Giáo trình Mô đun trồng và thu hoạch ba kích
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun trồng và thu hoạch ba kích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_trong_va_thu_hoach_ba_kich.pdf
Nội dung text: Giáo trình Mô đun trồng và thu hoạch ba kích
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ THU HOẠCH BA KÍCH MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG BA KÍCH, SA NHÂN Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI, 2014
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ-03
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trên cơ sở mục tiêu phát triển dạy nghề thời kỳ 2013-2020 là dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng cơ cấu nghề và trình độ đào tạo hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia phổ cập nghề cho người lao động. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Qua khảo sát thực tế tham khảo nhiều ý kiến đóng góp của những chuyên gia đã và đang làm trực tiếp về nghề trồng và thu hoạch cây Ba kích. Ngoài ra còn tìm hiểu và cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thực tế sản xuất tại các địa phương nhóm biên soạn chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô đun trồng và thu hoạch Ba kích. Mô đun trồng và thu hoạch Ba kích là mô đun thứ ba, mô đun này được giảng dạy sau các mô đun khác và có thể tiến hành dạy độc lập. Mô đun trồng và thu hoạch Ba kích cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế qua đó để bà con nông dân có thể tham khảo, học tập vận dụng vào trong công việc sản xuất Ba kích của gia đình hoặc của các cơ sở sản xuất. Mô đun trồng và thu hoạch Ba kích gồm 06 bài: Bài 1: Một số phương thức trồng Ba kích Bài 2: Chuẩn bị đất trồng Ba kích Bài 3: Trồng Ba kích Bài 4: Chăm sóc Ba kích Bài 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại Ba kích Bài 6: Thu hoạch, sơ chế củ Ba kích Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, các cơ sở sản xuất, các cán bộ kỹ thuật thuộc các viện, các trung tâm sản xuất Ba kích và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật và đồng nghiệp để bộ giáo trình này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Trần Thị Bích Hường 2. Trịnh Thị Nga 3. Bùi Thị Hương Phú 4. Nguyễn Thanh Hà
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 C C THU T NG CHUYÊN M N, CH VI T T T 5 M ĐUN: TRỒNG VÀ THU HOẠCH BA KÍCH 6 Bài 1: Một số phương thức trồng Ba kích 7 1. Thời vụ trồng Ba kích 7 2. Xác định mật độ và khoảng cách trồng 7 2.1. Khái niệm mật độ 7 2.2. Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồng 7 2.3. Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng 8 2.4. Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa 8 2.5. Xác định số lượng cây giống đem trồng 9 3. Một số phương thức trồng Ba kích 10 3.1. Trồng thuần loài 10 3.2. Trồng xen 10 3.3. Trồng Ba kích trong vườn hộ gia đình 11 Bài 2: Chuẩn bị đất trồng 13 1. Chọn đất trồng 13 2. Phát dọn thực bì 14 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 14 2.2 Phát dọn thực bì 14 2.3. Các phương pháp phát dọn thực bì 15 2.4. Dọn thực bì 20 3. Làm đất trồng Ba kích 24 3.1 Mục đích, yêu cầu 24 3.2. Công cụ làm đất 25 3.3. Các phương pháp làm đất 25 Bài 3: Trồng Ba kích 39 1. Chuẩn bị cây giống 39 1.1. Bốc và chuyển cây 39 1.2. Chăm sóc cây 41 2. Trồng Ba kích 41 2.1. Tạo hố trồng 41 2.2. Rạch b v bầu 42 2.3. Đặt cây vào hố và lấp đất 43 2.4. Một số trường hợp trồng cây con có bầu sai kỹ thuật 45 2.5. Tưới nước sau trồng 45 Bài 4: Chăm sóc Ba kích 47 1. Trồng dặm 47
- 4 1.1. Mục đích trồng dặm 47 1.2. Nguyên nhân cây bị chết sau trồng 47 1.3. Chuẩn bị cây trồng dặm 48 2. Làm c , xới xáo, vun gốc 49 2.1. Làm c 49 2.2. Xới đất, vun gốc 50 3. Bón phân cho Ba kích 52 3.1. Thời điểm bón phân 52 3.2. Các loại phân bón thường dùng 52 3.3. Tính lượng phân cần bón thúc cho năm thứ nhất 53 3.4. Phương pháp bón 53 4. Biện pháp chăm sóc khác 54 4.1. Làm giàn che 55 4.2. Làm giá leo 57 4.3. Tủ gốc 60 4.4. Làm hàng rào bảo vệ 62 Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại Ba kích 64 1. Sâu hại và cách phòng trừ 64 1.1.Sâu róm 64 1.2. Mối 66 2. Bệnh hại Ba kích 67 2.1. Bệnh thối cổ rễ (củ) 67 2.2. Bệnh gỉ sắt 71 Bài 6: Thu hoạch, sơ chế củ Ba kích 73 1. Thời điểm thu hoạch 73 1.1 Các căn cứ để thu hoạch Ba kích 73 1.2. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu 74 2. Chuẩn bị thu hoạch Ba kích 74 2.1. Xác định năng suất trước thu hoạch 74 2.2. Chuẩn bị nguồn lao động 75 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 75 3. Thu hoạch củ Ba kích 75 3.1. Thu hoạch 75 3.2. Vận chuyển 76 4. Sơ chế 76 4.1. Cắt rễ Ba kích 76 4.2. Rửa củ Ba kích 77 4.3. Làm héo củ Ba kích 78 4.4. Rút lõi củ Ba kích 79 4.5. Phơi, sấy khô 79 5. Bảo quản sản phẩm 79 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY M ĐUN 82
- 5 CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VI T T T MĐ: Mô đun MH: Môn học TH: Thực hành KT: Kiểm tra
- 6 MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ THU HOẠCH BA KÍCH Mã mô đun/môn học: MĐ-03 Giới thiệu mô đun: Mô đun 03: “Trồng và thu hoạch Ba kích có thời gian học tập là 130 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị đất trồng, trồng, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch, sơ chế củ Ba kích đúng kỹ thuật. Trồng và thu hoạch Ba kích là mô đun chuyên môn nghề, mang tính chất tích hợp giữa lý thuyết với thực hành; nội dung của mô đun trình bày những kiến thức, kỹ năng của các công việc trồng, chăm sóc và hệ thống các bài tập thực hành cho từng bài dạy.
- 7 Bài 1: Một số phương thức trồng Ba kích Mã bài: MĐ03-01 Mục tiêu: - Nêu được thời vụ trồng và một số phương thức trồng Ba kích (trồng trong vườn nhà, trồng dưới tán rừng tự nhiên, trồng dưới tán rừng trồng); - Lựa chọn được đất trồng và phương thức trồng Ba kích phù hợp với vùng trồng tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển; - Có ý thức gìn giữ, bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý. A. Nội dung: 1. Thời vụ trồng Ba kích Một năm trồng Ba kích có thể vào vụ Xuân và Thu: + Vụ Xuân vào tháng tháng 1- 2 dương lịch, muộn nhất là đầu tháng 3. Lúc này thời tiết vẫn còn hơi lạnh, ít nắng và thường có mưa phùn, giảm công tưới. Hơn nữa trồng vào vụ Xuân, đến tháng 3-4 thời tiết ấm dần lên cây đã bén rễ mới, nên có thể sinh trưởng phát triển được ngay. + Vụ thu vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8. Thời gian này có nhiều mưa, cây trồng xong sớm bén rễ. Sau 4-5 tháng trồng cây đã thích nghi và có thể chống chịu tốt qua mùa đông. Trong 2 vụ tỉ lệ cây sống đều cao từ 80-85% nhất là trồng vào những ngày râm mát. 2. Xác định mật độ và khoảng cách trồng 2.1. Khái niệm mật độ Là số cây được trồng cho một đơn vị diện tích (sào, ha). Ví dụ: - Ba kích trồng toàn diện mật độ trồng là: 5.000 – 10.000 cây /ha - Ba kích trồng xen với cây ăn quả là 1.000 – 2.000 cây (ha) nhưng dưới tán rừng mật độ trồng là 500 – 1.000 cây/ha. 2.2. Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồng Số cây mang trồng cho một đơn vị diện tích (ha, sào) và khoảng cách trồng cho từng cây có liên quan mật thiết với đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ của Ba kích.
- 8 Khi xác định số lượng cây giống trồng cho một đơn vị diện tích cần dựa vào các căn cứ sau: - Điều kiện khí hậu, thời tiết của nơi trồng. - Độ màu mỡ của đất: Đất tốt mật độ trồng thưa, đất xấu mật độ trồng dày hơn. - Đặc điểm sinh trưởng của cây. - Khả năng đầu tư của nông hộ. 2.3. Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng Muốn xác định được số cây giống Ba kích trồng cho 1 ha là bao nhiêu cây và khoảng cách trồng giữa các cây là bao nhiêu (m) cần phải dựa vào 3 yếu tố sau: - Quy định về mật độ và khoảng cách của Ba kích trồng theo quy phạm. - Độ màu mỡ của đất nơi trồng. - Khả năng đầu tư của nông hộ. Số lượng cây mang trồng cho một đơn vị diện tích càng lớn thì Ba kích càng sớm hình thành một quần thể hoàn chỉnh. Nhìn chung ở nơi đất tốt hoặc giống tốt (cây giống từ cây nuôi cấy mô) thì số lượng cây đem trồng sẽ thấp hơn cây giống từ hom và đất xấu. 2.4. Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa Ở nơi đất bằng bố trí cây trồng theo hướng Bắc Nam để lợi dụng ánh sáng. Ở nơi đất dốc, hướng của hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức để giảm thiểu xói mòn (đường đồng mức là đường nối tất cả các điểm có cùng độ cao trên sườn dốc) Cự ly hàng và cự ly cây được tính theo cự ly nằm ngang. Vì vậy khi thi công xác định cự li hàng và cự li cây trên thực địa tùy thuộc vào độ dốc nơi trồng chúng ta phải điều chỉnh cự ly bằng (là cự ly theo tính toán) sang cự li nghiêng (theo sườn dốc) cho phù hợp. Khi xác định cự ly hàng và cự ly cây trên đất dốc được thực hiện theo quy định sau: Ở nơi có độ dốc < 20o không cần điều chỉnh cự ly bằng (cự ly đo trên sườn dốc bằng cự ly tính toán) Ở nơi có độ dốc từ 20 - 30o tăng cự ly bằng lên 10 % Ví dụ:
- 9 Lô đất định trồng có độ dốc bình quân là 20o, trồng với khoảng cách 2 x 4 m (hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 2m); hướng của các hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức. - Cự ly hàng theo thiết kế là 4 m thì cự ly nghiêng đo trên sườn dốc là: 4m + (4m x 10%) = 4, 4 m. - Cự ly cây theo thiết kế trên hàng là 2 m vì hướng hàng cây theo đường đồng mức nên khi đo cự ly giữa các cây trên thực địa đo bằng cự ly tính toán, tức là đo cự ly giữa các cây trên hàng cũng bằng 2 m Ở nơi đất dốc vị trí của các cây của các hàng bố trí so le theo nanh sấu. Từ kết quả số liệu điều chỉnh cự ly bằng sang cự ly nghiêng trên sườn dốc, dùng sào (thước ) có chiều dài bằng cự ly nghiêng để đo trực tiếp độ dài nghiêng của cự ly hàng, cự ly cây đồng thời kết hợp với thước chữ A để định hướng hàng theo đường đồng mức (khi cả 2 chân thước chữ A cùng nằm trên đường đồng mức thì dây dọi ở giữa thang thước) và xác định vị trí hàng, vị trí cây rồi dùng cọc đánh dấu. Hình 3- 4: Dùng thước chữ A để xác định 2 điểm có cùng độ cao Hình 3.1.4: Xác định hướng hàng cây trồng theo đường đồng mức 3.5. Xác định số lượng cây giống đem trồng Hình 3.1.1: Đo thiết kế trồng cây 2.5. Xác định số lượng cây giống đem trồng Số lượng cây mang trồng cho diện tích đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu cây phải dựa vào: - Diện tích thực trồng. - Khoảng cách trồng theo cự li hàng và cự li cây đã xác định. - Tỉ lệ cây trồng dự phòng (10 -15%) ( Lấy chính xác 10% hoặc 15%, thông thường là 10%)
- 10 Ví dụ: Tính toán lượng cây giống cần thiết để trồng mới 3 ha với khoảng cách trồng đã xác định trước là 2 x 2 m. Lượng cây giống cần thiết đem trồng được tính toán như sau: 1 ha = 10.000 m2 3 ha = 10.000 m2 x 3 = 30.000 m2 Số cây giống trồng đủ cho 3 ha = 30.000 m2: (2 x 2) = 7.500 cây. Dự phòng cây giống trồng dặm 10% = 7.500 cây x 10/100 = 750 cây. Tổng số cây giống cần: 7.500 cây + 750 Cây = 8.250 cây. 3. Một số phương thức trồng Ba kích 3.1. Trồng thuần loài - Điều kiện trồng là nơi đất trống sau nương rẫy, đất đồi còn tốt. Chú ý: Cần phải gieo trước các loài cây che bóng như Cốt khí, đậu ma, đậu triều gieo vãi toàn diện hoặc gieo theo băng. Hình 3.1.2: Ba kích trồng trên nương rẫy 3.2. Trồng xen - Trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên
- 11 + Đối với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi có độ tán che 0,3 – 0,5 đều có thể trồng xen cây Ba kích. + Tùy theo hiện trạng thực bì của đối tượng rừng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám. + Nếu trồng theo băng, phát sạch và dọn băng trồng rộng 1-2m, băng chừa để lại rộng từ 2-3m. Hình 3.1.3 Trồng dưới tán rừng tự nhiên - Trồng Ba kích dưới tán rừng trồng + Trồng nơi đất trống: Phương thức này trồng với quy mô lớn, diện tích rộng trên các sườn đồi hay những nơi đất bằng phẳng. + Nơi đất trống và đất đã canh tác nhiều vụ: Đánh b hết gốc lau chít, chè vè, c dại. Giữa 2 hàng trồng Ba kích nên trồng một hàng cây phù trợ. => Biện pháp này nhằm cải tạo đất và ngăn ngừa sự rửa trôi, xói mòn, Hình 3.1.4 che nắng gắt và là giá đỡ cho dây Ba Trồng Ba kích dưới tán rừng trồng kích leo bám. 3.3. Trồng Ba kích trong vườn hộ gia đình Trong vườn nhà có lỗ trống hoặc tán thưa có thể trồng Ba kích để tận dụng diện tích.
- 12 + Trồng dưới tán các loài cây ăn quả như mít, nhãn, và na, cao su Hình 3.1.5: Ba kích trồng dưới tán cây vải B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày các thời vụ trồng Ba kích? 1.2. Nêu các phương thức trồng Ba kích? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài tập thực hành 3.1.1: Phương thức trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên. 2.2. Bài tập thực hành 3.1.2: Phương thức trồng Ba kích dưới tán rừng trồng. 2.3. Bài tập thực hành 3.1.3: Phương thức trồng Ba kích trong vườn nhà. C. Ghi nhớ - Vụ Xuân trồng Ba kích vào tháng tháng 1- 2 dương lịch, muộn nhất là đầu tháng 3. - Vụ thu trồng Ba kích vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8. - Đối với trồng thuần loài thì giữa 2 hàng trồng Ba kích nên trồng một hàng cây phù trợ.
- 13 Bài 2: Chuẩn bị đất trồng Mã bài: MĐ03 - 02 Mục tiêu: - Chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ, vật tư cần thiết để làm đất trồng cây Ba kích; - Thực hiện được các công việc: phát dọn thực bì, làm đất và bón lót đúng quy trình kỹ thuật; - Có ý thức giữ gìn dụng cụ, tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn lao động và môi trường sinh thái trong quá trình thực hiện công việc. A. Nội dung: 1. Chọn đất trồng - Đất trồng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, cũng như đối với cây Ba kích nói riêng, làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng củ và hiệu quả của nghề Trồng và thu hoạch Ba kích - Chọn đất trồng không phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài Ba kích định trồng, cây Ba kích sau trồng không những sinh trưởng kém mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho người trồng và kinh doanh Ba kích. - Để chọn được đất trồng thích hợp với Ba kích, người trồng phải biết được yêu cầu về đất của Ba kích có phù hợp với khí hậu và đất đai như thế nào? từ đó làm cơ sở cho việc khảo sát điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng và chọn đất trồng thích hợp. Chọn đất trồng Ba kích phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Trong rừng mọc dưới tán rừng thưa, trên các loại đất tầng khá dày, nhiều mùn, mát ẩm, tơi xốp và hơi chua (độ pH từ 5,0 - 5,5 ). - Ở những vùng đồi núi, đất còn tính chất đất rừng, trong các rừng nghèo, rừng khoanh nuôi phục hồi, đất có tầng dày, tơi xốp, độ dốc không quá 30% đều thích hợp với việc trồng ba kích. - Nếu trồng ba kích ở vườn rừng, vườn nhà của các hộ gia đình, trên nền đất đã canh tác nhiều vụ, đất chưa bị phong hóa mạnh, nên dùng cây họ đậu như keo dậu, muồng muồng, điền thanh để che phủ và cải tạo đất. - Có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như mít, vải, nhãn không trồng ba kích dưới tán tre, hoặc những cây có tinh dầu như bưởi, bạch đàn , không trồng ở những nơi vùng đất thường ngập úng. - Nếu trồng ở nơi đất thấp phải lên luống thật cao.
- 14 - Địa hình: Nơi có độ dốc < 25o; độ cao so với mặt nước biển < 500 m - Đất đai: + Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ. + Thoát nước tốt - Thực bì: Ba kích trồng được trên mọi dạng thực bì. 2. Phát dọn thực bì Thực bì là những thực vật sống trên đất rừng, thực bì trên đất trồng hầu hết là c dại như: Sim, mua, lau, lách và các loài c Tùy theo cấp đất, mức độ dày đặc, cao, thấp của thực bì, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng, sinh trưởng nhanh hay chậm, đất bằng hay dốc, xói mòn mạnh hay yếu, phương pháp làm đất, mức độ thâm canh Mà quyết định phương thức xử lý thực bì khác nhau. 2.1. Chuẩn bị dụng cụ + Dao phát + Cào, cuốc + Quang gánh + Bảo hộ lao động Dụng cụ yêu cầu phải chắc chắn, sắc bén và dễ sử dụng. Hình 3.2.1: Dao phát Hình 3.2.2: Cào 2.2 Phát dọn thực bì 2.2.1. Mục đích, yêu cầu của phát dọn thực bì
- 15 2.2.1.1. Mục đích - Phát dọn thực bì giúp cho việc làm đất được dễ dàng, cải thiện chế độ ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ trên mặt đất. - Phát dọn thực bì hạn chế sự cạnh tranh của các cây bụi , c dại, hạn chế được sâu bệnh hại cây và tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. 2.2.1.2. Yêu cầu - Lợi dụng triệt để khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất dốc. - Tuỳ theo đặc tính của từng loại thực bì, khả năng mọc lại của chúng mà chọn phương pháp xử lý triệt để nhất. - Có thể giữ nguyên thảm thực bì, không phải tác động: Biện pháp này được áp dụng trên đất trồng có cây c dại mọc thưa thớt, thấp, bé, không có ảnh hưởng xấu tới cây trồng, không cản trở tới làm đất. 2.3. Các phương pháp phát dọn thực bì 2.3.1. Phát toàn diện - Khái niệm: Phát toàn diện là phát trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng, toàn bộ thực bì trên đất trồng rừng từ chân đồi đến đỉnh đồi. - Điều kiện áp dụng: Trồng Ba kích thuần loài. + Nơi độ dốc thấp < 15o không có mưa lớn kéo dài. + Nơi trồng nhiều cây ưa sáng, nơi thực hiện nông lâm kết hợp. - Nội dung kỹ thuật: Tiến hành phát từ chân dốc phát lên đỉnh đồi, hướng phát nên phát theo đường đồng mức.
- 16 + Bước 1: Phát luỗng toàn bộ thảm tươi, dây leo cây bụi, chặt cây nh trước chặt cây lớn sau, phát thấp gốc < 10cm. + Băm nh cành nhánh thành đoạn dài 1m, rải đều trên toàn diện tích. Hình 3.2.3: Phát trong vườn nhà + Bước 2: Khai thác tận dụng gỗ, củi, chặt những cây có đường kính từ 6cm trở lên, tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà phân loại, cắt khúc. Hình 3.2.4:Dùng cưa xăng để cắt bỏ những cây to + Bước 3: Làm đường băng cản lửa rộng 10 - 12m. - Một số mô hình phát thực bì toàn diện
- 17 Phát thực bì trên nương rẫy Hình 3.2.5: Phát thực bì trên nương rẫy Phát thực bì trong rừng trồng Hình 3.2.6: Phát thực bì trong rừng trồng
- 18 Chú ý: Trong quá trình phát dọn toàn diện, đối với những cây phi mục đích cần phải cắt b . Hình 3.2.7 Dùng máy cắt cỏ để cắt bỏ cây phi mục đích 2.3.2 Phát cục bộ - Khái niệm: Phương pháp phát cục bộ là phát một phần diện tích theo băng hoặc theo từng đám. a. Phát theo đám - Phát theo đám là chỉ phát theo vị trí trồng cây hoặc theo hố trồng cây. - Phát theo đám ít tốn kém tiền và nhân công, bảo vệ được đất, hạn chế xói mòn. - Hạn chế là diện tích phát hẹp, thực bì phục hồi nhanh, tốn công chăm sóc rừng, sâu bệnh hại dễ phát sinh.
- 19 + p dụng nơi có điều kiện làm giàu rừng, độ dốc lớn, thực bì thưa thớt. + Kích thước mỗi đám phát thường có diện tích 10 x 2 m, 10 x 10 m, 20 x 20 m. Hình 3.2.8: Phát thực bì theo đám b. Phát theo băng - p dụng nơi trồng Ba kích theo băng, nơi có độ dốc lớn. - Bề rộng băng chặt tùy thuộc mức độ dày đặc, chiều cao của thảm thực bì, độ dốc, mức độ xói mòn, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng mà quyết định bề rộng của băng chặt, bề rộng của băng chặt tối thiểu phải bằng chiều cao của thảm thực bì,. Thông thường băng rộng 10-30 m. - Phát thực bì theo băng tiến hành như sau: + Phát toàn bộ thảm tươi cây bụi, dây leo, những cây có đường kính < 6 cm, phát sát gốc, chiều cao gốc chặt < 10cm. + Băm ngắn thành từng đoạn dài 1m, để tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc tiếp theo + Chặt tận dụng gỗ, củi tùy theo yêu cầu sử dụng mà phân loại, cắt khúc theo quy cách khác nhau. Hình 3.2.9: Phát dọn thực bì theo băng
- 20 Hình 3.2.10: Thực bì đã được phát xong 2.4. Dọn thực bì Có 2 phương pháp dọn thực bì * Dọn thực bì bằng cách đốt: - Ưu, nhược điểm + Ưu điểm Nên xử lý bằng cách đốt đỡ tốn công, tăng lượng tro cho đất và diệt được một số sâu bệnh hại. + Nhược điểm Lớp đất mặt dễ bị hao mòn, khi đốt do nhiệt độ cao làm cho tính chất lý- hóa tính của đất thay đổi theo hướng xấu đi, một số vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt. - Cách tiến hành + Sau khi phát từ 15 - 20 ngày, cành nhánh bắt đầu khô, tiến hành đốt toàn diện diện tích đã phát. + Xếp cây đã phát sang băng chừa hoặc dồn lại thành đống ở giữa băng rồi đốt, chú ý không để cháy lan sang băng chừa. Băng chặt phải chạy theo đường đồng mức. Chú ý:
- 21 + Khi đốt phải làm đường băng cản lửa, chiều rộng của băng khoảng 8-12 m và châm lửa cuối hướng gió. + Sau khi đốt xong nếu thực bì không cháy hết phải phát lại những gốc cao và dọn hết cành nhánh không cháy hết xếp thành đống nh để đốt lại. Hình 3.2.11: Đường băng cản lửa để đốt thực bì Trong trường hợp trồng thuần loài, thực bì phát xong có thể đốt. Hình 3.2.12: Đốt thực bì
- 22 Sau khi phát xong, dùng cào vơ gọn thực bì lại và tiền hành châm lửa đốt. Hình 3.2.13: Gom thực bì lại và đốt Thực bì đã được xử lý Hình 3.2.14: Thực bì đã được đốt xong * Dọn thực bì bằng cách để mục theo băng - Ưu điểm: Đất ít bị xói mòn - Nhược điểm: Do thực bì để mục tự nhiên dễ bị phát sinh sâu bệnh hại.
- 23 - p dụng ở những nơi dễ gây cháy rừng hoặc nơi có độ dốc lớn. - Thực bì sau khi phát để khô rụng hết lá, dọn thành băng, theo đường đồng mức, không cần đốt thực bì sẽ tự mục. - Không ảnh hưởng đến việc làm đất trên băng trồng cây sau này. Ví dụ: Nếu cự ly cây cách cây là 2m thì bề rộng xếp băng thực bì từ 1 - 1,5m. Hình 3.2.15: Dọn thực bì để mục theo băng * Những chú ý trong khi phát, dọn thực bì - Kiểm tra độ bền chắc, sắc bén của dụng cụ trước khi bước vào làm việc. - Nơi đất dốc phải chọn vị trí đứng an toàn (vững chắc, thoải mái). - Nơi thực bì phức tạp nhiều dây leo, cây bụi nhiều có lẫn cây gỗ phải cắt b dây leo trước, chặt cây bụi trước cây gỗ sau. - Khi chặt hạ gỗ phải tuân thủ quy trình khai thác gỗ. - Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. - Khi tổ chức phát thực bì theo nhóm, phải chú ý cự ly làm việc của mỗi người tránh để xảy ra tai nạn - Quan sát khi làm việc để phòng rắn rết, ong trong bụi rậm, gốc cây hoặc làm lăn đá xuống dốc có thể gây tai nạn cho người dưới dốc. - Cần kiểm tra sau đốt xong thực bì. Nếu thực bì chưa được đốt xong cần tiến hành đốt lại.
- 24 Thực bì chưa cháy hết cần chặt lại và tiến hành đốt tiếp Hình 3.2.16: Thực bì chưa cháy hết Thực bì đã được phát và dọn đúng tiêu chuẩn Hình 3.2.17: Thực bì được xử lý đúng tiêu chuẩn 3. Làm đất trồng Ba kích 3.1 Mục đích, yêu cầu a. Mục đích
- 25 Làm đất trồng Ba kích là một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm đảm bảo cho cây trồng có tỉ lệ sống cao, thời gian để ổn định sau khi trồng ngắn, tốc độ sinh trưởng ban đầu nhanh. Khi làm đất cần đảm bảo các mục đích sau: - Tạo cho đất tơi xốp đủ ẩm. - Tạo thuận lợi cho việc trồng cây. - Hạn chế thực bì chèn ép cây non. - Tạo điều kiện thuận lợi cho cây non sinh trưởng. b. Yêu cầu - Làm đất phải cải thiện được điều kiện lập địa. - Làm đất phải đảm bảo mật độ và phối hợp bố trí cây trồng. 3.2. Công cụ làm đất - Cuốc, xẻng (leng), bảo hộ lao động Hình 3.2.18: Cuốc bàn 3.3. Các phương pháp làm đất Căn cứ vào điều kiện đất đai, tình hình xói mòn đất, đặc điểm của cây trồng, mức độ thâm canh để có các phương pháp làm đất cụ thể. Trong trồng Ba kích thường áp dụng các phương pháp làm đất sau: 3.3.1. Làm đất toàn diện (cày lật/cuốc toàn bộ)
- 26 Hình 3.2.19: Làm đất toàn diện - Làm đất toàn diện là phương thức làm đất hoàn chỉnh và hợp lí nhất, nhằm cải tạo điều kiện lập địa nhưng trong công tác trồng áp dụng phương thức này rất hạn chế, chủ yếu do điều kiện lập địa, trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng và điều kiện kinh tế quyết định. - Phương thức này được áp dụng ở những vùng đất hoang, đất không có tái sinh tự nhiên, nơi có địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc nh dưới 15 0 . - Những nơi có điều kiện thâm canh hoặc thực hiện nông lâm kết hợp - Nếu dùng dụng cụ thủ công (cày, cuốc) thì độ sâu lớp đất cày, cuốc là 15-20cm - Nếu làm bằng cơ giới thì độ sâu lớp đất 20-30cm, hoặc cày lật đất sâu 20-30cm. * Tác dụng - Cải tạo lớp đất mặt, giữ ẩm cho đất. - Tiêu diệt hầu hết c dại, cây bụi, nhưng lớp đất mặt dễ bị xói mòn 3.3.2. Làm đất cục bộ Tùy theo độ dốc, mức độ thâm canh, phương tiện thực hiện mà có thể áp dụng phương pháp làm đất cục bộ khác nhau. a. Phương thức làm đất theo dải, theo luống - Dải bằng: Diện tích dải rộng hay hẹp tùy thuộc vào công việc làm đất và điều kiện lập địa, nhìn chung có thể rộng từ: 0,5-5m, dải nọ cách dải kia bằng
- 27 hoặc lớn hơn chiều rộng của dải, những vùng đất có khả năng thoát nước tốt thường được áp dụng theo phương thức này. - Luống chìm: Chiều rộng luống thường từ 0,3-0,7m, sâu từ 0,15-0,3m, hướng của luống chạy theo đường đồng mức. Để tránh tạo thành dòng chảy mạnh gây xói mòn, trên từng đoạn dài của rãnh luống phải đắp những ụ đất. Phương thức làm đất theo luống chìm thường áp dụng ở những nơi có tầng mặt dày, khô hạn, thoát nước tốt, cây trồng ưa ẩm hoặc chịu ẩm. - Luống cao: Luống cao được tạo thành do một hoặc hai đường rãnh, chiều rộng thường từ 0,3 - 0,7m, cao từ 0,2 - 0,3m, hướng luống chạy theo đường thoát nước tốt nhất. Luống cao thường được áp dụng ở những vùng đất trũng, thoát nước không tốt, đất hoang c dại dày đặc, đất sau khai thác có độ ẩm cao. b. Phương pháp làm đất theo hố - Là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất hiện nay. Cuốc hố trước khi trồng 10 – 15 ngày. - Kích thước hố to, nh tùy thuộc vào tính chất đất, từng loài cây, mức độ đầu tư. * Kỹ thuật đào hố Đánh dấu đúng vị trí đào hố theo mật độ đã bố trí, điểm đánh dấu dễ nhận biết. - Hố được đào đúng vị trí, đúng kích thước + Nơi đất bằng cần lên luống để tránh ngập úng, làm thối rễ. + Nơi đất dốc cần đào hố sâu 40 x 40 x 40cm, cự ly giữa các hố khoảng 2m. - Hố được cuốc trước khi trồng 15 ngày Các bước thực hiện:
- 28 Bước1: Cuốc lớp đất mặt Cuốc lớp đất mặt ( đất tầng A) để sang một bên gần miệng hố Hình 3.2.20 : Cuốc hố lớp đất mặt Bước 2: Cuốc lớp đất dưới Cuốc lớp đất dưới (đất tầng B) để sang một bên hoặc để phía dưới dốc tạo gờ phía dưới dốc để giữ nước Hình 3.2.21: Đất tầng B để phía dưới dốc Chú ý: - Cuốc hố đúng cự ly, đúng kích thước theo thiết kế
- 29 - Đảm bảo đúng cự ly, đúng kích thước 40x40x40 hoặc 30x40x40 Hố được đào đảm bảo đúng cự ly, đúng kích thước 40x40x40 hoặc 30x40x40 Hình 3.2.22: Hố được đào hoàn chỉnh - Đối với phương thức trồng thuần loài trên nương rẫy - Điều kiện áp dụng: + Nơi địa hình phức tạp, xa xôi + Độ dốc >15 độ, + Nơi đầu tư thấp + Nơi không có điều kiện làm đất theo băng Hình 3.2.23: Cuốc hố trồng
- 30 Hố được bố trí theo các hàng theo đường đồng mức, được bố trí so le nhau. Hình 3.2.24 : Đào hố so le trên đường đồng mức Trong vườn nhà, hoặc nơi đất xấu nếu đất to, dùng cây hoặc cán cuốc đập nh , làm tơi đất Hình 3.2.25: Đập nhỏ đất * Bón phân lót - Bộ rễ (củ) là phần quan trọng chủ yếu của cây Ba kích. Cây có sinh trưởng tốt thì rễ củ mới phát triển mạnh. Do đó bón lót, bón tập trung lúc trồng để cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây là yếu tố cần thiết. - Cung cấp thêm lượng mùn, tăng thêm chất dinh dưỡng khoáng cho đất để cải thiện lý hóa tính của đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước và giữ nước của đất, tăng khả năng hoạt động của các vi sinh vật có ích tại vị trí trồng.
- 31 - Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây mới trồng khi bắt đầu bén rễ. - Tạo đà sinh trưởng cho cây trồng ngay từ ban đầu, rút ngắn được giai đoạn. * Yêu cầu của việc bón lót trước khi trồng - Xác định được loại phân dùng để bón lót phù hợp với cây Ba kích: với đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ sinh trưởng mạnh và thường hướng tới nơi đất xốp, ẩm, nhiều mùn nên lượng phân bón lót càng nhiều phân hữu cơ càng tốt. - Cung cấp đủ lượng phân cần sử dụng và theo tỉ lệ thích hợp (3 nguyên tố N- P- K) - Việc bón lót không làm ảnh hưởng đến cây sau trồng. - Khắc phục và cải tạo được các hạn chế của đất đai tại vị trí trồng, tạo điều kiện cho Ba kích sinh trưởng tốt. Ví dụ: Đất chua, đất thịt nặng và đất sét nên bón bón nhiều phân hữu cơ và hạn chế bón lân. - Cây con mới trồng không bị xót và được cung cấp chất dinh dưỡng ngay sau khi cây bén rễ. * Xác định loại phân bón và tính lượng phân bón sử dụng để bón lót - Xác định loại phân bón + Các căn cứ xác định loại phân và lượng phân bón lót Căn cứ vào mục đích và yêu cầu của việc bón lót, đặc điểm sinh lý của cây Ba kích. Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của đất đã khảo sát. Căn cứ vào mục đích kinh doanh. Căn cứ vào khả năng đầu tư của nông hộ. Dựa vào 4 căn cứ trên để xác định lượng phân, loại phân mang bón lót để tận dụng tối đa sức sản xuất của đất trên diện tích trồng và tăng thêm sản lượng củ cho nông hộ. + Các loại phân hiện nay thường dùng để bón lót để trồng Ba kích gồm: Phân hữu cơ, supelân. Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân bắc và phân xanh đã ủ hoai mục
- 32 Hình 3.2.26: Phân hữu cơ đã được ủ hoai mục Phân hữu cơ tuy có nhiều dinh dưỡng nhưng hầu hết ở dạng khó tiêu, cây trồng lâu sử dụng được. Mặt khác trong phân chuồng, phân bắc có nhiều trứng giun, sán, vi sinh vật gây bệnh và hạt c dại nên trước khi mang bón lót các loại phân này cần phải ủ hoai mục. Phân Supe lân (P): Có tác dụng giúp cho cây mới trồng sinh trưởng rễ, tăng khả năng chịu hạn cho cây Hình 3.2.27: Phân Supelân
- 33 Bước 1: Cho phân chuồng và phân lân vào hố đúng lượng: 0,2-0,5kg NPK/hố + 2Kg phân chuồng hoai/hố Hình 3.2.28: Hố đã được cho phân bón Bước 2: Dùng cuốc đảo đều đất với phân ở độ sâu khoảng 10-15cm. Hình 3.2.29: Trộn đều phân với đất mặt * Lấp hố
- 34 Bước 1: Xử lý lớp đất mặt: Dùng cuốc đập nh lớp đất màu (đất tầng A) đưa xuống hố Hình 3.2.30 : Đưa lớp đất màu xuống hố Bước 2: Xới c xung quanh miệng hố: + Xới c xung quanh miệng hố, nhặt hết c , rễ cây, đá lẫn ra ngoài + Cuốc đất ở bên ngoài miệng hố bổ sung cho đầy hố. Hình 3.2.31: Xới cỏ xung quanh miệng hố
- 35 Bước 3: Vun tạo mặt hố + Dùng cuốc vun tạo mặt hố bằng hoặc hình mâm xôi, lòng chảo + Tùy theo mùa trồng, địa hình nơi trồng. Hình 3.2.32: Tạo mặt hố hình mâm xôi Hố được lấp hoàn chỉnh Hình 3.2.33: Hố lấp hoàn chỉnh * An toàn lao động trong cuốc, lấp hố trồng cây - Cần kiểm tra dụng cụ phương tiện trước khi sử dụng (Độ chặt, độ bền chắc, độ sắc bén của cuốc).
- 36 - Ở nơi đất dốc, có nhiều đá, s i cần bố trí lao động thích hợp tránh làm đá lăn gây tai nạn cho người dưới dốc. - Khi cuốc, lấp hố trên sườn dốc cao cần đứng ở tư thế vững chắc, thoải mái, không để đá lăn gây tai nạn cho người ở dưới dốc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Kể tên các dụng cụ cần thiết cho công việc chuẩn bị đất trước khi trồng Ba kích - Nêu các bước công việc chuẩn bị đất trồng. - Tạo sao phải thực hiện bón lót trước khi trồng? - Trình bày tác dụng của phân hữu cơ, phân lân dùng cho việc bón lót trước khi trồng. - Trình bày kỹ thuật đào hố và bón lót trước khi trồng. 2. Câu h i trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng sau: Câu 1: Điều kiện áp dụng phương pháp xử lý thực bì toàn diện? a) Những nơi có độ dốc thấp 300, không có mưa lớn kéo dài ; c) Những nơi có độ dốc thấp = 300, không có mưa lớn kéo dài ; d) Những nơi có độ dốc thấp 6cm chặt sau, tận dụng hết gỗ củi; b) Phát từ chân dốc phát lên hướng phát theo đường đồng mức; phát sát gốc ( 6cm chặt sau, tận dụng hết gỗ củi; c) Phát từ chân dốc phát lên hướng phát theo đường đồng mức, phát sát gốc ( 10cm chặt sau, tận dụng hết gỗ củi; d) Phát từ chân dốc phát lên hướng phát theo đường đồng mức, phát sát gốc ( 6cm chặt sau, tận dụng hết gỗ củi; Câu 3: Phát thực bì theo rạch như thế nào là đúng?
- 37 a) Rạch rộng 5 – 6m chạy theo đường đồng mức, phát sạch cây trong rạch, chừa lại cây tái sinh có giá trị kinh tế cao. b) Rạch rộng 4 – 5m chạy theo đường đồng mức, phát sạch cây trong rạch, chừa lại cây tái sinh có giá trị kinh tế cao. c) Rạch rộng 5 – 10m chạy theo đường đồng mức, phát sạch cây trong rạch, chừa lại cây tái sinh có giá trị kinh tế cao. d) Rạch rộng 4 – 6m chạy theo đường đồng mức, phát sạch cây trong rạch, chừa lại cây tái sinh có giá trị kinh tế cao. Câu 4: Phát dọn thực bì theo băng thì chiều rộng băng là bao nhiêu? a) Tuỳ theo đặc tính loài cây trồng mà tạo băng bề rộng 10 – 20m, chạy theo đường đồng mức. b) Tuỳ theo đặc tính loài cây trồng mà tạo băng có bề rộng 20 – 30m, chạy theo đường đồng mức. c) Tuỳ theo đặc tính loài cây trồng mà tạo băng có bề rộng 10 – 30m, chạy theo đường đồng mức. d) Tuỳ theo đặc tính loài cây trồng mà tạo băng có bề rộng 10 – 15m, chạy theo đường đồng mức. Câu 5: Làm đất toàn diện áp dụng với đối tượng như thế nào? a) Nơi có độ dốc < 15o; b) Nơi có độ dốc < 25o ; c) Nơi có độ dốc < 10o ; d) Nơi có độ dốc < 30o ; Câu 6: Kỹ thuật làm đất theo băng nếu cày lật đất thì quy cách như thế nào? a) Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức, băng cày rộng 150cm, sâu 20 – 30cm, áp dụng nơi có độ dốc < 15o ; b) Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức, băng cày rộng 100cm, sâu 20-30cm, áp dụng nơi có độ dốc < 15o ; c) Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức, băng cày rộng 150cm, sâu 20-30cm, áp dụng nơi có độ dốc < 10o ; d) Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức, băng cày rộng 150cm, sâu 20-30cm, áp dụng nơi có độ dốc < 25o ; Câu 7: Điều kiện làm đất theo hố và cách bố trí hố như thế nào là đúng? a) Nơi địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, độ dốc lớn < 300; hố được bố trí theo đường đồng mức, giữa các hố theo hình nanh sấu;
- 38 b) Nơi địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, độ dốc ≥ 30o; hố được bố trí theo đường đồng mức, giữa các hố theo hình nanh sấu; c) Nơi địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, độ dốc lớn > 20o; hố được bố trí theo đường đồng mức, giữa các hố theo hình nanh sấu; d) Nơi địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, độ dốc lớn > 30o; hố được bố trí theo đường đồng mức, giữa các hố theo hình nanh sấu; Câu 8: Kỹ thuật lấp hố như thế nào? a) Cuốc hố xong có thể lấp hố ngay hoặc sau 1-2 tuần; b) Cuốc hố xong có thể lấp hố ngay hoặc sau 2-4 tuần; c) Cuốc hố xong có thể lấp hố ngay hoặc sau 2-4 tuần; 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.2.1: Khảo sát thực địa khu đất trồng Ba kích 2.2. Bài thực hành số 3.2.2: Phát dọn thực bì 2.3. Bài thực hành số 3.2.3: Làm đất và bón lót C. Ghi nhớ - Chọn đất trồng phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây Ba kích - Phát dọn thực bì tuân thủ đúng quy trình - Làm đất phải đúng thời vụ - Làm đất phải đảm bảo mật độ và khoảng cách trồng - Dùng phân chuồng hoai mục, nếu phân chưa hoai mục phải bón lót trước lúc trồng ít nhất 1 tháng.
- 39 Bài 3: Trồng Ba kích Mã bài: MĐ03-03 Mục tiêu: - Nêu được nội dung công việc trồng Ba kích; - Chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ và cây giống để trồng đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện được các công việc trồng đúng kỹ thuật đảm bảo cây giống sau trồng sinh trưởng phát triển tốt; - Có ý thức giữ gìn dụng cụ, tiết kiệm cây giống trong quá trình trồng. A. Nội dung 1. Chuẩn bị cây giống 1.1. Bốc và chuyển cây - Trước lúc bứng cây mang cây đi trồng luống bầu phải được tưới đủ ẩm trước 6-12 giờ, trước lúc bứng cây kiểm tra lại độ ẩm của bầu. - Phải chọn cây đủ tiêu chuẩn đem trồng + Cây có 3-4 cặp lá + Cây cao 17-20cm + Đường kính gốc: 0,1-0,2 mm + Cây không bị sâu bệnh Hình 3.3.1: Tiêu chuẩn cây mang trồng - Khi vận chuyển cây đem trồng, ruột bầu phải ẩm, nhưng không được tưới đẫm nước làm cho ruột bầu quá mềm nhão.
- 40 Hình 3.3.2: Chăm sóc cây trước khi đem trồng - Dùng tay nhấc nhẹ từng bầu lên. - Dùng kéo xén bớt rễ mọc quá dài ở đáy bầu (nếu có). - Xếp cây lần lượt vào khay hay vào sọt, hoặc vào túi ni lông - Xếp chặt theo thứ tự - Giữ cho cây thẳng đứng - Không được làm vỡ bầu. Hình 3.3.3: Xếp cây vào túi ni lông - Dùng quang gánh hay xe chở đến hiện trường trồng.
- 41 - Cây chuyển tới phải kịp thời trồng ngay, nếu chưa trồng phải xếp ở nơi râm mát và tưới nước đảm bảo độ ẩm cho bầu. Hình 3.3.4: Cây mang lên rừng trồng không hết lên xếp vào luồng 1.2. Chăm sóc cây - Trong khi vận chuyển gặp trời nắng phải che đậy, không để cây bị héo. - Xếp cây vào những nơi thoáng mát - Tưới nước đủ ẩm 1 đêm trước khi bốc xếp cây, tránh làm vỡ bầu, dập nát, gãy ngọn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển. - Nếu trời nắng phải làm dàn che, bảo quản tạm thời không quá 3 ngày. 2. Trồng Ba kích 2.1. Tạo hố trồng - Vào thời điểm râm mát, mưa nh tiến hành tạo hố trồng cây. - Yêu cầu đất trong hố phải đủ ẩm. - Dải cây trồng tới đâu tạo hố trồng tới đó.
- 42 - Dùng cuốc bàn hoặc bay tạo lỗ chính giữa hố đã được lấp bằng hỗn hợp đất phân. - Cuốc hố ở vị trí chính giữa hố đã lấp lúc trước. - Nên tạo hố vào điều kiện râm mát - đất đủ ẩm Hình 3.3.5 Tạo hố trồng 2.2. vỏ Dùng tay nắm nhẹ túi bầu để tạo độ liên kết đất Hình 3.3.6: Dùng dao rạch vỏ bầu
- 43 - Xé b v bầu, tránh làm vỡ bầu đất. + Tay trái cầm bầu cây + Tay phải xé nhẹ v bầu - Nhẹ nhàng bóc b v bầu. Hình 3.3.7. Xé bỏ vỏ bầu Chú ý: - Trồng đến đâu rạch và xé b túi bầu đến đó. - Sau khi rạch xong phải tiến hành đặt vào hố trồng - Xé b túi bầu nhẹ tay tránh làm vỡ bầu cây con. 2.3 ấp đất - Đặt bầu cây xuống hố theo phương thẳng đứng (đối với đất bằng); nơi đất dốc đặt cây xuống hố sao cho ngọn cây hướng lên trên - Đặt cây vào chính giữa hố đã tạo. - Cây được đặt ngay ngắn , thẳng . Hình 3.3.8: Cây được đặt ngay ngắn
- 44 - Lấp đất: Vun đất phủ kín mặt bầu theo hình mâm xôi. Hình 3.3.9 : Lấp đất - Phủ đất tơi mịn bao quanh bầu cây. - Nén vừa chặt, tránh làm vỡ bầu cây con. Hình 3.3.10: Nén chặt gốc cây - Dùng dao, bay lấp đất xung quanh bầu, dùng tay ấn đất cho chắc.
- 45 - Lấp đất ngang cổ rễ, không trồng sâu quá. Chú ý: Lấp đất tơi xốp xung quanh bầu khoảng 50 % và ấn chặt sau đó tiếp tục vun đất 100 % và ấn chặt (lưu ý không ấn trực tiếp vào gốc) và tạo mặt hố sau khi trồng. 2.4. Một số trường hợp trồng cây con có bầu sai kỹ thuật - Đặt bầu nghiêng (do tạo hố lệch) - Nén đất làm vỡ bầu (do nén giữa bầu) - Lấp đất còn hở bầu (do tạo hố cạn) - Đáy hố không phẳng (do tạo đáy không đúng kỹ thuật) 2.5. Tưới nước sau trồng Nước là một nhân tố sinh thái quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Ngay sau trồng, nếu không gặp mưa phải tưới nước luôn. Một trong những nguyên nhân cây chết sau trồng là do bị khô hạn kéo dài. Ở những nơi có điều kiện về nhân lực và nguồn nước tưới hoặc trồng với số lượng nh như quy mô hộ gia đìn, sau trồng cần tưới nước khoảng 3 tuần đầu ngay sau khi trồng (trừ ngày mưa) để cho cây phục hồi, ra rễ mới. Hình 3.3.11: Tưới nước Đối với cây trồng dưới tán rừng trồng và rừng tự nhiên không có điều kiện tưới nước nên chủ động trồng cây trong những ngày có mưa hoặc có sương mù. Trong quá trình chăm sóc về sau, thỉnh thoảng vẫn phải tưới nước để cho cây luôn ẩm. Vào thời kỳ khô hạn và nắng nóng, lượng nước tưới sẽ cần nhiều hơn.
- 46 B. Các bài thực hành 1. Câu hỏi 1.1 . Trình bày các bước trồng cây Ba kích, trong khi trồng cần chú ý những gì? 1.2. Nêu những nguyên nhân cây bị chết sau trồng. 2. Thực hành 2.1. Bài thực hành 3. 3. 1: Trồng và tưới cây Ba kích C. Ghi nhớ - Phủ đất tơi mịn bao quanh bầu cây. - Nén vừa chặt, tránh làm vỡ bầu cây con. - Lấp đất ngang cổ rễ, không trồng sâu quá.
- 47 Bài 4: Chăm sóc Ba kích Mã bài: MĐ 03-04 Mục tiêu: - Nêu được các công việc chăm sóc (trồng dặm, làm c , bón phân, tưới nước ) cho cây Ba kích đảm bảo cây sinh trưởng phát triển thuận lợi; - Thực hiện được các công việc chăm sóc (trồng dặm, làm c , xới xáo, bón phân, tưới nước, làm giá leo ) cho cây Ba kích đảm bảo cây sinh trưởng phát triển thuận lợi; - Có ý thức tiết kiệm vật tư phân bón và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc. A. Nội dung 1. Trồng dặm 1.1. Mục đích trồng dặm Để vườn, rừng trồng Ba kích đảm bảo được mật độ, sinh trưởng đồng đều thì những cây chết phải trồng dặm ngay và trồng thường xuyên trong thời kỳ cây còn nh (sau trồng 1-2 tháng). 1.2. Nguyên nhân cây bị chết sau trồng - Cây bị chết sau trồng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau: + Ở những nơi trồng thường xuyên có gió mạnh cây dễ đổ ngã hoặc bị lay gốc. + Trước khi trồng không kiểm tra độ ẩm của đất, khi trồng xong lại gặp nắng hạn kéo dài, nhất là giai đoạn cây non còn đang trong giai đoạn phục hồi. + Quy cách cây con trong giai đoạn vườn ươm quá nh hoặc quá lớn.
- 48 Cây mang trồng chưa qua giai đoạn huấn luyện. Hình 3.4.1: Cây trồng bị chết + Hố đào quá nh không theo quy định, không tương xứng với lượng phân mang bón làm nồng độ phân trong hố quá cao, gây tình trạng sót phân cho cây và cây sẽ bị chết ngay sau khi trồng. + Bón lót và lấp hố không đúng kỹ thuật, khi lấp hố không trộn đều phân với đất. + Thời gian bón lót và lấp hố quá cận với ngày trồng. + Phân hữu cơ khi bón chưa hoai mục + Không ấn chặt gốc cây + Không tưới đẫm sau khi trồng xong + Không thoát nước cho cây kịp thời khi mưa lớn. + Cây bị trâu bò giẫm đạp. 1.3. Chuẩn bị cây trồng dặm - Cây mang trồng dặm được lấy từ số cây dự phòng là 10% số cây giống đã chuẩn bị trước khi đem trồng. - Sau khi trồng 20 – 30 ngày phải kiểm tra rừng trồng để biết được số cây chết có kế hoạch trồng dặm kịp thời, việc trồng dặm được thực hiện càng sớm càng tốt.
- 49 - Trồng dặm + Trên vị trí cây trồng chính đã bị chết nhổ b và vứt hẳn cây đã chết (hoặc không còn khả năng sống) + Các thao tác trồng dặm giống như trồng cây giống ban đầu. + Chăm sóc cây trồng dặm: Cây sau trồng dặm phải được chăm sóc chu đáo như cây trồng chính, tưới nước khi cần thiết tránh tình trạng b quên cây trồng dặm không chăm sóc và cây lại chết tiếp phải trồng lại lần thứ 3. 2. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc 2.1. Làm cỏ 2.1.1. Phát quang thực bì Sau khi trồng một thời gian thực bì trên lô đất trồng lại tiếp tục phục hồi. Để tạo điều kiện cho cây mới trồng sinh trưởng tốt sau một thời gian phải phát quang thực bì, đặc biệt là những diện tích Ba kích mới trồng trên đất rừng sau nương dẫy, phương thức trồng cục bộ theo băng thì việc phát quang thực bì sau trồng thực sự là cần thiết. Việc phát quang thực bì cho Ba kích được thực hiện từ 5 - 6 tháng sau trồng. Trong năm đầu khi trồng, mỗi năm 1-2 lần phát quang thực bì vào trước mùa sinh trưởng của cây trồng. Những loài dây leo, cây bụi không có giá trị kinh tế phải phát triệt để, phát sát gốc, dập cành nhánh sát mặt đất. Với những cây tạp tùy theo độ dốc có phát một phần hoặc không phát. 2.1.2. Làm c quanh gốc - Đối với Ba kích trồng xen ở các vườn cây ăn quả, đất vườn không có c dại nên việc làm c tốn ít công. - Ngược lại Ba kích trồng trên đất sau nương rẫy, do b hoang lâu ngày, hạt c dại tồn tại trong đất, hơn nữa đất trống trải c dại dễ phát tán đến nên sẽ tốn nhiều công làm c hơn. - Làm c quanh gốc phải được tiến hành ngay sau khi trồng 1- 3 tháng. - Cần làm c quanh gốc kịp thời nếu để muộn c mọc tốt sẽ lấn át cây trồng và tốn nhiều công chăm sóc hơn.
- 50 Hình 3.4.2: Cỏ lấn át cây Ba kích - Số lần làm c quanh gốc năm thứ nhất sau trồng từ 2- 3 - Làm sạch c xung quanh gốc với đường kính 80 cm ÷ 1 m Hình 3.4.3: Ba kích đã được làm sạch cỏ 2.2. Xới đất, vun gốc
- 51 2.2.1. Mục đích - Đất tơi xốp giúp cho cây nhanh ra rễ mới - Cây sinh trưởng nhanh và tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt - Giữ ẩm cho cây, - Cây trồng đứng vững, hạn chế bị nghiêng ngả khi gặp mưa to gió lớn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ củ cây Ba kích phát triển. 2.2.2. Kỹ thuật xới đất, vun gốc - Chăm sóc cây trồng ở tuổi nh một hai năm đầu là yếu tố quan trọng. Các công việc chăm sóc chủ yếu là làm c xới đất quanh gốc, vun vét luống để tạo điều kiện trao đổi khí làm đất tơi xốp đất, giữ ẩm thúc đẩy cho cây sinh trưởng nhanh. - Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc cây. Độ sâu lớp đất xới tùy theo tuổi cây, thông thường xới sâu 10 -12 cm, càng xa gốc cây độ sâu xới đất càng tăng, đường kính xới từ 80 -100 cm, chú ý khi xới không làm tổn thương đến bộ rễ của cây. - Tùy theo tình hình thực tế mà xới đất nhiều lần trong năm, ít nhất cũng được từ 5 lần trở lên trong 2 năm đầu. - Đến năm thứ 3 khi khóm đã định hình tán lá phát triển rộng thì việc xới đất sẽ giảm đi. - Cuốc xới được tiến hành cách xa gốc và xung quanh khóm cây, nhặt c dại và diệt c những cây chèn ép. + Bộ rễ Ba kích mọc nông và t a rộng xung quanh gốc, + Có những rễ còn mọc nổi trên mặt đất. Hình 3.4.4: Củ Ba kích sau khi trồng 1 năm
- 52 3. Bón phân cho Ba kích 3.1. Thời điểm bón phân - Bón phân đúng thời điểm nhằm tăng thêm được chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh trong thời kỳ đầu, nhanh chóng vượt qua giai đoạn c dại lấn át và tăng sức đề kháng cho cây. Bón phân có thể thực hiện cùng với đợt làm c xới đất hoặc thực hiện khi làm c xới đất xong. - Bón phân tốt nhất nên thực hiện bắt đầu cùng với lần chăm sóc đầu tiên (5- 6 tháng sau khi trồng). - Sau 20-30 ngày có thể tiến hành bón phân vi sinh hoặc tưới NPK với nồng độ 0,3% 1 tháng/lần. - Hai năm đầu, mỗi năm 2-3 lần phát cây c xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,8m. Từ năm thứ ba trở đi mỗi năm 1-2 lần tiếp tục phát b cây c xâm lấn và vun xới gốc, kết hợp bón phân chuồng hoặc NPK. 3.2. Các loại phân bón thường dùng Xác định loại phân bón cần thông qua quan sát cây trồng, cây trồng nhiều khi có những biểu hiện khác thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên song trong đó thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng. Vì vậy tùy theo độ phì của đất hay thời tiết khác nhau mà dùng loại phân bón, lượng phân bón, và số lần bón khác nhau. - Biểu hiện cây Ba kích thiếu đạm (N) + Lá non có màu xanh vàng, hoặc vàng nhạt, rễ cây phát triển kém. + Cần bón bổ sung cho cây bằng loại phân bón có chứa đạm. Ví dụ: Phân urê, phân hỗn hợp NPK. Hình 3.4.5: Ba kích bị thiếu đạm
- 53 - Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, thấp nh , lá có màu xanh tối, nếu thiếu kéo dài làm cuống lá khô và rụng, bón phân cho cây bằng supe lân, lân vi sinh hoặc hỗn hợp phân NPK. - Thiếu Kali (K): Đầu tiên lá có màu xanh tối, sau xanh đậm, cây sinh trưởng chậm, bón ka li cho cây bằng một trong những loại phân chứa kali như: Kali clorua (KCl), Kali sunfát, hỗn hợp NPK Trong năm thứ nhất các loại phân bón thường dùng: Phân urê hoặc phân NPK để bón vì ở giai đoạn này phân urê, NPK có tác dụng phát triển về thân, cành và lá nhanh, giúp cho quá trình quang hợp được thuận lợi. 3.3. Tính lượng phân cần bón thúc cho năm thứ nhất Sau khi xác định được loại phân bón và tỉ lệ bón theo khuyến cáo, người trồng Ba kích phải tính được lượng phân cần có cho mỗi loại để bón đủ cho số cây trên diện tích trồng: Ví dụ: Một gia đình trồng 1.000 cây Ba kích, theo khuyến cáo năm đầu phải thực hiện bón phân 1 lần, thời điểm bón vào tháng 6-7. Bón mỗi gốc là 0.2 kg NPK, hiện gia đình còn trong nhà là 100 kg NPK. H i gia đình cần phải mua thêm bao nhiêu kg NPK nữa? - Lượng phân NPK cần có là: 1.000 cây x 0.2 kg NPK = 200 kg - Lượng phân NPK gia đình phải mua thêm là: 200 kg -100 kg = 100 kg 3.4. Phương pháp bón 3.4.1. Bón qua rễ Bón mỗi gốc 0.2 kg NPK Hình 3.4.6: Rắc phân NPK xung quanh gốc
- 54 - Vun đất kín phân và lấp hình mâm xôi - Phủ rơm, rạ sau vun gốc Hình 3.4.7: Phủ rơm 1.4.2. Bón phân qua lá - Bón phân bón lá cho cây: Phân bón qua lá cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây có đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình 3.4.8: Cung cấp thêm phân bón qua lá 4. Biện pháp chăm sóc khác Cây sau trồng hay bị đổ, gẫy do gió hoặc trâu bò giẫm đạp hoặc bị chết do gặp phải thời tiết khô hạn. Để hạn chế được cây sau trồng bị chết phải dùng các biện
- 55 pháp như dùng cọc để cố định cây, tủ gốc, tưới nước và làm các công trình bảo vệ như đào hào, làm hàng rào xanh bảo vệ . Trong vườn nhà thường xuyên kiểm tra và tưới nước cho cây Hình 3.4.9: Tưới nước cho cây 4.1. Làm giàn che - Khi mới trồng cây Ba kích còn nh , chưa thích nghi với ánh sáng trực xạ nên cần phải che nắng cho cây. - Sau khi trồng cần phải tiến hành che nắng cho Ba kích. - Cây Ba kích trồng trong vườn nhà, dưới tán cây thì không cần phải làm giàn che Hình 3.4.10: Ba kích trồng trong vườn nhà
- 56 - Vật liệu che nắng thường là các loại dàng dàng, c khô hoặc dàn che (lưới che giâm) cho cây con - Nhằm tránh sự khắc nghiệt của thời tiết trong lúc khả năng thích nghi của cây con còn kém. Hình 3.4.11: Che nắng cho cây - Có thể trồng hàng cây che bóng thích hợp ở giữa những hàng/luống để tạo ra tiểu khí hậu thích hợp (ẩm, mát), điều chỉnh độ tàn che phù hợp (hấp thụ ánh sáng tán xạ) và kết hợp làm dàn leo cho cây Ba kích sau này. Độ cao của phần che nắng từ 45- 50 cm. - Đối với Ba kích trồng trên nương rẫy, trồng thuần loài nên làm giàn che, hoặc trồng xen với các loại cây ngắn ngày như: ngô, dong riềng, sắn để che cho Ba kích trong thời gian đầu. Chú ý: Điều chỉnh giữ độ tàn che khoảng 0,4- 0,5. Hình 3.4.12: Cây Ngô được trồng xen với Ba kích để tạo độ tàn che cho cây
- 57 4.2. Làm giá leo - Do cây ba kích là loại cây leo, ưa sáng và sống nhiều năm nên khi trồng cần làm giá thể leo cho cây. Có thể làm giàn hoặc cắm cọc. - Vật liệu làm giá thể leo là cột gỗ, nứa hay tre được cắt thành từng đoạn, hoặc để nguyên cây làm giàn cho cây leo. Nếu trồng Ba kích nơi đất trống cần làm giàn cho dây leo, vật liệu làm giàn nên chọn những loại không mục ải vì thời gian sử dụng lâu, tán dây Ba kích leo bám rất nặng. Hình 3.4.13: Làm giàn leo cho cây Ba kích Trồng dưới tán rừng, tán vườn thì những cây làm giá đỡ là cây bụi, cây cỡ nh hoặc cây phụ trợ làm chỗ dựa cho dây Ba kích bám và leo lên. Hình 3.4.14: Ba kích leo lên cây dương xỉ
- 58 Có thể dùng tre, cắm xiên như giàn dưa chuột Hình 3.4.15: Giá leo hình chữ A - Có thể đóng cọc cho cây: Trong trường hợp không làm giàn được cho cây Ba kích leo thì có thể cắm cọc. Có thể chôn cọc ngay sau khi trồng Ba kích hoặc khi cây đã mọc kh i vật liệu che nắng ban đầu. - Dây buộc cố định cây vào cọc nên chọn loại dây mềm, chắc như: nilon, lạt, dây đay . - Đóng cọc và cố định cây + Kích thước cọc: 1 -2 cm, dài 1.5- 2 m. + Cọc được làm vát nhọn phần chân + Đóng cọc cách gốc Ba kích khoảng 40-50cm, tạo một góc khoảng 45o so với thân cây. + Mỗi khóm chôn từ 1-3 cái tùy thuộc cọc to hay nh , phía trên bắt chéo nhau Hình 3.4.16: Cắm cọc cho cây - Dùng dây cột chặt cọc vào thân cây với mức độ vừa phải không làm tổn thương đến thân cây.
- 59 Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc, không làm mất đi tư thế tự nhiên của thân cây và bộ rễ. Hình 3.4.17: Cắm cọc cho Ba kích leo lên cây gỗ đối với rừng trồng Cây ba kích chưa được làm giàn kịp thời, cây không leo được lên tầng trên quang hợp ánh sáng sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, củ ít và nh . Hình 3.4.18: Ba kích không làm giàn leo - Ba kích là cây sinh trưởng phát triển tương đối nhanh, sau 3-4 năm từ một cây Ba kích nh đã trở thành bụi Ba kích. Lúc này sức nặng của bụi Ba kích khá lớn,
- 60 cần phải kiểm tra trường xuyên, nếu cọc yếu cần chôn thêm cọc để đỡ. Chú ý: Khi bị mưa gió làm đổ cũng cần phải sửa chữa cọc. Hình 3.4.19: Cây Ba kích sau trồng 7 tháng Hình 3.4.20: Cây Ba kích 4 năm tuổi 4.3. Tủ gốc
- 61 4.3.1.Ý nghĩa và thời điểm tủ gốc * Ý nghĩa tủ gốc: - Tủ gốc có nghĩa là dùng các phế thải của nông nghiệp như: cành khô lá rụng, rơm rạ để phủ lên các gốc cây. - Tủ gốc cho cây mang lại những lợi ích sau: + Làm giảm sự bốc hơi nước, nhờ vậy mà đất được giữ ẩm + Bảo vệ lớp đất mặt giảm bớt được sự công phá của giọt nước mưa. + Tăng tính thấm nước và hạn chế xói mòn đất. + Cung cấp thêm các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác khi vật liệu che tủ hoai mục. + Điều hòa được nhiệt độ và độ ẩm cho đất và chống được c dại xung quanh. * Thời điểm tủ gốc Thời điểm tủ gốc phải được thực hiện ngay sau khi trồng xong để đề phòng hạn hán kéo dài 4.3.2. Cách tủ gốc - Vật liệu tủ thường dùng rơm, rạ, cây phân xanh hoặc c rác trên lô - Tủ theo gốc có đường kính khoảng 0,3-0,5 m, dầy 5-10 cm. - Sau khi tủ xong rồi lấp 1 lớp đất m ng để tăng thêm khả năng giữ ẩm và vật liệu không bị bay khi gió lớn. Hình 3.4.21: Tủ gốc sau trồng
- 62 Hình 3.4.22 : Tủ gốc cho giai đoạn cây lớn - Một số hạn chế khi tủ gốc: + Yêu cầu phải có một lượng vật liệu lớn và tốn công. + Tạo nguy cơ gây h a hoạn. + Tạo nơi trú ngụ của một số loài sâu bệnh hại Chú ý: Không nên sử dụng các loài c dại có hoa quả đã già để c không lây lan. 4.4. Làm hàng rào bảo vệ 4.4.1. Làm hàng rào Một trong những nguyên nhân cây chết là do bị trâu bò giẫm đạp hoặc người phá hoại với các hộ gia đình trồng Ba kích trên diện tích nh có thể làm hàng rào bảo vệ theo các cách sau: - Đào hào xung quanh lô đất trồng: - Làm hàng rào tạm bằng tre gai, dây thép gai, cây gỗ ngáng xung quanh diện tích trồng. 4.4.2. Làm hàng rào cây xanh Ở nơi trồng Ba kích với diện tích lớn nên thiết lập hàng rào cây xanh. - Tác dụng trồng hàng rào cây xanh: Trồng hàng rào cây xanh xung quanh diện tích trồng có những công dụng sau:
- 63 + Ngăn ranh giới. + Hạn chế trâu bò phá hoại. + Ngăn lửa. + Làm đai phòng hộ giảm bớt gió làm cây bị đổ trong mùa mưa bão (đặc biệt nơi có gió to). - Tiêu chuẩn chọn loài cây trồng làm hàng rào cây xanh: Chịu hạn, khó cháy, có gai hoặc mủ ngứa, chịu được tổn thương cơ giới, mọc nhanh. - Cấu tạo của đai: Hàng rào cây xanh được phối hợp xen lẫn giữa cây bụi và cây cao khó cháy theo tỉ lệ: 65% cây bụi và dây leo + 35% cây cao. - Các loài cây thường được chọn trồng hàng rào cây xanh: Mây, găng, Lõi thọ, Tếch, Keo dậu - Cách trồng: + Trồng từ 1- 5 hàng cho 1 đai + Các cây bụi và dây leo cần được trồng theo tỉ lệ như trên để tạo độ kín + Trồng cây cách cây kia 1m. + Giữa các cây ở các hàng bố trí so le theo hình nanh sấu B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Trồng dặm thường được thực hiện vào thời điểm nào. Cây trồng dặm phải đạt được những tiêu chuẩn nào? - Trình bày nội dung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc Ba kích sau trồng. - Nêu các biện pháp chăm sóc khác đối với cây Ba kích? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập thực hành số 3.4.1: Kiểm tra và trồng dặm 2.3. Bài tập thực hành số 3.4.2: Chăm sóc Ba kích C. Ghi nhớ - Trồng dặm sau khi trồng 1-2 tháng. - Làm cỏ xới đất không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. - Bón đúng loại phân và lượng phân theo quy trình. - Làm giàn leo, giá che cho cây hợp lý.
- 64 Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại Ba kích Mã bài: MĐ03-05 Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm sâu bệnh hại trên cây Ba kích; - Phát hiện được loại sâu, bệnh gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời; - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phù hợp; - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chọn lọc và tuân thủ theo “nguyên tắc 4 đúng”; - Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp sản phẩm dược liệu an toàn cho xã hội. A. Nội dung 1. Sâu hại và cách phòng trừ 1.1.Sâu róm 1.1.1. Đặc điểm gây hại và tập tính - Sâu non được 5 ngày tuổi: Sau khi trứng nở, sống tập trung mặt dưới lá cây Ba kích. Mức độ hại lúc này không đáng kể, thức ăn của chúng chủ yếu là phần thịt lá, lúc này chúng ăn chừa lại gân lá. - Sâu được 10 ngày tuổi chở đi sâu ăn cả phần gân lá làm cho cây bị trụi lá. - Từ 15 ngày tuổi sâu đã bắt đầu ăn mạnh, sâu sống quần tụ thành từng đám vì vậy có sức phá hại rất mạnh. - Sâu non 25 ngày tuổi: Phá hại rất mạnh, ăn tới tận cuống lá làm cho cành lá trơ trụi Chú ý: Sâu non sống tập trung thành từng đám cho đến khi hóa nhộng. Sâu trưởng thành có tính xu quang, thường bay vào nơi có ánh sáng đèn. - Vòng đời của sâu róm: Thời gian hoàn thành 1 vòng đời của sâu róm khác nhau tùy thuộc nhiệt độ của từng vùng và từng mùa nhưng trung bình 56-59 ngày. Trong đó: + Giai đoạn trứng kéo dài 11 ngày + Giai đoạn sâu non kéo dài 24-25 ngày và là giai đoạn sâu róm gây hại cho cây.
- 65 + Giai đoạn nhộng kéo dài 19-20 ngày, + Giai đoạn trưởng thành có tuổi thọ 2-3 ngày. Sâu róm có 4 đến 5 thế hệ trong năm. Trong đó dịch sâu thường xảy ra ở lứa tuổi thứ 3 và thứ 4(từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 hàng năm) Hình 3.5.1: Sâu róm Hình 3.5.2: Ba kích bị sâu róm ăn lá 1.1.2. Biện pháp phòng trừ * Điều tra phát hiện - Điều tra phát hiện và theo dõi sự phát triển của sâu róm tiến hành 10 ngày/1 lần (nên kết hợp điều tra các loại sâu hại khác trên cây Ba kích). Tuy nhiên hiện nay do áp lực của sâu róm, đặc biệt là giai đoạn ra hoa tạo quả cần phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu kịp thời. - Quan sát để phát hiện các giai đoạn phát triển của sâu róm trên cây Ba kích như trứng, sâu non các tuổi. Có thể phát hiện sâu non trên cây bằng cách quan sát xem có phân sâu (phân còn tươi có màu vàng xanh) ở dưới gốc cây. - Đối sâu trưởng thành bằng ánh sáng đèn để xác định thời gian để xác định thời gian vũ hóa của sâu róm. * Biện pháp thủ công Khi phát hiện sâu dùng các biện pháp thủ công để tiêu diệt:
- 66 - Đối với sâu non của sâu róm thường sống quần tụ nên bắt sâu non và kén trên cây đốt hoặc đem chôn. - Đối với những cây điều thấp có thể đốt sâu bằng cách dùng giẻ tẩm dầu cho vào ống bơ sau đó dùng cây sào hơ lên chỗ có đám sâu hoặc nhộng. - Dùng ánh sáng đèn để diệt bướm sâu róm như: Đặt bẫy đèn để diệt trưởng thành của sâu róm (thời gian đặt bẫy đèn từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau). * Biện pháp sử dụng thuốc hóa học - Khi mật độ sâu gây hại trên 5/con/cành, có nhiều lứa trên vườn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt sâu róm đ như sau: Ofatox 400 EC nồng độ 0,25%; Sherpa 25 EC nồng độ 0,15% Chú ý: - Phòng trừ sâu róm đạt hiệu quả cao nên phun khi sâu ở tuổi 2-3, nếu áp lực sâu cao có thể phun lại lần 2. - Đọc kỹ nhãn thuốc và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc trừ sâu hại. - Sau mỗi vụ trồng để tiêu diệt sâu non và nhộng còn tồn tại trong đất. 1.2. Mối 1.2.1. Tác hại Mối là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng, sống theo xã hội với những đẳng cấp khác nhau như: mối thợ, mối chúa, mối vua và mối giống. Những tổn thất của mối gây ra là rất lớn. Ngoài một số cây gỗ như Bạch đàn, Thông, Phi lao mối còn xâm nhập vào cây Ba kích. Hình 3.5.3: Mối gây hại Ba kích - Mối ăn tạo lên những đường hầm xung quanh thân
- 67 - Phá hại cắn rễ và gốc thân ở dưới đất làm cho cây chết. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cây chết do mối tấn công là vòng v bị cắn và hệ thống mạch dẫn nhựa bị tắc. - Mùa hại chính của mối: Mùa hại chính của mối gắn chặt với mùa khô và cây non trồng dưới 12 tháng tuổi. Tỷ lệ cây chết trên rừng trồng lên đến 60-90%. bình thường khoảng 20-30%. 1.2.2. Biện pháp phòng trừ - Vệ sinh vườn trồng, rừng trồng trước khi trồng: Hố xung quanh phải dọn sạch cành nhánh, vì cành nhánh là mồi nhử mối tới. - Sau khi trồng điều tra thấy mối đến xâm nhập, có thể có những hố nhử mối bằng cành lá. Mỗi ha có thể đào 5-7 hố, sâu 60cm và có đường kính 60cm. Cho cành nhánh, lá, mối thích ăn xuống, lấp nhẹ đất, tưới nước, nhử mồi. Khi mối đến, dùng thuốc trừ sâu diệt cả bầy trong hố. - Phương pháp có hiệu quả và rễ nhất là bảo vệ cây con bằng cách gieo trồng chúng trong đất đã được xử lý. - Phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cho cây, bằng cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6-9 tháng. - Lựa chọn cây kh e mạnh đem trồng. Chú ý không xén rễ vì rễ làm tăng nguy cơ xâm nhiễm cơ giới vào cây con (bởi nấm hoặc côn trùng thứ sinh. Việc xén rễ phải lên lịch, cho phép cây con đủ thời gian phục hồi các vết thương. - Ở trong vườn, nếu rải rác có những cây bị mối hại nặng thì tiến hành nhổ gốc, đào đất, chất lửa đốt sạch để tiêu diệt triệt để. Hiện tại các công ty thuốc BVTV đang có rất nhiều loại thuốc phòng mối cây trồng rất hiệu quả. Trong đó có một số loại điển hình sau: 1. Chlorpyrifos Ethyl (Lenfos 50EC, Mapsedan 48EC) 2. Fipronil (Termidor 25EC) 3. Ngoài ra còn có loại thuốc bột PMs 100 của Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam sản xuất (Nhưng hiện nay loại thuốc này Bộ NN&PTNT đang khuyến cáo hạn chế sử dụng). - Làm sạch c gốc, xới gốc sâu 10cm, tưới thuốc mối xuống theo từng lớp rồi lấp đất lại. Dùng hỗn hợp thuốc mối đã pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Phương pháp này có hiệu quả cao, vừa trừ mối vừa trừ sâu đục thân.Vệ sinh rừng tr2.3 Rệp 2. Bệnh hại Ba kích 2.1. Bệnh thối cổ rễ (củ) 2.1.1. Triệu chứng gây hại
- 68 Bệnh thối cổ rễ là bệnh gây hại chủ yếu trên Ba kích và nhiều loại cây trồng khác. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh thối gốc rễ như: do nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, điều kiện ngoại cảnh, môi trường đất Nếu nguyên nhân do nấm gây ra bệnh sẽ có biểu hiện như sau: - Triệu chứng thối gốc rễ cây Ba kích là: + Cây lá bị vàng + Chết khô. + Khi nhổ lên toàn bộ rễ bị khô. Hình 3.5.4: Chết khô ở cây con do bị thối cổ rễ Bệnh có thể xuất hiện gây hại và ký sinh ở phần gốc thân cây Ba kích sau lan xuống rễ và làm hư hại phần cổ rễ, dẫn đến cây bị chết. Hình 3.5.5 Cây Ba kích bị ký sinh trùng ở gốc cây
- 69 Cây bị bệnh thối cổ rễ thường bị chết khô sau trồng 4-5 tháng. Hình 3.5.6: Cây bị bệnh thối cổ rễ Ở thời kỳ cây Ba kích được 4-5 tháng tuổi sau khi trồng, nấm ký sinh được vào phần gốc, tạo ra các nốt sần nh lan xuống phần cổ rễ, gây chết cây trong thời gian ngắn. Bệnh thối cổ rễ thường được phát sinh vào thời kỳ mưa nhiều, thời tiết âm u, nóng. Bệnh lây lan nhanh do bào tử được phát tán theo nước. 2.1.2. Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại Bệnh do nấm gây ra chủ yếu là do loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn thuộc bộ nấm trơ (Mycelia sterilia), lớp Nấm Bất toàn. Nấm Rhizoctonia solani gồm nhiều chủng, có phạm vi ký chủ rộng. Sợi nấm màu trắng, phân nhánh vuông góc, chỗ phân nhánh hơi thắt lại, phần chỗ phân nhánh có vách ngăn. Khi sợi nấm già có màu nâu nhạt và hình thành hạch nấm. Hạch nấm dẹt, màu nâu hoặc nâu tối, kích thước và hình dạng hạch không cố định. Khi cấy nấm trên môi trường PGA hoặc PDA ở nhiệt độ 25 – 300C, nấm phát triển mạnh, tản nấm có màu trắng xốp sau chuyển thành màu nâu và hình thành nhiều hạch nấm rất nh . Nấm Rhizoctonia solani phân bố rộng, là nguyên nhân gây bệnh hại gốc, rễ của một số loại cây trồng. Nấm này có khả năng hoại sinh nhưng mức độ khác nhau tuỳ theo chủng. Nấm Rhizoctonia solani có giai đoạn hữu tính (giai đoạn này đã được xác định ở một số nước) hình thành đảm và bào tử đảm, thuộc lớp nấm đảm. Nấm Rhizoctonia solani tồn tại trong nhiều loại đất ở dạng sợi, dạng hạch nấm. Nấm có thể xâm nhập vào tàn dư thực vật. Những yếu tố như nhiệt độ đất, độ
- 70 ẩm đất, độ pH đất, sự hoạt động của các vi sinh vật đất có ảnh hưởng đến sự tồn tại và xâm nhiễm của nấm. Khi điều kiện thích hợp và thuận lợi, nấm xâm nhập và gây bệnh hại cây. Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm. đất quá khô hoặc bão hoà nước sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương, mặt khác nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thực vật non, mềm. 2. 1.3. Biện pháp quản lý Bệnh này khó phát hiện sớm, thông thường chỉ thấy cây bị héo, chết khi bới gốc ra mới quan sát được. Hình 3.5.7: Rễ Ba kích bị bệnh thối cổ rễ Để phòng bệnh do nấm hại gây ra cần: - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh. - Chọn đất không có nguồn bệnh, khử trùng đất, bón chế phẩm sinh học trichoderma vào đất trồng. - Chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển khoẻ, tránh làm hư hại bộ phận rễ của cây khi vun xới, làm c , lên luống cao, vun gốc cao, rãnh thoát nước tốt. - Theo dõi ruộng, rừng trồng Ba kích thường xuyên để phát hiện và nhổ b , thiêu hủy kịp thời cây bệnh, sử dụng phân chuồng hoai mục để bón cho cây. - Có thể sử dụng thuốc Validacin 3SC để phòng chống bệnh hoặc chế phẩm sinh học Trichoderma. - Dùng thuốc Kitazin dạng hạt rắc xung quanh gốc, hoặc dùng Rovral dạng bột thấm nước 50% pha với nước ở nồng độ 0,1- 0,2% phun trực tiếp vào gốc và đất xung quanh gốc.
- 71 2.2. Bệnh gỉ sắt Bệnh gỉ sắt gây ra bởi nấm Hemileia vastatrix Berk.et Brom ký sinh ở lá, tạo nên các đốm màu gỉ sắt làm vàng lá, sau rụng lá hàng loạt. Hình 3.5.8: Ba kích bị bệnh gỉ sắt 2.2.1. Điều kiện phát sinh phát triển Bệnh phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu ấm, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn, thường xuyên có gió, ruộng bón thừa phân đạm, thiếu ánh sáng. 2.2.2. Biện pháp quản lý Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM. - Biện pháp kỹ thuật canh tác: + Các biện pháp giảm ẩm độ dưới tán: + Không trồng với mật độ quá dầy: Trồng dầy làm cho ẩm độ không khí trong tán cây cao. + Thường xuyên làm c sạch sẽ cho Ba kích. + Cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi trồng. Dọn sạch hết cây bị bệnh bằng cách phơi khô và đốt. + Cày xới đất chôn vùi cây còn sót lại sẽ hạn chế được mầm bệnh cho vụ sau. + Chăm sóc chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của Ba kích giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống chịu với bệnh và hạn chế tác hại.
- 72 + Lựa chọn giống trồng có khả năng chống chịu bệnh (cây từ nuôi cấy mô). - Biện pháp hóa học. + Sử dụng thuốc Boocdo pha theo công thức: CuSO45H2O: 1kg, nước 150 lít pha lẫn với nhau. Lượng dùng cho 1ha từ 800 đến 1.200 lít (tùy theo mức độ bị bệnh), phun lên toàn bộ cây bị bệnh và tất cả cây Ba kích khác trong vườn. + Ngoài ra có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Anvil 5SC; Sumi-Eight 12.5; WPBayfidan 25EC hoặc 250EC; Bamper 250EC. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, khi phun cần nâng cao cần để thuốc thấm hết hai mặt của lá và từ trên ngọn xuống và nên phun vào những buổi chiều mát. + Trường hợp ruộng bị bệnh nặng thì sau khi phun thuốc cần tăng cường bổ sung phân bón và tưới đủ ẩm để Ba kích phục hồi nhanh. B. Thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Mô tả triệu chứng bệnh thối cổ rễ (củ) Ba kích. Biện pháp phòng trừ? Câu 2: Mô tả triệu chứng bệnh gỉ sắt hại Ba kích. Biện pháp phòng trừ? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập thực hành số 3.5.1: Nhận biết, phòng trừ một số loài sâu hại trên cây Ba kích 2.2. Bài tập thực hành số 3.5.2: Nhận biết, phòng trừ một số loại bệnh hại trên cây Ba kích C. Ghi nhớ - Thường xuyên kiểm tra rừng trồng, vườn trồng để phát hiện sớm loại sâu, bệnh hại - Nên phun phòng định kỳ bằng thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm sinh học và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
- 73 Bài 6: Thu hoạch, sơ chế củ Ba kích Mã bài: MĐ 03-06 Mục tiêu: - Nêu được thời điểm thu hoạch và phương pháp thu hoạch Ba kích - Thu hoạch được sản phẩm củ Ba kích đúng kỹ thuật đảm nhằm nâng cao giá trị sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế; - Có ý thức đối với các sản phẩm mà mình làm ra. Tuân thủ đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Nội dung: 1. Thời điểm thu hoạch Thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên rừng trồng, vườn trồng Ba kích. Để có năng suất cao, vừa bảo đảm phẩm củ Ba kích cần phải xác định thời điểm thu hoạch . 1.1 Các căn cứ để thu hoạch Ba kích - Ba kích là cây dược liệu qúy, những giá trị dược tính của các hoạt chất chỉ tập trung ở bộ rễ (củ). - Theo kinh nghiệm của nhân dân, củ ba kích có chất lượng tốt phải có từ 5 năm tuổi trở lên, tuy nhiên sau 3 năm người dân có thể thu hoạch được. - Như vậy, chu kỳ kinh doanh đối với Ba kích từ 3 đến 7 năm. Tốt nhất sau 5 năm khai thác củ có chất lượng tốt nhất. - Qua thực tế, so sánh sự thay đổi màu của củ Ba kích theo tuổi cho thấy màu của thịt củ Ba kích biến đổi theo năm. - Từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 khác biệt nhau rõ rệt. Củ từ màu vàng hồng chuyển dần sang màu tím giống như màu tím của búp ngọn và lá non. - Củ hình cong queo, có dạng chuỗi hạt, v có màu nâu nhạt, xù xì, có vân cứng. - Một số tài liệu cho rằng, củ có màu tím, lõi hóa gỗ là củ đã già. Lúc đó khai thác sử dụng tốt và có giá trị thương phẩm cao.
- 74 Hình 3.6.1: Thu hoạch Ba kích sau 3 năm 1.2. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu - Tốt nhất là thu hoạch vào vụ Thu - Đông từ tháng 10-12, khi cây đã qua thời kỳ sinh trưởng mạnh, quả già có thể tận thu được một lứa hạt giống. Vào giai đoạn này hàm lượng nước trong củ giảm, thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc chế biến Chú ý: Thu lại phần dây tốt, đạt tiêu chuẩn làm hom giống. 2. Chuẩn bị thu hoạch Ba kích 2.1. Xác định năng suất trước thu hoạch + Tiến hành khảo sát và đánh giá trữ lượng có thể khai thác: - Căn cứ vào nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng cũng như giá cả mà chủ rừng, chủ vườn sẽ quyết định số lượng cần khai thác. - Trước khi khai thác cần tiến hành khảo sát và đánh giá sản lượng có thể khai thác theo các nội dung sau + Lập kế hoạch khai thác + Thiết kế lô khai thác là một trong những công đoạn chuẩn bị rất cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác một cách nhịp nhàng, có khoa học
- 75 cần thiết kế phân lô mỗi lô khoảng 1.000m2; giữa các phân lô bố trí các lối đi chính và phụ nên đủ rộng để thuận lợi cho trung chuyển sản phẩm và đi lại chăm sóc rừng. + Thời gian khai thác và nhu cầu nhân lực cho khai thác dự tính theo định mức. 2.2. Chuẩn bị nguồn lao động Dựa vào diện tích, năng suất của củ mà xác định nguồn lao động phù hợp từng điều kiện sản xuất của cơ sở sản xuất. 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện Phương tiện, dụng cụ chuẩn bị cho việc khai thác củ gồm: cuốc, mai, sọt, quần áo bảo hộ, quang gánh, xe vận chuyển củ Ba kích về nơi bảo quản hoặc tiêu thụ. 3. Thu hoạch củ Ba kích 3.1. Thu hoạch - Đối với Ba kích trồng được 5-7 năm tuổi được coi đạt năng suất cao nhất. Bởi vậy khi thu hoạch là đào toàn bộ diện tích trồng. - Củ Ba kích thường mọc ngang hay mọc xiên, ít mọc thẳng cắm sâu xuống đất - Trước hết cần chặt b toàn bộ phần thân, cành leo và giá thể - Dùng cuốc nh , thuổng đào trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Hình 3.6.2: Củ Ba kích thường mọc ngang - Cây trồng 4 năm trở đi có bộ củ lan rộng tới hơn 1m2 xung quanh gốc và gồm nhiều lớp củ khác nhau.
- 76 Chú ý: + Khi đào bới tránh làm gãy, dập nát củ + Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới. - Khi trồng được 3-5 năm chỉ thu hoạch một nửa số củ trong khóm. Nghĩa là chỉ đào 1 hoặc 2 phía và chỉ cắt lấy những củ to có đường kính từ 1cm trở lên. Các rễ nh để lại, cố gắng không làm củ bị xây xát. - Sau đó đập đất nh , trộn với 2kg phân chuồng mục lấp vun trở lại và tưới nước. - Đến vụ thu hoạch năm sau tiếp tục đào để lấy các củ của phía còn lại. Hình 3.6.3. Thu hoạch củ 3.2. Vận chuyển Rễ ba kích thu hoạch xong cần rũ sạch đất và vận chuyển về nhà để xử lý và chế biến ngay. 4. Sơ chế 4.1. Cắt rễ Ba kích
- 77 Cắt từng đoạn củ, vì củ Ba kích thường cong queo, phân nhánh và có những thắt khúc hay ngấn ngang (giống ruột gà) Hình 3.6.4: Cắt củ Ba kích 4.2. Rửa củ Ba kích - Dùng nước sạch để rửa củ Ba kích, rửa sạch đất cát. - Khi rửa dùng búi rác mềm, hay rơm, lá c cọ xát nhẹ nhàng, tránh làm gẫy, củ bị thấm nước bẩn. - Sau khi rửa xong cần tráng qua một lần nước sạch nữa rồi vớt ra để ráo. - Phân loại - Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại. + Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên; + Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên; + Loại C: đường kính củ nh hơn 0,8 cm. Hình 3.6.5: Củ Ba kích đã được giửa sạch
- 78 4.3. Làm héo củ Ba kích - Sau khi để ráo nước, củ Ba kích cần được đem phơi sấy để làm héo củ. - Loại b rễ con, ủ 18- 24 giờ, phơi nắng nhẹ đến khi phần thịt rễ dẻo lại (2 ngày nắng nhẹ) độ ẩm còn khoảng 50 %. - Phơi trên sân gạch, sân bê tông đã được quét sạch. Hình 3.6.6: Củ Ba kích đã được làm héo - Nếu sấy thì để ở nhiệt độ 50-60oC - Có thể phân loại và bán củ đã qua sấy Hình 3.6.7: Phân loại và bán
- 79 4.4. Rút lõi củ Ba kích - Sau khi phơi sấy (làm héo củ) khoảng 40-50% ( 1-2 nắng to). - Lấy dùi gỗ đập nhẹ cho hơi giập, bẻ thành từng đoạn dài khoảng 3cm rút b lõi. Hình 3.6.8: Củ Ba kích được rút lõi 4.5. Phơi, sấy khô - Tiếp tục phơi hoặc sấy cho đến khô. - Củ già 4kg tươi sẽ cho 1kg khô, củ non 5kg –6kg tươi mới cho 1kg khô. Hình 3.6.9: Củ Ba kích được sấy khô 5. Bảo quản sản phẩm
- 80 - Ba kích khô có vị hơi ngọt. Ba kích được đóng gói trong loại bao bì tốt, hai lớp. - Dược liệu đựng trong bao 2 lớp: Trong bao nilông buộc kín ngoài bao gai có ghi nhẫn đầy đủ, mã lô sản xuất, nơi và ngày đóng gói. - Dược liệu được để trong kho đạt tiêu chuẩn, trên kệ kê cao kh i mặt sàn, nơi khô ráo, thoáng mát, luôn được kiểm tra tránh mốc mọt. - Nếu phát hiện chớm bị mốc cần phơi khô lại ngay, lấy bàn chải chải cho sạch, không được rửa bằng nước. Hình 3.6.10: Ba kích đựng trong túi ni lông Phương pháp bào chế - Chế thường: + Rửa sạch Ba kích sau khi thu hoạch, b lõi. + Có thể đồ cho mềm để b lõi (khi còn nóng). + Thái đoạn dài 3- 4 cm. Phơi khô độ ẩm không quá 13%. - Nếu chế biến Ba kích thành mặt hàng xuất khẩu phải làm theo tiêu chuẩn của khách đặt hàng. - Nếu chế biến để dùng và bán ra thị trường thông thường cần tước b phần lõi cứng của củ rồi đem phơi hoặc sấy trong bóng râm để giảm lượng nước trong củ.
- 81 - Ba kích tẩm rượu: Ba kích đã chuẩn bị ở trên, tẩm rượu, ủ 30 phút cho ngấm đều. Sao nh lửa tới khô. B. Thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Trình bày cách thu hoạch Ba kích Câu 2: Trình bày cách sơ chế và bảo quản Ba kích 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.6.1: Thu hoạch Ba kích 2.2. Bài thực hành số 3.6.2: Sơ chế và bảo quản củ Ba kích C. Ghi nhớ - Trồng sau 3-5 năm thì thu hoạch - Rửa sạch củ và phân loại - Dược liệu đựng trong bao bì 2 lớp
- 82 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Mô đun Trồng và thu hoạch Ba kích là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề: Trồng Ba kích, Sa nhân; được giảng dạy sau mô đun 02: Sản xuất gây giống Ba kích, Sa nhân và trước mô đun 04: Trồng và thu hoạch Sa nhân. Mô đun 03 cũng có thể được giảng dạy độc lập hoặc cùng với mô đun 01, mô đun 02 theo yêu cầu của người học. II. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thời vụ trồng và phương thức trồng Ba kích; - Nhắc lại được các công việc trồng, chăm sóc (tưới nước, bón phân, bảo vệ cây, phòng trừ sâu bệnh ) Ba kích đúng quy trình kỹ thuật; - Nêu được cách thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm Ba kích; 2. Kỹ năng - Thực hiện được kỹ thuật trồng, chăm sóc Ba kích; - Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm Ba kích đúng cách nhằm mang lại giá trị dược liệu tốt và hiệu quả kinh tế cao; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, bảo tồn gìn giữ nguồn giống cây thuốc quý và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian (giờ) Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Vườn nhà, Một số Tích rừng trồng, MĐ3-01 phương thức 16 4 12 0 hợp rừng tự nhiên, trồng Ba kích nương rẫy Vườn nhà, Chuẩn bị đất Tích rừng trồng, MĐ3-02 24 2 22 0 trồng Ba kích hợp rừng tự nhiên, nương rẫy MĐ3-03 Trồng Ba kích Tích Vườn nhà, 24 4 18 2
- 83 Loại Thời gian (giờ) Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* hợp rừng trồng, rừng tự nhiên, nương rẫy Vườn nhà, Chăm sóc Ba Tích rừng trồng, MĐ3-04 28 4 20 4 kích hợp rừng tự nhiên, nương rẫy Phòng học, Phòng trừ sâu, Vườn nhà, Tích MĐ3-05 bệnh hại Ba rừng trồng, 16 4 12 hợp kích rừng tự nhiên, nương rẫy Vườn nhà, Thu hoạch, sơ Tích rừng trồng, MĐ3-06 chế củ Ba 16 2 12 2 hợp rừng tự nhiên, kích nương rẫy Kiểm tra kết thúc mô đun 6 6 Cộng 130 20 96 14 Chú ý: - Tổng số thời gian kiểm tra 14 giờ gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 8 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 6 giờ. - Tổng số thời gian của bài gồm số giờ dạy lý thuyết, số giờ dạy thực hành và số giờ kiểm tra định kỳ. Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun tính riêng. - Tổng thời gian thực hiện mô đun 130 giờ gồm thời gian lý thuyết 20 giờ, thời gian thực hành 96+8=104 giờ và thời gian kiểm tra kết thúc mô đun 6 giờ. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết: Được tiến hành ở trên lớp học, thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của
- 84 chương trình mô đun 03. 4.2. Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực hành ở vườn nhà, rừng tự nhiên, rừng trồng, nương rẫy và nơi trồng. - Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo, nên kết hợp với mùa vụ trồng và chăm sóc. 1. Bài tập thực hành 3.1.1: Khảo sát 1 điểm để trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên Quan sát đất đai, địa hình và tìm hiểu về khí hậu. Lựa chọn phương thức trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên phù hợp. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc Quan sát đất đai, địa hình và khí hậu để lựa chọn khu vực trồng phù hợp. - Nguồn lực: Giáo viên có thể chuẩn bị một số hình ảnh về mô hình trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên khác nhau cho học sinh quan sát, giấy A0, bút phớt, bút dạ, băng dính. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Một số yêu cầu cơ bản về mật độ, khoảng cách, độ tàn che, điều kiện đất đai của rừng tự nhiên. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3-5 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên xác định những yêu cầu cơ bản về đất đai, địa hình của rừng tự nhiên. Lựa chọn mật độ trồng phù hợp với rừng tự nhiên. - Nhiệm vụ của nhóm: + Các nhóm thảo luận viết kết quả lên giấy A0 + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Rừng tự nhiên của hộ gia đình quản lý, của các lâm trường, địa phương - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Kết quả thảo luận trình bày đầy đủ rõ ràng, đại diện nhóm thuyết trình được kết quả của nhóm, từng học viên trong nhóm phải:
- 85 + Biết các yêu cầu cơ bản về đất đai, địa hình, mật độ trồng, độ tàn che của rừng tự nhiên có đạt yêu cầu để trồng Ba kích không?. + Từ đó lựa chọn mật độ trồng phù hợp với đất đai, địa hình, khí hậu của rừng tự nhiên ở địa phương. 2. Bài tập thực hành 3.1.2: Khảo sát 1 điểm để trồng Ba kích dưới tán rừng trồng Quan sát đất đai, địa hình và tìm hiểu khí hậu. Lựa chọn phương thức trồng Ba kích dưới tán rừng trồng phù hợp. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc Quan sát đất đai, địa hình và khí hậu để lựa chọn khu vực trồng phù hợp. - Nguồn lực: Giáo viên có thể chuẩn bị một số hình ảnh về mô hình trồng Ba kích dưới tán rừng trồng khác nhau cho học sinh quan sát, giấy A0, bút dạ, băng dính. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Một số yêu cầu cơ bản về mật độ, khoảng cách, độ tàn che, điều kiện đất đai của rừng trồng. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3-5 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên xác định những yêu cầu cơ bản về đất đai, địa hình của rừng trồng. Lựa chọn mật độ trồng phù hợp đối với từng loại rừng trồng. - Nhiệm vụ của nhóm: + Các nhóm thảo luận viết kết quả lên giấy A0 + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Rừng trồng của hộ gia đình quản lý, của các lâm trường, địa phương - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Kết quả thảo luận trình bày đầy đủ rõ ràng, đại diện nhóm thuyết trình được kết quả của nhóm, từng học viên trong nhóm phải: + Biết các yêu cầu cơ bản về đất đai, địa hình, mật độ trồng, độ tàn che của rừng trồng có đạt yêu cầu để trồng Ba kích không?.
- 86 + Từ đó lựa chọn mật độ trồng phù hợp với đất đai, địa hình, khí hậu của rừng trồng tại địa phương. 3. Bài tập thực hành 3.1.3: Khảo sát 1 điểm để trồng Ba kích trong vườn hộ gia đình Quan sát đất đai, địa hình và tìm hiểu khí hậu, các loại cây trồng trong vườn nhà. Lựa chọn phương thức trồng Ba kích trong vườn nhà phù hợp. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc Quan sát đất đai, địa hình và khí hậu để lựa chọn khu vực trồng phù hợp. - Nguồn lực: Giáo viên có thể chuẩn bị một số hình ảnh về mô hình trồng Ba kích kết hợp với cây ăn quả, cây lương thực khác nhau cho học sinh quan sát, giấy A0, bút lông, băng dính. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Một số yêu cầu cơ bản về mật độ, khoảng cách, trồng cây phù trợ, điều kiện đất đai của vườn nhà. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3-5 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên xác định những yêu cầu cơ bản về đất đai, nước tưới đối với Ba kích trồng trong vườn nhà. Lựa chọn mật độ trồng phù hợp. - Nhiệm vụ của nhóm: + Các nhóm thảo luận viết kết quả lên giấy A0 + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Vườn nhà của hộ gia đình . - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Kết quả thảo luận trình bày đầy đủ rõ ràng, đại diện nhóm thuyết trình được kết quả của nhóm, từng học viên trong nhóm phải: + Biết các yêu cầu cơ bản về đất đai, mật độ trồng, nguồn nước tưới có đạt yêu cầu để trồng Ba kích không?. + Từ đó lựa chọn mật độ trồng phù hợp với đất đai, khí hậu ở địa phương.
- 87 4. Bài thực hành số 3.2.1: Khảo sát thực địa khu đất trồng Ba kích * Mục đích: Giúp học viên biết cách khảo sát thu thập thông tin về các yếu tố tự nhiên có ảnh hướng đến việc gây trồng Ba kích. * Yêu cầu: Học sinh thực hiện được các công việc khảo sát và đánh giá đất, thu thập các thông tin về khí hậu nơi trồng * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: - Bản đồ khu vực dự định trồng. - Máy đo độ PH, địa bàn cầm tay. - Các dụng cụ đào phẫu diện đất - Thước dây. * Hình thức tổ chức: Chia thành các nhóm nh (3- 5 học viên /nhóm) * Nội dung thực hành Bước 1: Thu thập số liệu về: Nhiệt độ bình quân, lượng mưa bình quân, độ ẩm không khí (lấy dữ liệu tại trạm khí tượng gần nhất) Bước 2: Khảo sát thực địa nơi dự kiến trồng Ba kích: - Khảo sát địa hình: Kiểm tra sơ bộ địa hình về độ dốc bằng thước chữ A hay địa bàn cầm tay để xác định mức độ bằng phẳng của lô đất. Hướng dẫn đánh giá khảo sát lựa chọn đất trồng Ba kích Các bước Yêu cầu cần đạt được 1. Khảo sát địa hình Mô tả chính xác hiện trạng địa hình 2. Chọn vị trí đào Xác định vị trí phẫu diện đại diện cho khu vực. phẫu diện Thể hiện chính xác phẫu diện 3. Lấy mẫu đất và Lấy mẫu đại diện cho các tầng mô tả Dung lượng mẫu theo tiêu chuẩn quy định 4. Xác định mức độ Đánh giá đúng, khách quan mức độ phù hợp của đất nơi phù hợp của đất nơi khảo sát đối với giống tre định trồng
- 88 khảo sát đối với Ba Rút ra được các yếu tố hạn chế để có biện pháp khắc phục. kích định trồng * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được: - Xác định được độ dốc, thành phần cơ giới, độ ẩm, độ chặt, tầng mùn, độ PH. - Thu thập được các yếu tố khi hậu tại trạm khí tượng gần nhất. - Chọn được nơi trồng phù hợp với cây trồng. 5. Bài thực hành số 3.2.2: Phát dọn thực bì * Mục đích: Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc phát, dọn thực bì, thành thạo kỹ năng phát dọn thực bì toàn diện và phát dọn thực bì theo băng. * Yêu cầu - Xác định được diện tích thực bì cần chừa lại - Thực hiện đươc công việc phát và dọn thực bì đúng kỹ thuật. - Có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phát và dọn, hạn chế xói mòn đất và tránh gây h a hoạn. * Trang thiết bị và dụng cụ - Diện tích đất chuẩn bị trồng - Bộ dụng cụ phát: Dao phát, dao tông,cưa đơn, búa, cuốc chim - Bảo hộ lao động: Quần áo, găng tay * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (3- 5 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Chuẩn bị dụng cụ phát: Dao, cưa phải được mà và mài sắc - Xác định diện tích phát: Chừa lại phần thực bì ở đỉnh và diện tích sát sông suối. Phát thực bì xung quanh lô trồng. - Phát thực bì: Phát sát gốc, độ cao gốc chặt < 10 cm, băm nh thực bì thành đoạn < 1m
- 89 - Dọn thực bì + Làm đường băng cản lửa + Tận dụng gỗ củi + Dọn theo đống, xếp theo theo băng theo đường đồng mức - Đánh gốc cây to. * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được + Chuẩn bị đủ được bộ dụng cụ phát, dọn + Xác định được diện tích cần phát và diện tích thực bì chừa lại. + Phát sát gốc, thực bì đặc băm nh thành đoạn < 1 m. + Dọn sạch thực bì và xếp theo băng. + Không còn gốc cây to trên diện tích đất trồng. + Không gây cháy rừng 6. Bài thực hành số 3.2.3: Làm đất và bón lót * Mục đích Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc làm đất và bón lót để trồng Ba kích, thực hiện được kỹ năng làm đất trồng Ba kích ở các loại địa hình (độ dốc) và thực hiện bón lót đúng quy trình. * Yêu cầu - Thực hiện được công việc làm đất nơi đất bằng và nơi đất dốc. - Thực được công việc bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật - Có ý thức tự giác trong công việc cuốc hố và bón lót. * Trang thiết bị và dụng cụ và vật liệu: - Diện tích đất đã phát dọn thực bì - Cuốc, xẻng, xe chở, quang sọt - Phân chuồng hoai mục, phân supelân * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (3- 5 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm
- 90 * Nội dung thực hành - Làm đất nơi có độ dốc 15o tạo bậc thang theo đường đồng mức xong cuốc hố theo thiết kế. - Bón lót: Bón theo lượng phân quy định - Lấp hố: Dùng lớp đất mặt trộn với phân chuồng, khi hoàn thiện hố nếu thiếu đất vạc xung quanh hố, đường kính hố lấp 0,8 -1m. * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được - Cuốc hố đủ kích thước, tận dụng hết lớp đất mặt. - Bón đủ lượng phân quy định, phân được trộn đều và lấp đất kín phân 7. Bài thực hành 3. 3. 1: Trồng cây Ba kích * Mục đích Giúp học viên nắm được trình tự các bước bứng cây giống, vận chuyển và bảo quản cây giống trước khi mang trồng, Thực hiện được các kỹ năng trong việc trồng cây giống. * Yêu cầu - Thực hiện thành thạo các bước công việc bứng và bảo quản vận chuyển cây giống đem trồng. - Thực hiện được các bước công việc trồng cây giống ngoài thực địa * Trang thiết bị dụng cụ và vật liệu - Diện tích đất đã chuẩn bị xong để trồng cây - Cây giống - Cuốc, xẻng, dao kéo. * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (3- 5 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Bứng cây giống có bầu tại vườn ươm
- 91 + Tưới nước tạo độ ẩm cho bầu trước 6-12 giờ. + Bứng và nhấc cây giống xếp vào quang sọt hoặc theo từng túi nilon theo thứ tự. + Vận chuyển cây giống đến nơi trồng. - Trồng cây + Tạo hố trồng tại tâm hố đã cuốc, chiều sâu hố sao cho đặt cây xuống miệng bầu thấp hơn miệng hố 3-4 cm. + Bóc b bầu nilon. + Đặt cây xuống hố theo chiều thẳng đứng (với nơi độ dốc nh ); + Lấp đất nh và nén chặt. + Mặt hố lấp theo mâm xôi. 8. Bài thực hành 3.3.2: Chăm sóc sau khi trồng * Mục đích Giúp học viên nắm được các kỹ năng trong việc tưới cây giống sau khi trồng. * Yêu cầu Thực hiện thành thạo các bước công việc tưới đẫm cây giống đã trồng. * Trang thiết bị dụng cụ và vật liệu - Diện tích rừng, vườn đã trồng xong cây Ba kích - Thùng tưới, máy bơm, dây bơm * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (3- 5 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Tưới thật đẫm 1-3 lít nước cho mỗi gốc cây Ba kích, tưới trên toàn bộ diện tích đã trồng. 9. Bài tập thực hành số 3.4.3 : Kiểm tra và trồng dặm * Mục đích Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc trồng dặm và thành thạo các kỹ năng trong việc chuẩn bị cây trồng dặm, trồng dặm và chăm sóc cây sau trồng dặm. * Yêu cầu
- 92 Thực hiện thành thạo các bước công việc chuẩn bị cây trồng dặm, trồng dặm và chăm sóc cây sau trồng dặm. * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu - Khu vườn, rừng cây vừa mới trồng - Cây giống đạt tiêu chuẩn. - Cuốc, xẻng , dao, thùng tưới - Quang sọt. * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (3- 5 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Kiểm tra và thống kê cây chết đi từng hàng từ hàng số 1 cho tới hàng thứ (n) và ghi vị trí cây chết theo sơ đồ. - Tính số lượng cây chết của lô trồng - Trồng dặm + Chuẩn bị cây trồng dặm + Chọn cây giống có đủ tiêu chuẩn đem trồng + Đặt cây đã bóc b v bầu (đặt thẳng đứng) + Lấp đất vào gốc cây + Ấn chặt gốc cây + Tưới sau trồng * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái đọ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được - Chuẩn bị được cây giống đủ tiêu chuẩn trồng dặm. - Kiểm tra được chính xác số lượng cây chết. - Cây trồng dặm, trồng đúng quy cách theo quy trình. 10. Bài tập thực hành số 3.4.4: Bón phân cho Ba kích * Mục đích: Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc chăm sóc cây Ba kích (phát quang, làm c , xới gốc và bón phân), thành thạo kỹ năng làm c xới đất và bón phân cho cây. * Yêu cầu
- 93 - Xác định được loại phân bón và tính được lượng phân bón cho mỗi loại đủ để bón thúc cho số lượng cây giống trên diện tích trồng. - Thực hiện thành thạo công việc làm c , xới đất và bón thúc các loại phân theo số lượng cây được giao. * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu - Khu vườn, rừng vừa mới trồng xong. - Cuốc, xẻng, dao phát - Phân urê, hoặc NPK - Quang sọt, xe cải tiến * Hình thức tổ chức: Chia thành các nhóm nh (3- 5học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Phát quang thực bì + Phát toàn bộ thực bì mới phục hồi, trừ lại những cây gỗ có giá trị kinh tế mới tái sinh đối với rừng tự nhiên. + Thực bì phát sát gốc, chiều cao gốc chặt < 10 cm + Thực bì được băm nh rải đều hoặc có thể thu gom thành đống nh sau này dùng để tủ gốc. - Làm c quanh gốc + Dùng cuốc rẫy sạch c xung quanh gốc, đường kính là 0.8 -1m, nếu là c gấu hay c tranh phải đào hết gốc. + Thu gom gốc c mang ra nơi khác để xử lý. - Xới đất, bón phân + Xới đất xung quanh gốc, đường kính xới gốc 0.8 -1m. + Xới sâu 10 cm, cách gốc 10 -15 cm, xới sâu từ ngoài vào trong. + Sau khi xới đất xong gợt toàn bộ đất ra và rải đều phân xung quanh gốc. + Lấp kín phân bằng đất nh đã vơ sạch c rác. + Vạc đất xung quanh bên ngoài gốc vun vào gốc hình mâm xôi. + Che tủ gốc bằng c rác có sẵn trong lô, độ dày c rác < 10 cm. * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được:
- 94 - Thực bì quanh gốc được phát quang. - Rẫy sạch c xung quanh gốc đường kính 0.8 - 1m. - Xới đất quanh gốc sâu 10 cm đường kính 1 m - Bón phân đủ và rải đều quanh gốc. 11. Bài thực hành số 3.4.5: Chăm sóc khác * Mục đích: Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc làm giàn che, làm giá leo và tủ gốc cho cây sau trồng, thành thạo các kỹ năng làm giàn, làm giá leo của cây, tủ gốc, làm hàng rào bảo vệ. * Yêu cầu Thực hiện thành thạo công việc chăm sóc khác của cây sau trồng ở ngoài thực địa. * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu - Khu vườn, rừng, nương rẫy Ba kích mới trồng xong - Cọc, dây buộc - Cuốc, xẻng, dao. - Dụng cụ tưới - Vật liệu tủ gốc * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (5- 6 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Làm giàn che, các loại giá leo - Vun đất bổ sung và tủ gốc * Phương pháp đánh giá Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được - Các cây được cố định chắc chắn vào cọc - Các gốc cây đều có giàn che và có giá leo. - Đất và vật liệu tủ gốc kín gốc 12. Bài tập thực hành số 3.5.1: Nhận biết, phòng trừ một số loài sâu hại trên cây Ba kích
- 95 Mục tiêu - Về kiến thức: Nhận biết, phân biệt được các loài sâu hại trên Ba kích thiên địch của chúng. - Về kỹ năng: + Thực hiện được các thao tác thu thập mẫu, bảo quản mẫu sâu hại và phân biệt một số loài sâu hại trên cây Ba kích. + Thực hiện được một số biện pháp để phòng chống sâu hại trên cây Ba kích. - Về thái độ: Rèn luyện tác phong khoa học, chính xác, trung thực, cẩn thận, trách nhiệm của kỹ thuật viên trồng trọt và bảo vệ thực vật. - Địa điểm thực hành: nhận biết từng loại sâu khác nhau trong phòng thực hành. Điều tra thành phần, diễn biến sâu hại chính trên các khu rừng trồng, vườn trồng Ba kích. - Thiết bị: Tủ sấy, tủ định ôn, kính lúp soi nổi, kính lúp cầm tay, máy chiếu hình. - Dụng cụ, vật tư: Cặp gỗ ép mẫu, kéo, dao giải phẫu, hộp Petri Các loại sâu hại Ba kích, dạng mẫu tươi, mẫu ngâm, các loại mẫu tiêu bản về sâu hại Ba kích. Tranh ảnh sâu Ba kích và vòng đời của chúng . - Trình tự thực hiện - Kiểm tra thiết bị, vật tư - Trình tự công việc chính và yêu cầu cần thiết TT Tên công Thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật việc 1 Nhận biết Kính lúp 2 mắt, kính lúp - Nhận biết, phân biệt được đặc các loài cầm tay, khay nhựa đựng điểm gây hại riêng biệt của từng sâu hại mẫu, hộp đựng sâu non, loài sâu hại. Ba kích panh gắp sâu, kim cắm sâu, - Nhận biết xác định rõ tên của dao giải phẫu mỗi loài sâu Ba kích thông qua giám định hình thái các pha phát dục. 2 Điều tra Ống nghiệm, lọ đựng sâu, lọ - Nắm đúng phương pháp điều
- 96 sâu hại độc, kẹp gỗ ép mẫu, giấy tra và chọn điểm điều tra. trên thực bản, dao con, kéo, túi ni - Phát hiện xác định đúng các tế long cỡ nh và cỡ to để loài sâu bệnh hiện có ở rừng đựng mẫu bị sâu hại, kính trồng, vườn trồng Ba kích. lúp cầm tay, sổ hoặc phiếu điều tra theo mẫu. - Thực hiện điều tra chính xác tỷ mỉ, khách quan, có đầy đủ số liệu và thu thập mẫu vật. - Tính toán đúng các chỉ tiêu, lập bảng ghi đầy đủ trong phiếu điều tra sâu và bệnh. - Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc: Bảng 1: Hướng dẫn thực hiện quá trình điều tra Tên công việc Hướng dẫn 1. Điều tra sâu hại - Chọn khu vực điều tra đại diện cho giống, thời vụ, địa thành phần hình khác nhau - Chọn điểm điều tra theo tuyến điều tra trong ô tiêu chuẩn đã chọn - Đơn vị điều tra là: 10 cây/điểm với sâu hại trên lá. Tiến hành điều tra: + Quan sát chung toàn bộ cây, cần tiến hành nhanh, tránh làm động cây. + Kiểm tra tất cả lá non, thân, rễ + Thu thập các loài sâu hại ở các pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành (nếu có) + Ghi chép các thông tin vào phiếu điều tra (bảng 2). 2. Điều tra diễn biến - Chọn điểm điều tra 10 cây/điểm với sâu hại thân và 5 sâu hại chính cây/điểm với sâu hại trên lá. Cần chọn điểm điều tra một cách ngẫu nhiên và khách quan. * Đối tượng sâu hại chính điều tra:
- 97 - Mối - Sâu róm + Điều tra các lá lá non, cây + Ghi chép số lá bị hại, số sâu, trứng, nhộng trên các phần hại (bảng 3) 3. Tính toán số liệu Tính toán mật độ sâu/(lá, cây) Bảng 2: Các loại sâu hại trên Ba kích Địa điểm điều tra: Ngày điều tra: Cây trồng: Tình hình thời tiết trong 5 ngày qua: ST Tên sâu, Tên Bộ phận Giai Mức Ghi chú T bệnh hại khoa hại/cách đoạn độ hại phát dục phát thông học thường sinh Bảng 3: Diễn biến sâu hại chủ yếu trên Ba kích Ngày .tháng .năm Địa điểm điều tra: Tình hình thời tiết 5 ngày qua: Tên Giống, Tình Mật Tỷ lệ lá, Tỷ lệ Tỷ lệ tuổi sâu sâu địa thế, hình độ sâu cây, bị diện tuổi cây sinh (c/m2) hại (%) tích bị trưởng hại
- 98 (%) 1 2 3 4 5 6 13. Bài tập thực hành số 3.5.2: Nhận biết, phòng trừ một số loại bệnh hại trên cây Ba kích Điều kiện thực hiện - Địa điểm thực hành: Giám định, nhận biết từng loại bệnh khác nhau trong phòng thực hành. Điều tra thành phần, diễn biến bệnh hại chính trên khu rừng trồng , vườn trồng Ba kích. - Thiết bị: Tủ sấy, tủ định ôn, kính hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, kính lúp cầm tay, máy chiếu hình. - Dụng cụ, vật tư: Cặp gỗ ép mẫu, kéo, dao giải phẫu, hộp Petri Các loại bệnh hại trên Ba kích, dạng mẫu tươi, mẫu ngâm. Mẫu bệnh ép khô và mẫu tươi, tranh vẽ màu, tiêu bản lam cố định. Trình thự thực hiện - Kiểm tra thiết bị, vật tư - Trình tự công việc chính và yêu cầu cần thiết TT Tên công Thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật việc
- 99 1. Nhận biết Mẫu lá tươi bệnh rỉ sắt, - Nhận biết được triệu trứng các bệnh vàng sọc, gốc cây bị thối bệnh điển hình ở các bộ phận bị hại trên tre măng, mẫu khô, tranh hại trên Ba kích. Ba kích ảnh, hộp petri và khay nhựa, kính lúp cầm tay, dao con, kéo, giấy bút chì vẽ màu. 2. Điều tra Ống nghiệm, lọ đựng sâu, lọ - Nắm đúng phương pháp điều bệnh trên độc, kẹp gỗ ép mẫu, giấy tra và chọn điểm điều tra. các khu bản, dao con, kéo, túi ni - Phát hiện xác định đúng các vực trồng long cỡ nh và cỡ to để loại bệnh hiện có trên khu vực Ba kích đựng mẫu lá cây bị hại, kính trồng Ba kích. lúp cầm tay, sổ hoặc phiếu điều tra theo mẫu. - Thực hiện điều tra chính xác tỷ mỉ, khách quan, có đầy đủ số liệu và thu thập mẫu vật. - Tính toán đúng các chỉ tiêu, lập bảng ghi đầy đủ trong phiếu điều tra sâu và bệnh. - Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc: Tên công việc Hướng dẫn 1. Nhận biết bệnh hại trên Ba kích a. Bệnh thối cổ rễ - Quan sát vết bệnh trên gốc rễ. Các nhận xét ghi vào (bảng 1) và vẽ hình. b. Bệnh rỉ sắt - Quan sát vết bệnh trên lá. - Mô tả, nhận xét, so sánh với bệnh đốm lá, ghi vào bảng 1. 3. Điều tra bệnh hại trên Ba kích ở ngoài
- 100 thực tế 3.1. Điều tra bệnh hại - Chọn địa điểm điều tra đại diện cho giống(mô, hom), thành phần thời vụ, địa hình, loại đất cụ thể - Chọn điểm điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc - Đơn vị điều tra là: 10 cây/điểm với bệnh toàn thân, 5 cây/điểm với bệnh hại trên lá. - Tiến hành điều tra: + Thu thập các loài bệnh hại: lá bệnh, thân cây bị bệnh + Ghi chép các thông tin vào phiếu điều tra (bảng 2). 3.2. Điều tra diễn biến - Chọn điểm điều tra 10 cây/điểm với bệnh hại toàn bệnh hại chính thân, 5 cây/điểm với bệnh hại trên lá. Cần chọn điểm điều tra một cách ngẫu nhiên và khách quan. Điều tra bệnh hại chính: - Chọn 5 điểm điều tra theo 2 đường chéo góc - Mỗi điểm điều tra 10 cây/điểm với bệnh hại thân và bệnh hại toàn thân, 5 cây/điểm với bệnh hại trên lá và bệnh hại trên lá. - Ghi chép các số liệu như số liệu lá bệnh, cây bệnh, cấp bệnh tương ứng (bảng 4) 3.3. Tính toán số liệu Tính toán tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh. Bảng 1: So sánh triệu trứng bệnh hại trên Ba kích Bộ Đặc điểm vết bệnh Bào tử phận nấm Tên bệnh Hình Độ lớn Màu Viền gây bị dạng (to, nhỏ) sắc quầng bệnh bệnh vàng
- 101 1. Bệnh thối cổ rễ 2. Bệnh rỉ sắt Bảng 2: Thành phần bệnh hại Ba kích Địa điểm điều tra: Ngày điều tra: Cây trồng: Tình hình thời tiết trong 5 ngày qua: STT Tên Bộ phận Giai đoạn Mức độ Ghi chú bệnh hại hại/cách phát dục phát thông thường hại sinh Bảng 3: Diễn biến bệnh hại chủ yếu trên Ba kích Ngày tháng .năm Địa điểm điều tra: Tình hình thời tiết 5 ngày qua: Tên Giống, Tình Tỷ lệ Chỉ số Số lá, rễ bị bênh bệnh địa hình hình bệnh bệnh hại bệnh gây sinh (%) (%) Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp
- 102 hại trưởng 1 3 5 7 9 14. Bài thực hành số 3.6.1: Thu hoạch Ba kích * Mục đích: Giúp học viên nắm được trình tự các bước thu hoạch Ba kích, thành thạo kỹ năng trong thu hoạch củ. * Yêu cầu - Tính được khối lượng củ được thu hoạch - Thực hiện được công thu hoạch củ đúng kỹ thuật. - Có tinh thần trách nhiệm cao trong việc và tránh làm xây xát củ. * Trang thiết bị và dụng cụ - Diện tích rừng trồng, vườn trồng Ba kích trồng - Dụng cụ thu hoạch: Dao, cuốc, thuổng - Sọt đựng - Xe chở - Bảo hộ lao động: quần áo, găng tay * Hình thức tổ chức - Chia thành các nhóm nh (3-5 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm * Nội dung thực hành - Xác định thời vụ thu hoạch Ba kích, Sa nhân - Thu hoạch Ba kích