Giáo trình Mô đun xây dựng trại sản xuất giống

pdf 37 trang huongle 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun xây dựng trại sản xuất giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_xay_dung_trai_san_xuat_giong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô đun xây dựng trại sản xuất giống

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Nghề sản xuất giống tôm sú trong những năm qua đã cung cấp con giống, góp phần phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu của Việt Nam. Thành quả đạt được của nghề sản xuất giống tôm sú là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng đàn giống là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống tôm cần có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống tôm sú. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Sản xuất giống tôm sú” trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất giống tôm sú và bà con lao động vùng có khả năng sản xuất giống tôm sú, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất giống tôm sú phát triển bền vững. Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun “Xây dựng trại sản xuất giống” dùng cho học viên. Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông qua các buổi hội thảo. Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống tôm sú” trình độ sơ cấp gồm các mô đun: MĐ01. Xây dựng trại sản xuất giống Thời gian đào tạo 64 giờ MĐ02. Chuẩn bị sản xuất giống Thời gian đào tạo 60 giờ MĐ03. Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục Thời gian đào tạo 64 giờ MĐ04. Cho tôm đẻ Thời gian đào tạo 48 giờ MĐ05. Ương nuôi ấu trùng Thời gian đào tạo 68 giờ MĐ06. Phòng trị bệnh ấu trùng tôm Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ07. Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống Thời gian đào tạo 80 giờ Giáo trình “Xây dựng trại sản xuất giống” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về lựa chọn địa điểm xây dựng trại, xây dựng công trình trại giống, giám sát lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sục khí và hệ thống điện của trại sản xuất giống tôm sú; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương.
  4. 2 Giáo trình “Xây dựng trại sản xuất giống” được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun xây dựng trại sản xuất giống, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng cho việc xây dựng trại ương nuôi ấu trùng tôm sú. Nội dung giáo trình gồm 6 bài: Bài 1: Tìm hiểu một số đặc điểm dinh dưỡng và môi trường sống của tôm sú Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống Bài 3: Chuẩn bị công trình trại giống Bài 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước Bài 5: Lắp đặt hệ thống sục khí Bài 6: Lắp đặt hệ thống điện Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Lê Hải Sơn 2. Lê Tiến Dũng
  5. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 6 MÔ ĐUN: XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG 7 BÀI 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA TÔM SÚ 8 1. Đặc điểm cấu tạo của cơ thể tôm sú 8 2. Đặc điểm môi trường sống của tôm sú 9 2.1. Phân bố của tôm sú 9 2.2. Khả năng thích ứng với môi trường sống 10 3. Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú trưởng thành 11 Bài 2: CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG 13 1. Chọn nguồn cung cấp nước 13 1.1. Chọn nguồn cung cấp nước mặn 13 1.2. Chọn nguồn nước ngọt 14 2. Lựa chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống 15 2.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm 15 2.2. Lựa chọn địa hình xây dựng trại 15 2.3. Tìm hiểu chế độ triều 17 2.4. Tiến hành khảo sát chọn địa điểm xây dựng trại 18 3. Khảo sát kinh tế xã hội khu vực ương nuôi 18 Bài 3: CHUẨN BỊ CÔNG TRÌNH TRẠI GIỐNG 21 1. Các hạng mục công trình của trại sản xuất giống tôm sú 21 1.1. Bể chứa và xử lý nước 21 1.2. Bể lắng 22 1.3. Bể lọc 22 1.4. Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 23 1.5. Bể cho tôm đẻ và ấp trứng 23 2. Bể nuôi ấu trùng 24
  6. 4 2.1. Bể nuôi tảo 24 2.2. Bể ấp/bồn ấp Artemia 24 2.3. Bể xử lý nước thải 25 3. Lên sơ đồ bố trí trại 25 4. Chuẩn bị nguyên vật liệu 26 5. Xây dựng bể xi măng 27 5.1. Quy trình thực hiện 27 5.2. Yêu cầu kỹ thuật 27 5.3. Thi công xây dựng bể 28 5.4. Ngâm xả, vệ sinh bể sau khi xây dựng 30 6. Lắp đặt bể Composite 31 BÀI 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 36 1. Lắp đặt máy bơm nước 36 1.1. Phân loại máy bơm nước 36 1.2. Cấu tạo máy bơm nước 37 1.3. Kiểm tra hoạt động của máy trước khi vận hành 38 1.4. Các chú ý khi lắp đặt máy bơm 38 1.5. Bố trí máy bơm tại trại 38 2. Lắp đặt hệ thống lọc nước 40 2.1. Chuẩn bị bể chứa nước 40 2.2. Lắp ống lọc nước 40 2.3. Chuẩn bị bể lắng 41 2.4. Chuẩn bị bể lọc nước 42 3. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải 46 3.1. Tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải 46 3.2. Xây dựng hệ thống thoát nước 46 3.3. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 47 Bài 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG SỤC KHÍ 53 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu 53 2. Lắp đặt hệ thống sục khí chính 53 3. Lắp đặt hệ thống sục khí dự phòng 55 3.1. Máy nén khí 56
  7. 5 3.2. Bình Oxy 57 4. Kiểm tra hoàn chỉnh 57 Bài 6: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN 61 1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị 61 1.1. Đồng hồ vạn năng 61 1.2. Tuốc nơ vít 62 1.3. Máy phát điện 62 1.4. Bộ ATS 63 1.5. Dây dẫn điện 65 2. Lắp đặt hệ thống điện 65 2.1. Các yêu cầu kỹ thuật 65 2.2. Đấu nối ATS với máy phát điện 65 3. Kiểm tra hệ thống điện sau khi lắp đặt 66 4. Các yêu cầu về an toàn máy phát điện 67 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 70 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 78 HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 78
  8. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT AC Điện xoay chiều ATS Hệ thống chuyển đổi nguồn tự động Bể Composite Là loại bể được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên DC Điện một chiều TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam: do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và các Bộ, Ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
  9. 7 MÔ ĐUN: XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG Mã mô đun: MĐ01 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: Mô đun 01 “Xây dựng trại sản xuất giống” có thời gian học tập 64 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 06 giờ kiểm tra định kỳ và 02 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề trong việc xây dựng trại sản xuất giống tôm sú; nội dung mô đun trình bày cách thực hiện chọn địa điểm xây trại ương nuôi ấu trùng, lên sơ đồ bố trí và xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình chính của trại sản xuất giống tôm sú. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các bước công việc trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống, cũng như giám sát được các công đoạn lắp đặt và xây dựng hạng mục công trình chính của trại sản xuất giống tôm sú đúng yêu cầu kỹ thuật nếu người học không thể trực tiếp thi công. Tùy theo năng lực, tập quán và phân công sản xuất trong khu vực, trại sản xuất giống tôm sú có thể là trại nuôi vỗ thành thục và cho tôm đẻ, trại ương ấu trùng tôm hay trại đẻ và ương ấu trùng tôm. Xây dựng trại sản xuất giống tôm sú đạt yêu cầu kỹ thuật công trình xây dựng và yêu cầu kỹ thuật công trình sản xuất giống thủy sản sẽ giúp cho việc điều hành sản xuất thuận lợi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật được dễ dàng và kéo dài tuổi thọ công trình.
  10. 8 BÀI 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DINH DƢỠNG VÀ MÔI TRƢỜNG SỐNG CỦA TÔM SÚ Mã bài: MĐ01-01 Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng và môi trường sống của tôm sú A NỘI DUNG 1. Đặc điểm cấu tạo của cơ thể tôm sú Hình 1.1.1. Cấu tạo bên ngoài của tôm sú Toàn thân tôm được chia làm 2 phần là đầu ngực và thân, nối với nhau qua lớp màng mỏng ở mặt lưng. Phần đầu ngực được bảo vệ bởi lớp vỏ chitin cứng. Các bộ phận bên ngoài gồm: • Chủy • Đôi râu A1 với mỗi râu có 2 nhánh ngắn. • Đôi râu A2 phát triển, có chức năng khứu giác, phát hiện mùi thức ăn. • Đôi mắt có cuống. Trong cuống mắt tôm có cơ quan tiết ra các chất điều khiển sự sinh sản và sinh trưởng ở tôm. • 5 đôi chân ngực dùng để bò. Chân ngực 1,2,3 có càng để gắp thức ăn. • Chân hàm giúp giữ thức ăn và bơi lội. • Phụ bộ miệng để nghiền thức ăn.
  11. 9 • Lỗ thoát trứng nằm ở gốc chân ngực 3 của tôm cái. • Lỗ thoát tinh nằm ở gốc chân ngực 5 của tôm đực. • Thelycum nằm giữa đôi chân ngực 4 và 5 của tôm cái. • Hầu hết cơ quan nội tạng nằm trong phần đầu ngực như mang, tim, dạ dày, gan tụy, tinh hoàn, buồng trứng. Hình 1.1.2. Phụ bộ miệng của tôm sú Phần thân tôm có 7 đốt, cũng được vỏ chitin bảo vệ, có: • 5 đôi chân bụng ở bên dưới 5 đốt bụng trước, dùng để bơi. Petasma là 2 nhánh trong của chân bơi 1 của tôm đực hợp lại. • Đốt bụng 6 có đôi chân đuôi hợp với đốt đuôi (đốt 7) có chức năng chuyển hướng khi bơi và nhảy lùi lại. • Bên trong thân tôm có buồng trứng (tôm cái), ruột, động mạch chủ. 2. Đặc điểm môi trƣờng sống của tôm sú 2.1. Phân bố của tôm sú • Tôm sú là loài tôm nước lợ, có phạm vi phân bố rộng, từ ấn Độ Dương qua Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn chung, tôm sú phân bố quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tên tiếng Anh: Black tiger shrimp Tên khoa học: Penaeus monodon (Fabricius, 1798) Ngành: Arthropoda (chân khớp) Lớp: Crustacea (giáp xác) Bộ: Decapoda (giáp xác 10 chân) Họ tôm he: Penaeidea Giống: Penaeus Loài: Monodon • Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành sẽ di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
  12. 10 2.2. Khả năng thích ứng với môi trường sống 2.1.2. Khả năng thích ứng với nhiệt độ • Tôm sú có biên độ giao động nhiệt độ cao từ 14 – 35oC. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30oC. 2.2.2. Độ mặn • Tôm sú thích ứng rộng với độ mặn từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 – 32 ‰ nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 1 – 10‰. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 30 – 33‰. 2.2.3. pH • Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của tôm có pH 5 tôm chết sau 45 giờ, pH 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5. Các chất khí hòa tan • Oxy: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3 – 11mg/lít. • CO2: Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít. • H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng H2S luôn bằng 0. 2.2.4. Tính ưa ánh sáng và hướng quang của tôm • Đặc tính của tôm là thích ánh sáng yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh sản, bắt mồi đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Tôm trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo. 2.2.5. Cơ chế lột xác của tôm • Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 10-15% so với trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hooc môn ở cuống mắt quy định. Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,5-1 giờ. Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
  13. 11 3. Đặc điểm dinh dƣỡng của tôm sú trƣởng thành Hình 1.1.3. Hệ tiêu hóa của tôm • Trong tự nhiên, tôm sú trưởng thành ăn tạp thiên về động vật với phổ thức ăn rộng như giáp xác, thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ, rong tảo, xác động vật, hạt thực vật • Những loại thức ăn có mùi đặc trưng dễ dẫn dụ, kích thích tôm ăn nhiều hơn. • Tôm có cơ quan tiêu hóa ngắn, hấp thu thức ăn nhanh nên chúng ăn thường xuyên. Cường độ bắt mồi lớn nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối. • Tôm kiếm ăn bằng cách dùng râu dò tìm xung quanh. Khi gặp mồi, chúng dùng kẹp bắt lấy và nghiền bằng các phụ bộ miệng. • Cường độ bắt mồi của tôm sú lớn nhất ở 28-30oC. Ở nhiệt độ dưới 25oC hay trên 30oC, tôm giảm ăn. Trên 35oC, tôm ngừng hẳn hoạt động bắt mồi. • Khi cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi. B. CÂU HỎI Câu hỏi 1.1.1. Tôm sú phân bố chủ yếu ở? A. Bắc bán cầu B. Nam bán cầu C. Xích đạo Câu hỏi 1.1.2. Tôm sú có mấy đôi chân? A. 5 đôi B. 10 đôi C. 15 đôi Câu hỏi 1.1.3. Nhiệt độ sống thích hợp của tôm sú? A. Từ 14 – 35oC B. Từ 28 – 30oC C. Dưới 10oC
  14. 12 Câu hỏi 1.1.4. Khi cường độ ánh sáng môi trường mạnh sẽ làm tôm giảm bắt mồi A. Đúng B. Sai C GHI NHỚ • Khả năng thích ứng với môi trường sống của tôm sú: nhiệt độ từ 28 – 30oC; độ mặn của bể 30 – 33‰; pH nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5; Hàm lượng oxy hòa tan giới hạn từ 3 - 11mg/lít; Hàm lượng CO2 10mg/lít. • Đặc tính của tôm là thích ánh sáng yếu, khi cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi. • Những loại thức ăn có mùi đặc trưng dễ dẫn dụ, kích thích tôm ăn nhiều hơn.
  15. 13 Bài 2: CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG Mã bài: MĐ01-02 Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng trại sản xuất giống tôm sú là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự hoạt động thành công của trại sản xuất giống, điều này sẽ giúp cho việc điều hành sản xuất thuận lợi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật được dễ dàng, nâng cao chất lượng tôm giống, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo cấp đủ nước cho trại sản xuất suốt mùa vụ. Chọn địa điểm thích hợp bao gồm chọn nguồn nước có các chỉ tiêu môi trường thích hợp và ổn định, địa điểm phù hợp cho việc xây dựng trại, điều kiện giao thông thuận lợi Mục tiêu : • Trình bày được các tiêu chuẩn chọn lựa địa điểm xây dựng trại sản xuất giống tôm sú; • Chọn được địa điểm xây dựng trại đúng tiêu chuẩn; A. NỘI DUNG 1. Chọn nguồn cung cấp nƣớc 1.1. Chọn nguồn cung cấp nước mặn • Các trại sản xuất giống tôm phải được cung cấp nguồn nước biển đầy đủ, sạch và có đủ độ mặn thích hợp với đối tượng nuôi. • Nguồn nước mặn là nước biển phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: + Độ mặn trong khoảng 30 – 33‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. + pH = 7,5-8,5 + Nhiệt độ: t 28 – 32oC + Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l + Độ trong lớn hơn 30cm + NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l + NO2 nhỏ hơn 1mg/l + Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l + Hàm lượng kim loại nặng khác nhỏ hơn 0,01mg/l • Khi chất lượng nước tốt, việc xử lý sẽ đơn giản hơn, do đó giá thành sản xuất con giống sẽ giảm xuống.
  16. 14 1.2. Chọn nguồn nước ngọt • Bên cạnh nguồn nước biển đầy đủ, nguồn nước ngọt cũng quan trọng cho việc lợ hóa bể nuôi trước khi xuất bán cho những vùng có độ mặn thấp và cho các hoạt động sinh hoạt của người sản xuất và vệ sinh trại. • Nguồn nước ngọt là nước giếng hoặc nước ngầm hay nước máy phải đạt được các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản. Bảng 1.2.1. Quy chuẩn Quốc gia về tiêu chuẩn nguồn nước ngọt trong nuôi trồng thủy sản TT Chỉ tiêu/thông số Đơn vị tính Mức chỉ tiêu 1 Độ trong cm ≥ 30 Hàm lượng NH3 trong điều kiện: mg/l pH = 6,5 và to = 150C 2,20 o 0 2 pH = 8,0 và t = 15 C 1,33 o 0 pH = 6,5 và t = 20 C 1,49 o 0 pH=8,0 và t = 20 C 0,93 Không quan sát 3 Dầu mỡ (khoáng) thấy váng, nhũ Nguyên sinh động vật và ký sinh 4 Cá thể không có trùng gây bệnh 5 Mùi - Không khó chịu 0 6 BOD5 (20 C) mg/l 50 7 COD mg/l 100 8 Chất rắn lơ lửng mg/l 100 9 Clorua mg/l 600 10 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 10 11 Coliform MNP/100ml 5000 (Tham khảo TCVN 6774:2000 và QCVN 24:2009/BTMNT)
  17. 15 4. Lựa chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống 4.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của trại. Vì vậy khu vực xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí như: 1. Điều kiện khí hậu: quan tâm đến các biến động về chế độ nhiệt độ không khí, lượng mưa, chế độ gió, bão 2. Vùng ương nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương 3. Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự. 4. Cách xa nơi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, trang trại. 5. Khu vực xây dựng trại sản xuất giống phải nằm trong vùng qui hoạch thủy sản của chính quyền địa phương. 4.2. Lựa chọn địa hình xây dựng trại Trại sản xuất giống tôm sú phải được xây dựng trên vùng đất cao của các bãi ngang ven biển, eo vịnh, hải đảo. Cao độ của mặt bằng xây dựng phải bảo đảm tránh được úng lụt hoặc mức nước thuỷ triều lớn nhất trong năm. Hình 1.2.1. Bãi ngang ven biển Không xây dựng trại ở: - Cửa sông: khu vực nước sông đổ ra biển sẽ cho chất lượng nước không ổn định Hình 1.2.2. Cửa sông
  18. 16 - Nơi có xoáy nước Hình 1.2.3. Xoáy nước - Khu vực bờ biển dễ bị sạt lở Hình 1.2.4. Bờ biển bị sạt lở - Lưu vực nước chảy xiết Hình 1.2.5. Lưu vực có nước chảy xiết
  19. 17 - Nơi hạ lưu nguồn nước thải, nguồn gây ô nhiễm của các nhà máy, khu dân cư. Hình 1.2.6. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp - Bến cảng, nơi neo đậu tàu thuyền Hình 1.2.7. Bến tàu 4.3. Tìm hiểu chế độ triều - Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữ mặt trăng, mặt trời với trái đất. - Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút. - Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút - Triều cường: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cường. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng). - Triều kém: mực nước triều dao động ít. - Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau.
  20. 18 + Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều. + Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m. + Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m. + Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều. + Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m. + Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m. + Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m. + Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m. 4.4. Tiến hành khảo sát chọn địa điểm xây dựng trại - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, thước đo, bản đồ địa hình, lịch thủy triều, bảo hộ lao động (có thể quan sát thực tế định hướng thay cho la bàn). - Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng ương nuôi Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa điểm. - Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy triều - Bước 4: Khảo sát thực tế. - Bước 5: Ra quyết định 5. Khảo sát kinh tế xã hội khu vực ƣơng nuôi - Trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống việc tìm hiểu điều kiện về giao thông của vùng để chuẩn bị cho công tác chuẩn bị nơi ương, quá trình vận chuyển giống, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của nghề sẽ giúp giảm giá thành con giống. - Điệu kiện giao thông đảm bảo thuận lợi cho hoạt động đi lại, lưu thông hàng hóa giữa vùng nuôi với môi trường bên ngoài đảm bảo an toàn, thuận lợi, đây là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn nơi ương nuôi. - Tiêu chuẩn: + Giao thông phải thuận tiện
  21. 19 + Ô tô có thể đến được trại để mua con giống - Tiến hành: Khảo sát thực tế và đưa ra quyết định lựa chọn - Tiêu chí: + Tìm hiểu được nơi xây dựng trại phải gần hoặc có đầu mối tiêu thụ + Nên là vùng đã hình thành thị trường tiêu thụ tôm sú giống - Các bước tiến hành: + Bước 1: Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi, internet, mối quan hệ sẵn có về nguồn tiêu thụ + Bước 2: Khảo sát thực tế + Bước 3. Đưa ra quyết định B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1 Các câu hỏi: Câu hỏi 1.2.1. Độ mặn thích hợp của nước biển trong trại sản xuất giống tôm sú trong khoảng 30 – 33‰ A. Đúng B. Sai Câu hỏi 1.2.2. Vị trí xây dựng trại sản xuất giống thích hợp ở? A. Bãi ngang ven biển B. Cửa sông C. Nơi có nước chảy siết D. Nơi bến tàu Câu hỏi 1.2.3. Yếu tố quan trọng nhất của việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống? A. Đất đai B. Khí hậu C. Nguồn nước D. Điều kiện giao thông Câu hỏi 1.2.4. Có thể xây dựng trại sản xuất giống tôm sú ở xa biển được không? A. Có B. Không Câu hỏi 1.2.5. Trình bày các tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống tôm sú? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài tập 1.2.1. Các bước lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống thích hợp. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện việc chọn được địa điểm xây dựng trại sản xuất giống tôm sú thích hợp. • Nguồn lực: Giấy, bút, la bàn, bản đồ khu vực, lịch thủy triều (mỗi thứ
  22. 20 01 bộ) • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 5 người) • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình + Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng ương nuôi + Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy triều + Bước 4: Khảo sát thực tế. + Bước 5: Ra quyết định • Thời gian hoàn thành: 50 phút/nhóm (thực hiện luân phiên). 60 phút chuẩn bị vật liệu và hướng dẫn thực hiện bài tập • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Chọn được địa điểm thích hợp cho việc xây dựng trại giống + Thực hiện việc định hướng đặt trại sản xuất giống bằng la bàn + Chọn lựa địa điểm thuận lợi cho giao thông C GHI NHỚ - Nguồn cung cấp nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống tôm sú. - Trại sản xuất giống nên gần đường giao thông để thuận lợi cho việc cung cấp các trang thiết bị, vật tư khi xây dựng.
  23. 21 Bài 3: CHUẨN BỊ CÔNG TRÌNH TRẠI GIỐNG Mã bài: MĐ01-03 Tùy theo năng lực, tập quán và phân công sản xuất trong khu vực, trại sản xuất giống tôm sú có thể là trại nuôi vỗ thành thục và cho tôm đẻ, trại ương ấu trùng tôm hay trại đẻ và ương ấu trùngtôm. Xây dựng trại sản xuất giống tôm sú với đầy đủ các hạng mục đạt yêu cầu kỹ thuật công trình xây dựng và yêu cầu kỹ thuật công trình sản xuất giống thủy sản sẽ giúp cho việc điều hành sản xuất thuận lợi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật được dễ dàng và kéo dài tuổi thọ công trình. Mục tiêu: • Nêu được các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất giống; • Chuẩn bị được đầy đủ vật tư, trang thiết bị và theo dõi thi công công trình đúng yêu cầu kỹ thuật. A. NỘI DUNG 1. Các hạng mục công trình của trại sản xuất giống tôm sú Một trại sản xuất tôm sú giống cần phải có các loại bể như sau: Bể chứa và xử lý nước, bể nuôi vỗ tôm bố mẹ, bể cho tôm đẻ và ấp trứng, bể nuôi ấu trùng, bể lắng, bể lọc, bể nuôi tảo, bể ấp trứng Artemia, bể xử lý nước thải. 5.1. Bể chứa và xử lý nước Hình 1.3.1. Bể chứa nước • Tùy vào qui mô sản xuất mà sử dụng bể chứa có thể tích khác nhau. Thông thường bể chứa nước biển có thể tích khoảng 40 – 45m3. Bể có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường được chia thành 2 – 3 ngăn để tiện cho việc xử lý. Bể chứa phải được thiết kế cao hơn bể nuôi để dễ thực hiện việc cấp nước.
  24. 22 5.2. Bể lắng • Bể lắng là công trình xây dựng kiểm soát nước được thiết kế đặc biệt để nâng cao chất lượng nước bằng cách loại bỏ những vật chất vô cơ, chẳng hạn như bùn, cát mịn của nước biển. Quá trình lắng thu được nhờ giảm vận tốc nước chảy vừa đủ cho phép những hạt đất sa lắng. Hình 1.3.2. Bể lắng • Bể lắng có thể dùng bể hình vuông hay hình chữ nhật, thể tích 20 – 30m3, cao khoảng 1 – 1,5m. 5.3. Bể lọc • Nước sau khi để lắng phải được lọc bỏ các thành phẩn độc hại rồi mới đưa vào sử dụng. Có thể dùng một trong 02 loại bể lọc: bể lọc cơ học hoặc bể lọc sinh học. Hình 1.3.3. Bể lọc nước 5.3.1. Bể lọc cơ học • Gồm có bể lọc trước bể chứa (thể tích khoảng 2m3, cao 1,2 – 1,5m) và bể lọc trong bể chứa (thể tích khoảng 0,5m3, cao khoảng 0,5m). • Các thành phần vật liệu trong bể lọc được sắp xếp theo thức tự (từ 1 đến 5) từ dưới lên như sau: 5. Lớp lưới ruồi nilon 4. Tầng đá san hô lớn (kích thước khoảng 5 – 20cm), dày khoảng 15cm 3. Tầng đá san hô nhỏ (kích thước khoảng 1 – 2cm), dày khoảng 20cm 2. Tầng cát xây, dày khoảng 10cm. 1. Tầng cát mịn, dày khoảng 30 – 40cm
  25. 23 Giữa các tầng nên lót một lớp ruồi nilon 5.3.2. Bể lọc sinh học • Lọc sinh học là dùng các vi sinh vật (như Nitrosomonas và Nitrobacter) để phân hủy các hợp chất độc hại có chứa Nitơ thành các chất vô hại. • Bể lọc sinh học có dung tích khoảng 40m3, ngăn chứa san hô khoảng 5m3. Dùng nguyên liệu lọc là đá san hô chiếm 5 – 6% dung tích xử lý nước), kích thước 3 – 5cm, xếp thành lớp dày khoảng 0,5m. 5.4. Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ - Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ thường là bể xi măng (hoặc Composite) hình chữ nhật hay hình vuông, thể tích lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng tôm bố mẹ dự định nuôi, có thể từ 10 – 15m3, cao khoảng 0,8 – 1,2m, độ sâu mực nước khoảng 60 – 80cm. Nên chuẩn bị 02 bể, trong đó 1 bể để tách nuôi tôm mẹ khi đã đạt giai đoạn II – IV. Hình 1.3.4. Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 5.5. Bể cho tôm đẻ và ấp trứng • Bể cho tôm đẻ thường là bể nhựa hình Ovan, dung tích mỗi bể khoảng 1m3, mực nước khoảng 0,8 – 1m. Nên có 2 bể Hình 1.3.5. Bể cho tôm đẻ
  26. 24 6. Bể nuôi ấu trùng • Có thể dùng bể hình chữ nhật, bể vuông bằng xi măng hay bể tròn đáy phẳng làm bằng nhựa, bể tròn đáy hình chóp cụt làm bằng chất dẻo. Mỗi loại bể đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy theo điều kiện và trình độ kỹ thuật nuôi mà chọn loại phù hợp. Số lượng bể tùy theo số lượng ấu trùng được nuôi. Mỗi bể có thể 3 tích từ 4 – 6m , cao khoảng 1 - 1,2m. Có thể dùng 6 – 10 bể. Hình 1.3.6. Bể nuôi ấu trùng • Màu sắc của thành trong bể cũng ảnh hưởng đến ấu trùng, do vậy cần phải sơn màu cho thích hợp. Với bể xi măng, có thể giữ nguyên màu xi măng hoặc sơn màu xanh nhạt. Với bể composite, sơn màu xanh nhạt hoặc xanh đậm. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì bên trong bể có mà tối sẽ tốt cho ấu trùng hơn là màu sáng. 6.1. Bể nuôi tảo • Mỗi bể nuôi tảo thường có thể tích 1m3, cao khoảng 0,7m, chứa khoảng 60lit tảo giống. Tổng thể tích bể nuôi tảo bằng khoảng 1/10 tổng thể tích bể ương nuôi ấu trùng. Bể phải được đặt nơi có nhiều ánh sáng, mặt trong bể nên sơn màu trắng. 6.2. Bể ấp/bồn ấp Artemia • Có thể dùng 2 bể hoặc bồn bằng composite hình nón cụt, mỗi bể/bồn có thể tích khoảng 0,6m3. Hình 1.3.6. Bồn ấp Artemia
  27. 25 6.3. Bể xử lý nước thải • Bể xử lý nước thải nên xây dựng cách xa trại sản xuất giống để đảm bảo vệ sinh. Bể có thể tích khoảng 5m3. 7. Lên sơ đồ bố trí trại Trại sản xuất giống tôm sú cần được bố trí hợp lý giữa các khâu trong quá trình sản xuất giống, thuận tiện cho việc di chuyển các trang thiết bị, vật tư và máy móc
  28. 26 Hình 1.3.7. Sơ đồ trại sản xuất giống tôm sú 1. Nhà thí nghiệm, làm việc, kho vật tư thiết bị 2. Nhà ở 3. Bể lọc và bể chứa nước mặn, nước ngọt 4. Nhà để máy bơm 5. Giếng khoan nước mặn (nếu có) 6. Giếng nước ngọt 7. Khu bể nuôi tảo 8. Khu bể ương ấu trùng 9. Khu bể đẻ 10. Khu bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 11. Bể ngầm xử lý nước thải Đường thoát nước thải Đường cấp nước mặn Đường cấp nước ngọt 8. Chuẩn bị nguyên vật liệu Nguyên vật liệu để xây dựng bể xi măng bao gồm: Cát, đát, xi măng, vữa và cừ tràm để đóc cọc bể. • Đá/sỏi: vật liệu làm gia tăng sức chịu lực cho bê tông. Hình 1.3.8. Đá xây dựng Hình 1.3.9. Xi măng PCB 40
  29. 27 • Cừ tràm: Dùng để làm móng cho nền bê tông bể. Hình 1.3.10. Cừ tràm 9. Xây dựng bể xi măng 9.1. Quy trình thực hiện Chuẩn bị nguyên vật liệu Xây dựng nền bể Xây thành bể Tô, làm láng thành, đáy bể Ngâm xả, vệ sinh bể Hình 1.3.11. Qui trình xây dựng bể bằng xi măng 9.2. Yêu cầu kỹ thuật - Kích thước bể:
  30. 28 Loại bể Dài x Rộng x Cao Thể tích Độ dày (m) (m3) thành bể (cm) Bể ương ấu trùng 2,0-2,5 x 2,0 x 1,0-1,2 4-5 12-15 Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 4,0-5,0 x 4,0-5,0 x 1,0-1,2 20-25 12-15 Bể nuôi tảo 1,0-1,5 x 1,0 x 0,8-1,0 1,0-1,2 12-15 • Yêu cầu: + Không lún, sụp trong quá trình sử dụng. + Không nứt, tạo lỗ rỗng ở thành và đáy bể. + Không rò rỉ nước hay đọng nước ở đáy bể. + Thành bể trơn láng, dễ vệ sinh. 9.3. Thi công xây dựng bể • Kiểm tra cách bố trí và đóng cọc cừ tràm như hình bên Hình 1.3.12. Cách đóng cọc cừ tràm • Phổ biến ở các trại giống là xây dựng cùng trên một nền bê tông là cụm 2 bể ương ấu trùng.
  31. 29 Hình 1.3.13. Bể sau khi xây chưa được trát Hình 1.3.14. Bố trí cụm 2 bể trong khu vực ương ấu trùng Tô láng, đánh nhẵn bể sau khi xây
  32. 30 • Bể sau khi xây sẽ được tiến hành tô bằng xi măng. Sau đó, được đánh nhẵn thành bể. • Sau quá trình xây dựng, người giám sát sẽ kiểm tra thành bể sau khi được tô láng phải phẳng, nhẵn không bị lỗi, lõm. Hình 1.3.15. Thành, đáy bể được làm láng 9.4. Ngâm xả, vệ sinh bể sau khi xây dựng • Quá trình biến đổi của xi măng sau khi xây bể tạo thành các chất có tính kiềm (làm pH môi trường > 7), gây hại cho tôm, tảo khi sản xuất. Làm giảm các chất này trong thành và đáy bể bằng cách hòa tan chúng trong nước. • Có thể dùng thêm phèn chua hoặc thân cây chuối để tăng hiệu quả hòa tan. Hình 1.3.16. Phèn chua • Thân chuối được cắt ngắn khoảng 30-50 cm, chẻ làm đôi. Hình 1.3.17. Thân cây chuối Nếu dùng phèn chua, thực hiện như sau:
  33. 31 • Cấp nước ngọt vào đầy bể. • Nghiền nhỏ, hòa tan phèn chua trong ca, thau nước ngọt. • Lượng phèn chua sử dụng khoảng 100g/m3 nước trong bể (400g cho bể 4m3 nước). • Cho dung dịch phèn chua vào bể, khuấy đều. • Ngâm bể khoảng 7-10 ngày. • Kiểm tra pH nước trong bể 1 lần/ngày bằng test pH (thực hiện theo hướng dẫn ở bài 1 hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì). Nếu pH nước giảm dần và ổn định ở pH ≤ 8 trong nhiều ngày thì kết thúc quá trình ngâm xả. Nếu pH nước sau thời gian ngâm vẫn lớn hơn 8 thì xả bỏ nước trong bể và tiến hành ngâm lại. • Xả bỏ nước trong bể. • Chà rửa, sát trùng, phơi khô và đậy bạt chờ sử dụng. Nếu dùng thân cây chuối, thực hiện như sau: • Chà thân cây chuối đều khắp thành và đáy bể vài lần. • Xếp thân cây chuối khoảng 2-3 lớp vào bể. • Cho nước ngọt vào đầy bể. • Ngâm bể khoảng 15-20 ngày. • Kiểm tra pH nước trong bể 1 lần/ngày bằng test pH (thực hiện theo hướng dẫn ở bài 1 hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì). Nếu pH nước giảm dần và ổn định ở pH ≤ 8 trong nhiều ngày thì kết thúc quá trình ngâm xả. Nếu pH nước sau thời gian ngâm vẫn lớn hơn 8 thì xả bỏ nước trong bể và tiến hành ngâm lại. • Xả bỏ nước trong bể. • Chà rửa, sát trùng, phơi khô và đậy bạt chờ sử dụng. 10. Lắp đặt bể Composite Việc sử dụng bể xi măng trong trại sản xuất giống mất nhiều thời gian như: tốn thời gian xây dựng, việc vệ sinh và khử trùng bể phức tạp, sau 1 thời gian hoạt động phải tô láng hoặc sửa chữa lại bể Vì thế, hiện nay tại các trại sản xuất giống tôm sú nói riêng và trại sản xuất giống thủy sản nói chung. Xu thế đang dần sử dụng bể bằng compostite với tính tiện dụng và linh hoạt của nó như: dễ di chuyển, dễ lắp đặt, dễ dàng vệ sinh trước và sau mỗi mùa vụ sản xuất, dễ thay mới Tuy nhiên, giá thành cao hơn bể xi măng.
  34. 32 Hình 1.3.18. Bố trí bể composite trại sản xuất giống Trong trại sản xuất giống tôm sú sử dụng bể bằng composite nhìn chung nguyên vật liệu sử dụng ít hơn bể bằng xi măng (không cần phải chuẩn bị các hạng mục để xây dựng). Số lượng các bể bằng composite chuẩn bị giống theo yêu cầu của bài 3 phần 1. • Việc lắp đặt và bố trí bể composite thực hiện theo sơ đồ bố trí trại (bài 3 phần 2). Hình 1.3.19. Bố trí 2 dãy bể ương bằng composite trong trại B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1.3.1. Một trại sản xuất giống tôm sú gồm các hạng mục công trình chính: Bể chứa và xử lý nước, bể nuôi vỗ tôm bố mẹ, bể cho tôm đẻ và ấp
  35. 33 trứng, bể nuôi ấu trùng, bể lắng, bể lọc, bể nuôi tảo, bể ấp trứng Artemia, bể xử lý nước thải. A. Đúng B. Sai Câu hỏi 1.3.2. Thể tích của một bể ương nuôi ấu trùng? A. 1 – 2m3 B. 4 – 5m3 C. Trên 10m3 Câu hỏi 1.3.3. Bể sau khi xây cần được? A. Tô láng và đánh nhẵn B. Không làm gì hết C. Làm vệ sinh bể Câu hỏi 1.3.4. Bể sau khi xây dựng thường được làm gì? A. Đem vào sử dụng ngay B. Quét vôi C. Ngâm xả và vệ sinh bể D. Các câu trên đều sai Câu hỏi 1.3.5. Phổ biến ở các trại giống là xây dựng cùng trên một nền bê tông với cụm 4 bể ương ấu trùng. A. Đúng B. Sai 2. Các bài tập thực hành: 2.1. Bài tập 1.3.1. Ngâm xả, vệ sinh bể bằng xi măng sau khi xây bằng phèn chua và thân cây chuối. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện việc ngâm xả và vệ sinh bể ương bằng phèn chua và thân cây chuối cũng như thực hiện được các thao tác ngâm xả bể. • Nguồn lực: Bể ương bằng xi măng vừa mới xây (hoặc bể cũ làm giả định để thực hành), phèn chua (đủ lượng vệ sinh 3 lần), thân cây chuối, xô, chậu, ca • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 03 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên. Mỗi nhóm thực hiện luân phiên, 2 nhóm còn lại sẽ quan sát và đóng góp ý kiến sau khi 1 nhóm hoàn thành xong. • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Sử dung phèn chua: Bước 1: Cấp nước ngọt vào đầy bể. Bước 2: Nghiền nhỏ, hòa tan phèn chua trong thau nước ngọt. Bước 3: Cho dung dịch phèn chua vào bể, khuấy đều. Bước 4: Kiểm tra pH nước trong bể Sử dụng thân cây chuối: Bước 1. Chuẩn bị thân cây chuối, cắt nhỏ Bước 2. Chà thân cây chuối đều khắp thành và đáy bể vài lần. Bước 3. Xếp thân cây chuối khoảng 2-3 lớp vào bể. Bước 4. Cho nước ngọt vào đầy bể. Bước 5. Kiểm tra pH nước trong bể sau khi ngâm
  36. 34 • Thời gian hoàn thành: Mỗi nhóm thực hiện trong thời gian 1 giờ, đánh giá 30 phút. Tổng thời gian hoàn thành 4 giờ 30 phút. • Phương pháp đánh giá: có thể sử dụng bể ương nuôi trại sản xuất giống tại địa phương đã qua sử dụng và giả định là bể mới xây để đánh giá việc ngâm xả và vệ sinh bể của người học. Một nhóm thực hiện việc ngâm xả và vệ sinh bể, sau thời gian hoàn thành giáo viên sẽ yêu cầu 2 nhóm còn lại nhận xét, đánh giá. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng. • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện được đúng, đủ các thao tác ngâm xả và vệ sinh bể ương nuôi sau khi xây. + Giảm pH nước của bể sau khi ngâm xả và vệ sinh 2.2. Bài tập 1.3.2. Lắp đặt bể ương bằng composite. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện được các thao tác lắp đặt bể bằng Composite cũng như có thể giám sát được công việc lắp đặt bể đúng yêu cầu kỹ thuật cho các học viên khi không trực tiếp thực hiện. • Nguồn lực: Bể ương bằng composite (4 - 6 bể tùy điều kiện thực tế tại nơi thực hành), sơ đồ bố trí trại sản xuất giống, máy bơm nước, ống dẫn nước, van nước, cờ lê, keo dán ống nước, băng keo • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 03 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên. Các nhóm thực hiện luân phiên, khi 1 nhóm đang thực hiện thì 2 nhóm còn lại sẽ quan sát và đánh giá sau khi 1 nhóm hoàn thành công việc. • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị sơ đồ bố trí trại + Bước 2. Chuẩn bị nguyên vật liệu + Bước 3. Đi đường ống dẫn nước + Bước 4. Lắp đặt van nước + Bước 5. Bơm nước vào bể • Thời gian hoàn thành: Mỗi nhóm thực hiện trong thời gian 1 giờ 40 phút. Sau khi hoàn thành sẽ có 30 phút để đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 6 giờ 30 phút • Phương pháp đánh giá: có thể sử dụng bể composite tại trại sản xuất của địa phương đã qua sử dụng. Một nhóm thực hiện việc lắp đặt bể, sau thời gian hoàn thành giáo viên sẽ yêu cầu 2 nhóm còn lại nhận xét, đánh giá. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng. • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + 2 cụm bể composite hoàn chỉnh theo sơ đồ bố trí trại
  37. 35 + Lắp đặt đường ống dẫn nước đúng yêu cầu kỹ thuật: không bị rò rỉ Bài kiểm tra: Kiểm tra thực hành trong thời gian 02 giờ. Giáo viên cho 3 đề kiểm tra: ngâm xả bể bằng phèn chua, ngâm xả bể bằng thân cây chuối, lắp bể ương bằng composite • Nguồn lực: Bể ương bằng xi măng, thân cây chuối, phèn chua, bể ương bằng composite (4 - 6 bể tùy điều kiện thực tế tại nơi thực hành), sơ đồ bố trí trại sản xuất giống, máy bơm nước, ống dẫn nước, van nước, cờ lê, keo dán ống nước, băng keo (mỗi thứ 02 bộ) • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 06 nhóm/mỗi 05 học viên cùng thực hiện. Mỗi nhóm cử ra 01 nhóm Trưởng rút thăm thực hiện 1 trong 3 bài thực hành và chia nhau thực hiện. • Thời gian hoàn thành: Mỗi nhóm thực hiện trong thời gian 1 giờ 45 phút. • Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thao tác thực hiện của mỗi nhóm và cho điểm. Điểm số của mỗi cá nhân có thể sẽ khác nhau trong mỗi nhóm (việc đánh giá sẽ dựa vào thao tác thực hiện của mỗi cá nhân trong các khâu thực hiện bài thực hành) • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Các nhóm thực hiện hoàn thiện các sản phẩm của đề bài đưa ra C GHI NHỚ • Lên sơ đồ bố trí trại sản xuất giống tôm sú cần được sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình sản xuất giống, thuận tiện cho việc di chuyển các trang thiết bị, vật tư và máy móc • Sắp xếp các cụm bể xi măng hay composite cần theo sơ đồ bố trí trại