Giáo trình Mô đun thu hoạch và tiêu thụ cá

pdf 63 trang huongle 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun thu hoạch và tiêu thụ cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_m_o_dun_thu_hoach_va_tieu_thu_ca.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun thu hoạch và tiêu thụ cá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ CÁ MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho cá chép và cá trắm cỏ nuôi lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá có những hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc cá, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng trên các hệ thống sông, suối, hồ chứa. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau: 1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống 3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi 4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ cá” là một mô đun chuyên được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đuncó thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đun này được học cuối cùng trong chương trình dạy nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt. Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ cá” dạy cho người học những hiểu biết về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch cá, vận chuyển và tính hiệu quả nuôi; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ, gồm 5 bài.
  4. 3 Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá chép, trắm cỏ Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch Bài 3. Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch Bài 4. Vận chuyển cá Bài 5. Tính hiệu quả nuôi Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về thu hoạch và tiêu thụ cá thương phẩm thực tế tại các địa phương Vĩnh phúc, Hà Nội, Hải Dương,Yên Bái, . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: KS Nguyên Tuấn Duy 2. Th.S Ngô Thế Anh 3. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 4. Th.S Ngô Chí Phương
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ CÁ 5 Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá chép, cá trắm cỏ 6 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm 6 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi 6 Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch 12 1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 12 2. Kiểm tra cỡ cá 14 3. Tính khối lượng cá trong lồng 16 4. Quyết định thời điểm thu hoạch 19 Bài 3. Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch 20 1. Chọn nơi tiêu thụ cá 20 2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực 24 3. Thu hoạch cá 26 4. Xử lý cá sau thu hoạch 27 Bài 4. Vận chuyển cá thương phẩm 30 1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 30 2. Phân loại cá 36 3. Xác định mật độ vận chuyển 38 4. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 39 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 40 6. Đánh giá kết quả vận chuyển 41 Bài 5. Tính hiệu quả nuôi 43 1. Xác định tỷ lệ sống 43 2. Xác định năng suất 44 3. Tính hệ số thức ăn tiêu tốn 45 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế 45 5. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 46 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 48 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 48 II. Mục tiêu: 48 III. Nội dung chính của mô đun: 48 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 49 V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 56 VI. Tài liệu tham khảo: 61
  6. 5 MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ CÁ Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu: Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ cá” là mô đun chuyên môn thuộc chương trình nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt ( cá chép, cá trắm cỏ). Thời gian học của mô đun là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Nội dung của mô đun mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng nghề để thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các thực hành để học viên áp dụng vào sản xuất. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Xác định đúng thời điểm thu hoạch; - Thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và vận chuyển cá; - Tính được hiệu quả của chu kỳ nuôi. Nội dung mô đun gồm: - Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá chép, cá trắm cỏ - Xác định thời điểm thu hoạch - Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch - Vận chuyển cá - Tính hiệu quả nuôi. Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. - Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở lồng nuôi cá chép, trắm cỏ của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo các thao tác. Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Trong quá trình dạy thực hiện kiểm tra đánh giá theo Quyết định số 14/ 2007/ QĐ – BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội “Quy chế kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”
  7. 6 Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá chép, cá trắm cỏ Mã bài: MĐ 06-1 Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cá bống cá chép, trắm cỏtượng thương phẩm. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. - Có thái độ nghiêm túc, ư thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. A. NỘI DUNG: 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm Chất lượng và an toàn của một sản phẩm có các vai trò: - Giúp cho sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng; - Xứng đáng đồng tiền người mua bỏ ra; - Tạo được sự tín nhiệm trong quá trình sử dụng; - Đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng; - Thỏa mãn được sự thích thú cho khách hàng; - Quyết định đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Như vậy, từ những vai trò trên, chất lượng và an toàn thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng như sự sống còn của thực phẩm nhằm tạo được uy tín và thương hiệu cho sản phẩm đó trên thị trường. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi Có nhiều nguyên nhân làm giảm chất lượng của cá nhưng chủ yếu là do: - Các hóa chất, chất kháng sinh; - Quá trình nuôi; - Kỹ thuật đánh bắt
  8. 7 Các hóa chất, Kỹ thuật chất kháng đánh bắt sinh Kỹ thuật nuôi Hình 6.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá chép, cá trắm cỏ 2.1. Các kháng sinh, hóa chất Vấn đề về dư lượng các hóa chất, kháng sinh, hormone có trong sản phẩm cá chép, cá trắm cỏ đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Các chất tăng trưởng, kháng sinh có trong cá là do bị nhiễm qua quá trình nuôi, bảo quản. Cá có thể bị nhiễm hóa chất trong môi trường nuôi do nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hoặc trong thức ăn có chất tăng trưởng, kháng sinh. Theo kết quả thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng của Tổng cục Thủy sản và kết quả thanh tra, kiểm tra của địa phương về vật tư dùng trong nuôi trồng Thủy sản (thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng Thủy sản) cho thấy hiện nay vẫn có những cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và một số sản phẩm có chứa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng Thủy sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở nuôi thủy sản để phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng những hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng. - Tuyên truyền và phổ biến cho người nuôi không sử dụng các sản phẩm có chứa Chloramphenicol, Trifluralin, Enrofloxacin, Sulfadimethoxine trong nuôi trồng thủy sản.
  9. 8 Trong Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc quy định bổ sung danh mục kháng sinh nhóm fluoroquinolones cấm sử dụng như sau: Bảng 6.1.1: Bổ sung danh mục kháng sinh fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Danofloxacin 2 Difloxacin Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý 3 Enrofloxacin môi trường, chất tẩy rửa khử 4 Ciprofloxacin trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất 5 Sarafloxacin cả các khâu nuôi, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, 6 Flumequine dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế 7 Norfloxacin biến. 8 Ofloxacin 9 Enoxacin 10 Lomefloxacin 11 Sparfloxacin Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng một số hóa chất, chất kháng sinh độc hại sau: Bảng 6.1.2: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến thủy sản TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Thức ăn, thuốc thú y, 2 Chloramphenicol hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy 3 Chloroform rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da 4 Chlorpromazine tay trong tất cả các
  10. 9 5 Colchicine khâu nuôi, nuôi trồng động thực vật dưới 6 Dapsone nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và 7 Dimetridazole bảo quản, chế biến. 8 Metronidazole 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) 2.2. Quá trình nuôi a. Con giống - Trong nghề nuôi cá chất lượng con giống có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến 50% thành công cho vụ nuôi. - Nếu đàn cá giống kém chất lượng thì chắc chắn sẽ không bao giờ đạt năng suất, chất lượng tốt. - Cần có giải pháp chủ động nguồn cá bố mẹ nhân tạo, được nuôi dưỡng hợp lý, bảo đảm chất lượng phôi trứng. - Chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại địa phương, từng bước nâng cao chất lượng giống tại chỗ. - Cá chép, cá trắm cỏ giống cần được kiểm dịch bắt buộc chất lượng con giống tại trại sản xuất trước khi cho phép xuất bán. Đây cũng là tiền đề
  11. 10 góp phần xây dựng uy tín, chất lượng, thương hiệu giống cá để nông dân hạn chế thiệt hại, rủi ro khi nuôi cá. b. Chăm sóc - Chăm sóc và quản lý cá chép, cá trắm cỏ chiếm thời gian nhiều nhất, quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi. - Chăm sóc cá nuôi bao gồm nhiều công việc có tính chuyên môn cao, đòi hỏi kỹ năng tính toán tốt, thái độ làm việc nghiêm túc, chính xác - Cần kiểm tra cá định kỳ (hình thái, hoạt động, tăng trọng, biểu hiện bệnh ) để kịp thời phát hiện, xử lý, điều chỉnh việc chăm sóc cho phù hợp. c. Môi trường Môi trường nuôi ảnh hưởng lớn đến chất lượng cá: Môi trường nuôi ổn định trong phạm vi thích hợp sẽ giúp cá hấp thu thức ăn hiệu quả và phát triển tốt. Các yếu tố môi trường ao nuôi chủ yếu tác động đến sự phát triển của cá là pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, , màu nước, độ trong, lưu tốc dòng chảy. Cá nuôi trong lồng bè trên các dòng sông, suối, hồ chứa nên bị tác động của môi trường sung quanh như nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt hay báo lũ. d. Dịch bệnh - Vấn đề phòng trị bệnh cá cũng như ngăn chặn dịch bệnh là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá cần phải có những hiểu biết chung về bệnh cá để thực hiện các biện pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh thường gặp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra cho cá nuôi, nâng cao năng suất cá nuôi. - Khi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt càng phát triển, trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh lại càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Hình 6. 1.1. Cá trắm cỏ bị bệnh suất huyết - Về quản lý dịch bệnh, trong lồng nuôi đã nhiều lần xuất hiện cá bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Do vậy, việc kiểm tra thường xuyên bệnh trên cá nuôi cần được quan tâm thường xuyên.
  12. 11 - Ngoài ra cần bổ sung thường xuyên vào thức ăn cho cá vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi. 2.3. Quá trình đánh bắt Phương pháp đánh bắt có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của cá, khi cá hoạt động nhiều sẽ làm giảm lượng glycogen, cá nhanh kiệt sức, chất lượng cá giảm mạnh. Vì vậy khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, nhanh, đúng kỹ thuật tránh để cá sợ hãi và vùng vẫy nhiều. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch. 2. Bài tập thực hành: C. Ghi nhớ: Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch, đó là: - Các hóa chất, chất kháng sinh; - Quá trình nuôi; - Kỹ thuật đánhbắt.
  13. 12 Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch Mã bài: MĐ 06-02 Mục tiêu: - Thu thập, dự đoán được thị trường tiêu thụ cá; - Kiểm tra được chất lượng cá thương phẩm; - Quyết định được thời điểm thu hoạch hợp lý. A. Nội dung: 1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ - Nơi tiêu thụ là những địa điểm mà có thể bán được cá chép, cá trắm cỏ thương phẩm với giá cao và số lượng nhiều. - Nơi tiêu thụ: có thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc chợ đầu mối. - Nơi tiêu thụ: có thể bán ngay tại vùng nuôi cá, hay những vùng lân cận hoặc những vùng xa nơi nuôi. - Cá chép, cá trắm cỏ tiêu thụ tất cả các vùng miền trong cả nước. Hình 6.2.1. Bán cá tại chợ + Ưu điểm của thị trường: thường gần với nơi nuôi, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Ngoài ra chi phí để tìm hiểu, điều tra thị trường đỡ tốn kém, hình thức trao đổi đơn giản vì hiểu về tập quán sinh hoạt, phương thức thanh toán trên một đơn vị tiền tệ
  14. 13 +Nhược điểm của thị trường: thường không ổn định về mặt giá cả, mang tính mùa vụ cao. Ngoài ra có tính cạnh tranh lớn trong thời gian ngắn, vì nếu tiêu thụ tốt, vùng nuôi để cung cấp sản phẩm tăng nhanh và không quản lý được do không có ràng buộc. - Thực hiện tìm hiểu nhu cầu thị trường: + Bước 1: Khảo sát các chợ đầu mối về khả năng mua, bán sử dụng cá chép, cá trắm cỏ của người dân. + Bước 2: Tìm hiểu về sản lượng tiêu thụ hàng ngày, tháng, năm và thời điểm nào tiêu thụ cá nhiều nhất. + Bước 3: Tìm hiểu về giá thành mua, bán buôn, bán lẻ ở các chợ đầu mối về sản phẩm cá chép, cá trắm cỏ. + Bước 4: Tìm hiểu về cỡ sản phẩm cá chép, cá trắm cỏ mà người tiêu thụ mua bán giá thành cao hoặc sản lượng bán nhiều. + Bước 5: Dự kiến khả năng tiêu thụ cá chép, cá trắm cỏ ở những năm tiếp theo. 1.2. Dự báo khối lượng cá tiêu thụ - Dự báo khối lượng cá tiêu thụ căn cứ vào sản lượng nuôi, thị trường tiêu thụ, giá thành tiêu thụ để dự kiến khối lượng cá cần tiêu thu đạt hiểu quả cao nhất cho người nuôi. - Dự báo khối lượng cá tiêu thụ căn cứ vào mùa vụ, thời gian nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè. 1.3. Tìm hiểu về nhu cầu cỡ cá tiêu thụ - Việc tìm hiểu về nhu cầu cỡ cá tiêu thụ là yêu cầu hết sức quan trọng. Nếu tìm hiểu chính xác cỡ cá trên thị trường cần cung cấp sẽ giúp cho người nuôi cá biết được chính xác cỡ cá thu hoạch để tiêu thụ dễ dàng nhất. Ngoài ra nếu không tìm hiểu được cỡ cá tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến thời gian nuôi cá, thời gian thu hoạch và đặc biệt là hiệu quả của người nuôi. Thông thường cỡ phù hợp với thị trường tiêu thụ sẽ bán được sản lượng tiêu thụ lớn, giá thành cao. - Tìm hiểu về nhu cầu cỡ cá tiêu thụ cần tìm hiểu rõ 2 nhóm thị trường: + Các chợ xã, phường, thị trấn.
  15. 14 Bảng: 6.2.1. Cỡ cá tiêu thụ phổ biến STT Loại cá Khôi lượng (kg/con) 1 Cá chép 1 – 1,5 2 Cá trắm cỏ 2 – 2,5 + Các chợ thành phố, siêu thị, nhà hàng. Bảng: 6.2.2. Cỡ cá tiêu thụ giá thành cao STT Loại cá Khôi lượng (kg/con) 1 Cá chép 1,5 – 2,5 2 Cá trắm cỏ 2,5 – 3,5 - Các bước tiến hành tìm hiểu về nhu cầu cỡ cá tiêu thụ: + Bước 1: Tìm hiểu cỡ cá chép, cá trắm cỏ thường được bán ở các nơi tiêu thụ phổ biến như chợ đầu mối, chợ bán lẻ ở các địa phương. + Bước 2: Tìm hiểu giá thành của các cỡ cá chép, cá trắm cỏ tiêu thụ ngoài thị trường. + Bước 3: Phân loại thị trường tương ứng với cỡ cá và giá thành sản phẩm. 2. Kiểm tra cỡ cá 2.1. Thời điểm kiểm tra - Thời điểm kiểm tra cá trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày để quyết định thời điểm thu. - Thời điểm kiểm tra có thể sớm hay muộn tùy thuộc vào kích cỡ cá giống thả, mật độ thả, phương thức cho ăn. - Thông thường đối với hình thức nuôi lồng cỡ cá giống thả lớn hơn so với nuôi trong ao được thể hiện dưới bảng sau: Bảng: 6.2.3. Thời điểm kiểm tra cá STT Loại cá Mẫu cá giống Thời gian kiểm tra (tháng nuôi) (g/con) 1 Cá chép 100 - 300 5 - 6 2 Cá trắm cỏ 500 – 1000 4 - 6
  16. 15 - Ngoài ra thời điểm kiểm tra có thể muộn hơn khi cỡ cá thương phẩm chưa đạt yêu cầu hoặc giá thành sản phẩm thấp. 2.2. Xác định kích cỡ cá trong lồng - Xác định kích cỡ trong lồng nhằm đưa ra kế hoạch để thu hoạch cá và tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo đúng lứa cá và đạt hiệu quả trong một vụ nuôi. Thông thường hiện nay, nghề Nuôi thủy sản nói chung và nghề Nuôi cá chép, trắm cỏ nói riêng. Việc rút ngắn thời gian nuôi là một trong những chỉ tiêu chính để đạt hiệu quả nuôi. Ưu điểm của việc rút ngắn thời gian nuôi đó là giảm thời gian nuôi cá trong lồng, tránh các thời gian chuyển mùa và dịch bệnh. Tăng chu kỳ nuôi, nhiều vụ/ năm, nhanh thu hồi vốn và đặc biệt nó khẳng định khả năng chăm sóc quản lý đúng kỹ thuật, đạt yêu cầu trong nghề nuôi cá chép, trắm cỏ. - Xác định kích cỡ cá trong lồng phụ thuộc chính vào nhật ký nuôi, như thời gian nuôi, khả năng tăng trưởng cá, khả năng cung cấp và tiêu thụ thức ăn của cá trong lồng. Ngoài ra việc xác định này có thể quan sát hoạt động sống, bắt mồi của cá trong lồng hoặc trực tiếp kiểm tra. - Thực hiện xác định cỡ cá trong lồng: + Quan sát trực tiếp cá trong lồng Tiến hành quan sát cá hoạt động sống, bơi lội cá trong lồng khi cá di chuyển gần khung lồng để bắt mồi. Từ đó ước lượng cỡ cá trong lồng, việc này thường dựa vào kinh nghiệm nuôi hàng năm để xác định cỡ cá.
  17. 16 Hình 6.2.2. Quan sát cá hoạt động trong lồng 3. Tính khối lượng cá trong lồng 3.1. Dự tính số lượng cá trong lồng - Dự tính số lượng cá trong lồng là thực hiện ước lượng số lượng cá còn trong lồng sau một chu kỳ nuôi. Số lượng cá nhiều hay ít, đạt tỷ lệ sống cao hay thấp phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, phòng và trị bệnh trong suốt quá trình nuôi cá trong lồng. - Dự tính số lượng cá trong lồng dựa vào các thông tin sau: + Nhật ký số lượng cá thả ban đầu + Nhật ký theo dõi tỷ lệ chết qua các tuần nuôi + Ước lượng tỷ lệ hao hụt do nhiều yếu tố khác + Tính số lượng cá còn lại trong lồng bằng công thức sau: Số lượng cá trong lồng = Số cá thả ban đầu – Số lượng cá hao hụt. 3.2. Xác định khối lượng cá trung bình - Xác định khối lượng cá trung bình nhằm mục đích biết được cỡ cá trong lồng có đạt biểu mẫu thu hoạch chưa. + xác đinh khối lượng từng cơ thể cá, từ đó xác định chính xác khối lượng cá cần thu hoạch cũng như trữ lượng cá trong lồng cần tiêu thụ. + Xác định khối lượng cá trung bình muốn chính xác cần thu mẫu cá nhiều điểm trong lồng. - Trình tự tính khối lượng cá trung bình được tính như sau:
  18. 17 + Bước 1: Xác định điểm cần thu mẫu, ít nhất là 20 con + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ gồm Vợt 1 chiếc đảm bảo không bị rách, chắc chắn Chậu 1 chiếc Túi lưới 1 chiếc Máy tính tay 1 chiếc Giai 1 chiếc Bút, sổ ghi chép Cân đồng hồ loại 50 kg Nhân lực gồm 2 người khỏe mạnh + Bước 3: Thu neo + Bước 4: Mở lắp lồng + Bước 5: Kéo lưới lồng để vợt cá + Bước 4: Vợt cá + Bước 5: Chuyển cá vào túi lưới Buộc túi lưới Đặt bao túi lưới vào chậu + Bước 6: Cân cá Hình 6.2.3. Cân mẫu cá trắm cỏ để xác định khối lượng cá trung bình Hình 6.2.4. Cân mẫu cá chép để xác định khối lượng cá trung bình + Bước 7: Thả cá vào giai + Bước 8: Ghi chép từng mẫu
  19. 18 + Bước 9: Xác định khối lượng cá trung bình Tính khối lượng cá trung bình bằng công thức sau: K I = N N : Tổng số lượng cá trong mẫu cân K: Khối lượng cá mẫu I: Khối lượng trung bình của một cơ thể cá (kg) Ví dụ: cho 6 con cá chép vào túi lưới và đặt lên bàn cân được 10kg Vậy khối lượng cá trung bình sẽ là: 10 Khối lượng cá trung bình = = 1,67kg/con 6 - Ngoài ra việc xác định khối lượng cá trung bình có thể cân trực tiếp mẫu cá. Để mang tính chính xác cần cân nhiều mẫu với nhiều cỡ khác nhau, thường thì cân từ 10- 30 mẫu cá khác nhau, sau đó tính trung bình. 3.3. Tính khối lượng cá trong lồng - Tính khối lượng cá trong lồng nhằm xác định chính xác khối lượng cá cần thu hoạch và tiêu thụ, từ đó có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ hợp lý. - Việc tính toán chính xác khối lượng cá trong lồng sẽ phần nào tính toán khả năng đạt hiệu quả cho 1 vụ nuôi. Ngoài ra tính toán chính xác sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ gặp thuận lợi. Nếu tính toán khối lượng cá trong lồng không chính xác sẽ gặp khó khăn khi làm hợp đồng tiêu thụ, cụ thể: + Nếu khối lượng thực tế sau khi thu hoạch vượt quá nhiều cá so với dự tính khối lượng cá ban đầu sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tiêu thụ. Có thể gây lên cá bị chết, không có chỗ lưu giữ hoặc bán với giá thành thấp do bị ép giá + Nếu khối lượng cá thực tế sau khi thu hoạch không đạt được khối quá nhiều cá so với dự tính khối lượng cá ban đầu sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng tiêu thụ. Có thể phải bồi thường hợp đồng vì thiếu sản lượng cung cấp cho bên mua, mất uy tín tiêu thụ sản phẩm - Cách tính khố lượng cá trong lồng phải có căn cứ sau: + Căn cứ vào số lượng cá có trong lồng + Căn cứ vào khối lượng cá trung bình trong lồng - Khối lượng cá trong lồng được tính theo công thức sau:
  20. 19 W = N x I Trong đó: W: Là tổng khối lượng cá trong lồng (kg) N: Là tổng số lượng cá trong lồng (con) I : Là khối lượng cá trung b nh (kg) Ví dụ: trong lồng nuôi cá chép 30m3, số cá dự tính trong lồng là 350 con, khối lượng cá trung bình trong lồng là 1670g (tương ứng là 1,67kg). Tính tổng khối lượng cá trong lồng? Khối lượng cá trong lồng được tính theo công thức: W = N x I W = 350x 1,67 = 584.5kg 4. Quyết định thời điểm thu hoạch - Quyết định thời điểm thu hoạch là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng. - Quyết định thời điểm thu hoạch chính xác sẽ đem lại hiệu quả cho người nuôi. - Đây là một công việc đòi hỏi người nuôi cá chép, trắm cỏ ngoài kỹ thuật nuôi tốt ra cần phải có khả năng nắm bắt thị trường, giá cả - Việc quyết định thời điểm thu hoạch cần căn cứ vào một số điểm sau: + Căn cứ vào cỡ cá nuôi trong lồng, đạt hay chưa đạt cỡ cá thương phẩm. + Căn cứ vào khối lượng cá trong lồng, đạt hay chưa đạt năng suất của một vụ nuôi. + Căn cư vào giá thành sản phẩm, đạt hay chưa đạt giá thành để đem lại lợi nhuận cao nhất có thể. + Căn cứ vào sức mua của thị trường. + Căn cứ khả năng phát sinh dịch bệnh. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu thời điểm xác định cỡ cá trong lồng trước khi thu hoạch. 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 6.2.1: Xác định cỡ cá chép, trắm cỏ trong lồng 2.2. Bài thực hành số 6.2.2: Tính khối lượng cá trong lồng C. Ghi nhớ Dự tính khối lượng cá trong lồng có sự sai khác quá nhiều trong thực tế thu hoạch.
  21. 20 Bài 3. Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch Mã bài: MĐ06- 03 Mục tiêu: - Chọn hình thức tiêu thụ cá, ký hợp đồng tiêu thụ, bàn giao cá và thanh lý hợp đồng; - Sử dụng được các dụng cụ đánh bắt; - Thực hiện việc thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch đúng kỹ thuật; - Đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm. A. Nội dung: 1. Chọn nơi tiêu thụ cá 1.1. Chọn hình thức tiêu thụ cá a. Bán lẻ sản phẩm - Bán lẻ là hình thức người nuôi cá mang trực tiếp cá bán cho người sử dụng. - Ưu điểm + Cá bán được giá cao + Tận dụng được công lao động + Phù hợp với hình thức thu tỉa - Nhược điểm + Cá bán với số lượng ít + Thời gian thu hoạch dài dẫn đến tăng chi phí thức ăn b. Bán buôn sản phẩm - Bán buôn là hình thức người nuôi cá sau khi thu hoạch sản phẩm bán cho người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh. Đây là hình thức hiện này người nuôi sử dụng phổ biến. - Ưu điểm: + Cá bán được số lượng lớn phù hợp với hình thức nuôi chuyên + Thu tiền vốn nhanh - Nhược điểm + Cá bán được giá thấp + Phụ thuộc vào người buôn + Dễ bị ép giá
  22. 21 1.2. Hợp đồng bán cá a. Mẫu hợp đồng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN - Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; - Căn cứ vào luật thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; - Căn cứ nhu cầu và khả năng thực thi của hai bên; Hôm nay ngày tháng năm tại , chúng tôi gồm: BÊN A: ông(bà) - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là bên A) BÊN B: ông(bà) - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng . (Sau đây gọi tắt là bên B) Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng: * Bên A đặt mua của bên B sản phẩm cá trắm cỏ với số lượng, chủng loại, giá cả: ĐV Đơn giá Thành tiền TT Mặt hàng Số lượng T (đồng) (đồng) 1 2 Cộng Giá bán trên bao gồm cả thuế VAT và phí vận chuyển.
  23. 22 Điều 2: Trách nhiệm của mỗi bên: - Trách nhiệm bên A Bên A có trách nhiệm thanh toán tiền hết số tiền cho bên B khi nhận được hàng bên B cung cấp (không quá 03 ngày khi nhận hàng) - Trách nhiệm bên B Cung ứng đủ số lượng mặt hàng do bên A yêu cầu, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của bên A. Vận chuyển đến địa điểm bên A. Điều 3: Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán. - Tổng số hàng hóa bên B bán cho bên A theo số lượng quy ra tiền là: - Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Điều 5: Điều khoản chung. - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. - Hợp đồng này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
  24. 23 b. Mẫu biến bản thanh lý hợp đồng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG Că cứ vào Hợp Đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 giữa ông A và ông B. Hôm nay ngày tháng năm tại , chúng tôi gồm: BÊN A: ông A - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là bên A) BÊN B: ông B - Địa chỉ: - Điện thoại: - Fax: - Tài khoản : tại Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là bên B) Hai bên thống nhất bản thanh lý Hợp Đồng mua Cua đồng thương phẩm số: / /2013. Ký ngày / /2013 với nội dụng sau. Bảng chủng loại và số lượng ĐV Đơn giá Thành tiền TT Mặt hàng Số lượng T (đồng) (đồng) 1 kg 2 kg Cộng Điều 1: Bàn giao hàng hóa Bên B đã tiến hành giao hàng cho Bên A theo hợp đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 Điều 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán - Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau: + Giá trị hợp đồng trước thuế
  25. 24 + Thuế VAT + Giá Trị hợp đồng sau thuế - Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B theo qui định tại điều 2 của biên bản này. Hai bên thống nhất bản thanh lý Hợp Đồng số: / /2013. Ký ngày / /2013 giữa ông A và ông B Điều 3: Điều khoản chung. - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. - Hợp đồng này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Yêu cầu dụng cụ: Dụng cụ thu hoạch cá phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thu hoạch. Tuỳ theo phương thức thu hoạch cũng như qui mô thu hoạch mà dụng cụ bao gồm giai, thuyền, vợt, xô, chậu, lồ, găng tay - Yêu cầu về số lượng và chất lượng dụng cụ: + Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cần thiết để thực hiện thu hoạch. Số lượng dụng cụ này tùy thuộc vào phương thức thu hoạch cũng như trữ lượng cá cần thu hoạch để có kế hoạch tính toán đầy đủ. + Chất lượng dụng cụ phải đảm bảo chất lượng tốt, để quá trình thu hoạch được an toàn và hiệu quả. Dụng cụ cần được kiểm tra trước từ 1- 2 ngày khi đưa vào thu hoạch cá trong lồng.
  26. 25 - Chuẩn bị một số loại dụng cụ thu hoạch cá: + Vợt: dùng để thu tỉa cá hoặc kiểm tra kích cỡ cá trong lồng trước khi thu hoạch. + Giai (tráng) dùng để lưu giữ cá: Kích thước của giai lớn, nhỏ tùy theo trữ lượng cá. Thông thường giai có chiều dài 8- 10m, chiều rộng 5 m, chiều cao ≥ 2m. Khi chuẩn bị giai cần lưu ý những dụng cụ kèm theo để sử dụng giai như cọc cắm, dây buộc + Các dụng cụ lưu giữ vận chuyển khác: xô, chậu, lồ, thuyền + Các dụng cụ khác: cân, dây buộc 2.2. Chuẩn bị thiết bị Máy sục khí dùng để cung cấp oxy cho cá trong quá trình lưu giữ sau khi thu hoạch hoặc vận chuyển. Máy sục khí có loại lớn và loại nhỏ tùy theo vào mục đích sử dụng riêng biệt. Hình 6.3.1. Máy sục khí loại lớn Hình 6.3.2. Máy sục khí loại nhỏ 2.3. Chuẩn bị nhân lực - Yêu cầu về số lượng: ít nhất phải có 2 người có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. - Yêu cầu về chất lượng: đảm bảo sức khỏe tốt để thực hiện ngoài thực địa, nắng, gió Đặc biệt phải biết bơi để đảm bảo an toàn khi thực hiện thu hoạch cá ngoài lồng.
  27. 26 3. Thu hoạch cá 3.1. Thu tỉa - Thu tỉa là thực hiện phương pháp thu những cá thể cá lớn vượt đàn hoặc san thưa khi môi trường bị ô nhiễm cục bộ hoặc mật độ cá dày. Ngài ra cũng do nhu cầu thị trường như giá thành cao, kích cỡ thương phẩm đạt thì nên tiến hành thu tỉa. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến với hình thức nuôi gia đình, nhỏ lẻ, thị trường bán lẻ là chính. - Thu tỉa được tiến hành sau khi nuôi cá được trên 4 - 6 tháng nuôi (trên 120 ngày). Tiến hành thu tỉa bằng lưới vợt: + Bước 1: Thu neo + Bước 2: Mở lắp lồng + Bước 3: Kéo lưới lồng Hình 6.3.3. Kéo lưới về một góc Hình 6.3.4. Kéo lưới lồng + Bước 4: Vợt cá Hình 6.3.5. Thu hoạch cá + Bước 5: Chuyển cá vào túi lưới + Bước 6: Phân loại + Bước 7: Cân cá
  28. 27 + Bước 8: Cho cá vào lồ (thùng) Cá sau khi được bắt từ vợt lên sẽ được chuyển vào túi lưới để cân chuyển lên bờ cho vào lồ đem tiêu thụ trực tiếp cho người thu gom hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ cá. 3.2. Thu toàn bộ Thu hoạch toàn bộ được tiến hành sau một chu kỳ nuôi, khi kích cỡ cá đạt tiêu chuẩn thương phẩm cũng như thới gian đảm bảo. Tiến hành thu toàn bằng vợt: + Bước 1: Thu neo + Bước 2: Mở lắp lồng + Bước 3: Kéo lưới lồng để vợt cá + Bước 4: Vợt cá + Bước 5: Cho cá vào bao tải hoặc sọt + Bước 6: Chuyển cá lên bờ + Bước 7: Phân loại + Bước 7: Cân cá + Bước 8: Cho cá vào lồ (thùng) 4. Xử lý cá sau thu hoạch 4.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Thuyền, bể + Dùng để lưu cá + Dùng để xử lý cá - Vợt + Dùng để bắt cá - Máy bơm nước: 1 máy + Dùng để cấp nước vào bể, thuyền + Dùng để rửa các dụng cụ chứa cá
  29. 28 Hình 6.3.6. Máy bơm nước 4.2. Làm sạch cá sống Thao tác rửa cá bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nước Bước 2: Thực hiện + Cho cá vào bể hoặc thuyền rửa cho hết các tạp chất lẫn với cá. + Tiếp theo cho bể . + Sau đó phân loại cá. 4.3. Lưu giữ cá sống a. Chuẩn bị nơi lưu giữ - Cá sau khi làm sạch, phân loại thường được cho vào bể để tiến hành lưu giữ sản phẩm. Vì hiện nay chủ yếu cá khi mang đi tiêu thụ cho người sử dụng vấn còn tươi sống. Nên công tác giữ cá còn sống hoàn toàn là khâu rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành sản phẩm sau thu hoạch. - Chuẩn bị nơi lưu giữ cá. Bước 1: Chuẩn bị bể Bước 2: Vệ sinh bể Bước 3: Cấp nước vào bể Nguồn nước không bị ô nhiễm Sục oxy hay tạo dòng chảy Bước 4: Cho cá vào bể b. Quản lý cá trong quá trình lưu giữ Cá được lưu giữ phải được sục oxy, thoáng mát hàng ngày thay 1/3 lượng nước trong bể. Nếu cá được lưu từ 2 ngày chở lên phải cho cá ăn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
  30. 29 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu các phương pháp thu hoạch cá chép, trắm cỏ trong lồng? Câu hỏi 2: Mô tả cách xử lý cá sau thu hoạch? 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 6.3.1: Thu hoạch cá thương phẩm trong lồng. C. Ghi nhớ: Thu hoạch cá trong lồng nhanh tránh cá yếu mất nhớt hoặc chết.
  31. 30 Bài 4. Vận chuyển cá thương phẩm Mã bài: MĐ 06- 04 Mục tiêu: - Chọn được hình thức vận chuyển phù hợp; - Sử dụng được và hợp lý các dụng cụ, thiết bị vận chuyển; - Vận chuyển cá đúng kỹ thuật; - Ý thức về chất lượng, vệ sinh thực phẩm. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Vợt lưới thu cá: + Tiêu chuẩn: khung sắt, lưới mềm (lưới nilon, cước không gút) + Kích thước: đường kính 0,2- 0,5m; độ sâu 0,1- 0,4m + Kích thước mắt lưới: 4- 10 mắt lưới/cm2 Hình 6.4.1. Vợt vớt cá
  32. 31 - Cân 100 kg: Hình 6.4.2. Cân đồng hồ loại 100kg + Công dụng: cân cá + Tiêu chuẩn: Phạm vi cân : 2 kg – 100 kg Phân độ nhỏ nhất : 200g. + Kích thước: 330x 330x 2 (mm); Khối lượng tịnh (N.W) : 9,7 kg - Cân 05kg + Công dụng: cân mẫu cá + Tiêu chuẩn: Phạm vi cân: 200g- 5kg; Phân độ nhỏ nhất: 20g + Kích thước: 210 x 180 x 215 (mm); Khối lượng tịnh: 1,2kg
  33. 32 Hình 6.4.3. Cân đồng hồ loại 5kg - Túi nilon: + Công dụng: dùng để chứa cá, đóng ô xy + Tiêu chuẩn: nilon trong, độ dầy 0,05- 0,15mm + Kích thước: 1,2 x 0,6m; 1,0 x 0,5m; 3,0 x 0,5m - Túi PE: + Công dụng: dùng để bao ngoài túi nilon + Tiêu chuẩn: bằng nhựa, chất dẻo, độ bền tốt, tránh và chạm cơ học + Kích thước: 1,2 x 0,6m; 1,0 x 0,5m; 0,3 x 0,5m - Thùng xốp: + Công dụng: dùng để chứa túi cá, giữ nhiệt cho túi chứa cá + Tiêu chuẩn: bằng xốp, độ dày >40mm + Kích thước: 605 x 455 x 375(mm)
  34. 33 Hình 6.4.4. Thùng xốp vận chuyển cá - Bình bơm ô xy: + Công dụng: chứa ôxy bơm cho dụng cụ chứa cá khi vận chuyển + Tiêu chuẩn: bằng thép, sơn chống gỉ, độ dày thành bình >5mm, trọng lượng bình ≥ 50kg + Dung tích: 10- 40lít Hình 6.4.5. Bình ôxy trong vận chuyển cá - Lồ chứa cá: + Công dụng: chứa cá khi vận chuyển + Tiêu chuẩn: khung sắt, túi bằng nhựa hoặc bạt + Kích thước: 1m3
  35. 34 LỒ CHỞ CÁ Hình 6.4.6. Lồ vận chuyển cá - Máy sục khí: Hình 6.4.7. Máy sục sục khí phục vụ vận chuyển cá + Công dụng: cung cấp khí khi vận chuyển cá + Công suất: 0,5kw; áp suất khí: 1m3/ phút + Đá bọt, dây dẫn khí - Thúng, sọt chứa cá: + Công dụng: chứa cá khi vận chuyển + Vật liệu: sắt + Kích thước: 30- 100lít
  36. 35 Hình 6.4.8. Sọt vận chuyển cá 1.2. Chuẩn bị phương tiện - Phương tiện giản đơn: Phương tiện phục vụ vận chuyển đơn giản là phương tiện vận chuyển với khoảng cách và quãng đường ngắn, trong bán kính trong cùng địa phương hoặc trong vùng có khoảng cách không quá xa. Loại phương tiện này chủ yếu vận chuyển với số lượng ít. Phương tiện đơn giản là: xe máy, thuyền Hình 6.4.9. Vận chuyển cá chép, Hình 6.4.10. Vận chuyển cá chép, trắm cỏ trắm cỏ bằng xe máy bằng tuyền - Phương tiện chuyên dụng:
  37. 36 Đây là loại phương tiện chuyên phục vụ vận chuyển cá như ô tô chuyên dụng với đầy đủ thiết bị kèm theo để phục vụ vận chuyển an toàn. Phương tiện vận chuyển chuyên chở hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít. Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần. Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa. Phương tiện chuyên dụng là là ô tô. Hình 6.4.11. Vận chuyển cá chép, trắm cỏ bằng ô tô 1.3. Chuẩn bị nhân lực - Nhân lực vận chuyển cá là những người trực tiếp thực hiện thao tác vận chuyển cá thương phẩm. - Số lượng nhân lực phục vụ cho công tác vận chuyển tùy thuộc vào qui mô cũng như số lượng cá cần vận chuyển. - Nhân lực gồm có công nhân kỹ thuật và nhân công thủ công phục vụ vận chuyển. - Nhân lực quản lý chung cho toàn bộ quá trình công nhân kỹ thuật tiến hành thu hoạch 2. Phân loại cá - Phân loại cá nhằm mục đích phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
  38. 37 Hiện nay trên thị trường tiêu thụ thường chia ra 2 nhóm loại sản phẩm tương ứng với giá thành từ clồng đến thấp đó là cá loại 1 (biểu 1), cá loại 2 (biểu 2). Phân loại cá chủ yếu dựa vào kích cỡ khối lượng cơ thể, ngoài ra cũng có thể dựa vào giới tính đực, cái của cá. - Phân loại cá dựa vào từng đối tượng cụ thể cũng như từng thị trường cụ thể để thực hiện phân loại. - Kích cỡ phân loại của cá chép: + Cá loại I: ≥ 2kg/ cơ thể + Cá loại II : ≥ 1 - 2 kg/ cơ thể - Kích cỡ phân loại của cá trắm cỏ: + Cá loại I: ≥ 3 kg/ cơ thể + Cá loại II : ≥ 2 – 3 kg/ cơ thể - Cỡ cá này chỉ mang tính tương đối, cỡ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, cũng như đặc tính tiêu thụ từng địa phương. - Tiến hành phân loại cá trực tiếp tại lồng khi thu cá Đây là phương pháp phân loại phổ biến của người nuôi cá chép, trắm cỏ. Phương pháp phân loại này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà người thu hoạch chọn và tương đối chính xác. Phương pháp phân loại này chủ yếu phân loại thành 2 kích cỡ đó là cá loại I, loại II và cỡ cá tiếp tục nuôi. Cá loại I sẽ được chọn trước khi cho vào bao tải, sọt hoặc những dụng cụ khác. Cá loại I là những cỡ cá lớn nhất trong lồng nuôi, phân loại thông qua quan sát trực tiếp và ước lượng khối lượng từng cơ thể cá chọn. Sau khi chọn hết cá loại I chuyển lên bờ hoặc chuyển vào dụng cụ lưu giữ riêng, số cá còn lại trong lồng sẽ tiếp tục nuôi. - Cách bước tiến hành phân loại sau khi đưa cá lên bờ + Bước 1: cân điểm một số cơ thể cá loại I để riêng ra làm mẫu, đây là loại cá lớn nhất trong lồng thông thường cá loại I chiếm khoảng 45% tổng số lượng cá trong lồng. + Bước 2: cân điểm một số cơ thể cá loại II để riêng ra làm mẫu, đây là loại cá phổ biến ở trong lồng thông thường cá loại II chiếm khoảng 55% tổng số lượng cá trong lồng. + Bước 3: tiến hành chọn cá thủ công để phân loại bằng cách chọn hàng loạt và so sánh nếu kích cỡ cá tương đồng với cá loại I thì để riêng về phía cá loại I. Nếu cỡ cá tương đồng với cá loại II thì để riêng vào cá loại II
  39. 38 3. Xác định mật độ vận chuyển 3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển - Tình trạng sức khỏe của cá khi vận chuyển: là một trong những yếu tố quyết định đến mật độ vận chuyển. - Phương tiện và dụng cụ vận chuyển: nếu có dụng cụ, phương tiện tốt sẽ cho phép vận chuyển với mật độ tối đa - Thời gian và quãng đường vận chuyển: thời gian và quãng đường vận chuyển cho phép có thể vận chuyển với mật độ cao hoặc thấp - Đối tượng cá, cỡ cá vận chuyển: cỡ cá càng lớn mật độ vận chuyển nhỏ và ngược lại. - Các yếu tố môi trường trong quá trình vận chuyển (nhiệt độ nước, hàm lượng ô xy hòa tan, pH 3.2. Chọn mật độ vận chuyển - Mật độ cá vận chuyển được tính bằng khối lượng cá/ đơn vị thể tích nước (kg/ m3). - Thông thường hiện nay mật độ vận chuyển cá chép, trắm cỏ thương phẩm dao động từ 120 - 160kg/1m3 nước, đối với vận chuyển hở bằng ô tô có cung cấp oxy bằng hệ thống sục khí. - Mật độ này có thể thay đổi tùy theo thời gian, quãng đường vận chuyển, kích cỡ cá. 3.3. Xác định thể tích nước - Thể tích nước phục vụ vận chuyển thường chiếm 1/2-2/3 thể tích dụng cụ vận chuyển. - Thể tích này có thể thay đổi tùy theo hình thức vận chuyển, kích cỡ cá vận chuyển cũng như khả năng cung cấp oxy trong quá trình vận chuyển. - Xác định thể tích nước vận chuyển thông qua xác định thể tích dụng cụ vận chuyển. - Thực hiện xác định thể tích nước trong lồ vận chuyển hở như sau: + Bước 1: Đo chiều dài của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 2: Đo chiều rộng của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 3: Đo chiều cao của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 4: Tính thể tích lồ = chiều dài x chiều rông x chiều cao (đơn vị tính m3) + Bước 5: Tính thể tích nước tính được theo tỷ lệ.
  40. 39 Ví dụ: lồ tính được thể tích là 1,5m3, thể tích nước cần cho vào lồ là 2/3. Vậy thể tích nước trong lồ = 1,5 x 2/3 = 1,0m3. 3.4. Xác định khối lượng cá Khối lượng cá vận Mật độ cá TB Thể tích nước trong chuyển (kg) = (kg/m3) X dụng cụ vận chuyển 3 (m ) 4. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 4.1. Giảm nhiệt độ nước vận chuyển Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá trong khi vận chuyển, vì thế việc giảm nhiệt độ nước trong các dụng cụ chứa cá là một yêu cầu cần thiết khi vận chuyển. Nếu nhiệt độ quá cao quá trình hô hấp của cá tăng, trao đổi chất của cá tăng, oxy cung cấp nhiều, quá trình thải phân cá tăng dẫn đến thời gian vận chuyển ngắn và cá dễ bị yếu hoặc chết. Nếu nhiệt độ nước thấp thì ngược lại, hiệu quả vận chuyển tăng cao. Thông thường nhiệt độ nước vận chuyển tốt nhất từ 22- 26oC. Để giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển có thể sử dụng các phương pháp sau. - Giảm nhiệt độ bằng nước đá: + Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ nước cần giảm, nếu nhiệt độ nước trên 26oC thì tiến hành giảm nhiệt độ nước. Nước cần giảm nhiệt độ là nước phục vụ cho quá trình vận chuyển cá. + Bước 2: Lấy đá lạnh, sạch cho vào nước vận chuyển từ từ. + Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ nước sau khi cho đá lạnh vào, khi nào nhiệt độ giảm xuống từ 22- 26oC là đạt yêu cầu. - Giảm nhiệt độ bằng nước đá và mùn cưa: Mùn cưa có tác dụng giữ cho nước đá chậm tan, tỷ lệ nước đá và mùn cưa là 1:1, cụ thể 8kg nước đá, 8 kg mùn cưa cho một túi cá hoặc một can nhựa (khoảng 30 lít nước). Cách này sẽ giảm nhiệt độ từ 36 oC xuống 26oC trong thời gian 30 giờ. - Giảm nhiệt độ bằng bèo tây, rong hoặc bẹ chuối: Dùng bèo tây, rong hoặc bẹ chuối nhúng nước rải đều kín mặt túi và xung quanh túi. Khi bèo, rong, bẹ chuối ráo nước thì chúng ta phải tiếp tục tưới nước riêng đối với bẹ chuối thì 30 phút tưới nước một lần, cách làm này giảm được 1-2oC.
  41. 40 - Mặt khác để giảm nhiệt độ trong quá trình vận chuyển cá nên vận chuyển vào những thời điểm mát trời: sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu vận chuyển với số lượng lớn và quảng đường vận chuyển dài nên sử dụng xe lạnh để vận chuyển, đảm bảo an toàn cho cá trong quá trình vận chuyển. 4.2. Đưa cá vào thùng (lồ) - Cá được đưa vào lồ vận chuyển cần thực hiện như sau: + Cho nước đã được giảm nhiệt độ vào lồ theo tỷ lệ nước từ 1/2-2/3 thùng tùy theo quãng đường vận chuyển. + Đưa cá vào lồ theo mật độ đã chọn ở trên. - Cá sau khi vào lồ đảm bảo khỏe mạnh đúng mật độ và khối lượng cá đã xác định. 4.3. Lắp hệ thống sục khí - Để việc vận chuyển bằng lồ đạt hiểu quả cũng như tăng năng suất vận chuyển, nên việc lắp sục khí trong quá trình vận chuyển là cần thiết và rất quan trọng. - Thực hiện lắp sục khí vào thùng chứa cá như sau: + Chuẩn bị máy sục khí, dây dẫn, đá bọt + Máy sục khí chạy bằng điện ắc quy hoặc máy phát nên cần lắp đặt hệ thống điện trên phương tiện vận chuyển trước. + Lắp hệ thống dân dẫn, đá bọt: đảm bảo 4- 6 đá bọt/lồ. + Bố trí dây sục khí đều trong lồ. + Vận hành máy sục khí. 4.4. Cố định dụng cụ - Buộc dây cố định lồ vào phương tiện vận chuyển. - Kiểm tra độ chắc chắn của dây. - Kiểm tra mức độ an toàn của lồ. - Dán nhãn, đóng gói sản phẩm. - Vận chuyển cá. 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 5.1. Thời điểm xử lý - Quá trình vận chuyển cá bằng phương pháp vận chuyển hở có lắp hệ thống sục khí, vì vậy phải theo dõi định kỳ trong quá trình vận chuyển: + Kiểm tra định kỳ trong khi vận chuyển sau mỗi 1 giờ.
  42. 41 + Sau 30 phút tưới nước một lần vào thiết bị giữ ẩm như rong, bèo để giảm nhiệt độ nước vận chuyển. + Thay nước và cho cá nghỉ: sau 24 giờ - Việc xác định thời điểm chỉ mang tính chất tương đối kịp thời xử lý để cá an toàn. 5.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển - Kiểm tra độ an toàn: + Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của dụng cụ để có phương án gia cố, thay thế + Kiểm tra hoạt động của cá để đánh giá sức khỏe và mức độ an toàn khi vận chuyển. - Thay thế dụng cụ: + Trường hợp túi bị hết khí do thủng, đứt, hỏng dây buộc + Giữ ổn định nhiệt độ trong khi vận chuyển: giữ ẩm dụng cụ, bổ sung đá lạnh để ổn định nhiệt độ 5.3. Xử lý cá Trong qua trình vận chuyển cần quan sát kiểm tra tình trạng, sức khỏe của cá để có kế hoạch xử lý. Nếu thây cá yếu có thể tăng oxy bằng cách điều chỉnh máy sục khí tăng lên hoặc lắp thêm dây dẫn, đá bọt để cung cấp oxy thêm cho cá. Nếu cá quá yếu thì tiến hành thay nước, cho cá nghỉ. 6. Đánh giá kết quả vận chuyển 6.1. Xác định tỷ lệ cá chết Phương pháp xác định số lượng cá chết sau vận chuyển nhằm đánh giá hiệu quả của công tác vận chuyển. Số lượng cá chết trong quá trình vận chuyển nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tính tỷ lệ chết của cá trong quá trình vận chuyển: Sc Tỷ lệ chết (%) = x 100 St Trong đó: Sc: Số lượng cá chết sau vận chuyển St: Số lượng cá tham gia vận chuyển
  43. 42 6.2. Tính khối lượng cá - Sau khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ cần kiểm tra tình trạng sức khẻo cá, và định lượng lại khối lượng cá sau vận chuyển. - Cách tính khối lượng dựa vào: + Dựa vào khối lượng cá đưa lên vào vận chuyển + Dựa vào khối lương cá hlồng hụt do chết - Ngoài ra có thể cân trực tiếp lại một số lồ điểm hoặc cân lại từng lồ cá vận chuyển. - Khi cân đảm bảo nhanh chính xác để chuyển cá đến nơi lưu giữ, nghỉ. 6.3. Tính toán chi phí vận chuyển - Thực hiện tính chi phí vận chuyển, để biết được hiệu quả của việc vận chuyển. - Chi phí vận chuyển gồm: + Chi phí nhiên liệu + Chi phí dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng + Chi phí dọc đường + Chi phí hao mòn phương tiện + Chi phí khác. - Tất cả chi phí trên được lập thành bảng và qui ra tiền để biết được chi phí cho một đợt vận chuyển cá. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu phương pháp vận chuyển cá bằng lồ (vận chuyển hở)? - Bài tập thực hành: 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 6.4.1: Phân loại cá. 2.2. Bài thực hành số 6.4.2: Đưa cá vào thùng vận chuyển. 2.3. Bài thực hành số 6.4.3: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển. C. Ghi nhớ: Nhiệt độ nước vận chuyển quá nóng (≥ 300C). Thiếu oxy trong lồ vận chuyển và ống dây dẫn, đá bọt không phân tán đều trong lồ.
  44. 43 Bài 5. Tính hiệu quả nuôi Mã bài: MĐ06- 05 Mục tiêu: - Hiểu được phương pháp tính tỷ lệ sống, năng suất, hệ số thức ăn và hiệu quả nuôi; - Xác định được tỷ lệ sống, năng suất, hệ số thức ăn; và hiệu quả nuôi; - Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo; - Quản lý tốt hồ sơ nuôi. A. Nội dung: 1. Xác định tỷ lệ sống 1.1. Tỷ lệ sống theo giai đoạn Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống trong quá trình nuôi nhằm xác định lượng cá còn sống trong lồng, tính lượng thức ăn phù hợp và đánh giá lợi nhuận kinh tế. - Xác định số lượng cá thả ban đầu. - Ghi chép lại số lượng cá chết, cá còn trong lồng. - Tính toán tỷ lệ sống của cá trong lồng theo gia đoạn: Nt Tỷ lệ sống (%) = x 100 N0 Trong đó: Nt: Số lượng cá có trong lồng tại thời điểm kiểm tra N0: Số lượng cá thả ban đầu 1.2. Tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi và được tính vào cuối vụ nuôi nhằm xác định lượng cá còn sống trong lồng để đánh giá hiệu quả kinh tế. - Xác định số lượng cá thả ban đầu. - Xác định cá thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán tỷ lệ sống của cá theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi:
  45. 44 Nc Tỷ lệ sống (%) = x 100 N0 Trong đó: Nc: Số lượng cá thu hoạch N0: Số lượng cá thả ban đầu 2. Xác định năng suất 2.1. Năng suất thô Phương pháp xác định năng suất nuôi cá thô nhằm xác định được tổng khối lượng cá trên một đơn vị diện tích nuôi. Việc xác định năng suất được tiến hành vào cuối vụ nuôi sau khi thu hoạch xong nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích lồng nuôi. - Xác định khối lượng cá thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán năng suất thô cá theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi: Kth Năng suất thô (kg/m3)= S0 Trong đó: Kth: Khối lượng cá thu hoạch (kg) 3 S0: Diện tích lồng nuôi cá (m ) 2.2. Năng suất tinh Phương pháp xác định năng suất tinh: - Xác định khối lượng cá thả ban đầu. - Xác định khối lượng cá thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán năng suất tinh cá theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi: Kth - K0 Năng suất tinh (kg/m3) = S0 Trong đó: Ko: Khối lượng cá thả ban đầu (kg) Kth: Khối lượng cá thu hoạch (kg)
  46. 45 3 S0: Diện tích lồng nuôi cá (m ) 3. Tính hệ số thức ăn tiêu tốn - Dựa vào khẩu phần thức ăn cho từng gai đoạn của cá và thời gian nuôi để dự trù lượng thức ăn cần thiết cho vụ nuôi. - Khối lượng thức ăn sử dụng nuôi cá chép, trắm cỏ được tính toán dự trên số lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá trong sổ nhật ký. Từ đó, tính toán được hệ số thức ăn cho cá chép, trắm cỏ. - Hệ số thức ăn đánh giá chất lượng thức ăn, có ý nghĩa quan trọng đến tăng trọng của cá nuôi, giá thành và hiệu quả kinh tế khi sử dụng. - Hệ số thức ăn hay là hệ số chuyển đổi thức ăn là lượng thức ăn mà cá sử dụng để được một đơn vị tăng trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thì việc xác định chính xác lượng thức ăn cá nuôi sử dụng khó thực hiện nên người nuôi thường tính hệ số thức ăn là khối lượng thức ăn (kg) cần để tăng thêm 1 kg cá nuôi (tính trên khối lượng cá thu hoạch). - Công thức tính hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): Thức ăn sử dụng (kg) FCR = Khối lượng gia tăng (kg) Khối lượng gia tăng = Khối lượng thu hoạch - Khối lượng thả ban đầu 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế Để đánh giá hiệu quả kinh tế: ta phải tính toán được chi phí sản xuất của một vụ nuôi (gồm có: con giống, thức ăn, hoá chất, thuốc xử lý, lương trả công nhân, lương cán bộ kỹ thuật, tiền thuê đất), sau khi thu hoạch tính được tổng doanh thu của lồng nuôi sau 1 vụ. Từ đó, ta tính được hiệu quả kinh tế (hay lợi nhuận thu được sau 1 vụ nuôi/lồng). 4.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi - Tổng chi: việc xác định chính xác các chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí năng lượng, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác (thuốc và hoá chất xử lý trong quá trình nuôi), sẽ giúp người nuôi tính toán tổng chi phí cho toàn bộ vụ nuôi một cách chính xác. Tổng chi phí phục vụ cho một vụ nuôi cá thương phẩm chính là tổng các chi phí mà người nuôi bỏ ra trong suốt quá trình nuôi. - Tổng thu: được xác định thông qua tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm cá thương phẩm.
  47. 46 4.2. Xác định hiệu quả Tính toán lợi nhuận được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01vụ/01m3 lồng. STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN I TỔNG DOANH THU - Cá thương phẩm: + Cá thu tỉa + Cá thu toàn bộ II CHI PHÍ - Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu - Chi phí vật dụng mau hỏng rẻ tiền - Các chi phí khác III LỢI NHUẬN [ I – II ] 5. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch - Căn cứ vào nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào vốn đầu tư. - Căn cứ vào kỹ thuật và số lao động. - Căn cứ vào diện tích trang trại nuôi cá. 5.2. Phương pháp nuôi - Nuôi chuyên là trong lồng chỉ nuôi duy nhất có một đối tượng cá chép hoặc cá trắm cỏ trên một lồng nuôi. - Nuôi xen ghép là nuôi từ 2 đối tượng trở lên trong cùng một lồng. Cụ thể như nuôi trắm cỏ với cá chép hay với nhiều loài cá khác. 5.3. Chu kỳ nuôi - Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cá chép, trắm cỏ.
  48. 47 - Căn cứ vào mùa vụ sản xuất. - Cắn cứ vào nhu cầu thịt trường. - Căn cứ vào nhu cầu con giống, kích cỡ thả giống. - Căn cứ vào trình độ kỹ thuật nuôi. 5.4. Dự toán kinh phí đầu tư - Từ khi chuẩn bị lồng nuôi đến khi nuôi cá được 30- 60 ngày tuổi kinh phí đầu từ chiếm 18 – 23% trên tổng số tiền cần phải đầu tư. - Từ 60 - 140 ngày tuổi kinh phí đầu từ chiếm 62 – 67% trên tổng số tiền cần phải đầu tư. - Từ 141 – 180 ngày tuổi đến thu hoạch kinh phí đầu từ chiếm 15% trên tổng số tiền cần phải đầu tư. 5.5. Dự kiến sản phẩm thu được - Dự kiến số lượng cá giống cần thả - Dự kiến tỷ lệ cá sống - Dự kiến khối lượng cá trung bình trong lồng - Dự kiến tổng khối lượng cá trong lồng 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch - Ngày 1 đến 7. Chuẩn bị lồng nuôi - Ngày 8. Thả cá giống - Ngày 9 - 140. Cho ăn và quản lý - Ngày 141 – 180 thu hoạch cá B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu phương pháp xác định tỷ lệ sống? Câu hỏi 2: Nêu phương pháp lập kế hoạch cho một vụ nuôi tiếp theo? 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài tập thực hành số 6.5.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi. 2.2. Bài tập thực hành số 6.5.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. C. Ghi nhớ: Khi tính toán lợi nhuận vụ nuôi, cần tính đến tiền trượt giá khi nguồn chi không phai đi vay từ ngân hàng.
  49. 48 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cá là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Chuẩn bị lồng; Chọn và thả giống; Chăm sóc và quản lý; Phòng trị bệnh. Mô đun có phần lý thuyết để giới thiệu, phần nội dung thực hành và bài tập. - Tính chất: Thu hoạch và tiêu thụ cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Xác định thời điểm thu hoạch; Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; Vận chuyển cá thương phẩm và Tính hiệu quả nuôi. Mô đun được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại nuôi có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ thu hoạch, xử lý cá sau thu hoạch và vận chuyển cá. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch; + Trình bày được phương pháp thu hoạch, xử lý cá sau thu hoạch và vận chuyển cá đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. - Kỹ năng: + Xác định đúng thời điểm thu hoạch; + Chọn được nơi tiêu thụ cá; + Thực hiện được các thao tác thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và vận chuyển cá đúng kỹ thuật; + Tính được kết quả của quá trình nuôi. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ qui định an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm III. Nội dung chính của mô đun: Thời lượng Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra M6-01 Những hiểu biết Lý Lớp học; 2 2 chung về đảm thuyết hội trường, bảo chất lượng phòng học
  50. 49 cá chép, trắm chuyên cỏ môn M6-02 Xác định thời Tích hợp Lớp học 8 2 6 điểm thu hoạch Cơ sở thực hành M6-03 Thu hoạch và Tích hợp Lớp học 28 3 23 2 xử lý cá sau thu Cơ sở thực hoạch hành M6-04 Vận chuyển cá Tích hợp Lớp học 24 3 19 2 thương phẩm Cơ sở thực hành M6-05 Tính hiệu quả Tích hợp Lớp học 10 2 8 nuôi Cơ sở thực hành Kiểm tra kết 4 4 thúc mô đun Tổng cộng: 76 12 56 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 4.1. Bài 2: Xác định thời điểm thu hoạch 4.1.1. Bài thực hành số 6.2.1: Xác định cỡ cá chép, trắm cỏ trong lồng - Nguồn lực: + Chậu: 3 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 tấm/ 1 nhóm 5 học viên + Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới lồng + Tiến hành thu mẫu cá + Xác định kích cỡ cá
  51. 50 - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu cá từ lồng lên kiểm tra kích cỡ. Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng cá khi cân mẫu xác định khối lượng cá. Vợt 1 chiếc; dùng để thu mẫu cá từ lồng lên. Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá. 2 Quan sát cá hoạt động Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới lồng, trực tiếp dưới lồng để có thể ước lượng khối lượng có cá đạt kích cỡ thu hoạch hay không. 3 Tiến hành thu mẫu cá Thời điểm thu mẫu cá, sau 5-6 tháng nuôi; Thu mẫu bằng Vợt; số lượng cá từ 20 con trở lên. 4 Xác định kích cỡ cá Quan sát trực tiếp cá để ước lượng kích cỡ cá; Cân mẫu để xác định chính xác từng cá thể mẫu cá; Kết luận cỡ cá đạt hay không để tiến hành thu hoạch cá trong lồng. 4.1.2. Bài thực hành số 6.2.2: Tính khối lượng cá trong lồng - Nguồn lực: + Chậu: 3 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 tấm/ 1 nhóm 5 học viên + Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy, bút, máy tính tay. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Tính số lượng cá trong lồng
  52. 51 + Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể cá + Tính tổng thể khối lượng cá trong lồng. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu cá từ lồng lên kiểm tra số lượng cá, khối lượng cá trung bình từng cá thể. Vợt 1 chiếc; dùng để thu mẫu cá từ lồng lên. Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá để tính khối lượng tổng thể cá trong lồng. 2 Tính số lượng cá trong Xác định số lượng cá trong lồng thông qua lồng nhật ký nuôi hàng ngày. Thu mẫu cá điểm để tính tổng số lượng cá / diện tích lồng nuôi. 3 Tính khối lượng trung Thời điểm thu mẫu cá, sau 5 - 6 tháng nuôi; bình 1 cơ thể cá Thu mẫu bằng Vợt; số lượng cá từ 20 con trở lên. Tính khối lượng cá trung bình/ 1 cơ thể cá thông qua cân mẫu cá thu trong lồng. 4 Tính tổng thể khối lượng Tính toán khối lượng cá trong lồng nuôi để cá trong lồng. có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ. 4.2. Bài 3: Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch 4.2.1. Bài thực hành số 6.3.1. Thu hoạch cá thương phẩm trong lồng - Nguồn lực: + Vượt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Sọt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Máy sục khí: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
  53. 52 + Chuẩn bị dụng cụ + Thu neo + Mở nắp lồng, kéo lưới lồng và bắt cá + Thu cá trong lồng. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu, sọt, túi lưới; dùng để đựng, vận chuyển cá từ lồng lên bờ. Vợt; dùng để thu mẫu cá từ lồng lên. Cân loại 5 - 30kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá. Cân loại 50- 100kg: 1 chiếc; dùng để cân toàn bộ khối lượng cá thu hoạch. 2 Thu neo Thu neo để thuận tiện cho việc kéo lưới lồng thu hoạch cá được hiệu quả. 3 Mở nắp lồng, kéo lưới Thực hiện mở nắp lồng bắt cá hay có thể kéo lồng và bắt cá lưới lồng để cho cá về 1 phía của lồng Chuyển cá vào túi lưới đặt vào chậu cân xác định khối lượng cho cá vào thuyền vận chuyển lên bờ. 4 Thu cá trong lồng Thực hiện bắt cá trong lồng 4.3. Bài 4: Vận chuyển cá thương phẩm 4.3.1. Bài thực hành số 6.4.1. Phân loại cá. - Nguồn lực: + Xô, chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Vợt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ
  54. 53 + Cân mẫu từng loại + Nhặt riêng từng loại để riêng. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Xô, chậu 2 chiếc; dùng để đựng, trong quá trình phân loại. Vợt 1 chiếc; dùng để vớt cá. Túi lưới 1 chiếc; dùng để đựng cá cân mẫu. Cân loại 5 kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá. 2 Cân mẫu từng loại Chọn loại có kích cỡ lớn nhất, cân và đối chiếu với tiêu chiểu kích cỡ loại I hoặc loại II. 3 Nhặt riêng từng loại để Nhặt từng loại để riêng thông qua mẫu riêng chuẩn đã cân ở trên (so mẫu). 4.3.2. Bài thực hành số 6.4.2: Đưa cá vào thùng vận chuyển. - Nguồn lực: + Cá rô thương phẩm: 30kg / 1 nhóm 5 học viên + Đá lạnh: 10kg/ 1 nhóm 5 học viên + Túi nilon, lồ: 3 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Thùng xốp: 2 thùng/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 cái/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Giảm nhiệt độ nước + Chọn mật độ vận chuyển. + Cân cá, đưa vào lồ. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
  55. 54 STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Túi nilon, lồ, thùng xốp; dùng để chứa cá vận chuyển. Cân loại 50kg: 1 chiếc; dùng để cân khối lượng cá. 2 Giảm nhiệt độ nước Cho nước đá lạnh để giảm nhiệt độ. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi giảm và sau khi giảm, để nhiệt độ nước đúng tiêu chuẩn. 3 Chọn mật độ vận chuyển Chọn được mật độ phù hợp với vận chuyển hở cá chép, trắm cỏ thương phẩm. 4 Cân cá, đưa vào lồ Cân cá theo đúng mật độ(trọng lượng) và đưa cá vào đảm bảo khỏe mạnh. 4.2.2. Bài thực hành số 6.4.2: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển. - Nguồn lực: + Lồ: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Bình sục khí oxy: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Ống dây dẫn oxy: 10m/ 1 nhóm 5 học viên + Đá bọt: 20 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Dây buộc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Lắp dây dẫn, đá bọt và máy sục khí + Cố định bằng dây buộc. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Bình sục khí oxy; dùng để cấp oxy vào lồ. Ống dây dẫn oxy, đá bọt; dùng để dẫn, sục oxy vào lồ.
  56. 55 Dây buộc 2 Lắp dây dẫn, đá bọt Lắp đá bọt vào ống dây dẫn và chuyển vào đủ và máy sục khí số lượng theo tiêu chuẩn. 3 Cố định bằng dây Buộc dây đảm bảo chắc chắn trong quá trình buộc vận chuyển 4.4. Bài 5: Tính hiệu quả nuôi 4.4.1. Bài tập thực hành số 6.5.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi. - Nguồn lực: + Giấy: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 5 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Xác định số lượng cá thả ban đầu + Xác định số lượng cá thu hoạch được + Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 2 Xác định số lượng cá thả Xác định số lượng cá thả ban đầu thông qua ban đầu. nhật ký thả cá giống. 3 Xác định số lượng cá Xác định số lượng cá thu hoạch được thông thu hoạch được qua các đợt thu hoạch cá mang đi tiêu thụ. 4 Tính tỷ lệ cá sống sau Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi, thông qua chu kỳ nuôi. số liệu cá thu hoạch và cá thả (tính theo công thức ở trên) 2.2. Bài tập thực hành số 6.5.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi.
  57. 56 - Mục tiêu: Thực hiện lập bảng được các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. - Nguồn lực: + Giấy: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 5 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Xác định các nguồn chi và qui đổi thành tiền + Xác định các nguồn thu và qui đổi thành tiền. + Tính lợi nhuận. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 2 Xác định các nguồn chi Xác định các nguồn chi và qui đổi thành tiền; và qui đổi thành tiền lập thành bảng chi. 3 Xác định các nguồn thu Xác định các nguồn thu và qui đổi thành tiền; và qui đổi thành tiền lập thành bảng thu. 4 Tính lợi nhuận. Tính lợi nhuận; dựa trên số liệu bảng thu và chi. V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 5.1. Bài thực hành số 6.2.1: Xác định kích cỡ cá chép, trắm cỏ trong lồng - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
  58. 57 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thu được mẫu cá - Quan sát thao tác thu - Chất lượng thu mẫu: đúng vị trí, đủ mẫu, đánh số mẫu Tiêu chí 2: Xác định kích cỡ cá - Quan sát thao tác cân mẫu - Đánh giá kết quả: mẫu đạt yêu cầu kích cỡ hoặc chưa 5.2. Bài thực hành số 6.2.2: Tính khối lượng cá trong lồng - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thu được mẫu cá - Quan sát thao tác thu - Chất lượng thu mẫu: đúng vị trí, đủ mẫu, đánh số mẫu Tiêu chí 2: Tính toán khối - Phương pháp tính toán khối lượng lượng cá trong lồng - Đánh giá kết quả: tính được khối lượng cá trong lồng 5.3. Bài thực hành số 6.3.1: Thu hoạch cá thương phẩm trong lồng. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
  59. 58 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thực hiện kéo neo, - Phương pháp làm kéo neo di chuyển lồng vào gần bờ - Quan sát thao tác thực hiện Tiêu chí 2: Kéo lưới trong lồng, - Trình tự thả lưới xuống lồng dùng vợt bắt cá - Quan sát thao tác thực hiện. 5.4. Bài thực hành số 6.4.1: Phân loại cá. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định 2 loại theo - Chỉ số khối lượng của từng loại khối lượng - Phương pháp xác định khối lượng Tiêu chí 2: Thực hiện phân loại - Quan sát thao tác thực hiện. 5.5. Bài thực hành số 6.4.2: Đưa cá vào thùng vận chuyển. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Giảm nhiệt độ nước - Phương pháp giảm nhiệt độ nước - Quan sát thao tác thực hiện Tiêu chí 2: Đưa cá vào lồ - Quan sát thao tác thực hiện.
  60. 59 5.6. Bài thực hành số 6.4.3: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Lắp hệ thống sục - Số lượng dây dẫn, đá bọt/ 1 lồ khí - Vận hành máy sục khí - Quan sát thao tác thực hiện Tiêu chí 2: Cố định thùng vận - Quan sát thao tác thực hiện. chuyển 5.7. Bài tập thực hành số 6.5.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định số lượng - Phương pháp xác định số lượng cá thả, cá thu - Quan sát thao tác thực hiện Tiêu chí 2: Tính tỷ lệ cá sống - Quan sát thao tác thực hiện tính toán. sau chu kỳ nuôi. 5.8. Bài tập thực hành số 6.5.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành
  61. 60 - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định nguồn tiền - Phương pháp xác định chi, thu Tiêu chí 2: Tính lợi nhuận - Phương pháp tính toán - Đánh giá độ chính xác.
  62. 61 VI. Tài liệu tham khảo: 1. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đặc sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2007 2. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007. 3. Ngô Trọng Lư, Kỹ thuật nuôi cá chuối, cá chình, Chạch, cá bống bợp, lươn, nhà xuất bản Hà Nội, 2003. 4. Phạm Trang & Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2000. 5. Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 6. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 7. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 8. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 9. Vụ nghề cá, Nuôi đặc sản, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bộ thủy sản, 1996.
  63. 62 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông Nguyễn Văn Việt Chủ tịch 2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ tịch 3. Ông Ngô Thế Anh Thư ký 4. Bà Nguyễn Thanh Hoa Ủy viên 5. Ông Ngô Chí Phương Ủy viên 6. Ông Lê Tiến Dũng Ủy viên 7. Ông Trần Văn Tín Ủy viên 8. Ông Nguyễn Tiến Thịnh Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết Chủ tịch 2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 3. Ông Nguyễn Văn Tiến Ủy viên 4. Bà Nguyễn Kim Nhi Ủy viên 5. Ông Hà Thanh Tùng Ủy viên