Giáo trình Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vđv Pencaksilat tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu

pdf 11 trang huongle 2910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vđv Pencaksilat tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_bai_tap_phat_trien_s.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vđv Pencaksilat tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu

  1. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV PENCAKSILAT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ThS. VŨ THỊ HƯƠNG Đại học TDTT TP.HCM TS. BÙI TRỌNG TOẠI Đại học Tôn Đức Thắng TÓM TẮT: Việc nâng cao thành tích thi đấu của nhóm Pencak silat bằng phương pháp huấn luyện hiệu quả, đặc biệt là nâng cao trình độ sức mạnh và thểt lực cho VĐV vẫn đang là nỗi bức xúc của các nhà chuyên môn. Do đó, để góp phần thúc đẩy việc nâng cao thành tích cho đội Pencak silat tỉnh Bà Rịa _ Vũng Tàu. Chúng tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên Pencak silat tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu. Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn, xây dựng hệ thống 79 bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn cho các VĐV Pencak silat . Đồng thời xây dựng được các chương trình huấn luyện sức mạnh cho từng giai đoạn huấn luyện khác nhau cho các VĐV Pencak silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. TỪ KHOÁ: Bài tập sức mạnh, Pencak silat ABSTRACT: To improve Peneak Silat athletes’ performance with effective trainning methods, especially to improve athletes’strength and stamina level is still professionals’concern. Thus, in an attempt to advance the performance of Ba Ria - Vung Tau Pencak Silat team, a system of strength-improved exercises was studied to improve physical strength of Pencak Silat Athletes in Ba Ria - Vung Tau province. A system of 79 selected exercises was suggested to improve the athletes’ general and specific physical strength for the athletes. In addition, building different strength training programs for various training periods were also introduced to Ba Ria - Vung Tau Pencak Silat athletes. KEYWORDS: improving strength exercises, Pencak Silat. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Bompa: HLSM là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình HL thể thao.Cùng với sức nhanh và sức bền, SM là một trong ba tố chất vận động cơ bản. Mục đích chính của tập luyện sức mạnh trong thể thao là đáp ứng những yêu cầu sức mạnh đặc thù của từng môn thể thao nhất định, nhằm nâng cao thành tích 1
  2. vận động viên lên trình độ cao nhất, huy động toàn bộ tiềm năng của vận động viên. Theo Bùi Trọng Toại (2010) cho rằng ''Huấn luyện thể lực trong các môn võ thuật sẽ cung cấp các nền tảng khoa học cơ bản về các yêu cầu cần thiết để nâng cao thành tích tối ưu cho VĐV. Cho dù VĐV ở trình độ Olympic hay phong trào, cũng cần phải có một trình độ nhất định về sức mạnh, sức bền, linh hoạt và sự thăng bằng cơ bắp để thực hiện các chức năng hoạt động cơ thể một cách tốt nhất. Nếu không đạt được một trình độ nhất định về các yêu cầu thể lực trên, VĐV không thể thực hiện các hoạt động sinh học một cách chính xác. Từ đó nguy cơ chấn thương là thực tế. Do đó, để góp phần thúc đẩy việc nâng cao thành tích cho đội Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" . Phương pháp nghiên cứu: sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu sau: đọc tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm, toán thống kê. Chủ thể nghiên cứu: xác định hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khách thể nghiên cứu: là 16 VĐV: 10nam, 6 nữ đội Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng các chỉ tiêu kiểm tra trình độ sức mạnh cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua tổng hợp và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước, đề tài đã lựa chọn được 18 test kiểm tra sức mạnh chung, 4 test kiểm tra độ mền dẻo, 4 test phòng tránh chấn thương và 8 tets kiểm tra sức mạnh chuyên môn để đưa vào phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn 2 lần trên cùng một đối tượng, lần phỏng vấn thứ nhất cách lần phỏng vấn thứ 2 là một tuần. Đề tài tiến hành kiểm định Wilcoxon để đảm bảo có sự thông nhất ý kiến giữ hai lần phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn 15 test đạt tỷ lệ trên 75% tổng điểm để đưa vào kiểm tra đánh giá sức mạnh cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. * Test kiểm tra sức mạnh chung: - Test kiểm tra sức mạnh tối đa: + Gánh tạ 3RM (kg) 2
  3. + nằm đẩy tạ 3RM (kg) - Test kiểm tra sức mạnh tốc độ + Bật xa tại chỗ (cm) + Ném bóng nhồi (3kg) về phía trước (m) - Test kiểm tra sức mạnh bền + Gập bụng 1 phút/ lần + Nằm sấp chống đẩy 1 phút/ lần + Chạy 800m (phút và giây). - Test kiểm tra sức mạnh tốc độ - linh hoạt + Chạy chữ T Test (phút và giây) * Test kiểm tra sức mạnh chuyên môn: - Đá vòng cầu chân sau buộc thun vào đích cố định 10s/ lần. - Đấm tay sau buộc thun vào đích cố định 10s/ lần. - Đá vòng chân sau với dây thun vào đích cố định 30s/ lần - Đánh ngã 4 kỹ thuật khác nhau trong 30s/ lần. * Test kiểm tra phòng tránh chấn thương - Bật lò có 1 chân 5 bước (m) * Test kiểm tra độ mền dẻo - Xoạc ngang (cm) - Xoạc dọc (cm). 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng hợp được 142 bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và xây dựng phiếu phỏng vấn, tiến hành lấy ý kiến. Theo nguyên tắc chỉ chọn các bài tập đạt tổng điểm 75% tổng điểm trở lên ở cả 2 lần phỏng vấn, đã xác định 79 bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên karatedo, gồm 41 bài tập phát triển sức mạnh chung và 38 bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn. 2.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 2.3.1. Chương trình huấn luyện sức mạnh trong các giai đoạn huấn luyện. 3
  4. a, Giai đoạn tập luyện TNGP ( 9 tuần) - Mục đích của giai đoạn này là tập luyện toàn bộ các nhóm cơ, chuẩn bị cho các cơ, gân, dây chằng, khớp, chịu được LĐV lớn trong các giai đoạn tiếp theo. - Phương pháp sử dụng: phương pháp vòng tròn, số vòng (tổ) 3 vòng. - Trọng lượng; 30 -60% 1 lần lặp lại tối đa (1RM) - Số bài tập/ vòng: 9-12 bài tập, gồm 9 bài tập phát triển các nhóm cơ tay, chân và 3 bài tập lưng bụng. - Tốc độ động tác: chậm - trung bình. - Nghĩ giữa các trạm: 30s - Nghĩ giữa các vòng: 2-3 phút - Số buổi tập: 3 buổi/ tuần - Thời gian buổi tập: 40 phút (kể các thời gian khởi động và thả lỏng). b, Giai đoạn phát triển sức mạnh tối đa: 8 tuần - Mục đích: phát triển lực tối đa, đặc biệt là các nhóm cơ chính nhằm tăng khả năng huy động toàn bộ các sợi cơ nhanh khi co cơ và tạo tiền đề cho người tập phát triển tốc độ và sức mạnh bền trong thời gian ngắn. - Phương pháp thực hiện: phương pháp trọng lượng tối đa. - Số bài tập: 6-8. Trong đó 4-6 bài tập phát triển sức mạnh tối đa các nhóm cơ chính, 2 bài tập phối hợp toàn thân nhằm duy trì tốc độ co cơ nhanh, giảm hiện tượng nặng nề xảy ra tạm thời trong thời gian tập luyện sức mạnh tối đa với trọng lượng lớn. và 2 bài tập lưng bụng. - Trọng lượng tạ; 80-95% 1 lần lặp lại tối đa (1RM) cho các nhóm cơ chính. - Số tổ/ buổi tập: 3-4 - Nghĩ giữa các trạm là 30s, giữa các vòng 3-4 phút. - Số buổi tập: 3 buổi/ tuần. - Tốc độ thực hiện động tác: Nhanh tối đa theo khả năng. - Thời gian mỗi buổi tập: 90 phút (kể cả thời gian khởi động và thả lỏng). - Số lần lặp lại: 1-4 c, Giai đoạn phát triển sức mạnh tối đa (5 tuần). - Mục đích: chuyển đổi lực tối dad thành tố chất SMTĐ đặc thù của môn võ Pencak Silat. 4
  5. - Phương pháp thực hiện: Phương pháp đẩng trương, phương pháp nhượng bộ- khắc phục (Plyometric), phương pháp tạo gia tốc, phương pháp kết hợp. - Số bài tập: 8 - 1 0 . Bao gồm bài tập phát triển SM tối đa các nhóm cơ chính, 4 - 6 bài tập SMTĐ và 2 bài tập lưng bụng (xem chương trình báng 3.10). - Số tổ: 2 - 4 - Số lần lặp lại: 4 - 8 với trọng lượng 40-60% 1RM; 10- 2 0 với trọng lượng nhó, dây thun Riêng các bài tập lưng bụng số lần lặp lại từ 20- 35 lần. - Trọng lượng tạ: 40 - 60% 1RM. Tâng độ cao bật nháy theo phương pháp khắc phục - nhượng bộ. - Tốc độ động tác: Nhanh bộc phát. - Tần số buổi tập: 3 buổi/tuần. - Thời gian buổi tập: 60 phút kể cá thời gian khới động và thả lóng. - Quãng nghỉ giữa các bài tập:1 - 2 phút, giữa các vòng 2 - 4 phút. d, Giai đoạn phát triển SM bền: - Mục đích: Nâng cao khả năng phát lực tốc độ cao trong thời gian dài. - Phương pháp thực hiện: Phương pháp vòng tròn, phương pháp kết hợp. - Trọng lượng tạ: 50 - 70% 1RM. - Số bài tập: 4 - 6. - S ố tổ: 2 - 3. - Buổi tập: 3buổi/tuần. - Nghi giữa các bài tập: 1 - 2 phút. - Nghỉ giữa các vòng: 3 - 5 phút. - Số lần lặp lại: 20 - 30. - Tốc độ động tác: Nhanh. - Thời gian buổi tập: 60 phút kể cả thời gian khởi động và thá lóng. e, Gidi đoạn chuyển tiếp: - Mục đích chính trong giai đoạn này là phát triển toàn diện các nhóm cơ của cơ thể và duy trì trình độ SM đa đạt được trong các giai đoạn đã tập luyện được trước đó. - Giai đoạn này tập luyện chuẩn bị cho mùa giải năm tới. Do đã kết thúc giái 5
  6. trong năm nên tôi cho VĐV nghỉ hoàn toàn trong một tuần rồi tiếp tục tập luyện cho các giải tới. - Phương pháp chính là phương pháp vòng tròn. - Các thông số tập luyện cũng giống như giai đoạn TNGP. Tôi xây dựng chương trình tập luyện trong giai đoạn này như sau: - Tuần 1: Nghỉ. - Tuần 2: Trọng lượng tạ = 30 - 40% 1 RM. - Tuần 2 và 3 tăng số lần lặp lại. - Tuần 4: Tăng trọng lượng tạ. ❖ Tiến hành thực nghiệm: Khi đến phần bài tập phát triển SM, nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án của chương trinh, nhóm thực nghiệm thực hiện theo chương trình. - Số lần lặp lại: Thay đối tùy theo từng tuần, từng bài tập và trọng lượng tạ. - Nguyên tác tập luyện: Tăng dần lượng vận động bằng cách tăng trọng lượng tạ khi só lần lặp lại giám ở các tuần tiếp theo, không giảm trọng lượng tạ khi số lần tăng lên. - VĐV sẽ ghi lại trọng lượng tạ cho từng buổi tập, từng tuần để theo dõi mức độ thích nghi với lượng vận động. 2.3.2 Đánh giá hiệu quá bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV dội tuyển Pencdk Silat tinh Bà Rịa - Vũng Tàu sau 1 năm tập luyện. Đánh giá kết quả sau một chu ky tập luyện, tiến hành so sánh kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2. Kết qua so sánh được trình bày trong bảng. Qua bảng cho thấy sự tăng tiến các test sức mạnh và thể lực chuyên môn cúa các VĐV nam và nữ cho thấy có sự tăng tiến ở các test sức mạnh cũng như thế lực của các VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. * Các chỉ tiêu về SM tối đa: Ở các VĐV nam nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test gánh tạ tăng 10.49%, nằm đấy tạ tăng 11.85%. Ở các VĐV nữ nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đổi chứng, test gánh tạ tăng 0.94% nàm đấy tạ tăng 7.8%. * Các chỉ tiêu về SMTĐ: Ở các VĐV nam nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test bật xa 6
  7. tại chỗ tăng 10.21%, bật cao tại chỗ tăng 1.79%, ném bóng nhồi qua đầu về phía trước tăng lên 6.8%. Ở các VĐV nữ thực nghiệm nghiệm tăng so với nhóm đói chứng, test bật xa tại chỏ tăng 2.7%, bật cao tại chỗ tăng 5.5%, ném bóng nhồi qua đầu về trước tăng 5.64%. *Các chỉ tiêu về SM bền: ớ các VĐV nam nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test gập bụng 1 phút tăng 1.61%, nằm sấp chống đẩy 1 phút tăng 0.37%, chạy 800m tăng 4.83%. ở các VĐV nữ nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test gập bụng 1 phút tăng 1.36%, nằm sấp chống đẩy phút tăng 2.36%, chạy 800m tăng 1.93%. * Các chỉ tiêu về SMTĐ - linh hoạt: Ở các VĐV nam nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, T test tăng 8.81%. Ở các VĐV nữ nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, T test tăng 5.11%. * Các chỉ tiêu về SM chuyên môn: Ở các VĐV nam nhóm thực nghiệm tâng so với nhóm đối chứng, test đá vòng cầu chân sau buộc thun vào đích cố định 10s/ lần (chân phái) tăng 2.72%, đá vòng cầu chân sau buộc thun vào đích cố định IOs/1'ân (chân trái) tâng 1.86%, đấm tay sau buộc thun vào đích cố định 10s/lần (tay phải) tăng 1.13%, đấm tay sau buộc thun vào đích cố định 10s/lần (tay trái) tăng 0.86%, đá vòng cầu chân sau với dây thun vào đích cố định 30s/l'ân (chân phải) tăng 1.59%, đá vòng cầu chân sau với dây thun vào đích cố định 30s/lần (chân trái) tăng 2.02%, đánh ngã 4 ky thuật khác nhau trong 30s/lần tãng 14.83%. Ở các VĐV nữ nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test đá vòng cầu chân sau buộc thun vào đích cố định 10s/ lần (chân phải) tăng 9.19%, đá vòng cầu chân sau buộc thun vào đích cố định 10s/lần (chân trái) tăng 5.11%, đấm tay sau buộc thun vào đích cố định 1 Os/lần (tay phải) tăng 2.79%, đấm tay sau buộc thun vào vào đích cố định 10s/lần (tay trái) tăng 1.02 %, đá vòng cầu chân sau với dây thun vào đích cố định 30s/lần (chân phải) tăng 1.03%, đá vòng cầu chân sau với dây thun vào đích cố định 30s/lần (chân trái) tăng 2.27%, đánh ngã 4 ky thuật khác nhau trong 30s/lần tăng 10.14%. *Các chỉ tiêu về phòng tránh chấn thương: Ở các VĐV nam nhóm thực nghiệm tâng so với nhóm đối chứng, test bật lò cò 1 chân 5 bước (m) (chân phải) tăng 5.3%, bật lò cò 1 chân 5 bước (m) (chân trái) tăng 8.39% 7
  8. Ở các VĐV nữ nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test bật lò cò 1chân 5 bước (m) (chân phái) tăng 82%, bật lò cò 1 chân 5 bước (m) (chân trái) tâng 11.38%. * Các chỉ tiêu về mềm dẻo: ở cắc VĐV nam nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test xoạc ngang (cm) tăng 15.9%, xoạc dọc tănq (cm) 25.96% ở các VĐV nữ nhóm thực nghiệm tăng so với nhóm đối chứng, test xoạc ngang (cm) tăng 94.23%, xoạc dọc (cm) tăng 106.64% III. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu, đi đến những kết luận sau: 1. Đã xác định được 15 chỉ tiêu đánh giá trình độ SM và thể lực chuyên môn cho các VĐV đội tuyển Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm : - Test kiểm tra SM: Test kiểm tra SM tối đa (2 test), Test kiểm tra SMTĐ (2 test), Test kiểm tra SM bền (3 test), Test kiểm tra SMTĐ - linh hoạt (1 test). - Test kiểm tra SM chuyên môn: 4 test. - Test kiểm tra phòng tránh chấn thương: 1 test. - Test kiểm tra độ mềm dẻo: 2 test 2. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển SM cho VĐV Pencak Silat tính Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước, tôi tiến hành phỏng vấn và lựa chọn được 79 bài tập phát triển SM cho VĐV Pencak Silat, bao gồm 41 bài tập phát triển SM chung (bài tập thân trên: 9 bài tập; bài tập thân dưới: 19 bài tập; bài tập phối hợp toàn thân : 4 bài tập; bài tập lưng bụng: 9 bài tập), 38 bài tập phát triển SM chuyên môn (bài tập thân trên: 10 bài tập; bài tập thân dưới: 13 bài tập; bài tập phối hợp toàn thân : 1 5 bài tập). Đồng thời xây dựng được chương trình HLSM cho từng giai đoạn HL khác nhau cho các VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3. Qua thực nghiệm, SM và thế lực chuyên môn của nhóm thực nghiệm của các VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự tăng trưởng tốt sau 1 chu kỳ tập luyện. Ở tất cả các test nhóm thực nghiệm có nhịp tâng trưởng tằng tiến hơn hẳn nhóm đối chứng. Qua đó cho ta thấy, hệ thống bài tập phát triến SM là phù hợp với các VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 8
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí, Nguyên Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo VĐV trình độ cao, NXB TDTT Hà Nội. 3. Nguyên Ngọc Cừ và cộng sự (1988), Khoa học tuyển chọn tài năng thế thao (tài liệu dùng bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thế thao), Viện khoa học TDTT, tập 1 và 2. 4. Haré. D (1996), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Lưu Quang Hiệp, Lê Quý Phượng (2000), Ysinh học TDTT, NXB TDTT. 6. Lê Hoài Phương (2005), Các kỹ thuật phòng thủ, các kỹ thuật tắn công, Tạp chí khoa học TDTT số 3, Viện khoa học TDTT. 7. Lê Quý Phượng (2009), Cấm nang sứ dụng các test kiểm tra thế lực VĐV, NXB TDTT, Hà Nội. 8. Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2000), Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội. 9. Bùi Trọng Toại (2010), Huấn luyện thể lục trong các môn võ thuật, NXB TDTT 9
  10. BẢNG NHỊP TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC VĐV NAM VÀ NỮ NHÓM THỰC NGHIỆM A VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG A1 Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng TT Test Sau Sau Sau Sau W% W% W% W% Ban 1 Ban 1 Ban 1 Ban 1 đầu chu đầu chu đầu chu đầu chu kỳ kỳ kỳ kỳ Nhóm nam Nhóm nữ 1 Gánh tạ 3RM (kg) 171 195 13.11 188 193 2.62 85 98.33 14.54 80 91.67 13.6 2 Nằm đẩy tạ 3RM (kg) 87 105 18.75 84 90 6.9 28.33 38.33 30 26.67 33.33 22.2 3 Bật xa tại chỗ (cm) 2.48 2.93 16.64 2.56 2.73 6.43 2.05 2.20 7.06 2.02 2.11 4.36 Ném bóng nhồi (3kg) về 4 11.41 13.07 13.56 11.72 12.54 6.76 7.98 9.47 17.18 8.00 8.98 11.54 phía trước (m) 5 Gập bụng 1 phút/ lần 48.80 50 2.42 49.20 49.6 0.81 41.33 42.67 3.26 42.33 42.67 0.887 Nằm chống đẩy 1 phút / 6 51.40 52.40 1.93 51.00 51.8 1.56 40 41.33 3.20 40.33 41 1.72 lần Chạy 800m (phút và 7 2.76 2.52 -9.81 2.88 2.74 -4.98 3.22 3.11 -3.48 3.25 3.20 -1.55 giây)
  11. Chạy chữ T test (phút và - 8 9.45 8.40 9.67 9.33 -3.58 10.95 9.71 -12 11.19 10.88 -2.81 giây) 11.76 Đá vòng cầu chân Phải 21.60 22.60 4.52 22 22.4 1.8 20.33 21.67 6.53 21 21.33 1.42 sau buộc thun vào 9 đích cố định 10s/ Trái 21 22 4.65 21.2 21.8 2.79 20 21.33 6.30 19.67 20.33 3.15 lần Đấm tay sau buộc Phải 69.60 71 1.99 69.4 70 0.86 67.67 69 1.95 67.67 68.33 0.93 10 thun vào đích cố định 10s/lần Trái 69.20 70.4 1.72 69.4 70 0.86 67.67 68.67 1.47 68 68.33 0.44 Đá vòng chân sau 11 Phải 49.60 51 2.78 50 50.06 1.19 41.67 43 3.14 42.33 42.67 0.87 với dây thun vào đích cố định 30s/ Trái 49 50.4 2.82 49.6 50 0.8 41.33 42.67 3.26 42 42.33 0.71 lần Đánh ngã 4 kỹ 1.16thuật 12 khác nhau trong 30 lần 10.60 13.2 21.85 11 11.8 7.02 8.57 10.33 14.47 8.67 9.33 7.33 2.5 Bật lò cò một Phải 11.23 11.98 6.46 11.15 11.28 1.16 9.56 10.98 13.83 9.36 9.55 2.01 13 chân 5-10.67 bước (m) Trái 10.68 11.91 10.89 10.28 10.54 2.5 8.87 10.92 20.72 8.70 9.55 9.32 - - - - 14 Xoạc ngang (cm) 10.20 12.4 10.7 14.2 6 1.33 5.67 4 26.57 10.67 128.77 34.54 - - - 15 Xoạc dọc (cm) 15.80 11.20 9.68 14.2 -8.11 7.33 2 7 3 34.07 133.98 27.64 11