Giáo trình Nghề nuôi Cá diêu hồng-Cá rô phi

doc 58 trang huongle 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghề nuôi Cá diêu hồng-Cá rô phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_nghe_nuoi_ca_dieu_hong_ca_ro_phi.doc

Nội dung text: Giáo trình Nghề nuôi Cá diêu hồng-Cá rô phi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI (Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Hà Nội, năm 2014
  2. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)  Tên nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề. Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06 mô đun. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: a) Kiến thức - Nêu được các yêu cầu về xây dựng, chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi cá; - Mô tả được đặc điểm cá giống khỏe mạnh và cách thả cá giống; - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc quản lý ao, lồng, bè nuôi cá; phòng trị bệnh cá; thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. b) Kỹ năng - Chọn địa điểm, xây dựng, chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi đúng kỹ thuật; - Chọn được cá giống khỏe mạnh và thả cá giống đúng kỹ thuật; - Chăm sóc cá và quản lý tốt ao, lồng, bè nuôi; - Thực hiện được việc phòng trị các bệnh thường gặp; - Thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ cá đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. c) Thái độ Tuân thủ quy định vùng nuôi; tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn lao động; bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất theo hướng bền vững. 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, người học có thể tổ chức nuôi, kinh doanh cá ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại các cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi quy mô trung bình.
  3. 2 II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ). 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học tập: 480 giờ. - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 76 giờ + Thời gian học thực hành: 364 giờ. III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời gian đào tạo (giờ) Mã MĐ Trong đó Tên mô đun Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra* MĐ 01 Chuẩn bị ao nuôi 72 10 54 8 MĐ 02 Chuẩn bị lồng, bè 80 14 58 8 MĐ 03 Chọn và thả giống 60 10 42 8 MĐ 04 Chăm sóc và quản lý 100 16 72 12 MĐ05 Phòng trị bệnh 92 16 64 12 MĐ06 Thu hoạch và tiêu thụ 60 10 42 8 Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học 16 16 Tổng cộng 480 76 332 72 * Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra 72 giờ bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong các mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun 24 giờ và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ.
  4. 3 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại các mô đun kèm theo). V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP: 1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả từ trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học hoặc của người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun hoặc nhóm các mô đun phù hợp. Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đã học. Chương trình dạy nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi gồm 06 mô đun với các nội dung sau: - Mô đun 01 (Chuẩn bị ao nuôi) có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn địa điểm; xây dựng ao; cải tạo ao nuôi; chuẩn bị nước nuôi cá đúng quy trình kỹ thuật. - Mô đun 02 (Chuẩn bị lồng, bè) có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: chọn địa điểm đặt lồng ,bè; chuẩn bị vật liệu; lắp ráp lồng, bè; di chuyển và cố định lồng, bè an toàn. - Mô đun 03 (Chọn và thả cá giống) có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 42 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời vụ thả cá giống; chọn cá giống, vận chuyển và thả cá giống đúng kỹ thuật. - Mô đun 04 (Chăm sóc và quản lý) có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: kiểm tra cá; cho cá ăn; kiểm tra môi trường; quản lý ao, lồng, bè nuôi theo VietGap. - Mô đun 05 (Phòng trị bệnh) có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được
  5. 4 các công việc: phòng bệnh cho cá; phát hiện, chẩn đoán và trị bệnh kịp thời, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. - Mô đun 06 (Thu hoạch và tiêu thụ) có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 42 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ cá sau thu hoạch đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả; đánh giá được kết quả vụ nuôi. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học Số Hình thức Thời gian Nội dung kiểm tra TT kiểm tra kiểm tra Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề: - Kiến thức nghề - Trắc nghiệm - Không quá 60 hoặc vấn đáp phút - Kỹ năng nghề - Bài thực hành - Không quá 12 kỹ năng nghề giờ 3. Các chú ý khác - Để thực hiện chương trình dạy nghề có hiệu quả, cơ sở dạy nghề tổ chức lớp học tại các địa phương nơi có các cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi tập trung để thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề theo phương pháp tích hợp; bố trí các nội dung thực hành phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề cho học viên; khi tổ chức dạy nghề, có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn người học; - Chương trình được xây dựng cho khóa học trong thời gian 3 tháng, trong thực tế, có thể tổ chức cho học viên học thành từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ nuôi cá như: chuẩn bị ao, lồng bè, chọn cá giống, chọn thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, phát hiện và phòng trị bệnh, thu hoạch, tiêu thụ để rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất. - Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở nuôi có uy tín hay đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật để học viên học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề; - Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác cho học viên khi có đủ điều kiện./.
  6. 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị ao Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  7. 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 72 (Lý thuyết: 10 giờ ; Thực hành: 58 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Chuẩn bị ao nuôi là một trong các mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; được giảng dạy đầu tiên, trước các mô đun khác trong chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun phù hợp theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Là mô đun chuyên môn nghề, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Mô đun được giảng dạy tại thực địa có đầy đủ máy móc, trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi; - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật về địa điểm nuôi; - Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng ao; - Trình bày được cách xử lý ao mới, cải tạo ao cũ, chuẩn bị nước nuôi cá. 2. Kỹ năng - Chọn được địa điểm nuôi thích hợp; - Tổ chức, xây dựng ao nuôi đạt yêu cầu; - Xử lý ao mới đào, cải tạo ao nuôi cũ đúng kỹ thuật; - Chuẩn bị nước nuôi cá đạt chất lượng tốt. 3. Thái độ - Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Cẩn thận, an toàn lao động; - Ý thức bảo vệ môi trường.
  8. 7 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 1. Chọn địa điểm 12 2 8 2 2 Bài 2. Xây dựng ao 20 4 16 3 Bài 3. Cải tạo ao nuôi 20 2 16 2 4 Bài 4. Chuẩn bị nước nuôi 16 2 14 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 10 54 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Chọn địa điểm Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, rô phi; - Nêu được yêu cầu về địa điểm nuôi cá diêu hồng, rô phi; - Lựa chọn được địa điểm đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đo được các yếu tố môi trường nước chủ yếu; 1. Tìm hiểu đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, rô phi 2. Khảo sát địa điểm xây dựng ao 2.1. Khảo sát địa hình 2.2. Khảo sát khu vực xung quanh 3. Kiểm tra chất lượng đất 3.1 Xác định loại đất 3.2. Phương pháp nhận diện thành phần đất 3.3. Nhận diện đất chua phèn 4. Khảo sát nguồn nước 4.1. Quan sát hệ thống sông, kênh rạch 4.2. Tìm hiểu đặc điểm thủy triều 5. Kiểm tra chất lượng nước 5.1. Kiểm tra nguồn cung cấp nước
  9. 8 5.2. Đo độ pH 5.3. Đo Oxy hòa tan 5.4. Đo độ trong 5.5. Đo độ mặn 5.6. Đo độ kiềm + 5.7. Đo NH3/NH4 Bài 2. Xây dựng ao Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật hệ thống ao nuôi cá diêu hồng, rô phi; - Vẽ được sơ đồ ao; - Tổ chức, xây dựng được ao nuôi theo bản vẽ. 1. Xác định tiêu chuẩn ao 1.1. Xác định hình dạng ao 1.2. Xác định diện tích, độ sâu, độ dốc đáy ao 1.3. Xác định tiêu chuẩn của bờ ao 1.4. Xác định tiêu chuẩn cống 2. Vẽ sơ đồ ao 2.1. Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực nuôi 2.2. Sơ đồ mặt cắt 2.3. Cách tính hệ số mái bờ ao 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Dọn dẹp mặt bằng 3.2. Cắm tiêu 3.3. Đào ao 3.4. Làm bờ 3.5. San đáy ao 3.6. Đặt cống 3.7. Bao lưới 3.8. Làm cầu công tác 4. Kiểm tra hoàn thiện Bài 3. Cải tạo ao nuôi Thời gian: 20 giờ Mục tiêu:
  10. 9 - Trình bày được phương pháp xử lý ao trước khi thả giống; - Thực hiện xử lý ao nuôi đúng quy trình; - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc. 1. Xử lý ao mới đào 1.1. Cho nước vào ao 1.2. Ngâm ao 1.3. Xả nước 1.4. Bón vôi 1.5. Phơi ao 2. Cải tạo ao nuôi cũ 2.1. Làm cạn nước ao 2.2. Vét bùn đáy ao 2.3. Bón vôi 2.4. Phơi ao 2.5. Sửa chữa bờ 2.6. Sửa chữa lưới bao 2.7. Sửa chữa cống 2.8. Sửa chữa cầu công tác Bài 4. Chuẩn bị nước nuôi Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Xác định được thời điểm lấy nước; - Đo được các yếu tố môi trường nước chủ yếu; - Gây được nước có màu xanh nõn chuối (vỏ đỗ). 1. Chọn thời điểm lấy nước 1.1. Chọn con nước 1.2. Lấy nước vào ao chứa 2. Xử lý nước 2.1. Lắng nước 2.2. Diệt cá tạp 3. Cấp nước vào ao nuôi 3.1. Gây màu nước
  11. 10 3.2. Kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình Chuẩn bị ao trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi cá diêu hồng, rô phi; Tài liệu phát tay cho học viên. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, bảng chế độ triều, dụng cụ lấy mẫu đất, nước, giấy, bút, sổ ghi chép, máy đo các yếu tố môi trường, các testkit 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (phục vụ cho lớp học 30 người) - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu, máy vi tính. - Ao để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học – bỏ). - Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành: + Cọc tiêu: 30 cái + Chai lấy mẫu (500ml): 5 chai + Máy đo pH đất : 5 cái + Hộp Testkit đo pH, ôxy, NH3 : 05 hộp mỗi loại + Đĩa sechi 5 cái + Búa, thước dây: 5 cái mỗi loại + Cuốc, xẻng: 5 cái mỗi loại + Máy bơm 3-5CV: 1 cái + Nhiệt kế: 5 cái 4. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Bài kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên. b) Kiểm tra hết mô đun:
  12. 11 - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm). - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Đặc điểm về môi trường sống, các yêu cầu về địa điểm nuôi cá diêu hồng, rô phi. Phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường, cải tạo ao, gây màu nước. - Thực hành: Vẽ mặt bằng tổng thể, mặt cắt của ao nuôi; thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước; thực hiện cải tạo ao nuôi. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này áp dụng cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết cho các khoá dạy nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, chương trình dùng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Môđun này gồm phần lý thuyết và thực hành, tuy nhiên cần thực hiện phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập. a) Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên. - Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán. b) Phần thực hành - Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng.
  13. 12 - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. - Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân. - Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét, nêu ra được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Chọn địa điểm nuôi thích hợp - Kiểm tra chất lượng nước - Cải tạo, vệ sinh ao - Chuẩn bị nước nuôi cá 4. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 2. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 3. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2003. 4. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 5. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004.
  14. 13 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị lồng, bè Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  15. 14 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 80 (Lý thuyết: 14 giờ ; Thực hành: 62 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1. Vị trí Mô đun Chuẩn bị lồng, bè là mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; được giảng dạy trước các mô đun lựa chọn và thả giống, chăm sóc quản lý, phòng trị bệnh, thu hoạch và tiêu thụ. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Chuẩn bị lồng, bè là mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: chọn địa điểm đặt lồng, bè; lắp ráp, di chuyển và vệ sinh lồng, bè. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nơi tổ chức nuôi cá lồng, bè có đầy đủ máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 1. Kiến thức: - Nêu được các yêu cầu về địa điểm đặt lồng, bè; - Nêu được cách chọn vật liệu làm lồng, bè; - Trình bày được cách lắp ráp, di chuyển và cố định lồng, bè. 2. Kỹ năng: - Chọn được địa điểm đặt lồng, bè; - Tính toán, chọn được vật liệu làm lồng, bè phù hợp; - Lắp ráp, di chuyển và cố định lồng, bè đảm bảo yêu cầu, an toàn. 3. Thái độ: - Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
  16. 15 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 01. Thực hiện an toàn lao động 8 2 6 2 Bài 02. Chọn địa điểm đặt lồng, bè 12 2 8 2 3 Bài 03. Chọn kiểu lồng, bè và vật liệu 12 2 10 4 Bài 04. Lắp ráp khung lồng, bè 12 2 10 5 Bài 05. Di chuyển và cố định khung bè 12 2 10 6 Bài 06. Lắp lưới vào khung 10 2 8 7 Bài 07. Tu sửa và vệ sinh lồng, bè cũ 10 2 6 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 80 14 58 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 01. Thực hiện an toàn lao động Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được quy định an toàn lao động trong nghề nuôi cá; - Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động; - Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra khi làm nghề cá; - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức an toàn lao động trong công việc, có trách nhiệm với tập thể. 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1. Quy định trang thiết bị an toàn trên lồng bè nuôi cá 1.2. Quy định đối với người sử dụng lao động 1.3. Quy định đối với người lao động 1.4. Trang bị bảo hộ lao động
  17. 16 2. An toàn trong sử dụng hóa chất 3. An toàn trong sử dụng các thiết bị dùng điện 3.1. Các nguyên nhân tai nạn điện thường gặp 3.2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng diện 3.3. Cấp cứu khi bị tai nạn về điện 4. An toàn lao động trên sông nước 4.1. Các biện pháp an toàn khi làm việc trên sông nước 4.2. Cấp cứu khi có tai nạn đuối nước 5. Xử lý các tình huống khẩn cấp 5.1. Xử lý khi bị say nắng, say nóng 5.2. Xử lý khi bị cảm lạnh Bài 02. Chọn địa điểm đặt lồng, bè Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu chọn địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá diêu hồng, rô phi; - Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đơn giản để khảo sát đoạn sông rạch, đo các yếu tố môi trường nước khu vực chọn nuôi cá; - Chọn được địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá theo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện được các thủ tục đăng ký quản lý nhà nước về hoạt động nuôi cá lồng, bè. 1. Khảo sát vị trí đặt lồng, bè 1.1. Hình dạng đoạn sông 1.2. Chiều rộng đoạn sông 1.3. Độ sâu đoạn sông 1.4. Chất đáy 1.5. Biên độ triều 1.6. Lưu tốc dòng chảy 2. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 2.1. Yêu cầu của môi trường nước nơi đặt lồng, bè 2.2. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường 3. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 3.1. Trình tự thực hiện
  18. 17 3.2. Cách thức thực hiện Bài 03. Chọn kiểu lồng, bè và vật liệu Thời gian: 12 giờ Mục tiêu - Trình bày được các kiểu lồng, bè và các loại vật liệu để lắp ráp lồng, bè; - Chọn được kiểu lồng, bè với quy cách và vật liệu phù hợp. 1. Chọn kiểu lồng, bè 1.1. Hình dạng 1.2. Kích thước 1.3. Loại lồng, bè 2. Chọn vật liệu làm khung 2.1. Chọn loại gỗ 2.2. Chọn sắt, thép 2.3. Chọn tre, nứa 3. Chọn loại lưới 3.1. Chọn chất liệu lưới 3.2. Chọn kiểu dệt lưới 3.3. Chọn kích thước lồng và mắt lưới 4. Chọn vật liệu làm phao 4.1. Thùng phuy 4.2. Mốp xốp 4.3. Ống nhựa 5. Chọn neo và dây neo 5.1. Chọn neo 5.2. Chọn dây neo 6. Chọn công trình phụ trên lồng, bè Bài 04. Lắp ráp khung lồng, bè Thời gian: 12 giờ Mục tiêu - Trình bày được cách tổ chức lắp ráp khung lồng, bè; - Tổ chức, kiểm tra lắp ráp khung lồng, bè nuôi cá đúng kỹ thuật. 1. Chuẩn bị dụng cụ
  19. 18 2. Lắp khung lồng, bè 2.1. Lắp khung bè 2.2. Lắp khung lồng 3. Lắp đặt phao 3.1. Tính số lượng phao 3.2. Lắp phao 4. Lắp đặt công trình phụ 5. Kiểm tra hoàn thiện Bài 05. Di chuyển và cố định khung lồng, bè Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các bước di chuyển và cố định khung lồng, bè; - Thực hiện được việc di chuyển, cố định bè đúng kỹ thuật, an toàn; - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và phương tiện di chuyển 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 1.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 2. Chọn thời điểm di chuyển 2.1. Theo dõi thủy triều 2.2. Xác định hướng gió 2.3. Theo dõi thời tiết 3. Tổ chức di chuyển 4. Cố định khung lồng, bè 4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 4.2. Xác định địa điểm cố định 4.3. Thực hiện cố định 5. Kiểm tra hoàn thiện Bài 06. Lắp lưới vào khung Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các bước lắp lưới vào khung lồng;
  20. 19 - Thực hiện được việc lắp lưới vào khung lồng. 1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 2. Thực hiện lắp lưới lồng 2.1. Rãi lưới lồng 2.2. Buộc lưới lồng vào khung 3. Cố định lồng lưới 3.1. Tính số lượng vật liệu cố định hình dạng lồng 3.2. Buộc và cố định lồng 3.3. Kiểm tra hình dạng lồng 4. Lắp lưới mặt trên lồng 4.1. Chuẩn bị lưới 4.2. Buộc lưới mặt trên lồng Bài 07. Tu sửa và vệ sinh lồng, bè cũ Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách vệ sinh lồng, bè; - Thực hiện được công việc vệ sinh sát trùng lồng, bè; - Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng. 1. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng 1.1. Khung 1.2. Lưới 1.3. Phao 1.4. Dây, neo 2. Vệ sinh lồng, bè 2.1. Rửa khung 2.2. Vệ sinh lưới 2.3. Khử trùng IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Chuẩn bị lồng, bè trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá diêu hồng, rô phi; Tài liệu phát tay cho học viên.
  21. 20 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ 01 máy vi tính, 01 máy chiếu; băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (phục vụ cho lớp học 30 người): - Phòng học lý thuyết có trang bị đủ bảng, màn chiếu, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Lồng, bè nuôi cá để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: + Bộ kiểm tra pH, ôxy, NH3, độ kiềm: 5 hộp/loại + Đĩa Secchi: 5 cái + Tỷ trọng kế: 5 cái + Bảng thủy triều: 5 cái + Khúc xạ kế: 5 cái + Lưu tốc kế: 5 cái + Vật liệu làm phao (tre, thùng phi, mốp xốp, phao nhựa ): 5 cái/loại + Neo sắt: 5 cái + Dây thừng (các cỡ): 100m + Lưới lồng PE: 5 cái + Lưới kẽm hoặc inox: 5m2 4. Điều kiện khác Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ). V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Bài kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên. b) Kiểm tra hết mô đun: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm).
  22. 21 - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên. 2. Nội dung đánh giá a) Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về: - Tiêu chuẩn kỹ thuật lồng, bè nuôi cá. - Quy định vị trí của bè ở khu vực nuôi trên sông. b) Thực hành: - Đo các chỉ tiêu môi trường nước. - Lắp lưới vào khung. - Vệ sinh lồng, bè. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng, bè áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng, bè có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho các vùng nuôi cá diêu hồng, rô phi trong ao hoặc lồng, bè trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm như đuối nước, hóa chất. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. Phần lý thuyết: - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường để phát huy tính tích cực của học viên.
  23. 22 - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý - Phần lý thuyết: Quy định về địa điểm đặt bè nuôi cá diêu hồng, rô phi. - Phần thực hành: Vệ sinh lồng, bè 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 2. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2003. 3. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 4. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 5. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 6. Trần Văn Vỹ, 35 câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2000.
  24. 23 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chọn và thả giống Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  25. 24 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 60 (Lý thuyết: 10 giờ ; Thực hành: 46 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1. Vị trí Mô đun Chọn và thả cá giống là mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; được giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi, trước các mô đun Chăm sóc và quản lý, Phòng trị bệnh, Thu hoạch và tiêu thụ. 2. Tính chất Chọn và thả cá giống là mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: chọn cá giống khỏe mạnh; vận chuyển và thả giống đúng kỹ thuật. Mô đun được tổ chức giảng dạy vào mùa vụ có cá giống, tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có cơ sở cung cấp giống. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 1. Kiến thức - Nêu được thời vụ thả cá giống thích hợp; - Mô tả được đặc điểm cá giống khỏe mạnh; - Trình bày được phương pháp vận chuyển và thả cá giống. 2. Kỹ năng - Xác định được thời vụ thả cá giống; - Chọn được cá giống đúng tiêu chuẩn; - Vận chuyển và thả cá giống đạt tỉ lệ sống trên 95%. 3. Thái độ Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ theo quy định chọn và thả cá giống.
  26. 25 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian TT Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT 1 Bài 1. Chuẩn bị thả cá giống 8 2 6 2 Bài 2. Chọn cá giống 16 2 12 2 3 Bài 3. Vận chuyển cá giống 16 2 14 4 Bài 4. Thả cá giống 16 2 12 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 60 10 42 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Chuẩn bị thả cá giống Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Xác định được thời gian, mật độ và số lượng con giống thả nuôi; - Chọn được cơ sở cung cấp giống tốt và đặt mua cá giống. 1. Xác định thời gian thả cá giống 1.1. Xác định thời gian thả cá giống trong ao 1.2. Xác định thời gian thả cá giống trong lồng, bè 2. Xác định mật độ và số lượng con giống 2.1. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong ao 2.2. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong lồng, bè 3. Chọn cơ sở cung cấp cá giống 3.1. Yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 3.2. Thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 4. Đặt mua cá giống 4.1. Thỏa thuận các yêu cầu về cung cấp cá giống 4.2. Viết bản hợp đồng
  27. 26 Bài 2. Chọn cá giống Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được một số tiêu chuẩn về cá giống; - Chọn được cá giống tốt, khỏe mạnh. 1. Tìm hiểu một số vấn đề về cá giống 1.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống 1.3. Giới thiệu cá giống rô phi đơn tính 2. Kiểm tra cá giống 2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá diêu hồng, rô phi giống 2.2. Chuẩn bị dụng cụ 2.3. Kiểm tra ngoại hình 2.4. Kiểm tra trạng thái hoạt động 2.5. Đo chiều dài 2.6. Cân khối lượng 2.7. Kiểm tra tình trạng sức khỏe Bài 3. Vận chuyển cá giống Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ; - Xác định được mật độ cá đóng bao và đóng bao đúng kỹ thuật; - Xử lý được các tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển. 1. Chọn hình thức và phương tiện vận chuyển 1.1. Vận chuyển kín 1.2. Vận chuyển hở 2. Chọn phương tiện vận chuyển 2.1. Xe 2.2. Ghe 3. Cân mẫu, đếm cá 3.1. Chuẩn bị dụng cụ
  28. 27 3.2. Thực hiện cân mẫu, đếm cá 4. Đóng bao 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 4.2. Thực hiện đóng bao 5. Thực hiện vận chuyển 5.1. Vận chuyển bao cá 5.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bể bạt chứa nước Bài 4. Thả cá giống Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Kiểm tra được các yếu tố môi trường nước trước khi thả cá giống; - Chọn thời điểm, vị trí thả cá giống hợp lý; - Xử lý và thả cá giống đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Kiểm tra các yếu tố môi trường 1.1. Đo pH nước 1.2. Đo oxy hòa tan 1.3. Quan sát màu nước 1.4. Đo độ trong 1.5. Đo độ mặn 1.6. Đo NH3 2. Chọn thời điểm và vị trí thả cá giống 2.1. Chọn thời điểm thả giống 2.2. Chọn vị trí thả giống 3. Xử lý giống trước khi thả 3.1. Ngâm bao cá giống 3.2. Tắm cá giống 4. Thả cá giống vào ao, lồng bè 4.1. Thả cá giống vào ao 4.2. Thả cá giống vào lồng, bè 5. Kiểm tra sau khi thả cá giống
  29. 28 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình Chọn và thả cá giống trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, bảng chế độ triều. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (phục vụ cho lớp học 30 người) - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Cơ sở cung cấp giống - Ao nuôi, lồng, bè nuôi của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ giađ ình - Trang bị dụng cụ, con giống cho thả giống + Xe hoặc ghe + Bình oxy + Bao PE: 60 cái, bao bảo vệ 30, dây thun cột: 0,5kg + Kính lúp 5 cái + Các hộp test kit đo môi trường, nhiệt kế 5 cái, đĩa Secchi 2 cái + Cá giống: 10 kg + Thau, xô: 5 cái mỗi loại + Cân 200g: 1 cái + Vợt: 5 cái + Máy sục khí 5W: 2 cái + Sổ ghi chép, bút 4. Điều kiện khác Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); ao nuôi, lồng, bè nuôi; trại sản xuất giống; chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Bài kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp.
  30. 29 - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên. b) Kiểm tra hết mô đun: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên. 2.Nội dung đánh giá a) Lý thuyết: - Đặc điểm cá giống khỏe mạnh; - Phương pháp vận chuyển và thả cá giống b) Thực hành: - Chọn cá giống; - Vận chuyển và thả cá giống. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này áp dụng cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết cho các khoá dạy nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, chương trình dùng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Môđun này gồm phần lý thuyết và thực hành, tuy nhiên cần thực hiện phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập. a) Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên.
  31. 30 - Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán. b) Phần thực hành - Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng. - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. - Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân. - Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét, nêu ra được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Xác định kích cỡ, mật độ, số luợng con giống; - Thực hiện được cách chọn cá giống, đóng bao và vận chuyển ; - Đo được các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, đĩa Secchi, các test kit; - Thực hiện thả giống và kiểm tra chất lượng giống sau khi thả 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 2. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2003. 3. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 4. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn (Oreochromis, Niloticus), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 5. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 6. Trần Văn Vỹ, 35 câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2000.
  32. 31 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chăm sóc và quản lý cá Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  33. 32 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 100 (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 80 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Chăm sóc và quản lý được học sau các mô đun Chuẩn bị ao, Chuẩn bị lồng bè; Chọn và thả cá giống, học trước các mô đun Phòng trị bệnh; Thu hoạch và tiêu thụ. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Mô đun Chăm sóc và quản lý là mô đun chuyên môn thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc của nghề: cho cá ăn; kiểm tra sinh trưởng; kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường; quản lý ao, lồng, bè nuôi cá. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có ao, lồng bè nuôi cá, có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được các tiêu chuẩn của VietGAP; - Nêu được phương pháp tính lượng thức ăn và kiểm tra tăng trưởng của cá qua từng giai đoạn; - Trình bày cách chăm sóc cá và quản lý hệ ao, lồng, bè nuôi. 2. Kỹ năng - Thực hiện nuôi cá theo hướng GAP; - Chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn theo 4 đúng; - Đánh giá được tỷ lệ sống, tăng trọng, tình trạng sức khỏe của cá; - Kiểm tra, xử lý môi trường nước và quản lý tốt ao, lồng, bè nuôi. 3. Thái độ - Siêng năng, cẩn thận, tuân thủ quy trình nuôi; - Vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình làm việc.
  34. 33 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Lý Thực Kiểm TT Tổng số thuyết hành tra* 1 Bài 1: Giới thiệu về thực hành 4 4 nuôi thủy sản tốt (VietGAP) 2 Bài 2: Kiểm tra cá 16 2 12 2 3 Bài 3: Chuẩn bị thức ăn cho cá 16 2 14 4 Bài 4: Cho cá ăn 16 2 12 2 5 Bài 5: Quản lý ao nuôi 16 2 12 2 6 Bài 6: Xử lý chất thải 12 2 10 7 Bài 7: Quản lý lồng, bè nuôi 16 2 12 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 100 16 72 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ trong các mô đun được tính vào thời gian thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (GAP) Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Nêu được lợi ích của việc nuôi thủy sản theo hướng VietGAP; - Áp dụng được nội dung của VietGAP trong nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. 1. Khái niệm VietGAP 2. Lợi ích của VietGAP 3. Ý nghĩa của VietGAP 4. Nội dung của VietGAP 5. Quy trình nuôi cá diêu hồng, rô phi theo VietGAP Bài 2: Kiểm tra cá Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp kiểm tra cá; - Kiểm tra được trọng lượng, tình trạng sức khỏe, tỉ lệ sống của cá nuôi.
  35. 34 1. Chuẩn bị dụng cụ 2. Kiểm tra hoạt động của cá 2.1. Quan sát cá hoạt động bơi lội 2.2. Quan sát cá bắt mồi 3. Thu mẫu kiểm tra 3.1. Thu bằng vợt 3.2. Thu bằng chài 3.3. Thu mẫu bằng lưới 4. Kiểm tra cá 4.1. Kiểm tra số lượng 4.2. Kiểm tra ngoại hình 4.3. Kiểm tra mức độ tăng trưởng 4.3.1. Đo chiều dài 4.3.2. Cân khối lượng 4.3.3. Tính trọng lượng trung bình 5. Ghi nhật ký kiểm tra cá Bài 3: Chuẩn bị thức ăn cho cá Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được tính ăn của cá diêu hồng, cá rô phi; - Lựa chọn thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn cá nuôi; - Bảo quản thức ăn đúng kỹ thuật. 1. Tìm hiểu tính ăn của cá diêu hồng, rô phi 2. Lựa chọn thức ăn 2.1. Thức ăn công nghiệp 2.1.1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp 2.1.2. Kiểm tra thức ăn 2.1.3. Bảo quản thức ăn công nghiệp 2.2. Thức ăn tự chế 2.2.1 Lựa chọn nguyên liệu 2.2.2 Xác định thành phần nguyên liệu
  36. 35 2.2.3 Chế biến thức ăn 2.3. Thức ăn xanh Bài 4: Cho cá ăn Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Tính được lượng thức ăn cho cá; - Thực hiện cho cá ăn theo 4 đúng; - Kiểm tra được cá sau khi cho ăn để điều chỉnh thức ăn. 1. Xác định lượng thức ăn, số lần cho cá ăn 1.1. Tính lượng thức ăn hàng ngày 1.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn 2. Cho cá ăn 2.1. Đối với thức ăn công nghiệp 2.2. Đối với thức ăn tự chế 2.3. Đối với thức ăn xanh 3. Kiểm tra sau khi cho cá ăn 4. Điều chỉnh thức ăn 4.1. Điều chỉnh lượng thức ăn 4.2. Điều chỉnh loại thức ăn 5. Ghi nhật ký lượng thức ăn hàng ngày của cá Bài 5: Quản lý ao nuôi Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cá; - Đo được các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đơn giản ; - Xử lý được các yếu tố môi trường và hệ thống ao nuôi. 1. Kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường 1.1. Độ pH 1.2. Ôxy hòa tan 1.3. Nhiệt độ nước
  37. 36 1.4. Màu nước 1.5. Độ trong 1.6. NH3 1.7. Độ mặn 2. Kiểm tra ao nuôi 2.1. Bờ bao 2.2. Lưới bao 2.3. Cống 3. Quản lý các loại địch hại 4. Thay nước ao nuôi định kỳ 4.1. Lấy nước vào ao chứa 4.2. Xử lý nước ao chứa 4.3. Thay nước cho ao nuôi 5. Ghi nhật ký chất lượng nước ao nuôi Bài 6: Xử lý chất thải Thời gian : 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý chất thải; - Xử lý được chất thải nuôi cá trước khi đưa ra môi trường ngoài 1. Tầm quan trọng việc xử lý chất thải 2. Xử lý bùn đáy ao 3. Lắng nước thải 4. Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải 5. Đưa nước thải đã được xử lý ra môi trường 6. Ghi nhật ký xử lý chất thải Bài 7: Quản lý lồng, bè nuôi Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến lồng, bè nuôi cá. - Đo được các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa đo độ trong, các test kit;
  38. 37 - Xử lý được các yếu tố môi trường và hệ thống lồng, bè nuôi khi bất lợi. 1. Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước khu vực lồng, bè nuôi 2. Kiểm tra và xử lý hệ thống lồng, bè 2.1. Neo, dây neo 2.2. Phao 2.3. Lưới 2.4. Khung 3. Vệ sinh lồng, bè 4. Xử lý sự cố bất thường 5. Ghi nhật ký chất lượng nước lồng, bè nuôi IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; tài liệu phát tay. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Máy vi tính, máy chiếu; - Bài giảng điện tử, giáo án; - Đĩa, băng hình, hình ảnh minh họa về kỹ thuật nuôi cá diêu hồng, rô phi. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (cho lớp học 30 học viên) - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, máy chiếu, máy vi tính, màn hình. - Ao, lồng, bè nuôi cá - Dụng cụ và trang thiết bị: + Cân đồng hồ 50kg, 1kg: 1 cái mỗi loại + Thau (đường kính 40-60cm): 10 cái + Xô: 10 cái + Chài 4-6m2: 1 cái + Sàng ăn, Vợt: 5 cái + Bình phun nước (nhựa) 1l: 5 cái + Thuyền cho ăn: 1 cái + Đèn pha: 5 cái
  39. 38 + Kính lúp: 5 cái + Test kit đo pH, Giấy quì: 5 hộp + Test kit đo oxy hòa tan: 5 hộp + Test kit đo độ kiềm: 5 hộp + Máy đo pH cầm tay: 2 cái + Nhiệt kế 0-100oC: 5 cái + Máy xay thức ăn: 1 cái - Thức ăn: + Thức ăn viên cho cá: 30 kg + Dầu mực: 1 lít + Cám: 20kg + Bột bắp: 20kg + Bột cá: 10kg + Bột gòn: 2kg + Vitamin: 1 gói + Khoáng: 1 gói + Bánh dầu: 1kg + Cá tươi, ốc : 20kg + Rau xanh - Thuốc, hóa chất: + Formol: 5 lít + Clorin: 5kg + Vôi cục: 10kg + Vôi bột: 50 kg + Dolomite: 10kg + Zeolite: 10kg + Saponin: 10kg + BKC: 3 lít + Thuốc thú y thuỷ sản: 0,5kg + Các chế phẩm sinh học: 1 gói 4. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ).
  40. 39 V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá a) Bài kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên. b) Kiểm tra hết mô đun: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên. 2. Nội dung đánh giá a) Kiến thức: - Tính ăn, tăng trưởng của cá diêu hồng, cá rô phi; - Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến cá. b) Kỹ năng: - Tính lượng thức ăn cho cá; - Tính lượng hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý nước, đáy ao nuôi; - Thao tác lấy mẫu, kiểm tra cá; - Thao tác kiểm tra thức ăn; - Thao tác chuẩn bị thức ăn, cho ăn - Thao tác đo chỉ tiêu môi trường nước bằng test kit và các dụng cụ đo đơn giản. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này áp dụng cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết cho các khoá dạy nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, chương trình dùng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng khác có nhu cầu.
  41. 40 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Môđun này gồm phần lý thuyết và thực hành, tuy nhiên cần thực hiện phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập. a) Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên. - Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán. b) Phần thực hành - Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng. - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. - Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân. - Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét, nêu ra được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý Trọng tâm của mô đun Chăm sóc và quản lý của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là các phần: Kiểm tra cá, Xác định lượng thức ăn cho cá, Kiểm tra và xử lý một số yếu tố chủ yếu của hệ thống nuôi tác động đến cá. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. BNN-PTNT, 2013. Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực trong ao. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội. 2. Đỗ Đoàn Hiệp - Trần Văn Vĩ - Nguyễn Tiến Thành, 2007, Thức ăn cho tôm cá sử dụng và chế biến, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2007. 3. Phạm Ninh Hải, tạp chí số 3/2009 – Khoa học công nghệ, số ra ngày thứ tư, 29 Tháng 7 năm 2009. 4. Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng - Sở Nông nghiệp Vĩnh Long.
  42. 41 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Phòng trị bệnh Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  43. 42 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 92 (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1. Vị trí Mô đun Phòng trị bệnh là mô đun chuyên môn thuộc chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, được học sau các mô đun Chuẩn bị ao; Chuẩn bị lồng, bè; Chọn và thả giống; học song song với mô đun Chăm sóc và quản lý, trước mô đun Thu hoạch và tiêu thụ. 2. Tính chất Mô đun Phòng trị bệnh được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: phòng bệnh, theo dõi phát hiện cá bệnh và trị bệnh kịp thời cho cá diêu hồng, cá rô phi. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có ao, bè đang nuôi cá với đầy đủ dụng cụ và thuốc phòng trị bệnh. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh; - Xác định được phương pháp, nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh; - Trình bày được cách phòng và trị bệnh thường gặp. 2. Kỹ năng - Xác định đúng loại thuốc, liều lượng và phương pháp phòng trị bệnh; - Thực hiện tốt việc phòng bệnh; - Theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường; - Chẩn đoán và điều trị được bệnh thường gặp. 3. Thái độ - Tuân thủ đúng quy trình phòng, trị bệnh. - Có ý thức không sử dụng thuốc, hóa chất cấm. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
  44. 43 Thời gian TT Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT 1 Bài 1. Tìm hiểu chung về bệnh và sử 12 4 6 2 dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá 2 Bài 2. Phòng bệnh tổng hợp 20 4 14 2 3 Bài 3. Theo dõi và phát hiện bệnh 12 2 10 4 Bài 4. Trị bệnh do ký sinh trùng 16 2 12 2 5 Bài 5. Trị bệnh do nấm 12 2 10 6 Bài 6. Trị bệnh do vi khuẩn 16 2 12 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng 92 16 64 12 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Tìm hiểu chung về bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh; - Biết phân loại các loại bệnh; - Biết cách sử dụng thuốc. 1. Khái niệm bệnh 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh 2.1. Nguyên nhân gây bệnh 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh 3. Phân loại bệnh 3.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh 3.2. Căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích 4. Các thời kỳ phát triển bệnh 4.1 Thời kỳ ủ bệnh 4.2 Thời kỳ khởi phát 4.3. Thời kỳ toàn phát 4.4. Thời kỳ khỏi bệnh
  45. 44 4.5. Thời kỳ phục hồi 5. Các đường lây truyền bệnh 5.1 Lây truyền bệnh qua nguồn nước 5.2. Lây truyền bệnh do mầm bệnh ở đáy ao 5.3. Lây truyền bệnh qua thức ăn 5.4. Lây truyền bệnh qua dụng cụ 5.5. Lây truyền qua những sinh vật khác 6. Các đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh 6.1. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua cơ quan tiêu hóa 6.2. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua mang 6.3.Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua da 7. Sử dụng thuốc, hóa chất 7.1. Tác dụng của thuốc 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 7.3. Phương pháp dùng thuốc 7.4. Một số loại thuốc, hóa chất thường dùng 7.5. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật Bài 2. Phòng bệnh tổng hợp Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng bệnh; - Thực hiện tốt việc phòng bệnh cho cá. 1. Khử trùng ao, lồng, bè trước khi nuôi 2. Khử trùng các dụng cụ nuôi 3. Xử lý nguồn nước trước và trong quá trình nuôi 4. Chọn đàn cá giống khỏe mạnh 5. Quản lý thức ăn 6. Tăng sức đề kháng cho cá 7. Quản lý môi trường nuôi 7.1. Nhiệt độ
  46. 45 7.2. Độ pH 7.3. Màu nước 7.4. Độ trong 7.5. Đo Oxy 7.6. Độ kiềm 7.7. Khí độc NH3, H2S Bài 3. Theo dõi và phát hiện bệnh Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hiệu cá bị bệnh; - Chẩn đoán và kết luận đúng bệnh. 1. Theo dõi những yếu tố, biểu hiện thường dẫn đến cá bị bệnh 1.1. Theo dõi tình hình thời tiết 1.2. Theo dõi sự thay đổi các yếu tố môi trường 1.3. Theo dõi hoạt động bơi lội của cá 1.4. Theo dõi hoạt động bắt mồi của cá 2. Kiểm tra cá 2.1. Thu mẫu cá bệnh 2.2. Quan sát bên ngoài cơ thể cá 2.3. Kiểm tra nội tạng 3. Gởi mẫu cá đến cơ sở chẩn đoán bệnh Bài 4. Trị bệnh do ký sinh trùng Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hiệu bệnh do ký sinh trùng; - Điều trị bệnh kịp thời, an toàn; - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh thường gặp do ký sinh trùng
  47. 46 3. Tính liều lượng thuốc 4. Thực hiện trị bệnh cho cá 5. Kiểm tra sau điều trị Bài 5. Trị bệnh do nấm Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hiệu bệnh do nấm; - Điều trị bệnh kịp thời, an toàn; - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh do nấm 3. Tính liều lượng thuốc 4. Thực hiện trị bệnh cho cá 5. Kiểm tra sau điều trị Bài 6. Trị bệnh do vi khuẩn Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hiệu bệnh do vi khuẩn; - Xử bệnh kịp thời, an toàn; - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh thường gặp do vi khuẩn 3. Tính liều lượng thuốc 4. Thực hiện trị bệnh cho cá 5. Kiểm tra sau điều trị IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình Phòng trị bệnh trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  48. 47 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy vi tính, máy chiếu, đĩa DVD, hình ảnh minh họa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất ( cho lớp học 30 người): - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, máy chiếu, máy vi tính, mành ình. - Ao, lồng bè đang nuôi cá của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình. - Thiết bị, vật tư đầy đủ: + Chài, lưới kéo, vợt: 01 cái mỗi loại + Cân loại 1kg và 5 kg: 02 cái mỗi loại + Máy sục khí: 05 máy. + Hộp Testkit đo yếu tố môi trường pH, ôxy, NH3 : 01 hộp mỗi loại + Kính lúp: 05 cái + Kính hiển vi: 5 cái + Lam, lamen: Mỗi loại 2 hộp + Bộ đồ mổ (dao, kéo, panh): 05 bộ + Xô, chậu, ca nhựa, bạt: 05 cái mỗi loại + Thức ăn công nghiệp: 300 kg + Vi sinh các loại: 1kg mỗi loại + Dinh dưỡng các loại (vitamin, khoáng ): 0,5kg mỗi loại + Chất sát khuẩn (Chlorin, formol, CuSO4 ): 30kg + Thuốc kháng sinh các loại: 2kg + Chế phẩm sinh học: 20 gói 4. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ) V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá a) Bài kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên. b) Kiểm tra hết mô đun: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm). - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá
  49. 48 trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Lựa chọn và tính lượng thuốc - Thực hiện thao tác trộn thuốc vào thức ăn và xử lý thuốc trong ao, bè - Chẩn đoán bệnh và biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này áp dụng cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết cho các khoá dạy nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, chương trình dùng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Môđun này gồm phần lý thuyết và thực hành, tuy nhiên cần thực hiện phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập. a) Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên. - Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán. b) Phần thực hành - Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng. - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn.
  50. 49 - Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân. - Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét, nêu ra được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Phương pháp sử dụng thuốc trong nuôi cá - Kiểm tra và xử lý môi trường nuôi - Phòng bệnh cho cá - Chẩn đoán và trị bệnh thường gặp 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đỗ Thị Hòa - Bùi Quang Tề - Nguyễn Hữu Dũng - Nguyễn Thị Muội, Bệnh học thủy sản, Nxb. Nông nghiệp, 2004. 2. Bùi Quang Tề, Giáo trình Bệnh của động vật thủy sản (Dùng cho học sinh hệ Trung học chuyên nghiệp), Nxb. Nông nghiệp, 1998. 3. Nguyễn Thị Phương Thanh, Bệnh học thủy sản. Nxb. Nông nghiệp, 2007.
  51. 50 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch và tiêu thụ Mã số mô đun: MĐ 06 Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
  52. 51 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 60 (Lý thuyết: 10 giờ ; Thực hành: 46 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1. Vị trí Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn: Chuẩn bị ao; Chuẩn bị lồng, bè; Chọn và thả giống; Chăm sóc và quản lý; Phòng trị bệnh. 2. Tính chất Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc của nghề: xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch và bảo quản; vận chuyển cá thương phẩm và đánh giá kết quả nuôi. Mô đun được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề hoặc tại địa phương nơi có các trang trại nuôi cá tập trung với đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 1. Kiến thức - Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch; - Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 2. Kỹ năng - Chọn được nơi tiêu thụ cá; - Xác định đúng thời điểm thu hoạch; - Thực hiện được các thao tác thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá đúng kỹ thuật; - Tính được kết quả của quá trình nuôi. 3. Thái độ Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ quy định an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm
  53. 52 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số Thời gian Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1. Tìm hiểu một số vấn đề về an toàn 2 2 chất lượng cá thương phẩm 2 Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch 8 2 6 3 Bài 3. Chuẩn bị thu hoạch 16 2 14 4 Bài 4. Thu hoạch và vận chuyển 18 2 14 2 5 Bài 5. Đánh giá kết quả nuôi 12 2 8 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng 60 10 42 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Tìm hiểu vấn đề về an toàn chất lượng cá thương phẩmTh ời gian: 04 giờ Mục tiêu: - Xác định được ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm; - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch. 1. Chất lượng cá thương phẩm 2. An toàn thực phẩm 2.1. Chất kháng sinh, hóa chất 2.2. Vi sinh vật 2.3. Các yếu tố vật lý 3. Vai trò, ý nghĩa của chất lượng và an toàn thực phẩm 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch 4.1. Hoạt động thu hoạch và vận chuyển 4.2. Nhiệt độ thu hoạch và vận chuyển 4.3. Thời gian thu hoạch và vận chuyển
  54. 53 Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Thu thập, dự đoán được thị trường tiêu thụ cá; - Kiểm tra được chất lượng cá thương phẩm; - Quyết định được thời điểm thu hoạch hợp lý. 1. Tìm hiểu thị trường 1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ 1.2. Dự báo khối lượng cá thị trường tiêu thụ 1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ 2. Kiểm tra cá trước khi thu hoạch 2.1. Kiểm khối lượng cá 2.2. Kiểm tra sức khỏe cá 3. Theo dõi thông tin dự báo thời tiết 4. Quyết định thời điểm thu hoạch Bài 3. Chuẩn bị thu hoạch Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Dự tính tương đối chính xác khối lượng đàn cá thu hoạch; - Chọn được nơi tiêu thụ và làm hợp đồng bán cá; - Chuẩn bị đủ dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển và nhân công. 1. Dự tính khối lượng đàn cá thu hoạch 2. Chọn nơi tiêu thụ và hợp đồng bán cá 3. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch 4. Chuẩn bị dụng cụ chứa cá 5. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 6. Chuẩn bị nhân công
  55. 54 Bài 4. Thu hoạch và vận chuyển Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Sử dụng được các dụng cụ thu hoạch cá; - Thực hiện việc thu hoạch và vận chuyển; - Ý thức về chất lượng, vệ sinh thực phẩm. 1. Thu hoạch cá 1.1. Thu hoạch cá nuôi trong ao 1.2. Thu hoạch cá nuôi trong lồng, bè 2. Xác định khối lượng cá thu hoạch 2.1. Cân cá 2.2. Ghi kết quả các lần cân 2.3. Tính khối lượng cá thu hoạch 3. Chuyển cá vào phương tiện vận chuyển 3.1. Xác định mật độ khối lượng vận chuyển 3.2. Bảo quản cá sống 4. Vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ 4.1. Xác định thời gian vận chuyển 4.2. Xử lý trong quá trình vận chuyển Bài 5. Đánh giá kết quả nuôi Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Hiểu được phương pháp tính tỷ lệ sống, năng suất, hệ số thức ăn và hiệu quả nuôi; - Xác định được tỷ lệ sống, năng suất, hệ số thức ăn; và hiệu quả nuôi; - Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo; - Quản lý tốt hồ sơ nuôi. 1. Xác định tỷ lệ sống 2. Xác định năng suất 3. Tính hệ số thức ăn 4. Tính hiệu quả nuôi
  56. 55 5. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm 6. Quản lý hồ sơ nuôi IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị (cho lớp học 30 người) - Phòng học, cơ sở trại nuôi hoặc ao, lồng, bè - Phương tiện vận chuyển - 02 máy bơm, 02 bình Acquy; - Chài, lưới kéo, giai, bể chứa - Cân loại 5kg và 50 kg; - Sục khí 02 cái - Vật tư: Nước sạch, chất sát trùng, tẩy rửa - Sổ ghi chép 30 quyển 4. Điều kiện khác Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia, kỹ thuật viên hoặc người nuôi cá có tay nghề cao để hướng dẫn thực hành V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Bài kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên. b) Kiểm tra hết mô đun: - Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm). - Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân. Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên.
  57. 56 2. Nội dung đánh giá - Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch; - Thu hoạch bằng chài, lưới; - Vận chuyển cá sống; - Tính hiệu quả sản xuất. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này áp dụng cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết cho các khoá dạy nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, chương trình dùng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Môđun này gồm phần lý thuyết và thực hành, tuy nhiên cần thực hiện phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập. a) Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên. - Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán. b) Phần thực hành - Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng. - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. - Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.
  58. 57 - Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét, nêu ra được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiểm tra chất lượng cá thu hoạch; - Thu hoạch và vận chuyển cá sống; - Tính hiệu quả nuôi. 4. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt, năm 2005. 2. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 3. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 4. KS. Nguyễn Đức Nga – TS. Nguyễn Như Tiệp, Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, Nhà xuất bản lao động xã hội hà Nội, năm 2005. 5. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007.