Giáo trình Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - Vũ Lê Hà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - Vũ Lê Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua.pdf
Nội dung text: Giáo trình Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - Vũ Lê Hà
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG LỤA TƠ TẰM VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Vũ Lê Hà Lớp : Khóa : Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Nữ Hà Nội, 11/2006
- MỤC LỤC Lời mở đầu 3 Chương I : Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh 5 I. Khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 5 1. Khái niệm về cạnh tranh. 5 2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh. 7 II. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh. 8 1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia. 9 2. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành. 10 3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 11 4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 14 III. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 15 1. Thị phần. 15 2. Chất lượng. 16 3. Giá cả. 17 4. Mẫu mã 19 5. Thương hiệu. 19 Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam 23 I. Tình hình sản xuất mặt hàng lụa tơ tằm. 23 1. Khái quát về nghề tơ lụa truyền thống. 23 2. Vai trò của nghề tơ lụa đối với Việt Nam 25 3. Quy trình sản xuất và cơ cấu mặt hàng. 28 4. Tình hình sản xuất. 30 II. Tình hình tiêu thụ 34 1. Tình hình tiêu thụ ở thị trường trong nước. 34 2. Tình hình xuất khẩu. 36 III. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. 38 1. Chất lượng. 38 2. Giá. 39 3. Kiểu dáng sản phẩm 40 4. Thương hiệu. 42 1
- 5. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng. 44 Chương III. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam 46 I. Định hƣớng phát triển mặt hàng mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam 46 1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề truyền thống. 46 2. Kế hoạch phát triển ngành hàng đến năm 2010. 47 II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. 48 1. Đối với Nhà nước. 49 2. Đối với Hiệp hội. 54 3. Đối với doanh nghiệp. 56 Kết luận 70 Phụ lục 71 Tài liệu tham khảo 84 2
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là xuất khẩu của mỗi quốc gia, có vị trí ngày càng quan trọng và ngày càng được mở rộng. Xu thế này ngoài những tác động tích cực cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi mỗi nước phải có những định hướng phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện, lợi thế riêng của mình. Với truyền thống là một nước có thế mạnh về hàng nông sản xuất khẩu, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, xuất khẩu nông sản đã được quan tâm chú trọng phát triển. Phát huy lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những mặt hàng, những sản phẩm mũi nhọn, để hàng Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, mở rộng được thị phần ở thị trường nước ngoài, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế trong nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên để hội nhập thành công, Việt Nam cần phải có chiến lược hội nhập chủ động, theo đó lợi ích quốc gia phải được đảm bảo phát triển ở mức độ cao nhất, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải được cải thiện và tăng dần. Trong những năm gần đây, ngành dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao, giá trị hàng dệt may xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh, từ 850 triệu USD năm 1995 lên 4,816 tỷ USD năm 2005. Đáng lẽ trong sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may phải kể đến sự tham gia của mặt hàng tơ tằm - một nghề truyền thống của Việt Nam, nhưng hiện nay, lụa tơ tằm của Việt Nam tham gia xuất khẩu rất ít. Tại thị trường trong nước, lụa tơ tằm Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi lụa ngoại nhập từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Xuất phát từ thực tế đó và với mục đích góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm 3
- Việt Nam, tôi xin lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng với đề tài này tôi có thể góp một phần sức mình vào quá trình phát triển ngành tơ tằm nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài là nhằm mục đích phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của lụa tơ tằm Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh lụa tơ tằm Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn - thu thập thông tin, số liệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, Internet. Ngoài ra, đề tài còn dùng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích kinh tế, suy luận logic, tổng hợp thống kê, so sánh, đánh giá, phương pháp suy luận quy nạp, diễn dịch để phục vụ mục đích nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 phần như sau: - Chương I: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh. - Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. - Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. 4
- Chƣơng I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH. I. Khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 1. Khái niệm về cạnh tranh. Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh đã được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau quan tâm. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”. [3] Theo từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 thì cạnh tranh được xem là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Đó là hoạt động tranh đua giữa nhiều người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Trước đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C. Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản. Theo C. Mác: “cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Ở đây, C. Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do vậy, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tư hữu. Cạnh tranh được xem là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại. Quan điểm đó về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. 5
- Ở Việt Nam, đề cập đến "cạnh tranh" một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá - dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để dành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố "đầu vào" của chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng cao giá của "đầu ra" sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá trong từng ngành, vùng, quốc gia Cạnh tranh là một trong những đặc trưng của cơ chế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Sẽ không có kinh tế thị trường nếu không có cạnh tranh. Một nền kinh tế thị trường cũng không thể nào phát triển tốt đẹp nếu không có sự cạnh tranh. Độc quyền gây ra sự kém hiệu quả trong mọi lĩnh vực và làm mất đi sự năng động của nền kinh tế. Trái lại, xét về lâu dài và toàn cục, cạnh tranh (cạnh tranh lành mạnh) là động lực phát triển và nâng cao năng suất, hiệu quả, sẽ dẫn đến sự tăng cường sản xuất, làm giảm giá hàng, làm tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, tăng cường hiệu quả của sự phân phối, góp phần vào tiến bộ kỹ thuật, tạo nên sự đổi mới và năng động cho nền kinh tế. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự sống còn của doanh nghiệp. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua: ganh đua về giá cả, số lượng, dịch vụ, hoặc kết hợp các yếu tố này với các yếu tố khác nữa để tác động tới khách hàng 6
- Xét theo hướng tiếp cận của đề tài này, tôi xin tổng hợp thành khái niệm “cạnh tranh” như sau : Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao. 2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể, được gọi là năng lực cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hoá nào đó trên thị trường (hàng hoá này phải thuộc một doanh nghiệp nào đó, một quốc gia nào đó) thì người ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hoá” hoặc “năng lực cạnh tranh của hàng hoá” đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hoá đó đối với khách hàng. Như vậy, hiện nay vẫn có nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ năng lực cạnh tranh. Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng trong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh (hay năng lực cạnh tranh) và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hoá hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Sức cạnh tranh là khả năng của 7
- các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” Định nghĩa này theo tôi là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân. Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh; Anh: Competitive Power; Pháp: Capacité de Concurrence), khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp [4]. Theo định nghĩa này, tôi xin thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng: năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong đề tài này là "năng lực cạnh tranh". II. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: - Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia - Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên đây có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên. Một mặt, tổng số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh 8
- tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước (đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Trong đó, các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của sản phẩm hàng hoá trong uốc gia đó. 1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia. Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý kinh tế có 8 yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, bao gồm: - Độ mở cửa kinh tế - Vai trò của chính phủ: vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động cạnh tranh 9
- - Tài chính ngân hàng - Công nghệ: là mức độ đầu tư cho nghiên cứu triển khai (R&D); trình độ công nghệ và tích luỹ kiến thức công nghệ - Cơ sở hạ tầng - Hệ thống quản lý, chất lượng quản lý nói chung - Lao động: là số lượng và chất lượng lao động, hiệu lực và tính linh hoạt của thị trường lao động - Thể chế, hiệu lực của pháp luật và thể chế xã hội đặt nền móng cho nền kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định của luật pháp và quyền sở hữu. Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ; tài chính; quốc tế hoá. 2. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum): Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một ngành là khả năng một chủ thể tạo ra và duy trì được lợi nhuận và thị phần tại các thị trường ngoài nước tại đó có nhiều chủ thể khác cùng tham gia kinh doanh ngành hàng đó thông qua việc tận dụng cũng như một số nhân tố đặc trưng khác của ngành. Có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành thông qua các yếu tố sau: - Khả năng khai thác các lợi thế so sánh của ngành - Trình độ công nghệ của ngành. - Trình độ, tác phong làm việc và mức độ linh hoạt của đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành. 10
- - Hiệu quả sản xuất của ngành: được đo bằng yếu tố đầu vào cần thiết (chi phí) để tạo ra một đơn vị đầu ra (sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận). - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm do ngành đó tạo ra so với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường trong và ngoài nước. 3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng quản trị chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trong xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh quốc tế mà không phải trợ cấp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm, lao động, vốn, công nghệ. Sản phẩm: Nắm vai trò quan trọng, vừa là đối tượng, vừa là công cụ phương tiện chính để thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói, sản phẩm là cầu nối đầu tiên giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Ngày nay, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì mới có thể tiêu thụ và kiếm được lợi nhuận, bởi vì xét cho cùng khách hàng chính là những người quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Giờ đây, người ta không bán cái mình có mà bán cái khách hàng muốn. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt phải thể hiện ở sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều, mang lại doanh thu lớn, lợi nhuận cao và ổn định. Để đạt được mục tiêu đó, họ luôn luôn phải tìm cách kéo dài vòng đời sản phẩm. Vòng đời sản phẩm là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường kể từ khi sản phẩm đó được thương mại hoá cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường [9]. Nhìn chung các sản phẩm được cung cấp ra thị trường không tồn 11
- tại được mãi. Vòng đời của mỗi sản phẩm cụ thể dài hay ngắn cũng rất khác nhau. Có sản phẩm tồn tại hàng thế kỷ như rượu vang Pháp hay nước ngọt Coca-Cola của Mỹ. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm là: nhu cầu của người tiêu dùng, bản thân sản phẩm đó và các yếu tố môi trường (như công nghệ hay các sản phẩm thay thế). Trong đó, công dụng và chất lượng của chính sản phẩm là yếu tố cơ bản nhất của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, quyết định sự tồn tại hay tiêu vong của chính sản phẩm đó. Lao động: Nhiều nhà kinh tế cho rằng lao động là yếu tố quyết định hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra là do con người và vì con người. Hơn thế học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác đã làm rõ và khẳng định giá trị thặng dư có được là do lao động sống (con người) tạo ra trong quá trình lao động. Trong doanh nghiệp,để đánh giá khả năng cạnh tranh trên phương diện lao động, có thể xem xét đến trình độ, khả năng nghiệp vụ của nhân viên nhưng thước đo cuối cùng chuẩn xác hơn cả vẫn là năng suất lao động. Đó là khả năng thực hiện khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian, hay nói khác đi trong cùng một thời gian lao động đó thực hiện được bao nhiêu công việc (ở dạng hiện vật hoặc giá trị bằng tiền). Năng suất lao động thường được quy về dạng doanh số bán/ một lao động. Thước đo năng suất lao động của nhân công rất có ý nghĩa trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nó là cơ sở để thực hiện các chế độ đãi ngộ với người làm công, đồng thời là cách thức chủ yếu để doanh nghiệp thực hiện giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ, phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Do vậy, lao động là một vấn đề quan trọng của doanh nghiệp nhưng cũng đầy phức tạp. Việc đánh giá, phân tích nó không chỉ dừng ở mặt lượng mà phải quan tâm, chú trọng vào mặt chất. Vốn: Từ xưa, giới kinh doanh đã ý thức được tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động kinh doanh : “buôn tài không bằng dài vốn” hay Tư bản vẫn thường nói : “Vốn sinh ra lời”. Điều đó cho thấy vốn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào. Không một doanh nghiệp nào có 12
- thể bắt đầu quá trình kinh doanh mà không cần đến nguồn vốn. Vốn ở đây có thể hiểu là tiền mặt và các hiện vật có khả năng chuyển đổi thành tiền. Cũng như lao động, đồng vốn trong doanh nghiệp được xem là cạnh tranh cao chỉ khi nó đạt được hiệu suất cao (một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận) đồng thời quy mô vốn phải đủ mạnh. Nguồn vốn càng lớn, doanh nghiệp càng có cơ sở vững chắc tiến hành hoạt động kinh doanh. Tất nhiên, nguồn vốn (cũng như các nhân tố khác xét một cách riêng lẻ) chưa thể đảm bảo khả năng cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp trước các đối thủ trên thương trường. Vì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được quyết định bằng tổng hoà tất cả các yếu tố. Nhưng nguồn vốn lớn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và tiến hành các hoạt động khác một cách thuận lợi, đồng thời giảm thiểu nhiều rủi ro. Nguồn vốn cũng thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp có quy mô lớn bao giờ cũng tạo được niềm tin từ phía khách hàng. Và chính điều đó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của họ. Công nghệ: Là tập hợp các tri thức phương pháp quy trình, kỹ năng và kỹ xảo được sử dụng trong quá trình tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Nói cách khác, công nghệ chính là tập hợp các phương pháp nhằm tổ chức hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng dựa trên kỹ năng kỹ xảo và cơ sở hạ tầng, thiết bị đang có và sẽ có của một doanh nghiệp. Yếu tố công nghệ thể hiện khả năng cạnh tranh không chỉ ở mức độ tiên tiến hiện đại của dây chuyền tổ chức mà còn ở tính thích ứng hợp lý của nó với các yếu tố khác (nhất là con người). Bởi suy đến cùng thì mọi hoạt động đầu tư đều phải tính đến hiệu quả. Công nghệ kinh doanh của một doanh nghiệp ngoài cấu trúc tổ chức nhân sự ra còn phải kể tới phương thức, hình thức tổ chức sắp xếp giao dịch và bán sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ có khả năng cạnh tranh được với đối thủ khi họ áp dụng công nghệ phù hợp với hoạt động, đối tượng của mình. 13
- 4 yếu tố trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, cùng tác động, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vì thế, cần phải biết kết hợp các yếu tố này một cách hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh. Mối quan hệ giữa chúng có thể thể hiện qua sơ đồ sau: Lao động Vốn NLCT c ủ a DN Sản phẩm Công nghệ (Sơ đồ : Mối quan hệ 4 nhân tố đến năng lực cạnh tranh một doanh nghiệp) 4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có những năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 14
- Để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá, có thể dựa vào các yếu tố như thị phần, chất lượng, giá cả, mẫu mã và thương hiệu của sản phẩm. Các yếu tố này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần III. III. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như: thị phần, chất lượng, giá cả, mẫu mã và thương hiệu. 1. Thị phần. Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Cũng có định nghĩa cho rằng thị phần là phần lượng cầu của thị trường đối với hàng hoá của doanh nghiệp trong dung lượng thị trường. Ở đây cần chú ý đến thuật ngữ “lượng cầu”. Lượng cầu của thị trường hay còn gọi là dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá có thể bán được trên một phạm vi thị trường và trong một thời gian xác định, thường tính là một năm. Xác định lượng cầu của một hàng hoá nào đó chính là việc xác định quy mô của thị trường và là cơ sở cho việc đánh giá khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Dung lượng thị trường có thể được thể hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Ví dụ, dung lượng thị trường ô tô ở Hoa Kì là 10 triệu chiếc hay 50 tỉ đô la. Dung lượng thị trường ở Chicago bằng 3% nhu cầu thị trường nội địa Hoa Kỳ. Dung lượng thị trường có thể tính cho toàn bộ thị trường hoặc từng đoạn thị trường. Ví dụ, những nhà sản xuất thép có thể đánh giá dung lượng thị trường thép dựa trên khối lượng cung cấp cho toàn bộ các ngành kinh tế, hoặc có thể là đánh giá dung lượng riêng ở ngành chế tạo ô tô. Dung lượng thị trường không phải là một hằng số, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như : nhân khẩu, kinh tế, công nghệ, văn hoá xã hội và những nỗ lực Marketing. Để đánh giá được dung lượng thị trường của một mặt hàng nào đó cần phải phát hiện tất cả các mặt hàng cùng loại bán trên thị trường và đánh giá khối lượng bán ra của từng mặt hàng đó và có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố ở thời kỳ hiện tại và tương lai. 15
- Ngày nay, thị phần có vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Cuộc chiến tranh giành thị phần giữa các doanh nghiệp với nhau cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đa dạng và người tiêu dùng được lợi do sử dụng sản phẩm là kết quả của những cuộc chiến tranh giành thị phần đó. Về mặt định tính, thị phần bằng doanh số bán của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số của thị trường, hoặc số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp chia cho tổng sổ sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Mục tiêu doanh số có liên quan mật thiết đến mục tiêu thị phần. Doanh số cho biết kết quả bán hàng của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường. Người ta luôn luôn phải chú ý xem xét thị phần tương đối, chính là tỉ lệ phần doanh số của doanh nghiệp trên phần doanh số của đối thủ, hoặc số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp trên số sản phẩm bán ra của đối thủ. Nếu hệ số trên của thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp, ngược lại nếu nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ, nếu bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tương đương với đối thủ. Hai mục tiêu doanh số và thị phần còn được coi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục tiêu thế lực. Một khi doanh số và thị phần của doanh nghiệp vượt đối thủ, doanh nghiệp có khả năng chi phối quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi doanh số và thị phần càng vượt xa đối thủ, doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thao túng giá cả. 2. Chất lƣợng. Có thể nói ngày nay chất lượng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hoá. Chất lượng của một sản phẩm bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố, trong đó có thể kể đến các yếu tố đầu vào (nguyên liệu, phụ liệu); trình độ máy móc thiết bị; trình độ, tay nghề của đội ngũ nhân công. Một sản phẩm được coi là có chất lượng tốt không chỉ khi nó kết hợp được các nhân tố trên mà quan trọng là nó phải thoả mãn được thị 16
- hiếu tiêu dùng của khách hàng. Chất lượng của sản phẩm càng cao thì vòng đời sản phẩm càng lớn hay nói cách khác là khoảng thời gian nó tồn tại trên thị trường càng lâu. Vì thế muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chú ý đến những yếu tố này. Ví dụ như tìm được nguồn đầu vào đảm bảo chất lượng, nâng cao trình độ máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của lực lượng nhân công. Tuy nhiên, đầu tư về thiết bị đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tổn hao về năng lực tài chính. Nó có thể làm đội giá thành sản phẩm lên khá cao. Đặc biệt với những nước đang phát triển thì đây là một nhân tố khó thực hiện. Vì thế nhiều doanh nghiệp cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách cải thiện các yếu tố khác. 3. Giá cả. Giá cả của sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp đó trên thị trường, hay nói cách khác là nó ảnh hưởng tương đối lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Vì thế, ngày nay tất cả các doanh nghiệp đều cố gắng tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm đến mức hợp lý nhất sao cho đáp ứng được khả năng chi trả của khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho mình. Tuỳ từng thời điểm xuất hiện trên thị trường, tính chất của loại hàng hoá và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra các chính sách giá khác nhau. Giá cả của sản phẩm bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, kho bãi, nhà xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, lương nhân công, và các chi phí hoạt động khác. Hơn nữa, kênh phân phối càng lớn thì chi phí của sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng càng cao. Ngoài các yếu tố cấu thành nên sản phẩm thì giá cả còn bị chi phối bởi mục đích của các nhà kinh doanh. Ví dụ như chính sách giá nhằm mục tiêu đảm bảo lợi nhuận, mục tiêu doanh số, mục tiêu thị phần và các mục tiêu tình thế trong kinh doanh. Đối với một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng “Chính sách giá hớt váng” hoặc “Chính sách giá 17
- tấn công”. Chính sách giá hớt váng tức là doanh nghiệp định giá cao tối đa ngay từ đầu nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Điều kiện để thực hiện chính sách này là: - Sản phẩm phải có khả năng cạnh tranh áp đảo - Sản phẩm phải độc đáo, có ưu việt hơn hẳn - Sản phẩm có kết cấu phức tạp, khó bắt chước - Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao - Sản phẩm do độc quyền bằng phát minh sáng chế. Chính sách giá tấn công tức là doanh nghiệp định mức giá thấp nhằm tăng nhanh chóng doanh số, chiếm thị phần lớn. Chính sách này được thực hiện khi: - Sản phẩm có kết cấu đơn giản, dễ bắt chước - Khi thị trường xuất hiện đối thủ - Khi cần tăng cường thế lực, củng cố và mở rộng thị trường. Khi đã thâm nhập vào thị trường thành công, căn cứ vào mức doanh số và mục tiêu của chính sách giá cả, doanh nghiệp có thể nâng giá sản phẩm lên cao hơn mức giá ban đầu. Việc định giá sản phẩm cần được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích mức giá thị trường và mức giá của đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, mỗi giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm lại nên áp dụng một mức giá khác nhau cho phù hợp. Ngày nay, tuy giá cả sản phẩm không quyết định hoàn toàn năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhưng nó vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tiết kiệm các nguồn lực đầu vào, sử dụng hợp lý các nhân tố khác trong quá trình kinh doanh và có chiến lược định giá phù hợp để đưa ra được mức giá tối ưu. 18
- 4. Mẫu mã. Mẫu mã của sản phẩm là hình thức bên ngoài của sản phẩm đó. Nó được thể hiện bởi các yếu tố như hình dáng, màu sắc, kích thước, của sản phẩm. Càng ngày mẫu mã sản phẩm càng có vai trò lớn hơn trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do đó, nó cũng tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Mẫu mã phải mang tính thẩm mỹ cao, đánh thức trí tò mò và tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt, đối với những sản phẩm mang tính thời trang như quần áo, giầy dép, túi xách, thì mẫu mã là vô cùng quan trọng. Bởi vì những mặt hàng này có tính thời vụ và bị ảnh hưởng rất lớn của xu hướng thời trang trong nước cũng như quốc tế. Cho nên những nhà kinh doanh mặt hàng thời trang phải hết sức chú ý đến nhân tố này để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tuỳ từng loại hình sản phẩm và mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp quyết định có nên thay đổi mẫu mã thường xuyên hay không. Đối với một số loại sản phẩm thì việc thay đổi mẫu mã thường xuyên sẽ tạo cảm giác mới mẻ đối với người tiêu dùng, đặc biệt là hàng thời trang hay các sản phẩm tiêu dùng khác. Tuy nhiên, đối với một số loại sản phẩm thì việc thay đổi mẫu mã sẽ tạo tâm lý bất an cho khách hàng hoặc làm thay đổi các giá trị truyền thống của sản phẩm hay của công ty. Vì thế mà có những sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường đã không hề thay đổi mẫu mã hoặc chỉ thay đổi rất ít. Trường hợp này thường xảy ra đối với những doanh nghiệp lớn mà sản phẩm của họ đã trở nên quen thuộc đối với khách hàng, ví dụ như sản phẩm Coca-cola hay Pepsi. 5. Thƣơng hiệu. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “thương hiệu” là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán nhằm phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh. 19
- Khái niệm “thương hiệu” (còn gọi là nhãn hiệu hàng hoá, tiếng Anh là trademark) được định nghĩa là một sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp màu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm cặp vào sản phẩm của mình khiến cho nó được phân biệt với sản phẩm của người khác. Nếu hiểu theo cách này thì “thương hiệu” nghiễm nhiên đã trở thành đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ với tên gọi là “nhãn hiệu hàng hoá”. Các yếu tố của thương hiệu bao gồm : - Tên thương hiệu: Tên thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm của công ty. Có thể coi đây là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao. Thông qua các chương trình quảng cáo, tên thương hiệu chính là yếu tố được khách hàng nhận biết và ghi nhớ vào tâm trí rất nhanh và một khi đã được ghi nhớ rồi thì rất khó thay đổi. Tên thương hiệu không thể thay đổi theo từng thời kỳ như logo. Bởi vậy việc chọn tên thương hiệu cần phải được xem xét kỹ. Các tên thương hiệu được đặt cho các sản phẩm có nhiều dạng khác nhau. Các tên thương hiệu có thể dựa vào con người (thí dụ: xe hơi Ford, xe máy Honda), dựa vào địa danh (thí dụ: nước mắm Phú Quốc), dựa vào các loài vật (thí dụ: sữa tắm Dove-chim bồ câu), dựa vào các sinh vật và đồ vật khác (thí dụ như máy vi tính Apple-quả táo, xăng dầu shell-vỏ sò ). Một số tên thương hiệu dùng các từ vốn gắn liền với ý nghĩa của sản phẩm hoặc gợi lên những thuộc tính và lợi ích quan trọng (thí dụ: ắc quy ô tô Diehard, đệm hơi Beautyrest ). - Logo và biểu tượng đặc trưng: Logo và biểu tượng đặc trưng là những yếu tố mang tính đồ hoạ như hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt dùng để tạo khả năng nhận biết qua mắt nhìn của khách hàng. Tác dụng của việc sử dụng logo là tăng cường nhận biết về thương hiệu và khác biệt hoá trong cạnh tranh, có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ và dễ dàng chuyển đổi qua biên giới địa lý và các vùng 20
- văn hoá khác nhau, có thể gắn cùng với các sản phẩm, đóng vai trò như một sự xác nhận về chất lượng và uy tín của công ty đối với các sản phẩm này, có thể được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh thay cho tên công ty đối với những tên công ty dài và khó đọc, và nó trở nên đặc biệt quan trọng đối với các dịch vụ mang tính vô hình như du lịch, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm - Tính cách của thương hiệu: Tính cách của thương hiệu là cách sử dụng một nhân vật, một con vật hoặc một phong cách sống cụ thể để diễn tả tính cách riêng biệt của một thương hiệu. Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và khuyến mãi, trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới hoặc thiết kế bao bì. để tạo sự chú ý, sinh động gợi nhớ và tạo sự khác biệt. Tác dụng của việc sử dụng tính cách thương hiệu là nhằm tạo ra và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu, tạo cho khách hàng một kiểu mẫu tiêu dùng sản phẩm phù hợp với tính cách mà họ mong muốn, và cũng bởi tính cách chứa đựng yếu tố “con người” nên nó có thể làm cho thương hiệu trở nên hóm hỉnh, thú vị và đầy ấn tượng. Do tính cách thương hiệu không gắn liền với ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên nó có thể chuyển đổi dễ dàng cho các loại sản phẩm khác nhau - Khẩu hiệu: Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn, gợi nhớ và diễn tả cô đọng về lợi ích sản phẩm. Khẩu hiệu phải lột tả được cái tinh tuý của nhãn hiệu và sản phẩm và mang tính đặc trưng cho loại sản phẩm đó. Đây là một cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt và hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu bởi nó giúp cho khách hàng hiểu một cách nhanh chóng về thương hiệu đó và phân biệt với các thương hiệu khác. Câu khẩu hiệu có tác dụng là làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng; làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm từ đó gợi mở sự kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng. Tác dụng quan trọng nhất của câu khẩu hiệu là giúp công ty củng cố định vị 21
- thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt. Đối với những thương hiệu lớn câu khẩu hiệu còn là một công cụ để khẳng định uy tín và vị trí của mình trên thương trường. Trong các chương trình quảng cáo câu khẩu hiệu thường là câu khoá kết thúc những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục. Với những loại sản phẩm mà quảng cáo đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu thì câu khẩu hiệu thường được sử dụng như một cách thức thể hiện sự khác biệt và tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu. - Nhạc hiệu: Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, được sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Nhờ có nhạc hiệu mà mục quảng cáo cho sản phẩm trở nên hấp dẫn, sinh động và cuốn hút người nghe. Nhạc hiệu có tác dụng có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu bằng cách lặp lại một cách khéo léo tên thương hiệu trong đoạn nhạc hát. Nhạc hiệu cũng có thể truyền tải những lợi ích của thương hiệu dưới hình thức gián tiếp và trừu tượng. - Bao bì sản phẩm: Bao bì ngày nay được xem như “P” thứ năm trong marketing mix (sản phẩm - Product, giá - Price, kênh phân phối - Place, xúc tiến bán hàng – Promotion và bao bì - Package). Bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Với những điểm khác biệt về chức năng và tính thẩm mỹ, bao bì có thể tăng cường sự nhận biết và gợi nhớ đến thương hiệu Mỗi yếu tố lại đóng một vai trò nhất định trong việc tạo giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, mỗi yếu tố này lại có những ưu điểm và những hạn chế khác nhau. Vì vậy điều quan trọng của người tạo dựng và phát triển thương hiệu là phải lựa chọn và kết hợp một cách hiệu quả nhất những yếu tố này nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh. Đồng thời khi lựa chọn các yếu tố cần phải đảm bảo chúng có thể hỗ trợ, tăng cường lẫn nhau, cần phải được xây dựng một cách đồng bộ dựa trên giá trị và tính cách cốt lõi của nhãn hiệu được định hướng qua việc xây dựng một chiến lược nhãn hiệu. 22
- Chƣơng II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG LỤA TƠ TẰM VIỆT NAM I. Tình hình sản xuất mặt hàng lụa tơ tằm. 1. Khái quát về nghề tơ lụa truyền thống. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải ở nước ta ra đời từ rất sớm, khoảng 3.000 năm trước. Sử sách ghi lại, dấu vải đã từng in trên nhiều đồ gốm, đồ đồng, những hình dáng y phục của tượng người khắc trên trống, thạp vô cùng phong phú như: áo chui đầu, áo cài khuy bên trái, khăn khố, váy áo thêu đã minh chứng cho sự tồn tại của nghề dệt vải từ ngàn xưa. Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Hùng thứ VI, một nàng công chúa có tên là Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã là người đầu tiên phát hiện ra một tổ bướm với đầy trứng. Từ những quả trứng này đã nở ra ấu trùng, những con ấu trùng ăn lá dâu và nhả ra kén. Và từ ổ kén đó, các con ấu trùng được phát triển thành các con tằm. Công chúa Hoàng Phủ Thiếu Hoa đã đem kiến thức của nàng về nuôi tằm, dệt vải tại Cố Đô và làng Van San thuộc huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây. Những sợi tơ tằm đã có mặt tại 60 làng xung quanh và dần dần đã lan sang các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, và cuối cùng là trên toàn quốc. Về mặt lịch sử thì các sản phẩm lụa, sa, cát, liễu, sa đinh, láng, giầy dép dệt bằng lụa đã xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ VII,VIII. Theo lịch sử Việt Nam thì từ đời Lý, những người thợ đã dệt đủ các loại vải đến các loại gấm, đoạn với những màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc. Thời kỳ này, gấm vóc đã được dùng để may lễ phục cho vua quan. Cửa hàng tơ tằm đầu tiên do Hoàng hậu Nguyên Phi ỷ Lan lập tại kinh đô Thăng Long vào đời vua Lý Thánh Tông thế kỷ thứ XI. Hoàng hậu là một người nuôi tằm và dệt tơ nổi tiếng tại vùng Thuận Thành, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay, người dân miền Bắc vẫn thờ cúng những người sáng lập ra nghề dệt lụa. Vào thế kỷ XVI- XVII, hàng tơ lụa Việt Nam đã được tiêu thụ khá rộng rãi và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới với số lượng hàng nghìn tạ. 23
- Trước đây, đa số người thợ dệt vải bằng những khung cửi rất nhỏ bé và đơn giản được đóng từ vài cây tre hoặc mấy thanh gỗ lắp vào bàn dậm, tay giật, thoi rò, go dệt. Có những khung cửi có bộ phận cấu tạo giống như những con cò. Khi người thợ dệt dậm chân, thì mỏ cò há to ra để điều khiển mối dệt. Tất cả thợ đệt đều phải bật tay và dậm chân, hai động tác ấy phải phối hợp nhịp nhàng trong khi dệt. Muốn dệt được lụa hoa, gấm thì phải có người ngồi trên nóc khung cửi mà giật giây, điều khiển go dệt. Thế nhưng, từ những khung cửi đó, biết bao sản phẩm đã được ra đời như: gấm, vóc, sa, the, nhiễu vân, hồng, lượt, sồi, đũi, lụa tơ tằm, vải tấm, vải sô Mỗi loại có nhiều màu sắc khác nhau. Hoa trên lụa cũng có nhiều loại như: lụa vân tứ quý, hoa hồng, điệp, cúc, mai, chanh, thọ đỉnh (lư hương và chữ thọ), long vân (rồng mây) Muốn có các loại lụa này phải có mẫu hoa đẹp để phóng hình ra bản bìa cứng đục lỗ từ đó các mũi kim dệt tạo thành các loại hoa lá như ý muốn. Nghệ thuật trang trí và hoa văn trên lụa được coi là sự mẫu mực của phong cách tạo hình trên chất liệu mỏng, bằng sợi của các nghệ nhân. Để tạo ra được những loại sản phẩm tơ lụa tuyệt mỹ ấy, người thợ dệt phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, công phu, kiên trì và phải có công sức của nhiều người như quay tơ, làm hồ, dệt và nhuộm. Khâu làm hồ phải chuẩn bị các bước như mắc cửi, kéo cửi, sâu khổ, làm hồ và nối cửi. Người phụ dệt phải đẽo tơ và tuốt tơ. Một khung dệt trơn cần có 5 nguời, dệt the, dệt lụa hoa thì 6 người. Với phương pháp thủ công này, mỗi ngày đạt công suất từ 4-5 mét. Ngày nay, khung cửi dệt đã được cải tiến bằng khoa học. Trên một khung cửi thường có khoảng 400-600 kim dệt. Nhờ có sự hỗ trợ của máy móc, mỗi khung cửi chỉ cần một người làm cho công suất khoảng 10-15 mét/ngày. Muốn dệt được tấm lụa đẹp thì quan trọng nhất là phải có tơ đẹp, đều và mềm, óng mượt. Tơ đẹp dệt ra sờ vào mát, mịn thì được coi là lụa tốt. Nghề dệt lụa ở nước ta gắn bó với các tên làng như: Từ Sơn, Lim, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh), Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây), Tân Châu, Châu Đốc (An Giang), Nam Định,Thái Bình, Thanh Hoá ở Tương Giang (Từ Sơn) người ta thường dệt vải vuông, vải mộc, dệt lụa vuông, dệt sồi và quai thao; Còn ở Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây) lại nổi tiếng với nghề dệt lụa hoa 24
- vân tơ tằm. Vẫn là một màu lụa trắng ngà, qua cách cải tiến, người thợ đã dệt ra hoa phù dung, hoa cúc, hoa lan, hoa dây, hoa triện rải đều trên tấm lụa. Có một thời kỳ, nghề dệt cũng như một số nghề thủ công truyền thống khác đã bị mai một do chiến tranh, thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ, nhiều thợ dệt đã chuyển sang nghề khác. Thế nhưng, khi đất nước ổn định, người dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, đời sống xã hội nâng lên, nhu cầu may mặc ngày càng tăng, hàng tơ lụa không chỉ có chỗ đứng trên thị trường trong nước mà hướng đến nhiều thị trường quốc tế. Như vậy nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải của nước ta đã có từ rất lâu đời. Nó đã tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay và trở thành một nghề truyền thống của nhân dân ta, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. [24],[27.1],[35.2] 2. Vai trò của nghề tơ lụa đối với Việt Nam. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn là một nghề truyền thống từ ngàn xưa của nhân dân ta. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần mà còn có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế -xã hội nước ta. 2.1. Về mặt kinh tế Trước hết, nghề tơ đã tạo việc làm và góp phần làm tăng thu nhập của người nông dân trồng dâu, nuôi tằm. Theo số liệu ước tính, ở Nha Xá, một sào dâu có thể thu lãi từ hai đến bốn triệu đồng, gấp 7-8 lần so với canh tác một sào lúa. Thậm chí sau khi hết vụ thu hoạch, cây dâu có thể chặt bán làm chất đốt, tạo thêm một nguồn thu nhập nữa cho người dân [25.1]. Lấy ví dụ như ở làng lụa Vạn Phúc hiện nay, thu nhập của người dân đang ngày một tăng với mức bình quân trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng [39.6] Thứ hai, đối với các làng nghề chuyên ươm tơ, dệt lụa thì nghề tơ lụa đã góp một phần không nhỏ vào nguồn thu của địa phương. Chẳng hạn doanh thu từ trồng dâu, nuôi tằm ở xã Ngọc Lũ mỗi năm đạt 1,8 tỷ đồng, xã Tiên Phong đạt 1,5 tỷ đồng [25.1]. Hay như ở Vạn Phúc, doanh thu thương mại - dịch vụ năm 2005 là 53,2 tỷ đồng ( Phụ lục 1). Doanh thu từ lụa ở Vạn Phúc thường xuyên chiếm 63% - 65% tổng doanh thu của xã. 25
- Thứ ba, tơ lụa là một nguồn thu ngoại tệ rất có giá trị. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2004 đạt hơn 70 triệu USD [38.2]. Sản phẩm tơ, lụa Việt Nam được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh Thị trường tơ lụa đang dần phục hồi, có nhu cầu rất lớn. Tơ lụa cấp thấp, nhu cầu của các thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh cũng còn rất lớn [12.1] Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu từ tơ lụa của chúng ta như vậy là còn quá ít so với tiềm năng. Ngoài ra, do chúng ta còn yếu trong khâu giống, lượng nguyên liêu chưa đủ cung cấp cho ngành dệt do đó còn phải nhập tơ sống từ nước ngoài với giá cao, trong đó nhiều nhất là từ Trung Quốc (200tấn/năm) làm cho giá lụa cũng tăng lên, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu chúng ta đảm bảo được nguồn tơ, kỹ thuật nhuộm và dệt tốt, đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu thì đây sẽ là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể của Việt Nam. Thứ tư, nghề tơ lụa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo đó giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao dần tỷ trọng dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Rõ ràng, với những giá trị to lớn của mình, nghề tơ lụa sẽ góp phần không nhỏ vào tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế của nước ta. Hàng tơ lụa có vai trò to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam chính là do xuất phát từ những nguyên nhân sau : Nguyên nhân thứ nhất, đó là vì lụa tơ tằm là một mặt hàng rất được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Sử dụng lụa tơ tằm để may trang phục, đồ trang trí, ga đệm đang trở thành một xu hướng thời trang trên toàn thế giới . Lụa tơ tằm không chỉ phù hợp để may những trang phục truyền thống như áo dài của Việt Nam hay Kimono của Nhật Bản mà còn thích hợp để may đồ Tây như áo vetse, váy dạ hội và các trang phục hiện đại khác. Lụa tơ tằm có được những ích lợi trên chính là vì những ưu điểm của vải lụa tơ tằm. Lụa tơ tằm là một loại vải được làm từ chất liệu sợi tự nhiên do đó mát về mùa hè nhưng lại ấm về mùa đông, có tác dụng thấm mồ hôi rất tốt, 26
- lại thoáng, vì vậy rất tốt cho sức khoẻ . Nếu là người đến từ xứ nóng như Singapore hay Nhật Bản thì có thể chọn loại vải lụa mỏng; còn nếu là người đến từ xứ lạnh như Pháp, Mỹ thì có thể chọn mua những loại lụa dày phù hợp với khí hậu nước mình. Không chỉ có vậy, lụa tơ tằm còn là một mặt hàng rất có giá trị thời trang do vải mềm, nhẹ, lại có độ bóng mịn, có màu sắc tự nhiên làm tăng thêm nét nữ tính, vẻ duyên dáng, sang trọng và thanh lịch của người phụ nữ . Nguyên nhân thứ hai khiến mặt hàng tơ lụa rất có giá trị kinh tế với Việt Nam đó là nhờ những ưu đãi về tự nhiên và những thế mạnh về con người. - Về sự ưu đãi của thiên nhiên: Nước ta có một nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm rất phù hợp với việc trồng dâu, nuôi tằm. Đặc biệt, so với Trung Quốc hay một số nước Trung Á, điều kiện trồng dâu nuôi tằm của Việt Nam tốt hơn rất nhiều. ở các nước này, nông dân chỉ trồng dâu nuôi tằm được 5 tháng/năm, còn lại phải nghỉ đông do thời tiết khắc nghiệt. Trong khi ở Việt Nam, có thể trồng dâu nuôi tằm quanh năm, đất đai lại phù hợp cho cây dâu phát triển, nhất là ở Lâm Đồng [5]. Như vậy, rõ ràng Việt Nam rất có lợi thế về thiên nhiên để phát triển ngành tơ lụa truyền thống này. - Về yếu tố con người: Nghề tơ lụa từ lâu đã trở thành một nghề truyền thống của nhân dân ta. Theo tài liệu ghi lại thì nghề tơ lụa đã ra đời ở nước ta cách đây 3000 năm. Chính nhờ yếu tố truyền thống đó đã giúp chúng ta có được một bề dày kinh nghiệm trong việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Với một đội ngũ lao động hùng hậu và những người nghệ nhân tài hoa, chúng ta sẽ có thể tạo ra những thước lụa mềm mại, óng ả, độc đáo của riêng Việt Nam, đủ sức để cạnh tranh trên thị trường tơ lụa thế giới. 2.2. Về mặt Xã hội Với những giá trị như đã đề cập ở trên, nghề tơ lụa sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người nông dân làng nghề, từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Điển hình như ở Vạn Phúc nghề lụa đã tạo việc làm cho gần 2.000 27
- lao động chính kéo theo gần 3.000 lao động phụ. Không những thế, nghề dệt lụa còn giải quyết đầu ra cho những người trồng dâu nuôi tằm, tạo thêm công ăn việc làm cho phụ nữ và người già. Mức thu nhập trung bình của người dân ở Nha Xá là 300.000 đồng/người/tháng [25.1]; còn ở Vạn Phúc là trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng [39.6]. Chính nhờ con dâu, cây tằm mà con em Nha Xá được học hành đến nơi đến chốn. Như vậy, phát triển nghề dâu tằm là thực sự cần thiết ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vì cùng với việc phát triển mặt hàng này, chúng ta không những cải thiện được cuộc sống của người dân trồng dâu, nuôi tằm mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. Hơn nữa, đầu tư cho dâu tằm thấp, cần ít ngoại tệ nhưng thu hồi vốn nhanh và tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao. 3. Quy trình sản xuất và cơ cấu mặt hàng. 3.1. Quy trình sản xuất. Để sản xuất ra một tấm lụa đẹp, người thợ dệt phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Quy trình dệt một tấm lụa được bắt đầu từ khâu trồng dâu, nuôi tằm, đến ươm tơ, xe tơ, làm hồ, nhuộm và dệt. Sau đây là quy trình sản xuất cụ thể để có được một tấm vải lụa: ( Tham khảo phụ lục 2 về quy trình dệt lụa ở làng Vạn Phúc) Sơ đồ : Quy trình sản xuất các loại vải từ tơ tằm Sấy kén K én tằm Nấu kén Ươm tơ Lấy sợi Dệt Xe tơ Tơ thô-dệt đũi Tơ nõn-dệt lụa Nhuộm vải Dệt Làm hồ Dệt Nhuộm sợi Nấu tơ Xe tơ Nhuộm vải Dệt 28
- 3.2. Chủng loại mặt hàng lụa tơ tằm. Mặt hàng vải thủ công Việt Nam có tới hàng trăm loại khác nhau được dệt từ tơ tằm, gọi chung là hàng tơ lụa. Đó là các loại lụa là, gấm vóc, vân, the, lĩnh, băng, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu, taffeta. Mỗi loại có một nét đẹp và duyên dáng riêng, góp phần phục vụ sự đa dạng trong tính cách của mỗi con người. Lụa: Lụa gồm có các loại lụa trơn, lụa hoa, là mặt hàng dệt theo kiểu đan vân đoạn nhưng mặt lụa rất mịn màng, óng ả. Vẫn là loại lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn, còn hoa chìm thì phải soi lên ánh sáng mới thấy được. Đây là loại lụa nổi tiếng chỉ có làng Vạn Phúc mới dệt được. Hoa văn cũng có rất nhiều loại, chẳng hạn như lụa Vạn Phúc rất nổi tiếng với những mẫu hoa văn cung đình Huế, hoa văn thổ cẩm truyền thống, chim lạc, trống đồng Đông Sơn, Triệu thọ, Long phượng mây bay, Tứ quý, chữ Triện Hiện nay sản phẩm lụa tơ tằm cũng có rất nhiều màu như xanh lá cây, xanh nõn chuối, đỏ đun, đỏ tươi, vàng da cam, hồng, bạc, ghi , phù hợp với mọi lứa tuổi. Gấm: Gấm là loại hàng dệt dày (nền dày) có màu sắc khác nhau. Gấm có nhiều loại như gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng. Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, dệt cài nổi tựa như thêu chỉ màu rất khéo trên nền sa tanh. Một tấm gấm có nhiều màu, phổ biến là 5 hay 7 màu gọi là gấm ngũ hay gấm thất thế. Đây là loại hàng quý nhất, khó làm nhất trong tất cả các mặt hàng tơ lụa. Người ta coi gấm là bà chúa của các mặt hàng dệt tơ lụa. Phải có tay nghề cao, kỹ thuật điêu luyện tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ mới có thể dệt được gấm. The, sa, xuyến, băng, quế: Đây là các loại sản phẩm có chung đặc điểm là dệt thủng, nghĩa là trên mặt tấm the, sa, xuyến hay băng, quế đều có những lỗ thủng nhỏ rất đẹp nhưng cách bố cục sợi dọc, sợi ngang không giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích thước và độ thưa, dày. Kỹ 29
- thuật dệt này vừa tạo ra các loại hàng dệt khác nhau, vừa tăng thêm thẩm mỹ của từng mặt hàng tơ lụa. Lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh: Đây là các loại hàng dệt dày, số lượng sợi dọc của hàng này nhiều hơn lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc khoảng 8.000 sợi. Trong khi đó, mỗi tấm lụa chỉ có khoảng 3.000 sợi dọc. [27.2] Đũi: Để dệt đũi người thợ dệt phải dùng sợi tơ thô (hay còn gọi là sợi tơ thủ công) còn lại cuối cùng của con kén sau khi đã lấy phần tơ nõn để dệt. Những sợi tơ này sau khi se sẽ được dệt theo kiểu lóng mốt hay vân điểm. Do dệt bằng sợi thô nên hàng đũi thường dày hơn hàng lụa và có bề mặt thô ráp, hơi sần. Taffeta: Taffeta có công nghệ dệt giống lụa trơn nhưng điểm khác giữa dệt taffeta và dệt lụa đó là khi dệt taffeta, người thợ phải sử dụng nhiều sợi tơ tốt chập lại và xe nhiều lần cho sợi tơ to theo yêu cầu dày, mỏng của mặt hàng. Một điểm đáng lưu ý nữa đối với hàng taffeta là nhất thiết phải nhuộm sợi tơ xe trước khi dệt. 4. Tình hình sản xuất. Mặt hàng lụa tơ tằm ở nước ta được sản xuất ở rất nhiều nơi với những tên tuổi làng nghề truyền thống nổi tiếng như Vạn Phúc - hiện nay đang được người tiêu dùng biết đến dưới thương hiệu “Lụa Hà Đông”, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Bảo Lộc, Tân Châu. Trong những năm trở lại đây trên thị trường nội địa còn nổi lên một số thương hiệu của các công ty như Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) - tiền thân là công ty TNHH sản xuất gia công hàng xuất khẩu thương mại Hiệp Sang, Công ty TNHH Châu Á (AQSilk), Công ty cổ phần dệt lụa Việt Nam (Vinasilk), Toàn Thịnh, Công ty cổ phần tơ lụa và dịch vụ nông nghiệp Đà Nẵng (Danasi). Trong đó ASC đã sản xuất theo dây chuyền khép kín từ khâu nguyên liệu. Sản phẩm của ASC đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. 30
- Về diện tích trồng dâu, nuôi tằm, cả nước hiện nay có 25 nghìn ha trồng dâu nuôi tằm, lấy kén, sản xuất tơ, hàng năm chế biến khoảng 1.800 tấn tơ các loại. Tuy nhiên ngành cũng phải đối mặt với những khó khăn do chính việc trồng dâu nuôi tằm tràn lan của các địa phương gây ra. Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã lan ra hầu hết 61 tỉnh thành trong cả nước, giải quyết việc làm cho gần 40 vạn lao động, trong đó hầu hết là những lao động nông thôn làm ăn cá thể. Do nhận thấy nghề trồng dâu nuôi tằm có lợi nhuận cao nên các hộ dân đã phát triển một cách ồ ạt. Diện tích trồng dâu nuôi tằm và số lượng máy xe tơ tăng đột biến mà không tính đến sức tiêu thụ của thị trường đã gây nên tình trạng khủng hoảng thừa. Chẳng hạn, ở Vĩnh Phúc, theo kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đến năm 2005 mới có 1.500 ha dâu. Thế nhưng, tại thời điểm năm 2002 diện tích trồng dâu của tỉnh này đã lên tới 3.400 ha. Theo nhận định cuả Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc, do diện tích nuôi kén tăng nhanh nên tình trạng thừa kén tằm là điều không thể tránh khỏi. Đây chỉ là một minh chứng cho sự phát triển tự phát không có quy hoạch của ngành dâu tằm tơ Việt Nam hiện nay. Ngoài Vĩnh Phúc, các địa phương khác như Thiệu Hoá (Thanh Hoá), Yên Lạc (Thái Bình) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Về nguyên liệu tơ có tơ cấp thấp và tơ cấp cao. Trong đó, tơ cấp cao được đưa vào xe, dệt còn tơ cấp thấp , một phần được đưa làm sợi ngang và tiêu thụ. Thế nhưng hiện nay chúng ta đang phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để se tơ và dệt lụa với số lượng lên đến 200 tấn/năm. Như vậy nếu cộng với nguồn tơ không cấp (chất lượng thấp), nhập khẩu chính thức hoặc trôi nổi ở Hà Nội và một số tỉnh phía Nam có nguồn gốc từ Uzbekistan thì mỗi năm có ít nhất 500 tấn tơ nước ngoài đã vào Việt Nam. Đây lại là một nghịch lý nữa trong vấn đề cho ngành dệt. Bởi nghề trồng dâu nuôi tằm từ xưa đến nay vẫn là một nghề truyền thống của dân tộc ta. Nó không chỉ cung cấp nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng cao cấp như lụa, tơ tằm, đũi, mà còn đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Nghịch lý này là do kén tằm trong nước sản xuất phẩm cấp quá thấp, chỉ không tới 30% có thể sản xuất được tơ tiêu chuẩn cấp A, còn hơn 70% còn lại chỉ có thể làm tơ thường, không thể xếp cấp hạng 31
- gì. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất lụa trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài khi đến Việt Nam mua tơ đều đòi hỏi phải có chất lượng từ 2A đến 5A. Thực tế kiểm tra cho thấy, kén tằm trong nước phần lớn chỉ có độ dài chưa đến 700m nên không đảm bảo tiêu chuẩn để sản xuất tơ chất lượng cao xuất khẩu, trong khi đó kén tằm của Trung Quốc đạt độ dài đến 1000- 1200m [39.4], (Dệt may Việt Nam, cơ hội và thách thức). Điểm yếu nhất trong quá trình sản xuất của ta vẫn là khâu nguyên liệu đầu vào. Năng suất, chất lượng của khâu trồng dâu, nuôi tằm của ta còn rất thấp, giá thành cao lại không đủ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất lụa. Nguyên nhân chính cho thực trạng này là do trình độ thâm canh trồng dâu, nuôi tằm còn rất thấp.Việc đổi mới giống dâu, giống tằm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng dâu còn hạn chế. Quản lý nhà nước về sản xuất, cung ứng giống tằm không chặt chẽ, thiếu mô hình thâm canh dâu tằm đạt hiệu quả cao. Phát triển dâu tằm còn mang tính tự phát, phong trào, thiếu đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo đúng đắn mang tính khoa học. Chẳng hạn như giống dâu lai Sa Nhị Luân đã trồng đại trà ở Trung Quốc cách đây hàng chục năm, hiện nay nước này đã chuyển sang trồng giống dâu có năng suất cao hơn, trong khi nước ta mới đưa giống dâu Sa Nhị Luân vào sản xuất trong mấy năm gần đây [12.1]. Thậm chí giống dâu Bầu Đen có từ thời Nguyên Phi ỷ Lan dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa hàng mấy trăm năm trước nhưng có nơi nông dân vẫn chưa chịu từ bỏ để trồng giống mới[5]. Chỉ tính riêng ở tỉnh Lâm Đồng thì giống dâu cũ vẫn chiếm tới 85% tổng diện tích dâu 6.840ha của tỉnh (tính đến 1/6/2004). Con tằm cũng vậy. Các ngành và địa phương đã đứng ngoài cuộc, chưa có sự quan tâm đến việc quản lý trứng tằm giống, để mặc cho thị trường trôi nổi cạnh tranh, chiếm lĩnh trên 70% thị phần. Người nuôi tằm chịu quá nhiều rủi ro, đạt hiệu quả thấp. Các nhà máy, các cơ sở ươm tơ chưa gắn với vùng nguyên liệu ổn định Do đó nguyên liệu thiếu, chất lượng kén tơ thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém, các đơn vị chế biến tơ lâm vào cảnh khó khăn, thua lỗ cũng là lẽ thường tình. [12.1],[17]. 32
- Về năng lực, công nghệ chế biến tơ và sau tơ thì riêng tỉnh Lâm Đồng đã chiếm 70% năng lực của cả nước. Lâm Đồng thực sự là đặc khu dâu tằm tơ. Đặc biệt đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến của thế giới trong chế biến. Về công nghệ dệt có dệt thoi, dệt kiếm, dệt nước. Nhiều nơi đã sử dụng dây chuyền sản xuất tự động như Viseri và ASC. Số vải lụa dệt do Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam cung cấp chiếm khoảng 10% sản lượng cả nước (khoảng 500.000 mét) và chủ yếu được thực hiện trên công nghệ trung bình. 90% còn lại trong cả nước phần lớn mới chỉ dùng máy dệt cơ khí hoặc dệt bằng phương pháp thủ công thô sơ tại các làng dệt lụa truyền thống như Đà Nẵng, Nha Xá (Hà Nam), Vạn Phúc (Hà Tây), Bảy Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) (DMVN, CH TT - 67) . Trên cả nước hiện nay chỉ có 14 nhà máy chế biến tơ và khoảng hơn 200 cơ sở ươm tơ tư nhân. Tổng công suất khoảng 2.200 tấn/năm, trong đó lượng ươm tơ tự động mới là 558 tấn/năm. Thực trạng này đã hạn chế đáng kể việc nâng cao chất lượng ươm tơ. Thêm nữa, mặt hàng lụa của chúng ta còn đơn điệu do chưa có công nghệ in chuội. Vì vậy, khả năng cạnh tranh so với lụa của một số nước trong khu vực, điển hình như Trung Quốc, còn kém, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế chưa cao. Thêm vào đó, hiện nay, tổng sản lượng tơ của Việt Nam khoảng 2.200 tấn nhưng số tơ dệt ra lụa chỉ khoảng 20% (400 tấn), số còn lại là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Đây là nguyên nhân khiến thị trường tơ sống không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Một yếu tố khác làm giảm chất lượng tơ là do công tác quản lý kỹ thuật yếu kém, cộng thêm sự tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp và tư thương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tơ khiến nông dân không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Phổ biến hiện nay là nuôi tằm không trợ lửa, dùng thuốc kích thích tằm chín sớm để giảm tiêu hao lá dâu, tằm chưa hoá nhộng đã tranh thủ gỡ kén. Mặt khác, do giống tằm không đảm bảo , 70% giống chủ yếu do tư thương cung cấp nên khó quản lý xuất xứ và chất lượng.( Dệt may VN - cơ hội và thách thức -T.60) Đây là thực trạng diễn ra trong nhiều thập kỷ làm cho ngành sản xuất tơ lụa Việt Nam phát triển không ổn định, kém hiệu quả và thiếu bền vững 33
- Trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có vài nhà sản xuất lụa lớn có quy trình gần như khép kín như Á Châu và mới đây nhất là Toàn Thịnh. Trước nhu cầu lớn của thị trường nội địa, các nhà sản xuất đã và đang cùng các phân viện dệt may, các phòng nghiên cứu khắc phục những nhược điểm của mặt hàng lụa truyền thống cho ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao. Việt Nam hiện đã sản xuất được 34 loại vải dệt từ sợi tơ tằm.Tuy vậy, việc nghiên cứu, phát triển này vẫn chỉ được tiến hành nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm mà thiếu đi vai trò của hiệp hội. Hơn nữa, việc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam vừa phá sản trong thời gian gần đây cũng gây một số khó khăn cho ngành lụa tơ tằm vì ngành mất đi sự hỗ trợ về con giống, công nghệ sản xuất dâu, tằm, sản xuất trứng giống tằm, ươm tơ cấp cao Như vậy, có thể nhận thấy rằng hiện nay, hiệu quả của ngành dâu, tằm, tơ, lụa thực sự vẫn còn ở mức thấp, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Đây là thách thức lớn trước xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nước ta. II. Tình hình tiêu thụ 1. Tình hình tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc. Hiện nay, thị trường tơ lụa trong nước đang hết sức sôi động. Trong thời gian qua, các đại gia kinh doanh tơ lụa cùng với những nhà kinh doanh thời trang lớn liên tục khuấy động thị trường thời trang bằng các hoạt động mở chi nhánh, khai trương showroom, tung ra các bộ sưu tập mẫu với chất liệu vải tơ lụa thiên nhiên Không phải ngẫu nhiên mà hoạt động này liên tục tiếp diễn. Chính thị trường sôi động, thị hiếu mua sắm của người dân ngày càng cao đã đem lại cơ hội lớn cho các nhà sản xuất tơ lụa, các làng nghề trên thị trường nội địa. Sản phẩm lụa tơ tằm trong thời gian gần đây được bày bán ở rất nhiều nơi như chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, Hàng Gai. Chỉ tính riêng làng lụa Vạn Phúc, nếu như trước đây mới chỉ có vài ba cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của làng nghề thì đến nay đã hình thành 3 dãy phố lụa xung quanh làng nghề với gần 100 hộ kinh doanh. 34
- Sản phẩm lụa Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã . Hiện trên thị trường có lụa sa tanh, lụa hoa, lụa in, đũi, taffeta, voan, lụa gấm, vân, the với nhiều màu sắc và hoa văn, hoạ tiết khác nhau. Đặc biệt, trong năm nay (2006) nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ dệt kiểu se đã dệt nên gần 40 loại vải tơ tằm với đủ vẻ rũ mềm, mỏng nhẹ, dầy mình, óng ả sắc ngọc trai. Không chỉ may được áo dài, áo bà ba, đầm dạ hội với những tấm lụa tơ voan rũ mềm mại, nay đã có loại vải tơ tằm như damask silk dành may bộ veste, quần tây. Một số công ty chuyên dệt tơ tằm như Toàn Thịnh, Á Châu cũng đưa ra thị trường loạt sản phẩm vải mới với nguyên liệu tơ tằm được sản xuất ở Lâm Đồng, Đà Nẵng. Hàng mới dệt từ 100% tơ tằm của Á Châu có nhiều loại vải như crep nhún, taffeta có sọc ngang đen và trắng, đũi santung với sọc dọc đen trắng và xanh lá, voan in bông, vải lụa gấm, silk fabric dệt sọc nhiều màu, Còn Toàn Thịnh mới ra loại lụa sa tanh thun, dệt theo công nghệ Hàn Quốc, kết hợp 2% sợi co giãn với 98% sợi tơ tằm cho ra tấm vải sa tanh mềm mại, không nhăn, không bị rạn, óng ả mà lại có độ co giãn nhẹ tạo sự dễ chịu môi trường làm việc năng động. Nhiều công ty cũng đưa ra những bộ sưu tập riêng để thu hút khách hàng như bộ sưu tập “Màu thời gian” của nhà thiết kế Minh Hạnh do công ty Toàn Thịnh sản xuất hay loạt sản phẩm “Lụa nữ sinh” bao gồm những thiết kế dành riêng cho lứa tuổi học sinh. Khác với tơ lụa ngày xưa chỉ dành để may những kiểu dáng mềm mại, cổ điển như áo dài, áo bà ba, nay vải lụa có thể lên đủ kiểu dáng, phong cách từ đồ tây đến đồ đầm, từ trang phục mặc nhà nhẹ nhàng đến thời trang công sở chỉn chu. Sản phẩm làm từ lụa tơ tằm ngày càng phong phú, đa dạng, không chỉ bó hẹp ở áo dài, áo bà ba mà còn mở rộng ra với các loại đầm công sở, túi xách, khăn choàng, ví đầm. Thậm chí còn có cả sản phẩm dành riêng cho nam giới như cà vạt, áo sơ mi, veston dựng từ lụa damasilk và taffeta jacka Các nhà sản xuất cũng cố gắng khai thác những công dụng khác của lụa tơ tằm để cho ra những sản phẩm ngày càng mới lạ như chăn, gối, đệm, vải bọc salon, rèm cửa Chất lượng và giá cả của mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng tuỳ từng loại. Lụa trung bình thường là lụa dệt bằng sợi tơ chưa se, bao gồm các loại lụa 50% tơ tằm-50% viscose, lụa 70% tơ tằm-30% viscose, và 100% tơ 35
- tằm, với mức giá dao động từ 20.000-80.000đồng/m. Tuy nhiên những loại lụa này thường nhàu và dễ phai màu. Trên thị trường cũng có những loại vải lụa cao cấp, được sản xuất rất công phu, bằng phương pháp thủ công kết hợp với máy móc thiết bị của các công ty với giá rất cao chỉ đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận nhỏ người tiêu dùng có thu nhập cao. Giá trị của lụa có chất lượng cao đắt gấp 5-10 lần so với lụa dệt thông thường, lụa ít nhàu, không phai, khổ 1,6m khoảng từ 100 nghìn đồng/m đến 250 nghìn đồng/m tuỳ từng loại [35.1]. Hiện nay, những “nhãn hiệu” của các làng nghề tơ lụa Việt Nam nổi tiếng như Vạn Phúc (Hà Tây), Bảo Lộc, Đà nẵng, Tân Châu vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ của từng hộ gia đình. Dù mẫu mã đẹp, màu sắc phong phú, chất lượng vải ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chất lượng không đồng đều giữa các lô hàng hay giữa các cơ sở sản xuất khác nhau. Bởi vậy, đây mới là lúc bắt đầu cuộc chạy đua khẳng định thương hiệu của các đại gia trên thị trường nội địa. “Các nhà sản xuất cho biết, họ dự kiến chỉ trong vòng hai năm, tơ lụa Việt Nam sẽ phát triển mạnh và trở thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực trên cả hai phương diện xuất khẩu và bán cho người tiêu dùng trong nước” [28.4]. Hy vọng rằng các nhà sản xuất lụa Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu này trong thời gian tới để bảo vệ thị trường trong nước trước sản phẩm lụa tơ tằm của các nước khác. (Tham khảo bảng giá và tình hình sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm của làng lụa Van Phúc ở phụ lục 4 và 5) 2. Tình hình xuất khẩu. Theo tổ chức Dâu Tằm Tơ Thế Giới, tổng cầu về tơ lụa của thế giới là 80- 100 ngàn tấn tơ/năm. Trong những năm gần đây, thị trường tơ lụa thế giới đã giảm xuống còn khoảng 60 ngàn tấn/năm. Điều này một phần do giá lụa cao, một phần do thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng những loại lụa tơ tằm pha với sợi hoá học cao cấp vừa đẹp vừa rẻ. Dù chỉ với 60 ngàn tấn tơ tằm/năm thì Trung Quốc đã đáp ứng được khoảng 40 ngàn tấn/năm [20.1] .Theo số liệu 36
- thống kê về các nước có kim ngạch xuất khẩu tơ lụa lớn nhất thế giới năm 2001 thì Trung Quốc đứng thứ nhất, đạt tới hơn 7 tỷ USD trong đó riêng hàng dệt tơ lụa đã chiếm 54,3% tương đương với 3,8 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ ( 618 triệu USD), Hồng Kông Trung Quốc ( 402 triệu USD), Nhật Bản ( 263 triệuUSD), Italia (225 triệu USD), Ấn Độ (190 triệu USD), Hàn Quốc (161 triệu USD), Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (146 triệu USD), Đức (121 triệu USD), Anh (65 triệu USD), Pháp ( 65 triệu USD) [21.4]. Riêng Việt Nam, đến nay chỉ mới sản xuất được khoảng 1.800 tấn tơ các loại. Như vậy Việt Nam chỉ mới tham gia được khoảng 1,5-2% nhu cầu tơ lụa thế giới. Ngoài ra, số nước có nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm tơ lụa luôn luôn nhiều hơn số nước sản xuất dâu tằm (hiện có khoảng 20 nước có sản xuất dâu tằm trong khi có gần 200 nước có nhu cầu tiêu dùng). Mức cung của cả thế giới mới chỉ đạt 70-75.000 tấn/năm, khiến cho quan hệ cung cầu tơ lụa trên thế giới thường xuyên mất cân đối. Điều này khẳng định thị trường tơ lụa thế giới đối với Việt Nam là hết sức rộng lớn. Đây cũng là thời cơ để phát triển ngành tơ tằm Việt Nam. Mặt hàng tơ lụa chất lượng tốt có nhu cầu rộng lớn từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Á. Tuy vậy, sản phẩm tơ lụa của Việt Nam vẫn chưa vào được các thị trường này một cách trực tiếp mà phải thông qua trung gian. Ngay như khi đã có văn phòng đại diện ở những nước này (cụ thể AQsilk có văn phòng ở bang Michigan - Mỹ) thì công ty cũng vẫn phải chuyển nhượng thương hiệu cho đối tác nước ngoài. Điển hình là việc “xuất khẩu” thương hiệu “AQsilk” của Công ty lụa tơ tằm Châu Á do “tuy mạnh trong khâu sản xuất nhưng khả năng tiếp thị và quản lý còn yếu kém” [28.6]. Ngoài ra, một số chủng loại khác được nhập khẩu sang các thị trường: Thái Lan (qua Lào và Campuchia), Ấn Độ, Bangladesh và Trung Phi. Đây là những thị trường tương đối “dễ tính” , không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng và năng lực tiêu dùng của người dân cũng kém hơn nên chưa thể tiêu thụ được những sản phẩm cao cấp như ở các thị trường trên. 37
- Sản phẩm của các làng nghề chủ yếu được xuất khẩu sang Lào và Thái Lan. Một số làng nghề khác thì chỉ phục vụ nhu cầu may mặc trong nước như làng lụa Vạn Phúc-Hà Tây (90% khách đến với Vạn Phúc là khách trong nước còn lại 10% là khách du lịch). Còn đối với các công ty, thị trường xuất khẩu đa dạng hơn: thị trường Mỹ có các Công ty AQsilk, Hương Quỳnh; thị trường Châu Âu như Vinasilk (Thuỵ Điển), Hương Quỳnh (Pháp, ý, Tây Ban Nha), AQsilk (Anh, Pháp, ); thị trường Châu Á như ASC (Đông Nam Á, Nhật Bản), AQsilk (Nhật Bản ). Đây là các công ty đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, đều tự tìm đầu ra cho sản phẩm và xuất khẩu với khối lượng lớn. Cụ thể như ASC có sản phẩm XK luôn đạt trên 95% doanh thu của công ty (năm 2004 xuất khẩu là 130 tỷ đồng chiếm 98% giá trị/doanh thu) [30]; AQSilk - 75% sản phẩm sản xuất ra phục vụ xuất khẩu [2], riêng năm 2001(là năm sản lượng xuất khẩu lớn nhất), sản phẩm xuất khẩu cũng chiếm tới 90% doanh thu và 6 tháng đầu năm là 99% [6]. III. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. 1. Chất lƣợng. Đánh giá chất lượng của lụa tơ tằm có thể dựa vào các tiêu chí như: độ nhăn, độ bền, độ phai màu, chất liệu tự nhiên của sản phẩm. Về độ bền, có tới 65,22% người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của Việt Nam không bền bằng hàng của nước ngoài. Chỉ 8,70% cho rằng lụa tơ tằm của Việt Nam bền hơn. Số còn lại cho rằng về độ bền thì sản phẩm của Việt Nam cũng có chất lượng như sản phẩm của nước khác. Về độ nhăn, phần đông ý kiến tập trung vào đánh giá độ nhăn ngang bằng (54,35%) hoặc nhăn nhiều hơn (45,65%). Về độ phai màu thì phần đông người tiêu dùng (76,09%) cho rằng lụa tơ tằm Việt Nam thường phai màu nhanh và nhiều hơn so với các sản phẩm của nước khác. Trong quá trình điều tra, chủ tiệm may Hương Trầm (Hà Nội) cho biết: “Lụa tơ tằm Việt Nam thường rất chóng phai màu. Khi đem ngâm những mảnh lụa khác nhau trước khi may thì màu của lụa thường phôi ra và lẫn vào nhau làm hỏng vải của khách”. Còn về chất liệu tự nhiên của sản phẩm, hầu hết ý kiến người tiêu dùng cho rằng lụa tơ tằm Việt Nam có nhiều chất liệu tự 38
- nhiên hơn so với các sản phẩm của nước khác (58,70%). Đây thực sự là một trong những thế mạnh của lụa tơ tằm Việt Nam trên thị trường khi mà những tiêu chí khác theo đánh giá của người tiêu dùng đều không bằng lụa tơ tằm nước ngoài. 2. Giá. Nhìn chung, mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam có giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, “thấp” không có nghĩa là “rẻ”. Vì trên thị trường hiện nay có nhiều chủng loại, giá cả mỗi chủng loại cũng khác nhau tạo nên sự phong phú và sôi động cho mặt hàng này. Thị trường trong nước chủ yếu chỉ tiêu thụ lụa cấp thấp, còn lụa có chất lượng cao được xuất khẩu ra nước ngoài do giá của sản phẩm tương đối cao so với thu nhập của người dân. Những sản phẩm cao cấp như vậy giá cả có khi gấp đến từ 5-10 lần lụa cấp thấp nên khó có thể tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên giá cả của mặt hàng này không ổn định lắm do còn phải phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào như giá kén tằm, dâu. Ví dụ đầu năm 2004 giá kén tằm “sốt” cao (tăng từ 20.000đ/kg đến 39.000đ/kg), 2 tháng đầu năm 2006 mức giá này đạt cực điểm từ trước đến nay là 52/000đ/kg làm cho giá lụa cũng tăng vọt. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến sức mua trong nước và làm thị trường mất thăng bằng, gây tâm lý tiêu dùng không tốt từ phía khách hàng. Mặc dù vậy, giá cả vẫn đang là một trong những lợi thế lớn của mặt hàng tơ lụa Việt Nam vì hàng nhập ngoại có giá tương đối cao so với thu nhập của người dân (đặc biệt là lụa của Ý, Nhật, Hàn Quốc). Qua nghiên cứu cho thấy nhu cầu sử dụng lụa tơ tằm của dân ta đã có từ lâu nhưng mới chỉ thực sự phát triển mạnh từ một số năm gần đây khi chúng ta bắt đầu chú ý tới khôi phục các làng nghề dệt lụa truyền thống. Giờ đây, lụa tơ tằm không còn là thứ hàng xa xỉ dành riêng cho người nước ngoài hay người mẫu trên các sân khấu thời trang nữa mà đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhưng người tiêu dùng Việt Nam mới chỉ “tiếp xúc”, “làm quen” nhiều với lụa tơ tằm trong một 39
- vài năm gần đây nên phần đông trong số họ chưa có đòi hỏi quá cao về sản phẩm. Vì thế lụa giá rẻ vẫn đang hấp dẫn được người tiêu dùng trong nước. 3. Kiểu dáng sản phẩm. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp, làng nghề sản xuất và kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm đều có những cố gắng trong việc cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Đó là lý do vì sao trên thị trường ngày càng xuất hiện những sản phẩm độc đáo, phong phú hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Rõ ràng là giờ đây họ có nhiều sự lựa chọn hơn khi dùng hàng tơ lụa. Tuy vậy, các nhà kinh doanh vẫn còn cần phải có những nỗ lực hơn nữa để làm cho sản phẩm thực sự “tối ưu” vì lụa Việt Nam được đánh giá là còn nghèo nàn về kiểu dáng hơn một số nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan. Có lẽ nguyên nhân căn bản nhất cho vấn đề này là ở khâu thiết kế hay là ở chính ngành thời trang của chúng ta. Hiện nay, ở nước ta, các trường đào tạo về thiết kế không ít. ở Hà Nội có trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học Bách Khoa, Viện Đại học Mở, Trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh có trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Kiến Trúc. Đấy là chưa kể đến những lớp dạy thiết kế của các trung tâm thời trang trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù những sinh viên tốt nghiệp từ các trường này tuy được đào tạo rất tốt về mặt chuyên môn (khả năng thiết kế), nhưng mảng kinh doanh thì lại rất thiếu, nếu có thì hầu như không thực tế. Hai yếu tố rất cần thiết của một nhà thiết kế là tạo mẫu và kinh doanh. Chính vì hai yếu tố này không cân bằng nên phần lớn các mẫu thiết kế của họ đều bị đánh giá là “bay bổng” quá, chưa thực tế và hầu như chỉ giành cho một số đối tượng nhất định trong xã hội. Theo lời bà Nguyễn Thị Như Mai - Giám đốc công ty dịch vụ thương mại, Thời trang Hà Nội, các mẫu mã hiện nay của chúng ta chưa có sự định hình cơ bản. Hiện nay, các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam làm ra chưa thể được coi là phục vụ cho người Việt Nam. Các mẫu hiện nay được quảng cáo rầm rộ qua 40
- các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu phù hợp với các sàn diễn thời trang mà thôi, không ai có thể mặc được những thể loại ấy ra đường và sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Chúng ta vẫn chưa có các nhà thiết kế trang phục chuyên phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày, huống hồ những người được coi là chuyên nghiệp. Và nếu có thì họ chỉ lo đi cóp nhặt, cải biên các mẫu mã, lai tạo mốt từ các kiểu dáng của Trung Quốc, Hàn Quốc, sau đó tung ra thị trường mà không hề có sự đầu tư, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng xem họ đang cần những gì. Có thể nói rằng các mẫu mã được coi là “mốt” hiện nay ở Việt Nam không đi theo một dòng, một trường phái nào cả. Và như vậy, khoảng cách giữa thời trang sàn diễn đến thời trang ứng dụng là khá lớn. Hay nói cách khác, ngành thời trang Việt Nam chưa thực hiện được chức năng “định hướng” trong việc tạo nên phong cách thời trang Việt Nam. Nhà nghiên cứu mỹ học Lê Ngọc Trà từng viết : “Nhà thiết kế, đó là người đùa với những mảnh vải, đam mê với những gam màu và các chất liệu khác nhau, vừa phải có đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là ranh giới cuộc chơi phóng túng của riêng mình, đâu là bộ quần áo sẽ được tung ra đường phố với những hiệu quả kinh tế, với những tác động về thị hiếu thẩm mỹ và lối sống xã hội.” Một vấn đề khác cũng được đặt ra, đó là các nhà thiết kế thời trang Việt Nam rất thiếu thông tin về ngành thời trang trong nước cũng như thế giới. Sách báo, băng đĩa nói về thời trang quá ít, cơ hội giao lưu, học hỏi với các nhà thiết kế thời trang trong khu vực và trên thế giới không nhiều. Chính sự thiếu vắng thông tin này đã dẫn đến việc “mình ta một mốt”, thiếu tính hội nhập với xu thế thời trang thế giới. Tình trạng này dẫn đến hệ quả tất yếu là, trong khi các ngành nghề khác đang mở cửa để hội nhập thì dường như thời trang Việt Nam vẫn rất thờ ơ trước xu thế này. Có ý kiến cho rằng ngành thời trang nước ta hiện thực sự mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất - tức là chỉ dừng lại ở phần đuôi của cả một hệ thống công nghệ thời trang. Trong khi tại các nước phát triển, từ công đoạn thiết kế mẫu (fashion design) rồi chuyển sang thiết kế mang tính công nghiệp và thuần tuý kĩ thuật (pattern design) ra các size khác nhau và giác sơ đồ (marking), từ đó 41
- cho ra sản phẩm đều được thực hiện một cách hệ thống. Còn ở Việt Nam, có thể nhận thấy ngay phần đầu và phần đuôi của công nghệ thời trang nước ta không hề có sự gắn kết chặt chẽ. Trong khi đó, chúng ta có một đội ngũ các nhà thiết kế trẻ được phát hiện hàng năm từ các cuộc thi thiết kế thời trang trong nước như Việt Nam Collection Grand Prix do tạp chí Mốt tổ chức hay cuộc thi thiết kế mẫu thời trang do tạp chí Thời trang trẻ tiến hành. Chúng ta lại có Tuần lễ Thời trang - một hoạt động do viện mẫu thời trang Fadin thuộc Tổng công ty dệt may tổ chức nhằm giới thiệu những mẫu mới nhất của các nhà thiết kế trong nước với công chúng và dĩ nhiên là với các nhà sản xuất. Nhưng cho dù các hoạt động này có gây tiếng vang lớn và tạo nên sự chuyển biến mới cho làng thời trang Việt Nam thì dường như các công ty vẫn rất thờ ơ với những hoạt động chuyên nghiệp này. Nhà sản xuất thì ngày càng đầu tư cho chất liệu, kỹ thuật cắt may, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng mẫu mã vẫn chưa hề có dấu ấn của những nhà thiết kế. Trong khi đó, kiểu dáng, mẫu mã quyết định 50% đến việc mua hay không mua của khách hàng. Và dĩ nhiên, khi các công ty vẫn chưa nắm được cơ hội khám phá và sử dụng các nhà thiết kế trong việc tạo mẫu hàng may sẵn thì ngành lụa của Việt Nam chỉ có thể có những “nhà may” và những đơn đặt hàng gia công. Có lẽ phải một thời gian nữa chúng ta mới có các đơn đặt hàng có thiết kế riêng. 4. Thƣơng hiệu. Tơ tằm Việt Nam vốn đã khá nổi tiếng về chất lượng nhưng lại chưa hề có một thương hiệu thống nhất cho toàn bộ ngành hàng. Hiện mới chỉ có những thương hiệu mang tính làng nghề như Vạn Phúc, Bảo Lộc. Nhưng ngay cả với những thương hiệu mang tính làng nghề ấy hiện nay cũng đang bị mất dần chỗ đứng dưới con mắt của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nguyên nhân chủ yếu là do người Việt Nam đã không biết bảo vệ thương hiệu cho chính sản phẩm của mình như bán lụa tơ tằm không đủ 100% tơ tự nhiên, không giữ chữ tín trong kinh doanh, hay như việc bán cả hàng Trung Quốc lẫn vào sản phẩm tơ tằm Việt Nam để thu hút khách vì giá rẻ, trong khi cái mà khách hàng muốn mua là những sản phẩm tơ tằm của Việt Nam với chất liệu truyền thống là tơ tằm tự nhiên. Thậm chí, các sản phẩm lụa trên thị trường hầu hết đều không 42
- được gắn nhãn mác và người tiêu dùng chỉ biết đến nguồn gốc của sản phẩm thông qua sự giới thiệu của người bán hàng. Mặc dù tình hình này đã được cải thiện đáng kể từ năm 2003 và khách hàng trong nước lại ưa dùng lụa tơ tằm Việt Nam, nhưng nếu đem ra thị trường quốc tế thì thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn so với lụa tơ tằm của các nước khác. Rất nhiều công ty vẫn chưa đăng ký thương hiệu của mình dù là trên thị trường nội địa. Còn ở thị trường nước ngoài thì hiện nay mới chỉ có công ty lớn như AQ Silk là đã làm được việc này. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế là việc đưa sản phẩm của chúng ta có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài không hề dễ dàng. Hoạt động này nếu có thì cũng mới chỉ mang tính chất là bước đầu. Như AQ Silk tuy đã đưa được thương hiệu của mình vào được đất Mỹ thì cũng ở dưới hình thức là “chuyển nhượng” thương hiệu cho một Việt Kiều với mức giá 10.000 USD/năm trong vòng 10 năm. Hiện nay, có đến 90% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông qua các hợp đồng gia công nên tỷ lệ xuất khẩu hàng FOB còn rất hạn chế. Các thương hiệu tơ tằm lớn của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề thương hiệu và dần khẳng định chỗ đứng, vị thế của mình trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên số lượng này vẫn còn rất hạn chế, nếu không nói là quá ít ỏi. Ngay như một công ty xuất khẩu lụa tơ tằm với kim ngạch luôn đạt trên 95% tổng doanh thu như ASC, thậm chí còn có cả công ty con và liên doanh ở Uzebekistan và Tajikistan mà vẫn chưa đăng ký thương hiệu của mình tại nước ngoài thì rõ ràng không thể dám chắc là sản phẩm của Việt Nam sẽ không bị trôi nổi, rồi lại quay trở lại Việt Nam với thương hiệu nước ngoài và cũng không ai dám chắc rằng thương hiệu uy tín mà công ty đã dày công xây dựng sẽ không bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài như trường hợp của cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba hay nước mắm Phú Quốc. Rõ ràng trong khi các nhà xuất khẩu lớn mặt hàng tơ lụa còn quá ít thì việc xuất khẩu manh mún, nhỏ lẻ của các cơ sở sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm qua trung gian đã làm mất dần thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam trên thị trường thế giới. Phải thừa nhận một điều rằng các nhà sản xuất-kinh doanh và xuất khẩu tơ lụa vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và phát triển cũng 43
- như bảo vệ thương hiệu cho lụa tơ tằm Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Điều này hoàn toàn có thể thấy qua vị thế của Việt Nam trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này [21.4]. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với thị trường thế giới là quá nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, thương hiệu của lụa tơ tằm Việt Nam sẽ còn bị mất dần trong tình hình hiện nay khi mà giá kén tăng cao và nguồn tơ xấu đang trôi nổi vào Việt Nam dưới nhiều con đường, không thể kiểm soát được sẽ dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn” và từ đó chất lượng lụa dệt cũng không được đảm bảo, đặc biệt là đối với các nguồn hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao. 5. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng. Nhìn chung, “năng lực cạnh tranh” của lụa tơ tằm Việt Nam vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Chúng ta có ưu thế về đất đai, khí hậu, truyền thống văn hoá lâu đời nhưng tất cả những yếu tố đó chưa giúp chúng ta có được một vị thế rõ ràng trên thương trường. Khi so sánh lụa tơ tằm Việt Nam so với sản phẩm của các nước khác, phần đông ý kiến đánh giá của người tiêu dùng tương đối xác thực. Họ đánh giá các sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam là những sản phẩm có nhiều chất liệu tự nhiên nhất so với sản phẩm của các nước. Đây thực sự là một thế mạnh, một lợi thế cạnh tranh của lụa tơ tằm Việt Nam trên thị trường. Tuy vậy chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn thành công trên con đường chinh phục khách hàng bởi lụa Việt Nam còn kém ưu thế xét trên nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác (như độ nhăn, độ bền, độ phai màu).Về mẫu mã sản phẩm thì hiện nay chúng ta đã bước đầu có những cải tiến đáng kể với mong muốn theo sát xu hướng thời trang thế giới và bắt kịp nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng. Những nỗ lực đó đang làm cho thị trường trong nước ngày càng phong phú, náo nhiệt hơn. Nhưng như thế chưa đủ để đẩy lùi hàng ngoại nhập. Điểm yếu của chúng ta chính là ở khâu thiết kế và điều đó đang là một trở ngại lớn trong điều kiện hiện nay. Cũng có thể coi giá cả là một yếu tố có thể cạnh tranh được, nhất là trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam vẫn còn tương đối hạn hẹp. Tuy nhiên, xét về lâu về dài thì đây không phải là một yếu tố chắc chắn bởi vì chỉ 44
- có cạnh tranh bằng chất lượng mới đem lại sự phát triển bền vững. Lúc này ngành lụa cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm vì chúng ta mất đi sự hỗ trợ của Tổng công ty dâu tằm tơ.(Trước đây Tổng công ty vẫn có chính sách bao tiêu sản phẩm, tìm kiếm thị trường và cũng là một đầu mối lớn tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân). Nhưng đó chỉ là khó khăn trước mắt. Và ngay cả khi không nhận được sự hỗ trợ ấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng vẫn phải tìm kiếm con đường đi riêng cho mình. Sự tự lập trong kinh doanh là một yếu tố cần thiết nếu chúng ta muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi doanh nghiệp có phát triển được hay không là do nội lực của chính doanh nghiệp ấy chứ không phải nhờ vào vai trò “bà đỡ” của một Tổng công ty Nhà nước. Thương hiệu cho ngành hàng cũng là một yếu tố mà các doanh nghịêp, làng nghề cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức để sản phẩm tăng thêm phần giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Hiện nay chúng ta mới chỉ có thương hiệu làng nghề và một vài thương hiệu đơn lẻ của công ty. Nhưng để bạn bè quốc tế biết đến lụa Việt Nam nhiều hơn nữa thì thiết nghĩ chúng ta cần phải có chiến lược xây dung thương hiệu quốc gia phù hợp và đúng tầm. 45
- Chƣơng III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG LỤA TƠ TẰM VIỆT NAM I. Định hƣớng phát triển mặt hàng mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam 1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề truyền thống. Trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, Đảng ta luôn chăm lo và quan tâm đến tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Và một trong những chủ trương của Đảng để tiến hành quá trình đó thành công là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Trong Văn kiện Hội nghị Đại hội Đảng IX, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm của mình về phát triển làng nghề truyền thống như sau: Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, Đảng ta đã khẳng định “Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn” [8,tr93]. Hay như trong định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu” [8,tr279]. Như vậy, rõ ràng, trong những năm trở lại đây, Đảng ta luôn quan tâm đến việc cơ khí hoá và công nghiệp hoá các làng nghề truyền thống của nhân dân ta, từng bước khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề và các nghề thủ công truyền thống để tạo nên vị thế cạnh tranh mới trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 46
- 2. Kế hoạch phát triển ngành hàng đến năm 2010. 2.1. Về sản xuất dâu tằm: - Trước mắt cần ổn định diện tích dâu hiện có là 25.000 ha dâu, lấy các tiêu chí tăng năng suất lá dâu, kén tằm, tơ, giá trị thu nhập và lợi nhuận trên ha dâu tằm làm mục đích để đảm bảo tính ổn định hiệu quả và bền vững trong sản xuất dâu tằm. Coi đó là nền móng cho sự phát triển của ngành Dâu tằm tơ lụa Việt Nam. - Mục tiêu đến năm 2010 bình quân năng suất dâu, kén, tơ và giá trị thu nhập/ha của cả nước tăng 3 lần so với hiện nay và đạt 2.000 kg kén/ha, 250 kg tơ/ha. Giá trị thu nhập 3.500 USD/ha, lợi nhuận ròng 1.000 USD/ha trở lên. - Cả nước phấn đấu đến 2010 sẽ trồng được 40.000 ha dâu, đạt sản lượng 10 triệu mét lụa/năm tương đương với 300 tỉ đồng (10 triệu mét x 30.000 đồng/mét), trong đó riêng tỉnh Lâm Đồng chiếm 30% sản lượng toàn quốc, tương đương 2,5-3,0 triệu mét/năm với giá trị sản lượng đạt 75- 90 tỉ đồng (2,3 - 3,0 triệu mét x 30.000 đồng/mét) - Mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm tơ lụa của toàn ngành đến năm 2010 sẽ đạt 400 - 450 triệu USD/năm. 2.2. Về chế biến tơ: Nếu việc chuyển đổi giống dâu mới và sử dụng giống tằm mới chất lượng cao được thực hiện thì 25.000 ha dâu tằm hiện có đến năm 2010 sẽ thu được 60.000 tấn kén, khoảng 8.000 tấn tơ các loại. Như vậy sản lượng kén không những thỏa mãn cho nhu cầu chế biến tơ của các thành phần kinh tế hiện có mà còn phải mở thêm các Nhà máy chế biến, lúc đó chúng ta phải mở rộng và đầu tư thêm cơ sở ươm tơ tự động và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư ươm tơ tự động và tơ cơ khí. Mục tiêu đặt ra với chế biến tơ là đến năm 2010 có 30% tơ cấp cao (3A-5A) do các đơn vị sản xuất bằng ươm tơ tự động (khoảng 2.500 47
- tấn/năm), 30% tơ cấp trung bình (A-2A) do các thành phần kinh tế khác sản xuất bằng ươm cơ khí (khoảng 2.500 tấn/năm). Số còn lại tơ cấp thấp do các hộ nông dân và các làng nghề sản xuất. Xác định các vùng sản xuất Dâu tằm tơ tập trung gắn với Nhà máy và công nghệ chế biến tơ 2.2. Về công nghệ sau tơ : Trên cơ sở các Nhà máy xe tơ, dệt lụa hiện có, chúng ta phải chủ động tiếp thu được công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi giải quyết được vấn đề sản lượng, chất lượng và giá thành tơ thì phải khuyến khích các thành phần kinh tế khác tăng cường đầu tư vào công nghệ sau tơ nhằm tăng nhanh hiệu quả và doanh thu vì sản phẩm chế biến sau tơ sẽ đem lại tỉ suất lợi nhuận cao và giá trị gia tăng nhanh. Phấn đấu đến 2010 phải đưa 50% sản lượng tơ sản xuất ra vào dệt lụa. (Kế hoạch này được lập dựa trên “Định hướng phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu ổn định, hiệu quả, bền vững” - và dự thảo “Đề án phát triển ngành dâu tằm tơ tại Lâm Đồng đến năm 2007”) II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. Do mặt hàng lụa tơ tằm vẫn chỉ là một mặt hàng rất nhỏ bé nếu so với các mặt hàng xuất khẩu khác, do đó, cho đến nay nó thậm chí vẫn chưa được xem như một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính vì thế mà ngay cả lộ trình để phát triển mặt hàng này cũng phần lớn chỉ do các công ty kinh doanh và các làng nghề tự đặt ra cho mình; còn Hiệp hội Dâu tằm tơ và Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam thì vẫn chưa phát huy được vai trò của cơ quan chủ quản. Phần lớn các công ty, cửa hàng vẫn hoạt động hết sức manh mún, chưa có một sự quản lý thống nhất nào cho toàn ngành. Chính vì xuất phát từ thực tế đó nên đề tài xin đưa ra ý kiến của mình về lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho lụa tơ tằm Việt Nam, cụ thể như sau: 48
- 1. Đối với Nhà nƣớc. Để có thể tạo dựng và phát triển thành công thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này, trước hết Chính phủ cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển tơ lụa thành một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, trong đó sẽ bao quát đến tất cả những vấn đề như sau: 1.1. Giải pháp về nguyên liệu. Theo định hướng phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam đến 2010 thì để có thể xây dựng được thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam, vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu là khâu nguyên liệu: “Muốn mở rộng được thị trường xuất khẩu thì nhất thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm mà giải pháp đột phá là giống dâu, giống tằm và công nghệ mới”. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với nhà máy và công nghệ chế biến tơ cho năng suất cao Để có thể phát triển vùng nguyên liệu tập trung, cần thực hiện những công việc sau: Quy hoạch phát triển diện tích dâu tằm đến 2010 theo quyết định 161/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010, trong đó có qui hoạch đến năm 2010, diện tích dâu cả nước là 40.000 ha và 4.000 tấn tơ. Chuyển đổi cơ cấu giống dâu cũ bằng giống dâu mới có năng suất cao được lai tạo tại Việt Nam và nhập khẩu từ Trung Quốc. Trên diện tích dâu cũ của các địa phương mỗi năm cải tạo 20% (để không ảnh hưởng đến nuôi tằm và sản lượng kén của năm đầu) thì sau 5 năm ít nhất sẽ có 80% diện tích dâu cũ được cải tạo, khi đó năng suất bình quân đạt 35 tấn/ha trở lên. Trong đó, từ nay đến năm 2010 sẽ thực hiện theo hai giai đoạn: 49
- Từ 2004 - 2007: thời kỳ chuyển đổi diện tích từ giống dâu cũ năng suất thấp sang giống dâu mới có năng suất, chất lượng cao. Từ 2008 - 2010: Thời kỳ phát triển tăng thêm diện tích dâu. Chủ động hợp tác với đối tác Trung Quốc, tiếp thu các tiến bộ công nghệ mới, mua công nghệ, mua giống mới chất lượng cao để sản xuất trứng giống tằm tại Việt Nam mang thương hiệu Việt Nam thay thế giống cấp II phải nhập từ Trung Quốc. Đồng thời phải chuyển giao công nghệ mới vào nuôi tằm từ việc tiêu độc triệt để môi trường, chủ động cung cấp thức ăn cho tằm đủ về lượng đảm bảo về chất, tổ chức nuôi tằm con tập trung đến việc ứng dụng phương pháp nuôi tằm kinh tế đối với tằm lớn để giảm giá thành kén và bảo hành trứng giống tằm đến hộ nông dân. Lấy thâm canh, hiệu quả làm mục tiêu. Kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các công nghệ trong thâm canh dâu, nuôi tằm năng suất cao, từng bước chuyển giao các tiến bộ này đến tận hộ nông dân trồng dâu, nuôi tằm. Đa dạng các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và chế biến tơ. Nhưng các thành phần này đều phải có vùng nguyên liệu đáp ứng đủ kén cho công suất chế biến của mình, đồng thời gắn liền với việc thu mua kén tằm cho nông dân ổn định lâu dài theo tinh thần quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các vùng sản xuất dâu tằm tơ tập trung gắn với nhà máy và công nghệ chế biến tơ tập trung ở các vùng : - Vùng Lâm Đồng và cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La, Đắc Lắc) tập trung xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao gắn với công nghệ cao để sản xuất tơ cao cấp. - Vùng các tỉnh phía Bắc chủ yếu sản xuất tơ cấp trung bình và thấp (như Hà Tây, Nam Định, Thái Bình ) 50
- - Vùng các tỉnh miền Trung chủ yếu sản xuất tơ cấp trung bình và một phần tơ cấp cao. Thứ hai, Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu nhập khẩu Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hiện nay, nguồn nguyên liệu được nhập khẩu vào nước ta phần lớn là bằng con đường tiểu ngạch, khó kiểm soát, chất lượng của những nguyên liệu nhập khẩu này lại không tốt, dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, gây mất uy tín cho thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam. Nhiều nguồn tằm tơ không đủ tiêu chuẩn chất lượng vẫn được đưa vào sản xuất, chế biến một cách bừa bãi (thậm chí là nhập lậu) khiến cho uy tín của làng nghề tơ lụa Việt Nam đang bị mất dần. Do đó, một việc làm cũng hết sức cần thiết bên cạnh việc vực lại vùng nguyên liệu cho ngành dâu tằm tơ lụa Việt Nam là phải quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu nhập khẩu để từ đó đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm tơ lụa Việt Nam cả trong và ngoài nước. 1.2. Giải pháp về khâu sản xuất. 1.2.1- Đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam. Việc có một tiêu chuẩn chung thống nhất để đánh giá chất lượng của sản phẩm tơ tằm là vô cùng cần thiết cho cả phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, điều này giúp họ khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, nâng cao vị thế, bảo vệ thương hiệu và tất nhiên cũng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Còn về phía người tiêu dùng, tiêu chuẩn chất lượng chung sẽ giúp họ lựa chọn được những sản phẩm phù hợp, tránh mua phải hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ đó xây dựng và củng cố niềm tin của họ đối với doanh nghiệp của chúng ta. Để có được hệ thống tiêu chuẩn chung này, Nhà nước cần phải phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội dâu tằm tơ để có thể đi đến thống nhất và mang tính chuyên 51
- môn cao. Cần lưu ý là phải đảm bảo tính độc đáo, riêng biệt của từng làng nghề, từng cơ sở sản xuất trong khi vẫn đảm bảo sự nhất quán về thương hiệu quốc gia; 1.2.2- Hỗ trợ các doanh nghiệp về kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất lụa trong cả nước vẫn chỉ có công nghệ ở mức trung bình và thấp, rất ít cơ sở có công nghệ hiện đại. Điều này đã làm giảm cạnh tranh của sản phẩm lụa Việt Nam, làm cho sản phẩm không có chất lượng đồng đều và khó có thể sản xuất với khối lượng lớn. Do đó, một trong những khâu đột phá của ngành tơ lụa Việt Nam chính là ở khâu công nghệ như đã trình bày ở trên. Nhà nước cùng với Hiệp hội dâu tằm tơ phải phối hợp cùng nhau hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong đó, phảI có một cơ quan đầu não làm nòng cốt áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào công nghiệp chế biến tơ, lụa thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác trong và ngoài nước 1.2.3- Hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn. Không chỉ thiếu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp tơ tằm Việt Nam còn thiếu vốn, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển ngành dâu tằm tơ. Tuy nhiên, vốn không chỉ thiếu đối với riêng ngành dâu tằm mà còn thiếu đối với cả nền kinh tế, do đó việc Nhà nước hỗ trợ vốn ngay cho người sản xuất là hết sức khó khăn. Trong thời gian trước mắt có thể huy động vốn bằng các hình thức sau: - Huy động các nguồn lực trong nước cho nhu cầu phát triển bằng nhiều hình thức: hình thành các công ty cổ phần cho các dự án đầu tư mới; Huy động vốn tự có của các thành phần; vốn vay từ các nguồn tín dụng trong nước; xin cấp Ngân sách cho các hoạt động khuyến nông, trợ giá giống mới, chọn tạo giống, tín dụng cho chuyển đổi cây trồng. - Nhà nước cấp tín dụng dài hạn để các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong tình hình đổi mới sau khi đất nước hội nhập vào thị trường tự do của Thế giới theo lộ trình của Chính Phủ Việt Nam. 52
- 1.3. Hỗ trợ về thị trường. Để có thể tiêu thụ trong nước, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc phát triển thị trường trong nước và kích thích tiêu dùng. Nhà nước có thể kích thích tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam thông qua những chương trình vận động quốc gia như “Tháng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “Tháng tôn vinh nghề dệt truyền thống” thông qua những triển lãm, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhưng yêu cầu đặt ra đối với các sản phẩm được tham gia chương trình là phải đảm bảo những yêu cầu về mặt chất lượng và không nên có sự phân biệt giữa chất lượng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ trong nước( nên có chính sách giống Nhật Bản, đó là mọi sản phẩm đều đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu) để người tiêu dùng tin vào sản phẩm của Việt Nam sau khi đã dùng thử, từ đó có thói quen dùng hàng Việt Nam. Tuy nhiên do người Việt Nam vẫn còn có thu nhập thấp, do đó sản phẩm nên đa dạng cả về giá thành, “tiền nào của nấy”, nhưng vẫn phải đảm bảo một số yêu cầu chất lượng nhất định nào đó, chứ không nên như trung Quốc có sản phẩm thì quá tốt, sản phẩm thì quá tồi, chưa dùng đã phai hết màu, đã sần mặt vải, lụa tơ tằm mà mặc nóng như mặc vải nilon 1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu quốc gia. Thông thường, việc tạo dựng một thương hiệu bao gồm hai công việc: xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng luôn đi trước và không có xây dựng thì không có phát triển. Trong xây dựng thương hiệu không thể thiếu một khâu quan trọng, đó là quảng bá cho thương hiệu. Quảng bá thương hiệu chính là một công cụ quan trọng nhất để tăng sự nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu. Để thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam phát triển mạnh, giúp cho các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, cần có một kế hoạch quảng bá thương hiệu được đầu tư chu đáo và một lộ trình hợp lý để có thể thu được hiệu quả cao nhất. 53