Giáo trình môn học thiết kế đồ họa bằng Corel draw - Ngô Thị Tính

doc 178 trang huongle 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học thiết kế đồ họa bằng Corel draw - Ngô Thị Tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_thiet_ke_do_hoa_bang_corel_draw_ngo_thi_t.doc

Nội dung text: Giáo trình môn học thiết kế đồ họa bằng Corel draw - Ngô Thị Tính

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN BIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BẰNG COREL DRAW Nghề: Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) Người biên soạn: Ngô Thị Tính Điện Biên, năm 2012
  2. LỜI NÓI ĐẦU Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động, công nghệ sử dụng máy vi tính trợ giúp cho việc thiết kế và gia công chế tạo trong nhiều lĩnh vực đã trở nên phổ biến. Nhiều phần mềm ứng dụng ra đời, và một trong số đó có phần mềm Corel Draw. Phần mền này đã phần nào đáp ứng được công tác vẽ và thiết kế. Chính vì vậy mà nó được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thiết kế mỹ thuật, quảng cáo, khoa học kỹ thuật v.v Môn Thiết kế đồ họa bằng Corel Draw đã trở thành môn chính khoá của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nhiều trường dậy nghề khác. Chúng tôi dựa trên căn cứ vào khung chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) - Khoa Công nghệ thông tin - Trường Cao đẳng nghề Điện Biên để xây dựng giáo trình này. Do vậy chúng tôi với mong muốn đem đến cho các em học sinh học chuyên ngành Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) một môn học bổ ích, giúp sức cho các em trong con đường tương lai sắp tới. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, các em học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện. Nhóm biên soạn 2
  3. BÀI 1 NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề cơ bản sau: - Giới thiệu ngắn gọn về cách làm việc và kiểu hình vẽ tạo ra bằng Corel Draw 11. - Giới thiệu một số thuật ngữ. - Một số tính năng mới trong phiên bản 11. - Những thành phần quan trọng của giao diện. - Các tuỳ chọn dùng cho việc xem bản vẽ. - Sử dụng phần trợ giúp. 1.1. Phân biệt đối tượng vector và ảnh bitmap: Các chương trình đồ hoạ trên máy tính thường được thiết kế để làm việc với các đối tượng vector (hình vector) hoặc ảnh bitmap, Corel Draw 11 là một chương trình vẽ chủ yếu dùng để tạo, chỉnh sửa và phát triển các hình vector. Một đối tượng vector sẽ có các thuộc tính của nó như màu sắc, hình thể, kích cỡ, Đối tượng vector có các đường biên mềm mại, rõ nét với màu thể hiện liên tục bất chấp việc xem hình ở chế độ phóng to hoặc thu nhỏ. Mỗi đối tượng vector tồn tại độc lập với các đối tượng khác, ta có thể dễ dàng chọn, di chuyển, định lại kích thước, thay đổi màu, định lại trật tự sắp xếp trước – sau của một đối tượng vector bất kỳ. Các file bản vẽ vector không phụ thuộc vào độ phân giải của máy in hoặc thiết bị kết xuất (như máy in phim). Ảnh bitmap được tạo thành từ các điểm nhỏ, các điểm này được gọi là các pixel (phần tử ảnh). Các ảnh bitmap có được từ máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) hoặc được quét (scan) vào từ các loại máy quét ảnh (scanner). Adobe Photoshop và Corel Photo-Paint là một số các chương trình dùng để xử lý ảnh bitmap. 3
  4. Hình vector bao gồm nhiều đối tượng hợp thành Ảnh Bitmap khi phóng lớn sẽ thấy rõ các Pixel hình vuông 1.2. Một số thuật ngữ trong Corel Draw: - Object (đối tượng): đối tượng là một phần tử độc lập mà ta có thể hiệu chỉnh. - Path (đường dẫn): đường path là đường biên của một đối tượng. Path có thể đóng, mở hoặc là một path phức hợp (gồm nhiều path thành phần không liên tục nhau hoặc cắt nhau). Path đóng Path mở Một path phức hợp đã được tô màu - Properties (thuộc tính của đối tượng): các thuộc tính của đối tượng như màu tô (fill), kích cỡ và hình dạng, - Handles: thường là 8 hình vuông màu đen xuất hiện xung quanh đối tượng đang được chọn. - Nodes: là các điểm hình vuông nhỏ nằm dọc theo đường path, dùng để định vị đường path. 4
  5. - Line Segment: là các phân đoạn giữa hai nodes trên path. - Control Points (các điểm điều khiển): các điểm này dùng để điều chỉnh hình dạng của các phân đoạn (line segment) trên path. - Select (chọn): để chọn đối tượng, click chọn chúng bằng công cụ Pick. Để chọn node, click chọn chúng bằng công cụ Shape. - Multiple Select: nhấn giữ phím Shift để click chọn thêm nhiều đối tượng hoặc nhiều nodes. - Marquee Select: dùng công cụ Pick hoặc Shape drag (kéo) một khung hình chữ nhật (với nét đứt đoạn) bao quanh các đối tượng hoặc các node muốn chọn để chọn chúng. - Thuộc tính Outline: là các thuộc tính thể hiện đường path của đối tượng: màu, chiều dày đường biên, - Thuộc tính Fill: thuộc tính thể hiện vùng tô bên trong của đối tượng (thường chỉ dùng cho đối tượng có đường path đóng). Fill có thể là một màu, mẫu tô (pattern), - Fountain Fill: là một kiểu màu tô fill, chuyển dần từ một màu sang màu khác hoặc chuyển giữa nhiều màu. 5
  6. - Guidelines (đường chỉ dẫn): các đường này không in ra được chúng được dùng để hỗ trợ việc định vị chính xác và canh hàng các đối tượng. - Stacking order: là trật tự sắp xếp nằm trước hoặc nằm sau của các đối tượng trong trang của file bản vẽ. - Group (nhóm): một nhóm là một tập hợp các đối tượng mà ta có thể di chuyển hoặc chỉnh sửa một số các thuộc tính như một đối tượng đơn. Khi được nhóm lại (Group) những đối tượng này có thể cùng di chuyển và được xem như một đối tượng đơn - Nested group (nhóm lồng nhau): là một nhóm có chứa ít nhất một nhóm con, nhóm con này được xem như một đối tượng đơn trong nhóm chứa nó. - Ungroup (tách nhóm): dùng để tách một nhóm thành các đối tượng đơn. 6
  7. 1.3. Các thành phần điều khiển: a. Giao diện của Corel Draw 11: - Thành tiêu đề (Title bar): thể hiện tên chương trình, đường dẫn và tên file bản vẽ hiện hành. - Menu thanh ngang (menu bar): chứa các lệnh và nhóm lệnh. - Thanh công cụ chuẩn (standard toolbar): thể hiện các lệnh dưới dạng biểu tượng (icon) giúp truy xuất nhanh các lệnh thông thường của Windows như: New, Open, Save, - Thanh thuộc tính (Properties bar): các biểu tượng và hộp danh sách thể hiện trên thanh thuộc tính phụ thuộc vào công cụ hoặc đối tượng đang được chọn. Thanh này cho phép truy xuất nhanh các lệnh quan trọng, thường dùng nhất, liên quan tới công cụ và đối tượng đang chọn. 7
  8. - Ý nghĩa: + Ô 1 (Paper Type/Size): chọn khổ giấy trong danh sách xuất hiện khi bấm vào ô này. + Ô 2 (Paper width and height): chiều ngang và chiều cao trang giấy trong trường hợp cần có 1 trang thiết kế kích thước khác không có sẵn trong danh sách khổ giấy. + Ô 3 và 4: chọn hướng giấy đứng (Portrait) hoặc ngang (Landscape). + Ô 5: khai báo trang giấy là mặc định (chọn nút trên) hoặc chỉ riêng cho bản vẽ hiện hành (nút dưới). + Ô 6: đơn vị đo lường áp dụng cho bản vẽ (Ví dụ: inches, centimeters ) + Ô 7 (nudge offset): độ di chuyển của đối tượng khi nó được chọn và gõ một trong các phím mũi tên. + Ô 8 (Duplicate distance): khoảng cách giữa một đối tượng gốc và đối tượng được nhân bản ra từ nó bằng lệnh Duplicate (Ctrl + D). + Ô 9 (Snap to grid): lệnh bắt vào lớp dưới nền, hỗ trợ khi vẽ sử dụng đường hướng dẫn (đường lưới). Không nên chọn lệnh này thường trực vì nó sẽ cản trở các thao tác vẽ tự do. + Ô 10 (Snap to guidelines): lệnh bắt vào đường hướng dẫn, lệnh này giúp vẽ chính xác khi sử dụng các đường hướng dẫn, nên chọn lệnh này thường trực. + Ô 11 (Snap to object): lệnh bắt vào một đối tượng đứng gần. Khi rê 1 đối tượng đến gần 1 đối tượng khác thì nó bị hút vào đối tượng kia. Không nên chọn lệnh này thường trực. + Ô 12 (Draw complex object ): khi rê đối tượng đi, quay, nghiêng thì vẫn thấy hình dáng của đối tương bằng một đường chấm hoặc có màu. Nên chọn lệnh này thuờng trực. + Ô 13 (Treat as filled): Lệnh này giúp ta chọn 1 đối tượng kín nhưng không tô màu bằng cách bấm bất kỳ vào bên trong đối tượng. - Thước (Rule): thể hiện vị trí của con trỏ hiện hành được thể hiện bằng đường đứt đoạn trên thước ngang và thước đứng. 8
  9. Đường đứt đoạn thể hiện vị trí con Có thể Shift – Drag thước tới vị trí trỏ trên thước khác trên trang vẽ - Hộp công cụ (Toolbox): chứa các công cụ để tạo, định dạng và chỉnh sửa đối tượng. Bao gồm các công cụ: Pick, Shape, Zoom - Cửa sổ vẽ và biên trang: ta có thể vẽ tại vị trí bất kỳ trong cửa sổ vẽ nhưng những phần ngoài biên trang sẽ không được in ra. - Các cửa sổ Docker: mỗi cửa sổ docker có liên quan tới một lệnh hoặc một mục đích nhất định. Vào menu Window/ Dockers/ chọn cửa sổ. - Đường chỉ dẫn (guiderline): không in ra được và được dùng để hỗ trợ sắp xếp các đối tượng. - Bộ chọn trang và các tab trang: dùng bộ chọn trang có thể thêm các trang mới, chuyển qua lại giữa các trang, hoặc chuyển tới trang đầu hoặc cuối của file vẽ hiện hành. - Thanh trạng thái (Status bar): thể hiện thông tin về vị trí con trỏ, danh sách các phím tắt và các thông tin về đối tượng như: kích cỡ, vị trí và màu sắc. - Thanh cuộn (scroll bar): thanh cuộn đứng và thanh cuộn ngang dùng để định vị trí của trang, thể hiện trong cửa sổ bản vẽ. - Nút View Navigator: tương tự thanh cuộn, dùng để định vị trí của trang vẽ thể hiện trong cửa sổ vẽ. - Bảng màu (color palette): dùng để chọn màu cho đường biên, vùng màu tô của các đối tượng. 9
  10. b. Các thành phần điều khiển: - Các biểu tượng (Icon): Corel sử dụng rất nhiều biểu tượng nhỏ. Khi một biểu tượng đang được chọn trông nó như bị nhấn xuống. Để chọn một biểu tượng ta chỉ cần nhấn chọn biểu tượng đó. - Menu flyout: một flyout thực chất là một menu con hoặc một thanh công cụ con trên đó cũng chứa các biểu tượng. Khi ta nhấn vào dấu tam giác nhỏ trong biểu tượng để mở menu flyout sẽ xuất hiện các biểu tượng. - Hộp danh sách: thể hiện một tập hợp các mục định sẵn để lựa chọn. - Hộp nhập: được thiết kế để chứa số hoặc văn bản nhập vào. Để tăng hoặc giảm các giá trị số trong hộp nhập có thể nhấn vào hai nút tam giác nhỏ ở bên phải. - Nút radio (radio button): các nút này dùng để chọn duy nhất một tuỳ chọn trong tập hợp tuỳ chọn (tại một thời điểm chỉ có một tuỳ chọn được chọn). Để chọn chỉ việc nhấn vào nút radio. - Hộp nhập (check box): nhấn vào hộp chọn để chọn hoặc bỏ chọn. Khi hộp chọn được chọn sẽ xuất hiện một dấu chọn. 10
  11. - Thanh trượt (slider): kéo các con trượt trên thanh trượt để tăng hoặc giảm giá trị của tuỳ chọn. - Các tab: như tab trang, và trong một số hộp thoại cũng có các tabs. - Bảng thả xuống (drop – down palette): cũng giống như các hộp danh sách, những bảng thả xuống thể hiện danh sách các mục chọn dưới dạng hình đồ hoạ. Ta có thể nhấn (click) chọn một màu hoặc một biểu tượng. - Danh sách dạng cây: thể hiện các tuỳ chọn dưới dạng cây trong mối quan hệ phân cấp như cấu trúc cây thư mục. Tuỳ thuộc vào từng danh sách, sau khi mở rộng một mục, ta có thể chọn nó hoặc đánh dấu chọn ở hộp chọn. Ví dụ: Vào Tools/ options sẽ xuất hiện danh sách dạng cây. 1.4. Làm việc với các menu: - Chọn một lệnh từ menu: Nhấn chọn một tiêu đề menu để mở một menu. Ví dụ: Text/ Format Text. - Di chuyển con trỏ xuống dưới tới mục muốn chọn. Một dấu tam giác sẽ xuất hiện bên phải một mục nếu mục này có chứa menu con. Nhấn chọn một mục (một lệnh) mà ta muốn chọn. Hoặc có thể sử dụng các tổ hợp phím tắt hoặc sử dụng các biểu tượng tương ứng với một lệnh trong menu. 1.5. Làm việc với các thanh công cụ *Thêm hoặc làm ẩn thanh công cụ: - Chọn menu Windows/Toolbars/More Toolbars. Trong hộp thoại Option nhấn chọn Workspace/Customization/Commnand Bars ở phần bên trái hộp thoại. - Trong danh sách các thanh công cụ, nhấn chọn các hộp chọn hoặc bỏ chọn để thể hiện hoặc làm ẩn các thanh công cụ tương ứng. 11
  12. - Khi một thanh tuỳ chọn được chọn trongdanh sách, ta có thể xác lập các tuỳ chọn cho nó ở phần bên phải hộp thoại. Nhấn nút Ok khi đã xác lập xong. 1.6. Sử dụng công cụ Zoom: Công cụ Zoom dùng để phóng to (zoom in) hay thu nhỏ (zoom out) sự thể hiện của các đối tượng trong vùng vẽ. Công cụ zoom còn phối hợp với thanh thuộc tính, thanh thuộc tính sẽ thể hiện các biểu tượng và thành phần điều khiển liên quan tới việc thu phóng. - Lệnh Zoom In: phóng lớn - Lệnh Zoom Out: thu nhỏ - Zoom To Selected: thể hiện tất cả đối tượng đang chọn - Zoom To All Objects: thể hiện tất cả các đối tượng - Zoom To Page: xem toàn bộ trang - Zoom To Page Width và Zoom To Page Height: thể hiện chiều rộng hoặc chiều cao trang. * Một số lệnh thu, phóng màn hình bằng phím tắt: F2: chọn công cụ phóng đại (Zoom tool), mỗi lần bấm công cụ lên màn hình, vùng ảnh sẽ được phóng to gấp 2. F3: thu nhỏ màn hình chứa tất cả các đối tượng. Shift + F2: chọn 1 đối tượng và phóng đại riêng đối tượng được chọn to đầy màn hình. F4: phóng đại hoặc thu nhỏ tất cả các đối tượng lên đầy màn hình. Shift + F4: thu màn hình trở về kích thước ban đầu. 12
  13. BÀI 2 KHỞI ĐỘNG VÀ THAO TÁC VỚI FILE HÌNH VẼ Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khởi động và thoát khỏi CorelDRAW, cũng như các công việc xuất nhập file. - Tạo mới, mở, lưu và đóng file hình vẽ CorelDRAW. - Tạo các bản sao chép dự phòng (backup) cho file hình vẽ. - Nhập (import) và xuất (export) hình đồ hoạ, văn bản. - Quản lý các cửa sổ file hình vẽ bằng cách di chuyển, thay đổi kích cỡ, thu nhỏ nhất, phóng lớn nhất và sắp xếp chúng trên màn hình. 2.1. Khởi động Corel Draw: - C1: Nhấn nút Start/Programs/Corel Graphics Suite 11/Corel Draw 11 - C2: Nhấn đúp chuột vào biểu tượng Corel Draw ngoài màn hình. Khi khởi động Corel Draw 11 lần đầu tiên, sẽ thấy xuất hiện màn hình Welcome như hình: Nếu không muốn màn hình Welcome xuất hiện mỗi khi khởi động Corel Draw 11, ta nhấn bỏ tuỳ chọn Show this Welcome Screen at startup. 2.2. Tạo mới một file hình vẽ: - C1: File/New. - C2: Nhấn biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩn. 13
  14. - C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. * Tạo mới một file hình vẽ mới từ một template: - Chọn menu File/New From Template - Nhấn vào các tab để chọn kiểu của template như Full Page (tờ đơn), Label (nhãn), Envelope (phong bì), Side-Fold (tờ gấp), Web (trang Web). - Nhấn chọn một template và xem trước nội dung của nó trong hộp Preview ở bên phải. - Chọn tuỳ chọn Include Graphics để đưa các hình đồ hoạ và văn bản trong template vào file bản vẽ mới. Nhấn chọn OK. 2.3. Mở các File hình vẽ: - C1: Mở bằng menu File: +B1: Chọn File/Open, xuất hiện hộp thoại. +B2: Tìm và chọn thư mục có chứa file hình vẽ muốn mở. +B3: Chọn một file hình vẽ và nhấn nút Open. - C2: Nhấn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn: +B1: Nhấn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn. +B2 và B3: tương tự như cách 1. - C3: Nhấn chọn tổ hợp phím: +B1: nhấn tổ hợp phím Ctrl + O +B2 và B3 tương tự như cách 1 * Một số tuỳ chọn trong hộp thoại Open: - Hộp danh sách File Name: Thể hiện tên file đang chọn hoặc các file hình vẽ đã được mở gần đây nhất. 14
  15. - Hộp danh sách File Of Types: chọn định dạng cho file muốn mở nhằm mục đích giới hạn các file thể hiện. - Một số bảng thông báo khi ta mở một file với định dạng không cho phép hoặc file được tạo ra ở các phiên bản cũ hơn, hoặc các file bị lỗi: 2.4. Lưu bản vẽ: a. Lưu một bản vẽ mới: - File/Save (hoặc Ctrl + S) hoặc File/ Save As (Shift + Ctrl + S) hoặc nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn. Hộp thoại Save sẽ xuất hiện: + Nhập tên cho file sẽ lưu ở hộp nhập File Name. + Tuỳ chọn: mặc định, định dạng file sẽ là CDR. Nếu lưu với kiểu khác thì chọn định dạng này trong danh sách Save As Type. + Tuỳ chọn: để giúp cho việc nhận diện bản vẽ sau này, ta có thể nhập từ khung ở hộp nhập Keywords ở hộp nhập notes. Cuối cùng chọn Save để lưu lại. b. Lưu lại bản vẽ với tên file mới, vị trí lưu, định dạng khác: File/Save As. c. Một số tuỳ chọn trong hộp thoại Save: - Version: định dạng của file, mặc định của Corel là CDR. - Thumbnail: là các ảnh thu nhỏ thể hiện nội dung của file hình vẽ, các ảnh này thường được thể hiện trong các ảnh xem trước, khi tuỳ chọn Priview được chọn. - Selected Only: tuỳ chọn này chỉ cho phép lưu các đối tượng đang được chọn. Tuỳ chọn này xuất hiện nếu file hình vẽ đang có đối tượng được chọn. 15
  16. - Web_Safe_Filenames: chỉ hữu ích khi file hình vẽ sẽ được sử dụng cho trang Web. Tuỳ chọn này tự động đặt các ký tự gạch ngang dưới thay cho các khoảng trống trong tên file để phù hợp với Web. - Save with embedded VBA Prọect: nếu có phần tử dữ liệu nào trong file hình vẽ được tạo bằng VBA thì tuỳ chọn này sẽ có hiệu lực và cho phép bạn lưu các mã kèm theo file. - Advanced: để mở thêm một số tuỳ chọn khác. Nhấn Advanced để mở hộp thoại Option. + Save Presentation Exchange (CMX): cho phép lưu file tương thích với định dạng file Presentation Exchange của Corel. + Use Current Thumbnail: giữ nguyên định dạng Thumbnail cho file hình vẽ. +Use Bitmap Compression và Use Graphic Object Compression: để nén giảm dung lượng các ảnh Bitmap, giảm các hiệu ứng động như các đối tượng Perfect Shapes, + Save Texture With The File và Rebuild Textures When Open The File: lưu dữ liệu cần thiết dùng để tái tạo những mẫu tô texture tự tạo và làm cho dung lượng file nhỏ hơn, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở. + Save Blend And Extrude With The File và Rebuild Blends And Extrude When Opening The File: Tuỳ chọn Save Blend And Extrude With The File lưu các dữ liệu cần thiết cho việc tái tạo lại các đối tượng liên kết động trong hiệu ứng Blend và Extrude nhằm làm giảm dung lượng file, tuỳ chọn Rebuild Blends And Extrude When Opening The File sẽ làm cho dung lượng file nhỏ hơn nhưng mất nhiều thời gian mở file có áp dụng hiệu ứng Blend hoặc Extrude. 2.5. Nhập (Import) hình ảnh và văn bản: - B1: File/Import (hoặc Ctrl + I hoặc nhấn nút( ) trên thanh công cụ chuẩn) hộp thoại xuất hiện. - B2: Tìm chọn thư mục và chọn file muốn nhập. - B3: Xem lại và xác lập lại các tuỳ chọn khác ở phần dưới và bên phải hộp thoại (nếu có). - B4: Nhấn nút Import. - B5: Có thể xuất hiện các hộp thoại trung gian, tuỳ theo định dạng file nhập và tuỳ chọn đã chọn ở bước 3. Nhấn OK để đồng ý. 16
  17. - B6: Con trỏ Import sẽ xuất hiện với tên file nhập, di chuyển chon trỏ tới vị trí muốn đặt hình và nhấn chuột. 2.6. Xuất bản vẽ sang một định dạng khác: - B1: Mở file bản vẽ mà ta muốn xuất. - B2: Chọn File/Export (Ctrl + E) hoặc biểu tượng Export ( ) trên thanh công cụ chuẩn. Hộp thoại Export xuất hiện: - B3: Tìm và chọn thư mục sẽ lưu file xuất và nhập tên file xuất ở hộp nhập File name. - B4: Chọn một định dạng cho file xuất ở hộp danh sách Save As Type. - B5: Tuỳ chọn: Trong hộp thoại Export tuỳ theo định dạng đã chọn, một số tuỳ chọn có thể xuất hiện hoặc không, có hoặc không có hiệu lực. - B6: Nhấn chọn nút Export. - B7: Tuỳ chọn: tuỳ theo định dạng đã chọn ở B4, có thể xuất hiện các hộp thoại trung gian của bộ lọc xuất tương ứng. Xác lập các tuỳ chọn này nếu cần và nhấn OK. 2.7. Tạo các bản sao lưu dự phòng, thoát khỏi chương trình: a. Tạo các bản sao lưu dự phòng (backup) cho file: Xác lập các tuỳ chọn Backup: - B1: Chọn Tools/Option mở hộp thoại Option. - B2: Trong hộp thoại xuất hiện, nhấn chọn Workspace/Save: - B3: Nhấn chọn tuỳ chọn Auto-backup every và nhập khoảng thời gian định trước để tự động tạo bản sao lưu dự phòng. - B4: Nhấn chọn tuỳ chọn: Users Temporary folder nếu lưu file backup vào thư mục Windows/Temp. Specific folder: nếu muốn lưu file backup vào 1 đường dẫn chỉ định trước. - B5: Nhấn tuỳ chọn Make Backup on save nếu muốn tạo file backup bất cứ khi nào lưu file bằng lệnh Save. 17
  18. - B6: nhấn chọn OK để đồng ý với các xác lập. b. Thoát khỏi chương trình: * Đóng một cửa sổ bản vẽ: - B1: Dùng menu Windows để chọn cửa sổ bản vẽ muốn đóng. - B2: Thực hiện một trong các cách sau: + Chọn File/Close + Chọn menu Window/Close + Phím tắt Ctrl + F4 + Nhấn vào nút Close ở góc trên bên phải cửa sổ bản vẽ - B3: Nếu bản vẽ có thay đổi mà chưa được lưu, sẽ xuất hiện bản cảnh báo lưu file, nhấn Yes nếu đóng bản vẽ và lưu, nhấn No nếu muốn đóng bản vẽ nhưng không lưu, nhấn Cancel nếu muốn bỏ việc đóng cửa sổ. * Đóng chương trình Corel Draw: - Chọn File/Exit (phím tắt Alt + F4) - Nhấn vào nút Close ( ) ở góc trên bên phải cửa sổ chương trình. 18
  19. BÀI 3 TẠO HÌNH CHỮ NHẬT VÀ HÌNH ELLIPSE Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc thiết kế các đối tượng đồ hoạ trong CorelDRAW 11: - Vẽ các hình chữ nhật và bo tròn các góc của nó. - Vẽ hình ellipse, tạo biến thể hình bánh (pie) và đường cung (arc). - Dùng 2 công cụ mới để tạo hình chữ nhật và hình ellipse là 3 Point Rectangle và 3 Point Ellipse. 3.1. Tạo các hình chữ nhật: a. Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ Rectangle: - B1: Nhấn chọn biểu tượng công cụ Rectangle ( ) trong hộp công cụ (hoặc nhấn phím F6). Con trỏ chuyển thành con trỏ hình chữ thập với hình chữ nhật nhỏ bên cạnh. - B2: kéo chéo con trỏ theo hướng bất kỳ để tạo hình chữ nhật. Trong khi kéo thanh trạng thái và thanh thuộc tính sẽ thể thiện các thông số về toạ độ, chiều rộng, chiều cao vị trí điểm bắt đầu kéo, vị trí con trỏ hiện hành, điểm tâm của hình chữ nhật ứng với con trỏ hiện hành. -B3: Khi nhả chuột, đối tượng hình chữ nhật sẽ được tạo ra. Khi đối tượng hình chữ nhật được chọn ta sẽ thấy xuất hiện 8 handle (ô vuông màu đen) ở xung quanh, một điểm tâm ở giữa và 4 node điều khiển đặc biệt ở 4 góc. Ta có thể kéo các handle để thay đổi kích thước, tỷ lệ của đối tượng, kéo điểm tâm để di chuyển đối tượng. b. Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ 3 Poinnt Rectangle: 19
  20. -B1: Chọn công cụ 3 Point Rectangle ( ) từ hộp công cụ. -B2: Kéo để tạo phương (tạo góc) cho cạnh thứ nhất của hình chữ nhật (nhấn giữ thêm Ctrl trong khi kéo nếu ta muốn cạnh thứ nhất nằm theo những góc ép buộc 150). Sau khi kéo có thể nhả chuột rồi nhả phím Ctrl. -B3: Di chuyển con trỏ (không kéo) để xác định chiều dài của hai cạnh (nhấn thêm phím Ctrl nếu muốn tạo hình vuông). Khi hai cạnh đã đạt chiều dài mong muốn, nhấn chuột để kết thúc. c. Trường hợp đặc biệt: - Tạo hình vuông: nhấn giữ phím Ctrl trong khi kéo con trỏ của công cụ Rectangle. - Tạo một hình chữ nhật đúng bằng biên trang: nhấn đúp chuột vào công cụ Rectangle. - Vẽ một đối tượng từ tâm ra: có thể tạo đối tượng hình chữ nhật bằng cách nhấn giữ phím Shift và kéo từ tâm ra. d. Bo tròn các góc của hình chữ nhật: * Phương pháp tương tác trực quan: - B1: Nhấn chọn công cụ Shapes ( ) từ hộp công cụ (hoặc nhấn F10). - B2: Dùng con trỏ ( ) của công cụ Shape nhấn chọn hình chữ nhật muốn bo tròn góc, 4 node điều khiển sẽ được chọn như hình dưới. - B3: Nếu không muốn bo tròn cả 4 góc, ta phải chọn riêng node điều khiển ở các góc muốn bo tròn. Dùng con trỏ của công cụ Shape, nhấn vào node để chọn riêng một node, Shift_Click (nhấn) để chọn thêm node hoặc loại bỏ node đã chọn. Các node được chọn sẽ được tô đen ( ), các node không được chọn sẽ thể hiện như một điểm rỗng. - B4: Sau khi đã chọn các node điều khiển ở các góc muốn bo tròn, kéo một trong số các node này để bo tròn đều các góc đã chọn. Sau khi kéo, node điều khiển ở góc sẽ tách thành một cặp node tạo nên góc bo tròn. 20
  21. - B5: Tiếp tục chọn hoặc bỏ chọn các node như B3 và tiếp tục kéo như B4 để điều chỉnh các góc bo tròn. * Sử dụng thanh thuộc tính: Khi một đối tượng Rectangle được chọn, thanh thuộc tính sẽ xuất hiện các tuỳ chọn bo tròn góc: Khi nút khoá ( ) không được chọn ta có thể nhập các giá trị bo tròn góc ở mỗi ô nhập với các giá trị độc lập nhau. Giá trị bo tròn góc nằm trong phạm vi từ 0 (bàn kính góc bằng 0) tới 100 (bàn kính góc bằng 1/2 cạnh nhỏ của hình chữ nhật). Khi nút khoá ( ) được chọn, nếu ta tăng giá trị bo tròn góc cho một góc thì giá trị bo tròn góc của các góc khác cũng tăng theo. 3.2. Vẽ hình Ellipse: a. Vẽ hình Oval hoặc hình tròn bằng công cụ Ellipse: - B1: Chọn công cụ Ellipse ( ) từ hộp công cụ, hoặc nhấn F7. Con trỏ chuyển thành con trỏ hình chữ thập với biểu tượng ellipse nhỏ bên cạnh. - B2: Kéo con trỏ theo hướng bất kỳ để tạo hình Ellipse. Trong khi kéo, thanh trạng thái và thanh thuộc tính sẽ thể hiện các thông số về toạ độ, chiều rộng, chiều cao vị trí điểm bắt đầu kéo, vị trí con trỏ hiện hành, điểm tâm của hình Ellipse ứng với con trỏ hiện hành. 21
  22. - B3: Khi thả nút chuột, đối tượng hình Ellipse sẽ được tạo và được chọn. Khi đó xuất hiện 8 ô vuông ở xung quanh và một điểm tâm ở giữa. b. Vẽ hình Oval hoặc hình tròn bằng công cụ 3 Point Ellipse: -B1: Chọn công cụ 3 Point Ellipse ( ) từ hộp công cụ. -B2: Kéo để tạo phương (tạo góc) cho bán kính thứ nhất của hình Ellipse (nhấn giữ thêm phím Ctrl trong khi kéo nếu muốn phương của bán kính thứ nhất nằm theo những góc ép buộc 150). Sau khi kéo, nhả nút chuột và phím Ctrl (nếu đã nhấn). -B3: Di chuyển con trỏ (không kéo) để tạo xác định chiều dài của hai bán kính (nhấn giữ phím Ctrl trong khi di chuyển nếu muốn tạo hình tròn). Khi hai bán kính đã đạt kích thước mong muốn, nhấn chuột để kết thúc việc tạo hình Ellipse. c. Tạo hình bánh (Pie) hoặc đường cung (Arc): * Phương pháp tương tác trực quan dựa trên hình Ellipse đã có: -B1: Chọn công cụ Shape ( ) từ hộp công cụ hoặc nhấn F10, nhấn chọn đối tượng Ellipse muốn biến đổi. -B2: Để tạo hình bánh hoặc đường cung, ta dùng con trỏ ( ) công cụ Shape kéo node điều khiển của đối tượng Ellipse. +Kéo vào phía trong đối tượng Ellipse để tạo hình bánh. +Kéo ra phía ngoài đối tượng Ellipse để tạo đường cung. -B3: với hai nguyên tắc ở B2, tiếp tục kéo các node điều khiển cho đến khi tạo được hình bánh hoặc đường cung mong muốn. * Sử dụng thanh thuộc tính và trên trên hình Ellipse đã có: -B1: Nhấn chọn đối tượng Ellipse muốn biến đổi. Khi đối tượng Ellipse được chọn, trên thanh thuộc tính sẽ xuất hiện các tuỳ chọn để biến đổi đối tượng. -B2: Với đối tượng Ellipse ban đầu đang được chọn, trên thanh thuộc tính tuỳ chọn Ellipse ( ) sẽ được chọn. 22
  23. Chuyển qua lại giữa các dạng hình bánh hoặc đường cung bằng cách sau: + Chuyển thành hình bánh: trên thanh thuộc tính, nhấn chọn tuỳ chọn Pie để chuyển Ellipse sang hình bánh. Hình bánh mặc định sẽ có góc bắt đầu là 0 0 và góc kết thúc là 2700. (ta có thể nhập các giá trị góc mới ở hộp nhập Angle ( ) và End Angle). Khi tuỳ chọn Pie ( ) hoặc Arc ( ) được chọn, tuỳ chọn Clockwise/Counterclockwise ( ) sẽ có hiệu lực, nhấn vào nút này nếu muốn đảo chiều các góc của hình bánh. + Chuyển thành đường cung: trên thanh thuộc tính, nhấn chọn tuỳ chọn Arc ( ) để chuyển Ellipse sang hình cung. Hình cung mặc định sẽ có góc bắt đầu là 00 và góc kết thúc là 270 0. (ta có thể nhập các giá trị góc mới ở hộp nhập Angle và End Angle). Nhấn vào nút Clockwise/Counterclockwise ( ) nếu muốn đảo chiều các góc của hình cung. * Tạo trực tiếp hình bánh hoặc đường cung bằng công cụ Ellipse: -B1: Chọn công cụ Ellipse từ hộp công cụ. -B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn chọn tuỳ chọn Pie ( ) (nếu muốn vẽ trực tiếp hình bánh) hoặc tuỳ chọn Arc ( ) (nếu muốn vẽ trực tiếp đường cung). Xác lập các góc bắt đầu và góc kết thúc ở hộp nhập Start Angle và End Angle. 3.3. Bài tập thực hành: Hãy sử dụng công cụ tạo hình chữ nhật và hình ellipse để thiết kế một phần hoặc thiết kế hoàn thiện các hình sau: Hình 1 Hình 2 23
  24. Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 24
  25. Hình9 Hình10 Hình 11 Hình 12 25
  26. BÀI 4 CHỌN, DI CHUYỂN, SAO CHÉP VÀ BIẾN ĐỔI TỔNG QUÁT ĐỐI TƯỢNG Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: - Chọn đối tượng. - Di chuyển đối tượng. - Sao chép đối tượng. - Biến đổi tổng quát đối tượng (Giả lập, định lại kích thước, quay, xô nghiêng, lật và xoá các đối tượng). 4.1.Chọn đối tượng: 4.1.1. Chọn một đối tượng: - B1: Nhấn chọn công cụ Pick ( ) ở hộp công cụ. - B2: Nhấn vào đối tượng để chọn nó. Lúc này sẽ xuất hiện 8 ô vuông màu đen xung quanh đối tượng và điểm tâm xuất hiện ở giữa đối tượng đang chọn. 4.1.2. Tuỳ chọn Treat As Filled và vị trí Click (nhấn) chọn đối tượng: Đối tượng có hai thuộc tính là: thuộc tính outline (đường biên) như: chiều dày nét vẽ, màu của nét vẽ, và thuộc tính Fill (thuộc tính màu tô, thể hiện phần bên trong path đóng). 26
  27. Khi tuỳ chọn Treat As Filled được chọn (mặc định là luôn luôn chọn), để chọn đối tượng ta nhấn vào đường biên hoặc vào vùng màu tô của đối tượng, bất chấp vùng mầu tô có tô màu hoặc không. Khi tuỳ chọn Treat As Filled không được chọn, để nhấn chọn đối tượng ta chỉ có thể nhấn vào đường biên hoặc vào vùng màu tô có tô màu của đối tượng. Nếu đối tượng không được tô màu ta sẽ không chọn được đối tượng nếu nhấn vào vùng này. Xác lập tuỳ chọn Treat As Filled: Tools/Optión (Ctrl + I) chọn mục Workspace/Toolbox/Pick Tool, ở cấu trúc cây bên trái hộp thoại Option, chọn Treat As Objéct As Filled. 27
  28. 4.1.3. Chọn nhiều đối tượng bằng phương pháp Click (nhấn chọn): - B1: Chọn công cụ Pick ở hộp công cụ. - B2: Shift – Click (nhấn giữ phím Shift và nhấn chuột) vào một đối tượng để chọn thêm nó. Các handle thể hiện xung quanh tập hợp đối tượng được chọn 4.1.4. Chọn nhiều đối tượng bằng phương pháp Drag (kéo): - B1: Sử dụng công cụ Pick ( ) drag (kéo) để làm xuất hiện một khung (khung hình chữ nhật với các nét đứt màu xanh) bao quanh các đối tượng muốn chọn. - B2: Sau khi các đối tượng muốn chọn đã nằm lọt hoàn toàn trong khung bao, thả nút chuột. Alt – Drag chọn các đối tượng: Khi Drag chọn đối tượng theo cách trên, chỉ có đối tượng nào nằm hoàn toàn bên trong khung bao mới được chọn. Nhấn giữ phím Alt trong khi drag sẽ chọn các đối tượng nằm lọt trong khung bao và cả các đối tượng chỉ nằm một phần trong khung bao. Shift –Drag chọn các đối tượng: chọn thêm các đối tượng chưa được chọn hoặc bỏ chọn các đối tượng đang chọn nếu chúng nằm lọt trong khung bao. 4.1.5.Dùng phím Tab để chọn đối tượng: Trong khi công cụ Pick ( ) được chọn, nhấn phím Tab để chọn đối tượng nằm ngay dưới một đối tượng đang chọn (theo thứ tự sắp xếp trên trục Z nằm vuông với màn hình). 4.1.6. Chọn tất cả đối tượng: - C1: Chọn File/Select As Object - C2: Sử dụng Ctrl + A - C3: Double – Click (nhấn đúp chuột) vào công cụ Pick ( ) trên thanh công cụ. 4.2. Di chuyển đối tượng: 4.2.1. Di chuyển đối tượng bằng phương pháp Drag (kéo): - C1: Dùng công cụ Pick ( ) nhấn chọn đối tượng và drag nó sang vị trí khác. 28
  29. - C2: Với một số công cụ khác (như công cụ Rectangle, Ellipse) thì đặt con trỏ tại vị trí tâm đối tượng (con trỏ chuyển thành hình ) và drag di chuyển đối tượng. 4.2.2. Di chuyển đối tượng bằng phương pháp nudge: - B1: Chọn đối tượng bằng công cụ Pick ( ) - B2: Nhấn các phím mũi tên (), ( ), (), ( ) để di chuyển đối tượng theo từng bước bằng phương pháp nudge định trước. Nhấn giữ phím Ctrl trong khi nhấn các phím mũi tên để di chuyển đối tượng theo từng bước là phân số của khoảng nudge. Nhấn giữ phím Shift trong khi nhấn các phím mũi tên để di chuyển đối tượng theo từng bước là bội số của khoảng nudge. Xác lập giá trị khoảng nudge: Vào Tools/Option/Document/Rulers. Nhập giá trị cho hai mục là Nudge và Super Nudge. 4.2.3. Di chuyển đối tượng bằng toạ độ: - B1: Chọn đối tượng bằng công cụ Pick ( ). Thanh thuộc tính sẽ thể hiện toạ độ hiện hành của điểm tâm đối tượng đang chọn, ở hai hộp nhập x và y của tuỳ chọn Object(s) Position. -B2: Trên thanh thuộc tính, nhập giá trị toạ độ mới ở hai hộp nhập x và y rồi nhấn Enter. Đối tượng đang chọn sẽ di chuyển tới giá toạ độ mới. 4.2.4. Di chuyển đối tượng giữa các trang: - C1: Dùng công cụ Pick ( ) chọn đối tượng. Drag nó và tab trang đích muốn chuyển tới, rồi nhả chuột. 29
  30. - C2: Dùng công cụ Pick ( ) chọn đối tượng, kéo nó đặt ra bên ngoài biên trang. Nhấn vào tab trang đích ở góc dưới, bên trái cửa sổ vẽ để chọn trang này. Chọn và drag đối tượng từ bên ngoài biên trang đặt vào trong trang. 4.2.5. Di chuyển đối tượng giữa các file bản vẽ đang mở bằng cách kéo – thả (Drag and Drop): - B1: Mở 2 file bản vẽ. - B2: Chọn Window/Tile Horizontally (để sắp xếp ngang các cửa sổ), hoặc Window/Tile Vertically (để sắp xếp các cửa sổ bản vẽ theo hàng dọc). - B3: Dùng công cụ Pick chọn đối tượng và Drag đối tượng từ cửa sổ này thả vào cửa sổ khác. - B4: Thả nút chuột khi đã hài lòng. 4.3. Sao chép các đối tượng: 4.3.1.Sử dụng Clipboard để sao chép đối tượng: - B1: Chọn đối tượng muốn sao chép. - B2: Chọn Edit/Copy; hoặc nhấn Ctrl + C; hoặc nhấn chuột phải vào đối tượng và chọn mục Copy từ hộp thoại đổ xuống (hoặc nhấn vào biểu tượng ( ) trên thanh công cụ chuẩn). - B3: Di chuyển tới layer, trang hoặc cửa sổ bản vẽ khác muốn dán đối tượng (nếu cần). Chọn Edit/Paste hoặc nhấn Ctrl + V, hoặc nhấn chuột phải vào đối tượng và chọn mục Paste từ hộp thoại đổ xuống (hoặc nhấn vào biểu tượng ( ) trên thanh công cụ chuẩn). - B4: Drag di chuyển đối tượng bản sao tới vị trí mong muốn. 4.3.2. Sao chép bằng phương pháp kéo: - C1: Nhấn nút chuột phải: Chọn đối tượng và drag nó tới vị trí khác, trong khi vẫn giữ nút chuột trái, ta nhấn nút chuột phải (con trỏ sẽ chuyển thành hình 30
  31. thông báo là ta đang drag một bản sao), thả nút chuột trái khi bản sao đã đặt đúng vị trí mong muốn. - C2: Drag bằng nút chuột phải: Nhấn chọn đối tượng và drag đối tượng bằng nút chuột phải (thay vì chuột trái) sang vị trí khác. Khi thả nút chuột sẽ xuất hiện hộp thoại sổ xuống, chọn mục Copy Here từ menu này. - C3: Sử dụng phím Spacebar: Trong khi drag di chuyển đối tượng, nếu ta nhấn phím Spacebar sẽ xuất hiện con trỏ (+) (thông báo là ta đang drag 1 bản sao) và 1 bản sao sẽ được đặt tại vị trí con trỏ. 4.3.3. Sử dụng phím cộng (+) ở bàn phím số để sao chép đối tượng: Khi công cụ Pick ( ) đang được chọn và đối tượng đang được chọn, nhấn phím cộng (+) ở phần phím số để sao chép đối tượng. Đối tượng bản sao sẽ được chọn và được đặt trùng vị trí, nằm trên đối tượng gốc. 4.3.4. Sử dụng lệnh Duplicate để sao chép đối tượng: -B1: Chọn đối tượng muốn sao chép. -B2: Chọn Edit/Duplicate (Ctrl + D). Đối tượng sao chép sẽ được chọn, nằm trên đối tượng gốc (theo trục Z) và dịch chuyển so với đối tượng gốc một khoảng x, y định trước. 4.3.5. Sử dụng lệnh Clone: Lệnh Clone cũng tạo ra các bản sao nhưng khác với Copy và Duplicate, lệnh Clone tạo mối liên kết giữa đối tượng gốc và đối tượng bản sao. Các thay đổi trên đối tượng gốc sẽ ảnh hưởng tới các đối tượng bản sao. Đối tượng gốc gọi là đối tượng điều khiển (control) hoặc đối tượng chủ (master), các bản sao có liên kết với đối tượng gốc được gọi là các đối tượng clone. Tạo các đối tượng Clone: - B1: Chọn một đối tượng bằng công cụ Pick ( ). - B2: Chọn Edit/Clone. Một đối tượng clone sẽ xuất hiện, nó được chọn và cách đối tượng gốc một khoảng định trước. - B3: Để tạo thêm các đối tượng clone ta thực hiện: + C1: Chọn lại đối tượng gốc (đối tượng control) và chọn Edit/Clone. + C2: Chọn một đối tượng Clone và sao chép nó (bằng các phương pháp sao chép đã được học ở bài trước) ngoại trừ phương pháp sử dụng Clipboard. - B4: Di chuyển đối tượng control và đối tượng Clone tới các vị trí khác nhau trên trang vẽ hoặc tới các trang khác. 31
  32. Mối liên kết giữa đối tượng Control với các đối tượng Clone: Khi đối tượng Control thay đổi thì các đối tượng Clone cũng thay đổi theo, vì các đối tượng clone được liên kết với đối tượng Control theo các mối liên kết thuộc tính sau: - Thuộc tính Fill (màu tô). - Thuộc tính Outline (đường biên – chiều dày nét và màu ). - Thuộc tính Path Shape (hình dạng đường path của đối tượng). - Thuộc tính Transformatinons (các phép biến đổi tổng quát như thay đổi kích thước, tỷ lệ, ). - Thuộc tính Bitmap Color Mask (chỉ có hiệu lực với đối tượng Bitmap, thuộc tính này cho phép thể hiện hoặc ẩn định các màu chỉ định). 4.4. Biến đổi tổng quát đối tượng: 4.4.1. Biến đổi tổng quát đối tượng bằng công cụ Pick: a. Thay đổi kích cỡ, tỷ lệ đối tượng: - B1: Dùng công cụ Pick ( ) nhấn chọn đối tượng (hoặc các đối tượng), xung quanh đối tượng được chọn sẽ xuất hiện 8 ô vuông màu đen (handle thay đổi kích cỡ) và một điểm tâm ở giữa. - B2: Đặt con trỏ tại các ô vuông đen, con trỏ sẽ chuyển thành hình (),(). + Drag các ô vuông ở giữa bên trái, bên phải, phía trên hoặc phía dưới để thay đổi kích thước đối tượng theo chiều ngang hoặc chiều đứng. + Drag các ô vuông ở góc để thay đổi kích thước đối tượng theo cả hai chiều, nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ ban đầu giữa hai chiều kích thước. - B3: Thả nút chuột sau khi đạt được kích thước mong muốn. Các phím kết hợp trong khi drag các ô vuông: - Nhấn giữ phím Shift: sẽ làm biến đổi đối tượng từ tâm ra. - Nhấn giữ phím Ctrl (chỉ áp dụng cho việc tăng kích thước): sẽ tăng kích thước theo từng cấp độ 200%, 300%, - Nhấn giữ phím Alt (trong khi kéo các ô vuông ở góc): để thay đổi kích thước đối tượng theo cả hai chiều, nhưng không bảo toàn tỷ lệ ban đầu giữa hai chiều kích thước. b. Quay và xô nghiêng đối tượng: - B1: Với đối tượng (hoặc tập hợp đối tượng) đang được chọn và các ô vuông đang xuất hiện, ta dùng công cụ Pick nhấn vào đối tượng một lần nữa để làm xuất hiện các Skew handle (mũi tên hai chiều). 32
  33. - B2: Đặt con trỏ tại tâm quay (con trỏ chuyển thanh hình mũi tên bốn chiều) và drag để quay đối tượng theo tâm quay, hoặc đặt con trỏ tại skew handle (con trỏ chuyển thanh hình mũi tên hai chiều ngược nhau) và drag để xô nghiêng đối tượng theo tâm quay. - B3: Thả nút chuột sau khi đạt kết quả mong muốn. c. Lật đối tượng: - B1: Dùng công cụ Pick nhấn chọn đối tượng (hoặc một tập hợp đối tượng). - B2: Nhấn giữ phím Ctrl và drag ô vuông màu đen ở góc theo hướng muốn lật, kéo chuột ngang qua đối tượng. - B3: Thả nút chuột, thả phím Ctrl. d. Kết hợp việc sao chép trong khi biến đổi tổng quát đối tượng: Trong khi kéo các ô vuông màu đen để biến đổi tổng quát đối tượng (thay đổi kích thước, quay, xô nghiêng, ) ta có thể chuyển kết quả biến đổi thành một bản sao bằng cách nhấn chuột phải trước khi thả nút chuột trái. 4.4.2. Dùng thanh thuộc tính thực hiện các phép biến đổi tổng quát: Khi công cụ Pick (hoặc một số công cụ khác) được chọn và đối tượng đang được chọn, ta có thể thực hiện các phép biến đổi tổng quát cho đối tượng một cách chính xác bằng cách nhập các giá trị số ở các tuỳ chọn trên thanh thuộc tính rồi nhấn phím Enter. 33
  34. Các thông số biến đổi này sẽ được lưu giữ và sẽ tái hiện lại khi đối tượng được chọn. Khi tuỳ chọn Nonproportional Scaling/Sizing Ratio không được chọn (biểu tượng ổ khoá đóng), tỷ lệ giữa hai chiều kích thước luôn được bảo toàn. Khi tuỳ chọn Nonproportional Scaling/Sizing Ratio được chọn ta có thể thay đổi tỷ lệ giữa hai chiều kích thước ở các hộp nhập Object Size hoặc Scale Factor. 4.4.3. Huỷ bỏ thuộc tính Transformations của đối tượng: Khi áp dụng các phép biến đổi tổng quát: thay đổi kích cỡ, tỷ lệ, quay, xô nghiêng, lật. Để huỷ bỏ thuộc tính Transformations của đối tượng, ta chọn đối tượng và chọn: Arrange/ Clear Transformations, các phép biến đổi tổng quát đã áp dụng cho đối tượng trước đây sẽ được loại bỏ. 4.4.4. Huỷ bỏ hoặc phục hồi các thao tác bằng lệnh Undo: Edit/ Undo (phím tắt Ctrl + Z) để huỷ bỏ một lệnh. Chú ý: - Lệnh Undo không có tác dụng với một số lệnh và thao tác như các lệnh liên quan tới File (mở, đóng, ), các lệnh kết xuất (in, ), các lệnh liên quan tới các view (cấp độ thu phóng, vị trí thể hiện, ) và các chế độ xem màn hình. - Mặc định Corel cho phép chúng ta thực hiện Undo 99 lần và 2 lần cho các hiệu ứng dành riêng cho ảnh bitmap. - Ta có thể thay đổi số lần thực hiện lệnh Undo bằng cách: Vào Tools/ Option chọn Workspace/ General, thay đổi giá trị tại mục Regular (từ 1 đến 9999) và Bitmap Effect (từ 1 đến 99). 34
  35. Lệnh Redo: Edit/Redo hoặc Ctrl + Shift + Z sẽ phục hồi lại các bước lệnh đã bị huỷ bằng lệnh Undo. Sử dụng nút lệnh, hộp danh sách Undo và Redo trên thanh thuộc tính: Ngoài cách thực hiện lệnh Undo và Redo như trên, ta cũng có thể sử dụng nút lệnh Undo ( ), Redo ( ), hay danh sách Undo và Redo để thực hiện. Sử dụng cửa sổ Docker Undo: (Tools/ Undo Docker) cho phép lưu và thấy lại các bước lệnh đã thực hiện, dòng lệnh được chọn là lệnh thực hiện sau cùng. Nhấn vào một dòng lệnh để huỷ bỏ các thao tác (undo) từ sau lệnh này, dòng lệnh này sẽ được chọn và được xem là lệnh thực hiện sau cùng, các dòng lệnh màu 35
  36. xám phía dưới lệnh đang chọn là các lệnh đã bị huỷ bỏ và đó là các lệnh mà ta có thể Redo để phục hồi lại. 4.5. Bài tập thực hành: Hãy sử dụng công cụ tạo hình chữ nhật, hình ellipse; các lệnh chọn, di chuyển, sao chép và biến đổi tổng quát đối tượng để thiết kế một phần các hình sau: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 : Hình 5 Hình 6 36
  37. Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11 Hình 12 37
  38. BÀI 5 CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỐI TƯỢNG THEO ĐỊNH DẠNG SẴN Trong bài này sẽ hướng dẫn tạo các đối tượng có định dạng sẵn bằng các công cụ trong nhóm Object, Perfect Shape: - Tạo hình đa giác bằng công cụ Polygon. - Tạo hình sao (Star). -Vẽ đa giác giống hình như hình sao. - Vẽ đường xoắn ốc. - Tạo lưới bằng công cụ Graph Paper. - Tạo các hình dạng định sẵn bằng nhóm công cụ Perfect Shape. 5.1. Tạo các hình đa giác và hình sao bằng công cụ Polygon: Nhóm công cụ Object Nhóm công cụ Perfect Shapes 5.1.1. Vẽ một đa giác (Polygon): - B1: Chọn công cụ Polygon ( ) từ nhóm công cụ Object trên hộp công cụ hoặc nhấn phím tắt Y. Con trỏ sẽ chuyển thành hình chữ thập với một biểu tượng đa giác nhỏ đi kèm. - B2: Trên thanh thuộc tính nhấn chọn tuỳ chọn Polygon (( ) – nút bị nhấn chìm xuống khi tuỳ chọn này được chọn) và xác lập số đỉnh (số cạnh) ở hộp nhập Number Of Points On Polygon (giá trị nhỏ nhất là 3). 38
  39. - B3: Drag trên bản vẽ để tạo hình đa giác. Trong khi kéo sẽ xuất hiện hình đa giác xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Sau khi thả nút chuột, đối tượng đa giác sẽ được tạo và được chọn. 5.1.2. Vẽ hình sao (Star): - B1: Chọn côn cụ Polygon ( ) từ nhóm công cụ Object trên hộp công cụ hoặc nhấn phím Y. Con trỏ sẽ chuyển thành hình chữ thập với một biểu tượng đa giác nhỏ đi kèm. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn chọn tuỳ chọn Star (( ) – nút bị nhấn chìm xuống khi tuỳ chọn này được chọn) và xác lập số đỉnh ở hộp nhập Number Of Points On Polygon (giá trị nhỏ nhất là 5). -B3: Drag trên bản vẽ để tạo hình đa sao. Trong khi kéo sẽ xuất hiện hình đa giác xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Sau khi thả nút chuột, đối tượng hình sao sẽ được tạo và được chọn. Tuỳ chọn Sharpness Of Polygon: Khi tuỳ chọn Star ( ) được chọn và số đỉnh được chọn trong hộp nhập Number Of Points On Polygon từ 7 trở lên, tuỳ chọn Sharpness Of Polygon sẽ có hiệu lực. 39
  40. Tuỳ chọn này cho phép thay đổi độ nhọn của các đỉnh hình sao bằng cách thay đổi vị trí nối chéo giữa các đỉnh. Giá trị Number Of Points On Polygon (số đỉnh) càng lớn thì giá trị Sharpness Of Polygon cho phép càng lớn (giá trị nhỏ nhất là 1, không tăng độ nhọn). 5.1.3. Vẽ đa giác giống như hình sao: Ngoài hai dạng đa giác ( Polygon) và hình sao ( Star), đa giác còn có một biến dạng khác là Polygon As Star. - B1: Double _ Click (nhấn đúp chuột) vào công cụ Polygon ( ) trên hộp công cụ để mở hộp thoại Option với trang Polygon Tool. - B2: Trong hộp thoại Object, nhấn chọn tuỳ chọn Polygon As Star. - B3: Xác lập số đỉnh ở hộp nhập Number Of Points/Sides. Xác lập độ nhọn bằng thanh trượt hoặc hộp nhập Sharpness. Trong khi xác lập các thông số, ta có thể thấy sự thay đổi hình dạng đối tượng thông qua ô hình xem trước. Tuỳ chọn Sharpness: Khác với tuỳ chọn Sharpness Of Polygon khi tạo dạng Star, tuỳ chọn Sharpness của dạng Polygon của dạng Polygon As Star tăng độ nhọn cho các đỉnh bằng cách thu các node điều khiển ở phía trong về tâm. 40
  41. Sharpness = 0 Sharpness =20 Sharpness =50 Sharpness =70 Sharpness =100 - B4: Nhấn nút Ok để trở lại cửa sổ vẽ. - B5: Dùng công cụ Polygon ( ) drag trên bản vẽ để tạo đối tượng dạng Polygon As Star. Trong khi Drag sẽ xuất hiện hình xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Sau khi thả nút chuột, đối tượng Polygon As Stả sẽ được tạo và được chọn. 5.2. Tạo đường xoắn ốc bằng công cụ Spiral: 5.2.1. Vẽ đường xoắn ốc Symmetrical: - B1: Chọn công cụ Spiral ( ) từ hộp công cụ hoặc nhấn phím tắt A. Con trỏ sẽ chuyển thanh hình chữ thập với biểu tượng hình xoắn ốc nhỏ bên cạnh. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn chọn tuỳ chọn Symmentrical Spiral ( ( ) - nút bị nhấn chìm xuống) và nhập số vòng xoắn ốc ở hộp nhập Spiral Revolutons (tối thiểu 1 vòng, tối đa 100 vòng). -B3: Dùng công cụ Spiral ( ) drag chéo trên trang vẽ để tạo đối tượng hình xoắn ốc dạng Symmentrical. Trong khi drag sẽ xuất hiện hình xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Khi thả nút chuột, đối tượng curve hình xoắn ốc sẽ được tạo và được chọn. Chú ý: Nhấn giữ phím Ctrl trong khi drag vẽ để tạo hình xoắn ốc cân xứng (giữa chiều rộng và chiều cao), hoặc nhấn giữ phím Shift để drag vẽ từ tâm ra, hoặc kết hợp cả hai phím Ctrl và Shift. 5.2.2. Vẽ đường xoắn ốc logarithmie: - B1: Chọn công cụ Spiral ( ) từ hộp công cụ hoặc nhấn phím tắt A. Con trỏ sẽ chuyển thanh hình chữ thập với biểu tượng hình xoắn ốc nhỏ bên cạnh. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn chọn tuỳ chọn Logarithmie Spiral ( ( ) - nút bị nhấn chìm xuống) và nhập số vòng xoắn ốc ở hộp nhập Spiral Revolutions (tối thiểu 1 vòng, tối đa 100 vòng). Khi tuỳ chọn Logarithmie Spiral ( ) được chọn, tuỳ chọn Spiral Expansion Factor ( ) sẽ có hiệu lực, sử dụng thanh trượt hoặc hộp nhập của tuỳ chọn này để xác lập hệ số tăng khoảng cách giữa các vòng (theo %). 41
  42. -B3: Dùng công cụ Spiral ( ) drag chéo trên trang vẽ để tạo đối tượng hình xoắn ốc dạng Logarithmie. Trong khi drag sẽ xuất hiện hình xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Khi thả nút chuột, đối tượng curve hình xoắn ốc sẽ được tạo và được chọn. 5.3. Tạo lưới bằng công cụ Graph Paper: - B1: Chọn công cụ Graph Paper ( ) từ hộp công cụ, hoặc nhấn phím D. Con trỏ sẽ chuyển thành hình chữ thập với biểu tượng ô lưới nhỏ bên cạnh. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhập số cột và số dòng cho lưới ở hộp nhập Columns ( ) và Rows ( ). Các giá trị này nằm trong phạm vi từ 1 đến 99. - B3: Dùng công cụ Graph Paper ( ) drag chéo trên trang vẽ để tạo đối tượng lưới. Trong khi Drag (kéo) sẽ xuất hiện hình xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Sau khi thả nút chuột, đối tượng lưới sẽ được tạo và được chọn. Chú ý: Sau khi tạo, đối tượng lưới thực chất là một nhóm (group) các đối tượng hình chữ nhật. Để tách nhóm ta vào Arrange/Ungroup. 5.4. Tạo các hình dạng định sẵn bằng nhóm công cụ Perfect Shapes: Nhóm công cụ Perfect Shapes cho phép tạo các đối tượng có hình dạng định sẵn (theo chủ đề) chỉ bằng phương pháp drag kéo. 42
  43. Các đối tượng đặc biệt được tạo thành bằng các công cụ này được gọi là đối tượng Perfect Shape, chúng có thể có hoặc không có các node điều khiển. Công cụ Basic Shapes ( ): dùng để tạo các hình cơ bản. Công cụ Arrow Shape ( ): dùng để tạo cac dạng mũi tên. Công cụ Flowchart Shape ( ): dùng để tạo cac ký hiệu dùng trong lưu đồ. Công cụ Star Shapes ( ): dùng để tạo các dạng hình sao. Công cụ Callout Shapes ( ): dùng để tạo các hình bao lời thoại hoặc ý nghĩ trong tranh minh hoạ. Thao tác: - B1: Chọn một công cụ muốn sử dụng trong nhóm công cụ Perfect Shapes. Con trỏ sẽ trở thành hình . - B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn vào nút Perfect Shapes để mở bảng và chọn một hình dạng muốn tạo từ bảng này. Các bảng sẽ thể hiện các hình dạng đối tượng tuỳ theo công cụ được chọn. 43
  44. - B3: Drag trên trang vẽ để tạo đối tượng. Trong khi drag sẽ xuất hiện hình xem trước tương ứng với vị trí con trỏ. Thả nút chuột, đối tượng sẽ được tạo và được chọn. 5.5. Bài tập thực hành: Hãy sử dụng công cụ tạo đối tượng theo định dạng sẵn để thiết kế một phần hoặc thiết kế hoàn thiện các hình sau: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 44
  45. Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11 Hình 12 45
  46. Hình 13 Hình 14 Hình 15 Hình 16 Hình 17 46
  47. BÀI 6 CÔNG CỤ BEZIER VÀ CÁC THUỘC TÍNH ĐƯỜNG BIÊN Trong bài này đề cập tới các vấn đề sau: - Đường path, các node và các thành phần điều khiển của nó. - Sử dụng công cụ Bezier để tạo đường path cho các đối tượng curve. - Áp dụng các thuộc tính đường biên (thuộc tính Outline) cho đường path của đối tượng. - Giới thiệu các công cụ cùng nhóm Bezier: Freehand, Artistic Media, Pen, Polyline, 3 Poine Curve, Interactive Connector và Dimenssion. 6.1. Đường Path và Node: Các đối tượng vector trong Corel được tạo nên từ các đường cơ bản gọi là đường path (còn gọi là đường Bezier), các đối tượng này được gọi chung là đối tượng Curve. Đối tượng Curve được hình thành dựa trên các đường path. Ta có thể nhìn thấy đường path thông qua các thuộc tính đường biên (chiều dày nét, màu, kiểu nét, ). Đối tượng Curve có thể là đường path mở, hoặc đường path đóng, hoặc đường path phức hợp (đối tượng gồm nhiều path con). Vùng bên trong của path đóng gọi là vùng màu tô - thuộc tính Fill. Cùng một đối tượng curve có đường path áp dụng thuộc tính đường biên (outline) khác nhau Đường path mở Đường path đóng Đường path phức hợp gồm 4 path con Đường path được định vị và hình thành dựa trên các node. Node có thể không có, có một hoặc hai điểm điều khiển (Control point hoặc Curve handle) điều khiển độ cong của path khi đi qua node này. Hình dáng, độ cong của một phân đoạn path phụ thuộc vào kiểu node và các điểm diều khiển của các node nằm ở hai đầu phân đoạn này. 47
  48. Đường nối giữa hai điểm điều khiển với node gọi là đường điều khiển. Vị trí của điểm điều khiển quay xung quanh node sẽ quyết định phân đoạn lồi hay lõm. Path ban đầu Sau khi đưa điểm điều Sau khi đưa điểm khiển lên trên điều khiển xuống dưới Kho¶ng c¸ch tõ ®iÓm ®iÒu khiÓn tíi node (chiÒu dµi cña ®-êng ®iÒu khiÓn) cµng lín sÏ lµm cho ®o¹n con xuÊt ph¸t tõ node cµng Ðp s¸t vµo ®-êng ®iÒu khiÓn. Path ban đầu Sau khi tăng khoảng cách giữa điểm điều khiển và node Sau khi giảm khoảng cách giữa điểm điều khiển và node 48
  49. Có ba kiểu node là node gãy (cusp node), node trơn (smooth node), và node đối xứng (Symmentrical node): - Node gãy (cusp node): hai đường điều khiển có thể có chiều dài và phương khác nhau, cho phép điều chỉnh hai phân đoạn path ở hai bên node một cách độc lập, làm cho đường cong đổi hướng đột ngột khi đi qua. Node gãy (cups node) - Node trơn (Smooth node): hai đường điều khiển luôn cùng phương, nhưng chiều dài có thể khác nhau. Node trơn (smooth node) - Node đối xứng (symmetrical node): hai đường điều khiển luôn cung phương và bằng nhau. Node đối xứng (symmetrical node) Chiều của đường Path đi từ node được tạo ra đầu tiên tới node tạo ra cuối cùng. 6.2. Công cụ Bezier: 6.2.1.Vẽ các phân đoạn thẳng: - B1: Chọn công cụ Bezier ( ) từ menu flyout curve trên hộp công cụ. Con trỏ sẽ chuyển thành hình chữ thập với biểu tượng đường cong và node. 49
  50. - B2: Nhấn để tạo node đầu tiên (điểm bắt đầu của đường path). - B3: Nhấn đặt node kế tiếp. Ngay sau khi nhấn, phân đoạn đường thẳng sẽ xuất hiện nối hai node lại. - B4: Tiếp tục nhấn chọn một điểm khác để đặt node tiếp theo. - B5: Để kết thúc việc vẽ, ta thực hiện một trong các cách sau: + Double-Click (nhấn đúp chuột) khi tạo node cuối cùng. + Nhấn phím Spacebar (phím cách): con trỏ sẽ chuyển về công cụ pick. + Chọn một công cụ khác. 6.2.2. Vẽ các phân đoạn cong: Vẽ các phân đoạn path cong khác với vẽ phân đoạn thẳng ở chỗ; ta phải drag (kéo) thay vì Click (nhấn) chuột. Thao tác: - B1: Chọn công cụ Bezier ( ). - B2: Đặt con trỏ tại vị trí mà ta muốn bắt đầu đường cong và drag để đặt node đồng thời tạo điểm điều khiển của node. - B3: Đặt con trỏ tại vị trí mà ta muốn đặt node tiếp theo và drag để đặt node đồng thời tạo điểm điều khiển của node. Trong khi drag, hình xem trước của phân đoạn cong đầu tiên sẽ xuất hiện. - B4: Đặt con trỏ tại vị trí mà ta muốn đặt node kế tiếp và thực hiện tương tự như B3 để đặt node đồng thời tạo điểm điều khiển của node tại vị trí này. - B5: Nếu muốn, ta có thể tiếp tục thực hiện như B3 và B4 để đặt thêm nhiều node và nhiều phân đạon cong nữa. Khi đã hài lòng với kết quả, ta nhấn phím Spacebar hoặc chọn một công cụ khác để kết thúc việc tạo đối tượng. 6.2.3. Các kỹ thuật trong khi vẽ đường Bezier: a. Sử dụng phím Ctrl: 50
  51. Nhấn giữ phím Ctrl trước khi đặt node, sẽ làm node mới sẽ hút vào các góc là bội số của 150 só với node trước đó. Nhấn giữ phím Ctrl trong khi drag (kéo) đặt điểm điều khiển, sẽ làm điểm này hút vào các góc là bội số của 150 so với node. b. Thay đổi vị trí node ngay trong khi đặt node: Trong khi nhấn (click) hoặc drag để tạo node nhưng chưa thả nút chuột, ta nhấn giữ phím Alt và drag để đặt lại vị trí node. Sau đó, thả phím Alt và thả nút chuột hoặc tiếp tục drag để định vị trí điểm điều khiển. c. Tạo node gãy (cusp node): Sau khi drag tạo điểm điều khiển thứ nhất (không thả nút chuột), nhấn phím C rồi tiếp tục drag tạo điểm điều khiển thứ nhì độc lập với điểm điều khiển thứ nhất. d. Huỷ bỏ node: Nhấn phím Ctrl + Z để huỷ bỏ nó, rồi tiếp tục nhấn hoặc drag để tạo lại. e. Tạm thời chuyển sang công cụ Shape: Trong khi drag tạo đường path bằng công cụ Bezier, ta có thể tạo thời chuyển sang công cụ Shape bằng cách di chuyển con trỏ của công cụ Bezier tới một node bất kỳ (ngoại trừ node vừa tạo), con trỏ sẽ chuyển thành con trỏ của công cụ Shape và nhấn chọn node. Sau đó, ta có thể chỉnh sửa lạo các phân đoạn path, node, điểm điều khiển đã tạo. Khi đã chỉnh sửa xong, ta nhấn phím Esc để chuyển trở lại con trỏ của công cụ Bezier và tiếp tục vẽ tạo các phân đoạn path kế tiếp. f. Đóng đường path: Để tạo một đường path đóng, ta đặt con trỏ trở lại node đầu tiên (con trỏ chuyển thành hình mũi tên) hoặc drag để đóng path. g. Vẽ nối tiếp vào đối tượng có path mở: Để vẽ nối tiếp vào một đối tượng curve có path mở, đầu tiên ta phải chọn đối tượng này. Chọn công cụ Bezier, đặt con trỏ tại node đầu hoặc node cuối của đối tượng, con trỏ chuyển thành con trỏ nối, nhấn hoặc drag tại node này để tiếp tục tạo các phân đoạn mới. 6.3. Các thuộc tính đường biên (outline) của đối tượng: Các thuộc tính đường biên hay các thuộc tính outline của đối tượng như: chiều dày nét, màu nét, kiểu tô màu, 6.3.1. Sử dụng hộp thoại Outline Properties: Trước tiên ta phải chọn đối tượng (hoặc các đối tượng), sau đó dùng một trong hai cách sau để mở hộp thoại: 51
  52. - Nhấn chọn biểu tượng Outline Pen Dialog từ menu flyout outline trên hộp công cụ hoặc nhấn phím tắt F12. - Double – Click (nhấn đúp chuột) vào phần thể hiện thuộc tính đường biên trên thanh trạng thái. Lúc này một hộp thoại Outline pen sẽ xuất hiện với các lựa chọn: a. Thay đổi màu bằng bộ chọn Color: Nhấn vào nút color để mở bảng chọn màu, nhấn chọn một màu trong bảng màu hoặc nhấn vào nút Other để chọn màu khác trong hộp thoại Select Color. Nhấn nút OK để trở lại hộp thoại Outline Pen. b. Xác lập chiều dày nét vẽ bằng tuỳ chọn Width: Để xác lập chiều dày nét vẽ, ta chọn một chiều dày nét ở hộp nhập Width hoặc nhập trực tiếp kích thước theo ý mình ở hộp nhập, hoặc dùng đơn vị đo được chọn ở hộp danh sách ngay bên phải. 52
  53. c. Thay đổi kiểu đường biên bằng bộ chọn Style: Chọn một kiểu trong bộ chọn Outline Style Selector, các kiểu đường biên gồm kiểu liền nét và các kiểu đứt đoạn. Để tạo một kiểu đường biên mới cho riêng mình, ta chọn nét liền và nhấn vào nút Edit Style để mở hộp thoại Edit line Style. Drag (kéo) con trượt trên thanh mẫu để tăng chiều dài mẫu theo ý muốn. Nhấn vào các ô nhỏ trên thanh mẫu để đổi màu cho chúng. Khi đã hài lòng ta nhấn nút Add để đưa thêm kiểu đường biên mới vào bộ chọn Style, hoặc nhấn chọn nút Replace đê lưu đè lên mẫu đã chọn trước đó trong hộp chọn Style. 53
  54. d. Gắn mũi tên vào các đầu mút của đường bằng tuỳ chọn Arrows: Các đường path mở được áp dụng thuộc tính đầu mũi tên Arrows Để áp dụng thuộc tính Arrows, ta nhấn chọn vào nút Star Arrowhead Selector hoặc nút End Star Arrowhead Selector để mở bộ chọn. Bộ chọn Arrwohead Selector Hai nút Option phía dưới là các tuỳ chọn dùng để điều khiển biểu tượng ở đầu và cuối đường path. 54
  55. e. Xác lập kiểu thể hiện góc bằng các tuỳ chọn Corners: Các kiểu góc Ta có thể chọn trong 3 kiểu thể hiện góc ở phần Corners là kiểu Square (dạng vuông, mặc định), Round (dạng tròn), Miter (vạt góc). f. Xác lập kiểu đầu mút bằng các tuỳ chọn Line Caps: Ở phần Line Caps ta có thể chọn trong 3 kiểu thể hiện đầu mút của path là kiểu Square (dạng đầu vuông bằng với đường path cơ sở, đây là dạng mặc định), Round (dạng đầu tròn), Extended (dạng đầu vuông mở rộng). Tuỳ chọn Miter Limit trong hộp thoại Option Các kiểu đầu mút i. Biến đổi chiều dày nét bằng các tuỳ chọn Calligraphy: 55
  56. Các tuỳ chọn Calligraphy có tác dụng làm cho chiều dày nét biến đổi dọc theo path tuỳ theo hướng của đường path. Các tuỳ chọn này cho phép xác lập một kiểu đầu bút, làm cho đường path như được vẽ bằng bút sắt có vát đầu. Tuỳ chọn Nib Shape: dạng đầu bút (hình vuông và hình tròn). Tuỳ chọn Corner: kiểu thể hiện góc. Tuỳ chọn Stretch và Angle cho phép thay đổi chiều rộng đầu bút (từ 1 tới 100%) và góc nghiêng đầu bút (theo vòng tròn 3600). j. Tuỳ chọn Behind Fill: Khi đối tượng là path đóng và có tô màu (fill), nếu tuỳ chọn Behind Fill không được chọn (mặc định) thì chiều dày nét của path được thể hiện đầy đủ. Nếu tuỳ chọn Behind Fill được chọn, phần màu tô (fill) sẽ lấn tới đường path cơ sở và chiều dày nét sẽ giảm đi một nửa. k. Tuỳ chọn Scale With Image: Nếu tuỳ chọn này được chọn, khi ta thay đổi kích cỡ đối tượng thì chiều dày nét (Width) cùng biến đổi tỷ lệ thuận theo. 6.3.2. Sử dụng các thành phần điều khiển khác để áp dụng thuộc tính đường biên. a. Sử dụng thanh thuộc tính: 56
  57. Khi ta chọn đối tượng bằng công cụ Pick, trên thanh thuộc tính sẽ xuất hiện tuỳ chọn Outline Width (chiều dày nét) và outline Style Selector (kiểu đường) tuỳ theo đối tượng đang chọn. Tuỳ chọn Outline Width xuất hiện trên thanh thuộc tính khi đối tượng được chọn Tuỳ chọn Outline Width và Outline Style Selector xuất hiện trên thanh thuộc tính khi đối tượng được chọn Hộp danh sách Outline Width cho phép chọn một chiều nét định sẵn, hoặc huỷ bỏ thuộc tính đường biên (mục None), hoặc nhập vào một kích thước theo ý muốn. Nếu đối tượng Curve được chọn, trên thanh thuộc tính còn có thêm các nút Start Arrowhead Selector, End Arrowhead Selector và Outline Style Selector để mở bộ chọn đầu mũi tên và bộ chọn kiểu đường. Tuỳ chọn Outline Width và Outline Style Selector, Start Arrowhead Selector, End Arrowhead Selector xuất hiện trên thanh thuộc tính khi đối tượng được chọn. b. Sử dụng menu flyout Outline trên hộp công cụ: 57
  58. Menu Flyout Outline và các tuỳ chọn cho đường biên Các tuỳ chọn trên menu flyout Outline: - Outline Color Dialog: áp dụng màu đường biên cho đối tượng đang chọn. - No Outline: loại bỏ tất cả các thuộc tính đường biên của đối tượng đang chọn. - 7 biểu tượng các chiều dày nét định sẵn: bề dày tăng dần từ Hairline Outline (0.076mm) đến 24 Point Outline (Thick) (8.467mm). - Color Docker Window: dùng để mở cửa sổ Docker Color áp dụng màu đường biên hoặc màu tô (fill) cho đối tượng đang chọn thông qua docker này. c. Sử dụng Tab Outline của cửa sổ Docker Object Properties: Trong tab Outline ta có thể thay đổi các thuộc tính đường biên như chiều dày nét (Width), màu (Color), kiểu đường (Style), các kiểu đầu mũi tên. d. Sử dụng bảng màu ở bên phải cửa sổ Corel: Nhấn chuột phải vào ô màu trên bảng màu để đổi màu đường biên hoặc nhấn chuột phải vào nút None để huỷ bỏ thuộc tính đường biên của đối tượng đang chọn. 58
  59. 6.3.3. Sao chép thuộc tính đường biên: a. Phương pháp trực quan: Chọn công cụ Pick ( ), dùng nút chuột phải drag đối tượng nguồn (đối tượng có thuộc tính đường biên muốn sao chép) đặt con trỏ tạo đối tượng đích (đối tượng muốn áp dụng thuộc tính đường biên mới), thả nút chuột khi con trỏ chuyển thành hình (mũi tên đen) và chọn mục lệnh Copy Outline Here từ hộp thoại. b. Sử dụng lệnh Copy Properties From: - Chọn đối tượng đích (đối tượng muốn thay đổi thuộc tính đường biên). - Chọn lệnh Edit/ Copy Properties From. Trong hộp thoại Copy Properties chọn thuộc tính muốn sao chép, có 3 thuộc tính: Outline Pen: Các thuộc tính đường biên, ngoại trừ thuộc tính màu. Outline Color: thuộc tính màu của đường biên và các thuộc tính khác như thuộc tính màu tô Fill hoặc thuộc tính văn bản Text Properties. - Nhấn nút Ok để tiếp tục, xuất hiện con trỏ hình mũi tên lớn màu đen, nhấn con trỏ này áp dụng cho đối tượng đích. Hoặc nhấn Cancel để huỷ bỏ việc sao chép thuộc tính. 6.4. Các công cụ khác: 6.4.1.Công cụ Freehand: Công cụ Freehand ( ) tạo cho ta cảm giác như đang sử dụng bút chì vẽ trực tiếp trên giấy. Các đường vẽ ban đầu có thể hơi thô nhưng ta có thể tinh chỉnh lại bằng công cụ Shapes ( ). Ngoài ra công cụ này còn giúp ta tạo các đường nét trông có vẻ tự nhiên. Công cụ này tạo ra đối tượng Curve thông thường. a. Vẽ đường thẳng: 59
  60. - Chọn công cụ Freehand ( ) từ hộp công cụ. Con trỏ chuyển thành hình đường thẳng uốn, nhấn vào vị trí muốn bắt đầu đoạn thẳng. - Di chuyển con trỏ tới vị trí muốn kết thúc đoạn thẳng và nhấn. b. Vẽ đường cong: - Chọn công cụ Freehand ( ) từ hộp công cụ. - Drag trên trang vẽ để tạo đường cong. - Thả nút chuột để kết thúc đường vẽ. Đường vẽ sẽ chuyển thành đối tượng Curve và có một số node tự động xuất hiện trên đường path. 6.4.2. Công cụ Artistic Media ( ): Công cụ Artistic Media cho phép vẽ các đường với chiều dày nét với hình dạng khác nhau, hoặc tô vẽ với các đầu bút đặc biệt hoặc phun các đối tượng dọc theo đường vẽ, hoặc vẽ các đường có nét biến đổi theo độ nghiêng của đầu bút. Có thể sử dụng công cụ này theo 2 cách: - C1: Dùng công cụ này để drag vẽ các đường giống như cách sử dụng công cụ Freehand. - C2: Chọn một đối tượng (như một đường hoặc hình tròn) và áp dụng nét vẽ Artistic Media cho nó. * Xác lập các kiểu vẽ của công cụ Artistic Media: - B1: Chọn công cụ Artistic Media ( ) từ menu flyout Curve trên hộp công cụ hoặc nhấn phím I. - B2: Nhấn chọn một trong năm kiểu vẽ trên thanh thuộc tính. Mỗi kiểu vẽ sẽ tạo ra các hiệu ứng khác nhau. • Kiểu Preset ( ): tạo ra các nét vẽ mà ta có thể tô (fill) màu, áp dụng các mẫu tô pattern hoặc texture cho nó. • Kiểu Brush ( ): tạo ra các nét vẽ bằng các đầu bút trông rất nghệ thuật. • Kiểu Sprayer ( ): phun các đối tượng dọc theo đường vẽ. 60
  61. • Kiểu Calligraphic ( ): tạo các nét vẽ có chiều dày nét biến đổi dọc theo đường vẽ, phụ thuộc vào phương của đường vẽ và độ nghiêng của đầu bút. • Kiểu Pressure ( ): kiểu này thường được dùng khi máy tính của ta có gắn kèm bảng vẽ và bút vẽ điện tử. Tuỳ theo độ nhấn của đầu bút điện tử, nét vẽ có thể lớn ra hoặc nhỏ lại. 6.4.3. Công cụ Pen ( ): Công cụ Pen ( ) là biến dạng của công cụ Bezier ( ), cách sử dụng cũng tương tự như công cụ Bezier, ta có thể dùng nó để tạo các đối tượng curve với các phân đoạn path thẳng hoặc cong. 6.4.4. Công cụ Polyline ( ): Công cụ Polyline ( ) gần giống như công cụ Freehand nhưng với một khác biệt quan trọng là nó không kết thúc đường vẽ khi ta thả nút chuột. - B1: Chọn công cụ Polyline ( ) từ hộp công cụ. - B2: Làm một trong các bước sau: + Để vẽ một phân đoạn thẳng, ta nhấn để đặt điểm đầu tiên và nhấn tại vị trí khác để đặt điểm cuối của phân đoạn. + Để vẽ một phân đoạn cong, drag chuột vẽ phân đoạn cong trên trang vẽ. Thả nút chuột khi đã hoàn tất phân đoạn này. - B3: Để thêm các phân đoạn thẳng hoặc cong, ta thực hiện lại B2. - B4: Để kết thúc việc tạo đối tượng, nhấn đúp chuột tại điểm cuối cùng hoặc nhấn phím Spacebar. 6.4.5. Công cụ 3 Point Curve ( ): - B1: Chọn công cụ 3 Point Curve ( ) từ hộp công cụ. - B2: Nhấn và kéo chuột để xác định điểm đầu và điểm cuối đường cung, rồi thả nút chuột. - B3: Di chuyển chuột (không drag) để định hình đường cung. - B4: Nhấn chuột để kết thúc việc vẽ. 6.4.6. Công cụ Interactive Connector ( ): Công cụ Interactive Connector dùng để tạo đường kết nối có liên kết động giữa các đối tượng. Công cụ này rất hữu ích cho việc tạo các sơ đồ, lưu đồ. 61
  62. - B2: Chọn công cụ Interactive Connector ( ) trên hộp công cụ. - B3: Chọn kiểu kết nối Angled Connector ( ) hoặc Straight Connector trên thanh thuộc tính. Nhấn và drag chuột, đường kết nối vừa tạo sẽ xuất hiện các node điều khiển đặc biệt, node đầu và node cuối còn được gọi là node khoá, các node này chính là điểm nối giữa đường kết nối với đối tượng. - B4: Drag các node điều khiển để điều chỉnh đường kết nối. - B5: Nhấn phím Esc để bỏ chọn đối tượng đường kết nối vừa tạo. 6.4.7. Công cụ Dimension ( ): Khi chọn công cụ Dimension ( ) từ hộp công cụ, trên thanh thuộc tính sẽ xuất hiện các công cụ với các tuỳ chọn cho phép chúng ta tạo chính xác các đường đo kích thước ngang hoặc dọc (công cụ Auto Dimension ), đường kích thước dọc (công cụ Vertical Dimension ), đường kích thước ngang (công cụ Horizontal Dimension ), đường kích thước xiên (công cụ Slanted Dimension ), đường chú giải (công cụ Callout ) và đường đo góc (công cụ Angular Dimension ). 6.5. Bài tập thực hành: Hãy sử dụng công cụ Bezier và các công cụ khác để thiết kế một phần hoặc thiết kế hoàn thiện các hình sau: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 62
  63. Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11 Hình 12 Hình 12 Hình 14 Hình 15 63
  64. BÀI 7 DÙNG CÔNG CỤ SHAPE ĐỂ CHỈNH SỬA ĐỐI TƯỢNG Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề: - Cách sử dụng công cụ Shape để chỉnh sửa chi tiết hình dạng một đối tượng curve thông qua việc chỉnh sửa đường path, node và điểm điều khiển. - Một số công cụ cùng nhóm với công cụ Shape: công cụ Knife, Eraser, Smudge Brush, Roughen Brush, Free Transforrm. 7.1. Công cụ Shape ( ): Công cụ Shape dùng để chỉnh sửa đường path của đối tượng curve và các tuỳ chọn của nó trên thanh thuộc tính. Đối với một số đối tượng khác đối tượng Curve, để sử dụng công cụ Shape và các tuỳ chọn, ta phải chuyển đổi chúng thành đối tượng Curve: - Đối với các đối tượng đặc biệt (như đối tượng hình chữ nhật, ellipse, ) ta phải dùng lệnh Arrange/Convert To Curve (Ctrl + Q) để chuyển. - Đối với nhóm (group) đối tượng, ta phải dùng lệnh Arrange/Ungroup (Ctrl + U) hoặc Ungroup All để tách nhóm đối tượng. Nếu không muốn tách nhóm ta có thể dùng công cụ Pick hoặc Shape Ctrl – Click (nhấn) để chọn riêng đối tượng muốn chỉnh sửa, áp dụng lệnh Convert To Curves. - Với các đối tượng tạo ra từ hiệu ứng đặc biệt (như các hiệu ứng) ta phải dùng lệnh Arrange/Break Apart để chuyển hiệu ứng thành đối tượng (nhóm) đối tượng sau đó áp dụng lệnh Ungroup hoặc Convert To Curves. 7.1.1. Chọn công cụ Shape và chọn đối tượng chỉnh sửa: - C1: Nếu đối tượng Curve chưa được chọn, ta chọn công cụ Shape ( ) và nhấn chọn đối tượng. - C2: Nếu đối tượng Curve đang được chọn, ta chỉ việc nhấn chọn công cụ Shape () từ hộp công cụ. 7.1.2.Chọn các node: Để chọn node ta thực hiện một trong các cách sau: - Nhấn vào node để chọn một node. 64
  65. - Shift – Click (nhấn) vào node chưa chọn để chọn thêm node này hoặc Shift – Click vào node đã chọn để bỏ chọn nó. - Drag tạo một khung bao để chọn các node nằm trong khung bao. - Shift – Drag tạo một khung bao để chọn thêm các node chưa chọn và bỏ chọn các node đã chọn nằm trong khung bao. - Alt – Drag tạo một khung bao với hình dạng bất kỳ để chọn node. - Để chọn tất cả các node: chọn Edit/Select All /Nodes hoặc nhấn vào nút Select All Node trên thanh thuộc tính. 7.1.3. Một số thao tác biến đổi cơ bản: Với công cụ Shape ( ) và đối tượng curve đã được chọn, ta có thể thực hiện một số thao tác cơ bản sau: - Khi chỉ một node được chọn sẽ làm xuất hiện các đường và điểm điều khiển, ta có thể drag các điểm điều khiển làm thay đổi hình dạng phân đoạn có liên quan trên đường path. - Drag node để thay đổi vị trí của nó. - Đặt con trỏ trên đường path và drag để làm biến đổi các phân đoạn trên path. 7.1.4. Thêm và xoá node: * Thêm node: - C1: Nhấn vào đường path để đặt node tạm thời, nếu hài lòng với vị trí đặt node mới ta nhấn phím cộng (+) ở bàn phím số hoặc nhấn nút Add node trên thanh thuộc tính. - C2: Nhấn đúp chuột vào đường path tại vị trí muốn đặt node. * Xoá node: - C1: Chọn các node muốn xoá, nhấn đúp chuột vào một trong các node đã chọn để xoá chúng. - C2: Chọn các node muốn xoá và nhấn phím Delete, hoặc nhấn phím trừ (-) từ bàn phím số, hoặc nhấn vào nút Delete Node trên thanh thuộc tính. 65
  66. 7.1.5. Kết nối node ở đầu mút hoặc tách node: * Kết nối hai node thành một node: - Phương pháp tương tác trực quan: Drag node ở đầu mút này đặt trùng vào node ở đầu mút khác, hai node sẽ hút vào nhau và tự động kết nối thành một node. - Sử dụng các tuỳ chọn Join Two Nodes: chọn hai node ở đầu mút và nhấn vào nút Join Two Nodes trên thanh thuộc tính để kết nối. * Kết nối hai node bằng một đoạn thẳng: Chọn hai node đầu mút muốn kết nối và nhấn vào nút Extend Curve To Close để kết nối. * Tách một node thành hai node: Chọn node và nhấn vào node Break Curve trên thanh thuộc tính. 7.1.6. Chuyển phân đoạn path cong thành thẳng và ngược lại: * Chuyển phân đoạn path cong thành thẳng: Chọn node có liên quan tới phân đoạn path muốn chuyển đổi và nhấn vào nút Convert Curve To Line trên thanh thuộc tính. * Chuyển phân đoạn path thẳng thành cong: Chọn node có liên quan tới phân đoạn path muốn chuyển đổi và nhấn vào nút Convert Line To Curve trên thanh thuộc tính. 7.1.7. Chuyển đổi giữa các node: Node được chia thành ba kiểu node là: Node gãy (Cusp node), Node trơn (Smooth node), Node đối xứng (Symmetrical node). 66
  67. Với công cụ Shape và đối tượng curve đã được chọn, để chuyển đổi giữa các kiểu node ta chọn các node muốn chuyển đổi và nhấn vào một trong các node trên thanh thuộc tính. 7.1.8. Đổi chiều của đường path: Để đổi chiều của đường path, nhấn vào nút Reverse Curve Direction trên thanh thuộc tính. Việc đổi chiều đường path không ảnh hưởng tới hình dạng đường path, nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới một số thao tác có liên quan tới chiều của đường path như thêm node tự động hoặc chọn node để chuyển phân đoạn cong, 7.1.9. Tách một path thành phần từ path phức hợp: Một path phức hợp là một path bao gồm nhiều path thành phần không liên tục nhau. Để tách chúng ta nhấn chọn một node trên path thành phần và nhấn vào nút Extract Subpath trên thành thuộc tính, path thành phần này sẽ tách thành một đối tượng Curve riêng biệt. 7.1.10. Biến đổi vị trí tương đối giữa các node: * Di chuyển các node: Chọn các node muốn di chuyển và drag một trong các node được chọn để di chuyển. Trên thanh thuộc tính, nếu tuỳ chọn Elastic Mode được chọn thì khi di chuyển các node được chọn, các node này sẽ di chuyển với khoảng cách giãn đều. * Thay đổi khoảng cách và tỷ lệ tương đối giữa các node: Chọn node (ít nhất hai node), nhấn vào nút Stretch And Scale Nodes, xuất hiện các resize handle (các ô vuông đen) xung quanh các node đang chọn, ta có thể drag các ô vuông này 67
  68. để làm thay đổi khoảng cách và tỷ lệ giữa các node, Shift – drag sẽ tạo biến đổi từ tâm ra. * Quay hoặc xô nghiêng các node: Chọn ít nhất hai node, nhấn vào nút Ratate And Skew Nodes, lúc này sẽ xuất hiện các ratation handle (dùng để quay), skew handle (dùng để xô nghiêng) và một tâm biến dạng (tâm quay) xung quanh các node đang chọn. * Gióng hàng các node: Với công cụ Shape và đối tượng curve đã được chọn, nhấn nút Align Nodes trên thanh thuộc tính và chọn các tuỳ chọn gióng hàng trong hộp thoại Node Align: Tuỳ chọn Align Horizontal (gióng hàng theo chiều ngang), Align Vertical (gióng hàng theo chiều dọc), Align Control Points (tuỳ chọn này chỉ có hiệu lực khi có hai node được chọn và hai tuỳ chọn trên cũng được chọn, tuỳ chọn này sẽ đặt hai node được chọn trùng nhau và có điểm điều khiển giống nhau). 7.1.11. Giảm các node thừa: - Chọn các node ở vùng muốn giảm (hoặc chọn toàn bộ node). - Nhập phần trăm muốn giảm vào hộp nhập hoặc drag thanh trượt của tuỳ chọn Curve Smooth trên thanh thuộc tính. 68
  69. 7.2. Công cụ Knife ( ): Công cụ Knife ( ) dùng để cắt, chia đối tượng. Đối tượng dạng vector sau khi cắt sẽ chuyển thành đối tượng dạng Curve. Ta có thể tạo nhát cắt thẳng, theo đường tự do hoặc theo đường Bezier. 7.2.1. Cắt theo đường thẳng: - B1: Chọn công cụ Knife ( ) từ menu flyout Shape Edit trên hộp công cụ. Con trỏ sẽ chuyển thành hình lưỡi dao nghiêng. - B2: Trên thanh thuộc tính xuất hiện hai tuỳ chọn Leaves As One Object ( ) và tuỳ chọn Auto – Close Cut ( ). Chú ý: với công cụ Knife ta không cần phải chọn đối tượng cắt, nhưng đối tượng cắt phải là một đối tượng đơn không nằm trong nhóm hoặc không nằm trong nhóm hiệu ứng. Nếu không sẽ xuất hiện bảng thông báo “The selected object cannot be cut by the Knife tool - Đối tượng được chọn không thể cắt bằng công cụ Knife”. - B3: Di chuyển con trỏ đặt trên đường biên của đối tượng muốn cắt, tại vị trí muốn bắt đầu nhát cắt, con trỏ sẽ chuyển thành hình lưỡi dao đứng. Nhấn để xác định điểm bắt đầu nhát cắt. - B4: Di chuyển con trỏ đặt tại một vị trí khác trên đường biên và nhấn để xác định điểm kết thúc nhát cắt. 7.2.2. Cắt theo đường tự do: - B1: Tương tự như phương pháp cắt theo đường thẳng, ta đặt con trỏ tại đường biên đối tượng (con trỏ chuyển thành hình lưỡi dao đứng) và nhấn (không thả nút chuột). - B2: Drag tạo đường cắt tự do trên đối tượng và phải kết thúc đường drag tại một điểm trên đường biên của đối tượng rồi thả nút chuột. 7.2.3. Cắt theo đường Bezier: - B1: Nhấn giữ phím Shift trong suốt quá trình tạo đường cắt. 69
  70. - B2: Nhấn và drag tương tự như khi sử dụng công cụ Bezier, nhưng phải lưu ý là điểm đầu và điểm cuối của đường cắt phải nằm trên đường biên của đối tượng cắt. - B3: Khi đã kết thúc đường cắt tại một điểm trên đường biên, ta thả phím Shift. Đối tượng ban đầu sẽ được cắt theo đường cắt vừa tạo. Trước khi cắt Sau khi cắt 7.2.4. Các tuỳ chọn của công cụ Knife: Công cụ Knife có hai tuỳ chọn trên thanh thuộc tính: - Tuỳ chọn Auto – Close On Cut (mặc định được chọn): khi tuỳ chọn này được chọn, mỗi đối tượng sinh ra sau khi cắt sẽ được kết nối tại điểm cắt theo đường cắt. Nếu tuỳ chọn này không được chọn, ta không thể dùng công cụ Knife để tạo đường cắt tự do hoặc đường cắt Bezier, ta chỉ có thể nhấn vào đường biên để tách đường tại điểm này. - Tuỳ chọn Leave As One Oject (mặc định không được chọn): khi tuỳ chọn này không được chọn, đối tượng sau khi cắt sẽ tách thành hai đối tượng riêng biệt. Nếu tuỳ chọn này được chọn đối tượng sau khi cắt không tách thành hai đối tượng riêng biệt, nó chỉ chuyển thành đối tượng có đường path phức hợp. 7.3. Công cụ Eraser ( ): Công cụ Eraserr ( ) cho phép ta xoá từng phần của đối tượng. Thao tác: - B1: Chọn công cụ Eraser ( ) từ menu flyout Shape Edit trên hộp công cụ, hoặc nhấn phím tắt là X. - B2: Trên thanh thuộc tính, ta có thể chọn các tuỳ chọn cho công cụ Eraser. 70
  71. + Tuỳ chọn Eraser Thickness: điều chỉnh kích thước bán kính đầu xoá. + Tuỳ chọn Auto_Reduce On Eraser (mặc định được chọn): nếu tuỳ chọn này được chọn, Corel sẽ tự động tính toán để giảm node thừa trên các đường biên được tạo ra khi xoá và làm cho đường biên trơn tru hơn. + Tuỳ chọn Cirle/Square: chọn hình dạng của đầu xoá (tròn hay vuông). - B3: Trước khi tiến hành công việc xoá, ta phải chọn đối tượng muốn xoá. Nếu đối tượng chưa được chọn, ta có thể dùng con trỏ Eraser nhấn vào đối tượng để chọn nó. - B4: dùng các thao tác sau để xoá từng phần đối tượng: + Double – Click: xoá một vùng đối tượng bằng đúng kích cỡ và hình dạng đầu xoá tại vị trí con trỏ. + Tạo một đường xoá thẳng bằng cách nhấn xác định điểm đầu và điểm cuối của đường xoá. + Tạo các đoạn xoá thẳng liên tục nhau bằng cách: nhấn để xác định điểm đầu của đường xoá, di chuyển con trỏ tới vị trí khác và nhấn phím Tab để xác định đoạn xoá thứ nhất, tiếp tục như vậy để tạo các đoạn xoá tiếp theo để kết thúc, nhấn chuột. + Tạo đường xoá tự do bằng cách drag chuột. 7.4. Công cụ Smudge Brush ( ): Công cụ Smudge Brush ( ) là một công cụ làm biến đổi đường biên của đối tượng Curve theo dạng giống như làm “nhoè” hoặc làm “lem” biên đối tượng. Thao tác: - B1: Chọn công cụ Smudge Brush ( ) từ menu flyout Shape Edit từ hộp công cụ. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhập kích thước đầu bút ở hộp nhập Nib Size (từ 0.03 đến 2 inches). - B3: Nếu đối tượng chưa được chọn, ta dùng con trỏ của công cụ Smudge Brush nhấn chọn đối tượng. 71
  72. Chú ý: công cụ này chỉ có hiệu lực đối với đối tượng curve riêng lẻ. Nếu không đúng đối tượng Corel sẽ xuất hiện bảng thông báo. - B4: Dùng phương pháp drag để tạo vết “nhoè”. 7.4.1. Các tuỳ chọn trên thanh thuộc tính của công cụ Smudge Brush: - Tuỳ chọn Dryout: làm tăng hoặc giảm kích thước đầu bút trong quá trình drag tạo vết “nhoè”. Giá trị nằm trong khoảng -10 đến 10, giá trị âm sẽ làm tăng kích thước đầu bút, giá trị dương sẽ làm giảm kích thước đầu bút, giá trị 0 (mặc định) không làm thay đổi kích thước đầu bút. - Tuỳ chọn Tilt: cho phép điều chỉnh độ oval của hình dạng đầu bút. Giá trị nằm trong phạm vi từ 15 0 đến 900 (mặc định là 45 0). Giá trị càng thấp, hình dạng oval đầu bút càng hẹp. Tilt 900 đầu bút sẽ có hình dạng tròn. - Tuỳ chọn Bearing Setting: cho phép điều chỉnh góc quay của đầu bút. Giá trị Bearing Setting nằm trong phạm vi 00 đến 3500. - Các tuỳ chọn Use Stylus : tương tự như các tuỳ chọn Dry Out, Tilt, Bearing nhưng chúng chỉ có hiệu lực khi máy tính của bạn có kết nối với bản vẽ và bút vẽ điện tử. 7.5. Công cụ Roughen Brush ( ) và Free Transform ( ): 7.5.1. Công cụ Roughen Brush ( ): Công cụ Roughen Brush ( ) làm “nhám” đường biên của đối tượng curve bằng các “gai nhọn”. Thao tác: - B1: Chọn công cụ Roughen Brush ( ) từ menu flyout Shape Edit từ hộp công cụ. 72
  73. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhập kích thước đầu bút ở hộp nhập Nib Size (từ 0.01 đến 2 inches). Kích thước đầu bút càng lớn thì các “gai” sẽ càng lớn. - B3: Cách chọn đối tượng cũng tương tự như công cụ Smudge Brush. - B4: Dùng phương pháp drag dọc theo biên đối tượng để làm nổi gai. Sau khi đối tượng đang chọn đã ở dạng Curve, ta có thể drag hoặc nhấn con trỏ dọc theo đường biên đối tượng ra để làm nổi gai. 7.5.1.1. Các tuỳ chọn trên thanh thuộc tính của công cụ Roughen Brush: - Tuỳ chọn Frequency: Tuỳ chọn này có giá trị từ 1 đến 10, nó cho phép ta điều chỉnh tần số xuất hiện các gai. Giá trị này càng nhỏ, các gai sẽ càng thưa, giá trị này lớn các gai sẽ xuất hiện dày hơn. - Tuỳ chọn Dryout: làm tăng hoặc giảm tần số Frequency trong quá trình drag tạo gai. - Tuỳ chọn Tilt: điều khiển góc của các gai, góc càng nhỏ thì gai càng cao và ngược lại. Giá trị Tilt nằm từ 10 đến 900. - Tuỳ chọn Spike Direction và Bearing: cho phép định hướng các gai. Nếu tuỳ chọn Auto được chọn (mặc định) các gai sẽ vuông góc với đường biên đối tượng. Nếu tuỳ chọn Fixed Direction được chọn, các gai sẽ có hướng xác định trong tuỳ chọn Bearing. 7.5.2. Công cụ Free Transform ( ): Công cụ Free Transform ( ) dùng để biến đổi tổng quát đối tượng với các chức năng tương tự như công cụ Pick nhưng theo một cách khác. Thao tác: - B1: Chọn đối tượng (nhóm đối tượng) muốn biến đổi. Chọn công cụ Free Transforrm ( ) từ menu flyout Shape Edit trên hộp công cụ. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn chọn một trong 4 công cụ Free Rotation ( quay tự do), Free Angle Reflection ( lật theo góc tự do), Free Scale ( thay đổi kích thước, tỷ lệ) và Free Skew ( xô nghiêng). 73
  74. -B3: Nhấn và giữ nút chuột để xác định tâm biến đổi. Trong khi vẫn giữ nút chuột, ta drag chuột để xác định đường tham chiếu của phép biến đổi. Trong khi drag thay đổi đường tham chiếu sẽ xuất hiện hình xem trước của đối tượng ứng với vị trí con trỏ hiện hành. Khi hình xem trước đã đạt được kích thước hoặc vị trí mong muốn, thả nút chuột. 7.6. Bài tập thực hành: Hãy sử dụng công cụ Shape và các công cụ khác để thiết kế một phần hoặc thiết kế hoàn thiện các hình sau: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 74
  75. Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 75
  76. BÀI 8 XÁC LẬP TRANG VÀ FILE BẢN VẼ Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề sau: - Xác lập kích thước và hướng trang. - Xác lập tuỳ chọn về nền trang. - Thêm, xoá, sắp xếp lại và đặt tên trang. - Chuyển qua lại giữa các trang. - Xem thông tin tổng quát về file hình vẽ. 8.1. Xác lập kích thước và hướng trang: Khi tạo một file bản vẽ mới, việc xác lập kích thước và hướng trang là công việc thường làm đầu tiên. 8.1.1. Sử dụng thanh thuộc tính để xác lập kích thước và hướng trang: - B1: Trong khi không có đối tượng nào được chọn, nhấn chọn công cụ Pick ở hộp công cụ. - B2: Trên thanh thuộc tính, nhấn mở hộp danh sách Paper Type/Size và chọn một kiểu trang định sẵn trong danh sách. Kích thước trang được chọn sẽ thể hiện trong hộp nhập Paper Width (chiều rộng trang) và Paper Height (chiều dài trang). 76
  77. - B3: Nhấn chọn nút Portrait để chọn hướng trang đứng hoặc nút Landscape để chọn hướng trang ngang. Trang có hướng đứng Trang có hướng ngang 8.1.2. Sử dụng hộp thoại Options để xác lập kích thước và hướng trang: - B1: Để mở trang Size của hộp thoại Options, thực hiện 1 trong 2 cách sau: + C1: Chọn menu Layout/ Page Setup. + C2: Dùng công cụ Pick double-click (nhấn đúp chuột) vào biên trang hoặc phần bóng của trang. - B2: Trong trang Size của hộp thoại Option nhấn chọn tuỳ chọn loại trang thông thường Normal Paper. - B3: Nhấn chọn một kiểu trang định sẵn từ hộp danh sách Paper. - B4: Nhấn chọn tuỳ chọn Portrait (hướng trang đứng) hoặc Landscape (hướng trang ngang). - B5: Tuỳ chọn Resize Current Page Only: Nếu file bản vẽ có nhiều trang và tuỳ chọn này được chọn, việc thay đổi kích thước trang và hướng trang sẽ chỉ áp dụng cho trang hiện hành. Nếu tuỳ chọn này không được chọn, việc thay đổi sẽ áp dụng cho tất cả các trang trong file bản vẽ. 77
  78. - B6: Tuỳ chọn Set From Printer: nếu nhấn chọn vào nút này, các xác lập trang trong trang Size của hộp thoại Option sẽ lấy theo xác lập trang của máy in hiện hành. - B7: Nhấn nút OK khi đã hài lòng với các xác lập trang. 8.1.3. Xác lập trang theo ý người sử dụng: - B1: Trong khi không có đối tượng nào được chọn, nhấn chọn công cụ Pick ở hộp công cụ. - B2: Trên thanh thuộc tính, chọn một đơn vị đo muốn sử dụng (nếu cần) từ hộp danh sách Units. Nhập kích thước chiều rộng và chiều cao theo ý người sử dụng ở hộp nhập Paper Width và Paper Height. 8.1.4. Chọn kiểu trang mặc định trong Corel Draw: - B1: Mở một file mới và xác lập các tuỳ chọn cho trang theo ý người sử dụng như kích thước, hướng trang, - B2: Mở hộp thoại Options, chọn Document nhấn chọn Save Options As Default for new documents để làm các tuỳ chọn bên dưới có hiệu lực, chọn tuỳ chọn Page Options và bỏ chọn các tuỳ chọn khác, nhấn nút Ok. 8.1.5. Các tuỳ chọn thể hiện trang: Nhấn Menu Options/Chọn page: 78
  79. -Tuỳ chọn Show Page Border: tuỳ chọn này khi được chọn (mặc định) sẽ thể hiện biên trang và bóng trang trong cửa sổ vẽ. -Tuỳ chọn Show Printable Area: tuỳ chọn này khi được chọn sẽ thể hiện hai khung đứt đoạn, khung bên ngoài cho biết kích thước giấy in được chọn của máy in hiện hành, khung thứ hai thể hiện phần có thể in được. -Tuỳ chọn Show Bleed Area: tuỳ chọn này được chọn sẽ thể hiện một khung đứt đoạn thể hiện vùng bleed để tham khảo trong quá trình trình bày trang. 8.1.6. Các tuỳ chọn về nền trang: Có 3 kiểu tuỳ chọn về nền trang: không có nền (mặc định), có màu đơn hoặc phủ nền bằng ảnh Bitmap. Không nền Nền với màu đơn Nền bằng ảnh bitmap (No Backgroud) (Solid) (Bitmap) Thao tác: - B1: Chọn Layout/Page Background, xuất hiện hộp thoại Options, trang Background có 3 tuỳ chọn: + No Background: không màu + Solid: dùng một màu đơn làm nền + Bitmap: dùng ảnh bitmap làm nền. 79
  80. - B2: Thực hiện một trong các tuỳ chọn, nhấn OK. 8.1.7. Sử dụng trang dạng nhãn: Corel cho phép ta thiết kế và in theo kích thước các nhãn tiêu chuẩn. Thao tác: - B1: Chọn menu Layout/Page Setup hoặc dùng công cụ Pick nhấn đúp chuột vào biên trang hoặc phần bóng của trang để mở trang Size của hộp thoại Option. Trong trang Size nhấn vào tuỳ chọn label đẻ chuyển trang về Label. - B2: Nhấn chọn một kiểu nhãn trong danh sách nhãn. - B3: Nhấn nút Ok để đóng hộp thoại Options. - B4: Trang vẽ sẽ lập tức chuyển về kiểu Label với kích thước trang bằng đúng một nhãn. 8.1.8. Các tuỳ chọn gấp trang: Thay vì thiết kế và in trên toàn bộ kích thước trang đã xác lập, ta có thể gấp trang vẽ lại, chia thành các trang nhỏ hơn, để có thể thiết kế trên từng trang nhỏ riêng biệt, nhưng khi in chúng sẽ được sắp xếp vào cùng một trang lớn theo một kiểu gấp trang đã định sẵn. Thao tác: - B1: Chọn File/New để mở một file mới. - B2: Với công cụ Pick đang được chọn trên hộp công cụ, chọn kiểu trang A4 từ hộp danh sách Paper Type/Size trên thanh thuộc tính. - B3: Chọn Layout/Page Setup, hoặc dùng công cụ Pick nhấn đúp vào biên trang hoặc bóng trang để mở hộp thoại Option. Trong hộp thoại Option chọn Layout ở cây thư mục bên trái hộp thoại để mở trang Layout. - B4: Chọn kiểu gấp trang Side-Folder Card từ hộp danh sách Layout. 80
  81. Sau khi áp dụng kiểu gấp trang, trên thanh thuộc tính vẫn thông báo trang hiện hành là A4, nhưng thực chất trang đang thể hiện trong cửa sổ là trang đã gấp làm 4. - B5: ở bộ chọn trang phía dưới bên trái cửa sổ vẽ, nhấn vào nút dấu cộng 3 lần. - B6: Nhấn vào các tab trang để chuyển tới và thiết kế trên từng trang nhỏ riêng lẻ. - B7: Muốn xem ta dùng lệnh Print Preview để kiểm tra kết quả gấp trang. - B8: Sau khi kiểm tra xong, nhấn vào nút Close trên thanh công cụ chuẩn để trở lại cửa sổ vẽ thông thường. 8.2. Thêm trang, đổi tên, di chuyển, sao chép, xoá, định vị trang: 8.2.1. Thêm trang mới: 8.2.1.1.Thêm từng trang một bằng bộ chọn trang: - Với File hình vẽ hiện hành chỉ có một trang (mặc định file hình vẽ mới có một trang và có tên là page 1) trong bộ chọn trang, ta nhấn vào nút dấu (+) bên trái để thêm một trang mới đặt trước trang ban đầu. Trang mới có tên là page 1 (và 81
  82. được chọn), trang ban đầu đổi tên là page 2. Nếu nhấn vào dấu (+) bên phải, sẽ thêm một trang mới vào sau trang ban đầu. - Khi file hình vẽ có nhiều trang ta có thể chọn trang đầu tiên và nhấn vào nút dấu (+) bên trái để thêm mới vào trước trang này, hoặc chọn trang cuối cùng và nhấn vào nút dấu (+) bên phải để thêm trang mới vào sau trang này. - Ta có thể chèn trang vào vị trí tuỳ ý bằng cách nhấn chuột phải vào một tab trang để dùng trang này làm chuẩn và mở context menu. Chọn Insert Page After, hoặc Insert Page Before để chèn thêm trang mới vào trước trang này. 8.2.1.2. Thêm một hoặc nhiều trang bằng hộp thoại Insert Page: -Mở hộp thoại Layout/Insert page. - Trong hộp thoại xuất hiện, chọn trang làm chuẩn (theo số thứ tự trang) ở hộp nhập Page (mặc định, trang hiện hành sẽ được chọn làm chuẩn). - Chọn vị trí chèn trang mới bằng hai tuỳ chọn: Before – chèn trang trước chuẩn, After – chèn trang sau trang chuẩn. - Nhập số lượng trang muốn chèn ở hộp nhập Insert. - Ngoài ra có thể xác lập các thông số cho trang mới như hướng trang (đứng hoặc ngang), kích thước trang (hộp danh sách paper). 8.2.1.3. Đổi tên trang: - B1: ở bộ chọn trang, nhấn chuột phải vào tab trang muốn đổi tên để chọn trang này và mở context menu, chọn mục Rename page để mở hộp thoại đổi tên. - B2: Nhập tên mới trong hộp thoại Rename Page và nhấn chọn OK. 8.2.1.4. Di chuyển, sao chép trang: - Để di chuyển trang tới đặt trước một trang nào đó, ta drag tab trang muốn di chuyển tảh vào tab trang này. - Để sao chép trang tới đặt trước một trang nào đó, ta thực hiện tương tự như khi di chuyển trang nhưng nhấn giữ thêm phím Ctrl trong khi drag. 8.2.1.5. Xoá trang: 82
  83. Có thể xoá một hoặc nhiều trang trong file hình vẽ, tuy nhiên ta không thể xoá toàn bộ trang vì file hình vẽ phải có ít nhất một trang. 8.2.1.5.1. Xoá từng trang một: - Ở bộ chọn trang nhấn chuột phải vào tab trang muốn xoá để mở context menu và chọn Delete Page. Sau khi xoá các trang sẽ tự động được đánh số thứ tự lại. 8.2.1.5.2. Xoá một hoặc nhiều trang bằng hộp thoại Delete page: - Chọn menu Layout/Delete page mở hộp thoại Delete page. - Nhập số thứ tự trang muốn xoá ở hộp nhập Delete Page (mặc định trang hiện hành sẽ được chọn). - Muốn xoá nhiều trang cùng một lúc chọn tuỳ chọn Through To Page và nhập số thứ tự trang cuối cùng muốn xoá ở hộp nhập bên cạnh. Nhấn Ok để đóng hộp thoại và thực hiện việc xoá các trang đã chọn. 8.2.1.6. Chọn, định vị trang hiện hành: Để chuyển tới làm việc với 1 trang nào đó, ta thực hiện một trong các cách: - Nhấn vào tab trang ở bộ chọn trang để chuyển tới trang này. - Ở bộ chọn trang, nhấn vào nút ( ) để chuyển về trang đầu tiên, nhấn nút ( ) để chuyển về trang trước, nhấn nút ( ) để chuyển về trang sau và nhấn nút ( ) để chuyển về trang cuối cùng. 83
  84. - Để nhanh chóng chuyển đến một trang bất kỳ, nhấn đúp chuột vào bộ đếm trang hoặc menu Layout/Go To Page, nhập số thứ tự của trang muốn chuyển tới và nhấn nút OK. 8.3. Sử dụng cửa sổ Sorter, xem thông tin tổng quát về File hình vẽ: 8.3.1. Sử dụng cửa sổ Sorter: Ta cũng có thể quản lý các trang bằng cửa sổ Page Sorter. Để mở cửa sổ này, ta chọn Menu View/Page Sorter View. Tất cả các trang của file bản vẽ hiện hành sẽ thể hiện trong cửa sổ Page Sorter. Các thao tác thực hiện trong cửa sổ Page Sorter: - Trở về cửa sổ vẽ với trang đã chọn: nhấn đúp chuột vào Thumbnail của trang để trở về cửa sổ vẽ trang này. - Chọn trang: Nhấn vào Thumbnail để chọn một trang. Nếu muốn chọn thêm nhiều trang, nhấn Shift-Click vào thumbnail (chọn các trang liên tục nhau), hoặc Ctrl–Click (để chọn các trang không liên tục nhau). - Mở context menu: nhấn chuột phải vào thumbnail để mở context menu với các mục chọn Rename Page, Insert Page After hoặc Insert Page Before, Delete Page, Switch page Orientation – thay đổi hướng các trang đang chọn. - Đổi tên trang: Nhấn vào thumbnail để chọn trang, nhấn vào tên trang để chuyển sang trạng thái chỉnh sửa, nhập tên mới vào nhấn Enter. - Di chuyển trang: chọn các trang muốn di chuyển, drag thumbnail của trang đã chọn đặt vào vị trí muốn di chuyển tới. Thả nút chuột khi ký hiệu vị trí chèn trang đã xuất hiện tại vị trí mong muốn. 84
  85. - Sao chép trang: Tương tự như di chuyển trang nhưng sẽ thực hiện Ctrl – drag để sao chép trang. 8.3.2. Xem thông tin tổng quát về file hình vẽ: Để xem các thông tin về file bản vẽ hiện hành ta chọn menu File/Document Info hoặc dùng công cụ Pick nhấn chuột phải vào vùng trống trong cửa sổ vẽ và chọn mục Document Info từ context menu. Hộp thoại Document Info thể hiện thông tin theo các nhóm như File (tên file, vị trí lưu file, ngày tạo lập và chỉnh sửa, thuộc tính lưu trữ của file), Document (số trang, layer, kích cỡ trang, hướng trang, độ phân giải thể hiện dữ liệu trên màn hình), Graphic Object (thông tin về các đối tượng), Text Statistics (thông tin về văn bản, font đã sử dụng), Bitmap Object (thông tin về các đối tượng bitmap đã nhúng hoặc liên kết với file bản vẽ), Styles (các style đồ hoạ và văn bản đã sử dụng), Effect (các hiệu ứng như Blend, Extrude, đã sử dụng), Fills (thông tin về thuộc tính màu tô đã áp dụng), Outline (thông tin về thuộc tính đường biên đã áp dụng). 8.4. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Hãy tạo 1 file bản vẽ mới, sử dụng thanh thuộc tính để xác lập kích thước, hướng trang theo yêu cầu sau: - Khổ giấy: A5 - Kích thước trang: Chiều rộng (148), chiều dài (210). - Hướng trang: dọc. - Đơn vị đo: milimeters. 85
  86. Bài tập 2: Hãy tạo 1 file bản vẽ mới, sử dụng hộp thoại Options để xác lập kích thước, hướng trang theo yêu cầu sau: - Khổ giấy: Custom - Kích thước trang: Chiều rộng (100), chiều dài (250). - Hướng trang: ngang. - Đơn vị đo: centimeters. Bài tập 3: Hãy tạo 1 file bản vẽ mới, thực hiện theo các yêu cầu sau: - Thêm 1 trang bản vẽ sau trang Page 1. - Đổi tên trang vừa tạo thành Trang 2. - Di chuyển Trang 2 lên trước trang Page 1. - Xóa trang Page 1. 86
  87. BÀI 9 TĂNG CƯỜNG ĐỘ CHÍNH XÁC Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề sau: - Sử dụng hệ thống thước, xác định gốc toạ độ của thước và đơn vị đo. - Sử dụng các đường guideline (đường chỉ dẫn), lưới, tính năng hút (snap) để tạo sự chính xác trong khi vẽ và sắp xếp đối tượng. - Các tuỳ chọn cho thanh trạng thái (status bar). - Các lệnh gióng hàng (Align) và dàn đều (Distribute) đối tượng. 9.1. Hệ thống thước, hệ thống lưới: 9.1.1. Hệ thống thước: Hệ thống thước trong Corel gồm hai thanh thước: thước dọc và thước ngang. 9.1.1.1. Tắt mở sự thể hiện của thước: - Cách 1: Chọn menu View/Rulers. - Cách 2: Trong cửa sổ vẽ, dùng công cụ Pick nhấn chuột phải vào vùng trống và chọn mục View/Rulers từ context menu. 87
  88. 9.1.1.2. Thay đổi đơn vị của thước: Đơn vị của thước được ghi chú ở cuối các thanh thước. Để nhanh chóng thay đổi đơn vị đo cho thước, trong khi công cụ Pick được chọn và không có đối tượng nào được chọn, nhấn vào hộp danh sách Units trên thanh thuộc tính và chọn một đơn vị đo từ danh sách này. 9.1.1.3. Gốc toạ độ của thước: Mặc định gốc toạ độ (0, 0) của thước đặt ở góc dưới bên trái trang vẽ hiện hành. Ta có thể thay đổi vị trí gốc toạ độ này bằng cách đặt con trỏ tại điểm giao của hai thước và drag từ điểm này tới vị trí muốn đặt gốc toạ độ. 9.1.1.4. Thay đổi vị trí của thước: Mặc định, thước được neo vào cạnh trên và cạnh trái cửa sổ của file hình vẽ. Ta có thể thay đổi vị trí của thước bằng cách: - Để thay đổi vị trí của từng thước, đặt con trỏ trên thước và Shift-drag thước tới vị trí mới trong cửa sổ vẽ. - Để thay đổi đồng thời vị trí cả hai thước, đặt con trỏ tại điểm giao của hai thước và Shift-drag đồng thời cả hai thước tới vị trí mới trong cửa sổ vẽ. 9.1.1.5. Các tuỳ chọn cho thước: - Nhấn đúp chuột vào thước hoặc nhấn chuột phải vào thước và chọn mục Rulers Setup từ context menu. 88
  89. Các tuỳ chọn ở phần Units: Các tuỳ chọn ở phần này cho phép ta thay đổi đơn vị đo của thước ở hộp danh sách Horizontal. Nếu tuỳ chọn Same units for Horizontal and Vertical rulers không được chọn, ta có thể chọn hai đơn vị đo khác nhau giữa thước ngang và thước dọc bằng hộp danh sách Horizontal và Vertical. Các tuỳ chọn ở phần Origin: Các tuỳ chọn này cho phép thau đổi gốc toạ độ (0, 0) của thước chiều ngang (hộp nhập Horizontal) và theo chiều dọc (Vertical) so với góc dưới bên trái trang vẽ (gốc toạ độ mặc định). Tuỳ chọn Tick Division: Tuỳ chọn này cho phép xác định số vạch chia trên thước, trên thước sẽ thể hiện các tick (các nhãn số thể hiện giá trị khoảng cách), giữa các tick là các khoảng cách chia nhỏ hơn gọi là tick divisions (các khoảng chia được thể hiện thông qua các vạch nhỏ giữa hai tick). Nút Edit Scale: dùng để mở hộp thoại Drawing Scale. 89
  90. Tỷ lệ mặc định là 1:1 Với hộp thoại này ta có thể thay đổi tỷ lệ kích thước thật trên trang vẽ và kích thước được thông báo bởi hệ thống đo đạc và thước của trang vẽ. Tỷ lệ 1:10 được chọn 9.1.1.6. Căn chỉnh sự thể hiện của thước: Nếu muốn khi ở cấp độ thu phóng 100%, thước và các kích thước trên màn hình thể hiện tương đối đúng so với kích thước thật, ta thực hiện việc chọn và canh chỉnh như sau: - B1: Chọn menu Tools/Option để mở hộp thoại Option. - B2: Trong hộp thoại Option chọn Workspace/Toolbox/Zoom, Hand Tool ở cấu trúc cây bên trái hộp thoại để mở trang Zoom, Hand Tool. - B3: Trong trang Zoom, Hand Tool của hộp thoại Option, nhấn chọn tuỳ chọn Zoom Relative to 1:1 để áp dụng việc căn chỉnh cho cấp độ thi phóng 100%. 90
  91. - B4: Nhấn nút Calibrate Ruler để chuyển sang màn hình căn chỉnh thước. - B5: Trên màn hình thể hiện hai cây thước giao nhau đại diện cho thước ngang và thước dọc. - B6: Trong khi tuỳ chọn Zoom Ralative to 1:1 vẫn được chọn, nhấn nút Ok để đóng hộp thoại Options. - B7: Để kiểm tra kết quả cân chỉnh thước, ta chọn cấp độ thu phóng 100% từ hộp danh sách Zoom Levels trên thanh công cụ chuẩn, thước và các đối tượng sẽ thể hiện đúng bằng kích thước thật trên màn hình. 9.1.2. Hệ thống lưới: Hệ thống lưới Grid rất hữu ích khi ta cần tạo các hình vẽ chính xác, có nhiều đường thẳng, nhiều hình giống nhau và có yêu cầu gióng hàng đối tượng. Lưới không được in ra và cũng có tính năng hút (snap) điểm hút chính là các điểm giao nhau của các lưới. 9.1.2.1. Bật - tắt sự thể hiện và tính năng hút của hệ thống lưới: - Chọn menu View/Grid để bật – tắt sự thể hiện của lưới trong cửa sổ. 91
  92. - Chọn View/Snap To Grid (Ctrl + Y) hoặc nhấn vào nút Snap To Grid ( ) trên thanh thuộc tính để bật – tắt tính năng hút của lưới. 9.1.2.2. Các tuỳ chọn cho lưới trong hộp thoại Options: - Chọn menu View/Grid And Ruler Setup, hoặc nhấn phải chuột vào thước và chọn mục Grid Setup từ menu đổ xuống, xuất hiện hộp thoại: Tuỳ chọn Frequence: nếu chọn tuỳ chọn này, ta có thể xác lập tần số lưới theo chiều ngang và chiều dọc ở hộp nhập Horizontal và Vertical. Tuỳ chọn Spacing: Khi tuỳ chọn này được chọn, thay vì sử dụng tần số lưới Frequency, ta có thể xác lập lưới trên khoảng cách giữa các đường lưới ở phần Spacing khoảng cách theo chiều ngang và chiều dọc ở hộp nhập Horizontal và Vertical. Tuỳ chọn Show Grid: nếu chọn, lưới sẽ thể hiện trong cửa sổ vẽ. Tuỳ chọn Snap To Grid: nếu chọn, tính năng hút vào các điểm giao của lưới sẽ có hiệu lực. Tuỳ chọn Show Grid As Lines và Show Grid As Dots: nếu chọn, Show Grid As Lines lưới sẽ thể hiện với các đường đứt đoạn. Khi tuỳ chọn Show Grid As Dots lưới sẽ thể hiện với các điểm giao của các đường lưới. 92
  93. Show Grid As Lines Show Grid As Dots 9.1.2.3. Layer Grid: Hệ thống lưới cũng có các layer điều khiển là layer grid. Với layer Grid ta chỉ có thể nhấn vào tuỳ chọn Visible ( ) để bật tắt sự thể hiện của lưới trong cửa sổ vẽ, hoặc nhấn vào ô màu Layer Color ( ) để đổi màu cho lưới. Hai tuỳ chọn Printable ( ) và Editable ( ) không có hiệu lực điều này cho thấy lưới không thể in ra được. 9.2. Sử dụng các đường Guideline: Các đường guideline (còn gọi là các đường chỉ dẫn, đường trợ giúp) là các trang không in ra được, chúng có thể được đặt bất cứ nơi đâu trong trang vẽ. Có ba kiểu đường là ngang, dọc và xiên. Mặc định chúng thể hiện như các đường đứt đoạn, khi được chọn chúng sẽ có màu đỏ. Các đường guideline và tính năng hút (snap) của nó rất có ích trong việc canh hàng các đối tượng và trình bày trang. * Các thao tác cơ bản: Tạo đường guideline: - Tạo đường guideline ngang: drag từ thước ngang tới vị trí muốn đặt đường guideline trong cửa sổ vẽ. - Tạo đường guideline dọc: drag từ thước dọc tới vị trí muốn đặt đường guideline trong cửa sổ vẽ. - Tạo đường guideline xiên: ta có thể tạo đường guideline xiên dựa trên đường guideline ngang hoặc dọc đã có. Dùng công cụ Pick nhấn chọn đường guideline dọc hoặc ngang, màu đường sẽ là màu đỏ. Nhấn vào đường này một lần 93
  94. nữa để làm xuất hiện các handle quay và tâm quay. Drag các handle để quay xiên đường guideline và drag tâm quay sang vị trí khác. Chọn đường guideline: - Dùng công cụ Pick chọn nó. - Để chọn nhiều đường thì dùng công cụ Pick, Shift – Click để chọn. - Để chọn tất cả các đường guideline, chọn một đường guideline và nhấn tổ hợp phím Ctrl + A, hoặc menu Edit/Select All/Guidelines. - Để bỏ chọn các đường guideline nhấn phím Esc. Xoá đường guideline: - Chọn các đường cần xoá, nhấn phím Delete. Để huỷ bỏ thao tác xoá, ta nhấn phím Ctrl + Z (nút Undo)>. Tắt mở sự thể hiện của các đường guideline: - Chọn menu View/Guidelines. Thay đổi vị trí, độ xiên và sao chép đường guideline: - Chọn chúng, dùng công cụ Pick drag di chuyển tới vị trí khác trong bản vẽ. - Để thay đổi vị trí của một đường guideline ngang (dọc) đang đựoc chọn, ta nhập vào giá trị toạ độ y (x) trên thanh thuộc tính. - Để thay đổi vị trí của đường guideline xiên, ta chọn nó và nhập vào giá trị toạ độ mới ở hộp nhập x, y trên thanh thuộc tính. Hộp nhập Angle Of Rotation dùng để điều chỉnh góc quay và hai hộp nhập x và y của tuỳ chọn. Tắt mở tính năng hút (snap): Tính năng hút (snap) vào đường guideline khi di chuyển con trỏ hoặc đối tượng tới một vị trí gắn đường guideline sẽ giúp cho việc sắp xếp, định vị đối tượng chính xác. Để tắt hoặc mở tính năng này ta thực hiện: - Chọn menu View/Snap To Guidelines. 94
  95. - Khi một đường guideline đang được chọn, trên thanh thuộc tính ta nhấn vào nút Snap To Guidelines để chọn. - Khi công cụ Pick được chọn và không có đối tượng hoặc đường guideline nào đang chọn, trên thanh thuộc tính, nhấn nút Snap To Guideline để chọn hoặc bỏ chọn. Khoá và mở khoá đường guideline: - Chọn một đường guideline muốn khoá và nhấn vào nút Lock (khoá) trên thanh thuộc tính. - Chọn một hoặc nhiều đường guideline muốn khoá và nhấn phải chuột vào một trong các đường đang chọn và chọn mục Lock Object. - Chỉ có thể mở khoá cho từng đường guideline bằng cách: nhấn chuột phải vào đường guideline bị khoá và chọn mục Unlick Object từ menu đổ xuống. Đổi màu cho đường guideline: Chọn các đường guideline cần đổi màu, nhấn phải chuột vào ô màu muốn sử dụng trong bảng màu ở bên phải cửa sổ. 9.3. Tính năng hút và lệnh Snap To Object, thanh trạng thái: Tính năng hút (snap) giúp chúng ta đỡ tốn thời gian trong khi sử dụng một số công cụ như công cụ Pick hoặc công cụ Shape. Các lệnh Snap to (Guideline, Grid, Objects) cho phép ta xác định sẽ vẽ các đối tượng “hút” vào một thành phần trợ giúp như lưới (grid), đường guideline và ngay cả việc “hút” vào các đối tượng khác. 9.3.1. Lệnh Snap To Objects: Lệnh Snap To Objects hút vào các điểm hút (snap location mark) trên đối tượng. - Để bật – tắt tính năng này, chọn Menu View/Snap To Objects hoặc nhấn vào nút Snap To Objects trên thanh thuộc tính (trong khi công cụ Pick đang được chọn và không có đối tượng nào đang chọn). 95