Giáo trình Mô đun quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_quan_ly_moi_truong_va_long_be_nuoi_ca.pdf
Nội dung text: Giáo trình Mô đun quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá chép và cá trắm cỏ trong lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá có những hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc cá, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng trên các hệ thống sông, suối, hồ chứa. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau: 1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống 3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi 4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá Giáo trình “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” là mô đun chuyên môn, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đun này được học sau mô đun “Chăm sóc cá nuôi” và trước mô đun “Phòng, trị bệnh cá nuôi”.
- 4 Mô đun “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” dạy cho người học những hiểu biết về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến đời sống của cá nuôi, biện pháp đo và xử lý một số yếu tố môi trường, quản lý lồng bè trong quá trình nuôi cá. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 60 giờ, gồm 3 bài: Bài 1: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt Bài 2: Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước Bài 3: Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là mô hình nuôi thực tế tại các địa phương Yên Bái, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Nguyễn Thanh Hoa 2. Th.S Ngô Thế Anh 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. K.S Nguyễn Tuấn Duy
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ 7 Bài 01: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt 8 1. Lợi ích của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt 8 2. Nội dung của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt ở Việt Nam 9 3. Áp dụng quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi theo tiêu chí thực hành tốt 9 Bài 02: Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước 14 1. Kiểm tra và xử lý pH nước 14 2. Kiểm tra và xử lý ôxy hòa tan trong nước 24 3. Kiểm tra và xử lý nhiệt độ nước 29 4. Kiểm tra và xử lý lưu tốc dòng chảy 31 Bài 03: Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố 36 1. Kiểm tra và vệ sinh thành, đáy lồng 36 2. Kiểm tra dây, neo lồng bè 37 3. Xử lý sự cố 38 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 44 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 44 II. Mục tiêu: 44 III. Nội dung chính của mô đun: 44 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 45 V. Tài liệu tham khảo 49 PHỤ LỤC 50
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT - Bộ test/ test kit: Bộ kiểm tra nhanh yếu tố môi trường. - DO: Hàm lượng ôxy hòa tan - %: Phần trăm - ‰: Phần nghìn - ppm: Phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3
- 7 MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” là mô đun chuyên môn thuộc chương trình dạy nghề ”Nuôi cá lồng bè nước ngọt” (cá chép, cá trắm cỏ). Thời gian học cuả mô đun là 60 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 40 giờ và 8 giờ kiểm tra. Nội dung giảng dạy của mô đun mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Mô đun trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước; - Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở lồng nuôi cá của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Trong quá trình giảng dạy thực hiện kiểm tra đánh giá theo Quyết định số 14/2007 /QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - “Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”.
- 8 Bài 01: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt Mã bài: MĐ04-01 Mục tiêu: - Trình bày được lợi ích của quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành tốt; - Mô tả được nội dung quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành tốt tại Việt Nam. A. Nội dung: 1. Lợi ích của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt - Đối với người lao động: Áp dụng thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động và tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và việc thường xuyên ghi chép sổ sách, tạo điều kiện thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm thủy sản của họ làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó càng khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất. - Lợi ích của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất. - Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt mang lại. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm thủy sản tốt cho xã hội. - Lợi ích của xã hội: Đây chính là bằng chứng để chống lại việc bôi nhọ tên tuổi của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Tăng kim ngạch xuất khẩu do các sản phẩm thủy sản vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định về các chất tồn dư trong thủy sản. Áp dụng thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Giúp giảm thiểu mâu thuẫn hoặc giải
- 9 quyết sớm các mâu thuẫn trong cộng đồng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, ổn định trật tự xã hội và sự phát triển bền vững. 2. Nội dung của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt ở Việt Nam - Về kỹ thuật sản xuất: Với mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng xấu của dư lượng hóa chất tới môi trường, xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng thực phẩm nên càng sử dụng ít thuốc, hóa chất càng tốt. - Về an toàn thực phẩm: Với mục tiêu đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Như vậy, cần xác định và giảm thiểu các nguy cơ nhiễm sinh học (vi khuẩn, virus, nấm mốc ), nguy cơ hóa học và nguy cơ về vật lý. - Quản lý sức khỏe cá nuôi: Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho cá nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. - Bảo vệ môi trường: Với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông, hồ. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. 3. Áp dụng quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi theo tiêu chí thực hành tốt - Vị trí lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ phù hợp với khung pháp lý của quốc gia và của địa phương: + Liên hệ với các cơ quan quản lý địa phương trong phạm vi pháp luật nuôi cá lồng bè để thu thập các thông tin về những yêu cầu cần thiết trong bối cảnh địa phương và quốc gia; + Tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan quản lý về giấy phép cần phải có để xây dựng và hoạt động nuôi cá chép, trắm cỏ ở vị trí này; + Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia về giấy phép cần thiết để minh chứng tính hợp pháp của hoạt động nuôi cá
- 10 chép, trắm cỏ trong lồng bè. Nếu có những qui định về giới hạn năng suất cho phép nuôi trong khu vực nhất định, người nuôi cá cần khẳng định rằng đã tuân theo những qui định đó. Các nhà nuôi cá nên có sẵn bản sao giấy phép hợplệ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại giấy phép, chuyển nhượng ; + Các nhà nuôi cá cần xác định các cơ quan chức năng và được xác nhận bằng văn bản của chính phủ rằng các loại thuế thích hợp đã được thanh toán; - Vị trí nuôi, thiết kế, xây dựng và quản lý môi trường, cá nuôi để tránh hoặc hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến người khác và môi trường: + Liên hệ với chính quyền địa phương và quốc gia để tìm hiểu về quy hoạch phát triển nuôi cá chép, trắm cỏ và nuôi cá trong lồng bè trên hệ thống sông, hồ nước ngọt. + Xác định vị trí nuôi lồng bè trong bản đồ quy hoạch để khẳng định lồng bè nuôi nuôi cá nằm trong khu vực đã được qui hoạch cho nuôi thủy sản. + Nếu không có bản qui hoạch phát triển thủy sản nào áp dụng cho khu vực trang trại, phải thường xuyên cập nhật ở chính quyền địa phương và ngành xem đã có bản qui hoạch đã được xây dựng hay chưa. + Ở nhiều khu vực nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè, có những hệ động vật hiếm và duy nhất tồn tại. Nhiều loài động vật quý hiếm nhất nằm trong danh mục nguy cấp hoặc bị đe dọa, được gọi là Danh sách đỏ. Người nuôi cá cần đặc biệt lưu ý đến hệ động vật bản địa và Danh sách đỏ để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tránh những tác động tiêu cực đến các loài nếu chúng di cư qua hoặc sinh sống ở khu vực xung quanh lồng bè nuôi. Các giải pháp phòng ngừa bao gồm tăng số lượng các thiết bị ngăn chặn xung quanh khu vực trại nuôi, hạn chế sự tác động quanh khu vực bơm nước hoặc làm xáo trộn các khu vực tự nhiên và gia tăng hoạt động của con người. + Cần phải liên hệ với các cộng đồng địa phương để tìm kiếm các thông tin về sự không làm ảnh hưởng đến các loài nguy cấp gây ra bởi trại nuôi và con người. Liên hệ với chính quyền địa phương và yêu cầu họ xác nhận những thông tin đó nếu đúng. + Hãy chắc chắn rằng hệ thống lồng bè nuôi không chặn hoàn toàn sự di chuyển của tàu thuyền, động vật thủy sản, nước trong thủy vực hoặc kênh rạch. Nếu có, hãy loại bỏ những vật cản để đảm bảo dòng chảy. + Liên hệ với chính quyền địa phương để xin giấy xác nhận rằng hệ thống lồng bè nuôi không ảnh hưởng đến giao thông. + Vẽ sơ đồ khu nuôi và vị trí lồng bè nuôi cá liên quan đến bờ sông, kênh rạch. Đo kích thước của lồng bè nuôi và xác định khoảng cách đến bờ sông, kênh rạch.
- 11 - Giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái và sức khỏe con người, đồng thời tối đa hóa sức khỏe cá, an sinh cho cá nuôi và an toàn thực phẩm. + Giữ lại các hóa đơn mua cá giống chỉ khối lượng cá thả và kích cỡ cá thả ở mỗi lồng bè. + Giữ lại các hóa đơn bán cá chỉ khối lượng cá thu hoạch, cỡ cá thu hoạch trung bình ở mỗi lồng bè. + Tính tỷ lệ sống cho mỗi lồng bè. + Tính toán tỷ lệ chết trung bình bằng cách cộng tỷ lệ chết ở tất cả các lồng bè và chia cho tổng số lồng bè. + Nếu tỷ lệ cá chết cao hơn 20%, có thể làm những việc sau đây: mời chuyên gia về bệnh động vật thủy sản giúp đỡ để nâng cao tỷ lệ sống của cá nuôi; thả cá giống khỏe mạnh và có kích cỡ lớn hơn + Liên hệ với chính quyền địa phương/Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để hỏi xin danh mục thuốc, hóa chất và các sản phẩm sinh học được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ được phép sử dụng những thuốc, hóa chất nằm trong danh mục này. + Ghi chép lại tất cả các loại thuốc thú y, hóa chất và các chế phẩm sinh học bạn sử dụng. Ghi chép chi tiết đã sử dụng thuốc cho lồng nào, chủng loại và liều lượng mỗi loại sản phẩm đã sử dụng. + Lưu giữ lại cả thông tin tên nhà cung cấp và địa chỉ liên lạc. + Không lưu trữ bất kỳ sản phẩm thuốc, hóa chất nào đã bị cấm, ngay cả khi không có ý định sử dụng các sản phẩm đó. + Khi xảy ra các vấn đề dịch bệnh, liên hệ với một nhân viên về bệnh cá. Nhân viên về bệnh cá phải đáp ứng những yêu cầu sau: 1) Nhân viên về bệnh động vật thủy sản được nhà nước chỉ định. Vì vậy người đó phải cho bạn xem quy định về quản lý sức khỏe cá. Giữ bản sao của quy định đó và bản sao giấy chứng minh của nhân viên đó. 2) Người làm công tác thú y thủy sản phải được đào tạo ít nhất 3 tháng về quản lýsức khỏe động vật thủy sản (ít nhất là 60 giờ). Khóa đào tạo này có thể là một môn học trong chương trình đào tạo đại học về thú y thủy sản. Người làm công tác thú y thủy sản phải cho bạn xem bằng đại học và giấy chứng nhận của họ về đã tham gia đào tạo về quản lý sức khỏe cá. Sao lưu bằng đại học và giấy chứng nhận để tham khảo. + Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc hay hóa chất để chữa bệnh cá phải hỏi ý kiến của các chuyên gia bệnh cá và ghi chép lại những thông tin sau đây: Bệnh của cá nuôi;
- 12 Những loại thuốc hóa chất nên dùng; Cách dùng những loại thuốc hóa chất đó (cách dùng, liều lượng vv); Cách thao tác và bảo quản những chất đó; Thông báo cho ai về tình hình dịch bệnh; Biện pháp để hạn chế sự lây lan dịch bệnh đến những trại nuôi xung quanh và quần thể cá tự nhiên; + Nếu phải thông báo cho ai đó về tình hình dịch bệnh cá xảy ra trong trại nuôi, đề nghị họ cho văn bản xác nhận họ đã nhận được thông báo. + Giữ lại nhãn các thuốc, hóa chất vạn dùng và giải thích lý do tại sao dùng những chất đó. + Sau khi áp dụng thuốc, hóa chất đảm bảo chắc chắn rằng phải có thời gian để thuốc và hóa chất được đào thải trước khi thu hoạch. Thời gian đào thải đôi khi được ghi trên nhãn sản phẩm. + Không được phép sử dụng thuốc thú y (ví dụ kháng sinh) trước khi chuyên gia về bệnh cá xác định được bệnh cần phải điều trị. Tuy nhiên có thể áp dụng vắc xin trước khi dịch bệnh xảy ra. + Tương tự, không được phép sử dụng thuốc để kích thích cho cá sinh trưởng nhanh hơn, do thuốc chỉ nên sử dụng để chữa bệnh và không được phép sử dụng thuốc trước khi bệnh xảy ra. + Đề nghị chuyên gia bệnh xác nhận rằng không có dấu hiệu đã sử dụng thuốc kháng sinh cho một bệnh cụ thể trước khi có ý kiến tư vấn của chuyên gia. + Thiết lập một bản kế hoạch phòng trị bệnh cá chép, trắm cỏ và đảm bảo chắc chắn những thông tin sau đây được đưa vào kế hoạch: • Tên và địa điểm trại nuôi • Danh sách các bệnh đã được xác định trước đây • Kế hoạch phòng bệnh và phác đồ điều trị những bệnh đã từng gặp trước đây (bao gồm hóa chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và thời gian đào thải) • Phương pháp chuẩn bị lồng nuôi • Phương pháp áp dụng vắc xin, nếu có • Quy trình an toàn sinh học • Chương trình sàng lọc các bệnh liên quan • Phương pháp quản lý chất lượng nước nhằm phòng ngừa dịch bệnh • Ghi chép kết quả kiểm tra định kỳ của chuyên gia bệnh được chỉ định • Số lần và phương pháp loại bỏ cá bị yếu và xử lý cá chết
- 13 • Ghi chép kết quả kiểm tra định kỳ của chuyên gia bệnh được chỉ định • Số lần và phương pháp loại bỏ cá bị yếu và xử lý cá chết • Các phương pháp phòng bệnh khác nếu có • Quy trình vận chuyển thả giống và cá thu hoạch • Nguyên nhân và cơ chế liên quan đến xảy ra dịch bệnh, bao gồm cả báo cáo về tình hình xảy ra dịch bệnh của chuyên gia bệnh cá và những người khác nếu có • Phương pháp phòng ngừa sự lây lan của bệnh (ví dụ, qua nước thải và cá) + Đề nghị chuyên gia bệnh cá xem xét và phê duyệt kế hoạch bằng cách ký vào bản kế hoạch. + Chỉnh sửa lại bản kế hoạch phòng trị bệnh hàng năm, cập nhật thêm thông tin khi cần thiết và yêu cầu chuyên gia bệnh phê duyệt lại bản kế hoạch đã sửa đổi. + Theo dõi bệnh cá hàng ngày và ghi chép lại những thông tin sau đây: xuất hiện các dẫu hiệu bất thường ví dụ tập tính ăn, bơi lội, các dấu hiệu ngoài thân ca (lở loét, các điểm chấm, ký sinh trùng hay mòn vây), số lượng cá chết, tham khảo ý kiến của chuyên gia bệnh về tỷ lệ chết tự nhiên của cá nuôi trong lồng bè hàng tuần, hàng tháng đến khi thu hoạch. Cần đảm bảo rằng có giấy xác nhận đã tham khảo ý kiến của chuyên gia bệnh theo định kỳ như trên và có chữ ký xác nhận; + Hàng ngày nếu tỷ lệ cá chết trong lồng bè vượt quá tỷ lệ chết tự nhiên do chuyên gia bệnh cung cấp thì phải liên lạc với chuyên gia bệnh để xin ý kiến tư vấn về những việc cần phải làm + Lưu trữ hồ sơ liên quan đến: Chủng loại, mùa vụ sử dụng, liều lượng sử dụng và thời gian đào thải của tất cả các thuốc thú y đã sử dụng cho mỗi lồng bè. Đảm bảo rằng việc sử dụng là đúng với kê đơn của chuyên gia bệnh cá; Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc kiểm tra bệnh theo quy định. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Nêu ý nghĩa của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt? Câu hỏi 2: Nêu nội dung áp dụng quản lý môi trường và cá nuôi vào nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè. C. Ghi nhớ: Quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi trong lồng bè theo tiêu chí thực hành nuôi thủy sản tốt tại Việt Nam sẽ tạo ra sản phẩm nuôi chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và góp phần bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
- 14 Bài 02: Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước Mã bài: MĐ04-02 Mục tiêu: - Trình bày được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường chủ yếu đến cá chép, trắm cỏ nuôi lồng bè; - Đo và xử lý được các yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá chép, trắm cỏ nuôi lồng bè; - Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. A. Nội dung: 1. Kiểm tra và xử lý pH nước 1.1. Ảnh hưởng của pH nước đến cá Chúng ta đều biết vị chua của chanh, dấm đó là các chất có tính axít và ngược lại cũng đều biết vị nồng của vôi đó là chất có tính kiềm. Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính axít và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH". Độ pH có giá trị từ 0 - 14. pH 7: môi trường kiềm. Cá có thể phát triển, sinh trưởng tốt trong môi trường có pH từ 6,5-8,5, tốt nhất là pH từ 7-8. Độ pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của cá: sinh trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống và dinh dưỡng. Khi pH môi trường nước quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Khi pH cao làm phá huỷ mang và da cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm sinh trưởng. Hàm lượng khí NH3 tăng dần khi pH tăng và hàm lượng khí H2S tăng dần khi pH giảm.
- 15 Nếu chênh lệch pH nước giữa buổi trưa và buổi sáng lớn hơn 0,5 đơn vị sẽ gây ảnh hưởng đến cá nuôi. pH nước vùng nuôi cũng có thể giảm thấp vào những ngày trời mưa do phèn bị rửa trôi từ lưu vực xuống sông, suối, hồ chứa. Do đó, người nuôi cần kiểm tra pH hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời khi pH nước không nằm trong giới hạn thích hợp với cá hoặc thay đổi quá lớn trong ngày. 1.2. Đo pH nước nuôi 1.2.1. Đo pH giấy quỳ Giấy quỳ được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp (rượu quỳ), sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tuỳ thuộc vào pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. - Hộp giấy quỳ gồm: + Giấy quỳ + Thang so màu + Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ. Thang so màu Hình 4.2.1: Giấy quỳ Tiến hành đo pH bằng giấy quỳ như sau:
- 16 Bước 1: Lấy một mẩu giấy quỳ. Hình 4.2.2 A: Lấy mẩu giấy quỳ Bước 2: Nhúng 1 đầu giấy quỳ vào dung dịch cần đo Lưu ý: Giấy quỳ ngâm trong nước lâu chỉ thị từ giấy sẽ bị khuếch tán ra môi trường. Do vậy, cần phải rút giấy ra ngay sau khi nhúng vào nước. Hình 4.2.2 B: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước cần đo pH Bước 3: Để ráo khoảng 5-10 giây, giấy quỳ sẽ chuyển mầu theo độ pH của môi trường nước kiểm tra Lưu ý: Để chỉ thị có mầu đồng đều, khi để ráo giấy quỳ phải được để theo phương song song với mặt đất Hình 4.2.2 C: Để ráo giấy quỳ
- 17 Bước 4: So màu: Đặt mẩu giấy quỳ lên thang so màu, so sánh màu của màu giấy với các ô màu trên thang so màu. Hình 4.2.2 D: So màu Bước 5: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu mẩu giấy. Hình 4.2.2 E: Kết quả của pH=8 đo bằng giấy quỳ Hình 4.2.2: Đo pH nước bằng giấy quỳ 1.2.2. Đo pH bằng bộ kiểm tra nhanh (Test kit) Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo.
- 18 Hình 4.2.3: Bộ xác định nhanh pH của Đức - Dụng cụ: + Lọ thủy tinh + Dung dịch thử + Bảng mầu - Xác định bằng bộ thử nhanh Sera của Đức thực hiện như sau: Bước 1: Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần (hình bên) Hình 4.2.4: Tráng lọ Đổ nước tráng lọ ra
- 19 Hình 4.2.5: Đổ nước tráng lọ Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định Lau khô bên ngoài lọ Hình 4.2.6: Lấy mẫu nước Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào mẫu nước cần lắc đều chai thuốc thử. Hình 4.2.7: Cho thuốc thử vào lọ
- 20 Bước 4: Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu Hình 4.2.8: Lắc đều lọ nước mẫu Bước 5: So màu và dọc kết quả: Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. Hình 4.2.9: So màu mẫu nước với thang so màu Bước 6: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. 1.2.3. Đo pH bằng máy - Máy đo pH cầm tay có 2 loại: + Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Được dùng nhiều do dễ sử dụng
- 21 Hình 4.2.10: Bút đo pH + Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng Màn hình số Đầu dò Hình 4.2.11: Máy đo pH đầu dò rời - Cách tiến hành đo như sau: Bước 1: Hiệu chỉnh máy: Mở nắp máy. Mở máy bằng nút mở - tắt. Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất. Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình. Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0. Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất. Bước 2: Đo pH mẫu nước: Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy. Cho mẫu nước cần đo vào cốc.
- 22 Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu. Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần. Chờ 15-30 giây cho số trên màn hình đứng yên. Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi. Đưa máy ra khỏi cốc nước. Tắt máy Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo. Đậy nắp máy. Hình 4.2.12: Đo pH bằng máy - Cách bảo quản: + Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy; + Không nên đo trực tiếp vào nước ao; + Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. 1.3. Xử lý khi pH nước vùng nuôi vượt ra ngoài mức thích hợp - Có thể cải thiện pH nước như sau: + Treo túi vôi xung quanh lồng nuôi và trong lồng nuôi: với liều lượng 2-4 kg/túi, khi vôi hòa tan hết lại thay túi khác. Treo đến khi pH nước ổn định và độ pH đạt 7-8 thì dừng treo. Khi treo túi vôi nên thả bạt bên ngoài lồng, phía đầu dòng chảy để hạn chế nước chảy qua lồng. Khi thấy cá có biểu hiện thiếu oxy cần sục khí vào lồng bè nuôi. + Quây bạt xung quanh lồng bè nuôi và bón vôi. Liều lượng vôi bón phụ thuộc vào độ pH, khoảng 0,1-0,2 kg/10m3 nước. Loại vôi thường được sử dụng khi đang nuôi cá là vôi nông nghiệp hay còn gọi là vôi bột (CaCO3).
- 23 Hình 4.2.13: Vôi bột (CaCO3) - Cách bón vôi: Bước 1: Tính lượng vôi cần sử dụng Lượng vôi cần sử dụng = Thể tích nước trong lồng x Liều lượng vôi sử dụng Ví dụ 1: Tính lượng vôi nông nghiệp cần cho vào lồng bè để nuôi cá có diện tích 40m2, nước sâu 1,2m với liều lượng vôi là 0,2kg/ 10m3 Cách tính: Thể tích nước trong lồng là: 40m2 x 1,2m = 48m3 Vậy lượng vôi cần cho vào lồng: 48 m3 x 0,2/10 kg/m3 = 0,96 kg Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: Cân, xô nhựa, găng tay, khẩu trang Vôi Bước 3: Cân vôi Bước 4: Hòa tan vôi với nước Bước 5: Tạt nước vôi khắp lồng bè nuôi sau khi mưa hoặc khi kiểm tra pH nước giảm thấp hơn 7 để làm tăng pH nước. - Lưu ý: Tạt vôi từ đầu hướng gió, sau khi bón vôi 30 phút, kiểm tra lại độ pH, nếu độ pH vẫn <7 thì cần xử lý tiếp. Hình 4.2.14: Hòa tan vôi vào nước
- 24 Trong thời gian quây bạt, thấy cá có biểu hiện thiếu oxy cần phải sục khí vào lồng bè nuôi. Nếu độ pH biến động do ô nhiễm nước thải của các nhà máy thì cần di chuyển lồng đến nơi an toàn, tránh xa nguồn ô nhiễm. 2. Kiểm tra và xử lý ôxy hòa tan trong nước 2.1. Ảnh hưởng của ôxy hòa tan trong nước đến cá Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hoà tan trong nước. Oxy phong phú là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật. Trong sông hồ nuôi cá hàm lượng ôxy hòa tan cần đạt từ 4,0-8,0 mg/l. Nguồn cung cấp ôxy hoà tan trong nước chủ yếu từ quá trình khuếch tán từ không khí, quang hợp của thực vật nước. Ôxy hoà tan trong nước còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Nhiệt độ nước càng lớn thì khả năng hoà tan của ôxy trong nước càng ít. Trong nước hàm lượng ôxy hoà tan có thể mất đi do quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật, ôxy hoá các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước và nền đáy sông, hồ. Biến động của ôxy hoà tan trong nước thường tuân theo các quy luật sau: * Biến động theo chu kỳ ngày đêm: - Trong sông, hồ nghèo dinh dưỡng, thực vật kém phát triển biên độ dao động của ôxy nhỏ. - Trong sông, hồ giàu dinh dưỡng thực vật phát triển mạnh: + Ban ngày hàm lượng ôxy tăng cao, có thể đạt mức cao nhất vào khoảng từ 14 – 16 giờ. + Ban đêm hàm lượng ôxy giảm dần và đạt mức thấp nhất vào sáng sớm. * Biến động theo tầng nước: - Tầng mặt hàm lượng ôxy thường lớn và biến động mạnh. - Ngược lại, tầng đáy có hàm lượng ôxy hoà tan thấp và tương đối ổn định. Bảng 4.2.1: Bảng tương quan giữa hàm lượng oxy đo được và chỉ tiêu đánh giá Hàm lượng oxy hòa tan Đánh giá 2mg/l Oxy trong nước không đủ cho cá 4mg/l Nước đủ oxy cung cấp cho cá 6 - 8mg/l Tốt, nước có nhiều oxy
- 25 - Khi hàm lượng oxy thấp nó ảnh hưởng tới cá: + Khi hàm lượng oxy thấp cá sẽ bị hạn chế hô hấp, dễ nhiễm bệnh và chết. + Cá có thể vẫn bắt mồi nhưng sử dụng thức ăn không hiệu quả, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của cá. - Tuy nhiên khi hàm lượng oxy hòa tan trong ao quá cao có thể gây ra bệnh bọt khí làm tắc mạch máu và nổ mắt ở cá. 2.2. Đo ôxy hòa tan trong nước 2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ đo - Có hai loại dụng cụ phổ biến để đo hàm lượng oxy hòa tan là bộ kiểm tra và máy đo oxy. + Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). Hình 4.2.15. Máy đo oxy hòa tan + Bộ kiểm tra gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của bộ kiểm tra. Hình 4.2.16. Bộ kiểm tra oxy hòa tan 2.2.2. Đo oxy hòa tan trong nước - Thời gian kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan: + Vào lúc 6-7 giờ: là thời điểm có hàm lượng oxy thấp trong ngày; + Vào lúc 13-15 giờ: là thời điểm có hàm lượng oxy cao nhất trong ngày; - Vị trí kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan: trong lồng bè nuôi và bên ngoài lồng bè nuôi - Đo oxy hòa tan bằng bộ kiểm tra: Các bước tiến hành như sau:
- 26 Bước 1: Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước mẫu định kiểm tra Hình 4.2.17 A:Tráng lọ chứa mẫu nước Bước 2: Lấy đầy mẫu nước đến mép lọ. Hình 4.2.17 B: Lấy mẫu nước Bước 3: Lau khô bên ngoài lọ HÌnh 4.2.17 C: Lau khô bên ngoài lọ
- 27 Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử. Ví dụ: Với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu. Hình 4.2.17 D: Cho thuốc thử 1 vào lọ Bước 5: Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử. Ví dụ: Với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu. Hình 4.2.17 E: Cho thuốc thử 2 vào lọ Bước 6: Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ). Hình 4.2.17 F: Đậy nắp lọ
- 28 Bước 7: Lắc đều lọ Bước 8: Mở nắp lọ ra Hình 4.2.17 G: Lắc đều lọ Bước 9: Đặt lọ vào thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ. Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước. Hình 4.2.17 H: So màu Hình 4.2.17: Xác định oxy hòa tan trong nước - Xác định bằng máy đo: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng của từng loại máy. Đối với máy đo ôxy cầm tay, khi đo thực hiện như sau: Bước 1: Nhúng đầu điện cực vào nước Bước 2: Mở máy (bật công tắc), đợi cho số ổn định rồi. Bước 3: Đọc kết quả đo tức thời theo giá trị mg O2/lít. 2.3. Xử lý khi hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vượt ra ngoài mức thích hợp - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàm lượng oxy thấp là do mật độ nuôi cá cao, các sinh vật ở sông hồ thực hiện hô hấp vào ban đêm sử dụng oxy trong nước,
- 29 môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa, lưu tốc dòng chảy nhỏ hoặc do nước sông hồ bị ô nhiễm - Khi kết quả kiểm tra oxy hòa tan thấp hơn 4mg/l hoặc thấy có hiện tượng cá nổi đầu hàng loạt, hoạt động yếu (không phản ứng với tiếng động) thì phải có biện pháp xử lý kịp thời: + Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho cá ăn. + Tăng cường sục khí vào lồng bè nuôi. + Bơm nước tạo dòng chảy phía ngoài lồng nuôi, đầu dòng chảy. - Nếu nước sông hồ bị ô nhiễm, có thể di chuyển lồng bè đến nơi an toàn, xa nguồn ô nhiễm hoặc quây bạt xung quanh lồng bè và sục khí trong suốt thời gian xử lý đảm bảo oxy hòa tan cho cá hô hấp. 3. Kiểm tra và xử lý nhiệt độ nước 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến cá - Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cá mất cân bằng sinh lý cơ thể, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do đó làm cho cá kém ăn, chậm lớn. - Tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối ưu, cá sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh. - Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao còn gây ra một số ảnh hưởng như sau: + Làm giảm quá trình hòa tan của O2 trong nước. + Làm tăng các chất hòa tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần các chất trong ao nuôi. + Cá dễ bị bệnh. + Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc phòng, trị bệnh sẽ mạnh hơn. - Nhiệt độ để vật nuôi sống và phát triển thông thường rất rộng nhưng nhiệt độ để đại đa số các loài cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho là từ 25- 300C. 3.2. Đo nhiệt độ nước Để đo nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thuỷ ngân có chia độ từ 0-1000C. Ngày đo nhiệt độ nước ao 2 lần: buổi sáng 7-8 giờ và buổi chiều 14-15 giờ; lấy giá trị trung bình của 2 lần đo, giá trị trung bình đó là nhiệt độ nước ao trong ngày.
- 30 Hoặc có thể đo 1 lần vào lúc 10 giờ sáng, thông số đo được chính là nhiệt độ nước ao trong ngày. - Đo bằng nhiệt kế: + Bước 1. Buộc dây vào nhiệt kế bách phân. + Bước 2. Đưa nhiệt kế trực tiếp xuống nước: Bầu thuỷ ngân hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng. Độ sâu đặt nhiệt kế tùy thuộc vào người nuôi muốn đo nhiệt độ ở tầng nước nào trong lồng bè, để yên 5 phút. Hình 4.2.18: Đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế + Bước 3: Nghiêng nhiệt kế, nhìn vào vạch chia độ và đọc kết quả. Nhiệt độ nước là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế. Đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước, ghi lại kết quả vào sổ theo dõi. Hình 4.2.19: Đọc kết quả
- 31 Cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH và ôxy hòa tan được chế tạo có thể đo được thêm chỉ tiêu nhiệt độ. 3.3. Xử lý khi nhiệt độ nước vượt ra ngoài mức thích hợp - Khi nhiệt độ thấp: dùng nilon trắng phủ kín mặt lồng hoặc di chuyển lồng bè nuôi đến nơi nước sâu, kín gió. - Khi nhiệt độ cao: bơm nước tạo dòng chảy cho lồng nuôi hoặc di chuyển lồng đến nơi nước sâu, thoáng gió. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cá việc di chuyển lồng bè nuôi rất khó khăn, vì vậy chúng ta cần đặc biệt chú ý đến lựa chọn vị trí nuôi và mùa vụ nuôi để hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi. 4. Kiểm tra và xử lý lưu tốc dòng chảy 4.1. Ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến cá Lưu tốc nước thích hợp để nuôi cá lồng bè từ 0,2 – 0,5m/s, tốt nhất là những nơi có dòng chảy 0,2- 0,3m/s. Nếu lưu tốc nước lớn hơn thì lồng phải chịu một sung lực lớn của nước khiến lồng mau hỏng hoặc làm cá mất nhiều năng lượng do phải ngược nước dẫn đến cá lười ăn và chậm lớn. Nếu lưu tốc nước nhỏ hơn sẽ không đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan cho cá và không loại bỏ được sản phẩm thải, thức ăn dư thừa của cá ra khỏi lồng nuôi. 4.2. Đo lưu tốc dòng chảy Có thể sử dụng máy đo lưu tốc nước hoặc đo bằng phương pháp thủ công. * Đo lưu tốc nước bằng máy: - Dụng cụ: máy đo lưu tốc nước Hình 4.2.20: Một số máy đo lưu tốc dòng chảy
- 32 - Cách đo: + Bật công tắc nguồn, màn hình hiển thị điểm 0. + Đưa đầu đo xuống dòng chảy, để đầu đo trong dòng chảy đến khi giá trị đo ổn định. Hình 4.2.21: Đo lưu tốc dòng chảy bằng máy + Đọc kết quả: nhìn vào màn hình hiển thị kết quả đo và ghi vào sổ ghi chép Hình 4.2.22: Đọc kết quả * Đo lưu tốc nước bằng phương pháp thủ công: - Dụng cụ:
- 33 + Vật liệu nổi trên nước: miếng xốp hoặc lá cây Nên sử dụng vật liệu nổi có kích thước càng nhỏ càng tốt để độ chính xác càng cao. + Đồng hồ bấm giờ. + Thước dây đo độ dài - Cách đo: Bước 1: Thả vật nổi phía đầu dòng chảy (vị trí A) và bấm mốc thời gian. Bước 2: Bấm mốc thời gian khi vật nổi trôi đến vị trí cuối dòng chảy (vị trí B). Bước 3: Tính khoảng thời gian vật liệu trôi từ vị trí A đến vị trí B, đơn vị tính là giây (s); Bước 4: Đo khoảng cách chiều dài từ vị trí A đến vị trí B, đơn vị tính là mét (m). Bước 5: Tính lưu tốc dòng chảy: Lưu tốc dòng chảy = khoảng cách giữa 2 vị trí A, B/ thời gian vật nổi trôi từ điểm A đến điểm B Cách đo này tuy đơn giản, không yêu cầu trang thiết bị đắt tiền nhưng có sai số lớn. Ví dụ: Thời gian vật nổi trôi từ vị trí A xuống đến vị trí B là 20 giây, khoảng cách giữa 2 vị trí A, B là 6 m. Lưu tốc dòng chảy là: 6/20 = 0,3 (m/s) 4.3. Xử lý khi lưu tốc dòng chảy vượt ra ngoài mức thích hợp - Khi lưu tốc dòng chảy nhỏ: có thể sục khí vào lồng bè nuôi hoặc dùng máy bơm nước bơm xả nước ở ngoài lồng nuôi phía đầu dòng chảy để tạo dòng chảy nhân tạo.
- 34 Hình 4.2.23: Sục khí vào lồng bè nuôi cá - Khi lưu tốc dòng chảy lớn nhưng không gây nguy hiểm cho hệ thống lồng bè nuôi có thể thả bạt bên ngoài lồng phía đầu dòng chảy. - Vào mùa mưa bão, lưu tốc dòng chảy lớn có khả năng gây nguy hiểm cho cá và lồng bè nuôi cần củng cố lại các dây neo, di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng, bè. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu 1: Nêu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, lưu tốc dòng chảy đến đời sống của cá chép, trắm cỏ nuôi trong lồng bè? Câu 2: Mô tả cách đo và biện pháp xử lý pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, lưu tốc dòng chảy trong nuôi cá lồng bè nước ngọt? 2. Bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Xác định độ pH, oxy hòa tan và lưu tốc dòng chảy ở lồng bè nuôi cá. 2.2. Bài thực hành số 4.2.2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 4.2.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè không? Xử lý các yếu tố môi trường đó? C. Ghi nhớ: - Để đảm bảo chất lượng nước khi nuôi cá lồng bè cần: + Chọn vị trí nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- 35 + Định kỳ hoặc khi thời tiết bất thường, nguồn nước có biến đổi về màu sắc, có mùi lạ kiểm tra một số yếu tố môi trường: pH, lưu tốc dòng chảy, hàm lượng oxy hòa tan để kịp thời xử lý. + Phải đo các chỉ số môi trường ngay sau khi lấy mẫu nước. + Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng bộ thử nhanh. + Xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trường vượt quá giới hạn thích hợp với nuôi cá lồng bè. - Trong nuôi cá lồng bè việc xử lý môi trường rất khó khăn, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến lựa chọn vị trí đặt lồng bè để hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi. .
- 36 Bài 03: Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố Mã bài: MĐ04-03 Mục tiêu: - Trình bày được cách kiểm tra lồng bè nuôi cá; - Thực hiện được các bước kiểm tra và xử lý hư hỏng của lồng bè nuôi cá; - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. A. Nội dung: Đối với nuôi cá lồng bè phải thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá, tu sửa lại những chỗ yếu, dễ bị hư hỏng, vệ sinh tẩy dọn lồng sạch sẽ để đảm bảo nước lưu thông nhanh và môi trường trong sạch; củng cố lại các dây neo, di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng, bè. 1. Kiểm tra và vệ sinh thành, đáy lồng * Kiểm tra khung bè: Trong quá trình nuôi, hàng tháng kiểm tra khung lồng bè nuôi, đặc biệt trước mùa mưa bão. Các bước tiến hành như sau: - Kiểm tra các thanh đà: luôn đảm bảo không bị mục, gãy. - Kiểm tra các khớp nối của các thanh đà: đảm bảo độ chắc, không bị tuột khỏi nối. - Kiểm tra bu lông, ốc vít: đảm bảo không bị gãy, tuột ra khỏi lỗ khoan bắt bu lông giữa các thanh đà và đoạn nối thanh đà. Bổ sung, thay thế bu lông, ốc vít bị rỉ sét. - Vệ sinh, dùng bàn chải cọ rửa sạch bùn, phù sa bám trong và ngoài bè, gỡ bỏ rác bám để dòng chảy lưu thông dễ dàng; * Kiểm tra đáy lồng bè - Hàng ngày kiểm tra, dọn thức ăn thừa ở đáy lồng bè. - Dùng máy bơm nước tạo dòng chảy mạnh đẩy bùn ra khỏi đáy bè vào những ngày nước kém, dòng chảy yếu, đáy bè lắng đọng nhiều bùn, phù sa. * Kiểm tra lồng lưới: Kiểm tra lồng lưới hàng ngày: - Phát hiện và vá kịp thời những lỗ thủng do sinh vật bám, cắn hay do lão hóa.
- 37 - Vệ sinh, loại bỏ thức ăn dư thừa, rác, túi nilon bám vào lồng lưới. 2. Kiểm tra dây, neo lồng bè * Kiểm tra dây, neo bè: Đảm bảo neo không bị di chuyển khỏi vị trí thả neo. Dây neo phải đảm bảo đủ độ căng giữa neo và khung lồng bè. Các mối buộc phải chắc chắn. Buộc lại dây neo vào khung lồng, đảm bảo độ căng của dây. Thả thêm neo để cố định lồng bè nuôi. Hình 4.3.1: Kiểm tra, buộc lại lưới, dây neo bè * Kiểm tra hệ thống phao nổi: Thường xuyên kiểm tra độ nổi của phao để xử lý kịp thời khi không đảm bảo độ nổi của lồng bè, phao bị móp, thủng. Thực hiện như sau: - Kiểm tra độ nổi của phao: Mặt trên (sàn) lồng bè phải cao hơn mặt nước sông, hồ ít nhất 20-30cm. Bổ sung phao mới hoặc thay thế phao bị móp, thủng. - Kiểm tra độ chắc chắn: Các đường dây buộc cố định phao vào khung đà phải còn nguyên vẹn, không bị đứt, bung ra. Buộc, cố định lại dây bị đứt, tuột hay không chắc chắn. - Ngoài kiểm tra hệ thống lồng bè nuôi, dây neo bè và hệ thống phao nổi cần kiểm tra khoảng cách giữa đáy lồng bè nuôi và đáy sông, hồ. Khi khoảng cách này < 0,5 m cần di chuyển lồng bè nuôi đến vị trí sâu hơn, đảm bảo khoảng cách từ đáy lồng bè đến đáy sông, hồ ≥ 0,5 m.
- 38 3. Xử lý sự cố - Khi lồng lưới bị rong, tảo bám nhiều hoặc bị thủng rách, nguy cơ không an toàn cho cá trong lồng cần thay lồng lưới. Thực hiện như sau: + Chuẩn bị lồng lưới thay, kiểm tra kỹ để tránh lồng lưới bị rách. + Mở nắp lồng, mở các vật nặng cố định 4 góc đáy lồng lưới. + Dùng cây, sào dài luồn qua lồng lưới, dồn cá sang 1 bên lồng. + Tháo dây buộc 2 góc trên của lưới ở bên không chứa cá và buộc lưới mới vào thay thế. + Dùng vợt vớt hoặc dùng xô, chậu múc cá và chuyển cá sang lồng lưới mới. + Tháo và chuyển lưới cũ ra ngoài và buộc 2 góc của lưới mới vào khung lồng. + Vệ sinh các vật nặng, buộc vào 4 góc đáy của lồng và thả xuống cố định lồng. + Buộc lại nắp lồng lưới. + Chà rửa và giặt, sửa chữa lồng lưới cũ. Hình 4.3.2: Thay lồng lưới
- 39 Hình 4.3.3: Buộc lại nắp lồng lưới Hình 4.3.4: Giặt lồng lưới cũ - Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép cần phải di chuyển lồng bè ra khỏi khu vực ô nhiễm đến nơi có nguồn nước sạch. - Khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng bè cá bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi. Tùy thuộc vào số lượng ô lồng, khối lượng cá và nhà ở hay nhà kho trên lồng bè nuôi mà chọn công suất tàu. Chọn tàu kéo phải đảm bảo công suất tàu đủ
- 40 để kéo hệ thống lồng bè và cá nuôi đến vị trí nuôi mới. Có thể chọn tàu công suất máy từ 25-50cv. Mỗi tàu di chuyển thường có 1- 2 máy dự phòng và đảm bảo tăng công suất khi cần thiết. Cách di chuyển lồng bè như sau: + Chuẩn bị vật tư: Dây kéo lồng bè bằng dây nilon hay dây cước, đường kính dây neo Ø15- 20. Độ dài dây kéo từ 50 – 70m. + Trong quá trình di chuyển trang bị thêm các thiết bị bảo hộ lao động, áo phao hoặc phao cứu sinh. + Chọn thời điểm di chuyển + Chọn hướng gió di chuyển: Hướng gió cản trở lớn quá trình di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi mới. Nên chọn thời điểm di chuyển có hướng gió thuận nhằm giảm bớt lực cản ngược gió khi di chuyển. + Chọn thời tiết: Nên di chuyển khi thời thiết đẹp, sóng gió nhẹ, không mưa bão, không áp thấp nhiệt đới. Thời tiết bão, sóng lớn hoặc giông lốc không được di chuyển bè đến vị trí nuôi mới. + Tổ chức di chuyển: Buộc dây nilong hoặc dây cước vào khung ngang của bè và trục kéo của phương tiện lai dắt. Phương tiện lai dắt khởi động và tăng vận tốc từ từ. Người điều khiển phương tiên cần điều khiểu theo đúng luật giao thông đường thủy để tránh va trạm với các phương tiện đường thủy khác. Trong quá trình di chuyển lồng bè đến nơi đặt vị trí mới, những sự cố gặp phải như va chạm với các phương tiện tàu thuyền, lồng bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo. Khi va trạm cần dừng di chuyển, thả neo khắc phục sự cố.
- 41 Hình 4.3.5: Kéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậu + Cố định lồng bè: Dụng cụ, vật liệu: Cây làm neo: bằng gỗ bạch đàn tươi, chiều dài 4-6m; đường kính 15-18cm. Cây được đẽo nhọn một đầu để cắm xuống đáy biển. Yêu cầu về số lượng cây cho một cụm lồng bè 8-10 ô lồng không có dây buộc vào núi cần 6-8 cây; nếu có dây buộc vào núi cần khoảng 4-6 cây. Neo sắt: loại neo hàn nặng 50kg, cụm lồng bè có 8-10 ô lồng thường dùng 4 6 neo xuống đáy sông, hồ. Dây neo: loại dây nilon hay dây sợi cước Φ32-Φ35; dài từ 100 300m/dây; số lượng dây neo tương ứng neo và cọc neo. Tàu để di chuyển và đứng thả neo cũng như cắm cọc neo. Cọc neo: bằng gỗ bạch đàn dài 8-10m, đường kính 10-15cm. Đá hộc nặng 15-20 kg/viên, số lượng mỗi dây neo cần khoảng 5-10 viên đá để làm chìm dây neo xuống nước tránh tàu thuyền đi lại. Dây buộc đá neo: dây sợi cước, dây nilon, Φ15cm. Hướng cố định lồng bè: chiều rộng của lồng bè trùng với đầu hướng dòng chảy, chiều dài xuôi theo hướng của dòng chảy. Cần xác định hướng gió thường xuyên và mạnh để cố định lồng bè theo hướng của hướng gió mạnh nhất trong năm. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng gió thường xuyên và mạnh để tăng chịu lực cho lồng bè nuôi. Cố định lồng bè bằng neo: Một cụm ô lồng gồm 10 ô lồng thường dùng 4 6 neo xuống đáy sông, hồ để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo. Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo
- 42 này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi di chuyển lồng bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. Thả neo theo bốn hướng của hệ thống lồng bè và tăng cường thêm dây neo tại góc và hướng bão trong năm. Dây neo bằng dây nilon hay dây cước có đường kính từ 32-35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100 500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15- 20kg để cho dây chìm, đỡ cản tầu thuyền đi lại làm đứt dây neo. Cố định lồng bè bằng cọc gỗ: Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 90-100mm, dài 3,5-4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Cọc gỗ được đóng sâu vào nền đáy ngập trong đáy, nghiêng một góc 450 đối diện với hướng của dây neo. Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Φ32-Φ35. Chiều dài dây neo cũng tương tự như phương pháp cố định lồng bè bằng neo. Hình 4.3.7: Đóng cọc neo bằng gỗ B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Nêu các tiêu chí cần kiểm tra lồng bè nuôi cá ? 2. Bài thực hành: Bài thực hành số 4.3.1: Thực hiện thay lồng lưới ở lồng đang nuôi cá và vệ sinh lồng lưới cũ. C. Ghi nhớ: - Thường xuyên kiểm tra lồng lưới, khung lồng, dây, neo bè và hệ thống phao nổi để xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cá và lồng nuôi.
- 43 - Cần di chuyển lồng nuôi vào vị trí an toàn trong mùa mưa lũ khi không đảm bảo an toàn cho cá và lồng bè nuôi. - Di chuyển lồng bè trong khi nuôi cá rất khó khăn vì vậy cần đặc biệt chú ý đến việc chọn vị trí đặt lồng bè và mùa vụ nuôi thích hợp để hạn chế được việc phải di chuyển lồng bè trong quá trình nuôi.
- 44 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị tr , t nh chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun 04 ”Quản lý môi trường và bè nuôi cá” được bố trí học trước các mô đun Phòng, trị bệnh cá nuôi, Thu hoạch và tiêu thụ cá trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Hiểu được nội dung về quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt. + Trình bày được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường chủ yếu đến cá nuôi và biện pháp xử lý một số yếu tố môi trường nước. + Mô tả được các bước công việc trong kiểm tra và xử lý sự cố lồng bè nuôi cá. - Kỹ năng: + Đo và xử lý được các yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. + Kiểm tra và xử lý được sự cố của hệ thống lồng bè nuôi. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời lượng Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ04-01 Bài 01. Giới Lý Lớp học 4 4 thiệu quản lý thuyết môi trường và cá nuôi theo
- 45 hướng thực hành nuôi tốt MĐ04-02 Bài 02. Kiểm Tích Lớp học 28 4 22 2 tra và xử lý một hợp Cơ sở số yếu tố môi thực hành trường nước MĐ04-03 Bài 03. Kiểm Tích Lớp học tra lồng bè nuôi hợp Cơ sở 24 4 18 2 cá và xử lý sự thực hành cố Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng 60 12 40 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành số 4.2.1: Xác định độ pH, oxy hòa tan và lưu tốc dòng chảy ở lồng bè nuôi cá. - Nguồn lực: + Lồng bè nuôi cá: 01 + Bộ kiểm tra nhanh pH, oxy hòa tan: 05 bộ + Giấy quỳ: 1 tệp + Xốp: 5 miếng + Đồng hồ bấm giờ: 1 chiếc - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đo môi trường + Tiến hành đo một số yếu tố theo yêu cầu + Ghi chép kết quả vào sổ theo dõi - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.
- 46 2 Xác định độ pH Đo và đọc chính xác kết quả độ pH nước. 3 Xác định hàm lượng oxy hòa tan Thực hiện đúng các bước và đọc chính xác kết quả hàm lượng oxy hòa tan 4 Xác định lưu tốc dòng chảy Xác định được lưu tốc dòng chảy 5 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi trường đo được vào sổ theo dõi (theo mẫu ở dưới). Ngày kiểm tra: Thời gian kiểm tra: Địa điểm kiểm tra: Nhóm thực hiện: Nhận xét: + Nguồn nước: + Đặc điểm lồng bè: + Kết quả đo môi trường: Chỉ tiêu Sáng Chiều Trung bình Ghi chú pH Lưu tốc dòng chảy Oxy hòa tan 4.2. Bài thực hành số 4.2.2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 4.2.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè không? Xử lý các yếu tố môi trường đó? - Nguồn lực: + Lồng bè nuôi cá: 03 + Máy bơm nước: 3 chiếc + Xăng hoặc dầu: 20 l + Vôi: 30 kg + Hệ thống sục khí: 3 bộ
- 47 + Túi vải: 6 chiếc - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Khẳng định yếu tố môi trường cần xử lý + Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Tiến hành xử lý + Đánh giá kết quả sau xử lý - Thời gian hoàn thành: 12 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Kết luận yếu tố môi trường Xác định được yếu tố môi trường cần cần xử lý xử lý 2 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 3 Tiến hành xử lý và đánh giá Yếu tố môi trường sau xử lý phù hợp kết quả với nuôi cá lồng bè 4.3. Bài thực hành số 4.3.1: Thực hiện thay lồng lưới ở lồng đang nuôi cá và vệ sinh lồng lưới cũ. - Nguồn lực: + Lồng nuôi cá: 03 + Lồng lưới: 3 chiếc + Sào tre: 3 chiếc + Vợt: 3 chiếc + Áo phao: 30 chiếc + Bàn chải: 6 chiếc - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Tiến hành thay lồng lưới - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- 48 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ theo nguồn lực. 2 Thay lồng lưới Thực hiện đúng trình tự các bước và lồng mới sau khi thay căng, các góc trùng với khung lồng. 3 Vệ sinh lồng lưới cũ Lồng lưới sạch V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành 4.2.1. Xác định độ pH, oxy hòa tan và lưu tốc dòng chảy ở lồng bè nuôi cá. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Kết quả chuẩn bị của nhóm đo môi trường Tiêu chí 2: Thực hiện đo các yếu tố Quan sát thao tác và kết quả đo được môi trường 5.2. Đánh giá bài thực hành 4.2.2. Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 4.2.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè không? Xử lý các yếu tố môi trường đó? - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.
- 49 - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật Kết quả chuẩn bị của nhóm liệu Tiêu chí 2: Kết quả xử lý môi Quan sát thao tác và kết quả môi trường trường sau khi xử lý VI. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Thế Anh, Kỹ thuật nuôi cá lồng, Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc VIE 98/009/01/NEX, NXB Nông nghiệp 2002. 2. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 3. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007 4. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 5. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TPHCM. 6. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia - Bộ Thủy sản, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
- 50 PHỤ LỤC QUY PHẠM Thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) (Ban hành kèm theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy phạm này áp dụng để thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt, kiểm soát một cách hệ thống các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thuỷ sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động. 1.2. Đối tượng áp dụng: Quy phạm này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Giải th ch từ ngữ 2.1. Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP, dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 2.2. An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản có khả năng gây nguy hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái. 2.3. Cơ sở nuôi là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ. 2.4. Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá và xác nhận việc thực hiện quy trình thực hành sản xuất thủy sản của nhà sản xuất phù hợp với Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). 2.5. Tổ chức chứng nhận VietGAP là tổ chức có đủ năng lực và điều kiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện kiểm tra, chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam.
- 51 Chương II. NỘI DUNG QUY PHẠM 1. Các yêu cầu chung Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 1.1 Yêu cầu pháp lý 1.1.1 Hoạt động của cơ sở nuôi Phải có các giấy tờ hợp lệ theo các quy định phải tuân thủ các quy hiện hành của Nhà nước như: giấy chứng định của Nhà nước. nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất; báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường; hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đủ điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đáp ứng các yêu cầu về sử dụng lao động. 1.1.2 Cơ sở nuôi phải có hồ sơ Phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan đăng ký hoạt động sản quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nhà xuất hợp lệ. nước và có hồ sơ hợp lệ. 1.1.3 Vị trí địa lý của cơ sở Phải có hồ sơ về tọa độ địa lý và sơ đồ vị trí nuôi phải được xác định từng ao nuôi. Tọa độ này cần chỉ rõ tâm của rõ ràng. khu vực sản xuất (nếu diện tích nhỏ hơn 1 ha) hoặc các góc của mặt bằng (nếu diện tích lớn hơn 1 ha). Các tọa độ (vĩ độ và kinh độ theo độ và phút) phải chính xác đến hai chữ số thập phân của đơn vị phút (ví dụ 150 22,65' N; 220 43,78' E) theo hệ thống tọa độ VN2000. Dữ liệu về tọa độ địa lý phải được nhập vào Cơ sở dữ liệu của VietGAP do cấp có thẩm quyền quản lý ngay khi thực hiện được. 1.1.4 Cơ sở nuôi phải nằm Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản và được tham chiếu theo phát triển nuôi trồng thủy tọa độ VN2000 hoặc có văn bản xác nhận của sản. chính quyền địa phương về khu vực nuôi đó là hợp pháp hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 1.2 Hồ sơ ghi chép
- 52 1.2.1 Cơ sở nuôi phải xây dựng Phải có biển báo, biển đánh dấu đối với từng hệ thống đánh dấu cho ao và sơ đồ/bản đồ chỉ rõ từng phần cụ thể từng khu vực sản xuất và như khu vực ao nuôi, kênh cấp, kênh thoát, ao thể hiện trên sơ đồ/bản chứa, nhà kho và có thể tham chiếu theo hệ đồ. thống đánh dấu. 1.2.2 Phải có hồ sơ ghi chép Hồ sơ ghi chép phải đầy đủ thông tin về quá tổng thể và chi tiết đến trình sản xuất đến khi thu hoạch tại tất cả các từng ao nuôi bao gồm các ao nuôi và các hoạt động khác liên quan của thông tin về hoạt động cơ sở nuôi bao gồm: nuôi trồng thủy sản diễn - Hồ sơ mua hàng bao gồm hợp đồng, hóa ra tại cơ sở nuôi. đơn mua hàng, ghi chú về từng sản phẩm nhập vào và biên bản kiểm tra hàng nhập. - Hồ sơ lưu kho các vật tư liên quan đến hoạt động sản xuất và lưu kho hàng năm. - Hồ sơ sản xuất từ khâu cải tạo ao nuôi đến khâu thu hoạch (bao gồm nhật ký từng ao nuôi). Hồ sơ này phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin mà VietGAP yêu cầu. - Các ghi chép về đơn đặt hàng nhận được và hóa đơn xuất đi nếu có. 1.2.3 Cơ sở nuôi phải có hồ sơ Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh cơ sở và tài liệu hướng dẫn về nuôi tuân thủ các điều kiện VSATTP và các đảm bảo các điều kiện vệ tài liệu hướng dẫn đảm bảo cơ sở nuôi đáp sinh an toàn thực phẩm ứng các quy định về VSATTP của Nhà nước. (VSATTP). 1.3 Truy xuất nguồn gốc 1.3.1 Trong trường hợp cơ sở Cơ sở nuôi phải kê khai thông tin toàn bộ các nuôi chỉ xin đăng ký cấp trang trại đang sử hữu và các sản phẩm sản chứng nhận VietGAP cho xuất cùng chủng loại và xin cấp bổ sung mã một phần của sản phẩm số VietGAP phụ để phân biệt sản phẩm được thì phải có hệ thống phân cấp chứng nhận VietGAP và sản phẩm không biệt chứng minh được các được cấp chứng nhận VietGAP. sản phẩm được cấp Phải có một hệ thống có thể phân biệt tại chỗ chứng nhận VietGAP và để tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm được không được chứng nhận cấp chứng nhận và không được cấp chứng VietGAP. nhận VietGAP. Có thể thực hiện qua xác định trực quan hoặc qua qui trình sơ chế sản phẩm, qua các hồ sơ liên quan (ví dụ như số ao nuôi).
- 53 1.3.2 Việc di chuyển động vật Phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc về tất cả thuỷ sản nuôi bên trong hoạt động di chuyển vật nuôi trong toàn bộ cơ sở nuôi, từ ngoài vào vòng đời: di chuyển bên trong cơ sở nuôi, từ hoặc từ trong ra phải lưu ngoài vào hoặc từ trong ra. Các thông tin bao vào hồ sơ và truy xuất gồm tên loài, số lượng, sinh khối, số ao/ khu được. vực nuôi. 2. Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Nguyên tắc Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 2.1 Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học. 2.1.1 Cơ sở nuôi phải thực hiện Phải lập danh mục thuốc, hóa chất, chế phẩm kiểm kê, cập nhật tất cả sinh học trong kho và thực hiện kiểm kê định các loại thuốc, hóa chất, kỳ hàng tháng. Danh mục này phải liên tục chế phẩm sinh học trong được cập nhật đối với tất cả các sản phẩm kho. nhập kho, lưu kho và sử dụng. 2.1.2 Cơ sở nuôi chỉ được sử Chỉ được sử dụng các loại thuốc, hóa chất, dụng những loại thuốc, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được hóa chất, chế phẩm sinh phép lưu hành của cấp có thẩm quyền và học nằm trong danh mục phương pháp điều trị đã được cán bộ chuyên được phép lưu hành của môn hướng dẫn áp dụng đối với các loài nuôi cấp có thẩm quyền và có tên cụ thể. phương pháp điều trị đã Phải có một bảng liệt kê tất cả các loại hóa được cán bộ chuyên môn chất có thể sẽ sử dụng tại cơ sở nuôi như một hướng dẫn áp dụng đối phần trong Kế hoạch Quản lý sức khỏe động với từng loài nuôi cụ thể. vật thủy sản (tiêu chuẩn 3.1.1). 2.1.3 Cơ sở nuôi phải bảo quản Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải các loại thuốc, hóa chất, được lưu trữ trong kho an toàn, có khóa và chế phẩm sinh học theo những điều kiện khác theo chỉ dẫn ghi trên hướng dẫn ghi trên nhãn, nhãn mác. đúng quy định. Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải được lưu trữ riêng biệt trong kho để loại trừ nguy cơ ô nhiễm chéo, đặt ở nơi kiên cố,
- 54 thông hơi tốt, không tiếp xúc với các hóa chất khác. 2.1.4 Các loại thuốc, hóa chất, Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học hết hạn chế phẩm sinh học quá sử dụng phải được loại bỏ đúng qui định và hạn sử dụng phải được phải có hồ sơ ghi chép để chứng minh. loại bỏ đúng cách. 2.2 Vệ sinh 2.2.1 Cơ sở nuôi phải có bản Bản đánh giá các mối nguy về an toàn vệ sinh đánh giá mối nguy về an phải bao gồm cả các mối nguy về môi trường toàn vệ sinh. nuôi. Các mối nguy phụ thuộc vào sản phẩm được sản xuất và/ hoặc được cung cấp. Đánh giá mối nguy phải được rà soát, điều chỉnh lại hàng năm và cập nhật khi có thay đổi. 2.2.2 Cơ sở nuôi phải có các Các hướng dẫn về an toàn vệ sinh phải được văn bản hướng dẫn về an treo, dán, trưng bày ở nơi dễ nhìn thấy, bằng toàn vệ sinh. biển báo rõ ràng (có hình minh họa) và/hoặc bằng (các) ngôn ngữ phổ thông đối với người lao động. Tối thiểu, các hướng dẫn phải bao gồm: - Yêu cầu rửa tay; - Băng kín các vết thương hở trên da; - Hạn chế hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc; - Cảnh báo về tất cả các khả năng lây nhiễm hoặc tình trạng tương tự, bao gồm các dấu hiệu mắc bệnh (ví dụ nôn mửa, vàng da, tiêu chảy) mà nếu bị mắc phải thì người lao động sẽ bị cấm tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản và thực phẩm; - Sử dụng quần áo bảo hộ thích hợp. 2.3 Chất thải 2.3.1 Các loại chất thải và Phải có bảng liệt kê các loại chất thải (ví dụ nguồn có khả năng gây ô giấy, bìa, chất dẻo, dầu, v.v ) và nguồn gây ô nhiễm phải được nhận nhiễm (ví dụ phân bón dư thừa, khí thải, dầu, diện tại cơ sở nuôi. nhiên liệu, tiếng ồn, bùn thải, hóa chất, nước tắm/ rửa, thức ăn thừa, rong tảo vữa ra khi giặt lưới, v.v ) tạo ra trong quá trình nuôi.
- 55 2.3.2 Cơ sở nuôi phải có hệ Các loại rác/ chất thải phải được thu gom, thống và thực hiện thu phân loại, tập kết và xử lý đúng cách theo quy gom, phân loại, tập kết và định. xử lý rác/ chất thải đúng Phải có hồ sơ ghi chép về việc thu gom, phân qui định. loại, tập kết và xử lý chất thải của cơ sở nuôi. 2.3.3 Cơ sở nuôi phải dọn sạch Không có rác/ chất thải ở xung quanh khu rác và chất thải. vực nuôi hoặc nhà kho. Không đốt chất thải có nguồn gốc là nhựa, giấy hay bỏ lại các chất này trong môi trường Tất cả rác và chất thải phải được dọn sạch, kể cả nhiên liệu bị tràn đổ. 2.3.4 Cơ sở nuôi phải có đủ Phải có nhà vệ sinh tự hoại đủ dùng cho công nhà vệ sinh tự hoại và nhân tại cơ sở nuôi và đảm bảo nước thải sinh nước thải sinh hoạt từ hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom, xả qua hệ nhà vệ sinh không làm thống nước thải, không làm nhiễm bẩn khu nhiễm bẩn khu vực sản vực sản xuất và hệ thống cấp nước. xuất và hệ thống cấp Phải có hồ sơ ghi chép về việc loại bỏ chất nước. thải sinh hoạt và các phương tiện thu gom chất thải phải có sẵn khi kiểm tra. 2.4 Thu hoạch và sau thu hoạch 2.4.1 Thu hoạch và vận chuyển Phải thực hiện thu hoạch và vận chuyển sản sản phẩm nuôi trồng thuỷ phẩm (nếu cơ sở nuôi tự vận chuyển) đến nơi sản phải được thực hiện tiêu thụ đảm bảo điều kiện VSATTP. Phải có đúng cách, đảm bảo hồ sơ ghi chép về quá trình thu hoạch, vận VSATTP. chuyển. Công nhân phải có hiểu biết về vấn đề này. 2.4.2 Giữa hai vụ nuôi, cơ sở Phải có sẵn các hồ sơ ghi chép về các quy nuôi phải thực hiện tẩy trình tẩy trùng và/ hoặc các giai đoạn tạm trùng và/ hoặc tạm ngừng ngừng nuôi thích hợp giữa hai vụ nuôi tùy nuôi. theo đối tượng nuôi và điều kiện nuôi cụ thể. 3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản Nguyên tắc Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. Các tiêu chuẩn
- 56 Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 3.1 Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thuỷ sản 3.1.1 Phải có Kế hoạch quản lý Phải có Kế hoạch Quản lý sức khỏe động vật sức khỏe vật nuôi và thuỷ sản (QLSKĐVTS) kèm chữ ký xác nhận được cán bộ chuyên môn của cán bộ chuyên môn. xác nhận. Nội dung Kế hoạch bao gồm: Tên và vị trí cơ sở nuôi; Thống kê các bệnh đã từng phát hiện; Các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện để xử lý các bệnh từng gặp; Các quy trình chuẩn bị ao nuôi; Các quy trình sử dụng vacine (nếu có); Chương trình kiểm tra tại chỗ để phát hiện các mầm bệnh có liên quan; Các quy trình quản lý nguồn nước để phòng bệnh; Hồ sơ ghi chép về các đợt kiểm tra định kỳ của cán bộ chuyên môn; Tần suất và phương pháp loại bỏ cá thể nuôi nhiễm bệnh hoặc chết; phương pháp cách ly ao nuôi có bệnh; Các phương pháp phòng ngừa khác nếu có; Các quy trình vận chuyển giống và sản phẩm thu hoạch; Phương án đối phó với bùng phát dịch bệnh bao gồm việc báo cáo diễn biến dịch bệnh cho cán bộ chuyên môn và những người có liên quan; Các quy trình ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng. 3.1.2 Tất cả các biện pháp điều Người nuôi phải biết được các biện pháp điều trị bệnh động vật thuỷ trị bệnh động vật thuỷ sản nuôi đã, đang, sẽ sản nuôi phải được áp áp dụng và chứng minh rằng các phương dụng và được ghi chép pháp này phù hợp với các quy định hiện hành phù hợp với các quy định (nếu có) và Kế hoạch QLSKĐVTS. hiện hành (nếu có) và phù hợp với Kế hoạch QLSKĐVTS. 3.2 Con giống và thức ăn 3.2.1 Con giống thả nuôi phải Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh con giống được mua từ cơ sở cung được mua từ cơ sở đã được chứng nhận. Các cấp giống đã được cơ nhà cung cấp con giống cho cơ sở nuôi phải quan thẩm quyền chứng được đăng ký/ chứng nhận đúng quy định. nhận đạt chuẩn.
- 57 3.2.2 Con giống đưa vào cơ sở Phải có giấy kiểm dịch về con giống của cấp nuôi phải đảm bảo đạt có thẩm quyền; giấy kiểm dịch phải có kết tiêu chuẩn Việt Nam quả âm tính đối với các bệnh truyền nhiễm (TCVN) và phải được phổ biến. kiểm dịch. Con giống phải đạt TCVN (về kích cỡ, ngày tuổi) Hồ sơ ghi chép về con giống (chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận đạt TCVN) phải có sẵn tại cơ sở nuôi. 3.2.3 Lượng thức ăn và chế độ Phải có hệ thống theo dõi tại chỗ để đảm bảo cho ăn cho ăn phải phù lượng thức ăn cho ăn phù hợp với nhu cầu hợp với nhu cầu của động của động vật thuỷ sản nuôi và ghi chép lại chế vật thuỷ sản nuôi. độ cho ăn hàng ngày. Chế độ cho ăn phải tuân theo một quy trình/ chế độ nuôi hợp lý hoặc quy trình nuôi đã được cơ quan thẩm quyền quy định. 3.2.4 Thức ăn sử dụng phải có Thức ăn công nghiệp phải được mua từ cơ sở nguồn gốc rõ ràng. Nếu sản xuất thức ăn (hoặc đại lý) đã được cấp là thức ăn công nghiệp thì phép và loại thức ăn phải nằm trong danh phải được cấp phép lưu mục được phép lưu hành của cơ quan quản lý hành của cơ quan thẩm nhà nước có thẩm quyền. quyền. Được phép dùng thức ăn tự chế biến nhưng phải đảm bảo chất lượng theo TCVN và phải ghi chép các thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn. 3.2.5 Cơ sở nuôi phải có tài Phải có tài liệu ghi chép chi tiết về tất cả các liệu ghi chép về các chất chất bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy bổ sung vào thức ăn nếu sản như chất tạo màu, chất chống oxy hóa, có sử dụng. chất kích thích miễn dịch, men vi sinh nếu có sử dụng. Thức ăn và các chất bổ sung dùng trong cơ sở nuôi phải được mua từ nhà cung cấp đã được cấp phép hợp pháp. 3.2.6 Các loại thức ăn, bao Người nuôi phải được đào tạo và hướng dẫn gồm cả thức ăn có trộn về cách bảo quản và sử dụng thức ăn. Thức thuốc, phải được bảo ăn phải được bảo quản và sử dụng theo đúng quản và sử dụng theo quy quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất (yêu trình hướng dẫn của nhà cầu về nhà kho, điều kiện cất giữ, cách sử sản xuất. dụng và thời hạn sử dụng). 3.3 Điều trị
- 58 3.3.1 Không sử dụng các loại Các hormone và chất kháng sinh không được hormone và các chất sử dụng để kích thích tăng trưởng hay phòng kháng sinh để kích thích bệnh. tăng trưởng hay phòng Chỉ dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh trong suốt quá trình động vật thuỷ sản nuôi được cán bộ chuyên nuôi. môn chẩn đoán là đã mắc bệnh truyền nhiễm. Phải có bảng kê các loại kháng sinh và liều đã dùng trong quá trình nuôi. 3.3.2 Cơ sở nuôi phải lưu giữ Các sản phẩm được sử dụng/ bảo quản trong hồ sơ về việc mua và sử kho phải được ghi chép theo mẫu quy định. dụng thuốc thú y hợp Hồ sơ mua gồm: Ngày mua; Tên sản phẩm; pháp bao gồm cả việc sử Số lượng mua; Số lô; Hạn sử dụng; Tên nhà dụng thức ăn trộn dược cung cấp. Hồ sơ điều trị gồm: Số lô; Ngày bắt phẩm. đầu điều trị; Tên loài được điều trị; Số lượng hoặc sinh khối thủy sản được điều trị; Liều lượng và tổng lượng thuốc sử dụng; Ngày kết thúc điều trị; Ngày hết hạn; Ngày sớm nhất động vật thủy sản nuôi được thu hoạch; Tên (những) người cho dùng thuốc theo ngày. 3.4 Theo dõi tỷ lệ sống 3.4.1 Số lượng con giống, khối Số lượng con giống, khối lượng trung bình, lượng trung bình, mật độ mật độ nuôi và tổng sinh khối động vật thủy nuôi và tổng sinh khối sản nuôi phải được kiểm soát thường xuyên của động vật thủy sản tại từng đơn vị sản xuất. Hồ sơ ghi chép về nuôi phải được theo dõi việc này phải có sẵn. thường xuyên. 3.4.2 Các dấu hiệu động vật Các dấu hiệu động vật thuỷ sản nuôi bị stress thuỷ sản nuôi bị stress hoặc bị bệnh phải được ghi chép hàng ngày hoặc bị bệnh phải được vào Sổ nhật ký nuôi. ghi chép hàng ngày. 3.4.3 Việc kiểm tra và loại bỏ Động vật thuỷ sản nuôi bị chết trong ao phải động vật thuỷ sản nuôi bị được loại bỏ hàng ngày đúng cách. Trong các chết phải được thực hiện trường hợp đặc biệt (ví dụ thời tiết xấu, tỷ lệ hàng ngày. chết thấp) thì có thể loại bỏ hàng tuần. Số lượng động vật thuỷ sản nuôi chết và lý do chết phải được ghi chép lại. Sổ Nhật ký nuôi về tỷ lệ chết hàng ngày và lý do chết (nếu biết), phải có sẵn tại từng đơn vị sản xuất. Công nhân phải có sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe động vật thủy sản/ các lý do động vật thuỷ sản nuôi chết.
- 59 3.4.4 Cơ sở nuôi phải thông Phải thông báo cho các cơ quan chức năng báo cho các cơ quan chức khi có dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông năng có liên quan về dịch nghiệp và phát triển nông thôn. bệnh theo quy định. 3.4.5 Cơ sở nuôi phải có hệ Động vật thuỷ sản nuôi bị chết phải được thu thống thu gom và xử lý gom và xử lý đúng cách theo quy định của động vật thuỷ sản chết Nhà nước để đảm bảo không gây ảnh hưởng theo quy định. đến môi trường và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan mầm bệnh. Phải có nhật ký ghi chép quá trình này. 4. Bảo vệ môi trường Nguyên tắc Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 4.1 Quản lý tác động môi trường 4.1.1 Cơ sở nuôi phải Đánh giá Phải có báo cáo ĐTM trong đó bao gồm tất cả Tác động Môi trường các hoạt động tại cơ sở nuôi. (ĐTM) có sự tham gia Quy trình và báo cáo ĐTM phải tuân thủ theo của cộng đồng và thông quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn báo công khai kết quả. thực hiện VietGAP. 4.1.2 Cơ sở nuôi xây dựng sau Những cơ sở nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 tháng 5 năm 1999 phải phải có văn bản xác nhận của chính quyền địa nằm NGOÀI các hệ sinh phương về tình trạng và việc sử dụng đất thái rừng ngập mặn hoặc trong thời gian từ tháng 5/1999 đến ngày xây các khu vực đất ngập dựng trại. nước tự nhiên có ý nghĩa Cơ sở nuôi phải có các văn bản của chính quan trọng về mặt sinh quyền địa phương xác nhận thời gian (tháng thái như đã nêu trong và năm) xây dựng các ao nuôi. ĐTM.
- 60 4.1.3 Vị trí cơ sở nuôi và các Phải chứng minh vị trí cơ sở nuôi và các cơ cơ sở vật chất liên quan sở vật chất liên quan không nằm trong các phải nằm NGOÀI phạm KVBT quốc gia hoặc quốc tế (thuộc mục từ vi các Khu vực Bảo tồn Ia tới IV của IUCN), hoặc các khu vực được (KVBT) quốc gia hoặc xác định theo công ước quốc tế (ví dụ quốc tế. RAMSAR hoặc Di sản Thế giới). Các minh Nếu KVBT nằm trong chứng cần bao gồm vị trí địa lý khi đăng ký. hạng mục V hoặc VI của Nếu khu bảo tồn nằm trong hạng mục V hoặc Liên minh Bảo tồn Thiên VI, người kiểm tra phải liên lạc với các cơ nhiên Quốc tế (IUCN), quan quản lý KVBT để xác định xem cơ sở cần có sự đồng ý của cơ nuôi có phù hợp với các mục tiêu quản lý của quan quản lý KVBT. KVBT hay không. Thông tin phải được công khai. 4.2 Sử dụng và thải nước 4.2.1 Hạ tầng của cơ sở nuôi Hệ thống cấp và thải nước phải độc lập với phải đảm bảo để nguồn nhau và được quản lý để tránh làm ô nhiễm nước cấp không bị ô nguồn nước cấp. nhiễm 4.2.2 Việc sử dụng nước và xả Phải có nhật ký ghi chép về lượng nước lấy thải phải tuân thủ các yêu vào hàng năm. Nước thải ra ngoài môi trường cầu của cơ quan chức phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định năng. của Nhà nước. 4.2.3 Không sử dụng nước sinh Nước nước sinh hoạt (nước máy) không được hoạt (nước máy) để pha dùng để pha loãng, làm hạ độ mặn trong ao loãng, làm giảm độ mặn nuôi (đối với nuôi nước lợ). Nếu sử dụng trong ao nuôi. nước ngầm (nước giếng) phải theo đúng quy định của pháp luật. 4.2.4 Cơ sở nuôi phải thường Phải đánh giá các mối nguy đối với động vật xuyên quan trắc và quản thuỷ sản nuôi dựa trên hệ thống quan trắc và lý chất lượng nước. quản lý chất lượng nước tại chỗ. Việc đánh giá các mối nguy phải bao gồm các điểm lấy mẫu phù hợp (tại mỗi hệ thống nuôi hoặc toàn bộ cơ sở nuôi) và các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ trong, O2 hoà tan, độ pH, độ kiềm, NH3, H2S. Phải có sẵn hồ sơ ghi chép tại mỗi cơ sở nuôi. Tần suất quan trắc chất lượng nước tuỳ thuộc mỗi loài nuôi cụ thể theo quy định hiện hành.
- 61 4.2.5 Cơ sở nuôi không được Cơ sở nuôi phải được thiết kế và quản lý để làm nhiễm mặn các hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nguồn nước ngọt tự nhiên. Không được xả nước mặn vào nguồn nhiên. nước ngọt tự nhiên. 4.2.6 Các cơ quan chức năng Cơ sở nuôi phải thông báo cho các cơ quan và cộng đồng địa phương chức năng và cộng đồng địa phương khi có phải được thông báo khi nhiễm mặn xảy ra liên quan đến hoạt động nguồn nước ngầm bị nuôi thủy sản (đối với nuôi nước lợ). nhiễm mặn. 4.2.7 Bùn thải từ cơ sở nuôi Bùn vét lên từ các kênh, rạch và từ ao nuôi để phải được gom và lưu trữ duy trì độ sâu phải được thu gom và lưu trữ đúng cách. đúng cách để tránh nhiễm mặn vào đất, nước ngầm và không gây ra các thiệt hại về sinh thái đối với các khu vực rừng ngập mặn hoặc khu vực sinh thái nhạy cảm khác. Việc loại bỏ bùn đặc phải được thực hiện theo quy định. Khi chưa có quy định cụ thể, bùn đặc cần được thu gom và loại bỏ tại một khu vực riêng biệt và có quản lý. 4.3 Kiểm soát địch hại 4.3.1 Không áp dụng phương Các thiết bị phòng ngừa địch hại của động vật pháp kiểm soát địch hại thuỷ sản nuôi phải đảm bảo an toàn cho các gây chết đối với động loài động vật tự nhiên. Yêu cầu này áp dụng vật. cho tất cả các loài địch hại trong quá trình nuôi ngoại trừ các loại động vật thuỷ sinh trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi. 4.3.2 Hoạt động của cơ sở nuôi Phải sử dụng biện pháp bảo vệ cần thiết khi không được gây chết cho có loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam những loài được liệt kê có khả năng xuất hiện trong khu vực. trong Sách đỏ Việt Nam. 5. Các kh a cạnh kinh tế-xã hội Nguyên tắc Nuôi trồng thuỷ sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người nuôi và các cộng đồng xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng như tăng cường an ninh thực phẩm ở địa phương. Do đó các vấn đề kinh tế-xã hội
- 62 phải được xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 5.1 Điều kiện làm việc 5.1.1 Tất cả lao động làm thuê Chỉ sử dụng lao động đủ 15 tuổi trở lên và tại cơ sở nuôi phải đủ 15 phải có Danh sách và bản sao Chứng minh tuổi trở lên. nhân dân có công chứng của tất cả công nhân tại cơ sở nuôi. 5.1.2 Đối với người lao động Phải có Bản mô tả công việc hàng ngày, cho dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi từng lao động dưới 18 tuổi. phải áp dụng các điều Giới hạn ở mức độ lao động nhẹ, giản đơn là kiện làm việc sau: những công việc không gây hại đến sức khỏe 1 – Có quyền được đi học và phát triển của người lao động, không ảnh (nếu muốn); 2 – Tổng số hưởng đến việc học tập hay làm yếu đi năng giờ làm việc không vượt lực tiếp nhận kiến thức. quá 8 giờ/ ngày; 3 – Giới Công việc gây nguy hiểm tính mạng là công hạn ở mức độ lao động việc do bản chất hoặc điều kiện làm việc làm nhẹ, giản đơn; 4 – Không hại đến sức khỏe, an toàn và tinh thần của nguy hiểm đến tính mạng người lao động. 5.1.3 Người lao động phải Phải có hợp đồng lao động với các điều được phép nghỉ việc và khoản rõ ràng. Người lao động được phép tự nhận đủ tiền công cho cả quản lý thời gian nghỉ của họ. Người sử dụng ngày làm việc cuối cùng lao động không giữ lại dù là một phần tiền khi có đơn xin nghỉ hợp lương, thưởng, tài sản hoặc giấy tờ của người lý. lao động để buộc họ tiếp tục làm việc cho mình. 5.1.4 Người lao động được Người lao động có quyền tham gia các tổ phép thành lập hoặc tham chức bảo vệ quyền lợi của họ như thỏa ước gia các tổ chức để bảo vệ tập thể hoặc công đoàn theo quy định của quyền lợi của họ (kể cả Luật Lao động. quyền đàm phán tập thể) mà không bị người sử dụng lao động can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này.
- 63 5.1.5 Người lao động không Phải có Quy định chống phân biệt đối xử phải chịu bất cứ sự phân bằng văn bản do chủ cơ sở nuôi xây dựng và biệt đối xử nào từ phía ban hành (có thể ghi trong Nội quy). Không người sử dụng lao động phân biệt đối xử về chủng tộc, địa vị, nguồn hoặc các lao động khác ở gốc quê quán, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, cơ sở nuôi. tuổi tác hoặc bất kỳ điều kiện nào có thể là căn nguyên của tệ phân biệt đối xử. 5.1.6 Chủ cơ sở nuôi phải tôn Người lao động phải luôn được đối xử một trọng nhân phẩm tất cả cách tôn trọng (ví dụ không có xâm phạm các công nhân làm thuê. thân thể). Người lao động không bị trừ tiền công do kỷ luật. 5.1.7 Thời gian làm việc ngoài Người lao động xác nhận rằng việc làm ngoài giờ phải đảm bảo các giờ là tự nguyện. Bảng chấm công xác nhận điều kiện sau: 1- Là tự số giờ làm thêm tối đa mỗi tuần và xác nhận nguyện; giờ làm thêm chỉ xảy ra trong trường hợp đặc 2- Không vượt quá mức biệt chứ không thường xuyên. Hợp đồng phải tối đa theo quy định của nêu rõ tiền công trả cho giờ làm thêm phù Nhà nước; hợp với luật Lao động. 3- Chỉ xảy ra trong trường hợp đặc biệt (không thường xuyên); 4- Được trả công cao hơn quy định. 5.1.8 Điều kiện sinh hoạt của Các dụng cụ rửa tay, nước uống, nhà ăn, bếp người lao động phải đảm ăn, thức ăn và khu vực nghỉ ngơi dành cho bảo vệ sinh. người lao động phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. 5.2 An toàn lao động và sức khỏe 5.2.1 Chủ cơ sở nuôi phải có Phải có Bản đánh giá về các mối nguy hại với văn bản đánh giá về các sức khỏe, sự an toàn của người lao động và mối nguy đối với sức phải cập nhật mỗi khi có thay đổi (ví dụ máy khỏe, sự an toàn của móc mới, nhà xưởng mới, các thuốc bảo vệ người lao động và quy thực vật mới, các kỹ thuật nuôi trồng thay đổi trình giải quyết. v.v ). Quy trình giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động phải phù hợp với điều kiện của cơ sở nuôi, bao gồm giải pháp đối phó với tai nạn, các trường hợp khẩn cấp, các kế hoạch dự phòng và thiết bị bảo hộ lao động, các rủi ro đã được nhận
- 64 diện, bảo hiểm tai nạn. 5.2.2 Chủ cơ sở nuôi phải tạo Người lao động được bảo vệ trước các nguy môi trường sống và làm hại như nước uống, điều kiện sinh hoạt, vệ việc an toàn cho công sinh, môi trường sống phải an toàn. Chỗ ở nhân. dành cho người lao động phải được xây dựng từ các vật liệu đủ độ bền, an toàn và hợp vệ sinh. 5.2.3 Tất cả người lao động Chủ cơ sở nuôi phải tập huấn về sức khỏe và phải được đào tạo, hướng an toàn cho người lao động khi có tài liệu dẫn về sức khỏe và an hoặc trang thiết bị. toàn lao động. 5.2.4 Tất cả các tai nạn phải Phải có hồ sơ ghi chép tất cả tai nạn, dù nhẹ, được ghi chép lại và phải xảy ra và các hành động giải quyết cụ thể. Có có các hành động xử lý minh chứng về các hành động giải quyết (ví đối với từng tai nạn. dụ hóa đơn thanh toán tiền thuốc v.v ). 5.3 Hợp đồng và tiền lương (tiền công) 5.3.1 Người lao động thường Tất cả người lao động thường xuyên tại cơ sở xuyên phải có hợp đồng nuôi đều phải có Hợp đồng lao động. lao động và hiểu rõ các Trường hợp lao động là thành viên trong gia điều khoản ghi trong hợp đình của chủ cơ sở nuôi thì không cần phải ký đồng lao động của họ. hợp đồng lao động. 5.3.2 Thời gian thử việc tối đa Hợp đồng lao động và phỏng vấn với người phải đúng theo quy định lao động xác nhận điều này. hiện hành của Nhà nước. 5.3.3 Chủ cơ sở nuôi phải trả Các văn bản luật quy định mức lương tối không thấp hơn mức thiểu áp dụng cho cơ sở nuôi được tuân thủ lương tối thiểu theo quy đầy đủ. định của pháp luật hiện Các hợp đồng lao động của người lao động, hành. bảng lương và các cuộc phỏng vấn người lao động thể hiện cơ sở nuôi tuân thủ đúng qui định về mức lương tối thiểu. 5.3.4 Phải có Bảng chấm công Phải có danh sách nhân viên và bảng chấm ghi số giờ làm việc của công theo giờ. mỗi lao động ở cơ sở nuôi. 5.3.5 Lương hoặc tiền công Phỏng vấn với người lao động thể hiện cơ sở phải được trả bằng tiền nuôi có chấp hành. mặt hoặc bằng cách tiện lợi nhất cho người lao
- 65 động. 5.4 Các kênh liên lạc 5.4.1 Chủ cơ sở nuôi phải bảo Hộp thư góp ý phải có sẵn ở cơ sở nuôi. đảm tất cả người lao Phỏng vấn với người lao động thể hiện cơ sở động có các kênh liên lạc nuôi có chấp hành. thích hợp với chủ lao động về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc. 5.4.2 Tất cả các vấn đề khó Chủ cơ sở nuôi phải có hồ sơ thống kê và khăn mà người lao động theo dõi các vấn đề khó khăn mà người lao nêu ra phải được chủ cơ động đưa ra (kể cả các đơn khiếu nại), ngày sở nuôi xem xét và phản giờ và phản hồi đã thực hiện. Phỏng vấn với hồi. nhân viên thể hiện được tính hợp lệ. 5.5 Các vấn đề trong cộng đồng 5.5.1 Chủ cơ sở nuôi phải xây Chủ cơ sở nuôi phải có sự thỏa hiệp và giải dựng và áp dụng các pháp xử lý mâu thuẫn đối với các hộ nuôi liền phương án giải quyết kề và cộng đồng xung quanh. Phải có hồ sơ mâu thuẫn đối với cộng lưu trữ các vấn đề khiếu nại, ngày giờ cụ thể đồng xung quanh. và lộ trình phản hồi (có biên bản và chữ ký của cộng đồng địa phương xác nhận). Khi tổ chức họp với cộng đồng, cần có chương trình và biên bản họp có chữ ký của đại diện chính quyền và ít nhất một tổ chức đoàn thể địa phương hoặc một tổ chức xã hội dân sự có uy tín xác nhận.
- 66 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông Nguyễn Văn Việt Chủ tịch 2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ tịch 3. Ông Ngô Thế Anh Thư ký 4. Bà Nguyễn Thanh Hoa Ủy viên 5. Ông Ngô Chí Phương Ủy viên 6. Ông Lê Tiến Dũng Ủy viên 7. Ông Trần Văn Tín Ủy viên 8. Ông Nguyễn Tiến Thịnh Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết Chủ tịch 2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 3. Ông Nguyễn Văn Tiến Ủy viên 4. Bà Nguyễn Kim Nhi Ủy viên 5. Ông Hà Thanh Tùng Ủy viên