệ, hoạch bắt; chính; hại từ phòng dược liệu -Trừ sớm, tháng 6 đến trừ sâu trước đợt kịp thời, giữa tháng bệnh xuất hiện triệt để; 7; hại của sâu; ngay - Sử dụng - Kiểm tra, thuốc sau khi theo dõi trồng phòng trừ thường không có xuyên; hại cho sức khỏe con người - Bảo vệ trâu, bò, lửa rừng, người phá hại và các loại hóa chất độc hại.
  41. 40 Bước 8. Kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bảng 1.2.28. Tổng hợp kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thu hái TT Loài cây Thời Kỹ thuật Sơ chế Bảo quản Dụng cụ gian thu hái 1 Giảo cổ - Thu hái - Dao - Thu hái - Cây thu - Dược liệu lam 2 con, lúc nắng hái về, khô được vụ/năm: niềm, ráo; rửa đóng vào tải + Vụ kéo không nhanh nilon (trong xuân: chuyên thu hái bằng bao nilon, tháng 4,5 dụng; vào lúc nước ngoài bao trời mưa; sạch, loại tải), để nơi + Vụ thu: độ ẩm bỏ đất khô mát, tháng 8,9 không cát, tạp tránh ẩm khí cao. vật, để mốc. - Thu hái ráo nước. toàn cây - Cắt chỉ để lại (băm) phần gốc thành cách mặt từng đất đoạn độ khoảng dài từ 2- 20-30cm. 3cm, phơi khô hoặc sấy khô. Bước 9. Kế hoạch chi phí sản xuất Bảng 1.2.29. Tổng hợp chi phí sản xuất Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng 1 Giống cây trồng 1,5ha Cây 3.300 1.500 4.950.000 2 Phân bón - Phân đạm (N) 1,5ha Kg 600 10.000 6.000.000 - Phân lân (P) 1,5ha Kg 450 3.500 1.575.000
  42. 41 Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng - Phân kali (K) 1,5ha Kg 300 11.500 3.450.000 - Phân hữu cơ, 1,5ha Kg 22.500 0 0 Sản phân xanh hoai phẩ mục m từ chăn nuôi, thu gom - Vôi bột 1,5ha Kg 375 5.000 1.875.000 Thuốc bảo vệ 1,5ha Lọ 08 20.000 160.000 3 thực vật 4 Dao phát Con 02 12.000 24.000 5 Cuốc bàn Con 02 15.000 30.000 6 Dao, kéo Con 05 20.000 100.000 7 Dao tay Con 02 30.000 60.000 8 Rũa, đá mài Bộ 03 15.000 45.000 9 Quang, sọt Bộ 02 50.000 100.000 10 Máy bơm nước Chiếc 01 760.000 760.000 Thuê máy cày, Ngày 06 300.000 1.800.000 11 bừa Cộng 20.929.000 Bước 10. Kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu vốn cho sản xuất là: 20.929.000đồng - Trong đó: + Gia đình cân đối có: 15.929.000đồng + Vay người thân: 2.000.000đồng + Vay ngân hàng: 3.000.000đồng Bảng 1.2.30. Tổng hợp kế hoạch vốn sản xuất
  43. 42 Tổng nhu cầu Trong đó cân đối TT vốn sản xuất Vốn tự có Vay ngân hàng Vay người khác (đồng) 1 20.929.000 15.929.000 3.000.000 2.000.000 Cộng 20.929.000 15.929.000 3.000.000 2.000.000 4.3. Ví dụ 03: Lập kế hoạch sản xuất diệp hạ châu theo quy mô hộ gia đình KẾ HOẠCH TRỒNG DIỆP HẠ CHÂU - Hộ ông: Nguyễn Văn C - Diện tích đất sản xuất: 1,5ha (15.000m2). - Địa chỉ: I. Đặt vấn đề (lý do tại sao lại lựa chọn trồng diệp hạ châu) II. Mục tiêu III. Nội dung Bước 1: Xác định tình hình sử dụng đất đai của hộ gia đình Bảng 1.2.31. Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai của hộ gia đình Hiện Đơn vị Số Hình thức Hướng sản TT Loại đất trạng sử tính lượng sử dụng xuất dụng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Đất mùn m2 6.000 Đất sản xuất Trồng rau Trồng diệp hạ châu 2 Đất thịt m2 4.000 Đất sản xuất Trồng cây Trồng diệp ăn quả hạ châu 3 Đất cát m2 5.000 Đất sản xuất Trồng lạc Trồng diệp hạ châu
  44. 43 Cộng 48.000 Bước 2. Kế hoạch làm đất Bảng 1.2.32. Tổng hợp kế hoạch làm đất Diện Quy Công Số Loài tích Yêu Khối T trình cụ công cây làm Thời gian cầu kỹ lượng T làm lao lao trồng đất thuật công việc đất động động (m2) 1 Cày 15.000 Từ Cày Chuẩn Cầy bừa Cày, 10 bừa 15/01/2014 bừa bị đất 15.000m2; bừa kỹ, trước lên luống làm khi sạch trồng cỏ dại; từ 10 bón lót đến 15 ngày 2 Vận 15.000 Từ Phân Bừa Bón lót Quan 3 chuyển 15/01/2014 chuồng kết 15.000m2 g, sảo phân hoai hợp và bón mục bón lót lót 3 Lên 15.000 Từ Rộng Sau Lên luống Cuốc 14 luống 20/01/2014 60-70 khi 75% diện bàn; cm. làm tích. đất thì tiến hành lên luống; Cộng 27 Bước 3: Kế hoạch giống cây trồng Bảng 1.2.33. Tổng hợp kế hoạch giống cây trồng T Giống Số lượng giống kế hoạch Yêu Tiêu Thời Nguồn T cây cầu chuẩn gian giống trồng Diện Mật Số Dự Tổng chất kỹ sử cung tích độ lượng phòng số
  45. 44 gieo gieo cây Tỷ Số cây lượng thuật dụng cấp trồng trồng con lệ cây cần cần % 1 Diệp 1,5ha 330.0 495.0 10 49. 544.5 Sinh Cây Từ Hạt hạ châu 00 00 500 00 trưởng giống 20-25 giống cây cây tốt, Hvn = ngày mua tại không 8-10 tuổi công ty sâu cm hoặc bệnh thu gom tự nhiên Bước 4. Kế hoạch phân bón Bảng 1.2.34. Tổng hợp kế hoạch phân bón Loại phân bón Phân Diện Phân Đạm hữu Phân Phân Vôi tích chuồng TT U rê cơ vi kaly lân bột gieo hoai (kg) sinh (kg) (kg) (kg) trồng mục (kg) Cây trồng (kg) 1 Diệp hạ châu 1,5ha 150 1.500 0 450 22.500 0 Cộng 1,5ha 150 1.500 0 450 22.500 0 Bước 5. Kế hoạch trồng cây Bảng 1.2.35. Tổng hợp kế hoạch trồng cây Số cây Loài Tiêu Phương Thời vụ Mật độ giống dự TT cây chuẩn cây thức trồng trồng trồng (ha) phòng trồng giống (ha) 1 Diệp Cây sinh Thuần loài - Miền 330.000cây/ 49.500 hạ trưởng tốt, Bắc: từ ha x 1,5ha = cây châu không sâu tháng 4 495.000cây bệnh, cao đến từ 8-10 cm tháng 10 - Miền Nam, miền trung trồng
  46. 45 quanh năm Cộng 495.000 cây 49.500 cây Bước 6. Kế hoạch chăm sóc Bảng 1.2.36. Tổng hợp kế hoạch chăm sóc TT Loài cây Số lần Thời gian Công việc Ghi chú trồng chăm chăm sóc chăm sóc sóc/năm 1 Diệp hạ Cây trồng -Lần 1: sau - Làm cỏ, - Bón phân đều châu tháng 4. trồng 5 - 7 thoát nước; trên diện tích ngày. - Bón phân trồng diệp hạ đạm kết hợp châu; với phân vi sinh. -Lần 2: sau - Làm cỏ, - Bón phân đều trồng 15 - thoát nước; trên diện tích 20 ngày. - Bón phân trồng diệp hạ NPK kết châu; hợp với phân vi sinh. -Lần 3: sau - Làm cỏ, - Bón phân đều trồng 30 thoát nước; trên diện tích ngày. - Bón thêm trồng diệp hạ một đợt châu; phân bón lá. -Lần 4: sau - Theo dõi - Thực hiện tốt chế khi trồng tình hình độ luân canh cây 45 ngày sinh trưởng trồng (trồng cây của cây để họ đậu để cải tạo bổ sung bón đất hoặc trồng lúa thêm phân nước nhằm hạn NPK. chế nấm bệnh trong đất).
  47. 46 Bước 7. Kế hoạch bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại Bảng 1.2.37. Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại Loài Biện pháp phòng trừ Sâu, bệnh Thời TT cây Ghi chú hại gian trồng Phòng Trừ 1 Diệp hạ - Sâu hại: - Bảo - Cầy bừa - Dùng bả - Phòng là châu sâu đo, sâu vệ, kỹ, phơi ải độc; chính; róm, sâu phòng đất diệt - Dùng chế -Trừ sớm, ban trừ sâu chứng phẩm sinh kịp thời, miêu (sâu bệnh nhộng; học không triệt để; phá hại chủ hại - Thực độc hại; - Sử dụng yếu vào ngay hiện chế giai đoạn sau khi - Bẫy, bắt thuốc độ luân giết; phòng trừ cây còn trồng canh cây nhỏ); không có trồng; hại cho sức - Bệnh hại: - Tránh khỏe con bệnh lở cổ ngập người rễ, bệnh úng ; phấn trắng, - Bảo vệ khô thân - Làm đất, trâu, bò, lửa (bệnh xuất bón lót rừng, người hiện sau phân hữu phá hại và khi trồng 1 cơ hoai các loại hóa - 1,2 tháng) mục ; chất độc - Kiểm tra, hại. theo dõi thường xuyên tình hình sâu bệnh xuất hiện ; Bước 8. Kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bảng 1.2.38. Tổng hợp kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thu hái TT Loài cây Thời Dụng Kỹ thuật Sơ chế Bảo quản gian cụ thu hái 1 Diệp hạ - Thu hái -Gang - Thu hái - Cây thu - Dược liệu châu quanh tay. lúc nắng hái về, rửa khô được năm ráo; nhanh bằng đóng vào tải
  48. 47 nhưng tốt không nước sạch, nilon (trong nhất vào thu hái loại bỏ đất bao nilon, mùa hè. vào lúc cát, tạp vật, ngoài bao trời mưa; để ráo nước. tải), để nơi độ ẩm - Cắt (băm) khô mát, không thành từng tránh ẩm khí cao. đoạn độ dài mốc. - Thu hái từ 2-3cm, nhổ cả phơi khô cây (lá, hoặc sấy thân, rễ). khô Bước 9. Kế hoạch chi phí sản xuất Bảng 1.2.39. Tổng hợp chi phí sản xuất Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng 1 Giống cây trồng 1,5ha Kg 4,5 500.000 2.250.000 2 Phân bón - Phân đạm (N) 1,5ha Kg 150 10.000 1.500.000 - Phân lân (P) 1,5ha Kg 450 3.500 1.575.000 -Phân hữu cơ, 1,5ha Kg 22.500 0 0 Sản phân xanh hoai phẩ mục m từ chăn nuôi , thu gom - Phân hữu cơ vi 1,5ha Kg 1.000 2.000 2.000.000 sinh 3 Thuốc bảo vệ 1,5ha Lọ 08 20.000 160.000 thực vật 4 Dao phát Con 02 12.000 24.000 5 Cuốc bàn Con 02 15.000 30.000
  49. 48 Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng 6 Dao, kéo Con 05 20.000 100.000 7 Dao tay Con 02 30.000 60.000 8 Rũa, đá mài Bộ 03 15.000 45.000 9 Quang, sọt Bộ 02 50.000 100.000 10 Máy bơm nước Chiếc 01 760.000 760.000 11 Thuê máy cày, Ngày 06 300.000 1.800.000 bừa Cộng 10.404.000 Bước 10. Kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu vốn cho sản xuất là: 10.404.000đồng - Trong đó: + Gia đình cân đối có: 8.404.000đồng + Vay người thân: 2.000.000đồng + Vay ngân hàng: 0 đồng Bảng 1.2.40. Tổng hợp kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu Trong đó cân đối TT vốn sản xuất Vốn tự có Vay ngân hàng Vay người khác (đồng) 1 10.404.000 8.404.000 0 2.000.000 Cộng 10.404.000 8.404.000 0 2.000.000
  50. 49 4.4. Ví dụ 04: Lập kế hoạch sản xuất theo mô hình trang trại (hoặc trang trại cổ phần) KẾ HOẠCH Trồng xạ đen, giảo cổ lam và diệp hạ châu - Chủ trang trại: Hoàng Văn A - Diện tích đất sản xuất: 4,8ha (48.000m2; trong đó: trồng xạ đen 18.000m2; giảo cổ lam 15.000m2; diệp hạ châu 15.000m2). - Địa chỉ: I. Đặt vấn đề (lý do tại sao lại lựa chọn trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu theo quy mô trang trại) II. Mục tiêu III. Nội dung Bước 1: Xác định tình hình sử dụng đất đai của cơ sở sản xuất (hoặc trang trại) Bảng 1.2.41. Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai của cơ sở sản xuất (hoặc trang trại). TT Loại đất Đơn vị Số Hình thức Hiện Hướng tính lượng sử dụng trạng sử sản xuất dụng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Đất mùn m2 18.000 Đất sản xuất Vườn tạp Trồng xạ đen 2 Đất thịt m2 15.000 Đất sản xuất Trồng lúa Trồng giảo cổ lam 3 Đất cát m2 15.000 Đất sản xuất Hoa mầu Trồng diệp hạ châu
  51. 50 Cộng 48.000 Bước 2. Kế hoạch làm đất Bảng 1.2.42. Tổng hợp kế hoạch làm đất T Loài Diện Thời gian Yêu Quy Khối Công Số T cây tích cầu trình lượng cụ công trồng làm kỹ làm công việc lao lao đất thuật đất động động (m2) 1 Xạ 18.000 Từ tháng Phát Chuẩn Phát dọn Dao 55 đen 11, dọn bị đất thực bì; phát, 12/2013 thực trước cuốc hố; cuốc đến tháng bì, khi vận 01/2014 cuốc trồng chuyển hố 03 phân và kích tháng lấp hố thước 30x30 x30cm 2 Giảo 15.000 Từ Cày Chuẩn Cầy bừa Cày, 27 cổ 15/3/2014 bừa bị đất 15.000m2; bừa lam kỹ, trước lên luống làm khi sạch trồng cỏ dại; từ 10 bón đến lót 15 ngày 3 Diệp 15.000 Từ Cày Chuẩn Cầy bừa Cày, 27 hạ 15/01/2014 bừa bị đất 15.000m2; bừa châu kỹ, trước lên luống làm khi sạch trồng cỏ dại; từ 10 bón đến lót 15 ngày Cộng 109
  52. 51 Bước 3: Kế hoạch giống cây trồng Bảng 1.2.43. Tổng hợp kế hoạch giống cây trồng Số lượng giống kế hoạch Diện Mật Số Dự Tổng Yêu Tiêu Thời Nguồn T Giống tích độ lượng phòng số cầu chuẩn gian giống T cây gieo gieo cây cây chất kỹ sử cung trồng trồng trồng con Tỷ Số cần lượng thuật dụng cấp cần lệ cây % 1 Xạ 1,8h 2.50 4.50 1 45 4.95 Sinh Cây Từ Công đen a 0 0 cây 0 0 0 trưởn hom 3,5 – ty cây g tốt, Hvn 6 giống khôn = 25- thán g sâu 30 g bệnh cm 2 Giảo 1,5h 2.00 3.00 1 30 3.30 Sinh Cây Từ Vườn cổ a 0 0 cây 0 0 0 trưởn hom 3 - 6 ươm lam cây g tốt, Hvn thán cây khôn = 20 - g giống g sâu 25 của bệnh cm vùng hoặc gia đình 3 Diệp 1,5h 330. 495. 1 49. 544. Sinh Cây Từ Hạt hạ a 000 000 0 50 500 trưởn giống 20- giống châu cây cây 0 g tốt, Hvn 25 mua khôn = 8- ngày tại g sâu 10 tuổi công bệnh cm ty hoặc thu gom tự nhiên
  53. 52 Bước 4. Kế hoạch phân bón Bảng 1.2.44. Tổng hợp kế hoạch phân bón Loại phân Phân bón Diện Phân Đạm hữu Phân Phân Vôi tích chuồng TT U rê cơ vi kaly lân bột gieo hoai mục (kg) sinh (kg) (kg) (kg) trồng (kg) Cây trồng (kg) 1 Xạ đen 1,8ha 180 0 108 270 45.000 0 2 Giảo cổ lam 1,5ha 600 0 300 450 22.500 375 3 Diệp hạ châu 1,5ha 150 1.500 0 450 22.500 0 Cộng 1,8ha 930 1.500 408 1.170 90.000 375 Bước 5. Kế hoạch trồng cây Bảng 1.2.45. Tổng hợp kế hoạch trồng cây Số cây Loài Tiêu Phương Thời vụ Mật độ giống dự TT cây chuẩn cây thức trồng trồng trồng (ha) phòng trồng giống (ha) 1 Xạ đen Cây sinh Thuần loài Tháng 2, 2.500 cây 250 cây trưởng tốt, 3 không sâu bệnh, cao từ 25 – 30 cm 2 Giảo Cây sinh Thuần loài Tháng 2 2.000 cây 200 cây cổ lam trưởng tốt, không sâu bệnh, cao từ 20 – 25 cm 3 Diệp Cây sinh Thuần loài - Miền 330.000 33.000 hạ trưởng tốt, Bắc: từ cây cây châu không sâu tháng 4 bệnh, cao đến từ 8-10 cm tháng 10 - Miền
  54. 53 Nam, miền trung trồng quanh năm Cộng 334.500 cây 33.450 cây Bước 6. Kế hoạch chăm sóc Bảng 1.2.46. Tổng hợp kế hoạch chăm sóc Số lần Loài cây Thời gian Công việc TT chăm Ghi chú trồng chăm sóc chăm sóc sóc/năm 1 Xạ đen - Năm 1: -Lần 1: sau -Lần 1: làm - Làm cỏ vun gốc chăm sóc khi trồng cỏ, vun gốc, theo hố 3 lần 01 tháng; trồng dặm -Lần 2: sau -Lần 2: phát - Phát dây leo, làm khi trồng 4 dây leo, làm cỏ, vun gốc đường - 5 tháng; cỏ, vun gốc kính từ 0,8 -1m -Lần 3: sau -Lần 3: phát - Phát dây leo, cây khi trồng dây leo, cây bụi, làm cỏ đường 8-9 tháng bụi, làm cỏ kính từ 0,8 -1m -Năm -Lần 1: vụ - Phát những - Phát dây leo, cây 2,3,4,5: xuân cây lấn át bụi, làm cỏ, xới chăm sóc -Lần 2: vụ cây xạ đen; đất đường kính từ 2 lần thu - Làm cỏ, 0,8 -1m; xới đất; - Bón phân theo - Bón phân: hình chiếu tán cây; + Hữu cơ - Từ năm tứ 2 bắt hoai mục đầu thu hoạch: (vụ xuân). chọn cành tăm, cành phá tán, cắt + Phân vô tạo tán và lối đi. cơ (vụ thu) -Năm - Mỗi năm - Phát dây - Chăm sóc kết 6,7,8,9,10: chăm sóc 1 leo, cây bụi; hợp tạo tán, tạo lối chăm sóc lần vào vụ - Làm cỏ, đi và thu hoạch 1lần xuân hoặc xới đất, bón sản phẩm.
  55. 54 Số lần Loài cây Thời gian Công việc TT chăm Ghi chú trồng chăm sóc chăm sóc sóc/năm vụ thu phân; 2 Giảo cổ Cây trồng - Lần 1: - Làm cỏ, - Thường xuyên lam tháng 2 sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 20 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 2: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 40 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 3: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 60 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 4: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 80 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 5: - Làm cỏ, - Thường xuyên sau trồng tưới nước, làm sạch cỏ dại. 100 ngày thoát nước; - Bón thúc đạm (N), kali (K); - Lần 6: - Làm cỏ, - Thời gian sinh sau trồng tưới nước, trưởng của cây là 120 ngày thoát nước; 160 ngày, do vậy
  56. 55 Số lần Loài cây Thời gian Công việc TT chăm Ghi chú trồng chăm sóc chăm sóc sóc/năm - Bón thúc lần bón phân cuối đạm (N), cùng cần tính toán kali (K); để đảm bảo thời gian cách ly, tránh nguy cơ thừa đạm vô cơ trong dược liệu. - Thu hoạch 2 vụ/năm (tháng 5 và tháng 8, 9); - Cây lụi khi quả chín vào tháng 11, 12; 3 Diệp hạ - Cây - Lần 1: - Làm cỏ, - Bón phân đều châu trồng sau trồng 5 thoát nước; trên diện tích tháng 4. - 7 ngày. - Bón phân trồng diệp hạ đạm kết hợp châu; với phân vi sinh. - Lần 2: - Làm cỏ, - Bón phân đều sau trồng thoát nước; trên diện tích 15 - 20 - Bón phân trồng diệp hạ ngày. NPK kết châu; hợp với phân vi sinh. - Lần 3: - Làm cỏ, - Bón phân đều sau trồng thoát nước; trên diện tích 30 ngày. - Bón thêm trồng diệp hạ một đợt châu; phân bón lá. - Lần 4: - Theo dõi - Thực hiện tốt chế sau khi tình hình độ luân canh cây trồng 45 sinh trưởng trồng (trồng cây ngày của cây để họ đậu để cải tạo bổ sung bón đất hoặc trồng lúa thêm phân nước nhằm hạn
  57. 56 Số lần Loài cây Thời gian Công việc TT chăm Ghi chú trồng chăm sóc chăm sóc sóc/năm NPK. chế nấm bệnh trong đất). Bước 7. Kế hoạch bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại Bảng 1.2.47. Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại Loài Biện pháp phòng trừ Sâu, bệnh Thời TT cây Ghi chú hại gian trồng Phòng Trừ 1 Xạ đen - Sâu xanh - Bảo - Phương - Dùng bả - Phòng là vằn; sâu vệ, thức trồng độc; chính; đục thân; phòng hợp lý; - Dùng chế -Trừ sớm, sâu ăn lá, trừ sâu - Phát dây phẩm sinh kịp thời, ngọn bệnh leo, cây học không triệt để; hại bụi, làm cỏ độc hại; - Sử dụng ngay quang gốc; sau khi - Bẫy, bắt thuốc trồng - Cắt tỉa giết; phòng trừ tạo tán không có thông hại cho sức thoáng cho khỏe con cây trồng người - Bảo vệ trâu, bò, lửa rừng, người phá hại và các loại hóa chất độc hại. 2 Giảo cổ - Sâu ban - Bảo - Thu - Dùng tay - Phòng là lam miêu gây vệ, hoạch bắt; chính; hại từ phòng dược liệu -Trừ sớm, tháng 6 đến trừ sâu trước đợt kịp thời, giữa tháng bệnh xuất hiện triệt để; 7; hại của sâu; ngay - Sử dụng - Kiểm tra, thuốc sau khi theo dõi trồng phòng trừ thường không có xuyên; hại cho sức
  58. 57 Loài Biện pháp phòng trừ Sâu, bệnh Thời TT cây Ghi chú hại gian trồng Phòng Trừ khỏe con người - Bảo vệ trâu, bò, lửa rừng, người phá hại và các loại hóa chất độc hại. 3 Diệp hạ - Sâu hại: - Bảo - Cầy bừa - Dùng bả - Phòng là châu sâu đo, sâu vệ, kỹ, phơi ải độc; chính; róm, sâu phòng đất diệt - Dùng chế -Trừ sớm, ban trừ sâu chứng phẩm sinh kịp thời, miêu (sâu bệnh nhộng; học không triệt để; phá hại chủ hại - Thực độc hại; - Sử dụng yếu vào ngay hiện chế giai đoạn sau khi - Bẫy, bắt thuốc độ luân giết; phòng trừ cây còn trồng canh cây nhỏ); không có trồng; hại cho sức - Bệnh hại: - Tránh khỏe con bệnh lở cổ ngập người rễ, bệnh úng ; phấn trắng, - Bảo vệ khô thân - Làm đất, trâu, bò, lửa (bệnh xuất bón lót rừng, người hiện sau phân hữu phá hại và khi trồng 1 cơ hoai các loại hóa - 1,2 tháng) mục ; chất độc - Kiểm tra, hại. theo dõi thường xuyên tình hình sâu bệnh xuất hiện ; Bước 8. Kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bảng 1.2.48. Tổng hợp kế hoạch thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm
  59. 58 Thu hái TT Loài cây Thời Kỹ thuật Sơ chế Bảo quản Dụng cụ gian thu hái 1 Xạ đen Từ 2 - Kéo, - Thu hái - Sau khi - Dược liệu tháng dao, cưa lúc nắng thu khô được đến 2,5 cắt cành; ráo; hoạch về đóng vào tải tháng thu không tách nilon (trong hái một thu hái riêng bao nilon, lần vào lúc thân và ngoài bao trời mưa; lá; tải), để nơi độ ẩm - Cắ thân khô mát, không thành tránh ẩm khí cao. những lát mốc. - Thu hái mỏng; cành tăm, - Tiến cành già, hành cành phá phơi khô tán. hoặc sấy - Thu hái khô thân, kết hợp lá tạo tán cho cây. 2 Giảo cổ - Thu hái - Dao - Thu hái - Cây thu - Dược liệu lam 2 con, lúc nắng hái về, khô được vụ/năm: niềm, ráo; rửa đóng vào tải + Vụ kéo không nhanh nilon (trong xuân: chuyên thu hái bằng bao nilon, tháng 4,5 dụng; vào lúc nước ngoài bao trời mưa; sạch, loại tải), để nơi + Vụ thu: độ ẩm bỏ đất khô mát, tháng 8,9 không cát, tạp tránh ẩm khí cao. vật, để mốc. - Thu hái ráo nước. toàn cây - Cắt chỉ để lại (băm) phần gốc thành cách mặt từng đất đoạn độ khoảng dài từ 2- 20-30cm. 3cm, phơi khô
  60. 59 Thu hái TT Loài cây Thời Kỹ thuật Sơ chế Bảo quản Dụng cụ gian thu hái hoặc sấy khô. 3 Diệp hạ - Thu hái - Gang - Thu hái - Cây thu - Dược liệu châu quanh tay. lúc nắng hái về, khô được năm ráo; rửa đóng vào tải nhưng tốt không nhanh nilon (trong nhất vào thu hái bằng bao nilon, mùa hè. vào lúc nước ngoài bao trời mưa; sạch, loại tải), để nơi độ ẩm bỏ đất khô mát, không cát, tạp tránh ẩm khí cao. vật, để mốc. - Thu hái ráo nước. nhổ cả - Cắt cây (lá, (băm) thân, rễ). thành từng đoạn độ dài từ 2- 3cm, phơi khô hoặc sấy khô Bước 9. Kế hoạch chi phí sản xuất Bảng 1.2.49. Tổng hợp chi phí sản xuất Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng 1 Giống cây 22.050.000 trồng - Xạ đen 1,8 4.950 3.000 14.850.000 Cây ha - Giảo cổ lam 1,5ha Cây 3.300 1.500 4.950.000
  61. 60 Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 4,5 500.000 2.250.000 544 .50 0 cây 2 Phân bón 48.962.000 2.1 Phân đạm (N) 9.300.000 - Xạ đen 1,8 180 10.000 1.800.000 Kg ha - Giảo cổ lam 1,5ha Kg 600 10.000 6.000.000 - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 150 10.000 1.500.000 2.2 Phân lân (P) 4.095.000 - Xạ đen 1,8 270 3.500 945.000 Kg ha - Giảo cổ lam 1,5ha Kg 450 3.500 1.575.000 - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 450 3.500 1.575.000 2.3 Phân kali (K) 4.692.000 - Xạ đen 1,8 108 11.500 1.242.000 Kg ha - Giảo cổ lam 1,5ha Kg 300 11.500 3.450.000 - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 0 0 0 2.4 Phân hữu cơ, 27.000.000 phân xanh hoai mục - Xạ đen 1,8 Kg 45.00 300 13.500.000 ha 0 - Giảo cổ lam 1,5ha Kg 22.50 300 6.750.000 0
  62. 61 Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 22.50 300 6.750.000 0 2.5 Phân hữu cơ vi 2.000.000 sinh - Xạ đen 1,8 Kg 0 0 0 ha - Giảo cổ lam 1,5ha Kg 0 0 0 - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 1.000 2.000 2.000.000 2.6 Vôi bột 1.875.000 - Xạ đen 1,8 Kg 0 0 0 ha - Giảo cổ lam 1,5ha Kg 375 5.000 1.875.000 - Diệp hạ châu 1,5ha Kg 0 0 0 3 Thuốc bảo vệ 520.000 thực vật - Xạ đen 1,8 Lọ 10 20.000 200.000 ha - Giảo cổ lam 1,5ha Lọ 08 20.000 160.000 - Diệp hạ châu 1,5ha Lọ 08 20.000 160.000 4 Dụng cụ, công 2.450.000 cụ - Dao phát Con 15 12.000 180.000 - Cuốc bàn Con 15 15.000 225.000 - Kéo cắt cằnh Con 15 20.000 300.000 - Dao tay Con 05 30.000 150.000
  63. 62 Diện Đơn Thành Nội dung công tích Số Giá trị Ghi TT vị tiền việc gieo lượng (đồng) chú tính (đồng) trồng - Cưa cắt cành Con 05 40.000 200.000 - Rũa, đá mài Bộ 15 50.000 100.000 - Quang, sọt Bộ 05 50.000 250.000 - Dao cắt lát Con 05 200.000 1.000.000 - Gang tay Đôi 15 3.000 45.000 5 Máy móc 36.000.000 - Máy cày, bừa 01 21.000.0 21.000.000 Chiếc 00 - Thùng kéo 01 3.000.00 3.000.000 Chiếc 0 - Máy sấy 01 12.000.0 12.000.000 Chiếc 00 6 Nhà xưởng 60.000.000 - Kho chứa sản m2 50 1.200.00 60.000.000 phẩm 0 7 Chi khác 10.400.000 - Thuế, thủy lợi 12 200.000 2.400.000 Năm tháng - Điện, nước 12 500.000 6.000.000 Năm tháng - Điện thoại liên 12 200.000 2.400.000 Năm hệ tháng - Dự phòng 19.618.000 Cộng 200.000.00 0
  64. 63 Bước 10. Kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu vốn cho sản xuất là: 200.000.000đồng - Trong đó: + Gia đình cân đối có: 120.000.000đồng + Vay người thân: 20.000.000đồng + Vay ngân hàng: 60.000.000đồng Bảng 1.2.50. Tổng hợp kế hoạch vốn sản xuất Tổng nhu cầu Trong đó cân đối TT vốn sản xuất Vốn tự có Vay ngân hàng Vay người khác (đồng) 1 200.000.000 120.000.000 60.000.000 20.000.000 Cộng 200.000.000 120.000.000 60.000.000 20.000.000 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1. Ý nghĩa của kế hoạch sản xuất. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Đáp ứng được nhu cầu của thị trường b. Phát huy hết tiềm năng nguồn lực trong sản xuất kinh doanh c. Là căn cứ để điều hành quá trình sản xuất kinh doanh d. Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá các hoạt động, tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu trong sản xuất kinh doanh e. Tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận cao và tránh được các rủi ro f. Đáp án đúng là đáp án a, b và c. g. Tất cả các đáp án trên. Câu 2. Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp. a. Kế hoạch ngắn hạn tuần, tháng, năm b. Kế hoạch ngắn hạn từ 1 – 2 năm c. Kế hoạch ngắn hạn từ 2 – 3 năm
  65. 64 Câu 3. Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp. a. Kế hoạch dài hạn 1 năm b. Kế hoạch dài hạn từ 1 - 2 năm c. Kế hoạch dài hạn từ 3 – 4 năm Câu 4. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Nhu cầu thị trường b. Điều kiện tự nhiên c. Điều kiện của cơ sở sản xuất d. Quy mô sản xuất e. Lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý f. Tất cả các đáp án trên Câu 5. Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp. a. Lập kế hoạch sản xuất gồm 5 bước b. Lập kế hoạch sản xuất gồm 7 bước c. Lập kế hoạch sản xuất gồm 9 bước d. Lập kế hoạch sản xuất gồm 10 bước 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.2.1 Thực hiện công việc: lập kế hoạch sản xuất xạ đen phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương và nhu cầu thực tế của thị trường. 2.2. Bài thực hành số 1.2.2 Thực hiện công việc: lập kế hoạch sản xuất giảo cổ lam phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương và nhu cầu thực tế của thị trường. 2.3. Bài thực hành số 1.2.3 Thực hiện công việc: lập kế hoạch sản xuất diệp hạ châu phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương và nhu cầu thực tế của thị trường. 2.4. Bài thực hành số 1.2.4
  66. 65 Thực hiện công việc: lập kế hoạch sản xuất xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu theo quy mô trang trại. C. Ghi nhớ - Kế hoạch ngắn hạn: ngày, tuần, tháng, năm - Kế hoạch dài hạn: thường từ 4 - 5 năm hoặc 10 -15 năm - Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất: + Nhu cầu thị trường + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện của cơ sở sản xuất + Quy mô sản xuất + Lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý - Lập kế hoạch sản xuất gồm 10 bước
  67. 66 BÀI 3: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT Mục tiêu: - Trình bày được các loại chi phí, cách tính chi phí, giá thành sản phẩm, biện pháp hạ giá thành và hiệu quả sản xuất; - Thực hiện được cách tính các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất; - Nghiêm túc, trung thực, chính xác trong tính toán. A. Nội dung 1. Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. 1.2. Các loại chi phí sản xuất Các loại chi phí mà các cơ sở sản xuất (hoặc hộ gia đình) đầu tư vào sản xuất kinh doanh là rất khác nhau. Để tính toán được thuận lợi, dễ thực hiện thì nhiệm vụ đầu tiên của việc tính hiệu quả sản xuất kinh doanh là phân loại được các chi phí. 1.2.1. Chi phí sản xuất theo quy mô hộ gia đình - Chi phí máy móc, dụng cụ, công cụ phân bố giá trị của nó theo thời gian và cho từng sản phẩm (gọi là chi phí cố định). - Chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng vào sản phẩm nào tính cho sản phẩm đó (gọi là chi phí biến đổi). - Chi phí thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng (gọi là chi phí khác) 1.2.2. Chi phí sản xuất theo quy mô trang trại (trang trại cổ phần) - Chi phí máy móc, dụng cụ, công cụ phân bố giá trị của nó theo thời gian và cho từng sản phảm (gọi chung là chi phí cố định). - Chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng vào sản phẩm nào tính cho sản phẩm đó (gọi chung là chi phí biến đổi). - Chi phí nhân công bao gồm tất cả các công lao động của cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất tính theo giá thị trường, theo giá từng địa phương. - Chi phí thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng (gọi chung là chi phí khác). 1.3. Cách tính chi phí sản xuất 1.3.1. Chi phí khấu hao Là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh;
  68. 67 - Chi phí khấu hao thường phụ thuộc theo thời gian. Thời gian sử dụng càng dài thì chi phí khấu hao càng lớn. - Công thức tính khấu hao: Ck = Gbđ/T Trong đó: + Ck : Chi phí khấu hao (đồng/năm) + Gbđ : Giá trị ban đầu của tài sản (đồng) + T: Tổng số năm sử dụng của tài sản (năm) *Ví dụ: Trang trại Ông Hoàng Văn A có diện tích đất sản xuất 4,8ha (48.000m2) để trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. Gia đình đầu tư mua máy móc và xây dựng nhà xưởng với chi phí ban đầu là 96.000.000đồng. Máy móc, nhà xưởng trang trại sử dụng trong 20 năm. Như vậy, chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng trong 01 năm là: Ck = Gbđ/T = 96.000.000đồng/20 năm = 4.800.000đồng/năm 1.3.2. Chi phí sản xuất kinh doanh Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. - Công thức tính chi phí (SXKD): Csxkd = Ck + Cc Trong đó: + Csxkd: chi phí sản xuất kinh doanh + Ck: chi phí khấu hao + Cc: các khoản chi *Ví dụ: Để trồng 1,8ha xạ đen, 1,5ha giảo cổ lam, 1,5ha diệp hạ châu trang trại Ông Hoàng Văn A phải bỏ ra 120.350.000đồng (trong đó: chi phí nhân công 109 công x 150.000đồng = 16.350.000đồng, các khoản chi sản xuất 104.000.000đồng) và 4.800.000đồng chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng (tính cho 1 năm). Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là: Csxkd = Ck + Cc = 4.800.000đồng + 120.350.000đồng = 125.150.000đồng 2. Giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất, biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm. 2.2. Cách tính giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra một đơn vị sản phẩm.
  69. 68 - Công thức tính giá thành sản phẩm: GTsp = Csxkd/Ssp Trong đó: + GTsp: Giá thành một đơn vị sản phẩm + Csxkd: Chi phí sản xuất kinh doanh + Ssp: Số sản phẩm được sản xuất *Ví dụ: Trang trại Ông Hoàng Văn A có diện tích đất sản xuất 4,8ha (48.000m2) để trồng xạ đen 1,8ha, giảo cổ lam 1,5ha, diệp hạ châu 1,5ha. Sau một năm trang trại thu được 12.300kg dược liệu khô (trong đó xạ đen 2.000kg x 1,8ha = 3.600kg dược liệu khô; giảo cổ lam 2.800kg x 1,5ha = 4.200kg dược liệu khô; diệp hạ châu 3.000kg x 1,5ha = 4.500kg dược liệu khô) và phải bỏ ra 120.350.000đồng (trong đó: chi phí nhân công 109 công x 150.000đồng = 16.350.000đồng, các khoản chi sản xuất 104.000.000đồng) và 4.800.000đồng chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng (tính cho 1 năm). Như vậy, giá thành sản phẩm là: GTsp = Csxkd/Ssp = (120.350.000đồng + 4.800.000đồng)/12.300kg = 10.175đồng/kg dược liệu khô. 2.3. Hạ giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm vừa là mục tiêu và lại vừa là động lực của các nhà sản xuất vì có hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận do sản xuất mới tăng, phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Xuất phát từ mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận, các cơ sở sản xuất muốn có lợi nhuận cao phải tăng năng suất, sản lượng, tiết kiệm vật tư, giảm chi phí sản xuất. Muốn vậy các nhà sản xuất cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau: - Không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng bằng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mạnh dạn đưa công nghệ mới vào sản xuất. - Sử dụng có hiệu quả chi phí cố định, giảm mức chi phí cố định cho đơn vị sản phẩm. - Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các chi phí biến đổi, xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu. 3. Tính hiệu quả sản xuất 3.1. Xác định doanh thu 3.1.1. Khái niệm Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Như vậy, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra trên thị trường.
  70. 69 3.1.2. Tính doanh thu - Công thức tính doanh thu: DT = GBsp x Ssp Trong đó: + DT: Doanh thu + GBsp: Giá bán một sản phẩm + Ssp: Số lượng sản phẩm bán ra *Ví dụ: Trang trại Ông Hoàng Văn A có diện tích đất sản xuất 4,8ha (48.000m2) để trồng xạ đen 1,8ha, giảo cổ lam 1,5ha, diệp hạ châu 1,5ha. Sau một năm trang trại thu được 12.300kg dược liệu khô (trong đó xạ đen 2.000kg x 1,8ha = 3.600kg dược liệu khô; giảo cổ lam 2.800kg x 1,5ha = 4.200kg dược liệu khô; diệp hạ châu 3.000kg x 1,5ha = 4.500kg dược liệu khô) với giá bán bình quân là 80.000đồng/kg dược liệu khô. Như vậy doanh thu là: DT = GBsp x Ssp = 120.000 đồng x 12.300kg = 984.000.000đồng 3.2. Xác định lợi nhuận 3.2.1. Khái niệm Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh 3.2.2. Tính lợi nhuận - Công thức tính lợi nhuận (lãi): LN = DT - Csxkd Trong đó: + LN: Lợi nhuận + DT: Doanh thu + Csxkd: Chi phí sản xuất kinh doanh * Ví dụ: Trang trại Ông Hoàng Văn A có diện tích đất sản xuất 4,8ha (48.000m2) để trồng xạ đen 1,8ha, giảo cổ lam 1,5ha, diệp hạ châu 1,5ha. Sau một năm trang trại thu được 984.000.000đồng và chi phí sản xuất kinh doanh hết 125.150.000đồng. Như vậy, lợi nhuận từ trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu sau 1 năm là: LN = DT – Csxkd = 984.000.000đ – 125.150.000đ = 858.850.000đồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1. Chi phí sản xuất. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau:
  71. 70 a. Chi phí cố định: máy móc, dụng cụ, công cụ phân bố giá trị của nó theo thời gian và cho từng sản phẩm. b. Chi phí biến đổi: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng vào sản phẩm nào tính cho sản phẩm đó. c. Chi phí khác: thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng. d. Cả ba đáp án trên. Câu 2. Chi phí khấu hao. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Chi phí khấu hao thường phụ thuộc theo thời gian b. Thời gian sử dụng càng dài thì chi phí khấu hao càng lớn. c. Cả hai đáp án trên. Câu 3. Hạ giá thành sản phẩm. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu trả lời sau: a. Không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng bằng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mạnh dạn đưa công nghệ mới vào sản xuất. b. Sử dụng có hiệu quả chi phí cố định, giảm mức chi phí cố định cho đơn vị sản phẩm. c. Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các chi phí biến đổi, xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu. d. Cả ba đáp án trên. 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.3.1 Thực hiện công việc: xây dựng chi phí sản xuất xạ đen theo quy mô hộ gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình. 2.2. Bài thực hành số 1.3.2 Thực hiện công việc: xây dựng chi phí sản xuất giảo cổ lam theo quy mô hộ gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình. 2.3. Bài thực hành số 1.3.3 Thực hiện công việc: xây dựng chi phí sản xuất diệp hạ châu theo quy mô hộ gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình. 2.4. Bài thực hành số 1.3.4 Thực hiện công việc: xây dựng chi phí sản xuất xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu theo quy mô trang trại.
  72. 71 2.5. Bài thực hành số 1.3.5 Thực hiện công việc: tính hiệu quả sản xuất xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu theo quy mô trang trại. C. Ghi nhớ - Công thức tính khấu hao: Ck = Gbđ/T - Công thức tính chi phí (SXKD): Csxkd = Ck + Cc - Công thức tính giá thành sản phẩm: GTsp = Csxkd/Ssp - Công thức tính doanh thu: DT = GBsp x Ssp - Công thức tính lợi nhuận (lãi): LN = DT - Csxkd
  73. 72 BÀI 4: TIÊU THỤ SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU Mục tiêu: - Trình bày được các dạng dược liệu, bao bì đóng gói, giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và hợp đồng mua bán sản phẩm dược liệu xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; - Lựa chọn được phương pháp giới thiệu và bán sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu hiệu quả, phù hợp với khách hàng, thị trường; - Có ý thức, trách nhiệm, nhạy bén, linh hoạt trong giới thiệu và bán sản phẩm. A. Nội dung 1. Các dạng dược liệu qua sơ chế 1.1. Xạ đen Bộ phận làm thuốc của cây xạ đen: rễ, thân, lá. Hình 1.4.1. Cây xạ đen 1.1.1. Dạng dược liệu tươi Lá, thân, rễ ngay sau khi thu hái xong được sàng lọc và phân loại để bán hoặc đem chế biến. 1.1.2. Dạng dược liệu khô - Lá xạ đen đem phơi khô hoặc sấy khô. + Sản phẩm dược liệu lá khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong túi nilon có trọng lượng 1kg hoặc 2kg (kèm theo nhãn mác, trọng lượng và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). + Sản phẩm dược liệu lá khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong bao nilon, ngoài bao tải theo đơn đặt hàng có trọng lượng từ 8- 10kg/bao. Hình 1.4.2. Lá xạ đen sấy khô
  74. 73 - Thân, rễ xạ đen đem cắt thành từng lát phơi khô hoặc sấy khô. Hình 1.4.3. Thân xạ đen phơi khô + Sản phẩm dược liệu thân, rễ khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong túi nilon có trọng lượng 1kg hoặc 2kg (kèm theo nhãn mác, trọng lượng và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). + Sản phẩm dược liệu thân, rễ khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong bao nilon, ngoài bao tải theo đơn đặt hàng có trọng lượng từ 20 - 25kg/bao. Hình 1.4.4. Thân, lá xạ đen khô đóng gói 1.2. Giảo cổ lam Bộ phận làm thuốc của cây xạ đen: thân, lá. Hình 1.4.5. Cây giảo cổ lam
  75. 74 1.2.1. Dạng dược liệu tươi Thân cây giảo cổ lam ngay sau khi thu hái xong được sàng lọc loại bỏ cỏ dại, tạp vật, rửa sạch để ráo nước để bán dạng cây tươi hoặc đem chế biến. 1.2.2. Dạng dược liệu khô - Thân cây giảo cổ lam đem cắt thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm đem phơi khô hoặc sấy khô. Hình 1.4.6. Giảo cổ lam phơi khô + Sản phẩm dược liệu khô đạt tiêu chuẩn được đóng trong túi nilon có trọng lượng 1kg hoặc 2kg (kèm theo nhãn mác, trọng lượng và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). + Sản phẩm dược liệu khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong bao nilon, ngoài bao tải theo đơn đặt hàng có trọng lượng từ 8 – 10kg/bao. Hình 1.4.7. Giảo cổ lam khô đóng gói 1.3. Diệp hạ châu Bộ phận làm thuốc của cây diệp hạ châu: rễ, thân, lá. Hình 1.4.8. Cây diệp hạ châu
  76. 75 1.3.1. Dạng dược liệu tươi Cây diệp hạ châu ngay sau khi thu hoạch được sàng lọc loại bỏ cỏ dại, tạp vật, rửa sạch để ráo nước để bán dạng cây tươi hoặc đem chế biến. 1.3.2. Dạng dược liệu khô - Cây diệp hạ châu đem cắt thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm đem phơi khô hoặc sấy khô. + Sản phẩm dược liệu diệp hạ châu khô đạt tiêu chuẩn được đóng trong túi nilon có trọng lượng 1kg hoặc 2kg (kèm theo nhãn mác, trọng lượng và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). + Sản phẩm dược liệu diệp hạ châu khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong bao nilon, ngoài bao tải theo đơn đặt hàng có trọng lượng từ 10 – 15kg/bao. Hình 1.4.9. Diệp hạ châu khô đóng gói 1kg 2. Các dạng dược liệu đã qua chế biến 2.1. Xạ đen 2.1.1. Dạng trà - Lá, thân, rễ xạ đen khô đạt tiêu chuẩn sử dụng để hãm nước uống như dạng pha trà. - Sản phẩm xạ đen khô đạt tiêu chuẩn đem xay thô, đóng gói nhỏ dạng trà túi lọc và được đóng gói theo qui định (trên bao bì ghi rõ nhãn mác, trọng lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). Hình 1.4.10. Trà tam thất xạ đen
  77. 76 2.1.2. Dạng cao Lá, thân, rễ xạ đen cắt (băm), phơi khô hoặc sấy khô, xay thô, đổ ngập nước đun 03 lần, mỗi lần 3 - 4 giờ, rút dịch, gộp dịch, lắng đọng, cô dịch, cao dược liệu loãng, cô cách thủy ta được cao đặc. Hình 1.4.11. Cao đặc xạ đen 2.1.3. Dạng viên Lá, thân, rễ xạ đen cắt (băm), phơi khô hoặc sấy khô, xay thô, đổ ngập nước đun 03 lần, mỗi lần 3 - 4 giờ, rút dịch, gộp dịch, lắng đọng, cô cách thủy ta được cao đặc tinh chế dạng viên nén. 2.2. Giảo cổ lam 2.2.1. Dạng trà - Thân cây giảo cổ lam cắt (băm) thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm, phơi khô hoặc sấy khô đạt tiêu chuẩn và đem sử dụng để hãm nước uống như dạng trà. - Sản phẩm giảo cổ lam khô đạt tiêu chuẩn đem xay thô, đóng gói nhỏ dạng trà túi lọc và được đóng gói theo qui định (trên bao bì ghi rõ nhãn mác, trọng lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). Hình 1.4.12. Trà giảo cổ lam
  78. 77 2.2.2. Dạng cao Thân cây giảo cổ lam được cắt (băm) thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm, phơi khô hoặc sấy khô, xay thô, đổ ngập nước đun 03 lần, mỗi lần 3 - 4 giờ, rút dịch, gộp dịch, lắng đọng, cô dịch, cao dược liệu loãng, cô cách thủy ta được cao đặc. 2.2.3. Dạng viên - Thân cây giảo cổ lam được cắt (băm) thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm, phơi khô hoặc sấy khô, xay thô, đổ ngập nước đun 03 lần, mỗi lần 3 - 4 giờ, rút dịch, gộp dịch, lắng đọng, cô dịch, cao dược liệu loãng, cô cách thủy ta được cao đặc, tinh chế dạng viên nén. Hình 1.4.13. Viên uống giảo cổ lam 2.3. Diệp hạ châu 2.3.1. Dạng trà - Cây diệp hạ châu cắt (băm) thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm, phơi khô hoặc sấy khô đạt tiêu chuẩn và đem sử dụng để hãm nước uống như dạng trà. - Sản phẩm diệp hạ châu dạng khô đạt tiêu chuẩn đem xay thô, đóng gói nhỏ dạng trà túi lọc và được đóng gói theo qui định (trên bao bì ghi rõ nhãn mác, trọng lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, chế biến). Hình 1.4.14. Trà diệp hạ châu
  79. 78 2.3.2. Dạng cao Thân cây diệp hạ châu được cắt (băm) thành từng đoạn dài từ 2 - 3cm, phơi khô hoặc sấy khô, xay thô, đổ ngập nước đun 03 lần, mỗi lần 3 – 4 giờ, rút dịch, gộp dịch, lắng đọng, cô dịch, cao dược liệu loãng, cô cách thủy ta được cao đặc. Hình 1.4.15. Cao đặc diệp hạ châu 2.3.3. Dạng viên Thân cây diệp hạ châu được cắt (băm) thành từng đoạn dài từ 2 – 3cm, phơi khô hoặc sấy khô, xay thô, đổ ngập nước đun 03 lần, mỗi lần 3 – 4 giờ, rút dịch, gộp dịch, lắng đọng, cô dịch, cao dược liệu loãng, cô cách thủy ta được cao đặc, tinh chế dạng viên nén. Hình 1.4.16. Dạng viên thuốc diệp hạ châu
  80. 79 3. Giới thiệu và bán sản phẩm 3.1. Bao bì đóng gói Bao bì đóng gói có công dụng nhất là để bảo vệ vật đựng bên trong, thông tin cho khách hàng về sản phẩm, đề nghị những cách thức sử dụng sản phẩm, quảng cáo thương hiệu sản phẩm. Do vậy khi sử dụng bao bì để đóng gói cần chú ý: - Chất liệu làm bao bì đóng gói phù hợp với sản phẩm - Hình dáng, mầu sắc, kích thước, độ bóng - Thông tin ghi trên bao bì cần đầy đủ, chính xác, khoa học - Hình ảnh in trên bao bì cần rõ nét, bắt mắt và lôi cuốn khách hàng để tạo hứng thú hoặc lợi ích bổ trợ cho khách hàng từ bao bì đóng gói. - Kênh hình, kênh chữ trên bao bì phù hợp - Quy cách đóng gói, mẫu mã ảnh hưởng đến giới thiệu, bán sản phẩm và giá cả. - Để bảo vệ sản phẩm các nhà sản xuất cần in trên bao bì đóng gói nhãn hiệu, bằng sáng chế, bản quyền sản phẩm, mã ngạch. - Những đặc thù riêng căn cứ vào loại sản phẩm Hình 1.4.17. Bao bì đóng gói 3.2. Giới thiệu sản phẩm 3.2.1. Trực tiếp - Cơ sở sản xuất cử người trực tiếp đến các khu vực đông dân cư, thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố hay thị trường mục tiêu để giới thiệu về sản phẩm. - Tổ chức họp báo: cơ sở sản xuất tổ chức mời một số nhà phân phối lớn trên thị trường, đại diện các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tổ chức các cuộc họp báo về sự xuất hiện của sản phẩm trên thị trường. - Tổ chức hội chợ: cơ sở sản xuất tự tổ chức hội chợ hoặc tham gia các hội chợ do các ngành chức năng, các địa phương tổ chức nhằm giới thiệu trực tiếp tới người tiêu dùng, các nhà phân phối các loại sản phẩm của mình. Ví dụ: hàng năm các huyện, tỉnh, thủ đô hoặc các Bộ tổ chức hội chợ nông, lâm, ngư và dược liệu, hàng thủ công mỹ nghệ để các cơ sở sản xuất
  81. 80 nông, lâm, ngư, dược liệu và các hộ gia đình, làng nghề giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa. + Ưu điểm: nếu thành công sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao bởi vì chính các cơ sở sản xuất, người tiêu dùng được chứng kiến và xem xét về các loại sản phẩm mà nhà sản xuất muốn giới thiệu. + Nhược điểm: tốn kém về chi phí cho công tác tổ chức, tập hợp đồng thời rủi ro cũng cao nếu không nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các nhà phân phối khác. Hình 1.4.18. Giới thiệu trà giảo cổ lam 3.2.2. Gián tiếp - Tờ rơi, áp phích quảng cáo: cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình, cửa hàng , tổ chức in ấn các tờ rơi hoặc áp phích lớn để giới thiệu về sản phẩm của mình với các nội dung sau: Hình 1.4.19. Giới thiệu xạ đen – cây thuốc
  82. 81 + Hình ảnh, tính ưu việt + Khả năng và cách thức cung cấp + Giá cả, chính sách ưu đãi + Địa chỉ của cơ sở sản xuất + Tờ rơi được cơ sở sản xuất hoặc hộ gia đình gửi trực tiếp tới người tiêu dùng hoặc các nhà phân phối khác. Áp phích được treo, dán ở những nơi công cộng, đông người, dễ nhìn để mọi người có thể đọc được. + Quảng cáo: cơ sở sản xuất hoặc hộ gia đình tổ chức quảng cáo trên tạp chí, sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet để giới thiệu về sản phẩm của mình. Hình 1.4.20. Quảng cáo trà xạ đen Hòa Bình Hình 1.4.21. Quảng cáo tác dụng của trà diệp hạ châu Ví dụ: trang Web ” Sản phẩm xạ đen” , khi vào trang này chúng ta có thể tìm hiểu được các thông tin về thị trường xạ đen, sản phẩm xạ đen, giá cả, các cơ sở sản xuất
  83. 82 Giới thiệu sản phẩm gián tiếp có những ưu, nhược điểm như sau: - Ưu điểm: ít tốn kém về chi phí, hiệu quả tác động tương đối cao do sản phẩm được giới thiệu một cách rộng rãi, trực quan, sinh động, nhiều người chú ý, gây hiệu quả mạnh, đến được nhiều đối tượng. - Nhược điểm: rủi ro khá cao nếu không nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các nhà phân phối khác. Một số địa phương chưa có mạng Internet, một số bộ phận lớn người dân chưa có thói quen sử dụng Internet, xem và nghe các chương trình quảng cáo trên ti vi, truyền thành 3.3. Bán sản phẩm 3.3.1. Bán cho người tiêu dùng - Bán qua cửa hàng, quầy hàng: + Khách hàng thường là người tiêu dùng trực tiếp. + Thích hợp với khách hàng có nhu cầu nhỏ, danh mục hàng hóa nhiều. + Chu kỳ tiêu dùng không ổn định. Hình 1.4.22. Bán qua cửa hàng, quầy hàng - Bán tận đơn vị tiêu dùng, bán tại nhà theo yêu cầu: + Khách hàng có thể là cá nhân hoặc đơn vị có nhu cầu tiêu dùng trực tiếp hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp thương mại + Tạo thuận lợi cho người mua + Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau giữa các người bán. 3.3.2. Bán cho người bán lẻ Người bán lẻ là người phân phôí hàng tới người tiêu dùng. Người bán lẻ thường có quy mô và hình thức hoạt động rất đa dạng. Ví dụ: hệ thống các siêu thị là các công ty bán lẻ, bán nhiều loại mặt hàng khác nhau và có số lượng lớn trong khi những người bán rong hặc các cửa hàng tạp phẩm chỉ bán một lượng hàng nhỏ, ít chủng loại và không có kho chứa hàng. 3.3.3. Bán cho người mua gom, chế biến Người mua gom là những thương nhân địa phương, có quy mô nhỏ, trực tiếp mua sản phẩm từ người sản xuất nhỏ, lẻ. Chức năng chính của họ là thu
  84. 83 mua các sản phẩm địa phương để bán cho những thương nhân lớn hơn và các cơ sở chế biến trong khu vực. Người thu mua thường có nguồn vốn hạn chế, buôn bán với số lượng nhỏ và sử dụng các phương tiện vận chuyển đơn giản như xe máy hoặc xe tải nhỏ. 3.3.4. Bán cho người bán buôn, chế biến Người bán buôn thường thu mua một lượng hàng lớn hơn so với người thu gom. Họ thuê hoặc sở hữu các phương tiện vận chuyển trung bình hoặc lớn. Họ cũng thường thuê hoặc sở hữu các kho chứa hàng. Nguồn cung ứng cho người bán buôn chủ yếu là những thương nhân vừa và nhỏ, nhưng đôi khi họ cũng mua hàng trực tiếp từ nông dân. Chức năng chính của người bán buôn là cung ứng hàng cho người bán lẻ tại các thị trấn, thị xã, thành phố. Nhiều người cũng cung cấp hàng cho nhà chế biến, người bán buôn lớn hơn bao gồm cả các công ty xuất khẩu. 4. Hợp đồng mua bán sản phẩm 4.1. Nội dung hợp đồng Khi thực hiện soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa thì nội dung của hợp đồng phải phản ánh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể (các bên tham gia hợp đồng) trong quan hệ mua bán. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm những điều khoản chủ yếu sau: 1/ Tên gọi của hàng hóa Trong điều khoản này, hàng hóa phải được ghi một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Nếu việc mua bán gồm nhiều sản phẩm khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của các sản phẩm đó, danh mục các loại sản phẩm này có thể được coi là phụ lục của hợp đồng. 2/ Số lượng hàng hóa Đây là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng bởi vì nó liên quan đến việc xác định rõ đối tượng của hợp đồng mua bán cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Số lượng của hàng hóa có thể xác định bởi một số liệu cụ thể hoặc có thể được qui định trong một giới hạn. Ví dụ: dược liệu xạ đen phơi khô, đóng túi có trọng lượng là 1kg. 3/ Chất lượng của hàng hóa Đây là điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa, là thỏa thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất lượng và cách thức kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Thông thường điều khoản này cần phải qui định cụ thể: - Thứ nhất: những yếu tố chủ yếu về quy cách, phẩm chất của hàng hóa và phương pháp xác định. - Thứ hai: nghĩa vụ của các bên trong việc xác định thời gian, địa điểm và cách thức kiểm tra chất lượng. Thông thường địa điểm kiểm tra chất lượng của sản phẩm do các bên thỏa thuận có tính đến tính chất của từng loại sản
  85. 84 phẩm và điều kiện giao sản phẩm. Sản phẩm có thể kiểm tra toàn bộ hay một phần theo xác suất tùy theo tính chất của sản phẩm. 4/ Thời gian, địa điểm giao nhận Việc qui định thời gian, địa điểm giao nhận sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng không những về mặt pháp lý mà còn trong khía cạnh thương mại và phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, bởi vì sản phẩm vận chuyển xa thì chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ lệ cao trong giá trị của sản phẩm. Việc qui định thời gian và địa điểm giao nhận sản phẩm do các bên thống nhất. 5/ Giá cả, phương thức vận chuyển Là điều khoản gắn liền với các điều khoản đối tượng hợp đồng. Giá trong hợp đồng thường được xác định dựa trên những căn cứ như đơn giá, điều kiện cơ sở tính giá, điều khoản bảo lưu về giá hàng hóa Việc ghi giá cả trong hợp đồng phải được qui định rõ, đúng và chính xác tránh các trường hợp bên mua đề nghị ghi giá thấp hoạch cao hơn. Nếu ghi giá thấp hơn giá thực tế sẽ dẫn đến việc thất thu thuế của Nhà nước (nếu có), ngược lại nếu ghi giá cao hơn giá thực tế thì dẫn đến bên mua sẽ hưởng một phần chênh lệch giá khi thanh toán với cơ quan, đơn vị. 6/ Phương thức thanh toán Là điều khoản qui định về phương thức và thời hạn thanh toán, điều khoản này cần phải qui định hết sức rõ ràng, chặt chẽ. Phương thức thanh toán trong hợp đồng phải ghi rõ trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán một lần hay nhiều lần, tỷ lệ thanh toán cho mỗi lần Thời hạn thanh toán phải được thỏa thuận và ghi rõ ngày giờ thanh toán hoặc khoảng thời gian thanh toán (từ ngày đến ngày ) để tránh bất lợi cho bên bán. Trong hợp đồng thời hạn thanh toán không bao giờ sử dụng từ ”sau”. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán sản phẩm dược liệu thô ”Xạ đen” giữa bên bán và bên mua thống nhất ghi trong hợp đồng là: bên mua thanh toán cho bên bán sau 5 ngày tính từ khi giao nhận sản phẩm. Rõ ràng thời hạn thanh toán được qui định không rõ ràng và hoàn toàn bất lợi cho người bán. Theo điều khoản này thì bên mua thanh toán cho bên bán sau 5 ngày giao nhận sản phẩm, việc thanh toán không thực hiện mà việc thanh toán chỉ được thực hiện khi hết thời hạn 5 ngày, nhưng chính thức vào ngày nào thì không thể xác định cụ thể được. 7/ Bao bì đóng gói Đối với mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phải có một loại bao bì hoặc được đóng gói phù hợp bởi vì bao bì, quy cách đóng gói ảnh hưởng đến chất lượng và nhiều khi đến cả giá cả của sản phẩm. Do vậy, khi thỏa thuận cần phải xác định rõ trong hợp đồng về quy cách, bao bì đóng gói, nhãn mác bao bì Trong trường hợp mà hợp đồng không có qui định khác, người bán có nghĩa vụ đóng gói bằng cách nào đó để sản phẩm đến nơi an toàn cũng như dễ dàng xếp dỡ.