Giáo trình Môn học luật liên quan đến tàu cá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Môn học luật liên quan đến tàu cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mon_hoc_luat_lien_quan_den_tau_ca.pdf
Nội dung text: Giáo trình Môn học luật liên quan đến tàu cá
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ___ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ MÃ SỐ MH01 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNGTÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MH 01
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn, tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân; góp phần quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Dọc theo vùng duyên hải nước ta, ngoài nhu cầu học các nghề nông nghiệp, diêm nghiệp, của bà con nông dân, còn có một nhu cầu lớn về học các nghề thủy sản như: nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, khai thác thủy sản . đặc biệt là nhu cầu học nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, để bà con ngư dân có thể tham gia khai thác hải sản trên biển một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ biển, đảo quê hương. Được sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề thuyền trưởng tàu cá của bà con ngư dân, chúng tôi biên soạn Giáo trình Môn học Luật có liên quan đến tàu cá của nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư. Trong quá trình biên soạn giáo trình, để đảm bảo chất lượng, chúng tôi luôn tuân thủ theo Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ LĐTBXH về Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chúng cũng tôi luôn tiếp cận với thực tế, kiểm chứng lại những vấn đề được trình bày trong giáo trình, để giáo trình phù hợp với thực tế, giúp người học có thể áp dụng được những kiến thức về Luật vào công việc của nghề sau khi tốt nghiệp khóa học. Giáo trình này đề cập đến nội dung các Luật trong nước và quốc tế có liên quan đến tàu cá, một vấn đề rất quan trọng của người làm thuyền trưởng, nhất là trong tình hình hiện nay, có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nếu không biết luật, người thuyền trưởng sẽ không bảo vệ được quyền lợi của mình và cũng sẽ không góp được phần bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển. Giáo trình này có quan hệ với tất cả các mô đun khác trong nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư vì nội dung các luật này đều có liên quan đến các công việc khác trên tàu cá. Giáo trình Môn học Luật có liên quan đến tàu cá, gồm các bài: Luật Biển, Luật Tránh va, Luật Thông tín hiệu, Luật Hàng hải, Luật Thủy sản và các quy định có liên quan. Chúng tôi xin được gửi lới cám ơn đến: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng công ty Hải sản Biển Đông; Quý bà con ngư dân, bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp chúng tôi hoàn thiện Giáo trình mô đun này. Chúng tôi xin gửi lời xin phép và cảm ơn đến nhiều tác giả trên mạng vì chúng tôi đã có sử dụng tư liệu, hình ảnh của quý vị trong khi biên soạn.
- 4 Trong quá trình biên soạn, mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không khỏi có thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Quý đồng nghiệp và Quý đọc giả, chúng tôi rất biết ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Huỳnh Hữu Lịnh 2. Nguyễn Duy Bân 3. Trần Ngọc Sơn
- 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 3 MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ 8 Bài 1: LUẬT BIỂN 9 Giới thiệu: 9 Mục tiêu: 9 A. Nội dung 9 1. Giới thiệu Luật Biển 9 1.1. Giới thiệu tổng quát 9 1.2. Ý nghĩa của Luật Biển 9 2. Nội dung liên quan: 9 2.1. Đường cơ sở 9 2.2. Nội thủy: 13 2.3. Lãnh hải: 13 2.4. Vùng tiếp giáp 14 2.5. Vùng kinh tế đặc quyền 14 2.6. Thềm lục địa 15 2.7. Biển quốc tế (biển cả): 15 2.8. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển: 17 2.9. Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển 18 B. Câu hỏi và bài tập 18 1. Câu hỏi: 18 2. Bài tập: 18 C. Ghi nhớ 18 Bài 2 : LUẬT TRÁNH VA 19 Giới thiệu: 19 Mục tiêu: 19 A. Nội dung 19
- 6 1. Giới thiệu Luật Tránh va: 19 1.1 Giới thiệu tổng quát 19 1.2. Ý nghĩa 19 2. Nội dung liên quan: 19 2.1. Khi tàu hoạt động trên biển ta phải làm gì? 19 2.2. Trách nhiệm trong quan hệ về vị trí giữa các tàu 20 2.3. Hành động của tàu nhường đường và của tàu được nhường đường 20 2.4. Thứ tự ưu tiên giữa các tàu trên biển 21 2.5. Sử dụng đèn tín hiệu và dấu hiệu 21 2.6. Sử dụng còi 27 2.7. Tín hiệu cấp cứu 28 2.8. Những điều cần biết để tránh va 30 B. Câu hỏi và bài tập 32 1. Câu hỏi: 32 2. Bài tập: 32 C. Ghi nhớ 32 Bài 3: LUẬT THÔNG TÍN HIỆU 33 Giới thiệu 33 Mục tiêu: 33 A. Nội dung 33 1. Giới thiệu Luật Thông tín hiệu: 33 1.1. Giới thiệu tổng quát: 33 1.2. Ý nghĩa của Luật Thông tín hiệu: 33 2. Nội dung liên quan: 33 2.1. Những phương pháp thông tin: 33 2.2. Những vấn đề chung về thông tin theo Luật thông tín hiệu quốc tế: 34 2.3. Thông tin bằng cờ chữ: 35 2.4. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại: 39 2.5. Thông tin bằng cờ tay (Semaphore) 41
- 7 B. Câu hỏi và bài tập 44 1. Câu hỏi: 44 2. Bài tập: 44 C. Ghi nhớ 44 Bài 4: LUẬT HÀNG HẢI 45 Giới thiệu: 45 Mục tiêu: 45 A. Nội dung 45 1. Giới thiệu Luật Hàng hải 45 1.1. Giới thiệu tổng quát 45 1.2. Ý nghĩa của Luật Hàng hải 45 2. Nội dung liên quan 45 2.1. Báo hiệu hàng hải 45 2.2. Hải đăng 48 2.3. Tìm kiếm và cứu nạn 50 2.4. Tai nạn hàng hải 50 2.5. Kháng nghị hàng hải 51 2.6. Bảo hiểm hàng hải 53 B. Câu hỏi và bài tập 54 1. Câu hỏi: 54 2. Bài tập: 55 C. Ghi nhớ 55 Bài 5: LUẬT THỦY SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN 56 Giới thiệu: 56 Mục tiêu: 56 A. Nội dung 56 1. Giới thiệu Luật Thủy sản và các quy định liên quan: 56 1.1. Giới thiệu tổng quát 56 1.2. Ý nghĩa của Luật Thủy sản và các quy định liên quan: 56
- 8 2. Nội dung liên quan 57 2.1. Chức trách thuyền viên tàu cá 57 2.2. Chứ c trách, nhiệm vụ của thuyề n trưởng tàu cá 58 2.3. Nhiệm vụ cụ thể của các chức danh khác 59 2.4. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong hoạt động khai thác thủy sản 60 2.5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản: 61 2.5. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn 71 2.6. Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá 71 2.7. Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển 75 B. Câu hỏi và bài tập 76 1. Câu hỏi: 76 2. Bài tập: 76 C. Ghi nhớ 76 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC 77 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 77 II. Mục tiêu: 77 III. Nội dung chính của mô đun 77 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập 78 Bài 1: Luật Biển 78 Bài tập 1: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng vùng nước đó. 78 Bài 2: Luật Tránh va 79 Bài tập 2: Khi tàu đánh cá, ta phải làm gì để thực hiện Luật tránh va? 79 Bài 3. Luật thông tín hiệu 79 Bài tập 3-1. Phát tín hiệu bằng cờ chữ: 79 Bài 4. Luật Hàng hải 80 Bài tập 4-1. Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng. 80 1. Bài 5. Luật thủy sản và các quy định có liên quan 81
- 9 Bài tập 5. Học viên xác định những việc cấm trong hoạt động khai thác thủy sản 81 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 81 Bài 1: 81 Bài 2: 81 Bài 3: 82 Bài tập 3-2. 82 Bài 4 82 Bài 5 83 VI. Tài liệu tham khảo: 83
- 10 MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ Giới thiệu môn học Vị trí: Môn học Luật liên quan đến tàu cá là Môn học chuyên môn, được giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư; tuy nhiên cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. Tính chất: Để con tàu hoạt động trên biển đúng quy định và an toàn, Thuyền trưởng tàu cá cần phải có hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan. Môn học này được giảng dạy tại lớp học, tổ chức học thích hợp vào thời gian nghỉ giữa hai chuyến biến của ngư dân. .
- 11 Bài 1: LUẬT BIỂN Giới thiệu: Khi hoạt động trên biển, thuyền trưởng phải biết ranh giới và chế độ pháp lý trên các vùng biển. Trên cơ sơ đó mà bảo vệ quyền lợi của tàu minh, góp phần bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển và không đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của nước khác. Mục tiêu: - Biết ranh giới và chế độ pháp lý của các vùng nước trên biển; - Áp dụng Luật Biển vào các hoạt động của tàu đánh cá nhằm đảm bảo quyền lợi và an toàn; - Góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Biển 1.1. Giới thiệu tổng quát Công ước Luật Biển năm 1982 c1.ủa Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982 – UNCLOS 1982) có hiệu lực từ ngày 10-12-1982. Công ước có 17 Phần với 320 Điều, 9 Phụ lục và 9 Nghị quyết. Công ước là một văn kiện quốc tế tổng hợp toàn diện, bao quát được những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định được những quyền lợi và nghĩa vụ đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế. 1.2. Ý nghĩa của Luật Biển Luật biển quy định việc phân định ranh giới và chế độ pháp lý các vùng nước trên biên. Do đó Luật biển là căn cứ rất quan trọng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên biển. 2. Nội dung liên quan: 2.1. Đường cơ sở Là đường được dùng để làm cơ sở xác định các vùng nước của quốc gia ven biển như: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng kinh tế đặc quyền Có hai loại đường cơ sở: - Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc đảo.
- 12 - Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Việt Nam có chuỗi đảo dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. Năm 1982 Chính phủ ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm (trừ phần trong vịnh Bắc Bộ và vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia). Bảng1-1: Tọa độ các điểm xác định đường cơ sở của Việt Nam
- 13 Hình 1-1. Đường cơ sở của nước CHXHCNVN
- 14 Hình 1-2. Hòn Nhạn thuộc xã đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc (điểm A1 09015’N – 103027’E) Hình 1-3. Đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị (điểm A11 17010’N – 107020’6E)
- 15 2.2. Nội thủy: Vùng nước nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nước Nội thủy, cũng như bầu trời phía trên giống như trên lãnh thổ đất liền. Hình 1-4. Ranh giới trên Vinh Bắc bộ 2.3. Lãnh hải: Là vùng nằm ngoài đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Theo tuyên bố năm 1982 của Chính phủ Việt Nam, Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam rộng 12 hải lý Trên vùng Lãnh hải, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép. Các hoạt động gây hại gồm: Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám Quốc gia ven biển cũng có thể tạm thời
- 16 cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh. Hình 1-5. Ranh giới trên Vịnh Thái Lan 2.4. Vùng tiếp giáp Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình. 2.5. Vùng kinh tế đặc quyền Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu
- 17 khoa học bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt đây cáp và ống dẫn ngầm. Theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977, vùng đặc quyền kinh tế acủa nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lănh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở. 2.6. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính tử đường cơ sở lãnh hải, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính tử đường cơ sở lãnh hải hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m. Theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý. 2.7. Biển quốc tế (biển cả): Là vùng nước không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của bất kỳ quốc gia nào; cũng không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đào nảo. Trên vùng biển quốc tế, tất cả các quốc gia có quyền: - Tự do hàng hải, tự do hàng không; - Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; - Tự do xây dựng các đảo nhân tạo; - Tự do đánh bắt hải sản; - Tự do nghiên cứu khoa học.
- 18 Hình 1-6. Ranh giới và chế độ pháp lý các vùng nước trên biển
- 19 Hình 1-7. Ranh giới thềm lục địa NT: Nội thủy, LH: Lãnh hải;TGLH: Vùng tiếp giáp lãnh hải; ĐQKT: Vùng đặc quyền kinh tế; BQT: Biển quốc tế; TLĐ: Thềm lục địa; ĐĐD: Đáy đại dương. 2.8. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển: Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó. Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió. Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. Ngoài các quyền đã liệt kê ở trên, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển còn có một số thẩm quyền riêng biệt nhằm ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm
- 20 đối với các quy định về hải quan, thuế khoá, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình, cũng như thẩm quyền đối với các hiện vật lịch sử và khảo cổ dưới đáy biển của khu vực này. 2.9. Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nước nội thủy (như trên đất liền), hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải (trừ quyền tự do hàng hải không gây hại của tàu thuyền các nước). Tại vùng tiếp giáp, Việt Nam chỉ có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến hải quan, thuế khóa, nhập cư và vệ sinh dịch tễ. Tại vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia với một số hoạt động nhất định, trong đó có đặc quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các công trình nhân tạo, cũng như những hoạt động khác vì mục đích kinh tế, nguồn lợi của biển. Trên thềm lục địa, Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và độc quyền khai thác tài nguyên sinh vật thuộc đáy biển, khoáng sản thuộc lòng đất dưới đáy biển. Tàu đánh cá Việt Nam có quyền khai thác cá trên các vùng biển Việt Nam (theo quy định) đến vùng biển quốc tế. B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Đường cơ sở là gí? - Lãnh hải là gì? - Vùng tiếp giáp là gì? - Vùng đặc quyền kinh tế là gí? 2. Bài tập: Đề bài: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng vùng nước đó. C. Ghi nhớ - Chủ quyền của quốc gia ven biển giảm dần từ đất liền trở ra biển quốc tế - Tàu đánh cá có quyền đánh cá từ nội thủy đến biển quốc tế - Khi khai thác tại vịnh Bắc bộ và vịnh Thái Lan, cần chú ý để không vi phạm ranh giới trên biển của nước láng giềng.
- 21 Bài 2 : LUẬT TRÁNH VA Giới thiệu: Để phòng ngừa tai nạn va chạm xảy ra đối với các tàu hoạt động trên biển, cần có một quy tắc chung về việc tránh va để các tàu áp dụng. Luật Tránh va được ra đời từ yêu cầu thực tế đó của các tàu, khi hoạt động trên biển. Đối với người lái tàu trên biển, Luật Tránh va có vai trò như Luật Đường bộ đối với người lái xe. Mục tiêu: - Biết được các quy định về tránh va chạm tàu trên biển; - Điều động tàu trên biển đảm bảo an toàn cho tàu mình và cho tàu khác. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Tránh va: 1.1 Giới thiệu tổng quát Luật Tránh va 1972 (Quy tắc tránh va) là Công ước quốc tế về tránh va chạm tàu trên biển (Colreg 72), có hiệu lực từ ngày 15-7-1977. Luật gồm 5 Phần và 38 Điều, đặt ra các quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu và an toàn sinh mạng trên biển. 1.2. Ý nghĩa Luật Tránh va có 2 công dụng: - Làm cơ sở pháp lý để giải quyết những vụ tranh chấp về va chạm tàu trên biển; - Đặt ra các qui tắc để người điều khiển tàu áp dụng nhằm hạn chế tối đa tai nạn va chạm tàu. 2. Nội dung liên quan: 2.1. Khi tàu hoạt động trên biển ta phải làm gì? Nói chung khi điều khiển tàu trên biển ta phải luôn thực hiện những điều sau: - Cử người quan sát để phát hiện sớm nhất nguy cơ đâm va; - Đi lại với tốc độ an toàn; - Để ngăn ngừa va chạm, phải phán đoán sớm tàu kia là tàu gì, đang làm gì, khả năng điều động ra sao và đang di chuyển về hướng nào. - Thông qua việc sử dụng đèn tín hiệu, dấu hiệu, còi; các tàu thông báo cho nhau tình trạng và ý định của tàu mình về việc điều động tàu.
- 22 - Khi trông thấy tàu khác (bằng mắt thường) thì phải xác định trách nhiệm nhường đường thuộc về ai. Việc xác định trách nhiệm nhường đường có 2 căn cứ: Quan hệ vị trí và Thứ tự ưu tiên. 2.2. Trách nhiệm trong quan hệ về vị trí giữa các tàu - Khi 2 tàu đối hướng: mỗi tàu tránh về phía bên phải của tàu mình. Hình 2-1. Hai tàu đối hướng nhau - Khi 2 tàu cắt hướng: nhường đường cho tàu bên phải của mình (B nhường A). Hình 2-2. Hai tàu cắt hướng nhau - Muốn vượt tàu khác thì phải xin phép, chỉ được vượt khi tàu trước cho phép; Trong suốt quá trình vượt, tàu vượt phải nhường đường cho tàu bị vượt (A nhường B). Hình 2-3. Tàu vượt nhau 2.3. Hành động của tàu nhường đường và của tàu được nhường đường Tàu nhường đường: phải thực hiện đồng thời hay riêng rẽ các hành động nhường đường như: giảm tốc độ, chuyển hướng đi, chạy lùi.
- 23 Tàu được nhường đường: giữ nguyên hướng đi và tốc độ. Tuy nhiên, cần chú ý đến hành động của tàu nhường đường. Nếu thấy tàu này không nhường đường và nguy cơ đâm va có thể xảy ra, thì tàu được nhường đường phải tự áp dụng hành động tránh va có hiệu quả. 2.4. Thứ tự ưu tiên giữa các tàu trên biển Trên biển thứ tự ưu tiên giữa các tàu như sau: - Tàu mất khả năng điều khiển (là tàu không thể điều khiển theo ý muốn của người điều khiển như: tàu gãy bánh lái, chân vịt, ); - Tàu hạn chế khả năng điều khiển (do làm công việc dưới nước hay lai dắt phức tạp, ); - Tàu hạn chế mớn nước; - Tàu đánh cá (khi đang làm nhiệm vụ đánh cá như: thu, thả, dắt lưới); - Tàu buồm; - Tàu máy. 2.5. Sử dụng đèn tín hiệu và dấu hiệu Đèn tín hiệu (dùng vào ban đêm) và dấu hiệu (dùng vào ban ngày) cho ta biết loại tàu gì, để thực hiện thứ tự ưu tiên hoặc cho ta biết quan hệ vị trí giữa các tàu vào ban đêm (đèn tín hiệu) 2.5.1. Sử dụng đèn tín hiệu Đặc tính kỹ thuật của đèn tín hiệu: như bảng dưới đây Bảng 2-1 : Đặc tính kỹ thuật của đèn tín hiệu Cung Tầm Tên đèn chiếu Màu sắc nhìn xa Vị trí đặt sáng (hải lý) 5* Đèn cột 2250 Cột trục dọc tàu trắng
- 24 đỏ (trái), xanh phải) Đèn mạn phải 1120,5 2 Mạn phải (xanh), trái (đỏ) Đèn đuôi 1350 2 Đuôi tàu trắng Đèn kéo 1350 2 Dưới đèn đuôi Vàng Đèn nhìn thấy 4 3600 2 Nơi dễ thấy phía trắng Đèn nhìn thấy 4 3600 2 Nơi dễ thấy phía xanh
- 25 Đèn nhìn thấy 4 3600 2 Nơi dễ thấy phía đỏ Đèn chớp ≥ 120 chớp đều đặn/phút Nơi dễ thấy Ghi chú: (*) Tàu có chiều dài L < 20m là 3 hải lý. Cột trục dọc tàu là cột nằm trên dường trục dọc tàu (đường nối mũi tàu với điểm giữa đuôi tàu). Nhóm đèn: cột, mạn, đuôi gọi là nhóm đèn hành trình, cho biết tàu đang đi và biết quan hệ vị trí giữa các tàu vào ban đêm. Đèn nhìn thấy 4 phía là đèn đặc trưng cho biết loại tàu như: mất khả năng điều khiển, hạn chế khả năng điều khiển, vào ban đêm. Bảng 2-2: Sử dụng đèn tín hiệu của một số tàu thường gặp Tàu Nhìn từ mạn trái, mũi Nhìn từ đuôi, mạn phải Tàu máy đang hành trình
- 26 Tàu đánh cá tầng đáy Tàu đánh cá khác tầng đáy Tàu mất khả năng điều khiển Tàu neo (nhìn từ mọi phía) Ghi chú: Chiều dài các tàu kể trên dưới 50m 2.5.2. Sử dụng dấu hiệu ban ngày Đặc tính kỹ thuật của dấu hiệu: màu đen; có dạng hình nón, hình thoi, hình trụ, hình cầu; kích thước nhỏ nhất là 0,6m. Dấu hiệu cho biết loại tàu như: mất khả năng điều khiển, hạn chế khả năng điều khiển, vào ban ngày.
- 27 Dấu hiệu hình nón, màu đen, có kích thước đáy từ 0,6 m trở lên Dấu hiệu hình cầu, màu đen, có đường kính từ 0,6 m trở lên Dấu hiệu hình thoi (2 hình nón ghép lại)
- 28 Dấu hiệu hình trụ, màu đen, có đường kính từ 0,6 m trở lên, chiều cao gấp đôi đường kính Hình 2-4. Đặc tính kỹ thuật của các dấu hiệu Dưới dây là hình ảnh sử dụng dấu hiệu và đèn tín hiệu của một số loại tàu: Bảng 2-3 : Sử dụng dấu hiệu ở một số tàu thường gặp Tàu Dấu hiệu Ghi chú Với tàu đánh Tàu đánh cá có chiều dài cá < 20m có thể treo 1 cái sọt thay cho dấu hiệu này Tàu mất khả năng điều khiển
- 29 Tàu neo 2.6. Sử dụng còi Còi (để phát âm hiệu) nói chung là dùng để thông báo sự điều động của tàu mình cho tàu khác biết. Tiếng còi ngắn (•) là tiếng còi kéo dài 1 giây, tiếng còi dài (—) là tiếng còi kéo dài từ 4-6 giây. Khoảng cách giữa 2 tiếng còi trong cùng 1 nhóm tín hiệu là 1 giây. Khoảng cách giữa 2 nhóm tín hiệu là 10 giây. Bảng 2-4: Ý nghĩa của tiếng còi Tiếng còi Ý nghĩa • Tôi đang chuyển hướng sang phải • • Tôi đang chuyển hướng sang trái • • • Tôi đang chạy lùi — — • Tôi có ý định vượt anh ở mạn phải — — • • Tôi có ý định vượt anh ở mạn trái — • — • Đồng ý cho vượt — Khi đến đoạn đường cong hoặc ngă tư • • • • • Tín hiệu nhắc nhở
- 30 Hình 2-5. Còi tàu thủy 2.7. Tín hiệu cấp cứu Những tín hiệu sau đây được sử dụng cùng lúc hay riêng rẽ đề nói lên rằng tàu thuyền đang bị tai nạn và cần được cứu giúp ngay: - Dùng chuông phát ra những tiếng liên hồi; - Dùng vô tuyến điện thoại phát ra tiếng ―may-day‖ (đọc là mê đê); - Dùng tín hiệu cấp cứu NC; - Treo 1 lá cờ vuông kèm theo 1 quả cầu hay bất cứ vật gì giống quả cầu đặt bên trên hay bên dưới lá cờ vuông đó; - Đốt lửa trên tàu; - Dang 2 cánh tay ra và từ từ giơ lên hạ xuống nhiều lần; - . Dùng pháo dù, bắn pháo hoa, pháo cầm tay, tạo khói
- 31 Dang hai tay và giơ lên, hạ xuống nhiều lần Đặt quả cầu bên trên hay dưới cờ hình vuông Dùng cờ tín hiệu NC Dùng EPIRB (phao vô tuyến cấp cứu) Tạo vệt nước màu gây sự chú ý Phát tín hiệu SOS bằng đèn pin kín nước Dùng đèn chớp 50 – 70 lần/phút
- 32 Dùng tấm vải màu da cam, có hình vuông và hình tròn đen Dùng vô tuyến điện thoại phát ―MAYDAY‖ Hình 2-6. Các phương tiện phát tín hiệu cấp cứu Ghi chú: Không được sử dụng tín hiệu cấp cứu vào mục đích khác. 2.8. Những điều cần biết để tránh va 1. Dấu hiệu một tàu đang chạy: Ban ngày trên biển, nếu tàu không treo dấu hiệu neo, không treo dấu hiệu hiệu tàu mắc cạn, tức là tàu đang hành trình. Ban đêm, tàu treo đèn mạn (xanh-đỏ), đèn lái hay đèn cột, tức là tàu đang hành trình. 2. Dấu hiệu một tàu đang mất chủ động: Ban đêm, treo (2) đèn đỏ (đỏ-đỏ), chiếu sáng 3600, trên cùng một dây thẳng đứng. Ban ngày, treo (2) dấu hiệu tròn đen, trên cùng một dây thẳng đứng. 3. Dấu hiệu một tàu đang bị hạn chế điều động: Ban đêm, treo (3) đèn (đỏ- trắng-đỏ), chiếu sáng 3600, trên cùng một dây thẳng đứng. Ban ngày, treo (3) dấu hiệu hiệu (tròn-thoi-tròn) màu đen. 4. Dấu hiệu một tàu đang bị hạn chế mớn nước: Ban đêm, treo 3 đèn (đỏ-đỏ- đỏ), chiếu sáng 3600, trên cùng một dây thẳng đứng. Ban ngày, treo một hình trụ màu đen. 5. Dấu hiệu một tàu đang vớt mìn: Ban đêm treo (3) đèn (xanh-xanh-xanh) chiếu sáng 3600, trên cùng một dây thẳng đứng; ban ngày treo (3) dấu hiệu tròn (đen-đen-đen), trên cùng một dây thẳng đứng 6. Dấu hiệu một tàu đang lai dắt: Ban đêm, tàu kéo treo (2) đèn cột trên cùng một cột. Nếu chiều dài dây lai trên 200m thì phải có (3) đèn cột; ban ngày treo một hình thoi màu đen. 7. Dấu hiệu một tàu đang đánh cá: Tàu cá lưới kéo, ban đêm, treo 2 đèn (xanh- trắng), chiếu sáng 3600, trên cùng một dây thẳng đứng; ban ngày, treo 2 dấu hiệu hình chóp đối đỉnh nhau trên cùng một dây thẳng đứng.
- 33 Tàu đánh cá khác, ban đêm treo hai đèn (đỏ-trắng), chiếu sáng 3600, trên cùng một dây thẳng đứng; ban ngày treo (2) dấu hiệu hình chóp đối đỉnh nhau trên cùng một dây thẳng đứng. 8. Dấu hiệu một tàu đang neo: Ban đêm, ở phía mũi tàu treo một đèn sáng trắng, chiếu sáng 3600. Ban ngày treo một dấu hiệu tròn đen ở phía mũi. Tàu dài trên 100m, ban đêm sẽ có đèn chiếu sáng mặt boong. 9. Dấu hiệu một tàu đang mắc cạn: Ngoài dấu hiệu như tàu đang neo, ban đêm treo dấu hiệu tàu mất chủ động; ban ngày treo 3 dấu hiệu tròn đen. 10. Thế nào là tốc độ an toàn: Là tốc độ tối đa mà tàu có thể làm chủ khi điều động. 11. Hành động khi tầm nhìn xa bị hạn chế: Phải chạy với tốc độ an toàn; máy sẵn sàng điều động; phát các âm hiệu phù hợp để cảnh báo cho tàu khác. 12. Tránh nhau khi hai tàu đối hướng: Khi hai tàu đối hướng nhau, mỗi tàu đều phải đổi hướng sang phải. 13. Tránh nhau khi hai tàu cắt hướng: Tàu nào trông thấy tàu kia ở bên phải của tàu mình thì phải chủ động đổi hướng để tránh tàu kia. Tàu kia phải giữ nguyên hướng, tốc độ và chú ý tránh va. 14. Hành động khi hai tàu tàu vượt nhau: Tàu vượt phải thông báo cho tàu bị vượt biết ý định của mình. Chỉ khi có sự nhất trí của tàu bị vượt mới được vượt. 15. Hành động trong luồng hẹp: Phải đi sát bên phải phần luồng của mình nếu có thể; phải xin phép tàu khác khi muốn vượt; phải phát tín hiệu cảnh báo an toàn khi đi qua khúc cong hay khi tầm quan sát bị che khuất 16. Hành động trên giải phân cách: Phải đi đúng chiều qui định đã cho trên giải phân cách. Cần chú ý an toàn khi ra hay vào khu vực giải phân cách. 17. Dấu hiệu có nguy cơ va chạm: Nếu góc mạn đến mục tiêu không thay đổi hay thay đổi rất chậm, thì nguy cơ va chạm có thể xảy ra. 18. Nên tránh va ra sao: Phải quan sát và phát hiện nguy cơ va chạm càng sớm, càng tốt. Luôn giành thuận lợi cho tàu khác, nếu có thể. Khi có hành động tránh va, phải hành động rõ ràng, đổi hướng một góc đủ lớn và dứt khoát để tàu kia dễ nhận biết. 19. Âm hiệu dùng trên tàu biển: - Một tiếng còi ngắn: tôi đổi hướng sang phải; - Hai tiếng còi ngắn: tôi đổi hướng sang trái; - Ba tiếng còi ngắn: tàu tôi đang lùi; - Năm tiếng còi ngắn: (cảnh báo tàu khác) hãy xem lại hành động của mình;
- 34 - Hai tiếng còi dài, một tiếng còi ngắn: tôi xin vượt bên phải; - Hai tiếng còi dài, hai tiếng còi ngắn: tôi xin vượt bên trái; - Một tiếng còi dài: tôi sắp qua khúc cong. Tóm lại: Muốn ngăn ngừa va chạm, phải phán đoán sớm tàu kia là tàu gì, đang làm gì, khả năng điều động ra sao và đang di chuyển về hướng nào. B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Công dụng của Luật tránh va? - Khi tàu đi lại trên biển, ta phải làm gì? - Trách nhiệm giữa các tàu trong quan hệ về mặt vị trí? - Thứ tự ưu tiên giữa các tàu trên biển? 2. Bài tập: Đề bài: Khi tàu đánh cá, ta phải làm gì để thực hiện Luật tránh va? C. Ghi nhớ - Khi điều động tàu, phải luôn tuân thủ luật tránh va. - Đôi khi phải làm trái luật để bảo đảm không va chạm. - Trên tàu phải luôn có đủ phương tiện để thực hiện Luật tránh va.
- 35 Bài 3: LUẬT THÔNG TÍN HIỆU Giới thiệu Khi tàu hoạt động trên biển, nhu cầu trao đổi thông tin giữa tàu với tàu và giữa tàu với bờ là rất lớn. Nhưng làm sao để thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả nhất là khi khác biệt ngôn ngữ? Vấn đề này được giải quyết bằng Luật thông tín hiệu quốc tế. Mục tiêu: - Trình bày được các quy định về thông tin liên lạc trên biển; - Sử dụng các phương pháp thông tin nhằm đảm bảo an toàn cho tàu mình và cho tàu khác. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Thông tín hiệu: 1.1. Giới thiệu tổng quát: Bộ Luật tín hiệu quốc tế (ICS) là một hệ thống tín hiệu và mã số được tàu biển sử dụng để giao tiếp, gửi thông tin về an toàn hàng hải và các vấn đề liên quan. Tín hiệu có thể được gửi bằng cờ hàng hải, đèn tín hiệu (đèn chớp), cờ tay (semaphore), vô tuyến điện, vô tuyến điện thoại. Nội dung của tín hiệu được quy định trong Quốc tế mã thư; cuốn sách này ghi những tiếng, những câu và phương pháp tiến hành để các tàu – tàu, tàu – bờ có thể thông tin với nhau. 1.2. Ý nghĩa của Luật Thông tín hiệu: Bộ Luật tín hiệu quốc tế cung cấp các cách thức và phương tiện thông tin trong các tình huống liên quan chủ yếu đến an toàn hàng hải và con người, đặc biệt là khi gặp khó khăn về ngôn ngữ. 2. Nội dung liên quan: 2.1. Những phương pháp thông tin: - Cờ hiệu (dùng bộ cờ chữ); - Quang hiệu (dùng đèn chớp); - Âm hiệu (dùng còi); - Vô tuyến điện thoại (dùng máy vô tuyến điện thoại); - Vô tuyến điện báo (dùng máy vô tuyến điện báo); - Cờ tay (semaphore) hoặc bằng morse.
- 36 2.2. Những vấn đề chung về thông tin theo Luật thông tín hiệu quốc tế: Thiết lập một bảng chữ cái tiêu chuẩn hóa (các chữ cái từ A đến Z, và mười chữ số), cùng với một cách thức nói của mỗi chữ cái, chữ số. Ví dụ: Chữ A đọc là alfa, chữ B đọc là bravo, Quy định các tín hiệu thủ tục trong quá trình thông tin. Ví dụ: bên phát kết thúc bản tin phát tín hiệu ―AR‖, bên nhận trả lời ―R‖. Bảng 3 1. Tín hiệu thủ tục Tín hiệu thủ tục cho các phương pháp thông tin Tín hiệu Ý nghĩa AA Tất cả sau . (RPT AA Nhắc lại tất cả sau ) AB Tất cả trước . (RPT AB ) AR Tín hiệu kết thúc (khi kết thúc 1 bản điện/nhóm tín hiệu) AS Chờ đợi hoặc phân cách BN Tất cả khoảng giữa từ đến (RPT BN .) C Tín hiệu khẳng định CS Tên/hiệu gọi của tàu anh là gì? IE Gửi từ (IE Hạ Long: Gửi từ tàu Hạ Long) K Tôi muốn liên lạc với anh N Tín hiệu phủ định/nhóm tín hiệu trước nó hiểu ở dạng phủ định OK Công nhận sự nhắc lại tốt RQ Hỏi/tín hiệu ở trước nó hiểu ở dạng câu hỏi R Đã thu xong RPT Nhắc lại/Tôi xin nhắc lại/Anh hãy nhắc lại WA Một từ/một nhóm sau (RPT WA: Nhắc lại nhóm sau )
- 37 WB Một từ/một nhóm trước (RPT WB: Nhắc lại nhóm trước ) Tín hiệu thủ tục dùng trong vô tuyến điện thoại INTERCO Những nhóm sau mã hóa theo Luật tín hiệu quốc tế STOP Chấm (dấu ngắt câu) Decimal (đọc là DAY-SEE-MAL): Dấu thập phân Correction (đọc là KOR-REK-SHUN): Hãy bỏ từ/nhóm vừa phát, thay bằng từ/nhóm sau Chú ý: Các tín hiệu C, N (NO), RQ không dùng chung với tín hiệu 1 chữ. Trong khi đàm thoại những tín hiệu chữ cái phải phát âm theo quy định (ví dụ: A đọc là alfa), riêng chữ N đọc là NO. Mỗi tín hiệu đều có 1 nghĩa hoàn chỉnh được quy định tại Quốc tế mã thư. Ví dụ: - Tín hiệu 1 chữ là tín hiệu được chuyển đi bằng 1 mẫu tự; - Tín hiệu 2 chữ là tín hiệu được chuyển đi bằng 2 mẫu tự; - Tín hiệu 3 chữ, bắt đầu bằng chữ M được dùng để trao đổi thông tin về y tế. 2.3. Thông tin bằng cờ chữ: Cách thông tin bằng cờ tín hiệu quốc tế: 2.3.1. Tổng quát - Mỗi lá cờ hay nhóm lá cờ khi kéo lên, phải giữ trên cột cờ cho đến khi tàu bạn báo nhận; - Khi trên dây có nhiều nhóm cờ, thì giữa 2 nhóm cách nhau 1 đoạn dây cờ để phân biệt; - Phải treo cờ sao cho tàu bạn thấy được rõ nhất (không bị vật khác che khuất). 2.3.2. Cách gọi - Bên tàu phát kéo cờ tín hiệu là tên của tàu nhận (nếu không thì có nghĩa là tất cả các tàu nhìn thấy là tàu nhận); - Nếu tàu phát không biết tên tàu nhận thì kéo nhóm cờ ―VF‖ (Hãy báo hô hiệu tàu anh) hoặc ―CS‖ (Tàu anh tên gì?); - Tàu phát kéo cờ tên gọi của mình. 2.3.3. Cách trả lời và trao đổi thông tin
- 38 - Tàu nhận trả lời bằng cách kéo cờ trả lời lên ½ cột cờ; sau khi hiểu rõ nghĩa tín hiệu của bên tàu phát thì kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ; - Tàu phát khi thấy tàu nhận kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ thì kéo nhóm cờ tín hiệu xuống; - Khi thấy tàu phát kéo cờ tín hiệu xuống, tàu nhận kéo cờ trả lời xuống ½ cột cờ. Hình 3-1. Bộ cờ tín hiệu quốc tế 2.3.4. Cách kết thúc - Sau khi phát xong nhóm tín hiệu cuối, tàu phát kéo riêng cờ trả lời lên đỉnh cột để báo bản tin đã hết;
- 39 - Tàu nhận cũng kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ; - Hai bên cùng hạ cờ trả lời xuống: Kết thúc việc trao đổi thông tin. 2.3.5. Cách làm khi không hiểu cờ hiệu bên phát tin Tàu nhận tin nếu không hiểu cờ hiệu của tàu phát tin thì để cờ trả lời ở ½ cột cờ; đồng thời ở dây cờ khác treo cờ ―ZQ‖ (Tín hiệu của anh dường như không đúng, anh hãy kiểm tra lại) hoặc cờ ―ZL‖ (Tín hiệu của anh tôi nhận được, nhưng không hiểu nghĩa). 2.3.6. Sử dụng cờ thế Cờ thay thế (cờ thế) được dùng để thay thế cờ chữ hay cờ số trong trường hợp chữ hay số lập lại một hay nhiều lần trong cùng một nhóm tín hiệu, khi tàu chỉ có một bộ cờ. Cờ thế 1: thay thế cho lá Cờ thế 2: thay thế cho lá Cờ thế 3: thay thế cho lá cờ thứ 1, cùng loại, đứng cờ thứ 2, cùng loại, đứng cờ thứ 3, cùng loại, đứng trước nó trước nó trước nó Hình 3-2. Cờ thế Ví dụ về sử dụng cờ thế: ―N‖ ―O‖ ―NO‖ ―NON‖
- 40 ―NOO‖ ―NOON‖ ―NONO‖ ―NONON‖ Hình 3-3. Sử dụng cờ thế Chú ý: Khi dùng cờ trả lời làm dấu thập phân, cờ trả lời không liên quan đến cờ thế. Dùng tín hiệu 1 chữ cái, ý nghĩa được quy định như dưới đây: Bảng 3-2: Ý nghĩa tín hiệu 1 chữ cái Chữ Cờ Ý nghĩa A PT đang chạy thử máy, thử tốc độ B PT đang chở chất nổ, chất dễ cháy O PT có người rơi xuống nước, xin cấp cứu
- 41 K Trạm kiểm soát gọi PT đến kiểm tra (ban đêm: 2 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, trắng dưới) PT xin cảnh sát giao thông lên tàu ( ban đêm 3 Xanh đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, đỏ giữa, trắng ve dưới) Q L PT có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm N C PT bị nạn xin cấp cứu Ghi chú: PT là phương tiện (tàu, thuyền ) 2.3.7. Cách đánh vần cờ hiệu Khi thông tin các tên như: tên tàu, tên vị trí địa lý, phải báo cho người nhận hiểu theo cách đánh vần, bằng cách kéo tín hiệu ―YZ‖ (Những từ sau đây là những từ rõ, không có mã hóa). 2.4. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại: Trong trường hợp khác ngôn ngữ, việc dùng vô tuyến điện thoại để thông tin phải tuân thủ các quy định về thông tin vô tuyến điện quốc tế. 2.4.1. Cách gọi
- 42 - 3 lần gọi tên tàu nhận + 3 lần DE (Dalta Echo) + 3 lần tên tàu phát. - Tên tàu gọi hay tên tàu nhận nếu khó đọc thì phát bằng cách đánh vần. - Sau khi bắt được liên lạc, tên gọi chỉ đọc 1 lần. 2.4.2. Cách trả lời 3 lần gọi tên tàu phát + 3 lần DE (Dalta Echo) + 3 lần tên tàu nhận 2.4.3. Gọi tất cả các trạm trong vùng 3 lần CQ (Charlie Quebec) + ―INTERCO‖ + Nhóm tín hiệu nội dung (theo Quốc tế mã thư), nếu có từ rõ trong nội dung, trước khi phát từ rõ, đọc YZ (Yankee Zulu) 2.4.4. Cách đề nghị chờ: Tàu nhận nếu không trả lời được ngay thì phát AS (Alfa Sierra) + Số phút phải chờ 2.4.5. Cách yêu cầu nhắc lại Sau khi nhận 1 phần hoặc toàn bộ bản điện, bên nhận có thể yêu cầu nhắc lại như sau: - RPT (Romeo Papa Tango) + AA (Alfa Alfa) + Yêu cầu nhắc lại tất cả sau - RPT (Romeo Papa Tango) + AB (Alfa Bravo) + Yêu cầu nhắc lại tất cả trước - RPT (Romeo Papa Tango) + BN (Bravo November) + Yêu cầu nhắc lại tất cả các khoảng giữa từ đến - RPT (Romeo Papa Tango) + WA (Whisky Alfa) + Yêu cầu nhắc lại một từ hoặc nhóm sau - RPT (Romeo Papa Tango) + WB (Whisky Bravo) + Yêu cầu nhắc lại một từ hoặc nhóm trước 2.4.6. Cách kết thúc Khi nhóm cuối cùng của bản điện phát và thu xong, thì: - Tàu phát: AR (Alfa Romeo) - Tàu nhận: A (Alfa) 2.4.7. Sử dụng vô tuyến điện thoại xin cấp cứu Dùng tần số cấp cứu VHF 156.800 MHz (kênh 16) Máy vô tuyến điên thoại phổ biến trên tàu cá hiện nay là IC-718 (Icom) Cách gọi:
- 43 3 lần MAYDAY + 3 lần (THIS IS + Tên tàu bị nạn) + MAYDAY + Tên tàu bị nạn + MY POSSITION (Vị trí tàu bị nạn. Ví dụ: INTERCO B – Vĩ độ 12030’N, kinh độ 106033’E) + NATURE OF DISTRESS (Tính chất tai nạn. Ví dụ: CB6: Tàu bị cháy; CB4: Tàu mắc cạn; CB7: Tàu bị thủng) + OVER (kết thúc cuộc gọi) 2.5. Thông tin bằng cờ tay (Semaphore) 2.5.1. Cách nhận biết Semaphore Hình 3-3. Các tư thế phát các chữ cái bằng cờ tay Chú ý: A – I Sồ 1 – 9; K Số 0 Kích thước cờ: Cờ Semaphore được quy định là một hình vuông có cạnh 40cm, do 2 tam giác vuông cân mang 2 màu: sáng và tối ghép lại với nhau tạo thành cờ Semaphore. Cán cờ phần nhô ra khỏi lá cờ dài khoảng từ 10 – 15cm. Tín hiệu các mẫu tự Semaphore được quy định bởi hai tay, phối hợp cầm cờ và phất cờ đúng theo các góc độ mà quốc tế qui định như: 450, 900, 1350, 1800,
- 44 Chú ý: Khi phất cờ cánh tay và cán cờ phải luôn luôn là một đường thẳng. Người phát tin cần chọn cho mình một vị trí đứng thích hợp để số người nhận tin đều được quan sát rõ (thường là phải đứng trên cao, tránh hướng ánh sáng của mặt trời chói vào mắt người nhận) 2.5.2. Tư thế của người phát tin - Tư thế ban đầu: Tư thế đứng nghiêm hai tay bắt chéo cờ buông thẳng trước thân người. - Bắt đầu phát tin: (quá trình báo hiệu chuẩn bị nhận tin): Hai tay cầm cờ dang ngang vai, đánh cờ lượn vòng số 8, sau đó trở về lại tư thế ban đầu để phát tin. - Quá trình phát tin: Phát chuẩn, đúng góc độ từng mẫu tự. Một bản tin có thể được phát 3 lần, tiến hành từ chậm đến nhanh. - Hết bản tin: Hai tay cờ trở về tư thế ban đầu, đồng thời giữ nguyên tư thế này đưa cờ thẳng lên cao và hạ xuống nhiều lần. 2.5.2. Một số tín hiệu đặc biệt - Phất cờ đối với chữ L: xóa 1 kí tự - Phất cờ đối với chữ T: báo đánh số - Cách đánh số từ 1, 2 , 3 , 0 sẽ được qui định theo thứ tự từ A, B, C , J. Nghĩa là chữ A sẽ tương xứng với 1, B với 2, C với 3, K với 0. Nghỉ /Cách Phát bằng Sai Hủy bỏ Phủ nhận Xác nhận khoảng số Hình 3-4. Các tín hiệu thủ tục 2.5.3. Cách học đánh cờ tay Để dễ hiểu và nhớ tín hiệu Semaphore một cách sâu sắc, chúng ta có thể chia ra làm 3 cách học như sau - Cách học 1: Học theo bảng chữ cái Alphabet: Đây là cách học theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C - Cách học 2: Học theo các vòng phối hợp:
- 45 Cách học này các mẫu tự được chia ra làm 6 vòng dựa theo sự phối hợp liên tục của các động tác phất cờ. Riêng vòng 1 có động tác phất cờ bằng 1 cánh tay, 5 vòng còn lại động tác phất cờ được quy định bằng cách phối hợp cả 2 tay. Trong đó có một tay được sử dụng làm cánh tay trụ, tay còn lại sẽ di chuyển bắt đầu lần lượt từ góc độ gần nhất sau cánh tay trụ trở đi. Tay trụ từ vòng này chuyển sang vòng khác theo thứ tự sẽ được di chuyển cách nhau một góc 450. Nghĩa là điểm xuất phát của cánh tay trụ sẽ được bắt đầu từ A chuyển sang B chuyển sang C Hình 3-5. Cách học đánh cờ tay theo các vòng phối hợp - Cách học 3: Học theo chữ đối:
- 46 Học cách này cần nắm vững từng cặp mẫu tự có động tác phất cờ đối nhau. Do đó, cần phải phân biệt kỹ động tác bên phải và bên trái để tránh nhầm lẫn các mẫu tự. Sở dĩ trong cách học này thiếu các mẫu tự như D, N, R, U vì các mẫu tự này động tác phất cờ của từng mẫu tự mang tính cân đối. 2.5.4. Cách thiết lập quan hệ giữa bên phát và bên nhận Bên phát bằng bất cứ phương tiện thông tin nào, phát tín hiệu ―K1‖ (Kilo una one): Tôi muốn liên lạc với anh bằng tín hiệu cờ tay. Bên nhận phát tín hiệu ―YS1‖: Tôi có thể liên lạc với anh bằng tín hiệu cờ tay. Cách phát nội dung bản điện: Bản điện phát bằng cờ tay luôn là bản điện rõ, những số trong bảng điện phát bằng đánh vần. Khi phát xong 1 từ, hai tay đưa về tư thế nghỉ. Khi phát sai thì dùng tín hiệu: EEEEE Cách thu: Khi nhận xong 1 từ, báo nhận bằng cách phát chữ ―C‖, không thu được thì không báo gì cả. Khi không thấy bên thu báo nhận, bên phát phải báo lại. Cách kết thúc: Bản điện kết thúc bằng tín hiệu ―AR‖. 2.5.5. Phát tín hiệu cấp cứu bằng cờ tay Hình 3-6. Phát tín hiệu cấp cứu SOS B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Có bao nhiêu phương pháp thông tin theo Luật thông tín hiệu quốc tế? - Trình bày 10 tín hiệu thủ tục? - So sánh hiệu quả giữa các phương pháp thông tin: cờ chữ/vô tuyến điện thoại/cờ tay? 2. Bài tập: Đề bài tập: Phát tín hiệu bằng cờ chữ C. Ghi nhớ - Tín hiệu cấp cứu của các phương pháp thông tin - Thủ tục trao đổi thông tin - Bảng thông tin 1 chữ cái
- 47 Bài 4: LUẬT HÀNG HẢI Giới thiệu: Khi tham gia hoạt động trên biển, tàu đánh cá ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Biển, Luật Tránh va, còn phải tuân thủ một số các quy định theo Luật Hàng hải khi gặp phải những vấn đề như gặp tai nạn, bảo hiểm, cứu hộ Mục tiêu: - Trình bày được các quy định trong Luật Hàng hải có liên quan đến tàu đánh cá; - Áp dụng các quy định của Luật nhằm đảm bảo an toàn cho tàu mình và cho tàu khác. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Hàng hải 1.1. Giới thiệu tổng quát Luật Hàng hải nước ta do Chủ tịch Quốc hội Khóa XI, ký ngày 14 tháng 6 năm 2005. Luật có 18 chương với 261 điều. Luật này quy định về hoạt động hàng hải; bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này. 1.2. Ý nghĩa của Luật Hàng hải Luật Hàng hải quy định những vấn đề nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, đồng thời là căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp xảy ra giữa các tàu biển. 2. Nội dung liên quan 2.1. Báo hiệu hàng hải Theo Luật Hàng hải, tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va. Báo hiệu hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu biển.
- 48 Trong luồng hàng hải, tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trên các đảo, tại vùng nước có chướng ngại vật và các công trình khác trên biển và vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động, phải thiết lập các báo hiệu hàng hải. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác. Bảng4-1: Một số báo hiệu hàng hải Hình dáng & Tác dụng Đặc tính ánh sáng màu sắc báo hiệu 1. Báo hiệu hai bên luồng Ánh sáng xanh lục, chớp Báo hiệu phía phải đơn, chu kỳ 2,5 giây, 3 luồng giây hoặc 4 giây Ánh sáng đỏ, chớp đơn, Báo hiệu phía trái chu kỳ 2,5 giây, 3 giây luồng hoặc 4 giây Ánh sáng xanh lục, chớp Báo hiệu luồng nhóm (2+1), chu kỳ 5 chính ở phía phải giây, 6 giây, 10 giây hay 13 giây Ánh sáng đỏ, chớp nhóm (2+1), chu kỳ 5 giây, 6 giây, 10 giây hay 13 giây Báo hiệu luồng chính ở phía trái
- 49 2. Báo hiệu chướng ngại vật riêng biệt Báo hiệu chướng Ánh sáng trắng, chớp ngại vật riêng biệt nhóm 2, chu kỳ 5 giây 3. Báo hiệu hướng đi an toàn Ánh sáng trắng, chớp đơn Báo hiệu hướng đi dài, chớp che đơn hoặc an toàn chớp đều, chu kỳ 10 giây hoặc chớp theo tín hiệu morse 4. Báo hiệu phương vị Báo hiệu phương Bắc: Ánh sáng trắng, vị: chớp nháy đơn nhanh, Báo hiệu an toàn chu kỳ 1 giây phía Bắc Đông: Ánh sáng trắng, Báo hiệu an toàn chớp nháy nhanh nhóm phía Đông 3, chu kỳ 10 giây Báo hiệu an toàn Nam: Ánh sáng trắng, phía Nam chớp nháy nhanh nhóm 6, chu kỳ 15 giây Báo hiệu an toàn phía Tây Tây: Ánh sáng trắng, chớp nháy nhanh nhóm 9, chu kỳ 15 giây 5. Luồng chạy tàu
- 50 2.2. Hải đăng Hải đăng là một ngọn tháp (nhà hoặc khung) được thiết kế để chiếu sáng từ một hệ thống đèn và thấu kính, với mục đích hỗ trợ cho các tàu thuyền trên biển định hướng và tìm đường. Hải đăng được dùng để đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, các lối an toàn vào cảng. Một hải đăng thường có các số liệu sau: - Tác dụng; - Tầm hoạt động; - Chiều cao; - Đặc tính ánh sáng; - Đặc tính chớp; - Màu sắc thân đèn; - Loại đèn; - Năm thiết lập. Ví dụ hải đăng Vũng Tàu có các số liệu như sau: Tác dụng: Chỉ vị trí mũi Ô Cấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đèn nhập bờ giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng ra vào vịnh Gành Rái. Tọa độ: 100 20' 4" N 1070 4' 38" E Tầm hiệu lực: - Ban ngày: 34 hải lý - Ban đêm: 23 hải lý Chiều cao - Tháp đèn: 18m - Tâm sáng: 193m Đặc tính ánh sáng: Màu sắc: Ánh sáng trắng
- 51 Hình 4-1. Hải đăng Viẹt Nam
- 52 Đăc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 12s Màu sắc thân đèn: Trắng Loại đèn - Đèn chính: BBT 300 - Đèn phụ: TRB 220 - Racon: 1 chiếc Năm thiết lập: 1910 2.3. Tìm kiếm và cứu nạn Hình 4-2. Tín hiệu Hình 4-3. Phát tín hiệu SOS bằng morse cờ tay cấp cứu SOS Theo Luật Hàng hải: tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định; khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình, thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người hoặc tàu gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết. 2.4. Tai nạn hàng hải Tai nạn hàng hải là tai nạn do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá hủy, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải; trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- 53 Hình 4-4. Tàu cá bị tàu buôn Hình 4-5. Tàu cá bị mắc cạn đâm chìm Khi tai nạn hàng hải xảy ra, thuyền trưởng các tàu liên quan có nghĩa vụ: - Cứu người và tài sản; - Thông báo cho nhau tên tàu, hô hiệu, cảng đăng ký, cảng đi, cảng đến (nếu là tai nạn đâm va); - Lập biên bản đầu tiên nếu tai nạn xảy ra tại khu vực cảng hoặc vùng nước hẹp và nếu tàu có khả năng dừng lại; - Gọi cấp cứu (SOS) nếu tai nạn nghiêm trọng; - Khi đến cảng, thuyền trưởng làm kháng nghị hàng hải về tai nạn, thông báo cho chủ tàu, bảo hiểm, cảng vụ và làm thủ tục trình kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng; - Sau khi có kết luận của cảng vụ về tai nạn, các bên liên quan tiến hành giải quyết bồi thường thiệt hại. 2.5. Kháng nghị hàng hải 2.5.1. Lập Kháng nghị hàng hải Khi tàu gặp những hoàn cảnh, tình huống có thể gây ra hư hỏng cho tàu hoặc hàng hóa, thuyền trưởng cần viết Kháng nghị hàng hải. Mục đích viết Kháng nghị hàng hải là để: bảo vệ quyền lợi chủ tàu, miễn trừ trách nhiệm cho thuyền trưởng, đòi bảo hiểm. 2.5.2. Nội dung của Kháng nghị hàng hải Phần 1: Giới thiệu nhân thân - Tên thuyền trưởng; - Tên tàu; - Quốc tịch tàu;
- 54 - Tên Chủ tàu; - Cảng đăng ký; - Chở hàng gì; - Cảng đi; - Cảng đến. Phần 2: Nêu diễn biến rủi ro và sự sẵn sàng ứng phó - Ngày và địa điểm xảy ra sự cố; - Diễn biến sự việc; - Sự ứng phó rủi ro của Thuyền trưởng và thuyền viên; - Hậu quả của rủi ro phát hiện được. - Phần 3: Tuyên bố Kháng nghị hàng hải - Thông báo kháng nghị liên quan đến tổn thất và hậu quả của rủi ro; - Thông báo khả năng mở rộng kháng nghị liên quan đế hậu quả tổn thất mà thuyền trưởng chưa phát hiện được. Phần 4: Chữ ký của thuyền trưởng, máy trưởng, sĩ quan trực/thủy thủ với tư cách là người làm chứng. 2.5.3. Yêu cầu khi viết Kháng nghị hàng hải Khẳng định rằng thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu đã làm hết sức mình để phòng ngừa và ứng cứu rủi ro một cách hợp lý; Có bằng chứng chứng tỏ sự mẫn cán hợp lí, sự ứng cứu rủi ro thích hợp của thuyền trưởng và thuyền viên. Mẫn cán là những hoạt động trên tàu liên quan đến việc chuẩn bị và kiểm tra an toàn trước khi thực hiện một công việc hay phòng ngừa một rủi ro nào đó. Nó được thể hiện trong nhật kí hàng hải hàng ngày. Nội dung mẫn cán này phải xuyên suốt trong mọi ca trực trên tàu. Ứng cứu thích hợp là cách ứng cứu tốt nhất có thể, nhằm giảm thiểu những hậu quả do rủi ro gây nên. Giành quyền bổ sung trong Kháng nghị hàng hải; Cần viết kháng cáo Kháng nghị hàng hải trên cơ sở thực tế, mô tả các sự kiện có liên quan tới chủ đề của kháng nghị. Không đựợc bịa đặt. 2.5.4. Trình kháng nghị hàng hải Kháng nghị hàng hải được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục có giá trị chứng cứ pháp lý khi giải quyết các tranh chấp có liên quan. Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục không miễn trừ trách nhiệm pháp lý của thuyền trưởng đối với các sự kiện có liên quan. Trình kháng nghị hàng hải cho một trong những cơ quan sau đây, để xác nhận: Cảng vụ hàng hải, Phòng Công chứng Nhà nước, Ủy ban nhân nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.
- 55 Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì Kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam thì Kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì Kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng. Nếu không thể trình Kháng nghị hàng hải trong thời hạn quy định thì trong Kháng nghị hàng hải phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ đó. 2.5.5. Các giấy tờ phải nộp và xuất trình khi trình Kháng nghị hàng hải Thuyền trưởng phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau: - Các giấy tờ phải nộp: - Kháng nghị hàng hải (02 bản); - Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản); - Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản). - Các giấy tờ xuất trình: - Nhật ký hàng hải (bản chính); - Hải đồ liên quan đến vụ việc (bản chính). 2.6. Bảo hiểm hàng hải 2.6.1. Khái niệm Môi trường làm việc trên tàu biển nói chung và tàu cá nói riêng dễ phát sinh các tai nạn và sự cố. Tai nạn trên tàu thường lớn và đôi khi vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Bởi thế, để tránh bị phá sản do tổn thất khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra, các Chủ tàu phải tham gia bảo hiểm các rủi ro liên quan. Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) bồi thường cho người được bảo hiểm (chủ tàu, ) về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và đã nộp phí bảo hiểm. Trên tàu cá hiện nay, có các loại bảo hiểm sau: - Bảo hiểm thân tàu cá; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cá;
- 56 - Bảo hiểm thuyền viên. 2.6.2. Thủ tục bảo hiểm thân tàu cá Chủ tàu nộp cho công ty bảo hiểm những giấy tờ sau (bản photo): - Giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu của công ty bảo hiểm); - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện nghề cá; - Sổ đăng kiểm tàu cá; - Biên bản kiểm tra tàu khi giao nhận/Biên bản kiểm tra từng phần của đăng kiểm; - Báo cáo tình hình tổn thất của tàu xảy ra trước đó và đơn bảo hiểm cũ (nếu có); - Tài liệu chứng minh giá trị của tàu (nếu có); - Bảng kê khai chi tiết ngư lưới cụ nhận bảo hiểm (nếu có) 2.6.3. Hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường Khi tai nạn xảy ra, thuyền trưởng phải báo chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản và thông báo bằng điện thoại cho đại lý của công ty bảo hiểm nơi gần nhất, để được hướng dẫn. Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm: - Giấy yêu cầu bồi thường; - Biên bản giám định của công ty bảo hiểm; - Giấy chứng nhận mất tàu/giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu (nếu có); - Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương/công an lập; Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí đòi bồi thường; - Kháng nghị hàng hải; báo cáo tai nạn tàu hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn/bến đến đầu tiên; - Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến bên thứ ba (nếu có); - Những chứng từ khác như: trích sao Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy, Sổ thuyền viên ) B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Công dụng của báo hiệu hàng hải? - Công dụng của hải đăng? - Trách nhiệm của thuyền trưởng khi tàu bị nạn? - Trách nhiệm của thuyền trưởng khi nhận tín hiệu cấp cứu? - Khi nào phải lập Kháng nghị hàng hải? - Thuyền trưởng phải làm gì khi tai nạn đâm va xảy ra?
- 57 2. Bài tập: Đề bài tập: Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng. C. Ghi nhớ - Tàu đánh cá không phải thực hiện toàn bộ nội dung của Luật Hàng hải. - Khi nhận được tín hiệu cấp cứu, thuyền trưởng phải kịp thời đến cứu giúp, trừ trường hợp bất khả kháng. - Các thủ tục lập Kháng nghị hàng hải. - Các thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường tổn thất.
- 58 Bài 5: LUẬT THỦY SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN Giới thiệu: Thuyền trưởng tàu đánh cá cần phải biết Luật Thủy sản và các quy định có liên quan để hoạt động khai thác thủy sản đúng luật, nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả của chính con tàu của mình, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển, góp phần đảm an toàn cho tàu khác và bảo vệ quyền lợi của quốc gia trên biển. Mục tiêu: - Trình bày được các quy định về khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; - Thực hiện được các quy định có liên quan của Nhà nước trong hoạt động khai thác thủy sản. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Thủy sản và các quy định liên quan: 1.1. Giới thiệu tổng quát Luật Thủy sản đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ hợp thứ 4, thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Luật Thủy sản gồm có 10 chương với 62 điều. Luật này áp dụng đối với các hoạt động thủy sản của tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nội dung chính: nguyên tắc hoạt động thủy sản; phát triển thủy sản bền vững; những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sản; chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản . Dưới Luật Thủy sản có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành như: Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ; Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính và các Thông tư của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung của bài này, chỉ đề cập đến những Nghị định Thông tư có liên quan liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản. 1.2. Ý nghĩa của Luật Thủy sản và các quy định liên quan: Luật Thủy sản ra đời khẳng định nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tồ chức, cá nhân có quyền khai thác
- 59 thủy sản theo quy định của pháp luật. Luật Thủy sản đặt ra các quy định để Nhà nước thống nhất quản lý thủy sản. Các Nghị định, Thông tư, Quyết định của Chính phủ vá các Bộ, Ngành có liên quan nhằm hướng dẫn thi hành những quy định trong Luật Thủy sản. 2. Nội dung liên quan Trong phần này, sẽ lần lượt giới thiệu những nội dung cơ bản có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản do Luật Thủy sản và các Nghị định, Thông tư, có liên quan quy định, nhằm giúp cho thuyền trưởng chỉ huy, quản lý tàu cá hoạt động cho đúng quy định. 2.1. Chức trách thuyền viên tàu cá 2.1.1. Khái niệm về thuyền viên tàu cá Thuyền viên tàu cá là những người thuôc̣ điṇ h biên của tàu , bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh được bố trí trên tàu . Thuyền viên tàu cá bao gồm : thuyền trưởng , các thuyền phó , máy trưởng, lưới trưởng, chế biến trưởng, thủy thủ, thơ ̣ máy, Tùy theo hoạt động , trên tàu cá hiêṇ nay có thể có đủ các chứ c danh nói trên hoăc̣ chỉ có : Thuyền trưởng, Máy trưởng, Lưới trưởng, thủy thủ, thơ ̣ máy. 2.1.2. Thuyền viên tàu cá có trách nhiệm thực hiện những quy định sau Chấp hành nội quy lao động trong doanh nghiệp theo Ðiều 83 Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện Ðiều này của Nhà nước; Hiểu, chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất, quy phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động và công việc phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn trên biển có liên quan đến nhiệm vụ của mình. Thành thạo công việc về cứu hỏa, cứu sinh, chống thủng và sơ cứu trên tàu; Bảo quản tốt máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm thủy sản và trang bị bảo hộ lao động được giao quản lý, sử dụng; Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Chấp hành các quy định, các tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Chấp hành các quy định của Nhà nước về an ninh quốc phòng trên biển có liên quan đến nhiệm vụ của mình;
- 60 Hiểu biết và chấp hành các quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, các Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận có liên quan đến nhiệm vụ được giao; Viên chức cấp trên phải hiểu biết và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của viên chức cấp dưới cùng ngành nghề; Thuyền trưởng và Sĩ quan trên tàu phải hiểu biết, chấp hành đường lối, chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Ngành liên quan đến công việc của mình đảm nhiệm. 2.2. Chứ c trách, nhiệm vụ của thuyền trưởng tàu cá 2.2.1. Chức trách Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tàu và thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ của chủ tàu giao như: khai thác, thu mua, chế biến hoặc vận chuyển thủy sản. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tàu về các hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và vận chuyển thủy sản và của thuyền viên trên tàu, đảm bảo sản xuất an toàn và hiệu quả. 2.2.2. Nhiệm vụ cụ thể Thực hiện mệnh lệnh điều hành của chủ tàu như: đưa tàu đi biển sản xuất, đưa tàu vào sửa chữa hoặc neo đậu tàu, bảo quản, trông coi tàu Chấp hành sự chỉ đạo của chủ tàu về kỹ thuật khai thác, thu mua, chế biến và vận chuyển thủy sản. Lãnh đạo thuyền viên sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị máy móc, đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên trong khi tàu đang thực hiện nhiệm vụ được giao. Chấp hành những quy định của Cảng vụ và chính quyền địa phương nơi tàu được phép neo đậu. Tổ chức chỉ huy thuyền viên trực ca trông coi tàu đảm bảo an toàn. Mỗi chuyến đi biển phải kiểm tra việc chuẩn bị của tàu về vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu, ngư lưới cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, hải đồ và các loại giấy tờ khác của tàu. Chịu trách nhiệm vạch tuyến hành trình của tàu. Kiểm tra hướng đi của tàu, đôn đốc các thuyền phó trực ca thực hiện nghiêm chỉnh hướng chạy tàu. Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi thuyền phó trực ca yêu cầu. Có mặt thường xuyên ở buồng lái để dẫn tàu an toàn và xử lý các tình huống xấu có thể xẩy ra khi tàu hành trình trong luồng hẹp, eo biển, kênh đào, gần bờ; khi tàu ra vào cảng, hành trình trong
- 61 khu vực nguy hiểm; khi thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc khi qua những khu vực có mật độ tàu thuyền nhiều. Ðiều hành hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản. Ðối với tàu khai thác thủy sản, phải theo dõi sản lượng, chất lượng từng mẻ lưới. Dựa vào thiết bị máy dò cá, khả năng tư duy và kinh nghiệm bản thân để quyết định khu vực khai thác, phương án khai thác và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của chủ tàu. Báo cáo chủ tàu sau mỗi chuyến biển về kết quả thực hiện nhiệm vụ như: sản lượng khai thác, chất lượng sản phẩm; tình hình hoạt động của thiết bị máy móc, ngư lưới cụ; tình hình ngư trường và thuyền viên của tàu. Khi tàu gặp bão tố tai nạn, phải tìm mọi biện pháp nhanh và hiệu quả nhất để cứu người và tàu; giải quyết khắc phục hậu quả kịp thời nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do tai nạn gây ra và điện báo chủ tàu xin ý kiến chỉ đạo giải quyết sự cố. Ðồng thời, nhanh chóng lập hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật để làm cơ sở cho việc giải quyết sự cố. Trong suốt quá trình đi biển, phải đảm bảo thông tin liên lạc theo quy định của chủ tàu và phân công người ghi nhật ký hàng hải, nhật ký đánh cá đầy đủ theo quy định của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Cùng với các trưởng ngành và cán bộ kỹ thuật, tổ chức khảo sát lập kế hoạch sửa chữa tàu, các trang thiết bị trên tàu; tổ chức nghiệm thu kỹ thuật và nhận bàn giao sau khi sửa chữa. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ sửa chữa, đảm bảo an toàn thiết bị và người lao động trong quá trình sửa chữa tàu. Trực ca hàng hải thay Thuyền phó ba hoặc Thuyền phó hai khi tàu không bố trí Thuyền phó ba hoặc Thuyền phó hai. 2.3. Nhiệm vụ cụ thể của các chức danh khác Dưới đây là tóm tắt nhiệm vụ cụ thể của các chức danh khác trên tàu cá: - Thuyề n phó : người kế câṇ và là người giúp viêc̣ cho thuyền trưởng . Khi thuyền trưởng vắng măṭ , thuyền phó là người chỉ huy tàu . - Máy trưởng : người chỉ huy trưc̣ tiếp bô ̣phâṇ máy , chịu trách nhiệm về kỹ thuâṭ các máy móc thiế t bi ̣trên tàu. Máy trưởng chịu sự chỉ huy trực tiếp của thuyền trưởng . - Lưới trưởng : người chiụ trách nhiêṃ về kỹ thuâṭ ngư cu ̣và khai thác thủy sản, quản lý ngư cụ và vật tư của ngư cụ . Lưới trưởng chiụ sư ̣ chỉ huy trự c tiếp của thuyền trưởng .
- 62 - Chế biến trưởng : người chiụ trách nhiêṃ về bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; chế biến trưởng chiụ sư ̣ chỉ huy của thuyền phó /thuyền trưởng (tùy tàu). - Thủy thủ : người thưc̣ hiêṇ các công viêc̣ trên boong, bao gồm: công tác dây, nút; sử duṇ g tời, cầu; đan, vá lưới , thả lưới, thu lưới; phân loaị và đưa sản phẩm vào bảo quản . Thủy thủ chịu sự chỉ huy của thuyền phó /lưới trưởng. - Thơ ̣ máy : người thưc̣ hiêṇ các công viêc̣ c ủa bộ phận máy , chịu sự chỉ huy của máy trưởng. 2.4. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong hoạt động khai thác thủy sản 2.4.1. Khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải * Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Điều 21, Luật Thủy sản như: - Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản. - Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. - Ðánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thủy sản. - Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn. - Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác. - Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. * Thực hiện các quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản (trình bày ở mục 2.6, bài này) * Trên tàu phải có các giấy tờ sau: - Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn; - Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; - Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định của pháp luật.; - Sổ danh bạ thuyền viên, Sổ thuyền viên tàu cá theo quy định của pháp luật. - Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá mà pháp luật quy định không phải có Sổ thuyền viên thì phải có giấy tờ tùy thân. - Ghi nhật ký khai thác và Báo cáo khai thác thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2.4.2. Khi hoạt động khai thác ngoài vùng biển Việt Nam
- 63 - Thực hiện đầy đủ thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ có vùng biển mà tàu cá đến khai thác. - Tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ có vùng biển mà tàu cá đến khai thác. - Chủ tàu cá phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá. - Trong quá trình hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển, thuyền trưởng tàu cá phải mang theo các giấy tờ (bản chính) sau đây: a) Các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định 66/2005/NĐ-CP (Hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản, Giấy phép khai thác thủy sản ở vùng biển nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Danh sách thuyền viên);b) Các giấy tờ liên quan do quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cấp, khi tàu cá đến hoạt động trên vùng biển của quốc gia đó. - Khi xảy ra sự cố tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự cứu giúp, thuyền trưởng phải phát tín hiệu cấp cứu và liên hệ kịp thời với nhà chức trách của quốc gia có biển gần nhất, thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam để được giúp đỡ; thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh hoặc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2.5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản: - Khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh. - Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn; khai thác thủy sản nhỏ hơn kích cỡ quy định; - Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn. - Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thủy sản. - Khai thác thủy sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép. - Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thủy sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính hủy diệt khác. - Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
- 64 - Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng. - Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Dưới đây là các Bảng quy định cụ thể về những loại ngư cụ, những khu vực, những đối tượng hạn chế hoặc cấm khai thác khai thác: Bảng 5-1. Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phận tập trung cá của các ngư cụ khai thác thủy sản biển (Kèm theo Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản) Số Kích thước mắt lưới Các loại ngư cụ TT 2a (mm), không nhỏ hơn 1 Rê trích 28 2 Rê thu ngừ 90 3 Rê mòi 60 4 Rê tôm he (1 lớp, 3 lớp lưới ) 44 5 Rê tôm hùm 120 6 Vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi hoạt 18 động ngoài vụ cá cơm 7 Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có vây rút 10 chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm) 8 Lưới kéo cá: - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 90cv 28 - Tàu lắp máy từ 90 cv đến dưới 150 cv 34 - Tàu lắp máy từ 150 cv trở lên 40
- 65 9 Lưới kéo tôm: - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 45 cv 20 - Tàu lắp máy từ 45 cv trở lên 30 10 Các loại đăng 20 11 Đáy hàng cạn, đáy cửa s«ng, te, xiệp, xịch 18 12 Đáy biển hàng khơi 20 13 Lưới chụp mực 30 Bảng 5-2. Quy định khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm (Kèm theo Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản) TT Khu vực Thuộc Toạ độ Thời gian Độ cấm tỉnh cấm sâu (m) 1 Hòn Mỹ - Quảng 21018'N – 21024'N 15/4 - Hòn Miều Ninh 10042'E – 107050'E 31/7 2 Quần đảo Cô Quảng 20056'N – 21006' N 15/2 - Tô Ninh 107040'E – 10700 53'E 15/6 3 Cát Bà - Ba Hải Phòng 20026'N – 21000'E 15/4 - Lạt - Thái 106030'E – 107030'E 31/7 Bình 4 Hòn Nẹ - Thanh 19030'N – 21015'N 15/4 - Lạch Ghép Hoá 105050'E – 106030'E 31/7 5 Ven bờ Vịnh Nghệ An 18058'N – 19001'N 1/3 - 30/4 Diễn Châu 105035'E – 105037'E
- 66 6 Ven Bờ biển Bạc Liêu 1/4 - 30/6 0-5 Bạc Liêu 7 Ven bờ biển Cà Mau 1/4 - 30/6 0-5 Cà Mau 8 Ven bờ biển Kiên 1/4 - 30/6 0-5 Kiên Giang Giang Bảng 5- 3. Những đối tượng bị cấm khai thác (Kèm theo Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản) STT Tên Việt Nam Tên khoa học 1 Trai ngọc Pteria maxima 2 Cá cháy Tenualosa toli 3 Cá Chình mun Anguilla bicolor pacifica 4 Cá còm Chitala chitala 4 Cá Anh vũ Semilabeo notabilis 5 Cá Tra dầu Pangasianodon gigas 6 Cá Cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali 7 Cá Sấu hoa cà Crocodylus porosus 8 Cá Sấu Xiêm Crocodylus siaminsis 9 Cá Heo Lipotes vexillifer 10 Cá voi Balaenoptera musculus 11 Cá Ông sư Neophocaena phocaenoides 12 Cá Nàng tiên Dugong dugon
- 67 13 Cá Hô Catlocarpio siamensis 14 Cá Chìa vôi sông Crenlolens sarissophorus 15 Vích và trứng Lepidochelys olivacea 16 Rùa da và trứng Dermochelys coriacea 17 Đồi mồi dứa và trứng Chelonia mydas 18 Đồi mồi và trứng Eretmochelys imbricata 19 Bộ San hô cứng Scleractinia 20 Bộ san hô sừng Gorgonacea 21 Bộ san hô đen Pennatulacea Một số đối tượng thủy sản cấm khai thác Hình 5-1. Các chìa vôi Hình 5-2. Cá heo Hình 5-3. Vích Hình 5-4. San hô đen
- 68 Bảng 5-4. NhỮng đối tượng bị cấm khai thác có thời hạn trong năm (Kèm theo Thông tư số 02 /2006 /TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản) STT Tên Việt Nam Tên khoa học Thời gian cấm khai thác A Tôm, cá biển 1 Tôm Hùm ma Panulirus penicillatus Từ 1/4 – 31/7 2 Tôm Hùm sỏi P.homarus nt 3 Tôm Hùm đỏ P.longipes nt 4 Tôm Hùm P.stimpsoni nt lông 5 Tôm hùm P. ornatus nt bông 6 Cá Măng biển Chanos chanos từ 1/3 – 31/5 7 Cá Mòi dầu Nematalusa nasus nt 8 Cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa nt 9 Cá Mòi dấm Konoirus punctatus nt 10 Cá Đường Otolithoides biauritus nt 11 Cá Gộc Polidactylus plebeius nt 12 Cá Nhụ Eleutheronema nt tetradactylum B Nhuyễn thể 13 Sò lông Anadara antiquata từ 1/4 – 31/7 14 Điệp dẻ quạt Chlamys senatoria nt
- 69 15 Dòm nâu Modiolus philippinarum nt 16 Bàn mai Pinna vexillum nt 17 Nghêu trắng Meretrix lyrata từ 1/6 – 30/11 18 Nghêu lụa Paphia undulata từ 1/6 – 30/11 19 Trai tai tượng Tridacna maxima từ 1/4 – 31/7 Tridacna crocea từ 1/4 – 31/7 Tridacna squamosa từ 1/4 – 31/7 Bảng 5- 5. Kích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác (Kèm theo Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản) Cá biển: (Kích thước được tính từ đầu mõm đến chẽ vây đuôi) STT Tên Việt Nam Tên khoa học Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) 1 Cá Trích xương Sardinella jussieni 80 2 Cá Trích tròn S.aurita 100 3 Cá Cơm Anchoviella spp. 50 (trõ Stolephorus tri ) 4 Cá nục sồ Decapterus maruadsi 120 5 Cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis 90 6 Cá Chim đen Perastromateus niger 310 7 Cá Chim trắng Pampus argentens 200 8 Cá Thu chấm Scomberomorus guttatus 320 9 Cá Thu nhật Scomber japonicus 200
- 70 10 Cá Thu vạch Scomberomarus 730 commerson 11 Cá Úc Arius spp. 250 12 Cá Ngừ chù Auxis thazard 220 13 Cá Ngừ chấm Euthynnus affinis 360 14 Cá Bạc má Rastrelliger kanagurta 150 15 Cá Chuồn Cypselurus spp. 120 16 Cá Hố Trichiurus lepturus 200 17 Cá Hồng đỏ Lutianus ervthropterus 260 18 Cá Mối Saurida spp. 200 19 Cá Sủ Miichthys miiuy 330 20 Cá Đường Otolithoides biauritus 830 21 Cá Nhụ Eleutheronema 820 tetradactylum 22 Cá Gộc Polydactylus plebeius 200 23 Cá Mòi Clupanodon spp. 120 24 Cá Lạt (dưa) Muraenesox cinereus 900 25 Cá Cam Seriolina nigrofasciata 300 26 Cá Bè cam (bò) Seriola dumerili 560 27 Họ Cá Song Serranidae(Epinephelus 250 spp.,Cephalopholis spp.,Serranus spp.) 28 Cá Lượng vàng Dentex tumifrons 150 29 Cá Lượng Nemipterus spp. 150
- 71 30 Cá Hè xám Gymnocranius griseus 150 31 Cá Đé Ilisha elongata 180 Tôm biển: (tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi) TT Tên Việt Nam Tên khoa học Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) 1 Tôm Rảo Metapenaeus ensis 85 2 Tôm Bộp (chì) M.affinis 95 3 Tôm Vàng M.joyneri 90 4 Tôm Đuôi xanh M.intermedius 95 5 Tôm Bạc nghệ M.tenuipes 85 6 Tôm Nghệ M.brevicornis 90 7 Tôm He mùa P enaeus merguiensis 110 8 Tôm Sú P.monodon 140 9 Tôm He trắng P.indicus 120 10 Tôm He rằn P.semisulcatus 120 11 Tôm He Nhật P.japonicus 120 12 Tôm Hùm ma Panulirus penicillatus 200 13 Tôm Hùm sỏi P.homarus 175 14 Tôm Hùm đỏ P.longipes 160 15 Tôm Hùm lông P.stimsoni 160 16 Tôm Hùm bông P.ornatus 230 Các loài thuỷ sản biển:
- 72 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) 1 Mực ống Loligo edulis 250 Loligo chinensis 200 2 Mực lá Sepioteuthis lessoniana 120 3 Mực nang Sepia pharaonis 100 4 Bào ngư Haliotis diversicolor 70 5 Sò huyết Arca granosa 30 6 Điệp tròn Placuna placenta 75 7 Điệp quạt Chlamys nobilis 60 8 Hải sâm Holothuria vagabunda 170 9 Cua Scylla serrata 100 Scylla paramamosaim 100 10 Sá sùng Sipunculus nudus 100 11 Ngao Meretrix lusoria 50 12 Cua Huỳnh đế Ranina ranina 100 13 Cầu gai sọ dừa Tripneustes grarilla 50 14 Sò lông A.antiquata 55 16 Dòm nâu Modiolus philippinarum 120 17 Ốc hương Babylonia areolata 55 18 Nghêu lụa Meretrix lyrata 30 19 Ghẹ xanh Portunus pelagicus 100 20 Ghẹ ba chấm P. sangulnolentus 100
- 73 21 Mực ống beka Logig beka 60 22 Trai tai tượng Tridacna maxima 340 Tridacna crocea 140 Tridacna squamosa 350 2.5. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn 2.5.1. Trước khi rời bến kiểm tra các loại giấy tờ của tàu cá và thuyền viên, bao gồm - Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá; - Giấy phép khai thác thuỷ sản; - Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với tàu cá theo quy định phải có); - Sổ danh bạ thuyền viên (đối với tàu cá theo quy định phải có); - Các văn bằng, chứng chỉ về thuyền viên và giấy tờ tùy thân. 2.5.2. Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới Thuyền trưởng phải liên lạc thường xuyên và thông báo về vị trí của tàu, số người trên tàu với Sở Thủy sản nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý nhà nước về thủy sản (sau đây gọi tắt là Sở), Bộ đội Biên phòng, đài thông tin duyên hải nơi xuất phát và nơi gần nhất. 2.5.3. Cho tàu cá hoạt động: Trong vùng biển và trong thời hạn được ghi trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. 2.5.4. Khi tàu gặp nạn Thuyền trưởng phải tổ chức khắc phục, trường hợp có nguy cơ đe doạ đến an toàn của tàu và thuyền viên phải kịp thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn, cơ quan đăng ký tàu cá. 2.5.5. Trường hợp bất khả kháng Thuyển trưởng phải dỡ bỏ các thiết bị, vật dụng có ảnh hưởng đến an toàn của tàu cá, để kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn. 2.6. Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá Tàu cá khi đưa vào hoạt động, phải có những trang thiết bị an toàn tối thiểu như bảng dưới đây: Bảng 5-6. Trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá
- 74 (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn Nghị định số 66/2005/NĐ-CP) Phạm vi hoạt động Trang thiết bị Từ 0 đến Từ 24 đến Trên 50 hải lý dưới 24 hải lý dưới 50 hải lý A Phao cứu sinh 1 Phao bè Có thể hay Đảm bảo chở thế bằng phao được toàn bộ số tròn, đủ cho thuyền viên trên 100% thuyền tàu viên trên tàu 2 Phao tròn 2 chiếc 2 chiếc 4 chiếc 3 Phao áo Đủ 100% Đủ 100% Đủ 100% thuyền viên + Thuyền viên Thuyền viên + (Dự trữ 10% + (Dự trữ (Dự trữ 10% hoặc 1 cái) 10% hoặc 1 hoặc 1 cái) cái) B Trang bị thông tin liên lạc 1 Máy thu - phát VTĐ 1 thoạt từ 100w trở lên 2 Máy thu - phát VTĐ 1 thoại từ 50w trở lên 3 Máy bộ đàm VHF hai 1 chiếc từ 15w trở lên 4 Ra đi ô trực canh nghe 1 1 1 thông báo thời tiết C Trang bị hàng hải 1 La bàn từ Khuyến 1 cái 1 cái
- 75 khích 2 Ra đa Khuyến 1 cái khích 3 Máy đo sâu, dò cá Khuyến 1 cái khích 4 Máy thu định vị vệ tinh Khuyến 1 cái GPS khích 5 Hải đồ vùng biển Việt Khuyến Khuyến 1 bộ Nam khích khích 6 Bản thủy triều vùng hoạt Khuyến 1 quyển 1 quyển động khích 7 Ống nhòm hàng hải Khuyến 1 cái khích 8 Dụng cụ đo sâu bằng tay 1 cái 1 cái (dây, sào đo) D Trang bị tín hiệu 1 Đèn mạn + Xanh 1 1 1 + Đỏ 1 1 1 2 Đèn cột (trắng) 1 1 1 3 Đèn lai trắng 1 1 4 Đèn hiệu đánh cá Khuyến khích + Xanh 1 1 + Trắng 1 1 + Đỏ 1 1
- 76 5 Vật hiệu đánh cá Khuyến khích + Cờ đỏ 1 1 + Cờ trắng 1 1 + Hình nón đen 1 1 Đ Trang bị cứu hoả 1 Rìu Khuyến X X khích 2 Xà beng Khuyến X X khích 3 Chăn X X X 4 Xô X X X 5 Thùng cát Khuyến khích 6 Bình cứu hoả Khuyến 2 bình 2 bình khích 7 Bơm cứu hoả Khuyến 1 2 khích E Trang bị chống đắm, chống thủng 1 Vải bạt Khuyến x x khích 2 Dầu rái, chai phà X X X 3 Bơm hút khô X X G Trang bị y tế 1 Túi thuốc cấp cứu X X X
- 77 2 Tủ thuốc cấp cứu X X 2.7. Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển 2.7.1. Các vùng biển - Vùng biển A1: là vùng biển thuộc phạm vi phủ sóng của hệ thống VHF có bán kính từ bờ khoảng 35 hải lý. - Vùng biển A2: là vùng biển nằm ngoài vùng biển A1, thuộc phạm vi phủ sóng của hệ thống MF (băng tần 2 MHz) có bán kính từ bờ là 250 hải lý. - Vùng biển A3: là vùng biển nằm ngoài vùng biển A1, A2, thuộc phạm vi phủ sóng từ 700 vĩ độ Bắc đến 700 vĩ độ Nam và nằm trong vùng phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Inmarsat 2.7.2. Thông tin cung cấp cho tàu cá hoạt động trên biển * Cảnh báo khí tượng và dự báo thời tiết biển: - Dự báo thời tiết biển hàng ngày; - Cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới; - Tin thời tiết nguy hiểm trên biển (gió mạnh, dông mạnh, sương mù, sóng lớn, ); - Cảnh báo sóng thần. * Cảnh báo hàng hải: Các thông báo hàng hải về thay đổi đặc tính ánh sáng đèn biển, thay đổi báo hiệu phao luồng hàng hải, về chướng ngại vật nguy hiểm, về khu vực chuyên dùng, về sự cố tràn dầu, về sự cố đường truyền cáp quang, về bắn đạn thật, diễn tập quân sự trên biển; Thông báo khác liên quan đến an toàn đối với tàu cá hoạt động trên biển. * Thông tin tìm kiếm - cứu nạn: - Thông tin do các tàu, thuyền cung cấp về tình hình tai nạn của người và tàu cá hoạt động trên biển; - Thông tin về người và tàu cá có nguy cơ gặp phải nguy hiểm cần được hỗ trợ, cứu giúp ngay; - Thông tin do các đài Thông tin Duyên hải thuộc hệ thống đài thông tin Duyên hải Việt Nam thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt động gần địa điểm của người, tàu thuyền gặp nạn trên biển; - Thông tin do các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm về tìm kiếm cứu nạn trên biển cung cấp và những thông tin khác. * Thông tin nghề cá
- 78 - Thông tin dự báo khai thác hải sản, bao gồm các nội dung: Đối tượng, năng suất, thời gian và ngư trường khai thác theo định kỳ hàng tháng; - Bản tin bạn của ngư dân, bao gồm thông tin hướng dẫn tránh, trú bão; công nghệ khai thác hải sản hoặc khắc phục các sự cố kỹ thuật; sơ, cấp cứu người hoặc mục hỏi và trả lời về các vấn đề liên quan đến hoạt động của người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển. - Thông tin chỉ đạo, bao gồm những thông tin gọi tàu về bờ khi có bão, yêu cầu tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, từ các cơ quan quản lý, chỉ đạo hoạt động của tàu cá hoạt động trên các vùng biển 2.7.3. Quy định thiết bị thông tin liên lạc trang bị trên tàu cá * Tàu cá hoạt động trên vùng biển A1 phải có các thiết bị: - 01 thiết bị thu phát thoại vô tuyến sóng cực ngắn (VHF); - 01 máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB). * Tàu cá hoạt động trên vùng biển A2 phải có các thiết bị: - 01 thiết bị định vị vệ tinh (GPS); - 01 máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB); - 01 thiết bị thu phát thoại đơn biên sóng ngắn (HF) có chức năng trực canh trên tần số 7903 kHz của Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam và tần số sóng ngày 9339 kHz , sóng đêm 6973 kHz của Bộ đội Biên phòng; - 01 phao phát tín hiệu báo nạn qua hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat hoạt động ở băng tần 406 MHz (thiết bị EPIRB). B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản? - Thuyền viên trên tàu cá là gì? - Chức trách của thuyền trưởng? - Những điều cấm trong khai thác thủy sản? - Những trang bị hàng hải tối thiểu trên tàu cá? 2. Bài tập: Đề bài tập: Nhìn tranh các đối tượng thủy sản, xác định những đối tượng thủy sản bị cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn. C. Ghi nhớ - Nhiệm vụ cụ thể của thuyền trưởng. - Các điều cấm trong hoạt động khai thác thủy sản. - Trách nhiệm của thuyền trưởng khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới.
- 79 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Môn học Luật liên quan đến tàu cá là môn học chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư; được giảng dạy đầu tiên; tuy nhiên cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học - Tính chất: Để con tàu hoạt động trên biển đúng quy định và an toàn, Thuyền trưởng tàu cá cần phải có hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan. Môn học này được giảng dạy tại lớp học, tổ chức học thích hợp vào thời gian nghỉ giữa hai chuyến biến của ngư dân II. Mục tiêu: Kiến thức: - Biết các quy định về Luật Biển 1982 có liên quan đến nghề cá - Biết các quy định về Luật Tránh va có liên quan đến nghề cá - Biết các quy định về Luật Thông tín hiệu có liên quan đến nghề cá - Biết các quy định về Luật Hàng hải có liên quan đến nghề cá - Biết các quy định về Luật Thủy sản và các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn thi hành Kỹ năng: - Áp dụng được các quy định trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động của tàu cá - Bảo vệ được quyền lợi chủ tàu khi có tranh chấp xảy ra trên biển - Thái độ: - Tuân thủ các quy định của pháp luật một cách tự giác và trong mọi hoạt động của tàu. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MH01-1 Luật Biển Lý Lớp 8 4 4 thuyết học MH01-2 Luật Tránh va Lý Lớp 8 4 4 thuyết học
- 80 MH01-3 Luật Thông tín hiệu Lý Lớp 8 4 3 1 thuyết học MH01-4 Luật hàng hải Lý Lớp 8 4 3 1 thuyết học MH01-5 Luật Thủy sản và các Lý Lớp 9 4 5 quy định liên quan thuyết học Kiểm tra hết môn học 03 03 Cộng 44 20 19 05 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập Bài 1: Luật Biển Bài tập 1: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng vùng nước đó. Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Các tranh ảnh về các vùng nước trên biển như Bản đồ tuyến phân vùng khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam (kèm theo NĐ 33/2010/NĐ-CP), Bản đồ hướng dẫn khai thác thủy sản của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Projector, laptop; Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên chỉ trên bản đồ 1 trong các vùng nước trên biển và trình bày chế độ pháp lý của vùng nước đó hoặc giáo viên chỉ 1 điểm trên bản đồ và yêu cầu học viên cho biết tên và chế độ pháp lý của vùng nước có điểm đó. Thời gian: 05 phút/học viên; Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá 02 phút/học viên và cho điểm. Kết quả cần đạt được: Chỉ được các vùng nước mà tàu có quyền khai thác cá và chế độ pháp lý của các vùng nước đó. Bài 2: Luật Tránh va Bài tập 2: Khi tàu đánh cá, ta phải làm gì để thực hiện Luật tránh va? Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Video/tranh ảnh/mô hình về các đèn tín hiệu, dấu hiệu của tàu biển; Projector, laptop;
- 81 Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên nhìn tín hiệu trên video/tranh ảnh/mô hình và cho biết mình phải xử lý như thế nào khi thấy các tín hiệu đó Thời gian: 05 phút/học viên; Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá 02 phút/học viên và cho điểm Kết quả cần đạt được: Sử dụng đúng các dấu hiệu, đèn tín hiệu phù hợp với hoạt động của tàu mình. Bài 3. Luật thông tín hiệu Bài tập 3-1. Phát tín hiệu bằng cờ chữ: Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; bộ cờ chữ Video/tranh ảnh về cách sử dụng cờ tín hiệu; Projector, laptop; Cách tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học viên xem video/tranh ảnh. Chia thành nhóm nhỏ (4 người/nhóm). Sau đó 2 học viên phát tín hiệu cờ chữ, 2 học viên thu tín hiệu cờ chữ và luân phiên với nhau (dùng nhóm tín hiệu 1 chữ cái và 2 chữ cái) Thời gian: 10 phút/nhóm; Phương pháp đánh giá: Sau khi học viên thực hành, giáo viên đánh giá bằng cách cho điểm. Kết quả cần đạt được: Sử dụng đúng phương pháp phát nhận tín bằng cờ chữ. Bài tập 3-2. Phát tín hiệu bằng cờ tay Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; cờ tay Video/tranh ảnh về cách sử dụng cờ tín hiệu; Projector, laptop; Cách tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học viên xem video/tranh ảnh. Chia thành nhóm nhỏ (4 người/nhóm). Sau đó 2 học viên phát tín hiệu cờ tay, 2 học viên thu tín hiệu tay chữ và luân phiên với nhau (dùng nhóm tín hiệu 1 chữ cái và 2 chữ cái) Thời gian: 20 phút/nhóm; Phương pháp đánh giá: Sau khi học viên thực hành, giáo viên đánh giá bằng cách cho điểm. Kết quả cần đạt được: Sử dụng đúng phương pháp phát nhận tín bằng cờ chữ
- 82 Bài 4. Luật Hàng hải Bài tập 4-1. Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng. Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Bản giả định các chi tiết về tình huống tai nạn tàu; Projector, laptop; Cách tổ chức thực hiện: Chia học viên thành 5 ngườ/nhóm. Làm kháng nghị hàng hải. theo nhóm Sau đó trình bài thủ tục trình kháng nghị hàng hải Thời gian: 20 phút chuẩn bị, 15 phút trình bài/mhóm; Các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi; Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá qua việc lập và trình bày thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường thiệt hại của nhóm học viên Kết quả cần đạt được: Kháng nghị hang hải viết đầy đủ nội dung và phù hợp với hồ sơ tàu như nhật ký hang hải, nhật ký máy, của tàu mình. Bài tập 4-2. Giả sử tàu bị tai nạn, học viên làm thủ tục yêu cầu bảo hiểm bồi thường. Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Bản giả định các chi tiết về tình huống tai nạn tàu; Projector, laptop; Cách tổ chức thực hiện: Chia học viên thành 5 người/nhóm. Làm thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường theo nhóm. Thời gian: 20 phút chuẩn bị, 15 phút trình bài/mhóm; Các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi; Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá qua việc lập và trình bày thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường thiệt hại của nhóm học viên. Kết quả cần đạt được: Thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường viết đầy đủ nội dung và phù hợp với hồ sơ tàu như nhật ký hàng hải, nhật ký máy, của tàu mình.
- 83 1. Bài 5. Luật thủy sản và các quy định có liên quan Bài tập 5. Học viên xác định những việc cấm trong hoạt động khai thác thủy sản Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Video/tranh ảnh liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản; Projector, laptop; Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên nhìn video/tranh ảnh liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản để xác định những việc nhà nước cấm như: đối tượng cấm khai thác, khu vực cấm khai thác Thời gian: Mỗi học viên trình bày 05 phút, các học viên khác theo dõi và đặt câu hỏi. Phương pháp đánh giá: Sau khi học viên trình bày, giáo viên đánh giá từ 1 – 2 phút/học viên và cho điểm. Kết quả cần đạt được: Chỉ đúng 3 đối tượng theo yêu cầu. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Trình bài đúng ranh giới và chế độ Giáo viên theo dõi phần trình bài của học pháp lý vùng nước nội thủy viên và đánh giá bằng cách cho điểm Trình bài đúng ranh giới và chế độ Giáo viên theo dõi phần trình bài của học pháp lý vùng nước lãnh hải viên và đánh giá bằng cách cho điểm Trình bài đúng ranh giới và chế độ Giáo viên theo dõi phần trình bài của học pháp lý vùng nước tiếp giáp viên và đánh giá bằng cách cho điểm Trình bài đúng ranh giới và chế độ Giáo viên theo dõi phần trình bài của học pháp lý vùng kinh tế đặc quyền viên và đánh giá bằng cách cho điểm Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Sử dụng đúng đèn tín hiệu của tàu Giáo viên theo dõi phần thực hiện của đánh cá học viên và đánh giá bằng cách cho điểm
- 84 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Sử dụng đúng dấu hiệu ban ngày Giáo viên theo dõi phần thực hiện của của tàu đánh cá học viên và đánh giá bằng cách cho điểm Bài 3: Bài tập 3-1. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Sử dụng đúng thủ tục thông tin thu Giáo viên theo dõi phần thực hiện của và phát tín hiệu bằng cờ chữ học viên và đánh giá bằng cách cho điểm Phát và nhận đúng nội dung thông Giáo viên theo dõi phần thực hiện của tin theo yêu cầu của giáo viên học viên và đánh giá bằng cách cho điểm Bài tập 3-2. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Sử dụng đúng thủ tục thông tin thu Giáo viên theo dõi phần thực hiện của và phát tín hiệu bằng cờ tay học viên và đánh giá bằng cách cho điểm Phát và nhận đúng nội dung thông Giáo viên theo dõi phần thực hiện của tin theo yêu cầu của giáo viên học viên và đánh giá bằng cách cho điểm Bài 4 Bài tập 4-1. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Lập kháng nghị hàng hải đúng theo Giáo viên xem Kháng nghị hàng hải và tình huống đã cho và phù hợp với đánh giá bắng cách cho điểm hồ sơ tàu. Trình bày đúng thủ tục trình Kháng Giáo viên theo dõi phần trình bài của học nghị hàng hải. viên và đánh giá bằng cách cho điểm Bài tập 4-2. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- 85 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Lập thủ tục đòi bảo hiểm bồi Giáo viên xem thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường đúng theo tình huống đã thường và đánh giá bắng cách cho điểm cho và phù hợp với hồ sơ tàu. Trình bày đúng thủ tục đòi bảo Giáo viên theo dõi phần trình bài của học hiểm bồi thường viên và đánh giá bằng cách cho điểm Bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn đúng 1 đối tượng cấm khai Giáo viên theo dõi phần trình bài của học thác viên và đánh giá bằng cách cho điểm Chọn đúng 1 đối tượng cấm khai Giáo viên theo dõi phần trình bài của học thác có thời hạn viên và đánh giá bằng cách cho điểm Chọn 1 đối tượng và trình bài đúng Giáo viên theo dõi phần trình bài của học kích thước tối thiểu cho phép khai viên và đánh giá bằng cách cho điểm thác của đối tượng VI. Tài liệu tham khảo: (1) Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Tài liệu bồi dưỡng Thuyền trưởng – Máy trưởng tàu cá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. (2) Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Tài liệu bồi dưỡng Thuyền trưởng tàu cá ven biển loại nhỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993. (3) Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản , Các văn bản pháp quy về quản lý tàu cá, Nxb Lao đôṇ g xa ̃ hôị , Hà Nội, 2008. (4) Cục Kha i thác và Bảo vê ̣nguồn lơị thủy sản , Quy điṇ h pháp luâṭ về quản lý , khai thác và bảo vê ̣nguồn lơị thủy sản , Nxb Lao đôṇ g, Hà Nội, 2000. (4) Vụ Pháp chế , Bô ̣Thủy sản , Luâṭ Thủy sản và các văn bản hướng dâñ thi hành , Nxb Lao đôṇ g, Hà Nội, 2006. (5) Luâṭ Hàng hải và hướng dâñ thi hành , Nxb Chính tri ̣quốc gia , Hà Nội, 2002. (6) Phòng Bảo đảm hàng hải, Công ước 1972 về quy tắc quốc tế tránh va tàu trên biển, Nxb Bộ tư lệnh Hải quân, 1980 (7) Nguy cấp và an toàn, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1988. (8) Tiêu Văn Kính , Nghiệp vụ Thuyền trưởng tâp̣ 1 và tập 2, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1989. (09) Hội Nghề cá Việt Nam, Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2007.
- 86 (10) Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chánh trong lĩnh vực thủy sản. (11) Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. (12) Thông tư 15/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NNPTNT về Ban hành Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển. (13) Thông tư 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NNPTNT về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định trong lĩnh vực thủy sản theo NQ 57/NQ- CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ. (15) Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, Một số quy định về an toàn hàng hải và xử phạt hành chính (14) Các tài liệu, hình ảnh trên internet.
- 87 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Tâm, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Hàn Nam Bộ, Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản nước ngọt Thành phố Hồ Chí Minh./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phạm Văn Khoát, Quyền hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Văn Tám, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đỗ Văn Nhuận, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Trương Ngọc Thạch, Trưởng phòng Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV khai thác và dịch vụ Biển Đông./.