Giáo trình Mô đun thu hoạch-bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng

pdf 92 trang huongle 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun thu hoạch-bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_bao_quan_va_tieu_thu_ca_chim_vay.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun thu hoạch-bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 06 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng” giới thiệu về việc chuẩn bị, thu hoạch cá, bảo quản cá sống, cá đông lạnh, vận chuyển và đánh giá kết quả; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ, gồm 6 bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Xác định thời điểm thu hoạch Bài 2. Thu hoạch cá Bài 3. Bảo quản cá sau thu hoạch Bài 4: Vận chuyển cá đi tiêu thụ Bài 5: Tiêu thụ cá Bài 6: Đánh giá kết quả nuôi Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thực tế tại các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương như Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. TS. Thái Thanh Bình (Chủ biên) 2. ThS. Nguyễn Mạnh Hà 3. ThS. Trần Thanh 4. ThS. Nguyễn Văn Quyền 5. Ks. Nguyễn Văn Sơn 2
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 0 LỜI GIỚI THIỆU 2 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6 MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ CHIM VÂY VÀNG 7 Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch 9 1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 9 1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ 9 1.2. Dự báo khối lượng cá tiêu thụ 12 1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ 12 2. Kiểm tra kích cỡ cá 13 2.1. Thời điểm kiểm tra 13 2.2. Xác định kích cỡ cá trong ao 13 3. Tính khối lượng cá trong ao 17 3.1. Dự tính số lượng cá trong ao 17 3.2. Xác định khối lượng cá trung bình 18 3.3. Tính khối lượng cá trong ao 20 4. Quyết định thời điểm thu hoạch 21 Bài 2: Thu hoạch cá 23 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực 23 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 23 1.2. Chuẩn bị thiết bị 25 1.3. Chuẩn bị nhân lực 26 2. Thu hoạch cá 27 2.1. Thu tỉa 27 2.2. Thu toàn bộ 29 3. Phân loại cá 31 Bài 3: Bảo quản cá sau thu hoạch 33 1. Xác định mật độ cá lưu giữ cá sống 34 1.1. Xác định thể tích của dụng cụ lưu giữ 34 1.2. Xác định khối lượng cá lưu giữ 34 2. Chuẩn bị dụng cụ lưu giữ cá sống 34 2.1. Chuẩn bị bể xi măng, bể bạt, composite 34 2.2. Chuẩn bị giai cắm trong ao 36 2.3. Chuẩn bị hệ thống sục khí 36 3. Đưa cá sống vào dụng cụ lưu giữ 37 3.1. Chuẩn bị dụng cụ 37 3
  5. 3.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống 37 3.3. Vận chuyển cá sống 37 4. Quản lý môi trường lưu giữ cá sống 38 5. Chuẩn bị dụng cụ đông lạnh cá 38 6. Phân loại kích cỡ cá để đông lạnh 39 7. Xử lý cá trước khi đông lạnh 40 8. Cho cá vào túi 40 9. Hút chân không túi cá 41 10. Đưa cá vào hệ thống làm lạnh sâu 41 Bài 4: Vận chuyển cá đi tiêu thụ 43 1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 44 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 44 1.2. Chuẩn bị phương tiện: 47 1.3. Chuẩn bị nhân lực: 48 2. Xác định mật độ vận chuyển 49 2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển 49 2.2. Chọn mật độ vận chuyển: 49 2.3. Xác định thể tích nước 49 2.4. Xác định khối lượng cá. 50 3. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 50 3.1. Giảm nhiệt độ nước vận chuyển 50 3.2. Cố định dụng cụ 51 3.3. Lắp hệ thống sục khí 51 3.4. Đưa cá vào thùng 51 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển 51 4.1. Thời điểm xử lý 51 4.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển 51 4.3. Xử lý cá 52 5. Đánh giá kết quả vận chuyển 52 5.1. Xác định tỷ lệ cá chết 52 5.2. Tính khối lượng cá sau vận chuyển 52 5.3. Tính toán chi phí vận chuyển 53 6. Xác định thời gian vận chuyển cá đông lạnh 53 7. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 54 7.1. Chuẩn bị dụng cụ 54 7.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 54 8. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 55 9. Kiểm tra trước khi vận chuyển 55 Bài 5: Tiêu thụ cá 57 1. Tìm kiếm thị trường 57 1.1. Tìm thị trường gần 57 1.2. Tìm thị trường xa 58 1.3. Xác định nhu cầu và giá cả thị trường 58 4
  6. 2. Chọn hình thức tiêu thụ cá 59 2.1. Bán lẻ sản phẩm 59 2.2. Bán buôn sản phẩm 59 3. Ký hợp đồng tiêu thụ 59 4. Bàn giao cá 61 5. Thanh lý hợp đồng 62 Bài 6: Đánh giá kết quả nuôi 65 1. Xác định tỷ lệ sống 65 1.1. Tỷ lệ sống theo giai đoạn 65 1.2. Tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi 66 2. Xác định năng suất 66 2.1. Năng suất thô 66 2.2. Năng suất tinh 67 3. Tính hệ số thức ăn 67 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế 68 4.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi 68 4.2. Xác định hiệu quả 68 5. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 69 5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch 69 5.2. Hình thức và phương pháp nuôi 69 5.3. Chu kỳ nuôi 70 5.4. Dự toán kinh phí đầu tư 70 5.5. Dự kiến sản phẩm thu được 70 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch 70 I. Vị trí, tính chất của mô đun 72 II. Mục tiêu Error! Bookmark not defined. III. Nội dung chính của mô đun 72 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 73 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 85 VI. Tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined. 5
  7. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT NTTS : Nuôi trồng thủy sản FCR : Hệ số chuyển hóa thức ăn Tủ bảo ôn : Là tủ bảo quản lạnh các loại thực phẩm đông lạnh, có nhiệt độ từ - 20 đến 0oC Xe bảo ôn : Là xe có hệ thống giữ nhiệt tốt thường được dùng để vận chuyển thủy hải sản đông lạnh. 6
  8. MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu Mô đun 06 “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch cá, vận chuyển cá sống, cá đông lạnh, tiêu thụ cá và đánh giá kết quả nuôi. Mô đun này giúp cho người học: - Mô tả được phương pháp xác định thời điểm thu, thu hoạch cá; - Nêu được biện pháp kỹ thuật vận chuyển, tiêu thụ cá và đánh giá được kết quả nuôi; - Thực hiện xác định được thời điểm thu, thu hoạch cá; - Thực hiện vận chuyển, tiêu thụ cá và đánh giá được kết quả nuôi; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển cá. Nội dung mô đun gồm: - Xác định thời điểm thu hoạch - Thu hoạch cá - Bảo quản cá sau thu hoạch - Vận chuyển cá đi tiêu thụ - Tiêu thụ cá - Đánh giá kết quả nuôi. Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. - Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo các thao tác. Kết thúc mô đun: Kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: 7
  9. - Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết và có mặt đầy đủ các buổi thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. - Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm. 8
  10. Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch Mã bài: MĐ 06-01 Mục tiêu - Biết tìm hiểu nhu cầu thị trường, dự tính khối lượng cá trong ao và quyết định thời điểm thu hoạch; - Dự tính được khối lượng cá trong ao; - Quyết định được thời điểm thu hoạch hợp lý. A. Nội dung Tìm hiểu nhu cầu thị trường Kiểm tra kích cỡ cá Dự tính khối lượng cá trong ao Quyết định thời điểm thu hoạch 1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ - Nơi tiêu thụ là những địa điểm mà có thể bán được cá chim vây vàng thương phẩm với giá thành và sản lượng hợp lý. Nơi tiêu thụ có thể là nơi bán trực tiếp đến người sử dụng hoặc là nơi chợ đầu mối, tập trung sản phẩm cá chim vây vàng thương phẩm trước khi vận chuyển đến nơi người tiêu thụ trực tiếp. Nơi tiêu thụ có thể là ngay tại vùng nuôi cá, hay những vùng lân cận hoặc những vùng xa nơi nuôi. Nơi tiêu thụ chủ yếu ở 2 thị trường chính: + Thị trường nội địa + Thị trường xuất khẩu. - Thị trường nội địa là thị trường trong nước, người tiêu thụ cá chim vây vàng là tất cả các vùng miền trong cả nước. 9
  11. - Hiện nay, đối với một số loài thủy sản trước khi tiến hành nuôi đều mong muốn hướng vào thị trường này đầu tiên. Ưu điểm của thị trường này là thường gần với nơi nuôi, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Ngoài ra chi phí để tìm hiểu, điều tra thị trường đỡ tốn kém, hình thức trao đổi đơn giản vì hiểu về tập quán sinh hoạt, phương thức thanh toán trên một đơn vị tiền tệ Nhược điểm của thị trường này thường không ổn định về mặt giá cả, mang tính mùa vụ cao. Ngoài ra có tính cạnh tranh lớn trong thời gian ngắn, vì nếu tiêu thụ tốt, vùng nuôi để cung cấp sản phẩm tăng nhanh và không quản lý được do không có ràng buộc. - Thực hiện tìm hiểu nhu cầu thị trường nội địa: + Bước 1: Khảo sát các chợ đầu mối ở các vùng miền về khả năng mua, bán sử dụng cá chim vây vàng của người dân. Hình 6.1.1: Cá chim vây vàng bày bán ở chợ + Bước 2: Tìm hiểu về sản lượng tiêu thụ hàng ngày, tháng, năm và thời điểm nào tiêu thụ nhiều nhất. + Bước 3: Tìm hiểu về giá thành mua, bán buôn, bán lẻ ở các chợ đầu mối về sản phẩm cá chim vây vàng. + Bước 4: Tìm hiểu về kích cỡ sản phẩm cá chim vây vàng mà người tiêu thụ mua bán giá thành cao hoặc sản lượng bán nhiều. Hình 6.1.2: Kiểm tra kích cỡ cá 10
  12. + Bước 5: Tìm hiểu nhu cầu sản phẩm tiêu thụ chính cụ thể như cá còn tươi sống hoặc cá phi lê, đông lạnh + Bước 6: Dự tính khả năng, tiềm lực tiêu thụ cá chim vây vàng ở những năm tiếp theo. - Thực hiện tìm hiểu nhu cầu thị trường xuất khẩu: + Bước 1: Tìm hiểu thông tin thị trường các nước châu Á, châu Âu có thể tiêu thụ sản phẩm cá chim vây vàng. Thông tin này được lấy qua hệ thống Internet, báo chí hoặc liên hệ trực tiếp. Hình 6.1.3: Khảo sát bằng liên hệ trực tiếp Hình 6.1.4: Khảo sát trên mạng Hình 6.1.5: Khảo sát qua báo chí internet + Bước 2: Chào hàng sản phẩm cá chim vây vàng thông hệ thống Internet, báo chí, poter hoặc liên hệ trực tiếp một số cơ sở có kinh nghiệm về xuất khẩu để chào hàng trực tiếp ra các thị trường nước ngoài. + Bước 3: Trao đổi trực tiếp với những công ty đại diện trong nước và ngoài nước để biết về khả năng xuất khẩu cá chim vây vàng thương phẩm. + Bước 4: Tiến hành làm hợp đồng ghi nhớ giữa các công ty để có thể xuất khẩu cá chim vây vàng. Như khả năng đưa sản phẩm ra nước ngoài, kích cỡ 11
  13. sản phẩm, chủng loại sản phẩm, giá thành sản phẩm, phương thức tiêu thụ, thanh toán, hàng rào thuế quan + Bước 5: Đưa ra quyết định về tính khả thi của thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm cá chim vây vàng. 1.2. Dự báo khối lượng cá tiêu thụ - Dự báo khối lượng cá tiêu thụ là thực hiện căn cứ vào sản lượng nuôi, thị trường tiêu thụ, giá thành tiêu thụ để dự kiến khối lượng cá cần tiêu thu đạt hiểu quả cao nhất cho người nuôi. - Dự báo khối lượng cá tiêu thụ còn phải căn cứ vào mùa vụ, thời gian nuôi của cá chim vây vàng trong ao. 1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ - Việc tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ là yêu cầu hết sức quan trọng. Nếu tìm hiểu chính xác kích cỡ thị trường cần cung cấp sẽ giúp cho người nuôi cá biết được chính xác cỡ cá thả, thu hoạch để tiêu thụ dễ dàng nhất. Ngoài ra nếu không tìm hiểu được kích cỡ cá tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến thời gian nuôi cá, thời gian thu hoạch và đặc biệt là hiệu quả của người nuôi. Thông thường kích cỡ phù hợp với thị trường tiêu thụ sẽ tiêu thụ được dễ dàng, sản lượng tiêu thụ lớn, giá thành cao. - Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ cần tìm hiểu rõ 2 dạng kích cỡ cá sau: + Kích cỡ cá tiêu thụ phổ biến: đây là kích cỡ cá mà thị trường cần cung cấp nhiều nhất. Kích cỡ cá tiêu thụ phổ biến thường là kích cỡ người nuôi đạt năng suất nuôi phổ biến, hình thức nuôi được áp dụng phổ biến, kích cỡ thu hoạch với số lượng nhiều. Sản lượng tiêu thụ lớn, hình thức tiêu thụ đại trà cho nhiều thị trường tiêu thụ khác nhau. Thông thường kích cỡ cá chim vây vàng được thị trường tiêu thụ phổ biến và người nuôi thường cung cấp ra thị trường từ 350-500g/con. Kích cỡ này thường được bán ở các chợ cá. Hình 6.1.6: Cá chim vây vàng thương phẩm 12
  14. - Kích cỡ giá thành cao: Đây là kích cỡ cá mà thị trường cần cung cấp cho một số thị trường đặc biệt như nhà hàng, siêu thị Đối với kích cỡ này, hình thức nuôi phải đòi hỏi kỹ thuật cao, cỡ giống và kích cỡ thu hoạch thường lớn hơn kích cỡ tiêu thụ phổ biến. Hiện nay, kích cỡ cá chim vây vàng với giá thành cao từ 600 - 800g/con, kích cỡ này thường cung cấp vào thị trường nhà hàng, siêu thị - Các bước tiến hành tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ: + Bước 1: Tìm hiểu cỡ cá chim vây vàng thường được bán ở các nơi tiêu thụ phổ biến như chợ đầu mối, chợ bán lẻ ở các địa phương. + Bước 2: Tìm hiểu giá thành của các cỡ cá chim vây vàng tiêu thụ ngoài thị trường. + Bước 3: Phân loại thị trường tương ứng với cỡ cá và giá thành sản phẩm. 2. Kiểm tra kích cỡ cá 2.1. Thời điểm kiểm tra - Thời điểm kiểm tra để thu hoạch đối các tỉnh phía Bắc vì thường có rét đậm nên tập trung thu vào trước tháng 11 và kết thúc vào 30/12 dương lịch hàng năm. Đối với miền Nam không có mùa đông nên thời điểm kiểm tra để thu hoạch có thể quanh năm. Kiểm tra kích cỡ để thu hoạch, khi thu hoạch cá chim vây vàng có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch tát cạn vét bùn khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác. - Thời điểm kiểm tra có thể sớm hay muộn tùy thuộc vào kích cỡ cá giống thả, mật độ thả, phương thức cho ăn. Ví dụ thả với mật độ thưa thì cá lớn nhanh hơn mật độ cao, cho cá ăn thức ăn đầy đủ lượng và chất thì cá cũng lớn nhanh hơn so với hình thức nuôi cho ăn không đầy đủ. - Thông thường đối với hình thức nuôi bằng thức ăn công nghiệp, cỡ cá giống loại lớn (12 – 15 cm/con) thì thời điểm kiểm tra được thực hiện sau 4 - 5 tháng nuôi. Đối với hình thức sử dụng thức ăn công nghiệp, cỡ cá giống loại nhỏ (8 – 10 cm) thì thời điểm kiểm tra được thực hiện sau 8 - 9 tháng nuôi. - Ngoài ra thời điểm có thể muộn hơn khi kích cỡ thương phẩm chưa đạt yêu cầu hoặc giá thành sản phẩm thấp. 2.2. Xác định kích cỡ cá trong ao - Xác định kích cỡ trong ao nhằm đưa ra kế hoạch để thu hoạch cá và tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo đúng lứa cá và đạt hiệu quả trong một vụ nuôi. 13
  15. Hiện nay, nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá chim vây vàng nói riêng. Việc rút ngắn thời gian nuôi là một trong những chỉ tiêu chính để đạt hiệu quả nuôi. Ưu điểm của việc rút ngắn thời gian nuôi đó là giảm thời gian nuôi dài trong ao, tránh các thời gian chuyển mùa và dịch bệnh. Tăng chu kỳ nuôi, nhiều vụ trong 1 năm, nhanh thu hồi vốn và đặc biệt nó khẳng định khả năng chăm sóc quản lý đúng kỹ thuật, đạt yêu cầu trong nghề nuôi cá chim vây vàng. - Xác định kích cỡ cá trong ao phụ thuộc chính vào nhật ký nuôi, như thời gian nuôi, khả năng tăng trưởng cá, khả năng cung cấp và tiêu thụ thức ăn của cá trong ao. Ngoài ra việc xác định này có thể quan sát hoạt động sống, bắt mồi của cá trong ao hoặc trực tiếp kiểm tra. - Thực hiện xác định kích cỡ trong ao: + Xác định kích cỡ cá trong ao bằng cách quan sát trực tiếp cá trong ao Tiến hành quan sát cá hoạt động sống, bơi lội cá trong ao khi cá di chuyển gần bờ để kiếm mồi. Từ đó ước lượng kích cỡ cá trong ao, việc này thường dựa vào kinh nghiệm nuôi hàng năm để xác định độ chính xác. Tiến hành xác định cỡ cá trong ao thông qua quá trình cá bơi lội, bắt mồi trên mặt nước. Từ đó ước lượng kích cỡ cá trong ao, đây là phương pháp ước lượng tương đối chính xác. Hình 6.1.7: Quan sát cá bắt mồi để ước lượng kích cỡ cá trong ao 14
  16. + Xác định kích cỡ cá trong ao bằng vó Hình 6.1.8: Vó bắt cá Bước 1: Kiểm tra lưới vó Vó được kiểm tra trước khi mắc vào khung vó. Vó đảm bảo chắc chắn, không bị rách. Kích thước của vó từ 9 - 12m2. Bước 2: Kiểm tra khung vó và lắp khung vó Khung vó sau mỗi lần kiểm tra được xếp lại cẩn thận, cất vào kho để tránh mục nát. Nên trước khí mang sử dụng cần được kiểm tra chắc chắn, đồng thời dùng dây cố định khung. Lắp khung vó vào cần vó để thuận tiện cho việc cất vó. Cần vó có chiều dài từ 3 - 4m tùy thuộc vào diện tích của vó. Bước 3: Lắp lưới vào khung vó Lắp vó theo 4 góc của khung vó để tạo vó hình vuông hoặc hình chữ nhật. Vó sau khi lắp xong đảm bảo chắc chắn, lưới căng đều theo 4 góc của khung vó. Bước 4: Đặt vó xuống ao Vó được đặt xuống ao nơi cá hay tập trung, thường hay đạt nơi thường xuyên cho cá ăng trong quá trình nuôi. Đây là vị trí cá thương tập trung nhiều. Ngoài ra để mang tính ngẫu nhiên và xác định chính xác hơn, cần cất vó ở nhiều vị tí trong ao. Bước 5: Thả mồi nhử vào vó Mục đích của việc thả mồi nhử để cá tập trung vào vó nhiều hơn, để việc kiểm tra kích cỡ cá được chính xác hơn. Mồi nhử của cá có thể là những thức ăn hằng ngày của cá chim vây vàng hoặc có thể chế biến dạng thức ăn khác. 15
  17. Bước 6: Nhấc vó lên Nhấc vó đảm bảo đều tay và nhanh dần đều. Nếu nhấc vó quá chậm hoặc chậm dần đều cá sẽ nhảy hết ra ngoài vó. Bước 7: Bắt cá từ vó ra Bước 8: Cân mẫu cá để xác định khối lượng từng cá thể cá + Xác định kích cỡ cá trong ao bằng chài Hình 6.1.9: Chài bắt cá Bước 1: Kiểm tra chài Bước 2: Xếp chài xuống thuyền hoặc cuộn vào tay Bước 3: Quăng chài xuống ao Bước 4: Kéo chài lên bờ Bước 5: Bắt cá từ chài Bước 6: Cân mẫu cá để xác định khối lượng từng cá thể cá + Xác định kích cỡ cá trong ao bằng lưới rê đơn Bước 1: Kiểm lưới rê đơn, thuyền Bước 2: Xếp lưới rê xuống thuyền Bước 3: Thả lưới xuống ao Bước 4: Để lưới trong ao từ 30 - 60 phút để cá mắc lưới Bước 5: Thu lưới bắt cá 16
  18. Bước 6: Cân mẫu cá để xác định khối lượng từng cá thể cá Hình 6.1.10: Cân cá 3. Tính khối lượng cá trong ao 3.1. Dự tính số lượng cá trong ao - Dự tính số lượng cá trong ao là thực hiện ước lượng số lượng cá còn trong ao sau một chu kỳ nuôi. Số lượng cá nhiều hay ít, đạt tỷ lệ sống cao hay thấp phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, phòng và trị bệnh trong suốt quá trình nuôi cá trong ao. - Dự tính số lượng cá trong ao dựa vào các thông tin sau: + Nhật ký số lượng cá thả ban đầu + Nhật ký theo dõi tỷ lệ chết qua các tuần nuôi + Ước lượng tỷ lệ hao hụt do nhiều yếu tố khác + Tính số lượng cá còn lại trong ao bằng công thức sau: Số lượng cá trong ao = Số cá thả ban đầu – Số lượng cá hao hụt. - Ngoài ra những người nuôi có thể xác định số lượng cá trong ao bằng phương pháp thu mẫu một số điểm bằng chài như sau: Bước 1: Chuẩn bị gồm Chài 1 chiếc đảm bảo chài không bị rách, chắc chắn Xô, chậu 1- 3 chiếc Máy tính tay 1 chiếc Bút, sổ ghi chép Nhân lực gồm 2 người khỏe mạnh Bước 2: Xác định diện tích chài khi sử dụng để thu cá Bước 3: Xác định điểm thu cá trong ao, thường sử dụng thu cá ở 5 điểm Bước 4: Tiến hành thả chài để thu cá 17
  19. Bước 5: Đếm số lượng cá/ đơn vị diện tích chài. Mỗi điểm thu mẫu cá được đưa lên xô, chậu để điếm số lượng cá và ghi lại. Sau đó tiến hành tính trung bình 1 điểm thu được bao nhiêu cá, từ đó tính được số lượng cá trung bình/ 1 đơn vị diện tích chài. Bước 6: Tính tổng số lượng cá trong ao Ví dụ: số lượng cá/chài tương ứng là 3 con/1 chài diện tích 1m2, ao có diện tích 3.000m2. Số lượng cá trong ao = 3 x 3000 = 9.000 con 3.2. Xác định khối lượng cá trung bình - Xác định khối lượng cá trung bình nhằm mục đích biết được kích cỡ cá trong ao có đạt biểu mẫu thu hoạch chưa. - Xác định khối lượng cá trung bình trong ao là xác đinh khối lượng từng cơ thể cá, từ đó xác định chính xác khối lượng cá cần thu hoạch cũng như trữ lượng cá trong ao cần tiêu thụ - Xác định khối lượng cá trung bình muốn chính xác cần thu mẫu cá nhiều điểm trong ao. - Trình tự tính khối lượng cá trung bình được tính như sau: + Bước 1: Xác định điểm cần thu mẫu, ít nhất là 3 điểm + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ gồm Chài 1 chiếc đảm bảo chài không bị rách, chắc chắn Xô, chậu, vợt 1- 3 chiếc Máy tính tay 1 chiếc Bút, sổ ghi chép Cân đồng hồ loại 2 - 5kg Nhân lực gồm 2 người khỏe mạnh Vệ sinh, dọn chướng ngại vật vùng nước cần thả chài + Bước 3: Tiến hành quăng chài bao vây đàn cá cần thu mẫu + Bước 4: Thu chài và tiến hành bắt cá. + Bước 5: Xác định khối lượng cá trung bình Thu ngẫu nhiên số cá thu được từ chài cho vào vợt hoặc chậu và cân đủ 1 kg (lưu ý trừ bì- khối lượng chậu, vó) Tính khối lượng cá trung bình bằng công thức sau: 18
  20. Khối lượng cá của mẫu (kg) Khối lượng trung bình của 1 con = cá (kg hoặc g) Tổng số cá trong mẫu cân (con) Ví dụ: cho cá vào túi lưới và đặt lên bàn cân được 3kg, đếm được 6 con. Vậy khối lượng cá trung bình sẽ là: 3000g Khối lượng cá trung bình = = 500 g/con 6 - Ngoài ra việc xác định khối lượng cá trung bình có thể cân trực tiếp mẫu cá. Để mang tính chính xác cần cân nhiều mẫu với nhiều kích cỡ khác nhau, thường thì cân 30 mẫu cá khác nhau, sau đó tính trung bình. Ví dụ: Cân thử 30 mẫu để tính trọng lượng cá trung bình Bảng 6.1.1: Khối lượng của 30 mẫu cá STT Số mẫu Khối lượng từng mẫu (g) 1. 1 560 2. 2 500 3. 3 430 4. 4 400 5. 5 475 6. 6 360 7. 7 525 8. 8 420 9. 9 375 10. 10 600 11. 11 375 12. 12 180 13. 13 360 19
  21. 14. 14 400 15. 15 440 16. 16 555 17. 17 360 18. 18 465 19. 19 455 20. 20 500 21. 21 525 22. 22 485 23. 23 510 24. 24 490 25. 25 530 26. 26 485 27. 27 495 28. 28 515 29. 29 505 30. 30 470 Tính trung bình theo công thức sau: Mẫu (1+2+ 3+ +30) Khối lượng cá trung bình = = 500 g/con 20 3.3. Tính khối lượng cá trong ao - Tính khối lượng cá trong ao nhằm xác định chính xác khối lượng cá cần thu hoạch và tiêu thụ, từ đó có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ hợp lý. 20
  22. - Việc tính toán chính xác khối lượng cá trong ao sẽ phần nào tính toán khả năng đạt hiệu quả cho 1 vụ nuôi. Ngoài ra tính toán chính xác sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ gặp thuận lợi. Nếu tính toán khối lượng cá trong ao không chính xác sẽ gặp khó khăn khi làm hợp đồng tiêu thụ, cụ thể: + Nếu khối lượng thực tế sau khi thu hoạch vượt quá nhiều cá so với dự tính khối lượng cá ban đầu sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tiêu thụ. Có thể gây lên cá bị chết, không có chỗ lưu giữ hoặc bán với giá thành thấp do bị ép giá + Nếu khối lượng thực tế sau khi thu hoạch không đạt được khối quá nhiều cá so với dự tính khối lượng cá ban đầu sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng tiêu thụ. Có thể phải bồi thường hợp đồng vì thiếu sản lượng cung cấp cho bên mua, mất uy tín tiêu thụ sản phẩm - Cách tính khố lượng cá trong ao phải có căn cứ sau: + Căn cứ vào số lượng cá có trong ao + Căn cứ vào khối lượng cá trung bình trong ao - Khối lượng cá trong ao được tính theo công thức sau: Tổng khối lượng cá trong ao (kg) = Tổng số lượng cá trong ao (con) x Khối lượng cá trung bình (g/con) Ví dụ: trong ao nuôi cá chim vây vàng có diện tích là 3.000m2, số cá dự tính trong ao là 6.000 con, khối lượng cá trung bình trong ao là 500 g (tương ứng là 0,5 kg). Tính tổng khối lượng cá trong ao? Khối lượng cá trong ao được tính theo công thức: W = N x I W = 6.000 x 0,5 = 3000 kg 4. Quyết định thời điểm thu hoạch - Quyết định thời điểm thu hoạch là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng. - Quyết định thời điểm thu hoạch chính xác sẽ đem lại hiệu quả cho người nuôi. - Đây là một công việc đòi hỏi người nuôi cá chim vây vàng ngoài kỹ thuật nuôi tốt ra cần phải có khả năng nắm bắt thị trường, giá cả - Việc quyết định thời điểm thu hoạch cần căn cứ vào một số điểm sau: + Căn cứ vào kích cỡ cá nuôi trong ao, đạt hay chưa đạt kích cỡ cá thương phẩm + Căn cứ vào khối lượng cá trong ao, đạt hay chưa đạt năng suất của một vụ nuôi + Căn cứ vào giá thành sản phẩm, đạt hay chưa đạt giá thành để đem lại lợ nhuận cao nhất có thể. 21
  23. + Căn cứ vào sức mua của thị trường + Căn cứ vào thời tiết khí hậu, ví dụ ở miền Bắc thường rét đậm vào tháng 12 thì nên thu cá trước thời điểm đó. + Căn cứ vào khả năng đầu tư, nếu thu cá muộn thì phải cần tiền đầu tư thêm cho thức ăn, hóa chất. + Ngoài ra phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh có thể xảy ra khi thu quá muộn B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu thời điểm xác định kích cỡ cá trong ao trước khi thu hoạch. Câu hỏi 2: Nêu các phương pháp thu cá để kiểm tra kích cỡ trước khi thu hoạch. 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 6.1.1: Xác định kích cỡ cá chim vây vàng trong ao 2.2. Bài thực hành số 6.1.2: Tính khối lượng cá trong ao C. Ghi nhớ - Tìm hiểu thị trường phải chính xác, đặc biệt là thị trường ở xa hay ở nước ngoài. - Dự tính khối lượng cá trong ao không được sự sai khác quá nhiều trong thực tế thu hoạch; vì có thể không đủ cá theo hợp đồng ký kết với khách hàng. 22
  24. Bài 2: Thu hoạch cá Mã bài: MĐ 06-02 Mục tiêu - Mô tả phương pháp chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực, chọn hình thức thu cá, phân cỡ cá, làm cạn nước và bắt cá; - Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực, chọn hình thức thu cá, phân cỡ cá, làm cạn nước và bắt cá; - Tuân thủ đúng trình tự qui trình kỹ thuật. A. Nội dung Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực Thu hoạch cá Phân loại cá 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Yêu cầu dụng cụ: Dụng cụ thu hoạch cá phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thu hoạch. Tuỳ theo phương thức thu hoạch cũng như qui mô thu hoạc mà dụng cụ bao gồm lưới, chài, giai, vợt, xô, chậu, lồ, găng tay - Yêu cầu về số lượng và chất lượng dụng cụ: + Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cần thiết để thực hiện thu hoạch. Số lượng dụng cụ này tùy thuộc vào phương thức thu hoạch cũng như trữ lượng cá cần thu hoạch để có kế hoạch tính toán đầy đủ. + Chất lượng dụng cụ phải đảm bảo chất lượng tốt, để quá trình thu hoạch được an toàn và hiệu quả. 23
  25. Dụng cụ cần được kiểm tra trước từ 1- 2 ngày khi đưa vào thu hoạch cá trong ao. - Chuẩn bị một số loại dụng cụ thu hoạch cá thông thường sau: + Lưới vét thu cá thương phẩm: Hình 6.2.1: Lưới thu cá thịt Lưới vét thu cá thịt phổ biến hiện nay phải đảm bảo một số thông số kỹ thuật chính sau: Chiều dài lưới ≥ 50m Chiều cao của lưới từ 3 - 6m Kích thước mắt lưới từ 20 - 30mm Đường kích dây giềng từ 5 - 10mm, chất liệu lưới đảm bảo bền chắc. + Chài, vó: là dạng tấm lưới có kích thước nhỏ và chủ yếu dùng để thu tỉa cá hoặc kiểm tra kích cỡ cá trong ao trước khi thu hoạch. + Giai (tráng) dùng để lưu giữ cá: Kích thước của giai lớn, nhỏ tùy theo trữ lượng cá. Thông thường giai có chiều dài 8 - 10m, chiều rộng 5 m, chiều cao ≥ 1,5m. Khi chuẩn bị giai cần lưu ý những dụng cụ kèm theo để sử dụng giai như cọc cắm, dây buộc Hình 6.2.2: Cắm giai trước khi lưu giữ cá thu hoạch 24
  26. + Các dụng cụ lưu giữ vận chuyển khác: xô, chậu, lồ + Các dụng cụ khác: cân, dây buộc Hình 6.2.3: Xô và chậu vận chuyển cá 1.2. Chuẩn bị thiết bị - Chuẩn bị máy móc phục vụ thu hoạch cá: + Máy bơm nước: Đối với những ao nuôi thiết kế có hệ thống cống thoát phù hợp thì việc tháo cạn một phần nguồn nước trong ao là có thể thực hiện được, tuy nhiên việc này thường chỉ giúp một phần công việc, lượng nước còn lại trong ao sẽ phải sử dụng máy bơm. Hình 6.2.4: Máy bơm nước chạy bằng xăng 25
  27. + Máy bơm có nhiều dạng: máy bơm dùng bằng điện, máy dùng bằng nhiên liệu xăng, dầu Tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà sử dụng lọa máy bơm phù hơp. Ngòai ra khi sử dụng máy bơm cần có những phụ kiện kèm theo như ống dẫn, dây điện Hình 6.2.5: Máy bơm nước chạy bằng điện + Máy sục khí dùng để cung cấp ôxy cho cá trong quá trình lưu giữ sau khi thu hoạch hoặc vận chuyển. Máy sục khí có loại lớn và loại nhỏ tùy theo vào mục đích sử dụng riêng biệt. Hình 6.2.6: Máy sục khí loại lớn Hình 6.2.7: Máy sục khí loại nhỏ 1.3. Chuẩn bị nhân lực - Yêu cầu về số lượng: ít nhất phải có 4 người có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. - Yêu cầu về chất lượng: đảm bảo sức khỏe tốt để thực hiện ngoài thực địa nắng, gió Đặc biệt phải biết bơi để đảm bảo an toàn khi thực hiện thu hoạch cá ngoài ao. 26
  28. 2. Thu hoạch cá 2.1. Thu tỉa - Thu tỉa là thực hiện phương pháp thu những cá thể cá lớn vượt đàn hoặc san thưa khi mực nước khó cung cấp đủ, môi trường bị ô nhiễm cục bộ hoặc mật độ cá dày. Ngài ra cũng do nhu cầu thị trường như giá thành cao, kích cỡ thương phẩm chưa đạt thì nên tiến hành thu tỉa. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến với hình thức nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, thị trường bán lẻ là chính. - Thu tỉa được tiến hành sau khi nuôi cá được 5 - 6 tháng nuôi. - Thu tỉa cá bằng chài: + Lựa chọn kích thước mắt lưới phù hợp với kích cỡ cá và đối tượng cá cần thu hoạch + Lựa chọn số lượng chài và thiết bị kèm theo như thuyền bơi, vợt, dụng cụ chứa cá, cân - Tiến hành thu tỉa bằng chài: + Bước 1: Vệ sinh, dọn chướng ngại vật vùng nước cần thả lưới + Bước 2: Xếp chài lên thuyền + Bước 3: Chèo thuyền ra vùng nước cần thả lưới thu cá + Bước 4: Tiến hành quăng chài bao vây đàn cá cần thu hoạch. + Bước 5: Thu chài và tiến hành bắt cá. Hình 6.2.8: Chài bắt cá. - Thu tỉa cá bằng lưới vét: đây là hình thước thu phổ biến vì nó thu được số lượng và trữ lượng cá nhiều. + Lựa chọn kích cỡ lưới theo diện tích ao và trữ lượng cá cần thu hoạch + Lựa chọn kích thước mắt lưới phù hợp với kích cỡ cá và đối tượng cá cần thu hoạch + Lựa chọn số lượng lưới và thiết bị kèm theo như thuyền bơi, vợt, dụng cụ chứa cá, cân 27
  29. - Tiến hành thu tỉa bằng lưới vét: + Bước 1: Vệ sinh, dọn chướng ngại vật trong ao + Bước 2: Kiểm tra độ an toàn của lưới + Bước 3: Tiến hành thả lưới, khi thả lưới cần lưu ý là lưới được thả hoàn toàn xuống nước, lưới an toàn không bị rối, thả lưới để bao vây đàn cá. + Bước 4: Kéo lưới, khi Hình 6.2.9: Kéo cá bằng lưới vét kéo lưới phải đều 2 bên và lưới cong tự nhiên. Để hiệu quả trong kéo lưới phải luôn duy trì giềng phao nổi trên mặt nước và giềng chì chìm sát đáy. + Bước 5: Thu lưới và bắt cá, khi thực hiện bước này cần xác định vị trí thu lưới phù hợp như thuận tiện vận chuyển cá, bờ chắc chắn. Khi bắt cá kết hợp với lọc đối tượng cá chưa đạt kích cỡ Hình 6.2.10: Thu lưới bắt cá thương phẩm thả lại ao. + Bước 6: Chuyển cá lên bờ Hình 6.2.11: Chuyển cá lên bờ cho vào chậu Cá sau khi được bắt từ lưới lên sẽ được chuyển lên bờ để phân loại, cân hoặc chuyển đi lưu giữ trong giai, bể. Ngoài ra cá chuyển lên bờ để tiêu thụ trực tiếp cho người thu gom hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ cá. 28
  30. 2.2. Thu từng phần - Thu từng phần là thực hiện thu một lượng cá nhất định trong ao khi cá đã đến kích cỡ thu hoạch. Hình thức này được áp dụng để phục vụ bán lẻ từng phần cá trong ao cho đến khi hết ao. - Thực hiện thu từng phần cá trong ao + Bước 1: Làm cạn ao Đối với hình thức thu này có thể làm cạn một phần ao hoặc không làm cạn nếu lượng cá cần thu ít. Thông thường làm cạn một phần nước thông qua điều chỉnh cao trình cống thoát nước của ao nuôi. + Bước 2: Tiến hành thả lưới (ra lưới) bao vây một phần đàn cá Thực hiện ra lưới từ từ bao vây một phần đàn cá cần đánh bắt. Thả lưới ở một đầu ao, hồ thích hợp (có độ sâu mực nước thấp, hướng kéo lưới thuận theo chiều gió). Kiểm tra lại độ an toàn của lưới sau khi lưới xuống hết mặt nước, đảm bảo giềng phao, giềng chì không bị chéo, lộn nhau. Khi thả xong giềng chì chìm sát đáy và hệ thống phao nổi hoàn toàn. + Bước 3: Kéo lưới thu đàn cá lại Khi kéo lưới phải kéo đều 2 đầu của lưới để đảm bảo lưới cong tự nhiên. Khi lưới được kéo trong nước giềng phao luôn nổi trên mặt nước và giềng chì chìm sát đáy + Bước 4: Thu lưới bắt cá Khi kéo tới bờ đối diện, lựa chọn vị trí thích hợp (mái bờ ao thoải, lượng bùn đáy ít, bờ ao rộng, chắc chắn ) để thu lưới bắt cá. Khi thu lưới: kéo giềng chì, rồi thu phần thịt lưới, sau cùng là kéo giềng phao. Thu đều hai đầu lưới. Khi giềng chì được đưa lên khỏi mặt nước thì tiến hành dùng vợt vớt cá vận chuyển lên vị trí lưu giữ hoặc dụng cụ vận chuyển. 2.2. Thu toàn bộ Thu hoạch toàn bộ được tiến hành sau một chu kỳ nuôi, khi kích cỡ cá đạt tiêu chuẩn thương phẩm cũng như thòi gian đảm bảo. Thu hoạch toàn bộ được tiến hành theo 2 giai đoạn chính sau: - Giai đoạn thứ nhất: 29
  31. Tiến hành thu hoạch cá trong ao khi nước còn hoàn toàn trong ao hoặc tháo cạn một phần nước để việc thu hoạch thao tác được diễn ra thuận tiện hơn. Việc có tháo nước trong ao hay không tùy thuộc vào lượng nước trong ao, thông thường giai đoạn này không tiến hành tháo nước vì lượng cá trong ao nhiều. Đây là giai đoạn quan trọng nhất bởi vì với lượng nước còn trong ao. Cá sau khi được thu hoạch lên khỏi ao vẫn đảm bảo cá còn sống hoàn toàn. - Trình tự thu hoạch ở giai đoạn 1 được thực hiện như sau: + Bước 1: Làm cạn nước một phần trong ao nếu lượng nước quá nhiều, thu hoạch gặp khó khăn + Bước 2: Tiến hành thả lưới (ra lưới) bao vây đàn cá + Bước 3: Kéo lưới thu đàn cá lại + Bước 4: Thu lưới bắt cá - Giai đoạn thứ hai: Tiến hành thu trữ lượng cá sau khi nước được làm cạn hoàn toàn trong ao. Đây là giai đoạn nhằm tiến hành thu toàn bộ lượng cá trong ao nuôi, giai đoạn này thường thu với trữ lượng ít hơn giai đoạn trước . - Trình tự thu hoạch ở giai đoạn 2 được thực hiện như sau: + Bước 1: Làm cạn ao Làm cạn thủ công: điều chỉnh cao trình cống phù hợp với điều kiện thoát nước của ao nuôi, tùy theo vào đặc tính công trình cống mà khả năng tháo được nhiều nhanh hay chậm, thường thì việc tháo cạn khó có thể triệt để được và thời gian diễn ra chậm nên việc làm cạn cần kết hợp hình thức làm cạn bằng máy. Làm cạn bằng máy bơm: * Lắp đặt máy bơm tại vị trí cống thoát nước của ao (rốn ao) * Tiếp nhiên liệu * Bơm nước: cử người trực máy bơm liên tục để xử lý công việc và sự cố xảy ra khi cần thiết (khơi dòng nước, điều chỉnh đăng lưới chắn ) Hình 6.2.12: Máy bơm được lắp đặt và làm cạn nước ao 30
  32. + Bước 2: Bắt cá Bắt cá chủ yếu bằng cách sử dụng nhiều nhân lực để bắt bằng tay thủ công khi ao đã cạn hoàn toàn. Bắt cá bằng tay kết hợp với những dụng cụ thông dụng như vợt, rổ, sảo để đưa cá vào lồ, thuyền để đưa lên bờ. 3. Phân loại cá - Phân loại cá nhằm mục đích phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Hiện nay trên thị trường tiêu thụ thường chia ra 3 nhóm loại sản phẩm tương ứng với giá thành từ cao đến thấp đó là cá loại 1, cá loại 2 và cá loại 3. Phân loại cá chủ yếu dựa vào kích cỡ khối lượng cơ thể, ngoài ra cũng có thể dựa hình thái bên ngoài như cá có dị tật, xây xát hay không. - Phân loại cá dựa vào từng đối tượng cụ thể cũng như từng thị trường cụ thể để thực hiện phân loại. - Kích cỡ phân loại của cá chim vây vàng: + Cá loại 1: ≥ 700 g/cơ thể + Cá loại 2 : 500 - 700g/cơ thể + Cá loại 3: 350 - 500 g/cơ thể - Kích cỡ này chỉ mang tính tương đối, kích cỡ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, cũng như đặc tính tiêu thụ từng vùng miền. - Tiến hành phân loại cá trực tiếp tại ao khi thu cá trong lưới Đây là phương pháp phân loại phổ biến của người nuôi cá chim vây vàng. Phương pháp phân loại này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà người thu hoạch chọn và tương đối chính xác. Phương pháp phân loại này chủ yếu phân loại thành 2 kích cỡ đó là cá loại I và cỡ cá loại III. Cá loại I sẽ được chọn trước cho vào thau, chậu hoặc những dụng cụ khác. Cá loại I là những cỡ cá lớn nhất trong lưới, phân loại thông qua quan sát trực tiếp và ước lượng khối lượng từng cơ thể cá chọn. Sau khi chọn hết cá loại I chuyển lên bờ hoặc chuyển vào dụng cụ lưu giữ riêng, số cá còn lại trong lưới sẽ thu toàn bộ và xếp vào loại III. - Cách bước tiến hành phân loại sau khi đưa cá lên bờ + Bước 1: cân điểm một số cơ thể cá loại I để riêng ra làm mẫu, đây là loại cá lớn nhất trong ao thông thường cá loại 1 chiếm khoảng 30% tổng số lượng cá trong ao. 31
  33. + Bước 2: cân điểm một số cơ thể cá loại II để riêng ra làm mẫu, đây là loại cá phổ biến ở trong ao thông thường cá loại 1 chiếm khoảng 60% tổng số lượng cá trong ao. + Bước 3: tiến hành chọn cá thủ công để phân loại bằng cách chọn hàng loạt và so sánh nếu kích cỡ cá tương đồng với cá loại I thì để riêng về phía cá loại I. Nếu cỡ cá tương đồng với cá loại II thì để riêng vào cá loại II Kích cỡ cá nhỏ nhất còn lại thì xếp vào cá loại III . B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu các phương pháp thu hoạch cá chim vây vàng trong ao? Câu hỏi 2: Mô tả cách phân loại cá chim vây vàng thương phẩm? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 6.2.1: Thu hoạch cá thương phẩm trong ao. 2.2. Bài thực hành số 6.2.2: Phân loại cá thương phẩm theo loại 3 kích cỡ. 3. Kiểm tra - Nội dung kiểm tra: Thu hoạch cá và phân loại cá theo 3 cỡ khác nhau. C. Ghi nhớ - Thu cá vào thời điểm râm mát, thời tiết thuận lợi. Chú ý nếu kéo lưới vào sáng sớm khi chưa có ánh nắng mặt trời, hàm lượng oxy hòa tan nước trong ao rất thấp dễ làm chết cá ngạt. - Trong khi kéo lưới thu cá phải ngắt hết các thiết bị điện như máy bơm, máy quạt nước, sục khí ở dưới ao. Tránh bị điện giật chết người. - Người kéo lưới phải biết bơi, không thuê công nhân dưới 16 tuổi kéo lưới. - Thu hoạch cá trong ao nhanh tránh cá yếu mất nhớt hoặc chết. - Phân loại cá chính xác theo tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ. 32
  34. Bài 3: Bảo quản cá sau thu hoạch Mã bài: MĐ 06-03 Mục tiêu - Trình bày phương pháp chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực, phương pháp lưu giữ cá sống; - Trình bày được phương pháp đông lạnh cá; - Thực hiện được các bước chuẩn bị dụng cụ và đông lạnh cá đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước chuẩn bị, xác định được mật độ và quản lý được chất lượng nước trong quá trình lưu giữ cá sống; - Tuân thủ đúng trình tự qui trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung Bảo quản cá sau thu hoạch Lưu giữ cá sống Đông lạnh cá Xác định mật độ cá Chuẩn bị dụng cụ lưu giữ cá sống Chuẩn bị dụng cụ lưu Phân loại kích cỡ cá giữ cá sống Đưa cá vào dụng cụ Xử lý cá trước khi lưu giữ đông lạnh Quản lý môi trường Cho cá vào túi lưu giữ cá sống Hút chân không túi cá 33 Đưa cá vào hệ thống làm lạnh sâu
  35. 1. Xác định mật độ cá lưu giữ cá sống 1.1. Xác định thể tích của dụng cụ lưu giữ Quá trình lưu giữ cá sau khi thu hoạch là quá trình quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết về những đặc điểm sống của cá. Sau khi kéo lưới, cá thường yếu và có thể một số bị xây xát. Nếu quãng đường vận chuyển dài thì sẽ làm ảnh hưởng tỉ lệ sống của cá. Chính vì vậy chúng ta phải lưu giữ cá sống một thời gian nhất định trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Trước hết cần xác định được thể tích các dụng cụ lưu giữ cá để bố trí mật độ cá thích hợp. Các dụng cụ lưu giữ có thể là bể xi măng, giai lưới, bể bạt, bể composite có thể tích từ 4m3 trở lên. Tùy vào số lượng cá mà chúng ta chuẩn bị thể tích bể lưu giữ hợp lý. - Xác định thể tích của dụng cụ lưu giữ cá bằng cách lấy chiều dài x chiều rộng x chiều cao Ví dụ: Xác định thể tích bể xi măng để lưu giữ cá có chiều dài 4m, chiều rộng 3m và cao 1m. Thể tích = 4m x 3m x 1m = 12m3. 1.2. Xác định khối lượng cá lưu giữ Trước khi thu hoạch cá người nuôi phải ước lượng được khối lượng cá thương phẩm trong ao, căn cứ vào lượng cá thả, lượng thức ăn đã sử dụng, quá trình ghi chép Nếu thu tỉa thì cũng có thể xác định khối lượng cá định thu để chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, trang thiết bị đầy đủ. Ngoài ra cần nắm vững đặc điểm sinh học của loài cá chim vây vàng để biết được mật độ, nhiệt độ, độ mặn của nước để lưu giữ cho hợp lý. Căn cứ vào khối lượng cá định thu, diện tích bể sẵn có, khả năng cung cấp nước, hệ thống sục khí để chuẩn bị dụng cụ lưu giữ. Nếu điều kiện không có bể xi măng, bể composite chúng ta có thể nhốt cá trong giai cắm dưới ao. 2. Chuẩn bị dụng cụ lưu giữ cá sống 2.1. Chuẩn bị bể xi măng, bể bạt, composite - Chuẩn bị bể xi măng + Tiêu chuẩn: Sạch, không rò rỉ, thành bể không bị xói khi tiếp xúc với nước; có hệ thống cấp thoát nước dễ dàng. + Kích thước: Kích thước từ 4 - 6 m3 trở lên + Ưu điểm: Vững chắc, độ an toàn cao, có thể xi phông đáy dễ dàng + Nhược điểm: Cần có hệ thống sục khí, cấp thoát nước đồng bộ, ít được trang bị tại các hộ nuôi cá 34
  36. Hình 6.3.1: Bể xi măng lưu giữ cá - Chuẩn bị bể bạt + Tiêu chuẩn: Bạt không được thủng, rách, không ngấm nước, có độ dày và chịu được áp lực nước tốt. + Kích thước: Kích thước từ 6 m3 trở lên + Ưu điểm: Tiện lợi, giá thành thấp + Nhược điểm: Không bền, dễ bị thủng Hình 6.3.2: Bể bạt lưu giữ cá - Chuẩn bị bể composite + Tiêu chuẩn: Không rò rỉ nước, thể tích vừa phải + Kích thước: Kích thước từ 1 m3 trở lên + Ưu điểm: Tiện lợi, giá thành thấp + Nhược điểm: Không bền, dễ bị thủng 35
  37. Hình 6.3.3: Bể composite lưu giữ cá 2.2. Chuẩn bị giai cắm trong ao + Tiêu chuẩn: Không bị rách, lưới mềm (lưới nilon, cước không gút) + Kích thước: Rộng khoảng 4 – 9 m2, độ cao 1,8m + Kích thước mắt lưới: 4 - 10 mắt lưới/cm2 2.3. Chuẩn bị hệ thống sục khí + Tiêu chuẩn: Máy sục khí chạy ổn định, đủ dây dẫn điện, dẫn khí, ắc quy để chạy sục khí nạp đầy điện + Công suất: 500W/cái trở lên Hệ thống dây dẫn khí không bị tắc, không bị thủng và có đá sủi cho mỗi dây dẫn Hình 6.3.4: Máy sục khí Hình 6.3.5: Đá bọt và dây dẫn khí 36
  38. 3. Đưa cá sống vào dụng cụ lưu giữ 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Yêu cầu dụng cụ: Dụng cụ thu hoạch cá phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thu hoạch. Tuỳ theo phương thức thu hoạch cũng như qui mô thu hoạc mà dụng cụ bao gồm lưới, chài, giai, vợt, xô, chậu, lồ, găng tay - Yêu cầu về số lượng và chất lượng dụng cụ: + Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cần thiết để thực hiện thu hoạch. Số lượng dụng cụ này tùy thuộc vào phương thức thu hoạch cũng như trữ lượng cá cần thu hoạch để có kế hoạch tính toán đầy đủ. + Chất lượng dụng cụ phải đảm bảo chất lượng tốt, để quá trình thu hoạch được an toàn và hiệu quả. + Các dụng cụ khác: Cân, dây buộc 3.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống - Phương tiện giản đơn: + Phương tiện phục vụ vận chuyển đơn giản là phương tiện vận chuyển với khoảng cách và quãng đường ngắn, trong phạm vi trại nuôi cá. Loại phương tiện này chủ yếu vận chuyển với số lượng ít làm nhiều đợt. + Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều. + Phương tiện đơn giản là: xe đạp, xe cải tiến, xe kéo, xe máy 3.3. Vận chuyển cá sống Vận chuyển cá vào dụng cụ lưu giữ như giai, bể xi măng - Vận chuyển cá vào giai đặt ngay trong ao nuôi cá hoặc ao bên cạnh, quá trình vận chuyển không để xảy ra tình trạng cá bị xây xát, ngạt ôxy. Các bước tiến hành: + Cho nước vào xô, chậu, túi PE chuyển cá, lượng nước tỉ lệ 1/1 so với khối lượng cá định chuyển. + Dùng vợt bắt trực tiếp cá trong lưới thu, ước lượng khối lượng cá tỉ lệ với nước trong dụng cụ vận chuyển + Chuyển cá vào giai, đổ cá nhẹ nhàng vào giai, lần lượt đến khi đủ mật độ đã chọn - Vận chuyển cá vào bể xi măng 37
  39. Bể xi măng để lưu giữ cá thường đặt khá xa với ao nuôi vì vậy quá trình chuyển cá phức tạp và tốn công sức hơn chuyển vào giai. Các bước tiến hành: + Chuẩn bị nước trong bể xi măng theo thể tích đã chọn + Cho nước vào dụng cụ vận chuyển, có thể là túi PE loại dày 2 lớp; lượng nước/cá tỉ lệ 1/1 + Dùng vợt bắt cá cho vào túi + Buộc túi cá bằng dây cao su và cho lên xe máy, xe đạp + Vận chuyển cá vào bể, đổ cá nhẹ nhàng, quan sát trạng thái cá để có thể điều chỉnh mật độ. - Cá sau khi đưa vào dụng cụ lưu giữ đảm bảo khỏe mạnh đúng mật độ và khối lượng cá đã xác định. 4. Quản lý môi trường lưu giữ cá sống - Quá trình lưu giữ cá cần thường xuyên kiểm tra môi trường cũng như dụng cụ chứa cá. Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ cao trên 26 oC có thể thêm đá lạnh, cho nước chảy tràn . - Quan sát cá có nổi đầu để bổ sung sục khí, bố trí các dây khí đều trong bể, thay nước liên tục để tăng ôxy - Quá trình vận chuyển có thể một số cá yếu bị chết, cần vớt bỏ ra khỏi bể, giai để giữ môi trường trong sạch. - Vớt nhớt cá ở trong bể - Vớt cá bị yếu hoặc chết ra khỏi dụng cụ lưu giữ. - Che nắng, che mưa cho bể chứa cá 5. Chuẩn bị dụng cụ đông lạnh cá - Thùng xốp: + Tiêu chuẩn: Thùng xốp đảm bảo chất lượng, không bị thủng, có nắp đậy kín + Kích thước: kích cỡ 60 x 45 x 35 cm Hình 6.3.6: Thùng xốp cách nhiệt 38
  40. - Đá lạnh: + Tiêu chuẩn: Đá sạch, đá phải già + Kích cỡ: Đá khay 5 - 10kg hoặc đá mịn Hình 6.3.7: Đá lạnh - Túi PE: + Tiêu chuẩn: Loại dày, không màu + Kích cỡ: Loại từ 1 – 2 kg Hình 6.3.8: Túi PE loại 2kg - Tủ lạnh sâu: + Tiêu chuẩn: Hoạt động tốt, nhiệt độ đảm bảo từ – 20oC - 0 oC + Kích cỡ: Dung tích từ 200L Hình 6.3.9: Tủ lạnh sâu 6. Phân loại kích cỡ cá để đông lạnh Sau khi thu hoạch toàn bộ, cá thường có kích cỡ không đều vì vậy cần phân cỡ cá thương phẩm theo trọng lượng thành các cỡ: Loại 1: trên 700g/con, 39
  41. loại 2 từ 500 – 700g/con, loại 3 dưới 500g/con. Tùy vào thị trường mà mỗi nơi lại ưa thích kích cỡ cá khác nhau. Ví dụ như Trung Quốc rất dễ tiêu thụ cỡ cá khoảng 350 - 500g còn các nhà hàng ở Việt Nam lại thích loại cá từ 700g. Vì vậy cần phân cỡ để tối đa hóa thị trường tiêu thụ cũng như tối đa lợi nhuận thu được. 7. Xử lý cá trước khi đông lạnh - Làm sạch cá: Rửa cá bằng nước sạch. Dùng vòi máy bơm dội vào cá để rửa sạch bùn đất, và loại bớt nhớt cá. - Phân loại: Phân riêng cá theo chất lượng/ kích cỡ. Chia cá theo 3 kích cỡ định sẵn. Loại 1: ≥ 700 g/con; loại 2: từ 500 - 700 g/con; loại 3: 350 - 500 g/con - Làm chết cá Mục đích: Giảm thân nhiệt cá, tránh cá dẫy dụa làm mất năng lượng Cách thực hiện: Làm chết cá bằng cách gây sốc nhiệt trong nước đá lạnh. - Ngâm hạ nhiệt Mục đích: Hạ nhiệt độ thân cá xuống 00C trước khi bảo quản Cách thực hiện: Dùng thùng cách nhiệt có nắp đậy kín, thể tích tùy vào khối lượng cá cần làm đông. Sử dụng các xốp kích thước 60 x 45 x 35 cm, có thể sử dụng nhiều thùng cùng lúc để cá không bị ươn. Chuẩn bị hỗn hợp nước đá lạnh, tỷ lệ 1 nước/ 2 đá Cho cá vào thùng ngâm trong thời gian 5 – 6 giờ trước khi vớt ra đóng túi. 8. Cho cá vào túi Sau khi đã làm chết cá bằng hạ thân nhiệt, tiến hành vớt cá để cho vào túi, các bước tiến hành: - Vớt cá - Làm khô: dùng khăn sạch thấm hết nước trên cá - Cho vào túi Hình 6.3.10: Cá chim vây vàng đóng túi nilon 40
  42. 9. Hút chân không túi cá Cá sau khi đã đóng vào các túi PE thì được hút hết không khí ra ngoài. Trong môi trường chân không quá trình phân hủy được tối thiểu hóa làm cho cá bảo quản được lâu và đảm bảo chất lượng. Sử dụng máy hút chân không hút từng túi cá. Hình 6.3.11: Máy hút chân không Hình 6.3.12: Túi cá đã hút chân không 10. Đưa cá vào hệ thống làm lạnh sâu Hệ thống làm lạnh sâu có thể điều chỉnh đến – 20oC, hiện nay có những tủ lạnh sâu đến - 60 oC, nó giữ cho chất lượng sản phẩm rất lâu và bảo đảm. Các túi cá được hút chân không sau đó xếp vào tủ đá theo các lớp. Hình 6.3.13: Tủ lạnh sâu B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu các bước chuẩn bị dụng cụ lưu giữ cá sống. Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp quản lý môi trường nơi lưu giữ cá sống. Câu hỏi 3: Nêu các bước chuẩn bị dụng cụ đông lạnh cá. 41
  43. Câu hỏi 4: Trình bày phương pháp xử lý cá trước khi đông lạnh. 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 6.3.1: Xác định thể tích dụng cụ lưu giữ cá. 2.2. Bài thực hành số 6.3.2: Vận chuyển cá vào bể xi măng, bể composite để lưu giữ sống. 2.3. Bài thực hành số 6.3.3: Cho cá vào túi PE và hút chân không túi cá. C. Ghi nhớ - Khi lưu giữ cá trong các dụng cụ vận chuyển, đề phòng cá nhảy ra ngoài bằng cách che lưới hoặc không được để mức nước cao so với dụng cụ lưu giữ. - Khi lưu giữ cá sống ở mật độ cao phải bật sục khí liên tục để cung cấp oxy cho cá. - Quá trình vận chuyển, lưu giữ cá phải nhẹ nhàng, tránh xây xát cá. - Cho cá vào túi phải theo chiều đầu vào trước, đuôi vào sau dọc theo chiều dài túi PE. - Quá trình hút chân không phải hút hết không khí trong túi cá, nếu còn khí cá sẽ nhanh bị phân hủy. 42
  44. Bài 4: Vận chuyển cá đi tiêu thụ Mã bài: MĐ 06-04 Mục tiêu - Trình bày được công tác chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, xác định mật độ, đưa cá vào dụng cụ vận chuyển, xử lý trong quá trình vận chuyển cá sống và đánh giá kết quả vận chuyển; - Trình bày được công tác chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển, phương pháp xác định khối lượng cá vận chuyển và kiểm tra trước khi vận chuyển cá đông lạnh; - Thực hiện tác chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, xác định mật độ, đưa cá vào dụng cụ vận chuyển, xử lý trong quá trình vận chuyển và đánh giá kết quả vận chuyển; - Tuân thủ đúng kỹ thuật vận chuyển; - Đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung Vận chuyển cá đi tiêu thụ Vận chuyển cá sống Vận chuyển cá đông lạnh Chuẩn bị dụng cụ, Xác định thời gian vận phương tiện chuyển Xác định mật độ vận Chuẩn bị dụng cụ, chuyển phương tiện Đưa cá vào dụng cụ Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển vận chuyển Xử lý trong quá trình Kiểm tra trước khi vận vận chuyển chuyển Đánh giá kết quả vận 43 chuyển
  45. 1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Vợt lưới thu cá: + Tiêu chuẩn: Khung sắt, lưới mềm (lưới nilon, cước không gút) + Kích thước: Đường kính 0,2- 0,5m; độ sâu 0,1- 0,4m + Kích thước mắt lưới: 4 - 10 mắt lưới/cm2 Hình 6.4.1: Vợt vớt cá - Cân đồng hồ 100 kg: + Công dụng: Cân cá + Tiêu chuẩn: Phạm vi cân: 0,1 kg – 100 kg Phân độ nhỏ nhất: 100g. Hình 6.4.2: Cân đồng hồ loại 100kg - Cân đồng hồ 5kg + Công dụng: Cân mẫu cá + Tiêu chuẩn: Phạm vi cân: 200g- 5kg; Phân độ nhỏ nhất: 20g + Kích thước: 210 x 180 x 215 (mm); Khối lượng tịnh: 1,2kg Hình 6.4.3: Cân đồng hồ loại 5 kg 44
  46. - Túi nilon: + Công dụng: Dùng để chứa cá, đóng ôxy + Tiêu chuẩn: Nilon trong, độ dầy 0,05- 0,15mm + Kích thước: 1,2 x 0,6m hoặc 1,0 x 0,5m. Hình 6.4.4: Túi nilon vận chuyển cá - Bao tải dứa: + Công dụng: Dùng để bao ngoài túi nilon + Tiêu chuẩn: Bằng nhựa, chất dẻo, độ bền tốt, tránh và chạm cơ học + Kích thước: 1,2 x 0,6m hoặc 1,0 x 0,5m. Hình 6.4.5: bao tải dứa - Thùng xốp: + Công dụng: Dùng để chứa túi cá, giữ nhiệt cho túi chứa cá + Tiêu chuẩn: Bằng xốp, độ dày >40mm + Kích thước: 605 x 455 x 375(mm). Hình 6.4.6: Thùng xốp vận chuyển cá 45
  47. - Bình bơm ôxy: + Công dụng: chứa ôxy bơm cho dụng cụ chứa cá khi vận chuyển + Tiêu chuẩn: bằng thép, sơn chống gỉ, độ dày thành bình >5mm + Dung tích: 5 - 10lít Hình 6.4.7: Bình ôxy - Lồ chứa cá: + Công dụng: chứa cá khi vận chuyển + Tiêu chuẩn: bằng nhựa hoặc composite + Kích thước: 1 - 2 m3 Hình 6.4.8: lồ vận chuyển cá Máy sục khí: + Công dụng: cung cấp khí khi vận chuyển cá + Công suất: 0,5kw; áp suất khí: 1m3/ phút Hình 6.4.9: Máy sục sục khí phục vụ vận chuyển cá 46
  48. + Đá bọt, dây dẫn khí Hình 6.4.10: Đá bọt, dây dẫn khí - Thùng, sọt chứa cá: + Công dụng: Chứa cá khi vận chuyển + Vật liệu: Nhựa, kim loại + Kích thước: 30 - 100lít Hình 6.4.11: Sọt vận chuyển cá 1.2. Chuẩn bị phương tiện: - Phương tiện giản đơn: Phương tiện phục vụ vận chuyển đơn giản là phương tiện vận chuyển với khoảng cách và quãng đường ngắn, trong bán kính trong cùng địa phương hoặc trong vùng có khoảng cách không quá xa. Loại phương tiện này chủ yếu vận chuyển với số lượng ít. Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều. 47
  49. Phương tiện đơn giản là: xe đạp, xe cải tiến, xe kéo, xe máy Hình 6.4.12: Vận chuyển cá bằng xe máy - Phương tiện chuyên dụng: Đây là loại phương tiện chuyên phục vụ vận chuyển cá như ô tô chuyên dụng với đầy đủ thiết bị kèm theo để phục vụ vận chuyển an toàn. Phương tiện vận chuyển chuyên chở hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít. Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần. Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa. Phương tiện chuyên dụng là là ô tô, tàu hoả. Hình 6.4.13: Ô tô vận chuyển cá 1.3. Chuẩn bị nhân lực: - Nhân lực vận chuyển cá là những người trực tiếp thực hiện thao tác vận chuyển cá thương phẩm. 48
  50. - Số lượng nhân lực phục vụ cho công tác vận chuyển tùy thuộc vào qui mô cũng như số lượng cá cần vận chuyển. - Nhân lực gồm có công nhân kỹ thuật và nhân công thủ công phục vụ vận chuyển. - Nhân lực quản lý chung cho toàn bộ quá trình công nhân tiến hành thu hoạch 2. Xác định mật độ vận chuyển 2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển - Tình trạng sức khỏe của cá khi vận chuyển: là một trong những yếu tố quyết định đến mật độ vận chuyển. - Phương tiện và dụng cụ vận chuyển: nếu có dụng cụ, phương tiện tốt sẽ cho phép vận chuyển với mật độ tối đa - Thời gian và quãng đường vận chuyển: thời gian và quãng đường vận chuyển cho phép có thể vận chuyển với mật độ cao hoặc thấp - Đối tượng cá, cỡ cá vận chuyển: cỡ cá càng lớn mật độ vận chuyển nhỏ và ngược lại. - Các yếu tố môi trường trong quá trình vận chuyển (nhiệt độ nước, hàm lượng ô xy hòa tan, pH 2.2. Chọn mật độ vận chuyển: - Mật độ cá vận chuyển được tính bằng khối lượng cá/đơn vị thể tích nước (kg/m3). - Thông thường hiện nay mật độ vận chuyển cá chim vây vàng thương phẩm dao động từ 50 - 80kg/1m3 nước, đối với vận chuyển hở bằng ô tô có cung cấp ôxy bằng hệ thống sục khí. - Mật độ này có thể thay đổi tùy theo thời gian, quãng đường vận chuyển, kích cỡ cá. 2.3. Xác định thể tích nước - Thể tích nước phục vụ vận chuyển thường chiếm 1/2-2/3 thể tích dụng cụ vận chuyển. - Thể tích này có thể thay đổi tùy theo hình thức vận chuyển, kích cỡ cá vận chuyển cũng như khả năng cung cấp ôxy trong quá trình vận chuyển. - Xác định thể tích nước vận chuyển thông qua xác định thể tích dụng cụ vận chuyển. - Thực hiện xác định thể tích nước trong lồ vận chuyển hở như sau: + Bước 1: Đo chiều dài của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 2: Đo rộng của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). 49
  51. + Bước 3: Đo cao của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 4: Tính thể tích lồ = chiều dài x chiều rộng x chiều cao (đơn vị tính m3) + Bước 5: Tính thể tích nước tính được theo tỷ lệ. Ví dụ: Lồ tính được thể tích là 1,5m3, thể tích nước cần cho vào lồ là 2/3. Vậy thể tích nước trong lồ = 1,5 x 2/3 = 1,0m3. 2.4. Xác định khối lượng cá. Khối lượng cá vận Mật độ cá TB Thể tích nước chuyển (kg) = (kg/m3) X trong dụng cụ vận chuyển (m3) 3. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 3.1. Giảm nhiệt độ nước vận chuyển Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá trong khi vận chuyển, vì thế việc giảm nhiệt độ nước trong các dụng cụ chứa cá là một yêu cầu cần thiết khi vận chuyển. Nếu nhiệt độ quá cao thì quá trình hô hấp của cá tăng, trao đổi chất của cá tăng, oxy tiêu tốn nhiều, quá trình thải phân cá tăng dẫn đến thời gian vận chuyển ngắn và cá dễ bị yếu hoặc chết. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại, hiệu quả vận chuyển tăng cao, giảm tỉ lệ cá chết. Đối với cá chim vây vàng, nhiệt độ nước vận chuyển tốt nhất từ 22 – 26oC. Để giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển có thể sử dụng các phương pháp sau: - Giảm nhiệt độ bằng nước đá: + Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ nước cần giảm, nếu nhiệt độ nước trên 26oC thì tiến hành giảm nhiệt độ nước. Nước cần giảm nhiệt độ là nước phục vụ cho quá trình vận chuyển cá. + Bước 2: Lấy đá lạnh, sạch cho vào nước vận chuyển từ từ. + Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ nước sau khi cho đá lạnh vào, khi nào nhiệt độ giảm xuống từ 22- 26oC là đạt yêu cầu. - Mặt khác để giảm nhiệt độ trong quá trình vận chuyển cá nên vận chuyển vào những thời điểm mát trời: sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu vận chuyển với số lượng lớn và quảng đường vận chuyển dài nên sử dụng xe lạnh để vận chuyển, đảm bảo an toàn cho cá, tôm trong quá trình vận chuyển. 50
  52. 3.2. Cố định dụng cụ - Buộc dây cố định lồ vào phương tiện vận chuyển - Kiểm tra độ chắc chắn của dây - Kiểm tra mức độ an toàn của lồ 3.3. Lắp hệ thống sục khí - Để việc vận chuyển bằng lồ đạt hiểu quả cũng như tăng năng suất vận chuyển, nên việc lắp sục khí trong quá trình vận chuyển là cần thiết và rất quan trọng. - Thực hiện lắp sục khí vào thùng chứa cá như sau: + Chuẩn bị máy sục khí, dây dẫn, đá bọt + Máy sục khí chạy bằng điện ắc quy hoặc máy phát nên cần lắp đặt hệ thống điện trên phương tiện vận chuyển trước. + Lắp hệ thống dân dẫn, đá bọt: đảm bảo 4 - 6 đá bọt/lồ + Bố trí dây sục khí đều trong lồ + Vận hành máy sục khí. 3.4. Đưa cá vào thùng - Cá được đưa vào thùng vận chuyển, sau đó chuyển lên phương tiện vận chuyển. - Cá đưa vào thùng cần thực hiện như sau: + Cho nước đã được giảm nhiệt độ vào thùng theo tỷ lệ nước từ 1/2 - 2/3 thùng tùy theo quãng đường vận chuyển. + Đưa cá vào thùng theo mật độ đã chọn ở trên. - Cá sau khi vào thùng đảm bảo khỏe mạnh đúng mật độ và khối lượng cá đã xác định. 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển 4.1. Thời điểm xử lý - Quá trình vận chuyển cá bằng phương pháp vận chuyển hở có lắp hệ thống sục khí, vì vậy phải theo dõi định kỳ trong quá trình vận chuyển: + Kiểm tra định kì trong khi vận chuyển sau mỗi 1 giờ + Thay nước và cho cá nghỉ: sau 6 - 8 giờ vận chuyển. - Việc xác định thời điểm chỉ mang tính chất tương đối kịp thời xử lý để cá an toàn. 4.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển - Kiểm tra độ an toàn: 51
  53. + Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của dụng cụ để có phương án gia cố, thay thế + Kiểm tra hoạt động của cá để đánh giá sức khỏe và mức độ an toàn khi vận chuyển. - Thay thế dụng cụ: + Trường hợp túi bị hết khí do thủng, đứt, hỏng dây buộc + Giữ ổn định nhiệt độ trong khi vận chuyển: giữ ẩm dụng cụ, bổ sung đá lạnh để ổn định nhiệt độ 4.3. Xử lý cá Trong qua trình vận chuyển cần quan sát kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá để có kế hoạch xử lý. Nếu thấy cá yếu có thể tăng ôxy bằng cách điều chỉnh máy sục khí mạnh lên hoặc lắp thêm dây dẫn, đá bọt để cung cấp ôxy thêm cho cá. Nếu cá quá yếu thì tiến hành thay nước, san thưa cá sang lồ khác Trong quá trình vận chuyển cần vớt bỏ những con cá bị chết ra khỏi lồ để không bị ô nhiễm nước vận chuyển. 5. Đánh giá kết quả vận chuyển 5.1. Xác định tỷ lệ cá chết Phương pháp xác định số lượng cá chết sau vận chuyển nhằm đánh giá hiệu quả của công tác vận chuyển. Số lượng cá chết trong quá trình vận chuyển nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tính tỷ lệ chết của cá trong quá trình vận chuyển: Sc Tỷ lệ chết (%) = x 100 St Trong đó: Sc: Số lượng cá chết sau vận chuyển St: Số lượng cá tham gia vận chuyển - Tỉ lệ chết sau quá trình vận chuyển không được lớn hơn 5% tổng số cá chuyển. 5.2. Tính khối lượng cá sau vận chuyển - Sau khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ cần kiểm tra tình trạng sức khỏe cá, và định lượng lại khối lượng cá sau vận chuyển. 52
  54. - Cách tính khối lượng dựa vào: + Dựa vào khối lượng cá đưa lên vào vận chuyển + Dựa vào khối lương cá hao hụt do chết - Ngoài ra có thể cân trực tiếp lại một số lồ điểm hoặc cân lại từng lồ cá vận chuyển. - Khi cân đảm bảo nhanh chính xác để chuyển cá đến nơi lưu giữ, nghỉ. 5.3. Tính toán chi phí vận chuyển - Thực hiện tính chi phí vận chuyển, để biết được hiệu quả của việc vận chuyển. - Chi phí vận chuyển gồm: + Chi phí nhiên liệu + Chi phí dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng + Chi phí dọc đường + Chi phí hao mòn phương tiện + Chi phí khác. - Tất cả chi phí trên được lập thành bảng và qui ra tiền để biết được chi phí cho một đợt vận chuyển cá. 6. Xác định thời gian vận chuyển cá đông lạnh Vận chuyển cá đông lạnh thường không phụ thuộc quá về thời tiết như vận chuyển cá sống. Không phụ thuộc mưa hay nắng, vì cá được bảo quản trong hệ thống làm lạnh của xe bảo ôn. Cá sau khi được cấp đông trong tủ lạnh sâu đem chuyển lên xe bảo ôn chuyển đi đến nơi tiêu thụ. Tuy nhiên chúng ta cần xác định thời điểm vận chuyển thích hợp để quá trình vận chuyển cá không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm: - Sau khi cá được cấp đông 6 – 12 giờ trong tủ lạnh sâu, có thể chuyển cá đi đến các nơi tiêu thụ. Thực hiện vận chuyển càng sớm càng tốt, để giảm chi phí tiền điện cũng như rủi ro khi mất điện, tủ bị hư - Chuyển cá vào lúc trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ còn thấp - Các thao tác chuyển cá lên xe phải thực hiện dưới mái che, phải thực hiện nhanh chóng. 53
  55. 7. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 7.1. Chuẩn bị dụng cụ - Rổ nhựa đựng cá + Tiêu chuẩn: Nhựa plastic, sạch, có lỗ thoát khí + Kích thước: 50 x 30 x 15 cm Hình 6.4.14: Rổ nhựa đựng cá - Bảo hộ lao động: Găng tay cao su chống thấm nước Hình 6.4.15 : Găng tay chống thấm nước - Khẩu trang Hình 6.4.16: Khẩu trang 7.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Xe bảo ôn + Tiêu chuẩn: Hệ thống bảo ôn, điện hoạt động tốt + Kích thước: Xe trọng tải trên 1 tấn 54
  56. Hình 6.4.17: Xe bảo ôn chuyển cá đông lạnh 8. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển Quá trình đưa cá vào xe bảo ôn cần được thao tác nhanh gọn, tránh hiện tượng cá bị chảy nước đá do gặp nhiệt độ cao. - Xếp các túi cá vào khay nhựa - Vận chuyển khay nhựa lên xe bảo ôn - Sắp xếp các khay nhựa, tạo khoảng trống để không khí lưu thông tốt 9. Kiểm tra trước khi vận chuyển Quá trình vận chuyển cá đông lạnh thường trải qua thời gian dài vì vậy cần kiểm tra các thùng cá cũng như các thiết bị trong xe bảo ôn trước khi vận chuyển. - Kiểm tra các thùng cá - Kiểm tra các túi cá - Kiểm tra thiết bị điện - Kiểm tra hệ thống làm lạnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu phương pháp vận chuyển cá bằng lồ composite (vận chuyển hở)? Câu hỏi 2: Nêu các bước xử lý cá trong quá trình vận chuyển bằng lồ? Câu hỏi 1: Nêu các bước kiểm tra trước khi vận chuyển đông lạnh cá 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 6.4.1: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển. 2.2.Bài thực hành số 6.4.2: Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển. 55
  57. 2.3. Bài tập thực hành số 6.4.3: Thực hiện sắp xếp cá vào xe bảo ôn để vận chuyển. 3. Kiểm tra Nội dung kiểm tra: Xử lý cá trong quá trình vận chuyển. C. Ghi nhớ - Nhiệt độ nước vận chuyển không cao trên 260C. - Bảo đảm ôxy trong lồ vận chuyển và ống dây dẫn, đá bọt phân tán đều trong lồ. - Tỉ lệ sống của cá vận chuyển phải trên 95%. - Sắp xếp, vận chuyển cá đông lạnh bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. - Đeo găng tay, bảo hộ lao động trong quá trình vận chuyển. 56
  58. Bài 5: Tiêu thụ cá Mã bài: MĐ 06-05 Mục tiêu - Trình bày được công tác tìm kiếm thị trường, chọn hình thức tiêu thụ cá, ký hợp đồng tiêu thụ, bàn giao cá và thanh lý hợp đồng; - Thực hiện tìm kiếm thị trường, chọn hình thức tiêu thụ cá, ký hợp đồng tiêu thụ, bàn giao cá và thanh lý hợp đồng A. Nội dung Tìm kiếm thị trường Chọn hình thức tiêu thụ cá Ký hợp đồng tiêu thụ Bàn giao cá Thanh lý hợp đồng 1. Tìm kiếm thị trường 1.1. Tìm thị trường gần - Thị trường gần là thị trường lân cận trong khu vực nuôi, đây là thị trường tiềm năng nhất. Vì nếu thị trường này được khai thác sẽ đem lại hiệu quả cao vì giảm chi phí vận chuyển cũng như tính an toàn của thị trường rất cao. - Thực chất việc tìm thị trường sẽ được xác định trước khi tiến hành một vụ nuôi mới. - Trong trường hợp tìm thị trường này chỉ mang tính kịp thời, như thị trường có sự thay đổi, giá cả, sản lượng cá quá nhiều hoặc quá ít trong trường hợp muốn thu tỉa hoặc thu từng phần. - Thị trường này được tìm bằng cách: 57
  59. + Tiếp xúc với những thương lái trong vùng + Khảo sát khả năng mua bán ở một số chợ trong vùng + Quyết định đưa ra thị trường nào mà đem lại iệu quả lớn nhất cho người nuôi. 1.2. Tìm thị trường xa - Thị trường xa là những thị trường ở những vùng xa khu vực nuôi cá chim vây vàng. Thị trường này thường là những thị trường đã được khảo sát, tìm hiểu từ trước và biết được tiềm năng, nhu cầu của thi trường rồi. Đến thời điểm này, chỉ là tiếp xác trực tiếp để tiến hành bàn bạc đi đến quyết định tiêu thu sản phẩm sau khi đã thu hoạch cá lên. - Cách thức tìm thị trường này: + Căn cứ vào những thông tin tìm hiểu nhu cầu thị trường tư trước khi tiến hành nuôi hoặc trước khi thu hoạch một thời gian dài. + Kiểm tra lại thị trường một lần nữa + Tiếp xúc trực tiếp với thương lái đầu mối + Định hướng cho kế hoạc tiêu thụ gần nhất 1.3. Xác định nhu cầu và giá cả thị trường - Nhu cầu thị trường là khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm trên đơn vị ngày, tuần hoặc tháng. Nhu cầu thị trường còn căn cứ vào kích cỡ cá thương phẩm mà thị trường cần, tiêu thụ tốt. Việc xác định này đảm bảo nhanh, chính xác để tiến hành thu hoạch cũng như tiêu thụ sản phẩm. - Xác định giá cả thị trường là xác định chính xác giả cá sản phẩm cua đồng ở các kích cỡ khác nhau. Việc xác định giá cả này sẽ đánh giá giả cả thời điểm hiện tại cao, hay thấp. Bên cạnh đó phải có sự phân loại rõ ràng, chính xác giá bán bán buôn, bán lẻ, giá cá loại I, loại II, loại III với nhau để có kế hoạch tiêu thụ. Đây là công việc hết sức quan trọng, vì nó sẽ dẫn đến quyết định thu hoạch kịp thời. Có thể là thu tỉa, thu từng phần hoặc thu toàn bộ căn cứ vào giá thành sản phẩm. - Đối với cá chim vây vàng giá thương phẩm trên thị trường dao động từ 80.000 - 150.000 đồng/kg, còn tùy thuộc vào mùa vụ, vùng miền. Giá cá chim vây vàng còn tùy thuộc vào từng loại kích cỡ, chủng loại sản phẩm. - Đối với giá thành của cá chim vây vàng hiện nay: Loại I: kích cỡ ≥ 700g/con có giá 120.000 – 150.000đ/kg 58
  60. Loại II: kích cỡ 500 - 700g/con có giá 80.000 – 120.000đ/kg Loại III: kích cỡ ≤ 500g/con có giá khoảng 70.000 – 80.000đ/kg 2. Chọn hình thức tiêu thụ cá 2.1. Bán lẻ sản phẩm - Bán lẻ là hình thức người nuôi cá mang sản phẩm của mình bán trực tiếp cho người sử dụng cho bản thân chứ không phải kinh doanh. Khi người nuôi cá thu hoạch mang bán tại các chợ hay các nhà hàng tiêu thụ cá chim vây vàng làm món ăn. - Ưu điểm cá bán được giá cao, tận dụng được công lao động, phù hợp với hình thức thu tỉa. - Nhược điểm cá bán với số lượng ít, thời gian thu hoạch dài dấn đến tăng chi phí thức ăn. 2.2. Bán buôn sản phẩm - Bán buôn là hình thức người nuôi cá sau khi thu hoạch sản phẩm bán cho người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh. Đây là hình thức hiện nây người nuôi sử dụng phổ biến. - Ưu điểm cá bán được số lượng lớn phù hợp với hình thức nuôi chuyên. - Nhược điểm cá bán được giá thấp 3. Ký hợp đồng tiêu thụ Mẫu hợp đồng mua cá chim vây vàng thương phẩm như sau: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ V/v mua cá chim vây vàng thương phẩm - Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; - Căn cứ vào luật thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; - Căn cứ nhu cầu và khả năng thực thi của hai bên; Hôm nay ngày tháng năm tại , chúng tôi gồm: BÊN A: ông Nguyễn Văn A - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là bên A) 59
  61. BÊN B: ông Nguyễn Văn B - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng . (Sau đây gọi tắt là bên B) Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng: * Bên A đặt mua của bên B sản phẩm cá chim vây vàng với số lượng, chủng loại, giá cả như sau: Bảng 6.5.1: Ví dụ về bảng nội dung ký kết hợp đồng tiêu thụ cá chim vây vàng Số Đơn giá Thành tiền TT Mặt hàng ĐVT lượng (đồng) (đồng) 1 Cá chim vây vàng kg 1.000 150.000 150.000.000 loại I 2 Cá chim vây vàng kg 2.000 120.000 240.000.000 loại II 3 Cá chim vây vàng kg 500 80.000 40.000.000 loại III Cộng 3.500 430.000.000 Giá bán trên bao gồm cả thuế VAT và phí vận chuyển. Điều 2: Trách nhiệm của mỗi bên: a.Trách nhiệm bên A Bên A có trách nhiệm thanh toán tiền hết số tiền cho bên B khi nhân được hàng bên B cung cấp (không quá 03 ngày khi nhận hàng) b. Trách nhiệm bên B. Cung ứng đủ số lượng mặt hàng do bên A yêu cầu, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của bên A. Vận chuyển đến địa điểm bên A. Điều 3: Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán. 60
  62. - Tổng số hàng hóa bên B bán cho bên A theo số lượng quy ra tiền là: 430.000.000 đồng (Bốn trăm ba mươi triệu đồng chẵn). - Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Điều 5: Điều khoản chung. - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. - Hợp đồng này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B 4. Bàn giao cá - Bàn giao cá là thực hiện bàn giao giữa bên mua và bên bán. - Quá trình bàn giao được căn cứ và những yêu cầu sau: + Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa 2 bên + Căn cứ vào thực tế sản phẩm cá để bên bán bàn giao: Khối lượng cá phải đảm bảo theo thỏa thuận của hợp đồng. Kích cỡ cá đảm bảo theo yêu cầu của bên mua, bên bán khi giao cá. Chất lượng cá: đảm bảo cá sống, hoạt động bình thường, màu sắc cá đẹp, cá nhiều nhớt. Tiến hành lập biên bản bàn giao cá. + Bên mua tiến hành tiếp nhận cá khi bên mua bàn giao: Bên mua tiến hành xác định nhanh khối lượng cá được bàn giao, đẩm bảo khối lượng theo thỏa thuận. Bên mua kiểm tra điểm ngẫu nhiên một số mẫu để xác định lại kích cỡ theo hợp đồng đã ký. Bên mua quan sát chất lượng cá thông qua tỷ lệ chết, màu sắc cá, khả năng cá hoạt động trong nước. Bên mua tiến hành tiếp nhận và ký vào biên bản bàn giao cá. Mẫu biên bản bàn giao cá CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO 61
  63. V/v bàn giao cá chim vây vàng thương phẩm Căn cứ vào Hợp Đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 giữa ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn B. Hôm nay ngày tháng năm tại , chúng tôi gồm: BÊN GIAO: ông Nguyễn Văn B - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng BÊN NHẬN: ông Nguyễn Văn A - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng Hai bên thống nhất bàn giao cá chim vây vàng theo số lượng và chủng loại như sau. TT Mặt hàng ĐVT Số lượng 1 Cá chim vây vàng loại I kg 1.000 2 Cá chim vây vàng loại II kg 2.000 3 Cá chim vây vàng loại III kg 500 Cộng 3.500 Hai bên thống nhất lập Biên bản bàn giao theo những nội dung như hợp đồng nêu trên và Biên bản Bàn giao được lập thành 02 bản giống nhau, mỗi bên giữ một bản có giá trị tương đương nhau. Bên giao Bên nhận Nguyễn Văn B Nguyễn Văn A 5. Thanh lý hợp đồng Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 62
  64. BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG V/v mua cá chim vây vàng thương phẩm Căn cứ vào Hợp Đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 giữa ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn B. Hôm nay ngày tháng năm tại , chúng tôi gồm: BÊN A: ông Nguyễn Văn A - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là bên A) BÊN B: ông Nguyễn Văn B - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là bên B) Hai bên thống nhất bản thanh lý Hợp Đồng mua cá chim vây vàng thương phẩm số: / /2013. Ký ngày / /2013 với nội dụng sau. Bảng 6.5.2: Bảng chủng loại và số lượng cá chim vây vàng thương phẩm Số Đơn giá Thành tiền TT Mặt hàng ĐVT lượng (đồng) (đồng) 1 Cá chim vây vàng kg 1.000 150.000 150.000.000 loại I 2 Cá chim vây vàng kg 2.000 120.000 240.000.000 loại II 3 Cá chim vây vàng kg 500 80.000 40.000.000 loại III Cộng 3.500 430.000.000 Điều 1: Bên B đã tiến hành giao hàng cho Bên A theo hợp đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 Điều 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán - Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau: + Giá trị hợp đồng trước thuế 63
  65. + Thuế VAT + Giá trị hợp đồng sau thuế - Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B theo qui định tại điều 2 của biên bản này. Hai bên thống nhất bản thanh lý Hợp Đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 giữa ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn B Điều 3: Điều khoản chung. - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. - Hợp đồng này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu phương pháp tìm kiếm thị trường tiêu thụ cá. Câu hỏi 2: Nêu các phương thức tiêu thụ cá chim vây vàng? 2. Bài thực hành 2.1. Bài tập thực hành số 6.5.1: Thực hiện bàn giao cá C. Ghi nhớ - Làm hợp đồng tiêu thụ cá phải rõ ràng, chính xác. - Thống nhất phương thức thanh toán rõ ràng, tránh dẫn đến kiện tụng hoặc không lấy được tiền đúng hẹn. 64
  66. Bài 6: Đánh giá kết quả nuôi Mã bài: MĐ 06-06 Mục tiêu - Trình bày phương pháp xác định tỷ lệ sống, năng suất nuôi, tính hệ số thức ăn tiêu tốn, đánh giá hiệu quả kinh tế và dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo; - Thực hiện xác định tỷ lệ sống, năng suất nuôi, tính hệ số thức ăn tiêu tốn, đánh giá hiệu quả kinh tế và dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo; - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, nghiêm túc, chính xác, tỉ mỉ. A. Nội dung Xác định tỉ lệ sống Xác định năng suất Tính hệ số thức ăn Đánh giá hiệu quả kinh tế Dự kiến kế hoạch vụ nuôi tiếp theo 1. Xác định tỷ lệ sống 1.1. Tỷ lệ sống theo giai đoạn Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống trong quá trình nuôi nhằm xác định lượng cá còn sống trong ao, tính lượng thức ăn phù hợp và đánh giá lợi nhuận kinh tế. - Xác định số lượng cá thả ban đầu. - Hàng tháng tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống của cá trong ao bằng chài, vó, sàng ăn, lưới để xác định - Ghi chép lại số lượng cá chết, cá còn trong ao. - Tính toán tỷ lệ sống của cá trong ao theo giai đoạn: 65
  67. Nt Tỷ lệ sống (%) = x 100 N0 Trong đó: Nt: Số lượng cá có trong ao tại thời điểm kiểm tra N0: Số lượng cá thả ban đầu 1.2. Tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi và được tính vào cuối vụ nuôi nhằm xác định lượng cá còn sống trong ao để đánh giá hiệu quả kinh tế. - Xác định số lượng cá thả ban đầu. - Xác định cá thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán tỷ lệ sống của cá theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi: Nc Tỷ lệ sống (%) = x 100 N0 Trong đó: Nc: Số lượng cá thu hoạch N0: Số lượng cá thả ban đầu 2. Xác định năng suất 2.1. Năng suất thô Phương pháp xác định năng suất thô nhằm xác định được tổng khối lượng cá trên một đơn vị diện tích nuôi. Việc xác định năng suất được tiến hành vào cuối vụ nuôi sau khi thu hoạch xong nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ao hồ. - Xác định khối lượng cá thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán năng suất thô cá theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi: Kth Năng suất thô (kg/ha)= S0 Trong đó: Kth: Khối lượng cá thu hoạch (kg) S0: Diện tích ao nuôi cá (ha) 66
  68. 2.2. Năng suất tinh Phương pháp xác định năng suất tinh: - Xác định khối lượng cá thả ban đầu. - Xác định khối lượng cá thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán năng suất tinh cá theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi: Kth - K0 Năng suất tinh (kg/ha) = S0 Trong đó: Ko: Khối lượng cá thả ban đầu (kg) Kth: Khối lượng cá thu hoạch (kg) S0: Diện tích ao nuôi cá (ha) 3. Tính hệ số thức ăn - Dựa vào khẩu phần thức ăn cho từng gai đoạn của cá và thời gian nuôi để dự trù lượng thức ăn cần thiết cho vụ nuôi. - Khối lượng thức ăn sử dụng nuôi cá chim vây vàng được tính toán dự trên số lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá trong sổ nhật ký. Từ đó, tính toán được hệ số thức ăn cho cá chim vây vàng. - Hệ số thức ăn đánh giá chất lượng thức ăn, có ý nghĩa quan trọng đến tăng trọng của cá nuôi, giá thành và hiệu quả kinh tế khi sử dụng. - Hệ số thức ăn hay là hệ số chuyển đổi thức ăn là lượng thức ăn mà cá sử dụng để được một đơn vị tăng trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thì việc xác định chính xác lượng thức ăn cá nuôi sử dụng khó thực hiện nên người nuôi thường tính hệ số thức ăn là khối lượng thức ăn (kg) cần để tăng thêm 1 kg cá nuôi (tính trên khối lượng cá thu hoạch). - Công thức tính hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): Thức ăn sử dụng (kg) FCR = Khối lượng gia tăng (kg) Khối lượng gia tăng = Khối lượng thu hoạch - Khối lượng thả ban đầu 67
  69. 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế Để đánh giá hiệu quả kinh tế: ta phải tính toán được chi phí sản xuất của một vụ nuôi (gồm có: con giống, thức ăn, hoá chất, thuốc xử lý, lương trả công nhân, lương cán bộ kỹ thuật, tiền thuê đất), sau khi thu hoạch tính được tổng doanh thu của ao nuôi sau 1 vụ. Từ đó, ta tính được hiệu quả kinh tế (hay lợi nhuận thu được sau 1 vụ nuôi/ao). 4.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi - Tổng chi: việc xác định chính xác các chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí năng lượng, chi phí nhiên liệu, chi phí thuốc và hoá chất xử lý trong quá trình nuôi và các chi phí khác (vật liệu rẻ mau hỏng: rổ, xô chậu, cuốc xẻng ), sẽ giúp người nuôi tính toán tổng chi phí cho toàn bộ vụ nuôi một cách chính xác. Ngoài ra cần tính khấu hao cho các công trình, thiết bị sử dụng lâu năm như máy quạt nước, tiền kè ao, máy xay cá Tổng chi phí phục vụ cho một vụ nuôi cá thương phẩm chính là tổng các chi phí mà người nuôi bỏ ra trong suốt quá trình nuôi. - Tổng thu: được xác định thông qua tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm cá thương phẩm. 4.2. Xác định hiệu quả Tính toán lợi nhuận được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01vụ/01ha. Bảng 6.6.1: Bảng kê các khoản thu chi STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN I TỔNG DOANH THU - Cá thương phẩm: + Cá thu tỉa + Cá thu toàn bộ II CHI PHÍ - Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí thuốc chữa bệnh cá - Chi phí hóa chất - Chi phí thủy lợi, thuê ao (nếu có) 68
  70. - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu - Chi phí vật dụng mau hỏng rẻ tiền - Các chi phí khác III LỢI NHUẬN [ I – II ] 5. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch - Căn cứ vào nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào vốn đầu tư. - Căn cứ vào kỹ thuật và số lao động. - Căn cứ vào diện tích trang trại nuôi cá. 5.2. Hình thức và phương pháp nuôi * Hình thức nuôi Sau khi xác định chỉ tiêu kế hoạch song từ đó mới quyết định hình thức nuôi cua đồng nư sau: - Quảng canh cải tiến + Đây hình thức nuôi ghép, kết hợp với một số đối tượng cá nuôi khác trong ao cá chim vây vàng. + Đây là loại hình nuôi dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên là chính mật độ cá thấp, có bổ sung thức ăn. - Nuôi bán thâm canh Là loại hình phù hợp với điều kiện nuôi có diện tích 1000 – 5000 m2, mật độ thả 0,5 - 1 con/ m2 sử dụng thức ăn chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp. - Nuôi thâm canh + Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của người nuôi cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. + Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, chủ yêu sử dụng thức ăn công nghiệp. Hình thức này người nuôi có thể quản lý, khống chế sự biến đổi môi trường trong ao nuôi. Quy mô ao nuôi thường 1.000 – 5.000 m2/ao, mật độ thả 2 - 3 con/m2. * Phương pháp nuôi - Nuôi chuyên là trong ao chỉ nuôi duy nhất có một đối tượng theo các hình thức như đã giới thiệu ở trên. 69
  71. - Nuôi xen ghép là nuôi từ 2 đối tượng trở lên trong cùng một ao. Cụ thể như nuôi cá chim vây vàng với cá vược hay với nhiều loài cá khác. 5.3. Chu kỳ nuôi - Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng. - Căn cứ vào mùa vụ sản xuất. - Cắn cứ vào nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào nhu cầu con giống, kích cỡ thả giống. - Căn cứ vào trình độ kỹ thuật nuôi. 5.4. Dự toán kinh phí đầu tư - Dự toán kinh phí đầu tư theo các mục trong quá trình nuôi cá như tiền giống, thức ăn, hóa chất, nhiên liệu - Đối với nuôi cá chim vây vàng thì thức ăn đòi hỏi kinh phí khá cao, bằng khoảng 50 – 60% tổng số tiền cần đầu tư. - Con giống chiếm khoảng 10% tổng số tiền đầu tư - Hóa chất, thuốc phòng trị bệnh chiếm khoảng 10% - Nhiên liệu: chi phí cho tiền điện bơm nước, thắp sáng bảo vệ, chạy máy quạt nước chiếm khoảng 10 – 15% - Các chi phí khác phát sinh, vật liệu mau hỏng, thuê nhân công chiếm 5 – 10% 5.5. Dự kiến sản phẩm thu được - Dự kiến số lượng cá giống cần thả - Dự kiến tỷ lệ cá sống - Dự kiến khối lượng cá trung bình trong ao - Dự kiến tổng khối lượng cá trong ao 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch Ví dụ về lập kế hoạch thực hiện cho 1 vụ nuôi cá chim vây vàng trong thời gian 10 tháng (300 ngày). - Ngày thứ 1 đến ngày thứ 7. Chuẩn bị ao nuôi - Ngày thứ 8. Thả cá giống - Ngày thứ 9 đến ngày thứ 270. Cho ăn và quản lý - Ngày thứ 271 đến ngày thứ 300 thu hoạch cá B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu phương pháp xác định tỷ lệ sống? 70
  72. Câu hỏi 2: Nêu phương pháp lập kế hoạch cho một vụ nuôi tiếp theo? 2. Bài thực hành 2.1. Bài tập thực hành số 6.6.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi. 2.2. Bài tập thực hành số 6.6.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. C. Ghi nhớ - Khi tính toán lợi nhuận, cần tính hết các mục chi, những thiết bị có thời hạn sử dụng lâu năm thì phải tính khấu hao theo hàng năm. - Khi tính toán lợi nhuận vụ nuôi, cần tính đến tiền trượt giá khi nguồn chi không phải đi vay từ ngân hàng. 71
  73. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1. Vị trí Mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng được bố trí học cuối cùng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có ao nuôi cá chim vây vàng, cơ sở sản xuất cá chim vây vàng của nghề. II. Mục tiêu của mô đun 1. Kiến thức - Trình bày được phương pháp thu hoạch cá, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá; - Nêu được biện pháp kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ cá. 2. Kỹ năng - Xác định được phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá, tính được hiệu quả nuôi cá; - Thực hiện thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá đảm bảo chất lượng. 3. Thái độ - Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Thời lượng Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra (*) MĐ06-01 Xác định thời Tích hợp Lớp học 5 1 4 điểm thu hoạch Cơ sở thực hành MĐ06-02 Thu hoạch cá Tích hợp Lớp học 11 1 10 2 Cơ sở thực 72
  74. hành MĐ06-03 Bảo quản cá sau Tích hợp Lớp học 22 5 17 thu hoạch Cơ sở thực hành MĐ06-04 Vận chuyển cá Tích hợp Lớp học 22 5 17 2 đi tiêu thụ Cơ sở thực hành MĐ06-05 Tiêu thụ cá Tích hợp Lớp học 4 2 2 Cơ sở thực hành MĐ06-06 Đánh giá kết Tích hợp Lớp học 4 2 2 quả nuôi Cơ sở thực hành Kiểm tra kết 8 4 thúc mô đun Tổng cộng: 76 16 52 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài thực hành số 6.1.1: Xác định kích cỡ cá chim vây vàng trong ao - Mục tiêu: Thực hiện được các bước xác định kích cỡ cá chim vây vàng trong ao trước khi thu hoạch. - Nguồn lực: + Chậu: 3 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Lưới: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Chài: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Cân loại 2 - 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 73
  75. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới ao + Tiến hành thu mẫu cá + Xác định kích cỡ cá - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu cá từ ao lên kiểm tra kích cỡ. Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng cá khi cân mẫu xác định khối lượng cá. Lưới, chài, vó 1 tấm; dùng để thu mẫu cá từ ao lên. Cân loại 2 - 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá. 2 Quan sát cá hoạt động Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới trực tiếp dưới ao ao, để có thể ước lượng khối lượng có cá đạt kích cỡ thu hoạch hay không. 3 Tiến hành thu mẫu cá Thời điểm thu mẫu cá, sau 5 - 6 tháng nuôi; Thu mẫu bằng lưới, chài hoặc vó; số lượng cá từ 30 con trở lên. 4 Xác định kích cỡ cá Quan sát trực tiếp cá để ước lượng kích cỡ cá; Cân mẫu để xác định chính xác từng cá thể mẫu cá; Kết luận cỡ cá đạt hay không để tiến hành thu hoạch cá trong ao. 4.2. Bài thực hành số 6.1.2: Tính khối lượng cá trong ao - Mục tiêu: Thực hiện được các bước tính khối lượng cá trong ao trước khi thu hoạch. - Nguồn lực: 74
  76. + Chậu: 3 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Chài: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Cân loại 2 - 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy, bút, máy tính tay. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Tính số lượng cá trong ao + Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể cá + Tính tổng thể khối lượng cá trong ao. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu cá từ ao lên kiểm tra số lượng cá, khối lượng cá trung bình từng cá thể. Chài, vó 1 tấm; dùng để thu mẫu cá từ ao lên. Cân loại 2 – 5 kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá để tính khối lượng tổng thể cá trong ao. 2 Tính số lượng cá trong Xác định số lượng cá trong ao thông ao qua nhật ký nuôi hàng ngày. Thu mẫu cá điểm để tính tổng số lượng cá / diện tích ao nuôi. 3 Tính khối lượng trung Thời điểm thu mẫu cá, sau 3 tháng bình 1 cơ thể cá nuôi; Thu mẫu bằng lưới, chài hoặc vó; số lượng cá từ 20 con trở lên. Tính khối lượng cá trung bình/ 1 cơ thể cá thông qua cân mẫu cá thu trong ao. 75
  77. 4 Tính tổng thể khối lượng Tính toán khối lượng cá trong ao cá trong ao. nuôi để có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ. 4.3. Bài thực hành số 6.2.1: Thu hoạch cá thương phẩm trong ao. - Mục tiêu: Thực hiện được các bước thu hoạch cá thương phẩm trong ao - Nguồn lực: + Xô, chậu: 02 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Lưới: 01 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Chài: 01 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Giai: 01 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Cân: 02 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Máy bơm nước: 01 cái. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Làm cạn bớt nước bằng cống thoát + Thả lưới, kéo lưới và bắt cá + Làm cạn nước bằng máy bơm. + Thu toàn bộ cá trong ao. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Xô, chậu 2 chiếc; Lưới, chài, 1 chiếc; Giai 1 chiếc; Máy bơm nước: 1 cái; Cân loại 2kg: 1 chiếc; Cân loại 50 - 100kg. 2 Làm cạn bớt nước bằng Tháo bớt nước thông qua cống thoát cống để kéo lưới thu hoạch cá được hiệu quả. 76
  78. 3 Thả lưới, kéo lưới và bắt Thực hiện kéo lưới thu cá từng phần cá và thu cá toàn bộ trong ao khi nước giảm bớt. Chuyển cá vào dụng cụ lưu giữ hoặc cân xác định khối lượng nếu tiêu thu cá tại chỗ. 4 Làm cạn nước bằng máy Thực hiện lắp máy bơm, vận hành bơm máy bơm để làm cạn nước phục vụ thu toàn bộ cá còn sót lại sau khi thu bằng lưới vét. 5 Thu toàn bộ cá trong ao Thực hiện bắt thủ công lượng cá còn lại trong ao, khi nước đã được làm cạn triệt để. 4.4. Bài thực hành số 6.2.2: Phân loại cá thương phẩm theo loại 3 kích cỡ. - Mục tiêu: Thực hiện phân loại cá chim vây vàng thương phẩm thành 3 loại. - Nguồn lực: + Xô, chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Vợt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Cân mẫu từng loại + Nhặt riêng từng loại để riêng. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Xô, chậu 2 chiếc; Vợt 1 chiếc; Túi lưới 1 chiếc; 77
  79. Cân loại 2kg: 1 chiếc. 2 Cân mẫu từng loại Chọn loại có kích cỡ lớn nhất, cân và đối chiếu với tiêu chiểu kích cỡ loại 1, loại 2 hoặc loại 3. 3 Nhặt riêng từng loại để Nhặt từng loại để riêng thông qua mẫu riêng chuẩn đã cân ở trên (so mẫu). 4.5. Bài thực hành số 6.3.1: Xác định thể tích dụng cụ lưu giữ cá. - Mục tiêu: Thực hiện được các bước xác định thể tích dụng cụ lưu giữ cá sống. - Nguồn lực: + Bể xi măng lưu cá: 1 cái + Giai/tráng: 2 chiếc + Bể composite: 1 chiếc + Thước dây (5m): 1 cái + Thước gỗ (2m): 1 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Đo chiều dài, rộng, cao của dụng cụ lưu giữ + Tính thể tích = chiều dài x chiều rộng x chiều cao - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ, đảm bảo chất lượng 2 Đo chiều dài, rộng, cao Chính xác các dụng cụ lưu giữ cá 3 Tính thể tích Chính xác 4.6. Bài thực hành số 6.3.2: Vận chuyển cá vào bể xi măng, bể composite để lưu giữ sống. - Mục tiêu: + Rèn luyện kỹ năng lưu giữ cá sống trong bể xi măng và bể composite. 78
  80. - Nguồn lực: + Ao nuôi cá chim vây vàng thương phẩm: 1 ao + Bể composite 2 – 3 m3: 2 chiếc + Bể xi măng: 1 chiếc + Túi PE loại 50 kg: 20 chiếc + Túi dứa: 10 chiếc + Xô nhựa: 5 chiếc + Vợt bắt cá: 2 chiếc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Cho cá vào túi hoặc xô vận chuyển + Vận chuyển cá vào bể - Thời gian hoàn thành: 12 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ, đạt yêu cầu 2 Vận chuyển cá Tỉ lệ sống đạt > 98% 3 Lưu giữ cá sống Tỉ lệ sống > 97% 4.7. Bài thực hành số 6.3.3: Cho cá vào túi PE và hút chân không túi cá. - Mục tiêu: Thực hiện được các bước đóng cá và hút chân không túi cá. - Nguồn lực: + Máy hút chân không mini: 1 cái + Cá chim vây vàng: 30 con + Túi PE loại 1 kg: 50 chiếc + Găng tay, khẩu trang: 5 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Cho cá vào túi PE + Hút chân không túi cá 79
  81. + Kiểm tra túi cá - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Cho cá vào túi PE Túi kín, không được thủng, rách 2 Hút chân không túi cá Hút hết khí trong túi 3 Kiểm tra túi cá Không bị thủng, rách và không có khí trong túi 4.8. Bài thực hành số 6.4.1: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển. - Mục tiêu: Thực hiện được các bước lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển. - Nguồn lực: + Lồ: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Bình sục khí ôxy: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Ống dây dẫn ôxy: 1 bộ/1 nhóm 5 học viên + Đá bọt: 5 - 10 cái/1 nhóm 5 học viên + Dây nhựa, dây cao su để buộc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Lắp dây dẫn, đá bọt và máy sục khí + Cố định bằng dây buộc. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Bình sục khí ôxy; dùng để cấp ôxy vào lồ. Ống dây dẫn ôxy, đá bọt; dùng để dẫn, sục ôxy vào lồ. Dây buộc 80
  82. 2 Lắp dây dẫn, đá bọt Lắp đá bọt vào ống dây dẫn và chuyển vào và máy sục khí đủ số lượng theo tiêu chuẩn. 3 Cố định bằng dây Buộc dây đảm bảo chắc chắn trong quá buộc trình vận chuyển 4.9.Bài thực hành số 6.4.2: Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển. - Mục tiêu: Thực hiện được các bước đưa cá vào thùng vận chuyển. - Nguồn lực: + Cá chim vây vàng thương phẩm: 30kg/1 nhóm 5 học viên + Đá lạnh: 10kg/1 nhóm 5 học viên + Túi nilon: 5 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Lồ composite: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Thùng xốp: 2 thùng/1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 cái/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Giảm nhiệt độ nước + Chọn mật độ vận chuyển. + Cân cá, đưa vào lồ. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Túi nilon, lồ, thùng xốp đạt tiêu chuẩn Cân đồng hồ loại 30kg: 1 chiếc. 2 Giảm nhiệt độ nước Đá lạnh, sạch. 3 Chọn mật độ vận chuyển Chọn được mật độ phù hợp với vận chuyển hở cá chim vây vàng thương phẩm. 4 Cân cá, đưa vào lồ Cân cá theo đúng mật độ và đưa cá 81
  83. vào đảm bảo khỏe mạnh. 4.10. Bài tập thực hành số 6.4.3: Thực hiện sắp xếp cá vào xe bảo ôn để vận chuyển - Mục tiêu: Thực hiện nhanh gọn, bảo đảm vệ sinh. - Nguồn lực: + Cá đông lạnh: 5 kg/5 nhóm + Khay nhựa: 5 chiếc + Xe bảo ôn chuyên dụng: 1 chiếc + Bảo hộ lao động: 5 bộ/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Đưa cá vào phương tiện vận chuyển + Kiểm tra trước khi vận chuyển. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ bảo đảm chất lượng, vệ sinh sạch sẽ 2 Đưa cá vào phương tiện Thực hiện đủ số lượng cần vận chuyển vận chuyển 3 Kiểm tra trước khi vận Kiểm tra các túi cá, thùng cá, hệ thống chuyển làm lạnh 4.11. Bài tập thực hành số 6.5.1: Thực hiện bàn giao cá - Mục tiêu: Thực hiện được các bước bàn giao cá sau vận chuyển đến nơi tiêu thụ. - Nguồn lực: + Hợp đồng tiêu thụ cá: 01 bản/1 nhóm 5 học viên + Cân: 02 chiếc/1 nhóm 5 học viên 82
  84. + Máy tính tay: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Kiểm tra sức khỏe cá + Xác định lại cỡ cá và khối lượng cá. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Hợp đồng tiêu thụ cá 01 bản. Cân loại 50 - 100kg 2 Kiểm tra sức khỏe cá Quan sát hoạt động của cá và tính tỷ lệ cá chết. 3 Xác định lại cỡ cá và Kiểm tra điểm cỡ cá và cân khối khối lượng cá. lượng cá. 4.12. Bài tập thực hành số 6.6.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi. - Mục tiêu: Thực hiện được các bước để tính tỷ lệ sống của cá sau một chu kỳ nuôi. - Nguồn lực: + Vở: 5 cuốn/1 nhóm 5 học viên + Bút: 5 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Xác định số lượng cá thả ban đầu + Xác định số lượng cá thu hoạch được + Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 83
  85. STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 2 Xác định số lượng cá thả Xác định số lượng cá thả ban đầu ban đầu. thông qua nhật ký thả cá giống. 3 Xác định số lượng cá Xác định số lượng cá thu hoạch được thu hoạch được thông qua các đợt thu hoạch cá mang đi tiêu thụ. 4 Tính tỷ lệ cá sống sau Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi, chu kỳ nuôi. thông qua số liệu cá thu hoạch và cá thả (tính theo công thức ở trên) 4.13. Bài tập thực hành số 6.6.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. - Mục tiêu: Thực hiện lập bảng được các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. - Nguồn lực: + Sổ ghi chép: 5 cuốn/1 nhóm 5 học viên + Bút: 5 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 1 chiếc/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Xác định các nguồn chi và qui đổi thành tiền + Xác định các nguồn thu và qui đổi thành tiền. + Tính lợi nhuận. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 2 Xác định các nguồn chi Xác định các nguồn chi và qui đổi và qui đổi thành tiền thành tiền; lập thành bảng chi. 84
  86. 3 Xác định các nguồn thu Xác định các nguồn thu và qui đổi và qui đổi thành tiền thành tiền; lập thành bảng thu. 4 Tính lợi nhuận. Tính lợi nhuận dựa trên số liệu bảng thu và chi. 4.14. Bài kiểm tra số 1: - Nội dung kiểm tra: Thu hoạch cá và phân loại cá theo 3 cỡ khác nhau. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ - Phương pháp tổ chức kiểm tra: kiểm tra thao tác thu hoạch cá và phân loại cá theo 3 cỡ khác nhau. - Sản phẩm đạt được: người học thực hiện đúng thao tác thu hoạch cá và phân loại cá theo 3 cỡ khác nhau. 4.15. Bài kiểm tra số 2: - Nội dung kiểm tra: Xử lý cá trong quá trình vận chuyển - Thời gian kiểm tra: 2 giờ - Phương pháp tổ chức kiểm tra: kiểm tra thao tác xử lý cá trong quá trình vận chuyển. - Sản phẩm đạt được: người học thực hiện đúng thao tác xử lý trong quá trình vận chuyển. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 5.1. Bài thực hành số 6.1.1: Xác định kích cỡ cá chim vây vàng trong ao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Đủ số lượng, chất lượng đảm bảo Tiêu chí 2: Bắt cá bằng chài - Quan sát thao tác thu - Chất lượng thu mẫu: đủ mẫu, cá khỏe 85
  87. mạnh không xây xát Tiêu chí 3: Bắt cá bằng vó - Quan sát thao tác thu - cá khỏe, không xây xát Tiêu chí 4: Cân khối lượng, đo - Quan sát thao tác cân mẫu chiều dài cá - Đánh giá kết quả: mẫu đạt yêu cầu kích cỡ hoặc chưa 5.2. Bài thực hành số 6.1.2: Tính khối lượng cá trong ao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Đủ số lượng, chất lượng đảm bảo Tiêu chí 2: Thu mẫu cá - Quan sát thao tác thu - Chất lượng thu mẫu: đủ mẫu, đánh số mẫu, mẫu mang tính đại diện cho cả đàn cá Tiêu chí 3: Cân mẫu - Quan sát thao tác Tiêu chí 4: Tính toán khối - Phương pháp tính toán khối lượng lượng cá trong ao - Đánh giá kết quả: tính được khối lượng cá trong ao 5.3. Bài thực hành số 6.2.1: Thu hoạch cá thương phẩm trong ao. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thực hiện làm cạn - Phương pháp làm cạn nước ao bớt nước trong ao - Quan sát thao tác làm cạn - Lượng nước làm cạn Tiêu chí 2: Thả lưới, kéo lưới - Trình tự thả lưới xuống ao và bắt cá - Quan sát thao tác thực hiện. Tiêu chí 3: Kiểm tra sức khỏe - Hoạt động của cá cá sau khi kéo lưới - Cá không bị mất nhớt, không xây xát 5.4. Bài thực hành số 6.2.2: Phân loại cá thương phẩm theo loại 3 kích cỡ. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định 3 loại kích - Chỉ số khối lượng của từng loại 86
  88. cỡ theo khối lượng - Phương pháp xác định khối lượng Tiêu chí 2: Thực hiện phân loại - Quan sát thao tác thực hiện. Tiêu chí 3: Sự đồng đều của cá - Kiểm tra trọng lượng sau khi phân loại 5.5. Bài thực hành số 6.3.1: Xác định thể tích dụng cụ lưu giữ cá. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Đủ số lượng, chất lượng đảm bảo Tiêu chí 2: Đo chiều dài, chiều - Quan sát, kiểm tra thao tác đo rộng, chiều cao dụng cụ lưu giữ Tiêu chí 3: Tính thể tích dụng - Quan sát thao tác tính cụ lưu giữ - Kết quả tính toán. 5.6. Bài thực hành số 6.3.2: Vận chuyển cá vào bể xi măng, bể composite để lưu giữ sống. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Quan sát thao tác thực hiện - Kiểm tra số lượng đảm bảo Tiêu chí 2: Vận chuyển cá vào - Quan sát thao tác thực hiện. dụng cụ lưu giữ - Quan sát hoạt động của cá sau khi vận chuyển Tiêu chí 3: Tỉ lệ sống - Tỉ lệ sống phải đạt trên 98 % - Cá không bị xây xát, tróc vẩy 5.7. Bài thực hành số 6.3.3: Cho cá vào túi PE và hút chân không túi cá. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Đủ số lượng, chất lượng đảm bảo Tiêu chí 2: Cho cá vào túi PE - Quan sát thao tác thực hiện Tiêu chí 3: Hút chân không túi - Quan sát thao tác thực hiện cá - Kiểm tra túi cá bằng mắt thường 87