Giáo trình Mô đun xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất

pdf 116 trang huongle 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_xay_dung_he_thong_nuoi_va_lap_ke_hoach_san.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất

  1. 1 BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN XÂY DỰNG HỆ THỐNG NUƠI VÀ LẬP KẾ HOẠ CH SẢN XUẤT MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUƠI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin cĩ thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình mơ đun “Xây dựng hệ thống nuơi và lập kế hoạch sản xuất” được biên soạn theo chương trình mơ đun đã được thẩm định, là một mơ đun chuyên mơn nghề, cĩ thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mơ đun khác cho các khĩa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mơ đun này học viên cĩ thể hành nghề xây dựng hệ thống và lập kế hoạch cho vụ nuơi cá chim vây vàng trong ao. Giáo trình mơ đun “Xây dựng hệ thống nuơi và lập kế hoạch sản xuất” giới thiệu về việc xác định thị trường cá chim vây vàng, lập kế hoạch sản xuất và xây dựng hệ thống nuơi; Thời gian 88 giờ, gồm 6 bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng Bài 2. Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng Bài 3. Lập kế hoạch sản xuất Bài 4: Chọn vị trí xây dựng Bài 5: Vẽ sơ đồ hệ thống nuơi Bài 6: Giám sát thi cơng hệ thống nuơi Trong quá trình biên soạn, chúng tơi cĩ sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngồi nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự gĩp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về lựa chọn vị trí xây dựng và lập kế hoạch sản xuất ao nuơi cá thực tế tại các địa phương như Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình Chúng tơi xin chân thành cảm ơn. Nhĩm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý của các đơn vị như Viện Nghiên cứu NTTS 1, Viện Nghiên cứu NTTS 2, Trường Trung cấp Thủy sản, Chi Cục Thủy sản các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phịng, Nam Định, Thái Bình đã đĩng gĩp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tơi hồn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi thiếu sĩt, rất mong nhận được sự đĩng gĩp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Văn Quyền 3. ThS. Trần Thanh 4. KS. Nguyễn Văn Sơn 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà
  4. 4 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU: 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MƠN, CHỮ VIẾT TẮT 7 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng 8 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo của cá chim vây vàng 8 2. Đặc điểm mơi trường sống của cá chim vây vàng 10 3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chim vây vàng 11 4. Đặc điểm sinh trưởng của cá chim vây vàng 15 Bài 2: Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng 17 1. Thu thập thơng tin thị trường 17 1.1. Xác định nguồn cung cấp thơng tin 17 1.2. Phương pháp thu thập thơng tin 17 1.3. Đánh giá chất lượng thơng tin thu thập 19 2. Tổng hợp và phân tích thơng tin thị trường 20 2.1. Phương pháp tổng hợp 20 2.2. Phân tích thơng tin 20 3. Đánh giá và nhận định thị trường tiêu thụ cá 21 4. Đưa ra quyết định về thị trường tiêu thụ 21 Bài 3: Lập kế hoạch sản xuất 23 1. Xác định quy mơ nuơi cá 23 1.1. Xác định điều kiện cơ sở vật chất 23 1.2. Xác định điều kiện nguồn nhân lực 24 1.3. Xác định khả năng huy động vốn đầu tư 25 1.4. Xác định quy mơ sản xuất 26 2. Xác định thời gian thả giống 26 2.1. Xác định mùa cĩ giống 27 2.2. Xác định điều kiện khí hậu 27 3. Xác định thời gian thu hoạch 29 3.1. Xác định thời gian nuơi 29 3.2. Xác định khối lượng cá thu hoạch 29 4. Xác định chi phí khác 30 4.1. Tính chi phí con giống 30 4.2. Tính chi phí thức ăn 30 4.3. Tính chi phí nhân cơng 31 5. Tính giá thành sản phẩm 32 5.1. Xác đinh chi phí sản xuất 32 5.2. Dự tính giá thành sản phẩm 32
  5. 5 6. Lập kế hoạch sản xuất 34 6.1. Trình tự các bước lập kế hoạch sản xuất 34 6.2. Lên kế hoạch sản xuất 35 6. 3. Đăng ký cấp phép nuơi cá lồng 36 Bài 4: Chọn vị trí xây dựng 39 1. Tìm hiều điều kiện tự nhiên – xã hội 39 1.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình 39 1.2. Tìm hiểu điều kiện khí hậu 39 1.3. Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội 41 1.4. Đánh giá và quyết định 42 2. Xác định biên độ thuỷ triều 42 2.1. Lựa chọn vùng triều 42 2.2. Xác định được biên độ thủy triều 43 3. Xác định điều kiện giao thơng 43 4. Kiểm tra chất đất 43 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 43 4.2. Thu mẫu đất 44 Xác định loại đất: 45 4.4. Tiêu chuẩn pH đất ao nuơi cá chim vây vàng 54 4.5. Đánh giá chất lượng đất ao nuơi cá chim vây vàng 55 5. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 55 5.1. Tiêu chuẩn nguồn nước 55 5.2. Thu mẫu nước 56 5.3. Phân tích mẫu nước 57 6.4. Đánh giá chất lượng nguồn nước 79 Bài 5: Vẽ sơ đồ hệ thống nuơi 81 1. Vẽ sơ đồ hệ thống nuơi 81 1.1. Xác định tiêu chuẩn ao 81 1.2. Xác định hình dạng ao 81 1.3. Xác định diện tích ao 82 1.4. Xác định kích thước bờ 82 1.5. Xác định hình dạng cống 83 1.6. Xác định hình dạng đáy ao 83 2. Chuẩn bị dụng cụ 83 2.1. Xác định thành phần số lượng dụng cụ 83 3. Vẽ sơ đồ ao 84 3.2. Hình dạng ao 84 3.3. Vẽ sơ đồ bờ ao 85 3.4. Vẽ sơ đồ cống ao 88 4. Xác định vị trí đặt cống 91
  6. 6 4.1. Lựa chọn hình dạng cống cấp và thốt nước 91 4.2. Kích thước cống cấp và cống thốt nước 92 5. Kiểm tra thơng số kỹ thuật hệ thống nuơi 94 5.1. Chuẩn bị dụng cụ 94 5.2. Kiểm tra thơng số kỹ thuật 95 Bài 6. Giám sát thi cơng hệ thống nuơi 96 1.Chuẩn bị dụng cụ 96 1.1. Chuẩn bị bản vẽ sơ đồ ao 96 1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra 96 2. Kiểm tra nhân lực, vật liệu 96 2.1. Kiểm tra nhân lực 96 2.2. Kiểm tra nguyên vật liệu 97 3. Giám sát cắm tiêu 97 4. Giám sát đắp bờ 97 4.1. Giám sát chất lượng kỹ thuật đắp bờ 97 4.2. Kiểm tra kích thước bờ ao 100 5. Giám sát xây cống 100 5.1. Giám sát vị trí đặt cống 100 5.2. Kiểm tra kích thước, chất lượng thi cơng 100 6. Giám sát san đáy ao 101 7. Kiểm tra đánh giá chất lượng ao nuơi 101 7.1. Kiểm tra diện tích, độ sâu ao 101 7.2. Kiểm tra chất lượng bờ, cống, đáy ao 101 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MƠ ĐUN I. Vị trí, tính chất mơ đun: 103 II. Mục tiêu mơ đun: III. Nội dung chính của mơ đun: IV. Hướng dẫn bài tập, bài tập thực hành: V. Yêu cầu về đánh giá bài tập thực hành: VI. Tài liệu tham khảo
  7. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MƠN, CHỮ VIẾT TẮT NH3 : Khí amoniac H2S : Khí Hydrosunfua CO2 : Khí cacbonic DO : Hàm lượng oxy hịa tan Bộ test/test kít : Bộ kiểm tra nhanh các yếu tố mơi trường.
  8. 8 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng Mã bài: MĐ 01- 01 Mục tiêu - Trình bày được một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng; - Nhận biết được hình thái của cá chim vây vàng. A. Nội dung 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo của cá chim vây vàng Cơ thể hơi trịn, cao và bề bên dẹp chính giữa lưng hình vịng cung. Vây lưng I, V - VI. I.19 - 20. Vịng mơng II, I. 17- 18, vây ngực 19, vây bụng 15, vây đuơi 17. Trên đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135 – 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7 lần, so với chiều dài đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuơi ngắn và dẹp, đầu nhỏ chiều cao đầu lớn hơn chiều dài. Xương ở chính giữa bề lưng của đầu rõ ràng, chiều dài của đầu so với mơi dài 5,1- 6,2 lần, so với đường kính mắt 3,9 - 4,3 lần, mơi tù phía trước hình cắt cụt đường kính mắt dài hơn mơi 1,2 - 1,6 lần. Vây lưng Vây đuơi Cuống đuơi Vây ngực Vây bụng Hình 1.1.1: Hình dạng cá Chim vây vàng Mắt vị trí về phía trước nhỏ, màng mỡ mắt khơng phát triển, lỗ mũi mơi bên 2 cái gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình trịn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.
  9. 9 Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi, hàm trên và hàm dưới cĩ răng nhỏ hình lơng, răng phía sau dần thối hố, lưỡi khơng cĩ răng, rìa phía trước xương nắp mang hình cung tương đối to, rìa sau cong. Xương nắp mang phía sau trơn, màng nắp mang tách rời, tia mang 8- 9 cây tia mang ngắn, sắp xếp thưa 5 + 7 – 8 đoạn cuối của tia mang phía trên và dưới cĩ một số thối hố, bộ phận đầu khơng cĩ vảy, cơ thể cĩ nhiều vẩy trịn nhỏ dính vào dưới da. Vây lưng thứ 2 và vây hậu mơn cĩ vẩy, phía trước đường bên hình cung cong trịn tương đối lớn, trên đường bên vảy khơng cĩ gờ, vây lưng thứ 1 hướng về phía trước, gai bằng và cĩ 5 - 6 gai ngắn. Cá giống giữa các gai cĩ màng liền nhau, cá trưởng thành màng thối hố thành những gai tách rời nhau, vây lưng thứ 2 cĩ 1 gai và 19 - 20 tia vây, phần trước của vây kéo dài hình như lưỡi liềm. Tia vây dài nhất gấp chiều dài của đầu 1,2 - 1,3 lần, vây hậu mơn cĩ 1 gai và 17 - 18 tia vây, phía trước cĩ 2 gai ngắn, vây hậu mơn và vây lưng thứ 2 hình dạng như nhau, trong đĩ tia vây dài nhất gấp 1,1 - 1,2 chiều dài của đầu. Vây ngực tương đối ngắn, ngắn hơn chiều dài của đầu, vây đuơi hình trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/ chiều dài của cá là 0,8). Xương sống 10 + 14, lưng màu tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình khơng cĩ vân đen, vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa vây màu tro đen, vây hậu mơn màu ánh bạc vàng, vây đuơi màu vàng tro. Hình 1.1.2. Cá chim vây vàng vây ngắn
  10. 10 Hình 1.1.3. Cá chim vây vàng vây dài 2. Đặc điểm mơi trường sống của cá chim vây vàng Cá chim vây vàng là lồi cá nước ấm sống ở tầng giữa và tầng trên là lồi cá hồi lưu. Ở giai đoạn cá giống hàng năm sau mùa đơng thường sống ở vùng vịnh cửa sơng, sống theo đàn. Cá trưởng thành bơi ra vùng biển sâu, nhiệt độ thích hợp 16 - 360C, sinh trưởng tốt nhất 22 - 280C, là lồi cá thuộc loại rộng muối, phạm vi thích hợp từ 3 - 33‰ dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá chậm. Khả năng chịu đựng nhiệt độ tương đối kém, ban đêm khơng ngừng bơi nhanh. Hằng năm cuối tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau là thời kỳ qua đơng cá khơng ăn thức ăn, thơng thường nhiệt độ thấp dưới 160C cá chim vây vàng ngừng bắt mồi, nhiệt độ thấp nhất mà cá chịu đựng là 140C nếu hai ngày nhiệt độ dưới 140C cá sẽ chết. Oxy hịa tan thấp nhất 2,5 mg/lít. Cá cĩ sức kháng bệnh cao do nuơi chung với các loại khác phát hiện nếu cá song do trùng bánh xe, bệnh đốm trắng, bệnh ngồi da, cá tráp đen, tráp vây vàng bệnh về mang chết hàng loạt cịn cá chim vây vàng vẫn bình thường khơng chịu ảnh hưởng. Cá chim vây vàng cĩ thể sống ở các rạn đá san hơ, các khu vực rừng ngập mặn, các vùng biển cĩ độ mặn thấp
  11. 11 Hình 1.1.4. Ao nuơi cá chim vây vàng Hình 1.1.5. Rừng ngập mặn Việc vận chuyển dễ dàng, cá nuơi ở lồng lưới cĩ thể chuyển vào bể xi măng vẩy của cá khơng dễ bị bong ra, khả năng vận chuyển khơng dễ bị tổn thương, khả năng chịu đựng tốt. Trong điều kiện ương nuơi cá con khơng ăn thịt lẫn nhau. 3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chim vây vàng Cá chim vây vàng là lồi cá dữ, đầu tù, miệng ở phía trước bành ra 2 bên. Cá hương cĩ răng nhỏ, cá trưởng thành răng thối hĩa. Cuống mang ngắn và thưa đặc điểm này khiến cá cĩ thể dùng đầu tìm kiếm thức ăn ở trong cát, cá trưởng thành cĩ thể bắt mồi sinh vật vỏ cứng như ngao, cá chim vây vàng, vỏ ốc
  12. 12 Giai đoạn cá bột thức ăn là các lồi phù du sinh vật và các động vật đáy, chủ yếu là ấu thể copepoda. Cá con ăn các loại đa mao, các lồi hai mảnh vỏ nhỏ. Cá trưởng thành thức ăn chính là các lồi tơm, cá nhỏ Hình 1.1.6. Tảo dùng làm thức ăn giai đoạn cá bột Hình 1.1.7. Luân trùng là thức ăn giai đoạn ương cá
  13. 13 Hình 1.1.8. Artermia là thức ăn giai đoạn ương cá Hình 1.1.9. Copepoda là thức ăn giai đoạn ương cá Trong điều kiện nuơi cá dài 2cm, thức ăn là cá tạp xay nhỏ, cátép xay nhỏ, cá trưởng thành ăn cácá băm nhỏ pha thức ăn cơng nghiệp.
  14. 14 Hình 1.1.10. Các kích cỡ của thức ăn cơng nghiệp Hình 1.1.11. Thức ăn cá tạp Cho ăn vào thời gian buổi sáng hoặc trước hồng hơn, cĩ thể sử dụng máy tự động cho ăn. Trong điều kiện mơi trường nước bình thường cá chim vây vàng cĩ hệ số bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước.
  15. 15 Cá chim vây vàng cĩ thể tiến hành nuơi trong ao đất, cĩ điều kiện đáy ao là đất sét, sét pha cát hoặc bùn cát; cá chim vây vàng cũng cĩ thể được nuơi trong lồng trên biển. 4. Đặc điểm sinh trưởng của cá chim vây vàng Cá chim vây vàng cĩ kích thước tương đối lớn, nhìn chung chiều dài cĩ thể đạt 45 - 60cm Cá chim vây vàng cĩ thể sinh trưởng phát triển bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 0C. Ngồi khoảng nhiệt độ thích hợp trên thì cá sinh trưởng phát triển chậm, kéo dài lâu ngày cĩ khả năng dẫn đến chết Cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện nuơi bình thường sau khi nuơi khoảng 6 – 8 tháng cá cĩ thể đạt quy cách cá thương phẩm cỡ 0,6 – 0,7kg/ con là thời điểm tốt nhất tiến hành thu hoạch. Hình 1.1.12. Cá chim vây vàng giống Cá chim vây vàng sinh trưởng nhanh hay chậm cịn phụ thuộc vào mật độ nuơi trong ao, nếu mật độ nuơi phù hợp, từ 2 – 3 con/m2 thì cá sinh trưởng và phát triển tốt, nếu mật độ nuơi quá cao ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, cá cĩ thể mắc một số bệnh ký sinh trùng thường gặp như trùng bánh xe, trùng quả dưa Cá chim vây vàng là đối tượng rộng muối tuy nhiên để cá sinh trưởng phát triển tốt thì nên duy trì khoảng độ mặn từ 17 – 32‰ Cá chim vây vàng sinh trưởng tốt khi chúng ta cung cấp lượng thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng. Thức ăn sử dụng trong nuơi cá chim vây vàng khơng được sử dụng thức ăn thức ăn quá hạn sử dụng
  16. 16 Cho ăn cá chim vây vàng đúng thời điểm và số lần cho ăn sáng từ 8h30 – 9h30 và chiều từ 14h – 15h. Nhiệt độ cao khả năng bắt mồi của cá sẽ tăng cao. Cá sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1. Nhận biết được hình dạng bên ngồi của cá chim vây vàng. Bài thực hành 2. Nhận biết được 2 lồi cá chim vây vàng được nuơi phổ biến ở nước ta. C. Ghi nhớ - Xác định đúng lồi cá chim vây vàng - Xác định đúng mơi trường sống, cá chim vây vàng sinh trưởng phát triển tốt nhất khi nuơi trong lồng - Lựa chọn thức ăn phù hợp - Xác định thời gian
  17. 17 Bài 2: Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng Mã số mơ đun: MĐ 01-02 Mục tiêu - Trình bày các bước thu thập thơng tin thị trường cá chim vây vàng; - Xử lý được thơng tin thu thập và xác định được thị trường. A. Nội dung 1. Thu thập thơng tin thị trường 1.1. Xác định nguồn cung cấp thơng tin Nghiên cứu thị trường là nghiệp vụ vơ cùng quan trọng , nếu cơng tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nĩ sẽ cung cấp đầy đủ thơng tin chính xác giúp người nuơi đưa ra kế hoạch phù hợp và mang lại kết quả cao. Thơng tin cung cấp cĩ thể từ nhiều nguồn khác nhau như: - Từ các cơ sở nghiên cứu trong nước đã nghiên cứu về cá chim vây vàng - Từ tài liệu phim khuyến nơng về nuơi cá chim vây vàng - Từ sách, giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuơi cá biển - Từ báo chí hoặc tạp chí nuơi trồng thủy sản - Giữa người nuơi với người nuơi - Giữa người bán với người mua 1.2. Phương pháp thu thập thơng tin 1.2.1. Phương pháp bàn giấy Phương pháp này cĩ tên gọi xuất phát ở chỗ là người nghiên cứu cĩ thể ngồi tại bàn giấy của mình để tiến hành nghiên cứu khơng phải ra hiện trường. Muốn vậy người nghiên cứu phải sử dụng những thơng tin sẵn cĩ khác nhau, khơng phải do tự mình điều tra cho đề tài nghiên cứu này. Thơng tin này được gọi là thơng tin thứ cấp. Cĩ thể chia ra làm 2 loại: - Thơng tin từ bên trong cơ sở sản xuất cá chim vây vàng Đĩ là số liệu thơng tin thường kỳ sẵn cĩ ở các bộ phận tài chính, kế tốn, thống kê. Khi việc thống kê các sản lượng kinh doanh càng đầy đủ, thì dữ kiện thơng tin phân tích càng logic và thể hiện tính thực tế càng cao. Như vậy phương pháp bàn giấy chỉ là thao tác đánh giá và phân tích số liệu - Nguồn thơng tin bên ngồi
  18. 18 Bao gồm nhiều nguồn khác nhau, đĩ là sách báo, tạp chí nuơi trồng thùy sản, kinh tế thủy sản, địa phương, các tạp chí kinh tế, thơng tin kinh tế, thơng tin thị trường, tivi, radio, internet, niên giám thống kê. 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường Nguồn thơng tin thứ cấp nhiều khi khơng thỏa mãn mục đích nghiên cứu thị trường, chẳng hạn khi doanh nghiệp muốn nghiên cứu hành vi, thái độ, sở thích thị hiếu, mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì những thơng tin loại này mang tính đặc thù, khơng cĩ sẵn. Do đĩ người nuơi cần tiến hành nghiên cứu hiện trường để thu thập thơng tin riêng cho đề tài nghiên cứu. Thơng tin này cịn gọi là thơng tin sơ cấp - Phương pháp quan sát: Tìm hiểu hành vi, thĩi quen của khách hàng cĩ thể dùng phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người bán và người mua, qua thư từ, điện thoại; thơng qua phiếu điều tra. Hình 1.2.1. Khảo sát thị trường cá biển
  19. 19 Hình 1.2.2. Người nuơi cá chim vây vàng 1.2.3. Phương pháp chọn đối tượng cần điều tra Để thực hiện phương pháp này địi hỏi người thực hiện phải biết tình hình chung về tổng thể khách hàng của mình, thậm chí cĩ thể am hiểu về thơng tin thị trường - Điều tra tồn bộ - Điều tra chọn mẫu 1.3. Đánh giá chất lượng thơng tin thu thập Để đánh giá chất lượng thơng tin mà chúng ta đã thu thập được, chúng ta cần đảm bao thơng tin chúng ta thu thập được là đáng tin cậy. Để xác minh là thơng tin đáng tin cậy hay khơng thì chúng ta cần chú ý các vấn đề sau 1.3.1. Tác giả đưa thơng tin - Là ai; - Thơng tin về tác giả và địa chỉ liên hệ; - Thơng tin về nghề nghiệp, kinh nghiệm, chức vụ, quá trình đào tạo của tác giả, hay những thơng tin chứng thực khác; - Nếu website là của tổ chức/ cơ quan: tên cảu tổ chức/ cơ quan cĩ được nêu rõ trong tài liệu; - Kiểm tra tên miền của tài liệu, ưu tiên các tên miền cĩ phần mở rộng là. edu, .gov, .org 1.3.2. Mục đích - Lý do thiết lập trang web;
  20. 20 - Đối tượng - Nội dung cĩ tập trung vào mục đích chuyển tải thơng tin; 1.3.3. Tính cập nhật - Thời gian thơng tin được đưa - Thời gian trang web được cập nhật lần cuối - Tài liệu cĩ thể hiện thơng thơng tin về 1.3.4. Tính chính xác của thơng tin - Thơng tin trong tác phẩm lấy từ đâu; cĩ ghi rõ nguồn; - Số liệu thống kê trong tác phẩm cĩ được lấy từ nguồn cĩ đáng tin cậy; - Thơng tin cĩ được các chuyên gia đầu ngành thẩm định; 1.3.5. Tính khách quan - Trang web cĩ thể hiện/bị ảnh hưởng bởi một thành kiến nào đĩ; - Cĩ sử dụng ngơn ngữ kích động; - Quan điểm của tác giả là gì, cĩ được nêu rõ khơng; 1.3.6. Tính bao quát - Trình bày đầy đủ các khía cạnh của mục đích - Bài viết hồn chỉnh hay là bản thảo - Trang web cung cấp tồn bộ tác phẩm hay chỉ một trích đoạn của tác phẩm; - Cĩ xa rời mục đích và đối tượng đích; 2. Tổng hợp và phân tích thơng tin thị trường 2.1. Phương pháp tổng hợp Mục tiêu của tổng hợp dữ liệu là liệt kê ra tất cả các dữ liệu cĩ liên quan đến tình hình nuơi cá chim vây vàng. Thơng tin sàng lọc để thu được đầy đủ, chính xác và được lưu chữ. Thơng tin sau khi được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, được tập hợp ghi chép cẩn thận được liệt kê, đối chiếu, so sánh sự phù hợp của thơng tin để giảm thiểu sự trùng lặp thơng tin. 2.2. Phân tích thơng tin Vùng thu thập thơng tin thị trường cá chim vây vàng cĩ thể là đã du nhập cá chim vây vàng hoặc chưa du nhập; Dựa vào các biểu mẫu điều tra, hay các thơng tin khác để đánh giá: sự hiểu biết về giá trị kinh tế, chất lượng sản phẩm cá chim vây vàng;
  21. 21 Phân tích so sánh tương quan năng lực cạnh tranh của cá chim vây vàng và các đối tượng nuơi khác; Bên cạnh những hiểu biết về cá chim vây vàng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa cũng giúp chúng ta nhìn nhận ra những cơ hội cho thị trường cá chim vây vàng 3. Đánh giá và nhận định thị trường tiêu thụ cá Nhằm để nắm bắt thơng tin một cách cĩ hiệu quả thì cần phải cĩ phương pháp, cĩ kỹ thuật và cơng cụ. Tùy vào từng mục đích yêu cầu và kinh phí mà xác định phương pháp, kỹ thuật và cơng cụ thích hợp. Thị trường tiêu thụ cá của khu vực thu thập thơng tin như thế nào? Khu vực hay sử dụng cá nước ngọt hay cá nước mặn. Dựa vào giá trị kinh tế, đặc điểm dinh dưỡng so với các đối tượng khác. Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Khối lượng cá tiêu thụ từ 0,5 – 0,7 kg/con 4. Đưa ra quyết định về thị trường tiêu thụ Khách hàng là một đối tượng quan trọng của cơng tác phân tích thị trường tiêu thụ, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng giúp cơ sở đưa ra những giải pháp (sản phẩm, dịch vụ, các giá trị gia tăng ) thích hợp làm hài lịng khách hàng. Hiểu được hành vi, thĩi quen, chu kỳ mua của khách hàng giúp người làm thị trường đưa ra được những giải pháp tiếp thị hiệu quả. Xác định được nhu cầu về khối lượng cá chim vây vàng thương phẩm mà thị trường cần để kịp thời đáp ứng.
  22. 22 Hình 1.2.3. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ, cĩ thể là thị trường bán buơn hoặc thị trường bán lẻ. Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá, đánh giá được thời điểm thu tỉa và thời điểm thu tồn bộ để xác định thị trường phù hợp B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Xác định phương pháp thu thập thơng tin. Câu hỏi 2. Phân tích thơng tin thu thập như thế nào. C. Ghi nhớ - Xác định đúng thơng tin thu thập - Xác định đúng đối tượng thu thập thơng tin - Tổng hợp thơng tin đã thu thập
  23. 23 Bài 3: Lập kế hoạch sản xuất Mã số mơ đun: MĐ 01-03 Mục tiêu - Trình bày được kế hoạch cho vụ nuơi; - Lên được kế hoạch cho một vụ nuơi; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định quy mơ nuơi cá 1.1. Xác định điều kiện cơ sở vật chất Nuơi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu để sản xuất ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Nuơi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp đất nước ta và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế được. Chính vì vậy trong nuơi trồng thủy sản thì điều đầu tiên cần đề cập là đất đai và diện tích mặt nước. Nuơi cá chim vây vàng trong ao nước mặn lợ khơng những phụ thuộc vào mức độ đầu tư của chủ trang trại nuơi mà phụ thuộc vào một số yếu tố như: - Hệ thống ao, bao gồm số lượng ao và diện tích ao - Hệ thống kênh mương, cấp và thốt nước - Hệ thống cống cấp, thốt nước - Hệ thống điện, giao thơng đi lại - Hệ thống máy mĩc, trang thiết bị - Điều kiện cung cấp thức ăn - Điều kiện an ninh
  24. 24 Hình 1.3.1. Quy hoạch vùng nuơi cá chim vây vàng 1.2. Xác định điều kiện nguồn nhân lực Xác định nguồn nhân lực là quá trình triển khai các hoạt động cĩ liên quan nhằm nghiên cứu, đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực và xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo rằng cơ sở cĩ đủ số lượng, đúng người, được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ Như vậy xác định điều kiện nguồn nhân lực bao gồm việc xác định nhu cầu về nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng) xác định nguồn cung các danh sách và giải pháp để cân đối cung và cầu nguồn nhân lực của tổ chức tại một thời điểm nhất định. 1.2.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực Nhu cầu về nhân lực của một của cơ sở nuơi cá chim vây vàng là số lượng và cơ chất lượng lao động Số lượng lao động được xác định dựa trên diện tích nuơi, diện tích nuơi càng lớn thì số lượng lao động càng nhiều, bên cạnh đĩ số lượng lao động nhiều làm cho chí phí tốn kém. Số lượng lao động tốt nhất là 2 người / 1 hecta. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực cịn phụ thuộc vào mức độ đầu tư, cĩ thể sử dụng nhân lực là người thân trong gia đình, họ hàng Chất lượng lao động, là người cĩ kinh nghiệm lâu năm trong nuơi cá biển nĩi chung và nuơi cá chim vây vàng nĩi riêng, là người đã được đào tạo bởi các cơ sở đào tạo về nuơi trồng thủy sản.
  25. 25 1.2.2. Xác định nguồn cung nhân lực Nguồn cung nhân lực của cơ sở được tiến hành theo 2 nhĩm: nguồn cung từ bên trong và nguồn cung từ bên ngồi. Nguồn cung từ bên trong bao gồm: những các cá nhân hiện tại trong gia đình. Thực chất là phân tích lực lượng lao động hiện cĩ của cơ sở về số lượng, chất lượng. Nguồn cung từ bên ngồi: là lực lượng lao động tiềm năng cĩ thể được thu hút để làm việc cho cơ sở nuơi, lao động được thuê sau khi tốt nghiệp các khĩa đào tạo của các cơ sở đào tạo trong nước cĩ uy tín. 1.2.3. Cân đối cung – cầu nguồn nhân lực. Sau khi dự báo cầu và cung nguồn nhân lực cho kì kế hoạch của cơ sở, chúng ta tiến hành so sánh cầu với cung theo các yêu cầu đặt ra như nhĩm lao động, các đặc điểm của lao động như độ tuổi, ngành nghề, giới tính Kết quả so sánh này sẽ giúp cho cơ sở biết được tình hình lao động của cơ sở mình là: cầu lớn hơn cung, cầu nhỏ hơn cung hay cung và cầu cân bằng nhau. Từ đĩ giúp cơ sở đưa ra các giải pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu về nhân lực của cơ sở nuơi. 1.2.4. Các giải pháp tiến hành sau khi cân đối cung – cầu lao động Kết quả của cân đối cung cầu nhân lực là các tình huống phát ánh tình hình nguồn nhân lực của đơn vị và các yêu cầu phải đưa ra các giải pháp. Các tình huống đĩ là: Thiếu lao động (cầu lớn hơn cung lao động), thừa lao động (cầu nhỏ hơn cung lao động) và lao động đủ (cầu tương đương cung). Trong mỗi tình huống trên doanh nghiệp cần đưa ra những kế hoạch, chương trình nhằm đáp ứng các yêu cầu cề nhân lực tại thời điểm hiện tại và tương lai. Cụ thể các phương pháp cĩ thể áp dụng tương ứng với các tình huống trên được tập hợp trong bảng sau: 1.3. Xác định khả năng huy động vốn đầu tư Vốn đầu tư sản xuất bắt nguồn từ : - Vồn đầu tư tiết kiệm sẵn cĩ của gia đình - Vốn đi vay mượn của anh, chị em và người thân thích - Vốn vay từ dự án vay quỹ xĩa đĩi giảm nghèo tạo việc làm cho người lao động nghèo - Vốn đi vay mượn ngân hàng
  26. 26 Tuy nhiên khi mà khơng chủ động được nguồn vốn người sản xuất kinh doanh phải tính đến vay mượn. Vì vậy người sản xuất kinh doanh cần lưu ý : - Thủ tục cho vay - Tài sản thế chấp - Lãi suất phải nộp - Dự báo được hiệu quả sản xuất 1.4. Xác định quy mơ sản xuất Muốn xác định quy mơ sản xuất trước tiên phải xác định : - Diện tích sử dụng nuơi cá chim vây vàng - Kích thước giống : trọng lượng - Mật độ thả - Số lượng con giống cần thả - Tỷ lệ sống : Sau khi thả giống và sau khi thu hoạch - Hệ số thức ăn : đối với thức ăn cá tạp, đối với thức ăn cơng nghiệp - Xác định kích thước cá thu hoạch - Xác định năng suất Cơng thức: Pc - Pd Năng suất = S Trong đĩ: Pc là tổng trọng lượng cá khi thu hoạch (tấn) Pd là trọng lượng con giống ban đầu (tấn) S là diện tích mặt nước NTTS (ha) Năng suất nuơi cá chim vây vàng phụ thuộc vào cơ cấu đối tượng nuơi vì mỗi lồi cĩ tốc độ tăng trưởng khác nhau, tiêu tốn khẩu phần ăn khác nhau và phổ thức ăn khác nhau. Năng xuất nuơi cịn phụ thuộc vào hình thức nuơi, phụ thuộc vào chế độ chăm sĩc quản lý và phịng trừ dịch bệnh và đặc biệt là mơi trường nuơi 2. Xác định thời gian thả giống
  27. 27 Trong nuơi cá chim vây vàng ngồi sự tác động trực tiếp của con người, cá chim vây vàng cịn chịu tác động của mơi trường tự nhiên. Đối với mỗi đối tượng nuơi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoản thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất địi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau. Cá chim vây vàng nuơi ở các vùng cĩ điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau thường cĩ mùa vụ sản xuất khác nhau. Mỗi vùng khác nhau thường cĩ điều kiện khi hậu thời tiết khác nhau, chính vì thế sẽ phù hợp nuơi những lồi khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá chim vây vàng sinh trưởng và phát triển. Mùa vụ thả giống thường sau khi giống cá chim vây vàng được 8 – 10 cm tức là khoảng 60 – 70 ngày tuổi 2.1. Xác định mùa cĩ giống Xác định mùa vụ cĩ giống nhằm tạo cho người nuơi chủ động được cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người trước khi đi vào sản xuất. Tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng và phát triển nhằm thu được hiệu quả cao. Hiện nay nước ta cĩ 2 lồi cá chim vây vàng được nuơi phổ biến. Miền Bắc: cá chim vây ngắn, mùa vụ cĩ giống đối với Miền Bắc thường vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm Miền Nam: cá chim vây ngắn và cá chim vây vàng (do đặc thù điều kiện khí hậu thời tiết nên Miền Nam cĩ thể nuơi 2 đối tượng), mùa cĩ giống cá chim vây ngắn vào khoảng tháng 4 và chim vây dài vào khoảng tháng 5 hàng năm 2.2. Xác định điều kiện khí hậu - Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuơi cá chim vây vàng là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng trong nuơi cá chim vây vàng. Hiểu rõ điều kiện thời tiết vùng nuơi cá chim vây vàng nhằm mục đích sau: + Tránh được mùa vụ thời tiết xấu + Chọn được mùa vụ thời tiết phù hợp cho sự phát triển của cá + Cĩ những biện pháp phịng tránh trong quá trình nuơi - Tìm hiểu chế độ nhiệt: Đối với cá chim vây vàng nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuơi. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự sinh trưởng của cá, nếu nhiệt độ thấp dưới ngưỡng chịu đựng của cá sẽ chết.
  28. 28 Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 210C đến 270C và tăng dần từ bắc vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 250C (Hà Nội 230C, Huế 250C, thành phố Hồ Chí Minh 260C). Mùa đơng ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng Mười Hai và tháng Giêng. Mỗi vùng sinh thái cĩ những đặc trưng riêng. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm chế độ nhiệt của vùng nuơi là vấn đề rất cần thiết và cĩ ý nghĩa sâu sắc trong việc chọn nơi xây dựng ao nuơi để nuơi cá chim vây vàng sau này. - Phương pháp xác định chế độ nhiệt của vùng nuơi: Bước 1: Cơng tác chuẩn bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: phịng nơng nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thơng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thơng tin về chế độ nhiệt của vùng nuơi + Bảng thống kê nhiệt độ hàng tháng, năm + Biểu đồ biến đổi nhiệt độ hàng tháng, năm Bước 3: Kết luận nhiệt độ vùng nuơi Thơng qua tìm hiểu chế độ nhiệt để đưa ra kết luận nhiệt độ trung bình của vùng nuơi từ đĩ đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuơi. Trong thực tế, nhiệt độ để cá chim vây vàng sinh trưởng và phát triển dao động từ 22 – 280C. - Chế độ mưa Mưa bão cĩ thể làm cá chim vây vàng thất thốt ra khỏi vùng nuơi, phá vỡ hệ thống cơng trình nuơi. Việt Nam cĩ lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm khơng khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng giĩ mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. - Phương pháp xác định chế độ mưa của vùng nuơi cụ thể: Bước 1: Cơng tác chuẩn bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: phịng nơng nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thơng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thơng tin về lượng mưa của vùng nuơi + Bảng thống kê lượng mưa hàng tháng, năm. + Biểu đồ biến đổi lượng mưa hàng tháng, năm
  29. 29 Bước 3: Kết luận lượng mưa vùng nuơi. Thơng qua tìm hiểu thơng tin về lượng mưa để đưa ra kết luận lượng mưa trung bình của vùng nuơi từ đĩ đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuơi. Khơng nên chọn thời điểm thả giống vào mùa mưa. Ở miền Bắc mùa mưa tập trung vào tháng 5 – 8, miền Trung từ tháng 8 – 11 và ở miền Nam từ 7 – 11. 3. Xác định thời gian thu hoạch 3.1. Xác định thời gian nuơi Thời điểm thu hoạch đối các tỉnh phía Bắc vì cĩ rét đậm nên tập trung thu vào tháng 11 và kết thúc vào 30/12 dương lịch hàng năm (thu trước thời điểm rét đậm). Thu hoạch cá chim vây vàng biển cĩ thể thu tỉa hoặc thu tồn bộ trong ao sau đĩ cĩ kế hoạch tát cạn vét bùn khử trùng ao nuơi tiếp vụ khác. Sau thời gian nuơi 6 - 8 tháng, khi cá chim vây vàng đã đạt kích cỡ và chất lượng thương phẩm và tuỳ theo yêu cầu của thị trường cĩ thể tiến hành thu tỉa hoặc thu tồn bộ cá chim vây vàng nuơi trong ao. * Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau: + Việc xác định mùa vụ thu hoạch cá chim vây vàng dựa vào đặc điểm sinh học cá chim vây vàng. + Dựa vào thời gian thả cá chim vây vàng giống và kích cỡ cá chim vây vàng thả. + Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của cá chim vây vàng. + Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh. + Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước cá chim vây vàng nuơi. + Dựa vào nhu cầu thị trường về cá chim vây vàng. + Nhu cầu cá chim vây vàng giống để nuơi thành cá chim vây vàng thương phẩm. 3.2. Xác định khối lượng cá thu hoạch Khối lượng cá chim vây vàng thu hoạch phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng. Cá chim vây vàng nuơi chưa đạt kích cỡ thương phẩm nhưng trong ao xảy ra dịch bệnh thì nên tiến hành thu hoạch hoặc thu hoạch chuyển sang ao khác để tiến hành nuơi tiếp.
  30. 30 Nhu cầu thị trường về cá chim vây vàng biển tăng cao, giá cả sản phẩm tăng thì cũng cĩ thể tiến hành thu tỉa những con đã đạt kích cỡ thương phẩm, đồng thời tiến hanh nuơi tiếp và thu hoạch tồn bộ vào cuơi vụ nuơi. Sau 06 tháng nuơi, cá chim vây vàng đạt tỉ lệ sống trung bình trên 80 , kích cỡ thương phẩm 500 - 600g/con, chúng ta tiến hành thu hoạch cá chim vây vàng. 4. Xác định chi phí khác 4.1. Tính chi phí con giống Để xác định chi phí con giống của một vụ nuơi cĩ vai trị quan trọng trong việc đánh giá lợi nhuận kinh tế cuơi vụ nuơi. - Xác định kỹ thuật nuơi theo hình thức quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh. - Xác định mật độ nuơi phù hợp với mơ hình nuơi và điều kiện chăm sĩc quản lý, kỹ thuật thâm canh. - Xác định số lượng cá chim vây vàng giống cần thả nuơi. 4.1.1. Xác định số lượng cá chim vây vàng Phương pháp xác định giá thành con giống bao gồm các bước sau: Bước 1: Cỡ cá chim vây vàng giống - Cá chim vây vàng giống cỡ 6 - 8 cm hoặc 8 – 10cm - Cỡ giống 40 - 60gram Bước 2: Nhu cầu thị trường - Diện tích nuơi - Khả năng cung cấp cá chim vây vàng giống - Giá cá chim vây vàng thương phẩm 4.1.2. Xác định giá thành con giống Phương pháp xác định giá thành con giống bao gồm các bước sau: Bước 1: Kích cỡ cá chim vây vàng giống - Cá chim vây vàng giống cỡ 8 - 10 cm. - Cỡ giống 40 - 50gram Bước 2: Nhu cầu thị trường Bước 3: Khả năng sản xuất giống (mùa vụ sản xuất) Bước 4: Chất lượng con giống 4.2. Tính chi phí thức ăn
  31. 31 4.2.1. Xác định khối lượng thức ăn sử dụng - Dựa vào khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn của cá và thời gian nuơi để dự trù lượng thức ăn cần thiết cho vụ nuơi. - Khối lượng thức ăn sử dụng nuơi cá thịt được tính tốn dự trên số lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá chim vây vàng trong sổ nhật ký. * Từ đĩ, tính tốn được hệ số thức ăn cho cá chim vây vàng: - Hệ số thức ăn đánh giá chất lượng thức ăn, cĩ ý nghĩa quan trọng đến tăng trọng của cá nuơi, giá thành và hiệu quả kinh tế khi sử dụng. - Hệ số thức ăn hay là hệ số chuyển đổi thức ăn là lượng thức ăn mà cá sử dụng để được một đơn vị tăng trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuơi thì việc xác định chính xác lượng thức ăn cá nuơi sử dụng khĩ thực hiện nên người nuơi thường tính hệ số thức ăn là khối lượng thức ăn (kg) cần để sản xuất 1 kg cá nuơi (tính trên khối lượng cá thu hoạch). 4.2.2. Xác định giá thành thức ăn Phương pháp xác định giá thành con giống bao gồm các bước sau: Bước 1: Loại thức ăn - Thức ăn cá tạp - Thức ăn cơng nghiệp Bước 2: Nhu cầu thức ăn - Diện tích nuơi - Khả năng cung cấp thức ăn - Sản lượng đánh bắt 4.3. Tính chi phí nhân cơng 4.3.1. Xác định thời gian nuơi Thời gian nuơi tuỳ thuộc vào kích cỡ con giống nuơi đến khi đạt kích thước thương phẩm bán ra thị trường trên 250 gram/con. - Đối với cá kích thước 2 – 3 cm thời gian nuơi khoảng 28 – 35 ngày. - Đối với cá kích thước 8 – 10 cm thời gian nuơi khoảng 60 – 75 ngày 4.3.2. Xác định số nhân cơng làm việc Nuơi cá chim vây vàng thương phẩm ít tốn nhân cơng trong quá trình chăm sĩc và quản lý, chủ yếu là nhân cơng gia đình quản lý khoảng 2000 – 2000m2. Chủ yếu nhân cơng làm việc mùa vụ, khâu chuẩn bị ao trước vụ nuơi.
  32. 32 Số lượng nhân cơng làm việc mùa vụ cho 1ha ao nuơi cho khâu chuẩn bị ao nuơi khoảng 2 nhân cơng/1ha. Thời gian cải tạo ao nuơi khoảng 1 tháng, lương cho một cơng nhân tuỳ theo thời vụ. 4.3.3. Xác định chi phí nhân cơng Cách xác định chi phí nhân cơng cho 1hecta ao nuơi được xác định dựa trên số lao động trên một hecta nhân với tiền lương mà chủ cơ sở nuơi trả cho từng nhân cơng. Hoặc cĩ thể tính theo cách tiền lương của từng nhân cơng cộng với nhau bằng chi phí nhân cơng của tháng nuơi hay của mùa vụ nuơi. 5. Tính giá thành sản phẩm 5.1. Xác đinh chi phí sản xuất 5.1.1. Xác định chi phí điện Chi phí năng lượng là các chi phí sử dụng năng lượng vào phục vụ trong quá trình nuơi như: điện chiếu sáng, điện bơm nước (cải tạo, trong quá trình nuơi), điện dùng chạy quạt nước, 5.1.2. Xác định chi phí xăng, dầu Chi phí nhiên liệu là các chi phí sử dụng nhiên liệu vào phục vụ trong quá trình nuơi như: dầu, xăng để chạy các thiệt bị như: Máy phát điện, máy bơm nước (cải tạo, trong quá trình nuơi), máy chạy quạt nước, 5.1.3. Xác định chi vật dụng mau hỏng rẻ tiền Các chi phí khác là các chi phí được sử dụng vào phục vụ trong quá trình nuơi như: phân bĩn gây màu, vơi cải tạo ao và sử dụng trong quá trình nuơi, các loại thuốc xử lý phịng trị bệnh cho cá chim vây vàng, chi phí thuê đất, Cách tính chi phí khác tương tự như tính chi phí năng lượng và chi phí nhiên liệu cho một vụ nuơi cá chim vây vàng biển thương phẩm. 5.2. Dự tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Trong doanh nghiệp xây lắp, kế tốn thường sử dụng các phương pháp sau: 5.2.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (cũng là đối tượng tính giá thành). Đối với loại chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng thì tập hợp trực tiếp vào sổ chi tiết của đối tượng đĩ, cịn loại chi phí phát sinh cĩ liên quan đến nhiều đối
  33. 33 tượng thì kế tốn dựa vào một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đối tượng vào sổ chi tiết tương ứng. Đến kỳ tính giá thành, kế tốn dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hồn thành theo cơng thức: Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay bởi vì sản xuất xây lắp mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí thường phù hợp với đối tượng tính giá thành và do cách tính đơn giản, dễ thực hiện của phương pháp này. 5.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc hạch tốn chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là tồn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân cơng trực tiếp ) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì được hạch tốn trực tiếp cho đơn đặt hàng đĩ theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hồn thành nên kỳ tính giá thành thường khơng đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hồn thành thì tồn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đĩ đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hồn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đĩ chính là tổng giá thành sản phẩm theo đơn. 5.2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thích hợp với việc xây lắp các cơng trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất cĩ thể được tiến hành thơng qua các đội sản xuất khác nhau mới hồn thành được sản phẩm. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đội sản xuất, cịn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hồn thành cuối cùng. 5.2.4. Phương pháp định mức Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp cĩ quy trình sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động cĩ căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác.
  34. 34 Việc quản lý và hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Dựa vào hệ thống định mức, kế tốn xác định giá thành đơn vị định mức sản phẩm, đồng thời cũng phải theo dõi chặt chẽ tình hình thay đổi định mức trong kỳ và tình hình chi tiêu cho sản xuất so với định mức. Trong đĩ, giá thành định mức của sản phẩm được xác định căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành; chênh lệch định mức là số chênh lệch do thốt ly định mức (do tiết kiệm hoặc vượt chi); thay đổi định mức là do định mức kỳ này thay đổi so với kỳ trước. Thơng qua phương pháp này, doanh nghiệp cĩ thể kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự tốn chi phí sản xuất và tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí, phát hiện kịp thời các nguyên nhân làm tăng giá thành, từ đĩ cĩ biện pháp khắc phục kịp thời. 6. Lập kế hoạch sản xuất 6.1. Trình tự các bước lập kế hoạch sản xuất * Bước 1. Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch Đây là cơng việc quan trọng nhất trong tiến trình xây dựng kế hoạch sản xuất, bao gồm: - Báo cáo hoạt động sản xuất kỳ trước, cuối mỗi chu kỳ nuơi người nuơi cá cần tổng hợp kết quả sản xuất cho chu kỳ nuơi sau - Thống kê các nguồn lực hiện cĩ (điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, khả năng tài chính, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật ) - Dự kiến điều kiện khách quan cĩ thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất (sự thay đổi của thị trường, biến động giá cả đầu vào- đầu ra của sản phẩm, thương hiệu sản phẩm và uy tin của cơ sở sản xuất ) - Định hướng sản xuất thủy sản của ngành, của cơ sở * Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm kế hoạch (đối với nghề nuơi cá lồng cĩ thể được tính theo 01 chu kỳ nuơi cá) kế hoạch sản xuất cần cung cấp các thơng tin chính như sau: - Thời gian và địa điểm thực hiện kế hoạch sản xuất - Nguồn nhân lực yêu cầu - Nguồn tài chính và các giải pháp tài chính (nguồn tài chính của cơ sở, nguồn tài chính huy động, nguồn tài chính vay ) * Bước 3: Đệ trình lên giám đốc phê duyệt
  35. 35 - Giám đốc, hội đồng quản trị xem xét, chỉnh sửa (nếu cĩ) hoặc phê duyệt kế hoạch sản xuất - Nếu kế hoạch được thơng qua thì đây sẽ là pháp lệnh cho mọi hoạt động sản xuất của cơ sở * Bước 4: Phổ biến kế hoạch sản xuất - Giám đốc (hội đồng quản trị) tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch sản xuất đến từng bộ phận trực thuộc - Thu thập các ý kiến phản hồi từ các bộ phân trực thuộc * Bước 5: Bộ phận tiếp nhận kết quả phản hồi sẽ tổng hợp, điều chỉnh kế hoạch nếu thấy phù hợp và đệ trình lãnh đạo duyệt lần cuối * Bước 6: Triển khai kế hoạch sản xuất: thực hiện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh. 6.2. Lên kế hoạch sản xuất - Kế hoạc dự trù vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất (bảng) Bảng 1.1.1: Kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất (Tên đơn vị sản xuất) TT Nội dung Đơn vị Đơn giá Thành tiền Ghi chú tính 1. Thức ăn Tấn 2. Vơi Tấn 3. Máy bơm nước Chiếc 4 Giám đốc Phịng kỹ thuật Người lập kế hoạch - Kế hoạch tài chính và tiêu thụ sản phẩm (bảng 1.1.2) Bảng 1.1.2: Kế hoạch tài chính TT Nội dung Số tiền Người thực Ghi chú dự kiến hiện 1. Kế hoạch tài chính
  36. 36 Tài chính tự cĩ Tài chính huy động 2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Thu tỉa Thu tồn bộ Giám đốc Phịng tài chính Người lập kế hoạch - Kế hoạch chỉ đạo sản xuất Bảng 1.1.3: Kế hoạch sản xuất TT Nội dung cơng việc Giá trị Thời gian Người thực thực hiện hiện 1. Chuẩn bị lồng 2. Thả cá giống 3. Giám đốc Phịng kế hoạch Người lập kế hoạch 6. 3. Đăng ký cấp phép nuơi cá lồng 6.3.1. Quy trình cấp phép Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Cơng chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. - Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc khơng hợp lệ thì cơng chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản
  37. 37 - Người nhận kết quả đem giấy hẹn đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Cơng chức trả kết quả cho người nhận. Trường hợp mất giấy hẹn thì phải cĩ giấy cam kết của cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ. 6.3.2. Cách thức thực hiện a) Thành phần hồ sơ Tổ chức hoặc cá nhân muốn đăng ký cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: - Tờ khai đăng ký lồng (bè) nuơi cá, do địa phương (xã, phường hoặc cơ quan hành chính tường đương) nơi đặt bè cá xác nhận; - Giấy tờ hợp pháp do Cơ quan cĩ thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt lồng (bè) nuơi cá (lồng (bè) đặt trong vùng qui hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành tạm thời chưa yêu cầu nộp); - Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu cĩ); - Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường trong hoạt động nuơi thủy sản bằng lồng (bè) nuơi cá (bản chính); b) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu cĩ) Địa điểm nuơi bao gồm các vùng nước được quy hoạch cho phép neo đậu được xác định theo lý trình các tuyến sơng như sau: - Điều kiện về mơi trường: + Tổ chức, cá nhân trong quá trình nuơi cá lồng bè trên sơng, hồ phải thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp về bảo vệ mơi trường đã được phê duyệt trong báo cáo tác động mơi trường. + Cơ sở phải cĩ biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản chết, chất thải sinh hoạt) theo quy định về bảo vệ mơi trường. Khơng được vứt xác động vật thủy sản chết ra sơng, hồ. - Điều kiện vệ sinh thú y: + Lồng bè nuơi phải được vệ sinh diệt mầm bệnh, các lồi động vật trung gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi vụ nuơi. + Dụng cụ dùng trong chăn nuơi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng. + Thức ăn chăn nuơi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, khơng gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật. + Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuơi.
  38. 38 + Thuốc phịng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hĩa chất sử dụng trong quá trình nuơi phải cĩ trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. + Cĩ hồ sơ ghi chép quá trình nuơi. + Cơ sở phải tuân thủ Quy chế kiểm sốt dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuơi theo Quyết định 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn về việc ban hành Quy chế kiểm sốt dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuơi. + Con giống thả nuơi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, khơng mang mầm bệnh truyền nhiễm (thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch khi lưu thơng trong nước), được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Lập kế hoạch sản xuất cho 1 vụ nuơi. Câu hỏi 2. Xác định thời gian thả giống. Bài tập thực hành 1: Xác định chi phí con giống. Bài tập thực hành 2: Xác định số lượng cá giống. Bài tập thực hành 3: Xác định chi phí nhân cơng. Bài tập thực hành 4: Xác định chi phí thức ăn. Bài tập thực hành 5: Xác định giá thành sản phẩm. C. Ghi nhớ - Xác định điều kiện khí hậu - Xác định mùa vụ cĩ giống
  39. 39 Bài 4: Chọn vị trí xây dựng Mã số mơ đun: MĐ 01-04 Mục tiêu - Nêu được các bước kiểm tra chất đất và chất nước; tìm hiểu điều kiện giao thơng, tự nhiên và xã hội; - Kiểm tra được chất đất, chất nước; đánh giá được điều kiện giao thơng, tự nhiên và xã hội của địa điểm xây dựng ao nuơi. A. Nội dung 1. Tìm hiều điều kiện tự nhiên- xã hội 1.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình Tìm hiểu thơng tin vị trí địa lý, địa hình để cĩ kế hoạch xây dựng ao nuơi cá cho phù hợp. - Phương pháp xác định vị trí địa lý, địa hình: Bước 1: Cơng tác chuẩn bị nhân lực, bản đồ địa lý Bước 2: Tiến hành khả sát vùng cần chọn để xây dựng ao. Bước 3: Kết luận về địa lý, địa hình vùng nuơi. 1.2. Tìm hiểu điều kiện khí hậu - Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuơi cá chim vây vàng là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng trong nuơi cá chim vây vàng. Hiểu rõ điều kiện thời tiết vùng nuơi cá chim vây vàng nhằm mục đích sau: + Tránh được mùa vụ thời tiết xấu + Chọn được mùa vụ thời tiết phù hợp cho sự phát triển của cá + Cĩ những biện pháp phịng tránh trong quá trình nuơi - Tìm hiểu chế độ nhiệt: Đối với cá chim vây vàng nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuơi. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự sinh trưởng của cá, nếu nhiệt độ thấp dưới ngưỡng chịu đựng của cá sẽ chết. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 210C đến 270C và tăng dần từ bắc vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 250C (Hà Nội 230C, Huế 250C, thành phố Hồ Chí Minh 260C).
  40. 40 Mùa đơng ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng Mười Hai và tháng Giêng. Mỗi vùng sinh thái cĩ những đặc trưng riêng. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm chế độ nhiệt của vùng nuơi là vấn đề rất cần thiết và cĩ ý nghĩa sâu sắc trong việc chọn nơi xây dựng ao nuơi để nuơi cá chim vây vàng sau này. - Phương pháp xác định chế độ nhiệt của vùng nuơi: Bước 1: Cơng tác chuẩn bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: phịng nơng nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thơng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thơng tin về chế độ nhiệt của vùng nuơi + Bảng thống kê nhiệt độ hàng tháng, năm + Biểu đồ biến đổi nhiệt độ hàng tháng, năm Bước 3: Kết luận nhiệt độ vùng nuơi Thơng qua tìm hiểu chế độ nhiệt để đưa ra kết luận nhiệt độ trung bình của vùng nuơi từ đĩ đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuơi. Trong thực tế, nhiệt độ để cá chim vây vàng sinh trưởng và phát triển dao động từ 22 – 280C. - Chế độ mưa Mưa bão cĩ thể làm cá chim vây vàng thất thốt ra khỏi vùng nuơi, phá vỡ hệ thống cơng trình nuơi. Việt Nam cĩ lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm khơng khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng giĩ mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. - Phương pháp xác định chế độ mưa của vùng nuơi cụ thể: Bước 1: Cơng tác chuẩn bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: phịng nơng nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thơng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thơng tin về lượng mưa của vùng nuơi + Bảng thống kê lượng mưa hàng tháng, năm. + Biểu đồ biến đổi lượng mưa hàng tháng, năm
  41. 41 Bước 3: Kết luận lượng mưa vùng nuơi. Thơng qua tìm hiểu thơng tin về lượng mưa để đưa ra kết luận lượng mưa trung bình của vùng nuơi từ đĩ đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuơi. Khơng nên chọn thời điểm thả giống vào mùa mưa. Ở miền Bắc mùa mưa tập trung vào tháng 5 – 8, miền Trung từ tháng 8 – 11 và ở miền Nam từ 7 – 11. 1.3. Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.1. Điều kiện kinh tế - Tìm hiểu về tiềm lực kinh tế vùng cần chọn để xây dựng ao nuơi, vùng nuơi cá chim vây vàng để phát triển trong tương lai. - Tìm hiểu về mức thu nhập và đầu tư của người dân vùng nuơi. - Phương pháp xác định điều kiện kinh tế: Bước 1: Tìm hiểu qua thơng tin, tổng hợp của phịng kinh tế của xã, huyện, tỉnh. Bước 2: Khảo sát, điều tra thơng qua phiếu điều tra với những tiêu chí sau: + Mức thu nhập nhân khẩu/năm. + Nguồn thu chính từ nghề nuơi gì? + Khả năng đầu tư nuơi thủy sản/ năm của người dân Bước 3: Kết luận về khả năng kinh tế của địa phương để tiến hành xây dựng vùng nuơi cá chim vây vàng. 1.3.2. Điều kiện xã hội - Điều kiện xã hội là khả năng về dân trí, trình độ văn hĩa, chính trị của cộng đồng nuơi cá chim vây vàng. - Thực hiện tìm hiểm điều kiện xã hội: Bước 1: Điều tra qua phịng thơng kê trình độ văn hĩa tại địa phương nơi chọn nuơi cá chim vây vàng. Bước 2: Tìm hiểu trực tiếp qua phiếu điều tra thơng qua các tiêu chí: + Mặt bằng dân trí tại địa phương + Hoạt động cồng đồng trong nuơi thủy sản + Cĩ tổ chức hợp tác xã thủy sản khơng + Khả năng quan tâm về thủy sản của cán bộ địa phương. Bước 3: Kết luận về điều kiện xã hội ở vùng nuơi cá chim vây vàng.
  42. 42 1.4. Đánh giá và quyết định - Qui trình nuơi cá chim vây vàng trong ao nước mặn lợ là tương đối đơn giản, dễ dàng trong chăm sĩc quản lý. - Chính vì vậy để nuơi cá chim vây vàng thành cơng bà con khơng những phải cĩ kiến thức mà cịn phải học hỏi thêm kinh nghiệm của người đã nuơi trước cũng như hỏi các chuyên gia tư vấn nuơi trồng thủy sản. 2. Xác định biên độ thuỷ triều 2.1. Lựa chọn vùng triều - Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữ mặt trăng, mặt trời với trái đất. - Bán nhật triều đều: Trong một ngày cĩ hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đĩ xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút. - Nhật triều đều: Trong một ngày cĩ một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút - Triều cường: Là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp cịn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cường. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sĩc) và trăng trịn (ngày vọng). - Triều kém: Mực nước triều dao động ít. - Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển cĩ đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều khơng đều, bán nhật triều và bán nhật triều khơng đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. + Hải Phịng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hố cĩ 18 - 22 ngày nhật triều. + Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều khơng đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m. + Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều khơng đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m. + Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều. + Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều khơng đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m. + Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều khơng đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m.
  43. 43 + Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều khơng đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m. + Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều khơng đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m. 2.2. Xác định được biên độ thủy triều Dựa vào phịng nơng nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thơng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. - Phương pháp xác định vùng triều của vùng nuơi cụ thể: Bước 1: Cơng tác chuẩn bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: phịng nơng nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thơng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thơng tin về mức triều của vùng nuơi + Bảng thống kê biên độ triều hàng tháng, năm. + Biểu đồ biến đổi mức triều hàng tháng, năm Bước 3: Kết luận mức triều vùng nuơi. Thơng qua tìm hiểu thơng tin về mức triều để đưa ra kết luận mức triều trung bình của vùng nuơi từ đĩ đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuơi. 3. Xác định điều kiện giao thơng - Xác định điều kiện giao thơng của vùng tiến hành xây dựng ao. Giao thơng phục vụ cho quá trình vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của nghề. - Xác định điều kiện giao thơng ở các vùng lân cận: dựa vào bản đồ bình đồ của vùng miền khu vực chọn để xây dựng ao nuơi - Xác định điều kiện giao thơng giữa khu vực nuơi với quốc lộ gần nhất để lưu thơng đến các vùng lân cận. 4. Kiểm tra chất đất 4.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ tiêu chuẩn: Cĩ dạng hình ống với đường kính từ 2 – 5 cm làm bằng thép khơng gỉ, vành đầu ống ở một phía được mài sắc để dễ ấn xuống đất, đầu kia thường được hàn tay cầm tạo thành dạng chữ T. - Dụng cụ đào đất: Khi đất cần được lấy ở độ sâu trên 30 cm, cĩ thể phải sử dụng xẻng, mai, thuổng để đào hố tạo ra mặt cắt ở độ sâu phù hợp để lấy mẫu. - Dụng cụ trộn, chia mẫu: vải bạt, xẻng nhỏ để trộn mẫu
  44. 44 - Dụng cụ để bao gĩi, ghi nhãn 4.2. Thu mẫu đất - Xác định vùng đất cần thu mẫu: + Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thơng qua bản đồ, bình đồ vùng miền, điạ phương để tiến hành thăm dị, khảo sát. + Tiến hành thăm dị, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên mơn (trắc địa, thổ nhưỡng ) để lựa chọn xây dựng ao nuơi. + Xác định được vùng thu mẫu thơng qua kết quả thăm dị khảo sát để tiến hành thu mẫu đất. - Thu mẫu đất: + Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilon, xơ chậu, găng tay, nhiên liệu điện, xăng, dầu + Tiến hành thu mẫu đất: Bước 1. Xác định điểm thu mẫu đất: Tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều. Thường từ 5- 10 điểm được phân bố đều trên tồn bộ diện tích vùng đất thu mẫu. Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự. Hình 1.4.1. Xác định các điểm thu mẫu đất Bước 2. Thu mẫu: Đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để lấy được nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều thì dùng cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 0,5- 1,0m. Thơng thường đối với thu mẫu Hình 1.4.2. Lấy mẫu đất ngồi thực địa
  45. 45 đất phục vụ chọn nơi xây dựng ao nuơi thủy sản thì dùng dụng cụ thơ sơ lấy mẫu như cuốc, xẻng Cho mẫu đất từng địa điểm vào từng dụng cụ thu mẫu khác nhau. Mẫu đất được cho vào thau, chậu hoặc túi nilong. Hình 1.4.3. Đào hố lấy mẫu đất ở các tầng khác nhau Bước 3. Đánh dấu mẫu đất: Đất sau khi thu được cho vào túi nilong hoặc xơ chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định. Mẫu đất được chuyển đi xác định thành phần, loại đất hoặc xác định trực tiếp loại đất tại thực địa. Hình 1.4.4. Đánh dấu mẫu đất sau khi thu xong Xác định loại đất: - Xác định loại đất bằng phương pháp cảm quan: + Xác định vùng đất bằng quan sát mắt thường và nhận định loại đất dựa vào màu sắc đất.
  46. 46 Hình 1.4.5. Đất cát Hình 1.4.6. Đất sét
  47. 47 Hình 1.4.7. Đất thịt + Xác định loại đất thơng qua màu nước tự nhiên của vùng đất ngập nước. Hình 1.4.8: Xác định loại đất dựa vào nguồn nước tự nhiên (phèn sắt) + Xác định loại đất thơng qua chỉ thị sinh vật sống trên vùng đất cần xác định. - Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng: + Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh 1.000ml trong suốt hoặc chậu thể tích 10-20 lít, nước sạch, que tre, đũa thủy tinh, thước đo, kính lúp. + Tiến hành: gồm các bước sau
  48. 48 Bước 1. Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 thể tích bình đựng. Hinh 1.4.9. Lấy nước vào bình thủy tinh Bước 2. Cho mẫu đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng. Tỷ lệ đất với nước là 1/3 (một lượng đất, 3 lượng nước) Hình 1.4.10. Cho mẫu đất từ từ vào bình Bước 3. Dùng que tre hoặc đũa thủy tinh khấy đều để đất được hịa tan trong bình. Đồng thời thêm đất vào bình đến khi dung dịch đất ở trạng thái bão hịa. Hình 1.4.11. Dùng que hịa tan đất vào nước
  49. 49 Bước 4. Để đất sa lắng hồn tồn trong bình. Hình 1.4.12. Để đất sa lắng hồn tồn trong bình Bước 5. Quan sát, đo để kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt). Lấy thước phần cát lắng đáy cốc xem chiếm tỷ lệ và đối chiếu với tiêu chuẩn để xác định loại đất. Hình 1.4.13. Đo xác định lượng cát, đất để xác định loại đất. 4.3. Phân tích mẫu đất 4.3.1. Phân tích bằng máy - Xác định pH đất: pH đất là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng đất. Xác định pH đất bằng phương pháp đo trực tiếp trên vùng đất ngồi tự nhiên thơng qua máy đo pH như sau:
  50. 50 Hình 1.4.14. Thiết bị đo pH của đất Cách đo: Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất Đầu đo được cắm xuống đất sao cho 2 (hoặc 3) vịng kim loại của đầu đo ngập trong đất và hướng màn hình lên trên. Hình 1.4.15. Cắm thiết bị đo pH xuống đất
  51. 51 Bước 2: Đọc kết quả Quan sát kim chỉ di chuyển trên màn hình. Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo pH tương ứng từ 3 - 8) Nếu pH đất > 4 thì cĩ thể chọn xây dựng ao nuơi Khơng xây dựng ao nuơi ở đất cĩ pH ≤ 4 Lưu ý: Hình 1.4.16. Kim chỉ ở mức pH=7 Đất đo pH cần ẩm, mềm Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát. Lau sạch các vịng kim loại sau khi đo. Hình 1.4.17. Kim chỉ ở mức pH=4 4.3.2. Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh + Chuẩn bị thiết bị: cuốc, xẻng, chậu thể tích 10-20 lít, nước lọc sạch, que tre, bạt, bộ pH kiểm tra nhanh. + Tiến hành: gồm các bước sau
  52. 52 Bước 1. Tiến hành thu mẫu đất ngồi thực địa, vùng đất chọn để xây dựng ao nuơi. Thu mẫu đất bằng cách đào bằng xẻng hoặc cuốc cho vào xơ hay chậu mang về. Thu mẫu từ 5- 10 điểm khác nhau tùy thuộc vào diện tích vùng chọn để xây dựng ao nuơi. Hình 1.4.18. Đào đất lấy mẫu để xác định pH đất Bước 2. Mang đất để vào phịng hong khơ nước, đất đảm bảo tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để đảm bảo tính chính xác của pH đất. Hình 1.4.19. Hong khơ đất trong phịng Bước 3. Cho nước lọc sạch vào bình (nước đảm bảo là nước lọc cĩ mơi trường trung tính- pH bằng 7). Nên kiểm tra pH nước trước khi cho vào đất để đảm bảo tính chính xác của pH đất. Hình 1.4.20. Lấy nước cất Hình
  53. 53 1.4.21. Kiểm tra lại pH nước cất Bước 4: Cho đất đã hong khơ từ từ vào bình nước cất. Hình 1.4.22. Cho đất từ từ vào bình nước Bước 5. Dùng que khoắng đều để đất và nước được hịa tan trong bình cĩ thể thêm đất để đất được hịa tan bão hịa. Hình 1.4.23. Dùng que thủy tinh hịa tan đất vào nước
  54. 54 Bước 6. Dùng giấy quỳ hoặc bộ kiểm tra nhanh để đo pH đất đã được hịa tan trong nước trung tính. Hình 1.4.24. Tiến hành đo pH đất bằng giấy quỳ Bước 7: So màu và đọc kết quả để xác định pH đất. Hình 1.4.25. So màu và đọc kết quả pH đất 4.4. Tiêu chuẩn pH đất ao nuơi cá chim vây vàng Giá trị pH biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ trong mơi trường (nước hoặc đất). pH cĩ giá trị từ 0 đến 14. pH = 7: mơi trường trung hịa pH 7: mơi trường kiềm pH đất tốt nhất trong nuơi trồng thủy sản khoảng từ 5 – 7
  55. 55 4.5. Đánh giá chất lượng đất ao nuơi cá chim vây vàng - Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu: đảm bảo về số lượng điểm thu mẫu. - Đánh giá việc thu mẫu đất: đảm về số lượng đất trên một điểm thu mẫu và đảm bảo độ sâu từ tầng mặt xuống 0,5m. - Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng: đảm bảo đúng phương pháp và thực hiện đầy đủ các bước. - Đánh giá việc xác định loại đất: kết thúc quá trình phải xác định được chính xác loại đất của vùng chọn xây dựng ao nuơi. - Xác định chính xác pH đất của vùng đất cần kiểm tra và lựa chọn theo pH đất. - Kết luận: loại đất phù hợp xây dựng ao nuơi cá chim vây vàng. 5. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 5.1. Tiêu chuẩn nguồn nước - Nguồn nước cấp vào ao nuơi phải chủ động và sạch - Nước trước khi cấp vào ao nuơi nên qua ao lắng - Nguồn nước khơng bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp - Nguồn nước phải đảm bảo các yếu tố về mơi trường: TT Điều kiện Yêu cầu kỹ thuật 1 Độ mặn Từ 5 – 35 (thích hợp 15 – 25) 2 Độ trong (m) 0,4 – 0,5 3 Độ cứng CaCO3 >80 4 pH nước 7,5 – 8,5 5 H2S 5
  56. 56 8 Chất đất Đất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thị pha bùn ít mùn bã hữu cơ, cĩ độ kết dính cao 9 Cao trình đáy ao Cao triều hoặc trên cao triều 5.2. Thu mẫu nước 5.2.1. Chọn địa điểm thu mẫu Cách 1: trong mỗi ao, chọn ra 3 điểm theo đường chéo (hình 2), đưa máy xuống đo sau đĩ lấy trung bình, hoặc. Hình 1.4.26. Các điểm thu mẫu nước trong 1 ao nuơi Cách 2: thu mẫu ở 3 điểm theo đường chéo vào lọ, trộn đều sau đĩ đưa máy vào đo 1 lần. Cách này cĩ thể sẽ tiết kiệm hố chất (nếu sử dụng hố chất để phân tích). 5.2.2. Các loại mẫu Cĩ hai loại mẫu chính: a) Mẫu đơn giản Là mẫu được lấy một lần ở một địa điểm và thời gian nhất định. b) Mẫu trộn Được nhận bằng cách trộn những mẫu đơn giản được lấy đồng thời ở những chỗ khác nhau ở những thời điểm xác định. Khơng nên dùng mẫu trộn để xác định hàm lượng của những chỉ tiêu của nước dễ bị thay đổi như pH, các khí hịa tan. 5.2.3. Dụng cụ lấy mẫu
  57. 57 Mẫu nước thường được thu bằng dụng cụ chuyên dụng gọi là batomet hoặc cĩ thể lấy mẫu nước thẳng vào các bình đựng. 5.2.4. Bảo quản mẫu Quy định về bảo quản mẫu nước cho các mục đích phân tích khác nhau được nêu trong bảng dưới. Bảo quản mẫu nước là nhằm để giữ gìn các yếu tố, đồng thời duy trì tính chất và tính trạng mẫu nước trong một khoảng thời gian ngắn trước khi đem phân tích. Bảng 3: Dụng cụ chứa mẫu, và điều kiện bảo quản mẫu nước Chai Điều kiện Thời gian bảo TT Phân tích đựng bảo quản quản tối đa 1 TSS PE Lạnh 4o C 4 giờ 2 pH PE Khơng 6 giờ 3 Độ kiềm PE Lạnh 4o C 24 giờ Oxy hịa tan Cố định tại chỗ 4 TT 6 giờ (DO) (Winkler) 5 BOD PE Lạnh 4o C 4 giờ 6 COD PE Lạnh 4o C 24 giờ Lạnh 4o C 2mL 7 NH 3 PE H2SO4 đặc/L 24 giờ mẫu - o 8 NO3 PE Lạnh 4 C 24 giờ 3- o 9 PO4 TT Lạnh 4 C 24 giờ Ghi chú: PE: Chai polyethylen TT: Chai thuỷ tinh 5.3. Phân tích mẫu nước Kiểm tra Oxy hịa tan - Dụng cụ đo: gồm cĩ 2 dạng chính + Dạng 1: Bộ kiểm nhanh ơxy
  58. 58 + Dạng 2: Máy đo ơxy Bộ kiểm tra ơxy gồm: - Thuốc thử - Thang so màu - Lọ nhựa trong chứa mẫu nước - Bảng hưởng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Lưu ý đến hạn sử dụng Hình 1.4.27. Các thành phần của hộp kiểm tra Oxy Máy đo ơxy (loại máy đo cĩ điện cực) gồm: 1. Đầu dị nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). 2. Bảng điều khiển gồm các nút mở, tắt, màn hình hiển thị. 3. Lọ hĩa chất dùng để bảo quản đầu dị.
  59. 59 Hình 1.4.28. Máy đo hàm lượng oxy hịa tan trong nước ao nuơi - Phương pháp đo: + Đo bằng bộ kiểm tra nhanh ơxy: Bước 1: Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước định kiểm tra Cho lọ chứa mẫu trực tiếp xuống vị trí nước cần lấy mẫu để lấy nước, lượng nước lấy vào phải đầy đến miệng lọ. Hoặc cĩ thể dùng xơ, ca, lọ kích thước lớn cho xuống vùng nước ở vị trí lấy mẫu để lấy nước. Sau đĩ, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xơ, lấy nước mẫu vào đến đầy lọ. Hình 1.4.29a. Tráng lọ chứa mẫu nước
  60. 60 Bước 2: Lau khơ bên ngồi lọ Hình 1.4.29b. Lau khơ bên ngồi lọ Bước 3: Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt cĩ thể thay đổi tùy theo loại test – dọc phần hướng dẫn của nhà sản xuất) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu Hình 1.4.29c. Cho thuốc thử 1 vào lọ
  61. 61 Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt cĩ thể thay đổi tùy theo loại kểm tra) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với loại SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu Hình 1.4.29d. Cho thuốc thử 2 vào lọ Bước 5: Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải khơng cĩ bọt khí trong lọ) Hình 1.4.29e. Đậy nắp lọ
  62. 62 Bước 6: Lắc đều lọ (hình bên) Hình 1.4.29f. Lắc đều lọ Bước 7: So mầu, đọc kết quả Mở nắp lọ ra Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, khơng trực tiếp chiếu vào lọ Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ơ màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước. Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu Hình 1.4.29g: So màu + Đo bằng máy: Bước 1: Nối máy với đầu đo. Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo vào nguồn nước cần xác định. Bước 3: Bật cơng tắc máy về ON và giữ yên máy, chờ khoảng 1 – 2 phút để số trên màn hình LCD ổn định rồi đọc kết quả. Lưu ý: Đối với máy đo ơxy thường cĩ giá cả đắt nên khi sử dụng mấy cần bảo đảm oan tồn cho máy. 6.3.2. Kiểm tra pH
  63. 63 - Dụng cụ đo: + Giấy quỳ và bảng so màu + Bộ kiểm tra nhanh pH + Máy đo pH - Phương pháp đo: + Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ): Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đĩ đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước. - Hộp giấy quỳ gồm: + Giấy quỳ + Thang so màu + Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ. Hình 1.4.30. Thang so màu Hình 1.4.31. Một số kiểu hộp giấy quỳ
  64. 64 Tiến hành đo thơng qua các bước sau: Bước 1: Đo trực tiếp nguồn nước sơng, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m Hoặc đo mẫu nước lấy từ sơng, rạch với điểm lấy mẫu như trên Hình 1.4.32a. Lấy mẫu nước Bước 2: Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2- 4cm Hình 1.4.32b. Lấy mẩu giấy quỳ
  65. 65 Bước 3: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước sơng, rạch hoặc mẫu nước cần đo Hình 1.4.32c. Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước Bước 4: Để ráo khoảng 5-10 giây Mẩu giấy quỳ chuyển màu. Hình 1.4.32d. Để ráo mẩu giấy quỳ Bước 5: Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ơ màu trên thang so màu. + Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu Hình 1.4.32e. So màu (1)
  66. 66 + Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu Hình 1.4.32f. Màu mẩu giấy nhạt hơn(2) Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ơ màu trùng so với màu mẩu giấy. Hình 1.4.32g. Kết quả của pH=8 đo bằng giấy quỳ + Đo pH bằng dung dịch thử - Bộ kiểm tra pH gồm: + Thuốc thử + Thang so màu + Lọ nhựa trong chứa mẫu nước
  67. 67 Hình 1.4.33. Các thành phần của hộp kiểm tra pH Tiến hành đo: Bước 1: Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần Đổ nước tráng lọ ra Hình 1.4.34. Tráng lọ Hình 1.4.34a. Đổ nước tráng lọ
  68. 68 Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định Lau khơ bên ngồi lọ Hình 1.4.34b. Cho mẫu nước vào lọ Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào mẫu nước cần lắc đều chai thuốc thử. Hình 1.4.34c. Cho thuốc thử vào lọ Bước 4: Lắc nhẹ trịn đều lọ để thuốc thử hịa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu Hình 1.4.34d. Lắc đều lọ nước mẫu
  69. 69 Bước 5: So màu và dọc kết quả: Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ơ màu trên thang so màu Đọc kết quả trị số pH ở ơ màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. Hình 1.4.34e. So màu mẫu nước với thang so màu + Đo pH bằng máy: Máy đo pH cầm tay cĩ 2 loại: - Bút đo pH: cĩ đầu dị (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Bút này được dùng khá phổ biến, do giá thành khơng cao và sử dụng đơn giản. Hình 1.4.35. Bút đo pH - Loại cĩ đầu dị nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khĩ sử dụng
  70. 70 Hình 1.4.35a. Máy đo pH đầu dị rời Cách tiến hành đo như sau: Bước 1: Hiệu chỉnh máy: - Mở nắp máy. - Mở máy bằng nút mở - tắt. - Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất. - Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hơng hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình. - Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0. Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất. Hình 1.4.35b. Hiệu chỉnh máy đo pH cầm tay
  71. 71 Bước 2: Đo pH mẫu nước: - Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy. - Cho mẫu nước cần đo vào cốc. - Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu. - Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần. - Chờ 15 – 30 giây cho số trên màn hình đứng yên. - Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi. - Đưa máy ra khỏi cốc nước. Hình 1.4.35c. Đo pH mẫu nước bằng - Tắt máy máy đo pH cầm tay - Ngâm đầu dị vào cốc nước sạch khoảng 10- 15 giây, lấy ra, để ráo. Đậy nắp máy. Cách bảo quản: - Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì cĩ thể gây hỏng máy. - Khơng nên đo trực tiếp vào nước ao. - Khơng để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. Bảng 4: Ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá độ pH nước TT PP đo Bằng giấy quỳ Bằng bộ test Bắng máy đo Chỉ tiêu 1 Mức độ tiện dụng Nhanh, tiện Lâu, sử dụng Lâu, sử dụng dụng nhiều thao tác, nhiều thao tác, đọc hướng dẫn học cách sử dụng máy
  72. 72 2 Kết quả Độ chính xác Vẫn cịn sai số Chính xác chưa cao, phụ khi nhỏ dung thuộc vào yếu dịch thử, so tố bên ngồi màu (mắt nhìn, ánh sáng) 3 Phương pháp sử Đơn giản, dễ Phức tạp hơn, Thao tác phức dụng học, dễ áp cần cĩ người tạp, cần cĩ dụng hướng dẫn và chuyên mơn thực hành 4 Chi phí Thấp Cao hơn Đắt, khĩ áp dụng với nơng dân 6.3.3. Đo nhiệt độ nước a) Dụng cụ - Nhiệt kế thuỷ ngân, hoặc máy đo (Ơ xy metter) - Thuyền, số ghi chép, bút b) Cách xác định Cách 1: dùng nhiệt kế thuỷ ngân: - Đi thuyền, đo 3 điểm theo đường chéo trong ao (hình 1), ghi kết quả (X1, X2, X3) - Tính giá trị trung bình, là kết quả trị số nhiệt độ nước trong ao nuơi (X) - Rửa nhiệt kế, bảo quản cẩn thận Chú ý: khi đo cần để tồn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu nhiệt kế cách mặt ao 50cm, hơi nghiêng sao cho cĩ thể đọc kết quả (hình 3). 5ocm Hình 4.6.1: Thao tác sử dụng nhiệt kế và máy đo pH trong ao nuơi tơm Cách 2: dùng máy đo (Ơ xy metter)
  73. 73 Do trên máy đo ơ xy thường cĩ chức năng xác định luơn nhiệt độ nên cán bộ cĩ thể sử dụng máy đo ơ xy để đo nhiệt độ. Về phương pháp, tương tự cách đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân. Tuy nhiên cán bộ cần lưu ý khi sử dụng khi đo trên thuyền. - Khởi động, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất - Nhúng điện cực xuống vị trí cần đo. - Lắc hoặc rê đầu điện cực trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (khơng chạy nhảy) thì dừng lại. - Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đĩ rửa đầu đo bằng nước sạch, đậy nắp. Chú ý: Nhiệt độ cần được đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 h sáng và 13-14 h chiều, sau đĩ ghi vào nhật ký. Nhiệt độ cho phép trong ao nuơi cású là 26-330C, tốt nhất là 28-300C. Nhiệt độ trong một ngày dao động khơng quá 50C. Trong quá trình nuơi cán bộ chú ý ghi lại các thời điểm nhiệt độ, pH nước dao động mạnh (thời gian nuơi, cỡ tơm, thời tiết, mức độ, đã xử lý bằng biện pháp gì) để khi gặp cán bộ kỹ thuật để tìm ra giải pháp tốt nhất giải quyết và đúc rút làm kinh nghiệm cho vụ sau. - Mức qui định phù hợp: 280C-330C đối với cávà tảo thực vật thuộc nhĩm rong màu vàng nâu. - Nếu nhiệt độ biến động quá 50C/ngày sẽ làm cho cágiảm ăn. - Nhiệt độ cao > 35 oC, nhĩm tảo lam gây hại cho cásẽ phát triển. - Nhiệt độ thấp cá< 20 0C cáSú giảm ăn hoặc ngưng ăn, chậm hoặc khơng lớn. 6.3.4. Kiểm tra độ mặn a) Dụng cụ đo - Máy đo độ mặn hoặc tỷ trọng kế, xơ nhựa. - Thuyền, sổ ghi chép, bút. b) Các xác định Cách 1: Dùng máy đo độ mặn - Kiểm tra máy bằng nước cất, hiệu chỉnh độ mặn về 0 nếu lần đo gần nhất cách đĩ trước đĩ hơn một tháng. - Múc nước ao vào xơ nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng lên phía cĩ ánh sáng mặt trời.
  74. 74 - Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đĩ rửa đầu đầu đọc bằng nước sạch, đậy nắp. Nắp nhựa trắng trong, đĩng mở được Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa Rãnh hiệu chỉnh Bộ phận chỉnh độ nét, cĩ thể xoay trịn được Mắt đọc trịn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt cĩ thể thấy màn hình như bên dưới Hình 4.6.2. Máy đo độ mặn Màn hình cĩ dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thư ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải. Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước Hình 4.6.3. Dãy số tỷ trọng * Cách đo
  75. 75 Bước 1: Lấy 1 – 2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước Hình 4.6.5. Đậy nắp vào gương Bước 2: Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) Hình 4.6.6. Hướng máy về phía ánh sáng Bước 3: Nhìn vào mắt đọc kết quả Hình 4.6.7. Đọc kết quả
  76. 76 Bước 4: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và phần trắng màn hình Đây chính là độ mặn của nước Hình 4.6.8. Đọc thang số đo Bước 5: Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất Bước 6: Dùng giấy mềm, mịn chùi khơ gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi khơ ráo Hình 4.6.9. Vệ sinh, bảo quản Chú ý: Khi mua máy, đã cĩ các hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn hiệu chỉnh máy. Cán bộ cần hỏi kỹ chủ cửa hàng bán các sản phẩm này, họ sẽ cho cán bộ một hướng dẫn sử dụng. Cách 2: Dùng tỷ trọng kế: - Chuẩn bị dụng cụ (xơ nhựa, máy đo) - Múc nước ao vào xơ nhựa, dùng cốc thuỷ tinh sạch đổ đầy vào ống đong của máy. - Thả từ từ phần đế của máy (phần cĩ chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ. - Chờ đến khi cột đọc ổn định (khơng cịn dao động), đọc và ghi kết quả là giá trị độ mặn cần đo.
  77. 77 - Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đĩ rửa máy bằng nước sạch, đậy nắp. 0 - Mức qui định phù hợp 5-35 /00 , cá chim vây vàng phát triển tốt nhất ở độ 0 0 mặn 15-25 /00. Biến động trong ngày khơng quá 5 /00. 0 - Trước khi thả cá phải kiểm tra độ mặn, nếu độ mặn < 5 /00 cần thuần hố độ mặn từ trại giống và ao ương. 6.3.5. Phân tích hàm lượng NH3 - Dụng cụ đo: bộ kiểm tra nhanh + - Bộ thử NH3/NH4 hãng SERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3 trong nuơi trồng thủy sản. - Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng cĩ thang so màu: + Hinh 4.6.10: Bộ thử nhanh NH3/NH4 - Phương pháp đo: Bước 1: Thu mẫu nước Bước 2: Xác định hàm lượng NH3 trong mơi trường nuơi bằng bộ thử nhanh. Bước 3: Đọc kết quả. - Cách sử dụng: Bước 1. Làm sạch trong và ngồi lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. Bước 2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đĩ đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khơ bên ngồi lọ.
  78. 78 Bước 3. Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đĩng nắp và lắc đều. Bước 4. Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đĩng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. Bước 5. Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đĩng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. Bước 6. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + Bước 7. Đối chiếu giá trị NH4 với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 cĩ trong nước ao. Bảng 4: Giá trị hàm lượng NH3 + Giá trị NH4 sau Độ pH khi so màu 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 Giá trị 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 NH3 thực tế 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an tồn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm - Bảo quản: đĩng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thống mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. - Chú ý: thuốc thử số 3 cĩ chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt.
  79. 79 Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay bằng vịi nước chảy và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 6.3.6. Phân tích hàm lượng H2S - Dụng cụ đo: bộ kiểm tra nhanh, máy đo - Phương pháp đo: Bước 1: Thu mẫu nước Bước 2: Xác định hàm lượng H2S trong mơi trường nuơi bằng bộ thử nhanh - Bảo quản: đĩng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thống mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. Hình 4.6.11. Máy đo đa yếu tố mơi trường 6.4. Đánh giá chất lượng nguồn nước - Đánh giá việc khảo sát nguồn nước: + Khảo sát được nguồn nước cung cấp cho hệ thống ao nuơi + Khảo sát được trữ lượng nước dùng để cung cấp cho hệ thống ao nuơi + Khảo sát được hệ thống kênh mương dẫn vào vùng nuơi - Đánh giá việc kiểm tra chất nước: + Kiểm tra được hàm lượng ơxy hịa tan trong nước + Kiểm tra được độ pH trong vùng nước + Kiểm tra được hàm lượng H2S trong nước phục vụ ao nuơi + Kiểm tra được hàm lượng NH3 trong nước phục vụ ao nuơi
  80. 80 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Xác định điều kiện ao nuơi cá chim vây vàng. Bài tập 1: Phương pháp đo pH đất. Bài tập 2: Phương pháp đo pH nước. Bài tập 3: Phương pháp đo Oxy. Bài tập 4: Phương pháp đo nhiệt độ. Bài tập 5: Phương pháp đo độ mặn. Bài tập 6: Phương pháp đo NH3, H2S. C. Ghi nhớ - Xác định điều kiện thủy triều vùng nuơi cá chim vây vàng. - Phân loại mẫu rõ ràng, chính xác.
  81. 81 Bài 5: Vẽ sơ đồ hệ thống nuơi Mã số mơ đun: MĐ 01-05 Mục tiêu - Trình bày được các tiêu chuẩn ao nuơi; các bước vẽ sơ đồ ao, bờ và cống; - Vẽ được sơ đồ ao, bờ và cống; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Vẽ sơ đồ hệ thống nuơi 1.1. Xác định tiêu chuẩn ao - Mục tiêu chính thiết kế ao nuơi: + Giúp quản lý hiệu quả chất thải: chất thải được gom lại ở một nơi nào đĩ trong ao, thường là ở giữa ao + Dễ cấp nước và thay nước + Dễ thu hoạch Ao nuơi cá chim vây vàng phải đảm bảo về diện tích từ 2000m2 – 5000m2 Đảm bảo chiều cao bờ 2 – 2,5m, bờ ao cao hơn mức cao triều 0,5m Đảm bảo độ nghiêng mái bờ 45o Đáy ao đảm bảo sạch, khơng cĩ rác thải, chiều cao mức bùn từ 10 – 15cm Ao phải cĩ hệ thống cống cấp và cống thốt riêng biệt, đảm bảo cấp và thốt nước dễ dàng Đáy ao cĩ độ nghiêng về phía cống thốt 10 - 15o 1.2. Xác định hình dạng ao - Hình dạng ao tùy thuộc vào địa hình để chọn làm ao. Tuy nhiên, hình dạng ao cĩ mối quan hệ mật thiết với vị trí đặt máy sục khí, sự di chuyển của dịng chảy và việc thu gom chất thải trong ao. - Hình dạng ao phổ biến hiện nay là ao hình vuơng hoặc hình chữ nhật. - Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng khơng quá lớn nên < 2 để thuận tiện cho việc thu hoạch hơn, cịn ao hình vuơng thì tiện lợi cho việc thu gom chất thải. - Với ao hình chữ nhật, dể cải thiện dịng chảy người ta thường đắp đất bo trịn gĩc ao. - Ao càng ít gĩc cạnh càng tốt: các gĩc ao cần được bo trịn thuận lợi cho việc lưu chuyển dịng chảy trong ao
  82. 82 - Khơng nên xây dựng ao nuơi cĩ hình chữ nhật dài, việc nuơi cásẽ ít cĩ hiệu quả do quá trình gom mùn bã hữu cơ khơng tập trung ở giữa ao. - Cĩ thể cải thiện tình hình bằng cách đào một rãnh ở giữa. 1.3. Xác định diện tích ao - Ao lớn thì khĩ quản lý, ao nhỏ thì dễ quản lý, nhưng chi phí vận hành và xây dựng cao. Do đĩ, ao nuơi cákhơng nên lớn quá hoặc nhỏ quá. - Ao nuơi nên cĩ diện tích từ 0,3-1ha. - Tốt nhất là 0,3-0,5ha sẽ dễ dàng cho việc chăm sĩc và quản lý cũng như việc vận hành các trang thiết bị trong sản xuất - Độ sâu mực nước tối thiểu là 1,5m để tránh xáo trộn tầng nước và làm động lớp bùn đáy, nơi kiếm ăn chính của tơm. 1.4. Xác định kích thước bờ - Nhiệm vụ chủ yếu của bờ là giữ được nước, giữ được cávà hoạt động đi lại của người nuơi tơm, nên bờ ao phải vững chắc, khơng sụp lở, rị rỉ. - Bờ ao phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Cao hơn mực nước cao nhất 0,3-0,5m để tránh tràn bờ, ngăn chặn sự phá hoại của nước trong mùa mưa lũ. + Độ dốc của bờ phụ thuộc vào tính chất đất: Ao được xây dựng trên đất cát pha thịt tối đa là 1: 1,5 Ao được xây dựng ở vùng đất thịt, sét, ít bị xĩi mịn là 1:1 - Ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố bằng kè đá, đầm nén bằng đất sét hoặc trải bạt xung quanh. - Chiều rộng mặt bờ thường căn cứ vào phương tiện vận chuyển thức ăn, phân bĩn của trại - Với các bờ liên ao là đường giao thơng chính thì bề rộng mặt bờ 5-6m để máy kéo cĩ thể di chuyển được. - Nếu trại cĩ quy mơ nhỏ thì bề rộng mặt bờ cĩ thể 3-4m. - Nhìn chung các bờ nên thiết kế cĩ bề mặt >3m. - Với những trại nuơi cĩ diện tích lớn, nhiều ao nuơi, bờ ao gồm 3 loại với bề rộng khác nhau.
  83. 83 Bảng 5: Bề rộng mặt bờ ao Loại bờ ao Là đường giao Khơng phải là đường thơng chính (m) giao thơng chính (m) Bờ liên ao 5-6 3-4 Bờ ao 4 3 Bờ bên, bờ bao 5-6 4 1.5. Xác định hình dạng cống - Cống được xây dựng nhằm mục đích điều tiết nước trong quá trình sản xuất - Tốt nhất mỗi ao nuơi nên cĩ 2 cống, cống cấp và cống thốt nước riêng biệt - Vị trí đặt cống cấp đặt đối gĩc với vị trí cống thốt - Kích thước và khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước ao nuơi - Đảm bảo yêu cầu cấp nước vào ao hoặc tháo nước ra khỏi ao trong vịng 4 – 6 giờ - Cống phổ biến cĩ khẩu độ 0,5-1m - Độ dốc của cống thốt: thường cĩ từ 1: 200 so với cống cấp. Lưu ý: - Cống thốt phải được đặt sâu hơn nơi thấp nhất của đáy ao nuơi để dễ dàng thay nước, đào thải các chất bùn bã ra khỏi ao nuơi, tháo cạn hồn tồn sau khi thu hoạch. - Khơng nên thiết kế cửa cống cấp nước lớn quá sẽ rất khĩ khăn cho việc điều tiết dịng chảy, làm cho dịng chảy quá mạnh, cĩ thể gây tổn hại đến cáhoặc làm xĩi mịn bờ ao. - Nên chia cống cấp thành nhiều cống nhỏ nhằm giảm tốc dịng chảy. 1.6. Xác định hình dạng đáy ao - Bằng phẳng - Hơi nghiêng 10 – 150 về cống thốt để thuận lợi cho việc tháo cạn nước 2. Chuẩn bị dụng cụ 2.1. Xác định thành phần số lượng dụng cụ - Yêu cầu:
  84. 84 + Số lượng: dụng cụ đảm bảo đầy đủ về số lượng để thực hiện lên sơ đồ. Số lượng này nhiều ít tùy thuộc vào thực tế thực hiện, diện tích cần lên sơ đồ và tiến hành cắm tiêu ngồi thực địa. + Chất lượng: dụng cụ được kiểm tra, lựa chọn cẩn thận + Chủng loại: dụng cụ để lên sơ đồ trên giấy là giấy A0, A3, A4 , bút, thước kẻ, compa, máy tính tay - Dụng cụ dùng để cắm tiêu thực địa là thước ngắm, thước dây, dây buộc, dây căng làm vạch, cọc tre để cắm tiêu 2.2. Đánh giá chất lượng dụng cụ Dụng cụ vẽ sơ đồ cĩ thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa nhưng phải đảm bảo về chất lượng, được mua tại các cơng ty cĩ uy tín Dụng cụ phải đảm bảo các số đo, thơng số trên dụng cụ rõ ràng Dụng cụ phải đảm bảo đưa ra bản vẽ đúng kỹ thuật 3. Vẽ sơ đồ ao 3.1. Mặt bằng tổng thể - Mặt bằng ao là thực hiện vẽ hình dạng, kích thước ao ngồi thực tế phản ảnh lên giấy theo tỷ lệ nhất định. - Các bước vẽ mặt bằng ao + Bước 1: Dải tờ giấy A0 lên mặt bằng phẳng (bàn hoặc nền đất) + Bước 2: Vẽ chiều dài ao bằng 2 đường kẻ song song trên khổ giấy A0, đặc trưng cho 2 bờ đối diện chạy theo chiều dài của ao. Trên đường kẻ cĩ ghi chú kích thước, đơn vi tính là mét (m). + Bước 3: Vẽ chiều rộng ao bằng 2 đường kẻ song song vuơng gĩc với 2 đường chiều dài ao trên khổ giấy A0. Biểu diễn cho 2 đường này là bờ đối diện chạy theo chiều rộng của ao. Trên đường kẻ cĩ ghi chú kích thước, đơn vi tính là m. + Bước 4: Vẽ hình chiếu thẳng xuống tạo thành mặt đáy của ao và đặc trưng độ sâu của ao. + Bước 5: Ghi chú loại hình vẽ mặt bằng, hướng ao, tỷ lệ ngồi thực địa 3.2. Hình dạng ao Xác định diện tích ao nuơi cá chim vây vàng nhằm mục đích tiến hành vẽ sơ đồ và xây dựng ao nuơi phù hợp.
  85. 85 Ao nuơi cá chim vây vàng cĩ nhiều hình dạng khác nhau, vì hình dạng ao khơng phải là nhân tố quyết định đến việc nuơi cá chim vây vàng thương phẩm đạt năng suất hay khơng. Hiện nay, ao nuơi cá chim vây vàng thường cĩ hình dạng chữ nhật là thích hợp cho quá trình bố trí dãy ao, quản lý, đánh bắt và thi cơng. Ao hình chữ nhật thường chọn chiều dài lớn hơn chiều rộng từ 2 - 6 lần. Hình 5.1. Sơ đồ bố trí ao nuơi 3.3. Vẽ sơ đồ bờ ao 3.3.1. Vẽ chiều rộng mặt bờ - Yêu cầu vẽ chiều rộng mặt bờ: thể hiện rõ ràng trên giấy, dễ đọc, dễ hiểu khi thực hiện xây dựng ngồi thực tế. - Phương pháp thực hiện gồm 2 phương pháp: + Phương pháp 1: Là vẽ trực tiếp lên bản vẽ mặt bằng ao và ghi chú cẩn thận chính xác. - Ưu điểm của phương pháp này là ít bản vẽ, dễ hiểu, tiết kiệm thời gian thực hiện vẽ sơ đồ. - Nhược điểm là bản vẽ nhiều chi tiết, phức tạp và thường nhầm lẫn khĩ thực hiện đối với người nơng dân khi xây dựng + Phương pháp 2: Là vẽ tách riêng khơng chung với bản vẽ mặt bằng ao và ghi chú cẩn thận chính xác. - Ưu điểm của phương pháp này là vẽ ít chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện để xây dựng.
  86. 86 - Nhược điểm của phương pháp này là nhiều bản vẽ, tốn thời gan thực hiện vẽ sơ đồ. - Thơng thường khi vẽ sơ đồ ao, người vẽ thường vẽ kết hai phương pháp trên. Đĩ là vẫn vẽ mặt bằng tổng thể để biết được các chi tiết, ngồi ra vẫn vẽ thành bản chi tiết riêng. Nếu vẽ mặt bằng tổng thể thì vẽ và ghi chú những hạng mục chính, đơn giản khơng cần chi tiết. Muốn hiểu hết chi tiết thì vẽ tiếp bản chi tiết riêng từng hạng mục. - Thực hiện vẽ: + Vẽ theo phương pháp 1: Kẻ hai đường nét nhỏ, hoặc màu khác song song với đường chiều dài ao. Vẽ trực tiếp trên bản vẽ mặt bằng ao, ghi chú kích thước chiều rộng mặt bờ ao. Kẻ tiếp 2 đường song song như trên nhưng theo chiều rộng ao để thể hiện kích thước mặt bờ theo chiều rộng. + Vẽ theo phương pháp 2: Vẽ một hình bậc thang ra khổ giấy A3 hoặc A4. Ghi chú phần đáy nhỏ, phía trên của hình thang là chiều rộng của mặt bờ ao nuơi cá chim vây vàng. 3.3.2. Vẽ chiều cao bờ - Chiều cao bờ được tính từ đáy ao đến mặt bờ ao. - Chiều cao bờ cĩ 2 phần chính: + Chiều cao mực nước: được tính từ đáy ao đến mặt nước ao, chiều cao này hay được gọi là độ sâu mực nước ao. + Chiều cao siêu bờ (độ cao mực nước an tồn): được tính từ mặt nước ao đến mặt bờ. Chiều cao này thường cao hơn mực nước cao nhất từ 40- 60cm. - Thực hiện vẽ chiều cao bờ: + Bước 1: Vẽ một đường thẳng từ trên xuống theo chiều thẳng đứng từ mặt bờ xuống đáy bờ (vẽ từ đáy nhỏ hình thang xuống đáy lớn hình thang) + Bước 2: Phân chia thành 2 phần là phần chiều cao mực nước và chiều cao siêu bờ + Bước 3: Ghi chú số liệu từng phần, đơn vị tính là m.
  87. 87 Hình 5.2. Bản vẽ mặt cắt bờ ao 3.3.3. Vẽ mái bờ - Độ dốc bờ ao (hệ số mái bờ ao m): thường được biểu diễn bởi cotg gĩc hợp bởi mái nghiêng của bờ ao và mặt phẳng nằm ngang. Hình 5.3: Bản vẽ thể hiện mái bờ ao Thí dụ: mái bờ cĩ độ cao h = 2 m, đáy b = 3 m thì m = b/h = 3/2 = 1,5 Vậy hệ số mái của bờ ao là m = 1,5. Nếu hệ số mái cáng lớn thì gĩc càng nhỏ, bờ ao càng vững. Tham khảo hệ số mái bờ theo loại đất ở bảng dưới đây:
  88. 88 Bảng 6: Hệ số mái bờ của các loại đất Loại đất m tự nhiên m thiết kế Đất sét nhẹ, đất thịt nặng, đất thịt 1 1,5-2 vừa Đất thịt nhẹ 1,25 1,5-2 Đất thịt pha cát hay cát sỏi 1,5 2-2,5 Đất cát pha sét 1,5-2 2,5-3 Ví dụ các nhĩm đất vùng Đồng Bằng sơng Cửu Long thường thuộc đất thịt và đất sét. Vì vậy hệ số mái bờ ao thường chọn m = 1 - 2. - Mái bờ được vẽ trực tiếp lên bản vẽ bờ ao ở trên và ghi chú hệ số tùy thuộc vào chất đất thơng qua bảng tiêu chuẩn. 3.3.4. Vẽ chiều rộng đáy bờ - Chiều rộng đáy bờ: là thể hiện phần chân của bờ, việc xác định chiều rộng đáy bờ để tính tốn hệ số mái bờ, độ thoải của bờ. - Chiều rộng của đáy bờ tùy thuộc vào chất đất. Nếu là đất cát thì đáy bờ thường lớn, cịn đất thịt thì chiều rộng đáy bờ nhỏ hơn và đất sét thường đáy bờ nhỏ nhất. - Yêu cầu vẽ chiều rộng đáy bờ: thể hiện rõ ràng trên giấy, dễ đọc, dễ hiểu khi thực hiện xây dựng ngồi thực tế. - Thực hiện vẽ: + Trên bản vẽ chiều rộng mặt bờ thì mặt bờ thể hiện đáy nhỏ của hình thang, cĩ ghi chú kích thước. + Đáy lớn của hình thang thể hiện chiều rộng của đáy bờ ao. 3.4. Vẽ sơ đồ cống ao 3.4.1. Vẽ vị trí cống - Xác định vị trí của cống cấp gắn với cao trình đáy phía bờ cao và gần nguồn nước cấp. - Vị trí của cống thốt gắn với cao trình đáy ở phía bờ thấp và gần với hệ thống kênh thốt nước. - Thực hiện vẽ vị trí cống:
  89. 89 + Đánh dấu vị trí cống cấp, cống thốt trên bản vẽ bờ ao + Ghi chú cao trình đáy của từng loại cống 3.4.2. Chọn loại cống - Việc chọn loại cống phụ thuộc vào kích thước bờ, diện tích ao nuơi. Nếu kích thước bờ nhỏ, diện tích ao nhỏ thì lên chọn loại cống đơn giản để thiếp kế và lắp đặt cho ao. Nếu bờ chắc chắn, kích thước lớn, diện tích ao lớn thì nên chọn loại cống là cống ván phai kết hợp với cống dạng bậc thang. - Việc chọn cống cịn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của cống như cống cấp thì nên chọn loại cống đơn giản hoặc cống ván phai. Cống thốt thì chọn loại cống bậc thang hoặc cống ba lỗ. 3.4.3. Vẽ mặt cắt ngang, dọc của cống - Vẽ mặt cắt cống đơn giản: Hình 5.4: Bản vẽ loại cống đơn giản
  90. 90 - Vẽ mặt cắt cống ván phai: Hình 5.5: Bản vẽ kết cấu cống ván phai - Vẽ mặt cắt cống bậc thang: Ghi chĩ R1 B¸n kÝnh miƯng cèng R1 R2 R2 B¸n kÝnh miƯng n¾p R1 R2 N¾p cèng MiƯng cèng Hình 5.6. Bản vẽ cống bậc thang
  91. 91 - Vẽ mặt cắt cống 3 lỗ: Hình 5.7. Bản vẽ cống dạng 3 lỗ 4. Xác định vị trí đặt cống 4.1. Lựa chọn hình dạng cống cấp và thốt nước - Là cơng tác quan trọng liên quan đến quá trình thiết kế vì địa điểm, loại cống tốt hay xấu cĩ ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá thành cơng trình, khả năng cấp thốt nước vì vậy cần chú ý: + Loại cống cĩ thể là cống 3 lỗ, cống bậc thang hoặc cống ván phai + Khống chế được tồn bộ khu vực cấp hay tiêu nước + Tim cống trùng với hướng dịng chảy để tránh hiện tượng nước đổi dịng đột ngột gây xĩi lở lịng kênh + Tránh các đoạn sơng cong vì nước đổi hướng gây hư hỏng nền cống + Chọn nền thích hợp + Tránh các lịng sơng cũ
  92. 92 4.2. Kích thước cống cấp và cống thốt nước Hình 5.8. Hình dạng cống Nền cống: Là phần đất nằm dưới đáy cống, gánh chịu tồn bộ trọng lượng cống và kiến trúc vật khác như cầu giao thơng, người, xe cộ qua lại, do đĩ nền dễ bị lún. Trong thiết kế phải tính tốn để độ lún nằm trong giới hạn cho phép. Nếu đất xấu chịu tải kém phải xử lý để tăng khả năng chịu tải của nền. Kiến trúc vật dưới cống + Tấm đáy: là bộ phận nối liền giữa thân với nền cống cĩ tác dụng truyền áp lực cảu tải trọng phân bố đều trên nền cống để tránh hiện tượng lún khơng đều. Ngồi ra lực ma sát giữa đáy và nền cịn cĩ tác dụng chống lại sự chuyển trượt do áp lực nước gây ra + Chân khay: là bộ phân nối liền giữa tấm đãy với nền và ăn sâu vào nền cống, cĩ tác dụng kéo dài đường nước thẩm thấu làm giảm áp lực thảm thấu và tăng khả năng chống trượt của đáy cống + Ván cừ: là những tấm gỗ được gia cơng thành những cọc đĩng xuống nền cống tạo thành bức tường gỗ cĩ tác dụng như chân khay. + Bể tiêu năng: là bể được xây dựng liền với tấm đáy và kéo dài về phía hạ lưu. Tác dụng tiêu hao một phần dộng năng của dịng chảy khi qua cống để đảm bảo an tồn cho lịng kênh và đáy cống + Sân trước, sân sau: xây liền với tấm đáy ở trước và sau cống ,cĩ tác dụng chống xĩi lở lịng kênh, đảm bảo an tồn cho nền cống. - Được xây dựng ở những ao cĩ diện tích lớn
  93. 93 - Sử dụng ống bê tơng đúc sẵn, cĩ bệ đỡ vững chắc và cửa cống cĩ thiết bị đĩng mở. a) Cống ván phai * Nền cống: - Cĩ tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững - Bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, được đầm nện kỹ, cĩ thể đĩng thêm cừ tràm từ 16-25cây/m2. - Sau khi đĩng cừ và đầm nện kỹ, lĩt một lớp bê tơng đá 4x6 dày từ 10- 20cm cho nền được vững chắc. - Bệ cống cĩ thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tơng mác 150-200kg/cm2. * Ống cống: - Nên dùng loại ống bê tơng đúc sẵn cĩ thể cĩ lưới thép hoặc khơng. - Cường đơ chịu nén của cống phải đạt 150-200kg/cm2. - Ống cống thường khơng đủ chiều dài, vì vậy khi đặt ống cống thường chú ý đến các khớp nối cho chắc. - Thường ngay tại khớp nối, xây một lớp gạch để giữ chắc và bít các khớp nổi - Đường kính ống cống tùy thuộc khối lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nước. Thơng thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2-3 giờ. - Ưu điểm: Thao tác dễ - Nhược điểm: chi phí cao b) Cống bậc thang - Nền cống và ống cống cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống được thiết kế theo hình bậc thang để lên xuống thao tác dễ dàng và cĩ thể khống chế mực nước trong ao theo độ sâu thích hợp. - Số lượng bậc cống: Cĩ thể thay đổi từ 3-5 bậc tùy theo yêu cầu của ao - Thân cống: Cĩ thể làm bằng gạch xây hay đúc bê tơng, cường độ chịu lực khơng nhỏ hơn 100kg/cm2. - Nắp cống: Thiết kế theo hình nĩn cụt để giữ được nước, được đúc bằng bê tơng, trên nắp cĩ khoen sắt để dễ mở. - Ưu điểm: Thao tác dễ
  94. 94 c) Cống ba lỗ - Nền cống và ống cống ba lỗ cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống xây kín thành một hình trụ vuơng tiết diện 50x50cm, tường dày 10cm, xây bằng gạch hay đúc bê tơng. - Bề mặt cống hướng về phía ao được thiết kế làm ba lỗ trịn với đường kính 20-25cm. Trên mặt cũng cĩ một lỗ cống. - Thơng thường thiết kế cống ba lỗ để quản lý mực nước ao theo ba mức nước - Ưu điểm: Dễ thao tác, điều chỉnh mực nước thuận tiện - Nhược điểm: Chi phí cao d. Cống siphon - Là cống thốt chất thải ra ao xử lý chất thải - Ở những ao nuơi cácơng nghiệp lượng chất thải rất lớn nên nhất thiết phải cĩ hệ thống cống Siphon - Cống Siphon đặt từ giữa ao (rốn ao) dẫn qua bờ ao ra mương thốt nước để Siphon chất thải ra ao thải. - Ống Siphon thường làm bằng nhựa P.V.C - Đường kính ống 200 – 220 mm, miệng ống giữa ao được bịt kín, đoạn ống giữa ao được khoan lỗ để hút chất thải ra khỏi ao nuơi (hình 6) Ống tháo nước, rút ra khi siphon Khoan lỗ, khoảng cách lỗ 2,5 cm. 5. Kiểm tra thơng số kỹ thuật hệ thống nuơi 5.1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ: Thước dài, thước dây, + Số lượng: Mỗi nhân lực kiểm tra cĩ một bộ dụng cụ kiểm tra
  95. 95 + Chất lượng: Thước chuẩn theo tiêu chuẩn đo lường, các vạch thước rõ ràng, các số liệu trên thước cĩ thể phân biệt rõ ràng. - Vật liệu: Những vật liệu xây dựng để đối chiếu với vật liệu thi cơng 5.2. Kiểm tra thơng số kỹ thuật Theo đúng thơng sỗ thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật - Kiểm tra diện tích ao: rộng, dài, cao - Kiểm tra kích thước bờ ao: cao, độ nghiêng mái bờ, chiều rộng bờ, chiều dài bờ - Kiểm tra đáy ao: Chiều cao bùn, độ nghiêng đáy ao về phía cống thốt - Kiểm tra kích thước cống ao B. Câu hỏi và bài tập kiểm tra Câu hỏi l: Trình bày phương pháp lên sơ đồ ao Câu hỏi 2: Ao nuơi gồm các bộ phận gì Bài tập thực hành 1: Vẽ sơ đồ cống ao Bài tập thực hành 2: Vẽ sơ đồ bờ ao C. Ghi nhớ - Hệ thống ao được bố trí phù hợp - Cơng trình ao khơng bị rị rỉ - Sử dụng dụng cụ đảm bảo
  96. 96 Bài 6. Giám sát thi cơng hệ thống nuơi Mã số mơ đun: MĐ 01-06 Mục tiêu - Trình bày được trình tự các bước thi cơng; - Đọc được sơ đồ hệ thống nuơi; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ 1.1. Chuẩn bị bản vẽ sơ đồ ao - Sơ đồ ao sau khi đã được lên hồn chỉnh được chuẩn bị cho quá trình theo dõi thi cơng dựa vào sơ đồ. Sơ đồ cĩ thể là các dạng sau: + Sơ đồ tổng thể, gồm hình dạng kích thước ao, hình dạng kích thước bờ, hình dạng kích thước cống cấp và cống thốt. + Sơ đồ chi tiết hình dạng kích thước ao, gồm hình dạng ao, kích thước chiều dài, kích thước chiều rộng. + Sơ đồ chi tiết bờ ao, gồm chiều rộng đáy ao, chiều rộng mặt ao và chiều cao bờ ao. + Sơ đồ chi tiết cống cấp cống thốt: Vị trí cống cấp, cống thốt; kiểu cống và kích thước cống. - Chuẩn bị sơ đồ mỗi loại 2 bản trên 1 nhân lực theo dõi thi cơng. 1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra - Dụng cụ: Thước dài, thước dây, + Số lượng: Mỗi nhân lực kiểm tra cĩ một bộ dụng cụ kiểm tra + Chất lượng: Thước chuẩn theo tiêu chuẩn đo lường, các vạch thước rõ ràng, các số liệu trên thước cĩ thể phân biệt rõ ràng. - Vật liệu: Những vật liệu xây dựng để đối chiếu với vật liệu thi cơng 2. Kiểm tra nhân lực, vật liệu 2.1. Kiểm tra nhân lực Yêu cầu về số lượng: Ít nhất phải cĩ 4 người cĩ trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Yêu cầu về chất lượng: Đảm bảo sức khỏe tốt để thực hiện ngồi thực địa nắng, giĩ
  97. 97 Người giám sát thi cơng phải cĩ bằng cấp, kinh nghiệm trong xây dựng và giám sát, phải biết vẽ bản vẽ và đọc bản vẽ Người giám sát phải làm việc tập trung, cẩn thận, nghiêm túc và cĩ lương tâm nghề nghiệp Người giám sát phải ghi chép đầy đủ về kích thước thực trong thi cơng để đối chiếu với bản vẽ 2.2. Kiểm tra nguyên vật liệu - Vật liệu đi kiểm tra phải đầy đủ về số lượng, chất lượng - Bút, sách - Máy tính - Thước dây, thước dài theo chuẩn đo lường, các vạch trên thước rõ ràng, 3. Giám sát cắm tiêu - Người giám sát cắm tiêu phải giám sát người thực hiện, thực hiện theo đúng trình tự các bước như sau: + Bước 1: Xác định chiều rộng đáy ở bờ: từ 4- 5m và cắm tiêu theo chiều rộng đáy ở hai bên, số lượng cọc tiêu được cắm tùy thuộc vào chiều dài của từng cạnh trong ao. Khoảng cách giữa các cọc tiêu từ 5- 10m. + Bước 2: Xác định chiều rộng của mặt bờ: từ 2- 4 m và cắm cọc tiêu theo chiều rộng mặt bờ. Các cọc tiêu được cắm thẳng hàng và song song với cọc tiêu chiệu rộng đáy bờ. Lưu ý: Cọc cắm tiêu chiều rộng mặt bờ phải cĩ chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều cao bờ đã xác định (cọc cao ≥ 2m) + Bước 3: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng đáy bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây sát đáy cọc) + Bước 4: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng bề mặt bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây cách chân cọc từ 0,8- 1,5m) 4. Giám sát đắp bờ 4.1. Giám sát chất lượng kỹ thuật đắp bờ - Yêu cầu chất lượng kỹ thuật: + Nền bờ là chắc chắn + Cốt bờ đảm bảo + Mặt bờ phẳng + Các thơng số bờ theo bản vẽ sơ đồ bờ.
  98. 98 - Trình tự đắp bờ: + Đào đất, đắp bờ ao theo định tuyến tại thực địa (đã được thực hiện ở phần cắm tiêu bờ ao). + Tiến hành đào ao, đắp bờ ở ½ ao (theo chiều rộng), từ đầu đến cuối ao. Sau đĩ, thực hiện tiếp ½ ao cịn lại. Lưu ý khi xây dựng bờ ao ở những vùng đất lầy, nhão. Bờ được đắp lên thành lớp cao 30-50cm, chờ cho khơ chắc rồi mới đắp lên lớp tiếp theo. Hình 6.1. Đào, đắp bờ ao theo tuyến + Tiến hành làm lõi ( hay gọi là tim bờ): Tim bờ thường làm bằng đất đất thịt (sét) để đảm bảo độ chắc chắn của bờ. Tim bờ cĩ thể làm 2 dạng là: Bờ 1 tim và bờ 2 tim. Những vùng đất nhão thì phải quan tâm đặc biệt đến làm tim bờ để tránh sạt lở sau này.