Giáo trình Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở nepal và Việt Nam

pdf 104 trang huongle 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở nepal và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghien_cuu_ve_gioi_nam_tinh_va_su_ua_thich_con_tr.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở nepal và Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI, NAM TÍNH VÀ SỰ ƯA THÍCH CON TRAI Ở NEPAL VÀ VIỆT NAM
  2. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam Tác giả Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Phụ nữ (ICRW) Priya Nanda Abhishek Gautam Ravi Verma Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) Khuất Thu Hồng Trần Giang Linh Trung tâm Nghiên cứu Mơi trường, Sức khỏe và Dân số (CREHPA) Mahesh Puri Jyotsna Tamang Prabhat Lamichhane
  3. Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu do Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Phụ nữ (ICRW) cùng phối hợp thực hiện với Trung tâm Nghiên cứu Mơi trường, Gia đình và Dân số (CREHPA) ở Nepal và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) của Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện theo yêu cầu của Văn phịng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương ở Băng-cốc và được chính phủ Ơxtrâylia tài trợ thơng qua Cơ quan phát triển quốc tế Ơxtrâylia (AusAID). Mục đích của nghiên cứu là để tìm hiểu về các chuẩn mực giới, hành vi nam tính và thái độ đối với sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam. Lưu ý Nghiên cứu này được chính phủ Ơxtrâylia tài trợ thơng qua Văn phịng khu vực Châu Á Thái Bình Dương – các quan điểm được trình bày trong báo cáo này khơng nhất thiết phản ánh quan điểm của AusAID. Gợi ý trích dẫn Nanda Priya, Gautam Abhishek, Verma Ravi, Khuất Thu Hồng, Puri Mahesh, Trần Giang Linh, Tamang Jyotsna, Lamichhane Prabhat (2012). “Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự yêu thích con trai ở Nepal và Việt Nam”. New Delhi, Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ. Bản quyền © thuộc về ICRW 2012 Ấn phẩm này cĩ thể được sử dụng lại một phần hoặc tồn bộ mà khơng cần xin phép Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ (ICRW) với điều kiện phải trích dẫn tồn bộ nguồn gốc tài liệu và việc sử dụng khơng vì mục đích thương mại.
  4. LỜI CẢM ƠN Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Văn phịng UNFPA khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã yêu cầu thực hiện nghiên cứu về Giới, Nam tính và Thái độ của nam giới đối với sự ưa thích con trai, và chân thành cảm ơn Cơ quan phát triển quốc tế AusAID của chính phủ Ơxtrâylia đã tài trợ cho hai nghiên cứu riêng của từng quốc gia cũng như báo cáo nghiên cứu tổng hợp này. Chúng tơi đặc biệt cảm ơn Tiến sỹ Anand Tamang, Giám đốc Trung tâm nghiêncứu Mơi trường, Sức khỏe và Dân số (CREHPA) của Nepal và Tiến sỹ Lê Bạch Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội (ISDS) của Việt Nam và các thành viên vì sự hợp tác quý báu trong khi tiến hành nghiên cứu này. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Bà Kiran Bhatia, Cố vấn về giới của Văn phịng UNFPA khu vực Châu Á Thái Bình Dương ở Băng-cốc, đã xây dựng khung khái niệm cho nghiên cứu đối với các lĩnh vực chưa được tìm hiểu về nam giới và sự ưa thích con trai cũng như sự giám sát và hướng dẫn kỹ thuật của bà trong suốt thời gian nghiên cứu. Chúng tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Bà Galanne Deressa, Cán bộ chương trình và Bà Patnarin Sutthirak, Cộng tác viên chương trình tại Văn phịng UNFPA khu vực Châu Á Thái Bình Dương vì những hỗ trợ quý báu. Chúng tơi xin cảm ơn Bà Nobuko Horibe, Giám đốc Văn phịng UNFPA khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Băng-cốc đã ủng hộ nghiên cứu này. Chúng tơi cũng xin được cảm ơn Ơng Bruce Campbell và nhĩm làm việc của ơng tại Văn phịng UNFPA Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho nghiên cứu tại Việt Nam. Chúng tơi xin cảm ơn Tiến sỹ K.M. Sathyanarayana và Tiến sỹ Sanjay Kumar Văn phịng UN- FPA Ấn Độ đã cung cấp thơng tin đầu vào trong thời gian hồn thành thiết kế nghiên cứu. Chúng tơi đặc biệt cảm ơn Giáo sư Christophe Z.Guilmoto từ Trung tâm Dân số và Phát triển của Pháp và đồng thời là chuyên gia của UNFPA, Bà Emma Fullu, Chuyên gia nghiên cứu, và Ơng James L. Lang, Điều phối viên chương trình Sáng kiến chung của Liên hợp quốc về phịng chống bạo lực trên cơ sở giới tại khu vực Châu Á-Thái bình dương (P4P) tại Băng-cốc đã đĩng gĩp ý kiến về cơng cụ và đối tượng nghiên cứu. Nhĩm nghiên cứu cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới Tiến sỹ Ajay Kumar Singh, nguyên là chuyên gia về kỹ thuật tại Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ, Văn phịng khu vực Châu Á (ICRW ARO) và Bà Sonvi Kapoor, nguyên là cộng tác nghiên cứu tại Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ, Văn phịng khu vực Châu Á (ICRW ARO), vì những đĩng gĩp trong quá trình hồn thiện các cơng cụ nghiên cứu, thiết kế mẫu và hướng dẫn nhĩm nghiên cứu ở Nepal và Việt Nam trong thời gian thu thập và phân tích dữ liệu. Chúng tơi khơng thể thực hiện được nghiên cứu này nếu khơng cĩ những đĩng gĩp của họ. Chúng tơi xin được cảm ơn Bà Anuradha Bhasin, cố vấn tại Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ (ICRW) vì sự đĩng gĩp của bà trong quá trình chuẩn bị báo cáo nghiên cứu. Chúng tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Tiến sỹ Ellen Weiss, Cố vấn cấp cao, Trung tâm Quốc tế
  5. Nghiên cứu về Phụ nữ ở Trụ sở chính (ICRW - HQ) vì đã chỉnh sửa, biên tập, hồn thiện báo cáo. Chúng tơi xin cảm ơn Caroline Klein, Giám đốc Ngân sách và Tài trợ nhánh tại Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Phụ nữ ở Trụ sở chính (ICRW - HQ) và Sandeepa Fanda, Văn phịng UNFPA khu vực Châu Á Thái Bình Dương (UNFPA APRO) vì những hỗ trợ hành chính quý báu. Chúng tơi xin cảm ơn Bà Chandana Anusha với tư cách là cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Phụ nữ (ICRW) vì những đĩng gĩp của bà trong quá trình xây dựng cơng cụ. Chúng tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Hội đồng thẩm định của Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ và Trung tâm nghiên cứu Mơi trường, Sức khỏe và Dân số đã thơng qua các cam kết về mặt đạo đức của nghiên cứu này. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn sự đĩng gĩp của những người tham gia nghiên cứu – những người đã kiên nhẫn trả lời các câu hỏi về các vấn đề mang tính riêng tư trong phiếu điều tra. Nghiên cứu này sẽ khơng thể thực hiện được nếu khơng cĩ sự tham gia nhiệt tình và tự nguyện của họ.
  6. MỤC LỤC TĨM TẮT 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 5 1.1 Thơng tin chung 5 1.2 Mục đích nghiên cứu 6 1.3 Bối cảnh nghiên cứu: tại Nepal và Việt Nam 6 1.3.1 Nepal 6 1.3.2 Việt Nam 8 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1 Khung khái niệm 11 2.2. Thiết kế chọn mẫu và quy mơ mẫu 12 2.3 Cơng cụ nghiên cứu 13 2.4 Tiến hành điều tra 14 2.5 Phân tích và các biến 15 2.6 Vấn đề đạo đức 16 2.7 Thách thức và hạn chế của số liệu 16 Chương 3. TĨM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 19 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học 19 3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 20 3.3 Áp lực kinh tế 23 3.4 Đặc điểm của bạn tình 24 3.5 Lạm dụng đồ uống cĩ cồn và chất kích thích 25 3.6 Các chỉ số khác 25 Chương 4. THÁI ĐỘ CỦA NAM GIỚI ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI 27 4.1 Thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới - Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (GEM Scale) 27 4.2 Các yếu tố liên quan tới thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới 31 4.3 Trải nghiệm bất bình đẳng giới trong thời thơ ấu 31 4.4 Các yếu tố liên quan tới sự bất bình đẳng về giới thời thơ ấu 33 4.5 Sự tham gia của nam giới trong việc chăm sĩc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em 35 4.6 Sự tham gia của nam giới trong cơng việc gia đình 36 Chương 5. THÁI ĐỘ CỦA NAM GIỚI ĐỐI VỚI TRẢI NGHIỆM VỀ BẠO LỰC 37 5.1 Các loại hình bạo lực đối với vợ/bạn tình được báo cáo 37 5.2 Bạo lực theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội được chọn lựa 39 5.3 Bạo lực theo các đặc điểm nền tảng được chọn lựa 41 5.4 Các yếu tố liên quan tới bạo lực trong suốt cuộc đời 43
  7. Chương 6. THÁI ĐỘ CỦA NAM GIỚI VỀ SỰ ƯA THÍCH CON TRAI 47 6.1 Thái độ ưa thích con trai 47 6.2 Các yếu tố liên quan tới thái độ ưa thích con trai 49 6.3 Nhận thức về tầm quan trọng của việc cĩ con gái hay con trai 55 Chương 7. KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NAM GIỚI ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN 59 7.1 Kiến thức về dịch vụ và luật pháp về phá thai 59 7.2 Thái độ đối với phá thai (theo các yếu tố nhân khẩu xã hội khác nhau) 61 7.3 Kiến thức về việc siêu âm của người vợ/bạn tình và thái độ đối với việc phá thai lựa chọn giới tính 62 7.4 Kiến thức và thái độ của nam giới về chính sách và pháp luật thúc đẩy bình đẳng giới 65 7.5 Kiến thức và thái độ về quyền thừa kế 67 7.6 Kiến thức và thái độ về luật phịng chống bạo lực đối với phụ nữ 68 7.7 Các yếu tố liên quan đến kiến thức về các luật liên quan đến giới 70 Chương 8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71 Phụ lục: BẢNG BIỂU VÀ HÌNH 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT CBS Cục thống kê trung ương CREHPA Trung tâm nghiên cứu Mơi trường, Sức khỏe và Dân số DHS Điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh FWLD Diễn đàn Pháp luật Phụ nữ và Phát triển GBV Bạo lực trên cơ sở giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEM Thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới GON Chính phủ Nepal GSO Tổng cục thống kê HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người ICRW Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Phụ nữ IMAGES Điều tra quốc tế về bình đẳng giới và nam giới IPV Bạo lực đối với bạn tình IRB Ban thẩm định khía cạnh đạo đức của nghiên cứu IRC Hội đồng thẩm định cơ sở PSU Đơn vị mẫu cơ bản P4P Sáng kiến chung của Liên hợp quốc về phịng chống bạo lực trên cơ sở giới tại khu vực Châu Á-Thái bình dương PATH Chương trình Kỹ thuật Thích hợp trong ngành y tế PPS Chọn mẫu xác suất theo tỷ lệ với quy mơ cụm dân cư và độ lớn của cụm dân cư SLC Chứng nhận tốt nghiệp SPSS Phần mềm thống kê phân tích các cuộc điều tra khoa học xã hội SRU1 Tỷ số giới tính dưới 1 tuổi STI Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNESCO Tổ chức Văn hĩa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc VAW Bạo lực đối với phụ nữ VDC Ủy ban Phát triển thơn bản WHO Tổ chức Y tế thế giới
  9. TĨM TẮT Tâm lý ưa thích con trai ở một số nơi tại châu Á đã dẫn tới những thực hành mang tính phân biệt đối xử với trẻ em gái và phụ nữ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa vị, sức khỏe và sự phát triển của họ. Việc dư thừa nam giới ở một số quốc gia do cĩ quá nhiều trẻ em trai được sinh ra từ năm 1980 đã cĩ ảnh hưởng tới tỷ số giới tính khi sinh và do đĩ ảnh hưởng tới những động thái của một số vùng ở lục địa này. Sự khan hiếm phụ nữ để kết hơn đã dẫn tới tình trạng gia tăng phân biệt đối xử thơng qua gia tăng bạo lực đối với phụ nữ, buơn bán người, bắt cĩc, hơn nhân cưỡng ép, hoặc việc các anh em trai trong một nhà chia sẻ chung một cơ dâu. Các quốc gia khác nhau cĩ những thực hành khác nhau. Trẻ em gái được sinh ra cũng bị phân biệt đối xử vì khơng cĩ cơ hội bình đẳng trong chăm sĩc sức khỏe, giáo dục và thực hiện mong muốn của mình. Nghiên cứu về thái độ của nam giới đối với sự ưa thích con trai được thực hiện xuất phát từ những mối quan ngại kéo dài ở một số quốc gia châu Á trong nhiều thập kỷ qua. Nghiên cứu này được xây dựng và thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về phụ nữ (ICRW) ở New Delhi và được thực hiện thơng qua sự hợp tác với hai cơ quan nghiên cứu ở Nepal và Việt Nam. Ở Nepal, đối tác nghiên cứu là Trung tâm nghiên cứu Mơi trường, Sức khỏe và Dân số (CREHPA) và ở Việt Nam là Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS). Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm hiểu các khía cạnh, bản chất và các yếu tố cĩ tính chất quyết định đến thái độ khác nhau của nam giới đối với sự ưa thích con trai và bạo lực dựa trên cơ sở giới. Nghiên cứu áp dụng Bộ cơng cụ Điều tra quốc tế về bình đẳng giới và nam giới (IMAGES) để tìm hiểu thái độ của nam giới đối với sự ưa thích con trai. IMAGES là một trong những điều tra tồn diện nhất đã từng được thực hiện về thái độ và hành vi của nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 49 về các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và tình dục, sức khỏe bà mẹ, bạo lực dựa trên cơ sở giới và sự tham gia của nam giới trong cơng tác chăm sĩc và cuộc sống gia đình. Điều tra hộ gia đình đối với nam giới ở cả hai quốc gia được thực hiện vào tháng 7-8 năm 2011. Ở Nepal, tổng số mẫu là 1000 nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 49 được phỏng vấn ở ba tỉnh là Dang, Gorkha và Saptari; ở Việt Nam, mẫu nghiên cứu bao gồm 1424 nam giới từ hai tỉnh Hưng Yên ở miền Bắc và Cần Thơ ở miền Nam. Độ tuổi trung bình của nam giới tham gia cuộc điều tra này là 32 ở Nepal và 35 ở Việt Nam. Ba phần tư số nam giới ở cả hai quốc gia đều cho biết họ đã kết hơn và một phần ba số nam giới chưa kết hơn đang chung sống với bạn tình . Ở Việt Nam những nam giới tham gia điều tra cĩ trình độ học vấn cao. Tất cả đều biết chữ và chỉ cĩ 2% nam giới cho biết họ khơng tham gia bất cứ hình thức giáo dục chính thức nào. Ở Nepal, 8% nam giới khơng biết chữ trong khi những người cịn lại đã đi học và một phần năm trong số họ đã đi học phổ thơng cơ sở. Nepal là quốc gia nơi đạo Hinđu chiếm ưu thế nên phần lớn nam giới theo đạo Hindu trong khi đĩ ở Việt Nam, chưa đến hai phần ba số người tham gia điều tra cho biết họ khơng Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 1
  10. theo đạo nào và 15% cho biết họ theo đạo Thiên chúa. Về mặt nghề nghiệp, ở Nepal, gần một nửa số nam giới được điều tra là nơng dân và gần một phần tư đang làm trong khu vực dịch vụ. Ở Việt Nam, khoảng một phần ba số nam giới cho biết họ làm nơng nghiệp và gần một phần tư đang làm các cơng việc lao động phổ thơng . Nghiên cứu cho thấy ở cả hai quốc gia, đa số nam giới đều cĩ thái độ bình đẳng giới ở mức trung bình (khơng cao hay thấp) nhưng họ thiên về các vai trị giới truyền thống của phụ nữ. Gần một nửa số nam giới ở Nepal và hơn ba phần tư nam giới ở Việt Nam nhất trí rằng vai trị chủ yếu của phụ nữ là chăm sĩc và nấu ăn trong gia đình. Điều thú vị là ở cả hai quốc gia nhận định vai trị chủ yếu của phụ nữ là để sinh con trai cho gia đình nhà chồng khơng được nhiều người nhất trí. Về thái độ bạo lực đối với phụ nữ, ở Nepal 44% nam giới tán thành rằng phụ nữ đáng bị đánh trong khi đĩ ở Việt Nam, con số này là 26%. Các khái niệm về nam tính đều cao ở cả hai quốc gia; ở Việt Nam 90% nam giới nhất trí rằng là đàn ơng phải cứng rắn. Ở Nepal, 70% nam giới đồng ý với ý kiến trên. Về giá trị của con trai so với con gái, thái độ của nam giới ở cả hai quốc gia giống nhau. Đa số nam giới (90%) khơng nhất trí với mệnh đề rằng “đàn ơng chỉ cĩ con gái là khơng may mắn” và “khơng cĩ con trai chứng tỏ nghiệp chướng và sống khơng cĩ luân lý đạo đức”. Giáo dục, nghề nghiệp và tơn giáo được phát hiện là cĩ liên quan tới thái độ của nam giới đối với các chuẩn mực về bình đẳng giới ở cả hai quốc gia. Nam giới cĩ trình độ học vấn cao hơn, làm việc cĩ chuyên mơn thường cĩ thái độ bình đẳng giới hơn. Nam giới ở Nepal và Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong mơi trường gia đình xã hội nơi mà việc phân biệt đối xử về giới đối với phụ nữ vẫn cịn phổ biến. Hơn một nửa (55%) nam giới ở Nepal và hai phần ba (66%) ở Việt Nam cho biết họ đã từng trải qua hoặc chứng kiến sự bất bình đẳng giới thời thơ ấu và hình thức phổ biến nhất mà họ chứng kiến là những giới hạn về tự do của chị em gái hoặc chị em họ của mình. Ở cả hai quốc gia, đều phát hiện rằng thang đo thái độ của nam giới đối với cơng bằng giới cĩ liên quan chặt chẽ tới trải nghiệm/ chứng kiến về bất bình đẳng giới thời thơ ấu. Các yếu tố liên quan khác thì khác nhau giữa hai quốc gia. Ví dụ, ở Nepal, áp lực về đẳng cấp xã hội/ chủng tộc và sự giàu nghèo cĩ mối liên quan đáng kể trong khi đĩ ở Việt Nam là các yếu tố về tuổi, giáo dục, và việc làm. Cĩ vẻ như cĩ mối quan hệ rõ ràng giữa sự tham gia của nam giới trong việc chăm sĩc sức khỏe bà mẹ và trẻ em với các đặc điểm nhân khẩu xã hội . Ở cả hai quốc gia, phần đơng nam giới trẻ tuổi và sống ở thành thị đưa vợ/bạn tình đi khám thai. Họ cĩ trình độ học vấn và chuyên mơn cao hơn. Khơng cĩ gì ngạc nhiên khi ở cả hai quốc gia, cĩ mối quan hệ đặc biệt giữa việc nam giới hàng ngày tham gia chăm sĩc con cái và các điểm số trên thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới. Ngồi ra, ở Nepal, một tỷ lệ lớn nam giới trong các gia đình hạt nhân và nam giới làm nơng nghiệp đã giúp đỡ chăm sĩc con cái hàng ngày trong khi đĩ ở Việt Nam, trình độ học vấn của nam giới cĩ mối quan hệ mật thiết với cơng việc này. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bạo lực đối với vợ/bạn tình trong số những nam giới được điều tra là khá cao. Ở Nepal, khoảng 71% nam giới cho biết họ đã từng gây ít nhất một hình thức bạo lực đối với vợ/bạn tình của mình trong khi đĩ ở Việt Nam, tỷ lệ này là 60%. Hình thức phổ biến nhất của bạo lực vợ/bạn tình (IPV) ở cả hai quốc gia là bạo lực tinh thần, hơn một nửa 2 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  11. số nam giới trong mẫu nghiên cứu ở cả hai quốc gia cho biết họ đã từng gây bạo lực ở một thời điểm nào đĩ. Tiếp theo bạo lực tinh thần là bạo lực thể xác, theo như báo cáo của hai phần năm số nam giới ở Nepal và một phần ba ở Việt Nam. Các câu trả lời về bạo lực đối với phụ nữ trong năm vừa qua cho thấy hơn 40% đàn ơng ở Nepal và 25% đàn ơng Việt Nam đã từng dùng một hình thức bạo lực nào đĩ. Ở cả hai quốc gia, trong năm vừa qua, hình thức bạo lực phổ biến nhất là bạo lực tinh thần, sau đĩ là bạo lực thể xác. Tuổi tác và nghề nghiệp cĩ liên quan đặc biệt tới bạo lực vợ/bạn tình ở cả hai quốc gia. Nam giới nhiều tuổi hơn cĩ vẻ như thực hành bạo lực nhiều hơn so với nam giới trong độ tuổi 18-24 ở cả hai quốc gia. Vị trí cơng việc cũng cĩ ảnh hưởng rõ rệt. Nam giới trong lĩnh vực kinh doanh hoặc buơn bán nhỏ cĩ nhiều khả năng gây bạo lực hơn so với nam giới làm việc chuyên mơn. Học vấn cũng cho thấy mối tương quan nhưng khơng cĩ sự rõ rệt về mặt thống kê. Điều quan trọng là nam giới cĩ thái độ tốt hơn về bình đẳng giới ít thực hành bạo lực hơn. Khơng cĩ gì là ngạc nhiên khi các trải nghiệm thời thơ ấu về việc bị ức hiếp và bất bình đẳng giới đĩng vai trị quan trọng ở cả hai quốc gia khi nam giới với những trải nghiệm một trong hai yếu tố trên cĩ khả năng gây bạo lực đối với bạn tình gấp đơi, nhất là ở Nepal. Tương tự như vậy, việc sử dụng đồ uống cĩ cồn cũng làm gia tăng khả năng gây nên bạo lực bạn tình ở cả hai quốc gia. Dữ liệu cho thấy ở cả hai quốc gia, nam giới đều cĩ tư tưởng ưa thích con trai . Hầu hết nam giới ở cả hai quốc gia đều ủng hộ các mệnh đề về ưa thích con trai, cụ thể là các mệnh đề liên quan tới giá trị trực tiếp của việc cĩ con trai. Cả hai quốc gia đều cĩ tỷ lệ cao những nam giới nhất trí với mệnh đề rằng con trai đĩng vai trị quan trọng trong việc nối dõi tơng đường và để hỗ trợ chăm sĩc khi họ về già. Điều ngạc nhiên là rất ít nam giới tán thành với việc phá thai nếu mang thai bé gái, hay cho con gái đi làm con nuơi, hoặc từ bỏ vợ khi vợ họ khơng sinh được con trai. Ở cả hai quốc gia, trình độ học vấn và loại hình nghề nghiệp của nam giới cĩ liên quan mật thiết tới thái độ ưa thích con trai. Ngồi ra, cĩ mối liên hệ rõ rệt giữa sự ưa thích con trai của nam giới và thái độ bình đẳng giới của họ (Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới - GEM scale) và sự kiểm sốt của nam giới đối với vợ của mình (chỉ số kiểm sốt mối quan hệ). Bản chất gia trưởng của xã hội Nepal kết hợp với các giá trị kinh tế xã hội và tơn giáo là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng phải cĩ con trai trong gia đình. Tương tự như ở Việt Nam, hệ thống thân tộc phụ hệ và mơ hình cư trú bên nội cĩ xu hướng tạo nên một áp lực lớn mang tính quy chuẩn đối với các cặp vợ chồng là phải cĩ ít nhất một con trai. Quan điểm của nam giới về tầm quan trọng của con trai và con gái chịu ảnh hưởng lớn bởi các phong tục truyền thống, vai trị và các kỳ vọng về giới (ví dụ chỉ cĩ con trai mới cĩ thể duy trì họ của cha và tiếp tục dịng dõi gia đình cịn con gái thì mang lại những hỗ trợ về mặt tình cảm và được kỳ vọng là chăm chỉ, và cĩ trách nhiệm chăm sĩc bố mẹ). Nam giới trong cuộc điều tra này cĩ nhận thức tương đối tốt đối với pháp luật và chính sách về phịng chống bạo lực đối với phụ nữ và luật pháp liên quan đến phá thai. Đa số đàn ơng ở Nepal khơng nắm được về các quy định pháp luật cho phép phá thai cịn ở Việt Nam, tỷ lệ này rất thấp. Ở cả hai quốc gia, nam giới tán thành luật pháp cấm lựa chọn giới tính và họ hồn tồn ý thức được điều này. Gần một phần ba số nam giới tin rằng luật pháp cấm lựa chọn giới tính cĩ thể đi ngược lại với quyền phá thai, và quyền được lựa chọn của phụ nữ. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 3
  12. Về luật quyền thừa kế, một tỷ lệ cao nam giới ở Nepal nhận thức được về điều này, nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ chiếm một phần ba số nam giới được điều tra. Tuy nhiên ở cả hai quốc gia, trong số những người cĩ được nhận thức, họ đều tán thành rằng những luật này cần được ủng hộ. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở cả hai quốc gia để tìm hiểu thái độ của nam giới đối với nhiều vấn đề liên quan tới bình đẳng giới, sự ưa thích con trai, mức độ và các loại hình bạo lực bạn tình, kiến thức và thái độ đối với pháp luật và chính sách liên quan tới quyền của phụ nữ. Nghiên cứu khẳng định tư tưởng ưa thích con trai mạnh mẽ, quan niệm bảo thủ về vai trị giới và thái độ khơng cơng bằng vẫn tồn tại ở cả hai quốc gia. Cần cĩ các chương trình hoặc truyền thơng can thiệp lâu dài và tồn diện hơn với mục tiêu hướng tới nam giới ở cấp trung ương và địa phương cĩ tính đến các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của nam giới cĩ ảnh hưởng đến tư tưởng của họ. Mặc dù mức độ hiểu biết về pháp luật và chính sách liên quan tới bình đẳng giới là cao, vẫn cần phải chú ý đến việc thực thi và đưa ra những thơng điệp cĩ hiệu quả để khơng chỉ cung cấp thêm thơng tin về pháp luật mà cịn đưa ra các quy chuẩn cho các hành vi đang được đưa vào pháp luật. Vì mối quan hệ giữa trải nghiệm thời thơ ấu về bất bình đẳng, thái độ về bình đẳng giới và tư tưởng ưa thích con trai và bạo lực bạn tình, các can thiệp về nam tính ngay trong thời kỳ thơ ấu và vai trị của nam giới trong gia đình cũng sẽ được đưa ra như những khuyến nghị về chính sách rút ra từ các kết quả nghiên cứu này. 4 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  13. 1. GIỚI THIỆU 1.1 Thơng tin chung Tư tưởng ưa thích con trai đang ngày càng trở thành một vấn đề nổi cộm ở một số quốc gia châu Á. Mức độ nghiêm trọng của nĩ đã dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong trẻ em gái, và đã làm mất cân bằng tỷ số giới tính ở một số vùng của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cùng với các dấu hiệu tương tự đang xuất hiện ở Nepal và Pakistan. Ở hầu hết các xã hội gia trưởng ở châu Á, nam giới chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng kinh tế, văn hĩa xã hội và tơn giáo. Do vậy, con trai được coi là tất yếu đối với sự tồn tại của một gia đình, đối với an sinh xã hội khi tuổi già, và được gắn một giá trị cao hơn con gái; vì thế con trai cĩ nhiều quyền lực hơn và kiểm sốt các nguồn lực, đặc biệt là đối với đất đai và tài sản, và cả đối với phụ nữ trong gia đình. Ở cấp độ quốc gia, quyền lực này thường được phản ánh trong pháp luật và chính sách và đẩy phụ nữ xuống vị trí thứ yếu kể cả trong gia đình nơi mà họ phụ thuộc vào nam giới về mặt kinh tế, và khu vực cơng nơi mà họ cĩ ít hoặc khơng cĩ quyền ra quyết định và thường bị coi là gánh nặng (Murphy, 2003; Das Gupta và cộng sự, 2003; Chow và Berheide, 2004; all cited in Li, 2007). Tầm quan trọng về mặt xã hội của trẻ em trai đã dẫn tới những thực hành mang tính phân biệt đối xử cĩ nguồn gốc sâu xa đối với trẻ em gái và phụ nữ, với những tác động xấu đến địa vị, sức khỏe, sự phát triển và tạo nên áp lực rất lớn về việc sinh con trai. Trong bối cảnh quy mơ gia đình giảm đi và các chính sách hạn chế sinh đẻ và việc tiếp cận các dịch vụ y tế khơng được kiểm sốt, áp lực này cĩ thể cĩ những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Đối với nam giới và trẻ em trai, việc này đã dẫn tới những nhận thức sai lệch về nam tính và việc khoan dung đối với một số người cĩ hành vi bạo lực mà thường được xã hội chấp nhận. Sự dư thừa nam giới ở một số cộng đồng dân cư do cĩ quá nhiều trẻ em trai được sinh ra từ năm 1980 đã tác động tới quan hệ hoặc hơn nhân của cả nam và nữ giới. Cĩ bằng chứng cho thấy việc khan thiếu phụ nữ cho hơn nhân đã làm gia tăng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, buơn bán người, bắt cĩc, hơn nhân cưỡng ép hoặc việc các anh em trai cùng chung một cơ dâu (Guilmoto, 2007). Để đạt được những kết quả về sức khỏe sinh sản – ví dụ như giảm tỷ lệ mang thai ngồi ý muốn, chấm dứt việc lây truyền HIV và cải thiện sức khỏe bà mẹ, các sáng kiến quốc tế ngày càng nhận rõ được rằng các kết quả này chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ, chuẩn mực và vai trị về giới của phụ nữ và nam giới, và liên quan tới bất bình đẳng. Đáp ứng yêu cầu này, các chính phủ và các cơ quan tài trợ quốc tế tán thành ý tưởng rằng các chính sách và chương trình sức khỏe sinh sản nên ủng hộ việc trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới và họ đã lồng ghép vấn đề này trong mục tiêu và chiến lược của họ. Để giúp thúc đẩy chương trình nghị sự trao quyền cho phụ nữ và sức khỏe sinh sản, cần cĩ các dữ liệu cụ thể về thái độ và hành vi liên quan đến giới của nam giới, bao gồm cả việc ưa thích con trai. Nghiên cứu này gĩp phần thu thập bằng chứng về nam giới thơng qua việc ứng dụng các cơng cụ Điều tra quốc tế về Bình đẳng giới và nam giới (International Men and Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 5
  14. Gender Equality Survey (IMAGES)) ở Việt Nam và Nepal. IMAGES là một trong những điều tra tồn diện nhất được thực hiện về thái độ và hành vi của nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 49, về các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và tình dục, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạo lực trên cơ sở giới và sự tham gia của nam giới trong việc chăm sĩc và cuộc sống gia đình (Barker và cộng sự, 2011). Nghiên cứu này sử dụng phiên bản IM- AGES đã được sửa đổi để tập trung vào tư tưởng ưa thích con trai. 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng thể của nghiên cứu này là tìm hiểu các khía cạnh, bản chất và các yếu tố quyết định về thái độ của nam giới đối với việc ưa thích con trai và bạo lực trên cơ sở giới ở Nepal và Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của dự án là: 1) Đánh giá các hành vi và thái độ hiện nay của nam giới về một loạt các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới 2) Đánh giá kiến thức và thái độ của nam giới đối với việc ưa thích con trai và bạo lực 3) Khám phá các yếu tố gĩp phần làm nên thái độ và hành vi của nam giới liên quan tới bạo lực trên cơ sở giới và sự ưa thích con trai 4) Đánh giá kiến thức và thái độ của nam giới về chính sách thúc đẩy bình đẳng giới (ví dụ như bạo lực trên cơ sở giới, lựa chọn giới tính, kế hoạch hĩa gia đình và quyền thừa kế) 1.3 Bối cảnh nghiên cứu: tại Nepal và Việt Nam 1.3.1 Nepal Dân số Nepal là khoảng 27 triệu người và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 1,4% (CBS, 2011). Tổng Điều tra dân số năm 2001 đã thống kê được 103 nhĩm dân tộc/đẳng cấp. Mỗi nhĩm cĩ ngơn ngữ và văn hĩa riêng. Nepal là quốc gia theo đạo Hindu với hơn 81% dân số theo đạo này. Cuộc Điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe năm 2011 cho thấy tổng tỷ suất sinh là 2,6 trẻ em trên một phụ nữ, giảm từ 4,1 năm 2001. Tỷ lệ biết chữ là 54% với khoảng cách rất lớn về giới (65% nam giới và 43% ở nữ giới) (Bộ Y tế Nepal/Kỷ nguyên mới/ORC Marco 2006). Một tỷ lệ lớn dân số sống ở các khu vực hẻo lánh và khơng cĩ tiếp cận tới hạ tầng hay dịch vụ cơ bản. Đất nước được chia thành ba miền địa lý: miền đồng bằng, miền trung du và miền núi. Khi một người di chuyển từ đồng bằng tới miền núi, điều kiện sống và việc tiếp cận dịch vụ chăm sĩc sức khỏe trở nên khĩ khăn hơn. Kết quả là cĩ sự khác biệt rất lớn về dịch vụ y tế giữa các khu vực. Kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp mặc dù hầu hết các hộ gia đình khơng tự cung cấp và dựa vào các nguồn thu nhập phi nơng nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người (GDP) ước tính dưới 500 đơ la Mỹ; khoảng 25% dân số sống dưới mức nghèo và quốc gia này đứng thứ 157 về Chỉ số phát triển con người năm 2011. Đây là vị trí thấp nhất ở khu vực Nam Á (UNDP, 2011). Các chiến lược phát triển đã bị gây trở ngại một phần vì địa hình, vì sự phân biệt đẳng cấp và việc phân bổ khơng đồng đều về quyền và nguồn lực, cũng như sự phân biệt đối xử nặng nề về giới trong các lĩnh vực xã hội và đời sống riêng tư. 6 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  15. Ở Nepal cịn tồn tại nhiều hình thức bạo lực dựa trên cơ sở giới (GBV) như bạo lực gia đình, ngược đãi gia đình (chế độ đa thê, tảo hơn, bạo lực liên quan tới của hồi mơn, ngược đãi tinh thần), bạo lực tình dục (buơn bán người, cưỡng bức tình dục, quấy rối tình dục), và sự trừng phạt vì thực hành ma thuật (Boxi). Bối cảnh bạo lực trên cơ sở giới đan xen với các chuẩn mực về giới, tơn giáo, văn hĩa, xã hội và với mâu thuẫn chính trị ở Nepal. Các thực hành mang tính truyền thống cũng gĩp phần vào việc bĩc lột phụ nữ, đặc biệt là lạm dụng tình dục và mại dâm. Ví dụ, trong cộng đồng Badi (một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của huyện Terai), nhiều phụ nữ bị buộc phải hành nghề mại dâm. Truyền thống Deuki liên quan tới việc các gia đình đưa các cơ gái trẻ tới các ngơi đền để làm vũ nữ trong các lễ tiết; tuy nhiên các cơ gái này thường bị lạm dụng tình dục và hành nghề mại dâm để kiếm sống. Tương tự như vậy, của bộ tộc Sherpa cĩ tục lệ Jhuma là đưa người con gái thứ hai tới tu viện như đồ cúng tiến để cầu xin sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình. Phụ nữ người Dalit (thuộc tầng lớp xã hội thấp nhất) đối mặt với nhiều phân biệt đối xử và cĩ thể bị buộc tội Boxi (làm ma thuật) và rất dễ bị lạm dụng tình dục (Hasselman và cộng sự, 2006). Nepal được xếp hạng là quốc gia cĩ tư tưởng ưa thích con trai ở mức độ đáng kể từ khi Cuộc điều tra Sinh đẻ thế giới lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng này vào những năm 1980 (Cleland và cộng sự, 1983). Người ta tin rằng cĩ một số cộng đồng khơng hề vui mừng với sự ra đời của con gái và điều đĩ dẫn tới việc thiếu phụ nữ ở những khu vực này (Ngân hàng thế giới/ DFID, 2006). Sự ưa thích con trai là kết quả trực tiếp của việc phân biệt đối xử đối với phụ nữ ở tất cả các khía cạnh của cuộc sống gia đình và cộng đồng. Cĩ nhiều nghi lễ và nghi thức chỉ cĩ thể được thực hiện bởi con trai ví dụ như đốt giàn thiêu ở đám tang. Về mặt kinh tế, con gái được xem là nợ đời vì khoản thừa kế và vì họ thuộc về nhà chồng sau khi kết hơn, do vậy về an sinh tuổi già, cha mẹ chỉ cĩ thể trơng cậy về mặt kinh tế vào con trai. Về mặt xã hội, cĩ sự ưa thích con trai là vì vai trị của con trai trong việc tiếp nối dịng dõi gia đình. Cấu trúc xã hội phụ hệ ở Nepal ngăn cản phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai cho tới khi họ sinh được con trai. Phân tích số liệu Khảo sát nhân khẩu học và Sức khỏe của Nepal năm 1996 với sự tham gia của 5.902 phụ nữ cho thấy chỉ cĩ 25% phụ nữ thực hiện biện pháp tránh thai, so với 33% nếu khơng cĩ sự ưa thích con trai – giảm 8 điểm phần trăm hay 24 phần trăm (Leone và cộng sự, 2003). Nghiên cứu gần đây cho thấy trong cả hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1991 và 2001, tỷ số giới tính của trẻ em gái dưới 1 tuổi ít hơn trẻ em trai, đặc biệt là ở 7 tỉnh đồng bằng. Tỷ số giới tính cao hơn ở các nhĩm dân tộc/đẳng cấp thượng lưu và trung lưu ở đồng bằng hơn là ở các nhĩm dân tộc/đẳng cấp ở trung du, và cho thấy “việc khan hiếm phụ nữ” ở vành đai đồng bằng ở quốc gia này. Nghiên cứu này cũng cho thấy tồn tại tình trạng phá thai để lựa chọn giới tính ở khu vực thành thị thuộc vùng đồng bằng, nơi mà địa vị phụ nữ cịn thấp và trẻ em gái thường bị bỏ rơi trong gia đình (CREHPA/UNFPA, 2007a). Ở Nepal, đến năm 2002, phá thai được coi là bất hợp pháp trong phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng việc phá thai khơng an tồn được thực hiện giấu giếm trước giai đoạn này vẫn khá phổ biến, và làm gia tăng tỷ lệ chết mẹ ở Nepal. Nepal tiếp giáp với cửa khẩu biên giới Ấn Độ, cùng với việc cĩ thể tiếp cận về mặt địa lý và sự tương đồng về mặt văn hĩa xã hội của những người sống ở đồng bằng với người Bắc Ấn, cĩ nghĩa là khơng cĩ gì lạ khi phụ nữ ở những khu vực này cĩ thể đến các thị trấn ở biên giới Ấn Độ để thăm khám sức khỏe, bao gồm cả phá thai hợp pháp trong vịng 20 tuần tuổi. (CREHPA/UNFPA, 2007b). Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 7
  16. Ở Nepal, luật pháp năm 2002 cho phép phá thai nhưng tuyệt đối cấm xác định giới tính và phá thai để lựa chọn giới tính. Phụ nữ cĩ thể phá thai một cách hợp pháp khi thai dưới 12 tuần tuổi, và dưới 18 tuần tuổi trong trường hợp bị cưỡng hiếp hoặc loạn luân, và vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ nếu cuộc sống của họ gặp rủi ro hoặc bào thai bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi cĩ quy định pháp luật về phá thai, cĩ nhiều quan ngại về việc phá thai lựa chọn giới tính ở Nepal. Một nghiên cứu cho thấy vì phá thai được hợp pháp hĩa, các cơng nghệ lựa chọn giới tính trước sinh và dịch vụ phá thai ở các phịng khám sẵn cĩ và dễ dàng tiếp cận, cũng như giá trị được trao cho con trai, nên nhu cầu phá thai để lựa chọn giới tính cĩ thể gia tăng trong những năm tới. Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2010 cho thấy cĩ khoảng 11% phụ nữ Nepal sống ở khu vực biên giới đi sang Ấn Độ để phá thai chọn lựa giới tính (CREHPA, 2010). Về các khía cạnh chính trị và pháp luật, cĩ sự phân biệt đối xử rất lớn đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Nepal. Theo báo cáo năm 2009, “Luật phân biệt đối xử ở Nepal và tác động đối với phụ nữ”, Nepal vẫn cịn cĩ 96 điều khoản mang tính phân biệt đối xử và 92 mục trong nhiều luật và điều khoản, bao gồm cả Hiến pháp, cĩ các điều khoản phân biệt đối xử chỉ khẳng định quyền và trách nhiệm của nam giới. Điều này rõ ràng gián tiếp ủng hộ tư tưởng ưa thích con trai. Vẫn tồn tại những phân biệt đối xử đáng kể trong vấn đề quốc tịch, hơn nhân và quan hệ gia đình, xử lý tội xâm phạm tình dục và quyền tài sản. (FWD, 2009). Trong thập kỷ vừa qua, mặc dù cĩ nhiều rào cản, Nepal đã đạt được những tiến bộ trong việc giảm thiểu phân biệt đối xử trên cơ sở giới và trao quyền cho phụ nữ. Ngày nay phụ nữ cĩ điều kiện tiếp cận tốt hơn đến giáo dục. Các chính sách lồng ghép giới/thân thiện và các kế hoạch hành động quốc gia đã được xây dựng để tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, và nhằm giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới. Các cải cách pháp luật đã được thực hiện và các chế tài đã được xây dựng và củng cố để đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Bên cạnh luật pháp về phá thai, tháng 5 năm 2009, Đạo luật Phịng chống Bạo lực gia đình và Quy định Khung Hình phạt đã được thơng qua ở Nepal. Các chỉ số trao quyền về giới ở quốc gia này đã tăng lên đáng kể từ 0,391 năm 2001 lên 0,496 năm 2006 (UNFPA, 2007). 1.3.2 Việt Nam Tổng dân số Việt Nam là 87 triệu người, đứng thứ 13 trong số những nước đơng dân trên thế giới và là quốc gia đơng dân thứ hai ở Đơng Nam Á. Khoảng 70% dân số sống ở khu vực nơng thơn và chủ yếu làm nơng nghiệp và ít được tiếp cận tới các dịch vụ hay hạ tầng cơ bản. Tính đến năm 2010 tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 1,05. Tổng tỷ suất sinh hiện nay là hai con trên một phụ nữ, giảm so với con số 2,25 năm 2001 (GSO, 2011). Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai là 79,5% ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 tới 49 vào năm 2008. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 83,7% năm 2009 với khoảng cách lớn về giới, cụ thể là nữ giới chiếm 79,2% và nam giới chiếm 88,3% (WB, 2011b). Việt Nam cĩ hơn 54 dân tộc trong đĩ đa số là người dân tộc Kinh, chiếm 89% tổng dân số. Cĩ khoảng 6,8 triệu người (chiếm 7,9% tổng dân số) theo Đạo Phật, 5,7 triệu người (chiếm 6,6% tổng dân số) theo Đạo Thiên Chúa, 1,4 triệu người (chiếm 1,7% tổng dân số) là mơn đồ của đạo Hịa Hảo, 0,8 triệu người (chiếm 0,9% tổng dân số) theo Đạo Cao Đài, và 0,7 triệu người (chiếm 0,9% tổng dân số) theo Đạo Tin Lành. Đa số người dân Việt Nam thờ cúng tổ tiên theo cách này hay cách khác (GSO, 2010). GDP bình quân đầu người ở Việt Nam đã gia tăng đáng 8 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  17. kể, từ dưới 200 đơ-la năm 1989 tới trên 1.224 đơ-la năm 2010. Việt Nam được xếp hạng là một trong những nền kinh tế phát triển tốt nhất trên thế giới trong thập kỷ vừa qua và đã gia nhập nhĩm quốc gia cĩ thu nhập trung bình. Nơng nghiệp vẫn đĩng vai trị chủ đạo trong sản lượng kinh tế của Việt Nam, đĩng gĩp một phần năm cho tổng GDP năm 2010. Cũng như nhiều quốc gia khác, mức độ bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam khá cao. Nghiên cứu về bạo lực gia đình được tiến hành năm 2009 trên phạm vi tồn quốc cho thấy 58,3% phụ nữ từng cĩ bạn tình đã phải chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực gia đình (bạo lực thể xác, tình dục hay tinh thần) tại một thời điểm nào đĩ trong đời sống hơn nhân của họ. Theo báo cáo, bạo lực tinh thần là hình thức bạo lực phổ biến nhất, với 54% phụ nữ từng cĩ bạn tình đã từng phải chịu bạo lực tinh thần trong đời, tiếp đến là 32% phụ nữ đã phải chịu bạo lực thể xác ít nhất một lần trong đời. Theo kết quả điều tra, cĩ 10% phụ nữ đã từng bị bạo lực tình dục (GSO, 2010). Nguyên nhân sâu xa của bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ xuất phát từ bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hĩa và xã hội của Việt Nam. Theo truyền thống Nho giáo, phụ nữ chịu trách nhiệm chính về cơng việc nội trợ, sinh đẻ và chăm sĩc các thành viên gia đình. Trong mọi hồn cảnh, phụ nữ được kỳ vọng là chịu thương chịu khĩ và chiều chồng. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình được coi là vấn đề riêng tư và nhạy cảm; do vậy phụ nữ thường khơng kể vấn đề này với ai. Đồng thời, nam giới cĩ quyền được “dạy” vợ để bảo vệ danh dự gia đình cũng như để thể hiện nam tính của mình (RydstrØm, 2006). Sử dụng đồ uống cĩ cồn và tính khí nĩng nảy thường được đưa ra để bào chữa cho việc nam giới bạo hành đối với phụ nữ (Mai và cộng sự, 2004). Tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam cĩ nguồn gốc từ hệ thống thân tộc phụ hệ và mơ hình cư trú bên nội tạo ra áp lực buộc các gia đình phải cĩ ít nhất một con trai. Sự ưa thích con trai càng được duy trì trong bối cảnh chính sách gia đình hai con. Mọi người cho rằng con trai là rất quan trọng đối với các gia đình vì con trai tiếp nối dịng dõi; thờ cúng tổ tiên và chăm sĩc cha mẹ lúc họ về già. Ngồi ra, động cơ của sự ưa thích con trai cũng là do cĩ con trai sẽ củng cố vị thế người phụ nữ trong gia đình và khẳng định nam tính cũng như uy tín của người đàn ơng trong cộng đồng. Nam giới và phụ nữ khơng cĩ con trai thường phải chịu áp lực rất lớn từ gia đình và phải chịu đựng sự mỉa mai, trêu chọc và xúc phạm của cộng đồng. Tại nhiều vùng ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng mất cân bằng về tỷ số giới tính khi sinh. Đây được coi như chỉ báo nhân khẩu học cho thấy sự bất bình đẳng giới vì nĩ phản ánh tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ ngay từ khi trước khi họ được sinh ra. Để đáp ứng tâm lý ưa thích con trai mạnh mẽ của mình, nhiều cặp vợ chồng cĩ xu hướng áp dụng cơng nghệ cao, bao gồm cả siêu âm thai nghén để xác định giới tính thai nhi, và phá thai cĩ thể được thực hiện để loại bỏ những thai gái khơng mong muốn (UNFPA, 2011). Cĩ ý kiến cho rằng mặc dù cĩ những thành tựu xã hội ấn tượng về việc cải thiện đời sống của phụ nữ trong một vài thập kỷ vừa qua, sự ưa thích con trai vẫn cịn tồn tại và cản trở các nỗ lực của quốc gia hướng tới bình đẳng giới. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xĩa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đầu năm 1982, Cơng ước Xĩa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt đối xử đối với Phụ nữ (CEDAW) được chính phủ phê chuẩn. Quan trọng hơn, năm 2006, Việt Nam thơng qua Luật bình đẳng giới (GEL), đảm bảo bình đẳng giới trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống và giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cơ quan cụ thể, gia đình và cá nhân để đảm bảo các nguyên tắc này. Tiếp theo đĩ, năm 2007, Chính phủ thơng qua Luật phịng chống bạo lực gia đình (DVL), quy định cụ thể việc phịng chống bạo lực trong gia đình đối với các thành viên và quy định một loạt các hành động bạo Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 9
  18. lực gia đình. Chính phủ cũng đã xây dựng một số nghị định, thơng tư và kế hoạch hành động quốc gia để thúc đẩy việc phịng chống bạo lực gia đình. Giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới là một trong những mục tiêu cơ bản được nêu ra trong dự thảo Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, kể từ năm 2000, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật quy định việc lựa chọn giới tính. Theo Nghị định Chính phủ số 104/203/ND-CP ban hành năm 2003, việc siêu âm và phá thai để lựa chọn giới tính là bất hợp pháp. Hơn nữa, Nghị định số 114/2006/ NĐ-CP năm 2006 cũng áp dụng các mức phạt tài chính đối với những người sử dụng siêu âm và phá thai để xác định giới tính và thu hồi giấy phép và chứng chỉ hành nghề của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm các quy tắc trên trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực thi các nghị định này chưa hiệu quả: chưa cĩ hệ thống giám sát nhân viên y tế và chưa cĩ các chế tài để xử lý các vi phạm (UNFPA, 2011). Hầu hết phụ nữ biết giới tính của thai nhi trước khi sinh. Cuộc Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hĩa gia đình năm 2010 cho thấy 75,2% phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 49 đã sinh con từ tháng 4 năm 2008 tới tháng 3 năm 2010 đều biết giới tính của thai nhi trước khi sinh. Nghiên cứu gần đây về phá thai ở phụ nữ tại Hà Nội cho biết phụ nữ cĩ nhiều con hơn, đặc biệt là phụ nữ cĩ nhiều con gái hơn hoặc chưa cĩ con trai, cĩ xu hướng phá thai trong thai kỳ mang thai thứ hai hơn là thai kỳ đầu. Các tác giả ước tính rằng năm 2003, cĩ 2% số ca phá thai của phụ nữ cĩ ít nhất một con đang sống là để tránh sinh con gái (Belanger và Khuat, 2009). 10 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  19. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khung khái niệm Giới đề cập tới các kỳ vọng và chuẩn mực được chia sẻ một cách rộng rãi trong xã hội về vai trị, trách nhiệm và hành vi thích hợp của nam giới và phụ nữ và cách thức họ tương tác với nhau (Gupta, 2000). Do vậy, giới bao gồm cả nam tính và nữ tính, mối quan hệ quyền lực giữa phụ nữ và nam giới, và các bối cảnh cấu trúc củng cố và tạo ra những mối quan hệ quyền lực này. Nghiên cứu này được xây dựng trong khuơn khổ khái niệm về giới mang tính cấu trúc và quan hệ trong lĩnh vực “nam tính”, để hiểu về cách thức nam giới được xã hội hĩa, và vai trị của nam giới được kiến tạo về mặt xã hội như thế nào, các vai trị và các động thái về quyền lực thay đổi thế nào trong vịng đời và trong các bối cảnh xã hội khác nhau (Con- nell, 1994). Khái niệm về nam tính cũng địi hỏi chúng ta xem xét sự đa dạng của nam giới, áp lực mà họ phải chịu để thích ứng với các kiểu đàn ơng cụ thể - đặc biệt là niềm tin phổ biến rằng đàn ơng cĩ nghĩa là người trụ cột trong gia đình hoặc phải cĩ việc làm ổn định – và hiểu cách thức các vai trị và động thái về quyền thay đổi theo các thời kỳ lịch sử và theo bối cảnh xã hội trong các lĩnh vực khác nhau nơi mà các ý nghĩa xã hội về giới và bất bình đẳng trên cơ sở giới được kiến tạo, và cách thức các ý nghĩa này liên quan tới sự ưa thích con trai và bạo lực đối với bạn tình (Barker và cộng sự, 2011). Cần phải thừa nhận rằng các yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu này cĩ thể khơng bao hàm hết tất cả các yếu tố chính dẫn đến sự ưa thích con trai và bạo lực bạn tình. Khung khái niệm này coi thái độ về sự ưa thích con trai và sử dụng bạo lực như chức năng của một số yếu tố bối cảnh và cộng đồng và một số yếu tố hộ gia đình, cá nhân và giữa các cá nhân với nhau. Rõ ràng rằng các phạm vi này, trong một chừng mực nào đĩ, cĩ sự trùng lặp và cĩ ảnh hưởng tới nhau. BẢNG 2.1 KHUNG KHÁI NIỆM Sự ưa thích con trai trong thực tế Nam giới từng cĩ hành vi bạo lực dựa Thái độ đối với sự ưa thích con trai Nam giới với những trải nghiệm về trên cơ sở giới cĩ xu hướng ưa thích bất bình đẳng thời thơ ấu cĩ sự ưa con trai hơn thích con trai một cách mạnh mẽ Nam giới với thái độ bất bình đẳng về giới Bạo lực dựa trên Thái độ về giới (GEMS) Bất bình đẳng về giới thời thơ ấu cơ sở giới và trải nghiệm/chứng kiến bất bình đẳng giới sẽ bạo lực hơn Nam giới hay lo lắng hay trầm cảm cũng cĩ xu hướng thích con trai hơn. Nam giới thường bị căng thẳng trong cơng việc cĩ xu hướng bạo lực hơn Trạng thái sức khỏe tinh thần của Căng thẳng Sử dụng đồ uống cĩ cồn nam giới cơng việc Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 11
  20. 2.2. Thiết kế chọn mẫu và quy mơ mẫu Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm phân tầng chuẩn ở cả hai quốc gia. Bước tiếp cận đầu tiên là chọn huyện/ tỉnh trước dựa trên tỷ số giới tính khi sinh. Sau đĩ, chọn và phân bổ mẫu trong từng huyện/ tỉnh nhằm đảm bảo tính đại diện như nhau của cỡ mẫu từ khu vực nơng thơn ra thành thị. Cách chọn mẫu cụ thể ở mỗi nước được trình bày dưới đây: Ở Việt Nam, cuộc điều tra đã áp dụng chiến lược chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn với các cụm mẫu (theo địa bàn được liệt kê) như đơn vị mẫu cơ bản (Hình A2.1). Các mẫu được thiết kế theo cách tự lấy quyền số. • Giai đoạn 1: Chọn tỉnh: Tỉnh Hưng Yên (tỷ số giới tính khi sinh SRB = 124) và Cần Thơ (SRB = 110) được chọn để điều tra vì cĩ tỷ số giới tính khi sinh tăng cao. • Giai đoạn 2: Chọn xã trong từng tỉnh: Vì quy mơ dân số của Hưng Yên và Cần Thơ gần như bằng nhau (lần lượt là 1.128.702 và 1.187.089 người), tổng số mẫu nghiên cứu là 1.680 nam giới được chia đều cho cả hai địa bàn. Dựa trên việc phân bổ dân cư ở nơng thơn và thành thị ở Việt Nam, trong số 840 nam giới ở mỗi địa phương, chọn 588 nam giới (chiếm 70%) từ các xã ở nơng thơn và 252 nam giới (chiếm 30%) từ 4 phường ở khu vực thành thị. Mỗi tỉnh chọn 8 xã sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với độ lớn của cụm (PPS), dựa trên danh sách tất cả các xã ở tỉnh được chọn và quy mơ của từng xã (ví dụ như số hộ gia đình hoặc số dân cư). • Giai đoạn 3: Chọn các cụm trong từng xã: Sử dụng phương pháp PPS, tại mỗi xã đã được chọn, chọn ra hai cụm. • Giai đoạn 4: Chọn hộ gia đình trong một cụm: Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và những người làm cơng tác dân số, lập một danh sách chính xác các hộ gia đình cho từng cụm. Trong danh sách này, chọn lựa ngẫu nhiên để cĩ tổng số 74 hộ gia đình ở mỗi cụm xã ở khu vực nơng thơn và 32 hộ gia đình ở từng cụm phường ở khu vực thành thị. • Giai đoạn 5: Chọn nam giới trong từng hộ gia đình: Trong từng hộ gia đình được chọn, nếu cĩ khả năng 1 hoặc nhiều người cĩ thể tham gia phỏng vấn, thì sẽ sử dụng bảng Kish trong việc lựa chọn hộ gia đình để xác định người cĩ đủ tiêu chuẩn từ hộ gia đình đĩ tham gia phỏng vấn (Hình A2.1). Ở Nepal, nghiên cứu được dựa trên kỹ thuật lấy mẫu theo cụm phân tầng với hai giai đoạn. Nghiên cứu được tiến hành ở ba huyện (trong tổng số 75), đại diện cho tỷ số giới tính trung bình của trẻ em dưới 1 tuổi ở mức cao, trung bình và thấp (SRU1), theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2001. Giả định rằng việc chọn lựa địa bàn nghiên cứu mang tính đại diện cho các huyện với các tỷ số giới tính khác nhau sẽ mang lại một bức tranh cân đối về thái độ và hành vi của nam giới đối với việc ưa thích con trai và nam tính. Ba huyện được chọn cho nghiên cứu hiện nay là Saptari (109 trẻ em trai/100 trẻ em gái); Gorkha (106 trẻ em trai/100 trẻ em gái); và Dang (102 trẻ em trai/100 trẻ em gái). Giai đoạn đầu tiên: Nghiên cứu chọn 40 đơn vị mẫu cơ bản (PSUs) (bao gồm 24 phường ở khu vực nơng thơn và 16 phường/ tổ khu phố ở khu vực thành thị) sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với độ lớn của cụm (PPS). Với tốc độ đơ thị hĩa chậm ở Nepal (15% trong cuộc Tổng điều tra năm 2001), việc phân bổ mẫu đơ thị theo tỷ lệ cĩ thể khơng đủ để cho 12 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  21. thấy sự khác biệt lớn giữa thành thị và nơng thơn nếu cĩ. Do vậy, chúng tơi đã quyết định chọn 40% các cụm mẫu (16 cụm) từ khu vực thành thị. Để chọn lựa các cụm này, Ủy ban phát triển thơn bản (được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, tách riêng giữa thành thị và nơng thơn, tương ứng với các cụm/phường, các hộ gia đình và số dân, và áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Giai đoạn hai: Chuẩn bị một bản đồ phác họa từng cụm mẫu và chia thành 2-5 khu vực (trong trường hợp cĩ hơn 100 hộ gia đình), trong đĩ chọn ngẫu nhiên một khu vực . Với danh sách cập nhật các hộ gia đình, chọn 25 hộ gia đình bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Phiếu điều tra sàng lọc được gửi tới người đứng đầu hoặc người hiểu biết nhất trong hộ gia đình để xác định người tham gia phỏng vấn cĩ đủ tư cách nhất (nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 49) trong hộ gia đình được chọn làm mẫu. Nếu hộ đĩ cĩ nhiều hơn 1 người cĩ đủ tư cách, sẽ chỉ chọn một người sử dụng bảng KISH. Nếu hộ gia đình được chọn khơng cĩ đàn ơng nào được xác định là cĩ đủ tư cách, việc lấy mẫu tiếp tục sử dụng phương pháp này cho tới khi đạt được một kích thước mẫu như mong muốn gồm 25 người ở mỗi cụm. Nhĩm nghiên cứu đã phỏng vấn 1.000 nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 49 (400 người sống ở thành thị và 600 người ở nơng thơn). Đơn vị lấy mẫu cơ bản (PSU) là khu vực làng quê hoặc kết hợp giữa các khu vực của Ủy ban phát triển thơn bản (VDC) ở khu vực nơng thơn và tiểu khu thành phố, với ít nhất là 100 hộ gia đình. Như mục tiêu đã được đề ra, 1.000 nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 49 từ 1.283 hộ gia đình đã được phỏng vấn thành cơng. Hoạt động lấy mẫu trên tồn địa hạt được thể hiện trong bảng phụ lục 2.1 1. 2.3 Cơng cụ nghiên cứu Một bảng câu hỏi phỏng vấn cĩ cấu trúc đã được xây dựng dựa trên bộ cơng cụ khảo sát IMAGES và Sáng kiến chung của Liên hợp quốc về phịng chống bạo lực trên cơ sở giới tại khu vực Châu Á-Thái bình dương. Phiếu điều tra này đã được dịch ra ngơn ngữ địa phương (tiếng Nepal và tiếng Việt) và được thử nghiệm trước ở cả hai quốc gia. Dựa trên các kết quả thử nghiệm, phiếu điều tra đã được chỉnh sửa và hồn thiện. Hầu hết các câu hỏi là câu hỏi đĩng và một số biến cơ bản được đưa vào trong các câu hỏi trắc nghiệm cĩ nhiều đáp án. Phiếu điều tra từng cá nhân bao gồm 11 phần với khoảng 250 mục và cần khoảng một giờ để hồn thành phiếu đối với nghiên cứu ở Nepal và 45-60 phút ở Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào thái độ của nam giới về bình đẳng giới, sự ưa thích con trai và bạo lực (bạo lực bạn tình và các hình thức khác), và kiến thức của họ về các chính sách hiện hành và sức khỏe sinh sản. Kết quả là, cơng cụ điều tra được thiết kế để phù hợp với các vấn đề này khi sử dụng đối với nam giới trưởng thành trong mối quan hệ chung sống ổn định cũng như đối với những người khơng cĩ quan hệ ổn định. Các chủ đề cụ thể trong phiếu điều tra là: • Các đặc điểm nhân khẩu - xã hội: Tuổi tại thời điểm điều tra, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, thực hành về của hồi mơn, địa vị đẳng cấp/dân tộc, tơn giáo, loại hình gia đình, nguồn thu nhập, việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm, căng thẳng (stress) và các phản ứng liên quan tới thất nghiệp. • Trải nghiệm thời thơ ấu: Là nạn nhân của bạo lực khi cịn là trẻ con, tổn thương tuổi thơ, chứng kiến bạo lực trên cơ sở giới, thái độ liên quan tới vấn đề giới được nhìn nhận trong gia đình gốc, khuơn mẫu về giới của tình bạn thời thơ ấu. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 13
  22. • Thái độ về mối quan hệ và sự ưa thích con trai: Thái độ đối với bình đẳng giới, nam tính, sự ưa thích con trai và quyền sinh sản của phụ nữ. • Mối quan hệ bạn tình: Quyết định về các vấn đề của hộ gia đình, sử dụng bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần) đối với bạn tình, bạo lực tình dục đối với những người khơng phải là bạn tình. • Lịch sử sinh sản của bạn tình: Lần mang thai gần đây nhất, thực hành siêu âm và kết quả của lần mang thai gần đây nhất. • Sự ưa thích về quy mơ và thành phần gia đình: Sự ưa thích con trai, tầm quan trọng của việc cĩ con trai hoặc con gái và các lý do. • Kiến thức về luật phá thai: Kiến thức về điều kiện hợp pháp đối với phá thai, nơi thực hiện dịch vụ phá thai an tồn và kinh nghiệm từng cĩ về phá thai. • Làm cha: Số con hiện cĩ và giới tính của các con, sử dụng chế độ nghỉ dành cho ơng bố cĩ trẻ sơ sinh, tầm quan trọng của giáo dục, hơn nhân, an sinh, việc làm đối với con trai và con gái, trải nghiệm bị mỉa mai, trêu trọc và xúc phạm vì khơng cĩ con trai, việc áp dụng bất cứ biện pháp nào để sinh được con trai. • Sức khỏe và đời sống: Các vấn đề sức khỏe tinh thần (trầm cảm, ý định tự sát), các câu hỏi liên quan tới lối sống (lạm dụng ma túy hoặc đồ uống cĩ cồn) • Chính sách: Thái độ đối với các chính sách khác nhau về bình đẳng giới của quốc gia. • Các câu hỏi cuối cùng khác: Kinh nghiệm trong quan hệ tình dục và sự hài lịng về đời sống tình dục, hành vi tình dục, kinh nghiệm về bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục STIs và sử dụng/trở thành nạn nhân của bạo lực trong các bối cảnh khác. Ở Việt Nam, phiếu điều tra bao gồm một số câu hỏi cụ thể cho bối cảnh Việt Nam, ví dụ như những câu hỏi liên quan tới sính lễ cơ dâu và số lần đi gặp bác sỹ để siêu âm. Nghiên cứu khơng đưa vào các câu hỏi về của hồi mơn và số vợ mà người tham gia trả lời câu hỏi cĩ đồng thời cùng lúc, vì hai nội dung này được coi là khơng phù hợp với bối cảnh Việt Nam. 2.4 Tiến hành điều tra Chuẩn bị trước khi điều tra: Ở cả hai quốc gia, nhĩm làm việc thực địa tham gia khĩa tập huấn trong 5 ngày về việc áp dụng cơng cụ nghiên cứu và đảm bảo chất lượng từ các thành viên cơ bản của nhĩm, dựa trên các thực hành chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới khi thực hiện nghiên cứu về các vấn đề nhạy cảm. Cĩ tổng số 12 người phỏng vấn trong nhĩm điều tra thực địa ở cả hai quốc gia. Vì người tham gia trả lời câu hỏi là nam giới, tất cả những người thu thập dữ liệu cũng là nam giới vì người ta thấy rằng người phỏng vấn là nam giới cĩ khả năng thu được những thơng tin chính xác hơn đối với các vấn đề nhạy cảm từ người trả lời là nam giới. Trước khi tiến hành cơng tác thực địa trong nghiên cứu ở Việt Nam, các chính quyền địa phương và Cục Dân số và Kế hoạch hĩa gia đình của hai tỉnh được chọn là Hưng Yên và Cần Thơ được liên hệ để xin phép và yêu cầu hỗ trợ cho nhĩm nghiên cứu. Cuộc khảo sát được 14 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  23. tiến hành ở Hưng Yên từ ngày 3 tới ngày 10 tháng 8 năm 2011 và ở Cần Thơ từ ngày 17 tới ngày 26 tháng 8 năm 2011. Tổng số cĩ 1.424 nam giới được phỏng vấn, 719 người ở Hưng Yên và 705 người ở Cần Thơ. Phiếu điều tra được thực hiện bởi phỏng vấn viên với 10 phần đầu và người trả lời tự trả lời phần cịn lại là các câu hỏi nhạy cảm hơn. Các thủ tục đảm bảo tính bảo mật và khuyết danh đều được thực hiện nghiêm túc. Ở Nepal, nghiên cứu được thực hiện trong khoảng tháng 7 và tháng 8 năm 2011. Vì CREHPA cĩ nhĩm điều tra của riêng mình, họ khơng cần sự hỗ trợ về nhân lực nhưng trước khi điều tra, họ xin phép chính quyền địa phương. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại các địa bàn thuận tiện cho người trả lời, thường là trong một phịng kín tại nhà của họ. Mỗi cuộc phỏng vấn trực tiếp kéo dài từ 60 tới 90 phút. Trong nghiên cứu thực địa, các thành viên chủ chốt của nhĩm tới nơi tiến hành phỏng vấn để đảm bảo chất lượng cuộc phỏng vấn và sự riêng tư của người tham gia trả lời. Khơng cĩ người trả lời nào từ chối cuộc phỏng vấn nhưng trong một số trường hợp, người phỏng vấn phải dành khá nhiều thời gian để giải thích về cuộc điều tra cho họ. 2.5 Phân tích và các biến Việc lựa chọn các biến để phân tích dữ liệu dựa trên các thơng tin từ nghiên cứu trước cho thấy cĩ sự liên quan hoặc ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như được thể hiện trong khung khái niệm. Báo cáo này tập trung chủ yếu vào các thống kê miêu tả và các phân tích nhị biến về tương quan giữa trình độ học vấn và áp lực kinh tế hay liên quan tới cơng việc và thái độ của nam giới liên quan đến giới, sự ưa thích con trai, v.v. Phép kiểm chứng Chi - bình phương Pearson (Pearson chi-square test) được sử dụng để đo mức độ tương quan và mối quan hệ mà p<0,05, được xem là cĩ đủ độ tin cậy mang tính thống kê. Ngồi ra, hồi quy lơ gic đa biến được thực hiện với một số biến được quan tâm. Phần lớn các biến sử dụng trong phân tích này được lựa chọn từ đầu nhưng một số biến được xây dựng như miêu tả trong các đoạn dưới đây. Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (GEM scale): Là cơng cụ để đo thái độ của nam giới liên quan tới giới, nghiên cứu này sử dụng Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (Gender-Equitable Men (GEM)), vốn được xây dựng bởi Hội đồng Dân số và Promundo dành cho nam thanh niên trong độ tuổi từ 15 tới 24 (Barker và cộng sự, 2011) và sau đĩ được IMAGES sử dụng dành cho nam giới trưởng thành. Trong nghiên cứu này, Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (GEM scale) được xây dựng với 15 mệnh đề thái độ ở Nepal và 17 mệnh đề ở Việt Nam với các khía cạnh khác nhau của thái độ nam giới về giới (bao gồm cả tình dục, bạo lực, cơng việc gia đình, sợ người đồng tính, và vai trị của nam giới/phụ nữ). Chọn ra 15 và 17 mệnh đề từ 24 mệnh đề ban đầu; sử dụng khung phân tích yếu tố và sau khi đánh giá độ tin cậy (điểm số Cronbach Alpha là 0,79 ở Nepal và 0,88 ở Việt Nam), một biến tổng hợp được xây dựng. Một thang đo kết quả của người trả lời được chia thành ba cấp theo tổng số điểm và được phân chia thành “bình đẳng ở cấp độ thấp”, “bình đẳng ở cấp trung bình” và “bình đẳng ở cấp độ cao”. Chỉ số áp lực kinh tế: Đây là chỉ số nhị phân được xây dựng từ các câu trả lời cho 6 mệnh đề liên quan tới áp lực hay bị trầm cảm do cơng việc hay thiếu thu nhập. Các câu trả lời được phân loại thành “nhất trí cao”, “nhất trí”, “khơng nhất trí” và “hồn tồn phản đối” và sau đĩ Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 15
  24. được nhĩm vào hai phần là “phản đối” và “nhất trí” dựa trên đĩ để xây dựng một biến tổng hợp cho áp lực kinh tế. Biến về thái độ ưa thích con trai được xây dựng dựa trên 11 trong tổng số 12 mệnh đề về thái độ với các khía cạnh khác nhau của việc ưa thích con trai sau khi phân tích các yếu tố và sau khi đánh giá độ tin cậy. Một quy trình tương tự, như được áp dụng cho Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (GEM scale), sau đĩ được thực hiện để xây dựng biến này. Dựa trên điểm số, người trả lời sau đĩ được phân loại vào cấp độ thích con trai “thấp”, “trung bình” hay “cao”. Chỉ số trầm cảm được tạo ra dựa trên các câu trả lời cho 16 trên tổng số 17 mệnh đề về cảm giác và trải nghiệm của nam giới liên quan tới các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Thang đo này được xây dựng sử dụng khung phân tích yếu tố và kiểm thử sự nhất quán nội bộ (Cronbach’s alpha=0,77). Chỉ số kiểm sốt mối quan hệ cũng được xây dựng (tuân theo quy trình xây dựng thang đo) dựa trên 8 mệnh đề liên quan tới các khía cạnh khác nhau về kiểm sốt bạn tình và được phân loại thành “thấp”, “trung bình” và “cao”. Chỉ số lệch chuẩn dương được xây dựng để thể hiện những người nam đã từng chứng kiến/ cĩ thái độ bất bình đẳng giới thời thơ ấu nhưng hiện nay lại cĩ thái độ bình đẳng về giới ở mức cao đến trung bình. Biến tổng hợp này được xây dựng thơng qua việc kết hợp các ảnh hưởng của những người đã từng cĩ thái độ bất bình đẳng giới thời thơ ấu với việc phân loại điểm số Thang đo thái độ của nam giới hướng tới bình đẳng giới (GEM scale). Chỉ số hành vi nam tính thái quá, là chỉ số nhị phân, được tạo ra bằng cách kết hợp những người thực hiện bạo lực thể xác và lạm dụng đồ uống cĩ cồn. 2.6 Vấn đề đạo đức Biên bản Quy trình triển khai nghiên cứu đã được Ban thẩm định khía cạnh đạo đức của nghiên cứu (IRB) của Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ ICRW và Hội đồng thẩm định cơ sở (IRC) của Trung tâm nghiên cứu Mơi trường, Sức khỏe và Dân số (CREHPA) phê duyệt. Nhĩm nghiên cứu, bao gồm cả các trợ lý nghiên cứu ý thức được về tính nhạy cảm của lĩnh vực nghiên cứu và đã thực hiện một số bước để giảm thiểu những lo lắng cho người tham gia nghiên cứu. Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng các hướng dẫn về đạo đức đối với nghiên cứu các vấn đề nhạy cảm được đảm bảo trong suốt và sau nghiên cứu. Người tham gia ng- hiên cứu được thơng tin đầy đủ về bản chất của nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, tính bảo mật của dữ liệu, và cung cấp văn bản đồng ý tham gia nghiên cứu (hoặc ấn dấu tay cái nếu khơng thể ký tên mình). Sau đĩ, quy trình tiếp tục tuân theo các thủ tục tiêu chuẩn để đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật thơng tin về người tham gia nghiên cứu. 2.7 Thách thức và hạn chế của số liệu Ở Việt Nam, nghiên cứu chỉ được tiến hành ở hai tỉnh, một tỉnh Miền Bắc và một tỉnh Miền Nam nên số liệu khơng mang tính đại diện quốc gia. Tuy nhiên, phân tích cho thấy mơ hình và xu hướng rõ rệt của tâm lý ưa thích con trai và bạo lực trên cơ sở giới, do vậy cần phải cĩ can thiệp về chính sách. Cũng cần lưu ý rằng cĩ 2 trong số 4 xã nơng thơn được chọn ngẫu 16 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  25. nhiên ở Cần Thơ, phần lớn người dân là người di cư từ miền Bắc vào do sự chia cắt đất nước năm 1954 và theo Đạo Thiên chúa. Nhĩm nghiên cứu nhận thấy rằng thế hệ này vẫn duy trì sử dụng tiếng Miền Bắc, giữ gìn phong cách sống và văn hĩa miền Bắc. Việc cĩ nhiều người gốc Bắc ở hai xã ở miền Nam cĩ thể làm cho việc so sánh giữa hai miền trở nên sai lệch. Ở Nepal, nghiên cứu được thực hiện ở ba huyện được lựa chọn thơng qua tỷ số giới tính của trẻ em dưới 1 tuổi. Kết quả cĩ tính đại diện cho cấp huyện, khơng phải cấp quốc gia. Cơng tác thực địa được tiến hành cùng lúc cĩ giĩ mùa mạnh nhất nên điều tra gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận về mặt địa lý đến đối tượng dân số mục tiêu. Một thách thức khác là phần đơng nam giới di cư vì việc làm, nên cũng khĩ tìm được người đã chọn, và do đĩ dẫn đến việc phải chọn mẫu thay thế. Hạn chế chung của số liệu cĩ thể bắt nguồn từ những sai lệch trong câu trả lời, điều thường khĩ tránh khỏi trong các cuộc phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, đối với một số câu hỏi “nhạy cảm”, đặc biệt là về thực hành lựa chọn giới tính và bạo lực, người trả lời cĩ xu hướng đưa ra câu trả lời mà họ nghĩ là được chấp nhận về mặt xã hội và chính trị như là “một lẽ phải” hoặc để làm hài lịng người phỏng vấn. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 17
  26. 18 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  27. 3. TĨM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Chương này liệt kê những đặc điểm về nhân khẩu học và kinh tế xã hội của người tham gia nghiên cứu ở hai quốc gia. Ngồi ra, sẽ cĩ phần phân tích áp lực kinh tế, đặc điểm của bạn tình và lạm dụng chất kích thích nếu cĩ. Các chỉ số hoặc phụ lục về mức độ trầm cảm, nam tính, và kiểm sốt mối quan hệ được xây dựng và thảo luận trong chương này. Một số đặc điểm về kinh tế xã hội của bạn tình, ví dụ như tuổi tác, học vấn, và mức thu nhập cũng được phân tích vì các nội dung này cĩ thể cĩ ảnh hưởng tới nghiên cứu. 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học Tuổi tác: Ở Nepal, trong số những người được phỏng vấn, cĩ hơn một phần tư (29%) dưới 24 tuổi và hơn một phần ba (39%) thuộc độ tuổi từ 35 tới 49 (bảng 3.1). Ở Việt Nam, nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 24 được phỏng vấn cĩ một tỷ lệ nhỏ hơn (19%) và phần lớn là ở nhĩm tuổi 35 đến 49 (54%). Số tuổi trung bình của người được phỏng vấn ở Nepal là 32 và ở Việt Nam là 35. Tình trạng hơn nhân và nơi cư trú: Đa số người tham gia trả lời ở cả hai quốc gia (79% ở Ne- pal và 76% ở Việt Nam) hiện đã lập gia đình (bảng 3.1). Tương tự như vậy, đa phần nam giới trong mẫu nghiên cứu ở cả hai quốc gia đều sống ở khu vực nơng thơn. Hơn một nửa số nam giới được phỏng vấn ở Nepal (54%) và 72,6% nam giới trong mẫu ở Việt Nam sống trong gia đình hạt nhân. Hầu hết nam giới Nepal đã kết hơn từ khi cịn trẻ và độ tuổi kết hơn trung bình là 20, so với 25 tuổi ở Việt Nam. Trên thực tế, gần như một nửa số mẫu nam giới ở Nepal (48%) đã kết hơn trước khi họ trịn 20 tuổi, trong khi đĩ ở Việt Nam, hầu như một nửa số nam giới (45%) kết hơn sau tuổi 25. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 19
  28. BẢNG 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ĐƯỢC LỰA CHỌN Nepal Việt Nam Đặc điểm Phần trăm (%) n Phần trăm (%) n Độ tuổi 18-24 tuổi 29,1 292 19,1 270 25-34 tuổi 31,7 317 26,9 382 35-49 tuổi 39,1 391 54,0 768 Tuổi trung bình 31,7 1000 34.9 1425 Tình trạng hơn nhân Đã lập gia đình 21,6 216 24,3 1079 Chưa lập gia đình 78,4 784 75,7 346 Nơi cư trú Nơng thơn 60,0 600 68,5 976 Thành thị 40,0 400 31,5 449 Loại hình gia đình Gia đình hạt nhân 59,8 598 72,6 1020 Gia đình mở rộng 40,2 402 28,4 405 Tuổi kết hơn < 20 tuổi 48,3 383 5,7 62 21-24 tuổi 39,7 315 49,1 434 25-49 tuổi 12,0 95 45,2 491 Tuổi trung bình 20,3 793 24,6 1087 3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Bảng 3.2 trình bày các đặc điểm xã hội được lựa chọn của quần thể nghiên cứu. Như được trình bày trong bảng, đa số nam giới trong mẫu ở cả hai quốc gia (55%) đã học tới khi tốt nghiệp ở các cấp khác nhau. Ở Việt Nam, một phần ba số người tham gia cĩ trình độ trên trung học phổ thơng, và ở Nepal, tỷ lệ này là 22%. Ở mẫu của Nepal, 8% nam giới khơng biết chữ. Kết quả phân tích mẫu nam giới ở Nepal về địa vị đẳng cấp/dân tộc cho thấy tỷ lệ lớn nhất trong mẫu thuộc về nam giới cĩ địa vị đẳng cấp cao nhất là Brahman/Chhetri (35%) tiếp đến là Janajatis (31 %), và nhĩm cĩ địa vị thấp nhất là dalits (22 %). 20 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  29. BẢNG 3.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI ĐƯỢC LỰA CHỌN Nepal Việt Nam Đặc điểm Phần trăm (%) n Phần trăm (%) n Trình độ học vấn Mù chữ 8,0 80 - - Giáo dục khơng chính quy/tới 15,1 151 11,0 157 bậc tiểu học Tiểu học cho tới khi tốt 55,2 552 55,6 792 nghiệp Phổ thơng trung học và cao 21,7 217 33,4 476 hơn Đẳng cấp/dân tộc Tầng lớp Brahman/ Chhetri 35,4 354 - - Tầng lớp Janajatis 30,8 308 - - Tầng lớp chịu nhiều thiệt thịi thuộc đẳng cấp Non-dalit te- 12,1 121 - - rai Thiểu số tơn giáo/Tầng lớp 21,7 217 - - dalits Tơn giáo Khơng tơn giáo - - 64,4 918 Hindu 92,1 921 - - Đạo thiên chúa 2,2 22 15,8 225 Phật giáo 2,9 29 8,5 121 Đạo Hồi 2,8 28 0,1 1 Các đạo khác - - 11,2 160 Hầu hết nam giới Nepal cho biết rằng họ là người theo Đạo Hindu trong khi ở Việt Nam, đa phần cho rằng họ khơng theo đạo nào (64%). Trong số những người cho biết họ theo đạo, cĩ 16% là theo Đạo Thiên chúa, 9 % theo Đạo Phật, và 0,1% theo Đạo Hồi. Bảng 3.3 trình bày về các đặc điểm kinh tế và việc làm của những nam giới tham gia trả lời phỏng vấn. Nghề nơng là nghề phổ biến nhất ở cả hai quốc gia với 54% ở Nepal và 36% ở Việt Nam. Ở Việt Nam, nhĩm lớn thứ hai là những người làm lao động phổ thơng và tiếp theo là hai nhĩm nghề nghiệp khác, kinh doanh/bán hàng và nhà chuyên mơn. Ở Nepal, sự phân bổ nghề nghiệp của số nam giới cịn lại cĩ một chút khác biệt, với các nhà chuyên mơn là nhĩm lớn thứ hai (19%), tiếp đến là kinh doanh (15%) và lao động phổ thơng (12%). Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 21
  30. Đa số nam giới đi làm việc ở cả hai quốc gia (80% ở Nepal và 71% ở Việt Nam) cho biết họ làm việc suốt cả năm, trong khi đĩ chưa đến một phần năm số người ở Nepal (17%) và một phần ba (27%) ở Việt Nam cho biết họ làm việc theo mùa vụ. BẢNG 3.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ĐƯỢC LỰA CHỌN Nepal Việt Nam Đặc điểm Phần trăm (%) n Phần trăm (%) n Nghề nghiệp Thất nghiệp/sinh viên - - - - Chuyên mơn/dịch vụ 19,2 170 19,8 252 Lao động phổ thơng 12,1 107 24,4 311 Kinh doanh/buơn bán 15,0 133 19,9 254 Nơng nghiệp 53,7 475 35,9 458 Thời gian làm việc Cả năm 80,0 708 70,9 905 Mùa vụ 17,1 151 27,4 350 Thỉnh thoảng 1,6 14 1,4 18 Hiện khơng làm việc 1,4 12 0,2 3 Người kiếm tiền chính trong gia đình Bản thân 64,9 649 42,9 611 Vợ/bạn tình 0,8 8 4,8 68 Cả hai như nhau 2,1 21 30,1 429 Bố mẹ 27,4 274 19,4 276 Anh/chị/em 3,8 38 - - Người khác (cậu, dì, chú bác, 1,0 10 2,8 40 ơng bà, con trai, con gái) Về người mang lại thu nhập chính của gia đình, hai quốc gia cĩ những khuơn mẫu khác nhau. Trong khi đa số đàn ơng được phỏng vấn ở cả hai quốc gia cho biết họ là người mang lại thu nhập chính, tỷ lệ này khác nhau với 65% ở Nepal và 43% ở Việt Nam. Ở Việt Nam, 30% đàn ơng cho biết cả họ và vợ/bạn tình của mình là người kiếm tiền chính trong gia đình, trong khi tỷ lệ này ở Nepal chỉ là 2%. Ngược lại, ở Nepal, cha mẹ của nam giới được phỏng vấn cũng được cho là người mang lại thu nhập chính, chiếm 27% và tỷ lệ này chỉ chiếm một phần năm ở Việt Nam. Của hồi mơn và sính lễ cơ dâu: Điều tra cho thấy cĩ thực hành về của hồi mơn của nam giới khi họ kết hơn. Trong số các nam giới được chọn vào mẫu nghiên cứu ở Nepal, 53% người 22 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  31. cho rằng họ chưa bao giờ địi hỏi về của hồi mơn hay phải trả sính lễ cho cơ dâu trong hơn nhân của mình, trong khi đĩ 45% cho biết họ cĩ nhận được của hồi mơn. Trong số những người trả lời về việc cĩ nhận hồi mơn, 85% cho biết đây được coi như là một mĩn quà và chỉ cĩ 15% cho biết là theo yêu cầu. Ở Việt Nam, trong số những người được chọn vào mẫu nghiên cứu, 90% cho biết họ đã phải trả sính lễ cho cơ dâu trong đám cưới của mình, trong số đĩ 97% người cho biết sính lễ được trao như một mĩn quà và 3% cho biết khoản này là do yêu cầu từ gia đình cơ dâu. 3.3 Áp lực kinh tế Để tiếp tục khám phá các đặc điểm cĩ thể ảnh hưởng tới thái độ của nam giới về sự ưa thích con trai, bên cạnh việc đặt câu hỏi về tình trạng việc làm, chúng tơi hỏi cụ thể những người đang cĩ việc làm liệu họ cĩ phải chịu áp lực từ cơng việc hay bị trầm cảm khơng. Hơn nữa, với vai trị được mong đợi về mặt xã hội và nổi bật của nam giới như trụ cột chính của gia đình, áp lực về kinh tế cĩ thể là chỉ số đo kinh nghiệm trong cuộc sống của nam giới và là yếu tố liên quan đến thái độ ưa thích con trai và cĩ hành vi bạo lực. Như đã miêu tả trong Chương 2, áp lực kinh tế là một chỉ số được xây dựng từ 6 mệnh đề thái độ đối với trạng thái việc làm (bảng 3.4). Như chúng ta thấy, đa số nam giới được chọn làm mẫu ở Nepal (63%) cho biết họ đã từng bị căng thẳng vì lý do kinh tế, so với 38% đàn ơng Việt Nam (Hình 3.1). HÌNH 3.1 BÁO CÁO CỦA NAM GIỚI VỀ ÁP LỰC KINH TẾ 63,2 61,8 Cĩ Khơng 38,2 36,8 Việt Nam Một tỷ lệ tương đối lớn trong số nam giới được điều tra ở cả hai quốc gia tin rằng họ đã phải chịu áp lực hoặc bị trầm cảm do thất nghiệp hoặc khơng cĩ thu nhập (bảng 3.4). Trong hầu hết các trường hợp, tỷ lệ nam giới Nepal thừa nhận họ cĩ tâm trạng căng thẳng hay bị trầm cảm cao hơn đàn ơng Việt Nam. Ví dụ, phần lớn đàn ơng cả hai quốc gia đều thừa nhận họ Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 23
  32. rất căng thẳng vì cĩ thu nhập kém, ở Nepal, tỷ lệ này là 58%, so với 36% ở Việt Nam. Một nửa nam giới Nepal cho biết họ thấy xấu hổ khi đối mặt với gia đình nếu họ khơng cĩ việc làm, trong khi 30% nam giới ở Việt Nam thừa nhận điều này. Tương tự như vậy, gần một nửa đàn ơng Nepal cho biết họ thường cảm thấy bị gây áp lực hay trầm cảm vì họ khơng cĩ đủ việc làm và 30% nam giới ở Việt Nam nĩi như vậy. Trên thực tế, một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là họ mất nhiều thời gian khơng làm việc hoặc chỉ để tìm kiếm việc (46% đàn ơng Nepal và 35% đàn ơng Việt Nam). BẢNG 3.4 MỆNH ĐỀ VỀ ÁP LỰC KINH TẾ Phần trăm (%) Mệnh đề Nepal Việt Nam Tơi thường cảm thấy căng thẳng hoặc trầm cảm vì 47,0 (n=873) 29,9 (n=1272) khơng cĩ việc làm Tơi thường cảm thấy căng thẳng hoặc trầm cảm vì 58,4 (n=873) 35,8 (1272) khơng cĩ đủ thu nhập Đơi khi tơi cảm thấy xấu hổ khi phải đối mặt với gia đình 50,4 (n=127) 30,4 (n=148) vì tơi khơng cĩ việc làm Phần lớn thời gian tơi khơng cĩ việc làm hoặc đi tìm việc 45,7 (n=127) 35,1 (n=148) Tơi đã từng nghĩ đến việc rời bỏ gia đình vì khơng cĩ 3,1 (n=127) 4,1 (n=148) việc làm Đơi khi tơi uống rượu hoặc tránh xa gia đình khi tơi 0,8 (n=127) 4,7 (n=148) khơng tìm được việc làm Chỉ một tỷ lệ nhỏ nam giới ở cả hai quốc gia thừa nhận với các ý nghĩa cực đoan do áp lực kinh tế gây ra, ví dụ như họ đã nghĩ đến việc rời bỏ gia đình vì họ khơng cĩ việc làm hay họ uống rượu hoặc tránh xa gia đình khi họ khơng tìm được việc làm. 3.4 Đặc điểm của bạn tình Ở Nepal, hơn hai phần năm số bạn tình của nam giới được phỏng vấn nằm trong độ tuổi từ 25 tới 34, trong đĩ một phần tư (24%) người dưới 24 tuổi (Xem phụ lục Bảng A3.1). Ở Việt Nam, đa số bạn tình (57%) nằm trong độ tuổi từ 35 tới 49 và chỉ 8% dưới 24 tuổi. Phân tích đặc điểm của bạn tình cho thấy sự khác biệt về giáo dục ở hai quốc gia. Ví dụ, trong khi đa số nam giới Nepal (61%) cĩ học vấn cao hơn so với bạn tình của mình, thì phần đơng nam giới Việt Nam (47%) cĩ cùng trình độ học vấn với bạn tình của mình. Hơn một phần 10 (12%) đàn ơng Nepal cho biết bạn tình của họ cĩ trình độ học vấn cao hơn họ trong khi ở Việt Nam là một phần tư (26%) người. So sánh thu nhập giữa nam giới và bạn tình của họ, ở Việt Nam, 41% nam giới cĩ cùng mức thu nhập so với bạn tình trong khi đĩ con số này ở Nepal là 20%. Đa số đàn ơng Nepal (75%) 24 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  33. cĩ thu nhập cao hơn nhiều so với bạn tình trong khi đĩ ở Việt Nam là 53%. Ở cả hai quốc gia, cĩ một tỷ lệ ít người trả lời (2% ở Nepal và 7% ở Việt Nam) cho biết bạn tình của họ kiếm nhiều tiền hơn họ. 3.5 Lạm dụng đồ uống cĩ cồn và chất kích thích Đa số đàn ơng ở cả hai quốc gia cho biết đơi khi họ cĩ uống rượu ở nhà, với tỷ lệ dao động từ 85% người trả lời ở Việt Nam tới 52% người trả lời ở Nepal (xem phụ lục bảng A3.2). Cứ 6 người thì cĩ 1 người trả lời ở Nepal (17%) và 1% người trả lời ở Việt Nam cho biết họ đã sử dụng ma túy trong năm vừa qua. 3.6 Các chỉ số khác Bốn chỉ số khác được xây dựng từ thơng tin thu thập được của người trả lời phỏng vấn được coi là một phần của nghiên cứu, và kết quả từ những chỉ số này được đưa ra dưới đây. Chỉ số thước đo trầm cảm được xây dựng dựa trên 16 mệnh đề về cảm giác và trải nghiệm của người trả lời về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống hàng ngày vào 1 tuần trước thời gian phỏng vấn. Kết quả cho thấy chưa đến một phần tư số đàn ơng ở cả hai quốc gia (25% ở Nepal và 24% ở Việt Nam) cho biết họ bị trầm cảm ở mức độ trung bình trong tuần qua. Tỷ lệ đàn ơng trong nhĩm bị trầm cảm nặng là khá thấp, chỉ khoảng 4% ở Nepal và 1% ở Việt Nam (Hình 3.2 và 3.3). HÌNH 3.2 CÁC CHỈ SỐ KHÁC Ở NEPAL , , , n trăm (%) ầ Ph , , , , , Cao Nhẹ Thấp Nặng Tích cực Khơng thái quá Tuân theo Tuân chuẩn mực Trung bình Thái quá Trung bình Theo dự đốn Chỉ số trầm cảm Mức độ lệch hướng Nam tính Kiểm sốt mối quan hệ Chỉ số lệch chuẩn dương được xây dựng cho thấy những ai đã từng cĩ trải nghiệm thái độ bất bình đẳng giới thời thơ ấu, nhưng hiện thời cĩ thái độ bình đẳng giới ở mức độ cao và trung bình. Như miêu tả trong chương 2, biến tổng hợp này được xây dựng bằng cách kết Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 25
  34. hợp những ảnh hưởng mà người đã từng trải qua bất bình đẳng giới ở tuổi thơ với các chỉ số Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới. Kết quả cho thấy 44% nam giới ở Nepal và 61% nam giới ở Việt Nam cĩ thay đổi một cách tích cực đối với chỉ số này, cĩ nghĩa là họ đã trải qua những thái độ bất bình đẳng giới thời thơ ấu, nhưng bây giờ đã cĩ thái độ bình đẳng giới hơn. Tiếp theo là nhĩm đi lệch cĩ thể dự báo trước (41% ở Nepal và 32% ở Việt Nam); số người tham gia trả lời “tuân theo chuẩn mực”, cĩ nghĩa là số nam giới chưa trải qua sự bất bình đẳng giới thời thơ ấu và cĩ bình đẳng giới ở mức độ thấp nằm trong nhĩm ít nhất, 15% ở Nepal và 7% ở Việt Nam. HÌNH 3.3 CÁC CHỈ SỐ KHÁC Ở VIỆT NAM Cao Nhẹ Thấp Nặng Tích cực Khơng thái quá Thái quá Tuân theo Tuân chuẩn mực Trung bình Trung bình Theo dự đốn Chỉ số trầm cảm Mức độ lệch hướng Nam tính Kiểm sốt mối quan hệ Chỉ số nam tính thái quá được xây dựng bằng cách kết hợp các câu trả lời của những nam giới cho biết đã từng gây bạo lực thể xác và sử dụng đồ uống cĩ cồn. Kết quả cho biết gần một phần tư nam giới (24%) cĩ hành vi nam tính thái quá ở Nepal và hơn một phần tư (26%) ở Việt Nam (Hình 3.2 và 3.3). Chỉ số kiểm sốt mối quan hệ được xây dựng từ những mệnh đề liên quan tới việc kiểm sốt của nam giới đối với phụ nữ trong quá trình ra quyết định. Hầu hết nam giới ở cả hai quốc gia, chiếm khoảng ba phần tư số nam giới, cĩ thái độ kiểm sốt quan hệ ở mức trung bình đối với bạn tình của mình; khoảng 11% nam giới ở Nepal và 2.6% nam giới ở Việt Nam cĩ thái độ kiểm sốt mối quan hệ ở mức độ cao (Hình 3.2 và 3.3). 26 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  35. 4. THÁI ĐỘ CỦA NAM GIỚI ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI Bình đẳng giới cĩ nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai đều cĩ quyền, nguồn lực, cơ hội và được bảo vệ như nhau. Suy rộng ra, điều đĩ cĩ nghĩa rằng phụ nữ và trẻ em gái cĩ quyền như nhau so với nam giới và trẻ em trai và họ cĩ quyền bình đẳng tham gia đầy đủ vào các hoạt động chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của cộng đồng. Điều này khơng cĩ nghĩa là nam giới và phụ nữ là như nhau mà nghĩa là họ cĩ giá trị như nhau và được hưởng những đặc quyền như nhau. Cĩ bằng chứng cho thấy rằng khi cơ hội cho phụ nữ được mở rộng sẽ làm giảm bớt sự bất bình đẳng và gia tăng phát triển (Dulfo E, 2005). Mặc dù đã cĩ những tiến bộ quan trọng về bình đẳng, sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa nam và nữ vẫn tồn tại ở các quốc gia đang phát triển và phát triển. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học xã hội bắt đầu nhấn mạnh vai trị và trách nhiệm của nam giới và trẻ em trai trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Sự nhấn mạnh này xuất phát từ sự thừa nhận rằng phụ nữ và nam giới phải làm việc cùng nhau để đạt được mối quan hệ và xã hội bình đẳng hơn. Một bước tiến quan trọng trong quá trình này là việc hiểu rõ hơn thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới. Chương này xem xét thái độ liên quan tới giới của nam giới trong các địa bàn được nghiên cứu ở Việt Nam và Nepal, những trải nghiệm tuổi thơ của nam giới về bất bình đẳng giới và sự tham gia của nam giới trong các cơng việc gia đình và chăm sĩc sức khỏe bà mẹ. Bên cạnh đĩ, chúng tơi xem xét tương quan giữa các biến này với một số yếu tố xã hội nhân khẩu và các yếu tố khác. 4.1 Thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới - Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (GEM Scale) Một điều kiện tiên quyết để đạt được bình đẳng giới là thay đổi thái độ của nam giới đối với các chuẩn mực về giới mà họ vẫn cĩ và thay đổi hành vi của họ. Thái độ của nam giới đối với các chuẩn mực về giới được đánh giá thơng qua việc sử dụng phiên bản đã được điều chỉnh của Thang đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới (GEM scale) vốn ban đầu được xây dựng bởi chương trình Horizons và Viện Promundo ở Brazil (Pulerwitz J. và Barker G., 2008). Thang đo này đã được điều chỉnh cho phù hợp để sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia và cĩ hiệu lực cao. Với cuộc điều tra này, cĩ 24 mệnh đề được sử dụng để đo thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới, và được chia thành các tiểu phần nhỏ: vai trị về giới; tình dục/mối quan hệ tình dục; bạo lực; sức khỏe sinh sản; nam tính và giá trị của con trai và con gái (phụ lục bảng 4.1). Cĩ 15 mệnh đề ở Nepal và 17 mệnh đề ở Việt Nam cuối cùng được chọn lựa sử dụng phân tích yếu tố và sau khi đánh giá mức độ tin cậy (điểm Cronbach Alpha là 0,79 cho Nepal và Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 27
  36. 0,81 cho Việt Nam) như đã đề cập đến trong chương 2. Các câu trả lời được chia theo hai phạm vi: Nhất trí (kết hợp các câu trả lời “hồn tồn nhất trí” và “nhất trí”) và “khơng nhất trí” (kết hợp các câu trả lời “khơng nhất trí” và “hồn tồn khơng nhất trí”). Nhìn chung, các kết quả cho thấy đàn ơng ở cả hai quốc gia ủng hộ vai trị giới truyền thống (Bảng 4.1). Ví dụ, ở Nepal, gần một nửa (48%) nhất trí rằng “vai trị quan trọng nhất của phụ nữ là chăm sĩc nhà cửa và nấu ăn cho gia đình mình”. Tương tự như vậy, đa số, hơn bốn phần năm nam giới (84%) nhất trí rằng “phụ nữ nên tuân thủ theo chồng”. Trong khi chỉ cĩ hơn một phần năm nam giới (22%) tin rằng “vai trị của phụ nữ là sinh con trai cho gia đình nhà chồng”, đại đa số (99%) nhất trí rằng “một khi phụ nữ đã kết hơn sẽ thuộc về gia đình nhà chồng”. Điều thú vị là chưa đến một nửa (43%) người cảm thấy rằng “nam giới nên cĩ quyết định cuối cùng trong tất cả các vấn đề của gia đình”. Các thái độ này rõ ràng hơn trong số các nam giới được điều tra ở Việt Nam. Đa số (81%) cho rằng “nam giới nên đưa ra quyết định cuối cùng trong tất cả các vấn đề của gia đình” và cĩ đến 78% cho biết “vai trị quan trọng nhất của phụ nữ là chăm sĩc nhà cửa và nấu ăn cho gia đình mình”. Đồng thời, gần hai phần ba nam giới (62%) tán thành mệnh đề “một khi phụ nữ đã kết hơn sẽ thuộc về gia đình nhà chồng”. Thái độ của nam giới đối với tình dục và quan hệ tình dục cho thấy cĩ vài điểm khác biệt (bảng 4.1). Trong số những nam giới được điều tra ở Nepal, hơn một nửa (52%) nhất trí rằng “phụ nữ khơng thể từ chối nếu quan hệ tình dục với chồng của mình ”, và gần ba phần năm (58%) người tin rằng nếu “phụ nữ khơng cưỡng lại, đĩ khơng phải là cưỡng hiếp”. Tương tự như vậy, 79% đàn ơng khơng đồng tình với quan điểm rằng phụ nữ bị cưỡng hiếp là người đáng trách. Điều thú vị là ở Việt Nam, trong số những nam giới được điều tra, gần hai phần ba (62%) tin rằng phụ nữ cĩ thể từ chối quan hệ tình dục với chồng, trong khi đĩ hơn một nửa (55%) cảm thấy rằng nếu “phụ nữ khơng cưỡng lại, đĩ khơng phải là cưỡng hiếp”. Điều thú vị nữa là ở cả hai quốc gia, ít người đồng ý với mệnh đề rằng vai trị của phụ nữ là sinh con trai cho gia đình so với một số mệnh đề khác về thái độ giới. Về bạo lực đối với phụ nữ, dưới nửa (44%) đàn ơng Nepal tham gia điều tra cho biết họ cảm thấy “đơi khi phụ nữ đáng bị đánh”, hơn ba phần tư (77%) nhất trí rằng nếu phụ nữ làm điều gì sai trái, người chồng cĩ quyền trừng phạt cơ ấy. Những tỷ lệ này thấp hơn nhiều trong số đàn ơng Việt Nam tham gia điều tra vì chỉ cĩ 26% nam giới nhất trí với mệnh đề đầu tiên và 31% nhất trí với mệnh đề thứ hai. Gần một nửa đàn ơng Nepal tin rằng ‘phụ nữ nên tha thứ bạo lực để giữ gia đình” trong khi đĩ chỉ cĩ 23% đàn ơng Việt Nam nhất trí với mệnh đề này. Nhìn chung, cĩ ít sự nhất trí hơn với các lý do được đưa ra cho bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam hơn là ở Nepal. Về sức khỏe sinh sản, đa số nam giới (64% ở Nepal và 74% ở Việt Nam) cho rằng việc tránh thai khơng phải là trách nhiệm của phụ nữ. Các chuẩn mực về nam tính rất mạnh mẽ ở Việt Nam với 90% nam giới nhất trí rằng là đàn ơng, bạn phải cứng rắn. Ở Nepal cũng vậy, các chuẩn mực cũng rất mạnh mẽ với khoảng 70% nam giới nhất trí với quan điểm này. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng đàn ơng Nepal cĩ thái độ về nam tính mạnh mẽ. Ví dụ, hơn hai phần ba nam giới (67%) nhất trí với mệnh đề “nếu ai đĩ xúc phạm tơi, tơi sẽ bảo vệ danh dự của tơi bằng vũ lực nếu cần và “là đàn ơng, bạn phải cứng rắn” (70%). Tương tự như 28 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  37. vậy, một nửa nam giới (56%) cho biết họ sẽ xấu hổ nếu con trai của họ là đồng tính. Ở Việt Nam, kết quả cĩ pha trộn nhiều hơn đối với các chỉ số này: trong khi đa số đàn ơng (90%) cho rằng là đàn ơng, bạn phải cứng rắn, một tỷ lệ lớn đáng chú ý (71%) khơng cho rằng họ sẽ xấu hổ nếu con trai của mình đồng tính và hai phần ba khơng nghĩ là cần phải bảo vệ danh dự bằng vũ lực nếu họ bị xúc phạm. Về giá trị của con trai so với giá trị của con gái, thái độ của nam giới là tương tự nhau ở hai quốc gia. Ở Nepal và Việt Nam, đa số khơng nhất trí với các mệnh đề rằng “đàn ơng chỉ cĩ con gái là bất hạnh” (92% ở Nepal và 90% ở Việt Nam) và rằng “khơng cĩ con trai là do nghiệp chướng và sống khơng cĩ luân lý” (khoảng 90% ở cả hai quốc gia). BẢNG 4.1 THANG ĐO GEM - NHẬN ĐỊNH VỀ THÁI ĐỘ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH ĐỂ ÁP DỤNG Ở NEPAL VÀ VIỆT NAM Nepal (n = 1000) Việt Nam (n = 1424) Mệnh đề Nhất trí * Nhất trí* Vai trị về giới Vai trị quan trọng nhất của phụ nữ là chăm sĩc nhà cửa và nấu ăn cho gia 48,2 78,1 đình mình Vai trị quan trọng nhất của phụ nữ là 21,6 29,8 sinh con trai cho gia đình nhà chồng Tơi nghĩ rằng nam giới nên là người ra quyết định cuối cùng trong tất cả các 43,0 80,8 vấn đề gia đình Một khi phụ nữ đã kết hơn, người phụ - 61,7 nữ đĩ thuộc về gia đình nhà chồng Tình dục/quan hệ tình dục Đàn ơng cần tình dục nhiều hơn phụ nữ 45,4 52,8 Phụ nữ khơng thể từ chối quan hệ tình 52,1 36,6 dục với chồng của mình Khi phụ nữ bị cưỡng hiếp, cơ ấy thường là người bị khiển trách vì đã để mình 20,6 vào tình huống đĩ Nếu phụ nữ khơng phải cưỡng lại đĩ 58,0 55,3 khơng phải là cưỡng hiếp Bạo lực Đơi khi phụ nữ đáng bị đánh 43,6 26,5 Nếu người vợ/bạn tình làm gì đĩ sai trái, 77,3 30,5 người chồng cĩ quyền trừng phạt cơ ấy Phụ nữ nên tha thứ với bạo lực để giữ 50,8 23,2 gia đình Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 29
  38. Nepal (n = 1000) Việt Nam (n = 1424) Mệnh đề Nhất trí Nhất trí Sức khỏe sinh sản Tránh thai là trách nhiệm của phụ nữ 36,2 26,5 Tơi sẽ tức giận nếu vợ/bạn tình của tơi - 9,5 yêu cầu tơi sử dụng bao cao su Nam tính Nếu ai đĩ xúc phạm tơi, tơi sẽ bảo vệ - 33,7 danh dự của tơi bằng vũ lực nếu cần Là đàn ơng, bạn cần phải cứng rắn 69,5 90,0 Tơi sẽ xấu hổ nếu con trai mình đồng 55,6 29,3 tính Giá trị của con trai và con gái Đàn ơng khơng cĩ con trai là bất hạnh 8,1 9,7 Khơng cĩ con trai phản ánh nghiệp 9,5 10,3 chướng và sống khơng cĩ luân lý đạo đức Chỉ cĩ con trai mới cĩ thể thờ cúng tổ tiên - 40,8 Chú ý: *Kết quả trên tổng số 100 và số cịn lại khơng nhất trí với các mệnh đề trên. HÌNH 4.1A HÌNH 4.1B THÁI ĐỘ VỀ GIỚI CỦA ĐÀN ƠNG Ở NEPAL THÁI ĐỘ VỀ GIỚI CỦA ĐÀN ƠNG Ở VIỆT (n=1,000) NAM (n=1,425) 70,6 77,1 15 14,4 15,6 7,3 Bình đẳng thấp Bình đẳng Bình đẳng cao Bình đẳng thấp Bình đẳng Bình đẳng cao trung bình trung bình 30 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  39. Để các kết quả dễ hiểu hơn, người tham gia trả lời câu hỏi được xếp thành 3 nhĩm dựa trên điểm số của Thang đo GEM. Các nhĩm này là ủng hộ “ít’ (18-39), “trung bình” (40-52) và “nhiều” (53-72) đối với các chuẩn mực giới bình đẳng. (Hình 4.1A và 4.1B). Các kết quả cho thấy ở cả hai quốc gia, đa số nam giới được điều tra (77% ở Việt Nam và 71% ở Nepal) cĩ thái độ bình đẳng giới ở mức trung bình đối với các chuẩn mực về giới trong thước đo GEM. Chỉ 14% nam giới Nepal và 16% nam giới Việt Nam cĩ thái độ bình đẳng giới cao. Trong khi tỷ lệ nam giới ở cả hai quốc gia với thái độ bình đẳng giới ở mức “’thấp’ và “trung bình” là gần như nhau với 86% ở Việt Nam và 84% ở Nepal, ở Việt Nam, một tỷ lệ nhỏ hơn gồm các nam giới thuộc về nhĩm bình đẳng “thấp” (chỉ 7% so với 15% ở Nepal). 4.2 Các yếu tố liên quan tới thái độ của nam giới đối với bình đẳng giới Điểm số theo thang đo GEM được kiểm tra về mối liên hệ của chúng với các đặc điểm xã hội nhân khẩu, ví dụ như tỉnh, nơi cư trú, tuổi tác, tình trạng hơn nhân, và trình độ học vấn của người trả lời, trong phân tích nhị biến sử dụng kiểm thư Chi bình phương. Ở Nepal, phân tích nam giới cho thấy cĩ mối quan hệ rõ rệt giữa điểm số thang đo GEM và trình độ học vấn, với 30% nam giới cĩ học vấn phổ thơng trung học và cao hơn cĩ điểm số thuộc nhĩm bình đẳng cao so với chỉ cĩ 12% nam giới cĩ học vấn trên tiểu học hoặc phổ thơng cơ sở và 5% chỉ cĩ học vấn tiểu học (phụ lục bảng A4.2). Nam giới mù chữ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhĩm bình đẳng thấp (46%). Nghề nghiệp cũng được coi là cĩ mối quan hệ, với 28% nam giới thuộc nhĩm làm việc chuyên mơn cĩ điểm nằm trong nhĩm bình đẳng cao so với chỉ cĩ 9,5% người lao động bán kỹ năng và nơng dân nhưng nhìn tổng thể, vẫn khơng cĩ sự khác biệt rõ rệt. Đẳng cấp/dân tộc cĩ mối quan hệ rõ rệt với bình đẳng giới, ngoại trừ tầng lớp Brahman/Chhetri, tất cả các nhĩm đẳng cấp khác đều cĩ 1 trong số 5 đàn ơng cĩ thái độ bình đẳng giới thấp nhất; kết quả là khoảng một phần năm người thuộc tầng lớp Brahman và Chhetri cĩ điểm GEM cao so với chỉ cĩ 1/10 người Janajatis và người Dailits/ nhĩm tơn giáo thiểu số (Phụ lục bảng A4.2). Ở Việt Nam, trong số những người thuộc nhĩm điểm GEM ‘cao’, một tỷ lệ lớn hơn (17%) là thuộc nhĩm người trẻ tuổi (18-24 tuổi) so với nhĩm cao tuổi hơn (13% trong nhĩm 35-49 tuổi) (Phụ lục bảng A4.3). Tơn giáo được cho là cĩ quan hệ với thái độ bình đẳng giới, vì chỉ cĩ một tỷ lệ nhỏ nam giới theo Đạo Phật cĩ điểm cao trong nhĩm bình đẳng cao (7%) so với nam giới theo đạo Thiên chúa (17%) và những người từ “các tơn giáo khác” (50%), nhưng khơng rõ rệt. về mặt thống kê. Tương tự như vậy, một phần lớn trong số nam giới làm việc chuyên mơn và những người làm dịch vụ (khoảng 17%) được xếp vào nhĩm cĩ sự ủng hộ cao đối với bình đẳng giới so với người nơng dân và người lao động phổ thơng (14 %). 4.3 Trải nghiệm bất bình đẳng giới trong thời thơ ấu Nhiều nghiên cứu phát hiện rằng những trải nghiệm về bất bình đẳng giới trong thời thơ ấu định hình quan điểm và hành vi của con người trong cuộc sống của họ sau này (Gil-Gonzales và cộng sự. 2008; UNICEF 2007; WHO, 2005; Heise, 1998). Trong nghiên cứu này, chúng tơi giả định rằng nam giới đã trải nghiệm hoặc chứng kiến bất bình đẳng giới thời thơ ấu (cĩ nghĩa là tới khi 18 tuổi đã trải qua hoặc chứng kiến ít nhất một trong những hành động được liệt kê trong bảng 4.2) cĩ khả năng gây bạo lực trên cơ sở giới khi là người trưởng thành. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 31
  40. BẢNG 4.2 SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA NAM GIỚI VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI THỜI THƠ ẤU Nepal (n = 1000) Việt Nam (n = 1425) Mệnh đề Cĩ Khơng Cĩ Khơng Trước khi tơi 18 tuổi Tơi thấy chị/em gái tơi/ chị/em họ tơi cĩ ít tự do hơn tơi và các anh/em trai 42,3 57,7 41,1 58,9 của tơi Mọi người nĩi với tơi rằng con gái là 16,5 83,5 17,6 82,4 cái nợ đồng lần của gia đình Tơi thấy những khĩ khăn mà bố mẹ tơi/họ hàng tơi phải trải qua khi trả 19,6 80,4 39,9 60,1 tiền hồi mơn trong đám cưới của anh/ em trai tơi Tơi thấy chị/em gái tơi/ chị/em họ tơi bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi khi 4,7 95,3 5,6 94,4 khơng thể sinh con trai Nam giới ở Nepal và Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội gia đình nơi mà việc phân biệt đối xử về giới đối với phụ nữ là phổ biến. Ở cả hai quốc gia, hình thức bất bình đẳng phổ biến nhất mà nam giới chứng kiến thời thơ ấu là việc chị/em gái hoặc chị/em họ của họ ít được tự do hơn so với anh/em trai trong gia đình (42% ở Nepal và 41% ở Việt Nam), điều này phản ánh những hạn chế về giới nĩi chung trong xã hội; hình thức phổ biến thứ hai ở cả hai quốc gia là những khĩ khăn mà gia đình hay họ hàng của họ phải trải qua khi phải trả tiền hồi mơn, mặc dù tỷ lệ này ở Nepal thấp hơn nhiều (20%) so với Việt Nam (40%). Điều đáng mừng là tỷ lệ nam giới ở cả hai quốc gia (5% ở Nepal và 6% ở Việt Nam) cho biết họ đã nhìn thấy chị/em gái hoặc chị/em họ của mình bị ngược đãi hoặc bỏ rơi vì họ khơng thể sinh được con trai là tương đối thấp. HÌNH 4.2A HÌNH 4.2B NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA NAM GIỚI VỀ BẤT NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA NAM GIỚI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI THỜI THƠ ẤU Ở NEPAL BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI THỜI THƠ ẤU Ở VIỆT (N=1,000) NAM (N=1,425) 33,8 45,7 54,3 66,2 Cĩ Khơng Cĩ Khơng 32 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  41. Năm mệnh đề trên (bảng 4.2) được kết hợp để xây dựng chỉ số nhị phân nhằm đánh giá sự bất bình đẳng về giới thời thơ ấu. Ở cả hai quốc gia, đa số nam giới cho biết họ đã trải qua hoặc chứng kiến một số hình thức của bất bình đẳng giới tính thời thơ ấu, hơn một nửa ở Nepal (54%) và hai phần ba nam giới ở Việt Nam (66%) (Hình 4.2A và 4.2B). 4.4 Các yếu tố liên quan tới sự bất bình đẳng về giới thời thơ ấu Để khám phá các yếu tố liên quan tới trải nghiệm của nam giới về bất bình đẳng giới, phân tích nhị biến được thực hiện sử dụng kiểm thử Chi bình phương. Ở Nepal, nghiên cứu cho thấy đẳng cấp/dân tộc, điểm số GEM và áp lực kinh tế cĩ liên quan rõ rệt với trải nghiệm tuổi thơ về bất bình đẳng giới. Ví dụ, đàn ơng khơng phải là người Dailits ở khu vực đồng bằng bị thiệt thịi cĩ xu hướng trải nghiệm bất bình đẳng về giới thời thơ ấu nhiều hơn là các nhĩm dân tộc khác. Điều này tương tự như đối tượng nam giới đối mặt với áp lực về kinh tế. Tương tự như vậy, nam giới với ít trải nghiệm bất bình đẳng giới thời thơ ấu cĩ thái độ bình đẳng giới cao hơn khi là người trưởng thành. BẢNG 4.3 NAM GIỚI VỚI TRẢI NGHIỆM THỜI THƠ ẤU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐÃ ĐƯỢC LỰA CHỌN Nepal (n = 1000) Việt Nam (n = 1425) Đặc điểm Cĩ (%) n Cĩ (%) n Độ tuổi 18-24 tuổi 59,6 292 58,9 270 25-34 tuổi 52,4 317 65,4 382 35-49 tuổi 51,9 203 69,5 768 Giá trị P 0,097 <0,01 Trình độ học vấn Mù chữ 60,0 80 - - Học đến tiểu học 55,0 151 68,2 157 Tiểu học đến phổ thơng cơ sở 51,8 552 70,1 792 Phổ thơng trung học hoặc cao hơn 58,1 217 59,2 476 Giá trị P 0,297 <0,01 Nơi cư trú Nơng thơn 55,0 600 66,5 976 Thành thị 53,2 400 65,7 449 Giá trị P 0,586 0,768 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 33
  42. Nepal (n = 1000) Việt Nam (n = 1425) Đặc điểm Cĩ (%) n Cĩ (%) n Đẳng cấp/dân tộc Tầng lớp Brahmin/ Chhetri 46,9 354 - - Tầng lớp Janaties 47,4 308 - - Tầng lớp Non Dalit Terai 81,8 121 - - Tầng lớp Dalits/ Thiểu số tơn giáo 60,8 217 - - Giá trị P <0,01 NA Loại hình gia đình Gia đình hạt nhân 52,7 598 71,5 123 Gia đình mở rộng 56,7 402 65,7 1302 Giá trị P 0,209 0,194 Nghề nghiệp Thất nghiệp/học sinh 53,9 115 - - Chuyên mơn 55,9 170 63,1 252 Lao động Phổ thơng 57,8 306 63,0 311 Kinh doanh/cửa hàng 52,6 133 68,5 254 Nơng nghiệp 50,4 276 71,1 458 Giá trị P 0,09 <0,05 Áp lực kinh tế Khơng 47,0 321 68,8 786 Cĩ 59,1 552 64,6 486 Giá trị P <0,01 0,119 Phân loại điểm số thang đo GEM Bình đẳng ở mức thấp 68,7 150 77,9 140 Bình đẳng ở mức trung bình 51,8 706 65,5 173 Bình đẳng ở mức cao 51,4 144 62,3 212 Giá trị P <0,01 <0,01 Tổng số 54,3 1000 66,2 1425 Ngồi điểm số GEM mà khá rõ ràng ở cả hai quốc gia, ở Việt Nam, một tập hợp các yếu tố khác cĩ liên quan rõ rệt với những trải nghiệm về bất bình đẳng giới. Ví dụ, tuổi tác, trình độ học vấn và nghề nghiệp đĩng vai trị quan trọng vì nam giới nhiều tuổi hơn, ít giáo dục hơn, và những người làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp hoặc kinh doanh cĩ xu hướng trải nghiệm bất bình đẳng giới thời thơ ấu nhiều hơn những nhĩm khác (bảng 4.3). Một số yếu tố như sống ở nơng thơn hay sống ở thành thị, sống với gia đình mở rộng hay gia đình hạt nhân cĩ vẻ như khơng cĩ liên quan tới những trải nghiệm về bất bình đẳng giới thời thơ ấu. 34 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  43. 4.5 Sự tham gia của nam giới trong việc chăm sĩc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Một chỉ số về sự hỗ trợ của nam giới đối với bình đẳng giới là sự tham gia của họ trong chăm sĩc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Sự tham gia của nam giới trong chăm sĩc sức khỏe bà mẹ, như được đánh giá thơng qua việc họ đi cùng vợ trong khi đi khám thai vẫn cịn thấp ở Nepal và cao hơn một chút ở Việt Nam. Chỉ khoảng 40% nam giới được điều tra ở Nepal cho biết họ cĩ đi cùng vợ/bạn tình đi khám thai trong lần mang thai gần đây, trong khi đĩ 56% nam giới ở Việt Nam làm việc này. Mặc dù đa số nam giới ở cả hai quốc gia tham gia vào việc chăm sĩc con cái hàng ngày, ở Nepal ít nam giới làm việc này (55%) hơn là ở Việt Nam (71%) (bảng 4.4). Tăng cường việc đàn ơng nghỉ chế độ thai sản dù được trả lương hay khơng cũng là một cách để nâng cao sự tham gia của nam giới trong việc chăm sĩc con cái. Ở Nepal nam giới cĩ việc làm nghỉ thai sản khi sinh đứa con gần đây nhất chiếm tỷ lệ rất thấp, và trên thực tế, gần 60% nam giới cĩ việc làm (ví dụ như 29% trong số 49%) khơng nghỉ thai sản trong lần sinh con gần đây nhất. Ở Việt Nam, 23% nam giới khơng nghỉ thai sản trong khi đĩ 77% cĩ nghỉ và cĩ sự khác biệt về khoảng thời gian nghỉ: khoảng 30% nghỉ làm dưới 2 tuần và 18% nghỉ làm trên 3 tháng. Ở Việt Nam, mặc dù Bộ luật Lao động đã cĩ những điều khoản cụ thể về nghỉ chế độ thai sản cho bà mẹ, vẫn chưa cĩ các điều khoản quy định đàn ơng nghỉ thai sản được trả lương. Thay vào đĩ, tất cả những người lao động vừa mới trở thành cha được phép nghỉ khơng lương vì các lý do cá nhân. Việc thiếu khung pháp lý cụ thể về việc nam giới nghỉ chế độ thai sản cĩ thể dẫn tới việc phân cơng lao động khơng bình đẳng trong cơng việc gia đình và khơng tạo điều kiện cho nam giới tham gia chăm sĩc con cái. BẢNG 4.4 THAM GIA CHĂM SĨC SỨC KHOẺ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM Nepal Việt Nam Sự tham gia (n = 714) (n = 999) Cĩ đi cùng vợ/bạn tình trong khi đi khám thai trong lần mang thai gần đây hay khơng Cĩ 39,5 56,4 Cĩ tham gia vào việc chăm sĩc con cái hàng ngày khơng Cĩ 55,1 71,0 Cĩ nghỉ phép/nghỉ làm trong thời gian sinh con gần đây khơng Khơng nghỉ 28,9 20,4 Trong vịng 1 tuần 7,3 10,3 1-2 tuần 8,0 19,2 3-4 tuần 2,0 9,1 1-3 tháng 2,7 11,7 Hơn 3 tháng 0,3 18,4 Khơng cĩ việc làm/khơng áp dụng 51,0 11,0 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 35
  44. Nam giới Việt Nam nghỉ làm để chăm sĩc con và vợ mình sau sinh chiếm một tỷ lệ khá cao (69%), tương ứng với tỷ lệ nam giới cùng vợ đi khám thai trước khi sinh (56%). Điều này chứng tỏ nam giới trong cuộc điều tra này quan tâm tới sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Cĩ vẻ như cĩ mối quan hệ rõ ràng giữa sự tham gia chăm sĩc bà mẹ và trẻ em với các đặc điểm xã hội nhân khẩu (phụ lục bảng A4.4). Xu hướng nam giới ở cả hai quốc gia đi cùng vợ/bạn tình trong các lần khám thai là những người trẻ hơn, sinh sống ở thành thị (điều này đối lập với nơng thơn), cĩ trình độ học vấn cao hơn và là những nhà chuyên mơn (đối lập với nơng dân). Ở Nepal, các đặc điểm khác cho thấy mối quan hệ cụ thể với việc đi cùng bạn tình đi khám thai cĩ điểm số cao trong phần bình đẳng cao theo thước đo GEM, mức độ trầm cảm và áp lực kinh tế ít cũng như đẳng cấp/dân tộc thấp hơn. Trong khi đĩ, nam giới thuộc tầng lớp Brahman/Chhetri cĩ xu hướng làm như vậy nhiều hơn là người thuộc tầng lớp Janajatis (điều này khơng liên quan tới Việt Nam). Ở Việt Nam, khơng yếu tố nào ở trên cĩ mối quan hệ rõ ràng với sự tham gia của nam giới trong các lần khám thai trước khi sinh. Khơng cĩ gì đáng ngạc nhiên khi ở cả hai quốc gia, cĩ mối quan hệ rõ ràng giữa sự tham gia hàng ngày của nam giới trong việc chăm sĩc con cái và thước đo thái độ GEM của họ. Thêm vào đĩ, ở Nepal, phần đơng nam giới trong gia đình hạt nhân và những người làm việc đồng áng giúp đỡ chăm sĩc con cái hàng ngày trong khi ở Việt Nam trình độ học vấn của nam giới cĩ mối quan hệ đáng kể tới sự tham gia chăm sĩc con cái của họ. 4.6 Sự tham gia của nam giới trong cơng việc gia đình Sự tham gia của nam giới trong cơng việc gia đình là khá thấp ở cả hai quốc gia vì cơng việc gia đình thường được người vợ đảm trách trong đa số các trường hợp (63-67%). Hơn một phần 10 nam giới ở Nepal (11-13%) cho biết bạn tình của họ làm tất cả mọi việc trong khi đĩ ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm 4-10%. Điều thú vị là khoảng một phần năm (20-25%) nam giới ở cả hai quốc gia khẳng định họ chia đơi cơng việc hoặc cùng nhau làm việc với bạn tình của họ (bảng 4.5). BẢNG 4.5 THAM GIA VÀO CƠNG VIỆC GIA ĐÌNH Nấu ăn Dọn dẹp nhà cửa Giặt quần áo Sự tham gia của người trả lời Việt Việt Việt phỏng vấn Nepal Nepal Nepal Nam Nam Nam Tơi làm tất cả mọi việc 0,3 0,9 0,3 0,6 0,4 0,6 Thường là tơi làm 0,1 6,6 0,8 5,4 0,5 3,5 Chia đơi cơng việc hoặc cùng 19,3 23,3 21,4 26,1 21,2 21,2 nhau làm Thường là bạn tình làm 66,6 64,1 65,5 63,1 64,9 64,6 Bạn tình làm tất cả mọi việc 13,0 4,2 11,3 4,0 12,3 9,4 Chúng tơi khơng làm/chúng tơi 0,8 0,6 0,8 0,8 0,8 0,8 khơng sống cùng nhau n 794 1101 794 1101 794 1101 36 Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam
  45. 5. THÁI ĐỘ CỦA NAM GIỚI ĐỐI VỚI TRẢI NGHIỆM VỀ BẠO LỰC Bạo lực đối với phụ nữ là một trong những biểu hiện tột cùng của sự bất bình đẳng về quyền lực giới và được nhiều nam giới sử dụng để kiểm sốt và thống trị phụ nữ. Nghiên cứu này đánh giá việc nam giới thực hiện các hình thức bạo lực khác nhau đối với bạn tình của mình ở hai quốc gia. Bên cạnh đĩ, các yếu tố quyết định bạo lực đối với bạn tình cũng được xác định và thảo luận. 5.1 Các loại hình bạo lực đối với vợ/bạn tình được báo cáo Các nam giới trong mẫu nghiên cứu được hỏi một loạt câu hỏi nhằm đánh giá mức độ bạo lực họ gây ra đối với bạn tình của mình. Các câu hỏi đề cập tới tất cả các hành động bạo lực tinh thần (5 câu hỏi), bạo lực kinh tế (3 câu hỏi), bạo lực thể xác (5 câu hỏi), và bạo lực tình dục (4 câu hỏi).1 Các câu trả lời cho từng vấn đề được kết hợp lại để tạo ra một chỉ số tổng hợp cho từng loại hình bạo lực. Tất cả nam giới hiện đang cĩ hoặc đã từng cĩ vợ/bạn tình được hỏi về việc liệu họ đã từng thực hiện các loại hình bạo lực khác nhau đối với vợ/bạn tình của mình hay khơng, bao gồm cả bạo lực thể xác, tinh thần, kinh tế và tình dục. Thuật ngữ “bạo lực” khơng xuất hiện trong điều tra, thay vào đĩ, một loạt các câu hỏi được đưa ra để đánh giá các hành động bạo lực khác nhau. Các câu hỏi cụ thể cho 4 loại hình bạo lực được đưa ra dưới đây: Bạo lực thể xác đối với vợ/bạn tình (1) Tát vợ/bạn tình hoặc ném vật gì đĩ vào vợ/bạn tình để làm đau cơ ấy (2) Đẩy hoặc xơ đẩy mạnh vợ/bạn tình khi tức giận (3) Đánh vợ/bạn tình bằng nắm đấm hoặc bằng vật gì đĩ và làm đau cơ ấy (4) Đá, kéo lê, đánh, bĩp cổ, hoặc đốt vợ/bạn tình (5) Đe dọa sẽ dùng hoặc đã dùng súng, dao, hoặc vũ khí khác đối với vợ/bạn tình Bạo lực tinh thần đối với vợ/bạn tình (1) Lăng mạ vợ/bạn tình hoặc chủ tâm làm cho cơ ấy cảm thấy mình tồi tệ (2) Coi thường hoặc làm bẽ mặt vợ/bạn tình trước mặt người khác (3) Làm những việc khiến vợ/bạn tình sợ hoặc đe dọa vợ/bạn tình với chủ đích, ví dụ như thơng qua cách bạn nhìn cơ ấy, chửi mắng hay đập vỡ đồ vật (4) Đe dọa làm đau vợ/bạn tình 1 Xem bảng A5.1 trong phần phụ lục để cĩ danh sách các câu hỏi và các câu trả lời theo quốc gia. Nghiên cứu về Giới, Nam tính và Sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam 37